Đề tài Tài Sản Cố Định tại Công đường bộ 230

Tài sản thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. - Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thuê tài chính. / Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết hạn thuê. / Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối hạn thuê. / Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. /Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thuê tài chính thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê. /Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn.

doc75 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài Sản Cố Định tại Công đường bộ 230, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí tưực tế phát sinh thì số chênh lệch khi tăng chi phí. Chương II: Thực tế công tác TSCĐ tại công ty 230 1. Đặc điểm tình hình chung của công ty đường bộ 230 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty đường bộ 230 là một trong những Doanh nghiệp thành viên thuộc Khu quản lý đường bộ II. Cục đường bộ Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại Km 10 - Quốc lộ 5 - Dương Xá - Gia Lâm – Nội. Là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định 388/HĐBT của Bộ trưởng bộ giao thông vân tải, nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng và sửa chữa đường bộ phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của xã hội, góp phần đáng kể vầo việc tham gia cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng: như làm mới các tuyến đường vào các sân bay, bến cảng, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, như QL1, QL2, QL3, QL5..... Công ty đường bộ 230 ngày nay tiền thân là đội công trình đường bộ 103 - Cục quản lý đường bộ, thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1967 với quy mô ban đầu còn rất sơ khai và nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo giao thông trên các tuyến đường. Ngày 19/09/1995 theo quyết định số 4211/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải chuyển đổi thành DN nhà nước hoạt động công ích. Theo quyết định này thì Công ty đường bộ 230 là một DN có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản ngân hàng cho việc hoạt động của công ty, thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật vế hoạt động kinh tế của mình. Tới nay hơn 30 năm liên tục xây dựng và phấn đấu công ty đã đạt được những thành tựu đáng kế được Bộ giao thông vận tải tặng nhiều bằng khen, danh hiệu thi đua. Với chức năng nhiệm vụ trước đây là sửa chữa các tuyến đường nhưng đến nay mấy năm trở lại đây công ty được làm các công trình xây dựng cơ bản, tham gia đấu thầu và thắng thầu các công trình trong nước của TW và địa phương đạt kết quả tốt tạo được nhiều uy tin với các chủ dự án công trình và lãnh đạo các cấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thành công của công ty là tổ chức công tác tiếp thị, ngoại giao mềm dẻo, tạo được mối quan hệ tốt, tranh thủ ủng hộ của cấp trên, ban nghành thành phố, các chủ đầu tư, các đối tác cung ứng vật liệu.....Và điều quan trọng nhất là chữ “Tín” về chất lượng và tiến độ trong sản xuất, quản lý áp dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến trong quá trình thi công các công trình... nên đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm, giá trị sản lượng ngày càng tăng dẫn tới đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện chăm lo đời sống và việc làm cho người lao động. Trải qua quá trình phấn đấu xây dựng và trưởng thành tới nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt: Với tổng nguyền giá TSCĐ là : 28.152.529.000. Vốn lưu động : 1.698.872.777. Doanh thu năm 2005 : 32.034.953.000. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty đường bộ 230 là doanh nghiệp thực hiện các nhiêm vụ chủ yếu là thi công các công trình xây dựng cơ bản nên sản phẩm của công ty là công trình giao thông được xây dựng và sử dụng tại chỗ sản phẩm mang tính hàng hoá công cộng của xã hội, có khối lượng và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài, xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình sản xuất sản phẩm của công ty nói riêng và của nghành đường bộ nói chung có đặc thù là sản xuất liên tục, phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng, phân bổ ở các tuyến đường giao thông toàn miền Bắc. Tuy nhiên hầu hết các công trình, các dự án đâù tưđều tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất nhất định cụ thể như sau: - Nhận thầu thông qua đấu thầu hoạc công ty được giao thầu trực tiếp . - Công ty ký kết hợp đồng xây dựng, nâng cấp sửa chữa với các chủ đầu tư công trình ( Bên A). - Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đã ký kết, công ty tổ chức qúa trình sản xuất thi công để taọ ra sản phẩm, công trình hay hạng mục công trình. + Rải bê tông asphal đơn thuần + Rải bê tông asphal có cả lớp cấp phối đá dăm hoặc bán thâm nhập nhựa. + Rải bê tông asphal trên mặt có bù vênh vá láng. + Rải thảm mỏng. + Đào đắp nền đường, xây cống rãnh. - Công trình xây lắp được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về kỹ thuật, tiến độ thi công . - Bàn giao công trình hoàn thành và thành quyết toán hợp đồng xây lắp bên A . 1.2.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh . Trong cùng một thời gian, Công ty đường bộ 230 phải tiến hành triển khai nhiều hợp đồng xây lắp khác nhau, trên các tuyến đường khác nhau nhằm hoàn thiện tốt những yêu cầu của các chủ đầu tư theo hợp đồng xây lắp đã ký kết với chức năng sản xuất và thi công nhất định của Công ty để có thể thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng xây dựng, sửa chữa khácnhau. Công ty đã tổ chức lực lượng lao động thành 4 đội thi công và một xí nghiệp thành viên, một xưởng sửa chữa. Điều này đã giúp công ty tăng cương tính cơ động, linh hoạt gọn nhẹ về mặt trang thiết bị TSCĐ sản xuất, lợi tối đa lực lượng lao động tại chỗ và góp phần giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển . Bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm xây dựng cũng như đặc điểm của quy trình công nghệ nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quản lý sản xuất có nhiều sản xuất khác, điều này được thể hiện qua cơ chế giao nhận thầu xây lắp công trình và nó được cụ thể hoá qua bản quy chế tạm thời với những điểm chính sau: - Phương thức giao thầu: Công ty vẫn tiến hành phương thức giao thầu toàn bộ. Ngoài ra còn có một số hạng mục công việc như: + Rải thảm mỏng và láng... tuỳ theo định hình công việc cụ thể mà Công ty áp dụng công tác giao khoán . Đối với các hình thức giao thầu khác: + Những đơn vị cá nhân tìm kiếm, khai thác công ty chỉ thu các đơn vị cá nhân từ 6 - 8% giá trị quyết toán công trình. + Các công trình mà công ty cho phép các đơn vị trức tiếp ký hợp đồng phải trích nộp về công ty 4 - 6% giá trị thanh toán . Để dễ dàng cho việc quản lý trong sản xuất kinh doanh công ty đã tách cơ cấu bộ máy quản lý của mình ra thành các phong ban sau: sơ đồ bộ máy quản lý SXKD của công ty đường bộ 230 Phòng Tài vụ Phòng Vật tư thiết bị Phòng KTKH Phòng TCLĐ-HC Ban giám đốc Đội Công Trình 5 Đội Công Trình 4 Xưởng Sửa Chữa XN Cơ Giới I Đội Công Trình 2 Đội Công Trình 3 Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết và không thể thiếu được. Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng công trình thi công ở Công ty đường bộ 230 công tác tổ chức quản lý khá hợp lý, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban giám đốc . - Giám đốc: Là người quyết định điều hành hoạt động sản xuất của công ty theo đúng chế độ và luật định của Nhà nước ban hành đối với doanh nghiệp Nhà nước đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp . - Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau: công tác sản xuất thi công, công tác kỹ thuật lao động, công tác thiết bị vận tải, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, phụ trách khối xây lắp.... - Phó giám đốc phụ trách về vật tư thiết bị máy móc công trình, sản xuất thi công, phụ trách nội chính. Về các phòng ban chức năng: - Phòng tổ chức lao động hành chính: Đây là một bộ phận được tập hợp từ ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị, nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí xắp xếp, điều lao động công ty về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng ban đơn vị. - Phòng vật tư thiết bị: là hợp nhất của hai phòng vật tư và thiết bị. Nhiệm vụ của phòng là quản lý toàn bộ vật tư, thiết bị của công ty. Căn cứ vào dự toán thi công được lập ở phòng kế hoạch, phòng vật tư thiết bị phải có kế hoạch vật tư thiết bị cho công trường thi công. Xác định các định kỳ sửa chữa máy móc thiết bị. Mặt khác nhiệm vụ của phòng phải đảm bảo cung ứng kịp thời vật tư máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: là hợp nhất của hai phòng kế hoạch và kỹ thuật, nhiệm vụ của phòng là xây dựng kế hoạch cho sản xuất, lập dự toán thiết kế và dự toán thi công. - Phòng tài vụ: Chức năng là tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức, triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở toàn bộ công ty theo điều lệ công ty, đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật. + Nhiệm vụ của phòng là: lập kế hoạch phương án sử dụng và huy động toàn bộ nguồn vốn, tài sản có hiệu quả. - Phòng kinh tế thị trường: mới được thành lập và có chức năng nhiệm vụ tiếp cận với thị trường xây dựng đường bộ, tính toán giá bỏ thầu các công trình xây dựng đường bộ, làm hồ sơ thầu. - Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, còn có các tổ đội sản xuất mà người chịu trách nhiệm trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nội bộ của tổ đội mình chính là đội trưởng, họ thường xuyên chỉ đạo, bố trí công nhân sản xuất sao cho phù hợp với trình độ khả năng của họ. - Như vậy qua một vài nét giới thiệu về chức năng từng bộ phận phòng ban ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tương đối chặt chẽ từ trên xuống dưới mỗi bộ phận có bộ phận riêng song lại có một sự liên hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. 2. Tình hình chung về công tác kế toán ở Công ty đường bộ 230: - Để phát huy vai trò trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đường bộ 230. Công ty còn phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý,đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, Công ty đã xắp xếp bộ máy kế toán hết sức gọn nhẹ, hợp lý hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời. 2.1. Hình thức tổ chức kế toán ở Công ty Hiện nay bộ máy của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Tức là hàng tháng thống kê đội có nhiệm vụ tập hợp sử lý ban đầu các chứng từ gửi về phòng tài vụ công ty. Bộ phận kế toán công ty có nhiệm vụ thu thập, ghi chép và dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi tổng hợp số liệu báo cáo chung toàn công ty. 2.1.1. Cơ cấu Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán là bộ phận quản lý rất quan trong của doanh nghiệp. Biên chế của bộ máy này có 6 cán bộ nhân viên nhưng mỗi người có quyền hạn và trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau. - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức, kiểm tra toàn bộ công tác hạch toán, công tác tài chính của công ty, phân công trách nhiệm cho từng người đồng thời lập kế hoạch tài chính, dự toán thu chi các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguốn vốn và tài sản và chịu trách nhiệm trước giảm đốc và Nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp. - Kế toán tổng hợp: Hàng tháng căn cứ vào các bảng kê và các chứng từ liên quan đến chứng từ ghi sổ (tiền lương, tài sản cố định, quỹ các loại vốn, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm) sau đó vào sổ cái để lập bảng cân đối kế toán, lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bản giải trình. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản trong kỳ hạch toán đối chiếu số dư cuối kỳ với các bộ phận kế toán khác. - Kế toán vật tư hàng hoá: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình xuất- nhập- tồn kho từng loại vật tư hàng hoá. - Kế toán thanh toán + Kế toán Ngân hàng + Kế toán tài sản cố định: thực hiện các nhiệm vụ thanh toán giao dịch với các ngân hàng, kế toán quỹ tiền mặt, tiền đang chuyển, kế toán tiền gửi và tiền vay ngân hàng và theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, lập bảng tính khấu hao và phân bổ cho đối tượng sử dụng . - Kế toán công nợ : hạch toán theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả, thanh toán nội bộ doanh nghiệp. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tiền mặt, việc thu và chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ sao cho số dư trên tài khoản 111 phải trùng với số tiền mặt thực tế taị quỹ để đảm bảo rút tiền và nhập tiền. Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty đường bộ 230: Kế toán trưởng Kế toán thanh toán + Ngân hàng + Tài sản cố định Kế toán tổng Hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán vật tư hàng hóa Như cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty cũng được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trên xuống dưới, mỗi người đều có quyền hạn khác nhau nhưng đều quy tụ về một mối . 2.1.2 Hình thức kế toán công ty áp dụng: - Công ty đường bộ 230 có đầy đủ tư cách pháp nhân được hạch toán độc lập tự chủ về tài chính chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. Do vậy trong quá trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc và chế độ kế toán Nhà nước ban hành nên quá trình hạch toán kế toán của công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức: “ Chứng từ ghi sổ” quá trình này thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Số (thẻ) hạch toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Ghi chú: Ghi hàng ngày Báo cáo kế toán Ghi cuối hàng Quan hệ đối chiếu Căn cứ vào sơ đồ trên kế toán toán Công ty thực hiện theo trình tự sau: - Hàng ngày: từ chứng từ gốc ( hay bảng tổng hợp chứng từ gốc) kế toán vào sổ quỹ hoặc thẻ hạch toán chi tiết sau đó vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. - Cuối tháng: Từ sổ thẻ hạch toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Từ sổ cái vào bảng cân đối tài khoản rồi vào báo cáo kế toán. Để thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Công ty đường bộ 230 hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và áp dụng các sổ sách sau: + Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng + Sổ chi tiết + Bảng kê + Bảng phân bổ + Chứng từ ghi sổ + Sổ theo dõi chứng từ ghi sổ + Sổ cái 3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở Công ty đường bộ 230. 3.1. Tình hình và công tác quản lý TSCĐ: - TSCĐ là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình hoạt động nó bị hao mòm dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó mọi sự biến động tăng giảm của TSCĐ được công ty quan tâm ở tất cả các khâu. - ở khâu quản lý: Thì TSCĐ của công ty là do công ty trực tiếp quả lý nên mỗi khi có TSCĐ tăng hay giảm công ty lập hội đồng kiểm nhận và biên bản giao nhận TSCĐ. Sau khi nhận TSCĐ thì công ty giao TSCĐ cho các đội công trình sử dụng TSCĐ và gắn trách nhiệm vật chất cho từng đội công trình. - ở khâu bảo quản sử dụng: cáđội sử dụng TSCĐ phải có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng, bảo quản các loại TSCĐ mà công ty giao cho đồng thời phải có nghĩa vụ trích nộp khấu hao về công ty. Để thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi TSCĐ của công ty, Công ty đường bộ 230 đã phân loại TSCĐ theo các cách sau: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: theo cách phân loại này thì TSCĐ của công ty này được phân loại như sau: - TCSĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp: 3.465.060.539 - Tài sản được hình thành từ nguồn vốn tự có : 24.687.468.461 *Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật : TSCĐ được phân thành loại sau: - Nhà cửa vật kiến trúc: 2.158.233.895 - Máy móc thiết bị: 20.312.273.212 - Phương tiện vận tải : 4.042.100.033 - Thiết bị dụng cụ văn phòng: 1.639.921.860 Ta có thể trích sổ “ Sổ theo dõi chi tiết TSCĐ” ở công ty như sau: STT Danh mục TSCĐ Sổ đăng ký Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Ngân sách Tự có I Phơng tiện vận tải 1 Xe ô tô KPAZ 29H 5752 187.640.000 187.640.000 0 2 Xe ô tô Huyndai 29K 4033 224.717.619 76.552.642 148.164.977 ..........................................  .. . . .. 3 Xe FORD 29N 0530 338.222.552 139.081.188 199.141.364 Tổng (I) 187.640.000 3.854.460.033 2.114.576.452 1.927.523.581 II Máy móc thiết bị 1 Máy ủi T 130 222.844.182 215.344.306 7.499.876 Máy rảI NF 130 1.122.525.160 991.566.744 130.958.416 Máy xúc Kimkô 310,000,000 304.183.012 5.816.988 .............................................  . . . .. Máy phát điện 104.761.914 25.404.300 79.357.614 Tổng (II) 2.948.213.087 17.364.060.125 11.556.766.182 8.755.507.030 III Nhà cửa vật kiến trúc Nhà làm việc 3 tầng 3 tầng 802.699.058 316.061.794 486.637.264 Nhà kho để dầu mỡ 10.917.437 10.917.437 0 ..............................................  .. . .. Máy điều hoà 12 Cái 163.990.000 103.951.018 60.038.982 Tổng (III) 2.158.233.895 450.136.649 1.708.097.246 VI Thiết bị dụng cụ văn phòng Xe Toyota 29 L 4679 489.496.000 346.269.804 143.226.196 Máy Photocopy 48.253.600 22.678.960 25.574.640 ...........................................  .. .. .. Máy vi tính 29.207.452 6.753.067 22.454.385 Tổng (IV)  329.207.452 1.310.714.408 922.954.845 716.967.015 Tổng (I)+(II)+(III)+(IV) 3.465.060.539 24.687.468.461 15.044.434.128 13.108.094.872 Đánh giá TSCĐ : - Để tiến hành hạch toán, tính khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của TSCĐ Công ty đường bộ 230 đã tiến hành đánh giá TSCĐ theo 3 chỉ tiêu đó là Nguyên giá, giáo trị hao mòn và giá trị còn lại. - Nguyên gía TSCĐ : tuỳ theo từng trường hợp hình thành TSCĐ cụ thể mà công ty đánh giá theo công thức: Trường hợp mua sắm: Nguyên giá TSCĐ = Giá hoá đơn (chưa có + thuế VAT) + Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử (nếu có) Trường hợp xây dựng : Nguyên giá TSCĐ = Giá trị quyết toán công trình được duyệt + Chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) - Giá trị còn lại của TSCĐ: Căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ có thể trích ra được bằng công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 3.2. Tổ chức chi tiết kế toán TSCĐ Tài sản cố định của công ty rất ít biến động nhưng mỗi khi có TSCĐ tăng kế toán căn cứ vào mỗi hoá đơn, chứng từ gốc (hay bảng tổng hợp chứng từ gốc ) và biên bản kiểm nhận (giao nhận) tài sản cố định của hội đồng kiểm nhận để lập thẻ TSCĐ Cụ thể: Trong quý IV/2005 Công ty có nghiệp vụ tăng TSCĐ và nhận được các chứng từ sau: Công ty may và thiết bị Trung Nam ---------*---------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------*----------- Số 17/ HĐKT Hợp đồng kinh tế - Căn cứ pháp lệnh HĐKT của hoạt động nhà nước công bố ngày 28/09/1989 - Căn cứ vào nghị định số 17/ HĐBT ngày 16/ 01/ 1990 của hội đồng Bộ Trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Hôm nay, ngày 02 / 10/ 2005. I/ Bên bán (Bên A): Công ty máy và thiết bị Trung nam. Do ông: Đinh Phúc Cường Chức vụ: Giám đốc làm đại diện Địa chỉ: 104 - Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội. Tài khoản: 001.100.0025.335 Tại Ngân hàng Ngoại Thương TW - Hà Nội. Số điện thoại: 8772207 II/ Bên mua (Bên B): Công ty đường bộ 230 Do ông: Trần Đức Nội Chức vụ: Giám đốc công ty làm đại diện Địa chỉ: Dương Xá - Gia Lâm – Hà Nội. Tài khoản: 7301.0014A Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Số điện thoại: 8276729 – 8276908 Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng: Bên B đồng ý mua của Bên A máy thi công cơ giới sau STT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Máy lu rungYZ14JA Từ Châu – Trung Quốc mới 100% 01 30.000 USD 30.000USD Đơn giá đã có thuế giá trị gia tăng Tổng cộng 30.000 USD Bằng chữ: (Ba mươi nghìn đô la Mỹ chẵn). Điều 2: Cam kết chung: Bên A: + Có trách nhiệm giao hàng đúng chất lượng bảo đảm máy với 100% máy hoạt động được nga, đủ phụ kiện đồ nghề, tài liệu kỹ thuật cho bên B + Bảo hành 6 tháng kể từ ngày giao máy. Bên B: +Sủ dụng đúng quy định của nhà sản xuất trong thời gian bảo hành Điều 3: Địa điểm giao hàng. + Địa điểm giao hàng: Tại 104 - Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội + Phương tiện vận chuyển: Bên B chịu trách nhiệm + Thời gian giao hàng: Ngay sau khi bên A nhận được đủ tiền của bên B. Điều 4: Điều khoản chung: Hai bên cam kết thực hiện những điều khoản trên. Nếu bên nào đơn phương thay đổi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này làm thành 04 bản mỗi bên giữ 02 bản để theo dõi thực hiện. Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) Hoá đơn ( GTGT ) Mẫu số : 01GTKT – 3LL (Liên 2 giao cho khách hàng) CV/2005 B Ngày 10 tháng 10 năm 2005 Số: 002860 Đơn vị bán hàng: Công ty Máy và thiết bị Trung Nam. Địa chỉ: 104 - Nguyễn Văn Cừ Số TK: 001.00.0025335 Điện thoại: 8772207 Mã số thuế: 01 00509270 - 1 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Đức Truyền Đơn vị: Công ty đường bộ 230 Địa chỉ: Km 10 – Q.lộ 5 – Gia Lâm Số TK: 7301 – 0014A NHĐTPTVN Hình thức thanh toán: USD Mã số thuế: 01 00109184 - 1 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Mua một máy lu rung YZ 14 JA – Trung Quốc mới 100% Cái 01 SK SM 97273 975261 28.571.428,6USD Cộng tiền hàng 28.571.428,6USD Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền thanh toán Tỷ giá 1USD = 14.040 Đ 30.000.000USD Số tiền viết bằng chữ :(Ba mươi nghìn đô la mỹ) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Căn cứ vào các chứng từ mua tài sản cố định công ty tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ. Công ty đường bộ 230 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Số 07/ BBGNTS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản giao nhận TSCĐ - Căn cứ vào quyết định số 82/QĐ-CT ngày 09/10/2004 của giám đốc công ty về việc giao nhận TSCĐ. Hôm nay ngày 10/10/2005 Tại 104 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội. Ban giao nhận gồm: Đại diện bên giao: Công ty May Và Thiết Bị Trung Nam. - Ông: Đinh Phú Cường Giám đốc - Ông: Lê Quang Tuấn Trưởng phòng kỹ thuật. - Bà: Trần Thị Tuyết Kế toán TSCĐ Đại diện bên nhận: Công ty Đường Bộ 230 - Ông: Trần Đức Nội Giám đốc công ty - Ông: Nguyễn Đức Truyền Trưởng phòng vật tư thiết bị - Ông: Tăng Bá Viết Kế toán trưởng Cùng nhau tiến hành giao nhận TSCĐ như sau: Tên TSCĐ: Máy Lu rung YZ JA Số khung: 97273 Số máy: 975261 Số lượng: 01 cái Nước sản xuất: Từ Châu – Trung Quốc Nguyên Giá: 401.200.000 Thuế GTGT 5%: 20.060.000 Tổng giá TT : 421.260.000 Chất lượng máy: Mới 100% Tình trạng hoạt động: Tốt Chứng từ kèm theo: 01 hợp đồng số 17/HĐKT ngày 02/10/2004 Hoá đơn bán hàng số: 002860 Phụ kiện tài liệu kèm theo: 01 bộ sách hướng dẫn của máy: Kết luận của ban giao nhận: Nhất trí giao nhận. Đại diện bên giao Đại diện bên nhận (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Vì TSCĐ của Công ty được mua về bằng nguồn tạm thời ứng nên người xin tạm ứng tiền để đi mua TSCĐ hoàn lại bằng TSCĐ do đó phải có phiếu thu. Tổng hợp từ các chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ tăng tài sản cố định kế toán chi tiết TSCĐ căn cứ vào các hoá đơn chứng từ đó để lập thẻ TSCĐ cho máy lu rung YZ 14 JA như sau: Biểu 1 Công ty đường bộ 230 Thẻ tài sản cố định Số: 15 Ngày 10 tháng 10 năm 2005 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 07 ngày 10/10/2004 Tên TSCĐ: Máy lu rung số hiệu YZ 14 JA Nước sản xuất: Trung Quốc Năm sản xuất: 2001 Bộ phận quản lý, sử dụng: Công ty Đường Bộ 230 Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 002860 10/10/2004 Mua máy lu rung YZ 14 JA 401.200.000 4.Tổ chức kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. 4.1.Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: Khi có tài sản cố định tăng thì kế toán căn cứ vào các hoá đơn chứng từ có liên quan tiến hành định khoản vào chứng từ ghi sổ. Cụ thể: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ngày 02/10/1999 và hoá đơn số 002860 ngày 10/10/1999, biên bản giao nhận TSCĐ số 07 ngày 10/10/1999 và thẻ TSCĐ kế toán tiến hành định khoản ghi vào sổ chứng từ ghi sổ nghiệp vụ tăng TSCĐ mua bằng mua bằng nguồn vay dài hạnh như sau: Nợ TK 211 401.200.000 Nợ TK 133 20.060.000 Có TK 315 421.260.000 Biểu 2 Đơn vị Chứng từ ghi sổ TK 111 Số: 85 Ngày 10 tháng 10 năm 2005 (Kèm theo 4 chứng từ gốc) Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Mua máy lu rung YZ 14 JA Bằng nguồn tiền vay trung hạn 211 133 311 401.200.000 20.060.000 421.260.000 Cộng 421.260.000 421.260.000 Kế toán trưởng Người lập 4.2. kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán thì kế toán công ty căn cứ vào biên bản thanh lý để tiến hành định khoản, vào sổ chứng từ ghi sổ như sau: - Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 - Số thu hồi về Nợ TK 111,112 Có TK 711 - Chi phí về thanh lý, nhượng bán Nợ TK 811 Có TK 111, 112 Cụ thể: Tại công ty Quý IV/2005 có nghiệp vụ giảm tài sản cố định do thanh lý như sau: Công Đường bộ 230 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản thanh lý tài sản cố định Ngày 12 tháng 11 năm 2005 - Căn cứ vào quyết định số 152 ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Giám đốc công ty đường bộ 230 về việc thanh lý tài sản cố định. Ban thanh lý tài sản cố định Ông: Phạm Văn Thịnh Phó giám đốc là trưởng ban Ông: Tăng Bá Viết Kế toán trưởng là uỷ viên Ông: Nguyễn Đức Truyền Trưởng phòng VTTB - uỷ viên Tiến hành thanh lý tài sản cố định Tên ký hiệu tài sản cố định: Xe KiA số hiệu TSCĐ - BKS 29K 4915 Nước sản xuất: Hàn Quốc Nguyên giá: 267.750.000 đ Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 153.046.448 đ Giá trị còn lại của tài sản cố định: 114.703.552 đ Kết luận của ban thanh lý TSCĐ Kết luận của ban thanh lý TSCĐ là quyết định thanh lý xe KiA – BKS 29K 4915 Ngày 12 tháng 11 năm 2005 Trưởng ban thanh lý (Ký ghi rõ họ tên) Kết quả thanh lý tài sản cố định Chi phí thanh lý TSCĐ đã chi bằng tiền mặt: 2.370.000 đ Viết bằng chữ: (Hai triệu ba trăm bẩy mươi nghìn đồng chẵn) Giá trị thu hồi do thanh lý Xe KiA bằng tiền mặt:117.500.000 đ. (Chưa có VAT) Viết bằng chữ: (Một trăm mười bẩy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn) Ngày 12 tháng 11 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Đơn vị:. Phiếu chi số 25 Mẫu số: 02 – TT Địa chỉ: Ngày 12 tháng 11 năm 2005 QĐ: 114 – TC/QĐ/CĐKT Nợ : 811.. Ngày 1 tháng 1 năm 1998 Có : 111.. Của bộ tài chính Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Đức Truyền. Địa chỉ: Công ty đường bộ 230 Lý do chi: Chi cho việc thanh lý xe KiA 29K 4915 Số tiền: 2.370.000 đ Viết bằng chữ: (Hai triệu ba trăm bẩy mươi nghìn đồng chẵn) Kèm theo 2 chứng từ thanh toán Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ) Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị CtyĐB 230 Phiếu thu Số 33 Mẫu số 01- TT Ngày 12 tháng 11 năm 2005 QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT Nợ 111: 123.375.000 Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Có 333: 5.875.000 Của Bộ tài chính Có 711: 117.500.000 Họ và tên người nộp tiền: Phạm Thanh Phong Địa chỉ: Lý do nộp: Trả tiền mua xe KiA – BKS 29K 4915 Số tiền: 123.375.000 đồng. Viết bằng chữ: (Một trăm hai mươi ba triệu ba trăm bẩy năm ngàn đồng mười bẩy triệu chẵn) Đã nhận đủ số tiền: 123.375.000 đồng Viết bằng chữ: (Một trăm hai mươi ba triệu ba trăm bẩy năm ngàn đồng mười bẩy triệu chẵn) Kèm theo HĐ GTGT chứng từ gốc Ngày 12 tháng 11 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp (Ký tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định và các phiếu thu, phiếu chi liên quan đến thanh lý xe KiA 29K 4915 kế toán công ty tiến hành định khoản ghi vào sổ chứng từ ghi sổ như sau: - Xoá sổ tài sản cố định Nợ TK 2141 153.046.448 Nợ TK 811 114.703.552 Có TK 211 267.750.000 - Chi phí về thanh lý Nợ TK 811 2.370.000 Có TK 111 2.370.000 Thu hồi về thanh lý Nợ TK 111 123.375.000 Có TK 711 117.500.000 Có TK 333.11 5.875.000 Biểu 3 Đơn vị Số 92 chứng từ ghi sổ Ngày 12 tháng 11 năm 2005 (Kèm theo 3 chứng từ gốc) Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh lý xe KiA 29K 4915 214.1 811 211 153.046.448 114.703.552 267.750.000 Cộng phát sinh 267.750.000 267.750.000 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu 4 Đơn vị Số 93 chứng từ ghi sổ Ngày 12 tháng 11 năm 2005 (Kèm theo 3 chứng từ gốc) Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí thanh lý xe KiA 29K 4915 811 111 2.370.000 2.370.000 Cộng phát sinh 2.370.000 2.370.000 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu 5 Đơn vị Số 94 chứng từ ghi sổ Ngày 12 tháng 11 năm 2005 (Kèm theo 3 chứng từ gốc) Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thu do thanh lý xe KiA 29K 4915 111 711 117.500.000 117.500.000 Cộng phát sinh 117.500.000 117.500.000 Lập biểu Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ được làm căn cứ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 211 5. Kế toán khấu hao TSCĐ: - Bất kỳ một doanh nghiệp nào để thực hiện thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư TSCĐ cần thiết phải trích khấu hao vào giá thành của sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp phải cần chọn cho mình một phương pháp khấu hao phù hợp nhằm thu hồi vốn hợp lý song không làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Công ty đường bộ 230 đã tính khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ đăng ký với tổng cục đầu tư. Công thức tính như sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao - Và kỳ kế toán của công ty là quý nên có công thức khấu hao theo quý như sau: Mức khấu hao năm Mức khấu hao quý = 4 Ngoài ra: Kế toán sử dụng một số tài khoản để hoạch toán khấu hao và phân bổ khấu hao như sau: - Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung trong đó sử dụng TK 6274 - Tài khoản 642: chi phí quản lý trong đó sử dụng tiểu khoản 6424 - Tài khoản 2141: khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6234: “chi phí sử dụng máy thi công” - Đồng thời kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để ghi đơn vào bên Nợ hoặc bên Có của TK này. Cụ thể: Công ty tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý IV năm 2005 như sau: Tổng Nguyên giá TSCĐ cần phải trích khấu hao năm 2005 Tổng hợp được sổ sổ theo dõi chi tiết TSCĐ của công ty là: 28.152.529.000 Trong đó: Phương tiện vận tải 4.042.100.033 Máy móc thiết bị 20.312.273.212 Nhà cửa vật kiến trúc 2.158.233.895 Phương tiện dụng cụ văn phòng 1.639.921.860 Mà tỷ lệ khấu hao công ty đã đăng ký với Tổng cục đầu tư cho tất cả các TSCĐ của Công ty năm 2005 là 8%. Căn cứ vào Nguyên giá và tỷ lệ khấu hao đăng ký kế toán tính khấu hao quý IV/2005 cho tất cả các TSCĐ như sau: - Phương tiện vận tải: 4.042.100.033 x 8% = 80.842.000 4 - Máy móc thiết bị: 20.312.273.212 x 8% = 406.245.464 4 - Nhà cửa vật kiến trúc: 2.158.233.895 x 8% = 43.164.678 4 - Phương tiện dụng cụ văn phòng: 1.639.921.860 x 8% = 32.798.437 4 Nhưng trong quý IV/2005 có mua một máy Lu rung Nguyên giá 401.200.000 và giảm một xe KiA Nguyên giá là 267.750.000 nên phải tính khấu hao của nó để cộng thêm phần khấu hao tăng và trừ đi phần khấu hao giảm. Phần khấu hao tăng: 401.200.000 x 8% = 8.024.000 4 Phần khấu hao giảm: 267.750.000 x 8% = 5.355.000 4 Do đó tổng số khấu hao cần phải phân bổ vào chi phí quý IV/2005 là: - Phương tiện vận tải: 80.842.000 - Máy móc thiết bị: 406.245.464 + 8.024.000 = 414.269.464 - Nhà cửa vật kiến trúc: 43.164.678 - Phương tiện dụng cụ văn phòng: 32.798.437 – 5.355.000 = 27.443.437 565.719.579 Căn cứ vào số liệu tính toán kế toán tiến hành lập bảng trích KH quý IV/2005 Biểu 6 Bảng trích khấu hao TSCĐ quý IV/ 2005 TT Tên tài sản Nội dung Số KH phải trích Nguyên giá Tỷ lệ KH 1 Phương tiện vận tải 4.042.100.033 8% 80.842.000 2 Máy móc thiết bị 20.312.273.212 8% 414.269.464 3 Nhà cửa vật kiến trúc 2.158.233.895 8% 43.164.678 4 Phương tiện dụng cụ văn phòng 1.639.921.860 8% 27.443.437 Cộng 28.152.529.000 565.719.579 Vì TSCĐ do công ty trực tiếp quản lý nên công ty có thể giao cho nhiều đội công trình sử dụng để thi công các công trình được ký kết hợp đồng giao khoán giữa công ty và các đội công trình. Nên để phân bổ khấu hao của các máy móc thiết bị vào chi phí của từng công trình thì công ty căn cứ vào ca xe hoạt động cho từng công trình để phân bổ. Mức ca xe hoạt động bình quân một tháng mà công ty tính là 20 Ca/1xe. Vì vậy để phân bổ khấu hao vào chi phí của từng công trình công ty đã tổng hợp được số ca xe của phương tiện vận chuyển hoạt động trong quý IV/2005 cho QL 5 là 240 ca, sử dụng cho QL1 là 240 Ca và sử dụng cho QL38 là 120 Ca. Từ đó kế toán tiến hành phân bổ khấu hao của phương tiện vận tải vào chi phí của công trình như sau: Q.lộ 5 = 80.842.000 x 240 = 32.336.800 (240+240+120) Q.lộ 1 = 80.842.000 x 240 = 32.336.800 (240+240+120) Q.lộ 38 = 80.842.000 x 120 = 16.168.400 600 Đối với máy móc thiết bị thì tổng số ca xe hoạt động trong quý IV/2005 cho Q.lộ 5 là 600 ca, Q.lộ 1 660 ca và Q.lộ 38 là 540 ca. Nên kế toán phân bổ khấu hao máy móc thiết bị vào chi phí của từng công trình như sau: Q.lộ 5 = 414.269.464 x 600 = 138.089.821 (600+660+540) Q.lộ 1 = 414.269.464 x 600 = 138.089.821 1800 Q.lộ 38 = 414.269.464 x 540 = 124.280.839 1800 Đối với nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện dụng cụ văn phòng công ty sử dụng tiêu thức phân bổ khấu hao là phân bổ trực tiếp cho bộ phận sử dụng. Tổng hợp số liệu đã tính toán được kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao quý IV/2005 của công ty như sau : Biểu 7 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Số: 94 Quý IV/2005 Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, kế toán định khoản vào sổ chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 214 Nợ TK 623(4) 414.269.464 Q.lộ 5 138.089.821 Q.lộ 1 151.898.803 Q.lộ 38 121.280.840 Nợ TK 627(4) 80.842.000 Qlộ 5 32.336.800 Q.lộ 1 32.336.800 Q.lộ 38 16.168.400 Nợ TK 642(4) 75.963.115 Có TK 214 571.074.579 Đồng thời Nợ TK 009: 571.074.579 Biểu 8 Đơn vị .. Chứng từ ghi sổ Số: 105 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ khấu hao tài sản cố định 623(4) 414.269.464 quý IV/2005 627(4) 80.842.000 642(4) 75.963.115 214 571.074.579 571.074.579 Người lập Kế toán trưởng 6. Kế toán sửa chữa TSCĐ Việc sửa chữa TSCĐ ở công ty thường là sửa chữa nhỏ nên chi phí của việc sửa chữa đưa vào chi phí của bộ phận sử dụng. Cụ thể: Ngày 03/10/2005 có phiếu và biên bản xác nhận hư hỏng của xe ô tô phục vụ cho bộ phận quản lý cần sửa chữa. Giám đốc ký hợp đồng sửa chữa với xí nghiệp cơ giới Gia Lâm sửa chữa. Sau khi công việc sửa chữa được hoàn thành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng thanh toán cho việc sửa chữa là 1.975.300 đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán căn cứ vào các chứng từ, hợp đồng sửa chữa, phiếu bảo dưỡng bản nghiệm thu, hoá đơn dịch vụ Định khoản kế toán đưa vào chi phí của bộ phận sử dụng. Nợ TK 642 : 1.975.300 Có TK 111 : 1.975.300 Biểu 9 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng .. 85 . 92 93 94 . 10/10/2005 12/11/2005 12/11/2005 12/11/2005 .. 421.260.000 . 267.750.000 2.370.000 117.500.000 . Người lập Kế toán trưởng Từ chứng từ ghi sổ số 92 kế toán tiến hành vào sổ cái tài khoản 211 “ tài sản cố định” Biểu 10 Sổ cái tk 211 Ngày 12 tháng 11 năm 2005 Dư đầu kỳ: 14.462.397.448 P/Nợ: 401.200.000 P/S Có: 267.750.000 Dư cuối kỳ: 14.595.847.448 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 85 92 10/10/2005 12/11/2005 Mua máy Lu rung YZ14JA bằng vay TH Thanh lý xe KiA 29K 4915 311 2141 811 401.200.000 153.046.448 114.703.552 Cộng 401.200.000 267.750.000 Biểu 11 Sổ cái tk 214 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Chứng từ ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 93 94 12/11/2005 31/12/2005 Dư đầu kỳ Thanh lý xe Kia Phân bổ KH quý IV/2005 211 623.4 627.4 642.4 153.046.448 18.541.650.502 414.269.464 80.842.000 75.963.115 Cộng phát sinh Dư cuối kỳ 153.046.448 571.074.579 18.959.678.633  Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán TSCĐ Những mặt tích cực đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Đường bộ 230. Qua hơn 30 năm thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, Công ty đường bộ 230 đã không ngừng củng cố và phát triển. Đến nay, Công ty đã đảm bảo ổn định cuộc sống cho hàng trăm lao động. Mọi chế độ chính sách của nhà nước và người lao động được thực hiện đầy đủ. Để có được kết quả như ngày hôm nay, phòng Tài chính - Kế toán đóng góp một vai trò quan trọng. Công ty thực hiện chế độ hoạch toán tập trung, các đơn vị hoạch toán độc lập nhưng phải đưa ra bảng cân đối kế toán cuối cùng và báo sổ về Công ty theo sự phân cấp quản lý của Công ty. Việc quản lý cấp phát vốn đảm bảo theo nguyên tắc trên cơ sở ưu tiên cho công tác tài chính. Thực hiện phương châm có thu, có chi. Hàng tháng phòng tài chính kế toán đáp ứng đủ vốn cho các đơn vị hoạt động và thường xuyên kiểm tra chứng từ sổ sách. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của nhà nước. Đặc biệt là trong công tác trang bị các máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ công tác kinh doanh luôn đặt lên hàng đầu. 1. Những thành tích đạt được trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Đường bộ 230: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường nên công tác đầu tư cho trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Nhờ việc thực hiện tốt chính sách tài chính của Công ty như việc chính khấu hao, trích trước chi phí sửa chữa lớn...nên Công ty đảm bảo thu hồi được vốn, tái đầu tư những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thi công một số hạng mục mới ở một số công trình phức tạp như mua máy cắm bấc thấm ở Hợp đồng 6 (Đoạn Thường tín - Cầu giẽ), máy trộn bê tông nhựa 104 tấn/ giờ phục vụ dự án Dự án cải tạo nâng cấp QL18 (Đoạn Nội bài – Bắc Ninh). Ngoài ra Công ty còn chú trọng tới công tác lập kế hoạch và sửa chữa lớn TSCĐ, phục vụ thiết bị cũ trong quá trình kính doanh, đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn cao có kinh nghiệm để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các dự án Quốc tế đòi hỏi phải có trang thiết bị và con người phù hợp với tiêu chuẩn của dự án. Thứ nhất, trong công tác phân loại TSCĐ: Công ty đã tiến hành phân loại theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách đều có đặc trưng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý TSCĐ trong Công ty và đáp ứng được các yêu cầu kế toán. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành :Giúp cho Công ty có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn, mặt khác giúp cho kế toán biết được nguồn hình thành của từng TSCĐ đều hạch toán khấu hao được chính xác. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: Cho biết được kết cấu của TSCĐ trong Công ty theo đặc trưng kỹ thuật, tỷ trọng của từng nhóm, từ đó căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty để có phương hướng đầu tư kinh doanh phù hợp với đặc thù xây dựng cầu đường của Công ty.Phân loại theo chất lượng : (tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ) giúp cho Công ty đánh giá được chất lượng, tình trạng của TSCĐ hiện có trong Công ty, từ đó có kế hoạch nâng cấp sửa chữa đầu tư mới TSCĐ đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhìn chung, mỗi cách phân loại TSCĐ của Công ty đều có một tác dụng riêng giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ được TSCĐ một cách cụ thể, chi tiết và sử dụng có hiệu quả. Thứ hai, về công tác tổ chức hoạch toán TSCĐ: Chương trình kế toán trên máy, phần mềm kế toán TSCĐ, các chỉ tiêu về TSCĐ của Công ty được nhập đầy đủ trên máy tính như: tên tài sản, loại, số liệu, năng lực, năm sản xuất, nước sản xuấtđến các đặc trưng của tài sản như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và theo dõi các nguồn hình thành tài sản.Trên các sổ sách số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ đều phản ánh được nguồn hình thành tài sản. Trên các sổ sách theo dõi tăng, giảm TSCĐ còn phản ánh được cả quyết định tăng giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản và thời gian được phép hạch toán tăng, giảm theo nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn TSCĐ. Thứ ba, trong công tác khấu hao TSCĐ: Hàng tháng kế toán Công ty đều lập kế hoạch khấu hao trên sổ khấu hao TSCĐ đã phản ánh được lượng khấu hao theo nguồn hình thành TSCĐ.Việc trích khấu hao được dựa trên phương pháp đường thẳng và được trích đúng theo khung thời gian quy định.Việc trích khấu hao này có ưu điểm đơn giản, mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn, làm cho giá thành ổn định, tính toán đơn giản, chính xác đối với cá biệt từng TSCĐ. Thứ tư, đối với công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:Đối với TSCĐ còn giá trị hay TSCĐ hết giá trị, Công ty đều lập kế hoạch sửa chữa theo từng quý, tháng.Chi phí sửa chữa lớn được trích trước hàng tháng, quý vào chi phí sản xuất kinh doanh.Đối với những TSCĐ đã hết giá trị (đã khấu hao hết) mà vẫn hoạt động được, Công ty đã trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa chữa lớn. Việc trích thu này tạo được nguồn vốn đảm bảo cho công việc sửa chữa lớn kịp thời, được thường xuyên. Đồng thời đảm bảo năng lực cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. 2.Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Đường bộ 230: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác kế toán TSCĐ của Công ty còn một số hạn chế sau: Một là, trong công tác phân loại TSCĐ:Hiện nay, cách phân loại TSCĐ của Công ty được phân thành 3 cách chủ yếu:theo nguồn hình thành, theo đặc trưng kỹ thuật và theo chất lượng TSCĐ. Việc phân nguồn như thế chưa đủ để phản ánh chính xác hết giá trị của tài sản cụ thể là: Theo nguồn hình thành tài sản: mới chỉ phản ánh được TSCĐ được hình thành từ đâu. Theo nguồn chất lượng: kế toán mới chỉ phản ánh được tính trạng kỹ thuật của tài sản chứ chưa phản ánh được tài sản tài sản này còn dùng hay không? Hai là, trong công tác đánh giá TSCĐ : công tác đánh giá TSCĐ ở Công ty hàng năm chỉ thực hiện theo giá trị ghi trên sổ sách, khi đánh giá lại TSCĐ Công ty không phản ánh giá trị tăng giảm của TSCĐ. Như vậy có thể nói, công tác đánh giá lại TSCĐ không mang lại mục đính gì cho công tác kế toán và kế toán không phản ánh chính xác được giá trị thực tế của TSCĐ trên các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán của Công ty. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định của Công ty. Mặt khác Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng nên một số TSCĐ chưa được trích và phân bổ khấu hao hợp lý do tích chất thay đổi công nghệ ví dụ:đối với máy vi tính của Công ty đều được áp dụng mức khấu hao là 8 năm, đây là mức khấu hao cao nhất đối với máy vi tính ( quy định khung thời gian cho loại tài sản này từ 3 đến 8 năm).Trên thực tế do sự thay đổi của khoa học công nghệ, một số máy tính sử dụng mức khấu hao này không hợp lý. Đối với những tài sản này Công ty chỉ nên áp dụng ở khung thời gian tối thiểu là 3 năm (hoặc nên áp dụng theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần) Ba là, trong công tác hoạch toán sửa chữa lớn TSCĐ có trích trước chi phí sửa chữa, khi có sửa chữa lớn kế toán mới chỉ phán ánh TK 335 là nơi trích nguồn và sổ cái TK 335 (chi phí phải trả) chứ chưa tập hợp chi phí vào TK 2412 (sửa chữa lớn) và sổ cái TK 241. vì vậy Công ty nên tập hợp chi phí sửa chữa vào TK 241 và kết chuyển nguồn từ TK 335 để thực hiện đúng tính chất của nghiệp vụ và các chi phí của sửa chữa. 3. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Đường bộ 230: Qua nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ tại Công ty em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ như sau: a.Về cách phân loại TSCĐ trong Công ty: Công ty nên có thêm một cách phân loại nữa đó là: phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ. Theo cách này TSCĐ sẽ được phân loại thành: - TSCĐ đang dùng. - TSCĐ không dùng. - TSCĐ xin thanh lý. Phân loại theo cách này cho ta biết được một cách tổng quát về tình hình thực tế TSCĐ hiện đang sử dụng Công ty là tốt hay không, để Công ty kịp thời có phương hướng giảm bớt vốn cố địnhk bị ứ đọng đối với những TSCĐ không dùng và chờ thanh lý. Và có những TSCĐ không dùng nhưng phải khấu hao vì thế sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng, giảm lợi nhuận của Công ty. b. Về công tác đánh giá lại TSCĐ: Khi công ty tổ chức đánh giá lại TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị còn lại thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị còn lại trên sổ sác, Công ty nên hạch toán vào tài khoản 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản) và phản ánh đúng thực tế giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán. c. Về sử dụng các TSCĐ hiện có: Công ty chưa tận dụng hết ưu thế của mình để tăng lợi nhuận.Đó là: - Thương hiệu của Công ty : Là một doanh nghiệp hạng nhất, đã tham gia xây dựng nhiều công trình quan trọng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sân bay Nội bài, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 (đoạn Thương Tín-Cầu giẽ), Quốc lộ 18 (đoạn Nội bài - Bắc Ninh)nên việc đấu thầu và nhận thầu một số công trình được thuận lợi nhưng trong điều kiện khó khăn về tài chính, Công ty đã không tận dụng được ưu thế này. - Về đất đai: Hiện nay ngoài phần trụ sở chính và bãi đá Phú thuỵ, Công ty vẫn còn khoảng 5000 m2 đất bỏ không. Nếu biết kết hợp việc sản xuất kính doanh và dịch vụ thì lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên. d. Về công tác khấu hao TSCĐ: Đối với việc trích khấu hao TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tín dụng: Việc trích khấu hao TSCĐ theo thời gian vay của hợp đồng ở Công ty có ưu điểm là: đơn giản, số khấu hao ổn định giữa các năm, thời gian thu hồi vốn trên hợp đồng bao giờ cũng ngắn hơn thời gian hữu dụng của TSCĐ. Do vậy mức khấu hao hàng năm, chi phí tính vào giá thành tăng làm cho giá thành cao, lợi nhuận giảm. Khi đó sẽ giảm khoản thu của nhà nước.Khi hết hạn hợp đồng vay, về mặt giá trị TSCĐ được khấu hao hết nhưng về mặt hiện vật TSCĐ vẫn phát huy được năng lực, hiệu quả trong thời gian sử dụng tiếp theo. Lúc này TSCĐ không phải trích khấu mà chỉ thu phụ phí sử dụng TSCĐ, do đó chi phí tính vào giá thành sản phẩm giảm. Như vậy giá thành sản phẩm không được ổn định qua các năm, có thể gây ra hiện tượng lỗ giả, lãi thật trong thời gian sử dụng TSCĐ. Do đó Công ty nên xem xét việc trích khấu hao đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tín dụng một cách hợp lý để đảm bảo cho giá thành sản phẩm ổn định giữa các kỳ. đ. Về công tác kế toán hạch toán tăng TSCĐ trong trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản như hiện nay tại Công ty, một số chi phí phát sinh phải thanh toán trước khi công trình hoàn thành, kế toán Công ty tập hợp TK 331. Việc sử dụng TK 331 không phản ánh được đúng bản chất của các chi phí xây dựng cơ bản trên các báo cáo tài chính. Do vậy Công ty nên sử dụng TK 241 để tập hợp chi phí liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và hạch toán như sau: - Tập hợp các chi phí: Nợ TK liên quan 111,112,152,153 Nợ TK 334,331 Có TK 241 - Khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 221 Có Tk 241. Kết luận Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, điều kiện sống còn của một doanh nghiệp là uy tín, chất lượng của các sản mình làm ra. Trong ngành xây dựng cơ bản, đặc biệt là ngành xây dựng cầu đường hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tran với nhiều đơn vị thi công và quy trình thi công chặt chẽ. Để Công ty phát triển được bển vững và đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, đòi hỏi công tác quản lý TSCĐ và công tác tổ chức kế toán TSCĐ ngày càng phải được hoàn thiện. Trong thời gian thực tập tại Công ty Đường bộ 230, em đã thấy được thực tế về công tác kế toán TSCĐ ở Công ty vừa có mặt tích cực nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của cô giáo..và cán bộ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán Công ty đường bộ 230 đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và xây dựng báo cáo chuyên đề thực tập này! Nhận xét của công ty đường bộ 230 Ngày tháng năm 2005 Kế toán trưởng tài liệu tham khảo Lý thuyết & thực hành kế tóan tài chính – NXB Tài chính. Hạch toán kế toán doanh nghiệp xây lắp – NXB Tài chính. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – Trường ĐHKTQD. Hạch toán kế toán doanh nghiệp 1141 – NXB Tài chính. Hạch toán kế toán Lý thuyết & thực hành – Trường ĐHKTQD. Giáo trình kế toán quản trị – NXB Tài chính năm 1999. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường ĐH Mở HN – NXB Thống kê. Các tài liệu kế toán của Công ty đường bộ 230. mục lục Lời nói đầu : 1 Chương I : Các vấn đề chung về kế toán tài sản cố định tài các doanh nghiệp 3 1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ, vai trò của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 3 1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh 5 2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ 5 3. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ 6 3.1. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu 6 3.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ 8 4. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ 12 4.1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ 12 5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài TSCĐ 17 5.1. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài TSCĐ hữu hình 17 5.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài TSCĐ vô hình 19 5.3. Kế tióan TSSCĐ thuê tài chính 20 6. Kế toán khấu hao TSCĐ 25 6.1. Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành 25 6.2. Cách lập bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 27 7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 30 Chương II : Thực tế công tác TSCĐ tại công ty 230 32 1. Đặc điểm chung của công ty đường bộ 230 32 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 32 1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 33 2. Tình hình chung về công tác kế toán ở Công ty đường bộ 230 37 2.1. Hình thức tổ chức kế toán ở Công ty 37 3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở Công ty đường bộ 230 41 3.1. Tình hình và công tác quản lý TSCĐ 41 3.2. Tổ chức chi tiết kế toán TSCĐ 43 4. Tổ chức kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 49 4.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 49 4.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 49 5. Kế toán khấu hao TSCĐ 54 6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 59 Phần III : Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán TSCĐ 61 kết luận 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de 230.doc
Tài liệu liên quan