MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Nhờ những đóng góp to lớn về mặt kinh tế xã hội du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới như UAE, Ai Cập, Hy Lạp, Thái Lan và ở Việt Nam trước những tác động to lớn đó của du lịch thì Đại hội Đảng lần IX đã nêu rõ: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong một vài năm trở lại đây. Và kể từ khi cuộc khủng bố 11-9 xảy ra thì Việt Nam một điểm đến an toàn đã thực sự thu hút được ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế đến để tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa. Thế nhưng, năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra thì du lịch sớm chịu ảnh hưởng và bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng này do tính rất nhạy cảm với các biến cố của bản thân ngành du lịch.
Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã giảm đáng kể, doanh thu giảm và hàng loạt các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải làm sao để có thể thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục phát triển ngành du lịch - ngành công nghiệp vàng của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chính vì vậy, chúng em đã chọn đề tài: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020” để làm công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1.Tính cấp thiết của đề tài 7
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
2.1 Mục đích nghiên cứu 8
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Kết cấu của bài viết 10
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 12
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 12
1.1 Du lịch quốc tế 12
1.1.1 Du lịch 12
1.1.1.1 Khái niệm du lịch 12
1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch 14
1.1.1.3 Phân loại du lịch 17
1.1.2 Du lịch quốc tế 21
1.1.2.1. Khái niệm du lịch quốc tế 21
1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch quốc tế 21
1.1.2.3. Các loại hình du lịch quốc tế 21
1.2 Những vấn đề chung về khách du lịch quốc tế 22
1.2.1 Tổng quan về khách du lịch 22
1.2.1.1. Khái niệm về khách du lịch 22
1.2.1.2. Đặc điểm của khách du lịch 24
1.2.1.3. Phân loại khách du lịch 25
1.2.2 Khách du lịch quốc tế 26
1.2.2.1. Khái niệm khách du lịch quốc tế 26
1.2.2.2. Phân loại khách du lịch quốc tế 27
1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế 27
1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế 27
1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế 28
1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế 28
1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội 29
1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du lịch 31
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia 33
1.3.4 Các công việc để thu hút khách du lịch quốc tế 39
1.3.4.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốc tế 39
1.3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch 40
1.3.4.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 40
1.3.4.4 Cải thiện môi trường du lịch quốc gia 41
1.3.4.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 41
1.3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 41
1.3.4.7 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch 42
1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 42
1.4 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu 46
CHƯƠNG 2 49
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 49
2.1 Sơ lược về du lịch quốc tế trong thời kỳ 2001 - 2008 49
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 51
2.2.1 Tài nguyên du lịch 51
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn khách du lịch quốc tế 58
2.2.2.1 Tình hình an ninh chính trị 58
2.2.2.2 Các tệ nạn xã hội 59
2.2.2.3 Thiên tai, dịch bệnh 59
2.2.2.4 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm 60
2.2.2.5 Tình hình an toàn giao thông 62
2.2.3 Các điều kiện phục vụ khách du lịch 62
2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 63
2.2.3.2 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch 66
2.2.4 Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa 68
2.2.5 Những biến động kinh tế, an ninh chính trị thế giới 68
2.3 Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 70
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 70
2.3.1.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế
2.3.1.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch của Việt Nam 73
2.3.1.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 77
2.3.1.4 Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam 79
2.3.1.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 80
2.3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 81
2.3.2 Kết quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Vệt Nam
2.3.3 Phân tích hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các chỉ tiêu đo lường 90
2.3.4 Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 95
CHƯƠNG 3 101
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TỚI NĂM 2020 101
3.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế và những thời cơ, thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam 101
3.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế 102
3.1.1.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến du lịch quốc tế 102
3.1.1.2 Cam kết của Việt Nam với WTO về mở của thị trường du lịch: 107
3.1.2 Những thời cơ và thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 110
3.1.2.1 Những thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
3.1.2.2 Những thời cơ đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
3.1.3 Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới 112
3.2 Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015
3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 117
3.3.1 Các giải pháp trong ngắn hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 117
3.3.1.1 Giải pháp liên quan đến Marketing, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới 118
3.3.1.2 Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách 120
3.3.1.3 Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch 122
3.3.1.4 Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch 125
3.3.2 Các giải pháp trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 127
3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng tiếp đón khách du lịch quốc tế đến 128
3.3.2.2 Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch 130
3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 133
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ 133
3.4.2 Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 133
KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
138 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta cũng có những thuận lợi khác như:
Việc hội nhập WTO thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.
Khi gia nhập WTO thì khả năng thu hút vốn FDI của chúng ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Lượng vốn này đã đạt tới 2,2 tỷ USD trong tổng vốn 5,15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong chín tháng qua.
Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển; giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế.
Sự dỡ bỏ những rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước. Du khách đi du lịch giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hơn, ít phiền hà, khó khăn.. . điều này sẽ góp thêm phần vào việc tăng nhu cầu đi du lịch của người tiêu dùng.
Sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới
Thông qua các nghiên cứu dự đoán tình hình phát triển thì tổ chức du lịch quốc tế đã đưa ra nhận định cho ngành du lịch thế giới là sẽ tiếp tục tăng trưởng với tố độ khoảng 4% / năm và cho đến năm 2020 số lượng khách quốc tế đến các khu vực sẽ đạt hơn 1,56 tỷ lượt khách. Trong đó, tổng số khách du lịch đến các vùng cao nhất là ở ba khu vực: Châu Âu (717 triệu lượt khách du lịch), Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu lượt khách) và Châu Mỹ (282 triệu lượt), theo sau là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á (xem hình 3.1). Tổ chức này cũng cho rằng Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi ghi nhận tốc độ tăng trưởng ở tỷ lệ hơn 5 phần trăm mỗi năm, so với mức trung bình của thế giới 4,1%, khu vực Châu Âu và Châu Mỹ được dự đoán thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng trung bình. Bên cạnh đó, Châu Âu sẽ duy trì thị trường lớn nhất thế giới, mặc dù sẽ có một suy giảm từ 60 phần trăm trong năm 1995 đến 46 phần trăm trong năm 2020. Đến năm 2010 Châu Mỹ sẽ mất các vị trí số hai mà thay vào đó là khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ,sẽ nhận được 25 phần trăm của thế giới vào năm 2020 tới , còn Châu Mỹ giảm từ 19 phần trăm năm 1995 đến 18 phần trăm trong năm 2020
Hình 3.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2020
(Nguồn: World Tourism Organization)
Xét trong khối ASEAN vào thời điểm hiện tại, xu hướng trong tương lai, người dân của các nước đều tăng đi du lịch trong nội bộ khối. Các thị trường tiềm năng của nước ta như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Hiện tại thì đang giảm sút nhưng trong thời gian tới sẽ tăng lên trở lại.
Qua các phân tích và dự đoán của tổ chức Du lịch thế giới như ở trên, ta có thể thấy là tình hình phát triển của du lịch sẽ khả quan hơn trong những năm tới. Đặc biệt, với khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, nơi có đất nước Việt Nam, thì sự tăng trưởng là ngày càng cao, điều này cho phép chúng ta hy vọng vào tương lai tươi sáng của ngành du lịch. Mặc dù trong thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn đang khủng hoảng tài chính và những tác động của nó đến nước ta cũng như cụ thể là ngành du lịch thì còn rất nhiều, thế nhưng, với sự nỗ lực của Chính phủ, của từng cơ quan bộ ngành thì chúng ta đang dần kiểm soát được sự suy giảm, và sẽ dần dần khôi phục lại sự phát triển của ngành kinh tế. Nhìn nhận những mặt tích cực, thì ngành du lịch của nước ta trong tương lai sẽ có thể tăng trưởng cao hơn nữa, thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Chính vì vậy, ta sẽ xây dựng các định hướng cụ thể và từ đó đề ra giải pháp dựa theo những định hướng đó, nhằm nâng cao việc thu hút khách du lịch vào Việt Nam, ổn định sự phát triển lâu dài.
. Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015
Trong bối cảnh hiện nay là khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp tục biến động trên thế giới, ngành du lịch nước ta cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngành du lịch nước ta cần phải làm gì để thoát khỏi tình trạng khó khăn này, làm sao để tiếp tục phát triên ngành công nghiệp không khói này đi lên. Đây là câu hỏi lớn đặt ra trong thời điểm hiện tại. Để có thể xác định rõ những biện pháp cần phải làm thì trước hết chúng ta cần phải xác định rõ hướng đi, định hướng trong tương lai cần tập trung giải quyết vấn đề nào, phát triển cái gì….đây chính là điều rất quan trọng bên cạnh việc xác định những cơ hội và thách thức trong thời điểm hiện tại. Việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một phần trong ngành du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, mà chúng ta cần định hướng rõ hướng phát triển ngành du lịch Việt nam trong thời gian tới trước, rồi mới định hướng việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ bây giờ cho đến năm 2015.
Những định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam:
Những năm gần đây thì Du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, chúng ta tập trung phát triển và đưa ngành kinh tế này đi lên. Mặc dù năm 2008, Du lịch Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng thế nhưng chúng ta sẽ cố gắng cải thiện để có thể tiếp tục đưa ngành Du lịch phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong phân phối tỷ trọng của cả nước, đề ra mục tiêu đạt 6,5 – 7 triệu khách du lịch quốc tế, 25 triệu khách nội địa, doanh thu du lịch đạt 4 - 4,5 tỷ USD trong năm 2015, đây là cái đích để ngành du lịch Việt Nam hướng tới. Con số này chỉ mới cho ta mục tiêu chung nhất là doanh thu và lượng khách thu hút được, đi sâu hơn, ta xem xét những định hướng sơ lược:
Về thị trường: Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên kiên trì giữ thị trường truyền thống của mình, cố gắng khai thác thị trường mới nhưng biết giữ gìn, bảo vệ thị trường truyền thống, tránh trường hợp chạy theo mục tiêu lợi nhuận, ham những thị trường mới lạ mà lại bỏ qua đi những thị trường vốn là tiềm năng của mình. Chúng ta cần khai thác tốt những thị trường truyền thống trước rồi mới nên mở rộng, việc này sẽ hạn chế rủi ro hơn cho các doanh nghiệp.
Về sản phẩm: Các doanh nghiệp phối hợp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tích cực đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo. Sản phẩm của du lịch thì rất đa dạng, chỉ cần biết khai thác, gợi mở và sáng tạo, du lịch nước ta có thể xây dựng nên các sản phẩm hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nâng cao sức cạnh tranh lên rất nhiều. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới đội ngũ công nhân viên, tranh thủ thời gian đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ để có thể cạnh tranh về dịch vụ với các nước trong khu vực.
Về vấn đề giá cả dịch vụ: Để có được giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải thắt chặt chi phí, nhiều doanh nghiệp du lịch cứ mải quan tâm đến lợi nhuận mà luôn đưa ra giá cả trên trời, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khách du lịch mà ngay cả với doanh nghiệp cũng không thể làm ăn lâu dài với suy nghĩ “chộp giật” như vậy. Như vậy các doanh nghiệp lữ hành cần có được sự hợp tác đến từ các nhà cung cấp dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, mua sắm…nhất là sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, tránh việc mỗi nơi một kiểu, mỗi nơi một phương pháp làm việc, không đồng nhất, gây khó khăn cho khách du lịch.
Về xúc tiến du lịch: Trong xu thế cắt giảm chi phí, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí marketing, chi phí tham gia các hội chợ quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định là tích cực khai thác tốt các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng bằng các kênh phân phối nhất định. Tổng cục du lịch cũng có các biện pháp để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể họp bàn với nhau để thống nhất một số giải pháp chung nhằm thực hiện thống nhất và đạt hiệu quả cao. Ngành cũng đang đề ra mục tiêu trong năm 2009 sẽ đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế, 22 triệu lượt khách nội địa và thu nhập xã hội từ du lịch đạt 65.000 tỷ đồng.
Những định hướng phát triển việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt nam đến năm 2015:
Việc xác định rõ phương hướng nhằm phát triển việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là rất quan trọng trong thời điểm hiện tại, khi mà xu hướng của người tiêu dùng trên thế giới là cắt giảm chi tiêu, hạn chế tiêu xài quá hoang phí nên số luơng khách du lịch quốc tế vào nước ta cũng giảm đi nhanh chóng.
Để có thể định hướng được thì ta cần có một mục tiêu cụ thể, với mức tăng trưởng hiện nay của ngành du lịch là khoảng 4% /năm thì mục tiêu mà ngành du lịch đã đặt ra là phấn đấu thu hút được khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Để có thể thu hút được số lượng khách như vậy, chúng ta cần phải xác định xem là ta sẽ định thu hút khách theo hướng nào.
Việt nam chúng ta đã gia nhập WTO, là thành viên của ASEAN…, chính vì vậy, trước khi tiến đến thu hút những thị trường khách ở xa, chúng ta nên tăng cường du lịch nội khối, thu hút khách ở các nước trong khối sang du lịch nước ta, điều này là khả thi do chính việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng mà họ sẽ lựa chọn những địa điểm du lịch gần quốc gia mình, giá cả rẻ… bên cạnh đó ta cũng cần chú ý khai thác được tốt các du khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu… Các nước này từ trước vẫn là những thị truờng tiềm năng của nước chúng ta.
Ngoài việc tập trung khai thác các thị trường tiềm năng, chúng ta cần chú ý đến việc định hướng các công việc để thu hút cũng như giữ chân khách du lịch, chẳng hạn như: Quy hoạch, xây dựng các khu du lịch vui chơi, giải trí quy mô lớn, đa năng để thu hút du khách; Đầu tư nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ….
Chúng ta phải xác định những bước đi của ngành du lịch bằng những hành động mang tính chuyên nghiệp hóa. Cụ thể, phải có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị du lịch để tạo nên cung cách phục vụ tận tình, chu đáo và hấp dẫn. Bên cạnh đó, phải xây dựng được những mô hình và những địa danh hoàn chỉnh có tính chuyên nghiệp để phục vụ khách thuận lợi và thoải mái. Cần phải có một đội ngũ phục vụ khách tận tình, lịch sự để làm sao khách cảm thấy thoải mái suốt thời gian tham quan nghỉ ngơi. Mặt khác ngành du lịch nên có những website minh họa những danh lam thắng cảnh thiên nhiên và những đặc thù mang tính truyền thống của từng địa phương, từng vùng. Nếu chúng ta làm tốt những điều này thì ngành du lịch sẽ sớm trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà.
Ngành du lịch cũng cần xác định rõ công việc của mình là cần phải tăng cường các hoạt động quảng bá, đưa hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, kết hợp với các ban ngành liên quan để cùng nhau phát triển du lịch Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam:
Sau khi đã nắm được những biến động của ngành du lịch trên thế giới và định hướng được việc phát triển công việc thu hút khách du lịch vào Việt Nam trong thời gian tới, thì dựa vào những nguyên nhân của các tồn tại mà chúng em đã phân tích ở chương 2, từ đó chúng em xin đề xuất một số giải pháp để giải quyết những tồn tại đó trong ngắn hạn và cả trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Các giải pháp trong ngắn hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam:
Trên thực tế thì việc xây dựng và đưa ngành du lịch của chúng ta ngày càng phát triển hơn đòi hỏi một quá trình lâu dài, tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng trước mắt, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta sẽ cần tìm ra những cách giải quyết để khắc phục tình trạng du khách vào Việt Nam ít đi, số lượng du khách quay trở lại Việt Nam cũng không nhiều, cũng như việc để thu hút được nhiều du khách đến Việt Nam hơn trong thời kì khủng hoảng ta cần phải biết quảng bá hình ảnh nước ta ra sao...
Giải pháp liên quan đến Marketing, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới:
Ta có thể thấy điều đấy một cách rõ ràng trước đây, thế giới biết đến Việt Nam như một đất nước của chiến tranh, sau khi hết chiến tranh thì Việt Nam chúng ta vẫn còn là một nước nghèo, chưa phát triển, đến thời điểm hiện tại, đất nước đang trên đà phát triển, Việt Nam cũng được bầu chọn trong khu vực là điểm đến an toàn, với tình hình chính trị - xã hội ổn định, đây là một sự thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam, chúng ta cần phải biết tận dụng những thời cơ này để quảng bá thêm về hình ảnh của đất nước chúng ta ra thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang được biết đến như một điểm đến hấp dẫn với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa, người dân thân thiện, mến khách, ẩm thực phong phú, đa dạng, bãi biển đẹp. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, với khẩu hiệu “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới” và hiện nay là “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã góp phần chuyển tải một thông điệp, cuốn hút đối với du khách nước ngoài. Khẩu hiệu của chúng ta nhằm đạt tới là: “Thêm một người nước ngoài thích đến với Việt Nam, đất nước Việt Nam thêm một người bạn” – đây là một khẩu hiệu rất hay đề cao tính thân thiện hiếu khách của người Việt. Cùng với các hoạt động quảng cáo và đưa hình ảnh Việt Nam ra với thế giới như vậy, chúng ta đã thu hút được lượng khách không nhỏ trong những năm qua.
Nhưng trong bối cảnh hiện tại, với tình hình khủng hoảng tài chính, thì bên cạnh những giải pháp mà ngành du lịch đã làm như : thực hiện các công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thông qua các công việc như tăng cường tham gia các hội nghị khu vực và quốc tế, tham gia các lễ hội, hội chợ, triển lãm du lịch, các đợt phát động thị trường, các Tuần Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức các chuyến khảo sát cho phóng viên báo chí và truyền hình nước ngoài, cho các hãng điều hành tour vào thăm và tìm hiểu tiềm năng du lịch Việt Nam... thì chúng ta cũng nên làm thêm các hoạt động khác:
Xây dựng chiến lược marketing cho du lịch Việt Nam - điều mà ngành du lịch hiện nay đang thiếu trong công tác thu hút khách du lịch đó chính là tính chuyên nghiệp nên cần phải xây dựng các kế hoạch chiến lược cho hoạt động marketing du lịch Việt Nam để xác định rõ các lợi thế của du lịch Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Để có thể thực hiện giải pháp này, chúng ta cần sử dụng các phương tiện xúc tiến phải linh hoạt, dễ tiếp cận và nhiều thông tin cập nhật. Xây dựng hình ảnh quốc gia dựa trên nền tảng văn hóa và tiềm năng thiên nhiên đa dạng có như vậy thì mới tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Nội dung của giải pháp gồm có các công việc như: Thiết lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở những thị trường trọng điểm có tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quóc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Hoa Kỳ. Thiết lập mạng lưới thông tin về du lịch với các chỉ dẫn rõ ràng, giải đáp các thắc mắc của khách du lịch. Thường xuyến phát hành các ần phẩm về du lịch như tạp chí, tờ rơi với logo, khẩu hiệu của Du lịch Việt Nam. Thường xuyên hiện diện ở các hội chợ, hội nghị, hội thảo về du lịch, hợp tác chặt chẽ với hàng không Việt Nam. Tổng cục du lịch cần có kế hoạch cụ thể cho việc tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế để học hỏi kinh nghiệp đồng thời tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia dưới một mái nhà chung ngoài ra tổ chức các roadshow để đẩy mạnh quan hệ công chúng ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Kết hợp chặt chẽ với hàng không Việt Nam để phối hợp nghiên cứu ở những đường bay đến các thị trường này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến Việt Nam. Ngoài ra còn phối hợp để xây dựng và phát hành các ấn phẩm quảng bá trên các chuyến bay của hàng không Việt Nam.
Những công việc này sẽ đưa du lịch Việt Nam ra thế giới, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác, mở rộng tầm hiểu biết. Với các công việc cụ thể như thiết lập các văn phòng đại diện hay thường xuyên hiện diện ở các hội chợ, hội nghị về du lịch… chính là một phương thức quảng cáo cho Việt Nam vô cùng hữu hiệu, thay vì những hình thức quảng cáo chỉ qua báo chí hay tivi, thì du khách khắp thế giới sẽ thấy du lịch Việt Nam rõ ràng hơn, và chắc chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng hơn rất nhiều.
Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách:
Khi du khách trên thế giới đã có những sự chú ý về nước ta, có nhu cầu muốn tìm hiểu về nước ta để xem có nên đi du lịch hay không thì chúng ta sẽ phải thực hiện các biện pháp nhằm thu hút du khách cụ thể hơn. Ngoài ra trong tình hình hiện tại, khủng hoảng diễn ra trên thế giới, lượng du khách quốc tế vào Việt nam cũng giảm đi, thì chúng ta cũng cần có những giải pháp để kích cầu, khiến cho du khách vẫn có thể đi du lịch tại nước ta trong tình hình cắt giảm chi tiêu. Nội dung chính của giải pháp:
Giảm giá các tour du lịch để kích cầu, có thể áp dụng các biện pháp như kết hợp với các hãng vận tải: máy bay, ô tô… cùng các khách sạn để có thể giảm giá mà vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ khách, một vài hình thức giảm giá khả thi như: Các khách sạn cam kết giảm giá từ 30-50% (so với các hợp đồng đã ký với các Công ty lữ hành) trong thời gian khuyến mãi; Các nhà cung cấp dịch vụ (vận chuyển, hướng dẫn, mua sắm, ăn uống, đặc biệt là các cửa hàng, nhà hàng đạt chuẩn du lịch), cam kết đăng ký tham gia chương trình, giảm giá dịch vụ cho khách du lịch; Hàng không Việt Nam cam kết khuyến mại từ 30-50% giá vé các đường bay quốc tế và nội địa cho các tour khuyến mại này…
Bên cạnh đó, các vùng, miền khác nhau có thể tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí nhằm thu hút khách và quảng bá hình ảnh Việt Nam như: Ngành du lịch Hội An (Quảng Nam) hy vọng sẽ thu hút nhiều du khách nước ngoài trong thời gian tới Với tour di lịch độc đáo “Một ngày làm nông dân làng rau Trà Quế”; UBND TP Đà Nẵng cũng đã cho triển khai xây dựng hai tuyến du lịch sinh thái mới tại bán đảo Sơn Trà; một số điểm vui chơi giải trí được hoạt động sau nửa đêm…..Trong thời gian tới, Việt Nam cũng đưa ra các sự kiện du lịch lớn, cụ thể trong hai năm 2009-2010 để thu hút khách quốc tế. Năm 2009 sẽ có các sự kiện: Năm Du lịch Tây Nguyên với chương trình kỷ niệm của Đà Lạt, Lễ hội hoa, Lễ hội cồng chiêng Gia Lai, Lễ hội cà phê Đắc Lắc lần thứ 2, Lễ hội rượu Đăk Nông; cuộc thi pháo hoa tại Đà Nẵng, Lễ hội biển Nha Trang, Những ngày văn hóa du lịch Mekong - Nhật Bản ở Cần thơ, Asia Indoor Game lần thứ 3, hội chợ thực phẩm và khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình "3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia - một điểm đến" tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, Việt Nam sẽ tổ chức các sự kiện "Năm Hà Nội", Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Festival Huế, cuộc thi hoa hậu thế giới (Miss World) tại Nha Trang, Liên hoan phim quốc tế, Liên hoan múa rối và xiếc quốc tế, các hoạt động kỷ niệm mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc... Ngành du lịch cần liên kết và phối hợp chặt chẽ với các chương trình này, coi đây cũng là một hình thức để thu hút khách du lịch, chúng ta cũng cần tích cực quảng cáo, đưa hình ảnh hấp dẫn về các lễ hội của nước ta cho thế giới (có thể thông qua các kênh truyền hình nước ngoài, các chương trình quảng cáo…).
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú trọng loại hình du lịch tổ chức triển lãm, hội thảo, hội nghị (MICE)… những loại hình này cần chúng ta đầu tư vào việc vận chuyển, tiếp đón khách, bố trí nơi ăn chỗ nghỉ ngơi: công việc vận chuyển thì cần phải linh hoạt dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách, tốt nhất là nơi nào hay doanh nghiệp nào tổ chức hội nghị, hội thảo thì nên bố trí xe riêng để đưa đón khách của mình; việc tiếp đón khách thì cần chuẩn bị chu đáo, hạn chế thiếu sót, giúp cho khách đến Việt nam cảm nhận được sự nhiệt tình và hiếu khách của chúng ta - điều này tạo cơ hội hợp tác giao lưu rất lớn; việc sắp xếp chỗ ăn, chỗ nghỉ cũng cần bố trí hợp lý, gần nơi tổ chức sự kiện , tránh việc đẩy khách đến những nơi cách xa trung tâm, phòng nghỉ không được đầy đủ tiện nghi, ăn uống đắt đỏ… Để thực hiện điều này thì những nhà tổ chức sự kiện nên kết nối các khâu từ vận chuyển ăn uống nghỉ ngơi thống nhất, hoạt động hợp lý, sao cho vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Với giải pháp này, chúng ta sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn trong thời gian trước mắt. Việc giảm giá các tour sẽ đánh vào tâm lý người tiêu dùng, khi mà giá cả tăng cao thì nhìn vào các chương trình khuyến mãi sẽ làm cho họ muosn đi du lịch hơn. Thực hiện tốt việc quảng bá các hình ảnh, sự hấp dẫn của lễ hội, ngày lễ ở Việt nam sẽ không chỉ thu hút được du khách đến nước ta mà hình ảnh của đất nước chúng ta cũng được nâng cao hơn. Việc tổ chức thành công các hoạt động này chắc chắn cũng sẽ thu hút được một lượng khách không nhỏ đến Việt Nam. Cam kết và đồng lòng đưa ra các chương trình du lịch hấp dẫn với các nước ASEAN, Việt Nam có thể thu hút được lượng khách tương đối lớn để có thể bù đắp sự sụt giảm từ những thị trường xa hơn.
Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch:
Thu hút khách thành công thì mới chỉ là thành công một nửa, điều quan trọng sau khi ta thu hút được khách đến nước chúng ta là làm sao để chúng ta giữ chân được du khách, khiến cho du khách phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng của họ ở nước ta rồi mới về, và sau đó là làm sao để du khách sẽ quay lại nước ta lần thứ hai, thứ ba... Thực tế tồn tại của du lịch nước ta là 70 % du khách sau khi đến nước ta thì không quay lại lần thứ hai, một số khách quay lại Việt Nam thì khoảng cách giữa lần đi thứ nhất và lần đi thứ hai là cách xa nhau và họ quay lại với mục đích là để xem Việt Nam khác được gì so với hồi trước hay không; hay như việc khách du lịch trên thế giới coi Việt Nam là một địa điểm du lịch mới mẻ, tò mò thì muốn đến xem, chứ Việt nam không được coi là một địa điểm du lịch mà du khách muốn đến thường xuyên như Singapore hay Thái lan… những nước ngay cạnh chúng ta, khách du lịch đến nước họ một lần thì muốn đến lần nữa và thậm chí năm nào cũng có thể đến. Nguyên nhân của việc này như đã phân tích thì có rất nhiều nguyên nhân như: đối với vấn đề chưa làm được du khách muốn tiêu đến đồng tiền cuối cùng rồi mới đi về thì đó là việc thiếu các khu vui chơi giải trí, nơi tiêu tiền của khách du lịch, các sản phẩm lưu niệm ko đặc trưng cho địa điểm đến nên khách du lịch ít tiêu tiền vào nó…. Nội dung chính của giải pháp này sẽ bao gồm:
Phát triền và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát huy tính đặc thù của từng nơi, nên có các biện pháp kiểm soát với các sản phẩm quà tặng bán tại các địa điểm du lịch, tránh trường hợp nơi này bán đặc sản của vùng khác… việc này có thể do các cơ quan du lịch địa phương tuyên truyền cho người dân buôn bán trong vùng, kiểm tra và nhắc nhở, thay đổi nhận thức của người dân. Nước ta tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, địa hình thì đầy đủ từ núi cao, cho đến biển, khí hâu bốn mùa ôn hòa… thế nhưng việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên này thì cần phải có sự xem xét của các cấp lãnh đạo, sao cho khai thác một cách có hiệu quả mà vẫn giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Tập trung đầu tư vốn và công sức xây dựng được hẳn những khu vui chơi giải trí lớn, có sức hấp dẫn thật sự , ít nhưng chất lượng còn hơn là có nhiều nơi vui chơi nhưng nơi nào cũng giống nơi nào. Hiện tại ở nước ta cũng đã có những trung tâm vui chơi giải trí thế nhưng qui mô chưa được to, ý tưởng chưa mới và phong phú, du khách nước ngoài khi đến Việt Nam phần lớn cũng chỉ ngắm cảnh chứ họ cũng không tiêu nhiều tiền vào các khu vui chơi ở nước ta. Những công viên sở thú của nước ta hay như ở các thành phố lớn, có thể đầu tư nâng cấp tạo thành những khu vực bảo tồn, xây dựng lại cảnh quan để du khách có thể tham quan dễ dàng, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên ngay giữa lòng thành phố, tránh việc để công viên thì hoang vắng, diện tích đất rộng nhưng không để làm gì, rất lãng phí. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc cấp giấy phép và đánh giá xếp loại các khu nghỉ, khu dịch vụ và cải thiện hình ảnh điểm đến thân thiện và an toàn khi du khách đang có xu hướng thay đổi nhu cầu du lịch từ “nghỉ dưỡng” sang “trải nghiệm” cuộc sống dân dã với dân địa phương để tìm sự khác biệt thú vị.
Chúng ta nên học hỏi, lấy kinh nghiệm từ các nước bạn để về tìm cách áp dụng tại Việt Nam. Họ đã làm rất tốt, tận dụng tối đã những gì đã có của thiên nhiên, lịch sử để lại và kết hợp với sự đầu tư hợp lý, bài bản đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới các danh thắng thăm quan, nghỉ ngơi. Nhiều người Việt Nam tới Thái Lan đều không quá bất ngờ về những cái gì thiên nhiên ban tặng cho đất nước này, cái họ bất ngờ là cách người Thái “làm” du lịch. Chỉ với một khu đền thờ nho nhỏ ngay giữa thủ đô Băng Kok hay một trang trại nuôi cá sấu, nuôi rắn, nuôi ong, một vài chú voi thậm chí là trại ươm trồng những cây giống cũng là những địa điểm luôn thu hút rất đông khách và được người Thái liên kết rất chặt trong mạng các địa điểm đến của các tour du lịch. Với những giá trị văn hoá âm nhạc, kịch, lịch sử của quá khứ, người Thái đã tổ chức thành các buổi trình diễn liên tục trong ngày mà không hề vắng khách. Không có trèo kéo khách, khi tới một địa điểm thợ ảnh chụp hình của bạn, họ đi rửa ảnh và đóng khung, khi bạn ra họ mời bạn mua, bạn không mua cũng không sao, họ vẫn vui vẻ và giá sẽ tiếp tục hạ, đến mức “bèo” đã khiến nhiều du khách sẵn sàng trả tiền để có được bức hình kỷ niệm tại địa điểm du lịch đó. Việt Nam không thiếu những giá trị văn hoá truyền thống, những văn hoá vật thể và phi vật thể để thu hút khách du lịch. Cái chúng ta cần nhìn nhận là mang những thứ nào ra, tổ chức trình diễn ở đâu, sự liên kết mạng tour du lịch giữa các điểm, các công ty ra sao, để tạo sự hấp dẫn liên hoàn cho du khách. Chính phủ Việt Nam cũng nên có cái nhìn cởi mở hơn, chẳng hạn như việc xây dựng một sòng bạc Casino, ở nước ta vẫn luôn cho đấy là hình thức phạm pháp, kinh doanh không lành mạnh, nhưng trên thế giới, những sòng bạc như vậy lại là những nơi thu hút khách rất lớn, chưa kể doanh thu từ các sòng bạc rất nhiều. Chỉ cần có sự điều hành hợp lý của chính phủ kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thì chúng ta cũng có thể xây dựng và kinh doanh được qua các sòng bạc.
Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch:
Việc du khách sau khi đến nước ta thì không quay lại lần thứ hai, nguyên nhân dẫn đến việc này thì lớn nhất chính là vấn đề xây dựng văn hóa du lịch chưa được chú ý, chúng ta có thể liệt kê một vài nguyên nhân trực tiếp như: các thủ tục giấy tờ thông quan lằng nhằng nhất là đối với khách du lịch MICE cần phải tiết kiệm thời gian, các vấn đề về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa tốt, ý thức cộng đồng ko cao: bán hàng chặt chém, làm ăn chộp giật, không coi trọng khách hàng, nạn ăn xin rồi mạng lưới giao thông không an toàn…. Đây chỉ là nguyên nhân trực tiếp, còn nguyên nhân sâu xa chính là do sự quản lý, quan tâm của các cấp lãnh đạo cấp cao. Để có thể hạn chế và cải thiện được những tình trạng này nhằm giúp cho việc giữ chân khách du lịch nước ta được hiệu quả, làm cho du khách sau khi đến nước ta thì còn muốn quay lại, chúng em xin đề xuất một vài giải pháp:
Với tầm quốc gia, các cơ quan cấp của ngành du lịch nên tổ chức những buổi họp mang tính chất nâng cao ý thức cho các cá nhân, doanh nghiệp làm trong ngành du lịch về việc nên cải thiện lại suy nghĩ làm ăn mang tính chất “chộp giật”, mùa vụ , được lúc nào hay lúc đấy chứ không nghĩ đến làm ăn trong thời gian dài, nhất là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, cần tác động lên suy nghĩ của những doanh nghiệp trước rồi mới đi sâu phổ biến xuống các hộ kinh doanh, làm ăn kiểu gia đình… việc này để cải thiện những hành động chặt chém du khách, lấy tiền được lúc nào hay lúc đấy.
Các công ty du lịch cũng nên liên kết chặt chẽ với các dịch vụ du lịch (ăn uống, đi lại…) để thống nhất một chuyến hành trình có chất lượng tốt cho du khách, khi đã phối hợp với nhau thì cần phải quan tâm để ý từ lúc khách đến cho đến lúc khách đi, tránh việc các công ty đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khi du khách có kêu ca thì không bên nào chịu trách nhiệm cả. Đây cũng chính là vấn đề kết hợp giữa các ngành còn hạn chế. Chúng ta cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của mối hợp tác chặt chẽ “4 bên” đối với sự phát triển của ngành du lịch. Đó là: Cơ quan quản lý nhà nước – chính quyền các địa phương; các Hãng Hàng không; các đối tác Du lịch và các Công ty lữ hành, ngoài việc giảm giá vé máy bay, việc tổ chức du lịch bằng đường bộ cũng cần đẩy mạnh; việc giảm giá không đi đôi với việc giảm chất lượng phục vụ... Chỉ khi thực hiện tốt được những giải pháp trên, ngành du lịch mới có thể hấp dẫn du khách quốc tế đến với mình. Ngành du lịch cần kết hợp với các ngành như giao thông vận tải, ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng…. Chúng ta có thể thực hiện việc kết hợp thông qua kí kết hợp đồng làm ăn, lợi nhuận chia sẻ đồng đều, và có sự giám sát của các bên với nhau, chứ không mạnh ai nấy làm, quan trọng là khi đã liên kết thì cần đảm bảo chất lượng của tour du lịch từ A - Z.
Những vấn đề về vệ sinh môi trường, việc an toàn giao thông, an oàn thực phẩm… để có thể giải quyết được thì trước hết là nâng cao ý thức của người dân, bắt đầu bằng những việc như tuyên truyền, kêu gọi, thông qua tivi, áp phích,… kết hợp với nó, chúng ta cũng nên đề xuất đến việc áp dụng các hình phạt xử lý vào những việc này, đối với an toàn giao thông thì các mức xử lý đã rõ ràng, cái cần là tích cực có sự giám sát của các cơ quan chức năng, nhất là khi ý thức người dân chưa cao, các hình phạt cũng nên được áp dụng đối với việc làm mất vệ sinh nơi công cộng như xả rác bừa bãi, những hành vi phá hoại tài sản … nước ta cũng nên học tập các nước nhu Singapore về việc áp dụng hình phạt vào vấn đề bảo vệ môi trường, với ý thức của người dân nước ta như hiện nay thì điều này là điều nên làm, chỉ cần ở mỗi cơ quan phường quận lập ra những tổ chức người đi giám sát, bắt những vi phạm thì khắc người dân sẽ có ý thức cao hơn.
Bên cạnh đó, các tổ chức ở mỗi đơn vị này cũng có thể đảm nhiệm thêm việc để ý đến vấn nạn ăn xin, một giải pháp mà chúng em đã nghĩ ra đấy là, nếu thấy hiện tượng những đứa trẻ lại gần du khách xin tiền, bám theo khách.. thì những người giám sát sẽ có quyền bắt và đưa họ về một nơi tập trung ở mỗi địa phương, tập hợp những người vô công rồi nghề, có thể tìm giúp họ việc làm, hay chính nơi tập trung đấy sẽ thành địa điềm làm việc của họ. Ở những khu du lịch của chúng ta còn vấn đề là các quà tặng tại các địa điểm du lịch chưa đặc trưng cho vùng miền đó, gây cảm giác nhàm chán cho du khách. Việc tập trung những người vô gia cư lại một nơi, chúng ta có thể kết hợp cho họ sản xuất, làm ra những quà tặng, sản vật của chính địa phương mình đặc trưng cho nơi du lịch chứ không phải pha tạp của những vùng miền khác, vừa tạo công ăn việc làm cho họ, vừa tạo ra được những sản phẩm có thể bán được, thậm chí du khách có thể được giới thiệu vào tham quan những nơi như vậy, họ sẽ mua sản phẩm ngay chính tại khu tập trung này, điều này cũng làm tăng thêm sự hấp dẫn của địa phương đối với du khách.
Trên đây mới chỉ là một vài biện pháp trước mắt để giải quyết việc tìm cách thu hút khách cũng như giữ chân du khách quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta cần phải có những cái nhìn xa hơn, sâu hơn về ngành du lịch của Việt Nam và tìm ra những giải pháp giải quyết tận gốc những tồn tại đã nêu ra.
Các giải pháp trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Trong tương lai dài hạn thì để tiếp tục tăng được lượng khách đến Việt Nam, ngoài các biện pháp đã nêu ở trên, chúng ta cần chú trọng đến những việc cải tổ trong chính bộ máy của các cấp các ngành hoạt động liên quan đến du lịch, dịch vụ du lịch.
Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng tiếp đón khách du lịch quốc tế đến
Khách du lịch khi lần đầu tiên đi đến một địa điểm nào đó thì cái để lại ấn tượng đầu tiên đối với họ chính là sự tiếp đón phục vụ trên các phương tiện vận chuyển của chúng ta ra sao. Khách du lịch quốc tế vào nước ta chủ yếu đi bằng máy bay, thế nhưng ngành hàng không Việt Nam thì còn tồn tại nhiều bất cập chẳng hạn như: hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) có tiếng là hay delay mà giá cả của hàng không còn cao so với các hãng hàng không của nước ngoài; chưa kể đến việc các thủ tục thì rườm rà, an ninh sân bay không được tốt, thái độ phục vụ của tiếp viên cũng chưa được niềm nở…. những việc như thế này đã để lại ấn tượng xấu cho du khách khi họ bước chân vào Việt Nam. Các hãng hàng không ở Việt Nam số lượng ít, gần như độc quyền là Vietnam Airline, bên cạnh đó hãng khác như Pacific Airline thì chất lượng phục vụ còn kém hơn hẳn, có lẽ vì độc quyền như vậy nên các hãng hàng không không cần quan tâm nhiều đến khách hàng của mình.
Để tác động được đến các hãng hàng không thì chúng ta cần có sự giúp đỡ của chính phủ, những cơ quan chức năng có thẩm quyền cao. Chẳng hạn như năm 2008, trước tác động của khủng hoảng thì chính phủ nước ta đã phải thỏa thuận với các hãng hàng không để trong năm 2009, hãng hàng không Việt Nam Airlinnes sẽ là đơn vị áp dụng chính sách giảm giá hàng không đầu tiên của Việt Nam, sau đó đến các hãng khác. Theo chúng em thì việc giảm giá không chỉ áp dụng trong thời kì khủng hoảng này, mà các hãng hàng không cũng nên xem lại giá cả của mình trong thời gian tới. Nếu giữ nguyên mức giá cao như vậy thì các hãng sẽ cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình lên để cho xứng với số tiền mà hành khách bỏ ra, còn nếu không thì cần giảm giá cho đúng với cung cách phục vụ của mình. Chính phủ nước ta nên có những biện pháp để nhắc nhở các hãng hàng không cần quan tâm đến hành khách hơn là chỉ chăm chăm đến lợi nhuận, cũng như nên để cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể nghĩ đến việc lập ra thêm nhiều hãng máy bay hơn ở Việt Nam, trước đây hãng máy bay độc quyền cũng chính là do cơ chế của nhà nước, có nhiều hãng cạnh tranh thì tự khắc các hãng phải coi hành khách là thượng đế, người dân, khách du lịch cũng có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn.
Các hãng máy bay cũng cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất như máy bay, nhà chờ…nâng chất lượng phục vụ, kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh của đất nước Việt Nam tươi đẹp ở trên máy bay, các khu vực sân bay một cách hợp lý cũng góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Việc nâng cấp đầu tư, cũng như chú trọng vào việc thiết lập các đường bay, giờ bay chính xác, hạn chế việc delay các chuyến bay nếu không phải vì lý do khẩn cấp cũng là điều hết sức quan trọng đối với ngành hàng không. Ngoài ra tần xuất các chuyến bay của các hãng máy bay của chúng ta còn ít nên việc vấn chuyển nhiều khách du lịch đến với chúng ta còn hạn chế nên các hãng hàng không của Việt Nam nên cố gắng thiết lập, dầu tư thêm các chuyến bay nhất là đến các thị trường trọng điểm. Các hãng máy bay cũng nên chú ý đến việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ tiếp viên hàng không từ cung cách phục vụ, thái độ đối với khách hàng, và nhất là trình độ ngoại ngữ. Chúng ta nên tổ chức các đợt tập huấn cho các tiếp viên, thực tập các tình huống trên máy bay để cho tiếp viên hiểu rõ hơn về công việc của mình, các nhà quản lý cũng nên chú ý sát sao các hành động thái độ của nhân viên mình, nếu có truờng hợp làm khách hàng phàn nàn thì cần chấn chỉnh ngay, tránh tình trạng hành khách muốn phản ánh, cảm thấy không hài lòng về thái độ tiếp đón nhưng khó mà nhận được sự phản hồi. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên từ nhân viên trong sân bay cho đến tiếp viên hàng không trên máy bay đều cần phải đáp ứng được với mức chỉ tiêu cụ thể nào đó, việc này cần được chú ý ngay từ khi tuyển người ở đầu vào, và trong quá trình làm việc cũng nên có các khóa học bổ sung. Ngoại ngữ là điều không thể thiếu nhất là các chuyến bay ra nước ngoài, đón tiếp khách du lịch quốc tế, chính vì vậy nên chúng ta nên chú ý đến vấn đề này nhiều hơn.Việc các thủ tục ở nước ta còn rườm rà lâu la thì đây là luật của chính phủ, nếu có muốn khắc phục việc này chính là khắc phục thái độ làm việc của nhân viên, nên nhanh chóng, tạo thuận lợi cho khách hàng chứ không phải gây khó khăn, nhanh chóng xử lý mọi việc khách hàng thắc mắc…dù đây là việc không phải một sớm một chiều có thể làm được nhưng nếu có sự cố gắng quyết tâm sửa đổi của các cấp từ quản lý đến nhân viên thì chắc chắn hãng hàng không Việt Nam chúng ta có thể sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch:
Khi du khách nước ngoài đến một địa điểm du lịch nào đấy lần đầu tiên, chắc chắn họ sẽ rất bỡ ngỡ và không biết phải làm gì, hay đi đâu, nếu đi theo tour thì sẽ có các hướng dẫn viên du lịch rồi, còn nếu họ đơn giản là tự đi vì yêu thích Việt Nam thì sẽ rất khó để biết được nên đi đâu. Nội dung của giải pháp:
Có các hệ thống xe phục vụ khách du lịch, hệ thống xe này sẽ đi theo những lộ trình nhất định qua các cảnh đẹp, di tích hay những nơi nổi bật của địa phương mình. Chiếc xe có thể đi vòng quanh thành phố, vùng miền để cho khách du lịch ngắm cảnh và có thời gian xem xét xem nên đi đâu làm gì trước tiên. Kết hợp cùng với nó, thì nước ta cũng nên biên soạn ra những cuốn cẩm nang du lịch cho mỗi một địa phương tương ứng. Trong cuốn cẩm nang này, trên đó sẽ ghi chi tiết đầy đủ các địa điểm đẹp nổi tiếng ở địa phương, các khu vui chơi giải trí…. có ảnh và các đoạn giới thiệu, cũng nên có danh sách địa chỉ các khách sạn kèm ảnh minh họa hay những chỉ dẫn cụ thể đến địa điểm nhiều nhà nghỉ, khách sạn để du khách có thể tìm được chỗ trọ cho mình. Bên cạnh danh sách địa chỉ khách sạn là danh sách một vài nhà hàng quán ăn ngon, giá cả từ vừa phải cho đến đắt tiền. Trong cuốn cẩm nang cũng nên có địa chỉ, điện thoại của các cơ quan chức năng như công an, bệnh viện, ngân hàng…ở địa phương đó, các đại sự quán trong khu vực… Các cuốn cẩm nang đầy đủ chi tiết như vậy sẽ góp phần giảm đi sự bỡ ngỡ cho khách du lịch, giúp họ đỡ dễ dàng hơn trong việc tham quan các địa điểm du lịch. Các cuốn cẩm nang này sẽ được bày bán ở hiệu sách, hiệu quả nhất là bày tại những sân bay, sân ga, bến tàu… nơi khách đến, bán trên các hệ thống xe du lịch nói ở trên. Đi kèm cùng với cuốn cẩm nang này thì mỗi địa điểm du lịch hay các nơi vui chơi giải trí cũng nên có các tờ rơi được phát hợp lý cho du khách. Những việc như thế này vừa giúp đỡ cho du khách quốc tế, vừa quảng bá được hình ảnh của các địa điểm du lịch bên cạnh đó còn cho thấy ngành du lịch Việt nam rất quan tâm đến hành khách của mình.
Cải thiện hệ thống khách sạn nhà nghỉ: Một tồn tại đáng lo khác là khi ngành du lịch nâng cao mục tiêu thu hút khách quốc tế thì số cơ sở lưu trú trong thời điểm hiện tại như vậy chưa thấm vào đâu cả, ước tính khoảng 170 ngàn buồng phòng trên cả nước thì nếu vào mùa du lịch thì việc cháy phòng, không đủ chỗ cho du khách là điều chắc chắn. Về chất lượng, chúng ta có quá ít các khách sạn 4 sao, 5 sao (hiện cả nước ước tính có khoảng 25.000 buồng phòng 3, 4, 5 sao trong tổng số 170 ngàn buồng phòng). Do khan hiếm phòng như vậy nên giá cả của các khách sạn và cả nhà nghỉ cũng lên xuống thất thường, cứ thấy đông khách là lên giá với lý do là cháy phòng. Tất nhiên con số 170 ngàn phòng là chỉ tính cho những khách sạn, nhà nghỉ mà nhà nước ta kiểm soát được còn số lượng các nhà nghỉ tự xây, không ai chứng nhận bảo đảm chất lượng ở nước ta thì rất nhiều.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ… chúng ta hãy coi việc xây dựng các nhà nghỉ như một hình thức kinh doanh, từ đó nên có các cơ quan ban ngành kiểm tra, kiểm định và cấp giấy phép kinh doanh đối với các nhà nghỉ. Điều này không những giúp cho cơ quan quản lý nắm rõ được số lượng buồng phòng để xem xét cơ sở vật chất cho khách du lịch mà còn cải thiên được chất lượng của các nhà nghỉ, nếu bị kiểm tra giám sát thì các nhà nghỉ sẽ phải thực hiện đầy đủ các qui tắc, chuẩn mực thì mới hoạt động được. Trước mắt, khi chưa thực hiện được điều này thì để giải quyết được số buồng phòng, chúng ta nên xem xét các khách sạn 2 sao ở các thành phố lớn, nâng cấp và đầu tư vào nó để cải tạo chất lượng, nâng cao số phòng lên. Nước ta cũng nên xây dựng những khách sạn với qui mô lớn và chất lượng mang tầm quốc tế nhiều hơn nữa (như các khách sạn Sheraton, Sofitel…)
Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch: Khi tổ chức các tour du lịch thì một điều khá quan trọng đó là các hướng dẫn viên du lịch. Hiện tại thì ngành du lịch nước ta đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bài bản thì chưa được nhiều, trong các tour đến địa phương thì vẫn có nhiều trường hợp là những người tổ chức tour thì kiêm luôn hướng dẫn, đến địa phương nào thì thuê người bản địa ở đó đến hướng dẫn, giới thiệu các địa danh trong khu vực….Việc này khiến cho du khách không cảm thấy được sự chuyên nghiệp cũng như cung cách phục vụ chu đáo, nó gần như rất tạm thời, qua qua cho xong vậy. Giải pháp sẽ có các công việc: Tích cực đào tạo các hướng dẫn viên du lịch, nâng cao chất lượng và trình độ của các hướng dẫn viên du lịch. Hiện tại, chúng ta đã công nhận và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch của EU, tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ cho nhân viên các doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ triển khai chương trình đánh giá và cấp chứng chỉ VTCB cho các kỹ năng nghề du lịch (APL). Mỗi công ty du lịch thì nên huấn luyện một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được trang bị đầy đủ các kiến thức xã hôi, địa lý du lịch, cũng như các kiến thức sơ cứu…
Vai trò chính của giải pháp này chính là việc các hướng dẫn viên được đào tạo bài bản, nên từ cung cách phục vụ cho đến các hành vi đối xử với du khách và các cách khiến cho du khách không cảm thấy chuyến đi là tẻ nhạt và mệt mỏi cũng cần được quan tâm, bên cạnh đó điều quan trọng chính là trình độ ngoại ngữ phải giỏi để có thể nói chuyện, đáp ứng các thắc mắc của du khách. Khi chúng ta có những yêu cầu cao như vậy đối với các hướng dẫn viên thì ngành du lịch cũng nên có những chính sách thỏa đáng đối với họ. Khi có những ưu đãi, sự khuyến khích thì mới có thêm một phần động lực thúc đẩy các hướng dẫn viên hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn.
Trong dài hạn thì để tăng cường việc thu hút khách, ngoài các biện pháp nêu trên thì Nhà nước và Chính phủ phải tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: đường phố, điện, nước …. Tránh tình trạng du khách đi du lịch thì mất điện, nằm trong khách sạn nghe tiếng máy nổ chạy cả đêm. Làm việc với các ban ngành địa phương để tăng cường việc tuyên truyền, và cả giám sát đẩy mạnh ý thức văn hóa của người dân. Chỉ cần mỗi con người chúng ta có ý thức đóng góp để xây dựng cộng đồng nhiều hơn thì không có việc gì là không thể.
Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phối kết các ngành để giúp cho ngành du lịch phát triển từ đó đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khác. Chính vì vậy mà Chính phủ phải có các chủ trương, chính sách để kết hợp du lịch với các ngành khác, ngoài ra phải tăng cường đầu tư cho du lịch thông qua việc tăng ngân sách cho du lịch. Tách riêng hoạt động của ngành du lịch ra khỏi ngành văn hóa và thể thao để du lịch thực sự phát triển là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Tăng cường đầu tư có hiệu quả cơ sở vật chất hạng tầng xã hội góp phần cải thiện môi trường du lịch.
Kiến nghị với các bộ ngành liên quan:
Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ văn hóa thể thao và du lịch trong đó ngành du lịch phải xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể để tăng cường thu hút khách. Bao gồm các chiến lược về quảng bá du lịch Việt Nam, các chiến lược tìn hiểu nhu cầu của khách hàng ở các thị trường chính, xây dựng và đưa ra các sản phẩm du lịch riêng, độc dáo.
Ngoài ra phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình và có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là những người lao động tham gia trực tiếp phục vụ khách du lịch quốc tế như các hướng dẫn viên, các bồi bàn,…
Bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể đồng thời tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao để thu hút khách du lịch.
Bộ giao thông vận tải
Bộ giao thông vận tải cần phải đầu tư cải thiện hơn nữa chất lượng giao thông, đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất như chất lượng đường xá, chất lượng xe buýt… để tham gia vào phục vụ khách du lịch quốc tế. Đặc biệt có những biện pháp để làm giảm ách tắc giao thông
Bộ y tế
Bộ y tế cần tăng cường làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt tại các điểm du lịch. Phòng chống dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm.
Bộ công an
Bộ công an cần phải đảm bảo hơn nữa tình hình an ninh, an toàn tại những điểm đến tránh để tình trạng trộm cắp, cướp giật, móc túi xảy ra.
Bộ tài nguyên và môi trường
Bộ tài nguyên và môi trường cần làm tốt công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, ngoài ra phải có những dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tránh không để tài nguyên du lịch khai thác ngày càng bị cạn kiệt.
Ngành hàng không
Ngành hàng không là một ngành hết sức quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Vậy nên ngành hàng không cần phải phối hợp chặt chẽ với tỏng cục du lịch để tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh du lịch Việt Nam, đồng thời nỗ lực giảm giá vé tăng chất lượng phục vụ, tăng số lượng chuyến bay… để khách du lịch có thể thuận tiện hơn trong việc đến du lịch ở Việt Nam.
Cơ quan quản lý của từng địa phương
Cơ quan quản lý của từng địa phương từ UBNN tỉnh/thành phố, đến UBNN xã/phường/thị trấn thì phải chủ động làm tốt công tác giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư không để tình trạng tréo kéo khách, bán hàng với giá căt cổ,vứt rác bừa bãi... mà cần tuyên truyền giáo dục để họ nhận thấy được vai trò của khách du lịch. Đặc biệt có những biện pháp cứng rắn cũng như mềm mỏng đối với người ăn xin như phối hợp với cơ quan công an và người dân để đưa những người an xin trên địa bàn thành phố về một hoặc một số trung tâm. Ở những trung tâm này, người ăn xin sẽ được nuôi dưỡng, được giáo dục và đào tạo công ăn việc làm, có thể tận dụng những người ăn xin để làm những sản phẩm lưu niệm rồi đem bán làm quà cho du khách quốc tế.
Ngoài ra các cơ quan này cũng phải chủ động giữ gìn và bảo tồn các nét đẹp truyền thống, các di sản văn hóa hay các tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo ngành du lịch có thể phát triển bềnh vững trong tương lai.
Tăng cường thu hút và lựa chọn các dự án đầu tư về du lịch đặc biệt các dự án đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng du lịch.
Một số bộ, ban ngành khác
Các bộ và ban ngành khác đều phải phối hợp với ngành du lịch một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch quốc tế thực hiện các hoạt động của mình trên đất nước ta.
Những vấn đề được nêu ra ở chương 3 đã cho ta thấy được bối cảnh của ngành du lịch trong thời điểm hiện tại, những thách thức và cả những cơ hội dành cho du lịch Việt Nam nói chung và việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói riêng. Qua đó, chúng em cũng đã xác định được phương hướng cho du lịch Việt Nam, và đề xuất ra những biện pháp cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn, kết hợp cùng các biện pháp mà chính phủ cũng như ngành du lịch nước ta đang tích cực triển khai, mong rằng công việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt nam sẽ đạt được hiệu quả. Du lịch Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.
KẾT LUẬN
Du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu giai đoạn 2006 – 2010 của nước ta là tăng tổng sản phẩm GDP đến năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994) lên 11.900 tỷ đồng, giá trị ngành dịch vụ (trong đó bao gồm du lịch) năm 2010 (giá so sánh năm 1994) là 4,620 tỷ đồng, tăng bình quân 11%/năm (chỉ tiêu là trên 11%/năm). Chúng ta có nhiều điều kiện để nâng cao sức mạnh của lĩnh vực du lịch và việc phát triển du lịch trong thời gian tới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là một trong các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, xem xét với các mục tiêu đề ra, ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Đề tài đã trình bày một cách khái quát những lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế trong chương 1, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Dựa vào việc thu thập và xử lý số liệu, đề tài đã phân tích khá rõ thực trạng thu hút khách du lịch của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2008, đưa ra các nhận định về cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam gặp phải trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu và hội nhập vào WTO giai đoạn 2001 – 2008, đề ra định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015 và đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế giai đoạn tới. Song việc phân tích và đánh giá thực trạng chưa sâu do còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu.
Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
PGS.TS. Đặng Đình Đào (2002), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại dịch vụ, NXB Thống kê.
Trần Ngọ Nam, Trần Huy Khang (2000), Marketing du lịch, NXB Thành phố Hồ Cí Minh.
Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2000), Quản trị kinh doanhluwx hành, NXB Thống kê Hà Nội
Báo Lao động số 18/2008 (Thứ 3, ngày 11/3/2008)
Luật du lịch Việt Nam 2005
Tạp chí du lịch số tháng 8/2007; tháng 10/2007, tháng 12/2008
Tourism 2020 vision – World Tourism Oganization
Tổng cục du lịch (
Tổng cục thông kê (
Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (
UNWTO news – World Tourism Oganization
"UNWTO Tourism Highlights, Edition 2007" - World Tourism Organization, 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_chinh_913.doc