Đề tài Sự phát triển công nghiệp vùng đông bắc dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về vùng Đông Bắc 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp vùng Đông Bắc 2.1. Nhân tố lịch sử - xã hội 2.2. Sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên: 2.3. Cơ sở kinh tế-xã hội: 3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Bắc. 4. Sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ vùng đông bắc 5.Sự thay đổi về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc 6. Mặt tích cực, hạn chế và các giải pháp sự phát triển công nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ và hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc. III. KẾT LUẬN

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự phát triển công nghiệp vùng đông bắc dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát triển công nghiệp vùng đông bắc dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Information I. LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về vùng Đông Bắc 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp vùng Đông Bắc 2.1. Nhân tố lịch sử - xã hội 2.2. Sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên: 2.3. Cơ sở kinh tế-xã hội: 3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Bắc. 4. Sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ vùng đông bắc 5.Sự thay đổi về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc 6. Mặt tích cực, hạn chế và các giải pháp sự phát triển công nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ và hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc. III. KẾT LUẬN BÀI TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG BẮC DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU LÃNH THỔ CŨNG NHƯ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU Thực tế phát triển công ngiệp vùng Đông Bắc đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đó chính là một quy luật phát triển tất yếu. Ở vùng Đông Bắc nước ta, các ngành công nghiệp đang trên đà phát triển, sự phát triển .đó có sự tác động của nhiều yếu tố như vị trí địa lí, tài nguyên lãnh thổ cùng với sự tổ chức quy hoạch cuả con người.  Trong đó các yếu tố của tự nhiên hay là yếu tố dân cư xã hội cũng cố mối quan hệ qua lại mật thiết, sự thay đổi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố khác và làm yếu tố khác thay đổi. Trong triết học, thường được coi là sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và dường như là minh chứng cho sự phát triển như một qui luật tất yếu.  Bài viết này dựa trên cơ sở thống kê số liệu mới từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và lấy đánh giá chủ quan làm nền tảng nên sẽ khó tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý của cô giáo và bạn bè để bổ sung cho vấn đề được thêm sáng tỏ và hoàn thiện.  - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp đươc hiểu là: sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội và môi trường. - Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp được hiểu là : sự sắp xếp, phối hợp giữa các ngành bộ phận trong ngành công nghiệp trên một lãnh thổ để phát triển hợp lí các các nghành nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội và môi trường.  - Sự thay đổi cơ cấu, tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hiểu là: sự thay đổi các bộ phận trên sao cho hợp lí hiệu quả nhất. II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về vùng Đông Bắc - Vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ Và Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên: 65.326 km2, chiếm khoảng 20% diện tích của cả nước. Tổng dân số của vùng 9.036,7 nghìn người năm 2001, chiếm 11,5% dân số cả nước. Phía bắc của vùng giáp với đông nam Trung Quốc, phía tây giáp với vùng Tây Bắc, phía nam giáp với Đồng bằng Bắc Bộ, phía đông giáp biển đông. => Ta thấy rằng, vị trí địa lí của vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nếu xét về quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản có thế mạnh để phát triển đa ngành công nghiệp.  Đông Bắc có một vùng biển ấn tượng cho phát triển du lịch, hải cảng và giao thông quốc tế. Hơn nữa, Đông Bắc là vùng biên giới có nhiều của khẩu lớn làm hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng, Vùng Đông Bắc có những nhân tố thuận lợi để phất triển nền công nghiệp hiện đại và sự phát triển công nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp thay đổi như một điều tất yếu. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp vùng Đông Bắc 2.1. Nhân tố lịch sử - xã hội Sản xuất công nghiệp đòi hỏi một cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, nên lượng vốn đầu tư ban đầu rất cao. Trong phát triển và phân bố công nghiệp, người ta thường dựa vào các cơ sở công nghiệp cũ (được hình thành và phát triển trong quá khứ), dựa vào đó mà mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ sản xuất. Do đó, sự phát triển và phân bố công nghiệp trong quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong hiện tại và tương lai. Vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp ngày nay, cần phải đặc biệt chú ý nghiên cứu, lựa chọn được vị trí phân bố hợp lý (không những trong hiện tại mà cả trong tương lai) để nâng cao hiệu quả sản xuất cho từng cơ sở sản xuất công nghiệp. - Lịch Sử: - Văn hóa có quá trình hình thành lịch sử lâu đời. Khoảng thế kỷ thứ III trước CN hình thành nhà nước Âu Lạc (gồm Người Việt, Mường, Tày). - Chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. -Dân cư: - Các dân tộc có trình độ kinh tế xã hội cao hơn có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển công nghiệp trong vùng. - Người Tày là cư dân bản địa lâu đời, từ cuối thiên niên thứ I trước CN, dân số 1.190.342. - Trình độ kinh tế xã hội cao hơn các dân tộc khác trong vùng, có ảnh hưởng nhiều đến các dân tộc khác trong vùng. - Người Nùng khoảng 700.000 người, di dân từ Quảng Tây (Trung Quốc) Thế kỷ thứ XVII bị Hán Hóa. - Các tộc người khác: Lô Lô, Sán Chay, H'mông, Dao v.v... sống ở sườn núi, đỉnh núi, người Tày, Nùng sống ở thung lũng.  - Người Cơ Dao: dân số 1.865 người. Cứ trú: Hà Giang - Dân tộc Dao - Người H'mông - Người La Chí: dân số 10.765 người. Cư trú: Hà Giang, Lào Cai. - Người Lô Lô - Người Nùng: dân số 856.412 người. Cư trú: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, Lâm Đồng, Đà Lạt. - Người Pà Thẻn: Cư trú: Tuyên Quang, Hà Giang (lễ cưới có một con gà trống thiếng). - Người Pu Péo: dân số: 705 người. Cư trú: cực Hà Giang. - Người Sán Chay: dân số 147.315 người - Người Sán Dìu: dân số 126.237 người. Cư trú: Quãng Ngãi, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang. 2.2. Sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên:  Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với các ngành công nghiệp luyện kim và chế biến kim loại, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Vì vậy sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng lãnh thổ của đất nước có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp.  Các loại khoáng sản có quy mô lớn chủ yếu tập trung ở vùng :  - Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên . Năm 1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ thiên . - Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ lượng 129.000 tấn .  - Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang. Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn .  - Apatit:( Lào Cai)  - Ðồng: trữ lượng khoảng 300 ngàn tấn, khai thác còn ít .  - Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao .  - Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn .  - Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái  2.3. Cơ sở kinh tế-xã hội: Nền công nghiệp của vùng Đông Bắc hiện nay đã có được một cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất định, kể cả hệ thống cơ sở hạ tầng (than, dầu, thuỷ điện, mạng lưới vận tải...) và hàng loạt ngành công nghiệp cơ bản...  đã có đội ngũ lao động kỹ thuật cao có tay nghề và trình độ chuyên môn khá vững vàng. mạnh mẽ của các ngành kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội ngày càng đa dạng và phong phú hơn đối với sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, con đường liên doanh, hợp tác với nước ngoài mở ra thị trường rộng lớn không ngừng. 3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Bắc. Kinh tế vùng từ năm 1990 đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Đến năm 2002 tổng sản phẩm quốc nội của toàn vùng là 21.579 tỉ đồng, chiếm 4,05% GDP toàn quốc. Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng phát triển và đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP từ 20,6% năm 1990 tăng 26,3% năm 2002, tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm tương đối từ 46,3% xuống 33,6% và dịch vu tăng từ 32,9% lên 33,8%. Giá trị tăng của ngành công nghiệp chiếm 5,8% so với cả nước.Trong 19 ngành công nghiệp có 8 ngành chiếm tỉ trọng từ 5% trờ lên. Đó là công nghiệp nhiên liệu 26,7%, luyện kim đen 8,2%, luyện kim màu 6,3%, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị 6%, công nghiệp hoá chất 8,5%, công nghiệp vật liệu xây dựng 13,8% công nghiệp giấy 5,5% và công nghiệp thực phẩm 10,3%. Do đâu mà vùng Đông Bắc lại có sự đa dạng về cơ cấu ngành công  nghiệp đến vậy: Vùng phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Trong đó nổ bật là các loại khoáng sản. Ở đây có các loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và có tầm quan trọng với quốc gia như: Than, apatit, sắt, chì, kẽm, thiếc… Ngoài ra Đông Bắc có các loại khoáng sản như: Titan (Thái Nguyên), Đồng (Lao Cai), vàng (Bắc Kạn, Thái Nguyên), đá quý (Yên Bái), đá xây dựng, đá vôi, nước khoáng, đất sét. Nhiều loại có trữ lượng lớn như than khoảng 3,5 tỉ tấn tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Sắt 136 triệu tấn tập trung chủ yếu ơ Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang. Apatit 2,1 tỉ tấn, Thiếc 10 triêu tấn và các loại khoáng sản khác. Khoáng sản là điều kiện quan trọng để vùng phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có các ngành công nghiệp hiện đại. Cơ cấu ngành công nghiệp trong vùng dã có nhiều biến đổi. Số xí nghiệp công nghiệp nặng tăng với quy mô lớn chiếm tỷ trngj lớn nhất trong cả nước như khai thác năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất…Ngành công nghiệp khai thác năng lượng như than đá cung cấp tới 98% than đá cho nhu cầu trong nước và chiếm tỷ trọng 26,7% trong giá trị gia tăng công nghiệp của cả nước; công nghiệp hóa chất chiếm 78,5% ; công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm 13,8%.. . => Với định hướng chung phát triển các chuyên ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; nông lâm sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề..., ngành cơ khí, quy hoạch đã xác định thế mạnh cần phát huy ở mỗi địa phương cụ thể ta dã thấy được nhưng sự thay đổi.  - Tại tỉnh Lào Cai, đối với thành phố Lào Cai và 4 huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (apatit, đồng, sắt), chế biến nông lâm sản xuất khẩu, gia công các sản phẩm xuất khẩu sang Vân Nam (Trung Quốc), thủy điện vừa và nhỏ để cung cấp điện cho nhu cầu tại chỗ, công nghiệp phân bón, hóa chất. -Tại tỉnh Hà Giang, đối với các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản quy mô vừa và nhỏ; thủy điện nhỏ, chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ và hộ gia đình; phát triển tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho đồng bào dân tộc. - Tại Cao Bằng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các huyện giáp biên, đặc biệt tại khu vực cửa khẩu biên giới để phát triển công nghiệp với tốc độ cao... tập trung phát triển công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu như gia công, lắp ráp, bao gói; đối với các khu vực khác, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. - Tại Quảng Ninh, đối với thị xã Móng Cái, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc; gia công, bao gói các sản phẩm phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái. 4. Sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ vùng đông bắc - Sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ vùng đông bắc bao gồm các chuyên mục nhỏ: 1> Cơ cấu thành phần kinh tế: là tỷ trọng ( tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các thành phần như: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước . . .v.v.v... 2> Cơ cấu ngành kinh tế: là tỷ trọng ( tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Như: ngành công nghiệp xây dựng, ngành nông-lâm-ngư nghiệp, ngành dịch vụ 3> Cơ cấu vùng kinh tế: là tỷ trọng ( tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các vùng kinh tế, địa phương trong nền kinh tế quốc dân. Như là: vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, vùng ĐBSCL, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông nam bộ ... v .v. .... Như vậy, ta có thể hiểu một cách tổng quát là: khi nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến tỷ lệ đóng góp ( tỷ trọng ) của các thành phần, các vùng, ngành kinh tế. - Sự phát triển ngành công nghiệp dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của vùng. Để có được sự phát triển của ngành công nghiệp của vùng. Vùng đã có rất nhiều điều kiện để phát triển và trước hết là nguồn khoáng sản phong phú bậc nhất nước ta. Có nhiều loại có trữ lượng lớn như thanh, sắt… Bên cạnh đó phải kể đến các nhân tố khác như: * Dân cư và nguồn lao động: - Đến năm 2007, đã có 9.543,9 nghìn người sống trong vùng, mật độ dân số của vùng là 149 người/km2. - Đông Bắc có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn mức trung bình của cả nước và rất không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất là ở Quảng Ninh (47 %), thấp nhất chỉ khoảng vài phần trăm. - Mật độ dân số trung bình 149 người/km2, trong đó tập trung đông nhất ở tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh và ít nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai. - Trình độ học vấn và chuyên môn của dân cư và nguồn nhân lực ở vùng Đông Bắc khá cao, tương đương với trình độ trung bình của cả nước, cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thấp hơn đồng bằng sông Hồng....Có đến 53,7 % tổng số nguồn nhân lực đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, cao hơn mức trung bình cả nước (45 %).  Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ không nhỏ không biết chữ (7,43 %), chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người. - Trong đó có trên 8 vạn người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (50 % làm việc trong ngành giáo dục, y tế, quản lý nhà nước). - Các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ có tỉ lệ chưa biết chữ rất thấp (3 – 6 %), tỷ lệ người lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 15 – 25 %. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ chưa biết chữ cao (15 – 20 %). * Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông. -Hệ thống đô thị Gồm 7 thành phố, 10 thị xã và 112 thị trấn.  - Các tuyến trục giao thông và cảng biển - Hệ thống đường ô tô: + Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài chạy qua vùng Đông Bắc là 44.250 km, mật độ 66 km/km2. - Hệ thống đường sắt: . Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 163 km nối với ga Bằng Tường Tuyến Hà Nội –Lào Cai,  . Tuyến Hà Nội - Quán Triều dài 76 km,  . Tuyến kép –Uông Bí 74 km và kéo dài tới Bãi Cháy. - Vùng Đông Bắc còn có một số cảng biển thuộc nhóm cảng phía Bắc: + Cảng Cửa Ông là cảng chuyên dùng ở vịnh Bắc Bộ, với chức năng xuất than đá.  + Cảng Cái Lân với chức năng tổng hợp. Cảng có mực nước sâu (3 - 13 m), nằm cạnh cảng than Hồng Gai, với một lòng lạch dài 6 km, rộng 100 m, sâu 7,5 m và tàu trọng tải lớn có thể cập cảng. Còn nhiều điệu kiện khác nữa. Tất cả là động lực cho vùng phát triển đa dạng các loại hình công nghiệp khác nhau, bao gồm cả các ngành hiện đại. => Sự phát triển của công nghiệp đầu tiên chỉ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có ở từng địa phương. Cùng với sự khai thác quy mô ngày càng lớn hơn, sử dụng tốt hơn các lợi thế sẵn có của vùng. Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã kéo theo sự phát triển kinh tế của từng địa phương, của cả vùng. Công nghiệp Đông Bắc có sự chuyển biến mạnh mẽ. Số xí nghiệp công nghiệp nặng với quy mô lớn đang ngày một gia tăng, có 19 ngành công nghiệp thì có 18 ngành chiếm tỉ trọng trên 5 % .Trong đó công nghiệp nhiên liệu chiếm 26,7 %; luyện kim đen 8,2 %; luyện kim màu 6,3 %; công nghiệp vật liệu xây dựng 13,8 %. Trong vùng đã hình thành một số khu công nghiệp chuyên môn hóa như: Khu công nghiệp luyện kim đen Thái Nguyên, than Quảng Ninh, hóa chất Lâm Thao -Việt Trì, phân bón Bắc Giang.  Như vậy sự phát triển công nghiệp có sự khác nhau giưa các địa phương của vùng, tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất của vùng là Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ. Chính vì vậy mà sự phát triển công nghiêp đã dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ công nghiệp. Quảng Ninh đóng vai trò như một đàu tàu kéo sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc. Theo đó, giá trị sản xuất Công nghiệp của tỉnh trong tháng 4 ước đạt 2.346,2 tỷ đồng; trong đó công nghiệp trung ương đạt 1.648,8 tỷ đồng, tăng 19,3% so CK; công nghiệp địa phương đạt 365 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 332,4 tỷ đồng, tăng 11,3 % so với tháng trước.  Tính chung 4 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tòan tỉnh ước đạt 8.890,9 tỷ đồng, tăng 18,3% so CK 2009, trong đó dẫn đầu là khối công nghiệp trung ương, tăng 29,7%.  Điện là sản phẩm có mức tăng cao nhất, với sản lượng 4 tháng đạt 419,4 triệu KWh, bằng 46,9% kế hoạch năm, gấp 6,78 lần so cùng kỳ 2009. Các sản phẩm khác như xi măng, than sạch, đóng tàu, dầu thực vật, bia, thủy sản chế biến, bột mỳ…. đều tăng trưởng so CK 2009. - Đặc điểm tổ chức lãnh thổ của một số ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Đông Bắc. + Công nghiệp điện lực: Ngành công nghiệp điện lực sản xuất ra một loại năng lượng không thể tích trữ tồn kho được, nhưng có khả năng chuyển tải đi xa bằng đường dây cao thế, vì vậy trong phát triển và phân bố công nghiệp điện lực cần chú ý tới phát triển và phân bố hợp lý mạng lưới điện quốc gia thống nhất để nối liền các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu dùng điện, nhằm điều hoà cung- cầu về điện, tận dụng công suất các nhà máy điện, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện đến tất cả các vùng lãnh thổ, thúc đẩy kinh tế-xã hội của đất nước phát triển.  - So với nhà máy thuỷ điện có cùng công suất, nhà máy nhiệt điện có thời gian xây dựng ngắn hơn, vốn đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng khi đi vào sử dụng lại có giá thành một đơn vị điện lực cao hơn so với nhà máy thuỷ điện. Từ đặc điểm này trong phát triển và phân bố công nghiệp điện lực cần nghiên cứu kết hợp tốt giữa các loại hình nhà máy điện cho phù hợp với khả năng, vốn đầu tư và nhu cầu tiêu dùng điện trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội.  - Công suất nhà máy điện càng lớn, công nghệ càng hiện đại, mạng lưới phân phối điện càng rộng thì giá thành một đơn vị điện lực sản xuất ra càng rẻ. Do đó trong phát triển điện lực cần nghiên cứu, phân tích toàn diện điều kiện tự nhiên khả năng kinh tế-kỹ thuất. Nên xây dựng nhà máy có quy mô công suất lớn sẽ có lợi hơn xây dựng nhà máy điện công suất nhỏ.  + Công nghiệp luyện kim:  - Ngành công nghiệp luyện kim sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng nên thường được phân bố gần các vùng mỏ kim loại. Tuy nhiên, cũng có thể phân bố gần các trung tâm cơ khí nặng để đáp ứng yêu cầu nguyên liêu, hoặc gần vùng nhiên liệu lớn.  - Ngành luyện kim đen bao gồm nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp, đòi hỏi phải được phân bố thành một loại hình xí nghiệp liên hợp quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.  - Ngành công nghiệp luyện kim mầu, do hàm lượng kim loại trong quặng thường thấp và rất thấp, nên khi phân bố thường có thêm công đoạn làm giàu quặng trước khi tinh luyện, công đoạn này cần phân bố ngay trong vùng khai thác quặng: các xí nghiệp tinh luyện nên phân bố gần nơi khai thác, làm giàu quặng hoặc nơi giàu nhiên liệu năng lượng. Địa điểm phân bố còn tuỳ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ tinh luyện thích hợp với mỗi loại quặng.  + Công nghiệp cơ khí:  Ngành cơ khí vừa có yêu cầu phân bố tập trung, vừa có yêu cầu phân bố phân tán. Phần lớn các ngành cơ khí được phân bố gần thị trường tiêu thụ, gần trung tâm khoa học, gần nơi tập trung lao động. Có thể phân chia ngành cơ khí thành các nhóm để phân bố: - Cơ khí nặng cần phân bố gần nguồn nguyên liệu.  - Cơ khí trung bình, máy móc, thiết bị nên phân bố gần những nơi tiêu thụ lớn.  - Cơ khí chính xác phân bố gần trung tâm khoa học- kỹ thuật, gần nguồn lao động có kỹ thuật, vùng tập trung dân cư có trình độ dân trí cao.  - Cơ khí sửa chữa, lắp ráp nên phân bố rộng khắp thành một hệ thống, mạng lưới trong cả nước.  + Công nghiệp hoá chất:  - Những cơ sở sản xuất công nghiệp hoá chất sử dụng những hoá chất độc hại, hoặc sản xuất ra các hoá phẩm độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư, cần được phân bố xa các khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt và không được phân bố trước hướng gió chủ yếu của vùng.  - Những cơ sở sản xuất hoá chất, sản xuất ra những sản phẩm chuyên chở đi xa không có lợi và nguy hiểm (chất gây cháy nổ, hoá chất cơ bản...), nên phân bố gần nơi tiêu thụ. - Đối với những cơ sở sản xuất hoá chất có quan hệ với nhau trong quy trình  công nghệ sản xuất, trong phát triển và phân bố nên tổ chức thành loại hình xí nghiệp liên hợp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.  +Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:  Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thường có khối  lượng lớn, giá trị thấp, vận chuyển đi xa không kinh tế, nên thường được phân bố ở những vùng có sẵn nguyên liệu hoặc vùng tiêu thụ. Tuy nhiên trong phát triển và phân bố, ngành này cũng được chia thành ba nhóm với những yêu cầu phân bố khác nhau, đó là:  - Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, khó chuyên chở đi xa so với thành phẩm (xi măng...) thường được phân bố ở vùng có sẵn nguyên liệu. - Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng sản xuất ra những sản phẩm có kính thước lớn, cồng kềnh, nặng nề, khó chuyên chở đi xa so với nguyên liệu (bê tông đúc sẵn) nên phân bố gần nơi tiêu thụ.  - Đối với những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền có ở khắp mọi nơi (sản xuất vật liệu xây dựng thông thường) nên phân bố rộng khắp để phục vụ yêu cầu tiêu dùng của dân cư.  5.Sự thay đổi về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc sự phát triển của ngành công nghiệp dẫn đến sự thay đổi về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng. Điều đó là tất yếu của sự phát triển công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Khi mà vùng có sự phát triển công nghiệp rồi thì đồng nghĩa với sự tích luỹ về vốn đê đầu tư vào sản xuất. Trước kia hầu hết các khu công nghiệp đều được xây dựng gần nơi nguyên liệu. Nhưng giờ đây các khu và ngành công nghiệp không ngừng được mở rộng và chú trọng vào chiều sâu, chú trọng đến thị trường, đường giao thông, nguồn lao động và đặc biệt là sự phát triển đồng đều kinh tế và trên lợi thế sẵn có của vùng. Khai thác hiệu quả và hợp lý nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó đã cho ra đời hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng như: Các điểm công nghiêp thường là ở hầu hết các địa phương trong vùng. Các khu công nghiệp tập trung, và trung tâm công nghiêp điển hình là trung tâm gang thép Thái Nguyên, trung tâm công nghiệp Cẩm Phả, Hạ Long - Quảng Ninh… Trên cơ sở đó các tỉnh lại có chính sách nhằm phát triển thích hợp nhất các hình thức tổ chức công nghịêp này theo đinh hướng của nhà nước. Nhằm khai thác có hiệu quả và đem lai hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. 6. Mặt tích cực, hạn chế và các giải pháp sự phát triển công nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh thổ và hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của vùng Đông Bắc. - Tích cực + Ngành công nghiệp được tổ chức, sắp xếp và hoạt động hiệu quả. + Góp phần GDP, làm tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế của vùng + Tạo ra nhiều việc làm, đem lại nhiều thu nhập cho người dân + Hiện đại hóa công nghệ -kỹ thuật, trình độ quản lý -Hạn chế + Phân hóa giàu nghèo + Ô nhiễm môi trường - Các giải pháp + Cần có quy hoạch, dự báo những tác động tiêu cực và thực hiện khắc phục + Phát triển công nghiệp gắn liền khai thác hợp lí nguồn tài nguyên + Phân bố các khu công nghiệp hợp lý có tính chiến lược + Chú ý hạn chế sự phân hóa giàu nghèo do chênh lệch về thu nhập + Bảo vệ môi trường, có kế sách phát triển bền vững. III. KẾT LUẬN Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, đặc trưng cho trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế quốc dân. Vai trò của công nghiệp đối với phát triển và phân bố sản xuất được thể hiện:  - Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu và duy nhất để cải tạo và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân; làm cho các ngành kinh tế quốc dân được sản xuất, tổ chức và quản lý theo phương pháp công nghiệp với hiệu quả cao.  - Phát triển và phân bố công nghiệp tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới sự phân bố của các ngành sản suất khác, tới toàn bộ tổ chức lãnh thổ của một xã hội, tới sinh thái môi trường. Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp được phân bố ở đâu thường làm biến đổi theo nó sự phân bố của nông nghiệp, giao thông vận tải, các ngành dịch vụ... hình thành ở đó những điểm dân cư lớn, tập trung, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên.  - Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh cách mạng khoa học, công nghệ và ứng dụng những thành tựu của nó vào phát triển nền kinh tế quốc dân.  - Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng các quan hệ kinh tế- thương mại với nước ngoài.  - Phát triển và phân bố công nghiệp hợp lý còn góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ đất nước. Phát triển và phân bố công nghiệp đúng đắn đem lại những hiệu quả to lớn cho toàn bộ xã hội, ảnh hưởng tới sự hình thành các tổng thể sản xuất lãnh thổ của các vùng, tới bộ mặt kinh tế-xã hội của đất nước.  Ngược lại, sai lầm trong phân bố công nghiệp sẽ gây những tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân các xí nghiêp, cho ngành công nghiệp mà còn tác hại tới các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân, gây ô nhiễm và phá hoại môi trường Muc lục Tài liệu tham khảo 1.Nguyễn Minh Tuệ. Địa lí kinh tế xã hội đại cương.NXB ĐH QG. 2007 2. Báo điện tử các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc  3. http:// wikipedia.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBI TI7874U LU7852N.doc
Tài liệu liên quan