Đề tài Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng minh sự đóng góp tích cực của mình vào chung sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thới vừa qua Quốc hội Nhà nước Việt Nam đã thông qua luật thuế thu nhập cá nhân và có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 đã tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói chung, nền kinh tế nói riêng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm phân tích sự tác động của thuế đối với chứng khoán và đưa ra biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là phân tích sự tác động của thuế đối với chứng khoán và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy, hoàn thiện chính sách thuế đối với chứng khoán 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của đề tài là tác động của thuế đối với các chủ thề tham gia trên thị trường chứng khoán Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập chung phân tích tác động của thuế đối với chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp :  Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Phương pháp phân tích  Phương pháp chuyên gia 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm 3 chương sau đây: Chương I. Tổng quan về thuế và thị trường chứng khoán Chương II. Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam và tác động của chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III. Một số kiến nghị về thuề nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục Lục CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái quát về thị trường chứng khoán 1 Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán . 1 Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán .2 Các chủ thề tham gia vào thị trường chứng khoán .9 2. Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán 14 Khái niệm về thuế 14 Vai trò của thuế 14 Các loại thuế đối với chứng khoán .15 Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán .21 3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sừ dụng công cụ thuế tác động đến thị trường chứng khoán 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 25 2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam .27 Cơ sở pháp lý hoạt động cho thị trường chứng khoán Việt Nam27 Các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam .27 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam .28 3. Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam .29 3.1 Tác động của thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .30 3.2 Tác động của thuế đối với nhà đầu tư.31 3.3 Tác động của thuế đành trên thặng dư vốn .33 4. Những mặt tồn tại của chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam .34 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHĂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 36 Những cơ hội đối với thị trường chứng khoán Việt Nam . 36 Những thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam .36 2 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam .37 3 Giải pháp hoàn thiện chình sách thuế nhằm thúc dẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 40 4 Một số giải pháp hỗ trợ 41 Kế luận chung .43

pdf48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mức thuế khoán tính trên doanh thu. Đặc trưng phổ biến của chứng khoán là các giao dịch chứng khoán đều phải đăng ký nên cũng có người cho rằng thuế này cần xếp vào nhóm thuế đăng ký hoặc thuế tem. Nghĩa vụ thuế có thể do người bán chịu hoặc người mua chịu tuỳ theo từng nước (thí dụ Nhật Bản quy định người bán chứng khoán chịu, trong khi Thuỵ Sỹ quy định người bán chịu 50% và người mua chịu 50%). Mức thuế suất áp dụng thường rất thấp do tính thuế trên tổng giá trị mua/bán (thí dụ Thái Lan áp dụng mức thuế suất 0,1%, nhưng hiện nay đang được miễn, mức thuế suất tại Philippnes là 0,5%, Ấn Độ áp dụng mức 0,075%). Đây là loại thuế phổ biến nhất tại các nước có thị trường chứng khoán, kể cả ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…. và nước đang phát triển như Thái Lan, Philippnes, Indonesia… Đây cũng là loại thuế cổ xưa nhất trong các loại thuế đánh vào chứng khoán, nó đã xuất hiện ở Anh vào thế kỷ XVII khi mà việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu được thực hiện trên giấy tờ và phải có con dấu của chính quyền. Thuế giao dịch chứng khoán thường dễ áp dụng do đánh vào từng giao dịch mua/bán độc lập và được tổ chức thu theo phương thức khấu trừ tại nguồn thông qua các đối tác trung gian trả thu nhập là Công ty chứng khoán hoặc Sở giao dịch. Do đánh trên trị giá bán và các nước thường không phân biệt theo thời gian nắm giữ chứng khoán là ngắn hạn hay dài hạn, cũng như không phân biệt người mua/bán là tổ chức hay cá nhân. Chính vì vậy, loại thuế này được coi là công cụ để hạn chế đầu cơ (mua, bán nhiều lần trong thời gian ngắn phải chịu thuế nhiều lần) qua đó kiềm chế mức dao động về giá chứng khoán. Thuế đánh vào thu nhập do sở hữu chứng khoán Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu chứng khoán thường nhận được thu nhập dưới dạng cổ tức (dividends) trả cho cổ phiếu/phần vốn góp hoặc trái tức (interest) trả cho trái phiếu. Thu nhập từ cổ tức sẽ chịu thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ tại nguồn với tỷ lệ riêng biệt hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế của cá nhân hoặc thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông của hai loại thuế này. Việc đánh thuế đối với thu nhập từ cổ tức và lãi vay cũng rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước cho miễn thuế đối với lãi trái phiếu Chính phủ. Thuế tài sản ròng Ở một số nước, pháp luật quy định chứng khoán là một loại tài sản, trị giá chứng khoán được gộp chung với trị giá các loại tài sản khác của cá nhân. Trong thời gian đang nắm giữ/sở hữu chứng khoán, người sở hữu còn phải chịu thuế tài sản ròng (wealth tax). Thuế toài sản ròng được áp dụng ở các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển, Đan Mạch… Việc đánh thuế tài sản ròng đối với chứng khoán được rất ít nước áp dụng do loại thuế này không khuyến khích đầu tư, cản trở việc phát triển thị trường vốn và nếu muốn áp dụng nó đòi hỏi công tác quản lý thuế phải đạt trình độ rất cao. Thuế đánh vào thặng dư vốn khi chuyển nhượng chứng khoán Khi chuyển nhượng chứng khoán, người sở hữu có được thu nhập bằng giá bán trừ đi (-) giá mua, thường quen gọi là thặng dự vốn, lãi vốn (capital gains). Khoản thu nhập này sẽ bị đánh thuế dưới hình thức thuế đối với lãi vốn (tax on capital gains). Tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán sẽ phải chịu mức thuế riêng biệt cùng với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn khác hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp nếu cá nhân doanh nghiệp có thu nhập này. Có nhiều nước không đánh thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán niêm yết nhằm khuyến khích phát triển giao dịch trên thị trường chứng khoán và cũng là nhằm thu hút vốn đầu tư, như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong việc áp dụng thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán có ít nước áp dụng thuế suất khác nhau theo thời gian nắm giữ chứng khoán (ngắn hạn hay dài hạn) do chi phí quản lý cao và làm cho chính sách thuế thêm phức tạp. Tuy nhiên, cũng có một số nước đánh thuế đối với thặng dư từ chuyển nhượng chứng khoán có thời gian nắm giữ ngắn hạn nhẹ hơn đối với chuyển nhượng chứng khoán dài hạn, như Mỹ, Anh, Ấn Độ (thời gian như thế nào là ngắn hạn, mỗi nước cũng có quy định khác nhau). Một số vấn đề rút ra -Về điều kiện áp dụng: Chứng khoán được đăng ký giao dịch, kiểm soát được dòng vốn và giao dịch chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần của các Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng được đăng ký, đây chính là sự khác biệt lớn nhất của các nước với thực tế Việt Nam (các giao dịch OTC ở nước ta hiện nay thực chất là giao dịch chợ đen, không có cơ chế kiểm soát giao dịch thực). -Về loại thuế áp dụng và thuế suất: Tuỳ thuộc vào quan điểm chính sách và thực tế của mỗi nước. Các tiêu chí thường được cân nhắc áp dụng như: Vai trò với thu ngân sách nhà nước, chi phí quản lý thuế, những tác động của thuế đối với định hướng chính sách phát triển thị trường: cần khuyến khích đầu tư dài hạn hay khuyến khích chuyển dịch/hoặc kỳ vọng hạn chế chuyển dịch. -Công tác tổ chức thu: Phần lớn thực hiện phương thức khấu trừ tại nguồn, áp dụng cách đánh thuế riêng biệt với từng loại thu nhập về chứng khoán. Đối với những trường hợp cho phép gộp vào thu nhập chung để tính thuế theo biểu thuế suất luỹ tiến từng phần thì cũng thực hiện khấu trừ tại nguồn và kê khai, thanh toán khi người nộp thuế lập tờ khai quyết toán thuế năm. Kết luận Chương I đã hệ thống lại tổng quan về thị trường chứng khoán, thuế đánh vào chứng khoán. Đồng thời nêu lên kinh nghiệp đành thuế đồi với chứng khoán của một số nước trên thế giới. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Qua quá trình nghiên cứu về lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán, chúng ta đều thấy rằng: các buổi đầu sơ khai của hầu hết TTCK của các nước phát triển đềuđược hình thành một cách tự phát, nó ra đời từ các quán cà phê, các phố tụ tập đôngngười buôn bán, dần dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì TTCK ở các nướcđược hoàn thiện và phát triển với kỹ nghệ ngày càng cao.Còn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì sự ra đời có nhiềulợi thế hơn vì đã có được nền tảng kinh nghiệm của các nước phát triển. Có điềuchúng ta phải thấy rằng TTCK không phải là một bức tranh hoàn mỹ mà nó cũng phảitrải qua những bước thăng trầm, những đợt sóng lớn, sóng nhỏ tác động không chỉmột nước mà một loạt các nước trên thế giới đều ảnh hưởng theo.Do đó, nên thậntrọng trong việc chuẩn bị đầy đủ các bước để hình thành và phát triển TTCK. Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã thành lập ủy ban chứng khoán nhà nước( là cơ quan quản lý nhà nướcvề chứng khoán và TTCK) trước rồi mới tiến tới thành lập(TTGDCK TP.HCM) Theo một số tài liệu cho thấy trước năm 1993 thì ở Việt Nam đã có ý tưởng thành lập TTCK ở Việt Nam, cụ thể là vào năm 1955, GS.ThS Nguyễn Phú Trúc đãcó ý tưởng thành lập một TTCK ở nước ta, nhưng không thể thực hiện được do điềukiện đất nước không thuận lợi. Đến 1973 thì nước ta cũng có định là thành lập một sàn giao dịch tại Sài Gòn cũ nhưng sàn giao dịch này vẫn không thể thực hiện được vì lý do đất nước ta vào thời điểm đó đang cùng chung tay vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.Và như thế, mãi cho đến năm 1993 mới chính thức có quyết định thành lập TTCKở nước ta. Chúng ta có thể tóm tắt lại những mốc lịch sử hình thành TTCK Việt Nam cũng như TTGDCK TP.HCM như sau:  20/6/95: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 361/TTg về thành lập “Ban chuẩn bị tổ chức TTCK”  28/11/96: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký nghị định số 75/CP về việc thành lập “Ủy ban chứng khoán nhà nước”  11/07/98: Thủ tướng Phan Văn Khải ký nghị định số 48/1998/NĐ-CP vể chứng khoán và TTCK, đồng thời tại quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.  01/08/98: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký quyết định số 128/1998/QĐ- UBCK5 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán.  13/10/1998: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký:Thông tư số 01/1998/TT- UBCK hướng dẫn nghị định số 48/NĐ-CP về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.  Quyết định số 04/1998/ QĐ-UBCK3 về việc ban hành quy chế tổ chức và tổ chứng của công ty chứng khoán.  Quyết định số 05/1998/ QĐ-UBCK3 về việc tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.  10/06/99: Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 139/1999/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK việt nam.  21/08/99: Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 172/1999/QĐ- TTg về việc các tổ chức tín dụng thành lập công ty chứng khoán và tham gia niêm yết chứng khoán.  20/07/2000: khai trương TTGDCK TP.HCM.  28/07/2000: phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện tại TTGDCK TP.HCM, với hai loại cổ phiếu giao dịch REE và SAM. Như vậy có thể nói rằng: Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã trở thành văn bản đầu tiên qui định sự hình thành Trung tâm giao dịch chứng khoán tạiThành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM – trung tâm giao dịchchứng khoán đầu tiên mới được hình thành. Một trong những nguyên nhân cho sự đình trệ này là quá trình cải cách tài chính và cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra quá chậm chạp, không tạo nổi lượng “hàng hóa” cần thiết cho thị trường chứng khoán. 14h ngày 20/07/2000 khai trương sàn giao dịch chứng khoán .HCM & chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự tính, quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một vài tháng giảm sút, hiện nay VN-Index đang dao 530 điểm (đến giữa tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể, hiện có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó 23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra, còn có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Tính đến nay, trên thị trường có 55 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng năm, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký.(5/2007) 2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam Cơ sở pháp lý hoạt động cho thị trường chứng khoán Việt Nam Các văn bản pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán bao gồm: Luật chứng khoán ngày 27/6/2006 là cơ sở pháp lý lớn nhất chi phối thị trường chứng khoán, Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của uỷ ban chứng khoán nhà nước thay thế cho Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2004, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán); Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/3/2007 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: Nghị định số 64/2002/NĐ/CP về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước: Luật doanh nghiệp(2005) ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành bước đầu đã tạo được khung pháp lý góp phần xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, đến nay, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất định làm cản trở sự phát triển của thị trường, chưa bao quát và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010. Các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chứng khoán vốn Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 04/04/2008 thị trường chứng khoán Việt Nam có: Ở sờ giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đang niêm yết 4.332.417.270 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư với giá trị 236.573 tỷ đồng2 của 150 công ty , 3 chứng chỉ quỹ. Ở trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đang niêm yết 1.524.511.400 cổ phiếu 3 của 133 công ty Ngoài ra còn có hàng triệu cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung Chứng khoán nợ Tính tới thời điểm 31/12/2007 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 366 loại trái phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh trong đó có 296 trái phiếu chính phủ, 60 trái phiếu chính quyền địa phương, 10 trái phiếu doanh nghiệp. Với khối lượng niêm yết 588.354.345 đơn vị trong đó trái phiếu chính phủ có 457.207.000 đơn vị, trái phiếu chính quyền địa phương 85.730.745 đơn vị, trái phiếu công ty 45.416.600 đơn vị. Về giá trị đạt 58.835 tỷ đồng, trong đó trái phiếu chính phủ đạt 45.721 tỷ đồng, trái phiếu chính quyền địa phương đạt 8.573 tỷ đồng, trái phiếu công ty đạt 4.542 tỷ đồng. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo luật chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam có các chủ thể sau Quản lý thị trường chứng khoán Bộ Tài chính Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:  Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;  Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2 Bản tin thị trường chứng khoán số 62 ngày 05/04/2008 3 Bản tin chứng khoán (trung tâm giao dịch Hà Nội ngày 07/04/2008  Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;  Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; hiện đại hoá công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;  Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng;  Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các mẫu biểu có liên quan;  Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tổ chức phát hành: Công ty đại chúng Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:  Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;  Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;  Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên. Các tổ chức trung gian Từ khi thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay, các công ty chứng khoán cũng được hình thành và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung cũng như sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tính đến ngày 06/06/2008 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có 83 công ty chứng khoán đăng ký hoạt động . Tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh có 85 công ty chứng khoán hoạt động. 3. Tác động của Thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1 Tác động của thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo thông tư 76/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 và thông tư 100/2004/TT- BTC ngày 20/10/2004 của Bộ tài chính quy định về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp Được ưu đãi về thuế , được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 2 năm kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán và sau 2 năm doanhnghiệp sẽ phải nội thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế hiện hành Với việc giảm thuế này các doanh nghiệp đã có được một nguồn vốn khac để dầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng đựơc thu nhập, tăng mức sinh lời… Ví dụ: Công ty VLC có mức doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 100 tỷ đồng, chi phí giá vốn là 70 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 10 tỷ, chi phí bán hàng là 5 tỷ, doanh thu từ hoạt động tài chính là 10 tỷ, chi phí tài chính là 5 tỷ ( trong đó chi phí lãi vay là 4.5 tỷ) doanh nghiệp có 1 dư án đầu tư xây dựng mới có số vốn là 3 tỷ và đang cần có nguốn tài trợ, lãi suất ngân hàng là 18%/ năm. Vậy lợi nhuận của công ty như sau: Trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Đơn vị: Tỷ đồng Doanh thu 100 Giá vốn hàng bán 70 Lợi nhuận gộp 30 Chi phí bán hàng 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh 15 Doanh thu tài chính 10 Chi phí tài chính 5 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5 Lợi nhuận trước thuế 20 Thuế 5.6 Lợi nhuận sau thuế 14.4 Sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Đơn vị: Tỷ đồng Doanh thu 100 Giá vốn hàng bán 70 Lợi nhuận gộp 30 Chi phí bán hàng 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh 15 Doanh thu tài chính 10 Chi phí tài chính 5 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5 Lợi nhuận trước thuế 20 Thuế 2.8 Lợi nhuận sau thuế 17.2 Số thuế được giảm 2.8 Ta thấy doanh nghiệp khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán có lợi hơn những doanh nghiệp khi chưa được niêm yết, đối với doanh nghiệp niêm yết thì được hưởng chính sách thuế ưu đãi với số thuế ưu đãi này doanh nghiệp có thể tài trợ cho dự án của công ty. Kể từ ngày 01/01/2007 các doanh nghiệp khi niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp4 nữa. 3.2 Tác động của thuế đối với nhà đầu tư 3.2.1 Thuế đánh trên lợi tức từ việc đầu tư Việc đánh thuế đối với lợi tức từ dấu tư ánh hưởng không nhỏ với nhà đầu tư. Đối với nhà đấu tư cá nhân: Khi nhà đầu tư nhận cổ tức, lãi từ việc đầu tư bị đánh thuế thu nhập làm cho thu nhập của nhà đầu tư giảm xuống. Điều này làm cho tỷ suất sinh lợi giảm xuống, họ phải đắng đo cho việc lựa cho các hoạt động đầu tư. Ví dụ: Ông A đầu tư 100 triệu vào trái phiếu công ty ABC với mức lãi suất là 8%/năm, 100 triệu vào trái phiếu chính phủ lãi suất 7.5%/năm, 200 triệu vào cổ phiếu công ty ABC với cổ tức được chia trong năm là 20%/năm trên mệnh giá 10.000 đ/CP (ông sơ hữu 1000 cổ phiếu). Thu nhập trước thuế của ông A: Lãi trái phiếu công ty : 100 tr*8%= 8tr Lãi trái phiếu chính phủ5: 100tr*7.5=7,5tr Cổ tức công ty ABC: 1000*10%*10.000= 2tr Tổng thu nhập từ việc đầu tư: 17,5 triệu. Số thuế ông A nộp là: (8tr+2tr)*5%6=500.000 đ 4 Theo công văn số 10997/BTC-CST về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Chính 5 Trái phiếu chính phủ được miển thuế , Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 6 Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân Tổng thu nhập sau thuế: 8tr+7.5tr+2tr-500.000 đ=17 triêu đồng Tỷ suất sinh lợi: Khi không có thuế: 17tr/400tr=4.25% Khi có thuế: (8tr+7.5tr+2tr)/400tr= 4.38% Kết luận : khi có thuế đánh vào lợi tức từ việc đầu tư làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi từ việc đầu tư của nhà đầu tư. Đối với việc đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư phải đắng đo giữa việc đầu tư vào trái phiếu công ty hay là trái phiếu chính phủ. Ông A đầu tư vào trái phiếu công ty được lãi là 8 triệu, ông A phải đóng thuế 0,4 triệu, thu nhập ròng tư trái phiếu công ty là 7,6 triệu. Đối với trái phiếu chính phủ ông A thu được lãi ròng là 7,5 triệu. chênh lệch từ việc đầu tư là 0,1 triệu. trong việc này ông A có thể chuyển hướng sang đầu tư đối với trái phiếu chính phủ vì trái phiếu chính phủ có độ rủi ro gần như bằng không. Còn trái phiếu công ty có đội rủi ro cao hơn mà mức sinh lời không cao. Đối với nhà đầu tư tổ chức: Khi có thuế đánh trên lợi tức từ việc đầu tư chứng khoán, làm cho chi phí của công ty tăng thêm, lợi nhuận giảm xuống. Ví dụ: công ty ABC đầu tư chứng khoán:1 tỷ vào trái phiếu chính phủ lãi suất 7.5%/năm, 2 tỷ vào cổ phiếu công ty XYZ được chia cổ tức là 20%/năm trên mệnh giá 10.000( công ty nắm 150.000 cổ phiếu). Thuế thu nhập doanh nghiệp 28% Khi chưa đánh thuế Khi đánh thuế Doanh thu từ trái phiếu 0.075 0.075 Doanh thu từ cổ tức 0.3 0.3 Tổng doanh thu 0.375 0.375 Thuế từ lợi tức 0 0.015 Lợi nhuận trước thuế 0.375 0.36 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0.105 0.1008 Lợi nhuận sau thuế 0.27 0.2592 Tỷ suất lợi nhận sau thuế 9.00% 8.64% Tổng chi phí thuế 0.105 0.1158 Kết luận: với việc đánh thuế trên thì chi phi mà doanh nghiệp tăng lên khi đầu tư tài chính. Điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.2 Tác động của thuế đánh trên thặng dư vốn Có 2 phương pháp tính thuế: Đối với thu nhập từ chứng khoán áp dụng thuế suất ,1% trên giá trị chuyển nhượng, không phải quyết toán năm hoặc áp dụng thuế suất 20% trên thực lãi cả năm( đã bù trừ lỗ giữa các lần chuyển nhượng).Nhà đầu tư được lựa chọn phương pháp nộp thuế và đăng ký với cơ quan thuế từ đầu năm. Đối với hình thức áp dụng thuế suất 0.1% trên giá chuyển nhượng(cách 1): Với hình thức đánh thuế này thì việc xác định số thuế phải nộp thì rất đơn giản, chỉ cần tình giá trị giao dịch chứng khoán nhân với thuế suất 0,1%. Số thuế này được các công ty chứng khoán khấu trừ tại nguồn. Đối với hình thức áp dụng thuế suất 20% trên lãi cả năm( cách 2): Với hình thức này thì các nhà đầu tư phải đăng ký với cơ quan thuế để áp dụng phương pháp này. Khi mua bán chứng khoán các nhà đầu tư phải tính doanh thu và các khoản chi cho việc mua bán chứng khoán. Nếu các khoản thu nhập lớn hơp các khoản chi phí hợp lý thì nhà đầu tư có lãi và phải nộp 20% thuế trên khoản lãi nay. Nếu lỗ thì khoản lỗ này được chuyển lỗ sang các năm sau và tối đa 3 năm. Ví dụ: Ông A trong năm có các tình hình mua và bán các chứng khoán sau: Mua: 02/01/200X 10.000 CP Cty A với giá 50.000đồng /CP 06/05/200X 20.000 CP cty B với giá 32.000 đồng/CP 27/11/200X 15.000 CP cty X với giá 62.000 đồng/CP Bán: 05/01/200X 10.000 CP cty A với giá 48.000 đồng/CP 31/05/200X 20.000 Cp cty B với giá 35.000 đồng/CP 12/12/200X 14.000 CP cty X với giá 59.000 đồng/CP Với mức phí giao dịch là 0.2% giá trị giao dịch Với cách 1: Doanh thu sau khi bán chứng khoán: 10.000*48.000+20.000*35.000+14.000*59.000 = 2.006.000.000 đồng Chi phí mua chứng khoán: 10000*50000+20000*32000+15000*62000 = 2.070.000.000 đồng Số thuế ông A phải nộp là: (10.000*50.000+20.000*32.000+15.000*62.000+10.000*48.000+20.000*35.0 00+14.000*59.000)*0,1%= 4.076.000 đồng Số phí ông A nộp: (10.000*50.000+20.000*32.000+15.000*62.000+10.000*48.000+20.000*35.0 00+14.000*59.000)*0,2%= 8.152.000 đồng Lợi nhuận của Ông A 2.006.000.000-2.070.000.000-4.076.000-8.152.000 = - 76.228.000 đồng Với cách tính thuế này thì ông A đã lỗ nhưng vẫn phải đóng thuế với số thuế phải nộp là 4.076.000 đồng. Với cách 2: Doanh thu sau khi bán chứng khoán: 10.000*48.000+20.000*35.000+14.000*59.000 = 2.006.000.000 đồng Chi phí mua chứng khoán: 10000*50000+20000*32000+15000*62000 = 2.070.000.000 đồng Số phí ông A nộp: (10.000*50.000+20.000*32.000+15.000*62.000+10.000*48.000+20.000*35.0 00+14.000*59.000)*0,2%= 8.152.000 đồng Lợi nhuận tính thuế của ông A là: 2.006.000.000– 2.070.000.000 – 8.152.000 = -72.152.000 đồng. Do năm 200X ông A thua lỗ nên Ông A Không phải nộp thuế vả được chuyển lỗ sang năm sau. Như vậy, với 2 cách tính thuế như trên thì cách tính thuế thứ 2 có lợi hơn đối với nhà đầu tư. 4. Những mặt tồn tại của chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp Theo công văn số 10997/BTC-CST về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Chính thì các công ty đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 01/01/2007 sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo định hướng của Nhà nước khuyến kích cổ phần hoá, khuyến kích sự phát triển của thị trường chứng khoán thì công văn 10997/BTC-CST đã làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp niêm yết sau ngày 01/01/2007. Danh mục các loại chi phí hợp lý được đưa vào chi phí hợp lý dể tính thuế thu nhập doanh nghiệp chưa rõ ràng gây hiểu lầm và tính toán sai các khoản chi phí ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp. Với việc không cho các doanh nghiệp miễn giảm thuế trên đã không khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Đối với thuế thuế giá trị gia tăng Hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng7, bao gồm: - Môi giới chứng khoán; - Tự doanh chứng khoán; - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; - Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán; - Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán; - Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; - Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán; - Lưu ký chứng khoán; - Đại diện người sở hữu trái phiếu; - Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán. Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế nên các chi phí đầu vào cho các hoạt đông kinh doanh trên sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Như vậy thì thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ được tính vào chi phí của các doanh nghiệp kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với thuế thu nhập cá nhân Các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán khi giao dịch và không được kiểm soát của nhà nước và của cơ quan thuế nên ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn thu của ngân sách Khi các công ty phát hành cổ phiếu thưởng khuyến kích cho các cán bộ công nhân với giá ưu đãi thấp hơn rất nhiều đối với giá của thị trường. việc xác định giá để tính thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng này rất khó xác định. Kết luận Trong chương II đã khái quát quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng của thị trường chứng khoán, phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách thuế hiện hành đến thị trường chứng khoán nói chung, đến các chủ thể tham gia thị trường nói riêng. Đồng thời nêu lên những mặt tồn tại của các sắc thuế hiện hành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam 7 Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHĂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2. Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế a. Những cơ hội đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình hàng năm khoản 7%/năm, là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh của khu vực và của thế giới. với tốc độ phát triển cao như hiện nay đã làm thúc đẩy sự phát triển của các công ty niêm yết đổng thời của các công ty chứa niêm yết. Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như sự phát triển thị trường của các công ty Việt Nam. Thị trường tiêu thụ của các công ty Việt Nam được mở rộng và phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới thành lậpvà phát triển. Khi hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có cơ hội học tập các công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm điều hành thị trường. 01/01/2009 Thuế đánh vào chứng khoán sẽ được thực hiện, với mức thuế này là một mức thuế thấp so với các mức thuế của các nước trên thế giới. Đây cũng là một cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Với sự khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước của Việt Nam, đây là một cơ hội để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII của nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Và đây là thị thường thu hút vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam. b. Những thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Với sự mở nhanh của Việt Nam đây cũng là một thách thức không nhỏ cho thị trường chứng khoán cũng như cho nền kinh tế của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ phục vụ cho thị trường chứng khoán chưa tốt. Việt nam phải đối mặt với sự dịch chuyển dòng vốn gián tiếp đi ra khi thị trường chứng khoán suy giảm. Bên cạnh sự tăng trường kinh tế cao thì Việt Nam đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, năm 2007 tỷ lệ lạm phát trên 12%, dự báo năm 2008 đạt trên 20%/năm. Với tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đây là thách thức lớn đối với nên kinh tế và sự điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Việt Nam mới đánh thuế đối với chứng khoán nên sư ảnh hưởng của thuế đối với chứng khoán không nhỏ nên đây là một thách thức lớn đối với sự điều hành chính sách của chính phủ đồng thới của uỷ ban chứng khoán nhà nước. Khi mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết là tạo ra sức ép về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: (1) Đồng bản tệ sẽ lên giá, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; (2) Sức ép về gia tăng phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ lạm phát tăng, qua đó phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để giảm thiểu những rủi ro của thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và TTCK). Sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng “bong bóng” và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế 3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán... hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động ở Việt Nam. Đồng thời, thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết; cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tiết kiệm bưu điện… tham gia đầu tư trên thị trường vốn; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam Phát triển hàng hóa cho thị trường chứng khoán Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách đảm bảo Nhà nước thống nhất quản lý việc phát hành chứng khoán ra công chúng và quản lý các công ty đại chúng; áp dụng qui định quản trị công ty đối với các công ty đại chúng. Căn cứ Chương trình cải cách Doanh nghiệp Nhà nước 2006-2010, xây dựng và thực hiện kế hoạch gắn kết cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo Danh mục lĩnh vực, ngành nghề Chính phủ qui định. Cải tiến phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng nâng cao tỷ trọng đấu thầu, bảo lãnh phát hành theo các kỳ hạn khác nhau. Hoàn thiện khung pháp lý, lựa chọn và hướng dẫn các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư. Phát triển các hàng hoá khác trên thị trường chứng khoán bao gồm chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, các chứng khoán phái sinh. Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hóa với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời bán tiếp phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán Phát triển thị trường giao dịch chứng khoán Chuyển Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết và giao dịch cổ phiếu cho các công ty lớn. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo mô hình thị trường phi tập trung. Hướng dẫn và quản lý, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán chưa niêm yết tại công ty chứng khoán. Xây dựng và hoàn thiện thị trường giao dịch trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ. Phát triển các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán Ban hành quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi và mạng lưới cung cấp dịch vụ; tăng cường áp dụng cụng nghệ thụng tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường; hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp. Mở rộng phạm vi nghiệp vụ và quy mô của công ty quản lý quỹ; công ty quản lý quỹ thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ. Khuyến khích ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm lớn thành lập công ty quản lý quỹ; đa dạng hoá các loại hình đầu tư tập thể. Áp dụng quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất đối với các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; chuẩn mực hoá kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quy trình tác nghiệp, thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán. Phát triển tổ chức phụ trợ a) Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán: - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đưa Trung tâm Lưu ký Chứng khoán vào hoạt động để thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán mà các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đang đảm nhiệm. - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình nghiệp vụ để thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung chứng khoán của các công ty đại chúng tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán - Nghiên cứu đề án chuyển đổi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thành mô hình công ty, trong đó có vốn sở hữu của Nhà nước; đa dạng hoá nghiệp vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. b) Đối với các thành viên lưu ký: Phát triển mạng lưới thành viên lưu ký (công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký) cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện các quyền cho nhà đầu tư. Phát triển nhà đầu tư Phát triển tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, khuyến khích các tổ chức này thành lập các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, phấn đấu tỷ trọng đầu tư vào thị trường chứng khoán của tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đạt 20-25% tổng giá trị thị trường chứng khoán niêm yết vào năm 2010. Phổ cập giáo dục đào tạo các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng, nâng cao hiểu biết của công chúng về vai trò, lợi ích, rủi ro của hình thức đầu tư qua quỹ đầu tư chứng khoán. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin TTCK Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán hiện đại cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cỏc chuẩn mực cụng nghệ thông tin áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán đảm bảo cung cấp dịch vụ và thụng tin thị trường chứng khoán minh bạch và công bằng cho mọi đối tượng đầu tư. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ quản lý và điều hành thị trường; tin học hoá việc trao đổi, cập nhật dữ liệu thị trường chứng khoán. Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý, điều hành và giám sát thị trường. Hội nhập quốc tế về thị trường chứng khoán Thực hiện chương trình hội nhập thị trường vốn ASEAN bao gồm các nội dung: thực hiện sáng kiến Quỹ trái phiếu Châu Á; hài hoà hoá tiêu chuẩn phát hành, niêm yết, công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; kết nối giao dịch, niêm yết chéo giữa các Sở Giao dịch Chứng khoán ASEAN; tiến tới hình thành thị trường thứ cấp chung cho giao dịch trái phiếu các nước ASEAN; phấn đấu có doanh nghiệp tham gia danh sách 100 công ty niêm yết hàng đầu của các nước ASEAN. Thực hiện mở cửa dịch vụ thị trường chứng khoán theo lộ trình đã cam kết tại các Hiệp định song phương và đa phương. Quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán Xây dựng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong năm 2006. Chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán. Nâng cao tính minh bạch, công khai, công bằng của hoạt động thị trường chứng khoán trên cơ sở hoàn thiện và thực thi quy định về công bố thông tin, quy định quản trị công ty đối với công ty đại chúng. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, tăng cường hiệu quả giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoàn thiện và áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tiêu chí cảnh báo các giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán. Thực hiện Đề án nâng cấp đào tạo người hành nghề kinh doanh chứng khoán và đào tạo, tuyên truyền về thị trường chứng khoán cho công chúng đầu tư giai đoạn 2006-2010 được Bộ Tài chính phê duyệt 4. Giải pháp hoàn thiện chình sách thuế nhằm thúc dẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam a. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp Để khuyến khích sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung , của nền kinh tế nói riêng thì chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp phải tạo nên những đòn bẩy để các doanh nghiệp niêm yết tạo nguồn cung cho nền kinh tế. Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thuế phải có các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như:  Duy trì chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam  Hoàn thuế đối với các doanh nghiệp đã niêm yết sau ngày 01/01/2007  Hạ mức thuế thu nhập hiện hành đang áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết.  Quy định chi tiết các khoản chi phí hợp lý được đưa vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế nhanh chống hoàn thiện các hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời sớm đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết về thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động dể các các hướng dẫn kịp thời đồng thời chống các sai phạm, chống thất thu thuế của Nhà nước. Nâng cao công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp đang niêm yết, các doanh nhiệp chưa niêm yết về các chính sách thuế và các ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, niêm yết … b. Đối với thuế giá trị gia tăng Để khuyến kích hoạt động kinh doanh chứng khoán cần thay đổi chính sách thuế cho hoạt động này như:  Chuyển hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Thì thuế giá trị gia tăng đầu vào hợp lý của hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ được khấu trừ.  Đưa ra các danh mục các hoạt động chịu thuế, không chiu thuế để các doanh nghiệp biết để hạch toán kế toán thuế.  Thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, các công ty chứng khoán.. Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về luật thuế giá trị giá tăng Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế thường xuyên có dấu hiệu vi phạm hoàn thuế GTGT, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra sau hoàn thuế để hạn chế sự lợi dụng việc hoàn thuế chiếm đoạt tiền của nhà nước, kịp thời thu hồi tiền thuế thừa vào ngân sách. c. Đối với thuế thu nhập cá nhân Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính nhanh chống hướng dẩn nhà đầu tư, các tổ chức trung gian, các tổ chức niêm yết để có cơ sở thực hiện việc thu thuế cá nhân Thực hiện thu thuế tại nguồn để tránh tình trạng trốn thuế của các nhà đầu tư…, có các chính sách khuyến kích các công ty chứng khoán khi thu thuế tại nguồn. Cần có một trung tâm quản lý tập trung các công ty chưa niêm yết chính thức cụ thể theo định hướng của chính phủ là tập trung các công ty chứ niêm yết về trung tâm chứng khoán Hà Nội giao dịch các cổ phiếu của các công ty này. 5. Một số giải pháp hỗ trợ a. Đối với thị trường chứng khoán tập trung Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, tổng cục thuế, uỷ ban chứng khoán nhà nước cùng nhau họp bàn để đưa ra các chính sách thống nhất cho sự phát triển chung của thị trường chứng khoán. Cần hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế, các công ty chứng khoán… Về vấn đề miễn giảm thuế,hoàn thuế cho các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán… cần có các chính sách, các văn bản pháo luật quy định rõ cho từng đối tượng, từng mức thuế cụ thể. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ Nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác Chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua Tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như:  Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.  Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.  Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. b. Đối với thị trường chứng khoán phi tập trung Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này. Tập trung quản lý thị trường OTC, các cổ phiếu chưa niêm yết chính thức sẽ tập trung quản lý tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Khi quản lý tập trung thị sẽ giảm đựoc tình trạng trốn thuế khi giao dịch chứng khoán. Phải quy định khi giao dịch chứng khoán chưa niêm yết thì phải đến giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán để giao dịch thì việc giao dịch này mới hợp pháp và hợp lệ. Kết luận Trong chương III nêu lên các cơ hội, thách thức của thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời nêu lên những định hướng, kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết luận chung Đề tài đã hệ thống các loại thuế đối với chứng khoán, đồng thời nêu lên tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đưa ra những mặt tồn tại và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đ thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán nói chung, của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đề tài còn một số hạn chế như chưa phân tích sâu về tác động của một số sắc thuế do nguồn tài liệu còn ít và khả năng phân tích còn hạn chế. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắc Nghĩa của từ TTCK Thị trường chứng khoán D Cổ tức d % Tỷ lệ cổ tức F Mệnh giá MG Mệnh giá VHĐ Vốn huy động SPH Số trái phiếu phát hành CK Chứng khoán TW Trung ương NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp TT-BTC Thông tư – Bộ tài chính TTGDCK TPHCM Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh GS Giáo sư ThS Thạc sĩ QĐ Quyết định TTg Thủ tướng CP Chính phủ UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Thị trường chứng khoán – TS. Bùi Kim Yến- Nhà xuất bản Lao Động – năm 2006 2. Giáo trình Nhập môn Tài Chính Tiền Tệ - PGS. TS. Sử Đình Thành, TS Vũ Thị Bình Minh - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 3. Giáo trình Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước – PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng 4. Bản tin chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán TP Hổ Chí Minh 5. Bản tin chứng khoán Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 6. Tạp chí tài chính 7. Các văn bản pháp luật 8. Webside: www.ssc.gov.vn www.vse.org.vn www.hastc.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Tài liệu liên quan