Đề tài Tác động của thuế giá trị gia tăng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam

Thuế GTGT áp dụng ở Việt nam ngày 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu là một loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, biện pháp thu thuế. Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt nam. Sau hơn 2 năm thực hiện, thuế GTGT đã có những tác động tích cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp như: khuyến khích đâù tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế; không gây biến động về giá cả và không ảnh hưởng đến kế hoạch thu ngân sách của Nhà nước; góp phần hoàn thiện công tác quản lý hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phải khẳng định việc ban hành và đưa vào áp dụng thuế GTGT ở nước ta là một cố gắng lớn của Đảng, Chính phủ, đặc biệt nó thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong công tác tài chính nói chung và trong ngành thuế nói riêng. Song do đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với cả cơ quan thuế cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - những đối tượng nộp thuế nên việc nảy sinh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi. Do đó cần có sự xem xét, nghiên cứu những hạn chế, vướng mắc đồng thời đưa ra các biện pháp cho việc xử lý, giải quyết những vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả từ đó phát huy tối đa ưu thế của loại thuế này.

doc76 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của thuế giá trị gia tăng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức thuế suất sẽ không khuyến khích sự phát triển của ngành tin học. - Thời gian nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, nếu đơn vị nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị về sản xuất, khi về đến cảng phải nộp ngay thuế GTGT hàng nhập khẩu trong vòng 30 ngày kể từ khi có thông báo cuả hải quan. Thuế GTGT là thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm, ở đây chưa xuất hiện một giá trị tăng thêm nào đã phải nộp thuế GTGT là trái với bản chất của thuế GTGT. Mặc dù số thuế này sau này sẽ được khấu trừ hoặc hoàn trả nhưng doanh nghiệp hoạt động với 80% là vốn vay. Như vậy, ngoài việc đi vay để mua máy móc thiết bị các doanh nghiệp còn phải đi vay để nộp thuế GTGT. Điều này không phù hợp với cơ chế tín dụng hiện hành và không phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp Công ty liên doanh Đoàn kết quốc tế trao đổi hàng hoá với Lào được phía bạn thanh toán bằng 4.000 xe máy trị giá 4.950.000 USD. Khi nhập hàng qua cửa khẩu phải nộp 495.000 USD thuế GTGT, tương đương 7 tỷ VNĐ. Do thiếu vốn nên Công ty phải vay vốn Ngân hàng với lãi suất 1,2%/tháng để nộp thuế GTGT. Nhưng 3 tháng sau mới được khấu trừ do đó bị mất 250 triệu đồng trả lãi vay, dẫn đến thương vụ làm ăn này hầu như không có lãi. Hàng hoá nhập khẩu về chưa gia tăng giá trị mà đã phải đóng thuế GTGT là điều chưa hợp lý vì GTGT trước đó người bán đã đóng ở nước họ rồi. Về phương pháp tính thuế. Việc duy trì hai phương pháp tính thuế cùng với một biểu thuế có các mức thuế suất khác nhau đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khi họ áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau. Nếu gọi : T1: là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ ; T2: là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp; tr : là thuế suất thuế GTGT đầu ra; tv: là thuế suất thuế GTGT đầu vào; Gr: là giá hàng hoá, dịch vụ bán ra; Gv: là giá hàng hoá, dịch vụ mua vào; GTGT: là giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Thì: T1 = Gr x tr - Gv x tv = ( Gv + GTGT)tr - Gv x tv = Gv x tv + GTGT x tr - Gv x tv = GTGT x tr + Gv( tr - tv ) = T2+ Gv ( tr - tv) Nếu : tr > tv ị T1 > T2 Tr = tv ị T1 = T2 Tr < tv ị T1 < T2 Đối với các đơn vị chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là nông sản, thuế suất thuế GTGT đầu ra thường ở mức 10%, trong khi nguyên vật liệu đầu vào lại có thuế suất là 5% (hoặc được khấu trừ khống 5% nếu có bảng kê). Chính vì vậy, những đối tượng này khi áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ có số thuế gía trị gia tăng phải nộp nhiều hơn nếu họ áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Vấn đề khấu trừ thuế. Theo luật thuế GTGT có hai phương pháp tính thuế và hai loại hoá đơn phù hợp với hai phương pháp tính thuế. Mỗi phương pháp được xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hoặc không được khấu trừ là khác nhau. Vì vậy vấn đề khấu trừ sẽ nghiên cứu theo hai phương pháp nộp thuế. - Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ : Các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được phép khấu trừ đầu vào. Số tiền thuế đầu vào được ghi trên hoá đơn của hàng hoá dịch vụ được mua vào trong tháng không phân biệt đã xuất dùng hay chưa xuất dùng. Hàng tháng các cơ sở sản xuất kinh doanh lập bảng kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào và thuế GTGT đầu vào trong tháng cùng với số thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra để xác định số thuế GTGT phải nộp của cơ sở mình trong tháng. Việc xem xét khấu trừ khống sẽ không khuyến khích các cơ sở mua phế liệu, sản phẩm nông, lâm, sản về sản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. Ngoài ra việc tự kê khai để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tốn nhiều công sức và tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp khai man, trốn lậu thuế. - Đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Tất cả các doanh nghiệp, các hộ cá thể là đối tượng nộp thuế GTGT. Trong đó có 1,2 triệu hộ cá thể, tư nhân kinh doanh thì có khoảng 80% là chưa sử dụng hoá đơn hoặc đã dùng hoá đơn nhưng chưa đúng quy định, chưa hạch toán kế toán đầy đủ vì vậy đối với những hộ kinh doanh này phải áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Tính thuế theo phương pháp trực tiếp có 3 cách thu: + Thu theo kê khai đầy đủ: Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hoá đơn, chứng từ theo quy định, giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào và doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ đều có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. + Thu theo kê khai doanh số bán: Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chế độ lập hoá đơn, chứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào. + Thu khoán: Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, chế độ độc lập hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ. Trong đó thu khoán là hình thức thu chủ yếu. Thuế khoán thường phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của thuế vì vậy không tránh khỏi tiêu cực, không công bằng giữa các cơ sở sản xuất. Thực tế các cơ sở nộp thuế thu khoán nên việc sử dụng hoá đơn bán hàng rất tuỳ tiện, khó có thể quản lý được. Các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp gặp khó khăn: ã Không được khấu trừ thuế: Theo phương pháp trực tiếp Số thuế phải nộp = (Doanh số bán- giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng) x thuế suất Trong số liệu này không bao gồm chi phí tài sản cố định. Như vậy, những cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào. ã Gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: - Không được khấu trừ thuế đối với tất cả các chi phí đầu vào gồm nguyên liệu, tài sản cố định Vì vậy cùng với một loại hình sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chi phí sản xuất sẽ cao hơn cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (nếu coi các chi phí khác là bằng nhau). Đứng về mặt nào đó thì sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Theo quy định của luật thuế GTGT thì các doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào hoặc được khấu trừ với tỷ lệ thấp. Do đó tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hạn chế mua hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh của các cơ sở này có thể bị thu hẹp. Hoá đơn thuế GTGT bất hợp pháp lưu hành trên thị trường: Để đi sâu vào tìm hiểu hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường trước tiên tìm hiểu về hoá đơn hợp pháp. - Hoá đơn hợp pháp : Tất cả các tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thu tiền của người tiêu dùng đều phải lập và giao hoá đơn hợp pháp. Trường hợp mọi người kinh doanh không giao hoá đơn sẽ được xem là hành động trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Hoá đơn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định được doanh thu, tiền thuế đầu ra, đầu vào phục vụ việc tính thuế, kê khai thuế đúng đắn. Đối với người tiêu dùng, hoá đơn là bằng chứng về xuất xứ của hàng hoá để người tiêu dùng yêu cầu người kinh doanh thực hiện các chế độ hậu mãi, bảo hành (nếu có). Hoá đơn hợp pháp là tờ hóa đơn do Tổng cục thuế phát hành hoặc Tổng cục thuế uỷ quyền theo quy định, phải do người bán hàng lập và giao cho người mua hàng hoá, dịch vụ phải là bản gốc của liên thứ hai (liên giao cho khách hàng). Theo đó các nội dung quy định phải được ghi đầy đủ, không được tẩy xoá, sửa chữa, tờ hoá đơn phải nguyên vẹn không được rách hoặc nhàu nát. - Các loại hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường: Hiện nay trên thị trường xuất hiện 4 loại hoá đơn bất hợp pháp: + Loại thứ nhất: Không sử dụng loại hoá đơn theo quy chế của luật thuế. + Loại hoá đơn giả 100% do bọn in lậu lưu hành trên thị trường, tuy vậy bằng mắt thường cũng khó phân biệt. + Loại thứ ba: Là loại hoá đơn thật hoàn toàn nhưng ký hiệu và mã số thuế trên hóa đơn là giả, những cán bộ các đơn vị cần hoá đơn để thanh toán thường gặp phải hoá đơn này tại thị trường. + Loại thứ tư: Hoá đơn ghi tổng giá trị hàng hoá không khớp giữa các bên của hoá đơn, liên giao cho khách hàng cao hơn rất nhiều so với bên lưu. Loại gian lận này sẽ giúp các doanh nghiệp mua hàng được khấu trừ thuế cao hơn so với khấu trừ trên giá trị thật của hàng hoá. Qua kiểm tra đối chiếu hoá đơn đầu vào của công ty đường Biên hòa (Đồng nai) cơ quan thuế phát hiện trong số 22 tờ hoá đơn của cơ sở kinh doanh bột mỳ Bội ký xã Bình MInh, huyện Thống nhất xuất cho công ty đường Biên hoà thì có tới 20 tờ ghi số tiền chênh lệch 1.3 tỷ VND (giữa liên lưu và liên giao cho khách hàng để thanh toán). Những tác hại của hoá đơn giả đối với doanh nghiệp thương mại. - Tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp thương mại. Cơ sở nào sử dụng hoá đơn giả không bị phát hiện sẽ phải nộp thuế ít hơn (được khấu trừ khống nhiều hơn thực tế, thuế đầu ra nộp ít hơn) những cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ hoá đơn chứng từ nên có thể hạ giá sản phẩm vẫn đảm bảo có lãi. Vì vậy có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh bằng chính sách giá. - Khi doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp do chủ quan hay khách quan thì ngành thuế đều không khấu trừ thuế GTGT, không cho tính hoá đơn này vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, đồng thời bị phạt hành chính tối đa 2 triệu VND. Khi không được tính là khoản chi hợp lý thì phải chi từ quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận để lại cho cơ sở, điều này không một cơ sở nào mong muốn. Tác hại của hoá đơn bất hợp pháp gây ra cho nền kinh tế cũng như đối với bản thân doanh nghiệp hết sức to lớn. Theo quy định các tổ chức, các cá nhân bị vi phạm hành chính tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy vậy trên thực tế hiện tượng sử dụng hoá đơn bất hợp pháp vẫn xảy ra vì: - Sự quản lý hoá đơn, chứng từ của các cơ sở còn rất lỏng lẻo, nhiều chủ cơ sở chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc quản lý hoá đơn. - Sự phát hiện hoá đơn bất hợp pháp của cơ quan thuế còn chưa kịp thời. Khi phát hiện được còn xử phạt quá nhẹ, do đó đối tượng sử dụng không sợ. - Một số cá nhân, cơ sở còn chạy theo lợi nhuận, kiếm lợi trước mắt,không quan tâm tới tác hại do hoá đơn bất hợp pháp gây ra. Về vấn đề hoàn thuế: Các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT từ lâu, có kinh nghiệm thì việc hoàn thuế không có gì khó khăn, vướng mắc vì đã đi vào nề nếp, nhưng việc hoàn thuế đối với các nước phát triển áp dụng thuế GTGT là một vấn đề khó khăn cho Nhà nước. Thường các quốc gia chỉ chủ trương chuyển số thuế này sang kỳ năm sau. Đối với Việt nam thì luật thuế GTGT các cơ sở kinh doanh có số thuế đã nộp đầu vào lớn hơn số thuế phải nộp đầu ra liên tục trong 3 tháng, đơn vị có thể đề nghị hoàn thuế GTGT đã nộp. Để được hoàn thuế cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế bao gồm: - Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào đã nộp. - Bảng kê tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế phát sinh đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp, số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra đề nghị hoàn lại. - Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Thủ tục, trình tự giải quyết hoàn thuế cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng được hoàn thuế lập đúng, đủ các hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định và chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định số thuế hoàn trả cho cơ sở kinh doanh, ra quyết định hoàn thuế cho cơ sở gửi ra kho bạc, kho bạc có trách nhiệm làm thủ tục hoàn thuế cho cơ sở trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan thuế. Hồ sơ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đơn vị phải chạy đi chạy lại nhiều lần mới có thể hoàn tất được hồ sơ. Hiện nay tại cục thuế Hà nội, một hồ sơ hoàn thuế phải đủ 8 chữ ký việc hoàn thuế mới được thực hiện. Ví dụ: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp Hà nội có doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Sau đây là bảng số liệu hoàn thuế từng tháng của Công ty. Số thuế GTGT phải nộp là số âm (-) vì vậy số thuế được hoàn từng tháng. Vì việc hoàn thuế phức tạp, Công ty phải cử riêng một nhân viên kế toán chuyên làm nhiệm vụ tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra và chịu trách nhiệm hoàn thuế. Theo quy trình thu thuế mới không có cán bộ xuống cơ sở kiểm tra mà Công ty phải hoàn tất thủ tục hoàn thuế. Bảng số 3: Bảng tổng hợp thuế GTGT được hoàn lại (năm 1999) (Đơn vị: đồng) Tháng Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Thuế GTGT đầu ra. Thuế GTGT phải nộp. Tháng 1 11.076.558 8.544.065 -2.532.493 Tháng 2 301.299.841 234.897.768 -66.402.073 Tháng 3 816.659.478 234.897.768 -581.761.710 Tháng 4 705.362.578 204.317.256 -501.045.322 Tháng 5 732.091.081 83.254.010 -648.837.071 Tháng 6 1.392.966 735.463.576 -657.344.390 Tổng cộng 3.959.297.502 1.501.374.443 -2.457.932.059 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán- Công ty xuất nhập khẩu Hà nội.) Do trình độ cán bộ thuế có hạn nên hướng dẫn công ty chưa đầy đủ, phải mất nhiều thời gian, đi lại mất nhiều lần mới hoàn tất thủ tục hoàn thuế. Công ty phải dịch hợp đồng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nam để phục vụ riêng công tác hoàn thuế (vì không cơ quan nào đòi hỏi bản dịch). Mặt khác, do luật thuế còn mới nên cả cán bộ thuế cũng như cán bộ doanh nghiệp cũng chưa nắm bắt kịp thời. Chính vì thủ tục hoàn thuế quá mất thời gian nên trong năm 1999, cả nước mới hoàn thuế 236 tỷ đồng trên tổng số 350 tỷ đồng xin hoàn thuế của 800 đơn vị xin hoàn thuế. Các cơ quan thuế cũng rất dè dặt trong việc hoàn thuế vì sợ số liệu hoàn thuế không chính xác. Một số cục trưởng cục thuế chưa mạnh dạn giải quyết theo thẩm quyền quy định về hoàn thuế GTGT, một vài cục trưởng còn sợ trách nhiệm. Việc hoàn thuế theo luật thuế GTGT chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm, thời vụ), các cơ sở kinh doanh đi vay để nộp thuế và phải trả lãi vay, làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng cao, hiệu quả kinh doanh giảm. Với tư cách quy định hoàn thuế hiện hành sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. 3. Nguyên nhân. Nguyên nhân của những khó khăn trên là do: ã Về quan điểm, tư tưởng. * Cơ quan thuế - Có xu hướng đơn giản hoá vấn đề, muốn chuyển ngay từ thuế doanh thu sang thuế GTGT một cách dễ dàng, thuận chiều vì chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm của các nước, không cần giải pháp xử lý cần thiết mang tính quá độ cho giai đoạn chuyển tiếp. - Có quan điểm cho rằng khi thi hành thuế GTGT mặc nhiên sẽ thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn mà lại bỏ qua một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT ở nước ta chỉ là trường hợp nộp thuế GTGT theo chế độ khấu trừ người ta mới quan tâm đến vấn đề này, còn đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và mua hàng để tiêu dùng thì thuế GTGT chưa phát huy được tác dụng tích cực, chưa tạo cho mọi người ý thức sử dụng hoá đơn hơn nữa việc lập sổ sách chứng từ chủ yếu xuất phát từ lợi ích của cơ quan thuế chứ không phải của người nộp thuế nên chắc chắn họ sẽ tìm cách trì hoãn để trốn lậu thuế. * Doanh nghiệp - Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ chưa cao sẽ là khó khăn lớn cho việc áp dụng thuế GTGT. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều chưa quen với tập quán bán có xuất hóa đơn, ghi chép và lưu giữ sổ sách, hoá đơn chứng từ đầy đủ. Trong thời gian đầu chưa thể thay đổi hoàn toàn thói quen trên nên việc thực hiện thuế GTGT còn nhiều khó khăn. - Các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là trung gian thu thuế hộ Nhà nước. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT thì sẽ còn đượckhấu trừ các khoản thuế đầu vào, không những làm giảm giá thành mà còn tạo ra “ sân chơi “ bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế. - Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chưa chịu đi sâu tìm hiểu luật thuế để thực hiện mà còn trông chờ ỷ lại được phổ biến đến tận nơi. Vài tháng trước khi luật thuế GTGT có hiệu lực, một số doanh nghiệp nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh có tư tưởng mong hoãn thi hành luật thuế, nhưng không được giải thích triệt để nên các doanh nghiệp này chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu luật thuế, khi áp dụng không tránh khỏi lúng túng. ã Cơ chế chính sách. Việc quy định 3 mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0%) được coi là bước quá độ cho việc chuyển từ 11 mức thuế suất doanh thu sang áp dụng thuế GTGT, song điều này không chỉ gây ra những tác động méo mó tới nền kinh tế mà còn làm phức tạp trong công tác quản lý thuế vì khó phân định giữa các hàng hóa dịch vụ có mức thuế suất khác nhau. Do quy định nhiều trường hợp không chịu thuế GTGT dẫn đến tình trạng gián đoạn trong thu nộp thuế, gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Thuế GTGT là một loạithuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ thuế cho Nhà nước cho nên về danh nghĩa là miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không được gì cả. Về thực chất nếu như một mặt hàng hay dịch vụ nào đó được miễn thuế có nghĩa là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó sẽ không phải tính thuế khi bán nhưng họ cũng không có quyền khấu trừ thuế đầu vào đã nộp của hàng hoá, dịch vụ đó. ã Tình hình sản xuất kinh doanh trong nước. Đến nay, một số doanh nghiệp, ngành nghề tiếp tục đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế GTGT do gặp khó khăn. trên thực tế, trước khi áp dụng thuế GTGT, theo tài liệu của ban chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp thì có gần 40% doanh nghiệp Nhà nước đang gặp khó khăn. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí, sản xuất sắt thép, sản xuất than, một số doanh nghiệp sản xuất hoá chất cơ bản, giấy, vật liệu xây dựng, một số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. ã Công tác tuyên truyền thực hiện. Công tác tuyên truyền còn nặng về truyền đạt luật một chiều, nặng về đả thông, thuyết phục hơn là lắng nghe vướng mắc để phản ảnh lên cấp trên xem xét có những sửa đổi bổ sung nhanh nhạy. Thiếu quan tâm giải thích, giới thiệu về cách xác định giá bán chưa có thuế trong hoàn cảnh giá bán trên thị trường đều là gía bán có thuế, dẫn đến các doanh nghiệp lúng túng trong vấn đề này. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế cho các doanh nghiệp còn nặng về bề rộng. Việc tập huấn nghiệp vụ cụ thể như kê khai, thu nộp, hoàn thuế cho cán bộ ngành thuế cũng như đối tượng nộp thuế chưa thật chi tiết, cụ thể sẽ dẫn tới những khó khăn khi áp dụng trên thực tế. ã Tổ chức thực hiện. - Số lượng văn bản quá nhiều: Có thể nhận thấy hiếm có một luật tài chính nào ở nước ta có lượng văn bản lớn như các văn bản liên quan đến thuế GTGT đã được ban hành. Thậm chí trong thực tế có những văn bản phủ định nhau khiến cho việc thực hiện càng trở nên phức tạp. - Những văn bản hướng dẫn đối với những ngành đặc thù đến cuối tháng 12/1998 mới được ban hành. Điều này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp này trong việc tính toán, hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm 1999. - Mặc dù Quốc hội để hơn một năm rưỡi cho việc chuẩn bị chuyển tiếp của cơ quan thuế và doanh nghiệp nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ ngồi chờ phổ biến chính sách, chế độ không chủ động tìm hiểu nội dung của luật thuế, chủ động tính toán, tổ chức sản xuất kinh doanh, đến sát nút mới lo lắng, vội vàng tìm cách tháo gỡ mang tính bị động. Chương III một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thuế GTGT trong thời gian tới I. Về phía Nhà nước. 1. Yêu cầu cơ bản để hoàn thiện thuế GTGT. ã Quan điểm. - Cần khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, cầu toàn, cắt đứt với thuế doanh thu. Không thể đòi hỏi những yêu cầu nhảy vọt đột biến hoàn toàn khác thuế doanh thu. Trong bướcđầu chuyển tiếp từ thuế doanh thu sang thuế GTGT cần có những quy dịnh mang tính quá độ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh từng bước cải tiến được phương án sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại tổ chức, quy trình hoạt động có hiệu quả, nộp thuế và có lãi, cơ quan thuế có thời gian cải tiến và củng cố được tổ chức bộ máy, biện pháp quản lý nghiệp vụ, đưa dần việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ mới vào nề nếp, kỷ cương. - Trong giai đoạn đầu áp dụng, cần ưu tiên cho công tác quản lý thuế, nghĩa là làm thế nào để việc quản lý thuế đơn giản nhất, có hiệu quả nhất. Sau đó khi bộ máy quản lý đã đạt được trình độ nhất định, theo kịp mức độ tiên tiến của thuế GTGT thì sẽ chú trọng hơn tới tính hiệu quả của loại thuế này (tức là loại bỏ tình trạng đánh thuế trùng của thuế doanh thu ). ã Về triển khai luật thuế GTGT phải bảo đảm những mục tiêu cơ bản đề ra trong chỉ thị số 44- CT/TW ngày 4/11/1998 của Bộ Chính Trị là: - Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, tạo thêm khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước. - Bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu của Ngân sách trung ương trong những năm đầu thực hiện. - Bảo đảm ổn định thị trường trong nước, tránh gây ra những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là giá cả vật tư, hàng hoá quan trọng cho sản xuất và tiêu dùng thiết yếu để ổn định sản xuất, không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. 2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy. 2.1 Thuế suất: Chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 3 mức thuế suất thuế GTGT (không kể mức thuế suất 0%) được xác định là giai đoạn đầu để dần tiến tới còn một mức thuế suất theo mục tiêu, yêu cầu đơn giản, bình đẳng, công bằng mà cải cách thuế bước II đã đặt ra. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu đơn giản, công bằng và bình đẳng thì về lâu dài cần thống nhất một mức thuế suất thuế GTGT khoảng 10% như một số nước xung quanh Việt Nam (Inđônêxia 10%, Hàn Quốc 10%, Trung Quốc 13% và 17%, Philippin 10%, Thái Lan 10%). Nhưng về lộ trình có thể chọn một trong hai phương án: Phương án 1: Đến năm 2005 vẫn còn hai mức thuế suất là 5%, 10% (không kể thuế suất 0% đối với xuất khẩu). Mức 5% chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng thiết yếu, còn đại bộ phận các loại hàng hoá, dịch vụ đều áp dụng thuế suất 10%. Đến năm 2010 thì thống nhất một mức thuế suất 10% cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ. Phương án 2: Đến năm 2005 áp dụng thống nhất một mức thuế suất 10% cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ. Thực hiện phương án này bảo đảm được mức động viên theo yêu cầu của cải cách thuế bước II đề ra và bảo hộ được sản xuất trong nước do phải giảm thuế xuất khẩu xuống còn 0% - 5% vào năm 2006 theo hiệp định AFTA. Trước mắt vẫn duy trì 3 mức thuế suất 5%, 10%, 20% (không kể thuế suất 0% đối với xuất khẩu) và cần phải xử lý giảm mức thuế suất cho một số hàng hoá, dịch vụ nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc: - Giảm mức thuế suất nhưng không làm tăng số lượng thuế suất đã quy định trong luật mà phải nhằm tới đơn giản mức thuế. - Hàng hoá, dịch vụ nào cần tạm thời phải hạ mức thuế suất, phải xem xét kỹ trong mối quan hệ sản xuất trong nước với nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh và phải áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá nhập khẩu cũng như sản xuất ở trong nước. - Không vì những loại hàng hóa, dịch vụ này được giảm mức thuế suất mà lan rộng ra những hàng hoá, dịch vụ khác gây đảo lộn biểu thuế. - Không áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của NSNN. - Việc giảm mức thuế suất phải được đặt trong mối quan hệ tương đồng với chính sách thuế của các nước và chính sách hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Đối với những hàng hóa, dịch vụ xử lý cho giảm thuế tạm thời phải công bố rõ thời gian áp dụng trong vòng 3 năm, hết thời hạn sẽ trở về mức thuế quy định để các doanh nghiệp có phương án phấn đấu thực hiện. 2.1 Phương pháp tính thuế: Hầu hết các nước đã áp dụng thuế GTGT đều có quy định mức doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế. Ví dụ: Inđônêxia 60.000 USD/năm, Thuỵ Điển 200.000 SEK/năm, Trung Quốc 1,8 triệu NDT/năm Đối với hộ kinh doanh có doanh số trên mức quy định phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; đối với hộ kinh doanh có doanh số dưới mức quy định hoặc không phải nộp thuế GTGT mà chỉ phải nộp thuế thu nhập hoặc có nước đánh thuế GTGT nhưng lại theo một tỷ lệ ấn định trên doanh thu. áp dụng kinh nghiệm của các nước khi xây dựng luật thuế GTGT dự kiến đưa ra mức doanh thu là 600 triệu đồng/ năm, những hộ kinh doanh nhỏ có doanh thu dưới mức quy định không áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà áp dụng cách thu đơn giản (tính trên doanh số) như thuế doanh thu. Nhưng do đặc điểm của nước ta số hộ kinh doanh cá thể nhiều (trên 1 triệu hộ) đóng góp vào nguồn thu ngân sách đáng kể, nếu áp dụng cách thu đơn giản sợ không bình đẳng với những doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, Bộ tài chính đã có chỉ đạo tại thông báo số 41 TB/TW ngày 12/2/1997 là “ những người kinh doanh có nơi sản xuất, có cửa hàng, cửa hiệu cố định đều là đối tượng áp dụng thuế GTGT (không phân biệt hộ kinh doanh lớn, hộ kinh doanh nhỏ); những người kinh doanh không có nơi cố định thì áp dụng chế độ khoán.” Căn cứ vào thực tiễn của nước ta, căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ tài chính, luật thuế GTGT đã đưa ra hai phương pháp tính thuế là: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật Đầu tư nước ngoài, luật Công ty, luật Hợp tác xã và những hộ kinh doanh lớn chấp hành tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng chủ yếu đối với những hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. ứng với hai phương pháp tính thuế có hai loại hoá đơn tương ứng đó là hoá đơn giá trị gia tăng (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ) và hoá đơn bán hàng (dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). Để dần dần tiến tới một phương pháp tính thuế cần phải từng bước triển khai công tác kế toán hoá đơn chứng từ đối với khu vực ngoài quốc doanh. Để chuyển dần họ sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trước mắt: Củng cố công tác kế toán, hoá đơn chứng từ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để 100% hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai, khấu trừ thuế và triển khai công tác kế toán, hoá đơn chứng từ đối với 100% số hộ cá thể kinh doanh lớn để chuyển từ khoán thuế sang nộp thuế theo phương pháp kê khai. Còn những hộ kinh doanh quá nhỏ thì miễn thuế. 2.3 Thực hiện khấu trừ thuế GTGT đối với các trường hợp sai sót. Việc khấu trừ thuế GTGT được giải quyết trên các căn cứ được xác minh thông qua: - Phản ánh đầy đủ trên hoá đơn, tuỳ mức độ mà người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ được phép ghi trên hoá đơn. - Việc xác định đối với hàng nhập. - Việc xác định là đơn vị kinh doanh đã trả do tự cung ứng. Trong thực tế xảy ra trường hợp cơ sở cấp hoá đơn hàng bán ra sai thuế suất, ví dụ cơ sở kinh doanh máy điều hoà nhiệt độ bán máy điều hoà cho công ty điện lực dùng sản xuất kinh doanh. Khi bán, do sơ xuất của cán bộ viết hoá đơn đã ghi mức thuế suất trên hoá đơn bán hàng là 10%, thực tế mặt hàng này đã được giảm thuế suất 50% tức là chỉ còn 5%. Tháng sau, cơ sở mới phát hiện ra. Theo chế độ khoản chênh lệch do cơ sở nộp sai thuế suất không được khấu trừ. Tương tự như vậy, trường hợp hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá không thu đủ tiền hàng theo hoá đơn bán hàng cũng không được hoàn thuế. Qua thực tế hoạt động kinh doanh, do nhiều lý do khác nhau, các cơ sở có thể bị bỏ sót thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Để đảm bảo tính chính xác của thuế GTGT cũng như đảm bảo các cơ sở không bị thiệt thòi, đề nghị chế độ thuế GTGT nên quy định: - Cho phép các cơ sở viết hoá đơn sai thuế suất được làm các thủ tục hợp thức hoá để điều chỉnh lại hoá đơn đã cấp cho đúng thuế suất quy định. - Cho phép khấu trừ hoặc hoàn lại thuế GTGT trong trường hợp hoạt động giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thực tế bị huỷ bỏ, giảm giá không thu được đủ tiền hàng hoặc tiền dịch vụ đã ghi trên hoá đơn. - Số thuế GTGT đã nộp chưa được khấu trừ đúng thời hạn quy định do bị bỏ sót có thể vẫn được tiếp tục giải quyết thông qua các tờ khai bổ sung, nhưng tờ khai phải được gửi trước ngày 31/12 của năm tiếp liền năm bỏ sót với nội dung đúng chế độ quy định . Ngoài ra trong quá trình kiểm tra mà người nộp thuế làm đầy đủ các thủ tục điều chỉnh số liệu bỏ sót cũng được giải quyết khấu trừ theo quy định. Người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ có sai sót trong việc ghi hoá đơn có thể làm đầy đủ các thủ tục về điều chỉnh và cấp lại cho khách hàng hóa đơn điều chỉnh về số thuế GTGT đã nộp. Từ đó khách hàng được phép làm tờ khai xin điều chỉnh và làm thủ tục khấu trừ bổ sung về thuế GTGT đã nộp và phải khai nộp trước ngày 31/12 của năm tiếp theo sau năm có hoá đơn điều chỉnh. 3. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện luật thuế GTGT. Đối với Việt Nam, luật thuế GTGT còn rất mới lạ đối với cán bộ thuế, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như từng người dân, vì vậy để thực hiện tốt luật thuế này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 3.1. Về vấn đề quản lý chứng từ hoá đơn. Hiện nay việc sử dụng hoá đơn của các cơ sở còn rất tùy tiện, hiện tượng hoá đơn bất hợp pháp lưu hành trên thị trường còn phổ biến. Vì vậy việc xây dựng chế độ quản lý hoá đơn chứng từ là điều cần thiết. Một số biện pháp cụ thể xin được đề cập để thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ như sau: ã Cần xây dựng những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm khắc phục tình trạng sủ dụng hoá đơn bất hợp pháp. Cụ thể: Quy trình số lượng chuyển hoá đơn tối đa mỗi lần mua tại các cục thuế hoặc tự in cho từng loại hình doanh nghiệp. Từ đó tránh tình trạng sau khi mua hoặc tự in một số lượng lớn hoá đơn thì giải thể. Số lượng hóa đơn này được tung ra bán trên thị trường như một hàng hoá. Không một cơ quan nào có thể quản lý được số hoá đơn này. Theo quy định hàng tháng các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cục thuế. Tuy nhiên, nhiều cơ sở không thực hiện nghiêm túc việc này và cũng không bị sử phạt. Vì vậy, xin đề nghị quy định rõ mức xử lý đối với các cơ sở hàng tháng không báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong tháng cũng như các trường hợp làm mất hoá đơn thuế GTGT. ã Xử phạt nghiêm minh các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp: Các doanh nghiệp khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn hợp pháp để thanh toán tiền mua hàng. Nếu cố tình sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để thanh toán đề nghị cần được xử phạt theo các mức sau: ã Đối với người mua: Nếu là doanh nghiệp thì không cho phép vào chi phí hợp lý để tính thu nhập doanh nghiệp, trường hợp nghiêm trọng ngoài xử lý hành chính còn có thể bị truy tố hình sự trước pháp luật. - Đối với người bán: Phạt giá trị vật chất bằng số tiền ghi trên hoá đơn bất hợp pháp. Nếu nhiều lần vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự. ã Một số giải pháp khác: - Tuyên truyền phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng các loại hoá đơn hợp pháp trên thị trường, cách nhận biết hoá đơn bất hợp pháp. áp dụng công nghệ tin học trong hệ thống thông tin quản lý thuế trên phạm vi cả nước để có thể kiểm tra theo yêu cầu của doanh nghiệp, phát hiện nhanh nhất hoá đơn bất hợp pháp, giúp doanh nghiệp không sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. 3.2. Hình thành và phát triển tư vấn thuế ở Việt Nam. Phát triển tư vấn thuế là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của các đối tượng nộp thuế trong nước và các nhàđầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Tư vấn thuế không chỉ là một nhiệm vụ, chức năng của cơ quan thuế mà còn là biện pháp để cơ quan thuế hoàn thành tốt công tác thu nộp thuế. Để phát triển hơn nữa tư vấn thuế phục vụ cho công tác thu nộp thuế vàđáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của đối tượng nộp thuế trong nền kinh tế thị trường. Sau đây là một số giải pháp: - Thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn thuế nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế có hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Đây là một dạng dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp và phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào. Các trung tâm tư vấn thuế cũng cần có những công chức nghiệp vụ giỏi, tinh thần phục vụ tận tuỵ, tư cách đạo đức tốt. Các trung tâm này cũng cần được trang bị đầy đủ phương tiện, tài liệu để có thể đáp ứng được đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất nhu cầu tìm hiểu, giải đáp thắc mắc của đối tượng nộp thuế và của nhân dân. - Đề nghị chính phủ cho phép thành lập dịch vụ tư vấn thuế như một nghề, hoạt động độc lập với cơ quan thuế. Trên thế giới hiện nay, tư vấn nói chung và tư vấn thuế nói riêng đã được coi là một nghề. Nhiều nước coi tư vấn là một ngành kinh doanh , đây là một hoạt động dịch vụ trí tuệ, cung cấp các kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết về một lĩnh vực nào đó cho một tập thể hoặc một cá nhân có nhu cầu và hưởng dịch vụ phí. Song song với hoạt động thuế mang tính chất tư vấn dịch vụcông của cơ quan thuế, cần phải tăng cường và mở rộng hoạt động tư vấn thuế với tính chất là một dịch vụ tư. Các trung tâm tư vấn thuế tư hoạt động theo phương thức kinh doanh, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật Nhà nước. Để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tư vấn thuế, đề nghị Bộ tài chính có quy định chấp nhận chi phí tư vấn thuế là chi phí hợp lý để tính thu nhập doanh nghiệp . 3.3. Cải cách hành chính thuế. Mục đích của cải cách hành chính thuế phải đảm bảo yêu cầu đơn giản hoá thủ tục nhưng bảo đảm sự kiểm soát của cơ quan thuế. Sau khi nghiên cứu quy trình quản lý thu mới và qua gần một năm thực hiện, xin đề nghị với tổng cục thuế nghiên cứu bổ sung, sửa đổi những vấn đề sau: - Một biểu khai thuế cần thống nhất với chế độ kế toán, giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng ngay số liệu kế toán và báo cáo tài chính để kê khai mà không cần xử lý, lại tất nhiên, báo cáo thuế có thể có những số liệu chi tiết hơn báo cáo tài chính nhưng những số liệu bổ sung này cũng chỉ là số liệu kế toán sẵn có. - Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế, cơ quan thuế có quyền kiểm tra sổ sách chứng từ doanh nghiệp. Song kiểm tra không đồng nghĩa với cung cấp chứng từ, báo cáo. - Thu kịp thời là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách song kịp thời không có nghĩa là thu trước. Thuế GTGT chỉ thu trên phần gia tăng gía trị , nếu chưa có gia tăng giá trị không nên thu thuế GTGT, gây thêm khó khăn cho đơn vị vì phải dùng vốn kinh doanh để nộp thuế làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Thuế là vấn đề ngân sách quốc gia, thị trường cũng là thị trường quốc gia, nhưng việc thu thuế lại mang tính địa phương như việc quy định công trình xây dựng ở địa phương nào nộp thuế GTGT thuế ở địa phương đó. Một công ty xây dựng có thể hành nghề ở nhiều địa phương và thường hạch toán tập trung. Như vậylà công ty không chỉ làm việc với cơ quan thuế ở địa phương có công trình phải làm nhiều bản kê khai thuế, tốn phí công đi lại, lo chứng minh đã nộp thuế ở nơi khác trình cơ quan thuế quản lý Công ty. Nếu chỉ tính thuế đầu ra còn đỡ vất vả, việc tính thuế đầu vào phải khấu trừ rất phức tạp, vật tư công ty cung cấp có thể được làm ở nhiều công trình. Vì vậy nên thu thuế tập trung ở nơi công ty đóng trụ sở là hợp lý nhất, thủ tục đơn giản việc kiểm soát cũng hiệu quả hơn. Ngoài ra phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về thuế GTGT. Do thực hiện quy trình quản lý thu thuế mới , đối tượng nộp thuế tự tính thuế , kê khai, tự nộp nên công tác tuyên truyền hiểu biết về thuế là rất quan trọng. Công tác tuyên truyền thuế cần nhằm vào mục tiêu cơ bản: + Phổ cập kiến thức về thuế GTGT và các chính sách thuế khác. + Xây dựng ý thức tự giác, thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc nộp thuế, người dân cần phải hiểu và thấy được sự cần thiết của việc mua bán lẻ phải có hoá đơn chứng từ. - Tạo lập lòng tin giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Để đạt được mục tiêu trên cần phải đưa ra các hình thức tuyên truyền như sau: + Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, giải thích giáo dục về thuế thường xuyên liên tục về nội dung và mục đích ý nghĩa, tác dụng của thuế GTGT. Qua đó giúp mọi người hiểu, ủng hộ, tự giác chấp hành luật thuế, giúp cơ quan thuế phát hiện sai phạm trong quá trình thực hiện thuế GTGT. + Tổ chức hội diễn văn nghệ kết hợp nội dung về thuế GTGT để tăng cường thu hút sự tìm hiểu về thuế đối với người dân. Tổ chức thi tìm hiểu về thuế GTGT trong cả nước. In áp phích tuyên truyền về thuế phát không cho các đối tượng nộp thuế và mọi người dân có quan tâm về thuế GTGT. + Phản ánh kịp thời những vướng mắc cần giải quyết của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền hay giải thích cho đối tượng hiểu. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế GTGT. - Mục tiêu kiểm tra, thanh tra thuế để xem việc tuân thủ của đối tượng nộp thuế và của cơ quan thuế có đúng quy định cuả pháp luật hay không là biện pháp có tính ngăn ngừa, phải cân đối giữa kiểm tra thuế với việc cung cấp dịch vụ thuế cho đối tượng nộp thuế. Việc kiểm tra, thanh tra phải quan tâm đến nguồn nhân lực, do đó phải chọn lọc phân loại doanh nghiệp. Cần chia thành hai bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế đối với thể nhân và pháp nhân. - Kiểm tra, thanh tra thuế GTGT đối với thể nhân. Cơ quan thuế có thể căn cứ vào số liệu tính thuế TNDN để tính được doanh thu, hoặc dựa vào số thuế phải nộp năm trước để dự tính số thuế phải nộp. Để xác định đối tượng thuộc diện chịu thuế GTGT hay không, cơ quan thuế gửi tờ khai mẫu hướng dẫn cho từng đối tượng nộp thuế kê khai, từ đó tính được số mặt hàng, ngành hàng kinh doanh để xác định đối tượng có thuộc diện chịu thuế GTGT hay không. Công tác điều tra lựa chọn các điểm nghi ngờ hoặc chọn mẫu trọng điểm, tập trung điều tra thu thuế TNDN và thuế GTGT. Đối với thuế GTGT cần tập trung vào các đối tượng có nghi vấn, đối tượng xin hoàn thuế. - Kiểm tra thanh tra thuế GTGT đối với pháp nhân. Tổ chức điều tra tổng quát và đồng thời kết hợp điều tra trọng điểm, khi có dấu hiệu gian dối cần chú trọng về thuế GTGT của pháp nhân như: Đối tượng không đăng ký nộp thuế có đơn xin hoàn thuế, lãi gộp thấp, thực hiện các loại thuế khoá không tốt, hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều loại thuế suất thuế GTGT. Các doanh nghiệp có hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Tiến hành điều tra thực nghiệm như sự tồn tại của doanh nghiệp, đối chiếu hồ sơ bằng cách gửi thư, công văn trao đổi, về sự thiếu sót chứng từ, hoá đơn giao dịch có thực hay không và gửi chứng từ chứng minh. Nếu phát hiện thấy sai sót thì kiểm tra trực tiếp. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chương trình máy tính xử lý đồng bộ quy trình quản lý thuế GTGT: Dùng máy quang học để tăng tốc độ kiểm tra mã số thuế quy định cho từng đối tượng nộp thuế. Tờ khai thuế được đưa qua máy đọc quang học và xác định đối tượng nộp thuế, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp. Nhờ vậy mới tránh khỏi những đối tượng nộp thuế và khai man thuế. Đào tạo cán bộ thuế : Cần huấn luyện bồi dưỡng cán bộ thuế trở thành những người tinh thông, nắm chắc được mục đích, ý nghĩa và cả nội dung cụ thể của thuế GTGT, đủ sức làm tuyên truyền viên giỏi và một cán bộ đủ năng lực tổ chức quản lý, thu thuế GTGT tốt. Các cuộc tập huấn không chỉ tổ chức theo lôi truyền đạt văn bản mà phải trau dồi sâu, kỹ, cụ thể. Không những thế, cán bộ thuế còn phải nắm chắc cả chế độ kế toán, kiểm toán kiểm tra, lập và xử dụng các chương trình của mạng lưới vi tính, đáp ứng được những yêu cầu của quy trình quản lý thuế mới. 3.4. Cải tiến quy chế, quy trình quản lý thu thuế : Nhằm đảm bảo việc thu thuế GTGT được triển khai thuận lợi, đạt hiệu quả cao, quy trình quản lý thu thuế được cải tiến với nội dung chủ yếu như sau: - Tất cả đơn vị kinh doanh phải kê khai đăng ký thuế và được cấp một mã số thuế để có điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các thông tin về tình hình hoạt động, khai báo, tính thuế, thông báo thuế, đảm bảo việc tra cứu, xác định tài liệu được nhanh chóng, chính xác. Cần có sự quản lý, kiểm tra thường xuyên để phát hiện những cơ sở kinh doanh thực tế có hoạt động nhưng không chịu kê khai để được cấp mã số. - Đề cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế qua việc tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tài liệu kê khai. Tờ khai được thực hiện căn cứ trên hoá đơn, kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh. Cán bộ thuế tập trung thời gian tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm khắc, đúng luật với các vụ vi phạm. - Ranh giới xác định phạm vi chịu thuế GTGT đối với hoạt động dịch vụ. Hiện tại các hoạt động dịch vụ tại các Công ty thương mại, công ty môi giới dịch vụ, dịch vụ thương mại, dịch vụ kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ quảng cáo đặc biệt là các hoạt động dịch vụ xuyên quốc gia, giao dịch thương mại thông qua quảng cáo trên Internet không thể kiểm tra đơn thuần trên sổ sách, hoá đơn thông thường được nên rất khó xác định phạm vi chịu thuế. Đây là vấn đề rất phức tạp và khó xác định, nhiều nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới cũng chưa có cách giải quyết hữu hiệu nào. Theo thông lệ quốc tế thì nguyên tắc xác định phạm vi chịu thuế đối với hoạt động dịch vụ là căn cứ vào nơi cung cấp dịch vụ và nơi được cung cấp dịch vụ. - ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, phục vụ công tác đạt hiệu qủa caoNối kết mạng thông tin giữa hệ thống cơ quan thuế với Kho bạc Nhà nước, phục vụ việc theo dõi, đối chiếu số liệu thu thuế theo định kỳ, nối mạng giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng, kịp thời theo dõi, nắm chắc cơ sở đăng ký kinh doanh, bảo đảm 100% số cơ sở thực tế kinh doanh lọt vào “ống kính quản lý” của cơ quan thuế. - Đẩy mạnh việc thu thuế qua hệ thống kho bạc, hạn chế thấp nhất các trường hợp thu thuế bằng tiền mặt, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. - Xác định trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận,quy định chặt chẽ về thời gian và các thủ tục giao nhận tài liệu, cung cấp thông tin trong nội bộ các bộ phận đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, giám sát lẫn nhau. - Để đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong việc áp dụng thuế GTGT, trước hết cần hạn chế đối tượng nộp thuế GTGT theo hình thức khoán, hướng số đối tượng này mở sổ sách kế toán để tính thuế. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành những chính sách ưu đãi về thuế cùng với những chính sách hỗ trợ khác để khuyến khích họ mở sổ sách kế toán. II. Về phía doanh nghiệp. Khi thực hiện thuế GTGT từ 1/1/1999 sẽ có tác động đến các cơ sở kinh doanh cụ thể là tính thuế, hạch toán thuế GTGT khối lượng công việc nhiều hơn. Về mặt lý thuyết, thuế GTGT không ảnh hưởng đến giá thành chi phí của doanh nghiệp nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới chi phí và giá thành: Doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thêm thuế GTGT hàng nhập khẩu, một số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn không được khấu trừ và việc hoàn thuế không kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu ở mức thuế suất thấp nay phải nộp thuế GTGT thuế suất 10%. Điều đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và dẫn đến làm ăn thua lỗ. Vì vậy các doanh nghiệp cần có các giải pháp thích hợp nhằm chủ động tính toán phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1. Cách lập hoá đơn chứng từ. Muốn công việc kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ, các quy định hiện hành về thuế GTGT, đảm bảo làm ăn có lãi và thực hiện nghĩa vụ tốt với NSNN. Các doanh nghiệp có thể tăng cường chế độ hoá đơn chứng từ sổ sách kế toán như sau: ã Hoá đơn bán hàng: Việc kê khai thuế GTGT chủ yếu là dựa vào sổ sách kế toán, hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ Hoá đơn có thể do cơ quan thuế phát hành hoặc do đơn vị tự phát hành để tiện cho việc thanh toán, nhưng phải đăng ký mẫu hoá đơn với cơ quan thuế. Hoá đơn có nội dung thể hiện được các chỉ tiêu: Số tiền bán hàng chưa có thuế, số thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán, số hoá đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán. ã Sổ sách kế toán Cách ghi sổ kế toán: - Mọi đối tượng nộp thuế GTGT đều phải lập sổ kế toán ghi rõ các căn cứ xác minh hoạt động thực tế của đơn vị thuộc hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT. - Trên sổ sách kế toán phải được ghi chép sạch sẽ, rõ ràng, chính xác, cập nhật hàng ngày, không để chừa khoảng trống, không gạch xoá. Sổ kế toán phải được đánh số trang liên tục và phải xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế. - Sổ kế toán phải phản ánh được: Hoạt động chịu thuế GTGT chia ra từng loại thuế suất, hoạt động không chịu thuế GTGT, tên và địa chỉ, mã số thuế người mua. Ngoài ra còn phải thể hiện giá trị hàng hoá mua vào, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tên, địa chỉ, mã số thuế người bán. - Riêng đối với các hộ kinh doanh nộp thuế gtgt theo chế độ khoán được thực hiện chế độ kế toán đơn giản theo hướng dẫn của cơ quan thuế. ã Tài khoản sử dụng: Theo chế độ sử dụng tài khoản 3331- thuế GTGT phải nộp và tài khoản 133- thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ các doanh nghiệpphải thực hiện mở tài khoản theo quy định và theo dõi chi tiết hàng hoá mua vào, bán ra cũng như thuế GTGT đầu vào đầu ra. 2. Thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nguồn hàng hoá cung ứng kịp thời. Nhiều doanh nghiệp nguồn hàng hoá trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng, chủng loại, số lượng. Do đó các doanh nghiệp phải nhập hàng hoá để đảm bảoyêu cầu kinh doanh của mình. Theo luật thuế doanh thu thì không thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, nhưng theo quy định luật thuế GTGT thì doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hoá trong danh mục chịu thuế GTGT phải tiến hành nộp thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hoá. Việc thu thuế GTGT hàng nhập khẩu là cần thiết. Tuy nhiên do các doanh nghiệp vừa phải nộp thuế nhập khẩu, vừa phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, do vậy để giảm bớt khó khăn các doanh nghiệp có đề nghị như sau: - Mức thuế suất: Đề nghị mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là 5%. Với mức thuế suất này, số thu Ngân sách có thể bị ảnh hưởng nhưng tạo điều kiện cho các mặt hàng trong nước được mở rộng, đa dạng về chủng loại và chất lượng. - Thời gian nộp thuế GTGT hàng nhập khẩunhững: Cho phép thời gian nộp thuê GTGT là 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chính thức của của cơ quan hải quan về số thuế GTGT hàng nhập khẩu. 3. Vấn đề hoàn thuế. Theo quy định của luật thuế GTGT và các văn bản dưới luật đối với thuế GTGT đầu vào của TSCĐ được khấu trừ như đối với vật tư hàng hoá khác. Nếu số thuế đầu vào của TSCĐ lớn được khấu trừ dần trong 3 tháng mà số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp lập thủ tục yêu cầu cơ quan thuế hoàn thuế. Giải pháp xử lý này đảm bảo tính trung lập của thuế GTGT đối với hoạt động đầu tư, tiết kiệm chi phí quản lý, không phải theo dõi khấu trừ thuế, đồng thời giảm gánh nặng cho NSNN không phải hoàn thuế này. Nếu doanh nghiệp đầu tư TSCĐ với giá trị lớn sẽ gặp khó khăn rất lớn vì phải đi vay để nộp thuế GTGT đầu vào và trả lãi vay. Như vậy chi phí của doanh nghiệp tăng, hiệu quả kinh doanh giảm. Để giảm bớt khó khăn doanh nghiệp xin đề nghị: - Xét hoàn thuế theo từng tháng đối với số thuế GTGT được hoàn lớn (từ 200 triệu đồng trở lên) và xét hoàn thuế hàng quý có số thuế GTGT được hoàn nhỏ (dưới 200 triệu đồng) - Để đơn giản trong thủ tục hoàn thuế, tạo điều kiện cho các cơ sở xin hoàn thuế giảm bớt khó khăn về vốn, đề nghị cơ quan thuế làm thủ tục hoàn thuế theo số liệu của cơ sở xin hoàn thuế. Các cơ quan thuế chỉ kiểm tra định kỳ hoặc khi thấy nghi vấn. Khi kiểm tra, nếu phát hiện số liệu hoàn thuế không chính xác, cơ quan thuế xử phạt nặng hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ doanh nghiệp. Kết luận Thuế GTGT áp dụng ở Việt nam ngày 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu là một loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, biện pháp thu thuế. Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt nam. Sau hơn 2 năm thực hiện, thuế GTGT đã có những tác động tích cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp như: khuyến khích đâù tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế; không gây biến động về giá cả và không ảnh hưởng đến kế hoạch thu ngân sách của Nhà nước; góp phần hoàn thiện công tác quản lý hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phải khẳng định việc ban hành và đưa vào áp dụng thuế GTGT ở nước ta là một cố gắng lớn của Đảng, Chính phủ, đặc biệt nó thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong công tác tài chính nói chung và trong ngành thuế nói riêng. Song do đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với cả cơ quan thuế cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - những đối tượng nộp thuế nên việc nảy sinh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi. Do đó cần có sự xem xét, nghiên cứu những hạn chế, vướng mắc đồng thời đưa ra các biện pháp cho việc xử lý, giải quyết những vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả từ đó phát huy tối đa ưu thế của loại thuế này. Tài liệu tham khảo Luật thuế GTGT – Bộ tài chính 1998. Luật thuế GTGT (sửa đổi bổ sung) – Bộ tài chính 2001. Thuế GTGT và mô hình áp dụng tại Việt nam.- NXB tài chính Hà Nội 1997. Thuế và cải cách thuế ở nước ta – Bộ tài chính- Hà Nội 1990. Thông tư số 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT. Nghị định số 28/1998/NĐ-BTC quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. Nghị định số 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT (sửa đổi bổ sung) Báo cáo thủ tướng chính phủ về việc triển khai thực hiện các luật thuế mới. Giới thiệu về thuế GTGT của Trung Quốc 6/1997 – Wung Gengseng, cơ quan Nhà nước về thuế, CHDCND Trung Hoa. Hệ thống thuế Thuỵ điển, Inđônêxia, Hungary – Tổng cục thuế 1992. Các số báo: Tạp chí thương mại. Diễn đàn doanh nghiệp. Thời báo tài chính, thị trường tài chính, thông tin tài chính, tài chính. Thị trường giá cả. Thời báo kinh tế trong các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. Mục lục Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính Thư viện Phòng nghiên cứu thị trường tài chính Phòng phân Tích dự báo Phòng nghiên cứu tài chính công Phòng nghiên cứu Tổng hợp Phòng nghiên cứu tài chính quốc tế Phòng quản lý khoa học và đào tạo Phòng tài vụ quản trị Tạp chí tài chính Viện trưởng Các phòng chức năng Các phó viện trưởng Hội đồng khoa học Hệ thống thông tin và dịch vụ tài chính Phân viện NCTC TP.HCM Các phòng nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0034.doc
Tài liệu liên quan