Đề tài Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế -xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng

Lý do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước. Đây là khu vực trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản hàng hoá của cả nước, đồng thời khu vực này giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Việc phát triển kinh tế ĐBSCL, do vậy, là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Phát triển kinh tế ĐBSCL cũng đồng thời với quá trình nâng cao đời sống của những cộng đồng cư dân ở đây, đặc biệt là đồng bào người dân tộc. Với số dân đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc Khmer còn có đời sống văn hoá tinh thần, phong tục tập quán rất phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại một số địa phương có người Khmer sinh sống như Sóc Trăng, Trà Vinh vẫn còn chậm so với mặt bằng chung của vùng. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86% . Thực tế ở Sóc Trăng cho thấy địa bàn người Khmer cư trú tập trung chiếm 51,53% dân số là vùng sâu, vùng xa gồm 52 xã thuộc vùng III, vùng đặc biệt khó khăn . Ở đây kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, trạm và các dịch vụ khác rất thấp kém. Trình độ học vấn còn quá thấp, tỷ lệ thất học và mù chữ cao. Mặc dù các cấp chính quyền đã có những sự quan tâm đầu tư thích đáng ở các khu vực này nhưng trên thực tế hiệu quả các chương trình cũng như thực trạng đời sống người Khmer vẫn chưa được cải thiện nhiều. Và người Khmer vẫn là cộng đồng tương đối chậm phát triển về nhiều mặt của đời sống trong tương quan với cộng đồng dân cư còn lại như người Kinh, người Hoa. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ văn hoá chưa cao, đồng thời đây là cộng đồng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ĐBSCL hiện nay. Cụ thể, năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sóc Trăng theo tiêu chí mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là 30,75% trong đó hộ người Khmer chiếm 42,92%. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống còn 28% nhưng số hộ Khmer nghèo vẫn khá cao 42,15% . Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về cộng đồng người Khmer đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, dân tộc học, lịch sử, văn học, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long” đi sâu tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt - Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, nay là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Trường Lưu với công trình “Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” trình bày rất phong phú về yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, văn học, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer đồng bằng. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được trình bày rất cụ thể qua công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” Các loại hình sân khấu, nghệ thuật truyền thống của người Khmer cũng được quan tâm nghiên cứu trong đề tài “Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ” . Những nét văn hoá truyền thống về nhà ở, trang phục, ăn uống, giao tiếp của người Khmer được Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu trong công trình nghiên cứu “Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long” . Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường cũng có một nghiên cứu khái quát về nhiều mặt của đời sống người Khmer Nam Bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể, Công trình nghiên cứu “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” ghi nhận hiện trạng vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng. Công trình được thực hiện dưới dạng tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nên phần nào phản ánh sự phong phú của cách tiếp cận dân tộc học, tôn giáo, văn hoá. Nhưng cũng vì vậy công trình chưa có sự gắn kết của các góc độ tiếp cận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh về các cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng. Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp đã phản ánh rất cụ thể hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. Đề tài cũng phân tích một số vấn đề trong đời sống của người Khmer nhưng cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu đánh giá nghèo đói. Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán chưa được xem như là các chỉ báo tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về người Khmer của nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí, báo. Những công trình trên đã góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người Khmer ở các địa phương của đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận với cộng đồng người Khmer ở góc độ nghiên cứu tổng thể, có sự liên kết nhiều yếu tố để đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh và sâu sắc về người Khmer vẫn là công việc còn bỏ ngõ. Mục lục Trang Chương I: Giới thiệu .01 Lý do chọn đề tài 01 Chương II: Phương pháp nghiên cứu 04 1. Cách tiếp cận .04 1.1. Lý thuyết tiếp cận hệ thống 04 1.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý 05 1.3. Tiếp cận dưới góc độ lối sống 05 2. Khung lý thuyết nghiên cứu 06 3. Địa bàn nghiên cứu 07 3.1. Một số nét về địa bàn nghiên cứu 07 3.2. Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu 08 4. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu 09 4.1. Phương pháp thu thập thông tin 09 4.2. Các chỉ tiêu thu thập .09 4.3. Phương pháp phân tích số liệu .09 Chương III: Kết quả và thảo luận .10 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 10 2. Một số mô tả về mẫu nghiên cứu 11 3. Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer 13 3.1. Quan niệm về sản xuất và cuộc sống .13 3.1.1. Hiện trạng sản xuất và đời sống 13 3.1.2. Quan niệm về cuộc sống .16 3.2. Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội 19 3.3. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng người Khmer . 24 3.4. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn .29 3.5. Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất .35 3.6. Yếu tố giới trong đời sống người Khmer .39 3.6.1. Hoạt động sản xuất 39 3.6.2. Công việc gia đình 40 3.6.3. Hoạt động xã hội .41 3.6.4. Quyền quyết định 42 3.7. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất, đời sống và mối liên kết của họ với cộng đồng khác .45 Chương IV: Kết luận và kiến nghị 50 1. Kết luận .50 2. Kiến nghị 52

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế -xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 28,4 12,1 25,9 Lượng sản phẩm bán 23,7 15,1 27,6 Bán cho ai 19,8 15,9 31,0 Quyết định giá bán 15,5 17,7 30,2 Người giữ tiền 7,3 59,5 9,5 Mua sắm công cụ sản xuất 34,1 10,8 19,0 Đối với những vấn đề quan trọng trong gia đình, chúng ta nhận thấy xu hướng bình đẳng và dân chủ trong quyết định. Đa số những gia đình người Khmer cùng thảo luận để đưa ra quyết định dung hoà ý kiến của cả hai vợ chồng. Phụ nữ “mạnh” hơn trong việc quyết định mua sắm đồ đạc, việc sinh con, chăm sóc sức khoẻ cho thành viên trong gia đình. Có lẽ do các công việc nội trợ, chăm sóc con cái vốn thuộc về trách nhiệm người phụ nữ nhiều hơn. Nam giới quyết định nhiều hơn trong các vấn đề liên quan đến xây, sửa chữa nhà cửa. Các quyết định liên quan đến chuyện học hành, hôn nhân và nghề nghiệp cuả con cái đều có sự tư vấn và quyết định cuả cha mẹ nhưng con cái vẫn là người quyết định chính. Bảng 26: Mức độ quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình Các quyết định Nam (%) Nữ (%) Cả hai (%) Xây, sửa chữa nhà cửa 29,3 12,1 53,0 Mua sắm vật dụng gia đình 11,2 35,3 48,7 Vay vốn 19,0 15,5 46,6 Việc sinh con 6,5 13,4 74,1 Khám chữa bệnh 9,1 23,3 59,5 Chuyện học hành con cái 15,1 15,9 59,5 Chuyện hôn nhân con cái 8,6 14,2 59,5 Chọn nghề nghiệp con cái 12,5 13,4 50,0 Ở nhóm nghèo, trong gia đình người phụ nữ vẫn ít có quyền quyết định hơn. “Khi có vấn đề lớn trong gia đình thường có sự bàn bạc trước giữa vợ và chồng nhưng nếu như chưa đi đến thống nhất thường chồng cũng là người quyết định vì là người trụ cột, làm ra thu nhập chính trong gia đình” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Tham Đôn) Ở những nhóm nông dân khác cũng có cùng quan điểm như vậy: Khi có vấn đề gì trong gia đình thì cả hai cùng thống nhất nhưng người chồng là người quyết định những vấn đề lớn (Kết quả PRA nhóm nông dân khá xã Phú Mỹ); Khi có việc cần thỏa thuận giữa hai vợ chồng, người vợ thường chiều theo ý chồng lý do chồng làm ra tiền. (Kết quả PRA nhóm nông dân khá xã Phú Mỹ) Sự phân công lao động giữa nam giới và nữ giới là hình thức biểu hiện của vị thế và vai trò của nam và nữ trong gia đình và xã hội. Trong gia đình người đàn ông luôn được xem là trụ cột. Mọi vấn đề người phụ nữ đều có sự tham gia quyết định nhưng khi có những tranh cãi, để dung hoà cuối cùng nữ giới đều nhường nhịn, chiều theo ý chồng vì “chồng là trụ cột, là người đóng góp phần lớn vào thu nhập trong gia đình”. Sự đánh giá đúng vai trò giới sẽ tạo điểu kiện cho người phụ nữ có cơ hội tham gia và quyết định trong các hoạt động gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong gia đình, cộng đồng cũng như hoạt động xã hội người phụ nữ phải đóng vai trò kép, nhưng vai trò tái sản xuất chưa được gia đình, xã hội nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn. Tuy nhiên, sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội nói chung cũng như những chuyển biến tích cực trong đời sống cộng đồng người Khmer giúp người phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động lao động xã hội, làm họ độc lập hơn về kinh tế, giao tiếp xã hội rộng rãi hơn, … Điều này tác động đến hành vi của người phụ nữ và họ sẽ có những phản ứng có lợi cho bản thân trước những kích thích của đời sống, môi trường xã hội. Những phản ứng đó cũng dần dần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử, và sẽ làm thay đổi những chuẩn mực, giá trị xã hội trong cách nhìn nhận vai trò người phụ nữ ở góc độ giới ngày càng tiến bộ hơn. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất và đời sống và sự liên kết giữa họ với cộng đồng khác Cộng đồng trong làng xã Việt Nam luôn có sự gắn kết chặt chẽ bởi những ràng buộc của các thiết chế, chuẩn mực, giá trị xã hội, mối quan hệ cộng đồng đã gắn kết từ bao đời. Mối quan hệ xã hội là chất keo kết dính các cá nhân, các nhóm hình thành nên những cộng đồng xã hội rộng lớn. Xã hội tồn tại và phát triển không chỉ dựa trên nền tảng từng tế bào - gia đình vững mạnh mà dựa trên những cộng đồng vững chắc làm thành cơ sở nền tảng của làng xã – đơn vị hành chính thấp nhất của xã hội Việt Nam. Phương thức cư trú của người Khmer cũng có những nét tương đồng với làng xã Việt Nam. Mối quan hệ cộng đồng thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh trong đời sống. Đó chính là vốn xã hội của mỗi nông hộ. Sự gắn kết thể hiện ở mối quan hệ gắn bó tình cảm, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong đời sống của tình cảm “xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau” (Xem phụ lục 1, bảng 45 & 46). Mạng lưới quan hệ xã hội rộng và vững chắc giúp mỗi cá nhân có thể tìm được sự hỗ trợ với những sự kiện lớn trong cuộc sống mà nằm ngoài khả năng của một người hay một gia đình. Mỗi cá nhân, tùy theo mối quan hệ xã hội có thể tìm đến sự giúp đỡ của nhiều nơi khác nhau từ láng giềng, họ hàng, các vị sư sãi hay các tổ chức tại cộng đồng. Tính cộng đồng của đồng bào Khmer không chỉ thể hiện trong nội tại cộng đồng mà còn thể hiện ở mối quan hệ với cộng đồng dân tộc khác. Bảng 27: Nơi có thể giúp đỡ khi gia đình có việc hiếu hỉ, tang ma Nơi giúp đỡ khi gia đình có việc Tần số Tỷ lệ % Sư sãi ở chùa 194 83,6 Họ hàng 189 81,5 Hàng xóm 131 56,5 Tổ chức đoàn thể 105 45,3 Khác 2 0,9 Mạng lưới quan hệ xã hội của cộng đồng Khmer không giới hạn trong nội tại cộng đồng mà mở rộng với cộng đồng người Kinh và Hoa. Cùng chung sống, cùng hoà hợp và giao lưu, tiếp biến các giá trị vật chất, văn hoá, tinh thần giữa 3 dân tộc là nhân tố quan trọng trong sự chuyển biến ở nhiều khía cạnh trong tiến trình phát triển của đồng bào Khmer. Sự giao lưu cùng những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách làm thay đổi những giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử trong lối sống đồng bào Khmer. Việc làm giàu, học hành, tiếp cận với xã hội, phương tiện hiện đại được nhìn nhận rất cởi mở. Sự chuyển đổi này là nhân tố thúc đẩy sự phát triển cộng đồng người Khmer. Trong quá trình giao lưu đó, những giá trị bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer không bị đồng hoá, đánh mất và mai một mà nó phát triển theo hướng hoà nhập, hội nhập (Kết quả PRA các nhóm cán bộ, sư sãi và nông dân ). Mỗi cộng đồng bên cạnh sự kiểm soát của những thiết chế chính thức của nhà nước như pháp luật, chính trị, hệ tư tưởng,… thì những chuẩn mực, thiết chế, giá trị, khuôn mẫu hành vi phi chính thức như tôn giáo, đoàn thể, nhóm cộng đồng, phong tục tập quán… cũng góp phần củng cố cho sự tồn tại và phát triển vững chắc của cộng đồng qua không gian và thời gian. Tham gia các hoạt động xã hội, công tác cộng đồng không chỉ là trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng mà nó còn được nhìn nhận như là một biểu hiện của việc “làm phước”. (Kết quả PRA nhóm nông dân khá giàu xã Phú Tâm). Trong mạng lưới quan hệ xã hội, thiết chế tôn giáo có liên hệ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Khmer. Mọi vui buồn trong đời sống người Khmer không thể thiếu vai trò của thiết chế tôn giáo mà cụ thể hơn là các vị sư sãi. Các vị sư sãi được người dân Khmer sùng kính cũng không đơn thuần vì quyền uy tôn giáo dành cho họ, mà giữa người dân với họ còn có gì gắn bó ruột thịt hơn nhiều. Gia đình người Khmer có người ốm đau, bệnh tật, thiên tai, hoạn nạn,... thì họ tìm đến các vị sư sãi để được an ủi, chỉ bảo. Đám tang, đám cưới,... có thể nói, mọi niềm vui, nỗi buồn,... đều có mặt các vị sư chia bùi sẻ ngọt, tụng kinh làm phước (Xem phụ lục 1, bảng 45 & 46). Các vị sư sãi Khmer với triết lý sống làm phước, đã đến với dân chúng trong những lúc họ khó khăn nhất mà không cần bất cứ điều kiện nào nên họ rất được lòng dân. Mặt khác, với chức năng của một ngôi trường học chữ, học đạo lý của chùa và vai trò thầy giáo của sư sãi cũng đã tăng cường sự kính trọng, gắn bó của người dân đối với chùa và các vị sư sãi. Các vị sư sãi luôn thường trực trong cuộc sống của người dân Khmer. Dù trong cộng đồng người Khmer sống biệt lập hay sống xen kẽ với dân tộc khác trong sản xuất đều có sự hợp tác nhau trong nhiều hoạt động như làm đất, tưới tiêu, gieo sạ, thu hoạch, … Các hoạt động này cùng thực hiện đồng loạt theo khu vực, cộng đồng nhằm giảm chi phí, giảm sự phá hoại của dịch hại, thuận tiện cho sản xuất và đó cũng là nhu cầu về sự hợp tác giữa những cá nhân sống trong cộng đồng. Đồng bào Khmer thường có xu hướng giao tiếp nhiều hơn với nhóm cùng dân tộc nhất là các thông tin kỹ thuật, thị trường, vần đổi công. Khi trao đổi mua bán sản phẩm đầu ra, vật tư nông nghiệp, cây con giống thì quan hệ với người Kinh là chủ yếu vì đồng bào Khmer ít làm các dịch vụ, mua bán. Ở đây không có sự phân biệt dân tộc nhưng do giữa các dân tộc luôn có những dị biệt về văn hoá, chuẩn mực giá trị, lối sống và đặc biệt là ngôn ngữ vì vậy người Khmer luôn hướng đến những nhóm có tính tương đồng cao hơn trong quan hệ. Cả 3 cộng đồng dân tộc đã cùng chung sống, đoàn kết và sẻ chia những giá trị văn hoá, tinh thần, giá trị vật chất, kiến thức, kinh nghiệm trong đời sống từ bao đời. Bảng 28: Giao tiếp giữa người Khmer với người Kinh và Hoa (%) Hoạt động giao tiếp Với người Khmer Với người Kinh Với người Hoa Trao đổi thông tin kỹ thuật 86,0 7,0 7,0 Trao đổi thông tin thị trường 89,7 8,5 1,8 Vần đổi công 84,2 2,7 13,1 Bán sản phẩm 16,5 78,7 4,8 Mua vật tư nông nghiệp 18,6 61,4 20,0 Sự phát triển của cộng đồng người Khmer cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung của xã hội. Sự giao lưu về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục tập quán, …. diễn ra một cách tự nhiên và rất mạnh mẽ giữa các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Con cái của ba dân tộc tìm hiểu, yêu nhau và kết hôn rất phổ biến. Họ tôn trọng và giao thoa, tiếp biến các nghi lễ, tập tục cưới xin lẫn nhau (Kết quả PRA các nhóm nông dân và nhóm cán bộ). Họ cùng chung sống, cùng giao lưu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nên những thế hệ con cháu mang cả ba dòng máu Kinh – Hoa – Khmer. Mối liên kết cộng đồng còn thể hiện ở sự liên hệ với các tổ chức tại cộng đồng. Đây là cách ứng xử rất linh hoạt và cởi mở. Điều đó giúp cho người Khmer mở rộng các mối quan hệ xã hội ngoài mối quan hệ huyết thống thân tộc. Tuy nhiên, ở nhóm người nghèo Khmer, nhất là nhóm đi làm thuê, cũng có chiều hướng sống tách biệt với các tổ chức của địa phương, họ ít tiếp xúc với cán bộ xã và ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong địa phương mình. Do vậy mạng lưới quan hệ của họ hạn chế và cũng giới hạn hơn khi tìm sự hỗ trợ trước những khó khăn trong cuộc sống nhất là những phúc lợi từ các chương trình chuyển giao kỹ thuật, vay vốn ưu đãi, trợ giá trợ cước. Kết quả thực hiện PRA (biểu đồ Venn) cho thấy mạng lưới quan hệ xã hội của nhóm nông dân nghèo rất hạn chế (5 - 6) so với nhóm khá giàu (6 - 10), nhất là với các cơ quan, tổ chức đoàn thể địa phương (Xem phụ lục 2, hình 4 – hình 9). Trường học Trạm Y tế Cộng đồng Hàng xóm Uỷ Ban xã Chùa Hình 2: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn trên nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên Hội Chữ thập đỏ Cộng đồng Uỷ Ban xã Chùa Trạm Khuyến nông Hội Nông dân Trung tâm giống Trường học Ban Nhân dân ấp Trạm Y tế Hình 3: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn trên nhóm nông dân khá giàu xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên Như vậy, mạng lưới các mối quan hệ xã hội không chỉ thể hiện ở khía cạnh giao tiếp xã hội mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các hoạt động, các lĩnh vực trong đời sống. Ở góc độ nông hộ mối quan hệ xã hội là 1 trong 5 nguồn vốn nông hộ và có mối tương quan với các nguồn lực khác. Sự mở rộng quan hệ cộng đồng, giao lưu với bên ngoài là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng người Khmer. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Sinh sống lâu đời ở ĐBSCL, hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Khmer vẫn dựa trên nền tảng hoạt động nông nghiệp. Trong đó trồng lúa đóng góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập nông hộ Khmer. Cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập có sự phân hoá giữa các nhóm nông hộ nghèo và khá giàu. Ở nhóm nông hộ nghèo thì cơ cấu nghề nghiệp cũng như thu nhập từ hoạt động làm thuê nông nghiệp, phi nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu. Nhóm nông hộ khá giàu thu nhập từ hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Điều đó cũng nói lên xu hướng tập trung ruộng đất trong nhóm người giàu và tình trạng thiếu hoặc không đất sản xuất của những nông dân nghèo do cầm cố, bán đất đã và đang diễn ra trong cộng đồng người Khmer. 2. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành đoàn thể quan tâm hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong khu vực đồng bào Khmer sinh sống. Nguồn tiếp cận thông tin rất phong phú từ cán bộ kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng, đại lý vật tư nông nghiệp và giữa từ nông dân-nông dân. Do những khác biệt trong văn hoá, tấp quán, ngôn ngữ nên việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của người Khmer còn khó khăn. Những nông dân nghèo hạn chế trong việc tiếp cận thông tin kỹ thuật cũng như các phúc lợi từ chương trình khuyến nông. Trong cộng đồng người Khmer, thiết chế tôn giáo đóng vai trò quan trọng và tích cực trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật thông qua việc vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động chuyển giao. 3. Mặc dù tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm tư vấn thông tin thị trường ở một vài huyện nhưng sự tiếp cận của đối tượng hưởng lợi, nhất là đồng bào Khmer vẫn còn rất hạn chế. Đồng bào Khmer tiếp cận thông tin thị trường chủ yếu qua phương tiện truyền thông đại chúng và thông tin lẫn nhau giữa nông dân-nông dân. Thị trường tác động trực tiếp đến sản xuất của nông dân từ yếu tố đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, đa số nông hộ Khmer ít thay đổi trong quy mô cũng như loại hình hàng hoá sản xuất. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện canh tác, lao động, điều kiện kinh tế thì nguồn thông tin thị trường nông dân tiếp cận được thường thiếu tính cập nhật và tính sát thực giữa thông tin và thực tế do vậy nó ít tác động đến quyết định sản xuất của nông hộ. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tạo điều kiện cho đồng bào Khmer thuận tiện hơn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin thị trường. Các chợ, đại lý thu mua tại địa phương và mạng lưới hàng xáo cũng giúp nâng cao tính cạnh tranh và trao đổi hàng hoá. 4. Người Khmer tiếp cận vốn tài chính phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ nguồn vay chính thức. Bên cạnh đó, đồng bào Khmer cũng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình, dự án của Chính phủ, địa phương và các dự án của tổ chức phi chính phủ. Những hỗ trợ này đã góp phần giúp đồng bào Khmer, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa cải thiện cuộc sống, xoá đói, giảm nghèo. Việc tiếp cận vốn tài chính cũng có sự phân hoá giữa các nhóm nông hộ tuỳ theo điều kiện kinh tế. Nhóm hộ khá giàu thuận tiện trong tiếp cận vốn từ các ngân hàng với số vốn vay lớn, lãi suất thấp và thời gian vay dài. Nhóm nông hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận các nguồn vay ưu đãi do sự hạn chế mạng lưới quan hệ xã hội vì phải thường xuyên đi làm thuê xa nhà, không có tài sản thế chấp, thiếu kiến thức sử dụng vốn. Khi gặp khó khăn người nghèo vay mượn của người cho vay lãi, hàng xóm, người thân, thậm chí bán tài sản đất đai, bán lúa non, mượn tiền công. Giải pháp này tiếp tục đưa người nghèo vào cái vòng lẫn quẩn của nghèo đói và dễ bị tổn thương hơn. 5. Những chuẩn mực, giá trị trong giáo lý Phật giáo tiểu thừa và tập quán người Khmer tác động đến quan niệm và khuôn mẫu hành vi, giá trị trong đời sống cộng đồng người Khmer. Đồng bào Khmer tự nhận mình là cư dân nông nghiệp, không có kỹ năng và kiến thức trong mua bán kinh doanh do vậy hoạt động này ít phát triển. Việc kinh doanh mua bán, chăn nuôi ít nhiều được xem là nguồn gốc của tội lỗi, đi ngược lại quan điểm làm phước trong Phật giáo tiểu thừa nên không phát triển mạnh. Điều này để lại dấu ấn đậm nét trong những người đã từng qua tu học ở chùa. Giá trị của người thanh niên Khmer xưa là phải trải qua tu học đạo đức, kiến thức ở chùa hiện nay cũng đã thay đổi. Con em người Khmer được khuyến khích học hành để có kiến thức, hiểu về cuộc sống và xã hội nhiều hơn, phục vụ cho gia đình, cộng đồng và xã hội. 6. Nguồn thu nhập nông hộ nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng chi phí nông hộ cũng tăng. Bên cạnh nguồn chi tiêu phục vụ đời sống và sản xuất thì chi tiêu cho việc làm phước, cúng chùa và lễ hội cũng chiếm tỷ lệ quan trọng trong chi phí cũng như nguồn thu nhập hàng năm của nông hộ. Xét ở góc độ kinh tế điều này ảnh hưởng đến đời sống, nhất là nhóm nông hộ nghèo nhưng ở góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì nó là giá trị, chuẩn mực trong đời sống văn hoá cộng đồng người Khmer. Các lễ hội dân tộc, tôn giáo cũng không ngừng vận động cho phù hợp với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội. Các lễ hội hiện nay được tổ chức đơn giản hơn so với trước đây để tiết kiệm nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá và mang đậm tính dân tộc. 7. Quan hệ cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất người Khmer. Họ thiết lập mạng lưới quan hệ xã hội chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày quan hệ gần gũi với họ hàng người thân, làng giềng, đặc biệt là người Khmer có mối liên hệ chặt chẽ, sâu sắc với chùa, với các vị sư sãi. Các vị sư sãi luôn hiện diện trong đời sống người Khmer dù là lúc vui, lúc buồn, khi hạnh phúc hay bất hạnh. Mối quan hệ cộng đồng không chỉ thể hiện trong phạm vi những người cùng dân tộc mà giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa đã có mối quan hệ mật thiết lâu đời. Giữa các dân tộc đã quan hệ, giao lưu bền chặt, cùng bước chung những chặng đường lịch sử và hình thành những thế hệ con cháu mang cả 3 dòng máu Việt – Khmer – Hoa. Trong giao tiếp, quan hệ cộng đồng giữa đồng bào Khmer với người Kinh, người Hoa không có sự phân biệt. Tuy nhiên hoạt động giao tiếp trong nhóm cùng dân tộc thể hiện thường xuyên hơn trong giao tiếp hàng ngày, trao đổi thông tin kỹ thuật, thị trường, vần đổi công. Khi trao đổi mua bán sản phẩm đầu ra, vật tư nông nghiệp, cây con giống thì quan hệ với người Kinh là chủ yếu vì đồng bào Khmer ít làm các dịch vụ, mua bán. Ở đây không có sự phân biệt dân tộc nhưng do giữa các dân tộc luôn có những dị biệt về văn hoá, chuẩn mực giá trị, lối sống và đặc biệt là ngôn ngữ vì vậy người Khmer luôn hướng đến những nhóm có tính tương đồng cao hơn. Mạng lưới quan hệ xã hội của nhóm nông hộ nghèo hạn chế hơn so với nhóm khá giàu nhất là trong liên hệ với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tại cộng đồng do vậy cũng hạn chế trong việc tiếp cận các phúc lợi cũng như quyền ra quyết định với những vấn đề chung, vấn đề quan trọng trong cộng đồng ở nhóm nghèo. 8. Yếu tố giới trong nông hộ Khmer cũng có sự phân công rõ rệt vai trò nam và nữ giới ở từng hoạt động tùy theo vai trò và năng lực của mỗi giới. Nam giới thường đảm trách các công việc và quyết định trong sản xuất, phụ nữ đảm đương chủ yếu công việc trong gia đình cũng như các quyết định liên quan đến những việc mà họ đảm nhận. Hoạt động giao tiếp và tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội phần lớn do nam giới tham gia. Những quyết định quan trọng trong gia đình đa số đều có sự bàn bạc và đồng thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, ở hầu hết các quyết định khi chưa đạt đến sự đồng thuận thì quyền quyết định cuối cùng cũng thuộc về người đàn ông nhất là ở nhóm nghèo vì họ là người đóng góp quan trọng trong kinh tế, là trụ cột gia đình mặc dù phụ nữ vẫn là người giữ “tay hòm chìa khoá”. Vai trò giới của người phụ nữ trong cộng đồng người Khmer thể hiện ở tất cả các hoạt động sống bao gồm hoạt động sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng xã hội. Nam giới cũng có sự chia sẽ với phụ nữ nhưng sự tham gia của họ trong hoạt động tái sản xuất chưa nhiều. Người phụ nữ cùng lúc phải đóng vai trò kép điều đó làm họ trở nên quá tải trong vai trò của mình. Xu hướng chia sẽ vai trò giới trong hoạt động sống và quyền quyết định các vấn đề trong gia đình và cộng đồng tạo điều kiện cho người phụ nữ phát huy vai trò, tham gia nhiều hơn vào hoạt động cộng đồng xã hội và phát triển cá nhân. 2. Kiến nghị Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống toàn diện cho đồng bào người dân tộc luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành và của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy đời sống đồng bào Khmer Sóc Trăng đã có nhiều thay đổi không chỉ ở góc độ đời sống kinh tế vật chất mà còn thể hiện ở sự thay đổi trong quan niệm, thế giới quan, các khuôn mẫu hành vi thể hiện qua lối sống. Tuy vậy, đời sống đồng bào Khmer ở ĐBSCL nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực ở nhiều mặt. Nghiên cứu này đưa ra một số khuyến nghị mang tính giải pháp có thể để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho cộng đồng người Khmer như sau: Nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ và người dân Nâng cao trình độ cho người dân là giải pháp chiến lược quan trọng và đảm bảo tính bền vững trong phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer Đẩy mạnh hoạt động giáo dục cho người Khmer. Xây dựng mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo, giáo dục mầm non đến trung học phổ thông ở các địa bàn người dân tộc, đặc biệt là loại hình trường phổ thông dân tộc nội trú giúp con em người Khmer có thể học tại chỗ, đỡ tốn kém chi phí. Mở rộng đối tượng, tăng chỉ tiêu học sinh vào học ở trường dân tộc nội trú tạo điều kiện học tập cho con em người Khmer, nhất là đồng bào nghèo, đồng bào ở vùng sâu vùng xa có điều kiện học cao hơn. Tăng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên người Khmer vùng đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông tạo điều kiện cho con em người Khmer thuận tiện đến trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, sách giáo khoa, nhất là sách tiếng Khmer cho các trường học. Cải cách chương trình giảng dạy đồng bộ vì chương trình phổ thông đã cải cách nhưng sách tiếng Khmer vẫn theo chương trình cũ. Nên xem tiếng Khmer là một ngoại ngữ và cần cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cho ngôn ngữ này, vì trong chương trình học học sinh Khmer học nhiều hơn học sinh người Việt, Hoa do phải học thêm tiếng Khmer. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, cổ động người dân cho con em đi học đến nơi đến chốn trong đó cần nâng cao vai trò của sư sãi ở chùa trong hoạt động này. Có chính sách khuyến khích, vận động cho con em Khmer học mẫu giáo để sớm tiếp xúc với tiếng Việt giúp học sinh thuận tiện hơn trong học tập, nhất là với môn Văn – Tiếng Việt. Mở rộng chính sách ưu đãi trong giáo dục tạo điều kiện cho con em người Khmer nghèo được đến trường, giảm tỷ lệ bỏ học. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cấp cơ sở các kiến thức chuyên môn, quản lý, lập kế hoạch góp phần nâng cao hiệu quả, tính bền vững, công bằng trong công tác quản lý cũng như thực hiện các chương trình, dự án phát triển đời sống vùng đồng bào dân tộc nhất là đồng bào dân tộc nghèo. Tiếp cận nguồn vốn Mở rộng tín dụng cho người nghèo, cần tăng số tiền vay, kéo dài thời gian vay và đơn giản hoá thủ tục vay vốn giúp người nghèo tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi. Tăng cường các hình thức vay tín chấp giúp đối tượng nghèo tiếp cận được nguồn vốn bên cạnh việc tư vấn, hướng dẫn các phương án sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đảm bảo sự tham gia, tính công bằng và lợi ích đến được đúng đối tượng được hưởng lợi. Hoạt động của các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và sự tham gia của người dân đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng. Quan tâm đến đối tượng là người nghèo, phụ nữ, người dân ở vùng sâu vùng xa. Tăng cường các hoạt động xây dựng quỹ tương trợ, cho vay vốn trong các nhóm nông dân, các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ Nông dân,... giúp người dân có thêm vốn tài chính khi gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống nhằm hạn chế tình trạng vay vốn với lãi suất cao, bán lúa non, bán đất đai. Khoa học kỹ thuật và thị trường Tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiện có không chỉ về chuyên môn kỹ thuật mà cần nâng cao kiến thức về văn hoá, xã hội giúp cho hoạt động chuyển giao kỹ thuật vùng dân tộc đạt hiệu quả tốt hơn. Ưu tiên đào tạo và có chính sách ưu đãi, khuyến khích cán bộ là người Khmer. Dạy tiếng Khmer cho cán bộ kỹ thuật vùng đồng bào dân tộc. Bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật phương pháp giảng dạy, kỹ năng giao tiếp khi chuyển giao kỹ thuật giúp cho người dân dễ tiếp nhận và áp dụng các mô hình sản xuất, kỹ thuật mới vào sản xuất. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chuyển giao kỹ thuật, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu về kỹ thuật và vốn sản xuất cho người dân. Tăng cường vai trò của các vị sư sãi trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật. Chùa là nơi tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật, sư sãi là người vận động người dân tham gia, là đối tác trung gian trong giao tiếp giữa cán bộ kỹ thuật và người dân. Chú ý đến vai trò của những người có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Đa dạng hoá hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng đối tượng trong cộng đồng người Khmer nhằm tăng thu nhập bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp cho từng địa phương, từng đối tượng giúp người nghèo tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Cung cấp thông tin thị trường đầy đủ, cập nhật và sát thực giúp nông dân sử dụng như một kênh thông tin quan trọng trong quyết định sản xuất. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm giao thông, điện, điện thoại,... giúp cho hệ thống thông tin và mạng lưới thị trường nông thôn phát triển. Có chính sách trợ giá, trợ cước, giảm, miễn thuế, một số loại phí, quỹ cho người dân nhất là người nghèo. Xây dựng các nhóm hoặc hợp tác xã cung cấp vật tư nông nghiệp, đầu ra sản phẩm ở từng cộng đồng, khu vực dân cư giúp giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận sản xuất. Y tế, chăm sóc sức khoẻ Tăng cường kiểm tra việc cấp phát sổ bảo hiểm y tế để đảm bảo những đối tượng được nhận bảo hiểm y tế miễn phí đều có sổ khám bệnh miễn phí. Kiểm tra, giám sát thái độ, chất lượng khám chữa bệnh cho đối tượng có sổ hộ nghèo, sổ bảo hiểm, thành lập các hộp thư góp ý giúp người dân tin tưởng và tiện lợi trong tiếp cận dịch vụ này. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm xá cấp xã, thành lập các tổ y tế ở từng cụm dân cư đối với những địa bàn ở xa trạm y tế giúp người dân thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ này. Tăng cường cán bộ y tế cho hệ thống y tế cấp xã, có chính sách đào tạo cho cán bộ y tế chủ chốt cấp cơ sở kiến thức về truyền thông và chuyên môn. Tăng cường đào tạo chuyên môn, có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho cộng tác viên y tế ở các ấp. Trong hoạt động vận động, giáo dục truyền thông về sức khoẻ cần kết hợp nhiều ban ngành phối hợp thực hiện như Ban Dân số Kế hoạch hoá Gia đình, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,... Đầu tư các chương trình, dự án nước sạch nông thôn đảm bảo người dân có nước sạch sinh hoạt, nhất là trong mùa khô. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại khám chữa bệnh. Tư liệu sản xuất Có chính sách hỗ trợ cho những người không có hoặc có ít đất sản xuất bằng chính sách giãn dân, di dân đến nơi có quỹ đất. Việc làm này cần có sự tham gia ý kiến và sự đồng thuận của người dân vì nó liên quan đến phong tục, lối sống và văn hoá sống tụ cư trên giồng đất quanh ngôi chùa của đồng bào Khmer cũng như sự mất mát vốn xã hội khi thay đổi nơi cư trú. Hỗ trợ tư liệu sản xuất phải kèm theo sự quan tâm các chính sách ưu đãi khác về vốn, trợ giá trợ cước, thị trường, kiến thức kỹ thuật, phương án sản xuất, y tế, giáo dục,... để tránh tình trạng người dân sẽ lại bán đất vì làm ăn thất bại. Hướng dẫn, khuyến khích, giúp đồng bào Khmer sử dụng tối đa hiệu quả đất đai xung quanh vườn nhà tạo ra giá trị kinh tế. Đào tạo nghề miễn phí nhất là đối với những hộ không có tư liệu sản xuất giúp họ tìm được công việc và thu nhập ổn định hơn hoạt động làm thuê nông nghiệp. Đối với các lễ hội, tập quán của đồng bào Khmer Tuyên tuyền, giáo dục người dân trong việc tham gia tổ chức các lễ hội dân tộc và tôn giáo của đồng bào Khmer theo xu hướng tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí tiền bạc đồng thời vẫn đảm bảo được tính dân tộc và truyền thống. Giải pháp mang tính lâu dài nhằm hạn chế và tiến đến loại bỏ những tập tục, lễ nghi ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc là nâng cao trình độ, nhận thức cho người dân, phát triển mạng lưới giáo dục vùng đồng bào dân tộc. Trong nhiều chức năng của ngôi chùa Khmer thì chức năng văn hoá là quan trọng hơn cả. Do vậy cần phát triển mạng lưới văn hoá thông tin đến các vùng đồng bào dân tộc thông qua các vị sư sãi. Với vai trò và uy tín của mình, các vị sư sãi sẽ là nhịp cầu chuyển tải thông tin, kiến thức không chỉ là nhằm đế phát triển văn hoá, nâng cao dân trí mà còn có tác động trong các hoạt động khác. Trong các chính sách, chương trình phát triển phải xem sư sãi là một lực lượng không thể thiếu và có đóng góp quan trọng trong mọi hoạt động phát triển đời sống vùng đồng bào dân tộc. Phụ lục 1: Danh sách các bảng số liệu Bảng 29: Số đơn vị mẫu phỏng vấn theo giới tính Giới tính Tần số Tỷ lệ % Nam 107 46,1 Nữ 125 53,9 Tổng 232 100 Bảng 30: Loại hộ Loại hộ Tần số Tỷ lệ % Khá giàu 106 45,7 Nghèo 126 54,3 Tổng 232 100 Bảng 31: Loại nhà ở Loại nhà ở Tần số Tỷ lệ % Nhà kiên cố 79 34,1 Nhà bán kiên cố 64 27,6 Nhà gỗ cột đúc 32 13,8 Nhà tạm bợ 57 24,6 Tổng 232 100 Bảng 32: Mức sống nông hộ so với năm 2000 Mức sống Tần số Tỷ lệ % Khá hơn trước 159 68,5 Không thay đổi 45 19,4 Kém hơn 28 12,1 Tổng 232 100 Bảng 33: Thu nhập trung bình của nhân khẩu Loại hộ Thu nhập trung bình (VNĐ/năm) Thu nhập trung bình (VNĐ/tháng) Khá giàu 7.547.578 628.964 Nghèo 2.060.113 171.676 Bảng 34: Tổng chi phí nông hộ năm 2005 so với năm 2000 Chi phí so với năm 2000 Tần số Tỷ lệ % Tăng 173 75,2 Giảm 13 5,7 Không thay đổi 44 19,1 Tổng 230 100 Bảng 35: Chi phí nông hộ dành cho cúng chùa và lễ hội Loại chi phí Hộ khá giàu Hộ nghèo Chi phí cúng chùa (VNĐ/tháng) 174.860 193.700 Chi phí lễ hội (VNĐ/năm) 1.942.490 785.390 Bảng 36: Chi phí lễ hội so với năm trước Chi phí lễ hội Tần số Tỷ lệ % Tăng 106 46,5 Giảm 20 8,8 Không đổi 102 44,7 Tổng 228 100 Bảng 37: Có các lớp huấn luyện tổ chức tại địa phương trong năm qua Lớp tập huấn tổ chức tại địa phương Tần số Tỷ lệ % Có 145 64,7 Không 21 9,4 Không biết 58 25,9 Tổng 224 100 Bảng 38: Nội dung các lớp huấn luyện kỹ thuật Nội dung các lớp tập huấn Tần số Tỷ lệ % Lúa 131 92,9 Chăn nuôi 43 30,5 Cây màu 41 29,1 Thuỷ sản 9 6,4 Cây ăn trái 6 4,3 Bảng 39: Số lần tham gia huấn luyện trung bình/năm Loại hộ Số lần tham gia huấn luyện Nghèo 2,42 Giàu 2,62 Trung bình 2,55 Bảng 40: Nơi thường tổ chức lớp tập huấn Nơi tổ chức lớp huấn luyện Tần số Tỷ lệ % Nhà nông dân 50 36,2 Trụ sở ấp/ TT học tập cộng đồng 28 20,3 Chùa 16 11,6 Ủy ban nhân dân xã 13 9,4 Nơi khác (Ruộng, vườn,…) 54 39,1 Bảng 41: Mức độ áp dụng kỹ thuật được tiếp nhận vào sản xuất Mức độ áp dụng thông tin kỹ thuật Tần số Tỷ lệ % Rất thường xuyên 21 19,1 Thường xuyên 77 70,0 Ít khi 12 10,9 Tổng 110 100 Bảng 42: Tình hình vay vốn nông hộ từ 2000 - 2005 Vay vốn từ 2000 - 2005 Nghèo Giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Có vay vốn 50 39,6 80 75,5 Không vay vốn 76 60,4 26 24,5 Tổng 126 100 106 100 Bảng 43: Nơi thường bán sản phẩm Nơi bán Tần số Tỷ lệ % Hàng xáo mua tại nhà/ ruộng 111 74,5 Chợ xã 22 14,8 Chợ xã khác 18 12,1 Chợ huyện/ tỉnh 2 1,3 Bảng 44: Phương tiện vận chuyển sản phẩm khi bán Phương tiện đi bán sản phẩm Tần số Tỷ lệ % Xuồng ghe 40 47,6 Xe máy 14 16,7 Đi bộ 14 16,7 Xe đạp 6 7,1 Khác 15 17,9 Bảng 45: Tìm sự giúp đỡ khi gia đình có người đau ốm Nơi tìm sự giúp đỡ Tần số Tỷ lệ % Hàng xóm 144 64,3 Họ hàng 120 53,6 Y tá tại địa phương 46 20,5 Sư sãi 9 4,0 Tổ chức đoàn thể 7 3,1 Khác 28 12,5 Bảng 46: Nơi tìm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn về tài chính Nơi tìm sự giúp đỡ về tài chính Tần số Tỷ lệ % Hàng xóm 114 54,8 Họ hàng 91 43,8 Tổ chức đoàn thể 19 9,1 Sư sãi 2 1,0 Khác 55 26,4 Phụ lục 2: Danh sách các hình Hình 4: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân khá giàu xã Phú Mỹ CLB IBM Uỷ Ban xã Chùa Trạm Y tế Cộng đồng Trường học Ban nhân dân ấp Hình 5: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân nghèo xã Phú Mỹ Điện lực Uỷ Ban xã Chùa Trạm Y tế Cộng đồng Trường học Ngân hàng Hình 6: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân khá giàu xã Phú Tâm Ngân hàng Uỷ Ban xã Chùa Trạm Y tế Cộng đồng Trường học Điện lực Hình 7: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân nghèo xã Phú Tâm Hội Chữ thập đỏ Trạm Y tế Cộng đồng Hội Người cao tuổi Hội Việt kiều Uỷ Ban xã Chùa Hình 8: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân nghèo xã Tham Đôn Trường học Trạm Y tế Cộng đồng Ban nhân dân ấp Uỷ Ban xã Ngân hàng Hình 9: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn nhóm nông dân khá giàu xã Tham Đôn Hội Chữ thập đỏ Cộng đồng Uỷ Ban xã Chùa Đoàn Thanh niên Trung tâm Khuyến nông Trường học Trạm Y tế Hội Phụ nữ Hội Nông dân Ban Nhân dân ấp Hình 10: Biểu đồ trình độ học vấn của những người trong độ tuổi lao động Tài liệu tham khảo AusAID, 2004, Báo cáo tổng kết Phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng, 2005, Báo cáo tham luận về mức sống và tăng trưởng của đồng bào Khmer giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Sóc Trăng, ngày 11/08/2005 Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng, 2005, Báo cáo kết quả công tác dân tộc 9 tháng năm 2005 và quyết định 1637 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/08/2005 Cục Thống kê Sóc Trăng, 2004, Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng 1976 – 2003 L.M.H, Hội thảo “Tuyên truyền bằng tiếng Khmer trên sóng phát thanh”, Nguyễn Mạnh Cường, 2002, Vài nét về người Khmer Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé, 2003, Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo (Báo cáo nghiên cứu Dự án MDPA) Sơn Phước Hoan (Chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục Nguyễn Văn Lê, 1998, Nhập môn xã hội học, NXB Giáo dục Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hồng Liên (Chủ biên), 2002, Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, NXB Khoa học Xã hội Trường Lưu (Chủ biên), 1993, Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hoá Dân tộc Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994, Xã hội học Khái niệm – Khuynh hướng - Vấn đề, Ban xuất bản đại học mở bán công TP.HCM Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc - Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cửu Long Phan Thị Yến Tuyết, 1993, Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Sóc Trăng & Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ Trần Khánh Linh, Khai trương kênh truyền hình mới CVTV2 tiếng Khmer, PhiÕu ®¨ng ký kÕt qu¶ NCKH (MÉu 13 - §KKQNC) MÉu 13 - §KKQNC ®¹i häc quèc gia hµ néi trung t©m hç trî nghiªn cøu ch©u ¸ ---------------------------------------------- PhiÕu ®¨ng ký KÕt qu¶ Nghiªn cøu Khoa häc Tªn §Ò tµi: T¸c ®éng cña phong tôc tËp qu¸n ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi céng ®ång ng­êi Khmer tØnh Sãc Tr¨ng C¬ quan chñ tr× ®Ò tµi: ViÖn Nghiªn cøu Ph¸t triÓn §BSCL §Þa chØ: Khu II, Tr­êng §¹i häc CÇn Th¬, ®­êng 3/2, quËn Ninh KiÒu, thµnh phè CÇn Th¬ §iÖn tho¹i: 071.830040 C¬ quan qu¶n lý ®Ò tµi: Trung t©m Hç trî Nghiªn cøu Ch©u ¸ - §HQGHN §Þa chØ: Phßng 501, Nhµ §iÒu hµnh §HQGHN, 144 Xu©n Thuû, CÇu GiÊy §iÖn tho¹i: 754 7987 Tæng kinh phÝ thùc chi: 43.624.500 VND (ch­a bao gåm chi phÝ tæ chøc héi th¶o nghiÖm thu 1.500.000 VND) Trong ®ã: Tõ kinh phÝ ®­îc Trung t©m Hç trî Nghiªn cøu Ch©u ¸ tµi trî: 45.000.000 ® tõ nguån kinh phÝ kh¸c: 0 x 1000 ® hoÆc USD kinh phÝ tù cã: 0 x 1000 ® hoÆc USD thu håi x 1000 ® hoÆc USD Thêi gian nghiªn cøu: ..................th¸ng Thêi gian b¾t ®Çu: 08/ 2005 Thêi gian kÕt thóc: 06/2007 Tªn c¸c c¸n bé phèi hîp nghiªn cøu (Hä vµ tªn) 1. Chñ nhiÖm ®Ò tµi: TS. TrÇn thanh bÐ 2. Nh÷ng ng­êi tham gia TT Cộng tác viên Họ và tªn Họchàm, học vị Chuyên ngành Cơ quan công tác 1 Dương Ngọc Thành Tiến sĩ Phát triển nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 2 Nguyễn Văn Sánh Tiến sĩ Chính sách phát triển Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 3 Lê Cảnh Dũng Thạc sĩ Kinh tế tài nguyên Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 4 Sơn Phước Hoan Cử nhân Ngữ Văn Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 5 Nguyễn Văn Nay Cử nhân Xã hội học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 6 Hứa Hồng Hiểu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 7 Nhan Xuân Thanh Cử nhân Luật Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 8 Đỗ Thị Đến Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 9 Nguyễn Thanh Bình Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 10 Nguyễn Ngọc Sơn Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 11 Phạm Hải Bửu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 12 Nguyễn Thị Xuân Trang Cử nhân Khoa học môi trường Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 13 Nguyễn Công Toàn Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL Sè ®¨ng ký §Ò tµi Ngµy Sè chøng nhËn ®¨ng ký kÕt qu¶ nghiªn cøu Ngµy T×nh tr¹ng b¶o mËt Phæ biÕn réng r·i Phæ biÕn h¹n chÕ B¶o mËt Tãm t¾t kÕt qu¶ nghiªn cøu Lý do chọn đề tài ĐBSCL là vùng kinh tế mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước. Đây là khu vực trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản hàng hoá của cả nước đồng thời khu vực này giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Việc phát triển kinh tế ĐBSCL, do vậy, là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Phát triển kinh tế ĐBSCL cũng đồng thời với quá trình nâng cao đời sống của những cộng đồng cư dân ở đây, đặc biệt là đồng bào người dân tộc. Với số dân đứng thứ hai khu vực ĐBSCL, người Khmer đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc Khmer còn có đời sống văn hoá tinh thần, phong tục tập quán rất phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại một số địa phương có đông người dân tộc sinh sống vẫn còn chậm so với mặt bằng chung của vùng. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86%. Thực tế ở Sóc Trăng cho thấy địa bàn người Khmer cư trú tập trung chiếm 51,53% dân số là vùng sâu, vùng xa gồm 52 xã thuộc vùng III, vùng đặc biệt khó khăn. Mặc dù các cấp chính quyền đã có những sự quan tâm đầu tư thích đáng ở các khu vực này nhưng trên thực tế hiệu quả các chương trình cũng như thực trạng đời sống người Khmer vẫn chưa được cải thiện nhiều. Và người Khmer vẫn là cộng đồng tương đối chậm phát triển về nhiều mặt của đời sống trong tương quan với cộng đồng dân cư còn lại như người Kinh, người Hoa. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ văn hoá chưa cao, đồng thời đây là cộng đồng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ĐBSCL hiện nay. Mục tiêu Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của yếu tố phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, đề tài mong muốn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan địa phương và những ai quan tâm có cách nhìn tổng thể và sâu sắc vai trò của yếu tố phong tục tập quán và các giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng dân tộc này. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Lý thuyết hệ thống được sử dụng làm lý thuyết nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Hệ thống ở đây được hiểu như là tổng hoà hoàn chỉnh bao gồm các thành tố và các mối quan hệ giữa chúng trong mối tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội tạo thành một cấu thể toàn vẹn, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý và cách tiếp cận dưới góc độ lối sống cũng được sử dụng để xem xét các vấn đề diễn ra trong đời sống cộng đồng người Khmer. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu Địa bàn nghiên cứu được tiến hành trên 2 huyện của tỉnh Sóc Trăng, mỗi huyện chọn 2 xã, xã Viên Bình và Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên, xã Phú Tâm và Phú Mỹ huyện Mỹ Tú Thu thập số liệu thứ cấp của tỉnh, 2 huyện và 4 xã Phỏng vấn cán bộ địa phương, sư sãi bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia 12 cuộc (KIP) Phỏng vấn nông hộ bằng hai phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): mỗi xã chọn 3 nhóm nông dân (khá giàu, trung bình và nghèo), mỗi nhóm 8 – 10 người. Phỏng vấn bằng phiếu điều tra (Questionnaire): phỏng vấn 232 nông hộ Các số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS. Kết quả thảo luận Kết quả nghiên cứu trình bày một số vấn đề hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer Sóc Trăng thuộc địa bàn nghiên cứu. Đề tài cũng chỉ ra những tác động của phong tục tập quán đến đời sống đồng bào Khmer xét ở nhiều góc độ khác nhau. Sự tác động của tập quán không thể hiện một cách trực tiếp lên đời sống kinh tế mà biểu hiện qua các nhân tố trung gian như sự tiếp cận vốn tài chính, tiếp cận thông tin, mạng lưới quan hệ xã hội, quan niệm về giá trị, các chi phí nông hộ. Quan niệm về đời sống và sản xuất Hoạt động kinh tế trong cộng đồng người Khmer vẫn chủ yếu dựa trên nền kinh tế nông nghiệp mà cây lúa có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu thu nhập nông hộ. Các hoạt động khác khác như chăn nuôi, thuỷ sản, trồng rẫy, ... còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu sản xuất. Người nghèo có ít đất hoặc không đất sản xuất nên hoạt động làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp là chủ yếu. Do trình độ văn hoá và chuyên môn thấp nên đa số người làm thuê thường nhận mức lương thấp, thu nhập bấp bênh và công việc không ổn định. Đời sống đồng bào Khmer cũng chịu sự chi phối chặt chẽ của yếu tố tập quán và giáo lý phật giáo tiểu thừa. Hơn 90% đồng bào Khmer theo Phật giáo tiểu thừa do vậy thế giới quan, quan niệm sống, chuẩn mực, giá trị đều chịu ảnh hưởng bởi giáo lý phật giáo. Đồng bào Khmer, nhất là những người đã từng qua việc tu học ở chùa rất hạn chế trong việc chăn nuôi, kinh doanh buôn bán. Việc kinh doanh buôn bán vốn dĩ người không phải là thế mạnh của người Khmer và nó cũng được xem là nguồn gốc của tội lỗi vì mua bán tất yếu sẽ có sự thiếu chân thật để kiếm lời. Lối sống tụ cư trên các giồng cát tập trung xung quanh chùa cũng làm hạn chế việc chăn nuôi, trồng trọt xung quanh nhà. Việc tu học ở chùa ngày nay cũng có xu hướng giảm rất nhiều. Điều kiện kinh tế khá hơn, việc tiếp cận với trường học thuận tiện hơn do vậy con em Khmer đến trường tiếp thu kiến thức phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này. Chức năng giáo dục ở chùa chỉ thực hiện vào thời gian nghỉ hè dạy chữ Khmer cho học sinh. Những người tu học ở chùa ngày nay cũng vừa tu học ở chùa vừa học ở trường của nhà nước do vậy họ không chỉ tích luỹ được kiến thức về phật pháp mà kiến thức về cuộc sống cũng được trang bị. Sống tụ cư quanh chùa, các lễ hội, hoạt động văn hoá của đồng bào Khmer đều có liên quan đến Phật giáo. Dù là các lễ hội dân tộc hay tôn giáo đều được tổ chức ở chùa. Đời sống văn hoá, tâm linh của người Khmer gắn bó chặt chẽ với thiết chế tôn giáo. Hàng năm người Khmer tham gia nhiều lễ hội. Hiện nay, chi phí cho các lễ hội, việc cúng chùa và làm phước tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể trong thu nhập cũng như chi phí nông hộ. Các lễ hội dần được tổ chức theo xu hướng tiết kiệm về tiền bạc và thời gian cũng như đơn giản hoá các lễ nghi nhưng vẫn đảm bảo tính dân tộc và cái hồn của lễ hội. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật, tiếp cận thông tin thị trường trong cộng đồng người Khmer Đối với người nghèo việc tiếp cận với các phúc lợi xã hội cũng còn nhiều hạn chế. Trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật người nghèo ít tiếp cận được phúc lợi từ các chương trình khuyến nông. Không đất hoặc ít đất sản xuất, làm thuê xa nhà là chủ yếu, họ ít quan tâm và ít thiết lập được mạng lưới quan hệ xã hội nhất với với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương nên không nắm thông tin là nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này. Người dân tiếp cận thông tin kỹ thuật từ nhiều kênh thông tin như cán bộ kỹ thuật, thông tin đại chúng, đại lý vật tư nông nghiệp, nông dân-nông dân. Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cũng được đa số nông dân đánh giá có kết quả tốt. Nhóm nông dân khá giàu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất có mức độ chấp nhận kỹ thuật mới nhanh, nhạy bén với thị trường. Trong mỗi cộng đồng họ được xem là người đi tiên phong trước khi những cái mới được những người khác ứng dụng một cách rộng rãi. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật cũng như thông tin thị trường vẫn còn những mặt hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dân. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật trong vùng dân tộc Khmer không thể bỏ qua vai trò của thiết chế tôn giáo. Chùa cũng là nơi diễn ra các lớp huấn luyện. Các vị sư sãi đóng vai trò tích cực trong việc vận động, khuyến khích người dân tham gia và cũng là người trung gian trong giao tiếp giữa cán bộ kỹ thuật và nông dân. Khả năng tiếp cận nguồn vốn Đồng bào Khmer tiếp cận vốn tài chính từ nhiều nguồn. Đa số nông hộ khá giàu vay vốn từ ngân hàng với số vốn vay nhiều, lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Những hộ nghèo ngoài ngân hàng họ thường vay mượn của người cho vay lãi, hàng xóm, người thân, mượn trước tiền công hoặc bán lúa non, ... để giải quyết khó khăn về tài chính. Người nghèo thường không có tài sản đất đai thế chấp, thường đi làm thuê xa nhà và sợ làm ăn lỗ do không biết cách sử dụng vốn nên họ ít tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi. Do vậy, người nghèo dễ bị tổn thương và lại rơi vào cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo. Yếu tố giới trong đời sống người Khmer Vai trò giới trong gia đình nông hộ Khmer phân chia theo loại hình công việc, vai trò và chức năng giới về mặt sinh học, xã hội. Trong sản xuất nam giới đảm đương hầu hết các công việc nặng, phụ nữ cũng chia sẻ một phần các công việc trong hoạt động sản xuất. Công việc nội trợ do nữ giới đảm đương và nam giới cũng chia sẻ những việc nặng trong gia đình. Các quyết định trong sản xuất cũng như công việc trong gia đình đa số do người chồng quyết định. Tuy có sự chia sẻ và bàn bạc với người phụ nữ trong nhiều quyết định nhưng quyền quyết định cuối cùng đều thuộc về người đàn ông vì họ là người trụ cột và đóng góp chủ yếu cho kinh tế gia đình. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất, đời sống và sự liên kết giữa họ với cộng đồng khác Mạng lưới quan hệ xã hội của đồng bào Khmer không chỉ thiết lập với nhóm thân tộc, láng giềng cùng dân tộc mà nó còn được mở rộng với cộng đồng người Kinh, người Hoa. Quan hệ với nhóm cùng dân tộc chủ yếu trong hoạt động giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong sản xuất, vần đổi công do họ có cùng hệ giá trị, chuẩn mực, ngôn ngữ nên thuận tiện hơn. Đồng bào Khmer giao tiếp với người Kinh chủ yếu trong việc mua bán vật tư nông nghiệp, sản phẩm đầu ra vì người Khmer ít tham gia hoạt động này. Cả ba dân tộc cùng chung sống, chia sẻ những giá trị sinh hoạt văn hoá, tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, cuộc sống và đã từ lâu họ kết hôn với nhau hình thành những thế hệ con cháu mang cả ba dòng máu Kinh-Khmer-Hoa. Cộng đồng người Khmer cũng thiết lập mạng lưới quan hệ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, ở nhóm nông hộ nghèo mạng lưới quan hệ xã hội tương đối hạn chế hơn so với nhóm khá giàu do vậy họ cũng có những hạn chế trong việc tham gia ra quyết định ở cấp độ cộng đồng, tiếp cận các phúc lợi. Kết luận Điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống nói chung của cộng đồng người Khmer đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều kiện sống, thu nhập, đời sống văn hoá tinh thần, tiếp cận các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, ... đều có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đối với nhóm nông hộ nghèo vẫn còn nhiều khó khăn trong đời sống cũng như tiếp cận phúc lợi. Điều này đòi hỏi có sự quan tâm và phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương giúp người dân cải thiện đời sống, thoát nghèo. Phong tục tập quán thông qua các thiết chế tôn giáo, mối quan hệ, lối sống cộng đồng tác động đến hoạt động sản xuất – hoạt động kinh tế cộng đồng người Khmer. Mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật và nguồn vốn chịu ảnh hưởng của mối quan hệ mỗi cá nhân thiết lập được. Tập quán cũng tác động đến sự lựa chọn loại hình sản xuất trong hoạt động kinh tế của đồng bào Khmer. Sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội, sự giao thoa và tiếp biến các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc làm thay đổi một số giá trị, chuẩn mực trong cộng đồng người Khmer. Việc làm giàu, học tập, tiếp cận với xã hội hiện đại, phương tiện hiện đại được nhìn nhận rất cởi mở. Sự thay đổi này là nhân tố thúc đẩy sự phát triển cộng đồng người Khmer. Dù cùng chung sống, có sự giao thoa mạnh mẽ với các dân tộc khác và tác động của sự phát triển xã hội nhưng đồng bào Khmer vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, giá trị của người Khmer Nam Bộ. Trong tiến trình phát triển cộng đồng người Khmer không thể bỏ qua thiết chế tôn giáo bởi đây là nhân tố có vai trò quan trọng và tác động mọi mặt trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tâm linh người Khmer. KiÕn nghÞ vÒ quy m« vµ ®èi t­îng ¸p dông kÕt qu¶ nghiªn cøu: Chøc vô Chñ nhiÖm §Ò tµi Thñ tr­ëng C¬ quan chñ tr× ®Ò tµi Chñ tÞch Héi ®ång ®¸nh gi¸ chÝnh thøc Thñ tr­ëng C¬ quan qu¶n lý §Ò tµi Hä vµ tªn TrÇn thanh bÐ NguyÔn duy cÇn Häc hµm, häc vÞ TiÕn sÜ TiÕn sÜ Ký tªn §ãng dÊu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao%20cao%20tong%20hop%20de%20taiTran%20Thanh%20Be.doc
Tài liệu liên quan