Đề tài Tách tinh dầu và carotenoid từ lá trầu (Piper betle L.)

Lá trầu tách được khoảng 0,9 – 1% tinh dầu, 0,19% carotenoid. Sản phẩm này khá tinh khiết, quang phổIR không phức tạp, đồng dạng với phổIR của β-caroten. Đểkết luận sau cùng còn cần các phương pháp phân tích hiện đại hơn. Quy trình tách đơn giản hơn, tinh chếsản phẩm không cần thực hiện sắc ký cột. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho các nghiên cứu cũng nhưáp dụng thực tế đểsản xuất carotenoid sau này.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tách tinh dầu và carotenoid từ lá trầu (Piper betle L.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học TÁCH TINH DẦU VÀ CAROTENOID TỪ LÁ TRẦU (Piper betle L.) EXTRACTING ESSENTIAL OILS AND CAROTENOIDES FROM PIPER BETLE L. (PIPERACEAE) Nguyễn Thị Lý và Trần Thị Hồng Vân Khoa Công nghệ Hoá học, Đại học Bách Khoa, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Tinh dầu và carotenoid đã được sử dụng rất nhiều trong kỹ nghệ mỹ phẩm và thực phẩm. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra hai sản phẩm này thường là các loại cây cỏ. Nghiên cứu này sử dụng nguyên liệu là lá Trầu. Tinh dầu được tách ra bằng phương pháp chưng cất theo hơi nước có hương thơm mạnh và dễ chịu. Bã trầu được xà phòng hóa và trích chiết với ê te dầu hỏa. Sản phẩm sau khi tinh chế có nhiều triển vọng là β-caroten. ABSTRACT Essential oils and carotenoides have used very much in the cosmetic and food industry. The main source of material providing two these products is plant. The material in this work was Trau leaves. Oil is separated by steam distillation. It possesses fine and strong aroma. The residue is saponified then extracted with petroleum ether. The purified compound can be β-caroten. 1.GIỚI THIỆU: Từ thời cổ xưa, người Việt đã biết sử dụng lá trầu cho nhiều mục đích khác nhau như truyền thống nhai trầu để hơi thở được thơm tho, hàm răng chắc khỏe. Lá trầu ngâm trong nước sôi dùng nhỏ mắt để chữa bệnh viêm kết mạc, bệnh chàm mắt.. Các nghiên cứu gần đây phát hiện tính chất kháng sinh của nguyên liệu này.Lá trầu chứa tinh dầu, các sắc tố lục, vàng... Tinh sầu trích ra, bã còn lại sử dụng tách carotenoid để sử dụng hiệu quả hơn loại nguyên liệu này. Kết quả nghiên cứu đề tài đáng khích lệ. Sản phẩm thu được ngoài tinh dầu còn có carotenoid tinh thể hình kim màu vàng có vài tinh chất hóa lý tương tự β - caroten. Qui trình tách và tinh chế carotenoid không phức tạp như các nguồn nguyên liệu khác sử dụng để tách β - caroten. 2.NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nguyên liệu : Trầu còn gọi là trầu không có tên khoa học là Piper betle L. , thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) chỉ được trồng rải rác để thu hoạch lá. 2.2 Phương pháp: Lá trầu tươi đem chưng cất theo hơi nước tách tinh dầu. Bã đen xà phòng hóa với dung dịch NaOH trong cồn. Trích carotenoid trong dịch cồn bằng ete dầu.Dịch ete dầu đem tinh chế bằng cách rửa tuần tự với hỗn hợp MeOH 85% bão hòa KOH, rửa nước, rửa bằng CH3OH 80%. Cô cạn dịch ete dầu sản phẩm là các tinh thể carotenoid hình kim màu vàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết carotenoid được khảo sát là: thời gian, lượng kiềm, thể tích cồn sử dụng để xà phòng hóa bột lá, lượng ete dầu để trích carotenoid. Bằng cách đo độ hấp thu A của dịch ete tại λ = 475nm. A càng lớn lượng carotenoid trích được nhiều. Tinh dầu trầu được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Tinh thể carotenoid được đo quang phổ hồng ngoại tại trung tâm phân tích thí nghiệm. Trang 1 Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học 2.3 Qui trình thực nghiệm: 1. MeOH 85% + KOH 2. H2O 3. MeOH 80% NaCl H2O Lá trầu Xay Chưng cất theo hơi nước Tách tinh dầu Làm khan Tinh dầu Phân tích nhận danh Lọc H2O + NaCl Bã trầu Xà phòng hóa Dịch cồn Dịch ether Rửa Dịch ether tinh Carotenoid Na2SO4 Trang 2 Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học 2.4 Thuyết minh qui trình: Cân 200g lá trầu xay nhuyễn. Ngâm trong 500ml dung dịch NaCl 10% khoảng ½ giờ.Tiến hành chưng cất theo hơi nước có hồi lưu. Tách tinh dầu. Lọc hỗn hợp. Phần nước dùng cho lần tách tinh dầu mẻ khác. Phần bã đem xà phòng hóa trong dung dịch NaOH /cồn (15g NaOH, 500ml cồn trong 2giờ ở 50oC). Lọc hỗn hợp. Dịch cồn thu được đem cô cạn khoảng 50% thể tích dưới áp suất thấp. Tách chiết carotenoid với ete dầu hỏa ( nhiệt độ sôi 45 – 65oC) khoảng 3 lần, mỗi lần 200ml có khuấy trộn khoảng 30 phút ở nhiệt độ thường. Thêm nước vào hỗn hợp để sự phân lớp rõ. Tách dịch ete dầu , rửa sạch kiềm. Rửa dịch ete tuần tự trong hỗn hợp MeOH 85% bão hòa KOH rồi rửa nước và rửa lần nữa với MeOH 80%. Các lần rửa cần khuấy trộn, để lắng tách lớp rõ. Dịch ete qua tinh chế được cô cạn trong chân không. Chất rắn thu được hòa tan trong ete etylic để bốc hơi dung môi tự nhiên có các tinh thể hình kim tạo thành. 2.5 Kết quả: Tinh dầu thu được khoảng 1,7g đạt hiệu suất 0,8 - 1%. Phần lớn thất thóat do giai đọan làm khan nước. Kết quả phân tích gồm 19 thành phần trong đó các dẫn suất của phenol có tới 45% Chất rắn màu vàng thu được 0,3845g. Quan sát quang phổ hồng ngoại rất đơn giản, đồng dạng với phổ - caroten chuẩn. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 02121842 – TINH DẦU Scan Định danh Diện tích pick % 608 β-pinene 2879177 0.55 657 (+)-2-carene 1900750 0.36 679 eucalyptol 5740599 1.09 706 3-carene 3628399 0.69 747 1,3,6- heptatriene,2,5,6- trimethyl 1929210 0.37 868 p-menth-1-en-4-ol,(r)-(-)- 11851477 2.26 883 p-menth-1-en-8-ol,(s)-(-)- 1499635 0.29 1074 4-allyphenyl acetate 2655974 0.51 1118 phenol,2- methoxy-4-(1- prophenyl)- 104023728 19.82 1144 elemene 3022383 0.58 1194 isocaryophyllene 1752411 0.33 1252 γ-cadienene 3521664 0.67 1266 1-h-cyclopenta 1,3 cyclopropa 1,2 benzene octahydro-7-… 1731554 0.33 1278 1.XI.,6.XI.,7.XI.-cadina-4,9-diene 1690891 0.32 1295 phenol,4allyl-2-methoxy-,acetate 104619040 19.94 1304 cadina-3,9-diene 11575608 2.21 1434 4-allyl-1,2-diacetoxybenzene 226729968 43.21 1452 cadinol 11878568 2.26 1468 1- β-cadin-4-en-10-ol 22140574 4.22 TỔNG CỘNG 524771610 100 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình tách chiết carotenoid: Điều kiện thí nghiệm: Lá trầu: 30g NaOH: 4g Cồn: 100ml Nhiệt độ: 50oC Khảo sát 1 yếu tố thì cố định 3 yếu tố còn lại đo độ hấp thu A tại λ = 475 nm. A càng lớn carotenoid trích được nhiều. Trang 3 Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học 2.6.1. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa Thời gian (h) 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 A 2.437 2.477 2.506 2.342 2.290 Thời gian xà phòng hóa thích hợp từ 1.5 – 2.0h. Khi thời gian quá ngắn, carotenoid còn liên kết chặt chẽ với sáp, với chlorophyll, …độ hòa tan kém trong ete dầu. Khi thời gian kéo dài, carotenoid có thể bị hư hỏng một phần bởi nhiệt, bởi không khí, cả 2 khoảng này độ hấp thu đều nhỏ. 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2.6.2. Ảnh hưởng của lượng NaOH NaOH (g) 1 1.5 2 2.5 3 4 5 A 2.219 2.307 2.312 2.345 2.360 2.368 2.322 Ở nồng độ kiềm lớn có hiện tượng đồng phân hóa carotenoid. Các sản phẩm tạo thành kém bền nên cường độ màu giảm, A giảm. Ở nồng độ kiềm thấp, sáp, chất béo có mặt trong lá cây chưa được biến đổi vẫn liên kết chặt chẽ với carotenoid nên độ hòa tan của carotenoid thấp trong dung môi ete, A giảm. Ảnh hưởng của lượng NaOH sử dụng 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 0 1 2 3 4 5 6 Đ ộ hấ p th u A NaOH (g) 2.6.3.Ảnh hưởng của thể tích cồn V (ml) 100 125 150 175 200 A 2.360 2.378 2.380 2.385 2.386 Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa Lượng cồn tăng trong hỗn hợp xà phòng hóa thì giai đoạn xà phòng hóa nhanh và tốt hơn. Lượng cồn nhiều làm hòa tan các carotenoid hydrocacbon tự do mới phóng thích nên độ hấp thu tăng lên. Đ ộ hấ p th u A 2.355 2.36 2.365 2.37 2.375 2.38 2.385 2.39 0 50 100 150 200 250 Ảnh hưởng của thể tích cồn sử dụng Thời gian (h) Đ ộ hấ p th u A Thể tích (ml) Tóm lại, các yếu tố trên đã bị biến đổi bởi các phản ứng đồng phân hóa và oxy hóa sau. Trang 4 Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học LOW MOLECULAR WEIGHT COMPOUNDS Cis-CAROTENOIDS Trans-CAROTENOIDS EPOXY CAROTENOIDS APCAROTENOIDS isomerization oxidation Trang 5 Hội Nghị Khoa Học & Công Nghệ lần 9 Phân ban Công nghệ Hóa học 2.6.4. Ảnh hưởng của thể tích ete dầu dùng trích chiết V (ml) 30 40 50 60 70 80 90 100 A 0.321 0.653 0.956 1.451 2.104 2.150 2.290 2.360 Thể tích ete dầu dùng nhiều sẽ trích chiết được nhiều hơn, carotenoid thu được nhiều hơn. Thể tích ete dầu sử dụng nhỏ, lượng carotenoid thu được nhỏ. Ngoài ra khi đo dộ hấp thu, dịch ete còn phải hòa loãng đến V = 100ml nên A đo được khá nhỏ. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 20 40 60 80 100 120 Vậy điều kiện tách chiết carotenoid thích hợp là: Lá trầu : 30g NaOH : 4g Cồn : 200ml Ete dầu : 100ml Thời gian xà phòng hóa : 1.5 – 2h Nhiệt độ phản ứng : 50oC 3. KẾT LUẬN Lá trầu tách được khoảng 0,9 – 1% tinh dầu, 0,19% carotenoid. Sản phẩm này khá tinh khiết, quang phổ IR không phức tạp, đồng dạng với phổ IR của β-caroten. Để kết luận sau cùng còn cần các phương pháp phân tích hiện đại hơn. Quy trình tách đơn giản hơn, tinh chế sản phẩm không cần thực hiện sắc ký cột. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho các nghiên cứu cũng như áp dụng thực tế để sản xuất carotenoid sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tất Lợi - “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, 1986 2. Nguyễn Khắc Quỳnh Cư – “Bài giảng chiết xuất dược liệu”, Trường Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 1998 3. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu – “Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc”, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 1985 Ảnh hưởng của thể tích ete dầu để trích 4. “Process for purification of Carotene”, 2, 394, 278 – U.S patent, 1946 Đ ộ hấ p th u A Thể tích (ml) Trang 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_Tach tinh dau va carotenoid tu la trau.pdf