Chúng ta thấy rằng tác động của dân số đến đến nền kinh tế Trung Quốc đã quá rõ ràng, chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều biện pháp cải thiện tình hình và thực tế đã chứng minh rằng thành công của nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã tạo động lực rất lớn đến các nước láng riềng trong đó có Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc ngang hàng với những quốc gia tầm cỡ như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức. Nơi được coi là “cái cần tăng dân số thế giới”, nay đã trở thành 1 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Đó là nhờ tận dụng tối đa những thuận lợi về dân số đông như: nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ. lợi thế đó đã và đang tạo cho Trung Quốc thế mạnh trong phát triển kinh tế, không phải đối phó với nạn thiếu lao động như 1 số nước. Và hơn hết là hạn chế được những khó khăn như là: dân số già, chính sách 1 con, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp.
Chính vì vậy, chính phủ Trung quốc đã có rất nhiều chính sách và hoạt động hợp lý nhằm giải quyết những khó khăn và sử dụng tối đa thuận lợi đó. Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra thì Trung Quốc sẽ phải tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển về mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là tìm ra lời giải cho bài toán dân số mà những nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra. Ngày nay, Trung Quốc là nước có nền kinh tế nhất nhì thế giới, nơi doanh gia nước ngoài bỏ vốn nhiều nhất. Để củng cố địa vị đó thì nhân dân Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đưa nước mình đi lên quỹ đạo phát triển “vừa tốt, vừa nhanh”.
Qua toàn bộ những phân tích và tổng hợp như trên, chúng em hy vọng mọi người xem xét và đánh giá thực trạng dân số và nền kinh tế Trung Quốc 1 cách khách quan và thực tế nhất. Khi 1 quốc gia dông dân nhất thế giới thì đó là 1 nhân tố tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế của quốc dia đó? Dân số ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế 1 đất nước? Những biện pháp và cách giải quyết như thế nào là hợp lý hơn cả? .v.v. Và liệu Ấn Độ - quốc gia đang có dân số đông thứ 2 trên thế giới hiện nay, có nên giành lấy vị trí thứ 1, trở thành “cần tăng dân số mới của thế giới”?
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của dân số đến đời sống kinh tế xã hội Trung Quố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta đi sâu vào nghiên cứu nội dung chính: dân cư ảnh hưởng hai mặt đến nền kinh tế Trung Quốc.
Thứ nhất, Ảnh hưởng tích cực của dân số đến nền kinh tế:
- Lực lượng lao động dồi dào, nhân công giá rẻ và lượng lao động bổ sung hàng năm lớn.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Thúc đẩy quá trình xã hội hoá và đô thị hoá.
Thứ hai, Dân số quá đông gây ra những khó khăn tương đối lớn cho nền kinh tế:
- Sức ép về việc làm.
- Hậu quả của chính sách một con.
- Ô nhiễm môi trường.
- Nguy cơ dân số già ở Trung Quốc đang trong tình trạng báo động.
Trong thời đại ngày nay, hai mặt của vấn đề dân số ở Trung Quốc luôn song hành cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau.
Phần 2, đề tài nghiên cứu từng tác động một thông qua những tài liệu, số liệu thu thập được. Qua quá trình xử lý và hoàn thiện đề tài nghiên cứu có được những biểu đồ, bảng số liệu thể hiện rõ vấn đề đang nói đến.
Phần cuối cùng, liên hệ vấn đề đang nghiên cứu trong thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thông qua việc liên hệ với Việt Nam, đề tài rút ra những bài học kinh tể cho thực trạng kinh tế ở Việt Nam.
Đó là toàn bộ nội dung bài nghiên cứu của nhóm 3. Trong phạm vi giới hạn về thời gian, không gian và trình độ nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Nhóm 3 mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phan Thị Nhiệm đã giúp đỡ chúng em hoàn thiện bài nghiên cứu này.
Phần I: Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc
I. Khái quát chung
Tên nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Thủ đô
Bắc Kinh
Diện tích
9.6 triệu km2
Vị trí địa lý
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông)
Khí hậu
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh
Hành chính
31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Ngôn ngữ
Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
Tôn giáo
Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
Lịch sử
Là một trong những nước có lịch sử và văn minh lâu đời nhất thế giới từ cách đây cả 4000 năm, Trung Quốc trải qua những thăng trầm của nhiều triều đại phong kiến, cho tới khi chế độ cộng sản được thành lập vào cuối thập niên 1940 đến nay. Nhà nước cộng sản hiện dồn nỗ lực cải tổ kinh tế và ra sức duy trì ổn định xã hội.
II. Tổng quát chung về dân số trung quốc
1. Thành phần cơ cấu dân số
- Số dân: 1.311 tỷ người (năm 2006), chiếm 1/5 dân số thế giới
- Thành phần dân tộc: Trung Quốc là quốc gia có nhiều dân tộc, 56 dân tộc, trong dó Hán tộc chiếm 91.9% dân số. Còn 55 sắc tộc ít người
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
2. Sự gia tăng dân số
Dân số Trung Quốc tăng khá nhanh. Đặc biệt giai đoạn trước năm 1970. Năm 1973, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách 1 con, sự gia tăng dân số hàng năm giảm rõ rệt. Tỷ lệ sinh đã giảm từ 2,106% trong năm 1990 còn 1,241% trong năm 2003 và tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 1,439% xuống 0,601%.
3. Sự phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, nhất là đồng bằng châu thổ và vùng ven biền. Dân cư miền Tây đặc biệt thưa thớt
- Mật độ dân số trung bình là 140 người/km2
- 60% lực lượng phân bố trong ngành nông nghiệp
Phần II : Tác động của dân số đến nền kinh tế Trung Quốc
I. Tác động tích cực
“Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”.
Dưới đây là những phân tích về tác động tích cực của dân số đến nền kinh tế.
1. Lực lượng lao động dồi dào, lượng lao động bổ sung hàng năm lớn
Nhiều thập kỉ trở lại đây, quốc gia đông dân nhất hành tinh này vẫn được coi là thị trường lao động dồi dào và giá rẻ hàng đầu thế giói với hàng triệu công nhân trẻ từ các vùng nông thôn. Đó là lợi thế đã và đang tạo cho Trung Quốc thế mạnh trong phát triển kinh tế. Nguồn lao động dồi dào là mối quan tâm lớn cho các nhà đầu tư, hiện nay người lao động phần lớn bằng lòng với mức lương thấp . Mức lương trung bình tại Trung Quốc chỉ bằng 2% so với ở Mỹ, giá của lao động tương ứng với chi phí đầu tư cũng chỉ bằng 6% so với con số này ở Mỹ. Nói một cách khác, chi phí lao động của Trung Quốc là rẻ hơn so với của Mỹ cả về con số tuyệt đối cũng như về tỷ lệ với chi phí đầu tư. Thêm vào đó tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp dẫn tới xuất khẩu của Trung Quốc tăng, do đó Trung Quốc được đầu tư nhiều, nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế, trong 5 năm (2002- 2007) GDP từ hơn 12000 tỷ Nhân dân tệ năm 2002, tăng lên hơn 24000 tệ năm 2007. Từ năm 2005, kinh tế Trung Quốc đã đứng hàng thứ 4 thế giới. Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, bình quân 10.6%/năm.
Biểu đồ thể hiện tổng số lao động trong các năm (triệu người)
Qua biểu đồ trên ta thấy tổng số lao động Trung Quốc tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000( tăng hơn 200 triệu lao động: từ 515.5 triệu năm 1986 tăng lên 739.9 triệu lao động năm 2000) và hiện nay vẫn tăng nhưng tốc độ chậm dần, đến năm 2005 có xu hướng giảm( với 758.3 triệu lao động).
Mặt khác dân số tăng khiến cho lực lượng lao động bổ sung hàng năm lớn. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhiều ngành nghề đang cần một lượng lớn lao động bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Theo số liệu thống kê cho thấy từ năm 1986 đến năm 1990 lượng lao động bổ sung lên tới 129.3 triệu lao động( từ 515.5 triệu năm 1986 tăng lên 644.8 triệu năm 1990), một con số đáng chú ý.
Lực lượng lao động dồi dào, giá thành rẻ đã đóng góp không nhỏ đến GDP của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP: 9,1 % (năm 2003). 6 tháng đầu năm 2004 tăng trưởng 10,3%.Mục tiêu phấn đấu tới năm 2010, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) tăng gấp 2 lần năm 2000, dân số khống chế trong giới hạn 1,4 tỷ người, đời sống nhân dân từ khá giả lên giầu có, hình thành thể chế kinh tế thị trường XHCN tương đối hoàn thiện, tố chất tổng hợp kinh tế quốc dân nâng cao hơn nhiều so với năm 2000, sức cạnh tranh quốc tế tăng mạnh, sức sản xuất xã hội, sức mạnh tổng hợp quốc gia, mức sống của nhân dân nâng cao lên một bậc; duy trì tăng trưởng GDP bình quân 8%/ năm.
2. Thị trường tiêu thụ lớn
Thực vậy, như mọi người đều biết thì thị trường lớn nhất hiện nay là Mỹ. Ngày 14/10/2005 Mỹ vẫn là nước có thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nhưng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đất nước đông dân nhất thế giới đã thay thế Mỹ đứng vào vị trí hàng đầu thế giới về mức tiêu thụ 4 trong 5 loại hàng hoá cơ bản trong nhóm thực phẩm, năng lượng và hàng công nghiệp, theo nghiên cứu của một viện môi trường toàn cầu công bố. Trung Quốc đã chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới trong tiêu thụ ngũ cốc, thịt, than đá và thép, và chỉ thua Mỹ về tiêu thụ dầu. Đây là kết luận của Viện Chính sách trái đất, có trụ sở ở Washington.Với các loại hàng hoá khác, như phân bón, Trung Quốc sử dụng khối lượng gấp đôi so với Mỹ, trong khi số lượng máy thu hình, tủ lạnh và điện thoại di động của quốc gia châu Á này nhiều hơn ở Mỹ.Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, Trung Quốc còn đứng sau Mỹ về lượng xe hơi. Cũng theo nghiên cứu này, số máy vi tính của Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ, vấn đề chỉ còn là thời gian."Việc Trung Quốc chiếm ngôi thị trường tiêu thụ mạnh nhất nên được xem như một cột mốc trên con đường nước này phát triển và trở thành đầu tàu kinh tế thế giới", Lester Brown, viện trưởng Viện Trái đất, phát biểu.Mức sử dụng thép - một trong các thước đo phát triển công nghiệp - của Trung Quốc trong năm 2003 cao hơn gấp đôi của Mỹ. Tuy nhiên, hiện mức tiêu thụ dầu của Mỹ vẫn gấp 3 lần của Trung Quốc.Việc Trung Quốc nhập nhiều nguyên nhiên liệu không chỉ khiến giá cả hàng hoá, mà cả cước vận tải trên thị trường thế giới tăng lên.Cảnh báo rằng sự phụ thuộc của kinh tế toàn cầu vào Trung Quốc, xét về khía cạnh là thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô và thành phẩm, có thể mang lại hậu quả xấu nếu như mức tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại."Khi thu nhập của Trung Quốc tăng với nhịp độ kỷ lục, việc tiêu thụ lương thực, năng lượng, nguyên liệu thô và hàng tiêu dùng cũng liên tục tăng", ông nói. Tuy nhiên, điều này có thể tạo sức ép đối với môi trường. Brown chỉ ra rằng sản lượng lương thực của Trung Quốc đang sụt giảm nhanh chóng do tình trạng sa mạc hoá và mất các hệ thống tưới tiêu. Mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng 18%/năm vào năm 2014, cao hơn tỉ lệ tăng trưởng trung bình toàn cầu là 11% và 2,1% của Mỹ. CSFB đã đưa ra dự đoán trên dựa vào các dữ kiện như tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ tiêu thụ trong tổng sản phẩm nội địa, theo đó Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm và tỉ lệ tiêu thụ trong tổng sản phẩm nội địa tăng 5,5%/năm từ nay cho đến năm 2014. Năm ngoái, cũng theo CSFB, Trung Quốc đứng thứ 7 trong danh sách các nước tiêu thụ lớn nhất thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý. Dân số đông cầu tăng thúc đẩy nền kinh tế. Nhu cầu trong nước tăng cao, thị trường trong nước được mở rộng. Tuy nhiên với từng giai cấp có cầu khác nhau về sản phẩm… Dân số Trung Quốc phân bố giàu nghèo tương đối rõ rệt, sinh hoạt khác nhau làm đa dạng hoá các sản phẩm như thực phẩm, công nghiệp, giải trí. Dân số đông tiêu thụ lớn thị trường ngày càng mở rộng với mức sống ngày càng cao của nhân dân Trung Quốc là 1 điều tất yếu.
3. Xã hội hoá được chú trọng và đẩy mạnh ở nhiều lĩnh vực
Với số dân như vậy nếu Trung Quốc không xã hội hoá đất nước về mọi mặt thì không thể đạt được GDP danh nghĩa $2.680 tỷ đứng thứ 4 trên thế giới theo thống kê vào năm 2006 như vậy. Xã hội hoá diễn ra trên mọi phương diên.
Về lĩnh vực giáo dục: Toàn ngành giáo dục cần phải tập trung khắc phục tình trạng chất lượng giáo dục còn thấp, chú trọng đúng mức không chỉ dạy chữ, học chữ mà điều căn bản là dạy người, dạy làm người và học làm người. Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học để đào tạo ra lớp người mới vừa có ý tưởng hoài bão, vừa có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất chính trị tốt đẹp. ba vấn đề cần có sự thống nhất cao trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương quan trọng của giáo dục. Trước hết là nhận thức về vấn đề xã hội hóa giáo dục trong điều kiện phát triển mạnh mẽ về quy mô.Bên cạnh đó là vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Vấn đề thứ ba là đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Về lĩnh vực y tế: Trung Quốc là 1 nước có nền y học rất phát triển đặc biệt là y học dân tộc. Dân số Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới về mức độ đông của dân cư đã gây áp lực cho y tế. Vì vậy việc xã hội hoá về mặt y tế là 1 điều cần thiết hiện nay. Phân cấp trong y tế, lập kế hoạch, quản lý và cung ứng dịch vụ y tế ở tuyến tỉnh, giúp cho người dân nhận được các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ đạt chất lượng tốt là mục tiêu trong tương lai của hệ thống y tế. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; Chuyển hầu hết các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; hoàn thành việc chuyển các cơ sở y tế bán công sang dân lập hoặc tư nhân. Các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển đều có bệnh viện ngoài công lập.
Về lĩnh vực văn hoá: Giữ gìn bản sắc văn hoá đồng thời tiếp nhận nền văn hoá mới.
II. Những tác động tiêu cực của dân số đến nền kinh tế Trung Quốc :
Việc Trung Quốc là quốc gia có số dân đông nhất thế giới, đó là thế mạnh có nhiều tác động tích cực đến sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc như chúng ta đã đề cập đến ở phần trên. Tuy nhiên việc quốc gia có số dân đông như con dao hai lưỡi, đem lại nhiều tác động tích cực nhưng cũng đồng thời đặt ra cho chính phủ Trung Quốc nhiều vấn đề khó khăn nan giải. Trong xã hội Trung Quốc đã xuất hiện các vấn đề mâu thuẫn về dân số, mà nếu không xử lí tốt các mâu thuẫn này đã, đang và sẽ gây nên tình trạng kinh tế chững lại, xã hội bất ổn định, lãng phí tài nguyên và gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với những bài toán rất khó giải quyết : nguy cơ dân số già, những hậu quả do chính sach một con gây ra, sức ép về việc làm, vấn đề ô nhiễm môi trường và …
1.Hậu quả của chính sách một con :
1.1 Nội dung chính sách một con và thực trạng :
Để hạn chế tốc độ tăng dân số, chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách một con hay còn gọi là chính sách “ nhất thai hóa ” vào năm 1973 và đưa vào thực hiện từ những năm 1980. Nội dung của chính sách này quy định mỗi gia đình ở thành phố chỉ được phép có 1 con và ở nông thôn là 2 con,. Nếu vi phạm sinh quá số con quy định sẽ phải chịu một khoản tiền phạt rất lớn cùng nhiều biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Chính phủ ở Bắc kinh đã áp dụng chính sách này sau nhiều thập niên dân số tăng mạnh dưới thời Mao Trạch Đông, dựa theo chủ trương gọi là ‘người đông dễ làm việc’.
Sau gần 30 năm áp dụng, chính sách đã đem lại nhiều kết quả thành tựu không thể phủ nhận. Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc áp dụng chính sách này đã giúp quốc gia đông dân nhất thế giới này có được tình trạng tương đối phồn vinh, thịnh vượng ngày hôm nay.Cũng theo ước tính của các chuyên gia dân số Bắc Kinh nếu không có chính sách này dân số Trung Quốc hiện nay sẽ ở mức 1 tỉ 700 triệu người thay vì 1 tỉ 300 triệu người như hiện nay. Kết quả của chính sách này đem lại là hiện nay Trung Quốc là quốc gia có đà tăng trưởng dân số thấp nhất trong thế giới đang phát triển là 6 phần 10 của 1% mỗi năm. Từ khi thực hiện chính sách tỉ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể từ 1,439% năm 1990 xuống còn 0,601% năm 2003.
Năm
Tỉ suất sinh ()
Tỉ suất tử ()
Tỉ suất gia tăng dân số ( % )
1970
33
15
1,8
1990
18
7
1,1
2005
12
6
0,6
Bảng tỉ suất gia tăng tự nhiên của Trung Quốc
Tỉ lệ sinh đã giảm 4% từ 5,8 % năm 1970 xuống chỉ còn 1,8 % như hiện nay. Đặc biệt trong 20 năm đầu thực hiện chính sách từ năm 1970 đến năm 1990 tỉ lệ sinh đã giảm 2,754 lần. Đó quả là những thành công to lớn mà chính sách đã đem lại. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Chính phủ, Trung Quốc đang nỗ lực lớn hơn nữa nhằm ngăn chặn sự bùng nổ dân số; duy trì tỷ lệ sinh thấp sẽ là ưu tiên hàng đầu của đất nước trong 4 năm tới. Chính phủ dự định sẽ hạn chế dân số ở đại lục dưới 1,36 tỷ vào năm 2010 và dưới 1,45 tỷ năm 2020.
Bên cạnh những thành công đó chính sách một con cũng đem lại những hậu quả đáng lo ngại cho Trung Quốc. Đó là các vấn đề liên quan đến giá trị đạo đức, các tội ác nhân loại nghiêm trọng, mất cân bằng về tỉ lệ giới tính…
1.2 Những hậu quả của việc thực hiện chính sách một con :
Việc quy định mỗi cặp gia đình chỉ được phép sinh một con đã gây ra tình trạng phần lớn các hộ gia đình đều chỉ mong đứa con duy nhất sinh ra là con trai. Tương tự như nhiều quốc gia ở châu Á, vấn đề nối dõi tông đường và quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến ở Trung quốc. Vì vậy, chính sách một con đã mang lại một hậu quả vô cùng tàn khốc, có rất nhiều phụ nữ Trung quốc đã phá thai khi biết được họ sắp sinh con gái. Nhiều bậc cha mẹ còn đang tâm chọn giải pháp giết hại trẻ sơ sinh khi con sinh ra là gái. Cũng không ít gia đình lại chọn giải pháp bỏ rơi đứa con mới sinh ra khiến các em trở thành trẻ mồ côi. Một thời gian ở Trung quốc diễn ra liên tục các vụ mất tích của những bé gái mà không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của việc làm này là xuất phát từ tâm lí các cặp vợ chồng mong sinh được con trai để có người nối dõi tông đường, chăm sóc, phụng dưỡng mình về già.Trong những năm gần đây, giới chức trách đã áp dụng lệnh cấm xét nghiệm giới tính của thai nhi để tìm cách ngăn chận tệ nạn này, nhưng theo các nhà quan sát, biện pháp này không mang lại hiệu quả nào. Chính từ những tư tưởng bảo thủ cổ hủ như vậy là nguyên nhân trực tiếp gây ra những tội ác xã hội nghiêm trọng. Đó là những việc làm, những tội ác nghiêm trọng làm suy đồi đạo đức con người.
Hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ như trên là hiện nay dân số Trung Quốc đang mất cân bằng nghiêm trọng. Việc dân số mất cân bằng về giới tính càng làm cho bài toán dân số Trung Quốc càng trở nên nan giải hơn. Theo con số thống kê của chính phủ cho thấy tỉ lệ bé trai so với bé gái ở nước này là 119/100. Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình nước này cho biết tình trạng chênh lệch hiện nghiêm trọng tới mức một số thành phố có tỉ lệ lên tới 160 bé nam/100 bé nữ Các chuyên gia nghiên cứu về dân số cũng dự báo thêm rằng tình trạng nam thừa nữ thiếu sẽ lên cao đỉnh điểm vào năm 2020, và lúc đó sẽ có tới 40 triệu người đàn ông Trung Quốc sẽ phải sống trong tình trạng độc thân.
Chính từ việc mất cân bằng giới tính như trên đã gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Một số tin rằng khi hàng triệu đàn ông nước này không thể tìm được vợ, sẽ dẫn đến các hành vi bạo lực và phản xã hội. Đây chính là nguyên nhân chính giải thích cho tệ nạn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc biến nước này thành quốc gia có thị trường buôn bán phụ nữ lớn nhất thế giới. Gần đây các giới chức Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc đối với những nỗ lực quốc tế nhằm bài trừ tệ nạn buôn người. Theo số liệu điều tra của tổ chức dân số thế giới cho biết trong tổng số khoảng 600 tới 800 ngàn người bị mua bán ra nước ngoài trên toàn thế giới thì đã có tới 250 ngàn người là nạn nhân ở Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc học cũng cho biết nhiều phụ nữ ở các nước láng giềng của Trung Quốc như Bắc Triều Tiên, Việt Nam…đã bị lừa bán sang Trung Quốc để phục vụ tại những địa điểm bán dâm hoặc bị mang đi gạ bán trong những vụ hôn nhân cưỡng bách.
Một trong những hậu quả không thể không kể đến của chính sách một con đó chính những quy định khắt khe cung mức tiền phạt quá cao dẫn tới tình trạng tán gia bại sản của những cặp vợ chồng trót vi phạm. Khi có một đứa con nằm ngoài kế hoạch của chính phủ người dân sẽ phải đóng góp một khoản tiền phạt gấp 10 lần khoản tiền lương hàng năm của cả hai vợ chồng.Tuy nhiên cũng có những người sẵn sàng đóng khoản tiền 150000 nhân dân tệ phạt tương ứng với khoảng 18700 đô la gấp 20 lần thu nhập bình quân đầu người để có thể sinh thêm một đứa con là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự chênh lệch giàu nghèo quá độ ở Trung Quốc hiện nay.
Chính sách một con còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng về giáo dục, xã hội, kinh tế.Theo các chuyên gia xã hội, nhiều cặp vợ chồng ở Trung Quốc đã nuông chiều quá độ đứa con duy nhất của họ. Điều này khiến cho nhiều đứa trẻ thuộc thế hệ mới hay thường được gọi là “tiểu hoàng đế”,dễ lâm vào tình trạng hư đốn.Chính sự nuông chiều quá mức này đã làm cho nhiều thanh niên trẻ ỷ lại vào gia đình,chơi bời lêu lổng, lười lao động gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Trung Quốc hiện đại Việc mỗi gia đình chỉ có một con, đứa trẻ không có anh chị em và đặc biệt trong lối sống hiện nay cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái làm cho những đứa trẻ thiếu khả năng giao tiếp xã hội, thiếu những kĩ năng cần thiết để làm việc chung với người khác. Đây sẽ là một hạn chế lớn cho thế hệ lao động tương lai của Trung Quốc.
Như ta đã biết Trung Quốc có một lực lượng lao động dồi dào đây chính là một trong những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Nhiều thập kỷ trở lại đây, quốc gia đông dân nhất hành tinh này vẫn được coi là thị trường lao động dồi dào và giá rẻ hàng đầu thế giới với hàng triệu nhân công trẻ từ các vùng nông thôn. Lợi thế đó đã và đang tạo cho Trung Quốc thế mạnh trong phát triển kinh tế “nóng”, Tuy nhiên việc thực hiện chính sách một con sẽ làm cho lực lượng lao động trong tương lai của quốc gia này giảm sút đáng kể nếu không muốn nói là thiếu. Lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ là một tai họa đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trước đây tỉ lệ người lao động so với người về hưu là 10/1 vào năm 1990 thì nay con số đó đã giảm nhanh chóng xuống còn 6/1 vào năm 2000 và dự báo trong tương con số này sẽ là 2/1 vào năm 2040
Một hậu quả nữa do thi hành chính sách một con đó là việc gây áp lực ngày càng nặng nề hơn cho giới trẻ. Những cặp vợ chồng trẻ hiện nay đang phải đối mặt với hiện tượng 8-4-2-1, tức là họ sẽ phải chăm sóc, phụng dưỡng 4 cha mẹ và 8 ông bà và một đứa con. Thực trạng này đã gây sức ép rất lớn nên vai những người trẻ tuổi, ngoài sức ép căng thẳng của công việc thì giờ họ lại phải chịu thêm gánh nặng gia đình. Để ngăn chặn nguy cơ này chính phủ Trung Quốc cũng đã có những biện pháp nới lỏng dần dần chính sách một con. Các hộ gia đình nông thôn, nếu đã có một con đầu lòng là gái, có thể được sinh thêm một con nữa. Từ năm 2000, những cặp vợ chồng nào đều là con một có thể được đẻ hai con. Nhưng nới lỏng cũng chẳng phải dễ thực hiện, ở các thành phố lớn, nhiều người trẻ chỉ muốn có một hoặc thậm chí không có con, theo mốt "nhân đôi thu nhập, không sinh con".
Chính sách một con của Trung Quốc hiện đang là bài toán nan giải đối với những nhà hoạch định dân số.
2. Nguy cơ dân số già :
2.1 Thực trạng :
Trên thực tế, Trung Quốc đã trở thành một nước có dân số già từ năm 1999, và xu thế đó không thể đảo ngược trong thế kỷ này. Số người trẻ ngày càng ít đi trong khi số người già tăng lên khiến cấu trúc tuổi của dân số Trung quốc sẽ giống như hình kim tự tháp ngược. Thật sự, khuynh hướng già hóa dân số ở Trung Quốc đã và đang đặt ra những thách thức lớn chưa từng có đến xã hội và kinh tế. Sự già hóa ở Trung Quốc đặc trưng bởi tốc độ tăng nhanh, quy mô lớn, và tình trạng người dân sẽ “già trước khi giàu”.Các giới chức dân số cảnh báo nếu không được quan tâm đúng mức thì các vấn đề về tuổi tác sẽ là trở ngại lớn đến tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này. Nguyên nhân chính đặt Trung Quốc trước nguy cơ trên là do những hậu quả chính sách một con và kế hoạch hoá gia đình gắt gao của chính phủ từ năm 1973 mà chúng ta đã đề cập đến ở trên.
Trung Quốc hiện đang là nước có tỉ lệ dân số già tăng nhanh hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới. Đây là quốc gia có số người già chiếm hơn một nửa tổng số người già tại châu Á. Theo một phân tích của China Business Times, cách đây 35 năm cứ 6 trẻ em có một người già, còn hiện nay tỉ lệ này là 2 người già/1 trẻ em. Điều này cho thấy tốc độ dân số già đi nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nhanh chóng dân số già ở Trung Quốc trong những năm gần đây và dự kiến trong tương lai
Theo báo cáo của Ủy ban dân số và kế hoạch gia đình Bản cho biết vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc có 124 triệu người có tuổi thọ trung bình cao hơn 60 tuổi, chiếm 9,9% tổng dân số Trung Quốc. Năm 2007 có khoảng 149 triệu người Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn 60 tuổi, chiếm 11,3% tổng dân số Trung Quốc. Như vậy sau chưa đầy một thập kỉ tốc độ gia tăng dân số già 0,2%. Bản báo cáo còn đưa ra dự báo vào năm 2020, sẽ có khoảng 234 triệu người dân Trung Quốc sống trên 60 tuổi, chiếm 16% tổng dân số. Và đến năm 2040, con số này sẽ tăng gấp đôi lên tới 430 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số cả nước.
Cho đến nay, mức tăng trưởng dân số của quốc gia này đang diễn ra khá chậm, càng có ít trẻ em được sinh ra thì sự hài hoà về độ tuổi dân số sẽ bị thay đổi. ”. Dân số già sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy kinh tế xã hội như thiếu hụt lực lượng lao động, trợ cấp cho người cao tuổi và giá trị gia đình truyền thống bị mai một.
2.2 Tác động tiêu cực :
Dân số già cỗi có tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế. Với thực trạng dân số già ngày càng tăng hiện nay đang trở thành gánh nặng lên hệ thống tài chính và bảo hiểm y tế của đất nước. Số người cao tuổi gia tăng khiến cho sức ép chi trả cho hệ thống trợ cấp càng tăng. Hiện tại, GDP trên đầu người vừa tròn 1.000 USD, tương đối thấp so với mức 5.000- 10.000 USD của các nước phát triển tại thời điểm dân số các nước này già đi.Tỉ lệ người lao động so với người về hưu giảm nhanh, từ 13,1:1 vào năm 1980 xuống chỉ còn 3:1 năm 2003 và ước tính sẽ là 2,5:1 vào năm 2020. Thiếu hụt lực lượng lao động trên dẫn đến nguồn phúc lợi xã hội cũng giảm theo. Do đó sẽ hạn chế khả năng trợ cấp cho dân số già. Theo số liệu thống kê năm 2005, chỉ có 13,4% tổng dân số (khoảng 174 triệu người) nhận được trợ cấp từ hệ thống phúc lợi, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 20% do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) yêu cầu. Hầu như toàn bộ người dân nông thôn và người lao động nông thôn di cư tới các thành phố, khoảng 800 triệu người, không có được trợ cấp từ chính phủ.
Tăng độ tuổi của về hưu từ 50 lên 55 tuổi (đối với nữ) và từ 55 lên 60 tuổi (đối với nam) cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là một giải pháp để xoá đi áp lực đáng kể cho hệ thống chi trả lương hưu hiện nay. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia an sinh xã hội, tăng tuổi về hưu cũng tạo ra hàng hàng loạt các vấn đề cho chính phủ Trung Quốc.
Đối với chính phủ, vấn đề đau đầu nhất của tình trạng dân số già là sức ép chi trả cho quỹ lương hưu ngày càng tăng. Không còn mấy tư tưởng “trẻ cậy cha, già cậy con” nữa. Nhiều cặp vợ chồng thậm chí không sinh con và điều tất yếu là khi về già họ phải trông vào lương hưu và trợ cấp. Như vậy, bài toán của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề hỗ trợ người cao tuổi ngày càng khó giải hơn. Thật vậy, có tới hơn nửa số người cao tuổi ở thành thị lựa chọn trợ cấp phúc lợi xã hội là nguồn thu nhập chính sau khi nghỉ hưu. Còn ở nông thôn con số là 11,8%, cao hơn tỷ lệ năm 2000 là 6,7% của năm 2000. Nhưng chỉ có khoảng 4,8% nhận được trợ cấp từ hệ thống lương hưu đó.
Còn với người dân, khi tuổi thọ trung bình càng gia tăng, tầng lớp những người về hưu sợ đối mặt với quãng thời gian dài đằng đẵng. Họ đang đổ xô đi tìm một công việc mới để lấp đầy thời gian nhàn rỗi và chuẩn bị tốt nhất cho những năm tháng tuổi già. Bên cạnh đó còn diễn ra một thực trạng là số người già tăng lên kéo theo số bệnh nhân mất trí cũng tăng theo. Theo nhận định của các chuyên gia thì hiện nay : “ bệnh mất trí cũng là vấn đề đáng lo ngại vì căn bệnh này đang ngày một phát triển ở Trung Quốc, cùng với các tệ nạn xã hội như AIDS vẫn đang tiếp tục đe dọa cộng đồng”
Từ sau khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, trách nhiệm chu cấp cho người cao tuổi ở Trung Quốc đang được chuyển từ xí nghiệp cho xã hội. Theo các nhà ngiên cứu thì Trung Quốc phải tăng đầu tư vào chất lượng giáo dục để duy trì cạnh tranh và giữ được đà tăng trưởng hiện nay cho đến ít nhất 20 năm tới mới mong đáp ứng được số lương hưu cho người cao tuổi. Đây quả là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đặt ra cho các nhà cầm quyền ở Trung Quốc.
Hiện nay chính quyền trung ương của Trung Quốc đang tiến hành một chương trình thí điểm ở các vùng nông thôn, trong đó trợ cấp cho mỗi gia đình có cha mẹ trên 60 tuổi nhưng vẫn chỉ có 1 con hoặc có 2 con gái là 50 NDT ( 6 đô la ) một tháng. Số tiền này nhằm làm giảm bớt nhu cầu có nhiều con, do những người dân ở nông thôn thường muồn có nhiều con để sau này có người phụng dưỡng khi về già. Trong khi đó một số thành phố hiện nay ở Trung Quốc đã bắt đầu cho phép sinh thêm con thứ hai tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhất định với mục tiêu làm giảm bớt áp lực của một xã hôi già hóa trong tương lai.
3.Sức ép về việc làm và vấn đề thất nghiệp ở Trung Quốc :
Dân số Trung Quốc tăng mạnh trong những năm 1960 và 1970. Chỉ trong vòng 10 năm từ 1964 đến 1974 số công dân của nước này đã tăng với một con số gây sửng sốt 300 triệu người. Điều này đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng bởi sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước không thể đáp ứng nổi cho số lượng người tăng nhanh như vậy.Theo báo cáo của Uỷ ban dân số và Kế hoạch gia đình Trung Quốc, trong khoảng ba thập kỉ nữa dân số Trung Quốc sẽ tăng thêm 200 triệu người và đạt tới ngưỡng 1,5 tỉ người vào năm 2033. Theo dự đoán thì dân số của Trung Quốc sẽ đạt 1,36 tỉ người vào năm 2010 và 1,45 tỉ người vào năm 2020, trong đó sẽ có gần 1,01 tỉ người trong độ tuổi lao động cao hơn so với tất cả các nước phát triển gộp lại.
Những sinh viên Trung Quốc hiện nay đang phải chịu một áp lức rất lớn. Họ tự đề ra cho mình một chương trình học hết sức nặng nề, để có thể đạt được bằng cấp cao. Bởi để kiếm được một công việc trong tương lai là vô cùng khó khăn. Họ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt mới mong có được một công việc. Năm 2006 Trung Quốc có 4,13 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng 30% trong số đó vẫn đang thất nghiệp. Tỉ lệ thất ghiệp cũng ở mức rất cao trong số những người không tốt nghiệp đại học. Cùng với sự gia tăng của dân số thì tỉ lệ người thất nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Hàng năm có thêm hàng triệu người không có việc làm. Số người thất nghiệp ngày càng nhiều trong khi những nỗ lực tạo thêm việc làm cho người dân của chính quyền chỉ đem lại kết quả không đang kể. Số người không có việc làm ngày càng tăng lên chính là nguyên nhân làm cho các tệ nạn xã hội như : trộm cắp, cướp giật, cờ bạc…cũng ngày càng gia tăng. Làm cho đời sống xã hội bất ổn định, đạo đức suy thoái.
Có một thực trạng đang xảy ra với những người chuẩn bị hoặc mới về hưu của Trung Quốc là : họ đổ xô đi tìm việc làm, tại một thị trường lao động mà tỉ lệ thất nghiệp hiện ở mức rất cao. Trong khi ở các nước phát triển phương tây làm việc sau khi quá độ tuổi lao động được xem như là một cơ hội dể thỏa mãn những tham vọng lâu dài thì đối với một số đông người ở Trung Quốc việc tìm kiếm công việc làm thêm được trả lương trong vòng một hoặc hai thập kỉ nữa là vấn đề mang tính chất sống còn. Một thực tế đáng buồn là khi bước sang tuổi 50, cái tuổi mà đang lẽ ra con người ta phải được nghỉ ngơi quây quần bên con cháu thì giờ đây hàng triệu người già ở Trung Quốc lại phải bắt đầu tìm một công việc mới. Việc giải quyết nạn thất nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động đã là bài toán chưa tìm được lời giải, thì giờ đây nó lại càng đi vào thế bế tắc.
4. Vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiếu hụt tài nguyên ở Trung Quốc:
Không thể phủ nhận cùng với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, điều kiện sống của nguời dân Trung Quốc đang có những tiến triển tích cực. Các nhà máy, coong trình xây dựng, các khu chế suất được xây dựng ngày càng nhiều. Kinh tế Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đáng kển hưng cái giá phải trả của nó cũng không hề nhỏ. Trung Quốc hiện đang phải đứng trước những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu, nhiều loại động vật quý hiếm bị đe dọa…Không những vậy vấn đề dân số quá đông cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nạn ô nhiễm nước trầm trọng trong 25 năm tới do nước này hiện nay chỉ quan tâm tới tốc độ phát triển kinh tế mà không bảo vệ môi trường.
4.1 Đáp ứng nhu cầu lương thực khổng lồ và những hậu quả tất yếu của nó:
Với dân số đông đúc 1,3 tỉ người, người dân Trung Quốc có một nhu cầu khổng lồ về lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất canh tác đã giảm đi đáng kể. Trong vòng 50 năm trở lại đây, diện tích canh tác sinh sống của cư dân Trung Quốc đã giảm đi một nửa, trong khi dân số lại tăng lên gấp đôi. Sa mạc đang ăn dần đất liền, càng ngày càng lớn. Đáng nói là điều này không chỉ xảy ra ở những nơi khô cằn mà nó còn tác động trực tiếp tới các khu vực đông dân.
Việc canh tác đất nông nghiệp bất hợp lý, làm đường giao thông, xây dựng cảng biển, và lấy đất xây dựng đô thị bằng cách lấy đẩt lấp khô đầm lầy lại càng đẩy nhanh quá trình hoang mạc hoá. Gần 1/3 đất nông nghiệp bị cạn kiệt chất dinh dưỡng vì phong hóa và thâm canh quá mức. Theo Cục bảo vệ môi trường TQ, diện tích sa mạc hiện đã là 2,4 triệu km2 và đang tăng với tốc độ 3000 km2 /năm. Do hiện tượng sa mạc hoá, bão cát ngày càng xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn. Những cơn gió mùa xuân thổi qua các sa mạc của Mông Cổ và TQ, tạo ra các đám mây cát bụi khổng lồ di chuyển qua cả châu Á và thế giới. Nồng độ bụi cao trong không khí gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe và môi trường. Các cơn bão bụi cũng làm phong hóa lớp đất bề mặt, lấy mất chất dinh dưỡng, ngăn cản ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống cây trồng và gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường.
Hiện tượng phong hóa đất làm cho các tác động của lụt lội càng trở nên nặng hơn. Năm 1998, các bờ sông bị phong hóa đã làm cho trận lụt ở sông Giang Tử trở thành một thảm họa với hàng nghìn người chết, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Nhu cầu về nguồn nước tăng mạnh nên các hồ chứa nước ở Trung Quốc bị rút cạn nhanh chóng, lượng mưa lại không ổn định. Trung Quốc đang phải gánh chịu tình trạng khô hạn và lũ lụt chưa từng thấy ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước
4.2 Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng :
Từng giờ từng phút hiện nay người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với việc không có nước sạch để sử dụng cùng với việc phải thở trong một bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề. Chính phủ Trung Quốc đã phải chi nhiều khoản tiền cho việc cải thiện môi trường. Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, trong số 300 triệu người, chủ yếu tại các vùng nông thôn, 63 triệu người phải sử dụng nước có hàm lượng flo cao, 2 triệu người sử dụng nước có độc tố arsen, 38 triệu người sử dụng nước đắng và mặn, 190 triệu người sử dụng nước có hàm lượng chất gây hại cao.. Hầu như tất cả các dòng sông của quốc gia này đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, và một nửa dân số thiếu nước sạch. Theo một cuộc khảo sát gần đây, khoảng 90% các thành phố Trung Quốc có sử dụng nước ngầm cũng bị nhiễm bẩn. Hiện có khoảng 400 trong số 660 thành phố của Trung Quốc thiếu nước sinh hoạt, trong đó, 136 thành phố khác gặp tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.Khan hiếm nước cũng là một vấn đề. Thêm vào đó mưa a-xít đã đổ xuống 1/3 lãnh thổ Trung Quốc, một nửa lượng nước tại 7 con sông lớn hoàn toàn không thể sử dụng, trong khi 1/4 dân số không được tiếp cận với nước sạch, 1/3 dân cư đô thị phải hít thở không khí bị ô nhiễm.
Tác dụng phụ tiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp nhanh của Trung Quốc là sự tình trạng gia tăng ô nhiễm. Một báo cáo năm 1998 của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí ở 272 thành phố trên thế giới đã kết luận rằng 7/10 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Trung Quốc. Theo đánh giá riêng của Trung Quốc, 2/3 trong số 338 thành phố có số liệu về chất lượng không khí được coi là bị ô nhiễm, 2/3 trong số đó ô nhiễm vừa phải hay nghiêm trọng. Các bệnh đường hô hấp và bệnh tim liên quan đến ô nhiễm không khí là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở Trung Quốc.Chỉ tính riêng ở Bắc Kinh, 70-80% các ca ung thư phổi đều có liên quan đến môi trường.
Từ cuối thập niên 1970, những doanh nghiệp hương thôn (TVE), được chính phủ khuyến khích thành lập để thu hút sức lao động nông thôn và hạn chế hiện tượng di dân đến đô thị, đã khiến cho công nghiệp phân tán rộng khắp đất nước TQ. phần lớn chỉ quan tâm đến thị trường và rất ít quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện tại, các TVE này đã vượt các nhà máy quốc doanh để trở thành những nguồn gây ô nhiễm công nghiệp hàng đầu của TQ. Hầu hết phế thải của các TVE đều được đổ bỏ một cách bừa bãi, phần lớn là đổ xuống sông. Không ai quan tâm và chi tiền cho việc bảo vệ môi trường.
Do thu nhập tăng, trong thời gian 1995 - 2000, nhu cầu xe ôtô của người dân đã tăng 30 %/năm. Hiện nay lượng xe ôtô của Trung Quốc (trung bình 1 xe/ 70 người dân đô thị) còn rất khiêm tốn so với Mỹ (trung bình 1 xe/ 2 người dân đô thị). Nhưng trong những năm tới, tác động của xe ôtô đối với môi trường TQ sẽ tăng mạnh. Hiện tại, khí thải từ ôtô đã là nguồn phát tán NO2 và CO lớn nhất đối với không khí đô thị ở đây.
ác số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy nạn ô nhiễm môi trường đang khiến cho Trung quốc thiệt hại hơn 54 tỉ đô la mỗi năm và nhiều chuyên gia môi trường cho rằng Trung quốc đang trên đà trở thành một nước xuất khẩu ô nhiễm hàng đầu thế giới, như họ đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu của nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ đồ chơi, giày dép, hàng may mặc cho đến các mặt hàng điện tử.
4.3 Nguồn tài nguyên cạn kiệt :
Với dân số quá lớn 1.3 tỉ người, Trung Quốc đã phải khai thác quá mức nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp…Nhu cầu về nguồn nước tăng mạnh nên các hồ chứa nước ở Trung Quốc bị rút cạn nhanh chóng, lượng mưa lại không ổn định. Trung Quốc đang phải gánh chịu tình trạng khô hạn và lũ lụt chưa từng thấy ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Năm 1998, một trận lụt thế kỷ đã xảy ra trên sông Dương Tử đã cướp đi hơn 3.650 sinh mạng, phá huỷ 5,7 triệu ngôi nhà và làm hư hại hơn 7 triệu căn nhà khác, 14 triệu người buộc phải di chuyển chỗ ở. Thiệt hại kinh tế lên đến 31 tỷ USD. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm dòng nước dâng lên quá nhanh, tàn phá một vùng rộng lớn hai bên bờ sông.
Trong năm 2005 Trung quốc tiêu thụ 26% thép, 37% bông vải và 47% xi măng của cả thế giới. Vấn đề này còn trở nên tệ hại hơn vì việc xử dụng năng lượng thiếu hiệu quả ở Trung quốc. Theo các chuyên gia kinh tế, số năng lượng mà Trung quốc dùng để sản xuất một đơn vị GDP cao gấp 4,7 lần con số của Hoa kỳ. Trong vài năm qua, Trung quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu lâm sản lớn hàng thứ nhì thế giới. Từ những năm cuối của thập niên 1990, chính phủ ở Bắc kinh đã ra lệnh cấm khai thác gỗ sau khi họ nhận ra rằng nạn phá rừng đã gây ra những vụ lụt lội dữ dội, ảnh hưởng tới hơn 200 triệu người và làm tốn kém nhiều tỉ đô la mỗi năm. Chỉ tiêu của tỷ lệ thu hồi khai thác, tỷ lệ làm nghèo và tỷ lệ thu hồi quặng tuyển của nhiều khu mỏ miền Tây rất thấp, mức độ lãng phí nguồn tài nguyên rất nghiêm trọng. Có rất nhiều xí nghiệp khai thác không có đăng ký, do không được phê chuẩn và thiết kế đúng qui cách, chỉ khai thác quặng miếng ở tầng sâu bề mặt, không khai thác mạch quặng mỏng và bỏ đi một khối lương lớn bột quặng ; cá biệt có một số xí nghiệp khai thác nơi không được phép của nhà nước, sử dụng khai thác bằng phương pháp nổ mìn, dẫn tới nguyên liệu có chất lượng tốt và môi trường sinh thái bị phá hoại nặng nề, làm tiêu hao nghiêm trọng nguồn tài nguyên.
4.4 Tác động tới hệ động thực vật :
Với một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, Trung Quốc hiện đang sở hữu một hệ động thực vật hoang dã độc đáo trên thế giới. Nhưng 300 loài động vật và 410 loại thực vật ở nước này đang có nguy cơ bị biến mất do sự tàn phá môi trường thiên nhiên. Rõ ràng môi trường ô nhiễm quá lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tự nhiên của các loài động thực vật.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng chú ý đến các vấn đề môi trường nghiêm trọng của quốc gia.Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã củng cố các quy định pháp luật về môi trường và đạt một số tiến bộ bước đầu trong việc ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường. Năm 1999, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đầu tư hơn 1% GDP cho công tác bảo vệ môi trường, một tỷ lệ có khả năng tăng trong những năm tới. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc dự kiến giảm mức xả chất thải 10%. Đặc biệt Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho công tác kiểm soát ô nhiễm như một phần của chiến dịch thành công để giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 2008.
Phần III: Đánh giá vấn đề dân số trong tình trạng nền kinh tế hiện nay của việt nam
I. Liên hệ với Việt Nam
Với hơn 84 triệu người, Việt Nam là một trong những nước có dân số đông nhất trên thế giới. Cũng giống như Trung Quốc, đân số đông vừa là lợi thế nhưng cũng vừa là những điều bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam.
Dân số đông tạo nên những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước hết đó là nguồn lao động dồi dào,Việt Nam cũng nổi tiếng là nước có nguồn lao động đông, rẻ. Lực lương lao động bổ xung cho nền kinh tế lớn.
Không những vậy, dân số đông còn tạo nên một thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất trong nước,thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, dân số đông cũng gây nên không ít khó khăn cho nền kinh tế vốn chậm phát triển của Việt Nam. Tình trạng thất nghiệp vẫn là căn bệnh khó chữa đối với những nước chậm phát triển, nhất là đối với một nước đông dân như Việt Nam. Mặc dù dân số đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam lại rất thấp. Hầu hết lao động xuất phát từ nông nghiệp, ít được đào tạo qua trường lớp, chủ yếu là lao động chân tay dẫn đến năng suất lao động không cao. Các nhà tuyển dụng nước ngoài cũng chưa mặn mà lắm với lao động Việt Nam do hầu hết sau khi tuyển dụng, họ lại phải đào tạo lại lao động cho phù hợp với công việc.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nguồn tài nguyên thì có hạn, đặc biệt là tài nguyên đất. Dân số tăng nhanh khiến cho mật độ dân cư ngày càng lớn, nhất là ở các khu đô thị lớn. Không đủ đất cho việc xử lý rác thải, công nghệ xử lý lạc hậu, trong khi rác thải sinh hoạt, rác thải từ các khu sản xuất, khu công nghiệp ngày càng nhiều. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây không ít khó khăn cho nền kinh tế, ví dụ như ô nhiễm môi trường biển khiến cho nguồn thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề.
II. Bài học cho Việt Nam rút ra từ thực trạng dân số ở Trung Quốc
Tài liệu của LHQ nói về các bài học tổng quát về thành công trong công tác DS-KHHGĐ nêu lên 3 bài học đầu tiên là: 1) Tăng cường sự cam kết chính trị của Chính phủ; 2) Phải có chiến lược DS-KHHGĐ và chương trình quốc gia; 3) Tăng cường đầu tư nguồn lực.
Ở Việt Nam công tác dân số từ 1961 được tổ chức dưới hình thức Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ kế hoạch do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng ban với cơ quan chuyên trách đặt trong Bộ Y tế. Từ 1970 thành lập Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em do bà Đinh Thị Cẩn làm chủ nhiệm. Năm 1974 do yêu cầu đơn giản tổ chức, Uỷ ban này giải thể và bộ phận thường trực đưa lại về Bộ Y Tế, lúc đầu do Phó chủ tịch HĐBT Võ Nguyên Giáp, sau này là PCT thường trực HĐBT Võ Văn Kiệt làm chủ tịch. Năm 1991 tách ra thành cơ quan độc lập và vẫn do PCT Võ Văn Kiệt làm chủ tịch.
Về tăng cường nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ của Trung Quốc. Quyết định liên tịch của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc về tăng cường toàn diện công tác DS-KHHGĐ ban hành ngày 17/12/2006 (quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu trong hơn 2 năm, từ 2/2004 đến 4/2006 của hơn 300 chuyên gia và học giả và gồm 9 chương) đã nêu: "...đưa nguồn lực cho công tác dân số tính theo đầu người là 30 nhân dân tệ (gần 4 USD), trong đó 22 tệ do ngân sách TW, 8 tệ từ ngân sách địa phương (gấp hai lần mức kiến nghị của hội nghị dân số quốc tế tại Cai Rô 1994). Để so sánh, kinh phí chi cho công tác DS-KHHGĐ Việt Nam, bao gồm cả viện trợ là khoảng 0,4-0,5 USD/ người; Vào những năm 1993-1997, khi chương trình dân số Việt Nam đã đạt được những kết quả tiền đề rất tốt thì mức đầu tư cũng chỉ mới khoảng 0,2-0,3 USD/người. Qua bốn lần cải cách hành chính, hiện nay Trung Quốc chỉ có 23 bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có Uỷ ban nhà nước Trung Quốc về DS-KHHGĐ, giải quyết toàn diện vấn đề dân số mà không chỉ giới hạn về KHHGĐ. Sở dĩ các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc nhận thức được và quyết tâm thực hiện chương trình DS-KHHGĐ vì trong thực tế,Trung Quốc đã có hai bài học phải trả giá bằng nhiều chục năm tụt hậu. Năm 1961, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc đã giảm xuống mức 3,287 con, nhưng do biến động xã hội đã tăng lên và chỉ khôi phục trở lại vào năm 1976 với mức 3,235 con (mất 15 năm). Lần thứ hai là năm 1980 đã đạt tổng tỷ suất sinh là 2,31 con, nhưng lại tăng trở lại và chỉ khôi phục lại đúng mức 2,31 con vào năm 1990 (mất 10 năm).
Tốc độ phát triển kinh tế được thể hiện bằng một phân số, mà mẫu số là dân số, không thể chỉ lo phát triển tử số mà quên việc kìm hãm sự phát triển của mẫu số. Số liệu thống kê về lương thực năm 1990 tăng gần gấp 4 lần so với năm 1930, nhưng dân số trong thời gian đó cũng tăng gần gấp 4 lần (30 năm tăng một lần) nên bình quân lương thực đầu người chỉ tăng thêm 1 kg sau 60 năm phấn đấu. Năm 1994, trong bài báo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: "Nếu hiện nay dân số nước ta khoảng 50 triệu người hay ít hơn nữa (lúc đó dân số nước ta là 70 triệu) thì biết bao vấn đề trọng đại về kinh tế, văn hoá và xã hội có thể giải quyết thuận lợi hơn nhiều". Hiện nay dân số Việt Nam đã trên 84 triệu người. Bằng cách nào để ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý làm cơ sở cho việc phát triển Kinh tế-Xã hội là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta trong thời gian tới. Nếu không làm tốt được việc này, thì như trong bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã thẳng thắn nhận thiếu sót: “...chúng ta đã trả giá rất đắt vì sự sai lầm nghiêm trọng rất đáng chê trách này...". Trong Nghị quyết 47 NQ/TW của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ngày 22 tháng 3 năm 2005, đã tổng kết những bài học kinh nghiệm như "...chưa nhận thức được đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác này..."; "...buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo thiếu kiên định trong tổ chức thực hiện chính sách DS-KHHGĐ...". Như vậy, hiện nay chương trình dân số đang có những kết qủa tốt, nhưng cũng nhiều thách thức cam go, chúng ta cần quyết tâm thực hiện tốt công tác này để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển Kinh tế-Xã hội đề ra trong Nghị Quyết đại hội Đảng X.
Một số biện pháp khắc phục cụ thể đặt ra
- Về nhân khẩu học - xã hội:
+ Phấn đấu, ổn định tỷ lệ tăng dân số hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu như: Khuyến khích kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng hộ xây dựng qui mô gia đình ít con; Xóa bỏ thành kiến trọng nam khinh nữ nhằm duy trì sự cân bằng về tỷ lệ giới tính; Tăng cường giáo dục và dịch vụ sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên; Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho những người thiệt thòi có về kinh tế và vị thế xã hội.
+ Đẩy mạnh đào tạo các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe di truyền và mở rộng các loại hình dịch vụ này. Việc đào tạo các nhân viên chăm sóc sức khỏe di truyền cần phải được thực hiện và phải sẵn sàng hoạt động. Phổ cập rộng rãi dịch vụ sức khỏe di truyền.
- Về Y - Sinh học, giảm bớt các dị tật bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số.
+ Tuyên truyền - giáo dục phổ cập các kiến thức về dịch vụ sức khỏe di truyền trong cộng đồng. Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho những người bị tật nguyền. Kết hợp việc giáo dục phòng ngừa với các hệ thống điều trị và dịch vụ sức khỏe sinh sản cho các bệnh nhân tâm thần.
+Xây dựng và hoàn tất hệ thống dịch vụ sức khỏe di truyền. Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe di truyền nhằm cung cấp cho nhân dân một dịch vụ hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực này.
+ Duy trì các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe di truyền; Tư vấn chẩn đoán di truyền; Chẩn đoán di truyền trước khi sinh; Kiểm tra đối với bệnh bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất ở trẻ sơ sinh; Xây dựng các tiêu chuẩn cho từng loại dịch vụ sức khỏe di truyền.
- Nâng cao năng lực quản lý. Xây dựng các biện pháp hỗ trợ quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nâng cao hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng dân số.
+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng dân số. Xây dựng và củng cố hệ thống đăng ký và theo dõi các trẻ nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh và các nhóm dân cư đặc biệt.
+ Tiến hành nghiên cứu và đánh giá về dịch vụ sức khỏe di truyền. Việc nghiên cứu sức khỏe di truyền cần được tiến hành đẩy mạnh và phát triển hoàn thiện.
+ Học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế.
Kết luận
Chúng ta thấy rằng tác động của dân số đến đến nền kinh tế Trung Quốc đã quá rõ ràng, chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều biện pháp cải thiện tình hình và thực tế đã chứng minh rằng thành công của nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã tạo động lực rất lớn đến các nước láng riềng trong đó có Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc ngang hàng với những quốc gia tầm cỡ như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức... Nơi được coi là “cái cần tăng dân số thế giới”, nay đã trở thành 1 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Đó là nhờ tận dụng tối đa những thuận lợi về dân số đông như: nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ... lợi thế đó đã và đang tạo cho Trung Quốc thế mạnh trong phát triển kinh tế, không phải đối phó với nạn thiếu lao động như 1 số nước. Và hơn hết là hạn chế được những khó khăn như là: dân số già, chính sách 1 con, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp...
Chính vì vậy, chính phủ Trung quốc đã có rất nhiều chính sách và hoạt động hợp lý nhằm giải quyết những khó khăn và sử dụng tối đa thuận lợi đó. Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra thì Trung Quốc sẽ phải tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển về mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là tìm ra lời giải cho bài toán dân số mà những nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra. Ngày nay, Trung Quốc là nước có nền kinh tế nhất nhì thế giới, nơi doanh gia nước ngoài bỏ vốn nhiều nhất. Để củng cố địa vị đó thì nhân dân Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đưa nước mình đi lên quỹ đạo phát triển “vừa tốt, vừa nhanh”.
Qua toàn bộ những phân tích và tổng hợp như trên, chúng em hy vọng mọi người xem xét và đánh giá thực trạng dân số và nền kinh tế Trung Quốc 1 cách khách quan và thực tế nhất. Khi 1 quốc gia dông dân nhất thế giới thì đó là 1 nhân tố tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế của quốc dia đó? Dân số ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế 1 đất nước? Những biện pháp và cách giải quyết như thế nào là hợp lý hơn cả? .v.v. Và liệu Ấn Độ - quốc gia đang có dân số đông thứ 2 trên thế giới hiện nay, có nên giành lấy vị trí thứ 1, trở thành “cần tăng dân số mới của thế giới”?
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế phát triển, Khoa kế hoạch và phát triển- Đại học kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản thống kê 1999.
- Báo Người đại biểu ( nguoidaibieu.com.vn ).
- Báo Dân trí ( dantri.com.vn )
- E.wayne Naiger: Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nhà xuất bản thống kê,1999.
- Landing China.com.
- Ngân hàng thế giới (2001), toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói, xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập, NXB văn hóa thông tin.
- Phạm Xuân Nam (1997), đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp, NXB chính trị quốc gia
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12370.doc