Đề tài Tài chính của công ty cổ phần Vincom

1. Qua báo cáo tài chính của Vincom qua tỷ số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ta thấy hoạt động của Vincom không được tốt lắm,điều này càng thể hiện rõ khi phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu sau khi đã loại trừ yếu tố ưu đãi thuế trong quá trình chuyển đổi sẽ thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp di xuống rất nhanh, ROE từ 75,7% năm 2006 giảm xuống còn 22,06% năm 2006 và chỉ còn 7,54% năm 2008. điều này là do thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán đi xuống, công ty đã đàu tư nhiều dự án mà chưa thu hồi được vốn đầu tư. 2. Việc quản trị tài sản của Vincom là không được tốt vòng quay tổng tài sản giảm qua các năm, công ty cần có nhưng biện pháp mạnh hơn đế làm tăng vòng quay này nên để từ đó làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho công ty. Quản lý tài sản không tốt nhưng Vincom lại quản lý tính thanh khoản rất tốt, điều này thể hiện qua hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh tăng dần qua các năm. Việc dự trữ quá nhiều tài sản có tinh thanh khoản cao sẽ làm giảm suất sinh lợi và không tận dụng được lá chắn thuế. 3. Vincom cần đầu tư thận trọng hơn vào thị trường tài chính bởi vì lúc này thị trường đang bất ổn,cuộc khủng hoảng tài chính vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nên việc đàu tư vào lúc này là vô cùng mạo hiểm, đầu tư lúc này chỉ là cầm chừng chờ khi thị trường phát triển bình thường rồi mới đầu tư tiếp.Bên cạnh lĩnh vực đầu tư vào thị trường tài chính Vincom cũng đang gặp khó khăn trong các dự án đầu tư bất động sản,việc đầu tư quá mức năm 2007 đã để lại hậu quả năm 2008 thị trường đóng băng, lợi nhuận sut giảm,các công trình xây dựng xong không bán hoặc cho thuê được từ đó làm tăng tài sán cố định của công ty.Nếu tình trạng này không tiến triển tốt thì rất có thể Vincom sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tài chính của công ty cổ phần Vincom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vincom A.TÓM TẮT Chúng ta không có các chỉ tiêu bình quân ngành để có thể phân tích tốt hơn về tình hình tài chính của công ty cổ phần vincom.Tuy nhiên, việc phân tích xu hướng của bản thân công ty cũng có thể thấy được rất nhiều điều thú vị. Nếu nhìn sơ bộ vào ROE dường như hoạt động của Vincom đang có chiều hướng đi xuống ROE từ 75% năm 2006 giảm xuống còn 0,68% quý I năm 2009.Tuy nhiên điều này do trong thời gian qua thị trường bất động sản bị đóng băng,giá nhà đất sụt giảm, do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước hạn chế cho vay đầu tư bất động sản nên ROE của Vincom thấp. Nhìn chung việc quản trị nợ của Vincom khá là tốt.Các tài sản cũng như các nguồn thu nhập bảo đảm cho các khoản nợ đến hạn là rất tốt,đặc thù là một công ty kinh doanh về lĩnh vực bất động sản nên viêc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn làm cho hiệu quả của việc lá chắn thuế, tuy nhiên mặt trái của vấn đề này là khả năng thanh toán sẽ bị ảnh hưởng nếu như có tác động của các nhân tố bên ngoài cũng như ảnh hưởng của các nhân tố bên trong của công ty. Công ty cần đánh giá đúng các dự án đầu tư mới,tránh sảy ra tình trạng xây dựng xong rồi bỏ không, ngoài ra công ty nên thận trọng hơn trong việc đầu tư vào chứng khoán bởi vì trong thời gian này thị trường bất ổn lên xuống khó lường, cần trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư đó. B. PHÂN TÍCH CHI TIẾT I.Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần Vincom Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 03/05/2002 với vốn điều lệ bạn đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm tăng lên 251 tỷ. Công ty đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và đã sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối qua các năm để nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ. Mới đây, Công ty đã hoàn tất việc tăng vốn Điều lệ lên gần 1200 tỷ đồng. Với thành công được minh chứng bằng tháp đôi Vincom City Towers, Công ty CP Vincom đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong việc thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác và quản lý tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, là cơ sở vững chắc trong việc quản lý căn hộ cao cấp và khách sạn của các dự án tương lai – những dự án  đầu tư mới mang dấu ấn đột phá. Mục tiêu của Vincom là trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực BĐS. Chiến lược của Vincom là hướng tới thị trường BĐS cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Vincom đã và sẽ có những hoạt động đầu tư kinh doanh bổ trợ như tài chính – chứng khoán, ngân hàng; công nghiệp năng lượng. Ngay từ đầu năm 2007, Vincom đã nỗ lực chuẩn bị cho sự ra đời của một loạt các công ty kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Khởi đầu là công ty Chứng khoán Vincom (VincomSC) đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2008 và nối tiếp sẽ là Công ty Quản lý Quỹ Vincom và Công ty Tài chính Vincom… Cũng trong năm 2008, Vincom sẽ khởi công xây dựng một loạt các dự án trọng điểm, đó lược, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực… Vincom đang được là Cụm dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cho thuê cao cấp, tầng hầm để xe tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Dự án Vincom Hải Phòng Plaza với tổ hợp TTTM – khu giải trí và văn phòng tại Hải Phòng và toà nhà Vincom 2 cao 25 tầng nằm liền kề với Vincom City Towers… Hướng tới tăng trưởng bền vững, Vincom tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng lực hoạch định chiến vận hành với một đội ngũ nhân viên có năng lực và quyết tâm cao Có thể nói, Vincom đã, đang và sẽ thể hiện rõ bản lĩnh của mình trong tiến trình hội nhập với chiến lược kinh doanh chủ đạo là đa dạng hoá ngành nghề nhưng tập trung vào BĐS và tài chính. Chắc chắn, trong một tương lai gần, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ mọc lên trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển. II. Phân tích cơ cấu: 1.Cơ cấu bảng cân đối kế toán: Đơn vị tính: % CHỈ TIÊU Quý I 2009 2008 2007 2006 2005 TÀI SẢN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.35 39.42 79.72 52.65 1.70 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 0.69 0.45 15.65 14.29 0.68 1.Tiền 0.69 0.45 15.65 14.29 0.68 2. Các khoản tương đương tiền 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 23.92 27.08 55.03 36.29 0.00 1. Đầu tư ngắn hạn 24.18 27.35 55.03 36.29 0.00 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) -0.26 -0.27 0.00 0.00 0.00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8.47 8.13 8.85 2.00 0.94 1. Phải thu khách hàng 0.20 0.11 0.08 0.44 0.23 2. Trả trước cho người bán 1.76 2.04 0.70 0.54 0.60 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.60 0.00 0.00 0.47 0.00 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0.00 1.97 0.53 0.00 0.00 5. Các khoản phải thu khác 3.91 4.01 7.54 0.56 0.10 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 IV. Hàng tồn kho 0.18 0.42 0.00 0.01 0.02 1. Hàng tồn kho 0.18 0.42 0.00 0.01 0.02 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 V. Tài sản ngắn hạn khác 3.08 3.36 0.19 0.05 0.06 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0.09 0.15 0.05 0.05 0.00 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0.41 0.55 0.01 0.00 0.06 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 5. Tài sản ngắn hạn khác 2.58 2.66 0.13 0.00 0.00 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 63.65 60.58 20.28 47.35 98.30 I- Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.00 0.00 0.07 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 3. Phải thu dài hạn nội bộ 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4. Phải thu dài hạn khác 0.00 0.00 0.00 0.00 0.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II. Tài sản cố định 39.94 37.50 3.66 1.66 4.28 1. Tài sản cố định hữu hình 0.41 0.45 0.39 1.33 2.34 - Nguyên giá 0.60 0.62 0.61 1.93 2.72 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0.00 -0.19 -0.22 -0.61 -0.37 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 - Nguyên giá 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 3. Tài sản cố định vô hình 1.59 1.65 0.01 0.01 0.01 - Nguyên giá 1.61 1.66 0.01 0.01 0.01 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0.02 -0.01 0.00 0.00 0.00 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 37.94 35.40 3.27 0.33 1.93 III. Bất động sản đầu tư 3.88 4.07 8.13 40.10 84.44 - Nguyên giá 4.79 4.96 9.38 43.94 88.39 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0.91 -0.88 -1.25 -3.84 -3.94 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 16.36 15.58 2.41 4.06 5.67 1. Đầu tư vào công ty con 0.01 0.00 0.00 0.12 0.05 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 11.60 11.64 0.00 0.00 0.51 3. Đầu tư dài hạn khác 4.75 3.93 2.40 3.94 5.11 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 V. Tài sản dài hạn khác 3.47 3.43 6.08 1.53 3.84 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.67 2.85 0.78 1.53 3.84 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0.00 0.00 5.30 0.00 0.00 3. Tài sản dài hạn khác 0.80 0.58 0.00 0.00 0.00 NGUỒN VỐN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 73.69 73.06 39.21 11.87 35.85 I. Nợ ngắn hạn 7.98 18.30 6.28 8.36 10.80 1. Vay và nợ ngắn hạn 0.00 10.33 0.00 0.00 0.00 2. Phải trả người bán 0.18 1.01 0.03 0.54 1.26 3. Người mua trả tiền trước 0.00 0.01 0.03 0.03 0.06 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 0.10 0.17 1.83 3.61 0.01 5. Phải trả người lao động 0.04 0.06 0.06 0.02 0.01 6. Chi phí phải trả 5.96 4.57 0.77 0.41 1.34 7. Phải trả nội bộ 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.69 2.15 3.56 3.76 8.12 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II. Nợ dài hạn 65.71 54.75 32.92 3.50 25.05 1. Phải trả dài hạn người bán 0.00 0.00 0.00 0.00 25.05 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 3. Phải trả dài hạn khác 2.93 2.15 1.45 3.50 0.00 4. Vay và nợ dài hạn 62.75 52.57 31.45 0.00 0.00 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0.03 0.03 0.02 0.00 0.00 7.Dự phòng phải trả dài hạn 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 24.33 24.88 57.95 88.13 64.15 I. Vốn chủ sở hữu 24.33 24.88 57.95 88.13 64.15 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 19.21 19.93 25.16 46.47 51.26 2. Thặng dư vốn cổ phần 19.21 12.84 24.32 0.00 0.00 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4. Cổ phiếu quỹ (*) -14.09 -14.44 0.00 0.00 0.00 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 7. Quỹ đầu tư phát triển 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 8. Quỹ dự phòng tài chính 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0.00 6.54 8.47 41.66 12.89 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 2. Nguồn kinh phí 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 C - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 1.98 2.07 2.84 0.00 0.00 Cơ cấu tài sản dài hạn trên tổng tài sản của vincom chiếm 63,65% và nó ngày càng tăng qua các năm, điều này cũng phù hợp với ngành nghề kinh doanh của vincom, trong khi cơ cấu này chiếm 20,28% năm 2007 thì năm 2008 nó chiếm 60,58%, và đến quý I năm 2009 tỷ lệ này chiếm 63,65% bởi vì năm 2007 bất động sản bùng phát nên Vincom đã đầu tư rất nhiều vào bất động sản. Trong tài sản dài hạn thì chi phi xây dựng cơ bản dở dang chiếm 35,4% năm 2007 và 37,94% năm 2008 chi phí này tăng qua các năm diều này chứng tỏ vincom đang đầu tư ngày càng nhiều vào xây dựng, điều này cũng có những mặt hạn chế như viêc thị trường bất động sản đang gặp khó khăn như hiện nay. Đây cũng là một thách thức rất lớn đối với vincom trong khi thị trường vẫn đóng băng như hiện nay. Tài sản ngắn hạn của Vincom giảm dần qua các năm cụ thể là 79,72% năm 2007 giảm xuống còn 39,42% năm 2008 và chỉ còn 36,35% quý I năm 2009,đồng nghĩa với việc giảm này là việc giảm xuống của các khoản đầu tư ngắn hạn,năm 2007 thị trường chứng khoán bùng phát tỷ lệ đầu tư của vincom là 55,03% trên tài sản ngắn hạn.nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 27,08% và quý I năm 2009 chỉ còn 23,92%. Điều này được lý giải là do thị trường chứng khoáng đi xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ chênh lệch nhau rất lớn, nợ phải trả tăng dần qua các năm từ 11,87% năm 2006 lên 39,21%năm 2007 và tăng vọt lên 73,06% và 73,69% quý I năm 2009, vì vincom chủ yếu kinh doanh về lĩnh vực xây dựng bất động sản nên tỷ trọng nợ chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của Vincom, việc sử dụng đòn bẩy tài chinh lớn làm cho vincom tận dụng được ưu đãi thuế từ lãi vay, ngoài ra các khoản nợ của Vincom chủ yếu được đầu tư bởi vay nợ dài hạn nên việc thanh khoản tạm thời được giải quyết. 2.Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Cơ cấu Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính : % CHỈ TIÊU Quý 1 2009 2008 2007 2006 2005 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 2. Giá vốn hàng bán 21.72 25.38 28.93 34.96 30.88 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 78.28 74.62 71.07 65.04 69.12 4. Doanh thu hoạt động tài chính 109.69 172.69 145.57 1.12 0.60 5. Chi phí tài chính 106.88 132.12 12.32 0.00 3.40 - Trong đó: Chi phí lãi vay 0.00 116.78 11.77 0.00 3.16 6. Chi phí bán hàng 3.02 5.61 7.48 1.99 4.38 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 52.33 50.39 16.69 2.40 8.16 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 25.75 59.18 180.15 61.76 53.77 9. Thu nhập khác 0.79 9.87 4.83 2.62 3.42 10. Chi phí khác 0.06 4.26 0.06 1.07 7.16 11. Lợi nhuận khác 0.73 5.61 4.77 1.55 -3.74 12. Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh -0.08 0.75 0.00 0.00 0.00 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 26.40 65.54 184.92 63.31 50.03 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.68 12.87 35.75 0.63 0.00 15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 16.72 52.68 149.17 62.68 50.03 17. Lợi ích của cổ đông thiểu số -2.20 0.53 -0.31 0.00 0.00 18. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 18.92 52.15 149.48 62.68 50.03 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) Qua cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy hoạt động của Vincom không được tốt lắm mặc dù công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng cụ thể là lợi nhuận giảm dần qua các năm lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 149,17 nhưng tới năm 2008 là 52,68 và quý I năm 2009 là 16,72. Tuy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom có tăng tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận đó không lớn bằng tốc độ giám của lợi nhuận hoạt động tài chính, bên cạnh đó chi phí bán hàng có giảm nhưng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng rất nhanh. Chi phí bán hàng năm 2007 là 7,48% và giảm xuống còn 5,61% năm 2008 nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng từ 16,695 năm 2007 lên 50,39% năm 2008. Dự báo trong năm tới do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tình hình kinh doanh của Vincom rất khó khăn nên công ty nên khoán cắt giảm việc đầu tư vào các khoản mục về đầu tư chứng khoán do thị trường bất ổn bên cạnh đó giảm các chi phí về quản lý doanh nghiệp.... III. Phân tích tỷ số 1.Phân tích tỷ số thanh khoản: Các chỉ tiêu QúyI 2009 2008 2007 2006 Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 4.54 2.15 12.69 6.29 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 4.13 1.95 12.66 6.28 Tỷ số ngân lưu từ HĐSXKD/nợ ngắn hạn -1.81% -9.46% 81.24% 17.49% Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Vincom tăng qua các năm, khoảng 4,5 lần tức là nợ ngắn hạn đuợc đảm bảo bằng 4,5 lần tài sản ngắn hạn.Tỷ này khá là cao nhưng nó lại đảm bảo tính thanh khoản cho Vincom trong khi thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán đang di xuống như hiện nay. Riêng năm 2007 tỷ lệ này là 12,69 lần sở dĩ có điều này là vì năm 2007 nợ ngắn hạn của Vincom là rất nhỏ khoảng 199,769,014,557 nhỏ hơn năm 2008 là 1,102,096,340,176 và đầu quý I năm 2009 là 498,639,621,730 bên cạnh đó là tài sản lưu động năm 2007 của Vincom là cao nhất là 2,534,874,317,399. Năm 2007 lượng tiền mặt của Vincom là rất lớn bởi vì đây là năm thị trường chứng khoán cũng như thị trường sản bùng phát Vincom đẫ đầu tư rất nhiều vào chứng khoán cũng như đàu tư vào nhiều công trình xây dựng nên cần rất nhiều lượng tiền mặt. Hệ số thanh toán nhanh của Vincom cũng rất lớn nó tương đương với hệ số thanh toán ngắn hạn bởi vì tài sản lưu động của Vincom chủ yếu là tiền mặt, điều này cho tấy Vincom có đủ khả năng đương đầu với khả năng thanh khoản tức là tính thanh khoản của Vincom rất là tốt đảm bảo cho việc chống phá sản của công ty trong tình trạng tài chính đang bị khủng hoảng như thế này. Tuy khả năng thanh toán của Vincom rất là tốt nhưng tình hình tài chính thì lại không được tốt lắm. Cụ thể Tỷ số ngân lưu từ HĐSXKD/nợ ngắn hạn năm 2007 rất là cao 81,24% nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này xuống -9,46% và đã tăng nhưng vẫn còn âm là -1,81%, điều này được lí giải là năm 2007 tình hình hoạt động của Vincom rất là tốt lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán rất là cao, nhưng bước sang năm 2008 thì lợi nhuận sụt giảm và hoạt động kinh doanh của Vincom bị lỗ, và tình trạng này đang dần được khắc phục vào đầu quý I năm 2009. Như vậy khả năng thanh khoản của Vincom rất là tốt nhưng tình hình tài chính thì không có vẻ khả quan mấy,điều này cũng phản ánh đúng bản chất của thị trường trong thời gian qua và đặc biệt là những công ty kinh doanh về bất động sản và hoạt động tài chính như Vincom. 2.Phân tích tỷ số quản lý tài sản Các chỉ tiêu  Quý I 2009 2008  2007  2006  Vòng quay các khoản phải thu 0.12 0.62 1.22 60.70 Kỳ thu tiền bình quân 2,994 580 295 6 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 0.72 4.80 485.01 2,242.85  Số ngày tồn kho 498 75 1 0 Vòng quay các khoản phải trả 0.03 0.18 0.41 3.51 Số ngày nợ bình quân 13,275 2,016 885 103 Vòng quay tài sản cố định (vòng) 0.03 0.20 2.82 34.15 Vòng quay tổng tài sản 0.01 0.05 0.09 0.94 Vòng quay tài sản lưu động (vòng) 0.03 0.10 0.12 3.02 Vòng quay hàng tồn kho của Vincom giảm mạnh qua các năm cụ thể là năm 2006 là 2242 nhưng năm 2007 chỉ còn 485 vòng và giảm mạnh vào năm 2008 chỉ còn gần 5 vòng và đầu quý I năm 2009 chỉ còn 0,72. Sở dĩ việc giảm này là do việc giá vốn hàng bán giảm mạnh qua các năm cũng như hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm, bên cạnh đó vòng quay các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải trả cũng giảm mạnh.Cụ thể vòng quay các khoản phải thu giảm từ 60,7 năm 2006 xuống còn 1,22: 0,62: 0,12 tuần tự theo các năm 2007:2008:quý I 2009. Theo thứ tự đó thì vòng quay các khoản phải trả cũng giảm từ 3,51 : 0,41 : 0,18 : 0,03. Vincom là một công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực bất động sản. Qua các năm thì tổng kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho rất là nhỏ so với ngày nợ bình quân.Điều này rất là phù hợp với một doanh nghiệp như là Vincom vì lĩnh vực hoạt động của nó, ngoài ra nó còn đảm bảo tính thanh khoản, khả năng thanh toán nhanh của Vincom. Vòng quay tài sản cố định cũng giảm rất nhanh là do tình hình hoạt động của Vincom không được tốt cho lắm, doanh thu thuần giảm qua các năm cũng như việc tăng tổng tài sản qua các năm. Việc tăng tài sản cố định là do 2 nguyên nhân sau: thứ nhất sau khi cổ phần hóa thì tài sản cố định được đánh giá tăng, nguyên nhân thứ 2 là: Do thị trường bất động sản đóng băng nên việc kinh doanh bất động sản của công ty cũng gặp khó khăn. Các công trình xây dựng xong không bán được cũng như không cho thuê được do đó tài sản cố định tăng. Bên cạnh đó vòng quay tổng tài sản cũng giảm rất nhanh năm 2006 là 3,02 năm 2007 là 0,12 và năm 2008 là 0,1 và đến đầu năm 2009 chỉ còn 0,03 nguyên nhân chính vẫn là việc tài sản cố định của Vincom tăng và doanh thu thuần giảm, điều này cho thấy việc quản lý tài sản cua Vincom không được tốt Tuy không có chỉ tiêu bình quân ngành nhưng nhìn chung việc quản lý tài sản của Vincom không được tốt. 2. Phân tích tỷ số quản lý nợ Các chỉ tiêu Quý I 2009 2008 2007 2006 Tý số nợ trên tổng tài sản(%) 0.77 0.73 0.39 0.12 Tý số nợ trên vốn chủ sở hữu(%) 3.03 2.94 0.68 0.13 Tỷ số khả năng trả lã - 1.56 16.71 - Hệ số tự chủ tài chính 0.25 0.25 0.58 0.88 Số nhân vốn chủ 3.99 2.75 1.58 1.28 Hệ số đo lường khả năng trả gốc vay dài hạn 0.00 0.07 0.57 - Tỷ số ngân lưu từ HDSXKD đối với tổng nợ (0.00) (0.02) 0.16 0.07 Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty ngày càng cao và nó tăng dần qua các năm, tỷ số này có lợi cho các cổ đông nhưng nó lại bất lợi cho các chủ nợ khi công ty sảy ra tình trạng phá sản. Tỷ trọng nợ/vốn chủ sở hữu của Vincom rất là cao nó tăng dần qua các năm 0,13 lần năm 2006 và đến đầu quý I năm 2009 đã là 3,03 lần, điều này cũng phù hợp với Vincom bởi vì nó là một công ty chuyên kinh doanh về bất động sản nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính như thế cũng là bình thường đối với các doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra Vincom cũng đã sử dụng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho các dự án, những dự án có tính chất lâu dài và bền vững. Năm 2006 và đầu quý I năm 2009 công ty phải trả chi phí lãi vay nên tỷ số khả năng trả lãi vay chỉ có vào năm 2007 và năm 2008, trong khi tỷ số này rất là cao vào năm 2007 thì năm 2008 tỷ số này lại giảm rất nhanh. Điều này được lý giải là do năm 2007 công ty chịu chi phí tài chính rất là ít vòng quay tài sản lớn. Nhưng sang năm 2008 chi phí này tăng vọt là do sự đầu tư quá mức năm 2007 trong khi đó nhưng tài sản này lại không bán được do thị trường đi xuống. Việc trả gốc vay dài hạn của Vincom giảm mạnh qua các năm là do việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên LNST giảm sút trong khi đó việc vay dài hạn ngày càng tăng để duy trì các công trình xây dựng đang thi công. Cụ thể năm 2007 tỷ lệ này là 0,57 nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 0,07 và đầu quý I 2009 thi giảm xuống còn gần bằng không. Tỷ số ngân lưu đối với tổng nợ ngày càng giảm qua các năm, sở dĩ năm 2007 tỷ số này cao nhất là vì năm này công ty làm ăn có lãi nhưng sang năm 2008 và đầu quý I năm 2009 thì tỷ số này xuống âm bởi vì năm 2008 và đầu quý I 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom không có lãi thậm chí bị lỗ. 4.Phân tích khả năng sinh lợi Các chỉ tiêu Quý I 2009 2008 2007 2006 Tỷ suất lợi nhuận thuần biên (LNT/DTT) 25.75% 59.18% 180.15% 61.76% Tỷ số sức sinh lợi căn bản (ROA) 0.17% 7.62% 14.84% 59.09% Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản( LNST/TSBQ) 0.17% 2.74% 13.95% 59.09% Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) 0.68% 7.54% 22.06% 75.70% Tỷ suất lợi nhuận thuần biên (LNT/DTT) giảm mạnh qua các năm, điều này được giải thích là do hoạt động kinh doanh của Vincom găp nhiều kó khăn trong năm 2008 và đầu năm 2009, cụ thể năm 2007 LNT đạt 324,624,451,751 nhưng sang năm 2008 chỉ còn 141,542,371,494. Tỷ số sức sinh lợi căn bản (ROA) cũng ngày càng giảm 59,09% năm 2006 xuống còn 14,84% năm 2007 và còn 7,62% năm 2008. Điều này được giải thích qua 2 nguyên nhân sau: EBIT ngày càng giảm qua các năm bên cạnh đó tổng tài sản bình quân ngày càng tăng qua các năm, một thực tế là hoạt động kinh doanh của Vincom đang gặp khó khăn,lợi nhuận sụt giảm những dự án được đầu tư xong nhưng vẫn chưa được đi vào hoạt động. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản( LNST/TSBQ) cũng giảm dần qua các năm, nó cũng được giải thích tương tự như ROA. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) cũng giảm mạnh qua các năm từ 75.70% năm 2006 xuống còn 22.06% và chỉ còn 7.54% năm 2008, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do viêc tăng giảm VCSH bình quân trong khi năm 2006 nó chi có 454,152,336,929 nhưng sang năm 2007 thi nó đã tăng lên 1,218,613,238,615 và năm 2008 tăng lên 1,670,319,666,245 và một nguyên nhân quan trọng nữa là việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn và LNST cũng sụt giảm mạnh qua các năm. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời nó được các nhà đầu tư quan tâm, ROE của Vincom sụt giảm qua các năm chứng tỏ công ty sử dụng không hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã không cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô, việc này sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm trong thời gian tới nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn. 5.Phân tích tỷ số tăng trưởng Các chỉ tiêu Quý I 2009 2008 2007 2006 Tỷ số lợi nhuận giữ lại 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Tỷ số tăng trưởng bền vững(Tỷ số lợi nhuận giữ lại)*(ROE) 0.68% 7.54% 22.06% 75.70% Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của Vincom là 100% hàng năm lợi nhuận của Vincom đều được giữ lại để đầu tư. Công ty đã đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết nhằm nắm quyền kiểm soát, cũng như đàu tư vào các công trình xây dựng dở dang. Vì tỷ trọng sử dụng nợ của công ty là rất lớn nên việc 100% lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là điều không có gì là lạ đối với một công ty như Vincom. Theo thuyết chung thì khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 100% thì tỷ số tăng trưởng bền vững phải tăng rất nhanh nhưng ở Vincom thì lại đặc biệt, tỷ số này luôn giảm qua các năm, cụ thể 75,7% năm 2006 giảm xuống còn 22,06% năm 2007 và chỉ còn 7,54% năm 2008. Điều này được giải thích là do ROE của công ty giảm mạnh qua các năm điều này cho thấy Vincom tăng trưởng không bền vững, nó phụ thuộc quá nhiều vào thị trường, khi thị trường đi xuống ngay lập tức lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh. IV. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Vincom Các chỉ tiêu Quý I 2009 2008 2007 2006 ROE 0.68% 7.54% 22.06% 75.70% Gánh nặng thuế=LNR/LN trước thuế 63.33% 80.37% 80.67% 99.01% Gánh nặng lãi vay=LN trước thuế/EBIT 100.00% 35.95% 94.02% 100.00% Tỷ suất lợi nhuận biên=EBIT/doanh thu 26.40% 182.32% 196.69% 63.31% Vòng quay TTS=Doanh thu/TTS bình quân 0.01 0.05 0.09 0.94 Hệ số nợ = tài sản/vốn CSH 4.06 2.75 1.58 1.28 M/B 5.84 9.31 16.33 P/E 53.54 85.33 55.55 Gánh nặng thuế: gánh năng thuế của Vincom ngày càng giảm từ 99,01% năm 2007 xuống còn 80,67% năm 2007 và còn 80.37% năm 2008, sự sụt giảm là do lợi nhuận liên tiếp giảm qua các năm, chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng khá lớn tới ROE. Gánh nặng lãi vay: công ty hoạt động chủ yếu bởi việc đi vay việ sử dụng nợ sẽ tạo cho công ty tạo cho công ty tấm lá chắn thuế, do việc sử dụng nhiều nợ nên nó ảnh hưởng lớn đến chi phí trả lãi vay và chiêm 1 phần lớn đến lợi nhuận của công ty. Đặc biệt năm 2007 tỷ lệ này là 94,02% và no giảm xuống còn 35,95 % năm 2008, trong năm 2006 và đầu quý I 2009 công ty không phải chi trả đồng lãi vay nào. Tuy hoạt động có khó khăn, tỷ suất lợi nhuận biên giảm nhưng nó vẫn rất là cao, do ảnh hưởng thị trường di xuống nên tỷ suất này giảm từ 196,69% năm 2007 xuống còn 182,32% năm 2008 và xuống còn 26,40% năm 2009. Khi thị trường dần ổn định thì tỷ suất này dần sẽ tăng cao vì công ty có nhiều dự án đang thi công nên khi các dự án này hoàn thành thì sẽ làm cho lợi nhuận của công ty tăng nhanh. Vòng quay tổng tài sản ngày càng giảm chứng tỏ việc quản lý tài sản của công ty không được tốt, đây cũng là một nguyên nhân làm ROE sụt giảm qua các năm Một chỉ số khá là quan trọng nữa ảnh hưởng đến ROE là hệ số Tài sản/VCSH tuy tỷ số này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của nó không thể kéo ROE lên được vì tốc độ tăng đó không đủ bù đắp cho tốc độ giảm của các nhân tố như : Vòng quay TTS=Doanh thu/TTS bình quân, Tỷ suất lợi nhuận biên=EBIT/doanh thu, Gánh nặng lãi vay=LN trước thuế/EBIT, Gánh nặng thuế=LNR/LN trước thuế. Phân tích các nhân tố cho thấy nhìn một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh của Vincom là không được tốt, lợi nhuận sụt giảm qua các năm, tuy việc sử dụng đòn bẩy nợ khá là hiệu quả nhưng từng đó là chưa đủ, mà hiệu quả kinh doanh, việc quản lý tài sản… tốt thì kết quả kinh doanh mới tốt. V.Phân tich tỷ số giá thị trường Các chỉ tiêu Quý I 2009 2008 2007 EPS 1,091 1,091 2,940 Tỷ số P/E 53.54 85.33 55.55 Tỷ số M/P 5.84 9.31 16.33 Giá trị thị trường của Vincom ngày càng giảm, EPS giảm dần,giá cổ phiếu của công ty liên lục giảm là do hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vincom liên tục giảm qua các năm, sở dĩ có hiện tượng này là do thị trường bất động sản đóng băng, cũng như thị trường chứng khoán đi xuống. M/P giảm từ 16,33 năm 2007 xuống 9,31 năm 2008, với tốc độ như thế này nếu tình hình không được cải thiện thì giá cổ phiếu của Vincom sẽ ngày càng giảm hơn và ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư cũng như uy tín của công ty. VI. kết luận và khuyến nghị 1. Qua báo cáo tài chính của Vincom qua tỷ số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ta thấy hoạt động của Vincom không được tốt lắm,điều này càng thể hiện rõ khi phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu sau khi đã loại trừ yếu tố ưu đãi thuế trong quá trình chuyển đổi sẽ thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp di xuống rất nhanh, ROE từ 75,7% năm 2006 giảm xuống còn 22,06% năm 2006 và chỉ còn 7,54% năm 2008. điều này là do thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán đi xuống, công ty đã đàu tư nhiều dự án mà chưa thu hồi được vốn đầu tư. 2. Việc quản trị tài sản của Vincom là không được tốt vòng quay tổng tài sản giảm qua các năm, công ty cần có nhưng biện pháp mạnh hơn đế làm tăng vòng quay này nên để từ đó làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho công ty. Quản lý tài sản không tốt nhưng Vincom lại quản lý tính thanh khoản rất tốt, điều này thể hiện qua hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh tăng dần qua các năm. Việc dự trữ quá nhiều tài sản có tinh thanh khoản cao sẽ làm giảm suất sinh lợi và không tận dụng được lá chắn thuế. 3. Vincom cần đầu tư thận trọng hơn vào thị trường tài chính bởi vì lúc này thị trường đang bất ổn,cuộc khủng hoảng tài chính vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nên việc đàu tư vào lúc này là vô cùng mạo hiểm, đầu tư lúc này chỉ là cầm chừng chờ khi thị trường phát triển bình thường rồi mới đầu tư tiếp.Bên cạnh lĩnh vực đầu tư vào thị trường tài chính Vincom cũng đang gặp khó khăn trong các dự án đầu tư bất động sản,việc đầu tư quá mức năm 2007 đã để lại hậu quả năm 2008 thị trường đóng băng, lợi nhuận sut giảm,các công trình xây dựng xong không bán hoặc cho thuê được từ đó làm tăng tài sán cố định của công ty.Nếu tình trạng này không tiến triển tốt thì rất có thể Vincom sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21510.doc
Tài liệu liên quan