MỞĐẦU
Xu thế tự do hoá thương mại khu vực và song phương đang phát triển nhanh chóng. Đó
là hậu quả của việc không tiến triển trong tiến trình tự do hoá thương mại đa phương.
Theo thống kê của WTO, tính đến cuối năm 2002, có khoảng 250 FTA được ký kết và
thông báo cho WTO, trong đó có khoảng 170 FTA vẫn còn hiệu lực. Còn khoảng 70 FTA
nữa sẽ có hiệu lực nhưng chưa thông báo. Dự kiến đến cuối năm 2005, có khoảng 300
FTA có hiệu lực trong thương mại toàn cầu (World Trade Organization - Home page.).
Với những tiến bộđạt được trong tự do hoá thương mại (AFTA), ASEAN đang là tâm
điểm thu hút của các nước muốn liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường, phát triển kinh
tế và ổn định khu vực. Hiện nay, ASEAN đã ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện với rất
nhiều nước trong khu vực như Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Úc và
Newzealand, trong đó ưu tiên hàng đầu cho nội dung tự do hoá thương mại. Tất cả các
nước đều lấy tự do hoá thương mại làm động cơ thúc đẩy xuất khẩu và xa hơn nữa là phát
triển kinh tế, liên kết kinh tếđểổn định chính trị khu vực.
Việt nam là thành viên mới của ASEAN, đã tham gia tích cực vào AFTA ngay từ khi gia
nhập tổ chức này. Đến nay, về cơ bản, đã thực hiện cắt giảm thuế quan một cách toàn
diện, đến 1/1/ 2006 sẽ hoàn thành cắt giảm thuế quan trong AFTA; Đang thực hiện cắt
giảm thuế theo chương trình "Thu hoạch sớm" trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
Trung quốc, và hoàn thành đàm phán về danh mục cắt giảm cho toàn bộ mặt hàng. Tuy
bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình hội nhập và tự do hoá
thương mại, nhưng với xuất phát điểm là trình độ phát triển kinh tế thấp nên còn gặp rất
nhiều khó khăn, thách thức.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tham gia tự do hoá thương mại
khu vực và thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho nông lâm sản, phù hợp
với mục tiêu phát triển hướng ra xuất khẩu của Ngành. Tuy nhiên, giống như các ngành
kinh tế khác, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành hàng nông sản còn rất yếu kém, hội
nhập sẽđem lại thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp.
Trong khuôn khổ báo cáo này, tập trung nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của việc hình
thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Nhật bản và Hàn quốc sẽ sảy ra như thế nào.
Báo cáo nhằm giúp cho Việt nam chuẩn bị tốt hơn cho quá trình đàm phán.
3
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của các khu vực mậu dịch tự do Asean-Nhật Bản, Asean-Hàn Quốc đối với nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nông nghiệp: 50% (hiện nay trên 65%).
3.4. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp
Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Nông nghiệp được triển khai rộng rãi trên
nhiều lĩnh vực từ hợp tác khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác chuyên gia, ODA đến các
cam kết khu vực và đa phương về tự do hoá thương mại. Trong phần này, chỉ đề cập sâu
đến tiến trình cam kết về tư do hoá thương mại đối với hàng nông sản là lĩnh vực cốt lõi
tạo ra cơ hội và thách thức nhiều nhất.
AFTA: Đến 1/ 1/ 2004, 91,3% số dòng thuế hàng nông sản đã tham gia CEPT. Mức cao
nhất (NS chế biến) hiện nay là 10%, của 2006 là 5%. Mức thuế bình quân theo CEPT là
gần 7% (2004), 4,9% (2005) và 3,7% (2006) so với mức thuế MFN hiện hành khoảng
24,5%.
27
Danh mục hàng nông sản nhạy cảm chiếm gần 6 % số dòng thuế hàng nông sản, tập trung
chủ yếu vào một số mặt hàng như đường mía, giống gia cầm, quả có múi, thịt chế biến,
thóc và một số sản phẩm chăn nuôi khác. Trong vòng 3 năm (2004- 2006) phải đưa hàng
hoá vào CT cắt giảm để đạt được 0-5% vào 2010.
Danh mục loại trừ hoàn toàn chiếm gần 3% số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ
yếu vào một số mặt hàng như thuốc phiện, thuốc lá, rượu. Việt nam phải bỏ thuốc lá,
rượu ra khỏi danh mục này.
Đang tham gia sáng kiến đẩy nhanh AFTA trong lĩnh vực nông nghiệp (nông sản, đồ gỗ).
ACFTA Chương trình “thu hoạch sớm” thực hiện từ 1/ 1/ 2004 đối với nông sản từ các
chương 1 – 8 trong biểu thuế nhập khẩu. Tiến độ cắt giảm của các nước:
Trung quốc và ASEAN 6: Các nhóm hàng có thuế suất dưới 15% sẽ giảm thuế xuống 0%
vào 1/1/ 1005. Các nhóm hàng có thuế suất trên 15% sẽ giảm thuế xuống 0% vào 1/1/
1006.
Việt nam: Sẽ giảm xuống 0-5% vào thời điểm 1 /1/ 1007 và 0% vào thời điểm 1 /1/ 1008.
Các nước Campuchia, Lào và Myanmar: Sẽ chậm hơn VN 1 năm.
Về lý thuyết, CT thu hoạch sớm có lợi cho VN vì Việt Nam xuất khẩu nhiều nông sản thô
sang TQ. Tuy nhiên, trong thực tế, kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung, nhất là rau
quả sang TQ 2 năm qua ngày càng giảm. Việt Nam không thu được lợi nhiều do Thái lan
và TQ cam kết tự do hoá hoàn toàn các mặt hàng rau quả.
Chương trình cắt giảm thông thường: Tháng 11/ 2004 đã hoàn tất thành đàm phán lộ
trình cắt giảm thuế quan cho hàng hoá thông thường.
Trung quốc và ASEAN 6: Sẽ giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2009 và 0% vào 2010.
Việt nam: Sẽ giảm xuống 0- 15% vào năm 2011 và 0% vào 2015.
Năm 2005: Thời điểm bắt đầu cắt giảm là 1/7/ 2005
X%: Thuế suất MFN tại thời điểm 1/ 7/ 2003.
Điều kiện giảm thuế bổ sung của Việt nam:
28
Năm 2009: ít nhất 50% số dòng thuế có thuế suất 0-5%.
Năm 2013: VN đề nghị có ít nhất 40% số dòng thuế có thuế suất 0%. TQ đề nghị là 50%.
Chưa nhất trí giữa 2 nước.
Nhìn qua lịch trình trên cho thấy, phần lớn nông sản chế biến của ta có thuế suất MFN là
40 - 50% sẽ nằm trong 2 nhóm 45%<X<60% và 35%<X<45% sẽ giảm xuống 20 - 25%
vào năm 2009, 5 - 10% vào năm 2013 và 0% vào năm 2015. Hầu hết các nông sản thô
đều có thuế suất từ 30% trở xuống sẽ thuế suất từ 5 - 15% vào năm 2009 và 0-5% vào
năm 2013.
Danh mục nhạy cảm: Trung quốc và ASEAN 6 là không quá 400 dòng thuế HS 6 số và
10% kim ngạch. Các nước CLMV là không quá 500 dòng thuế HS 6 số và 15 - 17% kim
ngạch xuất khẩu. Các nước đã hoàn thành đàm phán với TQ, riêng Việt nam chưa hoàn
thành vì danh mục nhạy cảm của Việt nam vượt quá quy định.
AJ-FTA, AA-FTA và AK-FTA:
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật bản tổ chức ngày 5/11/ 2002 tại Phnompenh,
Campuchia, các nhà lãnh đạo cao cấp ra tuyên bố chung về tạo lập Đối tác kinh tế Toàn
diện (CEP), bao gồm cả yếu tố thành lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) trong vòng 10
năm; Thiết lập một Ủy ban soạn thảo Hiệp định Khung thực thi CEP. Tháng 10/ 2003,
Hiệp định Khung đã được ký kết. Hiện nay, các vòng đàm phán khởi động về Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN - Nhật bản (AJ-FTA) đang được bắt đầu. Tuy nhiên, chưa có
những định hướng cụ thể về nông nghiệp.
ASEAN - Ấn độ (AA-FTA): Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hợp tác toàn diện giữa
ASEAN và Ấn độ mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế. Đến nay, vẫn chưa có triển
khai hoạt động cụ thể nào cho việc hình thành AA-FTA.
ASEAN - Hàn quốc (AK-FTA): Đang khởi động đàm phán.
Tại của Hội nghị cấp cao ASEAN- Úc- NewZealand tháng 11/2004, các nhà lãnh đạo đã
quyết định sẽ thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Úc- NewZealand (AANZ-
FTA). Bắt đầu từ tháng 2/2005 Uỷ ban đàm phán đã bắt đầu khởi động vòng đàm phán
đầu tiên để xác định kế hoạch đàm phán. Dự kiến sẽ kết thúc đàm phán trong vòng 2 năm
(2005-2006).
29
Như vậy, trong khoảng thời gian từ 10 - 12 năm tới, Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ vào các
khu vực mậu dịch tư do thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 3 tỷ dân và với các nước có
trình độ phát triển vào bậc nhất thế giới như Nhật, Hàn quốc, Úc, Newzealand, Trung
quốc, Singapore vv... Cơ hội sẽ rất lớn cả về thương mại, đầu tư, dịch vụ, nhưng thách
thức sẽ là không nhỏ.
Hiệp đinh thương mại Việt Mỹ: Ta đã cam kết cắt giảm thuế (hoặc không tăng) đối với
195 dòng thuế hàng nông sản trong số 260 dòng thuế mà ta đã cam kết trong Hiệp định.
Mức cắt giảm từ 20 - 30% so với mức thuế MFN hiện hành, tập trung vào các nhóm nông
sản chế biến như rau quả, thịt, đường. Ngoài ra, còn cam kết mở cửa về quyền kinh
doanh, quyền phân phối sau 3-5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (từ cuối năm 2001).
Như vậy, bắt đầu từ cuối năm 2004, ta phải thực thi nhiều nghĩa vụ về giảm thuế, phi
thuế, quyền kinh doanh vv…
Đàm phán gia nhập WTO: Qua 9 phiên đàm phán đa phương và nhiều phiên đàm
phán phương với các nước. Đến nay, ta đã kết thúc đàm phán song phương với 6 đối tác
(EU, Cuba, Chi lê, Braxin, Achentina và Singapore). Còn đàm phán song phương trên
dưới 20 đối tác nữa. Kế hoạch và quyết tâm của Việt Nam là sớm hoàn thành đàm phán
gia nhập. Tại phiên 9, các nước đánh giá cao các cam kết mới của Việt nam như: Bỏ trợ
cấp xuất khẩu nông sản; thực hiện đầy đủ hiệp định SPS ngay khi gia nhập; Quốc hội ưu
tiên thời gian cho chương trình xây dựng pháp luật liên quan đến WTO trong năm 2005
vv… Các lĩnh vực còn nhiều vướng mắc đó là quyền kinh doanh; doanh nghiệp Nhà
nước; các hình thức trợ cấp có gắn với yêu cầu xuất khẩu trong công nghiệp; chương
trình xây dựng và thực thi pháp luật; Sở hữu trí tuệ.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp, ngoài việc đàm phán mở cửa thị trường (thuế và phi thuế)
như các ngành khác, còn phải đàm phán trên các lĩnh vực khác như các chính sách hỗ trợ
trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản.
Về mở cửa thị trường (thuế và phi thuế): Hiện nay, do công nghiệp chế biến chậm phát
triển, tỷ lệ nông sản qua chế biến của nhiều ngành còn thấp nên chính sách thuế của Việt
Nam đang được xây dựng theo tinh thần bảo hộ cao cho nông sản chế biến, bảo hộ thấp
cho nông sản thô, nhất là những mặt hàng xuất khẩu hoặc là nguyên liệu đầu vào cho
công nghiệp chế biến. Nhìn chung trong quá trình đàm phán, những mặt hàng nông sản
chế biến có thuế suất cao đang bị các nước yêu cầu giảm nhiều hơn so với các mặt hàng
khác.
30
Thực hiện Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu
hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005, hàng rào phi thuế đối với hàng nông sản đã có sự chuyển
đổi theo hướng phù hợp hơn với WTO: Giảm tối đa giấy phép nhập khẩu (còn giấy phép
nhập khẩu đường); chuyển sang áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng
(muối, trứng gà, lá thuốc lá). Giảm tối đa hạn chế về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
(còn hạn chế xuất khẩu gạo đối với nước ngoài).
Về hỗ trợ trong nước: Đa phần hỗ trợ của ta nằm trong các nhóm chính sách "Hộp xanh"
không phải cam kết catứ giảm và nhóm "Chương trình phát triển" là nhóm ưu đãi dành
cho các nước đang phát triển không phải cắt giảm. Hỗ trợ qua nhóm "hộp đỏ" còn đang
nằm dưới mức tối thiểu (Mức tối thiểu dành cho các nước đang phát triển là 10% giá trị
sản lượng nông nghiệp). Như vậy, Việt Nam vẫn còn khả năng tăng hỗ trợ cho nông
nghiệp thông qua nhóm chính sách hỗ trợ trong nước. Tuy nhiên, cũng phải điều chỉnh
một số vẫn đề như các tiêu chí để được hưởng chính sách, chuyển từ chính sách hỗ trợ
đầu ra sang hỗ trợ đầu vào vv... để phù hợp với WTO
Về trợ cấp xuất khẩu: Tuy mức hỗ trợ của Việt Nam rất nhỏ, không ảnh hưởng tới thị
trường thế giới. Nhưng, do đây là vấn đề mà các nước đang phát triển đấu tranh quyết liệt
đòi các nước phát triển xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu, nên tất cả các nước mới gia nhập đều
phải cam kết xoá bỏ. Việt Nam tuyên bố bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập, đã tạo ra
bước tiến lớn cho tiến trình đàm phán chung.
Khó khăn chung đối với các nước đang đàm phán gia nhập WTO là không tự động được
hưởng những ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển mà phải
thông qua đàm phán. Và thông thường phải cam kết ở mức cao hơn nhiều so với các
nước thành viên, nhất là các lĩnh vực trợ cấp xuất khẩu, TRQ, SSG, quyền kinh doanh,
SPS.
31
Phần II
KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-NHẬT BẢN VÀ
ASEAN-HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trong những năm qua kim ngạch thương mại của khối ASEAN đã tăng lên nhanh chóng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 209,6 tỷ USD năm 1993 lên 411 tỷ USD năm 2000.
Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng từ 226,3 tỷ USD năm 1993 lên 360 tỷ USD năm
2000. Nhật bản và Hàn Quốc là 2 đối tác thương mại lớn của khối. Nếu tính theo nước,
thì Nhật bản là nước đứng thứ 2 (sau Mỹ) và Hàn quốc đứng thứ 9 trong số 10 nước nhập
khẩu lớn nhất của ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật đã tăng từ 31 tỷ
USD năm 1993 lên 41,6 tỷ USD năm 2000. Trong khi của Hàn quốc là 6,1 tỷ USD và 9,2
tỷ USD, tương ứng.
Tuy có tiềm năng lớn về xuất khẩu nông sản, nhưng trong số 10 nhóm hàng lớn các nước
ASEAN xuất khẩu sang Nhật bản và Hàn quốc chỉ có 3 nhóm nông lâm thuỷ sản nằm
trong số này là cao su tự nhiên và sản phẩm từ cao su, sản phẩm gỗ và thuỷ sản. Những
nhóm hàng công nghiệp như máy móc thiết bị điện, sản phẩm nghe nhìn, sản phẩm từ dầu
mỏ, phương tiên giao thông, hoá chất vv... luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (80 - 90%). Điều
đó chứng tỏ, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Nhật bản, ASEAN - Hàn quốc sẽ có tác
động lớn đến sản phẩm công nghiệp (nhiều hơn là nông nghiệp).
1. THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN NHẬT BẢN VỚI ASEAN
1.1. Thương mại nông sản Nhật Bản với ASEAN
Thương mại nông sản giữa ASEAN và Nhật Bản không lớn. Theo số liệu của WTO, các
nước xuất khẩu nông sản lớn sang thị trường Nhật Bản là Thái Lan chiếm 5% tổng kim
ngạch nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, tiếp theo là Inđônêxia 3%, còn Việt Nam,
Malaixia, Philippin mỗi nước chiếm 1%. Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông
sản của các nước ASEAN sang thị trường Nhật Bản thì trong những năm gần đây cũng
tương đương với mức trung bình của thế giới. Thập kỷ 90, Philippin và Malaixia tăng
mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản, tuy nhiên những năm gần đây mức
32
tăng trưởng đã giảm xuống và còn có xu hướng không tăng. Những năm gần đây, Thái
Lan và Inđônêxia có xu hướng tăng lên và Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang
thị trường Nhật Bản.
Tốc độ tăng trường hàng năm xuất khẩu nông sản của các khu vực và các nước sang
thị trường Nhật Bản (%/năm)
-15.0
-10.0
-5.0
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
1995-00 2002 2003
-15.0
-10.0
-5.0
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
Malaixia
Philippin
Việt Nam
Thế giới
Châu Á
Thái Lan
Inđônêxia
Nguồn:
Thị phần thị trường nhập khẩu nông sản của Nhật Bản (%)
5 nước XK
lớn nhất
66%
Philippin
1%
Malaixia
1%
Inđônêxia
3%
Việt Nam
1%
Các nước còn
lại
23%
Thái Lan
5%
Nguồn:
33
Hiệp định khung ASEAN- Nhật về thiết lập đối tác kinh tế toàn diện (CEP)
Tháng 10/ 2003, thoả thuận Khung về thiết lập đối tác kinh tế toàn diện (CEP) đã được
ký kết tại Bali, Indonesia, với các nội dung chính như sau:
Mục tiêu: Tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và Nhật; Nâng cao tính cạnh tranh
trên thị trường thế giới; Nhanh chóng tự do hoá và tạo thuận lợi cho hàng hoá và đầu tư;
Và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước.
Các nội dung chính:
Tiến hành các biện pháp thực hiện ngay (Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các
nước ASEAN, nhất là các thành viên mới, các biện pháp tạo thuận lợi và xúc tiến thương
mại và đầu tư, đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của thương nhân,
trao đổi và tổng hợp số liệu liên quan đến thương mại);
Thực thi các chương trình tạo thuận lợi và hợp tác (Thủ tục liên quan đến thương mại,
môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực của các nước ASEAN trong việc thực thi sở
hữu trí tuệ);
Thực thi các biện pháp tự do hoá trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu
tư (tập trung trước tiên vào tự do hoá thương mại hàng hoá để hoàn thành vào năm 1012,
có tính đến ưu đãi cho các nước thành viên ASEAN mới thêm 5 năm để thực thi nghĩa
vụ của mình. Quá trình tham vấn cho các lĩnh vực tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu
tư bắt đầu từ năm 2004 và đàm phán từ năm 2005.
Trong lĩnh vực tự do hoá thương mại, bên cạnh việc đàm phán mở cửa thị trường, phải
song song đàm phán các lĩnh vực khác như quy tắc xuất xứ,
Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên mới trong ASEAN thể hiện
các lĩnh vực như chương trình hỗ trợ kỹ thuật, có sự linh hoạt đối với các lĩnh vực nhạy
cảm.
- Tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Nhật:
Trong tiến trình đàm phán, Nhật đã thể hiện động thái coi trọng đàm phán song phương
với từng nước hơn là đàm phán với cả khối ASEAN. Nhật đã ký Hiệp định thương mại tự
do với Singapore (1/2002 và có hiệu lực từ 11/2002); đang đàm phán song phương với
34
Thái lan, Malaysia và Philipin là những đối tác thương mại lớn trong số 15 nước dẫn đầu
về kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật. Đối với những đối tác lớn này, sẽ dễ dàng hơn
cho Nhật trong việc đánh đổi những nhượng bộ về nông sản lấy những lĩnh vực khác.
Một trong những lý do Nhật tham gia Hiệp định song phương là để thúc đẩy một số vấn
đề mới đang bị trì hoãn tại vòng Doha như: chính sách cạnh tranh, mua sắm Chính phủ.
Tuy thương mại hai nước tăng lên nhanh chóng, song Việt nam vẫn nằm trong nhóm đối
tác thương mại nhỏ của Nhật. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, năm 2004, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã đạt 7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Nhật đạt 3,5
tỷ USD (tăng 20% so với năm 2003), nhập khẩu từ Nhật đạt 3,55 tỷ USD (tăng 18,7%).
Trong số 7 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật có kim ngạch trên 100 triệu USD, thì chỉ có 2
nhóm hàng nông sản là thuỷ sản (769 triệu) và sản phẩm gỗ (180 triệu). Trong tiến trình
đàm phán AJ-FTA, Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi hơn so với các nước khác, nhất là
nhóm ASEAN 6.
Hiện nay, vẫn chưa có một dự thảo nào về công thức cắt giảm thuế quan và phi thuế quan
trong AJ-FTA.
1.2. Thương mại nông sản Hàn Quốc với ASEAN
Thương mại nông sản Hàn Quốc với ASEAN
Tương tự như thương mại của khối ASEAN sang thị trường Nhật Bản, thương mại của
khối sang thị trường Nhật Bản không lớn. Trong số 10 nước xuất khẩu lớn nhất nông sản
sang thị trường Hàn Quốc, chỉ có hai nước của khối ASEAN là Thái Lan và Philippin
song kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ khoảng chừng 100 triệu USD mỗi năm. Số liệu
cho thấy Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường nhập khẩu của Hàn Quốc. Số liệu
cũng cho thấy Việt Nam không phải là nước xuất khẩu nông sản lớn sang thị trường Hàn
Quốc. Tuy nhiên, số liệu về hải sản thì Việt Nam lại là nước xuất khẩu lớn thứ 5 sang thị
trường Hàn Quốc. Như vậy, ngành hải sản của Việt Nam đã năng động và chỉ trong thời
gian ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường Hàn Quốc. Một điểm lưu ý khác là
Thái Lan….
10 nước xuất khẩu hàng nông sản và thực phẩm chế biến (triệu USD)
35
0 200 400 600 800 1000
Hoa Kỳ
Trung Quốc
Úc
Niudilân
Philippin
Thái Lan
Nhật Bản
Ca Na Đa
Hà Lan
Pháp
Các nước khác
Nguồn: Susan Phillips. 2004.
10 nước hàng đầu xuất khẩu hàng hải sản sang Hàn Quốc (triệu USD)
0 200 400 600 800
Trung Quốc
Nga
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Việt Nam
Thái Lan
Đài Loan
Nauy
Ca Na Đa
Inđônêxia
Các nước khác
Nguồn: Susan Phillips. 2004.
36
Các thoả thuận khung của Hàn Quốc với ASEAN: Cam kết và lộ trình
Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Viên chăn, Lào ngày 30 tháng 12 năm 2004, các nhà
lãnh đạo ASEAN và Hàn quốc đã quyết định Xây dựng đối tác toàn diện giữa ASEAN và
Hàn quốc, thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn quốc ngay tại giai đoạn đầu
với sự đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các thành viên ASEAN mới là
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt nam.
Đến nay, Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN-Hàn quốc đã được thành lập và họp
phiên thứ nhất tại Indonesia vào tháng 2/2005 để thông qua chương trình và tiến độ làm
việc, trao đổi những nội dung dự kiến sẽ đàm phán.
Hai bên đã nhất trí: một Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện sẽ được xây dựng
với các nội dung thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; Trước mắt, tập trung đàm
phán thương mại hàng hoá trước, các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư để đến giai đoạn sau.
Trong năm 2005, sẽ hoàn thành đàm phán Hiệp định Khung và Hiệp định về thương mại
hàng hoá để có thể ký kết trong dịp Hội nghị Thượng định tháng 12/ 2005 tại Malaysia.
Hiệp định về thương mại dịch vụ và đầu tư sẽ đàm phán trong năm 2006.
Về Hiệp định Khung: ASEAN-Hàn quốc đã thảo luận sơ bộ dự thảo Hiệp định Khung về
hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn quốc trên cơ sở Hiệp định Khung
ASEAN đã ký với Trung quốc, Ấn độ và Nhật bản. Một số lĩnh vực hợp tác chính đã
được đề cập gồm: thủ tục hải quan, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến thương
mại và đầu tư (thành lập trung tâm ASEAN tại Hàn quốc), phát triển nguồn nhân lực, hợp
tác khoa học công nghệ, giao thông vận tải, công nghệ thông tin vv... Phía ASEAN nhấn
mạnh cần có sự ưu tiên đối với một số lĩnh vực như tạo thuận lợi, xúc tiến thương mại và
đầu tư để tập trung nguồn lực thực hiện.
Về Hiệp định thương mại hàng hoá: Phía Hàn quốc đưa ra đề xuất các phương thức cắt
giảm thuế quan áp dụng cho ASEAN 6 và Hàn quốc (tương tự như mô hình của ASEAN-
Trung quốc), với 3 danh mục sản phẩm: danh mục thông thường, danh mục nhạy cảm và
nhạy cảm cao. Đối với danh mục cắt giảm thông thường sẽ giảm thuế xuống 0% vào
năm 2009. Đối với danh mục nhạy cảm cao dự kiến sẽ giảm xuống 50% vào thời điểm
nhất định, đối với một số mặt hàng do tính nhạy cảm có thể cho phép loại trừ hoàn toàn
vv... Các nước CLMV sẽ được linh hoạt có lịch trình cắt giảm thuế dài hơn.
37
Đặc biệt, phía Hàn quốc đề nghị dành ưu đãi AKFTA cho các cụm công nghiệp của Hàn
quốc xây dựng trên lãnh thổ CHND Triều tiên. Các nước ASEAN cho rằng vấn đề này
liên quan đến cả kinh tế và chính trị, cần được xem xét kỹ càng hơn. Song song với việc
đàm phán lộ trình cắt giảm thuế, Quy tắc xuất xứ cũng bắt đầu được khởi động đàm phán.
Như vậy, tuy ký kết sau, nhưng tiến độ đàm phán có vẻ được đẩy nhanh hơn so với
ASEAN - Nhật bản. Khu vực mậu dịch tự do hoá ASEAN - Hàn quốc trên cơ sở AC-
FTA có khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy mở cửa thị trường
nông sản Hàn Quốc rất khó khăn vì những áp lực chính trị-xã hội của người nông dân
Hàn Quốc. Ví dụ, như hiệp định thương mại Chi Lê-Hàn Quốc làn sóng biểu tình đã buộc
Chính phủ Hàn Quốc phải bỏ những mặt hàng nhạy cảm ra khỏi danh mục cắt giảm thuế
quan. Trong khi đó, với lợi thế nước lớn Hoa Kỳ đã nỗ lực mở được một phần con đường
xuất khẩu gạo sang thị trường hàn Quốc.
Hiệp định thương mại song phương Hàn Quốc và Chilê
Mất 5 năm đàm phán và 1 năm tranh cãi, Hiệp định Tự do Thương mại giữa Hàn Quốc và
Chile đã bắt đầu có hiệu lực vào 1/4/2004. Hàn Quốc sẽ thực hiện giảm thuế quan với
90% hàng nhập khẩu và Chile cũng cam kết sẽ giảm thuế rất nhiều hàng nông sản. Tuy
nhiên, do làn sóng biểu tình mạnh mẽ của người dân, 21 mặt hàng nông sản, gồm có gạo,
táo và lê đã được đưa ra khỏi danh mục miễn giảm thuế.
Hai bên sẽ quyết định liệu có đưa tiếp 337 mặt hàng khác vào danh mục giảm thuế hay
không sau khi Chương trình Nghị sự Doha kết thúc. Hiệp định Tự do Thương mại với
Chile là Hiệp định đầu tiên Hàn Quốc ký kết; và ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối rất
mạnh mẽ của người dân. Trước tình hình đó, Bộ Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản Hàn
Quốc mới đây đã tiết lộ sẽ thực hiện một chương trình hỗ trợ cho người dân trị giá 1.2
nghìn tỷ won (tương đương 100 tỷ $). Chương trình sẽ được thực hiện trong 7 năm với
nội dung nông dân Hàn Quốc sẽ nhận được bồi thường khi nông sản của Chilê nhập vào
Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc hiện nay cũng đang thực hiện một số cuộc đàm phán
thương mại song phương, chủ yếu là với Mexico, Nhật Bản và Singapore.
Mỹ đạt thoả thuận với Hàn Quốc mở cửa thị trường gạo
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ (ngày nào???) mới đây đã thông báo, Mỹ đã đạt được thoả
thuận với Hàn Quốc về việc giành được nhiều cơ hội xuất khẩu gạo hơn sang Hàn Quốc.
Như đã cam kết trong thoả thuận, Hàn Quốc sẽ mở rộng quy mô nhập khẩu lên gấp đôi
trong 10 năm tới, do đó, Mỹ sẽ có cơ hội xuất khẩu 50.000 tấn gạo hàng năm.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói: “Như đã thoả thuận trong hiệp định, chúng tôi tập trung
đến vấn đề cải thiện số lượng và chất lượng gạo nhập vào Hàn Quốc. Nhờ đó, mặt hàng
gạo sẽ có sức cạnh tranh đáng kể trên thị trường Hàn Quốc. Không chỉ tăng về số lượng,
chúng tôi cam kết chất lượng gạo sẽ từng bước được cải thiện đáng kể. Đến nay, người
dân Hàn Quốc có thể ăn gạo Mỹ bằng mức giá bán lẻ.”
38
Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng nhận xét, “Hiệp định này sẽ giúp nông dân Mỹ có cơ
hội tăng thu nhập từ thị trường Hàn Quốc, và cũng tạo điều kiện cho người dân Hàn Quốc
tiêu dùng gạo chất lượng cao của Mỹ. Hiệp định này đánh dấu một bước tiến của chúng
tôi trong tiến trình mở rộng thị trường khu vực châu Á.”
Để đáp ứng với “Quy chế đãi ngộ đặc biệt” của WTO, cho đến cuối năm, Hàn Quốc phải
thông báo với WTO kết quả những vòng đàm phán này. Các điều khoản trong quá trình
đàm phán sẽ được các thành viên WTO thông qua. Nếu các thành viên nhất trí các điều
khoản này thông qua nguyên tắc đồng thuận, Hàn Quốc sẽ bắt đầu thực hiện Hiệp định
vào năm 2005.
Nguồn: Susan Phillips. 2004; USDA. 2004
2. THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN VIỆT NAM-NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM-HÀN
QUỐC
2.1. Việt Nam – Nhật Bản
Nhật bản là thị trưởng lớn thứ 3 của Việt nam sau EU, Mỹ. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa 2 nước tăng lên không ngừng, đạt 7 tỷ USD vào năm 2004, tăng gần 20% so
với năm trước. Việt Nam xuất siêu nông sản sang Nhật. Nếu chỉ tính riêng 9 nhóm nông,
lâm sản chính (gạo, cà phê, cao su chè, hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân và sản phẩm gỗ), tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tăng lên khá nhanh, từ 150 triệu USD năm
2001 lên 261triệu USD năm 2004. 9 nhóm nông, lâm sản chính chiếm tới trên 80% tổng
kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam theo thị trường (triệu USD)
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
2000 2001 2002 2003
Các nước khác
Trung quốc +HK
Nhật Bản
Trung Đông
ASEAN
Đông Âu
EU
Hoa Kỳ
39
Nguồn: Tổng cục Hải Quan.
Kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Nhật cũng tăng lên qua các năm, nhưng với tốc độ
tăng chậm hơn. Theo số liệu của Global Trade Atlas Navigator, kim ngạch xuất khẩu
nông sản của Nhật sang Việt nam đã tăng từ 16,7 triệu USD năm 1999 lên 28,5 triệu
USN năm 2004. Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: Bột mỳ: luôn chiếm từ 40 - 50%
tổng kim ngạch XK sang VN; Chế phẩm thực phẩm dùng cho người, nhất là các loại bột
dinh dưỡng: luôn chiếm từ chiếm trên 10%; rượu, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu
TACN (khô dầu), gỗ và các mặt hàng từ gỗ cũng là những sản phẩm có kim ngạch xuất
khẩu khá đều đặn từ vài trăm ngàn đến trên dưới một triệu USD/ năm.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản với Nhật Bản 1999-2004 (triệu USD)
0
50
100
150
200
250
300
1999 2000 2001 2002 2003 2004
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính sang thị trường Nhật Bản
Các mặt hàng
Tổng kim
ngạch nhập
khẩu (2002)
1000$
Tăng trưởng
nhập khẩu
(2000-2002)
%
Kim ngạch
nhập khẩu từ
Việt Nam
(2004) 1000
USD
Tăng trưởng
nhập khẩu từ
Việt Nam
(2002-2004)
%/năm
Thuế nhập
khẩu (%)
Cà phê 683060 -0.34 20064 16.1 0
Cao su tự
nhiên 798372 29.67 15091 22.2 0
Rau quả 3236459 2.55 22104 26.1 0-10
Gạo 249648 13.72 16065 48.3 341
40
Chè 189520 -8.65 1357 -27 12-17
Hạt điều 5117 -0.2 0
Hạt tiêu 184266 -3.53 380 -17.8 0-6
Gỗ và lâm sản 180000 20.1 0-7.5
Cà phê: bình quân mỗi năm, Nhật nhập khẩu của Việt Nam khoảng trên dưới 30 ngàn tấn
cà phê (năm cao nhất 2001 tới 40,7 ngàn tấn), kim ngạch khoảng 20 triệu USD (năm cao
nhất 1998 tới 38 triệu USD). Nhật là nước châu Á nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt
nam.
Cao su: Mặc dù khối lượng xuất khẩu sang Nhật còn nhỏ, nhưng có tốc độ tăng nhanh.
Từ bình quân 5-6 ngàn tấn/ năm trong các năm 1996-99 lên gần 9 ngàn tấn/ năm các
năm 2000-2001 và lên 14 - 15 ngàn tấn/ năm từ 2002 - 2004. Giá cao su xuất khẩu sang
nhật năm 2004 đạt bình quân 1.137 USD/ tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 1999.
Rau quả: Xuất khẩu rau quả sang Nhật tăng nhanh trong giai đoạn 2001 đến nay. Năm
2001 đạt kim ngạch xuất khẩu là 11,7 triệu USD, năm 2004 đạt tới 22,1 triệu USD (gấp
gần 2 lần). Nhìn chung, rau quả chế biến và đông lạnh chiếm tỷ lệ lớn. rau quả tươi rất
hạn chế, một mặt là do không đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo của thị trường như cung cấp
hàng thường xuyên, đúng thời gian, độ đồng đều vv..., mặt khác, Việt Nam chưa ký được
Hiệp định kiểm dịch động thực vật.
2.2. Việt nam – Hàn quốc
Thương mại hàng nông sản giữa 2 nước có xu hướng tăng theo thời gian, nhưng dung
lượng tương đối nhỏ so với các thị trường khác. Nếu tính riêng 8 nhóm hàng nông sản
chính cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc luôn dao động trong mức
từ 40 - 50 triệu USD/ năm và tăng lên mức 80 triệu USD/năm, nhưng cơ cấu mặt hàng có
sự thay đổi đáng kể. Nếu như những năm cuối 90, Hàn quốc nhập khá nhiều gạo của ta,
thì từ năm 2000 trở lại đây, nhập khẩu gạo giảm dần xuống mức hầu như không đáng kể,
trong khi đó nhóm sản phẩm cao su, cà phê, rau quả lại có sự tăng trưởng cao và ổn định.
Xuất khẩu lâm sản sang Hàn quốc có sự tăng khá, từ gần 18 triệu USD năm 2001 lên 32
triệu USD năm 2004.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Hàn Quốc 1996-2004 (1000 USD)
41
010000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính sang thị trường Hàn Quốc
Các mặt hàng
Tổng kim
ngạch nhập
khẩu (2002)
1000 USD
Tăng trưởng
nhập khẩu
(2000-2002)
%
Kim ngạch
nhập khẩu từ
Việt Nam
(2004) 1000
USD
Tăng trưởng
nhập khẩu từ
Việt Nam
(2000-2002) %
Thuế nhập
khẩu (%)
Lúa gạo 67 -48.3
hạn ngạch
nhâp khẩu
Cà phê + hạt
tiêu 12720 4.3 17165 17.5 2-8
Cao su 3014432 21.6 27203 46.3 2
Rau quả 204717 -1.8 4388 -24 27-54
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn quốc cũng có xu hướng tăng, nhưng dung
lượng thị trường ở mức nhỏ, từ 11-12 triệu USD trong các năm 2000-2001 lên 16 triệu
USD năm 2003. Các mặt hàng nhập khẩu chính là: Bông, lông thú và các loại lông để
nhồi (gối, đệm): luôn chiếm tỷ trọng cao từ 30 - 40% tổng kim ngạch xuất khẩu; Lúa mỳ:
trên 1 triệu USD/ năm; Chế phẩm từ ngũ cốc, nhất là bột dinh dưỡng, chế phẩm ăn được
khác (chế phẩm từ sâm): 2 - 3 triệu USD/ năm; Nguyên liệu TACN (khô dầu các loại):
3-4 triệu USD/ năm. Một số sản phẩm khác cũng thường xuyên có mặtt nhưng khối
lượng và kim ngạch nhỏ hơn như rong tảo biển, rượu, đồ gỗ vv...
42
Đánh giá các mặt hàng có thế mạnh của Việt nam, khả năng cạnh tranh với hàng hoá
cùng loại từ các nước ASEAN tại thị trường Nhật bản và Hàn quốc
Hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh khá mạnh với các
nước ASEAN trên thị trường Nhật bản và Hàn quốc. Cụ thể:
Gạo: Gạo là mặt hàng nhạy cảm nhất của Nhật và hàn quốc. Nó được bảo hộ rất
cao bằng biện pháp thuế và phi thuế. Tại vòng Urugoay, Nhật áp dụng hạn ngạch thuế
quan (TRQ) đối với gạo, cam kết sẽ nâng mức tiếp cận tối thiểu từ 3% mức tiêu dùng
trong nước lên 5% vào năm 2000. Hàn quốc không cam kết về gạo. Gạo tiêu thụ nội địa
của 2 nước được ưa chuộng nhất là gạo hạt tròn, dính do trong nước sản xuất ra. Thực
chất, hai nước nhập khẩu gạo từ các nước ngoài chủ yếu là để dành cho dự trữ và viện trợ
nhân đạo. Một số ít được những loại gạo cao cấp của Mỹ, Úc, Thái lan được bán tại thi
trường nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Trong số các nước ASEAN xuất
khẩu gạo, Việt nam đang cạnh tranh với Thái lan và Myamar. Theo nhiều đánh giá, Thái
lan có lợi thế hơn Việt nam về mặt hàng này. Một mặt là do Thái lan là thành viên WTO,
có quyền lợi phân chia hạn ngạch nhập khẩu gạo. Mặt khác, gạo của Thái lan có phẩm
cấp và chất lượng cao hơn của ta. Thái lan mỗi năm xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo, trong
đó tỷ lệ gạo đặc sản, chất lượng cao thường chiếm trên 60%. Trong khi tỷ lệ này của Việt
nam chỉ khoảng hơn 40%.
Cao su: Hàng năm, Nhật bản có nhu cầu nhập khẩu một lượng cao su rất lớn cho
công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy. Thái lan, Indonesia, Malaysia là 3 nước đứng đầu thế
giới về sản xuất cao su, chiếm từ 75 - 78 % thị phần cao su thế giới.
Sản lượng cao su của các nước ASEAN
Nước Sản lượng cao su (1000 T)
Thái lan 2.350 ( năm 2001)
Indonesia 1.624 (năm 2002)
Malaysia 769 (năm 2000)
Việt nam 410 (năm 2003)
Xuất khẩu cao su của Việt nam tuy có mức tăng trưởng nhanh, nhưng vẫn chiếm
tỷ lệ nhỏ so với 3 nước. Lợi thế của cao su Việt nam là chất lượng cao và giá rẻ hơn so
với các 3 nước. Tuy nhiên, Việt nam cần phải thiết lập được bạn hàng ổn định thì mới có
khả năng tăng xuất khẩu.
43
Cà phê: Nhật bản và Hàn quốc là 2 nước đứng đầu Châu Á về nhập khẩu cà phê
của Việt nam. Hàng năm, thị trường Nhật bản nhập khẩu trên dưới 30 ngàn tấn cà phê
của Việt nam, kim ngạch năm cao nhất đạt tới 37 triệu USD. Từ năm 2001 trở lại đây,
Hàn quốc luôn nhập khẩu trên 20 ngàn tấn cà phê nỗi năm (năm cao nhất 2003 tới 34
ngàn tấn). Cà phê Việt nam đã có chỗ đứng trên các thị trường này nhờ giá cạnh tranh và
khả năng cung cấp.
Về đối thủ cạnh tranh trong ASEAN về xuất khẩu cà phê tại thị trường Nhật bản
và Hàn quốc: Việt nam chỉ phải cạnh tranh với Indonesia. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia trong nước và quốc tế, nếu như trước năm 1998, Việt nam thua kém Indonesia
cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu, thì từ sau năm 1998 đến nay, Việt Nam đã vượt
hơn hẳn Indonesia cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu cà phê. Lợi thế của ta là năng
suất cà phê cao, gấp 2-3 lần năng suất của Indonesia (NS của Việt nam thường đạt 2,0 -
2,4 tấn/ ha, của Indo thường đạt 800 - 900 kg/ ha). Ta có giá thành chế biến cà phê nhân
thấp hơn Indonesia khoảng 120 USD/ tấn. Giá xuất khẩu cà phê của Việt nam thấp hơn
Indonesia khoảng 20 - 30 USD/ tấn.
Rau quả: Nhật có nhu cầu nhập khẩu rau quả rất lớn từ nhiều nước trên thế giới:
Mỹ, Úc, Nam phi, Thái lan, Israel, Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Philipin và Việt
nam. Thái lan và Philipin có lợi thế xuất khẩu rau quả sang thị trường này nhờ họ đã tiếp
cận thị trường này từ rất lâu.
Thái lan là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất trong ASEAN. Theo nguồn số liệu
của "Ban thư ký ASEAN", kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái lan trong các năm 1995
- 1997 thường xuyên đạt 3,3 tỷ USD/ năm, năm 1998 là 2,67 tỷ USD. Nhật đứng đầu
trong các nước nhập khẩu rau tươi (hoặc ướp lạnh) khoảng 50-60 triệu USD/ năm (hành,
đậu các loại, sắn) và đối với rau quả chế biến với kim ngạch khoảng 60-80 triệu USD/
năm (có năm lên tới 100 triệu USD) (chuối, ổi, xoài, măng cụt, dứa) của Thái lan.
Philipin là nước lớn thứ 2 về xuất khẩu rau quả sang Nhật và Hàn quốc. Các sản
phẩm chính là: hành, tỏi tây, măng tây, dừa, dứa, chuối,ổi, xoài, măng cụt (Đặc biệt là
xoài, dứa, dừa tươi được xuất khẩu sang Nhật với khối lượng lớn.
So với 2 nước, rau quả của Việt Nam có nhiều hạn chế cả về quy mô sản xuất lẫn
xuất khẩu.
So sánh năng lực sản xuất một số quả chính, năm 1998
44
Đơn vị: 1000 tấn
Xoài Quả có múi Chuối Dứa
Indonesia 605,0 613,8 3.011,7 365,0
Philipin 950,1 163,0 3.550,0 1.700,0
Thái lan 1.350,0 1.045,2 1.700,0 1.971,0
Việt nam 180,0 401,5 1.208,0 243,6
Nguồn: Selected indicators of Food and Agricultural Development in Asia-Pacific
Region, 1988-1998, FAO.
Hiện nay, kim ngạch xuất rau quả của ta nói chung mới đạt trên dưới 200 triệu
USD (năm cao nhất mới đạt 330 triệu USD năm 2001). Thị trường Nhật bản mới chiếm
khoảng 5-6 % tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam. Sản phẩm xuất khẩu
chính vào thị trường Nhật bản là rau quả chế biến do 2 nước chưa ký được Hiệp định
kiểm dịch thực vật nên xuất khẩu rau tươi rất hạn chế.
Xuất khẩu sang Hàn quốc cũng tăng giảm thất thường. Năm 2001 đạt tới trên 20
triệu USD thì năm 2004 giảm xuống còn 4,3 triệu USD.
Chè: Việt nam, Indonesia là 2 nước hàng đầu sản xuất chè trong ASEAN. Những
nước như Malaysia (3.100 ha), Myanmar đều có chè nhưng diện tích nhỏ, chủ yếu tiêu
dùng trong nước.
Sản xuất chè của 2 nước năm 2002
Indonesia Việt nam
Diện tích chè (1000 ha) 161 108
Sản lượng chè búp khô (1000 T) 166 95
Sản lượng xuất khẩu (1000 T) 122 75
Nguồn: Báo cáo tại hội nghị chè ASEAN năm 2003
Tuy quy mô sản xuất và xuất khẩu chè của Việt nam nhỏ hơn của Indonesia, nhưng với
tốc độ tăng năng suất chè và đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chè của Việt Nam có lợi thế
hơn về xuất khẩu. Giá chè xuất kkhẩu của 2 nước tương đương nhau. Tuy nhiên, đối với
các loại chè bao gói nhỏ (chè túi nhúng, hoà tan), Singapore và Malaysia có lợi thế hơn
cả 2 nước.
45
Lâm sản (sản phẩm gỗ): Tuy là sản phẩm xuất khẩu mới của Việt nam, nhưng với
kim ngạch 1,14 tỷ USD trong năm 2004 đã trở thành mặt hàng lớn thứ 5 về xuất khẩu với
tốc độ tăng 53%, 30%, 29% và 87% qua các năm 2001, 2002, 2003 và 2004. các thị
trường chính là Mỹ, EU và Nhật.
Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường chính
Đơn vị: Triệu USD
Thị trường 2001 2002 2003 2004
Mỹ 16 45 115 319
EU 88 101 161 376
Nhật 100 128 138 180
Nguồn: Báo cáo của TCHQ đầu năm 2005.
Việt nam có lợi thế cạnh tranh vì giá nhân công thấp, kỹ nghệ khá tính xáo. Hơn nữa do
Trung quốc đang bị đánh thuế chống bán phá giá mặt hàng này vào Mỹ đã khiến cho
nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển hướng đặt hàng tại Việt nam. Trong khối ASEAN, các
nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn là Indonesia và Thái lan. Theo số liệu của FAO vùng
Châu Á- TBD, năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Indonesia đạt 4,757 tỷ
USD, của Thái lan đạt 759 triệu USD. Tốc độ tăng trường xuất khẩu bình quan cả giai
đoạn 1989 - 1999 của Indonesia là 3,5%, trong khi của Thái lan đạt 21,4%. Điều này
chúng tỏ khả năng phát triển nhanh của Thái lan đối với mặt hàng này. Theo đánh giá của
nhiều chuyên gia, đồ gỗ của Việt nam có khả năng cạnh tranh "ngang ngửa" với các nước
ASEAN.
Hàng năm, Nhật phải nhập khẩu một lượng lớn lâm sản. Năm 1999, kim ngạch nhập
khẩu lâm sản của Nhật đạt 12,3 tỷ USD, trong khi xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD. Như vậy,
mỗi năm lượng nhập siêu lâm sản đạt trên 10 tỷ USD.
Hàn quốc năm 1999 nhập khẩu lâm sản đạt 2,968 tỷ USD (năm 1996 là 4,45 tỷ). trong
khi kim ngạch xuất khẩu là 1,515 tỷ (năm 1996 là 1,262 tỷ). Kim ngạch nhập siêu lâm
sản mỗi năm từ 1,5 - 3 tỷ USD. (nguồn FAO Vùng châu Á-TBD).
Như vậy, cả 2 nước đều là nước nhập siêu sản phẩm gỗ. Khả năng mở rộng thị trường
này vẫn còn cơ hội cho Việt Nam.
46
Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa khi mở cửa: Từ số liệu nhập khẩu từ 2 nước
trên cho thấy, ta nhập chu yếu là các sản phẩm nông sản chế biến. Hiện nay, do công
nghiệp chế biến chậm phát triển, nên ta đã bảo hộ cho sản xuất trong nước thông qua thuế
suất cao để khuyến khích sản xuất phát triển.
Mặt hàng Mức thuế MFN (%)
Bột mỳ 20
Lúa mỳ 3
Chế phẩm từ ngũ cốc 50
Chế phẩm ăn được khác 50
Rượu 100
Nguyên liệu thuốc lá
Nguyên liệu TACN 0
Bông xơ 0
Khi tham gia Khu vực mậu dịch tự do, nếu thuế suất giảm xuống 0-5%, thì chắc chắn các
ngành này sẽ phải cạnh tranh gay gắt. Đối với ngành công nghiệp chế biến bột mỳ, công
suất chế biến đã đạt trên 1 triệu tấn. Thuế suất thuế nhập khẩu lúa mỳ là 3%, trong khi
của bột mỳ là 20%. Nếu giảm xuống 0-5%, các nhà máy chế biến sẽ phải cạnh tranh gay
gắt không chỉ với doanh nghiệp từ Malaysia, Nhật và Hàn quốc. Tuy nhiên, sẽ có lợi cho
ngành công nghiệp bánh kẹo và người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn.
Công nghiệp chế biến thực phẩm từ bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng là một ngành công
nghiệp có tiềm năng phát triển để sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
Những ngành không bị ảnh hưởng nhiều bới tự do hoá thương mại đó là nguyên liệu
TANC, bông xơ.
IV - Triển vọng của các khu vực mậu dịch tự do ASEAN- NHẬT BẢN, ASEAN - HÀN
QUỐC đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt nam.
1) Tác động tích cực
47
- Mở rộng thị trường: Như chúng ta đã thấy, Việt nam là nước xuất khẩu nông sản. Mục
tiêu đến năm 2010 sẽ xuất khẩu khoảng 6- 7 tỷ USD hàng nông lâm sản (tính cả thuỷ sản
là 10 tỷ USD). Với việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do: AC-FTA sẽ tạo ra một
thị trường rộng lớn với 1,7 tỷ dân; AJ - FTA và AK-FTA. sẽ tạo ra thị trường gần 700
triệu dân. Như vậy, trong vòng 10 năm tới, nông lâm sản Việt Nam sẽ có một thị trường
tự do rộng lớn khoảng 2,4 tỷ dân sẽ là điều kiện rất tốt cho việc xuất khẩu của Việt Nam.
- Tiếp nhận đầu tư, công nghệ: Đến tháng 12/2004, tổng số dự án FDI đầu tư vào ngành
nông nghiệp (kể cả thuỷ sản) đạt 696 dự án, số vốn đăng ký 3,417 tỷ USD, trong đó vốn
thực hiện là 1,7 tỷ USD, chiếm 13,6% về số dự án, 7,5% về vốn đăng ký và 6,4% về số
vốn thực hiện của cả nước. Nguyên nhân chính, một mặt, là do các dự án đầu tư vào
ngành nông nghiệp thường nhỏ, vốn ít, mặt khác, mức độ rủi ro của các dự án nông
nghiệp thường cao, tỷ lệ thu hồi vốn chậm đã không khuyến khích các nhà đầu tư. Tuy
vậy, với các công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý tốt, khả năng xuất khẩu cao, các dự án
FDI đã góp phần khá lớn vào chế biến nông lâm sản. Ngoài việc Chính phủ Việt nam
cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu
tư, thì việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do của ASEAN với các nước như Trung
quốc, Nhật bản và Hàn quốc sẽ tạo ra thị trường rộng lớn với gần 2,5 tỷ dân trong vòng 5
- 10 năm tới sẽ là yếu tố tích cực để thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nhất là
chế biến nông lâm sản. Việc tăng nguồn ngoại tệ do xuất khẩu cũng là yếu tố rất quan
trọng để các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và vật tư phục
vụ cho sản xuất, kinh doanh.
- Hợp tác khoa học Kỹ thuật: Theo báo cáo của Vụ Khoa học công nghệ và CLSP về
HTQT trong lĩnh vực KHCN năm 2001, tính đến cuối năm 2001, Nhật bản đã hỗ trợ khoa
học kỹ thuật cho các Viện (24 Viện, trường của Bộ Nông nghiệp) với 19 dự án, tổ số vốn
là 8,6 triệu USD, chiếm 7,5 % số dự án và 16,1 % về số tiền so với tổng số các dự án
quốc tế hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho ngành nông nghiệp Các lĩnh vực Nhật bản tập trung
giúp đỡ là thu thập, bảo quản các nguồn gien quý của một số giống cây trồng như lúa, hỗ
trợ giống lúa, chè có chất lượng cao, thú y, nghiên cứu và phát triển hệ thống nông
nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thú y, giống
cây rừng, bảo quản và chế biến nông lâm sản, đào tạo cán bộ vv...
Tuy không nằm trong nhóm các nước có nhiều dự án hộ trợ KHCN cho Việt nam, nhưng
Hàn quốc có một số hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong quản lý nông nghiệp, kinh nghiệm tổ
chức “làng mới”, HTX nông nghiệp, thú y vv…
48
Trong các Thoả thuận Khung giữa ASEAN - Nhật bản, ASEAN - Hàn quốc, đều có điều
khoản tăng cường hợp tác, trao đổi và trợ giúp khoa học kỹ thuật, đào tạo, tăng cường
năng lực cho các nước ASEAN, nhất là các thành viên mới. Đây sẽ là điều kiện tốt để mở
rộng hợp tác trong lĩnh vực này.
Chuyển đối cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng có hàm lượng giá trị gia tăng cao: Nhật
bản và Hàn quốc là 2 thị trường rất khó tính, với các yêu cầu rất cao về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng cung cấp hàng thường xuyên, đúng thời hạn là một vấn
đề rất khó cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xâm nhập được các thị trường này, các doanh
nghiệp sẽ bán được với giá cao hơn, hiệu quả hơn. Đây cũng là yếu tố chính để các
doanh nghiệp có điều kiện quay trở lại đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất.
2) Tác động tiêu cực
Những xáo trộn có thể đối với nông nghiệp trong nước: Đối với những mặt hàng ta đang
có lợi thế hơn các nước như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, đồ gỗ thì sẽ không có tác động
nhiều.
Đối với những mặt hàng rau quả và thịt, là 2 sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu sang các
thị trường này, nhưng khó khăn nhất cho Việt nam chính là vấn đề chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm. Hiệp định kiểm dịch động thực vật chưa được ký kết là khó khăn lớn
cho các doanh nghiệp. Với trình độ phát triển thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm còn hạn chế, việc vận động để 2 nước xem xét kỹ thoả thuận này không phải dễ.
Các nước như Thái lan, Philipin vốn có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả, thịt gà
(Thái lan) sang các thị trường này, nay giảm thuế lại càng có điều kiện để tăng xuất khẩu
hơn.
Mức độ mở cửa thị truờng: Có nhiều khả năng các phương thức cắt giảm thuế của 2 khối
nằy sẽ theo mô hình cắt giảm thuế với Trung quốc. Theo đó, những mặt hàng có mức
thuế cao sẽ phải giảm với tốc độ lớn hơn. Nông sản chế biến của ta thường có thuế suất
cao sẽ phải giảm đáng kể ngay từ thời điểm ban đầu, như vậy không những sẽ tạo sức
cạnh tranh rất lớn đối với việc xuất khẩu mà ngay cả trên "sân nhà" khi thuế quan giảm.
Hiện nay, gần 90% số hộ nghèo tập trung vào khu vực nông thôn, ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc
hậu. Tự do hoá thương mại có khả năng sẽ gây ra mất cơ hội việc làm và thu nhập cho
49
các khu vực này. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động về mặt xã hội của tiến trình
hội nhập.
50
Phần 3
GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp trong đàm phán
Ta cũng biết rằng, trong khuôn khổ tự do hoá thương mại giữa Nhật với Mehico, Hàn
quốc với Chi Lê, các nước này phải nhượng bộ rất nhiều về công nghiệp để đổi lấy việc
mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản. Việc đòi hỏi 2 nước này mở cửa thị
trường nông sản cho các nước ASEAN nói chung, cho Việt nam nói riêng sẽ khó khăn
như thế nào, nhất là đối với Việt Nam, khi công nghiệp cũng không đủ mạnh để "đánh
đổi". Chính vì vậy, trước hết, phải đấu tranh để đưa nông sản vào trong nội dung đàm
phán theo kiểu "trọn gói". Những nông sản xuất khẩu chính của ta đều có khả năng xuất
khẩu sang các thị trường này (9 nhóm hàng). Riêng đối với mặt hàng gạo, khó có khả
năng Nhật và Hàn quốc sẽ mở cửa. Những mặt hàng khác cần cố gắng yêu cầu hai nước
đưa vào chương trình cắt giảm càng nhiều càng tốt, nhất là những sản phẩm quan trọng
cần tính đến như chè, cà phê (Hàn quốc), rau quả, thịt (Hàn quốc, Nhật).
Xây dựng cơ chế đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên ASEAN mới trong
đàm phán với 2 nước. Hiệp định khung về đối tác toàn diện đã xác định các nước thành
viên mới ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi về kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ của mình
trong 5 năm. Vấn đề ở đây là ta phải cụ thể hoá các nội dung này như thế nào cho phù
hợp với năng lực trong nước là quan trọng nhất.
Xây dựng lộ trình đàm phán phù hợp. Việc xây dựng phương án đàm phán phải được cân
nhắc trong tổng thể quốc gia. Ta cần phải chủ động và tích cực đưa ra các phương án
đàm phán cho nhóm nước thành viên mới ASEAN (CLMV).
2. Nhóm các giải pháp chuẩn bị trong nước
Với phương châm hội nhập để phát triển, tư tưởng hàng đầu của ngành nông nghiệp là
phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt nam thay vì bảo hộ cao. Trên
tinh thần ấy, mấy năm qua, ngành Nông nghiệp đã quan tâm hàng đầu tới các chương
trình nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, chương trình khoa học kỹ
51
thuật và khuyến nông và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong 5 - 10 năm tới,
các chương trình này sẽ phải được tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn.
Xây dựng thể chế chính sách trong nước tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong
nước: Nhìn chung, các chính sách về sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh nông sản là rất
thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, giá nông sản trên thị truờng thế giới
rất khó lường, đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nông sản trong nước. Cơ chế, chính sách
để bình ổn và các công cụ bảo hiểm cho giá cả trong nước chưa có, hoặc chưa đủ mạnh.
Khu vực tư nhân chiếm vai trò chủ đạo trong khâu thu gom, tiêu thụ nông sản. Nhưng,
phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều là có quy mô vừa và nhỏ. Các chính sách Nhà
nước, nhất là các chính sách vay vốn, hỗ trợ XTTM vv... chưa đến được hoặc đến rất ít
đối với khu vực này. Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi
thành phần kinh tế.
Chính sách thu hút FDI trong nông nghiệp: Hiện nay, Nhà nước có chính sách ưu đãi đối
với các dự án chế biến nông lâm sản, sản xuất giống, trồng rừng nguyên liệu vv... Tuy
nhiên, vẫn chưa thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều. Cần nghiên cứu một số chính sách
khuyến khích như đầu tư hạ tầng cho vùng nguyên liệu, hỗ trợ khuyến nông vv...
Chiến lược phát triển xuất khẩu đối với những ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu sang 2
thị trường này. Thủ tướng Chính phủ đều đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển các
ngành hàng như cà phê, chè, cao su, hạt điều, lâm sản, rau quả vv.. đến năm 2010, trong
đó đều đã có chỉ tiêu xuất khẩu. Các ngành đang đẩy mạnh việc thực hiện chương trình
này. Với việc thị trường được mở rộng, khả năng thực thi các chỉ tiêu này sẽ càng trở nên
hiện thực hơn. Phân tích cho thấy mặt hàng rau quả có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất
khẩu, tuy nhiên công tác về bảo quản cũng như tiến hành ký kết hiệp định về vệ sinh dịch
tễ có vai trò quan trọng để thúc đẩy các mặt hàng này sang thị trường trên.
Ký kết Hiệp định SPS với Nhật và Hàn quốc: Trước tiên, trong nước phải triển khai mạnh
mẽ hơn nữa chương trình phòng chống dịch bệnh, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.
Trên cơ sở 2 nước đã ký kết chương trình hợp tác về thú y và VBTV với Việt nam, ta
cần tiếp tục đề nghị các nước tiếp tục hõ trợ kỹ thuật và xem xét khả năng ký kết các thoả
thuận trong lĩnh vực này. Nếu không được trên phạm vi cả nước thì công nhận các danh
nghiệp có đủ điều kiện và và các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu vào các thị trường
này.
52
Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi khoa học kỹ thuật. Chủ động đưa ra các sáng kiến
về hỗ trợ kỹ thuật đề nghị các nước này giúp đỡ để tăng cường năng lực.
Tăng cường công tác thông tin và XTTM: Thông tin kịp thời các tiến độ đàm phán khu
vực mậu dịch tự do, các cơ hội thị trường để các ngành các cấp, nhất là doanh nghiệp và
nông dân để họ có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và phương án sản xuất. Nông nghiệp là
một trong những ngành được Nhà nước quan tâm hỗ trợ qua chương trình XTTM trọng
điểm quốc gia. Các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng phải đưa các thị trường này vào
thành thị trường trọng điểm để tạo điều kiện cho các thành viên xâm nhập thị trường này
(quảng bá thương hiệu, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm vv...).
Tóm lại, việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do khu vực tuy sẽ gây ra nhiều khó khăn
thách thức, nhưng cũng sẽ đem lại nhiều cơ hội to lớn cho hàng hoá dịch vụ Việt Nam
nói chung, cho nông sản Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn hiên nay, điều quan trọng
nhất là, một mặt, phải chuẩn bị phương án đàm phán, mặt khác tích cực chuẩn bị các điều
kiện trong nước để biến các cơ hội đó thành thực tiễn ngay khi có thể.
Trong bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng tại cuộc hội thảo Việt nam sẵn
sàng ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới có viết "Chính phủ và các doanh nghiệp Việt
nam đã hình dung được những khó khăn thách thức hết sức to lớn ở phía trước, nhưng
với ý chí quật cường của dân tộc, vì sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước, Việt
nam sẽ quyết vượt qua những trở ngại, thách thức , thực hiện nhanh và có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như gia nhập WTO". Hy vọng rằng tình thần ấy sẽ
được thực hiện và thành công trong ngành nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Hisao Fukuda, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Rice sector Policies in Japan. USDA
2. Hisao Fukuda, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Sweetener Policies in Japan. USDA
3. James Seale, Jr., Anita Regmi, and Jason Bernstein. 2003. International Evidence on
Food Consumption Patterns. USDA. Economic Research Service
4. Kakuyu Obara, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Pork Policies in Japan. USDA.
5. Kenzo Ito and John Dyck. 2002. Vegetable Policies in Japan. USDA
6. Kim Seh Won. 2003. Korea, Republic of Exporter Guide Annual 2003. USDA.
Foreign Agricultural Service
53
7. Paul Gibson, John Wainio at al. 2001. Profiles of Tariffs in Global Agricultural
Markets. USDA.
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 2001. Kinh doanh với thị trường Nhật
Bản.
9. Susan Phillips. 2004. Korea, Republic of Agricultural Situation Economic and
Agricultural Overview. USDA. Foreign Agricultural Service.
10. WTO. 2001. Market access: unfinished business post uruguay round, inventory and
issues. Economic research and analysis devision.
11. Yulkwon. 2004. Promoting economic cooperation between ASEAN and Korea.
ASEAN-KOREA Dialogue.
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trien vong hop tac thuong mai ASEAN_JAPAN_KOREA.pdf