Đề tài Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc

Vấn đề phát triển giao thông – du lịch – kinh tế vùng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Tây Bắc nói riêng và của đất nước ta nói chung. Để làm được điều này cần có sự góp sức của tất cả các đơn vị cũng như của nhân dân tại địa phương. Sự hợp sức đó làm nên sức mạnh thần kỳ đưa kinh tês vùng thoát khỏi tình trang khó khăn, hòa chung được với thực trạng kinh tế chung của đất nước. Tây Bắc có tiềm năng du lịch rất lớn, cần có những biện pháp khai thác tiềm năng thích hợp, tránh tình trạng khai thác một cách cạn kiệt những tiềm năng đó hay để cho tiềm năng bỏ không, không khai thác được. Cần có mạng lưới giao thông phù hợp với địa hình đồi núi ở Tây Bắc, khai thác tốt hệ thống giao thông phục vụ cho du lịch và thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế vùng. Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân để người dân tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của chính quyền địa phương, làm giảm tỷ lệ đói nghèo của địa phương, sức khỏe của người dân được chăm sóc tốt hơn . Làm cho dân địa phương thấy được những tác động tích cực của du lịch tới cuộc sống để họ tham gia hoạt động du lịch có hiệu quả, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho dân địa phương làm cho chất qượng dịch vụ được đảm bảo, quy trình phục vụ được thực hiện đúng đắn.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông, Mường, Dao …; thăm các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, các cơ sở chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, Khu nông nghiệp công nghệ cao trồng rau, hoa xuất khẩu, … Du lịch thể thao - vui chơi giải trí như: leo núi, nhảy dù trên đồng cỏ, đua mô tô, đua ngựa, du thuyền trên hồ, chơi golf, kết hợp thăm quan các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Mộc Châu . 2.2.2.2. Phát triển kỹ năng du lịch cho người dân địa phương. Hiện tại, ở Tây Bắc trong cơ cấu kinh tế của vùng nông lâm nghiệp vẫn đứng hàng đầu nhưng về lâu dài Tây Bắc sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều đó không chỉ có sự tham gia đóng góp của chính quyền địa phương mà còn có sự đóng góp không nhỏ của người dân địa phương để tạo nên sức hấp dẫn riêng của du lịch Tây Bắc. Người dân địa phương không chỉ được tỉnh, thành phố mở các lớp học về văn hóa, về các phương thức canh tác để phát triển kinh tế mà họ còn được học về tài nguyên du lịch vùng, những giá trị văn hóa tiềm ẩn, những nét thu hút khách du lịch ở Tây Bắc. Họ được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch sao cho hiệu quả nhất, để khai thác tối đa tiềm năng du lịch vùng và đem lại lợi nhuận cho địa phương và cho chính bản thân họ.Mặt khác, cũng cần đặc biệt chú ý tới đào tạo nghề cho người dân về trình độ quản lý du lịch, trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Cần nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch lớn của Tây Bắc đồng thời giúp họ quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có. Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú nhưng phần lớn hoạt động du lịch nơi đây đều gắn liền với thiên nhiên, đều khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ du lịch. Chính vì vậy công tác duy tu, sửa chữa và bảo vệ các nguồn tài nguyên vật chất và phi vật chất này cần được trú trọng và đầu tư phát triển. Hoạt động bảo vệ môi trường đang được triển khai mạnh mẽ ngay trong các bản làng du lịch tại các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Kể từ khi có hoạt động du lịch tại bản, người dân đã được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải, đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách trong nước và quốc tế về thăm bản. Mỗi loại hình du lịch lại có những đòi hỏi, yêu cầu riêng đối với điểm du lịch và phong cách phục vụ của người dân nơi đó. Các điểm du lịch có tạo được ấn tượng khó quên trong lòng du khách hay không phụ thuộc không nhỏ vào con người bản địa. Chính cách tiếp đón chu đáo, sự hòa đồng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp đã mang lại hiệu quả cao và sự phát triển thuận lợi của hoạt động du lịch nơi đây. Ðể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách, đội ngũ thuyết minh viên phải được thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Sở Thương mại - Du lịch Hòa Bình nên phối hợp các trường đào tạo du lịch tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương, trước hết là nhân viên phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng và thuyết minh viên tại các điểm du lịch của Hòa Bình. Người dân địa phương được tào tạo cả về kỹ năng và nghiệp vụ du lịch, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, mang đậm nét văn hóa dân tộc từ trang phục, cách ứng xử, ….. , ngành du lịch đã phối hợp các cấp chính quyền Tây Bắc giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch và phát triển du lịch, trong đó có giáo dục ý thức và xây dựng những kỹ năng du lịch. tổ chức các hoạt động giao lưu với du khách, qua đó tạo thói quen ứng xử và giao tiếp. Khái niệm du lịch sẽ được xây dựng dần dần, một cách tự nhiên và sống động với đồng bào vùng cao. Việc học hỏi mô hình các làng, bản du lịch đã có cũng là một cách làm hiệu quả. Đồng bào được làm quen với những khái niệm về du lịch, được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản giao tiếp với khách. . 2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Du khách đến với Tây Bắc ngày một tăng nhanh. Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, lãng mạn của Tây Bắc là sức hút, sức hấp dẫn đối với khách. Các bản làng dân tộc, các tuyến điểm du lịch được hình thành và phát triển như các bản Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu ( Sơn La), Sa Pa ( Lai Châu)…. Cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch này luôn được địa phương tu sủa, nâng cấp nhưng vẫn bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương đó. Tại các khu du lịch cơ sở vật chất luôn được đầu tư phát triển để phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách. Tại các điểm du lịch nghi dưỡng hay suối tắm nước nóng không chỉ có các trang thiết bị, phòng phục vụ cho hoạt đông này mà ngày nay tạo nơi đây còn được đầu tư khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau để tránh sự nhàm chán và đơn độc. Điện Biên đã đầu tư xây dựng tại U Va một khu du lịch với các dịch vụ: 10 phòng tắm khoáng nóng, 12 phòng mát xa… Công ty đã xây dựng một bể bơi tiêu chuẩn quốc gia 320m2, một quần thể vui chơi gồm: sân cầu lông, sân ten nis, vườn giải khát, khu nhà ăn, nhà nổi trên hồ, dịch vụ đua thuyền, câu cá trên hồ; bên cạnh còn có khu huyền thoại (các nàng tiên tắm); bảo vệ và khoanh nuôi rừng đảm bảo môi trường, tạo cảnh quan khu vực hồ U Va ngày càng sạch đẹp. Thời gian tới, đơn vị còn có dự án đóng chai nước khoáng thiên nhiên U Va để phục vụ du khách. Thời gian qua, Tây Bắc đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Toàn vùng hiện có rất nhiều cơ sở lưu trú, trong đó nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn được gắn “sao”, đảm bảo phục vụ khách du lịch. Nhiều điểm du lịch sinh thái, bản làng văn hóa được đầu tư xây dựng thành nơi đón tiếp, đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy vậy, tình trạng thiếu phòng cho khách, để đề phòng tình huống thiếu chỗ ngủ, Tây Bắc đã khuyến khích hình thức "toàn dân tham gia làm du lịch !". Khuyến khích thực hiện chủ trương này, Tây Bắc đã hỗ trợ các bản văn hóa, mỗi hộ được nhận 5 triệu đồng để xây dựng công trình vệ sinh ! Du khách sẽ ngủ trên nhà sàn theo kiểu ở khu du lịch Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, Tây Bắc đang gấp rút hoàn tất các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho năm du lịch như : hệ thống đường xá trong thành phố, nâng cấp các khách sạn, các cbản làng du lịch, tổ chức các khoá huấn luyện đào tạo cho các nhân viên phục vụ… 2.2.2.4. Khai thác tốt tiềm năng du lịch vùng. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tây Bắc vẻ đẹp tự nhiên vô cùng hấp dẫn, co núi non hiểm trở, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có hệ sinh thái phong phú, có các khu suối nước nóng, có giá trị văn hóa lịch sử là niềm tự hào của dân tộc và điều đặc biệt hơn cả đó là nét văn hóa đăc trưng của đồng bào dân tộc thiểu sồ nơi đây từ phong tục tập quán, các hoạt động trong sinh hoạt hang ngay, những món ăn dân dã…. nhờ đó, Tây Bắc phát triển rất nhiều loại hình du lịch. Mỗi tỉnh đều có những biện pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh mình. Trong những năm gần đây, Điện Biên đang dần trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch Việt Nam. Thành phố du lịch non trẻ đã mang lại cho du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế một cái nhìn mới về những tour du lịch tổng hợp: kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá và du lịch an dưỡng. Điện Biên có những danh thắng thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, mang đậm nét riêng núi rừng Tây Bắc như: hồ Pá Khoang, động Pa Thơm, khu bảo tồn sinh thái Mường Nhé, suối khoáng nóng U Va, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Huổi Phạ... Bên cạnh đó, còn có quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, có nền văn hoá mang đậm bản sắc các dân tộc vùng Tây Bắc. Những đặc điểm này sẽ mang lại cho du lịch Điện Biên một diện mạo mới: phong phú, đa sắc và đa diện. Điện Biên đang khai thác có hiệu quả 3 loại hình du lịch: du lịch lịch sử; du lịch văn hoá tham quan bản làng dân tộc; du lịch sinh thái. Hòa Bình không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên, các hang động kỳ thú và hấp dẫn, mà các bản làng của các dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc đã và đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Từ lâu, du lịch Hòa Bình còn được du khách thập phương biết tới không chỉ có thủy điện, các điệu múa, lời hát, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày... mà thung lũng Mai Châu đã hấp dẫn nhiều người. Du lịch Hòa Bình đã được biết đến với những cái tên như: khu du lịch hồ sông Đà, khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, bản Lác (Mai Châu), bản Giang Mỗ (Cao Phong),… và đang được biết đến nhiều hơn với những cái tên mới như: khu du lịch giải trí sân golf Long Sơn (Lương Sơn), khu du lịch nghỉ mát V-Resort Vĩnh Tiến (Kim Bôi), khu du lịch trang trại Cổ Vịt Xanh (Lương Sơn),…. Một trong những tiềm năng lớn đang được đánh thức là nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Hòa Bình. Các giá trị truyền thống sẽ như “một nốt trầm xao xuyến” mở ra hướng đi độc đáo cho du lịch Hoà Bình, để khi nhắc đến Hoà Bình, điều đầu tiên du khách nghĩ tới sẽ là các điểm du lịch cộng đồng với những cái tên ấn tượng không lẫn vào đâu được như: bản Lác, bản Văn, bản Poom Coọng, Pà Cò,.... Lai Châu có nhiều thuận lợi phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh với rừng nguyên sinh Mường Tè dọc tuyến đầu nguồn Sông Đà, các hang động tự nhiên: động Tiên Sơn Bình Lư – Tam Đường, suối nước nóng Vàng Bó (Phong Thổ), Pắc Ma (Mường Tè), thác nước Tắc Bình, cao nguyên Sìn Hồ có khí hậu mát lạnh quanh năm, du lịch mạo hiểm leo núi, du lịch văn hóa lịch sử như thăm Bia Lê Lợi (bia khắc trên vách đá ghi lại dấu tích của nghĩa quân Lam Sơn (1431))… Với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo cho Lai Châu có được truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội được mùa, cưới hỏi, tung còn, nhảy xạp, múa xòe, múa nón, Then Kim Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người H’Mông… Sơn La hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng ngày một khang trang thì nhu cầu du lịch cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Các loại hình du lịch ở đây rất phát triển như du lịch lịch sử: thăm bia vua Lê Thái Tông, nhà ngục Sơn La…; các khu du lịch sinh thái như: trong lòng hồ thủy điện Sơn La, thăm các hang động …; du lịch văn hóa: tham gia vào đời sống của nhâm dân địa phương, thưởng thức các món ăn dân tộc….. Tại đây có cao nguyên Mộc Châu có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong tương lai không xa, Mộc Châu sẽ trở thành điểm đến mới, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Đây sẽ là một quần thể du lịch hoành tráng gồm Khu trung tâm du lịch sinh thái và một số khu, điểm du lịch khác. Riêng Khu trung tâm du lịch sinh thái đã được quy hoạch với quy mô 500 ha, gồm : Khu biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần, Khu vui chơi giải trí hiện đại, Khu Khách sạn nhà hàng cao cấp, Khu Hồ trung tâm và công viên cây xanh, Khu điều đưỡng, Khu thể thao, Khu sân Golf, … Tuy nhiên hoạt động du lịch tại Tây Bắc vẫn còn một số hạn chế, nhiều tuyến điểm du lịch vẫn chưa được khai thác xứng với tiềm năng du lịch của nó, có những bản làng có tiềm năng du lịch lớn nhưng không khai thác được do giao thông nơi đây không phát triển ( như ở bản Sáng có cả tài nguyên những vòi nước khoáng đùn lên mà chưa khai thác được vì đường còn quá xa và còn vấp một con suối rất khó cho xe qua), … những cái đó cũng làm hạn chế phần nào sự phát triển của du lịch địa phương và của vùng. Những bản làng vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có điều kiện thuận lợi cả về vật chất, trang thiết bị, hệ thống giao thông tại điểm du lịch và con người – nhân tố quan trọng làm nên tuyến, điểm du lịch hấp dẫn. Cần đưa hoạt động du lịch đến với mọi người dân, mọi bản làng cho họ thấy được những tác động của du lịch tới kinh tế vùng làm cho họ tham gia vào hoạt động du lịch tốt hơn, khai thác tốt tiền năng du lịch của địa phương để phát triển kinh tế và gìn giữ, phát huy được bản sắc của dân tộc mình. Những hạn chế đó cũng là những vấn đề đáng quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương. 2.3. Giao thông Tây Bắc. 2.3.1. Giới thiệu chung về giao thông Tây Bắc. Do địa hình bị chia cắt nhiều nên đường bộ ở vùng Tây Bắc gần như là tuyến giao thông duy nhất. Vì vậy, nó có vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng. Có phát triển đường bộ thì việc thông thương, trao đổi hàng hóa giữa các vùng nội địa và hướng tới Trung Quốc, Lào mới thuận tiện. Việc phát triển giao thông vùng Tây Bắc không chỉ dừng lại ở việc cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ 2, 6, 70… mà còn phải phát triển hệ thống giao thông nông thôn, đưa đường đến từng thôn bản, tới các vùng biên giới. Điều đó, không chỉ là vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, mà còn nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng cho từng địa bàn và toàn khu vực. Đồng thời ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải cho khu vực sản xuất hàng hóa, vùng định canh định cư, vùng biên giới gắn với quốc phòng - an ninh. Hệ thống giao thông đường bộ phải là hệ thống giao thông chiến lược được gắn kết với các hệ thống giao thông đường sắt, cảng đường thủy và sân bay nội địa, nối liền các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, các khu công nghiệp, các cửa khẩu biên giới của khu vực và bảo đảm nối thông với các cảng biển lớn khu vực Bắc Bộ. Việc xây dựng công trình thủy điện Sơn La có ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông vận tải, ảnh hưởng quan trọng đến việc bố trí lại mạng lưới giao thông không chỉ trong giai đoạn chuẩn bị thi công, mà còn về lâu dài Mạng lưới đường bộ được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhưng so với cả nước thì vùng này có mật độ thấp, phân bố không đồng đều do đặc thù của vùng địa hình núi cao hiểm trở. Về đường thủy và cấp nước còn rất yếu kém, hầu hết là những công trình vừa và nhỏ, tạm cung nước tưới tiêu cho lúa là chủ yếu, chưa cung cấp được nước tưới tiêu cho cây trồng khác. Thủy lợi chưa thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển một cách toàn diện với nhịp độ cao. Việc cấp nước sinh hoạt hầu hết là tự chảy, ngay các thị xã cũng chưa có hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh, dân cư khu vực nông thông dùng nước suối để ăn uông, tắm giặt là chủ yếu, do có chương trình nước sạch nông thôn, nước sạch vùng cao nên số lượng bể chứa nước được xây dựng nhiều, tuy nhiên nước sinh hoạt vẫn là khó khăn cho vùng sâu, vùng xa. Kết cấu hạ tầng ở Tây Bắc hết sức yếu kém, về đường giao thông, có 1300 km đường quốc lộ chạy qua, lòng đường tương đối rộng và phần lớn đã được cứng hóa bằng đá, nhưng mặt đường rất xấu, phần lớn là đá, đất trộn với nhau rải lổn nhổn, xe cộ đi lại hét sức khó khăn, tỷ lệ mặt đường rải nhựa chỉ chiếm khoảng 9%. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã thì phần lớn là đường hẹp, nền, mặt đường hầu hết là gồ ghề, các công trình mang tính tạm thời đi lại khó khăn trong tất cả các mùa. Giao thông nông thôn chậm phát triển, đến nay vẫn còn trên 40 xã chưa có đường ô tô vào đến tận trung tâm. Giao thông tuyến trục dọc còn thiếu và xấu nhưng cũng còn đi lại được, các trục giao thông tuyến ngang thì hầu như chưa phát triển nên việc giao lưu kinh tế và sự đi lại của nhân dân trong vùng với nhau là rất khó khăn, hầu hết phải đi vòng, tốn rất nhiều công sức và thời gian. Đường xá ở Tây Bắc đi lại rất khó khăn, núi non trùng điệp, có nhiều đoạn cua rất nguy hiểm, những ổ gà, những dốc cao hoa mắt, có rất nhiều công trình đang thi công gây khó khăn trong việc đi lại của người dân địa phương cũng như của du khách. Việc duy trì, bảo dưỡng các con đường này cũng gặp rất nhiều kháo khăn do kinh phí hạn hẹp và nơi đây thường xuyên diễn ra các trận lũ quét gây thiệt hại cả về vật chất và tinh thần. Lũ đã làm sạt lở nhiều tuyến đường quan trọng, gây ách tắc giao thông. Sau cơn bão số 5, lũ lớn đã làm nhiều tuyến đường bị sạt lở, sói trôi nền đường tại nhiều vị trí gây ách tắc giao thông, có đoạn nước sói trôi 3/4 mặt đường nhựa, gẫy nứt nhiều đoạn, nhiều đoạn bị cắt nền đường vào 2 m, trôi, sập, hư hỏng nhiều cống qua đường. Mưa lũ cũng làm nhiều công trình thuỷ lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vỡ đập đất hồ Chát (xã Phú Lương - huyện Lạc Sơn). Nhiều hồ bị nước dâng và tràn qua đập đất các và 13 hồ ở các huyện Lạc sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Thuỷ và thành phố Hòa Bình có nguy cơ tràn nhưng đều được ứng cứu kịp thời nên không xảy ra vỡ đập. Việc nâng cấp QL6 từ cấp 5 miền núi đạt tiêu chuẩn cấp 3 miền núi không chỉ nhằm đạt yêu cầu vận chuyển phục vụ công trình Thuỷ điện Sơn La, mà còn góp phần chủ yếu nâng cao đời sống người dân toàn vùng. Điều quan trọng của việc cải tạo là giải quyết các cua ngoặt của đường hiện tại, nhằm đảm bảo tầm nhìn, nâng tốc độ xe chạy lên 60 - 80km/h (hiện tại, có đoạn chỉ 20km/h) êm thuận, thông suốt 4 mùa; an toàn giao thông được đảm bảo tốt hơn. Sau đó, sẽ tiếp tục nâng cấp con đường này đoạn từ Sơn La đi Tuần Giáo - Điện Biên để sau năm 2006 đưa vào khai thác". Đồng thời với việc nâng cấp đường 6, hàng loạt hạng mục công trình sẽ triển khai trong năm nay, đó là 75km đường từ Ngã ba Lồm Xồm đi Gia Phù trên QL37, đoạn Cò Nòi - Gia Phù (tỉnh lộ 113) dài 71km, đoạn tránh Dốc Cun (39km), đoạn Gia Phù - Mường Cơi - Thu Cúc - Cổ Tiết (102km) v.v... Khi làm xong những đoạn đường này, sẽ phá được thế độc đạo của đường 6, rút ngắn 40km chặng từ Sơn La về Hà Nội. Điều yên tâm nhất là ít đèo dốc, độ an toàn giao thông được đảm bảo cao hơn. Để nối mạng đường từ Tây Bắc sang Việt Bắc đến vùng Đông Bắc, ngành GTVT ưu tiên cải tạo, nâng cấp đường 279 (nối từ biên giới Quảng Ninh đến cửa khẩu Tây Trang - Lai Châu). QL12 dài 157km, với vốn đầu tư khoảng 130 tỉ đồng, sẽ ưu tiên cải tạo đoạn Điện Biên - Na Pheo - Mường Lay và đoạn Mường Lay đi Pa Tần. Thứ trưởng Tuyến khích lệ: "Sắp tới, đường lên Tây Bắc sẽ không còn xa nữa!". Để phát triển mạng lưới giao thông vận tải cơ bản ở vùng Tây Bắc đến năm 2010, theo tính toán của Bộ GT-VT, tổng nhu cầu vốn là 49.641 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho phát triển đường bộ là 41.893 tỷ đồng (chưa tính đường tránh ngập lụït do dự án thủy điện Sơn La tạo ra; hệ thống đường vành đai khu vực tuyến biên giới; đường giao thông địa phương), đường sắt là 6.992,2 tỷ đồng, hàng không là 560 tỷ đồng (riêng cho việc nâng cấp và mở rộng sân bay Nà Sản – Sơn La) và đường sông là 196,2 tỷ đồng. Phát triển hệ thống giao thông vận tải sẽ là yếu tố then chốt, làm nền móng để đưa vùng Tây Bắc thoát khỏi những khó khăn, đuổi kịp những vùng miền khác trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2010, hệ thống giao thông vận tải của vùng Tây Bắc cơ bản được xây dựng, cải tạo, nâng cấp đúng tầm, góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng. Nhận thức giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, công tác đầu tư xây dựng giao thông lại được thực hiện tập trung, hầu hết các tuyến trọng điểm đều hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Điển hình như việc nâng cấp QL12 đoạn từ sân bay Điện Biên Phủ về nội thị thành phố, đoạn QL12 kéo dài theo quy hoạch TP.Điện Biên Phủ; tích cực mở mới nối thông dự án đường Siphaphìn – Mường Nhé phục vụ di dân tái định cư lòng hồ sông Đà (thủy điện Sơn La)…; cơ bản hoàn thành nâng cấp, cải tạo QL12, QL4D, giải quyết lưu lượng xe vận tải hàng hóa, hành khách được thông thoáng, an toàn, êm thuận khi nâng cấp, cải tạo quốc lộ 6A. Phong trào phát triển giao thông nông thôn miền núi cũng phát triển rộng khắp. Năm 2003 đã mở mới đường ôtô đến trung tâm hầu hết các xã (hiện chỉ còn 2 xã thuộc huyện Mường Nhé chưa có đường ôtô đến trung tâm). Phát huy kết quả đã đạt được, giai đoạn 2005-2010, ngành GTVT Điện Biên xác định mục tiêu phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải và công nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng theo hướng CNH – HĐH, tạo thành mạng lưới GTVT hoàn chỉnh, đảm bảo lưu thông thông suốt và thuận tiện trên phạm vi toàn tỉnh, kết nối chặt chẽ với các vùng trong nước và quốc tế. Theo đó, vận tải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao. Phát huy kết quả đã đạt được, giai đoạn 2005-2010, ngành GTVT Điện Biên xác định mục tiêu phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải và công nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng theo hướng CNH – HĐH, tạo thành mạng lưới GTVT hoàn chỉnh, đảm bảo lưu thông thông suốt và thuận tiện trên phạm vi toàn tỉnh, kết nối chặt chẽ với các vùng trong nước và quốc tế. Theo đó, vận tải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao. Lai Châu hiện có 1.214,52 km đường các loại. Hệ thống đường huyện, xã và liên xã với chiều dài 912,5 km, nhưng chỉ có 37 km đường bê-tông nhựa, còn lại là đường cấp phối (chiếm 57%) và đường đất. Hệ thống đường huyện cũng chưa được phân bổ đều, chủ yếu tập trung ở những vùng kinh tế phát triển, địa hình thuận lợi như thị xã Lai Châu, các huyện Tam Ðường, Phong Thổ... trong khi những nơi này đã có mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ và đường đô thị phát triển. Ðánh giá về chất lượng mặt đường, cả tỉnh Lai Châu mới có 8% đường huyện được láng nhựa, riêng hai huyện Mường Tè và Phong Thổ chưa có một ki-lô-mét đường nhựa nào, chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, tình trạng sử dụng mặt đường cấp phối tại những vùng núi địa hình khó khăn và độ dốc lớn, mật độ mưa nhiều như ở tỉnh Lai Châu là không phù hợp. Mạng giao thông của Lai Châu chủ yếu là vận tải đường bộ, lại phân bổ không đều do đặc thù miền núi cao, hiểm trở, về mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lở, ách tắc giao thông. Hệ thống cầu cống được xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau, hầu hết có tải trọng nhỏ, không phù hợp yêu cầu vận tải hiện nay. Theo kế hoạch, giai đoạn 2006-2010, tất cả các xã trong tỉnh Lai Châu có đường ô-tô đến trung tâm xã; nâng cấp 50% đường huyện là đường nhựa hoặc bê-tông xi-măng; các trục đường huyện, liên xã chính, đường đến trung tâm cụm xã đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi; cải tạo nâng cấp các tuyến đường nối với biên giới, cửa khẩu nhất là các tuyến phục vụ cho công tác tái định cư. Trên cơ sở đó, giai đoạn 2010 - 2020, Lai Châu sẽ chuẩn hóa toàn bộ hệ thống đường huyện, liên xã, nâng cấp mặt đường đến trung tâm đạt 80% rải nhựa, xây dựng  hệ thống cầu cống đạt tiêu chuẩn quy định. Tây Bắc có hai sân bay Điện Biên à Nà Sản được xây dựng từ năm 1952 với quy mô nhỏ. Sân bay Điện Biên được cải tạo năm 1987, là sân bay cấp 4. Sân bay Nà Sản ở Sơn La là sân bay cấp 4, có quy mô nhỏ hơn sân bay Điện Biên. Ngoài ra còn có của khẩu Tây Tạng giúp cho việc thông thương giữa Lào, Thái Lan và Điện Biên diễn ra thuận lợi hơn. 2.3.2. Thức trạng giao thông tại các điểm du lịch. Giao thông tại các điểm du lịch vẫn nằm trong tình trạng chung của giao thong Tây Bắc, về cơ bản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy tại các điểm du lịch này đã được đầu tư phát triển nhưng số vốn đầu tư vẫn còn hạn chế, công tác bảo dưỡng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khí hậu tác động đến, trong công tác quy hoạch cũng có nhiều yếu tố tác động tiêu cực như địa hình hiểm trở… làm cho hệ thống giao thông nơi đây vẫn chưa hoàn thiện. Các tỉnh, huyện tại Tây Bắc đã xác định trong tương lại du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nên ngay trong nhiều năm qua đã đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, giao thông tại điểm du lịch, hướng dẫn người dân địa phương về các hoạt động du lịch sao cho hiệu quả nhất, thu hút được nhiều du khách nhất. Mỗi tỉnh đếu tạo dựng cho mình một thương hiệu du lịch mà khi nghe về địa phương đó du khách sẽ nghĩ ngay tới điểm du lịch này. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch là một yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch địa phương. Để xây dựng được các tuyến, điểm này không chỉ cần có tiềm năng du lịch lớn, cung các phục vụ chuyên nghiệp của người dân địa phương, chất lượng dịch vụ tốt, có nhiều loại hình du lịch để đáp ứng tốt nhất nhu cấu của khách mà còn có sự góp sức của một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là hệ thống giao thông đã được hoàn thiện tại diểm du lịch. Hệ thống giao thông có hoàn thiện mới an toàn và thuận tiện cho việc đi lại của khách. Khi đi du lịch, khách không chỉ quan tâm đến sự thú vị, lãng mạn, chất lượng dịch vụ tốt… mà họ còn quan tâm tới múc độ an toàn của chuyến đi – đó cũng có thể là yếu tố quyết định tới việc có đi du lịch hay không của họ. Vấn đề giao thông đang là vấn đề then chốt của vùng đến năm 2010. 2.3.2.1. Thung lũng Mai Châu – Hòa Bình. Thung lũng Mai Châu từ lâu đã là một điểm thu hút khách du lịch ở Tây Bắc, nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét đẹp văn hóa dân tộc, các món ăn ngon, con người thân thiện… Hòa Bình đã đầu tư nhiều cho xây dưng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Các nhà sàn nơi đây đã trở thành “hotel”- đó là điểm hấp dẫn khách du lịch, được trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho du khách. Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Ði tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. Ở đoạn đường thứ hai này bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 15 km. Gọi là dốc nhưng không phải một lần lên dốc là xong, thực ra đây là một đèo cao, có lúc tưởng như ôtô đang đi vào một biển mây. Khi lên đến đỉnh đèo, không ai qua đây là không dừng lại ngắm cảnh. Huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt du khách: một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Qua khỏi dốc Cun-con dốc ngày xưa là nỗi hãi hùng của bao tay lái đường dài, bây giờ đã được bạt đỉnh, xuyên núi để hạ độ cao, thế nhưng vẫn không thể làm người tài xế lạc mắt mà buông lỏng vô-lăng, vẫn đủ sức để “moi gan, móc ruột” hành khách trên con đường 6 độc đạo lên xứ sở Tây Bắc. Đoạn đường cũ giờ đã thành “phế đạo”, vắt hờ trên sườn núi và là nơi lý tưởng cho bọn trẻ thả trâu chơi trận giả hay những “cua-rơ” xe đạp tạt vào để nghỉ ngơi trước lúc tiếp tục cuộc thả dốc. Tuyến đường liên huyện vào Mai Châu đang trong giai đoạn mở rộng, nó ngổn ngang những đá hốc, những ổ trâu, ổ gà... gây khó khăn cho việc đi lại, hành khách ngồi trên xê cũng phải nhiều lần thốt tim khi đi qua những đoạn đường đó. Những người không quen đường khi phóng nhanh qua những đoạn này rất dễ gây tai nạn. Tại thung lũng Mai Châu không có đường lớn cho ô tô vào tận bản mà ô tô phải đỗ ở trên đường lớn cách bản khoảng 100m. Đường đi vào bản vẫn còn nhỏ, hẹp nhưng đã được trải nhựa, các phương tiện như xe đạp, xe máy có thể đi lại đễ dàng. Các bản làng tại đây đã được quy hoạch để phục vụ khách du lịch, chúng được đánh số theo từng dãy nhà giúp khách đặt chỗ trọ thuận lợi hơn. Nhìn chung, giao thông tại thung lũng Mai Châu tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng nó vẫn nằm trong tình trạng giao thông chung của Tây Bắc, các tuyến đường quốc lộ đã được đầu tư sửa chữa nhưng các tuyến đường trong huyện vẫn còn đi lại khó khăn. Cần có thêm các chương trình đầu tư cho giao thông để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch của vùng này. 2.3.2.2. Hệ thống giao thông tại khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở xã Mường Phăng, cách thành phố Ðiện Biên gần 30km, bên cạnh khu di tích hồ Pá Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Đây là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Ðin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Ðiện Biên. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri. Nơi làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái là một con đường hầm dài 320m, đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc đá dẫn lên miệng hầm giờ đã phủ một lớp rêu xanh dày và xanh mượt như trải thảm. Thung lũng Điện Biên được bao quanh là núi non, địa hình nơi đây khá hiểm trở. Điện Biên đã tập trung mọi nguồn lực hiện có đấu tư vào phát triển giao thông vận tải nên hệ thống giao thông nơi đây khá hoàn thiện. Nhìn chung, giao thông đến khu di tích Điện Biên Phủ đã hoàn thiện, tạo sự an toàn trong việc đi lại của du khách. Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.Việc đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống giao thông nơi đây là vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Tây Bắc. Hệ thống giao thông lên khu di tích Điện Biên Phủ đã được phát triển một cách hoàn thiện, các tuyến đường đã được trải nhựa, tỉ lệ rải mặt lớn. Ngoài việc phát triển giao thông đường bộ, nơi đây còn đầu tư xây dựng sân bay Nà Sản và sân bay Điện Biên để đón khách nước ngoài tới thăm khu di tích nổi tiếng này. Có thể nói, khu di tích đã được trang bị những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, với sức ảnh hưởng lớn của mình khu di tích này càng được đầu tư phát triển hơn nữa, công tác duy tu các hầm địa đào đang được thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên trạng của chúng. 2.3.2.3. Cao nguyên Mộc Châu. Cách thủ đô Hà Nội tròn 200 km đường xe, Mộc Châu có độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hoà. Cao nguyên trải rộng ngút tầm nhìn, với những đồi chè, đồng cỏ mênh mông, những đàn bò sữa của thảo nguyên nhởn nhơ bước trong rừng chiều...Nhiều khách lữ hành có dịp ngang qua Mộc Châu một lần dù mùa hạ hay đông, ngày nắng trải vàng trên rừng mơ mùa xuân, hay ngày đông sương mù trắng núi... đều có ấn tượng đẹp với vùng đất cao nguyên này. Các thức ăn uống đều tươi ngon, rẻ; quà lưu niệm cũng khá sẵn Lên Mộc Châu phải mất cả ngày đường xe, vì đường lên Tây Bắc chỉ có mỗi đường 6 độc đạo, nhiều năm qua dường như bị bỏ quên. Những năm trước, Chính phủ đã đầu tư nhiều cho vùng Tây Bắc, rõ nhất là hệ thống giao thông. Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã khẩn trương triển khai các quy hoạch phát triển vùng đất này, chủ yếu là đầu tư cho du lịch. Với mục tiêu xây dựng Mộc Châu thành điểm du lịch quốc gia, Mộc Châu đã tiến hành nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng vào khu du lịch và có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu giải trí của khách, các tuyến đường trong khu du lịch không còn tình trạng gồ ghề, lởm chởm đất đá.. Hiện nay, cao nguyên Mộc Châu đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, hệ thống giao thông được hoàn thiện hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ, có nhiều loại hình du lịch phát triển tại đây,… trong tương lai không xa Mộc Châu sẽ trở thành một điểm du lịch quan trọng của Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. 2.4. Đánh giá tác động của du lịch tới phát triển kinh tế xã hội thông qua việc phát triển giao thông vận tải. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia vì những đóng góp thiết thực trong tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân và tạo việc làm cho người dân. Nhiều quốc gia đã biết khai thác thế mạnh để góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nhất là ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển du lịch ở Tây Bắc của Việt Nam hiện cũng đang hướng vào mục tiêu trên. Có thể nói rằng, vấn đề con người, cơ sở hạ tầng, các điều kiện tự nhiên chính là những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động trực tiếp tới việc khai thác những giá trị kinh tế từ du lịch. Tây Bắc có địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, xuất phát điểm của kinh thấp so với các vùng khác trong cả nước, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu nên việc phát triển kinh tế, thông thương với bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Để thức đẩy kinh tế phát triển, Tây Bắc đã tập trung nguồn lực, tận dụng những tài nguyên vật thể và phi vật thể vào hoạt động du lịch một cách có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho địa phương. Hoạt động du lịch này đã góp phần tích cực ào quá trình xóa đói giảm nghèo ở Tây Bắc. Trước hết, hoạt động du lịch đã tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, giải quyết được lượng lao đông thất nghiệp, lượng lao động nhàn rỗi. Du lịch về đến tận các bản làng vùng sâu, vùng xa đem đến cho con người nơi đây một công việc mới gắn chặt với nơi họ sinh ra và lớn lên, đó là hoạt động giới thiệu với khách du lịch nét đẹp của địa phương mình, những bản sắc văn hóa dân tộc từ ngàn xưa để lại, những gì mà thiên nhiên đã ưu đãi cho họ. Không chỉ được giới thiệu với khách du lịch về những giá trị lịch sử và giá trị văn hóa ở địa phương mình mà đây cũng là dịp để người dân được hiểu biết cặn kẽ về những giá trị đó. Không những thế, hoạt động du lịch cũng là cơ hội đưa những giá trị đó ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của bảng làng để đến với các vùng khác ở Việt Nam nói riêng và khắp các nước khác trên trái đất. Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc, của người dân địa phương khi nét đẹp văn hóa của dân tộc mình được thế giới biết đến. Các hoạt động du lịch thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Những năm vừa qua, ngành Du lịch đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển du lịch dịch vụ; giảm dần số hộ gia đình làm nông-lâm nghiệp. Để tăng thêm thu nhập, ngoài làm nông nghiệp, nhiều hộ gia đình còn tự làm thêm các sản phẩm hàng thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ phục vụ khách trong và ngoài nước. Công việc này không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà nó còn giúp gìn giữ được các làng nghề truyền thống của bản làng dân tộc. Các sản phẩm do chính bàn tay họ làm ra luôn đem lại cho khách sức thu hút lớn, từ những bàn tay nhỏ bé đó đã tạo ra những sản phẩm tinh sảo, những đường nét hoa văn độc đáo…. Chính việc tạo công việc cho người dân địa phương, đem lại thu nhập cho họ làm họ càng chuyên tâm tới việc phát triển kỹ năng nghề của bản thân. Các lớp học xóa mù chữ cho người dân được mở ra và duy trì đều đặn, ngay trong nhận thức của người dân họ cũng thấy được vai trò quan trọng của việc phát triển tri thức trong công cuộc phát triển kinh tế vùng, phát triển ngành du lịch – một ngành có tiềm năng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh thành thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, làm cho người dân hiểu rõ hơn về hoạt động du lịch, về các kỹ năng du lịch cơ bản để tạo được phong cách chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách. Trình độ dân trí cao cũng làm tăng mức sống lên một bậc, người dân nhận thức được rõ hơn về việc để phát triển kinh tế có hiệu quả thì cần thực hiện những biện pháp nào là tốt nhất. Nó không chỉ có ỹ nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ỹ nghĩa cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, họ nhận biết được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng về mọi mặt, hạn chế tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng để chia rẽ nhà nước ta, công tác tuyên truyền vận động diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn. Nhận thức về môi trường cũng được cải thiện rõ rệt, yếu tố môi trường tự nhiên đã được quan tâm hơn. Người dân được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải, đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách trong nước và quốc tế về thăm bản, nhiều nơi đã không còn tình trạng cỏ mọc che khuất tầm nhìn, các hiện vật di tích được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên tại một vài địa điểm ỹ thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, vẫn còn tồn tại tình trạng vứt rác thải bừa bãi. Do điểm xuất phát của kinh tế thấp nên công nghệ xử lý rác thải còn thiếu đồng bộ; nhận thức xã hội về du lịch và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách đặt ra cho du lịch Tây Bắc để bảo vệ thiên nhiên và xây dựng thương hiệu Tây Bắc là điểm du lịch hấp dẫn, môi trường trong sạch không bị ô nhiễm. Giữ gìn được những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc – những điểm luôn thu hút sự chú ý của khách du lịch khi đến với các bản làng dân tộc thiểu số. Những giá trị văn hóa đó đã tồn tại cùng dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là cái gắn kết các thành viên trong bản làng với nhau. Một số nét văn hóa đang được duy trì và bảo tồn như các lễ hội truyền thống, các tập tục trong việc cưới xin, ma chay, các kiến trúc nhà sàn cổ xưa đang được trùng tu nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên trạng của chúng…. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tại một vài bản du lịch hoạt động này chỉ diễn ra khi có khách du lịch tới thăm quan, tìm hiểu. Tình trạng bê tông hóa nhà sàn ở các bản ven đô thị hoặc những nhà sàn bị dỡ đem bán ở nhiều bản trong vùng sâu đã và đang diễn ra. Bất cập đó là mặt trái của hoạt động du lịch được đào tạo và triển khai không hiệu quả. Một câu hỏi trong tiềm thức của những người quan tâm, nghiên cứu về những giá trị văn hóa đó đặt ra là nếu như không có hoạt động du lịch tại nơi đay thì những giá trị đó còn tồn tại được bao lâu? Giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc là cái cốt lõi hình thành nên phẩm chất của con người, chúng ta luôn tự hào về lịch sử dân tộc, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết … và luôn duy trì tinh thần đó tạo sự đoàn kết, sự tự tôn dân tộc với mong muốn xây dựng đất nước giấu mạnh. Hoạt động du lịch trên địa bàn thúc đấy các ngành khác phát triển đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Hệ thống đường xá được nâng cấp để thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch và của người dân trong vùng. Điều này làm cho hoạt động kinh tế xã hội diễn ra thuận lợi hơn, việc giao thương giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng Tây Bắc với các vùng khác có điều kiện để phát triển hơn. Trước đây, Tây Bắc gần như là một lãnh địa khép kín, được bao bọc bởi rất nhiều đồi núi, hoạt động trao đổi hàng hóa giữa trong vùng và ngoài vùng là rất khó nhưng từ khi du lịch phát triển, mạng lưới giao thông được năng cấp hoạt động này đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việc đến các bản có kinh tế phát triển để học hỏi những kinh nghiệm làm giầu của họ, học hỏi kinh nghiệm của các bản làng du lịch trong việc tổ chức các hoạt động du lịch, biện pháp để khai thác triệt để tiềm năng du lịch địa phương,… diễn ra thường xuyên hơn. Việc học hỏi này giúp trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, thấy được thiếu sót sai lầm của các địa phương khác để tránh đi lại “vết xe đổ”, đây cũng là dịp để những người làm du lịch trao đổi những nhận thức, kinh nghiệm của mình giúp trau dồi kiến thức du lịch. Du lịch đã có những tác động rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần cho bản làng Tây Bắc. Nhờ có du lịch các ngành khác phát triển, đời sống người dân được cải thiện, các giá trị văn hóa được bảo tồn, hoạt động trao đổi hàng hóa phát triển do hệ thống giao thông được nâng cấp. Tây Bắc trong những năm tới sẽ coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, sẽ tập trung mọi nguồn lực để đưa hoạt động du lịch nơi đây phát triển hơn nữa, giúp kinh tế xã hội phát triển, giảm tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng dân tộc Tây Bắc. Hệ thống quản lý ở địa phương được phát triển một cách đồng bộ hơn, kiện toàn hơn. Hệ thống quản lý địa phương được kiện toàn để có những kế hoạch phát triển du lịch, giao thông cũng như kinh tế vùng một cách cụ thể, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động du lịch. Chính quyền địa phương là cơ sở nòng cốt để phát triển các hoạt động du lịch tại địa bàn tỉnh, huyện. Mặt khác du lịch cũng giúp quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Hoạt động du lịch ở Tây Bắc chủ yếu dựa vào thiên nhiên, muốn du lịch phát triển bền vững thì những giá trị tài nguyên đó cần được quản lý chặt chẽ, hạn chế sự mai một của truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số, hạn chế những tác động của con người hủy hoại tài nguyên thiên nhiên đó. Tài nguyên thiên nhiên không chỉ có ý nghĩa về du lịch mà đây còn là những tuyến rừng phòng hộ quan trọng, là khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú trong đó có nhiều loại động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên nhân văn nơi đây là những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như các lễ hội, phong tục cưới xin, ma chay,… để giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá cũng như tài nguyên thiên nhiên du lịch cộng đồng dân cư ở gần những di tích, địa điểm du lịch đều tham gia vào làm công tác du lịch. Bởi vì, nếu người dân được hưởng lợi từ việc mở rộng du lịch thì họ sẽ có ý thức bảo vệ, giữ gìn các tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống giao thông phát triển có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Giao thông thuận tiện làm cho các tour du lịch đực mở rộng hơn tới các vùng sâu vùng xa, điều này cũng có nghĩa là kinh tế tại các vùng đó cũng được phát triển hơn, đời sống người dân bớt khó khăn hơn, mặt khác đây cũng là dịp để địa phương khai thác các gía trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương mình. Tại những nơi có tiềm năng du lịch lớn, hệ thống giao thông luôn được trú trọng đầu tư để có thể khai thác được những tiềm năng đó. Giao thông và du lịch phát triển sẽ có tác động mạnh mẽ tới kinh tế vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương. Có thể nói du lịch du lịch đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp; tăng cường mối giao lưu kinh tế, văn hóa vùng,; giúp cho người dân địa phương mở mang kiến thức, hợp tác phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhờ có du lịch mà trình độ dân trí của con người ngày càng được nâng cao để có được các hiểu biết cơ bản về tài nguyên du lịch ở địa phương mình, biết được các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, hiểu được bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch mang lại sự đổi mới về nhiều mặt trong đời sống người dân địa phương từ nhân thức, lối sống văn minh, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên. Đời sống được nâng cao là một yếu tố quan trọng,khích lệ người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch. Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển giao thông gắn với du lịch. 3.1. Một số biện pháp đã thực hiện ở Tây Bắc. Hệ thống giao thông ở Tây Bắc còn yếu kém, tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn còn thấp so với các vùng khác. Tây Bắc coi phát triển hệ thống giao thông là then chốt, làm nền móng để đưa Tây Bắc thoát khỏi những khó khăn, đuổi kịp các vùng miền khác trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy mà Tây Bắc chủ trương phấn đấu từ nay đến năm 2010, hệ thông giao thông vận tải của vùng Tây Bắc cơ bản được xây dựng, cải tạo nâng cấp đúng tầm, góp phần vào việc hoàn thiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. Phát triển du lịch Tây Bắc với xoá đói giảm nghèo, để du lịch thật sự giúp thay đổi cuộc sống của người dân thì cần phải quan tâm tới một số vấn đề như: ý thức của người dân, sự hỗ trợ của các ngành liên quan, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư, định hướng, hướng dẫn của các cơ quan quản lý du lịch và sự phối hợp của các địa phương. Tây Bắc đã coi du lịch như một công cụ phát triển để đạt được nhiều mục tiêu: cải thiện các cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kiện toàn hệ thống quản lý địa phương, nâng cao nhận thức về môi trường và giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đã tạo cơ hội để người dân cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho du lịch thông qua các hoạt động hướng dẫn cụ thể như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đây là việc làm cần thiết vì khách đến Tây Bắc không chỉ để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp nhân văn mà còn thưởng thức những món ăn mang hương vị núi rừng và mua về những món quà lưu niệm. Điều đặc biệt làm du khách thích thú khi tới với Tây Bắc là có cơ hội sống chung với đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Họ trực tiếp cảm nhận được cuộc sống thật của người dân, để hiểu hơn về nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Tây Bắc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra. Điều này giúp người dân có công ăn việc làm ổn định, đồng thời tạo ra ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống mang bản sắc của dân tộc mình. Xây dựng, mở rộng các tour du lịch gắn với nếp sống và công việc sản xuất hàng ngày của người dân. Loại hình này đang phát triển và được khách quốc tế rất ưa chuộng. Đây là mô hình phát triển du lịch cộng đồng khá hiệu quả hiện nay ở Việt Nam. Có các biện phấp hỗ trợ kinh tế cho người dân giúp họ xây dựng các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để du khách có thể ở nhà dân nếu họ muốn tham gia vào cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Quan tâm tới đào tạo nghề cho người dân về trình độ quản lý du lịch, trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Cần nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch lớn của Tây Bắc đồng thời giúp họ quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có. Ngành du lịch tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; phối hợp với các ban ngành đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức hội chợ du lịch, triển lãm thương mại; xúc tiến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch Tây Bắc bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau. Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và các thiết chế phục vụ du lịch được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhân dân, kể từ khi có hoạt động du lịch tại bản, người dân đã được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải, đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp. Các bản làng trích lại một phần thu nhập cho cộng đồng địa phương thực hiện công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, thu gom rác thải, mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức, gìn giữ các nét đẹp văn hóa phục vụ khách du lịch… Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như các chương trình du lịch sinh thái, trekking, homestay, tham quan bản làng, trực tiếp thẩm nhận giá trị văn hóa bằng việc tham gia vào đời sống sinh hoạt thường ngày của cộng đồng địa phương... Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch; tạo sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu Điện Biên; nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư vào địa bàn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến thương mại, du lịch ra nước ngoài; đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở để khai thác lợi thế cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch; phố hợp với Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ và tổ chức đường bay quốc tế theo quyết định của Chính phủ; nghiên cứu phương án khai thác thế mạnh du lịch đường thủy tham quan lòng hồ khi Thủy điện Sơn La đưa vào sử dụng. 3.2. Một số kiến nghị. Muốn kinh tế Tây Bắc phát triển tốt cần có sự góp sức của các ngành kinh tế khác và ý thức của người dân nơi đây. Trước hết cần thức đẩy hoạt động du lịch nơi đây, phải làm cho người dân thấy được những mặt tích cực mà du lịch đã đem lại cho đời sống của họ để họ cùng tham gia hoạt động du lịch với chính quyền địa phương, hướng dẫn họ cách bảo vệ các nguồn tài nguyên vật thể cũng như các tài nguyên phi vật thể. Huy động nguồn vốn để phát triển giao thông thông qua các công ty du lịch có các chương trình du lịch đến Tây Bắc, sự đóng góp của họ không chỉ làm phát triển hệ thống giao thông nơi đây mà còn giúp chính bản thân họ trong việc đảm bảo an toàn của các chuyến du lịch, giao thông có thuận tiện thì hoạt động du lịch mới diễn ra suôn sẻ được. Huy động vốn của nhà nước, các hình thức vốn ODA, của các cơ quan đoàn thể quan tâm tới việc phát triển kinh tế tại vùng dân tộc thiểu số…. và một phần là từ chính những người dân địa phương – tuy số vốn này không lớn nhưng thể hiện trách nhiệm của họ đối với địa phương mình. Hoặc cũng có thể huy động vốn thông qua các chương trình ủng hộ, nối vòng tay lớn giúp đỡ đồng bào còn gặp khó khăn nhất là sau các đợt thiên tai gây thiệt hại lớn về người và của.Công việc huy động vốn phải diễn ra từ từ và trong thời gian dài. Sử dụng số vốn đã huy động được có hiệu quả trong công viêc xây dựng, duy tu và bảo trì các đoạn đường giao thông, cần đầu tư thực hiện tại những đoạn giao thông quan trọng trước, những đoạn chạy dọc Tây Bắc và có thể đến các khu du lịch một cách nhanh chóng như các tuyến quốc lộ chạy qua các tỉnh, các tuyến đường tránh ngập lụt để giảm thiểu những thiệt hại do lũ gây ra, nhanh chóng tu sửa các tuyến đường bị thiệt hại nặng sau lũ đặc biệt là quốc lộ 6 qua các tỉnh thành đều bị sạt lở gần hết, gây ách tắc giao thông nhiều ngày sau lũ… xây dựng các tuyến đường vào tận các bản, làng du lịch để ô tô có thể vào tận bản làng được. Quan tâm tới việc xây dựng các tuyến giao thông tại điểm du lịch, đây là công việc quan trọng cần được đầu tư lớn vì nó tác động trực tiếp tới giá trị cảm nhận của du khách đối với điểm du lịch, về chất lượng dichj vụ cũng như tình trạng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch. Các điểm du lịch đang hướng tới xây dựng và phát triển thành điển du lịch quốc gia thì vấn đề giao thông càng được quan tâm hàng đầu, chất lượng dịch vụ đảm bảo tốt nhất, có đầy đủ các loại hình du lịch để thỏa mãn cao nhất nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách. Hình thành trong dân ý thức bảo vệ các công trình giao thông cả đường thủy cũng như đường bộ, đường hàng không để thu hút được nhiều khách quốc tế đến với Tây Bắc. Những điểm du lịch có giao thông đường thủy thuận lợi ( gần hai con sông, sông Đà và sông Mã) nên phát triển them giao thông đường thủy để khác phục khó khăn của giao thông đường bộ. Những nơi thuận tiện cho đường giao thông cần đầu tư thêm mạng lưới giao thông để tận dụng tốt tiềm lực này. Có thêm sân bay sẽ thuận tiện cho việc đi lại của khách nước ngoài muốn về tìm lại những kỷ niệm xưa hay muốn tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam. Kết luận Vấn đề phát triển giao thông – du lịch – kinh tế vùng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Tây Bắc nói riêng và của đất nước ta nói chung. Để làm được điều này cần có sự góp sức của tất cả các đơn vị cũng như của nhân dân tại địa phương. Sự hợp sức đó làm nên sức mạnh thần kỳ đưa kinh tês vùng thoát khỏi tình trang khó khăn, hòa chung được với thực trạng kinh tế chung của đất nước. Tây Bắc có tiềm năng du lịch rất lớn, cần có những biện pháp khai thác tiềm năng thích hợp, tránh tình trạng khai thác một cách cạn kiệt những tiềm năng đó hay để cho tiềm năng bỏ không, không khai thác được. Cần có mạng lưới giao thông phù hợp với địa hình đồi núi ở Tây Bắc, khai thác tốt hệ thống giao thông phục vụ cho du lịch và thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế vùng. Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân để người dân tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của chính quyền địa phương, làm giảm tỷ lệ đói nghèo của địa phương, sức khỏe của người dân được chăm sóc tốt hơn…. Làm cho dân địa phương thấy được những tác động tích cực của du lịch tới cuộc sống để họ tham gia hoạt động du lịch có hiệu quả, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho dân địa phương làm cho chất qượng dịch vụ được đảm bảo, quy trình phục vụ được thực hiện đúng đắn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12447.doc
Tài liệu liên quan