Bài viết đã chỉ ra những tác động chính của việc ra nhập tổ chức thương mai thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam một cách tổng quan nhất. Qua đó có thể thấy là, ngành thép Việt Nam quả một tiềm lực phát triển rất lớn. Song chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết các khả năng ấy để phát triển ngành thép Việt Nam , đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thép trong nước và thành một bộ phận không thể thiếu trong ngành thép thế giới. Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam chưa cao, rất dễ bị tác động của thị trường thế giới. Đó không chỉ là do nguyên nhân khách quan (phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài), mà nó còn là do yếu tố chủ quan mang lại. Bài viết cũng đã đưa ra một ssố các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Dưa trên việc tổng hợp ý kiến và tham khảo rất nhiều tài liệu, bài viết đề cập một cách tương đối hoàn chỉnh các khía cạnh của vấn đề. Bên cạnh đó còn không ít những thiếu sót rất mong thầy cô xem xét và góp ý cho bài viết của em có ý nghĩa thực tế hơn.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty thép Việt nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ( chỉ tính các cơ sở có công suất hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100.000 – 300.000 tăn/năm.
Sau gần 50 năm hình thành và phát triển, không phải là thời gian dài cho một ngành công nghiệp đòi hỏi một trình độ công nghệ cao nhất định, ngành thép Việt Nam vẫn còn non trẻ so với công nghiệp thép thế giới. Nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận những thành tựu mà nó đã đạt được, đặc biệt trong 10 năm đổi mới 1995 – 2005, đạt được một số các chỉ tiêu sau:
-Luyện thép lò điện đạt 500.000 tấn/năm.
- Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty thép Việt Nam )
- Luyện cán thép đạt 470.000 tấn/năm.
- Cán thép đạt 760.000 tấn/năm.
- Sản phẩm thép thô (phoi và thỏi ) huy đọng được 78% công suất thiết kế.
-Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động 50% công suất.
-Sản phẩm thép gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.
thực trạng của ngành thép Việt nam
Tình hình sản xuất trong nước
Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay
Hiên nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn, thép vằn (10 – 40mm), thép cuộn (6 -10 mm), thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ…từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn rất nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy đều phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Trong nước chưa có nhà máy cán thép dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay chỉ mới sản xuất 1 số chủng loại thép đặc biệt với quy mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà máy thép của tổng công ty thép Việt Nam.
Nhìn chung, do hạn chế về vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ thép trong nước còn quá nhỏ bé, ngành hép Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư và sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Đây là các sản phẩm có thuận lợi về thị trường cần vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh. Đối với các sản phẩm thép dẹt do nhu cầu thị trường thấp, trong khi để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao nên ít hẫp dẫn các đối tác nước ngoài đầu tư liên doanh, bản thân ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất cân đối giữa phôi thép và cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng ( thép xây dựng và thép phục vụ chế tạo cơ khí ) và cơ cấu chất lượng sản phẩm.
Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị
Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng 2,6 triệu tấn thép cán/năm (thép xây dựng ); 0,5 – 0,6 triệu tấn phôi thép bằng lò điện (phôi thép vuông và cả thỏi đúc cỡ nhỏ ). Về trình độ công nghệ chia làm 4 mức sau:
Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán thép liên tục của 2 công ty liên doanh VINA KYOEI, VPS và một số dây chuyền cán thép mới sẽ xây dựng trong thời gian gần đây.
Loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền cán bán liên tục như Vinausteel, NatSteelvina, Tây Đô, Biên Hoà, Thủ Đức (SSC), Gia Sàng, Lưu Xá (TISCO) và các công ty cổ phần, công ty tư nhân (Vinatafong, Nam Đô, HảI Phòng…)
Loại lạc hậu: bao gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép Miền Trung Và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty thép Việt Nam.
Loại rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán thép mini có công suất nhỏ (<20.000 tấn/năm).
Nguyên vật liệu
Để tiến hành sản xuất, những nguyên liệu cần thiết bao gồm qặng sắt là nguyên liệu chính, các tổ hợp các bon, cùng một số các nhiên liệu như điện, chất đốt (chủ yếu là than cốc ). ở Việt Nam các nguồn nguyên liệu này không hiếm song khả năng khai thác thì lại bị hạn chế, dẫn đến chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Việt Nam chưa tự sản xuất được phôi thép, thép cán dẹt, phần lớn phải nhập khẩu.
Rõ ràng về tiềm lực phát triển, ngành thép Việt Namvẫn hơn hẳn nhiều nước trên thế giới. Lại có nguồn nhân công rẻ, nhưng chúng ta vẫn chưa có năng lực khai thác được hết khả năng vốn có của mình.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm cán thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam và khối liên doanh nhìn chung không thua kém sản phẩm nhập khẩu.Chỉ có các sản phẩm của cơ sở sản xuất nhỏ (<20.000 tấn/năm), đặc biệt là các cơ sở có khâu luyện thép thủ công chất lượng kém và không đạt yêu cầu.
Đánh giá thực trạng sản xuất thép Việt Nam
Những năm qua tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và ngoài quốc doanh), đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm. Song ngành thép vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện qua các mặt:
Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hoá thấp. Trong khi trình độ công nghệ sản xuất thép trên thế giới đã đạt được trình độ công nghệ Fastmelt. Fastmelt là công nghệ quay lò khép kín với ưu điểm là tiết kiệm năng lượng và tận thu thép trong quặng và không cần dùng than cốc. Đây được coi là một trong những mô hình luyệ thép hiện đại nhất hiện nay.
Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới chỉ cán các sản phẩm dài cỡ nhỏ và vừa với mác thép phổ biến là cácbon thấp). Lại chủ yếu là các sản phẩm thép phục vụ xây dựng, dẫn đến thừa một cách tương đối các sản phẩm này trên thi trường. Trong khi các dòng sản phẩm thép khác lại lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng, gây mất cân đối cơ cấu sản phẩm của ngành. Đây là một trong những yếu điểm trong quá trinh phát triển ngành thép .
Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa tự sản xuất được mà hoàn toàn phải dựa vào nhập khẩu.
Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu)nên tính cạnh tranh không cao. Khả năng sản xuất sản phẩm thép còn rất hạn chế.
Nhìn một cách tổng quan, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tìnhtrạng sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán , nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động cao, cần phảI được đầu tư nhiều đẻ cải tạo phát triển, thay thế đàn các thiết bị cũ lạc hậu, mới có thể đảm bảo được tính cạnh tranh trong khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhu cầu thị trường trong nước đối với ngành thép
Thép là một trong những sản phẩm thiết yếu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hàng trăm, hàng nghìn công trình xây dựng đã và đang được tiến hành cần tới thép xây dựng. Chính vì thế, nhu cầu về thép xây dựng đang trở thành một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với ngành thép.
Bên cạnh các sản phẩm thép xây dựng, thép công nghiệp, nhu cầu thép chế tạo máy cũng đang dần tăng cao.
Hệ thống phân phối thép
Ngành thép Việt Nam ra đời và phát triển đã được gần 50 năm, song hệ thống phân phối của nó chưa thực sự phát triển.
Có hai hình thức phân phối chủ yếulà :
- phân phối qua hệ thống chi nhánh cửa hàng trực thuộc của công ty
- phân phối qua nhà phân phối
Trong khi công ty thép Thái Nguyên thông qua hệ thống các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc với lượng thép tiêu thụ trên 70%. Phần còn lại được bán trực tiếp cho ngưới tiêu dùng (thường là các công trình lớn). Thép Miền Nam và các liên doanh bán sản phẩm thông qua nhà phân phối. Hệ thống buôn bán cấp 1 bao gồm 30 doanh nghiệp như Thái Hưng, Sơn Trường, Xuân Hoà…Trong đó, VSC cũng phân phối thông qua nhà phân phối với 5 công ty, gồm 36 chi nhánh, xí nghiệp và 50 cửa hàng.
Doanh nghiệp tư nhân Hoà Phát có 3 đại lí chính ở Hà Nội và mỗi tỉnh, thành khác có ít nhất một nhà phân phối. Mỗi đại lí cấp 1 này lại có khoảng 18 – 20 cửa hàng nhỏ.
Thép Việt ý bán hàng qua nhà phân phối trực thuộc công ty, các côn trình và đại lí với hơn 300 cửa hàng. Một liên doanh khác là VinaKyoei giao hàng thông qua 15 tổng đại lý.
Các hệ thống phân phối này chỉ mang tính chất trung gian mà chưa giữ đúng vai trò của nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Các nhà sản xuất không kiểm soát được các hệ thống phân phối ( phần lớn các doanh nghiệp chỉ kiểm soát được đến đại lí cấp 3 ) dẫn đến không kiểm soát được giá bán cuối cùng. Sản phẩm qua nhiều khâu trung gian mới đến được tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nguyên nhân của tình trạng trên:
Thứ nhất là do các nhà sản xuất không có kế hoạch phát triển các nhà bán buôn nhỏ vì đây là đối tượng khách hàng không thường xuyên của nhà sản xuất, khi hàng thiếu các nhà buôn mới trực tiếp đến công ty để mua, hơn nữa họ hay thường yêu cầu trả chậm trong khi vốn ứ động là rất lớn.
Thứ hai, các nhà sản xuất không muốn thành lập nhà phân phối cấp 3 vì phải huy động nhiều nhân công chi phí lớn, còn để bên ngoài đảm nhiệm thì không mấy hiệu quả vì khả năng tài chính của những cửa hàng này thường rất yếu.
Kết quả là thép đến tay người tiêu dùng cuối cùng với giá cao mà người được lợi không phải là người sản xuất mà là các khâu trung gian. Và thực tế đã cho thấy có những giai đoạn giá thép tăng cao vượt ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp sản xuất.
Với một hệ thống phân phối không hoàn hảo như hiện nay, ngành thép khó có thể xây dựng một thương hiệu tốt, nhất là khi kinh tế mở cửa, ngành thép chắc chắn sẽ phải đối mặt với các sản phẩm thép nhập khẩu
tác động của việc gia nhập wto tới ngành thép việt nam
Thị trường trong nước bị thu hẹp
Hội nhập tức là mở cửa thị trường trong nước, nó tạo điều kiện cho hàng hoá nước khác dễ dàng được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và ngược lại. Đó cũng là một xu hướng tất yếu đối với ngành thép. Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, các sản phẩm thép Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với các sản phẩm thép thành phẩm từ nước ngoài, đặc biệt là các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, WTO, Nhật Bản, các nước ASEAN… Trong thèp Việt Nam đang chịu phải sức ép không nhỏ từ các sản phẩm thép của Trung Quốc.
Ngay từ những năm 1999 – 2000, thép Trung Quốc đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có sản lượng, và mức tiêu thụ thép lớn nhất thế giới với trên 400 triệu tấn/năm, chiếm tỷ trọng 30% sản lượng thép toàn cầu. Mặc dù chi phí sản xuất thép tại Trung Quốc rất lớn , sản lượng thép dư thừa gấp khoảng trên 10 lần sản lượng thép Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ hạn chế đầu tư cán thép, hoặc xoá bỏ nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu, nằm giảm tiêu tốn năng lượng và bảo vệ môi trường. Còn các nhà máy được chạy theo công suất thiết kế, sản lượng dư thừa được khuyến khích xuất khẩu với chính sách hỗ trợ giá thích ứng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép mở rộng thị trường mà không chịu nhiều sức ép về chi phí, đủ sức cạnh tranh về giá.
Và Việt Nam là một lựa chọn rất tốt cho giải pháp thị trường tiêu thụ của thép Trung Quốc. Lý do chính để Trung Quốc lựa chon thi trương Việt Nam là:
Thực tế, ngành công nghiệp thép Việt Nam đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu thép trong nước, nhưng giá thánh sản phẩm tương đối cao. Từ trước năm 1990, sản xuất thép của Việt Nam chưa bao giờ vượt qua 100.000 tấn, những năm đầu thập kỉ 90, Việt Nam phải nhập khẩu thép từ Liên Xô cũ với số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thép trong nước không ngừng gia tăng lúc bấy giờ. Sau 15 năm đổi mới là thời gian ngành thép có cơ hội phát triển, đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, do không hội đủ các điều kiện về năng lực tài chính, các chính sách đầu tư thượng nguồn…nên các lò luyện phôi thép không thể ra đời, sản xuất thép chủ yếu tập trung vào hạ nguồn, cung ứng các sản phẩm thép dây, thép cây cho xây dựng, do đó nguồn nguyên liệu vẫn phảI nhập khẩu từ 80% - 90%, với mức thuế xuất nhập khẩu 10%. Đây chính là nguyên nhân khiến giá thép trong nước cao giảm tính cạnh tranh so với thép Trung Quốc nhập khẩu được trợ giá mọi mặt.
Theo hiệp hội thép Việt Nam, mức tiêu thụ thép xây dựng nội địa năm 2006 khoảng 3,6 triệu tấn/năm vào năm 2006, tăng 10% năm 2007 nâng mức tiêu thụ lên 3,8 – 3,9 triệu tấn/nămvà tiếp tục gia tăng vào các năm tiép theo. Đây là thị trường tiềm năng, bên cạnh các sản phẩm thép xây dựng đã có trên thị trường còn một phần lớn thị trường thép chế tạo, thép cơ khí chưa được khai thác. Bên cạnh đó, lợi thế về mặt vị trí địa lí (Việt Nam là nước láng giềng ), sẽ rút ngắn được độ dài quãng đường vận chuyển , do đó tiết kiệm được chi phí.
Môi trường cạnh tranh của ngành thép Việt Nam không lành mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng mọi cơ hội để huỷ diệt nhau cho mục dích tranh giành thị trường nội địa. Đây là cơ hội để sản phẩm thép Trung Quốc nhảy vào cùng cạnh tranh.
Thép Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, đẩy ngành thép Việt Nam trước nguy cơ thị trường nội địa bị thu hẹp, trong khi công suất một số loại thép còn đang dư thừa như thép xây dựng (từ 5 – 5,5 triệu tấn/năm). Thực tế trong số 3,6 triệu tấn thép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đã có khoảng 1,8 triệu tấn thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.
Tình thế đặt ra đối với thép nội địa là các ngành thép phải cùng đoàn kết , thống nhất trong chiến lược phát triển vì lợi ích chung trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện , ngành thép còn chưa được hưởng những ân huệ như trước, tránh tình trạng “ gà mẹ chớ hoài đá nhau”.
Ngành thép Việt Nam lao đao vì nguyên liệu nhập khẩu.
Từ khi thành lập đến nay, ngành thép Việt Nam vẫn chưa chủ động đượcnguồn nguyên liệu.
Tính đến năm 2005, phôi thép sản xuất trong nước đạt 25% so với nhu cầu. Trước đây, ngành thép phải nhập khẩu phôi thép từ Ukraina, Nga sau đó chuyển sang nhập khẩu khoảng 60% lượng phôi thép từ Trung Quốc.
Do không chủ động được nguồn phôi thép nên ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của những biến động thị trường thế giới , đặc biệt những biến động về giá phôi thép.
Tuy đã chuyển hướng nhập khẩu phôi thép sang người láng giềng Trung Quốc để giảm chi phí vận chuyển , song từ tháng 6 năm 2007, Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu phôi lên 15% và dự kiến đầu năm 2008 sẽ tăng lên tới mức 25%. Việc tăng thuế nhập khẩu đồng nghĩa với việc giá thép thành phẩm sẽ tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của thép thành phẩm.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi giá phôi,mà giá các nguyên liệu đầu vào khác cũng có ảnh hưởng lớn đến ngành thép Việt Nam. Bởi khi giá của các nguyên liệu này tăng cao trực tiếp ảnh hưởng đến giá của phôi thép. Các nguyên liệu đầu vào đó chủ yếu là quặng sắt và than (nhiên liệu đốt).
Theo dự báo của Bộ nông nghiệp và tài nguyên Ôxtralia, giá các nguyên liệu đầu vào của ngành thép đang có xu hướng gia tăng. Với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo đạt khoảng 4,6% trong năm 2008, nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao, dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu đầu vào gia tăng, là một trong những nguyên nhân làm cho giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao. Nhu cầu quặng sắt toàn cầu năm 2007 tăng 8%, dự báo năm 2008 tăng 7%. Riêng giá quặng sắt trong năm tài chính 2007 -2008 của Nhật Bản đã tăng 9,5%, lên 82,73 UScent/tấn đối với quặng tinh và tăng 104,30 UScent/tấn đối với quặng cục. Còn giá than cốc ở một số nước có xu hướng giảm, song nó chỉ là tình thế trong một khoảng thời gian ngắn. Nhìn chung, nguyên liệu đầu vào của ngành thép thế giới nói chung đang có xu hướng gia tăng.
Mỗi khi giá phôi thép tăng cao là một lần ngành thép Việt Nam lại lao đao. Điển hình là vào những tháng đầu năm 2007, do chính sách trợ giá cho phôi thép cũng như thép thành phẩm xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc , giá phôi thép nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam có hơn giá nhập khẩu thép sản phẩm (thép cuộn) 50USD/tấn, đã là mối đe doạ đối với doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng, vì nó làm giảm khả năng cạnh tranh của thép thành phẩm nội địa. Một số doanh nghiệp do muốn tránh lỗ đã giảm tỷ trọng thép cuộn và tăng tỷ trọng thép thanh. Nhưng vô hình dung lại tạo điều kiện cho thép nhập khẩu Trung Quốc tràn vào. Như vậy ngành thép đã lâm vào tình trạng khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Đó là không kể đến một số doanh nghiệp đã nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc, sau lấy thương hiệu của mình để bán ra thị trường. Việc làm này của các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo cơ hội cho thép Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam .
Một nền công nghiệp mà phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì khó có khả năng chủ động về giá cũng như chất lượng sản phẩm. Vì thế một yêu cầu đặt ra là ngành thép Việt Nam phải từng bước khắc phục được sự lệ thuộc này mới mong có thể đứng vững ngay trên thị trường nội địa trong thời kì hội nhập.
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới –giá thép bắt đầu tăng cao
quy luật giá cả khi hội nhập
Việc mở cửa thị trường, một xu thế tất yếu là hàng hoá nhập khẩu tràn vào và kết quả mà nó mang lại là giá cả thị trường của các sản phẩm dịch vụ sẽ rẻ đi một cách tương đối, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng đó là do, phần lớn các sản phẩm nhập khẩu đều có một năng lực canh tranh nhất định so với sản phẩm nội địa. Lợi thế chủ yếu các sản phẩm đó đạt được là giá cả thấp.
Do họ có được trình độ công nghệ cao hơn chúng ta ở một mức độ nào đó dẫn đến giá thành thấp hơn. Một thực tế phải thừa nhận là các ngành công nghiêp của các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều rất thấp. Và để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm nội địa cũng có xu hướng giảm giá để tăng khả năng cạnh tranh. Điều đó buộc các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, việc ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật mới sẽ mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Ngành thép Việt Nam đi ngược lại với quy luật ấy:
Thực tế cho thấy, ngành thép Việt Nam đi ngược lại với quy luật ấy. Giá thép bắt đầu có xu hưóng gia tăng từ đầu năm 2003. Tháng 10 năm 2007, giá bán lẻ các loại thép xây dựng liên tục tăng, trong khi sức tiêu thụ lại không có dấu hiệu giảm, đã tạo ra cơn sốt giá và khan hiếm nguồn cung, nhất là các loại thép cuộn.
Theo trung tâm Thông tin – Bộ Công Thương, giá bán các loại thép tại thời điểm đó dao động từ 10,050 – 11,875 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 170.000 – 400.000 đồng/ tấn. Đến đầu năm 2008, giá thép vẫn tiếp tục tăng cao. Các doanh nghiệp đã tăng từ 100.000 – 400.000 đồng/tấn. Hiện giá thép của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Thép từ 11.600.000 – 11.800.000 đồng/tấn chưa có VAT, còn với các doanh nghiệp khác đã trên 12.000.000 – 13.000.000 đồng/tấn. Công ty thép Việt ý cho biết giá thép bán ra của họ đã là 13.000.000 đồng/tấn chưa kể VAT. Còn giá thép trên thị trường còn vượt ngưỡng 15.000.000 đồng/tấn.
Nguyên nhân của tình trạnh giá thép tăng cao
Một là do giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng cao. Giá phôi thép cuối năm 2007 daođộng ở mức 600 – 618 USD/tấn. Đến đầu năm 2008, giá phôI thép Trung Quốc chào bán tại Việt Nam đã tăng lên 710 – 720 USD/tấn. Nguồng phôi nhập khẩu từ Ucraina hay Nga cũng ở mức 670 – 690 USD/tấn nhưng chi phí vận chuyển cao do đường xa. Mặc dù giá phôi thép cao xong các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết nguồn phôi thép cũng rất khan hiếm, nhiều nhà cung cấp đã tạm ngừng và giảm xuất khẩu phôi. Các nguyên liệu đầu vào khác như quặng sắt sẽ tăng giá 30%/tấn, than mỡ tăng 20% và dầu…
Hai là do nhu cầu về thép đặc biệt là thép xây dựng tăng cao. Mặc dù các công ty thép đồng loạt tăng giá, nhưng nhiều người vẫn đổ xô đi mua. Nhiều đại lí không còn hàng để bán. Nhu cầu thép cho các công trình xây dựng chiếm phần lớn lượng thép tiêu thụ. Việc nhu cầu thép tăng cao tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ tăng giá. Trong khi giá xuất xưởng của các nhà sản xuất chỉ koảng 10.600- 11.200 đồng/kg, thì ở các đại lí đã bị đẩy đến 13.500- 14.000/kg. Theo nhiều chuyên gia nhận định, nguyên nhân tăng giá, cháy hàng nhiều khi do các nhà đấu cơ đồng loạt tung tiền ra mua hàng, trước thông tin già thép vẫn còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới
Ngành thép thu hút đầu tư
Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và GDP tăng trưởng ổn định là nguyên nhân dẫn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có ngành thép Việt Nam.
Quy hoạch của chính phủ
Ngày 4 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đọan 2007 – 2015, có xét đến năm 2025. Trên cơ sở dựa vào dự báo nhu cầu thép thành phẩm Việt Nam năm 2010 là 11-12 triệu tấn; năm 2015 là 15-16 triệu tấn; năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn, quy hoạch đưa ra mục tiêu giai đoạn 2007-2015 cần đầu tư khoảng 8 tỷ USD phát triển ngành thép, đến năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 0,5 triệu tấn thép các loại. Mục tiêuđến năm 2010, Việt Nam sẽ luyện được 3,5 triệu tấn phôi/năm, và sẽ đạt đến 12-15 triệu tấn/năm vào năm 2025. Đặc biệt, sản xuất thép thành phẩm dự kiến sẽ đạt 6,3 -6,5 triệu tấn vào năm 2010; 11-12 triệu tấn năm 2015; 19-22 triệu tấn năm 2025.
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, bản quy hoạch nhấn mạnh tới việc tập trung đầu tư vào 6 dự án lớn của ngành thép giai đoạn 2007-2015. Đó là: liên hợp thép Hà Tĩnh ( công suất dự kiến 4,5 triệu t ấn/năm, dự kiến đI vào sản xuất năm 2011); liên hợp thép Dung Quất ( công suất trên 5 triệu tấn/năm, bắt đầu giai đoạn 2 vào năm 2011); dự án nhà máy cán thép nóng, nguội, mạ kẽm chất lượng cao công suất 3 triệu tấn/năm do POSCO (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; dự án nhà máy thép cuộn, thép cán nóng chất lượng cao công suất 2 triệu tấn/năm do liên doanh ESSA của ấn Độ phối hợp với một số công ty trong nước thực hiện; Dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Dự kiến vốn đầu tư cho ngành thép giai đoạn 2007-2015 lên tới 10-12 tỷ USD, trong khi giai đoạn 2007-2015 cần khoảng 8 tỷ USD.
Ngoài ra, bản quy hoạch nhấn mạnh tới việc phát triểm sản xuất gang lào cao với quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn với tổng công suất 1 triệu tấn/năm và hoàn thành các dự án thép dẹt…
Nhìn chung, quy hoạchphát triển ngành thép của chính phủ tập chung chủ yếu vào các sản phẩm thép cán, thép cuộn (những thành phẩm thép mà hiện nay chưa sản xuất được hoặc sức cạnh tranh kém). Trong bản quy hoạch của chính phủ không đề cập đến dự án đầu tư vào dự án và thép cây và thép cuộn vì công suất đẫ vượt gấp đôi nhu cầu.
Các công trình và dự án đầu tư nghành thép được công bố từ đầu năm 2007 đến nay.
Công trình của nước ngoài và liên doanh với nước ngoài:
Nhà máy cuộn cán nòng liên doanh giữa Tổng cong ty thép Việt Nam và Tập đoàn ESSAR (ấn Độ) tại Bà Rịa – Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn, tổng đầu tư trên 500 triệu USD.
Nhà máy cán nguội 1,2 triệu tấn/năm và cuộn cán nòng 3 triệu tấn/năm tổng đầu tư trên 1 tỷ USD của Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) tại Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhà máy Liên hợp thép Hà Tĩnh liên doanh giữa Tập đoàn TATA(ấn Độ) với Tổng công ty thép Việt Nẩmn xuất thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép tấm… với công suất dự kiến 4.5 – 5 triệu tấn/năm, tổng đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD.
Nhà máy thép liên hợp liên doanh giữa Tập đoàn thép POSCO (Hàn Quốc) với tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu tấn/năm sản xuất thép tấm, thép cuộn cán nóng, cán nguội.
Liên hợp thép giữa Công ty Thép Jinna (Trung Quốc) với Tycoon (Đài Loan – Trung Quốc) công suất 5 triệu tấn phôi/năm đầu tư trên 1 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).
Công trình đầu tư trong nước:
Nhà máy luyện kim công suất 300.000 tấn/năm Cửu Long – Vináhin, khởi công xây dựng tại Yên Bái.
Nhà máy lò cao, lò điện ở Hải Phòng của Công ty Cp Thép Vạn Lợi, công suất dự kiến 500.000 tấn/năm.
Nhà máy liên doanh giữa Công ty Thép Vạn Lợi và Công ty Thương mại và Khoáng sản Hà Tĩnh sản xuất phôI thép.
Nhà máy thép Vạn Lợi ở Bắc Kạn sản xuất 500.000 tấn phôi/năm.
Chỉ trong khoảng mấy tháng đầu năm 2007, đầu tư vào ngành thép Việt Nam tăng đột biến, không chỉ bao gồm các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư vào Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng.
Các doanh nghiệp thương mại được lợi nhiều hơn doanh nghiệp sản xuát
Nửa đầu năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã trúng lớn bằng việc nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc vế bán. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, nếu như cả năm 2006, Việt Nam nhập khẩu thép cuộn của Trung Quốc là 150.000 tấn thì tính từ đầu năm 2007 tới 15/04/2007, lượng thép cuộn nhập từ Trung Quốc đã lên đến 190.000 tấn. Chỉ tính riêng tháng 04/2007, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 80.000 tấn thép cuộn.
Có 2 lí do để lí giải cho việc này:
Năm 2007, giá phôi và thép thành phẩm thế giới biến động liên tục, ít có năm nào giá mặt hàng này lại biến động không ngừng từ đầu năm đến cuối năm 2007 như vậy. Đầu năm 2007, giá thép chỉ ở mức 8,5 triệu đông/tấn thì đến cuối năm tăng vọt lên ở mức 13-14 triệu đồng/tấn, giá phôi thép thì tăng tứ mức trên 400 USD/tấn đầu năm đến cuối năm chạm mức 700 USD/tấn. Giá thép trên thị trường thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng tới thị trường thép trong nước, trong khi nhu cầu thép trong nước thì không ngừng tăng mạnh từ 17-19%.
Giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2007 còn cao hơn già thép thành phẩm, trong khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu phô thép chủ yếu của thép Việt Nam. Bắt đầu từ 1/6, Trung Quốc nâng cao thuế nhập khẩuphôi thép lên 15%, thép thành phẩm 10%và bỏ hoàn toàn thuế thép thành phẩm xuất khẩu. Việc giá phôi thép tăng cao khiến chi giá thép thành phẩm nội địa tăng cao không có khả năng cạnh tranh với thép nhập khẩu Trung Quốc .
Nắm bắt được thông tin thị trường, cả các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại đều tăng cường nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm ngay từ đầu năm. Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2007 lượng phôi thép nhậplà 1.038.000 tấn. Riêng trong tháng 5, lượng phôi thép nhập klhẩu đã là 385.000 tấn đảm bảo hơn 1 tháng sản xuất với giá 485 USD/tấn. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất cũng còn lượng tồn kho hơn 200.000 tấn với giá thấp.
Các doanh nghiệp thương mại cũng đẩy mạnh nhập khẩu thép cuộn từ Trung Quốc. Trong tháng 5, các hợp đồng nhập khẩu thép cuộn liên tục được kí kết giữa các doanh nghiệp 2 nướcvới số lượng khoảng 120.000 tấn và thép cuộn kí kết trong tháng năm kéo dài hợp đồng đến tận tháng 7 mới hết.
Việc tích lũy 1 lượng lớn phôi thép nhập khẩu giá thấp và một lượng lớn thép thành phẩm tồn kho giá thấp bán với giá cao, các doanh nghiệp đã thu được lợi lớn. Số liệu của tổng công ty thép Việt Nam cho biết, năm 2007, 8 doanh nghiệp liên doanh thuộc tổng công ty này có lợi nhuận trước thuế là 528,9 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2006.
Với các doanh nghiệp thương mại không có một con số lợi nhuận nào được công bố, nhưng lợi nhuận mà họ đạt được dự báo cao hơn cả sản xuất. Thép cuộn nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007 giá thấp hơn cả giá phôi thép, trong khi giá thép cuộn trên giá thép cuộn trên thị trường 6 tháng cuối năm còn tăng cao hơn cả thép cây. Do sản xuất thép cuộn không cạnh trnh được với thép nhập khẩu từ Trung Quốc , nhiều doanh nghiệp thép ngừng sản xuát thép cuộn điều này làm cho thị trường khan hiếm và giá thép bị đẩy lên cao. Với một số lượng nhập khẩu khá lớn từ khi giá thấp, các doanh nghiệp thương mại đạt được lợi nhuận chắc chắn lớn, nhờ chênh lệch giá trong khi chi phí sản xuất lại không lớn như doanh nghiệp sản xuất. Mức giá bán ra cuối năm 2007 từ 12-13 triệu đồng/tấn, trong khi giá nhập chỉ tới 8-9 triệu đồng/tấn. Có những doanh nghiệp thương mại ở Hải Phòng, Quảng Ninh đã thắng lớn từ những thương vụ thép vừa qua với số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng.
đánh giá
Phôi thép _vấn đề nóng nhưng không được quan tâm
Bộ Công Thương cho biết, mặc dù ngành công nghiệp thép có tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm nhưng quy mô còn nhỏ bé, phân tán và trình độ công nghệ vấn ở mức trung bình thấp. chính vì vậy mà khả năng canh tranh thấp, thị trường phụ thuộc bên ngoài, giá thép luôn bấp bênh khó kiểm soát khiến cả người tiêu dùng và người sản xuất đều chịu thiệt hại. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép đang là đòi hỏi bức thiết.
Đầu tư sản xuất phôi thép là khâu quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm thép. Và lẽ ra nó phải được quan tâm đầu tư sớm hơn. Tuy nhiên trước đây do cach làm ăn sổi nên khâu náy đã bị bỏ quên. Đến nay 70% phôi thép chúng ta phải nhập khẩu. Mặc dù không một diễn đàn nào về sự phát triển của ngành thép lại không đề cập tới việc này. Vậy là thiều phôi thì phải đầu tư , nhưng thay vì phải đầu tư những dự án liên kết quy mô lớn, thì các nhà đầu tư lại tách rời với những nhà máy tách rời quy mô nhỏ mini. chính vì thế mỗi khi giá phôi thép tăng cao, ngành thép lại nhao lên tăng giá.
Hiện một số nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến sản xuất phôi thép – một phân khúc thị trường không kém màu mỡ. Tính đến tháng 6/2007 đã có 4 nhà máy sản xuất phôi thép ra đời. Một nhà máy ở Hải Phòng, một nhà máy ở Hà Tĩnh đón đầu quặng Thạch Khê và hai nhà máy ở Bắc Cạn. Công ty Thép Việt được xem là một trong những doanh nghiệp đầu tiên dám đầu tư gần 100 triệu USD xây dựng nhà mày luyện phôi thép tại KCN Phú Mỹ huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đầu tư không hiệu quả
Đầu tư thừa quy hoạch
Theo quy hoạch của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt thì tới năm 2020 Việt Nam chỉ đặt mục tiêu sản xuất 15-18 triệu tấn thép. Nghĩa là trong khoảng 10 năm nữa Việt Nam chỉ cần xây dựng từ 1 đến 2 khu liên hợp thép. Thế nhưng, thực tế cho thấy, chỉ mới mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và kí kết liên doanh. Công suất của 5 dự án này đã trên 30 triệu tấn, vượt gấp đôi so với quy hoạch, đó là chưa kể công suất hiện có của các nhà máy đã khoảng 8 triệu tấn.
Chính phủ cũng không quy hoạch thêm việc xây dựng các nhà máy sản xuất thép cây và thép cuộn, nhưng vẫn có nhiều liên doanh tiếp tục đầu tư sản xuất các sản phẩm này với công suất hàng triệu tấn/năm. Thực trạng đầu tư thừa quy hoạch trên chắc chắn sẽ phá vỡ cân đối cung cầu thị trường, gây lãng phí nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành thép cũng như nền kinh tế đất nước.
Đầu tư giá rẻ
Phôi thép là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, song thực tế có rầt ít các doanh nghiệp đầu tư vào khâu này bởi vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn châm. Trong khi đó thị trường thép dẹt còn đang mở đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nhu cầu thép dẹt chiếm khoảng 5 triệu tấn, trong khi cung ứng trong nước chỉ chiếm khoảng 1,8 triệu tấn/năm và nhập khảu 3,2 triệu tấn. Điều này chứng tỏ một lỗ hổng thị trường tiềm năng rất lớn.
Nắm được yếu tố này, rất nhiều dự án FDI đã đề nghị cơ quan chức năng cấp phép đầu tư. Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đầu tư cán nóng và cán nguộicó tổng công suất 3 triệu tấn/năm; liên hợp thép Hà Tĩnh liên doanh với tập đoàn TATA (ấn Độ) đầu tư cán nóng, cán nguội công suất 4-4,5 triệu tấn/năm…
Việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt xin cấp giấy phép đầu tư là một việc đáng mừng cho ngành thép nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Điều đó phản hồi tín hiệu tốt từ chính sách mở cửa, tạo bước ngoặt về quy mô công nghệ cơ bản, mang lại nguồn lợi từ dòng vốn FDI. Nhưng thực tế lại không như chúng ta mong đợi.
Có rất nhiều dự án đầu tư giá rẻ bất ngờ: suất đầu tư cho một tấn công suất chỉ trên vài trăm USD( chỉ khoảng 400-500 USD, thậm chí có những dự án suất đầu tư 207 USD. Trong khi chỉ số này ở các nước có nền công nghiệp phát triển từ 700-1.000 USD đối với những nhà máy lớn trên thế giới tầm cỡ 4-5 triệu tấn/năm, còn ở Nhật Bản dự án có công suất 4-4,5 triệu tấn/năm thì tổng mức đầu tư phải xấp xỉ tỷ USD.
Khi các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tán/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD, hoặc nhà máy Ningbo Iron and Stêl (Trung Quốc ) đầu tư liên hợp thép cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/ năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD… Vậy mà dự án Liên hợp Dung Quất của Tycoon sản xuất 5 triệu tấn/ năm chỉ vỏn ven 1,056 tỷ USD.
*Thực chất của việc đầu tư giá rẻ:
Các nhà đầu tư tìm mọi cách để cắt giảm chi phí như: sử dụng công nghệ thiết bị cũ đã bị đào thải sau đó tìm cách ”lobby” để được cấp phép. Còn nước tiếp nhân công nghệ đầu tư giá rẻ lại là mmột thuận lợi cho việc tiếp nhận kết quả đầu tư sau này.
Vói cách này các cắt giảm được chi phí, giảm rủi ro, an toàn đồng vốn. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, phần thiệt hại luôn luôn thuộc về các quốc gia tiếp nhận dự án.
Thứ nhất, những nơi bán đã chuyển giao được những công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
Thứ hai, do sử dụng công nghệ, thiết bị cũ nên lợi nhuận không cao và không đủ nguồn tài lực đầu tư xử lí nước thải trong quá trình luyện kim và những chất độc hại náy sẽ hủy hoại môi trường sống con người.
Trên thực tế Trung Quốc vốn là một cường quốc về thép nhưng hiện đang lỗ lực kiềm chế phát triển nóng đầu tư trong ngành này. Bắt đầu từ năm 2005, Trung Quốc ban hành chính sách phát triển công nghiệp thép và quy định: trong nội địa, chỉ chấp nhận những lò cao luyện gang có thể tích trên 1.000 m3 và công suất danh nghĩa lò đạt tối thiểu trên 120tấn/mẻ, việc xây dựng các nhà máy tại bờ biển, thể tích bên trong lò cao phải từ 3..000m3 và công suất lò chuyển luyện thép từ 200 tấn/mẻ trở lên.
Thứ ba, những thiét bị dạng này tiêu tốn nhiều nhiên liệu và là nguyên nhân phà vỡ sự cân đối năng lượng quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với khủng hoảng thiếu năng lượng. Theo ông Đinh Huy Tam, Tổng thư kí Hiệp hội thép Việt Nam , những lò cao hiện đại dung tích từ 300 m3 trở lên chỉ tốn khoảng 400 kg than cốccho một tấn gang, trong khi lò cao từ 400-500 m3 tiêu hao tới 800 kg than cốc.
So với các cường quốc về thép trên thé giớ như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia có nền công nghiệp thép mới phát triển. Điều này là một thiệt thời nhưng đó cũng là cơ hội để chính phủ có thể sàng lọc, đón đầu lựa chọn những công nghệ hiện đại , đạt hiệu quả kinh té xã hội cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và ô nhiễm môi trường. Không chỉ có thế việc lựa chọn dự án đầu tư đúng hay không cón ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề môi trường sống.Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả nhất.
Lựa chọn đối tác đầu tư không tương xứng
Hiệp hội thép Việt Nam cảnh báo, nhìn vào 5 liên hợp đầu tư đã được cấp phép có những đối tác không đủ tầm cỡ. Ví dụ như dự án lựa chọn Tycoon là đối tác đẻ sản xuât phôi thép và thép tấm, thép cuộn cho thấy, tập đoàn này chỉ sở hứu một số nhà máy nhỏ sản xuất thép cuộn mà không gang thép và các sản phẩm thép tấm lá. Hay nhà đầu tư là công ty FRRO China (Trung Quốc ) vào dự án 10 triệu tấn thép cao cấp của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng không có trong danh mục các nhà sản xuất thép Trung Quốc; hơn nưa con số 10 triệu tấn/năm là không tưởng đối với thị trường Việt Nam ( bởi một năm Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 20 vạn tấn thép cao cấp). Hoặc nhà đầu tư Samoa Qian (Đài Loan) của dự án thép không rỉ xây dựng tai KCN mỹ Xuân (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng là đối tác không có tiềm năng.
Việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp là việc làm càn thiết, một mặt giúp ta có được nguồn công nghệ mới, mặt khác nó đẩm bảo tính an toàn cho các dự án đàu tư. Vì thực tế có rất nhiếu dự án đầu tư vào nhằm kiếm lợi từ việc khai thác nguồn tài nguyên trong nước.
Chính sách đầu tư còn nhiều bất cập.
Chính phủ đã phân cấp cho các địa phương quyền cấp giấy phép đầu tư để rút ngắn thời gian cấp phép. Song vì thiếu hiểu biết về công nghệ, thông tin về đối tác dẫn tới việc nhiều địa phương chấp nhận đối tác dễ dàng dẫn đến cấp phép đầu tư ồ ạt, chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng dự án, phá vỡ cân đối tổng thể về cung năng lượng, nguyên liệu trên thị trường. Hậu quả sẽ rất nặng về lâu dài và nền kinh tế xã hội sẽ phải gánh chịu nếu đầu tư không đúng quy hoạch.
Ngành thép Việt Nam trúng mánh lớn chỉ là ăn sổi
Lợi nhuận mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thép năm qua vừa đạt được là rất lớn đặc biệt là trong buổi đầu của thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt. Nhìn một cách sâu rộng hơn một khi thị trường đã ổn định yếu tố làm nên thành công không còn là may rủi thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đi trên đôi chân của chính mình.
Điều đó có nghĩa là cơ hội thị trường mà thị trường mang lại cho các doanh nghiệp thép Việt Nam mang tính khách quan. Nó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam rất nhanh nhạy với thị trường, nhanh chóng thích ứng với môi trường trong điều kiện bối cảnh kinh tế hội nhập. Đó là một dấu hiệu đáng mừng.
Song, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của thép thành phẩm Việt Nam , khi phải cạnh tranh với thép thành phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan .. và đặc biệt là Trung Quốc .
Tác động của việc tăng giá thép đến các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Giá thép tăng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong đó đặc là ngành xây dựng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, về lĩnh vực xây dựng căn bản Nhà nước đã phải điều chỉnh tăng 1.800 tỷ đồng do giá thép tăng. Giá thép tăng còn kéo theo mhiều hệ quả khác ảnh hưởng đến nền kinh tề.
Chương III
Phương hướng và giảI pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp thép đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng có sẵn trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép/năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụngtrên thế giới, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước về thép cán (cả về số lượng và chất lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao,bảo đẩm tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng vá chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Các mục tiêu cụ thể
Từ nhu cầu thép năm 2010 là 10 triệu tấn; năm 2015 là 16 triệu tấn và năm 2020 là 20 triệu tấn, săn xuất trong nước theo chỉ tiêu tương ứng đạt 61%, 62%, và 70%vào năm 2020.
giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam
Đầu tư đúng hướng
a.hướng đầu tư chính
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam, khi mà ngành thép vẫn còn ở quy mô nhỏ bé, phân tán và trình độ công nghệ vẫn ở mức trung bình, khả năng canh tranh thấp, thị trường phụ thuộc bên ngoài, giá thép luôn bấp bênh khó kiểm soát khiến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều bị thiệt hại, thì vấn đề đạt ra là phảI đầu tư phát triển ngành thép mmột các đúng hướng.
Vậy đầu tư đúng hướng là như thế nào? Trong quy hoạch của chính phủ về phát triển ngành thép đã chủ trương kêu gọi đầu tư vào các khâu: luyện thép từ quặng, sản xuất phôI và sản xuất các chủng loại thép đặc biệt phảI có đủ diều kiện chín muồi như thị trường đủ lớn. Trong đó đầu tư vào phôI thép đang là đòi hỏi bức thiết nhất.
Hiện mới chỉ có một số doanh nghiệp mạnh dạn đàu tư lớn vào sản xuất phôI thép. Tiêu biểu là 4 nhà máy phôI thép: một ở Hải Phòng, một ở Hà Tĩnh đón quặng Thạch Khê và hai nhà máy ở Bắc Cạn. Riêng công ty thép Việt được xem là một trong những doing nghiệp giám đàu tư gần 100 triệu USD xây dựng nhà máy luyện phôI thép tai KCN Phú Mỹ huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa _Vũng Tàu.
b. vốn đầu tư
Nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển ngành thép nhà nước cần có chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn đầu tư ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân nhằm huy động nhiều hơn các dự án đầu tư hơn nữa; Nhà nước cho phép ngành thép được huy động vốn bằng cách phát tráI phiếu công trình, huy động vốn cổ phần; Được phép vay tín dụng ưu đãi trong đầu tư thiết bị; Được cấp 30% vốn để đặt cọc đối với dự án khu liên hợp luyện kim công suất 4-4,5 triệu tấn/năm.
- Đối với thiết bị của ngành ưu tiên đáu thầu mua trong nước các thiết bị đã chế tạo được trong nước.
- Có thể nhận một số thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật.
Giải pháp công nghệ
Nhìn chung, tuy ngành thép Việt Nam đã đạt được một tốc độ tăng trưởng khá cao, có lực lượng khá hùng mạnh nhưng trình độ công nghệ thiết bị , kỹ thuật còn quá kém, do đó khả năng cạnh tranh thấp. Vì thế giải pháp công nghệ đặt ra là nên tập trung cỉa tạo nâng cấp các cở sở luyện cán thép hiện có, chuyển hướng đầu tư sản xuất thép dẹt như : thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép tấm thép, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu… và đặc biệt chủ trọng vào các khâu hị nguồn như: khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho khâu các thép.
Việc quy hoạch không chỉ nhấn manh vào phát triển sản xuất gang lò cao với quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh miền nùi phía Bắc như Lào cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Yên BáI, Bắc Cạn với tổng công suất 1 triệu tấn/ năm.
Tại hội thảo “ Công nghiệp thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” do Viện Chiến lược và chính sách công nghiệp (IPSI) phối hợp cùngTập đoàn Sojitz (Nhật Bản) tổ chức ngày 2/8/2/2007, các diễn giả tham gia hội thảo đều nhất trí rằng ngành thép muốn hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cần phải ứng dụng công nghệ sạch.
Có ý kiến cho rằng mô hình công nghệ Fastmelt hiện nay được coi là một trong những mô hình luyện thép phù hợp nhất với điều kiện và yêu cầu phát triển của của ngành thép Việt Nam. Fastmelt là công nghệ lò quay khép kín, có ưu điểm lớn là tiết kiệm nhiên liệu và tận th được hết thép trong qặng. Tỷ lệ tận thu lên đén trên 90% và mức thu hòi khói bụi, khí ô nhiễm đạt 99%, trong 8 năm có thẻ hoàn được vốn. Tuy nhiên tổng mức đầu tư cũng cao, từ 250 triệu USD cho lò luyện thép công suất 200 ngàn tấn/năm, vượt ngoài khả năng của hầu hết các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Để giải quyết khó khăn này buộc các doanh nghiệp sản xuất thép vừa và nhỏ nên tập hợp nhau lại để tập trung nguồn vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó , tập đoàn Sojitz cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ cho ta về tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau để cho chúng ta có thẻ ứng dụng công nghệ Fastmelt .
Mặt khác việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì chúng ta nên chú ý tới các dự án đầu tư giá rẻ với những công nghệ đã cũ, lạc hậu bị các nước khác thải hồi. Tránh tình trạng biến Việt Nam thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới và kéo theo đó là nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Giải pháp nhân lực
Ngành thép Việt Nam có ưu thế hơn ngành thép của các quốc gia khác ở nguồn nhân lực tương đối dồi dào và rẻ. Đây cũng chính là một phần lí do các công ty thép nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam do sẽ tiết kiệm được chi phí.
Nhưng mặt khác nguồn nhân lực của ta chủ yếu ở trình độ thấp. Lao động chủ yếu là lao động trực tiếp. Để có được đội ngũ lao động có đủ khả năngđấp ứnh nhu cầu về đầu tư phát triển trong tương lai và yêu cầu về kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tiến trình họi nhập kinh tế quốc tế, chúng ta nên tập trung vào một số các giảI pháp sau:
Tại doanh nghiệp, nên bố trí sắp xếp một cách hợp lí cán bộ quản lí và lao đọng hiện có ở các đơn vị chức năng. phất triển đào tạo những người có năng lực, để bố trí một cách hợp lí họ vào những công việc phù hợp với chuyên môn, cán bộ quản lí trong tương lai. Tạo sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiẹp (bảo đảm công an việc làm, được đào tạo, chế độ lương thưởng hợp lí…)
Đối với hệ thống giáo dục đào tạo, tăng cường cở sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên cho các trường dào tạo công nhân đủ sức đáp ứng cho nhu cầu của ngành thép. Coi trọng hình thức đưa công nhân đi đào tạo ở nước ngoài hoặc thuê chuyên gia đào tạo, kèm cặp tai chỗ, học đi đôi với ứng dụng thực tiễn.
Giải pháp chất lượng
Nguy cơ phảI đối mặt với thép giá rẻ nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu sản phảm có chất lượng tốt thì sẽ rất ó lợi cho nhười tiêu dùng. Nhưng không phảI tất cả các sản phảm thép nhập kẩu vào Việt Nam đều có chất lượng tót. Theo thống kê của bộ Thương Mạicho biết, phần lớn các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc đều do các nhà máy sát biên giới sản xuất vì bốn lí do sau:
Thứ nhất, vị trí địa lí thuận lợi nên phương tiện vận chuỷen khá đa dạng, khả năng cung ứng nhanh và chi phí vận chuyển rẻ.
Thừ hai, chính sách hỗ trợ ưu đãI của quóc gia này dành cho kiinh tế khu vực phía nam làm cho giá thành sản xuất rẻ.
Thứ ba, họ vẫn áp dụng thuế suất 8% cho thành phẩm xuất khẩu.
Thứ tư, nền công nghiệp thép quốc gia này đang tích tụ hóa các cơ sở sản xuất đã có các nhà sản xuất lớn, qui mô lớn, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại và liên hợp sản xuất thép từ nguồn ngưên liệu thô nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn lên giá thành hạ.
Đặc điểm của thép tại miền nam nước này có tiêu chuẩn kĩ thuật thường thầp hơn hoặc tương đương với Việt Nam( TCVN 6285-1997), thấp hơn các tiêu chuẩn của Mỹ hay Nhật Bản.
Ví lí do này chúng ta cóa thể thiết lập một hệ thống hành rào kĩ thuật mà vãn phù hợp với các điều lệ của WTO. Hệ thống hàng ào kĩ thuật này dựa vào hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật đối vói các sản phẩm thép theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc làm này có thể làm tăng lên khả năng cạnh thranh của các sản phẩm thép Việt Nam .
Hoàn thiện hệ thống chính sách của nhà nước
Ngành thép là ngành chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế ở nhiều nước trên thế giới đã và đang có xu hướng bảo hộ cho ngành thép. Nhưng Việt Nam do mới là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta mới phải chính sửa và xây dựng lại hệ thông pháp luật, đặt biệt trong lĩnh vực kinh tế để có đủ điều kiện hội nhập. Cho đến nay, hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn chưa hoàn chỉnh. Trước đây, ngành thép Việt Nam cũng được bảo hộ bởi chính sách nhà nước. Nhưng từ khi chúng ta vào WTO, việc bảo hộ gần như bị xóa bỏ. Ngành thép phải tự mình đối mặt với những thử thách của hội nhập. Nhưng ngành thép của chúng vẫn còn quá non trẻ so với ngành thép thế giới, do vậy rất cần có sự giúp đỡ của các chính sách nhà nước. Vì thế, hệ thế pháp luật hoàn thiện và đồng bộ đang là vấn đề bức thiết hiện nay.
các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên
Điều kiện tài nguyên
Ngành thép Việt Nam mới chỉ phát triển các khâu hạ nguồn, nay chúng ta mới bắt đầu chú trọng tới các khâu thượng nguồn. Tức là bắt đầu quan tâm đến khâu sản xuất phôi thép.
Một điều kiện hết sức quan trọng ta có thể phát triển khâu thượng nguồn đó là nguồn tài nguyên sắt và nguồn nhiên liệu hết sức phong phú. Hiện chúng ta có các tụ khoáng Thạch Khê, Quý Xa, Nà Rụa, Đà Lũng, Bó Lếch, Mộ Đức… có trữ lượng từ vài triệu đến hàng chục triệu tấn. Mà chúng ta vẫn chưa có kế hoạch khai thác. Đã có một vài dụ án đầu tư khai thác các nguồn quạng này nhưng không nhiều, phần lớn chỉ tập ở khu vực Quý Xa, Thạch Khê…
Bên cạnh các nguồn tụ khoáng sắt lớn như kể trên, hiện nay chúng ta còn đang tiếp tục xúc tiến tìm kiếm các mỏ quặng sắt trên diện tích cả nước. Gần đây, một quặng sắt ở Cao Bằng nhờ ứng dụng công nghệ mới đã được tìm thấy ở tầm sâu.
Môi trường đầu tư thuận lợi
Năm 2007 được đành giá là năm triển vọng đầu tư của Việt Nam. Với một môI trường đầu tư thông thoáng, các chính sách ưu đãI tuyệt đối, Việt Nam có mức hẫp dẫn đầu tư nhất khu vực châu á, Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn FDI lớn nhất từ trước tới nay.
Đây chính là cơ hội tốt để ngành thép Việt Nam tận dụng đầu tư đổi mới công nghệ của ngành thép. Đặc biệt, do được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp thép được chính phủ đặc biệt quan tâm phát triển. Điều này thể hiện trong “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020” do chính phủ phê duyệt trong quyết định số 272/2003/QD- TTg.
Nguồn nhân lực dồi dào
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 44,4 triệu lao động, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,7%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 23%. Như vậy có thể nói nguồn nhân lực Việt Nam hết sức dôì dào, với giá nhân công tương đồi rẻ, tạm thời vẫn duy trì được, đảm bảo giá thành sản xuất thấp, đảm bảo tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. đồng thời giá nhân công rẻ là điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam .
Kết luận
Bài viết đã chỉ ra những tác động chính của việc ra nhập tổ chức thương mai thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam một cách tổng quan nhất. Qua đó có thể thấy là, ngành thép Việt Nam quả một tiềm lực phát triển rất lớn. Song chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết các khả năng ấy để phát triển ngành thép Việt Nam , đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thép trong nước và thành một bộ phận không thể thiếu trong ngành thép thế giới. Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam chưa cao, rất dễ bị tác động của thị trường thế giới. Đó không chỉ là do nguyên nhân khách quan (phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài), mà nó còn là do yếu tố chủ quan mang lại. Bài viết cũng đã đưa ra một ssố các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Dưa trên việc tổng hợp ý kiến và tham khảo rất nhiều tài liệu, bài viết đề cập một cách tương đối hoàn chỉnh các khía cạnh của vấn đề. Bên cạnh đó còn không ít những thiếu sót rất mong thầy cô xem xét và góp ý cho bài viết của em có ý nghĩa thực tế hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn bài viết này!
Mục lục
.
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách “Việt Nam với WTO”_NXB Tư pháp.
Websile của Bộ Thương Mại
Websile của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo điện tử Vietnamnet
Báo điện tử VnEpress
Websile của Tổng công ty thép Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11169.doc