Đề tài Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông

MỤC LỤC CHƯƠNG I 1 SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TƯ BẢN TRUYỀN THÔNG 1 1. Tư bản và tư bản truyền thông 1 2. Tập đoàn tư bản truyền thông là gì 1 3. Con đường hình thành và phát triển của các tập đoàn báo chí tại các nước tư bản 2 CHƯƠNG II 5 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN 5 1. Khái niệm 5 2. Các mối quan hệ mua bán trong thị trường thông tin 6 CHƯƠNG III 11 SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TƯ BẢN TRUYỀN THÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN TOÀN CẦU 11 1. Thực trạng 11 3.1.1 Về phát thanh, truyền hình 12 3.1.2. Về báo in và tạp chí, xuất bản 13 3.1.3. Sự phân chia khu vực và lĩnh vực thống trị 16 2. Nguyên nhân của sự thống trị 17 3. Xu hướng phát triển của các tập đoàn truyền thông 17 3.3.1. Xu hướng 17 3.3.2. Những rủi ro có thể gặp phải 19 3.3.3. Hướng phát triển trong tương lai 20 4. Con đường phát triển và qui mô phát triển của một vài hãng truyền thông hàng đầu thế giới 21 3.4.1. AOL Time Warner 21 3.4.2. Vivendi Universal 27 3.4.4. News Corporation 34 3.4.5. Viacom 42 5. Vai trò của các hãng thông tấn 46 3.5.1. Reuters 47 3.5.3. AFP 52 CHƯƠNG IV 56 HỆ QUẢ CỦA SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BẢN TRUYỀN THÔNG 56 1. Hệ quả 56 4.1.1. Tính cạnh tranh thông tin giảm 56 4.1.2. Lũng đoạn thông tin 57 4.1.3. Sự mất cân bằng trong việc tiếp nhận thông tin 59 2. Giải Pháp 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ giữa hai nhà điều hành của hai tờ báo sẽ trở nên khăng khít hơn. Cả hai bên đã bàn bạc một hợp đồng trong đó Tribune sẽ chịu trách nhiệm in ấn The Wall Street Journal ở hai bang Florida và Los Angeles. Sở hữu Newsday có thể sẽ mang lại cho ông trùm Murdoch một cơ hội vàng để gia tăng sức ép lên tờ The Daily News. Hiện nay, News Corporation đã vươn tầm thành một trong những tập đoàn truyền thông báo chí hàng đầu của thế giới với gần 50 nghìn nhân viên làm việc tại hơn 170 chi nhánh đặt tại khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Theo số liệu thống kê năm 2006, tổng thu nhập của News Corporation ước tính đạt 25,327 tỷ USD. Những ngành hoạt động chính của NC Báo chí: Các tạp chí: Gemstar-TV guide, 175 tờ báo tại nước Anh (The Times, The Sun...) tại Hoa Kỳ (New York Post) tại Australia (Daily Telegraph...) và khu vực Thái Bình Dương (tập đoàn The Independent tại New Zealand...)Cụ thể là: Tạp chí: Mỹ: TV Guide Inc (chiếm 44% cùng với United Video Satellite Group); TV Guide (11,8 triệu bản 1 tuần), The Weekly Standard; News America Marketing (khuyến khích người tiêu dùng qua tạp chí Smartsource) Canada: News Canada Marketing; U.K.; The Times Education Supplement; The Times Higher Education Supplement; The Times Literary Supplement; Nursery World. New South Wales: The Daily Telegraph; The Sunday Telegraph Sportsman; Cumberland Newspaper Group (20 titles ở ngoại ô Sydney); Victoria: Herald Sun; Sunday Herald Sun; The Weekly Times (30 titles ngoại ô Melbourne); Queensland: The Courier Mail (41.7%); The Sunday Mail (41.7%); Gold Coast Bulletin (41.7%); The Cairns Post Group (41.7%); North Queensland Newspaper Group; Townsville Bulletin; Quest Community newspapers (17 titles ở ngoại ô Brisbane); Northern Territory: Northern Territory News; Sunday Territorian; Centralian Advocate; The Suburban; Tasmania: The Mercury; The Sunday Tasmanian; Tasmanian Country; Treasure Islander; Derwnet Valley Gazette; Western Australia: Sunday Times New Zealand: Independent Newspapers Limited (49.7%) Nine daily. Hai tờ chủ nhật, và 40 tờ báo ngoại ô, báo thủ đô. 14 tạp chí và 3 tờ báo địa phương tại Autralia. Cũng có một vài tờ ở Fiji và Papua New Ghine Sách: HarperCollins Publishing, bao gồm HarperCollins U.K.; HarperCollins Canada; và HarperCollins Australia. U.S. imprints include Perennial; Quill; Regan Books; Amistad Press; Hearst Book Group (hợp nhất 1997); bao gồm William Morrow; Avon; HarperCollins Children's Book Group; and Zondervan Publishing House (xuất bản kinh thánh trên toàn thế giới). CABLE/DBS: Mỹ: Fox Sports Networks; Fox Sports Net (với 60 triệu thuê bao) Madison Square Garden Network (40%) cùng với Cablevision; Speedvision (34%); Outdoor Life (34%); the Health Network (50%), cùng với Liberty Media; Fox Family Worldwide; FOX News Channel. Anh: BskyB (40%), sự tiếp quản của Universal đã chiếm 24,5% vốn của BkyB; Sky Digital với 150 kênh và các dịch vụ như Sky Ome Sky News; National Geographic Chanel (50%); The History Channel (50%), Paramount Channel (25%); Nickelodeon U.K (50%); Premium Channel bao gồm Sky Movies; Sky Movies Gold; Sky Sport. Đức: TM3 (66%); VOX (49.9%) Autralia: FOXTEL (25%); Sky Network Television Trung Quốc: STAR TV, Phoenix Satellite Television Company Ltd. (45%); Tianjin Golden Mainland Development Company Ltd. (60%); ESPN STAR Sports (50%); Channel [5] Music Networks (50%); VIVA Cinema (50%). Ấn Độ: Asia Today Ltd (50 percent) ; ZEE TV; Program Asia Trading Co. Pvt. Ltd. (50%); ZEE Cinema; ZEE News; Siticable Network Pvt. Ltd. (50%). Và các quốc gia khác như: Nhật Bản, Indonesia, New Zealand… Điện ảnh và Truyền hình: Fox Television Stations22 kênh (TV Group lớn nhất tại Mỹ), Fox Entertainment, Fox Kid's Network , Fox Sports. Hãng 20th Century Fox (phim Star Wars, Star Wars episode 1, Titanic). BSkyB (vệ tinh, vương quốc Anh). Stream, Fox (Hoa Kỳ), Foxstel (Australia), Groupe Star (triển khai năm 1991 với 5 kênh truyền hình, hiện có 5 kênh kỹ thuật số, cáp, hay vệ tinh tại năm chục nước thuộc khu vực châu á - Thái Bình Dương); National Geographic Channel (TV cáp tại Hoa kỳ). Xuất bản: Harper Collins, Regan Books, Zondervan. Internet: Broadsystem, Chinabyte. com, News Interactive v.v... Tài sản của New Corp bao gồm: The Staples Center (Los Angeles), 40% vốn nằm trong lĩnh vực thể thao và ngành giải trí, Los Angeles Dodgers, Ansett Autralia (50%), Ansett New Zealand; Ansett International (24%); Ansett Worldwide Aviation Services (50%); Australian National Rugby League (50%). 10% vốn nằm trong các ngành khác như bóng đá Anh, các câu lạc bộ bóng đá như Manchester City. 3.4.5. Viacom Lịch sử hình thành và phát triển của Viacom Tiền thân của Viacom là CBS Films, một nhánh truyền hình của CBS, đến năm 1971 mới đổi tên thành VIACOM (Video&Audio Communication). Năm 1985, Viacom mua hãng Warner-Amex Satellite Entertainment (hay MTV Networks). Cùng năm Viacom cũng mua tập đoàn Showtime Networks (Bao gồm có Showtime và Kênh chiếu phim -Movie Channel) Năm 1986, ông chủ của National Amusements (Giải trí quốc gia) mua lại Viacom và “mua” lại cả Sumner Restone - Giám đốc Viacom bấy giờ. Từ đó, Restone tiến hành chiến dịch bành trướng, mua lại Paramout Pictures (1993) và Blockbuster Video (1994), tạo đà cho Viacom mua lại gã khổng lồ Spelling Entertainment (kiểm soát hãng ABC và NBC). Sau đó, đội quân truyền hình đông đảo này sát nhập với Paramount Pictures tạo ra một Paramout Pictures. Năm 1999, Viacom mua BET(Black Entertainment Television) với giá 3 tỉ đô. Black Entertainment Television (BET) là hệ thống truyền hình cáp đàu tiên tập trung ở Bắc Phi được Robert L.Johnson tạo lập Vào năm 1979. Năm 2007, BET đạt được lợi nhuận 65 triệu đôla và ngày càng mở rộng hơn thành những kênh truyền hình có liên quan đến BET và tạo thành một mạng lưới BET như : BET, các kênh truyền hình kĩ thuật số BET HipHop và BET Gospel. Năm 1999 Viacom tiến hành chiến dịch mua lại lớn chính “phụ thân” CBS với giá khổng lồ là 34,5 tỉ USD. Từ đây Viacom là chủ sở hữu của mạng truyền hình cáp đồ sộ: TNN, Country Music Television, Eyemark, King World. Lịch sử của CBS: CBS là hệ thống truyền hình đầu tiên ra đời vào thời kì đầu của lịch sử truyền hình. Nó thống trị lĩnh vực truyền hình trong những năm đầu và cho ra các tác phẩm đặc sắc như I Love Lucy, Dragnet, The Jack Benny Show, Gunsmoke (thập niên 1950), The Ed Sullivan Show, The Andy Griffith Show, Candid Camera (thập niên 1960) và các bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng như All In The Family, MASH, The Mary Tyler Moore Show (thập niên 1970). CBS cũng đem đến cho khán giả Dallas, The Beverly Hillbillies, The Waltons, Hawaii Five O. Ngày 28/1/1983 CBS phát hành tập cuối cùng của bộ phim MASH, phá kỷ lục về số khán giả theo dõi trong lịch sử điện ảnh: 60 triệu người. Gần đây hơn là các bộ phim truyền hình nhiều tập Murphy Brown, Cybill, Medicine Woman, Chicago Hope và The Nanny. Hôm nay, CBS không còn có sự ưu thế như xưa nhưng bộ phim truyền hình nhiều tập 60 minutes của nó vẫn rất ăn khách và các chương trình tạp kỹ như Everybody Love Raymond, Becker vẫn có nhiều người xem. CBS cũng giữ chân được David Letterman, một tổ sư trong lãnh vực phỏng vấn đối thoại truyền hình trước sự mua chuộc của đối thủ ABC. CBS TV City được xây năm 1952 tại địa điểm cũ của sân vận động Gilmore. Đây là nơi CBS ghi hình nhiều chương trình truyền hình được yêu thích nhất nước Mỹ, các bộ phim truyền hình nhiều tập và cả các chương trình phỏng vấn như Late Late Show (do Craig Kilborn chủ trì), Dennis Miller Live. Ngoài ra còn hai chương trình trò chơi thi đấu: Hollywood Squares và The Price Is Right. Các nghệ sĩ Jack Benny, Bing Crosby, Krank Sinatra, Doris Day, Steve Martin, George Burns, Elton John, Bob Hope...đều có các chương trình đặc biệt được ghi hình tại CBS TV City. Trước những năm 1970, Viacom là “con” của CBS, năm 2000 CBS bị Viacom thôn tính và trở thành “con” của Viacom. Chỉ 6 năm sau, Viacom và CBS tách ra và hoàn toàn đứng độc lập: CBS - đứng đầu là Leslie Moonves - hãng phát thanh truyền hình; và Viacom – chủ tịch là Sumner Redstone - tập trung vào mạng lưới truyền hình cáp. Cuộc chia tách lịch sử: Viacom và CBS Tháng 7/2000, cổ phần Viacom ở mức kỷ lục: 75,88 đô la nhưng đến 6/2005, mức giá ở phiên giao dịch giảm hơn 1 nửa. Chính vì thế Viacom quyết định chia tách với CBS. Mục đích để có được cú lội ngược dòng thành công khi giá cổ phiếu Viacom đang sụt thê thảm. Hơn nữa, cuộc chia tách này góp phần củng cố quyền lực của Sumner Restone khi vị trí của ông đang bị các ứng viên Freston và Moonves dòm ngó. Khi Viacom tuyên bố chính thức tách khỏi CBS vào 17/3/2006, cổ phiếu của Viacom ở mức 36,72 đô la ở phiên đóng cửa. Sau đó giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhưng đến quý ba năm 2007, Viacom tuyên bố doanh thu tăng 24% (doanh thu CBS cũng tăng 8%). Năm 2007, bộ phim phiêu lưu viễn tưởng “Indiana Jones” và series phim truyền hình “Star Trek” đã đem về cho Paramount Pictures doanh số khổng lồ. Doanh thu Viacom tăng lên 27%, lợi nhuận ròng tăng 80%, cố phiếu tăng thêm 65 cent/1 cổ phiếu, truyền thông chiếm 60% doanh thu và 92% lãi doanh thu. Giới phân tích nhận định truyền hình cáp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Internet nhưng Viacom tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho truyền hình cáp. Giới đầu tư cũng bị kích thích vì Viacom tiếp tục mua lại cổ phần trong suốt quý 3 năm nay: chi 1,7 tỉ đô la để mua lại cổ phần đã bán ra. Khi tách khỏi CBS, Viacom càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mua lại cổ phần. Theo đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Vào tháng hai, National Amsuements bán 59 triệu đô la cổ phiếu loại B đều đặn. Sau đó, National Amusements tiếp tục bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn và càng ngày càng giảm. Nhiều hãng truyền thông lớn khác như Hãng Time Warner, Tập đoàn News và công ty Tribune đang tiến hành chiến dịch mua lại để tăng giá cổ phần. Mua lại cổ phiếu của chính công ty mình với mức giá thấp hơn (lần bán ra) là một cách đầu tư tốt, và tăng số lượng cổ đông sẽ tăng giá cổ phần. Đó là nguyên tắc kinh tế cơ bản. Với danh nghĩa chủ tịch Viacom, sau khi buộc phải bán cổ phần của một cổ đông lớn như National Amusements với mức giá quá thấp, Redstone mới xác nhận Viacom đang thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần. Tháng 2 năm 2004: Viacom thành công trong thương vụ mua lại hãng phim DreamWorks SKG với giá 1,6 tỉ đô la Mỹ. Tháng 4.2006, Viacom đã mua Xfire với giá 102 triệu USD. Xfire là “sàn thi đấu” cấp thời dành cho các gamer đã ngày càng nổi tiếng hơn sau khi được Dennis Fong, biệt danh “Thresh”, thành lập vào năm 2001. Trung bình mỗi tháng, một gamer “sống” 91 giờ đồng hồ trên địa chỉ này. Những lĩnh vực hoạt động chính của Viacom - Các hãng phim lớn: Viacom International, Paramount Pictures, DreamWorks, Republic Pictures, MTV Films, Nickelodeon Movies, Go Fish Pictures - Các đài truyền hình: Comedy Central, Logo, BET, Spike, TV Land, Nick at Nite, Nickelodeon, Noggin, The N, Nick Jr., TEENick, MTV, VH1, MTV2, CMT, MHD - Hãng sản xuất truyền hình: DreamWorks Television - Hãng sản xuất trò chơi video: Xfire, Harmonix, GameTrailers, Neopets - Internet Sites: Screwattack Ngày nay, Viacom là tập đoàn truyền thông giải trí lớn thứ ba ở Mỹ, với hơn 120 mạng truyền hình khắp thế giới. Doanh thu của Viacom trong năm 2005 đã đạt hơn 25 tỉ đô la Mỹ. 5. Vai trò của các hãng thông tấn Tuy nhiên, để đo được sức mạnh của một tập đoàn truyền thông trên thị trường thông tin thế giới không chỉ đơn thuần dựa vào doanh thu. Thông tin là một loại hàng hóa đặc biệt, để đo được thị phần của nó đã khó nhưng đánh giá được hiệu quả của nó còn khó hơn gấp bội. Do tính chất đó nên nảy sinh nhiều trường hợp cá biệt. Mà ở đây là các hãng thông tấn. Nếu nhìn trên thị phần và doanh thu, chắc chắn những hàng này không phải là hãng lớn, tuy nhiên chúng lại có tầm ảnh hưởng rất rộng. Các hãng truyền thông lớn luôn chiếm giữ một thị phần tương xứng trong thị trường thông tin. Tầm ảnh hưởng của các tập đoàn này là rất lớn nhưng bên cạnh đó có những hãng thông tấn có qui mô nhỏ, doanh thu ít (so với các ông lớn) nhưng vẫn là những hãng có tầm ảnh hưởng lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống thông tin toàn cầu. Tìm trong bảng xếp hạng các hãng truyền thông, thông tấn có doanh thu lớn nhất hay những hãng có qui mô rộng lớn nhất thế giới sẽ không thấy tên nhiều hãng như Reuters hay AP, AFP… nhưng tầm ảnh hưởng của nó là vô cùng rộng lớn. Những thông tin mà nó phát đi là những thông tin có giá trị lớn, thậm chí là những thông tin độc quyền. Các ông lớn nhiều lúc cũng phải mua thông tin từ các “tay chơi” nhỏ con hơn này. Hãng thông tấn, hay còn gọi là thông tấn xã, là một tổ chức thu thập, biên tập và phân phối tin tức đến báo, các ấn bản định kỳ, đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan chính phủ và những người dùng khác. Hãng thông tấn có thể đại diện cho một chính phủ, một tổ chức hay mang tính trung lập. Hãng thông tấn không nhất thiết phải cho đăng tải tin tức mà nó chủ yếu bán tin tức đến cá nhân, tổ chức mà những tổ chức, cá nhân đó không có khả năng thu thập thông tin ấy. Một hãng thông tấn thường bán sỉ thông tin cho các khách hàng. Ngoài ra hãng thông tấn thường tăng doanh thu bằng việc kinh doanh thêm các ấn phẩm bán lẻ dựa vào tài nguyên và nhân lực sẵn có. Khách hàng của một hãng thông tấn rất đa dạng. Phần lớn đó là các tờ báo in, báo điện tử, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình. Ngoài ra, khách hàng còn là các nhà nghiên cứu chính sách đến nhà đầu tư, kinh doanh, có thể là cá nhân hay tổ chức, là cơ quan của chính quyền hoặc trong khối doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thị trường. Nếu các hãng thông tấn thường bán tin theo hình thức bán buôn thì chính những khách hàng kể trên là những nhà bán lẻ. Do đó một hãng thông tấn không nhất thiết phải có báo in để bán sản phẩm của mình.Hợp đồng mua bán tin tức bao gồm mua tin lẻ hoặc thường là mua trọn gói, theo từng thể loại nhất định như thời sự, thể thao, giải trí, tài chính... 3.5.1. Reuters Nhìn trong tổng thể thị trường thông tin toàn cầu ta có thể điểm mặt những nhân vậ bé mà là bé hạt tiêu. Reuter Group được thành lập vào tháng 10 năm 1851 bởi Paul Julius Reuter, một người sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Kassel, Đức. Reuter có trụ sở chính đặt tại London, Anh. Là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới, Reuter cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ hoạ và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, internet và các phương tiện truyền thông khác. Reuter có lợi thế lớn trong các thông tin về tài chính, chứng khoán bởi bên cạnh hoạt động thông tấn, Reuter còn hoạt động cả trong lĩnh vực tài chính. Reuter kiếm lợi từ việc truyền tải dữ liệu rộng khắp toàn cầu của thị trường tài chính điện tử, tỉ giá hối đoái ngoại tệ, giá cổ phiếu, giá hàng hóa tới những ngân hàng, thương gia, môi giới, nhà đầu tư và các công ty khắp nơi trên thế giới. Dữ liệu liên tục được cập nhật khi các thị trường tài chính thay đổi. Reuter cũng bán phần mềm cho phép những nhà phân tích dữ liệu tài chính cho những giao dịch trực tiếp từ một máy tính đầu cuối. Chính bởi vậy mà hoạt động thông tin trong lĩnh vực tài chính được Reuter thực hiện rất chuyên nghiệp. Đối với hãng thông tấn này, thì thông tin vừa là loại hàng hoá đặc biệt trong thị trường thông tin vừa là một thứ hàng hoá để buôn bán trao đổi trong các hoạt động thương mại thông thường. Reuters là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới với 2400 biên tập viên, phóng viên, nhiếp ảnh và quay phim trong 196 lĩnh vực, phục vụ khoảng 131 quốc gia. Trung bình mỗi năm Reuter cung cấp 250.000 tin bằng 19 thứ tiếng, 40.000 bức ảnh và 4.000 video tới công chúng. Đến năm 2006, Reuter đã phát đi 2,5 triệu tin trong đó có 656.500 tin khẩn cấp từ 209 quốc gia trên thế giới, được xuất bản bằng 19 thứ tiếng. Ngoài ra, Reuter còn cung cấp 5,5 triệu các dữ liệu tài chính, bảo quản và cập nhật hơn 200 triệu dữ liệu cung cấp cho hơn 3000 điểm phát thông tin. Nguồn tin của Reuter có thể thông tin về 38.000 công ty trên toàn cầu, cung cấp thông tin tài chính từ hơn 160 thị trường và sàn chứng khoán, thị trường phi tập trung. Mỗi giây, Reuter cập nhật khoảng 8000 dữ liệu tài chính và tốc độ tối đa là 23000 dữ liệu/ giây. Theo thống kê, Reuter là một trong những nguồn tin được đọc nhiều nhất trên internet, đạt đến con số hàng triệu ở các văn phòng, ở nhà và ở PDAs. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Reuters không phải là một hãng được xếp hạng nếu chỉ tính theo doanh thu bởi thu nhập năm 2006 của Reuters chỉ là 2,6 tỉ bảng Anh mà thôi. Nếu đem so sánh với các hãng truyền thông có thu nhập đứng đầu ngành truyền thông Mỹ như Time Warner với doanh số đạt 33,99 tỉ, Comcast Corp với 27, 93 tỉ, Walt Disney Corp với 16,84 tỉ, News Corp với 14, 09 tỉ và NBC Universal với 13, 24 tỉ đô la thì con số 2,6 tỉ bảng Anh của Reuters chỉ là một con kiến so với những con voi. Nhưng một thực tế là bất cứ thông tin nào của Reuters đều là những thông tin có giá trị và một lần nữa phải khẳng định tầm ảnh hưởng của Reuter. Doanh thu không phải là tất cả những gì có thể đem ra để cân đong mức độ thống trị thông tin của các hãng truyền thông thông tấn. (Số liệu tính trước khi Reuter trở thành một bộ phận của tập đoàn Thompson Reuters). Sau khi sáp nhập với hãng Thomson, Thomson Reuters được xem như quyền lực mới trong thị trường truyền thông. Ngày 17-4, Reuters đã được bán cho Thomson với giá 15,6 tỷ USD. Ông Glocer ( vốn là CEO của Reuters) đã trở thành CEO của tập đoàn mới - Thomson Reuters. Mục tiêu lớn nhất của tập đoàn mới này là vượt mặt Bloomberg, đối thủ số 1 của họ trong lĩnh vực truyền thông về tài chính. Theo AFP, Thomson Reuters Corp. sẽ kiểm soát 34% thị trường thông tin tài chính toàn cầu, vượt đối thủ cạnh tranh Bloomberg LP (33%). Reuters hiện có khoảng 2.400 phóng viên ở hơn 130 nước, trong khi hãng tin tài chính Thomson Financial News của Thomson có 335 phóng viên trên toàn cầu. Theo tính toán, Thomson Reuters Corp. sẽ đạt doanh thu hàng năm khoảng 12 tỷ USD, lãi ròng đạt 1,6 tỷ USD và có gần 49.000 nhân viên trên toàn thế giới. Trên thực tế, thị phần của Bloomberg và Thomson Reuters đều chiếm khoảng 1/3 thị trường thông tin tài chính, và họ đều có một lực lượng nhà báo hùng hậu chuyên về kinh doanh. Thomson Reuters có ưu thế là cung cấp thông tin đa dạng hơn, tiềm lực vốn lớn hơn, và có thể sẽ có lợi thế hơn để vượt qua được thời kỳ khó khăn của thị trường tài chính. Lợi thế này nhờ vào thế mạnh tại những thị trường ở các nền kinh tế đang nổi, đây là một mảng thị trường đang bùng nổ dù nền kinh tế thế giới đang có chiều hướng đi xuống. Đối với họ, nỗi lo ngại thực sự đến từ Google và những công ty mới thành lập nhưng đầy tiềm năng ở Thung lũng Silicon. Trong năm 2007, lợi nhuận kinh doanh của Reuters đã tăng 14%, lên 595 triệu USD, với tổng doanh thu là 5,2 tỷ USD. Nhưng Reuters vẫn đang phải vật lộn nhằm duy trì thị phần với Bloomberg, và họ vẫn bị phụ thuộc quá nhiều vào sự lên xuống của thị trường tài chính. Trong khi đó, Thomson vẫn duy trì mức lợi nhuận kinh doanh ở mức 20% - tốt hơn so với Reuters. Đúng là cả Thomson và Reuters đều đang chiếm giữ 1/3 thị phần dữ liệu tài chính với hàng trăm phóng viên tài năng, kinh nghiệm. Thế nhưng để hiện thực hóa tham vọng “soán ngôi” Bloomberg, có lẽ Thomson Reuters cần khai thác hơn nữa thế mạnh của mình, hướng đến thị trường mới nổi và thị trường ngoại tệ Reuters,Thomson cùng với Bloomberg từ lâu đã trở thành ba đại gia trong lĩnh vực tin tức tài chính tài chính thế giới. Vì lẽ đó, quyết định sáp nhập hai hãng làm một có thể xem là bước đi hết sức thông minh. Chỉ xét riêng quy mô, Thomson Reuters đã lớn gấp đôi Bloomberg. Đối tượng khách hàng cũng được mở rộng bao gồm những nhà đầu tư chứng khoán, luật sư và hàng ngàn tập đoàn lớn nhỏ - những người không tiếc tiền để mua lại những tin tức đắt giá. Mặc dù vậy, Reuters cũng cảm nhận được hơi nóng sau gáy từ đối thủ Bloomberg và việc kinh doanh của Reuters vẫn lệ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp tài chính. Thomson Reuters có quy mô lớn gấp đôi Bloomberg, cung cấp lượng thông tin đa dạng hơn cho giới buôn bán chứng khoán, giới luật gia và các doanh nghiệp sử dụng hàng ngày. Glocer kỳ vọng rằng với tiềm lực vốn có của Reuters trong thị trường thông tin tài chính, tập đoàn mới này sẽ cắt giảm được chi phí ít nhất 500 triệu USD mỗi năm. Glocer tự tin cho rằng: “Nếu như thế kỷ 20 là thế kỷ của những tập đoàn công nghiệp khổng lồ, thì thế kỷ 21 được dự đoán sẽ do các tập đoàn truyền thông thống trị. Với lượng vốn hóa trên thị trường khoảng 28 tỷ USD và doanh thu hàng năm ước tính đạt 13,4 tỷ USD, Thomson Reuters là ứng cử viên số 1 để trở thành quyền lực lớn nhất trong giới truyền thông” Reuters là một tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực thông tin tài chính, có lịch sử 178 năm. Trong khi đó, Thomson là một đế chế thông tin về kinh doanh, phát triển từ một tòa soạn báo nhỏ thành lập năm 1930. Từ đó Glocer muốn tìm kiếm những khoản siêu lợi nhuận bằng cách kết hợp những hoạt động cốt lõi của Thomson tại Mĩ với những thế mạnh trên thị trường thông tin toàn cầu của Reuters. 3.5.2 AP Associated Press (tiếng Anh của "Báo chí Liên kết", viết tắt AP), là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới. Với phóng viên báo và phóng viên ảnh làm việc trong hơn 200 văn phòng trên khắp hành tinh, AP là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho thế giới. Là xương sống của hệ thống thông tin trên toàn thế giới, AP cung cấp tin tức, ảnh chụp, ảnh đồ họa và những dịch vụ phát thanh cho hơn 1700 tờ báo và khoảng 6000 radio và đài truyền hình ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, khoảng 8500 kênh truyền thông đa phương tiện bên ngoài Hoa Kỳ cũng đăng ký những dịch vụ thông tin của AP. AP truyền tin tức qua cáp dây và vệ tinh. Theo ông Robert Liu, Trưởng đại diện của AP ở Hồng Công, hàng ngày AP phát đi lượng tin khổng lồ với 20 triệu chữ và hiện nay có tới 1 tỉ độc giả ở 121 nước và khu vực. Tại Mỹ, có 1.500 tòa báo mua tin của AP và trên thế giới có tới 8.500 hãng thông tấn, báo chí của các nước mua tin của AP. Hiện nay AP có hơn 3.700 nhân viên, phóng viên và 242 phân xã rải khắp thế giới và được trang bị các phương tiện đưa tin nhanh nhạy nhất. Phương hướng cải cách của AP là đẩy mạnh khâu thu tin toàn cầu hóa. Căn cứ vào chênh lệch về thời gian, thiết lập 4 trung tâm thu tin trên thế giới ở châu Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu-châu Phi và Trung Đông với các Tổng trạm đặt ở Niu Yoóc, Băng Cốc, Luân Đôn và Trung Đông. Theo thông tin chưa được kiểm chứng, số người đọc tin tức của AP hàng ngày ước lượng là xấp xỉ 1 tỉ người. Tổng thu nhập của AP 654.186.000USD (2005) AP gửi tin tức bằng 4 thứ tiếng, các bản tin đó lại được các phát thanh viên quốc tế dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày AP phát đi 19.000 từ tin tức sang các nước châu Á. Đó là những tin tức về sự lớn mạnh của Mỹ, tuyên truyền cho văn hóa Mỹ (good news). Ngược lại, mỗi ngày AP nhận từ các nước châu Á 9.000 từ tin tức và đó là những thông tin về chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố… (bad news) AP được hợp nhất thành một tổ chức hợp tác không lợi nhuận của hơn 1500 thành viên là các báo tin tức hàng ngày ở Hoa Kỳ. Các thành viên này bầu ra ban điều hành tổ chức. AP cung cấp tin tức 24h/1 ngày, 7ngày/1 tuần. Với tiềm lực như vậy, AP cũng có thể coi là một tay chơi lớn trên thị trường thông tin thế giới. 3.5.3. AFP Đứng thứ 3 trong số “Big three” là  Agency Frence Press, một hãng thông tấn của Pháp. AFP thành lập năm 1835 do Charles-Louis Havas, cha đẻ của nền báo chí toàn cầu, thành lập (lúc đó dưới tên Agence Havas). Là hãng thông tấn xã lâu đời nhất trên thế giới, AFP là trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau AP và Reuters. Trụ sở chính Khu vực Số văn phòng Washington Bắc Mỹ 9 Montevideo  Mĩ latinh (Urugoay)             21 Hồng Kông Châu Á – Thái Bình Dương 25 Paris Châu Âu và châu Phi 36 và 16 Nicosia (Cộng hoà Síp) Trung Đông 9 Nhìn vào số lượng trụ sở và số văn phòng của AFP trên khắp thế giới ta có thể thấy được sức mạnh của AFP. Điểm mạnh của AFP là cung cấp tin tức ở thị trường châu Âu và châu Á- Thái Bình Dương. Ở các địa điểm này có trụ sở và văn phòng AFP đông nhất. AFP có hơn 2000 cộng tác viên toàn cầu, gồm 900 người ngoài nước Pháp ở hơn 80 quốc gia, 1250 nhà báo (trong đó 150 nhiếp ảnh gia), 300 kỹ thuật viên (gồm 100 kỹ sư cao cấp), 100 nhà điều hành, 350 nhân viên hỗ trợ. AFP cung cấp tin bằng 6 thứ tiếng chính: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ả Rập. Một số tin bài cũng được cung cấp bằng tiếng Nga, Nhật và Trung Quốc. Agence France-Presse cung cấp mỗi ngày 400,000 - 600,000 từ dạng văn bản (khoảng 1000 trang A4), 1000 hình (minh hoạ) và 50 tin ảnh. Sản phẩm, dịch vụ của AFP rất đa dạng: Văn bản (text): là dạng sản phẩm chủ yếu, được dùng để đưa tin về tất cả các lĩnh vực mà AFP quan tâm. Hình ảnh (pictures): Dạng hình tin tức, hình minh hoạ, trang trí… được chụp trong thế giới thực mà không qua chỉnh sửa. Đồ hoạ (graphics): là dạng hình đã có sự chỉnh sửa hoặc các sảm phẩm vẽ tay, kỹ thuật số… Ảnh động (dynamic graphics): là những hình ảnh động dùng để minh hoạ, được tạo ra từ những hình ảnh tĩnh, phim… có thể kết hợp âm thanh. Phim (video): là những đoạn phim thời sự, những bài phỏng vấn, phóng sự, kí sự… AFP là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới và là một trong ba hãng thông tấn hàng đầu sau Reuters của Anh và Associated Press của Hoa Kỳ. Không giống như các đối thủ của nó, AFP phần lớn được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Pháp cùng với một số hãng truyền thông con của nó. Và khi đó, sự hoạt động của AFP bị giới hạn bởi một chuỗi những quy định từ 1957. Giới hạn lớn nhất là việc không cho phép tư nhân đầu tư vào AFP. Bên cạnh đó, AFP cũng được yêu cầu đưa ra ngân sách cân đối cho mỗi năm. Đây là hai điều ngăn cản làm giới hạn khả năng AFP tăng nguồn vốn cần thiết để đầu tư vào các lĩnh vực và thị trường mới trong đó có Internet. Những cản trở này làm giảm năng lực cạnh tranh trực tiếp của AFP với các đối thủ của nó. Tuy thế, AFP vẫn là một hãng thông tấn lớn không chỉ vì nó tồn tại lâu đời nhất mà còn bởi uy tính cung cấp sản phầm, dịch vụ có chất lượng. Vài con số thống kê sử dụng tin từ AFP ở Việt Nam Hội nghị APEC diễn ra tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Trong hai tháng 10 và 11, AFP đưa tổng cộng khoảng 481 tin cho thế giới về APEC Hà Nội. Trong những ngày thường, AFP có từ 2 đến 5 tin về Việt Nam. Ví dụ ngày 24.4.2007 là 2 tin, ngày 23 là 3 tin. Riêng tin về tất cả các nước thì trung bình AFP có khoảng 600 tin/ngày. Giá bán mỗi tin là 3€. Đây chỉ là những tin tức được AFP cung cấp cho khắp nơi, riêng về những sảm phẩm khác như bài phóng sự, tin tài chính… thì không tính đến. Mức độ sử dụng tin của AFP đối với các cơ quan thông tấn báo chí ở Việt Nam cũng khá cao. Tuổi trẻ         Sài Gòn giải phóng           Google AFP    2703 – 984      1394 – 269             48,700 AP    2713 – 1032         900 – 241           50,500 Reuters    3280 – 1104         830 - 182               64,800 BBC    2059 - 796            861 -193            68,000 Nhìn chung, mức độ sử dụng tin từ ba hãng thông tấn nổi tiếng (AFP, AP, Reuters) của các cơ quan báo chí Việt Nam không chênh nhau lắm. Nếu như báo Tuổi Trẻ dùng tin AFP hạng ba thì báo SGGP lại dùng nhiều nhất. Tại sao những hãng có tiềm lực kinh tế không phải là mạnh như vậy lại có thể chống chịu, cạnh tranh được với những tập đoàn kinh tế lớn. Đó là do sự đặc biệt trong vị thế của những hãng này. Thứ nhất đây là 2 hãng có thị trường rộng, doanh thu tuy không cao nhưng đều đặn và khó bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống của nền kinh tế. Thị trường, thị phần của những hãng này thường vững chắc và có uy tín cao. Để áp dụng những đòn áp lực kinh tế đối với những công ty này là rất khó. Thứ hai, khách hàng của những công ty này là chính là những tập đoàn. Nói cách khác các công ty này là nguồn cung, các tập đoàn khác là cầu. Và nguồn cung này không bị các tập đoàn khống chế nên không thể bị mua lại. CHƯƠNG IV HỆ QUẢ CỦA SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BẢN TRUYỀN THÔNG 1. Hệ quả 4.1.1. Tính cạnh tranh thông tin giảm Ta lấy ví dụ trên thị trường thông tin của Mĩ, nơi số vụ sát nhập các công ty truyền thông cao nhất thế giới (76 vụ năm 2006). Cụ thể là trên thị trường báo in. Hiện nay số lượng các tớ báo địa phương dưới sự quản lí của một cá nhân hay gia đình tại mĩ đang sụt giảm nhanh. Các tờ báo này liện tục được mua lại bởi các tập đoàn lớn. Năm 1999 các tớ báo độc lập chỉ còn chiếm 18% số lượng các tờ báo ở Mĩ. Ngay cả các tờ báo lớn lâu năm cũng không Theo tờ The Washinton Post với tốc độ này vài năm nữa không chỉ báo in mà tất cả các cơ quan báo chí sẽ thuộc về 12 tập đoàn lớn nhất. Như vậy, hiện nay đang tồn tại những cơ quan báo chí qui mô cực lớn đang tìm cách mua lại các tờ báo nhỏ hơn. Trong một cuộc cạnh tranh quá chênh lệch như vậy, các tờ báo nhỏ đang lép vế. Khi các tờ báo dần dần qui về một mối và trở thành một mắt xích nằm trong 1 tập đoàn điều đó có nghĩa là sẽ có sự phân công công việc giữa các bộ phận. Hàng trăm tờ báo in, báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình sẽ làm việc theo một chương trình sao cho có lợi nhất cho tập đoàn mẹ. Khi đó, sự cạnh tranh khốc liệt nhằm đưa thông tin cho người đọc giữa hàng trăm cơ quan báo chí độc lập sẽ trở thành cuộc đua giữa 12 tập đoàn lớn. 12 tập đoàn này, vì lợi ích kinh tế lại có sự phân chia thị trường, phân chia lĩnh vực thông tin - thuyền thông với nhau. Sự cạnh tranh vì thế lại càng giảm đi. Sự phong phú mà người dân được hưởng từ hệ thống thông tin truyền thông sẽ dần dần giảm đi. Mặt khác, khi các tờ báo địa phương được thống nhất về một vài đầu mối, chúng sẽ nhiễm quan điểm của tập đoàn chủ quản. Sự đa dạng phong cách, vùng miền giữa các đài địa phương sẽ thay đổi, trở nên đơn điệu hơn. Hệ quả này thường thấy ở các tập đoàn truyền thông phát triển theo chiều dọc. Đó là các tập đoàn truyên sâu về truyền thông trên các khía cạnh của nó như viễn thông, phát thanh, truyền hình, internet…. 4.1.2. Lũng đoạn thông tin Một nghiên cưú của giáo sư Piter Phillips, trường Đại học Sonoma cho thấy 118 người là thành viên hội đồng quản trị của 10 tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ cũng đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn kinh tế khác. Trong khi các tập đoàn The tribune, New York Times và Gannett đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Coca Cola và J.P. Morgan lại có đại diện chia xẻ ghế hội đồng quản trị của cả NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ giữa các tập đoàn báo chí với các tập đoàn kinh tế. Tương tự như vậy trên lĩnh vực chính trị, số tiền các tập đoàn truyền thông bỏ ra để theo đuổi lợi ích từ các cuộc bầu cử là rất lớn. Những hãng truyền thông khổng lồ đã dùng hơn 68 triệu USD trong cuộc vận động hành lang ở Washington năm 1999. Trong số những người lãnh đạo tại các tập đoàn truyền thông, rất nhiều người đeo đuổi những lợi ích khác từ kinh tế, tài chính, chính trị. Quyền lợi của họ xung đột với nhiều nhóm người khác, trong đó có thể có một lượng lớn nhân dân. Do đó họ sẵn sàng sử dụng thông tin truyền thông để hộ trợ hoạt động của mình. Cụ thể ở đây là thay đổi nhận thức người dân sao cho có lợi cho họ… Ví dụ: Tờ L’Express tự cho (và vẫn được coi) là một tờ tuần báo thanh thế nhất nước Pháp. Độc giả quý nó vì nó ra đời với mục đích giúp cánh cấp tiến Pháp động viên dư luận đòi kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, rồi từng kiên quyết chống lại việc đàn áp nhân dân Alge’rie đòi độc lập, rồi có công lao vận động nữ quyền. Nhưng rồi một hôm người ta bán nó cho tập đoàn tài chính Jimmy Goldsmith. Ngày nay về danh nghĩa tờ báo là tài sản của tổ hợp truyền thông Express – Expansion – 1 công ty con trong công ty mẹ khổng lồ có quyền lợi xuyên nhiều châu lục. Thế nên trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu như Jacques Chirac, Genrard Schroder, Vladimir Putin… đang giong cao ngọn cờ đòi để LHQ làm đúng chức trách của mình trong giải quyết các vấn đề quốc tế thì ông chủ báo này – Dennis Jeambar lại nồng nhiệt kêu gọi: “Chúng ta (Người Pháp) chớ nên xa rời nước Mỹ tới mức cưỡng lại ý muốn của họ… Mọi thất bại của Mỹ ở Trung Đông cũng sẽ là thất bại của chúng ta”. Ví dụ: Kể từ khi tổng thống Mỹ có ý định đánh Iraq, tập đoàn báo chí khổng lồ của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cũng đã thở cùng nhịp với ông Bush bằng cách hò reo cổ vũ cho một cuộc chiến mà sau này theo đánh giá của báo chí Phương Tây là dễ mở đầu khó kết thúc. Trên các ấn phẩm của mình trong khi lên tiếng công kích các nước Pháp, Đức là những “kẻ vô ơn hèn nhát”, ông trùm này cho đằng tải công khai, ồ ạt tư tưởng bài xích, phỉ báng những cuộc biểu tình. Không dừng ở đó còn liên tục đăng tải những thông tin không có lợi cho nền hoà bình Thế giới như khẳng định “Iraq vẫn tiếp tục theo đuổi các chương trình phổ biến vũ khí hạt nhân” mà bỏ qua  những hậu quả có thể đến với người dân Iraq (Và cả người dân Mỹ). Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong số nhiều các ví dụ có thể dẫn chứng để nói về việc các ông chủ tư bản dùng báo chí đưa thông tin một chiều, sai lệch làm thay đổi quan điểm người dân nhằm trục lợi cho mình. Bộ máy truyền thông mạnh mẽ và chuyên nghiệp của các ông chủ tư bản khiến cho người dân khó giữ được quan điểm riêng. Theo đà đó, nhà báo cũng trở thành công cụ tuyên truyền cho các tập đoàn tư bản. Họ được trả tiền để đưa thông tin theo ý những người làm chủ báo. Nếu họ không làm theo, họ đối diện với nguy cơ bị sa thải. Nhà báo Peter Arnett của tập đoàn truyền thông NBC là một ví dụ. Anh đã bị sa thải sau khi phát biểu trên đài truyền hình rằng cuộc chiến của Mỹ ở Iraq đã thất bại. Càng ngày số những bài báo lật tẩy thủ đoạn làm ăn gian lận của các chủ tư bản lớn càng giảm đi. Không phải vì số thủ đoạn giảm xuống mà là vì các tờ báo đã được mua gần hết. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến tại các tập đoàn mà việc kinh doanh báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ bên cạnh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nữa. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã mua lại các công ty truyền thông hoặc lập ra chúng để phục vụ mục đích của mình. 4.1.3. Sự mất cân bằng trong việc tiếp nhận thông tin Công chúng bị đang bị điều khiển bởi các phương tiện truyền thông. 92% tin tức về các cuộc bầu cử được đưa ra từ mạng lưới của ABC, CBS, NBC và Fox chỉ trong vòng 2 tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra. Tiếng nói của những đài này có thể làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống. Đạo diễn Michael Moore trong phim tài liệu “Cao điểm 11-9” của mình đã chứng minh được rằng đài Fox đã đưa những thông tin sai lệch vào những thời điểm gay cấn nhất để giúp G.W.Bush trở thành tổng thống Mĩ. Điều này cũng xuất phát từ thực tế giới tư bản đã can thiệp sâu vào thông tin - truyền thông. Giữa các vùng trên thế giới đang có sự mất cân bằng trong việc tiếp nhận thông tin. Hằng năm, người châu Âu dành 5 tỉ giờ để xem các phim truyền hình của Mĩ. Trong khi đó người Mĩ chỉ dành có 180 triệu giờ để xem phim của châu Âu. Đang có dòng chảy ồ ạt của các thông tin về lối sống Mĩ, phong cách Mĩ đến phần còn lại của thế giới. Người ta từng hi vọng các phương tiện truyền thông hiện đại sẽ tăng cường giao lưu văn hóa. Nhưng hiện nay, các phương tiện này đang góp phần giúp cho sự bành trướng văn hóa Mĩ. Văn hóa Mĩ đi đến đâu, đồ tiêu dùng Mĩ bán chạy đến đấy. Theo nhận xét của Noam Chomsky, GS Viện công nghệ Massachusetts, Boston, Mỹ kết luận: “Dường như tuyển cử tại các nước bạn bè của Mỹ thì bao giờ cũng diễn ra công bằng hơn và các vụ giết người xảy ra ở các nước ấy bao giờ cũng ít tệ nạn hơn só với cũng chính những việc ấy nhưng xảy ra ở các nước không vừa lòng Mĩ. Cho dù thực tế những nơi ấy gian lận quá nghiêm trọng và giết người thì vô cùng tồi tệ”. Nước Mĩ và các đồng minh của họ được tôn vinh, còn phần còn lại của thế giới hiện lên trên phương tiện truyền thông thật tồi tệ. Như vậy họ đang áp đặt tâm lý: Người tốt hơn có thể chỉ đạo người không tốt bằng lên các nước khác. Tóm lại, thông tin đang ngày càng nhiều lên nhưng chủ sở hữu nó lại ngày càng ít đi. Thông tin đang là món hàng bị lũng đoạn, và các tập đoàn truyền thông đang thu lợi lớn từ nó. Điều này ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt đời sống của đông đảo người trên thế giới. 2. Giải Pháp Giải pháp khắc phục những hậu quả của sự thống trị thông tin này vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nhiều hội nghị, hội thảo đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận những vẫn chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể. Trong đó đáng kể đến là những kế hoạch hành động được nêu ra trong Hội nghị toàn cầu về xã hội thông tin. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giải pháp chung trong việc thực hiện xã hội thông tin mà một phần kết quả của nó có thể khắc phục được những hậu quả của sự thống trị thông tin. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thông tin là một tài sản, thậm chí là nền tảng của kinh tế tri thức. Vì thế nước nào kiểm soát được thông tin (mà phương tiện truyền tải thịnh hành là Internet) nước đó sẽ giành được lợi thế chiến lược mang tính quyết định. Một bài học lịch sử không xa: đầu thế kỷ XIX, việc làm chủ đường biển đã giúp đế quốc Anh thao túng cả thế giới. Không thể ngăn cản sự bành trướng của các tập đoàn thì giải pháp chỉ có thể là các quốc gia “tự vũ trang” bằng thiết lập xã hội thông tin để  bảo vệ mình.  Theo định nghĩa của UNESCO, "xã hội thông tin là xã hội mọi người có thể tạo ra, tiếp cận, sử dụng, hưởng lợi và chia sẻ thông tin, tri thức, từ đó giúp các cá nhân, cộng đồng và dân tộc phát huy tối đa quá trình phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống...". Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin-truyền thông, mối quan hệ ràng buộc giữa thông tin và đời sống xã hội trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Khi các hoạt động của con người ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc tiếp cận thông tin thì nguy cơ về sự gia tăng khoảng cách phát triển do sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận trở thành một thách thức to lớn đối với xã hội".   Về Hội nghị toàn cầu về xã hội thông tin (WSIS) WSIS sẽ được tổ chức làm hai đợt. Kỳ họp thứ nhất sẽ diễn ra tại Geneva do Chính phủ Thụy Sĩ chủ trì từ ngày 10/12 đến 12/12/2003. Giai đoạn 2 được tổ chức tại Tunisi trong các ngày 16-18/11/2005. Thành phần tham dự hội nghị sẽ không chỉ bao gồm các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các cơ quan Liên Hiệp Quốc, mà còn có những chủ tập đoàn công ty, tổ chức phi chính phủ, đại diện các cơ quan truyền thông và tổ chức dân quyền. Sự kiện quan trọng này sẽ tạo ra một cơ hội đặc biệt cho tất cả các bên tham gia sát lại gần nhau với một sự hiểu biết sâu hơn về cuộc cách mạng CNTT đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của cộng đồng thế giới. Kết quả mà các nhà tổ chức mong đợi là xây dựng và đưa ra tuyên bố chung cùng một kế hoạch hành động cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu của một xã hội thông tin, đồng thời phản ánh được đầy đủ quyền lợi của các bộ phận khác nhau trong xã hội. Mục tiêu của WSIS là tìm ra những giải pháp toàn cầu, đưa CNTT và truyền thông phục vụ phát triển con người như đã nêu trong Tuyên bố thiên niên kỷ của LHQ. Kết quả mà Hội nghị mong muốn là xác lập một lộ trình cho xã hội thông tin ngày nay và tương lai, đặt ra những biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, trong đó tập trung trước nhất vào việc giảm khoảng cách kỹ thuật số và tạo thuận lợi cho tất cả các nước hội nhập vào xã hội thông tin.  Hầu hết nguyên thủ các cường quốc đều không tham dự trong khi lãnh đạo cao cấp nhất của các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, đã xuất hiện. Sự vắng mặt đáng chú ý nhất trong số các nguyên thủ phương Tây là Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ nước này cho biết hôm nay, ông Bush sẽ có bài phát biểu ủng hộ từ Nhà Trắng. Tổng thư ký LHQ cho rằng WSIS là một “cơ hội toàn cầu”. Không giống với những hội nghị khác của LHQ chỉ tập trung vào các nguy cơ, WSIS đem lại một cơ hội tìm ra con đường tốt nhất để khai thác tài sản công nghệ trên thế giới, giải quyết vấn đề khoảng cách số: khoảng cách công nghệ trong cơ sở hạ tầng, khoảng cách nội dung thông tin Internet và khoảng cách giới mà trong đó phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận thông tin hơn phái mạnh, và cuối cùng là khoảng cách thương mại điện tử gắn kết chặt chẽ nhóm nước này nhưng lại đẩy những nước khác vào nguy cơ bị bỏ rơi. Tổng thư ký cho rằng hầu hết lượng thông tin trên mạng toàn cầu hiện nay không liên quan gì đến nhu cầu thực tế của người dân các nước. Ông nhấn mạnh “khoảng cách nội dung thông tin” là một trong những thách thức lớn nhất đặt ra cho các đại biểu thuộc mọi nhóm từ chính trị, doanh nghiệp cho đến hoạt động xã hội. Một trong những mục tiêu của hội nghị cũng là tìm cách khắc phục vấn đề này. Giới quan sát cho rằng thành công hay thất bại của WSIS I cũng còn phụ thuộc vào mức độ khác biệt quan điểm chính trị trong việc tài trợ cho các dự án công nghệ và vấn đề ai sẽ là người quản lý Internet. Trên thực tế, LHQ, thông qua Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), muốn giành quyền khống chế mạng thông tin toàn cầu từ tay tổ chức bán tư nhân ICANN (Tổ chức tên miền quốc tế ) Đây là điều mà Mỹ, cường quốc công nghệ số 1 thế giới, hoàn toàn không muốn. Chính vì vậy mà vấn đề này đã được giao cho một nhóm công tác tiếp tục nghiên cứu các đề xuất để tránh sự phá sản quá sớm của Hội nghị nếu xảy ra bất đồng quan điểm. Trong số những nước tích cực ủng hộ việc chấm dứt sự khống chế Internet của Mỹ có Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil. Trong những năm gần đây, vấn đề "khoảng cách kỹ thuật số", tức là sự chênh lệch trong xã hội và trên thế giới về trình độ công nghệ thông tin - viễn thông và khả năng tiếp cận thông tin, đã trở thành một mối quan tâm chung của toàn xã hội, toàn thế giới. Những thách thức không chỉ dừng ở cơ sở hạ tầng mà còn về chất lượng thông tin, kiến thức truyền bá cho người dân. Đâu là giải pháp? Với mục tiêu tăng cường quyền hưởng thụ thông tin đồng đều trên khắp thế giới ở những giai cấp, quốc gia, khu vực khác nhau. Mục tiêu cụ thể của mỗi nước sẽ được thiết lập phù hợp với chiến lược công nghệ thông tin, chính sách và hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Hội nghị đã có những giải pháp hướng tới vai trò chủ đạo của nhà nước. Chính phủ đóng vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện và phát triền các chiến lược thông tin toàn diện và tiên tiến của quốc gia. Các khu vực kinh tế tư nhân và công dân thực hiện chức năng tham mưu cho chính phủ (nhà nước) Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một thành phần kinh tế của thị trường mà còn là bối cảnh để phát triển công nghệ thông tin rộng hơn. Sự cam kết và hợp tác của công dân cũng quan trọng ngang bằng trong việc tạo ra xã hội thông tin cân băng chủ động phát triển Công nghệ thông tin truyền thông (CNTTTT). Các cơ quan, tổ chức địa phương và quốc tế bao gồm cả các cơ quan tài chính đều giữ vai trò trong ứng dụng CNTTTT để thiết lập XHTT Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị cũng đã có một số đóng góp vào bản dự thảo Tuyên bố về các nguyên tắc. Các đại biểu nước ta đề xuất cắt phần 2 của Điều 4 chuyển sang Điều 19. Điều 4 được sửa lại như sau: “Liên lạc là một hoạt động xã hội cơ bản, một nhu cầu tất yếu của con người và là nền tảng của cả cơ cấu xã hội. Nó là trọng tâm của xã hội thông tin. Mọi người, ở bất cứ đâu, cũng đều phải có cơ hội tham gia vào hoạt động liên lạc và tiếp cận những ích lợi mà một xã hội thông tin đem lại”.  Trong quá trình xây dựng một xã hội như thế, khả năng truy cập và đóng góp thông tin, ý tưởng và kiến thức của mọi cá nhân là điều quan trọng hàng đầu”. Thu hẹp khoảng cách số - công nghệ thôi chưa đủ Nhận định tại hội thảo do Trung tâm Vật lý hạt nhân châu Âu CERN tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) trước thềm hội nghị thượng đỉnh WSIS : “Chính tri thức chứ không phải kỹ thuật sẽ giúp các nước đang phát triển xây dựng xã hội thông tin”. “Cơ sở hạ tầng truyền thông là quan trọng, song nội dung thông tin mới là yếu tố quyết định” (Santiago Barrero, Trưởng khoa Địa lý và Lịch sử thuộc Học viện Pan American). Tranh cãi diễn ra do có nhiều ý kiến cho rằng chính phủ các nước công nghiệp không muốn can dự vào việc kiểm soát Internet. Trong khi đó, các nhóm ủng hộ lại khẳng định nhiều quốc gia như Trung Quốc, Pakistan hay Tunisia đang hy vọng sử dụng WSIS để tạo tiền đề khống chế chặt chẽ hơn việc khai thác mạng thông tin toàn cầu. Được coi là "Hội nghị thượng đỉnh của các giải pháp", nhưng SMSI đã không đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào. Giải pháp nào cho hố ngăn cách số trong một xã hội thông tin, khắc phục các nhược điểm của Internet như thế nào...là những vấn đề cơ bản được 176 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin (SMSI) diễn ra tại Tunis (16-18.11) đi tìm lời giải. 18.000 người tham gia Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin trở về với những tâm trạng khác nhau, một số hài lòng, còn một số người "bi quan" cảm thấy đến đây thật vô ích. Chương trình nghị sự Tunis đưa ra một chiến lược toàn cầu về phát triển công nghệ thông tin và viễn thông trong các nước phương Nam, nhằm lấp đầy hố ngăn cách tồn tại giữa các nước giàu và nước nghèo, nhưng lại không quy định bất kỳ nghĩa vụ nào đối với các nước giàu trong việc cung cấp nguồn tài chính cho chiến lược này. Đúng là phải coi công nghệ thông tin "là những công cụ hữu hiệu để thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và tăng cường dân chủ, gắn kết xã hội", và "phòng chống tất cả những lạm dụng công nghệ thông tin vào các mục đích tội ác và khủng bố", nhưng thực hiện tất cả những mong muốn này như thế nào mới là điều quan trọng. Về Việt Nam Nhận xét về bước đi của Việt Nam, ông Chu Shiu Kee, Đại diện UNESCO ở Việt Nam, nói: "Trước tiên là cơ sở hạ tầng, và bước tiếp theo là cải tiến chất lượng thông tin, các yếu tố về văn hóa ngôn ngữ". Đây quả là một thách thức lớn, nó đòi hỏi ở các cơ quan quản lý văn hoá tư tưởng những phương thức ứng xử khác so với trước đây.  Trước hết, phải chăng nên chấp nhận một tư duy mới về quản lý báo chí. Chúng ta đang sống trong thời đại mở cửa về kinh tế. Việt Nam ta đang mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và sẽ mở cửa hơn nữa trong quá trình gia nhập WTO. Về phương diện truyền thông có lẽ cũng vậy, chúng ta phải chấp nhận đi vào thời kỳ thông tin mở. Chúng ta phải xem là bình thường khi người dân có thể nghe thông tin từ nhiều luồng khác nhau. Vấn đề quan trọng là người nhận tin phải có đủ bản lĩnh để phân biệt tin đúng, sai, và miễn dịch với tin sai.  Dĩ nhiên, cũng như nhiều nước khác trong vùng châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, nước ta phải tìm mọi cách ngăn chặn những ảnh hưởng độc hại từ bên ngoài nhằm bảo vệ sự ổn định đất nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.  Song sự ứng xử với thông tin báo chí phải khác trước. Một mặt, chúng ta phải cải tiến nội dung và hình thức hệ thống phương tiện truyền thông do nhà nước và các tổ chức đoàn thể quản lý để nó có sức hấp dẫn, sức thu hút đông đảo độc giả ở các tầng lớp khác nhau. Đó là cách ngăn chặn tích cực người dân khỏi rơi vào luồng gió độc từ ngoài tràn vào. Mặt khác, chúng ta cũng phải chấp nhận đối mặt với những luồng thông tin đa chiều, qua tranh luận công khai để định hướng đúng cho dân chúng. Chúng ta không thể mũ ni che tai, mà phải vận động sức mạnh tổng hợp của trí tuệ và phương tiện truyền thông sẵn có để vạch những điều sai, điều xấu và khẳng định điều tốt, điều đúng. Trong cuộc chiến tư tưởng văn hoá này, các báo điện tử Việt Nam có vai trò rất quan trọng, rất hữu hiệu. Tuy vậy, bản thân báo điện tử, hay báo chí nói chung, không thể tự mình làm được tất cả. Dù sao, đó chỉ là phương tiện chuyển tải. Để giành quyền kiểm soát thông tin điều mấu chốt vẫn là sức mạnh nôi tại. Là đường lối phát triển đất nước sáng suốt và đúng đắn, là những chủ trương chính sách sáng tạo và minh bạch, là bộ máy quản lý ngày càng trong sạch và vững mạnh, là bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi, càng giàu mạnh và hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Đó là nền tảng vững chắc nhất nước ta vượt qua thách thức của thời đại thông tin mở, vững vàng và phát triển nhanh trong quá trình hội nhập.  TỔNG KẾT Trên đây là một vài vấn đề chúng tôi tìm hiểu được sau khi nghiên cứu đề tài “Sự thống trị của các tập đoàn tư bản truyền thông trong thị trường thông tin toàn cầu”. Hiện nay thị trường thông tin thế giới đang chứng kiến sự áp đảo của các tập đoàn truyền thông lớn đối với các công ty truyền thông còn lại. Sự áp đảo này dẫn đến chất lượng và số lượng thông tin đến với công chúng bị điều khiển, sắp đặt ở qui mô lớn. Nó làm mất tính đa dạng của văn hóa, hỗ trợ cho sự bánh trướng của một số ngành kinh tế, văn hóa của các nước chủ quản các tập đoàn này. Đối với người làm báo, cần có cái nhìn rộng ở qui mô rộng lớn để nhận ra mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế, báo chí với quyền lực chính trị. Bởi vì ngày nay báo chí đã bị thao túng bởi một thiểu số người. Nếu không có cái nhìn toàn diện, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi khẩu hiệu trung lập do các tập đoàn báo chí tạo ra. Mặt khác, theo dõi động thái của các hãng truyền thông một cách tổng quát sẽ giúp ta nhận ra nhiều điểm thú vị trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử báo chí thế giới 2. Báo chí hiện đại nước ngoài, những qui tắc và nghịch lí - - NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004 3. The case against media consolidation (Evidence on Concentration Localism and Diversity), Mark N. Cooper, Donald McGannon Center for Communication Research, Fordham University (Ebook) 4. Giáo trình lí thuyết Marketting, TS Ngô Xuân Bình – ĐHDL Phương Đông, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004 5. Giáo trình kinh tế đầu tư, Thạc sỹ Trần văn Phùng - Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2002 6. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, Đà nẵng, 2008 7. Cambridge Advanced Learner, second edition, Cambridge University Press, Singapore, 2005 8. Britain, James O’Driscoll, Oxford University Press, China 9. Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 10. Giáo trình Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2004 11. Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, Gerry McCusker, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2007 12. Tạp chí Người làm báo 13. Các website: vietnamjournalism.com, wikipedia, google.com và các trang web của các tập đoàn News Corp, Time Warner, Vivendi, Viacom, Walt Disney… MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC 9.doc
Tài liệu liên quan