Đề tài Tác động tràn ở FDI đến khu vực kinh tế trong nước

Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.

doc32 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động tràn ở FDI đến khu vực kinh tế trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài . Mức độ tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận. Trong liên kết sản xuất tồn tại dưới hai hình thức đó là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia. Liên kết ngang là các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm. 2.4. Kênh cạnh tranh Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước , trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành. Để thu được biểu hiện của kênh tác động này chúng ta cần thu nhập những thông tinh về sức ép cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá. Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủng loại , mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp FDI Phần hai TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC I. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA: Từ đầu thập niên 1990, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được ổn định, tốc độ phát triển kinh tế cũng lên quỹ đạo và ở mức tương đối cao. Quan hệ với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đã bình thường hoá. Nhật đã quyết định viện trợ trở lại (1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng đã được quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993). Sự chuyển biến thuận lợi nầy cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định và một nước có dân đông, có nguồn lao động phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành môi trường đầu tư nhiều tiềm năng. Theo kết quả thăm dò hằng năm về kế hoạch đầu tư nước ngoài của vài ngàn doanh nghiệp lớn Nhật Bản do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện, Việt Nam đã sớm trở thành một trong những môi trường mà doanh nghiệp Nhật chú ý. Việt Nam xếp thứ 5 trong lần thăm dò năm 1992. Năm 1993 Việt Nam ở vị trí thứ 4 và trong 2 năm liên tiếp sau đó đã vươn lên vị trí thứ 2. Từ năm 1996 vị trí của Việt Nam giảm nhưng hầu như năm nào cũng nằm trong 5 nước được doanh nghiệp Nhật đánh giá cao về tiềm năng. Việt Nam tiếp tục được nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảy FDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay cũng chưa hồi phục (Xem Hình 2) Tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý vẫn thuận lợi nhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán, hay thay đổi và chưa có chiến lược phát triển công nghiệp lâu dài. Đến năm 2000, Việt Nam mới sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được với các nước chung quanh. Hơn nữa, việc vận dụng luật vào việc quản lý thực tế vẫn chưa có hiệu quả. Biểu 1 cho thấy vị trí của FDI trong các chỉ tiêu của kinh tế Việt Nam. So với kinh nghiệm các nước Á châu khác, vị trí nầy khá cao. Chẳng hạn tỉ trọng của FDI trong tổng đầu tư của Việt Nam xấp xỉ với Malaixia và cao hơn Thái Lan nhiều (trong giai đoạn 1988-93, xem Biểu 2). So với Trung Quốc những năm gần đây thì con số của Việt Nam cũng cao hơn. Tuy ở mức cao trong tổng đầu tư, FDI ở Việt Nam vẫn còn ít nếu xét trên một số chỉ tiêu khác. Biểu 3 so sánh Việt Nam với Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng Đông (một tỉnh có nhiều điều kiện như dân số, vị trí địa lý giống Việt Nam) nói riêng. FDI tính trên đầu nguời ở Việt Nam chỉ bằng 60% của nước Trung Quốc rộng lớn với số dân 1,3 tỉ và chỉ bằng 13% của tỉnh Quảng Đông. Như Biểu 3 cho thấy, FDI có tương quan mật thiết với các chỉ tiêu về thành quả phát triển như GDP trên đầu người và kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Từ nhận xét nầy, có thể nói tỉ lệ của FDI trong tổng đầu tư ở Việt Nam cao là vì đầu tư vốn trong nước (nội lực) còn quá ít. Việt Nam cần huy động vốn trong dân, cải thiện môi trường đầu tư cho dân doanh hơn nữa để tăng nội lực. Tóm lại, tỉ lệ khá cao của FDI không có nghĩa là Việt Nam không cần ngoại lực nhiều hơn mà vấn đề ở đây là cả nội lực và ngoại lực đều cần tăng cường. Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế. Trước hết có thể thấy tỉ trọng của FDI trong sản xuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ 10% trong lao động công nghiệp (Biểu 1). Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác. Nhưng FDI ít tạo ra công ăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay FDI có khuynh hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động. Như Biểu 1 cho thấy, vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuất khẩu. Dĩ nhiên các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc để phục vụ cho cả các dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI là hướng về xuất khẩu thì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều. Để phân tích sâu hơn tính chất của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ta thử chia khu vực công nghiệp chế biến (manufacturing sector) thành 23 ngành và tính thử tỉ lệ của tư bản dùng cho mỗi lao động (capital/labor ratio, viết tắt là K/L) và tỉ lệ xuất khẩu trong tổng doanh số bán ra (export/sales, viết tắt là E/S) trong từng ngành. Thống kê về tư bản được tính bằng cách cộng tất cả kim ngạch đầu tư đã thực hiện từ trước đến thời điểm cuối năm 2002. Thống kê về lao động lấy số liệu vào cuối năm 2002, kim ngạch xuất khẩu và doanh số bán ra là của năm 2002. Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L. Ta thấy ngay rằng trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp) là những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao), điển hình là may mặc, giày dép, chế biến đồ gỗ,... Điều này hợp với lý luận cơ bản về kinh tế quốc tế vì Việt Nam là nước phong phú về lao động nên có lợi thế so sánh trong các ngành có hàm lượng lao động cao. Nhưng cho đến nay những ngành mà kim ngạch FDI chiếm vị trí hàng đầu là những ngành thay thế nhập khẩu. Bốn ngành có kim ngạch FDI nhiều nhất (kim thuộc, thực phẩm và đồ uống, ô tô xe máy và hoá chất) chiếm tới 53% tổng kim ngạch FDI (luỹ kế từ 1988 đến 2002) đều là những ngành có tỉ lệ K/L cao và tỉ lệ E/S thấp. Những ngành thay thế nhập khẩu nầy thường là những ngành được bảo hộ bằng hàng rào quan thuế khá cao. Do được bảo hộ và do kỳ vọng vào sự lớn mạnh của thị trường gần 80 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài có khuynh hướng muốn đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu. Dĩ nhiên không phải tất cả các dự án FDI có mục đích thay thế nhập khẩu đều đáng bị chỉ trích như ta thấy ở một số nghiên cứu khác. Nếu các ngành đó dần dần không cần bảo hộ vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới và do đó chuyển từ thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu trong tương lai thì vẫn đáng được đánh giá cao (xem như là những ngành non trẻ có thể được bảo hộ trong thời gian nhất định). Một điểm nữa là nếu các dự án FDI thay thế nhập khẩu đó có hiệu quả lan toả (spill over effects), tác động tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh, kích thích phát triển các doanh nghiệp bản xứ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước thì những phí tổn bảo hộ cho toàn xã hội sẽ nhỏ đi và các dự án FDI đó cũng đáng được đánh giá tích cực. Nhưng lịch sử FDI của các ngành nầy còn ngắn chưa có cơ sở để đánh giá các ngành thay thế nhập khẩu hiện nay thoả mãn các điều kiện của những ngành công nghiệp non trẻ không. Do đó, ở đ ây ta sẽ chỉ phân tích hiệu quả lan toả của các dự án FDI kể cả các dự án thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu II. TÁC ĐỘNG TRÀN CñA fdi §ÕN KHU VùC KINH TÕ TRONG N¦íC: 1. Kênh di chuyển lao động: Có thể thấy chỉ tiêu này rất cao ở khu vực doanh nghiệp FDI (43,4%) và cao nhất ở nhóm ngành may mặc và da giày. Trong số chuyển đi, khoảng 42% là lao động có kỹ năng, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm ngành dệt may - da giày (37%) và cao nhất là nhóm ngành chế biến thực phẩm (50,3%). Nếu so sánh chỉ tiêu này thì khả năng có thể sinh ra tác động tràn ở ngành chế biến thực phẩm cao hơn là dệt may. Tuy nhiên 32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi khỏi chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, 23% cho rằng số lao động này tự mở Công ty và 18% trả lời lao động chuyên đi làm cho các doanh nghiệp trong nước (số còn lại trả lời không biết). Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên, nhưng 1/3 số lao động chỉ di chuyển trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có thể phần lớn trong số họ là lao động có kỹ năng. Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định về hiện tượng co cụm về lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát triển. Chỉ có 4,6% doanh nghiệp trong nước thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm trả lời đã tiếp nhận lao động từ doanh nghiệp FDI, trong khi không doanh nghiệp nào trong hai nhóm còn lại tuyển được lao động từ các doanh nghiệp FDI chuyển sang. Tổng hợp kết quả các cuộc điều tra gần đây cho thấy các doanh nghiệp FDI tích cực chuyển giao công nghệ cho lao động ở nhà máy và chuyển giao tri thức điều hành, quản lý cho kỹ sư, nhân viên quản lý các cấp người Việt Nam. Khi nguời Việt Nam không hoặc chưa thoả mãn các điều kiện về chuyên môn, doanh nghiệp nước ngoài mới đưa người ở các nước khác đến. Người nước khác ở đây không nhất thiết là người nước gốc của MNCs mà kể cả người ở các nước thứ ba. Đặc biệt nhiều công ty FDI gốc Đài Loan hoặc Hong Kong thường thuê kỹ sư người ở Trung Quốc, công ty FDI Nhật thường thuê người Đài Loan, v.v... Sau 3-4 năm hoạt động, các doanh nghiệp FDI dần dần tìm người Việt Nam thay thế để giảm phí tổn sản xuất. Tiền lưong của một kỹ sư người Việt Nam bằng nửa người Trung Quốc và bằng 1/4 người cùng trình độ từ Đài Loan sang. Để tăng hiệu quả việc di chuyển lao động, điều tiên quyết của Việt Nam là cần tăng cường giáo dục, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết. Chính sách gần đây của Việt Nam (hạn chế doanh nghiệp FDI chỉ được dùng người nước ngoài trong giới hạn 3% tổng lao động trong công ty) là không có cơ sở khoa học và chỉ làm môi trường FDI ở Việt Nam xấu hơn. Về việc di chuyển lao động, chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thống nhưng những thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy là hiệu quả chuyển giao rất yếu vì các lý do sau: Thứ nhất, phần lớn đối tác phía Việt Nam trong các liên doanh FDI là doanh nghiệp quốc doanh (SOEs). Người quản lý, lãnh đạo kinh doanh được gửi tới các liên doanh thường là cán bộ ở SOEs hoặc ở các bộ chủ quản của SOEs liên quan. Trong số nầy cũng có nhiều người vốn có tinh thần doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi nên đã làm việc hiệu quả trong các liên doanh, tích cực hấp thu tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài. Nhưng một phần khá lớn họ là những người hành động như các quan chức và dồn hết quan tâm về những vấn đề khác, thay vì làm cho liên doanh phát triển. Thứ hai, nguyên tắc nhất trí 100% thành viên hội đồng quản trị áp dụng vào việc quyết định các vấn đề kinh doanh trong liên doanh kéo dài quá lâu, cải thiện quá chậm gây ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp FDI. Vì lý do nầy, MNCs đầu tư ở Việt Nam có khuynh hướng lập doanh nhgiệp 100% vốn nước ngoài thay vì liên doanh. Các liên doanh trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài Tóm lại, phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanh nghiệp FDI và (2) nguồn lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước đều cho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, nhưng ở mức rất thấp. Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động di chuyển này, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theo kênh này. 2. Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ: Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ lao động có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanh nghiệp FDI. Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo các năm Các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu cho hoạt động R&D cao gấp gần 3 lần so với các doanh nghiệp trong nước, trong đó mức chênh lệch cao nhất ở nhóm ngành cơ khí - điện tử. Nếu tính cả chỉ tiêu mức độ tập trung vốn thì có thể thấy sản phẩm có khí điện tử của khu vực doanh nghiệp FDI có hàm lượng công nghệ cao hơn nhiều và vì vậy khả năng năng xẩy ra tác động tràn là thấp. Chi cho R&D ở nhóm ngành dệt may cao hơn hẳn so với ngành chế biến thực phẩm và mức chênh lệch giữa doanh nghiệp trong và nước ngoài là thấp. Đáng lưu ý là xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu bình quân cho R&D so với doanh thu trong khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong nhóm ngành cơ khí, điện tử. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh trong nước. kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp FDI rất ít khi tiếp cận với công nghệ từ Công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn cũa. Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với Công ty mẹ ở nước ngoài đặc biệt là trong đầu tư đổi mới công nghệ. Có 2 cách lý giải cho điều này. Một là bản thân các Công ty mẹ cũng là Công ty nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D không cao và không thể hỗ trợ nhiều cho các Công ty con. Lý giải này phù hợp với nhận định khá phổ biến hiện nay là các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các Công ty vừa và nhỏ. Cách lý giải thứ 2 là Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm, hoặc trình độ công nghệ trong nước yếu dẫn đến không cần thiết phải đầu tư với công nghệ cao hơn. Chúng tôi cho rằng có thể trong thực tiễn cả hai cách lý giải này đều đúng và bổ sung cho nhau. Như vậy, dù phân tích dưới góc độ nào, kết quả điều tra mẫu 93 doanh nghiệp phần nào phản ánh thực tế ở Việt Nam là ít thấy biểu hiện về tác động tràn tích cực thông qua kênh chuyển giao công nghệ và nếu xuất hiện thì các tác động cũng chỉ ở mức thấp. Theo như kết quả điều tra thì tác động này dễ xảy ra hơn đối với nhóm ngành dệt may và chế biến thực phẩm. 3. Kênh liên kết sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 31% nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp FDI sử dụng được mua từ các doanh nghiệp trong nước, số còn lại mua từ doanh nghiệp FDI, nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ hộ gia đình. Quan trọng hơn, chỉ số này hầu như không thay đổi qua 3 năm từ 2001 – 2003. Về lý do nhập khẩu nguyên liệu, có tới 42,6% doanh nghiệp FDI cho rằng nguyên liệu đó không có ở Việt Nam, 15% cho rằng có những giá cao hơn nhập ngoại, 25% cho rằng chất lượng không tốt bằng nguyên liệu ngoại nhập. Kết quả cũng tương tự khi xem cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước. Trung bình cho cả 3 ngành chỉ 8% - 13% tổng giá trị nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng được mua từ các doanh nghiệp FDI trong nước. Xét kênh phân phối sản phẩm cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà các doanh nghiệp FDI phân phối thông qua các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp, nhất là nhóm ngành dệt may. Một nguyên nhân khách quan quan trọng là chính sách áp đặt tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc với doanh nghiệp FDI. Hiệu quả lan toả từ FDI đến các thành phần khác trong nền kinh tế càng cao thì nội lực càng được tăng cường. Qua sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước (SOEs, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị cá thể,...), công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI đến các thành phần khác của nền kinh tế. Để kiểm chứng hiệu quả nầy, xét ngành cụ thể là ngành may mặc: Dệt vải và may mặc là những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Năm 2001, hai ngành nầy chiếm độ 11% giá trị tính thêm trong toàn bộ ngành công nghiệp chế biến.Từ đầu thập niên 1990s, may mặc trở thành ngành xuất khâủ hàng đầu của Việt Nam. Vào giữa thập niên 1990, ngành nầy chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu và độ 50% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Với sự lớn mạnh của ngành da giày và một số ngành xuất khẩu khác, vị trí của ngành may mặc có giảm nhưng vẫn chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2001. Trước giai đoạn may mặc (apparel) là các giai đoạn kéo sợi (spinning), dệt (weaving) và dệt kim (knitting). Theo Biểu 7, số doanh nghiệp FDI hiện diện khá đông đảo trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt là khá tích cực trong giai đoạn may mặc. Trong hai ngành may mặc và dệt nầy, các nước, các nền kinh tế đầu tư tích cực nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong. Nhiều công ty Nhật cũng tích cực. Trừ Singapore, các dự án của các nước nầy có tỉ lệ xuất khẩu rất cao và tỉ lệ K/L thấp. Điều nầy cho thấy các nước công nghiệp mới ở Á châu và Nhật Bản đã tận dụng lao động Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điển hình có hàm lượng lao động cao. Nhưng hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong ngành may mặc có tạo ra một sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước thuộc các giai đoạn kéo sợi và dệt không? Theo điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung Ương, vào năm 2002, vẫn còn tới hơn 2/3 số doanh nghiệp FDI dùng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng may mặc. Điều tra của tôi vào tháng 8 và tháng 9/2003 cho thấy các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài thường có khuynh hướng nhập khẩu hầu như toàn bộ bán thành phẩm và nguyên liệu cần thiết. Chẳng hạn truờng hợp công ty 100% vốn Nhật Bản sản xuất quần áo ở Khu chế xuất Tân Thuận, vào năm 2003, mặc dầu đã sau 7 năm hoật động tại Việt Nam, vẫn còn có tới 97% nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Những doanh nghiệp FDI có dùng (mặc dù số lượng chưa nhiều) nguyên liệu và bán thành phẩm sản xuất trong nước nằm trong 2 trường hợp sau: Một là các xí nghiệp liên doanh với các đối tác phía Việt Nam, các đối tác nầy thường là các công ty quốc doanh mà sản xuất chính của họ là các mặt hàng trung gian đó. Một trong những động cơ hoặc điều kiện để lập liên doanh với nước ngoài là tiêu thụ bán thành phẩm hay nguyên liệu họ có sản xuất. Hai là các doanh nghiệp FDI ngành may mặc mua bán chế phẩm hay nguyên liệu từ những liên doanh FDI khác. Từ giữa thập niên 1990, FDI vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm nầy bắt đầu tăng và vào đầu năm 2003 đã có trên dưới 50 doanh nghiệp vốn nước ngoài sản xuất sợi và vải tại Việt Nam (xem Biểu 7). Kết quả khảo sát nầy cho thấy sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp thuần tuý vốn trong nước là rất yếu. Doanh nghiệp FDI có khuynh hướng dùng nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu hoặc do các công ty FDI khác sản xuất. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp nhà nước trong ngành không cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và/hoặc không đảm các điều kiện về giao hàng. Doanh nghiệp tư nhân trong nước còn quá yếu. 4. Kênh cạnh tranh: Thực tế cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI. Đánh giá về sức ép cạnh tranh Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước DN NN DN TN DN FDI Hộ GĐ DN trong nước DN FDI Hộ GĐ Vệ thị phần 4.18 4.88 7.00 2.81 6.02 6.62 2.85 Về sản phẩm 4.00 5.00 7.24 2.90 6.12 6.41 2.62 Về công nghệ 3.47 4.59 7.14 2.45 6.11 7.43 2.75 Về lao động có tay nghề 3.97 4.47 6.25 2.36 5.76 7.00 3.23 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM Điều tra này cũng phản ánh phần nào việc các doanh nghiệp FDI liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dòn sức lực vào dây chuyền và công nghệ sản xuất. Bột giặt Daso đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, Nutifood phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson, Dumex...; bia Sài Gòn, Laser đang "chống trả" Heineken, Tiger, FosterThị trường hàng điện tử Việt Nam dù nhỏ nhưng có sự hiện diện đầy đủ của các "anh hào" điện tử toàn cầu: Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, LG... Các DN Việt Nam rất vất vả trong cuộc cạnh tranh này, thất bại là khả năng khó tránh khỏi". Hiện các sản phẩm lắp ráp trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam, tuy nhiên phần lớn vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới. Theo nghiên cứu của Công ty GFK trong năm 2004, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần sản phẩm điện tử nghe nhìn; 48% là các sản phẩm có thương hiệu Nhật Bản và 35% là các thương  hiệu Hàn Quốc... Đối với sản phẩm điện tử gia dụng, thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 3%; các thương hiệu Nhật chiếm 53%; các thương hiệu Hàn Quốc là 35%... Một số DN sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đã nỗ lực rất lớn và đạt được những thành quả bước đầu trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Có thể kể sản phẩm nước tăng lực Number One của Công ty Tân Hiệp Phát như một điển hình. Bất ngờ xuất hiện một cách ấn tượng trên thị trường với phong cách mới lạ và độc đáo, những chai nước tăng lực Number One đã kéo tụt doanh số của những "đại gia" nước giải khát có ga, nhảy lên vị trí số một cả về thị phần lẫn doanh số của ngành giải khát trong một thời gian dài. G7 - sản phẩm cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Trung Nguyên ngay khi xuất hiện đã lập tức cho thấy khả năng... đe dọa các đại gia khác trong lĩnh vực này. Ngay lập tức, thị trường cà phê hòa tan sôi động với những phản ứng của Nescafe khi thương hiệu này cùng lúc tung ra đến ba loại phục vụ những đối tượng thích gu cà phê từ nhạt đến đậm. Nescafe cũng đưa ra thông điệp "100% cà phê Việt Nam" nên "hương vị Việt Nam hơn" để đối chọi với lời kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt" của Trung Nguyên... Tuy nhiên, những cuộc "phản kích" như vậy của các thương hiệu trong nước không nhiều. Chuyện được nhắc nhiều hơn là những thất bại của một số thương hiệu trong nước trong cuộc chiến này mà sản phẩm bia L. là một thí dụ. Đầu tư công nghệ, tiếp thị rất lớn nhưng bia L. vẫn phải chịu thất bại khi các kênh phân phối quan trọng trên thị trường như hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn... đều đã bị các thương hiệu nước ngoài khống chế. III. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN: 1. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước. Mô hình. Mô hình phân tích lượng ở đây được xây dựng như sau: nangsuati = f (cuongdovoni, tytrongii, trinhdoi, quimoi, hopdongi , Dtinhi, Dnganh). Kết quả và đánh giá. Ở mặt bằng chung, ngoại trừ biến hopdong, tất cả các biến khác đều có tác động dương tới thay đổi NSLĐ. Tuy nhiên, ở từng nhóm ngành và từng nhóm doanh nghiệp, đóng góp của các biến là khác nhau. Đặc biệt chú ý là lao động có tay nghề không ảnh hưởng tới thay đổi về NSLĐ của các nhóm ngành phân tích và của nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước ở ngành dệt - may và cơ khí - điện tử từ thậm chí cả vốn và lao động kỹ năng đều không có tác động rõ rệt tới thay đổi NSLĐ của doanh nghiệp. Kết quả này phản ánh phần nào thực trạng ở Việt Nam là các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sử dụng lao động phổ thông là chính và doanh nghiệp dệt may và cơ khí -điện tử cũng là các doanh nghiệp nhỏ xét về vốn. Ngoài rakết quả tính toán cho thấy ở những đô thị lớn có ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm dệt may nói chung và thuộc nhóm DNNN, nhưng lại không có ảnh hưởng đến nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước. Điều này có thể là do sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân khó cạnh trang được với cùng loại sản phẩm do các doanh nghiệp khác sản xuất tại các đô thị lớn. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân thường cung cấp sản phẩm cho các thị trường có sức mua thấp hơn, chẳng hạn ở vùng nông thôn. Kết quả kiểm định ở ước lượng I cho biết sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI làm thay đổi NSLĐ của các doanh nghiệp trong nước theo hướng tích cực hay cho thấy dấu hiệu của việc xuất hiện tác động tràn tích cực. Ở góc độ ngành, biến tytrong có dấu dương ở tất cả các nhóm ngành, ở cả hai nhóm doanh nghiệp nhưng chỉ có ý nghĩa ở nhóm ngành chế biến thực phẩm. Xét trên giác độ loại hình doanh nghiệp, sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI dường như không có ảnh hưởng gì tới NSLĐ của DNNN cùng ngành nói chung và trong từng nhóm khảo sát nói riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI lại có tác động làm tăng NSLĐ của các doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp ngành dệt - may và chế biến thực phẩm. Kết quả đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của doanh nghiệp trong nước với biến tytrong Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân I II III IV V VII VII VIII IX X XI XII Chung Thực phẩm Dệt-may Cơ khí -Điện tử Chung Thực phẩm Dệt-may Cơ khí - Điện tử Chung Thực phẩm Dệt-may Cơ khí - Điện tử Cuongdovon 0,146*** (4.79) 0.105* (1.86) 0.086** (2.76) 0.070* (1.91) 0.158*** (7.69) 0.114* (2.01) 0.122*** (4.61) 0.103** (2.09) 0.156*** (3.81) 0.123** (2.1) 0.097 (1.57) 0.081 (1.08) tytrong 0.290*** (3,05) 0.602** (2.71) 0.117 (1.69) 0.064 (1.53) 0.032 (0.91) 0.04 (0.35) 0.028 (0.42) 0.012 (0.26) 0.621*** (4.33) 0.903*** (4.19) 0.261** (2.85) 0.209 (1.48) trinhdo 0,070*** (3,08) 0.009 (0.23) 0.062 (1.53) 0.095 (1.6) 0.096*** (4.66) 0.044 (1.19) 0.063* (2.03) 0.124 (1.64) 0.036 (1.6) -0.016 (-0.47) 0.055 (0.78) 0.044 (0.56) Quimo 0,113*** (8,58) 0.077*** (2.98) 0.101*** (5.74) 0.105*** (4.31) 0.102*** (9.93) 0.075*** (4.38) 0.084*** (4.72) 0.104*** (4.88) 0.128*** (5.81) 0.057 (1.36) 0.140*** (4.98) 0.081 (1.08) Hopdong -0.098 (-1,44) -0.067 (-0.58) -0.108 (-1.18) 0 (.) -0.139** (-2.23) -0.145 (-0.93) -0.098** (-2.3) 0 (.) -0.066 (-0.55) -0.049 (-0.41) -0.074 (-0.28) 0 (.) Dtinh 0,117*** (2,22) -0.118 (-0.74) 0.147*** (3.47) 0.115 (1.52) 0.213*** (4.7) 0.083 (0.96) 0.165*** (4.18) 0.241** (2.36) 0.061 (1.32) -0.147 (-1.46) 0.164 (1.73) 0.035 (0.32) Nganh Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Ước tính Hệ số tự do 0,353*** (2,65) 0.301** (2.81) -0.049 (0.33) 2.264*** (7.71) 0.49*** (6.63) 0.601*** (4.26) -0.015 (-0.1) 1.92*** (7.03) 0.12 (0.66) 0.216** (2.11) -0.104 (-0.45) 0.349 (0.74) Số quan sát 9590 2865 1121 381 4297 843 738 219 5293 20.22 383 162 R2 0,2291 0.3001 0.1790 0.2660 0.198 0.074 0.222 0.248 0.403 0.500 0.179 0.294 Chú thích 1. Biến phụ thuộc là năng suất lao động, tính bằng giá trị gia tăng/số nhân công bình quân. Các biến được chuẩn hoá tại giá trị trung bình của mẫu. 2. Giá trị trong ngoặc ở phía dưới mỗi dòng là giá trị kiểm định t, dựa trên sai số điều chỉnh cho phương sai không đồng đều. 3. Các dấu *. **, *** thể hiện mức độ ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1% Tuy nhiên, việc lý giải trên thực tế là rất phức tạp do đó tách bạch rạch ròi tác động tràn qua từng kênh, vì vậy cùng khó có thể kết luận một cách chính xác về việc không có tác động tràn trong DNNN. Chẳng hạn, tác động tràn tích cực có thể xuất hiện ở kênh này, nhưng lại là tiêu cực qua kênh khác và cuối cùng là triệt tiêu lẫn nhau, thể hiện qua kết quả ước lượng mô hình trên. 2. Khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp trong nước Nhiều nghiên cứu định lượng cho các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo đã chỉ ra sự xuất hiện tác động tràn qua kênh tiếp thu công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp. Kokko (1993) lại cho thấy tác động tràn tỷ lệ thuận với mức độ khác biệt về công nghệ. Tổng kết các nghiên cứu này cho thấy các kết luận trái ngược nahu có thể là do phương pháp phân tích khác nhau, nhưng cũng có thể do đặc điểm của ngành và của quốc gia được khảo sát. Mặc dù vậy hầu hết các tác giả đều cho rằng việc xác định khả năng hấp thụ tác động tràn là khó khăn, nhưng lại có ý nghĩa cho xây dựng chính sách. Để kiểm định các giả thuyết trên đây cho trường hợp của Việt Nam, phần này cũng tiến hành một số ước lượng sử dụng mẫu số liệu thống nhất như ở các phần trên. Trong phạm vi số liệu cho phép, các ước lượng lần lượt được thực hiện cho các nhóm doanh nghiệp phân theo chất lượng lao động (biểu thị cho khả năng hấp thụ công nghệ), theo quy nô vốn, theo quy mô lao động và theo vị trí địa lý. Từ đó có thể đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố nêu trên với tác động tràn. Về phương pháp luận khả năng hấp thụ tác động tràn được đánh giá bằng cách so sánh ít nhất hai n nhóm doanh nghiệp có khả năng hấp thụ công nghệ khác nhau, ở đây được thể hiện qua trình độ của lao động, đo bằng tỷ lệ lao động có chuyên môn tay nghề trên số lao động không có chuyên môn tay nghề của doanh nghiệp. Chỉ số này được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, trong đó nhóm 25% số quan sát đầu tiên được định nghĩa là có chất lượng lao động thấp và 25% số quan sát cuối cùng thể hiện mức chất lượng cao. Vì vậy, khái niệm chất lượng cao và thấp về trình độ lao động trong phần này mang tính tương đối giữa các quan sát với nhau trong mẫu số liệu. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và lao động phần lớn dựa vào tiêu thức hiện nay của TCTK, nhưng được điều chỉnh nhằm tìm ra các điểm cắt hợp lý hơn cho nghiên cứu dựa vào đường phân bổ của vốn và lao động. Vai trò của vị trí địa lý đã được thể hiện qua biến Dtinh. Phần này sẽ xét tác động của biến tytrong tới các nhóm doanh nghiệp trong và ngoài các đô thị lớn bằng cách thực hiện hai ước lượng khác nhau và so sánh. Để so sánh với các phần trước, doanh nghiệp vẫn được chia thành hai nhóm, nhóm DNNN và nhóm doanh nghiệp tư nhân. Theo như kết quả, dường như các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và vừa có khả năng hấp thụ tác động tràn tích cực mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn xét cả tiêu thức vốn lẫn lao động (ước lượng I - VIII). Điều này có thể là do khả năng thích nghi cao với môi trường kinh doanh thay đổi của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và vì vậy sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI trong cùng ngành không làm cho các doanh nghiệp này "rời bỏ thị trường". Hơn nữa, dệt may là nhóm ngành sử dụng công nghệ nhiều lao động nên cũng làm giảm sức ép công nghệạh tranh từ doanh nghiệp FDI do các doanh nghiệp FDI không hoàn toàn phát huy được lợi thế về vốn. Rất đáng lưu ý là khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp tư nhân có vẻ không phụ thuộc vào chất lượng của lao động (ước lượng IX - XI). Tuy nhiên, mức độ hấp thụ vẫn mạnh hơn đối với doanh nghiệp có trình độ lao động cao hơn nói chung và ở hai ngành dệt may và chế biến thực phẩm nói riêng. Điều này cũng có nghĩa là nếu như tăng lao động có trình độ, các doanh nghiệp này sẽ thu được tác động tràn nhiều hơn. Các ước lượng từ XIII - XVI cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ngoài các đô thị lớn và trung tâm công nghệ lại có khả năng đón nhận tác động tràn tích cực ở mức cao hơn. Điều này có thể có nhiều lý do, nhưng ít ra các doanh nghiệp tư nhân ở ngoài các đô thị lớn và trung tâm công nghệ ít phải đối mặt trực tiếp với áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp FDI và DNNN cùng ngành. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, nhất là trong ngành chế biến thực phẩm ra đời muôn hơn các DNNN và thậm chí muộn hơn một số doanh nghiệp FDI trong ngành. Tức là các doanh nghiệp này một mặt chấp nhận môi trường hoạt động cạnh tranh, nhưng mặt khác vẫn có thể cung cấp sản phẩm cho những khách hàng riêng ở các vùng nghèo hơn mà doanh nghiệp FDI hoặc DNNN quy mô lớn chưa quan tâm đến. Nói cách khác, rất có thể có sự bổ sung cho nhau giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong ba nhóm ngành trên dưới góc độ thị trường tiêu thụ và đối tượng khách hàng. Một cách lý giải khác nhìn từ góc độ các doanh nghiệp FDI ở ngoài vùng đô thị lứon cho rằng các doanh nghiệp FDI này thường hoạt động trong ngành đặc thù hoặc sản xuất dựa vào vùng nguyên liệu. Do vậy, sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước cũng có thể giảm đi. Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI còn tạo ra mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước và nhờ đó xuất hiện tác động tràn tích cực. Tuy nhiên, do định nghĩa "ngoài vùng đô thị" trong nghiên cứu này là quá rộng nên ở đây chưa thể lý giải được hoàn toàn kết quả của mô hình do thiếu các thông tin cần thiết. Về khả năng hấp thụ tác động này của nhóm DNNN, có nếu xét ở mặt bằng chung, tác động tràn không xuất hiện ở các DNNN như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, thông qua phân loại DNNN theo quy mô, tác động tràn tích cực đã xuất hiện ở nhóm DNNN có quy mô vừa nếu xét tiêu chí vốn và ở nhóm DNNN có quy mô nhỏ nếu xét tiêu chí lao động. Mức độ tác động tuy nhiên rất yếu so với các doanh nghiệp tư nhân cùng quy mô (vốn hoặc lao động) và chỉ được kiểm định ở mức ý nghĩa 10%. Tức là, ở mức ý nghĩa 1% và 5%, tác động tràn có thể không xẩy ra. Kết quả này khẳng định lại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nói chung và cso khả năng hấp thụ tác động tràn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn với một số lý lẽ đã nêu ở trên giống như đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhỏ phần lớn là doanh nghiệp tư nhân nên sự xuất hiện tác động tràn dường như do loại hình doanh nghiệp quyết định chứ không do quy mô. Bằng cách phân loại doanh nghiệp theo cả loại hình sở hữu và quy mô, nghiên cứu này cho phép kết luận quy mô của doanh nghiệp có tính quyết định hơn tới hấp thụ tác động tràn chứ không phải là loại hình doanh nghiệp. Kết luận này có thể có ý nghĩa về mặt chính sách hay phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là một sự lựa chọn dưới góc độ tối đa hoá lợi ích mà FDI mang lại. Điểm đang lưu ý đối với nhóm DNNN có trình độ thấp là các doanh nghiệp mà không những không có khả năng hấp thụ tác động tràn, nhất là qua kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ, mà còn phải chịu tác động tràn tiêu cực do các doanh nghiệp FDI tạo ra nói chung và trong ngành chế biến thực phẩm nói riêng. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, nhưng trong ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng, DNNN vẫn chiếm áp đảo về nhiều chỉ tiêu như giá trị sản lượng, vốn v.v Theo mẫu điều tra năm 2001, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 20%, của doanh nghiệp FDI chiếm 22% và trong khi của DNNN là trên 56%. Vì vậy, chất lượng lao động thấp đang là bất lợi cho các doanh nghiệp nói chung để có thể thu được tác động tràn tích cực từ FDI. Kết quả phân tích ở tầm vi mô này dường như trùng với đánh giá cho rằng, trình độ thấp đang cản trở tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng. Các ước lượng từ XIII - XVI cho biết khả năng đón nhận tác động tràn của DNNN ở trong vùng đô thị và trung tâm công nghiệp không rõ ràng, trong khi các DNNN ở ngoài các vùng có khả năng đón nhận tốt hơn. Đối với nhóm ngành chế biến thực phẩm, các DNNN ở trong các đô thị thậm chí còn chịu tác động tràn gây bất lợi và làm giảm NSLĐ của doanh nghiệp tuy mức độ tác động không mạnh. Một nguyên nhân đã nêu ở trên lý giải cho điều này là các doanh nghiệp FDI và DNNN thường tập trung ở các đô thị và trung tâm công nghiệp lớn. Vì vậy, DNNN trong vùng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn so với DNNN ngoài vùng trước sự xuất hiện của khu vực có vốn FDI. Ở khía cạnh khác, các DNNN ngoài vùng tuy nhận tác động tràn tích cực từ FDI, nhưng mức độ cũng rất thấp so với các doanh nghiệp tư nhân. Do đó có thể kết luận là đối với DNNN, khả năng đón nhận tác động tràn từ doanh nghiệp FDI trong cùng một vùng là rất thấp. Do vậy, giả thuyết về tương quan tỷ lệ thuận giữa tác động tích cực của FDI và khoảng cách ngắn về không gian nhìn chung chỉ được kiểm chứng ở mức thấp cho nhóm DNNN ở Việt Nam. Kết luận này phần nào phản ánh áp lực cạnh tranh, nhưng cũng cho thấy một thực tế là thiếu sự liên kết ngang giữa các doanh nghiệp FDI và DNNN. Kết quả mô hình tác động tràn qua khả năng hấp thụ Chung Thực phẩm Dệt may Cơ khí, Điện tử Quy mô vốn (triệu đồng) I II III IV DNNN <5600 0.055 -0.016 -0.017 0.086 500 - 1000 0.078* 0.161 -0.02 -0.027 1000 - 10000 -0.021 0.099 -0.038 -0.002 > 10000 0.093 0.066 0.428* NA DN tư nhân <500 0.565*** 0.930*** 0.196** 0.24 500 - 1000 0.607*** 0.863*** 0.199* NA 1000 - 10000 0.587*** 0.848*** 0.795** NA >10000 0.185 NA -0.353 NA Quy mô lao động (người) V VI VII VIII DNNN <20 0.1333 -0.023 0.233** 0.116 20 - 50 0.0348* -0.064 -0.022 0.004 50 - 100 0.1088 -0.066 -0.085 0.155 100 - 300 -0.30997 0.075 0.066 0.031 >300 -0.2315 -0.044 0.058 NA DN tư nhân <20 3.297*** 0.793*** 0.229** 0.132 20 - 50 2.242*** 0.821*** 0.333** 0.198 50 - 100 1.955*** 0.626*** 0.514** NA 100 - 300 -0.371 0.519** 0.125 NA >300 0.079 -0.044 0.058 NA Chất lượng lao động IX X XI XII DNNN Thấp -0.093 -0.141* -0.016 -0.057 Cao 0.023 0.019 0.165 -0.015 DN tư nhân Thấp 0.254*** 0.584*** 0.132 NA Cao 0.515*** 0.658** 0.418** NA Vị trí địa lý XIII XIV XV XVI DNNN Trong vùng 0.029 -0.087* 0.033 0.012 Ngoài vùng 0.088*** 0.246*** 0.014 -0.059 DN tư nhân Trong vùng 0.386*** 0.502* 0.198** 0.170 Ngoài vùng 0.678** 0.946*** 0.321** 0.389* 1. Giá trị trong các ô là hệ số của biến tytrong 2. Các dấu *, **, *** thể hiện mức độ ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%. 3. NA. Khi số quan sát để chạy cho mô hình quá ít có thể ảnh hưởng tới kết quả. Một kết luận rút ra từ phân tích định lượng là vốn con người - được đo bằng trình độ học vấn của lực lượng lao động trong nghiên cứu này – không chỉ là đại lượng xác định tăng trưởng ở Việt Nam, mà còn làm tăng đóng góp của FDI tới tăng trưởng. Bằng cách thử nghiệm ba chỉ tiêu khác nhau biểu thị cho vốn con người. Nghiên cứu cho rằng vốn con người hay trình độ thấp của lao động đang hạn chế đóng góp hơn nữa của FDI vào tăng trưởng. Kết luận này cũng trùng với kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho nhiều nước đang phát triển. Về tính toán định lượng trước hết, mô hình về năng suất lao động của doanh nghiệp đưa ra một số kết luận quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như qui mô doanh nghiệp, chất lượng lao động, cường độ vốn, vị trí địa lý của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh tới sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI nói chung. Kết quả cho thấy về tổng thể, tất cả các yếu tố trên đều góp phần giải thích cho thay đổi về NSLĐ của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ giải thích và tác động của các yếu tố trên có khác nhau giữa các nhóm ngành khảo sát. Các doanh nghiệp FDI góp phần vào tăng thay đổi về NSLĐ chung của khu vực doanh nghiệp theo hướng tăng lên. Về phía chính sách có nghĩa là, tăng số lượng các doanh nghiệp FDI sẽ có lợi cho tăng trưởng của doanh nghiệp. PhÇn ba Mét sè gi¶i ph¸p vÒ n©ng cao t¸c ®éng trµn Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ĐTNN, đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, làm cho Việt Nam thực sự là một trong những địa bàn đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Về môi trường pháp lý, cần khẩn trương soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp và ban hành sớm các văn bản này để các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương có thời gian tìm hiểu và chuẩn bị áp dụng.. Ðồng thời, tiến hành rà soát các chính sách liên quan để kịp thời chỉnh sửa, hoàn chỉnh, bảo đảm sự thống nhất của cả hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư; khẩn trương rà soát các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường để thực hiện theo đúng lộ trình. Về thủ tục hành chính, tập trung sức hoàn thiện cơ chế một cửa ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư, tăng cường phân cấp mạnh hơn nữa quản lý đầu tư đi đôi với tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, hải quan,... Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ðể phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Về xúc tiến đầu tư, cần triển khai xây dựng các đầu mối xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, nhất là chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm. Cần duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, bảo đảm các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ. Cần ban hành các chính sách hợp lý nhằm phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ, bảo đảm giải quyết tốt hơn việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện cho các nhà ÐTNN. Trong quá trình đó, cần chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài, tăng cường tác động lan tỏa của ÐTNN đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Mặc dù sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng hoạt động ÐTNN tại Việt Nam đang đứng trước những thời cơ mới chưa từng có. Ðiều này đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt thời cơ mới để tạo nên một làn sóng đầu tư nước ngoài mới có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Bªn c¹nh viÖc chó träng thu hót ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi vµ t¸c ®éng trùc tiÕp cña nã ®Õn t¨ng tr­ëng kinh tÕ cÇn chó ý tíi t¸c ®éng trµn cña nã ®èi víi khu vùc kinh tÕ trong n­íc.Sau ®©y lµ mét sè gi¶i ph¸p: Hoµn thiÖn thÓ chÕ ph¸t hiÖn thÞ tr­êng c¸c yÕu tè ®Æc biÖt lµ thÞ tr­êng lao ®éng thÞ tr­êng c«ng nghÖ,thÞ tr­êng bÊt ®éng s¶n thÞ tr­êng vèn,®Èy m¹nh c¶i c¸ch doanh nghiÖp nhµ n­íc ,thóc ®Èy qu¸ tr×nh m¹nh mÏ héi nhËp kinh tÕ qièc tÕ,nhanh chãng h×nh thµnh hÖ thèng doanh nghiÖp phô trî ®Ó cïng víi c¸c doanh nghiÖp FDI t¹o nªn nh÷ng nhãm ngµnh cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh quèc tÕ. Mét trong nh÷ng lý do chÝnh c¶n trë viÖc xuÊt hiÖn t¸c ®éng trµn lµ sù chªnh lÖch vÒ tr×nh ®é c«ng nghÖ vµ thiÕu sù liªn kÕt gi÷a hai khu vùc doanh nghiÖp. Chªnh lÖch vÒ c«ng nghÖ thÓ hiÖn qua nøc ®é tËp trung vèn trªn ®Çu lao ®éng th­êng g©y trë ng¹i cho chuyÓn giao c«ng nghÖ ë nh÷ng ngµnh ®ßi hái vèn lín nh­ c¬ khÝ ®iÖn tö. Do vËy ®Ó n©ng cao hiÖu qu¶ t¸c ®éng trµn mét mÆt c¸c doanh nghiÖp trong n­íc cÇn ph¶i ®æi míi c«ng nghÖ mÆt kh¸c cÇn ph¶i n©ng cao tr×nh ®é cña lao ®éng ®Ó t¨ng kh¶ n¨ng tiÕp thu cña ng­êi lao ®éng trong viÖc sö dông nh÷ng c«ng nghÖ cã tÝnh phøc t¹p. ĐÓ n©ng cao tr×nh ®é ng­êi lao ®éng, cần tăng cường mạnh mẽ c«ng t¸c đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của c¸c tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm ®¸p ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. ĐÓ n©ng cao tr×nh ®é ng­êi lao ®éng, cần tăng cường mạnh mẽ gi¸o dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của c¸c tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đap ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, từ đó có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Để nâng cao tính liên kết Đối với kênh chuyến giao công nghệ thì cần phải có một sự liên kết chặt chẽ giữa công ty mẹ và công ty con đối với các công ty xuyên quốc gia. Các công ty mẹ thường chú trọng đến việc cung cấp công nghệ, cung cấp dây chuyền sản xuất cho các công ty con, còn các công ty con là nơi vận hành các kết quả nghiên cứu, là nơi vận hành các dây chuyền sản xuất mới nhất. Do đó các công ty con này khi chuyển giao cho dây chuyền công nghệ cho các công ty nhà nước thì không những phải hướng dẫn việc vận hành, sử dụng công nghệ đó mà còn phải đào tạo công nhân lành nghề để việc sử dụng các công nghệ đó một cách có hiệu quả hơn. Chó träng thu hót vèn ®Çu t­ nh­ng ®ång thêi cÇn nhÊn m¹nh h¬n n÷a t¸c ®éng trµn. Thay v× khuyÕn khÝch thu hót FDI vµo mét sè ngµnh nh­ hiÖn nay, chØ nªn quy ®Þnh lÜnh vùc cÊm ®Çu t­ vµ cho phÐp ®Çu t­ vµo mäi lÜnh vùc ngoµi c¸c lÜnh vùc cÊm ĐÈy m¹nh cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp më cöa h¬n n÷a cho sù gia nhËp thÞ tr­êng cña do¹nh nghiÖp cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi vµ doanh nghiÖp ngoµi quèc doanh trong n­íc trong mét sè ngµnh mµ hiÖn nay vÉn do doanh nghiÖp nhµ n­íc n¾m gi÷. §ång thêi thùc hiÖn cam kÕt vÒ gi¶m thuÕ quan vµ hµng rµo phi thuÕ quan. Môc ®Ých cña c¸c biÖn ph¸p trªn lµ nh»m gi¶m møc ®é tËp trung cña FDI vµo mét sè ngµnh s¶n xuÊt thay thÕ nhËp khÈu, thu hót nguån vèn nµy vµo tÊt c¶ c¸c ngµnh, qua ®ã t¹o c¬ héi ®Ó cã t¸c ®éng lan to¶ cho c¸c doanh nghiÖp trong n­íc vµ kinh tÕ. Kết luận Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn. Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét về chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức. Các Công ty lớn thường có năng lực về công nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầu tư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao. Các Công ty lớn còn mang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênh chuyển giao công nghệ và kiến thức. Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI là một biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động cao từ khu vực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốc gia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam cũng cần phải xem xét. Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức mạnh thị trường. Do vậy, khả năng sinh ra tác động tràn tích cực hay tác động lan toả chắc chắn bị hạn chế. FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thể ngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI. Như vậy, khả năng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế. Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràn của FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn nữa. Tµi liÖu tham kh¶o 1. PGS.TS NguyÔn B¹ch NguyÖt - TS. Tõ Quang Ph­¬ng, Gi¸o tr×nh Kinh tÕ ®Çu t­, NXB Thèng kª, 2004. 2. Lª Minh Toµn, T×m hiÓu vÒ ®Çu t­ n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 2004. 3. Ng« C«ng Thµnh, Thùc tr¹ng vµ xu h­íng vËn ®éng cña c¸c h×nh thøc ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam, LuËn ¸n Th¹c sü Qu¶n trÞ kinh doanh, 2000. 4. NguyÔn BÝch §¹t, §Çu t­ n­íc ngoµi ë ViÖt Nam: kÕt qu¶ vµ gi¶i ph¸p thóc ®Èy, T¹p chÝ Kinh tÕ vµ dù b¸o (sè375, trang 3-5), 2004. 5. Mai Ngäc C­êng, Hoµn thiÖn chÝnh s¸ch vµ tæ chøc thu hót ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi, thóc ®Èy t¨ng tr­ëng kinh tÕ ViÖt Nam, B¸o c¸o ®Ò tµi cÊp bé B98-38-14, §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n, Hµ Néi, 1999. 6. §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trong t¨ng tr­ëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ ë ViÖt Nam, LuËn ¸n tiÕn sü kinh tÕ, §¹i häc Kinh tÕ, thµnh phè Hå ChÝ Minh. 7. Vò Tr­êng S¬n, §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi víi t¨ng tr­ëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam, NXB Thèng ´ª, 1997. 8. Ng« C«ng Thµnh, Xu h­íng vËn ®éng vµ ph¸t triÓn cña c¸c h×nh thøc ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam, T¹p chÝ Ph¸t triÓn kinh tÕ (sè 125, trang 21-22), 2001. 9. Lª ViÖt Anh, KhÝa c¹nh ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trong héi nhËp kinh tÕ. Héi th¶o khoa Kinh tÕ vµ Kinh doanh quèc tÕ, §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n, 1998. 10.Vò ChÝ Léc, Gi¸o tr×nh §Çu t­ n­íc ngoµi, NXB Gi¸o dôc, 1997. 11. Nh÷ng néi dung kinh tÕ - tµi chÝnh cña ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi cña ViÖt Nam,NXB Tµi chÝnh. 12. §ç ThÞ Thñy, §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi víi sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ë ViÖt Nam giai ®o¹n 1988 - 2005, LuËn ¸n tiÕn sü kinh tÕ, §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n, 2001. 13. Lª ThÕ Giíi, C¸c gi¶i ph¸p thu hót ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam. T¹p chÝ Kinh tÕ vµ ph¸t triÓn (sè 87, trang 8 -10), 2004. 14. B¸o c¸o t×nh h×nh vµ gi¶i ph¸p t¨ng c­êng thu hót ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trong giai ®o¹n tíi, Bé kÕ ho¹ch ®Çu t­, 2004. 15. Paul Samuelson & Wiliam D.Nordhause, Kinh tÕ häc (b¶n dÞch), NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi 1997. 16. Ng« C«ng Thµnh, §Þnh h­íng ph¸t triÓn c¸c h×nh thøc ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam, LuËn ¸n tiÕn sü kinh tÕ, 2005. 17. ChuyÓn giao c«ng nghÖ ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, 2004 18. Phïng Xu©n Nha, §Çu t­ quèc tÕ, NXB §¹i häc quèc gia, Hµ Néi, 2001. 19. V.I.Lªnin, Toµn tËp, tËp 43, NXB TiÕn bé, Matxc¬va, 1978. 20. UNCTAD, World Investment Report, New York and Geneva,1998 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8811.doc
Tài liệu liên quan