Đề tài Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm

Trực tiếp trao đổi thoả thuận với nhau giữa các bên có ý kiến bất đồng. - Nếu là vấn đề thuộc về tổ chức và nhân sự thì báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý về tổ chức nhân sự xem xét, giải quyết. + Nếu là vấn đề pháp chế, nghiệp vụ, kỹ thuật thì báo cáo lên Cục trưởng Cục quản lý chất lượng thực phẩm xem xét, giải quyết. Tuỳ theo tính chất từng vấn đề mà Cục quản lý chất lượng thực phẩm quyết định theo quyền hạn của mình (thường là những vấn đề nghiệp vụ); tham khảo ý kiến của các hợp đồng chuyên gia để đưa ra các chỉ dẫn hay quyết định (thường là các vấn đề kỹ thuật) hoặc báo cáo với các cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định (thường là những vấn đề về pháp chế, quan hệ quốc tế).

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề thực phẩm giống như các tiêu chuẩn khu vực hay các tiêu chuẩn quốc tế khác và cùng với tiêu chuẩn gốc được chuẩn bị bởi những thành viên khác trong mục (b) trên đây. e. Cải tiến các tiêu chuẩn đã phát hành sau những lần xem xét tương ứng cho phù hợp với sự phát triển chung. 1.2. Những nguyên tắc chung của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm: a) Mục tiêu của Codex Alimentarius: Codex Alimentarius là một bộ sưu tập các tiêu chuẩn về thực phẩm đã được quốc tế chấp nhận, những tiêu chuẩn này được trình bày theo một cách thống nhất. Những tiêu chuẩn thực phẩm này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu thụ và bảo đảm an toàn trong việc buôn bán thực phẩm. Codex cũng thường có những điều quy định có tính chất tư vấn theo kiểu như những quy phạm, tài liệu hướng dẫn và cả các biện pháp có tính chất đề nghị khác nhằm đạt được những mục tiêu của Codex. b) Phạm vi của Codex Alimentarius: Codex bao gồm các tiêu chuẩn về các loại thực phẩm chủ yếu để phân phối cho người tiêu thụ không kể sản phẩm đã chế biến, bán sản phẩm hay nguyên liệu. Các nguyên liệu để chế biến thành thực phẩm cũng được đề cập ở mức cần thiết nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định của Codex. Codex Alimentarius bao gồm các điều về vệ sinh thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm, chất thải hoá học, chất nhiễm bẩn ghi nhãn và cách trình bày, các phương pháp phân tích và lấy mẫu. Nó cũng gồm các điều khoản có tính chất tư vấn theo kiểu quy phạm kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn và các biện pháp đề nghị khác. c) Bản chất của các tiêu chuẩn Codex: Các tiêu chuẩn Codex chứa đựng các yêu cầu kỹ thuật về thực phẩm nhằm bảo đảm cho người tiêu thụ có được các sản phẩm thực phẩm ngon lành, không độc và không bị giả mạo, được ghi nhãn và trình bày đúng. Một tiêu chuẩn Codex đối với một hay nhiều loại thực phẩm phải được xây dựng theo kích thước, khuôn khổ của một tiêu chuẩn hàng hoá Codex và chứa đựng những chỉ tiêu thích hợp nêu trong đó. d) Việc công nhận những tiêu chuẩn hàng hoá Codex: Một tiêu chuẩn Codex có thể được một nước công nhận phù hợp với những thủ tục hành chính và pháp lý trong việc phân phối các sản phẩm có liên quan, có thể là sản phẩm nhập ngoại hay sản xuất trong nước tỏng phạm vi lãnh thổ theo các cách sau: - Công nhận toàn bộ. - Công nhận có mục tiêu. - Công nhận với một số thay đổi nhất định. e) Những tiêu chuẩn với một ngoại lệ, có những thay đổi nêu ra cụ thể khi tuyên bố công nhận, như vậy có thể hiểu là một sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nhưng có một số sai khác sẽ được phép phân phối tự do trong lãnh thổ của nước tương ứng. Nước đó sau này sẽ đưa thêm vào tuyên bố công nhận của họ một vài lời về lý do những sai khác này và có thể nêu như sau: - Hoặc là sản phẩm phù hợp đầy đủ tiêu chuẩn mới được phân phối tự do trong lãnh thổ. - Hoặc là muốn rằng có thể công nhận toàn bộ tiêu chuẩn và nếu vậy thì bao giờ mới công bố. 1.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho các ban tiêu chuẩn. Thành phần của các tiểu ban. Tư cách thành viên: 1. Thành viên của các tiểu ban soạn các tiêu chuẩn áp dụng cho toàn thế giới là những thành viên của Uỷ ban đã thông báo cho tổng giám đốc FAO hay WHO nguyện vọng của họ muốn được xem là thành viên đương nhiên hay thành viên được lựa chọn do Uỷ ban dự định. Chỉ được là thành viên của các tiểu ban lập ra để soạn thảo các tiêu chuẩn cho vùng này hay cho một nhóm nước những thành viên của Uỷ ban thuộc về vùng hay nhóm nước có liên quan. Quan sát viên: 2. Bất cứ thành viên nào khác của Uỷ ban hoặc bất cứ thành viên dự bị của FAO hay WHO chưa là thành viên của Uỷ ban có thể tham gia với tư cách là quan sát viên vào bất kỳ tiểu ban nào nếu như thành viên ấy đã thông báo cho Tổng giám đốc FAO hay WHO về nguyện vọng muốn như vậy. Những nước ấy có thể tham gia đầy đủ vào các cuộc thảo luận của Uỷ ban và sẽ được tạo ra cơ hội giống như các thành viên khác để phát triển quan điểm của họ. Nhưng không có quyền bỏ phiếu tán thành hay bác bỏ các kiến nghị về thực chất hoặc về thủ tục các tổ chức quốc tế có quan hệ chính thức với FAO hoặc WHO cũng được mời để tham dự với tư cách quan sát viên các cuộc họp của các tiểu ban mà họ quan tâm. Tổ chức và nhiệm vụ. Chức Chủ tịch. 3. Uỷ ban tiêu chuẩn hoá quốc tế với sản phẩm sẽ chỉ định một nước thành viên của uỷ ban đã biểu lộ thiện ý chấp nhận trách nhiệm về tài chính và các trách nhiệm khác để có trách nhiệm chọn một Chủ tịch tiểu ban. Nước thành viên có liên quan này sẽ có trách nhiệm chọn một Chủ tịch của tiểu ban trong số người dân nước họ. Nếu như người ấy vì một lý do nào đó không làm chủ tịch được thì nước thành viên có liên quan sẽ chỉ định một người khác giữ chức vụ Chủ tịch chừng nào mà người Chủ tịch không làm nhiệm vụ được. Một tiểu ban có thể chỉ định tại bất kỳ một kỳ họp nào một hay nhiều phát ngôn viên trong số đại biểu có mặt. Ban thư ký. 4. Một nước thành viên mà ở đấy tiểu ban tiêu chuẩn tổ chức hội nghị sẽ chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho hội nghị bao gồm cả Ban thư ký. Ban thư ký phải có bộ phận nhân viên tốc ký và đánh máy có khả năng làm việc dễ dàng với các ngôn ngữ sử dụng tại khoá họp và có thiết bị đánh máy và in ấn thích hợp cho họ sử dụng. Cần tổ chức việc phiên dịch, tốt nhất là phiên dịch đồng thời cho tất cả các ngôn ngữ sử dụng trong khoá họp và các việc như báo cáo của khoá họp cần được thông qua viết bằng hơn một ngôn ngữ làm việc. 5. Nhiệm vụ của tiểu ban tiêu chuẩn bao gồm: - Lập lên một danh sách các ưu tiên thích ứng trong số các đối tượng và sản phẩm theo các ngôn từ tham khảo. - Xem xét các loại sản phẩm cần được xây dựng tiêu chuẩn, tức là xem xét các vật liệu cần chế biến tiếp theo thành thực phẩm có cần xây dựng tiêu chuẩn không. - Soạn thảo các tiêu chuẩn dự thảo theo các ngôn từ tham khảo. 1.4. Thủ tục soạn thảo tiêu chuẩn dùng cho toàn thế giới: Bước 1: Uỷ ban căn cứ vào "Tiêu chuẩn về xác lập công việc ưu tiên và về thiết lập những cơ quan phù trợ" quyết định soạn thảo dùng cho toàn thế giới. Bước 2: Ban thư ký sắp xếp cho việc soạn thảo tiêu chuẩn đề nghị. Bước 3: Tiêu chuẩn dự thảo đề nghị được gửi tới các thành viên của Uỷ ban và các tổ chức quốc tế có liên quan để xin ý kiến về mọi khía cạnh bao gồm cả những ứng dụng có thể của tiêu chuẩn dự thảo đề nghị đó cho các lợi ích kinh tế của họ. Bước 4: Những ý kiến nhận được sẽ do Ban thư ký ửi đến cho cơ quan phù trợ hoặc cơ quan khác có liên quan có quyền xem xét những ý kiến này và bổ sung cho ban tiêu chuẩn dự thảo được đề nghị. Bước 5: Tiêu chuẩn dự thảo đề nghị được đệ trình qua Ban thư ký đến Uỷ ban với ý định chấp nhận nó như là tiêu chuẩn dự thảo. Khi đưa ra bất kỳ quyết định nào ở bước này uỷ ban sẽ xem xét đầy đủ, bất kỳ sự khuyến cáo nào của bất kỳ thành viên nào đối với những ứng dụng mà tiêu chuẩn dự thảo đề nghị hay bất kỳ điều khoản nào có thể đem lại lợi ích kinh tế của họ. Bước 6: Tiêu chuẩn dự thảo được ban thư ký gửi tới tất cả các thành viên của Uỷ ban và các tổ chức quốc tế có liên quan để thu thập ý kiến về mọi khía cạnh bao gồm cả những ứng dụng có thể có của tiêu chuẩn dự thảo cho các lợi ích kinh tế của họ. Bước 7: Những ý kiến nhận được sẽ do ban thư ký gửi tới cơ quan phù trợ hoặc cơ quan khác có liên quan và họ có quyền hạn xem xét những ý kiến ấy và bổ sung vào tiêu chuẩn dự thảo. Bước 8: Tiêu chuẩn dự thảo được đệ trình qua ban thư ký đến Uỷ ban cùng với bất kỳ đề nghị nào bằng văn bản nhận được từ các thành viên để sửa đổi ở bước 8; với ý định chấp nhận bản dự thảo như một tiêu chuẩn. 1.5. Thủ tục tiếp theo liên quan đến việc xuất bản và chấp nhận tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn được xuất bản và phát hành đến tất cả các nước thành viên và các thành viên dự bị của FAO và WHO và đến các tổ chức quốc tế có liên quan. Các thành viên của Uỷ ban thông báo cho ban thư ký việc chấp nhận của họ đối với tiêu chuẩn phù hợp với thủ tục chấp nhận đề ra của những nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn thực phẩm; bất luận cái nào thích hợp. Các nước thành viên và các thành viên dự bị của FAO hoặc WHO không phải là thành viên của Uỷ ban được mời để thông báo cho Ban thư ký ý muốn chấp nhận tiêu chuẩn. Ban thư ký sẽ xuất bản thường kỳ những chi tiết của những thông báo nhận được từ các Chính phủ liên quan đến việc có chấp nhận tiêu chuẩn hay không? hoặc thêm vào thông tin này một phụ lục cho mỗi tiêu chuẩn. a) Ghi danh sách những nước mà sản phẩm ở nước đó phù hợp với tiêu chuẩn ấy, có thể được phân phối tự do. b) ở đâu có thể áp dụng được, nói rõ chi tiết tất cả các thay đổi được xác định rõ, những thay đổi này có thể do một nước chấp nhận bất kỳ nào tuyên bố. Những xuất bản phẩm nói trên sẽ làm thành luật về thực phẩm. Ban thư ký xem xét những thay đổi do các chính phủ thông báo và thường kỳ báo cáo cho uỷ ban biết những sửa đổi có thể đối với các tiêu chuẩn Uỷ ban xem xét lại và sự sửa đổi tiêu chuẩn được khuyến cáo. III. 4. Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm 4.1. Sự cần thiết phải hình thành hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm của Việt Nam. a. Cách làm của các nhà nước. - Theo tập quán quốc tế, thực phẩm được coi là sản phẩm đặc biệt vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tính mạng con người, được quản lý hết sức chặt chẽ trên cơ sở các luật, sắc lệnh hay ít nhất là quy định của chính phủ, do một cơ quan chuyên trách với tư cách là cơ quan chức năng quản lý nhà nước, có màng lưới (thanh tra, kiểm nghiệm...) đặt rộng khắp trong cả nước, với những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tuỳ tình hình mỗi nước, cơ quan chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm này đặt hoặc trong Bộ y tế, Bộ nông nghiệp hay Bộ khoa học công nghệ - môi trường. Bên cạnh tổ chức này, thường các nước còn có uỷ ban quốc gia về tiêu chuẩn hoá nông sản thực phẩm được tổ chức theo mô hình của Uỷ ban quốc tế về tiêu chuẩn hoá nông sản - thực phẩm do tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) và Y tế thế giới (WHO) sáng lập. - Vấn đề đặt ra của thế giới là: phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trong quá trình tạo nguồn, nguyên liệu, chế biến, vận chuyển, bảo quản, dịch vụ và cả xuất nhập khẩu nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời mọi tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra (như hư hỏng, hôi thối, nhiễm trùng độc tố, giả mạo...) bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng giúp họ hiểu biết chọn lựa, sử dụng thực phẩm một cách tốt nhất. - Người ta tập trung sự quan tâm vào các mặt sau đây của chất lượng thực phẩm để xác định đối tượng nội dung yêu cầu và phương thức quản lý. + Chất lượng dinh dưỡng: Như dạng bên ngoài, mùi vị, sắc màu cấu tạo phù hợp với đặc tính của thực phẩm đó; mức chất lượng (các chỉ tiêu hoá, lý...) có phù hợp với yêu cầu trong tiêu chuẩn hay các quy định có nội dung tương tự không? + Chất lượng vệ sinh: Như sạch không lẫn tạp chất, không có biểu hiện hư hỏng, hôi mốc lên men hoặc bị phân giải không mang nguồn bệnh và ký sinh trùng (thịt, sản phẩm thịt và thuỷ sản...) không vượt quá giới hạn cho phép về vi sinh vật (đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh). Dư lượng (hoá chất bảo quản thuốc trừ dịch hại, phóng xạ, thuốc kháng sinh, hoóc môn. Chất phụ gia (chất được phép sử dụng hàm lượng và tỷ lệ cho phép) độc tố (hàm lượng kim loại nặng; độc tố có nguồn gốc động thực vật, độc tố vi nấm và vi sinh vật...). + Chất lượng thương phẩm: Bao bì (bền, đảm bảo không nhiễm bẩn, không gây ảnh hưởng tới mùi vị, màu sắc, không làm hư hỏng dạng bên ngoài của sản phẩm...) ghi nhãn (tên sản phẩm thành phần cấu tạo, khối lượng tinh, nơi sản xuất, ngày sản xuất thời hạn bảo hành, cách bảo quản và cách sử dụng...). - Đặc biệt người ta nghiêm cấm (bằng luật, bằng các quy định pháp lý về kiểm soát xử lý rất nghiêm, kể cả sử lý về mặt hình sự, sản xuất, lưu thông dịch vụ, xuất nhập khẩu những hành động như: Dùng thịt gia súc, gia cầm (động vật máu nóng nói chung) mang bệnh, (nhiệt thán thương hàn...) hoặc có ký sinh trùng (sán lá, bệnh gạo...) hoặc đã bị chết trước khi đưa vào lò mổ, chế biến thuỷ sả có ký sinh trùng hoặc bị nhiễm độc ở những vùng nước ô nhiễm độc chất, phụ gia không đủ độ tinh khiết, thực phẩm giả mạo hoặc không có giá trị sử dụng... b) Thực trạng ở Việt Nam. - ở nước ta lâu nay thực phẩm được xem như các sản phẩm khác và chịu sự quản lý chung theo pháp lệnh chất lượng hàng hoá (đương nhiên có những phần được coi trọng và có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ hơn như vệ sinh dịch bệnh về quản lý nhà nước thì phân công từng phần cho các bộ (Y tế, nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, thuỷ sản, khoa học công nghệ, môi trường...) chưa có sự thống nhất cần thiết về mặt quản lý nhà nước trong chỉ đạo, trong xây dựng luật pháp, đặc biệt là trong xây dựng h tổ chức và triển khai các hoạt động tương xứng với loại sản phẩm đặc biệt này theo yêu cầu mới của quản lý nhà nước và thông lệ quốc tế. - Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường thì ban hành các TCVN quy định các chỉ tiêu đặc trưng về chất lượng và kiểm tra giám sát tiêu chuẩn, các quy định đó trong sản xuất và lưu thông. Bộ Y tế thì ban hành một số quy định về vệ sinh và chất phụ gia, kiểm nghiệm đánh giá về vệ sinh và dinh dưỡng thực phẩm theo yêu cầu của quản lý nhà nước về y tế. Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm thì tiêu chuẩn việc kiểm định động vật và cả một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bộ Thuỷ sản thì kiểm dịch động vật thuỷ sản. Bộ Thương mại thì quản lý việc mua bán thực phẩm thông qua xuất nhập khẩu, có kiểm tra đánh giá, xử lý chất lượng một số thực phẩm trong khâu lưu thông nội bộ trong nước. Tổng cục Hải quan thì kiểm soát và làm các thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Bộ Văn hoá thì phụ trách việc quảng cáo, cả Bộ Thương mại cũng làm công việc này. Trên thực tế đã không thực hiện được vai trò kiểm soát của nhà nước (rất cấp bách trong nước và cộng đồng quốc tế không chấp nhận việc kiểm soát lỏng lẻo kém hiệu quả như vậy). Tốn kém, nhiều sơ hở (nhất là về luật pháp và không ngăn chặn kịp thời các tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng. - Do thiếu ý thức trách nhiệm, không tôn trọng luật pháp chạy theo lợi ích riêng của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động sản xuất, lưu thông, dịch vụ xuất nhập khẩu và do sự kiểm soát của nhà nước không có hiệu quả nên tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng là phổ biến và nghiêm trọng. Nhiều thực phẩm (nhất là dạng tươi sống hay qua chế biến của các loại động vật) được sản xuất và lưu thông không đạt mức tối thiểu cho phép về dinh dưỡng vượt quá quy định về vệ sinh, thậm chí nhiễm trùng gây bệnh và nhiễm độc tố gây hại, việc giết mổ động vật nhất là trâu, bò, lợn diễn ra mọi nơi ngay trên các vỉa hè bẩn thỉu. Những nơi dịch vụ ăn uống thì hầu hết không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh nhất là các thức ăn sống và nước uống. Gần như đại bộ phận các lô hàng nhập khẩu và cả xuất khẩu không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng... Hàng giả về thực phẩm (làm trong nước và bên nước ngoài tràn vào) xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường... Những sơ hở, thiếu sót đó đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho cả trước mắt (như gây ngộ độc chết người) và lâu dài (không đủ chất dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc, gây bệnh...) đó là chưa nói tới khả năng mở rộng giao lưu quốc tế trong hợp tác sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hoá sẽ gặp nhiều khó khăn. - Đã tới lúc cần xem xét, đặt lại vấn đề quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm một cách nghiêm túc tương xứng với đặc thù của nó (sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng con người). Sau đó cần kiện toàn một cách cơ bản về mặt tổ chức (đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước, luật pháp chặt chẽ, nghiêm minh, đủ người và các phương tiện vật chất cần thiết. Tiến hành các biện pháp đủ sức kiểm soát một cách chủ động kịp thời tình trạng chất lượng thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ quốc tế, trong kiểm soát chất lượng thực phẩm)... Trên cơ sở điều chỉnh, bổ xung những lực lượng đã có. 4.2. Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. a. Tính chất của hệ thống. Là một mạng lưới tổ chức được hình thành nhằm thông qua các hoạt động cụ thể được phân công mà thực hiện cho được chức năng kiểm soát của Nhà nước đối với chất lượng thực phẩm trong cả nước, kể cả thực phẩm xuất nhập khẩu. - Mạng lưới này được sắp xếp thành hệ thống, được vận hành trên cơ sở thống nhất về luật pháp, nghiệp vụ và kỹ thuật (đối với những nhiệm vụ được giao thuộc quản lý Nhà nước về chất lượng thực phẩm) dưới sự chỉ đạo của một cơ quan Trung ương - cục quản lý chất lượng thực phẩm. (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng). - Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm trước luật pháp và nhà nước về hoạt động của mình trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của quản lý nhà nước và trên cơ sở những quy định của luật pháp. Nó không chịu trách nhiệm thay cho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu thực phẩm trong các trường hợp chính do họ mà chất lượng thực phẩm không được đảm bảo và gây ra tác hại. Nó cũng không thay thế các hoạt động kiểm soát (kể cả hoạt động kiểm nghiệm, xử lý. ..) của bản thân các ngành, các cơ sở trong thực thi nhiệm vụ của mình (như quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ...) b. Cơ cấu của hệ thống. - Là 1 tập hợp lực lượng có thể tập hợp được theo những chuẩn mực nhất định (có tư cách pháp nhân đủ điều kiện về con người và phương tiện vật chất có kiến thức và kinh nghiệm tự nguyện...) để cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm. - Là 1 cơ cấu thống nhất chặt chẽ về mặt chỉ đạo, về cơ sở pháp lý.... Nhưng không phải là 1 tổ chức tập trung vào 1 đầu mối về nhân sự và phương tiện vật chất, về đại thể nó bao gồm: + Bộ phận trực tiếp quản lý (cả nhân sự và các mặt khác) của cục quản lý chất lượng thực phẩm. Đây là cơ quan Trung ương đứng đầu hệ thống. + Bộ phận thuộc tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đặt tại các trung tâm thanh tra hay trung tâm kỹ thuật khu vực I, II, III, IV... (như các phòng quản lý chất lượng thực phẩm, các phòng thí nghiệm phân tích chất lượng thực phẩm). Cục quản lý chất lượng thực phẩm không trực tiếp quản lý về mặt tổ chức nhân sự mà chỉ điều hành họ hoạt động theo những nhiệm vụ quản lý nhà nước về thực phẩm được giao theo những quan hệ và lề lối do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng quy định. + Bộ phận thuộc tổ chức của các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (như các phòng quản lý và phòng kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm). Quan hệ chỉ đạo điều hành của cục quản lý chất lượng thực phẩm đối với các bộ phận này cũng giống như đối với cá trung tâm khu vực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bộ phận thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm ở các Bộ có liên quan (thường đặt ở vụ khoa học kỹ thuật hay cơ quan có chức năng tương tự). Cục quản lý chất lượng thực phẩm thực hiện mối quan hệ hợp tác (và hướng dẫn giúp đỡ về nghiệp vụ kỹ thuật...). Trong thực thi các yêu cầu quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm có liên quan tới chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của các Bộ đó. + Các phòng thí nghiệm - phân tích chất lượng thực phẩm có trong các ngành, các cấp, không phân biệt sở hữu hội đủ điều kiện tự nguyện và được đánh giá công nhân. Các phòng thí nghiệm - phân tích này thực thi nhiệm vụ được giao (ghi trong nhiệm vụ của hệ thống tổ chức) và chịu sự giám sát của Cục quản lý chất lượng thực phẩm hay cơ quan được Cục uỷ quyền giám sát. + Các cơ quan được uỷ quyền thanh tra và kiểm nghiệm (có thể có hình thức này khi cần thiết). Các tổ chức được uỷ quyền này thực thi nhiệm vụ theo quy định của Cục quản lý chất lượng thực phẩm. + Các tổ chức quốc tế và quốc gia khác tham gia vào các hoạt động kiểm soát và thử nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm đối với Việt Nam (chủ yếu là thực phẩm được sản xuất trong các tổ chức hợp tác liên doanh có vốn nước ngoài và thực phẩm xuất nhập. Việc công nhận được tham gia hoạt động và thực thi các hoạt động của các tổ chức này sẽ theo những quy định của chính phủ và theo các thông lệ quốc tế. c. Về chức năng - nhiệm vụ. ở đây chỉ có thể nêu những chức năng và nhiệm vụ chính, không liệt kê tất cả những việc phải làm của từng tổ chức. - Vấn đề quan trọng là: Trên cơ sở những điểm chính đó mà mỗi tổ chức trong hệ thống phải xác định cụ thể cho mình các giới hạn (theo chiều rộng và chiều sâu), đảm bảo cho trong thực thi không đi lệch chức năng (quản lý nhà nước) lệch mục tiêu (đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm) có hiệu quả (nắm được tình hình kịp thời, có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực nhất là các tác hại nguy hiểm; đưa ra các đánh giá có căn cứ và đề nghị nhà nước có sửa đổi, bổ sung kịp thời, thích hợp về chính sách chế độ...). - Vấn đề khó nhưng rất cần nghiên cứu giải quyết sớm là: phân định ranh giới cần thiết về trách nhiệm, cả nhiệm vụ cụ thể trong quản lý chất lượng thực phẩm giữa hệ thống quản lý nhà nước này với các Bộ và cơ quan khác ở Trung ương, có liên quan (Bộ y tế, thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, t hương mại, hải quan...) và giữa Trung ương với các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Nên giải quyết bằng một quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo đó là các thông tư liên ngành. 4.3. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng thực phẩm. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm gồm: 1. Cục quản lý chất lượng thực phẩm. Đặt trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Trước mắt, Cục có những bộ phận chức năng chính: a) Phòng kế hoạch - chính sách - pháp cế. b) Phòng quản lý - thanh tra. c) Phòng kỹ thuật. d) Phòng hành chính - hợp tác quốc tế. e) Một số phòng thí nghiệm (sẽ xây dựng dần). 2. Các phòng quản lý chất lượng thực phẩm Bố trí theo ngành và theo lãnh thổ. a) Các phòng quản lý chất lượng khu vực (thuộc các khối thanh tra đặt tại các khu vực I, II, III... của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng). b) Các phòng quản lý chất lượng thực phẩm tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc các chi cục Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). c) Các bộ phận quản lý chất lượng thực phẩm thuộc các Bộ quản lý ngành hay lĩnh vực (thường đặt ở vụ khoa học kỹ thuật hoặc ở cơ quan có chức năng tương tự). d) Các cơ quan được uỷ quyền quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm. 3. Hệ thống các phòng thí nghiệm chất lượng thực phẩm. a) Các phòng thí nghiệm trực thuộc Cục quản lý chất lượng thực phẩm. b) Các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm kỹ thuật của Tổng cục ở các khu vực I, II, III. c) Các phong thí nghiệm thuộc các chi cục Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. d) Các phòng thí nghiệm thuộc các ngành, các cấp được công nhận và giao nhiệm vụ. e) Các phòng thí nghiệm khác được uỷ quyền và các tổ chức thí nghiệm quốc tế tham gia vào việc phân tích thử nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm cho Việt Nam. Trong hệ thống này về mặt tổ chức có 3 loạ hình khác nhau: 1) Các tổ chức thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu sự chỉ đạo toàn diện của Tổng cục ( Cục quản lý chất lượng thực phẩm, các phòng quản lý và thí nghiệm thuộc các khu vực I, II, III). 2) Các tổ chức thuộc biên chế của tỉnh, thành phố nhưng chịu sự chỉ đạo của Tổng cục ( Cục quản lý chất lượng thực phẩm) về pháp chế, nghiệp vụ, kỹ thuật (như các phòng quản lý chất lượng thực phẩm và phòng thí nghiệm chất lượng thực phẩm thuộc các chi cục, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. 3) Các tổ chức thuộc biên chế của các ngành, các cấp do các ngành, các cấp quản lý toàn diện, nhưng riêng về quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm thì chịu sự hướng dẫn, giám sát của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ( Cục quản lý chất lượng thực phẩm) như các bộ phận quản lý chất lượng thực phẩm ở Bộ, các phòng thí nghiệm được công nhận giao nhiệm vụ hay uỷ quyền;... Bên cạnh hệ thống này có những tổ chức trong và ngoài nước có quan hệ thường xuyên với hệ thống trong quá trình hoạt động như: - Uỷ ban phối hợp quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm - Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, kể cả các tổ chức phi chính phủ, có liên quan. - Uỷ ban tiêu chuẩn hoá quốc tế về chất lượng thực phẩm Codex và các tổ chức quốc tế, quốc gia khác có liên quan. - Các tổ chức hoạt động về sản xuất, kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, nghiên cứu triển khai... về thực phẩm. - v.v... Sơ đồ tổ chức Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm Việt Nam. Bộ khoa học công nghệ và môi trường Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Cục quản lý - chất lượng thực phẩm Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm Các tổ chức liên hệ Uỷ ban codex Tổ chức quốc tế và quốc gia khác x Các tổ chức trong nước Phòng kế hoạch chính sách pháp chế Phòng quản lý thanh tra Phòng kỹ thuật Phòng hành chính hợp tác quốc tế văn phòng codex Thuộc cục quản lý chất lượng - thực phẩm thuộc các trung tâm khu vực I, II, III, N… Thuộc các chi cục TCĐLCL tỉnh - Thành Phố Thuộc các ngành trung ương Tổ chức uỷ quyền ………. Các tổ chức quản lý thanh tra Thuộc cục quản lý chất lượng - thực phẩm Thuộc các khu vực I, II, III, N … Tổ chức uỷ quyền ………. Các phòng thí nghiệm Thuộc các chi cục TCĐLCL tỉnh thành phố Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tư vấn Quan hệ phối hợp 4.4. Chức năng nhiệm vụ, quan hệ lề lối làm việc chung của hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. 4.4.1. Chức năng của hệ thống. Thực hiện vai trò kiểm soát của nhà nước đối với chất lượng thực phẩm được sản xuất, lưu thông, dịch vụ và xuất nhập khẩu, nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng, an toàn và vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, ngăn chặn các tác hại do chất lượng thực phẩm không đảm bảo gây ra (hư hỏng, hôi thối, nhiễm trùng gây bệnh, nhiễm độc tố, giả mạo...) 4.4.2. Nhiệm vụ chính của hệ thống. a) Nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy (dự thảo luật, văn bản dưới luật, các chính sách, chế độ, quy chế các quy hoạch và kế hoạch phát triển...) để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, ban hành, phổ biến, hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. Xây dựng các tài liệu nghiệp vụ và kỹ thuật để thống nhất áp dụng trong hệ thống. b) Tiến hành các hoạt động quản lý (thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm...) đối với các đối tượng thuộc diện quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm... c) Tiến hành việc phân tích thử nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm phục vụ cho yêu cầu kiểm soát của nhà nước và cho các yêu cầu khác trong phạm vi được phép. d) Thực hiện các công việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng thực phẩm. e) Tổ chức việc đào tạo về nghiệp vụ và kỹ thuật cho cán bộ nhân viên của hệ thống, đảm bảo cung cấp các thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động của hệ thống. g) Phối hợp với các cơ quan hữu trách trong việc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước có liên quan tới chất lượng thực phẩm như: đăng ký chất lượng thực phẩm, xét công nhận các phòng thử nghiệm về chất lượng thực phẩm, chứng nhận thực phẩm phù hợp TCVN, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm quảng cáo chất lượng thực phẩm... 4.4.3. Quan hệ lề lối làm việc trong hệ thống. a) Trong nội bộ hệ thống (giới hạn trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm) thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về pháp chế, nghiệp vụ và kỹ thuật do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định. b) Tất cả các tổ chức và cá nhân trong hệ thống được quan hệ trực tiếp với nhau để phối hợp công tác hoặc giải quyết những công việc có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao. c) Thực hiện đúng quy định về chế độ ghi chép, thống kê báo cáo (theo nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định, chế độ xin ý kiến cấp có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết các công việc vượt quá quyền hạn của mình. d) Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chính và là chủ trì tổ chức thực hiện các công việc có liên quan tới các cơ quan và cá nhân khác thì phải đảm bảo thông báo đầy đủ, kịp thời nội dung và thời hạn công việc mình định làm, lấy ý kiến đầy đủ của các cơ quan và cá nhân có liên quan (bằng văn bản với các đối tượng bắt buộc và ghi lại ý kiến đóng góp với các đối tượng khác) trước khi quyết định. e) Khi có ý kiến bất đồn thì giải quyết như sau: - Trực tiếp trao đổi thoả thuận với nhau giữa các bên có ý kiến bất đồng. - Nếu là vấn đề thuộc về tổ chức và nhân sự thì báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý về tổ chức nhân sự xem xét, giải quyết. + Nếu là vấn đề pháp chế, nghiệp vụ, kỹ thuật thì báo cáo lên Cục trưởng Cục quản lý chất lượng thực phẩm xem xét, giải quyết. Tuỳ theo tính chất từng vấn đề mà Cục quản lý chất lượng thực phẩm quyết định theo quyền hạn của mình (thường là những vấn đề nghiệp vụ); tham khảo ý kiến của các hợp đồng chuyên gia để đưa ra các chỉ dẫn hay quyết định (thường là các vấn đề kỹ thuật) hoặc báo cáo với các cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định (thường là những vấn đề về pháp chế, quan hệ quốc tế). 4.5. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm. 4.5.1 Chức năng - nhiệm vụ của Cục quản lý chất lượng. a) Chức năng: Cục quản lý chất lượng thực phẩm (đặt trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) là cơ quan chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm trong cả nước trên cơ sở pháp lệnh về chất lượng hàng hoá, luật thực phẩm và các quy định của chính phủ. Cục quản lý chất lượng thực phẩm là cơ quan Trung ương đứng đầu hệ thống chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm. b) Nhiệm vụ. Cục quản lý chất lượng thực phẩm có các nhiệm vụ chính sau: - Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp quy (luật văn bản dưới luật, quy định của chính phủ...) các chính sách chế độ, thể lệ, các quy hoạch và kế hoạch về quản lý chất lượng để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt ban hành, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. - Hướng dẫn xây dựng về tổ chức và chỉ đạo về hoạt động cho hệ thống quản lý chất lượng trong cả nước. - Tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm (thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý) thuộc diện mình trực tiếp quản lý. Chỉ đạo các hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm của các tổ chức cấp dưới thuộc hệ thống của mình. - Trực tiếp thực hiện (với các phòng thí nghiệm trực thuộc) và hướng dẫn theo dõi việc thực hiện (với các phòng thí nghiệm khác trong hệ thống) các phân tích thử nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của quản lý nhà nước. - Phối hợp với các cơ quan và các cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các biện pháp quản lý khác đối với chất lượng thực phẩm như: Đăng ký chất lượng, chứng nhận chất lượng phù hợp TCVN, xét công nhận phòng thí nghiệm, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng... - Là đầu mối liên hệ và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý chất lượng thực phẩm (với FAO, WHO, CODEX, với các tổ chức quản lý chất lượng thực phẩm quốc gia của các nước...) - Tổ chức việc đào tạo cán bộ cho cả hệ thống về pháp chế, nghiệp vụ và kỹ thuật trong hoạt động quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm. - Thu thập và cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho cả hệ thống. 4.5.2. Nhiệm vụ chính của các bộ phận chức năng trực thuộc Cục quản lý chất lượng thực phẩm. 1. Phòng kế hoạch - chính sách - pháp chế (Phòng Tổng hợp) Nhiệm vụ chính của phòng này là: - Tổ chức nghiên cứu xây dựng các chính sách quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (như các quy định chung, các quy định về vệ sinh, vấn đề đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, xuất nhập khẩu thực phẩm, việc tiêu dùng thực phẩm, việc kiểm soát và xử lý các tác hại do chất lượng thực phẩm không đảm bảo gây ra như hư hỏng, hôi thối, nhiễm trùng gây bệnh, nhiễm độc tố, hàng giả mạo...). - Tập hợp yêu cầu xây dựng các quy hoạch, kế hoạch chung của hệ thống và riêng của cục về quản lý chất lượng thực phẩm. Theo dõi làm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các quy hoạch kế hoạch đó... - Là đầu mối về công tác pháp chế của Cục (lập chương trình xây dựng pháp chế, hoàn chỉnh về nội dung, làm các thủ tục xét duyệt...). - Thực hiện chức năng văn phòng của uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm. 2. Phòng quản lý - thanh tra. Nhiệm vụ chính của phòng này là: - Điều hoà, phối hợp hoạt động kiểm soát nhà nước đối với chất lượng thực phẩm của hệ thống (thanh tra, kiểm soát giám sát, xử lý...) - Trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm (thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý...) đối với các đối tượng do Cục trực tiếp theo dõi, quản lý. - Tập hợp tình hình số liệu và làm các báo cáo về tình trạng chất lượng thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, xuất nhập khẩu, đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. - Là đầu mối xem xét giải quyết các tranh chấp về chất lượng thực phẩm phát sinh trong các hoạt động quản lý của hệ thống (giữa hệ thống với các đối tượng quản lý giữa các bên có liên quan...). 3. Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ chính của phòng này là: - Tổ chức nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ và kỹ thuật trong công tác phân tích, thử nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của quản lý nhà nước. - Hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ các phòng thí nghiệm trong hệ thống thực hiện việc phân tích, thử nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm theo đúng phương pháp, khách quan, trung thực. 4. Phòng hành chính - Hợp tác quốc tế. Nhiệm vụ chính: - Làm các công việc về tổ chức nhân sự của cục và phần liên quan của hệ thống, về các công việc hành chính về các phương tiện vật chất cho Cục. - Làm các công việc về hợp tác quốc tế của Cục. - Làm văn phòng trực của Uỷ ban Codex. 5. Các phòng thí nghiệm (nếu có) 4.5.3. Nhiệm vụ chính của các phòng quản lý chất lượng thực phẩm và các phòng thí nghiệm không trực thuộc Cục quản lý chất lượng thực phẩm. 1. Các phòng quản lý chất lượng thực phẩm. (ở Bộ, ở các khu vực, ở các tỉnh, thành phố). Nhiệm vụ chính của các phòng này là: - Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát nhà nước về chất lượng thực phẩm (thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý...) đối với các đối tượng do mình quản lý (trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ, xuất nhập khẩu) theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp đã quy định. - Trong phạm vi quyền hạn của mình, buộc đối tượng bị quản lý phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục các sai phạm. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương và biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của quản lý nhà nước. - Tập hợp tình hình số liệu, làm các thống kê báo cáo theo đúng biểu mẫu do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định. 2. Các phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ chính của các phòng thí nghiệm này là: - Tiến hành các phân tích thử nghiệm, đánh giá và cấp chứng chỉ về chất lượng thực phẩm phục vụ cho quản lý nhà nước và phục vụ cho các yêu cầu khác mà các phòng thí nghiệm được phép thực hiện. - Tham gia nghiên cứu xây dựng các phương pháp phân tích, thử nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm để Cục quản lý chất lượng thực phẩm công bố, áp dụng chung cho cả hệ thống. - Tuỳ khả năng có thể tham gia vào công việc nghiên cứu sáng tạo (về phương pháp, về cải tiến chất lượng...) phục vụ cho quản lý chất lượng thực phẩm. - Tuỳ theo khả năng và yêu cầu của quản lý nhà nước, có thể tham gia vào các chương trình nghiên cứu, phân tích thử nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm trong các hợp tác quốc tế về quản lý chất lượng thực phẩm. 4.6. Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm. 1. Chức năng: Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm là tổ chức tư vấn và phối hợp hoạt động về quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm trên cơ sở pháp lệnh chất lượng hàng hoá, luật thực phẩm, các quy định của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo thông lệ quốc tế. 2. Nhiệm vụ. Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm có các nhiệm vụ chính sau đây: - Kiến nghị các chính sách quốc gia đối với chất lượng thực phẩm và về sự kiểm soát của nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ và giúp đỡ người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm, tránh các tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra. - Đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm (đối tượng quản lý, nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lý, về tổ chức, pháp chế, kỹ thuật về các hoạt động khác có liên quan như tiêu chuẩn hoá, đo lường, chứng nhận chất lượng...). - Tổ chức các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tập hợp lực lượng hướng tới mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng thực phẩm. - Xem xét góp ý kiến về tình hình xây dựng tổ chức và hoạt động của cả hệ thống. - Xem xét đề nghị các hình thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên của hệ thống, các hình thức khuyến khích tinh thần và vật chất đối với các tổ chức và cá nhân có đóng góp xứng đáng cho hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm. 3. Thành phần của Uỷ ban phối hợp. a) Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Chủ tịch b) Đại diện của Bộ y tế Phó chủ tịch c) Đại diện Bộ NN và CNTP Phó chủ tịch d) Đại diện UBKHNN Uỷ viên e) Đại diện Bộ Thương mại Uỷ viên g) Đại diện Tổng cục Hải quan Uỷ viên h) Đại diện Bộ Công nghiệp nhẹ Uỷ viên i) Đại diện Bộ Thuỷ sản Uỷ viên k) Đại diện văn phòng chính phủ Uỷ viên l) Cục trưởng Cục quản lý chất lượng thực phẩm Uỷ viên Tuỳ theo yêu cầu của quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm và Uỷ ban phối hợp này có thể sẽ được bổ sung, thay thế các thành viên. Trong khi làm việc Uỷ ban phối hợp có thể mời đại diện các cơ quan có liên quan, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm để tham khảo ý kiến. 4. Quan hệ lề lối làm việc. a) Uỷ ban làm việc theo nguyên tắc trao đổi ý kiến, đưa ra các nhận xét, đánh giá và kiến nghị, các giải pháp cho vấn đề được xem xét. Kiến n ghị của Uỷ ban đưa ra trên sự nhất trí của các thành viên, không lấy biểu quyết theo nguyên tắc đa số, những bất động không giải quyết được trong uỷ ban thì báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. b) Phương thức làm việc chính của uỷ ban là họp định kỳ và họp bất thường khi cần thiết. Các thành viên Uỷ ban phải chuẩn bị kiến thức trước theo chương trình họp và các dự thảo đề án do bộ phận trực gửi, các thành viên phải nói rõ ý kiến nào là ý kiến của cơ quan mình đại diện, ý kiến nào là ý kiến của cá nhân mình. c) Bộ phận trực (gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên thường trực). Chịu trách nhiệm thu thập ý kiến chuẩn bị các dự thảo đề án, các chương trình họp cho uỷ ban chịu trách nhiệm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức văn bản, các vấn đề mà uỷ ban đã nhất trí, gửi các văn bản đó tới các cơ quan và cá nhân có liên quan và cho các thành viên của Uỷ ban. d) Cục quản lý chất lượng thực phẩm ( Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) chịu trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc của bộ phận trực, nơi hội họp của uỷ ban, các phương tiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của uỷ ban có hiệu quả. III.5. Số lượng tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm chia theo phân loại: (bao gồm) - TCVN 1699 - 86 Hạt giống lúa. Tên gọi và định nghĩa. TCVN 1700 - 86 Hạt giống lúa nước phương pháp thử. TCVN 1776 - 1996 Hạt giống lúa nước - yêu cầu kỹ thuật. TCVN 3236 - 79 Khoai tây giống, yêu cầu kỹ thuật TCVN 3937 - 84 Kiểm dịch thực vật. Thuật ngữ - định nghĩa TCVN 4261 - 86 Bảo vệ thực vật - Thật ngữ - định nghĩa TCVN 4731 - 89 Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu TCVN 1441 - 86 Vịt thịt TCVN 1697 - 87 Kén tươi tằm dãn - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 1857 - 86 Gà thịt TCVN 1975 - 77 Thuật ngữ trong công tác giống gia súc TCVN 2183: 1993 Lông vịt xuất khẩu TCVN 3577 - 81 Trâu bò sữa. Kiểm tra khả năng xuất sữa. TCVN 3669 - 81. Lợn cái giống thuộc nhiên (heo trắng). Phân cấp chất lượng. TCVN 5497 - 91 (ISO 3973: 1977) Bò để giết mổ. Thuật ngữ định nghĩa. TCVN 6162: 1996 (CAC/RCP 41-1993) Quy phạm về kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ và đánh giá động vật và thịt trước và sau khi giết mổ. TCVN 3138 - 79 Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho tre nứa dùng làm nguyên liệu giấy. TCVN 3139 - 79 Bảo quản tre nứa. Phương pháp phòng mọt và mốc cho trúc. TCVN 3230 - 90 Quế xuất khẩu TCVN 3231 - 79 Quế xuất khẩu. Phương pháp thử. TCVN 4188-86 Nhựa thông. TCVN 4190 - 86 Colophan thông TCVN 4341 - 86 Nhựa cánh kiến đỏ và sản phẩm. Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 3772 - 83 Trại nuôi lợn - Yêu cầu thiết kế. TCVN 3773 - 83 Trại nuôi gà. Yêu cầu thiết kế. TCVN 3997 - 85 Trại nuôi trâu bò. Yêu cầu thiết kế. TCVN 4251 - 86 Trại lợn giống. Yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật. TCVN 5376 - 91 Trại chăn nuôi. Phương pháp kiểm tra vệ sinh. TCVN 5377 - 91. Kho bảo quản sản phẩm động vật. Phương pháp làm vệ sinh và tiêu độc TCVN 3996 - 85 Kho giống lúa. Yêu cầu thiết kế TCVN 5452 - 91 Cơ sở giết mổ. Yêu cầu vệ sinh. TCVN 2739 - 86 Thuốc trừ dịch hại. Phương pháp xác định độ axít và độ kiềm. TCVN 2740 - 86 Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt TCVN 2742 - 86 Thuốc trừ sâu và tuyến trùng - Furadan 3% dạng hạt. TCVN 2741 - 86 Thuốc trừ sâu. Basudin 10% dạng hạt TCVN 2743 - 78 Thuốc trừ dịch hại. Xác định phần còn lại trên sàng. TCVN 2744 - 86 Thuốc trừ dịch hại. Phương pháp xác định hàm lượng nước. TCVN 3711 - 82 Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu. TCVN 3712 - 82 Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu TCVN 3713 - 82 Thuốc trừ dịch hại. Metyla parathion 50% dạng nhũ dầu. TCVN 3714 - 82 Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu. TCVN 4541 - 88 Thuốc trừ sâu. Azodrin 50% dạng dung dịch TCVN 4542 - 88 Thuốc trừ sâu. Bassa 50% dạng nhũ dầu TCVN 4543 - 88 Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt TCVN 4718 - 89 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương. Phương pháp xác định dư lượng Gama - BHC TCVN 4719 - 89 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo và đậu tương. Phương pháp xác định Methylparathion. TCVN 4729 - 89 Thuốc bảo vệ thực vật. Danh mục chỉ tiêu chất lượng. TCVN 5141 - 90 (CAC/PR7-1984). Nông sản thực phẩm. Hướng dẫn thực hành phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại. TCVN 5624: 1991 (CAC/VOL.XiV Ed.2 Part IV) Danh mục giới hạn tối đa dư lượng thuốc trừ dịch hại. TCVN 1525 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng phốt pho. TCVN 1526 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng Canxi. TCVN 1532: 1993 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp thử cảm quan TCVN 1535: 1993 Thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi. Phương pháp xác định mức độ nghiền. TCVN 1537 - 74 Thức ăn hỗn hợp cho gia súc. Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất sắt. TCVN 1539 - 74 Thức ăn hỗn hợp cho gia súc. Phương pháp xác định hàm lượng bao tử. TCVN 1540 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định độ nhiễm côn trùng. TCVN 1545: 1993 Thức ăn cho chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng chất chiết không đạm TCVN 1546 - 74 Thức ăn hỗn hợp cho gia súc. Phương pháp xác định hàm lượng axít. TCVN 1547: 1994 Thức ăn hỗn hợp cho lợn. TCVN 1644 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Bộ cá nhạt. TCVN 2265: 1994 Thức ăn hỗn hợp cho gà. TCVN 3142: 1993 Thức ăn cho chăn nuôi premic vitamin TCVN 3143: 1993 Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi. Primic khoáng vi lượng. TCVN 4325 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu. TCVN 4326 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định độ ẩm. TCVN 4327: 1993 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng tro. TCVN 4328 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô. TCVN 4329: 1993 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô. TCVN 4330 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng Natri clorua. TCVN 4331 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô. TCVN 4585: 1993 Thức ăn chăn nuôi: khô dầu lạc TCVN 4783 - 89 Thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi. Danh mục chỉ tiêu chất lượng. TCVN 4801. 89 (ISO 771: 1977) Khô dầu. Phương pháp xác định hàm lượng ẩm và các chất bay hơi. TCVN 4802 - 89 (ISO 736: 1977). Khô dầu. Phương pháp xác định phần chiết xuất bằng dietyl este. TCVN 4803 - 89 (ST SEV 4800 - 84). Thức ăn chăn nuôi dạng viên nhỏ bổ sung vitamin E. TCVN 4804 - 89 (ST SEV 4318 - 83) Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định aflatoxin. TCVN 4805 - 89 (ISO 5061 - 1983) Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định vỏ hạt thầu dầu bằng kính hiển vi. TCVN 4806 - 89 (ISO 6095: 1980) Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định Clorua hoà tan trong nước. TCVN 5138 - 90 (CAC/PR 4-1986). Nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phân loại để phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại. TCVN 5181 - 90. Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng Lizin. TCVN 5282 - 90. Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng Metionin TCVN 5284 - 90 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng Caroten. TCVN 5283 - 90. Thức ăn gia súc. Phương pháp xác định hàm lượng triptophan. TCVN 5285 - 90 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng hydrrat cácbon hoà tan và dễ thuỷ phân bằng thuốc thử antro. TCVN 5306 - 91 (ST SEV 5625 - 86) Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định độc tố nấm Fuzariotoxin TCVN 5790 - 1993. Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định nấm men và nấm mốc. TCVN 4285 - 86 Thuốc lá điếu. Phương pháp thử. TCVN 4286 - 86 Thuốc lá đầu lọc. Phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm. 59 4287 - 86 Thuốc lá điếu đầu lọc. TCVN 5075 - 90 (ISO 2817: 1974) Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Phương pháp quang phổ xác định ancaloit TCVN 5077 - 90 (ISO 2971: 1990) Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Thuốc lá điếu và đầu lọc. Phương pháp xác định đường kính danh nghĩa. TCVN 5078 - 90 (ISO 3402: 1978) Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Môi trường bảo ôn mẫu và thử. TCVN 5079- 90 (ISO 3550: 1975). Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Thuốc lá điếu. Phương pháp xác định độ rỗ đầu. TCVN 5080 - 90 (ISO 8474: 1981) Thuốc lá nguyên liệu. Lấy mẫu, nguyên tắc chung. TCVN 5081 - 90 (ISO 6488: 1981). Thuốc lá. Phương pháp xác định hàm lượng nước. Phần III: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hoá đối với nông sản - thực phẩm 1) Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. 2) Hoàn thiện pháp lệnh thực phẩm và một số thông tư liên tịch phân công trách nhiệm quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm tránh chồng chéo, tránh bỏ sót nhiệm vụ đối tượng quản lý và phạm vi trách nhiệm giữa các Bộ. 3) Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường hàng dào kỹ thuật để chủ động giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai có hiệu quả "Tháng hành động về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục kiến thức cho cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm đề phòng ngộ độc thực phẩm. - Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất thực phẩm đối với việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng. 4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường (chú trọng thực phẩm nhập khẩu và sản xuất tiêu dùng nội địa) góp phần chống thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng nhằm lập lại trật tự, kỷ cương và chủ động đề phòng ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng. 5) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm áp dụng chương trình quản lý bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, ISO, GMP... * Nông sản - thực phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt vì vậy rất cần có sự tập trung quản lý của Nhà nước. Trước hết về mặt kỹ thuật Nhà nước phải có một chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hoá nông sản thực phẩm. Đảm bảo cho người tiêu dùng có được một sự tin tưởng khi tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước phải tập trung các tiêu chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền sau đó cung cấp cho các cơ sở sản xuất chế biến hàng hoá nông sản thực phẩm. Dưới hai hình thức: Bắt buộc áp dụng và tự nguyện áp dụng. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước khi khai thác chế biến loại hàng hoá này đều đã thấy được sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản thực phẩm đối với các chính sách của Nhà nước họ đã áp dụng một cách triệt để. Vì vậy khi nói đến số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn hoá thì có thể kết luận ngay rằng: Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng hoá nông sản thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam đều có giải pháp áp dụng tiêu chuẩn hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh ngay ngắt của các mặt hàng. Và một điều tất yếu rằng tất cả các doanh nghiệp sản xuất loại hàng hoá này cũng đều phải ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thì mới có ưu thế tồn tại và phát triển. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hoá nông sản thực phẩm phục vụ cho người tiêu dùng cần thiết phải có sự nỗ lực của hai bên: Nhà nước tăng cường hơn nữa sự quản lý trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế thì mới mong có được nền thương mại phát triển. Đối với các doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách triệt để các tiêu chuẩn của Nhà nước đã đề ra cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Kết luận Muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn từ phía các doanh nghiệp cùng với một phương pháp quản lý khoa học của Nhà nước. Để hình thànhb nên một cơ cấu quản lý cũng như sự điều tiết của Nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực nông sản - thực phẩm là cả một quá trình hình thành và phát triển của luật pháp quốc gia. Với đề tài: "Tăng cường quản lý của Nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm". Em chỉ có thể nêu được một số quan điểm về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm. Và một số góp ý về tăng cường quản lý Nhà nước. Do kiến thức còn hạn chế nên khi trình bày sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo của thầy. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, các bác trong Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng (Thuộc TCTCĐLCL). Và sự hướng dẫn của thầy giáo: GS.TS Nguyễn Đình Phan. Đã giúp em hoàn thành bài viết này. Sinh viên Trịnh Minh Thạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0569.DOC
Tài liệu liên quan