Tình hình đúng như vậy, nhưng từ đó để đi đến khẳng định chỉ có các DNTN mới có lãi và DNNN chỉ có thua lỗ, kém hiệu quả là hoàn toàn không đúng. Nhận định này thiếu cả cơ sở lý luận và thực tiễn, coi một số hiện tượng trùng với bản chất, bởi nếu đi sâu nghiên cứu chúng ta cũng dễ thấy không chỉ DNNN mới thua lỗ, mà cũng có nhiều DNTN thua lỗ. Khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực với những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội có thể được coi là khủng hoảng của kinh tế tư nhân. Thực tế ở thành phố Hải Phòng (cũng như ở nhiều địa phương khác) cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay tín dụng ngân hàng của DNTN (vào khoảng 36% tính đến tháng 6/2001), cao gấp đôi so với DNNN, trong đó phần lớn là nợ khó có khả năng thanh toán. Trong tổng số DNNN có tới 70% là hoạt động có lãi và khi lãi khi lỗ; số DNNN thua lỗ tuy còn nhiều song chỉ là thiểu số.
27 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NểI ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và đổi mới,lựa chọn con đường phỏt triển kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế phỏt triển theo hướng cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ, định hướng xó hội chủ nghĩa,là vấn đề khụng đơn giản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, làm sao vừa phỏt triển mạnh mẽ mà khụng bị khủng hoảng do những tỏc động bờn ngoài là vấn đề cực kỳ cần thiết.
Nước ta cũn cú nhiều hạn chế trong quản lý nhà nước núi chung và trong cơ chế chớnh sỏch núi riờng.Việc nhận thức đỳng về vai trũ,nhiệm vụ của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải là việc được ưu tiờn.
Nội dung chớnh của đề tài gồm 4 phần:
Phần 1-Quan niệm về kinh tế nhà nước
Phần 2-Vai trũ chủ đạo của kinh tế nhà nước
Phần 3-Đặc trưng kinh tế thị trường theo định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phần 4-Phương hướng cải cỏch vai trũ của thành phần kinh tế nhà nước.
Mặc dự đó cú rất nhiều tài liệu nghiờn cứu về vấn đề này nhưng do xó hội cú những thay đổi trong tỡnh hỡnh mới,tụi xin đưa ra đề ỏn của mỡnh với nội dung: "Tăng cường vai trũ chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”. Tuy nhiờn do kinh nghiệm nghiờn cứu chưa nhiều cộng với vốn kiến thức chưa đầy đủ nờn khụng thể trỏnh khỏi những thiếu sút. Tụi xin chõn thành cảm ơn thầy giỏo:Trần Việt Tiến đó hướng dẫn tụi hoàn thành đề ỏn này.
i. Quan niệm về kinh tế nhà nước
1. Sự hình thành và phát triển của kinh tế nhà nước
Nhà nước là một thiết chế quyền lực chính trị là cơ quan thống trị giai cấp của một nhóm giai cấp với các giai cấp khác, bảm điểm quyền lợi của giai cấp thống trị. Tuy nhiên lịch sử cách mạng công nghệ quản lý kinh tế của nhà nước luôn gắn liền với chức năng quản lý hành chính.
Chức năng cảu nhà nước được phôi thai ngay từ lúc ban đầu nhà nước xuất hiện
1.1. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản: (Học thuyết của các trường phái cổ điển, dân cổ điển).
Thời kỳ CNTT hướng (XV - XVII) vai trò quản lý kinh tế của nhà nước rất được coi trọng. Nhà nước tư sản đã thực hiện chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt, họ tìm mọi cách tích luỹ tiền tệ, không cho tiền chạy ra nước ngoài, nhà nước còn quy định những nơi được phép buôn bán. Trong chính sách ngoại thương họ dùng hàng rào, thuế quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao và thuế xuất nhập khẩu thấp, quy định nghiêm ngặt tỉ giá hối đoái.
Thuyết của Adan Smith (726 - 1790) “ Thuyết bàn tay vô hình” lại cho rằng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan tự chi phối, và đưa ra nguyên lý “Nhà nước không can thiếp” vào hoạt động kinh tế nhưng ông không chống lại vai trò kinh tế nhà nước mà chỉ chống lại sự can thiệp sai trái của nhà nước mà thôi.
Thuyết cân bằng tổng quát “ của Leon Wleas lời khuyên nghị nhà nước cần can thiệp vào quá trình sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế đầu cơ, ổn định giá phù hợp với tiền lương.
1.2. Trong giai đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Học thuyết “bàn tay hữu hình của J. M. KeYneS: đánh giá cao vai trò của KTNN; các chính sách KTNN tới nền KTTT.
Quan điểm của CN Mác - Lênin về KTNN.
+ Cơ chế thịi trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hoá một cách có hiệu quả, tuy nhiên có nhiên khuyết tật vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước.
* Từ các sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận.
Tất cả các nhà nước đã và đang tồn tại không có nhà nước nào phi kinh tế, đứng bên ngoài hay bên trên nền kinh tế. Sự ra đời của nhà nước bao giờ cũng có nguồn gốc từ nguyên nhân kinh tế. Bất kỳ với hoạt động của nhà nước hoặc kìm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế.
Mỗi thể chế kinh tế đòi hỏi một tổ chức nhà nước riêng phù hợp với yêu cầu của nó.
Nhà nước phải tổ chức bộ máy hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình với sự vận động kiến đối của nền kinh tế.
1.3. Thành phần KTNN
Khu vực KTNN là một khái niệm tương đối.
Nếu xét về khía cdạnh hình thức tổ chức thì khu vực KTNN bao gồm.
+ Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
+ Các doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước (theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước.
+ Các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.
+ Các tổ chức sự nghiệp kinh tế của nhà nước.
Nếu xét về khía cạnh của lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế, thì khu vực kinh tế nhà nước bao gồm các hoạt động của nhà nước trong việc:
+ Quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên.
+ Đầu tư, quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thaụat (đường sá, bến, bãi cdảng, các khu công nghiệp tập trung v.v...).
+ Các tổ chức kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ; trong lĩnh vữ tài chính, tín dụng, ngân hàng v.v...
2. Sự hình thành và phát triển kinh tế nhà nước ở Việt Nam.
ở Việt Nam mục tiêu độc lâp dân tộc bồn liền với chủ nghĩa xã hội trong g ần thế kỷ qua đã trở thành động lực thôi thúc giành độc lập và xây dựng một cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu chúng ta hoàn toàn khả năng xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có lý đảng cộng sản sâu sắc) làm giàu không chỉ cho bản than mà còn phải làm giàu cho đất nước.
Sự ra đời kinh tế nhà nước ở Việt Nam thể hiện qua các bước: Quốc cữi hoá xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội cũ và đầu tư xây dựng mới xã hội chủ nghĩa.
Mô hình kinh tế chỉ huy: KTNN bao trủm lên tất cả các lĩnh vực KINH Tế.
Mô hình KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đa dạng hoá sở hữ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trng đó KTNN giữ vai trò chủ đạo
2.2.Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Vấn đề hiệu quả của DNNN là đặc biệt quan trọng, vì đã là doanh nghiệp kinh doanh đương nhiên phải có hiệu quả thì mới tồn tại, phát triển. Veịec xem xét, đánh giá hiệu quả của DNNN cần có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích.
Trên thực tế, những hoài ngi, thiếu niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên vào hiệu quả của DNNN cũng không phải là không có căn cứ nhất định. Thực tế cho thấy, các DNNN của chúng ta bên cạnh những thành tựu to lớn đã và đang bộc lộ những yếu kém khá nghiêm trọng.
Quy mô các DNNN còn nỏ (vốn bình quân chỉ là 12 tỉ đồng), cơ cấu có nihều bất hợp lý, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, chưa thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất thấy ngoài một số doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới từ 10 đến 20 năm, thậm cí 30 năm. Đến tháng 5/2001 mới chỉ có 4,1% tổng số DNNN được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNN cũng chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước: Trong 4 năm (1997 -2000) ngân sách nhà nước đã đầu tư thêm cho DNNN gần 82000 tỉ đồng; ngoài ra, miễn giảm thuế 1351 tỉ đồng, xoá nợ 1.088 tỉ đồng, khoang nợ 3392 tỉ đồng, giãn nợ 540 tỉ đồng, giảm tính khấu hao 200 tỉ đồng và cho vay ưu đãi đầu tư 9000 tỉ đồng. Đến năm 2000, số DNNN kinh doanh có hiệu quả mới chỉ là 40%, bị lỗ liên tục chiếm tới 29%.
Tình hình đúng như vậy, nhưng từ đó để đi đến khẳng định chỉ có các DNTN mới có lãi và DNNN chỉ có thua lỗ, kém hiệu quả là hoàn toàn không đúng. Nhận định này thiếu cả cơ sở lý luận và thực tiễn, coi một số hiện tượng trùng với bản chất, bởi nếu đi sâu nghiên cứu chúng ta cũng dễ thấy không chỉ DNNN mới thua lỗ, mà cũng có nhiều DNTN thua lỗ. Khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực với những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội có thể được coi là khủng hoảng của kinh tế tư nhân. Thực tế ở thành phố Hải Phòng (cũng như ở nhiều địa phương khác) cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay tín dụng ngân hàng của DNTN (vào khoảng 36% tính đến tháng 6/2001), cao gấp đôi so với DNNN, trong đó phần lớn là nợ khó có khả năng thanh toán. Trong tổng số DNNN có tới 70% là hoạt động có lãi và khi lãi khi lỗ; số DNNN thua lỗ tuy còn nhiều song chỉ là thiểu số.
Như vậy, thua lỗ, hiệu quả thấp là đồng hành của cả DNNN và DNTN, không có sự phân biệt chủ sở hữu. Thực tế ở nước ta cho thấy, sự thua lỗ hiệu quả kinh tế thấp của một bộ phận đáng kể DNNN và DNTN có nhiều nguyên nhân không có liên quan đến sở hữu doanh nghiệp, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là điều kiện sản xuất kinh doanh cua nước ta nhiều khó khăn, biến động rủi ro lớn, các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế yếu kém, nhất là về trình độ quản lý, kinh nghiệm thương trườn
ii. vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Đánh giá thành tựu 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX đã nhận định rằng một trong những chuyển biến quan trọng nhất của nền kinh tế trong những năm vừa qua là : " Từ chỗ chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang có nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo ". ở một đoạn khác về đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo Chính trị lại khẳng định quyết tâm của Đảng ta : " Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" và nói rõ thêm : " Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài , hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".
Những điều trên thực sự chứa đựng nhiều cái mới được tổng kết từ thực tiễn đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu công phu mới thực sự nắm bắt được. Phần này làm rõ ba vấn đề sau:
Một là, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển ở nước ta hiện nay.
Hai là, tính tất yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Ba là, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước biểu hiện như thế nào.
1. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển ở nước ta hiện nay.
Ta đã biết cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta nêu lên sáu đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, trong đó có đặc trưng về nền kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Chế độ công hữu hay chế độ công cộng bao gồm cả sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưi thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Đó là chuyện lâu dài, còn chuyện trướn mắt chúng ta vẫn đang là thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ là một thời kỳ không ngắn cho nên phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng là một tất yếu khách quan nhằm khai thác tối đa mọi năng lực sản xuất trong xã hội để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Trước đây, do duy ý chí, chủ quan và nóng vội đã có ý nghĩ rằng có thể xây dựng nhanh xã hội chủ nghĩa thông qua các biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa , xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân được coi là " phi chủ nghĩa xã hội". Sự thực không phải như vậy, thực tiễn 10 năm đổi mới cho thấy rằng đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển trước hết phải lấy việc phát triển lực lượng sản xuất làm ưu tiên. Còn việc xây dựng quan hệ sản suất mới đặc biệt là xây dựng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Theo tinh thần đó, Báo cáo Chính trị chỉ rõ : " Tiêu chuẩn căn bản để đnáh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội". Làm khác đi là có hại cho sự phát triển.
Về cơ cấu ngành:
Từ các hình thức sở hữu cơ bản : "Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức sử hữu kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp". Các thành phần kinh tế được nêu lên gồm : kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước. Thành phần kinh tế hợp tác đã được thay bằng thành phần kinh tế tập thể nói rõ hơn về bản chất của sở hữu. Và thành phần này vẫn được hiểu là bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần này xuất hiện và ngày càng lớn lên trong những năm gần đây, bao gồm vốn do nước ngoài đầu tư vào nước ta, hoặc 100% hoặc trong các hình thức liên doanh, liên kết.
Nhìn chung kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tỉ lệ ngành công nghiệp và dich vụ trong GDP có xu hướng tăng và tỉ lệ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên cốt lõi vẫn là công - nông - dịch vụ.
Về kinh tế đối ngoại:
Nước ta đã mở cửa nền kinh tế liên kết với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới với xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển khá. Năn 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 186 USD/người, tuy còn ở mức thấp, nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản còn chiếm 30%. Các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta vẫn ở dạng thô, giá trị thấp, sức cạnh tranh kém. Hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu chưa làm tốt công tác xúc tiến thương mại, chưa có chiến lược xuất khẩu dài hạn ổn định lâu dài, thương mại điện tử vẫn còn mới mẻ. Như vậy, hiện tại khả năng tham gia hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp nước ta còn thấp, đòi hỏi Nhà nước cũng như mỗi doanh nghiệp phải có giải pháp trong quá trình hội nhập thu được nhiều hiệu quả.
2. Tính tất yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Khác nhau là ở chỗ trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư nhân nói đúng hơn là kinh tế tư bản tư nhân giữ vai trò thống trị; còn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như ở nước ta, thì kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể được xây dựng và phát triển để ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Do có sự nhầm lẫn giữa Nhà nước và kinh tế Nhà nước nên có ý kiến cho rằng chỉ có Nhà nước mới làm chức năng chủ đạo, chứ kinh tế Nhà nước thì không thể giữ vai trò chủ đạo được. Cũng do có sự đồng nhất giữa doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế Nhà nước nói chung, nên ý kiến khác cho rằng doanh nghiệp Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo được bởi nó có hàng loạt những khuyết điểm và nhược điểm trong hoạt động. Thật ra, doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận trụ cột nhất của kinh tế Nhà nước chứ không phải là toàn bộ kinh tế Nhà nước. Nói đến kinh tế Nhà nước thì phải nói đến tất cả các sở hữu trong tay Nhà nước, kể cả tài nguyên, đất đai, ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia... Kinh tế Nhà nước không làm chức năng quản lý của Nhà nước nhưng chính nó là công cụ quan trọng, là sức mạnh kinh tế mà Nhà nước nắm lấy và đưa vào để làm chức năng quản lý của mình. Báo cáo Chính trị viết: " Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, doanhnghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sở hữu còn tồn tại nhiều hình thức, là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần nhưng cơ chế thị trường chưa hoàn hảo, doanh nghiệp Nhà nước hạot động còn nhiều khuyết tật. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động theo định hướng : xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Có cơ chế phù hợp về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp, kinh tế Nhà nước có giữ được vai trò chủ đạo thì mới có thể đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường. Do đó phải có sự quản lý của Nhà nước.
Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó đầu tư phát triển kinh tế Nhà nước là tạo ra nền tảng kinh tế cho xã hội chủ nghĩa, tạo ra sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và quản lý thị trường.
Kinh tế Nhà nước các vị trí then chốt nên có khả năng chi phối các thành phần kinh tế khác.
3. Những biểu hiện củavai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
3.1 Làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô.
Nhà nước sử dụng chung tất cả các biện pháp có thể can thiệp vào kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà phù hợp với giá trị truyền thống và văn hoá đất nước.
Trong kinh tế, mỗi đơn vị kinh doanh là một chủ thể kinh tế, trực tiếp đối mặt với thị trường để quyết định các vấn đề kinh tế cơ bản : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Điều này tất yếu dẫn đến kết cục là ở đâu, khi nào, đối với mặt hàng nào có thể đem lại lợi nhuận cao thì ở đó, khi đó các doanh nghiệp có khả năng sẽ đổ xô vào sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó. Ngược lại, nếu ở đâu, khi nào và đối với mặt hàng nào không có lãi hoặc lỗ vốn thì ở đó, khi đó sẽ có nhiều doanhngiệp có khả năng sẽ rút khỏi thị trường sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó. Do sự hạn chế của mỗi dịch vụ về việc thu thập cũng như xử lý các thông tin cần thiết về thị trường để quyết định có tham gia hay rút khỏi một thị trường nào đó, tất cả sẽ dẫn đến nguy cơ có thể phát sinh mâu thuẫn giữa cung và cầu ở mọi lúc, mọi nơi và đối với mọi mặt hàng. Để chống lại nguy cơ đó Nhà nước phải thực hiện chức năng điếu tiết bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước được coi là một công cụ.
Với tư cách là công cụ điều tiết luôn được Nhà nước thực hiện theo phương châm : ở đau, khi nào nền kinh tế quốc dân đang mở rộng sản xuất kinh doanh một mặt hàng cụ thể nào đó mà các doanh nghiệp dân doanh hoặc không có đủ sức kinh doanh hoặc từ chối thì ở đó và khi đó cần sự có mặt của doanh nghiệp Nhànước. Đến lúc nào đó, khi các doanh nghiệp dân doanh đã đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp Nhà nước có thể rút khỏi thị trường đó, nhường chỗ cho các doanh nghiệp dân doanh. Quá trình diễn ra liên tục, lặp lại ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân hình thành vai trò điều tiết của doanh nghiệp Nhà nước. Chức năng này còn thể hiện ở trong phạm vi từng vùng đặc biệt quan trọng với các vùng xa, vùng sâu.
Như vậy, chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng doanh nghiệp Nhà nước như một công cụ cần thiết bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động một cách thông suốt, đảm bảo lợi ích xã hội.
3.2 Làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội.
Để nền kinh tế nước ta phát triển một cách nhanh chóng thì cần phải có những bước tăng trưởng. Do vậy, cần có một lực lượng có sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy để thúc đẩy các lực lượng khác cùng phát triển.Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay chưa đủ khả năng chi phối toàn bộ nền kinh tế nhưng có một thực lực to lớn nên chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới có thể thực hiện được chức năng đòn bẩy.
Những vấn đề xã hội đang là một hạn chế lớn của nước ta. Muốn phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước phải giải quyết triệt để những vấn đề đó. Để thực hiện được điều này chúng ta cần có thực lực về kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước mới có thể đảm nhận được vai trò làm lực lượng chủ lực cho Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội.
3.3 Mở đường hướng dẫn, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; Tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.
KTNN kiểm soát các thị trường của hoạt động vốn và thị trường tiền tệ để bảo đảm khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các công cụ tài chính tiền tệ, tín dụng là các công cụ chính yếu của nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Thành phần kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế khác, làm biến đổi các thành phần kinh tế khác theo đặc tính của mình, tạo cơ sở hạ tầng cho mỗi kinh tế hàng hoá, chiếm giữ các ngành then chốt và trọng yếu xã hội, làm đòn bảy nhanh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn xã hội.
III. Đặc trưng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Nhiệm vụ hiện nay là xác định nội dung định hướng XHCN
Đó là thể chế kinh tế mà trong đó thị trường và quan hệ thị trường ngày càng được xxác lập là vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế có nhiều thành phần cạnh tranh, có trình độ xã hội cao, thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước dùng luật pháp, kế hoạch định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển lành mạnh, dùng chính sách điều tiết, phân phối đảm bảo phúc lợi cho toàn dân thực hiện công bằng xã hội.
1. Nền kinh tế nước ta là nên kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế đọ công hữu, mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường bình đẳng.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thanh phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật”. Việc xác lập vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường ở nước ta đã quy uđịnh kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ, mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước, nói đúng ra kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao gồm nhà nước và kinh tế hợp tác, tạo cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
Việc vin vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế nhàn nước trong thời gian qua để phủ định sự cần thiết kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận. Vấn đè chủ yếu không phải là phủ định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, mà là cơ cấu lại kinh tế nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước để chúng hoạt động có hiệu quả. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp cơ bản để cơ cấu lại khu cực kinh tế nhà nước và cải thiện căn bản cơ chế quản lý doanh nghiệp. Nhà nước thông qua chế độ tham dự cổ phần để khống chế hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng của nhà nước.
2. Sự phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội .
Đây là đạc trưng nổi bật nhất cuẩ thể chế thị trườngXHCN. Hai mặt kinh tế và xã hội của nền kinh tế thị trường chủ động kết hợp với nhau qua luật pháp, chính sách kinh tế và chíh sách xã hội. Thực hiện phúc lợi xã hội thông qua ngân sách đề ra vừa khuyến khích mọi người làm giàu chính đảng và tăng thu nhập cho nên kinh tế quốc dân. Chúng ta phải gắn kinh tế, xã hội, quốc phòng thành mô tả thống nhất bảo đảm ổn định chính những quốc gia, từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, tiền lương, thu nhật thực tế tăng mạnh y tế, giáo dục phát triển); sự phân hoá giàu nghèo không làm ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội không làm đảo lộn vị trí xã hội tương đối của đa số dân chúng, cơ chế thị trường không thể dẫn tới sự xuống cấp thậm chí thoái hoá trong lĩnh vực văn hoá xã hội và các quan hệ đạo đức trong xã hội. Vì thế đặc trưng quan trọng và không thể thiếu được của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là giải quyết các vấn đề xã hội.
3. Tăng trưởng và phát triển bền vững:
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững ở một nước kém phát triển như nước ta là điều không đơn giản. Không tăng trưởng và không phát triển bền vững thì không thể thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, “xã hội công bằng văn minh” và XHCN được.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự lớn mạnh của nhà nước, có tăng trưởng kinh tế mới có tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, nhà nước có điều kiện nâng cao vai trò củ mình trong các hoạt động xã hội. Suy cho cùng bất cứ nhà nước cũng muốn lớn mạnh do vậy rất cần có tiềm lực về kinh tế. Nhứng để tăng trưởng ổn định thì cần yếu tố phát triển bền vững. Ngày nay phát triển bền vững được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hét, nổi lên hai mục tiêu cơ bản: tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy cần giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ngay từ buổi đầu của phát triển kinh tế.
4.Tốc độ phát triển kinh tế cao
Đây là yêu cầu rất quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng không phải l à điều kiện đủ bởi lẽ nhiều nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng lại không phải có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thị trường phải được phát huy đầy đủ mỗi thức thể kinh tế có lợi ích riêng và là chủ thể của thị trường, tham gia hoạt động cạnh tranh với nhau và hình thành một thị trường, một mạng lưới sản xuất xã hội có trật tự. Do đặc trưng của cơ chế thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu cạnh tranh là môi trường cạnh tranh, vì vậy bắt buộc tất cả các thể chế kinh tế đều phải hoạt động với tốc độ cao để có thể đứng vững trên thị trường đầy tính cạnh tranh này.
5. Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước.
Đây là một điều kiện quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta. Trong nền kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận, trong môi trường cạnh tranh, cho nên nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp mà cần có nhà nước mới có thể giải quyết được. Vì thế chúng t a muốn xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta không thể không nói tới vai trò quản lý của nhà nước. Vai trò này được thể hiện bằng hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ, công bằng xã hội bằng phân phối và mở rộng phúc lợi xã hội cho toàn dân, bằng hệ thống hàng hoá công cộng; đồng thời mở rộng và hướng dẫn hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng phát triển.
6. Nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực.
Thực ra đây không phải chỉ là đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà xu hướng chung của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. “Không có dân tộc nào bị phá sản vì thương mại”. Nhưng ở đây muốn nhấn mạnh sự khác biệt nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới. Trong điều kiện kinh tế hiện nay chỉ có mở của kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn.
Thực hiện mở của kinh tế theo hướng đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại, thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực và thế giới, thự hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực hiện chính sách hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả. Điều này đã được Đảng ta khả định trong văn kiện đại hội Đảng VIII: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh mẽ về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Để hội nhập đầy đủ vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA - ASEAN Free Trade Area) và tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization), cần có sự chuẩn bị tích cực ngay từ bây giờ không chỉ ở cấp trung ương, mà cả ở cấp cơ sở, các doanh nghiệp phải tính đến điều kiện hoạt động khi hội nhập để có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, nhờ đó tồn tại và phát triển.
7. Sự phát triển kinh tế thị trường gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, thì cũng nảy sinh trong đời sống thực tế những hiện tượng như: thương mại hoá cả những quan hệ xã hội, sống vụ lợi, sùng bái đồng tiền, coi thường các giá trị nhân văn làm sói mòn truyền thống văn hoá và đạo đức dân tộc. Việc mở của và hội nhập những yếu tố văn hoá lai căng, mất gốc, xa lạ thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Chúng ta coi việc vây dựng và phát triển kinh tế thị trường là phương tiện, con đường thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chứ không phải phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm văn hoá Việt Nam. Như cố tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “Trong điều kiện mở rộng các quan hệ đối ngoại, càng phải coi trọng giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc đi với tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá của ta, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại, lai căng, mất gốc.
IV. Phương hướng cải cách kinh tế nhà nước
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Kinh tế Nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Doanh nghiệp Nhà nước (gồm DNNN giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc tiếp tục sứp xếp, đổi mới vf nâng coa hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẽ.........
1.1.Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích.
a. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu.
- Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với doanh nghiệp nhà nươc hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác các khoáng sản quan trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất kim loại đen, kim loại màu, sản xuất hoá chất cơ bản, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất xi măng, công nghiệp xây dựng, sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng, sản xuất hoá độc, thuốc chữa bệnh, vận tải hàng không, đường sắt, viễn đông, kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm, xổ số kiến thiết, dịch vụ viễn thông cơ bản, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọ, côgn nghệ cao và góp phần quan trong ổn định kinh tế vĩ mô. Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo nhu cầu thhiết yếu cho sản xuất và nâng cao đới sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt trong một số trường hợp cần thiết.
Chuyển các doanh nghiệp gữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ định hướng trên đây, Chính phủ chỉ đạo rà soát, phê duyệt phân loại cụ thể các doanh nghiệp nhà nước hiện có để triển khai thực hiện và từng thơì kỳ xem xét điều chỉnh định hướng, phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.
Doanh nghiệp thuộc các tổ chức của Đảng thực hiện sắp xếp như đối với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp thuộc cac tổ chức chính trị – xã hội đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ thực hiện dưới hình thưcs công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà nhà nước cần giữ độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.
b. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực : in bạc và chứng chỉ có giá ; điều hành bay; bảo đảm hàng hải; kiểm soát và phân phối tàn số vô tuyến điện ; sản xuất ; sửa chửa vũ khí ; khí tài ; trang bị chuyên dùng quốc phòng , an ninh ; doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của chính phủ . Các doanh nghiệp của quân đội và công an được sắp xếp và phát triển theo định hướng này.
- Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỷ thuật phương tiện giao thông cơ giới ; xuất bản sách giáo khoa , sách báo chính trị , phim thời sự và tài liệu quản lý , bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia , sân bay, quản lý thuỷ nông đầu nguồn , trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn , thoát nước ở đô thị lớn, ánh sáng đường phố , quản lý,bảo trì hệ thống đường bộ , bến xe , đường thuỷ quan trọng , sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ khác theo quy định của chính phủ.
Trong từng thời kỳ, chính phủ xem xét , điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xả hội .
Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích hiện có , chính phủ căn cứ vào định hướng trên đây chỉ đạo rà soát và phê duyệt phân loại cụ thể để thực hiện triển khai thực hiện . Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc diện nêu trên sẻ được sắp xếp lại . Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích phải xem xét chặt chẻ, đúng định hướng , có yêu cầu và có đủ các yêu câù cần thiết .
Khuyến kích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm , dịch vụ mà xả hội cần và pháp luật không cấm.
1.2. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm ; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hửu , trong đó có đông đảo người lao động , để sử dụng hiệu quả vốn , tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xả hội vào phát triển sản xuất , kinh doanh, tạo động lực mạnh mẻ và cơ chế quản lý năng động , có hiệu quả cho doanh nghiệp của nhà nước , phát huy vai trò làm chủ thực sự của xã hội , của cổ đông và và tăng cường sự giám sát của xả hội đối với doanh nghiệp , đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước , doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước không được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước .
Đối tượng cổ phần hoá là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển doanh gnhiệp nhà nước hiện có thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp hoặc nhà nước không giữ cổ phần.
Hình thức cổ phần hoá bao gồm: giữ nguyên giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông, cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì không được gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giưã các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định. Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để gắn bó người lao động với doanh nghiệp, dành một tỷ lệ cổ phần thích hợp bán ra ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn tự có của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của ngươi lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần khỏi doanh nghiệp. Mở rộng việc bán cổ phần của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng nhiều lao động và có quy định cho phép chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.
Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường, nghiên cứu đa giá trị quyền sử dụng đất vào gía trị doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu bán cổ phiếu và bán cổ phiếu qua các định chế tài chính trung gian.
Nhà nước đầu tư được mua cổ phần lần đầu đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá mà nhà nước không được giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước khuyến khích nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, tiền vốn mua cổ phần. Số tiền mua được từ bán cổ phần dùng để thực hiện chính sách đối với người lao động và để nhà nước tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không được đưa vào ngân sách để chi thường xuyên.
Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sàng công ty cổ phần. Sửa đổi ccác chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng ưu đãi hơn đối vơí những doanh nghiệp khi cổ phần hoá có khó khăn.
Chỉ đạo chặt chẽ doanh nghiệp nhà nước đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những linhx vực cần thiết.
1.3.Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sát nhập, giải thể, phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước quy mô nhhỏ, làm ăn không hiệu quả.
Đối với doanh ghiệp có quy mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng, nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được, tuỳ thực tế của từng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: Bán, giao, khoná kinh doanh, cho thuê. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đã giao, bán được chuyển thành công ty cổ phần của người lao động. Sát nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các hình thức nói trên.
Sửa đổi, bổ sung luật phá sản doanh nghiệp theo hướng người quyết định thành lập doanh nghiệp có quyền đề nghị tuyên bố phá sản.
Đẩy mạnh tuyền truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động và toàn xã hội đối với người chủ trương cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước.
1.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.
a. Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu, thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu, có liên kết giữa các đơn vị thành viên kiên kết về sản xuất, tài chính, thị trường..., có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Trong từng thời kỳ, theo yêu vầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh phù hợp những tổng công ty đang hoạt động không có đủ yêu cầu trên sẽ được sắp xếp lại
Thí điểm, rút kinh nghiệm dể nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang nhà nước sang hoạt động công ty mẹ – công ty con , trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ ( tổng công ty) hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối .
Bên cạnh các tổng công ty nhà nước. Nghị quyết trung ương III chủ trương hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các thành viên kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó các ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân.
1.5. Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được
Nghị quyết Trung ương III xac định rằng, lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương trong một thời gian để tìm việc; nếu không tìm được việc thì được nghỉ chế độ mất việc theo quy định của Bộ Luật lao động. Để có đủ cơ sở pháp lý cho vấn đề này, bộ Luật lao dộng được sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép áp dụng chế độ mất việc đối với số lao dộng dôi dư tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, khẩn trương bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội; ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng góp.
Đối với nợ không thanh toán được, thành lập công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử luý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.
1.6. Đổi mới trình độ công nghệ và trình độ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước
Phải khẳng định rằng công nghệ là vấn đề sống còn của doanh nghiệp nếu muốn tồn tại có hiệu quả.Xây dựng chiến lược đổi mới công nghệ trong từng ngành, từng doanh nghiệp,tăng cường công tác nghiên cứu triển khai,phát triển sản phẩm,công tác nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường,tăng cường xúc tiến bán hàng, tăng cường vai trò của thương mại điện tử,nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách hướng các doanh nghiệp cố gắng vươnlên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế .
2- Với tài sản thuộc nhà nước.
Cần đổi mới hệ thống các chính sách mang tính chất vĩ mô như chính sách tiền tệ, tài chính, thuế, tín dụng, đàu tư xuât nhập khẩu.
Xác định và phân biệt rõ ràng các quyền sở hữu sử dụng,định doạt và hưởng lợi đối với tài sản quốc gia để có sự phân định rõ chức năng quản lý và chức naưng khinh tế của nhà nước và của DNNN để tránh tình trạng Nhà nươc tham gia quá sâu vào công việc của các DNNN.
Lành mạnh hoá hệ thốmg tài chính, tín dụng, ngan hàng Nhà nước, hệ thống dự trữ quốc gia, các quỹ bão hiểm, quỹ dự phòngcần được sử dụng có hiệu quả hơn.
kết luận
Như vậy kinh tế nhà nước là một chủ thể quan trọng nhất ,là thành phần kinh tế then chốt đó gúp phần đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế,chuyển sang một giai đoạn mới –giai đoạn của nền kinh tế nhiều thành phần,kinh tế thị trường chuyển biến vững chắc theo quỹ đạo chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO hiện nay.
Đối với tụi việc đi sõu tỡm hiểu nghiờn cứu về đề tài này đó giỳp ớch cho tụi rất nhiều trong việc nhận thức và tư duy kinh tế ;cú quan niệm đỳng đắn về thành phần kinh tế nhà nước và vai trũ chủ đạo của nú đồng thời xỏc định được trỏch nhiệm của mỡnh đối với sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ-hiện đại hoỏ đất nước.
Mặc dự đó cố gắng nhưng với kinh nghiệm chưa nhiều chắc chắn sẽ cũn nhiều thiếu sút rất mong cú sự gúp ý của thầy cụ và cỏc bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giỏo trỡnh kinh tế chớnh trị Mỏc-Lờnin, NXB Chớnh trị quốc gia
2.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII ,VIII , IX ,X
3.Một số vấn đề về Nhà Nước quản lý vĩ mụ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,NXB Chớnh trị quốc gia, Hà Nội 1994
4. V.I.Lờ Nin toàn tập,tập 3 NXB Tiến Bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7367.doc