Đề tài Sự thu hút khách tham quan tại ngôi nhà Dao Họ - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 3 6. Bố cục về đề tài 3 Chương I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 4 Chương II. Sự thu hút khách quan tại ngôi nhà Dao họ - Bảo tàng dân tộc học Việt Nam 14 2.1. Tình hình hoạt động của ngôi nhà Dao họ trong những năm gần đây. 14 2.2. Về khách thăm quan của ngôi nhà Dao họ 16 Chương III. Hiện trạng và giải pháp cho ngôi nhà Dao họ tai Bảo tàng DTHVN 21 3.1. Hiện trạng ngôi nàh của người Dao họ 21 3.2. Một số giải pháp cho ngôi nhà của người Dao họ 23 Kết luận 25 Tài liệu tham khảo 26

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự thu hút khách tham quan tại ngôi nhà Dao Họ - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỷ 21 dân tộc và văn hoá ngày càng trở thành 2 vấn đề vừa chiến lược vừa thời sự trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong mỗi người. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng gần lại và nhỏ bé hơn. Nhận thức được sâu sắc vấn đề trên nên hầu trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội các ngành quản lý văn hoá,các nhà lãnh đạo, đội ngũ các nhà khoa học xã hội nhân văn ngày càng ý thức được rõ nét hơn vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển chung của thời đại. Vậy muốn duy trì được bản sắc riêng của dân tộc mình thì các nước phải có những biện pháp chiến lược để bảo vệ bản sắc dân tộc của riêng mình, phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ thích hợp để tuyên truyền quảng bá và giáo dục làm cho các tầng lớp dân cư trong và ngoài nước hiểu và biết trân trọng bản sắc văn hoá của đất nước Việt Nam.Trong bối cảnh đó Bảo tàng với tư cách là một loại hình thiết chế văn hoá đặc thù đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu để thể hiện mục tiêu nói trên. Giống như nhiều điểm du lịch thú vị của Việt Nam, Bảo tàng DTH ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan và nghiên cứu. Sự gia tăng về số lượng khách giúp cho doanh thu của Bảo tàng ngày một tăng. Do đó đòi hỏi về chất lương phục vụ khách tham quan của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ngày một tốt hơn. Vì vậy, vấn đề chất lượng phục vụ khách tham quan ra sao, phải làm thế nào để có những điều kiện tốt nhất đáp ứng được những yêu cầu của du khách, đó là những công việc cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên bảo tàng nói chung và cán bộ các ngôi nhà tại khu trưng bày ngoài trời nói riêng cần quan tâm và tìm hiểu. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn bằng những kiến thức cơ bản về chuyên ngành quản lý văn hoá đã được trang bị từ nhà trường, bước đầu nghiên cứu qua những công việc thực tế tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Sự thu hút khách tham quan tại ngôi nhà Dao Họ - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam". 2. Đối tượng nghiên cứu Ngôi nhà của người Dao họ trong việc thu hút thăm quan tại BTNT của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về vấn đề thu hút khách tham quan tại ngôi nhà Dao họ - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để thấy được thực trạng của vấn đề này tại BT ngoài trời của Bảo tàng, để từ đó thấy được tình hình khách thăm quan và có những biện pháp nhằm tăng thêm nữa số lượng du khách cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp như so sánh. - Phân tích tổng hợp thống kê tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn lấy ý kiến của khách tham quan… 5. Đóng góp của đề tài Nội dung trình bày trong đề tài nhằm cung cấp những thông tin về Bảo tàng những thông tin về sự thu hút khách liên quan đến ngôi nhà của người Dao họ để từ đó thấy được tình hình khách thăm quan cũng như những đòi hỏi đặt ra đối với ngôi nhà trong việc thu hút khách. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài chia làm 3 chương. Chương I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Chương II. Sự thu hút khách thăm quan tại ngôi nhà Dao họ - Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng DTHVN Chương III. Hiện trạng và giải pháp cho ngôi nhà Dao họ - BTDTHVN. Chương I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 1.1. Vài nét về BTDTHVN Nước ta có 54 dân tộc và hiện nay việc tổ chức nghiên cứu bảo vệ di sản văn hoá của từng dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của nhiều ngành khoa học. Nghiên cứu, bảo vệ các di sản ấy không chỉ mang ý nghĩa kế thừa những tinh hoá văn hoá, phát huy sức mạnh của nó nhằm phục vụ cho sự phát triển đất nước, củng cố tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và giới thiệu bản sắc văn hoá của Việt Nam trong nền văn hoá chung của nhân loại. 54 dân tộc là 54 nền văn hóa riêng biệt. Cái vốn quý giá ấy tạo cho dân tộc Việt Nam một sắc thái riêng, đó là niềm tự hào và cũng là cơ sở để chống lại nguy cơ đồng hoá văn hoá, bởi "Sự đồng hoá dân tộc bằng văn hoá là sự tiếp nối chế độ diệt chủng"… Để giúp cho mọi người hiểu được những nét văn hoá độc đáo tiêu biểu của các dân tộc trên đất nước ta bằng các hiện vật và hình ảnh sinh động, để mọi người có thể đến thăm quan tìm hiểu được thì không một nơi nào hơn Bảo tàng. Với những vấn đề trên Nhà nước đã cho xây dựng một bảo tàng về các dân tộc ở Việt Nam và công văn số 1386/V4 ngày 20/4/1981 của hội đồng Bộ trưởng cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình Bảo tạo dân tộc học Việt Nam. Ngày 29/1/1985 Uỷ ban kế hoạch nhà nước ra công văn 78UB/VPTT thảo luận về luận chứng kinh tế kỹ thuật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, công văn số 1864 CVUB ngày 13/6/1985 của UBND thành phố Hà Nội thoả thuận đồng ý để viện dân tộc học xây dựng BTDTH tại xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội, ngày 28/9/1985 công văn số 1298/VH-VP của Bộ văn hoá nêu rõ chủ trương giao cho uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam xây dựng BTDTH Việt Nam. Ngày 14/12/1987 chủ nhiệm uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam ra quyết định 333/KHXH phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của Bảo tàng Dân tộc học. Từ đây việc đầu tư cho công trình thực sự bắt đầu. Sau đó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 273/CT ngày 31/7/1990 về việc giao 3,27 ha để xây dựng BTDTHVN. Tuy công trình được xây dựng từ năm 1989, xong do điều kiện kinh phí có hạn nên tiến độ xây dựng bảo tàng bị chậm. Ngày 24/10/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 689 TTTG về việc thành lập BTDTHVN trên cơ sở tách Bảo tàng dân tộc học ra khỏi viện dân tộc học trực thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Bảo tàng này sẽ đặt trong hệ thống Bảo tàng quốc gia Việt Nam vào những tháng đầu năm 1996 về cơ bản BTDTHVN đã hòan thành cơ sở nghiên cứu hệ thống kho bảo quản hiện vật, xây xong phòng thô tầng một tại hai khu trưng bày trong nhà và hội trường. Nhân dịp hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp họp tại Hà Nội trong không khí tưng bừng của lễ khánh thành ngày 12/11/1997 Bảo tàng dân tộc học Việt Nam vinh dự được ngài tổng thống cộng hoà Pháp Jacques Rene Chirác và bà phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thị Bình cắt bằng khánh thành * Bảo tàng dân tộc học Việt Nam hoàn thiện với 2 khu vực chính - Khu trưng bày trong nhà: gồm hệ thống kho hiện vật gồm 2498m2 sử dụng. Mới 10 năm đến nay bảo tàng đã có được khoảng 20.000 hiện vật về văn hoá của tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam, lượng tư liệu nghe nhìn tích luỹ được cũng không rõ, khoảng 90.000 phim âm bản (và ảnh kèm theo) hơn 3000 phim dương bản, gần 4000 băng ghi âm, hơn 1000 phim video và trên 200 đĩa CD-ROM, chưa thấy ở đâu có tư liệu đầy đủ về tất cả các dân tộc ở nước ta như BTDTHVN. Nguồn hiện vật và tư liệu vừa lớn vừa quý giá này không chỉ là cơ sở quan trọng để phục vụ cho những hoạt động khác nhau của bảo tàng mà còn góp phần tích cực và thiết thực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của các dân tộc. + Khu ngoài trời gồm 2,1 ha… Bảo tàng ngoài trời là một phần không thể thiếu được của BTDTHVN một trong những thế mạnh của loại hình của Bảo tàng này là tạo cho công chúng những không gian văn hoá tiệm cận với thực tế qua đó làm cho hiện vật trưng bày có sức hấp dẫn hơn và công chúng cảm thụ sâu sắc hơn về nền văn hoá mà họ đang được tận mắt xem và tìm hiểu… Phần bảo tàng ngoài trời thực sự bắt đầu năm 1998 với công trình đầu tiên là ngôi nhà mồ người Gia Lai, trưng bày ngoài trời có thể có những mục đích khác nhau với mục đích du lịch người ta thường mô phỏng các kiến trúc truyền thống. Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá, các công trình trưng bày được giữ nguyên mẫu Bảo tàng DTHVN đã chọn cách trưng bày này trong phạm vi không gian khá chật hẹp (3,30 ha), khoảng 2ha được dành cho phần trưng bày ngoài trời để phản ánh sự đa dạng văn hoá của 3 vùng môi trường sinh thái khác nhau: vùng đồng bằng và ven biển; vùng núi thấp và cao nguyên,vùng cao. Do hạn chế về không gian và diện tích, Bảo tàng chỉ có thể lựa chọn và giới thiệu một chục công trình kiến trúc của những dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Đó là nhà sàn (Tày), nhà nửa sàn nửa trệt (Dao), nhà sàn thấp (Chăm), nhà trệt (Việt H'Mông), nhà trình trường (Hà Nhì), nhà dài của đại gia đình mẫu hệ (Êđê), nhà công cộng của làng nhà Rông (Bana), nhà mồ (Giarai, Cơtu), các ngôi nhà làm bằng chất liệu khác nhau, như gỗ, tre, nứa, hay đất nện. Mái được làm bằng vật liệu khác như lá cọ, cỏ gianh nhưng mỗi tộ người lại có cách lợp riêng gắn với mỗi ngôi nhà có các hiện vật trưng bày, thông tin về ngôi nhà và chủ nhân của nó cũng như về văn hoá mà nó đại diện, tạo cho du khách sự hiểu biết về kiến thức văn hoá tiềm ẩn trong ngôi nhà và qua từng hiện vật. Bên cạnh những công trình kiến trúc kể trên bảo tàng đã từng bước bổ sung một số công trình khác như: xưởng sản xuất (lò rèn - đúc của người H'Mông, lò rèn của người Nùng, người Việt, xưởng gốm của người Việt, các loại thuyền đại diện cho phương tiện giao thông vận chuyển. Công cụ sử dụng sức nước (cối giã gạo), Bên cạnh đó quần thể thực vật và cây bóng mát được phát triển ưu tiên giới thiệu những loại cây bản địa gắn liền với môi trường xung quanh ngôi nhà của từng dân tộc, đặc biệt Bảo tàng đang cố gắng xây dựng một vườn cây thuốc nam để truyền bá tri thức bản địa đối với việc sử dụng nguồn dược liệu thực vật. Ngoài ra còn có thuỷ đình được dựng từ năm 2002 nơi dành cho trên một chục phường rối nước ở các làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến biểu diễn. Khu trưng bày ngoài trời ở BTDTHVN được triển khai dần từng bước trong 8 năm qua mỗi năm lại có thêm những công trình mới và những hoạt động mới, khu trưng bày này trở thành một điểm hấp dẫn đặc biệt của bảo tàng DTHVN. 1.2. Vài nét khái quát về ngôi nhà người Dao họ tại khu trưng bày ngoài trời - BTDTHVN * Vài nét về người Dao Tộc người Dao thuộc hệ ngôn ngữ Hmong – Dao, theo điều tra dân số năm 1999 thì tộc người Dao ở Việt Nam có 620538 nnhân khẩu. Họ sống rải rác ở 3 vùng khác nhau (vùng cao, vùng giữa, vùng núi thấp) nhưng tập trung đông nhất ở vùng giữa: người Dao họ có mặt ở nhiều tỉnh miền núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình đến một số tỉnh trung du (Phú Thọ, Vĩnh Phúc và cả ở miền biển (Quảng Ninh). Ở Việt Nam tộc người Dao bao gồm nhiều nhóm (Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần chẹt, Dao quần trắng, Dao thanh y v.v…). Mỗi nhóm Dao có một số sắc thái văn hoá riêng nhất định bên cạnh những nét văn hoá truyền thống chung của cộng đồng Dao. Người Dao quan niệm cứ 3 nhà trở lên, cư trú trên cùng một khu vực nhất định thì có thể gọi là một bản, dân bản thường gồm các dòng họ khác nhau, mỗi bản có một người đứng đầu, đó là ông trưởng bản do dân bản bầu chọn. Người Dao có 3 loại hình nhà ở khác nhau: nhà sàn ở vùng thấp, nhà nửa sàn nửa đất ở vùng giữa, nhà trệt ở vùng cao. * Kết cấu và vật liệu để làm nhà Đây là ngôi nhà nửa sàn nửa đất của ông Bàn Văn Sấm ngươi Dao họ (thuộc nhóm Dao quần trắng, ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Người Dao họ ở vùng này vốn là cư dân có tập quán du canh du cư và thường dựng nhà trên đất dốc. Kiểu nhà nửa sàn nửa đất là hình ảnh về cách xử lý để tạo mặt bằng cư trú trên địa hình dốc. Nhà người Dao họ đơn giản về cấu trúc cũng như hình thức, khi làm nhà chỉ cần cái rìu, con dao, ngày nay nếu làm nhà có mộng thì họ dùng thêm đục, cưa, bào. Người Dao không có thợ làm nhà chuyên nghiệp mà mọi người trong bản đều biết làm. Nhà của người Dao họ thường 3 gian, nhiều thì 5 đến 7 gian có 2 hoặc 4 mái và luôn có 2 chái, theo quan niệm của họ nhà có số gian lẻ là của người sống có số gian chẵn là dùng để nuôi gia súc, gia cầm. Bộ sườn nhà kết cầu đơn giản, thường thì mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột nhưng là cột ngoãm: cột, quá giang và kèo được buộc chặt vào nhau bằng dây rừng. Vách nhà dựng bằng phên nứa đan theo kiểu lóng mốt hoặc lóng đôi, do đó các mảng sáng tối được tạo ra bởi bề mặt những thanh nứa. Mái nhà thường được lợp bằng những ống tre, nứa bổ đôi cứ 1 thanh sấp thì 1 thanh ngửa úp vào nhau như kiểu lợp ngói âm dương. Mái lợp thế có thể dùng được từ 5 đến 6 năm và theo nếp cũ thì cú 2 lần thay mái (khoảng 10 đến 12 năm) họ lại chuyển đi nơi khác ở. Việc này phù hợp với khoảng thời gian du canh du cư của họ. Tre nứa dùng để làm nhà, nhất là dùng để lợp mái được chọn rất kỹ, tất cả phải là tre, nứa già, mọc trên núi cao, không bị cụt ngọn, không bị sâu, gõ vào nghe tiếng kêu đanh, nhưng lại phải chặt vào những dịp đầu hoặc cuối tháng của những tháng mùa khô, tre gỗ dùng để làm nhà khi vận chuyển phải vác chứ không được kéo. Tập quán khi chuyển nhà đi nơi khác người Dao họ thường mang theo 8 cây cột nhà - đó là những cây lõi gỗ thọ có độ bền cao không bị mối mọt, để dùng làm cột cái và cột dầm sàn cho ngôi nhà mới; nhà người Dao họ thường dựa vào sườn núi, cửa mở ra 2 đầu hối, cửa chính nhìn lên hướng dòng chảy của suối hoặc khe, cửa phụ hướng về phía đường mòn vào rừng. * Mặt bằng sinh hoạt của ngôi nhà Bên trong nhà chia làm 2 phần rõ rệt. Phần sàn (chiếm 2/5 diện tích, phần trệt (phần nền đất, chiếm 3/5 diện tích của ngôi nhà). Tại gian đầu tiên của ngôi nhà có đặt chiếc khung cửi và đó cũng là nơi để gia đình tiếp đón khách. Người Dao họ vẫn giữ được nghề dệt vải cổ truyền những khi không dùng đến họ tháo khung cửi, và cất gọn vào góc nhà. Khu vực sàn ở gian đầu nhà dành cho vợ chồng, chủ nhà cũng ở gian này họ thường để chiếc nôi của em bé và để xa quay sợi cạnh đó họ thường cất chiếc chài sau khi dùng đánh bắt cá trở về. Người Dao họ coi trọng thờ cúng tổ tiên. Ma tổ trên được thờ riêng ở từng gia đình tại nhà tộc trưởng, Bàn thờ đặt ở nền đất bao giờ cũng sát vách của gian giữa đó là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu và để sưởi hàng ngày, người ta dựng 3 hòn đá để kê nồi xoong. Trên bếp là sàn (gác) bếp, dùng làm chỗ để lương thực thực phẩm có tác dụng hong sấy và giữ khô vừa tránh sâu mọt. Trên sàn giáp với vách thường để những chiếc hòm đựng quần áo, tư trang của từng thành viên trong gia đình. Sàn còn là nơi để mời cơm khách quý trong dịp tổ chức lễ cũng chay lễ cấp sắc… phần sàn cũng là chỗ nghỉ của nhiều thành phần trong gia đình. Còn ở góc gian cuối nhà có chạn bát dùng để cất bát đũa thực phẩm, và có những con dao treo cạnh tường dùng để đi rừng. Những chiếc giỏ, chiếc vợt là dụng cụ để đánh bắt cá, cũng ở gần đó có một chiếc chõ đồ xôi được làm từ một thân cây gỗ khoét rỗng. Dưới chân chạn thường để vài chiếc ống tre lấy nước ngoài suối, dùng người ta buộc dây để cầm sách cho rễ. Phần sàn ở cuối thường quây lại thành buồng, đây là buồng cô dâu. Vợ chồng mới cưới chỉ ngủ trong này 3 tối đầu trên sau đó chuyển ra ngoài như mọi thành viên khác trong gia đình, nếu nhà đông người thì vợ chồng mới ngủ hẳn trong buồng. Buồng này cũng là nơi thay quần áo của mọi người trong gia đình. Và cũng chính ở cạnh buồng này có đặt một chiếc cối làm bằng một khúc gỗ khoét hình lòng thuyền chày cũng làm từ một đoàn gỗ dùng để giã những cụm lúa cối để ở đây tiện cho việc dậy sớm của con dâu, con gái chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, cũng ở đây còn có một số dụng cụ như cuốc, thuổng dùng để nồi nấu rượu, rượu của người Dao họ nhẹ, 30 đến 350, hương thơm và đậm, rượu dùng cho nhu cầu hàng ngày đồng thời dùng cho các ghi lễ cúng theo phong tục. Ngoài ra người Dao họ có tục lệ làm kho lúa ở cạnh nhà ho làm theo kiểu nhà sàn có 1 cửa nhỏ đủ cho 1 người chui vào, sàn, vách mái kho đều làm từ nứa cây đập dập đan vào nhau. * Tín ngưỡng liên quan đến nhà ở - Người Dao họ quan niệm ngôi nhà không chỉ là nơi trú ngụ của người sống mà còn là nơi đi về của những linh hồn người chết hay các vị thần linh như thần đất, thần núi, các vị thánh trong tín ngưỡng mang màu sắc đạo giáo như tam thanh, tam nguyên vì thế khi dùng nhà mới thường có các nghi lễ cầu xin thần linh, việc quan trọng đầu tiên là chọn đất và mời thầy cúng xem bói tại chỗ. Thấy đốt 3 nén nhang cắm, 1 cây nứa xuống đất và cũng thổ công, ông tam đại của gia chủ,nếu đêm đó trong bản không có ai sinh đẻ, trong rừng không có tiếng hoẵng kêu hoặc không ai nhìn thấy con dúi đào đất thì mảnh đất đó ở được. Thêm nữa, ông thầy làm nhẵn một chỗ, cắm vào đó một cây cọ nhỏ, rắc gạo thành vòng tròn xung quanh rồi lấy ống nứa chụp lại và lấy đất sét bịt kín các khe hở, sáng hôm sau mở ống ra, nếu các hạt gạo vẫn còn nguyên vẹn đó là nơi đất tốt, có thể làm nhà. Người Dao họ không làm nhà vào tháng 3, tháng 9. Riêng tháng 9 kiêng cả việc làm chuồng lợn, chuồng gà, cối nước. Trong 2 tháng này thậm chí nhà đang ở bị tốc mái hoặc đổ người ta cũng chỉ che tạm để ở, không dám dựng nhà mới. Họ tin rằng nếu bất chấp điều kiêng cữ đó, những người sống trong nhà sẽ bị ốm đau bệnh tật còn gia súc gia cầm chậm lớn và hay bị chế dịch. Dựng sàn xong đêm ấy nếu ông chủ trông nhà mơ thấy điều không lành thì phải tìm chỗ khác để làm nhà "mơ thấy gặp hoẵng kêu hay gặp rắn trong rừng thì người ta cho rằng chỗ đất định ở không lành, sau này ở đó sẽ không yên (Bàn Văn Sang, 55 tuổi, Bản Khe Mụ). Khi lợp mái nhà chủ nhà phải là người phủ nóc, đối với ngôi nhà ở Bảo tàng vì dựng theo nguyên mẫu ngôi nhà Bàn Văn Sấm nên ông được chọn là chủ nhà và chịu trách nhiệm phủ nóc. Ông Sấm làm phép bằng cách đập 3 nhá dao lên mái nhà và hỏi những người đứng phía dưới "Đã tối chưa?" Người bên dưới trả lời "Tối rồi" Nếu người bên dưới trả lời chưa tối thì chủ nhà phải làm phép lần nữa xin thần linh chấp nhận. Sau khi ngôi nhà dựng xong chủ nhà và những người thợ làm nhà tổ chức nghi thức dọn lên nhà mới, họ bầy bàn thờ tam đại. Ông Sấm với cương vị chủ nhà, bước vào và cầm thêm một bó đuốc một ống bương đựng nước, một bó lúa, một quả đu đủ xanh, một quả bí đặt nơi chạn bát, rồi ông làm lễ cúng tổ tiên báo việc chuyển lên nhà mới, xin thổ công, thổ địa phù hộ cho mọi người được sống yên ổn, những lễ vật cúng theo ô Sấm "hai ý nước muối của gia đình về cuộc sống "ấm" trong nôi nhà mới. Theo tập tục người mẹ và đứa trẻ trong 45 ngày sau khi sinh không được vào nhà người khác thời gian. Kiêng cữ là 15 ngày đối với chồng của sản phụ với 1 tuần đối với người nhà của sản phụ.Người vi phạm sẽ phải bồi thường cho chủ nhà 1 con gà cùng vàng hương dể cúng tạ lỗi tổ tiên của gia đình này. * Cối giã gạo dùng sức nước Trước đây các gia đình người Dao giã gạo bằng loại cối dùng sức nước, hai chiếc cối đặt ở gần nhà người Dao họ dựng Năm 1999 và 2002 ông Trần Văn Trấn ở thôn Khe Mụ chủ nhân chiếc cối dựng năm 1999 kể lại "chiếc cối này gia đình tôi đã sử dụng từ năm 1989. Từ năm 1994 khi trong bản có máy sát gạo mọi người hầu như không sử dụng loại cối này nữa, nhiều gia đình phá bỏ hoàn toàn. Cối làm bằng loại gỗ tốt không bị mối mọt hay dùng nhất là gỗ nghiến nhưng nay do hiếm gõ nghiến nên người ta thay bằng gỗ thọ cũng như cối giã gạo bằng nước ở người Thái, tày, cối của người Dao đặt ở nơi có nước chảy hoặc phải dẫn nước từ chỗ khác về thường người ta tìm đoạn suối gần nhà người ta cho thóc vào cối rồi sau đó chỉ việc đến xúc gạo về. Chương II HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH QUAN TẠI NGÔI NHÀ DAO HỌ - BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 2.1. Tình hình hoạt động của ngôi nhà Dao họ trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học ngày càng cao, vì thế mà đời sống của con người có phần được cải thiện ngoài nhu cầu thưởng thức các giá trị vật chất ra, giá trị tính thần cũng góp phần không nhỏ làm phong phú thêm nhu cầu của họ. Một trong những loại hình giải trí phổ biến và thu hút được đông đảo công chúng tham gia đó là hoạt động thăm quan các Bảo tàng nói chung và bảo tàng dân tộc học nói riêng. Bởi thông qua các hiện vật trực quan và các hình ảnh sinh động và đặc biệt là trực tiếp được tham gia các hoạt động trình diễn, các hoạt động đó không chỉ có ý nghĩa giải trí và tìm hiểu bản sắc văn hoá của các dân tộc, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục tuyên truyền giới thiệu những tinh hoa văn hoá tốt đẹp tới đông đảo công chúng trong và nước. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trò của hoạt động trên ban lãnh đạo của BTDTHVN nói chung và đặc biệt các cán bộ và nhân viên của khu trưng bày ngoài trời đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhằm thu hút khách tham quan tại các ngôi nhà được dựng ở ngoài trời, đặc biệt là ngôi nhà của người Dao họ. Một trong những hoạt động được khách tham quan chú ý và quan tâm nghiên cứu tìm hiểu nhất đó là hoạt động trình diễn, thấy rõ được vai trò của thực tế đặt ra ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động đó. Năm 2004 thường xuyên có hoạt động trình diễn nấu rượu tại ngôi nhà Dao họ, đó là 1 trong những hoạt động được du khách quan tâm và hưởng ứng. Thông qua hoạt động này khách tham quan không chỉ có cơ hội hiểu biết kỹ thuật nấu rượu và việc tìm kiếm làm ra men. Ngoài ra khách còn được trực tiếp trao đổi giao lưu với bà con người Dao họ, được thưởng thức tại chỗ những chén rượu đậm đà và nóng hổi. Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này do vậy hoạt động đó đã được kéo dài liên tục trong gần 2 năm 2003 và 2004, với thời gian tổ chức 2 lần trong một tháng vào chủ nhật của tuần đầu và tuần thứ 3 hàng tháng. Không chỉ dừng lại ở hoạt động trình diễn nấu rượu vào tháng 10/2004. Cũng tại ngôi nhà của người Dao họ đã tổ chức trình diễn các thao tác trong kỹ thuật Dệt vải của người Dao họ. Đây là một hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công chúng bởi lẽ nghề Dệt vải của người Dao nói chung và người Dao họ nói riêng đang ngày càng mai một, do đó đây là một hoạt động không chỉ có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa gìn giữ và khôi phục lại nghề thủ công truyền thống. Do làm bằng nguồn vật liệu không được bền lâu việc bảo quản tu sửa đã được BTDTHVN chú trọng trên đầu năm 2005 ngôi nhà Dao họ được tu sửa lại công việc này do một nhóm người Dao họ tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thực hiện, đồng thời cũng vào dịp này nhóm thợ đã trình diễn cách chọn nguyên vật liệu và kỹ thuật lợi mái nhà thông qua hoạt động này khách thăm quan trong và ngoài nước được hiểu biết về cách dựng ngôi nhà truyền thống của người Dao họ đặc biệt là kỹ thuật lợp mái nhà hết sức độc đáo và hấp dẫn đối với khách thăm quan bởi lẽ mãi nhà được lợp bằng tre bổ đôi như một thanh sấp một thanh ngửa úp vào nhau như kiểu lợp ngói âm dương đẩy là một trong những kỹ thuật độc đáo của người Dao họ hiếm thấy có ở một dân tộc khác. Hàng năm vào các ngày sau tết Nguyên đán ngôi nhà của người Dao họ cùng với một số ngôi nhà khác tại khu Bảo tàng ngoài trời - BTDTHVN còn tổ chức "lễ hội đầu xuân như: múa hát chơi trò chơi, ẩm thực… các hoạt động trên đã tạo ra sức hút với đông đảo công chúng về dự và tham gia thông qua hoạt động đó bảo tàng trở thành một điểm thăm quan du lịch độc đáo góp phần quan trọng vào việc giới thiệu các nền văn hoá của các dân tộc tới mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Du khách tới đây không chỉ được nghe các làn điệu dân ca truyền thống được chứng kiến và tham gia các trò chơi dân gian mà còn được giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân, thông qua các hoạt động đó bảo tàng đã giới thiệu một cách sâu sắc tới du khách nhất là học sinh sinh viên các nhà nghiên cứu biết được ý nghĩa văn hoá truyền thống, từ đó họ có thể đưa ra những nhận xét về việc lưu giữ phát huy gìn giữ các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc. Năm 2005 cùng với các nhà nghiên cứu ngôi nhà của người Dao họ cùng với ngôi nhà của người H'mông đã tổ chức trình diễn kỹ thuật rèn đúc của người H'mông đã thu hút nhiều khách tham quan tới dự và cổ vũ. Qua các hoạt động trình diễn trên tuy không được nhiều nhưng đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ thu hút khách trong nước mà còn thu hút cả khách nước ngoài sở dĩ thu hút đông đảo công chúng như vậy vì thông qua các hoạt động trực quan và sinh động đó khách tham quan được tận mắt chứng kiến được giao lưu với ba còn bản địa qua đó sẽ phần nào hiểu biết về đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc. 2.2. Về khách thăm quan của ngôi nhà Dao họ * Khách trong nước So với các ngôi nhà được dựng tại Bảo tàng ngoài trời thì ngôi nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao họ có cấu trúc đơn giản, không phức tạp như nhà Dài của người Êđê, nhà Chăm nhà rông… song nhà của người Dao họ vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước, sở dĩ có được như vậy là do sự độc đáo về hình thức cũng như bố cục của ngôi nhà đó là loại hình nhà nửa sàn nửa trệt và kỹ thuật tạo dựng ngôi nhà… Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa gây sự chú ý cho khách tham quan… Năm 2005 ngôi nhà người Dao họ đã đón được 21.455 lượt khách tới tham quan so với năm 2004 tăng thêm 3842 khách (năm 2004 đón được 17.623 khách tham quan). Trong đó có 10.545 khách trong nước tăng được 1715 khách so với năm 2004 (khách trong nước năm 2004 là 8830 khách). Khách trong nước tới thăm ngôi nhà của người Dao họ, ngày càng tăng về số lượng gồm đầy đủ các thành phần trình độ, học thức lứa tuổi khác nhau. Số lượng khách tới thăm ngôi nhà Dao họ đông vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 và 12 các tháng 6, 7, 8 khách thường vắng vì trong thời gian này thời tiết thường nóng bức tâm lý khách ngại ra ngoài trời hơn nữa vào thời điểm này khách thường có những chuyến du lịch nghỉ mát tại các bãi biển và nơi có khí hậu mát mẻ…, cùng vào thời điểm này học sinh sinh viên thường có những kì nghỉ hè (học sinh sinh viên là số lượng khách đáng kể của bảo tàng) nên họ tạm thời ngừng lại việc tìm hiểu nghiên cứu phục vụ cho học tập… Đối với các tầng lớp khác vào thời điểm đó cũng là những tháng mùa vụ nên họ không có nhiều thời gian đến bảo tàng vào thời điểm đó. Tuy nhiên vào những tháng khác đặc biệt là các dịp đầu xuân bảo tàng thường rất đông khách, do nhu cầu nghỉ ngơi và vui chơi vào thời điểm đó thời tiết cũng hết sức thuận lợi. Do đặc điểm của Bảo tàng nằm ở khu vực có rất nhiều cơ quan nhà nước cũng như các trường đại học, cao đẳng và trung học, giao thông đi lại hết sức thuận lợi nên thu hút rất lớn một lượng khách là các cơ quan đoàn thể, học sinh sinh viên tới tham quan ngôi nhà phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu… Ngôi nhà nói riêng và bảo tàng nói chung thường đông khách vào các ngày cuối tuần vì đó là ngày nghỉ sau một tuần làm việc và học tập căng thẳng họ tìm đến sự yên tĩnh của bảo tàng để giải trí và thoả mãn nhu cầu tìm hiểu… Hầu hết khách tham quan khi đến ngôi nhà người Dao họ đều muốn tìm tòi để hiểu biết về cấu trúc ngôi nhà cũng như các hiện vật trưng bày gắn với ngôi nhà họ luôn so sánh các loại hình nhà của các dân tộc được trưng bày tại bảo tàng ngoài trời họ so sánh về nguyên vật liệu và kỹ thuật dựng nhà, bố cục từng ngôi nhà và họ luôn đưa ra những câu hỏi như: tại sao có những ngôi nhà to, dài, rộng kiến trúc cầu kỳ phức tạp như nhà của người Êđê, Việt có những ngôi nhà rất đơn giản như nhà Dao, Mông? đối với ngôi nhà Dao họ thường có những câu hỏi như: tại sao ngôi nhà lại làm nửa sàn nửa đất? Tại sao nhà lại có hai cửa, nửa sàn dùng để làm gì? Tại sao ngôi nhà này lại ít gian như vậy? .. nhưng sự thắc mắc đó họ đều được lý giải một cách tận tình chu đáo của cán bộ bảo tàng trong mỗi ngôi nhà đặc biệt là nhà Dao họ. Ngoài ra họ còn quan tâm tơi sự trưng bày các hiện vật cũng như những hình thái sinh hoạt gắn với hiện vật đó, như họ rất quan tâm tới chiếc khung cửi thông qua chiếc khung cửi khách tham quan họ muốn tìm hiểu về quá trình cũng như các thao tác dệt vải của họ. Ngoài ra căn buồng cô dâu đặt ở cuối góc sàn để lại ấn tượng rất đặc biệt cho khách tham quan, thông qua căn buồng đó họ am hiểu về phong tục ở rể và phong tục trong cưới hỏi. Khi du khách tham quan bước vào ngôi nhà điều đầu tiên khiến họ ấn tượng nhất có lẽ là chiếc bàn thờ tổ tiên tuy có kết cấu đơn giản không cầu kỳ như một số dân tộc khác nhưng thông qua đó khiến khách tham quan phần nào hiểu biết về tập tục thờ cúng và các nghi lễ thường ngày nó gắn với bàn thờ của người Dao họ không chỉ vậy khách tham quan còn ấn tượng bởi phần sàn nhà là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình và nơi ăn nghỉ của khách quý qua đây thấy được đời sống sinh hoạt của họ. ở giữa nhà là bếp lửa nó không chỉ để nấu ăn cho gia đình mà nó còn là nơi để sưởi ấm. Khi bước chân ra khỏi ngôi nhà khách tham quan thường để lại những cảm xúc sâu lắng nhất về ngôi nhà như "9/4/06 tôi: Nguyễn Thị Hiề. Đây là lần đầu tiên bạn tôi dẫn tôi đến bảo tàng dân tộc học, tôi rất ấn tượng với nơi này đặc biệt là ngôi nhà của người Dao họ. Tôi rất thích một cặp buồng trước mặt nó có tên buồng cô dâu và tôi đã hiểu tục ở rể và đón cô dâu của họ. Cảm ơn" hoặc "Bước vào ngôi nhà của người Dao, cảm nhận đầu tiên tôi thấynó rất ấm cúng, phảng phất mùi thơm của rượu làm cho người cũng say với cảnh, tôi đến đây được biết thêm nhiều nét văn hoá của các dân tộc anh em, tôi sẽ sớm quay trở lại. Đinh Thị Thuận Hảo Liên Bình - Đội Bình - Yên Sơn - Tuyên Quang" * Về khách nước ngoài Ngoài việc đón tiếp khách trong nước ra bảo tàng đã có nhiều c gắng trong việc thu hút khách nước ngoài đến thăm quan. Vì thế mà lượng khách tăng lên đáng kể so với các năm về trước. Năm 2005 nhà Dao họ đã đón được khoảng 10.910 lượt khách quốc tế, so với năm 2004 tăn 2117 khách (năm 2004 đón được 8793 khách quốc tế) trong đó khách mang quốc tịch Pháp chiếm tới khoảng 40% của ngôi nhà. Còn lại là khách Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Khách nước ngoài thường vắng vào các tháng 6, 7, 8 do dk khí hậu không phù hợp, khác với khách trong nước thường đến thăm quan ngôi nhà vào những ngày nghỉ cuối tuần đối với khách nước ngoài họ đi thăm quan dàn trải đều vào các ngày trong tuần do phụ thuộc vào các yếu tố như: họ phải đi theo các chuyến du lịch, họ còn phụ thuộc vào vấn đề tàu xe đi lại... Khách đến thăm quan ngôi nhà họ thường đi cùng với gia đình, số lượng khách này chiếm tới 35%; những người cao tuổi chiếmtới 30%, còn lại là học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu. Đối với khách nước ngoài nói chung họ rất ham học hỏi và co snhuc ầu cao trong việc tìm hiểu và khám phá nền văn hoá của các dân tộc đối với khác nước ngoài họ thường quan tâm tới các hiện vật được trưng bày trong ngôi nhà, như khung cửi, chiếc nôi ru em bé, bàn thờ và buồng cô dâu... Ngoài ra họ còn quant âm tới người Dao họ sống ở đâu? Điều kiện môi trường ở đó thế nào? Bảo tàng có dựng giống như hiện trạng của ngôi nhà trong thực tế hay không? Khác với khách trong nước khách nước ngoài mỗi thi tham quan ngôi nhà họ quan sát và đọc rất tỉ mỉ các bài giới thiệu về các hiện vật, họ quan tâm và thán phục về kỹ thuật và nguyên vật liệu để dựng lên ngôi nhà của người Dao họ. Chương III HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÔI NHÀ DAO HỌ TAI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 3.1. Hiện trạng ngôi nhà của người Dao họ * Về vật liệu làm nhà Do làm bằng vật liệu dễ bị mối mọt như: gỗ, tre, nứa... nên ngôi nhà phải sửa chữa thay thế định kỳ hơn nữa nguồn vật liệu dùng để làm nhà phải đi xa mới có thể lấy được nên giá thành chi phí cho việc sửa chữa nhà cao. * Về hiện vật trưng bày Ban lãnh đạo và nhân viên đã có rất nhiều cố gứng trong việc sưu tầm hiện vật cho ngôi nhà xong do một số điều kiện nhất định nên số lượng hiện vật gắn với ngôi nhà vẫn chưa đầy đủ như trang phục, công cụ sản xuất, công cụ săn bắt…, một số hiện vật đang trong tình trạng xuống cấp. Hiện vật trưng bày tại ngôi nhà đã có giới thiệu.Tuy nhiên một số hiện vật vẫn chưa có bài giới thiệu về nguồn gốc cũng như công dụngcủa chúng như chài bắt cá, chạn, hòm đựng đồ, cối giã cum lúa, sàn gác bếp… * Về phương tiện truyền thông Hiện nay ngôi nhàngười Dao họ đã có máy thu hình để giới thiệu lễ cấp sắc của người Dao họ như vậy vẫn chưa phản ánh đầy đủ về mọi mặt đời sống cũng như phong tục tậpquán của người Dao họ. * Về hoạt động trình diễn Các hoạt động trình diễn gắn với ngôi nhà của người Dao họ, tuy hàng năm có tổ chức song còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan, nội dung trình diễn còn eo hẹp, chưa phản ánh được hết về cuộc sống hàng ngày cũng như phong tục tập quán của người Dao nói chung và người Dao họ nói riêng. * Về công tác tình nguyện Trong những năm gần đây do lượng khách quốc tế ngày một tăng nên bảo tàng đã cộng tác với đội ngũ tình nguyện viên hầu hết là các sinh viên của các trường ngoại ngữ, đội ngũ này đã đóng một vai trò rất lớn trong việc thuyết minh và giới thiệu cho khách tham qua, tuy nhiên số lượng sinh viên tình nguyện còn hạnchế lại đang là sinh viên nên thời gian phục vụ cho công tác tình nguyện hạn chế, mặt khác hầu hết số sinh viên này còn hạn chế về kiến thức dân tộc học nên cũng gặp nhiều khó khăn cho việc thuyết minh và giới thiệu. Các tình nguyện viên chủ yếu chuyên về tiếng Anh, tiếng Pháp nên chưa đáp ứng đông đảo khách quốc tée đến thăm quan ngôi nhà. * Về hệ thống chiếu sang Công việc trưng bày trong ngôi nhà Dao họ nói riêng và bảo tàng ngoài trời nói riêng là phải dựa trên nguyên tắc thực tế giống với đời sống của bà con, tuy nhiên vì lý do trưng bày giới thiệu một cách hiệu quả cho khách tham quan nên ban lãnh đạo bảo tàng đã cho lắp đặt hệ thống chiếu sáng các hiện vật, tuy nhiên hệ thống chiếu sáng này còn hạn chế, một số hiện vật chưa được có hệ thống này, hạn chế việc quan sát tìm hiểu hiện vật của khách tham qua như: chiếc nôi ru em bé, chiếc chài bắt cá, xa quay sơi... * Cảnh quan xung quanh Xung quanh ngôi nhà tuy đã được trồng nhiều loại cây gắn kết với ngôi nhà của bà con tuy nhiên vẫn còn thiếu một số loại cây như: Quế, hồi... * Về công tác phục vụ người tàn tật Tỉ lệ khách tham quan bảo tàng là người tàn tật rất ít so với khách thông thương tuy nhiên cũng hpải tính tới việc là sao phục vụ một cách hiệu quả cho đối tượng này tới thăm quan ngôi nhà người Dao họ nhưng hiện nay ngôi nhà vẫn chưa có lối đi và hệ thống âm thanh cũng như chữ nổi giành cho người tàn tật tới thăm quan ngôi nhà... * Về tài liệu chuyên ngành Hầu hết khách tới tham quan ngôi nhà họ đều có nhu cầu tìm hiểu kỹ với đời sống cũng như các phong tục tập quán của người Dao nói chung và người Dao họ nói riêng và ngôi nhà đã có một số tài liệu đó. Tuy nhiên số lượng cũng như chất lượng tài liệu còn nhiều hạn chế, vẫn chưa có tài liệu là tiếng nước ngoài để phục vụ khách quốc tế. 3.2. Một số giải pháp cho ngôi nhà của người Dao họ Về các nguyên vật liệu dựng nhà thường bị mối mọt xâm hại do đó phải có những biện pháp phòng trừ như: tổ chức các đợt diệt mối định kỳ, đối với các vật liệu không sẵn có nền tìm những vật liệu tương tự để thay thé. Về hiện vật trưng bày trong ngôi nhà còn hạn chế trong thời gian tới cần phải tổ chức cá chuyến đi sưu tầm và sau khi sưu tầm xong cần phải có những biện pháp bảo quản thật hiệu quả, cần phải nghiên cứu và đầu tư viết các bài giới thiệu về các hiện vật ra 3 thứ tiếng trở lên. Bảo tàng nên có những trang phục của các dân tộc gắn với mỗi ngôi nhà để cho khách thuê chụp ảnh, quay phim làm lưu niệm. Cần có những băng, đĩa, video clip để giới thiệu cho khách tham quan. Các hoạt động trình diễn phải diễn ra thường xuyên hơn, nội dung trình diễn phải phong phú thiết thực và có sự thống báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hệ thống chiếu sáng hiện nay ngôi nhà đã có xong chưa đáp ứng đủ do vậy trong thời gian tới bảo tàng cần phải có kế hoạch nhằm hoàn thiện về cảnh quan môi trường xung quanh ngoài một số loại cây đã có cần phải bổ xung thêm một số cây gắn kết với ngôi nhà… Cần phải bổ sung thêm một số tài liệu chuyên ngành về người Dao nói chung và người Dao họ nói riêng các tài liệu đó ngoài tiếng Việt cần phải dịch ra các thứ tiếng như: Anh, Pháp, Trung Quốc… Trong thời gian tới ngôi nhà cần phải xây dựng một lối đi giành riêng và hệ thống âm thanh, hình ảnh và chữ nổi phục vụ riêng cho những người tàn tật. Nhân viên phụ trách các ngôi nhà nói chung và nhà Dao họ nói riêng cần phải mặc các trang phục của dân tộc gắn với mỗi ngôi nhà hoặc mặc đồng phục riêng của bảo tàng, ngoài ra đội ngũ này cần phải khong ngừng học hỏi trau dồi nâng cao kiến thức về các lĩnh vực đặc biệt về dân tộc học và ngoại ngữ… Đối với đội ngũ tình nguyện viên cần phải bổ sung một cách có chọn lọc trước khi làm công tác tình nguyện thuyết minh giới thiệu ở các ngôi nhà ngoài kiến thức ngoại ngữ ra, cần phải bồi dưỡng gay kiến thức về dân tộc học thông qua các lớp ngắn hạn. KẾT LUẬN Bảo tàng là một trong những thiết chế không thể thiếu được của một xã hội văn minh hiện đại nó chính là một kho tàng lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần của con người, bảo tàng còn có tác dụng hữu hiệu để tuyên truyền quảng bá và giáo dục làm cho các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước hiểu biết và trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc của đất nước. Xã hội ngày càng phát triển đời sống được nâng cao nhu cầu thăm quan bảo tàng đặc biệt là bảo tàng dân tộc học ngày càng cao, tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề đă ra là làm thế nào đẻ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham qua, làm thế nào để bảo tàng thực sự mang đầy đủ ý nghĩa của nó, đó là những câu hỏi đặt ra đối với ban lãnh đạo của bảo tàng nói chung và các nhân viên tại ngôi nhà Dao - Khu bảo tàng ngoài trời nói riêng. Trước những vấn đề trên các cán bộ tại khu bảo tàng ngoài trời bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã có những cố gắng nhất định trong việc nghiên cứu tìm tòi sáng tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu mà khách tham quan đặt ra cho bảo tàng nói chung và ngôi nhà người Dao họ nói riêng. Trong những năm gần đây vơi sự quan tâm của ban lãnh đạo bảo tàng DTHVN, các nhân viên phụ trách ngôi nhà của người Dao trong công tác trưng bày, cũng như bảo quản hiện vật, nghiên cứu và thuyết trình cho khách tham quan vì vậy hầu hết khách tham quan tới ngôi nhà đều hài lòng về thái độ và trách nhiệm của các nhân viên nhà Dao họ trong công tác bảo tàng. Tuy niên còn một số hạn chế chưa thể khắc phục được ngay gây ra một số cản trở cho khách tham quan nhưng những hạn chế đó đang được các nhân viên phụ trách ngôi nhà và ban lãnh đạo cùng phối hợp giải quyết nhằm đưa ngôi nhà người dao họ nói riêng và BTDTHVN nói chung trở thành một nơi thăm quan hấp dẫn và bổ ích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, 10 năm xây dựng và phát triển (1995 - 2005) - NXB Thế giới - H. 2006. 2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam những ngôi nhà dân gian - nhiều tác giả - NXB Thế giới - HN. 2005. 3. Các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà của người Dao (qua khảo sát xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai) - Khoá luận tốt nghiệp Dân tộc học 2005 - Chu Quang Cường. 4. Bài thuyết minh về ngôi nhà người Dao họ - Chu Quang Cường. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67936.DOC
Tài liệu liên quan