Đề tài Tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha thép

Các đội công trình thường thuê cốp pha thép phục vụ thi công trung bình trong 2 tháng. Sau mỗi lần đội đem trả cốp pha về kho như vậy thì cốp pha thường hay bị cong, vênh. và nói chung là bị hỏng hóc nhỏ. Nếu sau mỗi lần cốp pha được đem trả về kho, Xí nghiệp có kế hoạch tiến hành sửa chữa cẩn thận, kịp thời thì với những sự cố hỏng hóc nhỏ như vậy, chi phí bảo dưỡng trung bình trong một năm chỉ hết khoảng 10.000.000 đồng. Sau khi tiến hành bảo dưỡng một cách thường xuyên, kịp thời như vậy thì đảm bảo cốp pha hầu như lúc nào cũng sáng bóng, trơn tru, chất lượng tốt và sẽ luôn được các đội công trình yên tâm khi thuê và sử dụng để hài lòng các khách hàng của mình. Khi đã làm cho các đội thi công trong và ngoài Xí nghiệp yên tâm về chất lượng cốp pha rồi thì dựa vào nhu cầu thực tế trong ngành xây lắp hiện nay, ta có thể ước tính được rằng lượng cốp pha được thuê trung bình hàng tháng sẽ lên đến ít nhất là 1.500 m2., đó là chưa kể đến khả năng lượng cốp pha sẽ được huy động một cách tối đa là 1.600 m2.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 31.199.514 233.487.808 23.100.000 13,36 9,89 3 Phương tiện vận tải dùng trong quản lý 415.370.800 60.000.000 533.540.857 55.000.000 14,44 10,31 4 Máy móc thiết bị văn phòng 216.398.798 38.916.000 246.566.005 33.801.200 17,98 13,71 5 TSCĐ phúc lợi công cộng 22.547.600 3.280.000 22.547.600 3.620.000 14,55 16,05 Tổng TSCĐ 2.401.756.899 208.395.514 2.550.094.163 247.521.200 8,68 9,71 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán) Qua bảng phân tích 3.6 ta thấy mức khấu hao qua từng năm của từng nhóm tài sản cố định của Xí nghiệp được trích đều theo hàng năm. Mức trích khấu hao tài sản cố định năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 247.521.200 - 208.395.514 = 39.125.686 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng mức trích khấu hao là 18,77% và ta thấy rằng tỷ lệ khấu hao bình quân năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1,03%. Phần tăng này là do sự thay đổi mức khấu hao của các nhóm tài sản cố định trong năm 2003. * Nhóm nhà xưởng: Xưởng sản xuất, nhà để ô tô của Xí nghiệp hầu hết đều được xây dựng từ lâu, tuy rằng được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên nhưng đồng thời với sự phát triển của Xí nghiệp 1 thì chúng cũng ngày càng cũ kỹ, đã gần hết khấu hao. Vài năm gần đây, Xí nghiệp mới đầu tư vào nhóm nhà xưởng, cụ thể là đã xây dựng nhà làm việc cơ quan và công trình này có nguyên giá chiếm đến trên 70% nguyên giá của toàn bộ nhà xưởng. Mức trích khấu hao nhà xưởng năm 2002 là 75.000.000 đồng đến năm 2003 lên đến 132.000.000 đồng tức là tăng 57.000.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 76% so với năm 2002. Điều này là hợp lý, chủ yếu do đến khoảng tháng 6 năm 2002, Xí nghiệp xây lắp 1 mới bắt đầu đưa vào tính khấu hao công trình nhà làm việc mới xây dựng xong, đồng thời sang năm 2003 Xí nghiệp đã thực sự bắt đầu khai thác, sử dụng triệt để nhà làm việc mới và ngoài ra còn một nguyên nhân đáng kể nữa là năm 2003, giá trị các công trình sản xuất cơ khí tăng lên, Xí nghiệp có thể trích tăng mức khấu hao của nhà xưởng sản xuất cơ khí mà vẫn ổn định được lợi nhuận của mình. Ngoài ra mức trích khấu hao như vậy cũng phù hợp với quy định về khấu hao của Nhà nước. * Nhóm máy móc thiết bị công tác: Mức trích khấu hao năm 2003 của nhóm tài sản này giảm so với năm 2002 là 31.199.514 - 23.100.000 = 8.099.514 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 25,96%. Nguyên nhân của điều này là có nhiều loại máy móc thiết bị công tác của Xí nghiệp đã quá cũ kỹ, lạc hậu được sử dụng từ năm 1990 như dàn giáo, đầm cóc... nên giá trị sử dụng không còn nhiều, tình trạng kỹ thuật ngày càng kém, Xí nghiệp đã tiến hành bán, thanh lý một số loại máy đó. Mức trích khấu hao nhóm máy móc thiết bị công tác của Xí nghiệp xây lắp 1 như vậy là hợp với quyết định 166 của Bộ Tài Chính và hợp với khả năng và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. * Nhóm máy móc thiết bị văn phòng: Năm 2002 mức trích khấu hao của máy móc thiết bị văn phòng là 38.916.000 đồng, năm 2003 là 33.801.200 đồng, giảm so với năm 2002 là 5.114.800 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 13,14%. Nguyên nhân là do một số loại máy móc dùng trong công tác quản lý đã lạc hậu, cũ kỹ, hao mòn nhiều, chất lượng làm việc kém hiệu quả như máy phô tô, máy in, máy fax, máy tính... do đó Xí nghiệp đã bán thanh lý để đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị văn phòng mới. * Nhóm TSCĐ phúc lợi công cộng: Mức trích khấu hao nhóm TSCĐ phúc lợi công cộng tăng từ 3.280.000 đồng năm 2002 lên 3.620.000 đồng năm 2003, tức tăng 340.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 10,37%. Năm 2003 Xí nghiệp xây lắp 1 không đầu tư thêm vào nhóm TSCĐ phúc lợi công cộng nhưng mức trích khấu hao lại tăng lên 10,37% là vì trong năm 2002 Xí nghiệp mới mua thêm Vô tuyến Golstart 29 in nhưng vì tháng 4 mới đưa vào trích khấu hao nên đã không trích khấu hao đủ 12 tháng mà sang năm 2003 thiết bị này mới được trích khấu hao đủ 12 tháng, do đó mà mức trích khấu hao năm 2003 tăng so với năm 2002 và mức trích khấu hao này là hợp lý so với quyết định 166 của Bộ Tài Chính đã ban hành. III - Phân tích tình hình sử dụng số lượng, thời gian làm việc và công suất của máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây lắp 1. Sau khi đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ tại Xí nghiệp xây lắp 1, ta cần phải đi sâu phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc sản xuất bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thiết bị máy móc sản xuất luôn giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng của doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc trong sản xuất nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng về số lượng, thời gian làm việc và năng lực của thiết bị máy móc, trên cơ sở đó tìm biện pháp nhằm biến những khả năng ấy thành hoạt động cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị. Để đánh giá về số lượng máy móc thiết bị hiện có, ta sử dụng công thức sau: Số lượng thiết bị đã lắp đặt Hệ số lắp đặt MMTB hiện có ( Hlđ ) = Số lượng thiết bị hiện có Năm 2002: Hlđ 2002 = = 1 Năm 2003: Hlđ 2003 = = 1 Kết quả phản ánh năm 2002 và 2003 tình hình lắp đặt máy móc thiết bị hiện có của Xí nghiệp xây lắp 1 là kịp thời. Hệ số lắp đặt số máy hiện có là 1, không bị dư thừa máy móc . Để đánh giá quá trình sử dụng số lượng thiết bị đã lắp đặt vào sản xuất, ta sử dụng công thức sau: Hệ số sử dụng máy móc thiết bị đã lắp đặt ( HTBSX ) Số lượng MMTB làm việc thực tế = Số lượng MMTB đã lắp đặt bình quân Năm 2002: HTBSX 2002 = = 1 Năm 2003: HTBSX 2003 = = 1 Như vậy, tình hình sử dụng thiết bị máy móc hiện có đã lắp đặt vào sản xuất của Xí nghiệp trong các năm gần đây là đều đảm bảo 100%, không để xảy ra tình trạng máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng không được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu chi tiết tình hình sử dụng máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất của Xí nghiệp xây lắp 1, ta xem xét số liệu phân tích tổng hợp trong các bảng sau: Bảng 3.6 Tổng số máy móc thiết bị dùng trong sản xuất ĐVT: Cái Năm Máy trộn Dàn giáo Đầm Máy cắt Máy biến thế MMTB khác Tổng cộng 2002 7 3 2 3 1 2 18 2003 7 3 2 3 1 2 18 So sánh (%) 100 100 100 100 100 100 100 ( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ) Như vậy ta thấy rằng số lượng máy móc thiết bị chính của Xí nghiệp xây lắp 1 dùng trong sản xuất năm 2003 không có gì thay đổi so với năm 2002 do trong năm 2002, Xí nghiệp chỉ đầu tư xây dựng, đổi mới nhà xưởng, phương tiện vận tải dùng trong quản lý, các loại máy móc thiết bị văn phòng và TSCĐ phúc lợi công cộng chứ chưa tập trung đổi mới nhóm máy móc thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất. Bảng 3.7 Tổng hợp tình hình sử dụng và hệ số sử dụng máy móc thiết bị sản xuất của Xí nghiệp xây lắp 1. Năm Đơn vị tính Số máy hiện có bình quân Số máy đã lắp đặt bình quân Số máy sử dụng vào sản xuất Hệ số lắp đặt Hệ số sử dụng 2002 Cái 18 18 18 100 % 100% 2003 Cái 18 18 18 100 % 100% ( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ) Qua các số liệu phân tích trong bảng Tổng hợp tình hình sử dụng và hệ số sử dụng máy móc thiết bị sản xuất cho ta thấy: - Hệ số lắp đặt máy móc thiết bị hiện có của cả hai năm gần đây là 100% do Xí nghiệp đã cung ứng vừa đủ thiết bị so với kế hoạch lắp đặt, không để dư thừa cũng không để thiếu thiết bị. - Hệ số sử dụng máy móc thiết bị năm 2002 và năm 2003 đều là 100%. Có được kết quả này là do bản thân Xí nghiệp xây lắp 1 có một lượng máy móc khá khiêm tốn nên Xí nghiệp luôn tận dụng triệt để số máy móc mà mình có, góp phần tiết kiệm chi phí thuê thêm máy bên ngoài. 2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Sử dụng tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nhanh khối lượng sản phẩm sản xuất. Bảng 3.8 Tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất Đơn vị tính: Giờ TT Diễn giải Năm 2002 Năm 2003 Ngày Giờ Tỷ trọng (%) Ngày Giờ Tỷ trọng (%) 1 Ngày dương lịch 365 8.760 100,00 365 8.760 100,00 2 Ngày lễ, chủ nhật 60 1.440 16,44 60 1.440 16,44 3 Ngày làm việc chế độ 305 7.320 83,56 305 7.320 83,56 4 Ngày công sửa chữa 42 1.008 11,51 42 1.008 11,51 5 Ngày công không làm ra SP 45 1.080 12,34 42 1.080 11,51 6 Ngày công làm việc thực tế 218 5.232 59,74 221 5.304 60,55 7 Ngày công làm việc có ích 218 5.232 59,74 221 5.304 60,55 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức - Hành chính ) Xí nghiệp xây lắp 1 áp dụng chế độ nghỉ ngày lễ và ngày chủ nhật. Ngày công làm ra sản phẩm của năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 3 công, do Xí nghiệp đã cố gắng tăng được công suất lao động của máy móc thiết bị cho nên số ngày công làm việc có ích năm 2003 là 221 ngày, dẫn đến thời gian làm việc có ích tăng lên đến 5.304 giờ/năm, tỷ trọng ngày công làm việc có ích tăng hơn so với năm 2002 là 0,81%. Để đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất, ta có chỉ tiêu sau: Hệ số sử dụng thời gian chế độ (Htgcđ ) Thời gian làm việc thực tế = Thời gian làm việc theo chế độ Theo số liệu trình bày trên bảng 3-8, ta có: Htgcđ 2002 = = 0,71 Htgcđ 2003 = = 0,72 Như vậy hệ số sử dụng thời gian chế độ của máy móc thiết bị sản xuất năm 2003 cao hơn năm 2002 do số ngày máy móc thiết bị không sản xuất giảm xuống 4 ngày, đạt được điều này là do Xí nghiệp đã phấn đấu rút ngắn thời gian máy không sản xuất nhằm tránh lãng phí thời gian sản xuất. Ta phân tích hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất: Hệ số sử dụng thời gian thực tế (Htgtt ) Thời gian làm việc có ích = Thời gian làm việc thực tế Như vậy: Htgtt 2002 = = 1 Htgtt 2003 = = 1 Ta thấy hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất năm 2002 và năm 2003 đều là 1. Hệ số này cao đến như vậy là do Xí nghiệp xây lắp 1 không phân biệt thời gian làm việc thực tế với thời gian làm việc có ích bởi theo cách thức sử dụng máy móc của Xí nghiệp thì cứ mỗi khi các đội bắt đầu thuê máy đến khi các đội trả máy thì đó là khoảng thời gian làm việc thực tế và cũng chính là khoảng thời gian làm việc có ích của máy móc thiết bị bởi đều mang lại một khoản thu cho Xí nghiệp từ việc cho thuê máy móc đó. Số ngày công máy móc không sản xuất năm 2003 giảm 0,83% so với năm 2002. Để đảm bảo cho sản xuất luôn được thuận lợi, Xí nghiệp cần có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa hợp lý đối với các thiết bị máy móc cũ, tránh tình trạng hỏng hóc gây gián đoạn sản xuất. Đây là một biện pháp quan trọng vì nó phản ánh trực tiếp năng suất, hiệu quả của công việc và tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. 3. Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị sản xuất. Công suất của máy móc thiết bị sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của thiết bị, là chỉ tiêu phản ánh sản lượng bình quân cho một đơn vị thời gian của máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này nói rõ trình độ sử dụng một cách tổng hợp và là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng công suất máy móc thiết bị sản xuất hợp lý và có hiệu quả thì vừa giảm được sức lao động của con người, giảm được thời gian lại tăng được kết quả sản xuất. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp, từ người trực tiếp vận hành, các cấp chỉ đạo đến các nhà quản lý. Với đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp xây lắp 1, khi nói đến hệ số sử dụng công suất là nói đến tỷ lệ giữa doanh thu thực tế của hoạt động cho thuê máy móc đối với doanh thu tối đa theo kế hoạch mà Xí nghiệp dự toán. Trước khi phân tích tình hình sử dụng công suất của toàn bộ máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây lắp 1, ta tìm hiểu sơ qua về một số loại máy móc thiết bị điển hình: Bảng 3.9 Tình hình sử dụng công suất máy trộn ĐVT: Đồng Máy trộn Số ngày cho thuê thực tế Số ngày cho thuê theo kế hoạch Doanh thu thực tế Doanh thu kế hoạch Hệ số sử dụng công suất ( % ) 200 L 180 330 103.680.000 132.480.000 78,26 250 L 240 290 39.600.000 47.850.000 82,76 400 L 270 330 129.600.000 158.400.000 81,82 Tổng 690 950 272.880.000 338.730.000 80,56 Bảng 3.10 Tình hình sử dụng công suất của cốp pha thép ĐVT: Đồng Đơn giá cho thuê cốp pha ( đ/m2/tháng ) Lượng cốp pha cho thuê thực tế ( m2 ) Lượng cốp pha cho thuê theo kế hoạch ( m2 ) Doanh thu thực tế Doanh thu theo kế hoạch Hệ số công suất ( % ) 10.000 1.200 1.600 108.000.000 144.000.000 75 Để phân tích và đánh giá tình hình sử dụng công suất của toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp 1, ta phân tích bảng sau: Bảng 3-11 Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu theo kế hoạch 689.730.000 689.730.000 2 Doanh thu thực tế 496.420.000 533.880.000 3 Hệ số sử dụng công suất ( % ) 71,97 77,40 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán và Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ) Qua bảng 3-11, ta thấy năm 2002 hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị của Xí nghiệp chỉ đạt 62% nguyên nhân là do máy móc thiết bị đã già cỗi, lạc hậu, trình độ kỹ thuật yếu kém. Bước sang năm 2002, Xí nghiệp đã đầu tư khá nhiều vào tài sản cố định trong đó có các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nên hệ số sử dụng công suất đã tăng lên 71,97% trong năm 2002 và 77,40% trong năm 2003. Tuy nhiên nếu so với năng lực sản xuất hiện có của Xí nghiệp thì có thể nói rằng hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị như vậy chỉ là tương đối chứ chưa phải là quá cao, Xí nghiệp cần phát huy tốt hơn nữa tiềm năng của mình, đặc biệt là trong công tác quản lý và cho thuê các máy móc thiết bị như máy trộn bê tông, dàn giáo, cốp pha thép... Như vậy ta thấy rằng Xí nghiệp xây lắp 1 đã cố gắng sắp xếp lại công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, khắc phục được điểm yếu là đa phần thiết bị của Xí nghiệp đã lạc hậu, cũ kỹ, đã qua nhiều năm sử dụng nên hoạt động cũng kém hiệu quả. Do đó, Xí nghiệp đã nâng cấp, bảo dưỡng thiết bị để nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị sản xuất, tránh lãng phí năng lực sản xuất của Xí nghiệp. 4. Phân tích mối quan hệ giữa máy móc thiết bị sản xuất với tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. Cơ cấu tỷ phần trang thiết bị sản xuất trong tài sản cố định có hợp lý hay không phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, của từng doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp. Tỷ phần cơ cấu thiết bị sản xuất trong tài sản cố định của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: Giá trị bình quân thiết bị sản xuất đang sử dụng Tỷ lệ thiết bị sản xuất = Giá trị bình quân tài sản cố định đang sử dụng Ta có: 142.889.251 Tỷ lệ TBSX năm 2002 = = 7,26 % 1.969.415.492 131.339.206 Tỷ lệ TBSX năm 2003 = = 6,17 % 2.129.776.656 Như vậy tỷ lệ thiết bị sản xuất trong TSCĐ năm 2002 là 7,26% và năm 2003 là 6,17% giảm so với năm 2002 là 1,09% do năm 2003, giá trị bình quân của thiết bị máy móc đang sử dụng giảm 11.550.045 đồng trong khi giá trị bình quân của TSCĐ đang sử dụng tăng lên 160.361.164 đồng. Đặc điểm của Xí nghiệp xây lắp 1 là nhận thầu các công trình xây lắp trên phạm vi toàn quốc, do vậy nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ thiết bị sản xuất trong tài sản cố định như phân tích ở trên thì có thể đánh giá ngay rằng tỷ lệ này là rất thấp chứng tỏ rằng khả năng về máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là rất kém. Lý do làm cho tỷ lệ này thấp là vì Xí nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay ngân hàng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mà lượng vốn này cũng không được nhiều nên số lượng máy móc thiết bị của Xí nghiệp khá khiêm tốn, điều này cũng là một trong những điểm hạn chế của Xí nghiệp xây lắp 1. Nhưng cũng có một điểm rất quan trọng trong đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là tuy Xí nghiệp không có nhiều máy móc thiết bị nhưng tại các đội thì họ lại có một lượng máy móc thiết bị khá phong phú, dồi dào, đủ để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói rằng tỷ lệ máy móc thiết bị trong tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 tuy thấp nhưng cũng không phản ánh được khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là cao hay thấp và nó phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. V - Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi mục tiêu của sản xuất đều phải hướng tới lợi nhuận tối đa. Việc hoàn thành kế hoạch sản lượng phải đạt được trên cơ sở hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Chính vì thế, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ được coi là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta cần phân tích một số chỉ tiêu: Doanh thu thuần + Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Lợi nhuận thuần + Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ cho biết bình quân 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ( hoặc giá trị sản lượng xây lắp ). Như vậy, muốn xác định được các chỉ tiêu này cần thông qua các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận và nguyên giá bình quân tài sản cố định trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Bảng 3-12 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 ĐVT: 1000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003-2002 % 1 Doanh thu thuần 57.321.326 62.595.673 + 5.274.347 + 9,20 2 Lợi nhuận thuần 928.335 773.279 - 155.056 - 16,70 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 1.706.709 2.475.926 + 769.217 + 45,07 4 Sức sản xuất của TSCĐ ( 1/3 ) 33,59 25,28 - 8,31 - 24,74 5 Sức sinh lợi của TSCĐ ( 2/3 ) 0,54 0,31 - 0,23 - 42,59 Như vậy sức sản xuất của tài sản cố định của Xí nghiệp năm 2003 giảm so với năm 2002 là 24,74% và sức sinh lợi của tài sản cố định giảm 42,59%. Sự thay đổi của sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ như trên là do một số biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: Doanh thu thuần trong năm 2003 là 62.595.673 nghìn đồng, tăng so với năm 2002 là 5.274.347 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,2%. Sở dĩ doanh thu năm 2003 tăng như vậy một phần do năm 2003 Xí nghiệp đã đấu thầu được nhiều công trình lớn, phần khác là do có một số công trình thi công từ năm 2002 nhưng khách hàng chưa thanh toán xong, sang đến đầu năm 2003 người ta mới thanh toán hết toàn bộ công trình. Đây là một nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp. Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2003 là 773.279 nghìn đồng, giảm so với năm 2002 là 155.056 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,7% do có nhiều công trình còn đang dang dở hoặc chưa được nghiệm thu. Đồng thời năm vừa qua do sự biến động của thị trường về tiền công lao động cũng như giá cả một số loại vật liệu làm tăng các loại chi phí, tăng giá vốn hàng bán, làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra còn công trình nhà máy PS - Plex Việt Trì có giá trị thanh toán 7.300.000 .000 đồng được thanh toán theo giai đoạn, Xí nghiệp mới chỉ tạm tính chi phí quản lý 350.000.000 đồng. Nếu theo cơ chế của Xí nghiệp thì số tính chi phí quản lý là 700.000.000 đồng, như vậy số còn lại là 350.000.000 đồng, Xí nghiệp coi như để dự phòng để có thể tăng tính chủ động cho các hoạt động trong tương lai. Nếu thu đầy đủ từ công trình này thì lợi nhuận đạt được của Xí nghiệp năm 2003 có thể lên đến trên 1 tỷ đồng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Bên cạnh đó, nguyên giá tài sản cố định bình quân của Xí nghiệp trong năm vừa qua đã tăng 769.217 nghìn đồng tương ứng với 45,07% để đáp ứng nhu cầu về phương tiện vận tải và một số loại máy móc thiết bị văn phòng cũng như nhu cầu về TSCĐ phúc lợi công cộng. Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 33,59 đồng doanh thu và năm 2003 tạo ra được 25,28 đồng doanh thu. Nếu chỉ nhìn vào số liệu về giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp thì điều này dường như là vô lý nhưng khi tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của Xí nghiệp xây lắp 1 thì thực ra ngoài số lượng tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp thì ở các đội cũng có một số lượng máy móc khá phong phú. Bên cạnh đó, khi tiến hành thi công các công trình, các đội thường thuê thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ... để hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó tuy rằng giá trị tài sản cố định của bản thân Xí nghiệp khá thấp nhưng doanh thu và lợi nhuận đạt được thường tương đối cao. Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2003 giảm khá nhiều so với năm 2002 do tuy rằng cả doanh thu và nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu là 9,2% quá thấp so với tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 45,07%. Nguyên giá tài sản cố định tăng nhiều như vậy mà sức sản xuất của tài sản cố định lại giảm đi phần lớn là vì số tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là tăng đầu tư vào nhà xưởng, còn thiết bị máy móc công tác thì hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể. Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 0,54 đồng lợi nhuận và năm 2003 tạo ra được 0,31 đồng lợi nhuận, giảm so với năm trước 0,23 đồng. Lý do làm cho sức sinh lợi của TSCĐ giảm là do lợi nhuận năm 2003 của Xí nghiệp giảm đi nhiều ( 16,7% ) trong khi đó nguyên giá TSCĐ lại tăng với tỷ lệ quá cao ( 45,07% ). VI - Đánh giá chung. Qua nội dung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 ta thấy rằng tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp nhìn chung nhìn chung tương đối khả quan nhưng Xí nghiệp vẫn tương xứng với tiềm năng của Xí nghiệp, đặc biệt chúng ta thấy hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 lại giảm đáng kể so với năm 2002. Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản tăng từ 5,88% năm 2002 đến 6,31% năm 2003 ( tăng 0,43% ) chứng tỏ Xí nghiệp đã tập trung đầu tư đúng mức hơn về tài sản cố định nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Kết cấu tài sản cố định vẫn còn nhiều điểm bất cập, không đồng đều, cần có sự điều chỉnh và phân bổ lại kết cấu tài sản thật hợp lý. Trong một vài năm gần đây, Xí nghiệp đã có sự đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định nhưng mới chỉ đầu tư chủ yếu vào nhà xưởng và nhóm máy móc thiết bị quản lý. Thời gian tới, Xí nghiệp cần tập trung đầu tư hơn nữa vào các nhóm thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất. Sự tăng giảm tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung phù hợp với yêu cầu và truyền thống hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Tình hình trang bị về thiết bị máy móc nói riêng và tài sản cố định nói chung luôn có xu hướng tăng qua các năm, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp 1 trên thị trường. Hệ số hao mòn năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 3% chứng tỏ tính đến cuối năm 2003 thì tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 tốt hơn so với năm 2002, Xí nghiệp đã có sự tập trung đầu tư cho tài sản cố định nên dẫn đến hệ số hao mòn khá thấp và giảm dần. Tình hình khấu hao tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung là hợp lý, đúng với quyết định 166 của Bộ Tài Chính đã ban hành và phù hợp với mức độ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Về tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị thì số ngày công có ích đã tăng lên 1,92%. Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất và hạn chế được sự lãng phí do thời gian ngừng sản xuất của máy móc. Xí nghiệp đã cố gắng sắp xếp lại công tác quản lý, nâng cấp, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nâng cao được công suất sử dụng máy móc, giảm lãng phí năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì phương hướng chung là cần phải có biện pháp tích cực để thực hiện đồng bộ về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và lao động đảm bảo cho máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng trong sản xuất. Phải hoạt động liên tục, không ngừng nâng cao trình độ cũng như năng lực của máy móc thiết bị bằng việc nâng cao về mặt thời gian hoạt động, tránh thời gian ngưng chờ việc của máy móc thiết bị. Muốn vậy, cần tập trung bảo dưỡng sửa chữa kịp thời những thiết bị hư hỏng từ nhỏ đến lớn. Trong quá trình sản xuất cần có thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời khi máy móc đang hoạt động, duy trì sản xuất được liên tục, nhất là các thiết bị nằm trong dây truyền sản xuất. Một phương hướng quan trọng khác là luôn tìm các biện pháp ứng dụng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng cơ giới hoá và hiện đại hoá máy móc thiết bị cũng như trong công tác quản lý sử dụng lao động và thiết bị phục vụ cho sản xuất. Thường xuyên lập các kế hoạch phát triển nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất và luôn có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người lao động, có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Chương 4 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài sản cố định hiện hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tài sản cố định trong doanh nghiệp xây lắp phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực sản xuất hiện có được thể hiện ở máy móc thiết bị sản xuất chứ không phải là tài sản cố định chờ xử lý. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá quan trọng trong những năm qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 luôn có xu hướng đi lên nhưng bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần được kịp thời khắc phục. Xí nghiệp xây lắp 1 là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là xây dựng các công trình đường, nhà, kho công nghiệp và dân dụng, sản xuất các mặt hàng kết cấu thép và xây lắp các đường điện cao, hạ thế. Để tăng cường hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Xí nghiệp xây lắp 1 cần tập trung nâng cao năng lực làm việc của các loại máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ cho thi công công trình. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Xí nghiệp xây lắp 1, em thấy các thiết bị máy móc của Xí nghiệp hầu hết đã già cỗi, sử dụng từ những năm 1980, 1985, 1990... đến nay đã hao mòn nhiều, tình trạng kỹ thuật kém, làm giảm năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Do đó, em xin mạnh dạn nêu lên một vài kiến nghị của mình và đề xuất một số biện pháp, mong được đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, từ đó cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1. Biện pháp 1 Thanh lý và đầu tư mới một số máy trộn ở Xí nghiệp xây lắp 1. Cơ sở của biện pháp: Trong phần phân tích về số lượng máy móc thiết bị, chúng ta đã biết rằng Xí nghiệp xây lắp 1 hiện đang có 7 máy trộn bê tông, trong đó có 4 máy trộn loại 200 L, 1 máy trộn loại 250 L và 2 máy trộn loại 400 L thuộc sở hữu của Xí nghiệp. Bản thân các đội của Xí nghiệp xây lắp 1 đều có trong tay một lượng máy móc thiết bị khá phong phú thuộc sở hữu của riêng mình, nhưng nhiều khi các đội thường phải sử dụng thêm máy móc của Xí nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu sử dụng máy trộn của các đội và đồng thời cũng tránh tình trạng các đội phải thuê máy bên ngoài với giá thuê đắt, Xí nghiệp xây lắp 1 đang thực hiện cơ chế cho các đội xây lắp thuê máy trộn với giá thuê tăng tỷ lệ thuận với dung tích và chất lượng sản phẩm trộn như sau: Bảng 4-1 Đơn giá cho thuê máy trộn STT Loại máy trộn Công suất ( m3/h) Đơn giá cho thuê ( đ/m3 ) 1 Máy trộn 200 L 4 6.000 2 Máy trộn 250 L 5 5.500 3 Máy trộn 400L 8 5.000 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Khi đi thuê máy trộn, các đội chỉ phải thanh toán tiền thuê theo thời gian hay theo số m3, còn tiền chi phí nhiên liệu thì do Xí nghiệp tự bỏ ra. Chi phí nhiên liệu theo từng m3 bê tông trộn được Xí nghiệp tập hợp như sau: Bảng 4-2 Chi phí nhiên liệu ĐVT: Đồng STT Loại máy trộn Chi phí nhiên liệu cho 1 m3 bê tông 1 Máy trộn 200 L 1.200 2 Máy trộn 250 L 1.300 3 Máy trộn 400 L 1.400 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, người ta có thể dùng nhiều biện pháp và phương hướng khác nhau. ở phần này chỉ xin đặt vấn đề đến việc thanh lý các máy trộn cũ và đầu tư máy trộn mới để nhằm tăng nguồn thu trong công tác cho thuê máy trộn của Xí nghiệp xây lắp 1. Bảng 4-3 Bảng theo dõi tình hình chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn ĐVT: Nghìn đồng STT Loại máy trộn Số lượng ( cái ) Sản lượng 1 năm (m3) CP nhiên liệu 1 năm CP nhân công 1 năm Khấu hao 1 năm CP sửa chữa 1 năm Tổng CP 1 năm Doanh thu 1 năm Lợi nhuận 1 200 L 4 17.280 20.736 38.400 12.000 8.000 79.136 103.680 24.544 2 250 L 1 7.200 9.360 9.600 3.400 1.500 23.860 36.000 12.140 3 400 L 2 25.920 38.880 19.200 9.000 2.000 69.080 116.640 47.560 Tổng 7 50.400 68.976 67.200 24.400 11.500 172.076 256.320 84.244 Để đạt được kết quả trên, Xí nghiệp đã rất cố gắng trong việc tận dụng công suất của các máy trộn. Nhưng một thực tế cần được khắc phục kịp thời là trong số các máy trộn của Xí nghiệp thì 4 máy trộn 200 L đã quá cũ, tuy được sửa chữa và bảo dưỡng khá thường xuyên nhưng tình trạng kỹ thuật rất kém, nếu cứ tham gia vào sản xuất thì hay bị sự cố hỏng hóc, mức tiêu hao nhiên liệu lớn làm cho chi phí sửa chữa và chi phí nhiên liệu đều tăng, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của bản thân các máy này làm ra. Ta xét tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu của các loại máy trộn trong 1 năm như sau: Loại 200 L: = 76,33 % Loại 250 L: = 60,25 % Loại 400 L: = 51,30 % Sản lượng bê tông trộn ( m3/năm ) của loại máy trộn 200 L lại thấp vì công suất trộn chỉ có 4 m3/h quá nhỏ so với loại máy trộn 400 L là 8 m3/h. Để tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp trong công tác cho thuê máy trộn, em xin được đề xuất biện pháp như sau: Mục tiêu của biện pháp: Tăng cường chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị và làm tăng lợi nhuận từ cho thuê máy móc của Xí nghiệp. Nội dung: - Thanh lý 4 máy trộn 200 L hiện đã hoạt động kém để đầu tư mua thêm 2 máy trộn 400 L thay cho 4 máy trộn đã thanh lý - Nếu Xí nghiệp thanh lý 4 máy trộn 200 L, giá trị còn lại của 4 máy là 10.019.044 đồng. Giá trị thu hồi bán thanh lý khoảng 8.500.000 đồng. - Xí nghiệp đầu tư mua thêm 2 máy trộn 400 L theo báo giá của một số công ty bán và cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng cơ bản thì giá xe lắp đặt hoàn chỉnh một xe là 22.500.000 đồng 1 xe và 2 xe là 45.000.000 đồng. Số tiền đầu tư này có thể trích từ Quỹ khấu hao cơ bản của Xí nghiệp. Kết quả của công tác cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp: Bảng 4-4 Bảng dự toán chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp Đơn vị: Nghìn đồng STT Loại máy trộn Số lượng ( cái ) Sản lượng 1 năm (m3) CP nhiên liệu 1 năm CP nhân công 1 năm Khấu hao 1 năm CP sửa chữa 1 năm Tổng CP 1 năm Doanh thu 1 năm Lợi nhuận 1 250 L 1 7.200 9.360 9.600 3.400 1.500 23.860 36.000 2 400 L 4 51.840 72.576 38.400 18.000 4.000 132.976 233.280 Tổng 5 59.040 81.936 48.000 21.400 5.500 156.836 269.280 112.444 Nhìn vào bảng “ Bảng dự toán chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn sau khi thực hiện biện pháp ” và so sánh với kết quả của Xí nghiệp đang thực hiện cho thấy: - Số lượng máy trộn có công suất và chất lượng thấp không còn, thay vào đó là 2 máy có dung tích, công suất và chất lượng cao. Số công nhân điều khiển 2 xe đã thanh lý trở thành dư thừa, Xí nghiệp bố trí làm việc sao cho phù hợp với trình độ của họ và điều kiện sản xuất của Xí nghiệp hoặc giải quyết theo chế độ đối với người đến tuổi theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của Ngành đã quy định. - Tổng chi phí trong công tác cho thuê máy trộn giảm từ 169.484.000 đồng xuống 156.836.000 đồng, tức giảm 12.648.000 đồng tương ứng với mức giảm 7,46%. - Doanh thu tăng từ 256.320.000 đồng lên 298.800.000 đồng, tức tăng 269.280.000 đồng tương ứng với mức tăng 9,5%. - Lợi nhuận tăng từ 103.396.000 đồng lên 141.964.000 đồng, tức tăng 38.568.000 đồng tương ứng với mức tăng 37,30%. Nếu thực hiện theo biện pháp mới thì hiệu quả kinh doanh từ cho thuê máy trộn cao hơn so với hiệu quả kinh doanh hiện tại của Xí nghiệp là Hiệu quả kinh doanh từ việc cho thuê máy trộn Tổng doanh thu = Tổng chi phí Hiệu quả theo hiện tại = = 1,61 Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp = = 1,91 * Tính khả thi của biện pháp: Khi thực hiện biện pháp này, Xí nghiệp xây lắp 1 hầu như không gặp phải khó khăn gì, đồng thời còn có một số thuận lợi như sau: - Với số tiền vốn 45 triệu bỏ ra để đầu tư thêm máy trộn thì Xí nghiệp có thể lấy ngay từ quỹ khấu hao cơ bản. - Sau khi tái đầu tư thêm máy trộn, chất lượng máy móc của Xí nghiệp được nâng lên nhiều sẽ góp phần làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh, tăng thêm lòng tin của khách hàng, đó là điều rất quan trọng. Biện pháp 2 Lựa chọn phương án tối ưu cho Xí nghiệp giữa thuê và mua tài sản cố định Lý do đưa ra biện pháp: Xí nghiệp xây lắp 1 là đơn vị tương đối mạnh và có thị trường khá rộng lớn trong ngành xây lắp. Qua phần phân tích về máy móc thiết bị của Xí nghiệp, ta có thể thấy rằng lượng máy móc của Xí nghiệp là rất ít, đặc biệt là các loại máy móc lớn. Xí nghiệp hiện đang cần một vài thiết bị máy móc sản xuất có chất lượng và công suất lớn như cốp pha ván trượt, cần cẩu... để đáp ứng kịp với nhu cần xây lắp đang ngày càng phát triển trên thị trường. Hiện nay, tuy ở các đội xây lắp vẫn luôn có khả năng đầu tư các máy móc thiết bị có giá trị thấp và vừa phải như máy hàn, đà giáo... nhưng họ hầu hết không có khả năng đầu tư các loại máy móc thiết bị lớn. Nếu không có các loại máy móc thiết bị có công suất lớn, khả năng sản xuất cao và vô cùng tiện ích như cần cẩu thì Xí nghiệp sẽ rất bị động khi cần sử dụng đến loại máy này vì nó là loại máy khó thuê được một cách tức thời, hễ cần là có thể thuê được ngay như nhiều loại máy móc khác. Hiện nay Ban giám đốc Xí nghiệp đang đưa ra bàn bạc 2 phương án đối với việc này. Phương án thứ nhất được đưa ra là đi thuê cần cẩu từ các doanh nghiệp bên ngoài để phục vụ trong Xí nghiệp và điều phối cho các đội. Phương án thứ hai là đi vay tiền ngân hàng để mua cần cẩu. Đứng trước hai phương án thuê và mua cần cẩu như vậy, ta cần tìm biện pháp để lựa chọn được phương án tối ưu. Mục tiêu của biện pháp: Phân tích và đánh giá xem giữa việc thuê và vay tiền để mua cần cẩu của Xí nghiệp thì phương pháp nào có lợi hơn, từ đó đưa ra ý kiến nhằm giúp Xí nghiệp tìm huớng đi đúng đắn hơn trong việc đó. Cơ sở thực hiện biện pháp: Sau đây là một số thông tin về hai phương án này: 1. Xí nghiệp muốn sử dụng chiếc cần cẩu loại cần dài khoảng 38 m của hãng Kavasaki có nguyên giá 300 triệu đồng bao gồm cả công vận chuyển và lắp đặt. Đời sống của chiếc cần cẩu này là 10 năm. 2. Xí nghiệp có thể vay khoản tiền 1.300 triệu này theo điều kiện trả đều trong vòng 10 năm với lãi suất vay 9,6%/năm. 3. Một cách khác, Xí nghiệp có thể thuê thiết bị này trong vòng 10 năm với tiền thuê hàng năm là 19 triệu đồng trả vào cuối mỗi năm, nhưng bên cho thuê sẽ sở hữu thiết bị này sau khi hợp đồng thuê hết hạn. 4. Chiếc cần cẩu này sẽ được dùng trong vòng 10 năm và khi đó giá trị thanh lý của nó sẽ bằng 300 triệu đồng. Xí nghiệp có kế hoạch sử dụng tiếp tục cần cẩu này, vì vậy: - Nếu Xí nghiệp mua thiết bị thì Xí nghiệp sẽ giữ nó để sử dụng tiếp - Nếu thuê thiết bị thì Xí nghiệp có thể có quyền mua lại thiết bị này với giá mua bằng với giá trị thanh lý là 300 triệu đồng. 5. Hợp đồng thuê quy định là người cho thuê sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng cần cẩu. Nếu vay tiền để mua, Xí nghiệp sẽ phải chịu chi phí bảo dưỡng, còn bản thân việc bảo dưỡng sẽ do nhà chế tạo thi hành với chi phí bảo dưỡng các năm là: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4: mỗi năm 10 triệu đồng Từ năm thứ 5 đến năm thứ 7: mỗi năm 20 triệu đồng Từ năm thứ 8 đến năm thứ 10: mỗi năm 25 triệu đồng Như vậy, tổng chi phí bảo dưỡng trong 10 năm sử dụng cần cẩu là 175 triệu đồng, được trả vào cuối mỗi năm. 6. Thuế suất thuế thu nhập của Xí nghiệp là 28%. Tiến hành biện pháp chọn lựa giữa hai phương án. Để có được sự chọn lựa tối ưu cho Xí nghiệp giữa hai phương án vay tiền để mua hoặc thuê cần cẩu, trước hết ta sẽ lập các bảng tính giá trị hiện tại của dòng tiền của cả hai phương án, sau đó tìm lợi ích ròng của thuê ( NAL ) bằng hiệu số giữa giá trị hiện tại của các chi phí mua với giá trị hiện tại của các chi phí thuê. Nếu NAL mang giá trị âm thì phương án mua có lợi hơn phương án thuê và ngược lại. * Trước hết ta tính giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án mua cần cẩu theo bảng sau: Bảng 4.5 Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án mua cần cẩu ĐVT: Triệu đồng STT Chi phí nếu mua cần cẩu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Giá thiết bị ( 1.300 ) 2 Chi phí bảo dưỡng ( 5 ) ( 5 ) ( 5 ) ( 5 ) ( 15 ) ( 15 ) ( 15 ) ( 25 ) ( 25 ) ( 25 ) 3 Tiết kiệm thuế trên bảo dưỡng 1,4 1,4 1,4 1,4 4,2 4,2 4,2 7 7 7 4 Tiết kiệm thuế trên khấu hao 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 36,4 5 Dòng tiền phương án mua ( 1.300 ) 32,8 32,8 32,8 32,8 25,6 25,6 25,6 18,4 18,4 18,4 6 PV của chi phí mua ( 1.108 ) Giải thích ý nghĩa số liệu theo từng hàng trong bảng tính PV của chi phí mua: 1. Đây là số tiền 1.300 triệu đồng tức là tổng số tiền mà Xí nghiệp xây lắp 1 phải chi cho việc mua sắm, vận chuyển và lắp đặt cần cẩu. 2. Nếu mua cần cẩu thì cuối các năm thứ 1 đến thứ 4, Xí nghiệp phải chi 10 triệu đồng cho tiền bảo dưỡng. Cuối các năm từ năm thứ 5 đến năm thứ 7 là 20 triệu đồng và từ năm thứ 8 đến năm thứ 10 là 25 triệu đồng. 3. Khoản tiền bảo dưỡng là khoản tiền được miễn trừ thuế nên nó sẽ tạo ra khoản tiết kiệm thuế: Khoản tiết kiệm thuế = Thuế suất x Chi bảo dưỡng Trong đó thuế suất là 28%. Ví dụ: Khoản tiết kiệm thuế trên bảo dưỡng năm thứ 5 = 28% x 20 trđ = 5,6 trđ 4. Nếu mua cần cẩu, Xí nghiệp có thể được hưởng các khoản tiết kiệm thuế trên khấu hao hàng năm vì khấu hao là một khoản chi được miễn trừ thuế. Khoản tiết kiệm thuế trên khấu hao = Thuế suất x Chi khấu hao Trong đó: + Thuế suất là 28% + Chi khấu hao trung bình mỗi năm là: = 130 triệu đồng 5. Dòng tiền dự án mua về nguyên tắc bao gồm dòng tiền ban đầu, dòng tiền tác nghiệp và dòng tiền kết thúc. Như vậy dòng tiền mua được tính bằng cách lấy tổng các dòng tiền từ hàng 1 đến hàng 4. 6. Khoản tiền 1.108 triệu đồng là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong hàng thứ năm được chiết khấu với tỷ suất bằng chi phí vốn vay sau thuế kd(1 - T) = 9,6%(1 - 0,28) = 7% * Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án thuê cần cẩu: Bảng 4.6 Giá trị hiện tại của dòng tiền đối với phương án thuê cần cẩu ĐVT: Triệu đồng STT Chi phí thuê cần cẩu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7 Tiền thuê ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) ( 200 ) 8 Tiết kiệm thuế trên tiền thuê 56 56 56 56 56 56 56 56 56 56 9 Giá mua lại ( 300 ) 10 Dòng tiền của phương án thuê ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) ( 144 ) 11 PV của chi phí thuê ( 1.164 ) Giải thích ý nghĩa theo từng hàng của bảng tính PV của chi phí thuê: 7. Tiền thuê máy cần cẩu hàng năm theo hợp đồng thuê là 190 triệu đồng. 8. Vì tiền thuê thiết bị là một khoản chi được miễn thuế nên mức Tiết kiệm thuế trên tiền thuê = Thuế suất x Tiền thuê hàng năm = 28% x 190 = 56 triệu đồng 9. Vì Xí nghiệp có kế hoạch tiếp tục sử dụng xe cần cẩu sau khi hợp đồng hết hạn, nên Xí nghiệp cần mua lại với giá 300 triệu đồng vào cuối năm thứ 10 nếu chấp nhận phương án thuê. 10. Dòng tiền dự án thuê được tính bằng cách lấy tổng của các dòng tiền từ hàng thứ 7 đến hàng thứ 9. 11. Khoản tiền 1.164 triệu đồng là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng trong hàng thứ 10 được chiết khấu với tỷ suất bằng chi phí vốn vay sau thuế: kd( 1 - T ) = 9,6%( 1 - 0,28 ) = 7% Từ đó ta tính được Lợi ích ròng của phương án thuê ( NAL ): NAL = Giá trị hiện tại của các chi phí mua - Giá trị hiện tại của các chi phí thuê NAL = 1.108 - 1.164 = - 56 ( triệu đồng ) Kết luận: Vì NAL mang dấu âm nên phương án mua có lợi hơn phương án thuê thiết bị. Như vậy, Xí nghiệp xây lắp 1 nên chọn phương án mua chiếc xe cần cẩu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thay cho việc đi thuê. Biện pháp 3 Nâng cao hiệu quả sử dụng cốp pha thép của Xí nghiệp xây lắp 1 Lý do đưa ra biện pháp: Cốp pha là một thành phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Hiện nay Xí nghiệp xây lắp 1 đang sử dụng cốp pha thép, là loại cốp pha có chất lượng tốt, bền và đẹp. Xí nghiệp hiện có khoảng 1.600 m2 cốp pha thép. Nếu các đội đi thuê cốp pha thép ở bên ngoài thì giá thuê thường là 12.000 đồng/m2/tháng. Để đáp ứng nhu cầu thuê cốp pha tốt phục vụ cho các công trình thi công, đồng thời để thu hút các đội thuê cốp pha ở Xí nghiệp, Xí nghiệp xây lắp 1 đã hạ giá xuống chỉ còn 10.000 đồng/m2/tháng. Như tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, lượng cốp pha trên được Xí nghiệp cho các đội thuê không thường xuyên, Xí nghiệp mới chỉ huy động được trung bình hàng tháng là 1.200 m2, còn 400 m2 còn lại thì thường trong tình trạng ứ đọng trong kho. Nguyên nhân của tình trạng ứ đọng đó là do sau mỗi lần các đội thuê thì cốp pha thường có tình trạng méo, gãy, cong, vênh, thậm chí bị thủng từ nhỏ đến lớn. Nhưng Xí nghiệp đã không tổ chức quản lý tốt khâu sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha kịp thời, dẫn đến tình huống khi các đội khác đến để thuê cốp pha, thấy tình trạng cốp pha trong kho hỏng hóc, kém chất lượng như vậy thì không muốn thuê cốp pha của Xí nghiệp nữa mà sẵn sàng đi thuê ngoài để đáp ứng yêu cầu cần có cốp pha đẹp, mặc dù phải chịu chi phí cao hơn của khách hàng. Chính vì vậy mà số cốp pha hiện có ở doanh nghiệp thường không được sử dụng hết vào các công trình, không phát huy được tiềm năng sẵn có mà bị ứ đọng khá nhiều, dẫn đến tình trạng là luôn có một lượng cốp pha không nhỏ không được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi ích cho Xí nghiệp. Khoản doanh thu mỗi tháng tập trung chủ yếu trong mùa xây dựng được tạo ra cho Xí nghiệp xây lắp 1 từ việc cho thuê cốp pha thép là : 1.200 (m2) x 10.000 (đ/m2/tháng) = 12.000.000 (đ/tháng) Do đó khoản doanh thu hàng năm từ cho thuê cốp pha, được tạo nên chủ yếu trong 9 tháng mà cốp pha được thuê với số lượng đáng kể là: 12.000.000 (đ/tháng) x 9 (tháng) = 108.000.000 (đồng) Trong khi đó, chi phí cho loại cốp pha này bao gồm có khoản trích khấu hao và chi phí bảo dưỡng, cụ thể là: Mức khấu hao trung bình trong 1 năm = = 9.412.800 (đ ) Như hiện nay, trong một năm Xí nghiệp chỉ tiến hành bảo dưỡng 3 lần. Chính vì công tác bảo dưỡng không thường xuyên, không kịp thời mà đã để đội khác đem đi thi công tiếp nên cốp pha thường bị hỏng nặng, dẫn đến chi phí cho mỗi lần sửa chữa thường khá lớn là 5.000.000 đồng. Như vậy trong một năm riêng tiền công sửa chữa đã mất đến 15.000.000 đồng. Để giảm chi phí sửa chữa và đặc biệt là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng của cốp pha thép, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1, ta có thể thực hiện biện pháp “ Tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng cốp pha thép ” Mục tiêu của biện pháp: Tăng được thời gian cho thuê cốp pha thép, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng cốp pha thép, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung. Nội dung biện pháp: Các đội công trình thường thuê cốp pha thép phục vụ thi công trung bình trong 2 tháng. Sau mỗi lần đội đem trả cốp pha về kho như vậy thì cốp pha thường hay bị cong, vênh... và nói chung là bị hỏng hóc nhỏ. Nếu sau mỗi lần cốp pha được đem trả về kho, Xí nghiệp có kế hoạch tiến hành sửa chữa cẩn thận, kịp thời thì với những sự cố hỏng hóc nhỏ như vậy, chi phí bảo dưỡng trung bình trong một năm chỉ hết khoảng 10.000.000 đồng. Sau khi tiến hành bảo dưỡng một cách thường xuyên, kịp thời như vậy thì đảm bảo cốp pha hầu như lúc nào cũng sáng bóng, trơn tru, chất lượng tốt và sẽ luôn được các đội công trình yên tâm khi thuê và sử dụng để hài lòng các khách hàng của mình. Khi đã làm cho các đội thi công trong và ngoài Xí nghiệp yên tâm về chất lượng cốp pha rồi thì dựa vào nhu cầu thực tế trong ngành xây lắp hiện nay, ta có thể ước tính được rằng lượng cốp pha được thuê trung bình hàng tháng sẽ lên đến ít nhất là 1.500 m2., đó là chưa kể đến khả năng lượng cốp pha sẽ được huy động một cách tối đa là 1.600 m2. Khi lượng cốp pha được huy động trung bình vào khoảng 1.500 m2, doanh thu trung bình hàng tháng từ việc huy động cốp pha thép sẽ là: 1.500 (m2) x 10.000 (đ/m2/tháng) = 15.000.000 ( đ/tháng ) Kết quả thực hiện biện pháp: + Trước khi thực hiện biện pháp: - Doanh thu từ cho thuê cốp pha thép trong 1 năm: 12.000.000 x 9 = 108.000.000 ( đồng ) - Chi phí cho cốp pha trong 1 năm: Trích khấu hao: 9.412.800 ( đồng ) Chi phí sửa chữa: Bao gồm chi phí nguyên, vật liệu dùng trong sửa chữa, thay thế là 15.000.000 ( đồng ) và Khoản lương, thưởng cho nhân viên sửa chữa và bảo dưỡng cốp pha trong 1 năm là: 1.300.000 (đ/tháng) x 12 = 15.600.000 ( đồng ) Do đó, tổng chi phí cho cốp pha trong 1 năm là: 9.412.800 + 15.000.000 + 15.600.000 = 40.012.800 ( đồng ) Như vậy, lợi nhuận thu được trong công tác cho thuê cốp pha thép là: 108.000.000 - 40.012.800 = 67.987.200 ( đồng ) + Sau khi thực hiện biện pháp: - Doanh thu: 1 tháng: 1.500 x 10.000 = 15.000.000 (đ/tháng) 1 năm: 15.000.000 x 9 = 135.000.000 ( đồng ) - Chi phí 1 năm: 9.412.800 + 10.000.000 + 15.600.000 = 35.021.800 ( đồng ) - Lợi nhuận thu được 1 năm: 135.000.000 - 35.021.800 = 99.978.200 ( đồng ) Vậy lợi nhuận tăng sau khi thực hiện biện pháp là: 99.978.200 - 67.987.200 = 31.991.000 ( đồng ) Tỷ lệ tăng lợi nhuận tương ứng là: = 47,06% Tính khả thi của biện pháp: Việc tiến hành sửa chữa cốp pha thép một cách thường xuyên, hạn chế những đợt sửa chữa lớn và thay vào đó là sửa chữa nhỏ, từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa, đồng thời làm tăng nguồn thu từ hoạt động cho thuê cốp pha là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Bảng 4.7 Bảng tổng hợp nội dung và lợi ích thu được sau khi thực hiện các biện pháp Biện pháp Nội dung chính của biện pháp Lợi ích thu được khi thực hiện biện pháp 1 Thanh lý và đầu tư mới một số máy trộn - Lợi nhuận thu được trước biện pháp: 103.396.000 đồng - Lợi nhuận sau khi thực hiện biện pháp: 141.964.000 đồng - Sau khi thực hiện biện pháp: lợi nhuận tăng 38.568.000 đồng - Tỷ lệ tăng lợi nhuận là 37,30% 2 Lựa chọn phương án tối ưu cho Xí nghiệp giữa thuê và mua tài sản cố định - Giá trị hiện tại của dòng tiền thuê tài sản: 1.164.000.000 đồng - Giá trị hiện tại của dòng tiền mua tài sản: 1.108.000.000 đồng - Sau khi tiến hành biện pháp, ta chọn được phương án tối ưu cho Xí nghiệp là phương án mua cần cẩu với giá trị hiện tại của dòng tiền mua giảm 56.000.000 đồng so với đi thuê. 3 Nâng cao hiệu quả sử dụng cốp pha thép - Lợi nhuận trước khi thực hiện biện pháp: 67.987.200 đồng - Lợi nhuận sau khi thực hiện biện pháp: 99.978.200 đồng - Lợi nhuận tăng sau khi thực hiện biện pháp: 31.991.000 đồng - Tỷ lệ tăng lợi nhuận đạt được là 47,06% Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để đứng vững và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư đổi mới về mọi mặt nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu của khách hàng. Xí nghiệp xây lắp 1 đã nhận thức được điều đó và đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, Xí nghiệp vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần được khắc phục kịp thời như chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm triệt để chi phí để góp phần hạ giá thành, tăng doanh thu và đem về lợi nhuận cao hơn cho Xí nghiệp. Trong công tác quản lý tài sản cố định, Xí nghiệp cũng đã có rất nhiều cố gắng để đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, máy móc sản xuât song do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan mang lại cho nên công tác này cũng chưa đạt được những kết quả tốt đẹp như mong muốn. Xí nghiệp cần có cách nhìn và phương hướng đúng đắn hơn để đề ra những biện pháp hữu hiệu và nhiệm vụ cụ thể hơn để khắc phục kịp thời trong thời gian tới. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế đến nay, bản đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1 ” đã được hoàn thành. Bản đồ án được hoàn thành với sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Phương Hiệp và các thày cô trong Khoa Kinh tế & Quản lý, với sự giúp đỡ của các cô chú trong Xí nghiệp xây lắp 1, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự học hỏi ở bạn bè cùng với những kiến thức tích luỹ được trong nhà trường. Với mong muốn được áp dụng chút kiến thức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1, tuy nhiên với khả năng và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bản đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong muốn được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, của các cán bộ trong Xí nghiệp và của bè bạn để em có thể nâng cao hơn kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0022.doc