Đề tài: Tăng cuờng vai trò của Ngân Hàng NN trong việc quản nợ nước ngoài của chính phủ
MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI.
I/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN NỢ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm nợ nước ngoài
2. Phân loại nợ nước ngoài
2.1 Nợ nước ngoài của Chính phủ
2.2 Nợ nước ngoài của doanh nghiệp
II/ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC VAY NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
1. Tính tất yếu của việc vay nợ nước ngoài
2. Sự cần thiết tăng cường quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài
III/ MỤC TIÊU QUẢN LÝ VAY NỢ TRONG THỜI GIAN TỚI
IV/ KINH NGHIỆM VAY NỢ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Kinh nghiệm của Hàn quốc
2. Kinh nghiệm của Mêhicô
3. Kinh nghiệm của Thái lan
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA
I/ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1.Quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ tín dụng của Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế
2. Khái quát cơ chế tín dụng của các Tổ chức Tài chính Quốc tế
2.1. Thủ tục giải ngân (rút vôn)
2.2 Các thủ tục, chứng từ để thực hiện việc giải ngân.
II/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
1. Cơ chế rút vốn các khoản vay của Chính phủ
1.2 Thể thức Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý
1.2 Thể thức Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp quản lý
2. Cơ chế sử dụng và quản lý vốn vay nước ngoài của Chính phủ
3. Cơ chế trả nợ vốn vay
III / KẾT QUẢ THAM GIA QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA
1. Kết quả tham gia quản lý của Ngân hàng Nhà nước
1.1 Về vay nợ
1.2 Về trả nợ
2. Đánh giá kết quả tham gia quản lý
2.1 Về cơ chế nhận nợ rút vốn
2.2 Về cơ chế kiểm soát đơn rút vốn
2.3 Về cơ chế hạch toán
2.4 Đối với thể thức hoàn vốn
2.5 Về việc thực hiện nghĩa vụ đối với các Tổ chức Tài chính Quốc tế
CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
I/ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
1. Đối với cơ chế nhận nợ, rút vốn
2. Đối với cơ chế hạch toán
3. Thành lập Hội đồng quản lý nợ nước ngoài
II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phủ phải được thể hiện vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên tuỳ theo tính chất, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi vốn, việc quản lý và sử dụng vốn vay được thực hiện theo những phương thức khác nhau.
Đối với vốn vay để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc đối tượng ngân sách đầu tư, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo chế độ quản lý vốn xây dựng cơ bản hiện hành. Trường hợp Bộ Tài chính đi vay ngoại tệ để cấp phát cho dự án theo quyết định của Chính phủ (khi có nhu cầu chi ngoại tệ) thì thực hiện thủ tục cấp phát và thanh toán theo quy định cấp phát ngoại tệ cho dự án do Bộ Tài chính quy định. Nếu trong các dự án này có cả phần vay nhập máy móc thiết bị thi công thì phần vay này được thực hiện theo phương thức cho vay lại đối với các đơn vị thi công.
Đối với các dự án có thể thu hồi vốn (có thể cả các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng) thì Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để chọn một Ngân hàng Thương mại phù hợp thực hiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi khoản vay mà Bộ Tài chính uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại được chọn theo các hình thức sau :
Một là, Bộ Tài chính chỉ uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại được chọn làm thủ tục rút vốn thanh toán, thực hiện cho vay lại và theo dõi sử dụng hoàn trả vốn vay theo các điều kiện đã được thống nhất với Bộ Tài chính. Hình thức này chủ yếu được áp dụng trong trường hợp vốn vay nước ngoài với lãi suất khá cao (xấp xỉ lãi suất thị trường), hoặc với các dự án mà khả năng hoàn vốn thấp và đối tượng thực hiện dự án do Chính phủ chỉ định.
Trường hợp này các Ngân hàng Thương mại chỉ làm dịch vụ, thực hiện theo đúng nội dung công việc đã thoả thuận với Bộ Tài chính và được hưởng thủ tục phí do Bộ Tài chính quy định cho từng trường hợp cụ thể trên số vốn vay thực rút. Các chủ dự án được vay lại theo mức lãi suất kể cả phí (nếu có) của nước ngoài cho vay cộng với thủ tục phí của Ngân hàng nói trên. Bộ Tài chính sẽ làm thủ tục chuyển vốn cho Ngân hàng Thương mại được chọn để cho các chủ dự án vay lại. Trong trường hợp chủ dự án không trả được nợ thì Ngân hàng Thương mại phải báo ngay cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để kịp thời báo cáo Chính phủ xử lý.
4.) Cơ chế trả nợ vốn vay.
Hàng năm, trên cơ sở nghĩa vụ phải trả nợ của Nhà nước với nước ngoài theo các hiệp định hợp đồng vay và khả năng của Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ lập kế hoạch trả nợ nước ngoài để trình thủ tướng Chính phủ duyệt và ghi vào kế hoạch Ngân sách Nhà nước. Các khoản trả nợ nước ngoài của Chính phủ được thông qua Tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước (khi trả nợ, tổ chức cho vay sẽ ghi CÓ vào tài khoản tiền gửi này).
Các doanh nghiệp được vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay đảm bảo có hiệu quả, có nguồn trả nợ khi đến hạn. Khi được Nhà nước chính thức cho phép sử dụng nguồn vốn vay Chính phủ các doanh nghiệp cần lập các kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng Thương mại được chọn phù hợp đồng đã ký với các ngân hàng. Các kế hoạch này phải phân rõ thời gian hoàn trả nợ gốc, lãi và các phí vay khác (nếu có) và đồng gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp để phối hợp theo dõi và quản lý.
Trong trường hợp không trả được nợ cho Ngânh hàng, doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời cho cơ quan ngân hàng để có biện pháp xử lý. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng thì các ngân hàng có các biện pháp cần thiết tuỳ theo mức độ vi phạm như phạt, đình chỉ cho vay hoặc phong toả tài khoản để thu nợ. Trong trường hợp cần thiết các Ngân hàng Thương mại được chọn có thể yêu cầu các doanh nghiệp mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng để trích và thu hồi dần nợ từ vốn kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn.
Các Ngân hàng Thương mại được chọn đã ký các hợp đồng vay phải lập kế hoạch hoàn trả vốn vay và trả nợ theo đúng hợp đồngcho Bộ Tài chính. Nếu lý do khách quankhông thực hiện được đúng hợp đồng thì phải kịp thời báo cáo thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính để xin ý kiến xỷ lý. Nừu lý do chủ quan thì các Ngân hàng Thương mại phải dùng vốn kinh doanh của mình để trả nợ và phải chịu phạt tính trên số chậm trả (kể cả doanh nghiệp).
Đối với trường hợp Chính phủ vay nước ngoài bằng hàng hoá thì khi thu hồi vốn vay từ các doanh nghiệp, Ngân hàng Thương mại vẫn phải chuyển trả lại cho Bộ Tài chính bằng tiền để Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Thương mại bố trí hàng xuất khẩu trả nợ khi đến hạn.
III./ KẾT QUẢ THAM GIA QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA.
1) Kết quả tham gia quản lý của Ngân hàng Nhà nước
1.1 Về vay nợ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan để khai thông quan hệ tín dụng với các Tổ chức Tài chính Quốc tế (10/93) như IMF, ADB, WB, KUWAIT...và cho tới nay có thể khẳng định rằng Việt Nam rất thành công trong việc thu hút một khối lượng lớn nguồn tài trợ từ bên ngoài đặc biệt là tài trợ cho các khoản vay của Chính phủ: Chỉ tính tới 31/3/2003 (không kể trước năm 1998), Chính phủ Việt Nam đã ký vay 41 khoản với tổng kim ngạch ký vay lên tới 3,6 tỷ đô-la Mỹ với Chính phủ các nước và các Tổ chức Tài chính Quốc tế, (trong đó chủ yếu là với các Tổ chức Tài chính Quốc tế).
* Với Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sau khi quan hệ tín dụng của Việt Nam với các tổ chức được tái lập (10/93),nhằm ổn định tỷ giá, tránh mất cân bằng cán cân thanh toán, bằng nhiều biện pháp tích cực, chúng ta đã thoả thuận và kí vay với IMF (ngày 6/11/1998) theo thể thức dự phòng(SBA) là 154,7 triệu đô-la Mỹ, theo thể thức chuyển đổi hệ thống là 34 triệu đô-la Mỹ. Số tiền này ta đã thực hiện rút vốn đợt một cho chương trình điều chỉnh kinh tế một năm là 102 triệu đô-la Mỹ để trả nợ vay bắc cầu, phần còn lại sau một năm (1999) ta đã rút tiếp. Khoản vay cho chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng(ESAF) là khoản vay có giá trị lớn nhất với tổng trị giá 600 triệu đô-la Mỹ ta đã ký vào 11/1999 và tới nay chúng ta đã rút được 355 triệu đô-la Mỹ (chiếm 59 %).
Như vậy, cho tới nay, tổng kim ngạch ký vay với IMF của chúng ta lên tới 789 triệu đô-la Mỹ và đã giải ngân được 544 triệu đô-la Mỹ qua thể thức tạm ứng/đặc biệt (chiếm 69% trên tổng số).
* Với Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB).
Qua gần 5 năm (từ tháng 10 năm 1998 tới nay), Ngân hàng Phát triển Châu á đã cung cấp cho chúng ta 18 khoản vay với tổng trị giá là 1.225,57 triệu đô-la Mỹ. Theo các năm, số liệu cụ thể như sau:
- Năm 1998 có một dự án: dự án thuỷ lợi và chống lũ với tổng trị giá là 75,37 triệu USD.
-Năm 1999, có 2 dự án với tổng trị giá 191,18 triệu USD
- Năm 2000, có 5 dự án với tổng trị giá là 296,42 triệu USD
- Năm 2001, có 4 dự án với tổng trị giá 303 triệu USD
-Năm 2002 số dự án là 3 với tổng trị giá là 152 triệu USD
- Trong năm 2003, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm chúng ta đã ký 3 dự án với tổng trị giá 207,6 triệu USD.
Như vậy, nếu xét về cơ cấu ngành được vay vốn thì hạ tầng cơ sở kinh tế 40,86 % (giao thông 31,8 %, điện 6,56 %), các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi 22,6 %, hạ tầng cơ sơ xã hội 28,9 % và tài chính 7,6 %.
Tính tới hết quý I/2003 chúng ta đã giải ngân được 280 triệu USD trên tổng số 1225,57 triệu USD (chiếm 22,8%), trong đó dự án về chương trình ngân hàng - tài chính có tỷ lệ giải ngân lớn nhất (48%) mặc dù dự án này mới được ký vào tháng 12 năm 2001. Dự án có tỷ lệ giải ngân thấp là dự án cấp nước T.P HCM (3%) mặc dù dự án này ký vay tháng 9 năm 1999. Theo kế hoạch, trong năm 2003 chúng ta sẽ giải ngân khoảng 300 triệu USD.
* Với Ngân hàng Thế giới (WB).
Đây là tổ chức đã cung cấp nhiều khoản vay với khối lượng lớn. Cho tới 31/3/2003, WB đã ký với chúng ta 17 dự án với tổng trị giá 1.721 triệu USD.
Theo các năm số dự án như sau:
- Năm 1998 có 2 dự án với tổng trị giá 228,5 triệu USD.
-Năm 1999 có 2 dự án với tổng trị giá 246 triệu USD
- Năm 2000 có1 dự án với tổng trị giá 100 triệu USD
- Năm 2001 có 6 dự án với tổng trị giá 667,2 triệu USD
- Năm 2002 có 5 dự án với tổng trị giá 444,61 triệu USD
Trong quý I /2003 chúng ta đã ký một khoản vay trị giá 35 triệu USD về giảm nợ và nghĩa vụ nợ.
Ngoài ra còn có 4 dự án chuẩn bị đàm phán, ký kết với tổng trị giá 385,45 triệu USD, bao gồm:
+ Dự án chuyển tải và phân phối điện (chuẩn bị ký) trị giá 199 triệu USD
+ Dự án giáo dục đại học (chuẩn bị đàm phán) trị giá 78,85 triệu USD
+ Dự án đa dạng hoá nông nghiệp (chuẩn bị đàm phán) trị giá 66,9 triệu USD
+ Dự án giao thông đô thị (chuẩn bị đàm phán) trị giá 40,7 triệu USD
và dự án tín dụng điều chỉnh cơ cấu lần hai (SAC II) trị giá 150 triệu USD dự định sẽ được đàm phán vào cuối năm nay.
Như vậy tới cuối năm 2003, tổng kim ngạch ký vay của ta với WB sẽ lên tới 2 tỷ USD. Nếu xét về cơ cấu ngành được vay vốn thì hạ tầng cơ sở kinh tế chiếm 46,34 % ( giao thông 26,34 %,điện 20 %), nông nghiệp và thuỷ lợi chiếm 12,55 %, hạ tầng cơ sở xã hội chiếm 19,6 % và tài chính tín dụng chiếm 21,5 %.
Đến hết quý I năm 2003, 14/17 hiệp định đã ký có hiệu lực thi hành. Tổng số vốn vay đã được giải ngân là 690 triệu USD đạt 40% tổng số vốn đã ký vay. Riêng tài khoá năm 2002 ta đã giải ngân gần 200 triệu USD và theo kế hoạch, năm 2003, con số này sẽ trên 300 triệu USD (trong đó quý I năm 2003 đã giải ngân được trên 100 triệu USD).
Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ giải ngân các dự án tín dụng của họ tại Việt Nam đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực. Khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu lần I (SACI) trị giá 150 triệu USD đã hoàn thành giải ngân trong năm 2001. Một số dự án thực hiện giải ngân tốt là :Cải tạo nông nghiệp 96% (92,15/ 96 triệu USD); phục hồi thuỷ lợi ... Nhìn chung tỷ lệ giải ngân các dự án do WB tài trợ cao hơn so với của ADB (40% và 22,8%) và chưa đồng đều giữa các dự án.
* Đối với Chính phủ Thái lan và các tổ chức khác (OPEC, KUWAIT...)
Số lượng các dự án mà các tổ chức này ký với chúng ta 5 dự án với tổng trị giá là 136,15triệu USD trong đó khoản vay thương mại của Kung Thai Bank có trị giá 100 triệu USD đã rút hết một lần. Nhìn chung với các tổ chức này chúng ta có ít các dự án được ký kết và phần lớn là những khoản tín dụng nhỏ (trừ khoản tín dụng của Thái lan).
Dự án thuỷ lợi YAUN của KUWAIT với trị gía 15 triệu USD đã rút hết, các dự án của OPEC có tốc độ giải ngân cực thấp (xấp xỉ bằng 0), thậm trí dự án mở rộng đại học quốc gia trị giá 7 triệu USD cho tới nay không thực hiện được vì dự án này có chủ trương thay đổi.
Như vậy, từ năm 1998 tới nay, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ từ các tổ chức tài chính quốc tế đã lên tới 3,6 tỷ USD và tới hết năm 2003, con số này sẽ khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó WB được xếp ở vị trí đầu về lượng vốn vay (chiếm 47,8%), ADB :34%, IMF:15% và số còn lại là các khoản tín dụng của các tổ chức khác(OPEC...)
1.2 Về trả nợ.
Nhìn chung, các khoản vay của Chính phủ từ năm 1998 tới nay do các Tổ chức Tài chính Quốc tế tài trợ đều ở giai đoạn đầu của dự án (đang ở trong giai đoạn rút vốn vay) do vậy hầu hết là chưa phải trả nợ gốc trừ khoản vay hợp vốn của Kung Thai Bank và khoản vay của IMF. Tổng số nợ gốc trả cho Thái lan và IMF là 63,8 triệu USD trong đó trả cho IMF 31,8 triệu USD và Thái lan 32 triệu USD(các khoản cho các dự án còn lại chưa phải trả nợ gốc). Điều này cũng có nghĩa là trong một vài chục năm tới chúng ta phải chi những khoản tiền khổng lồ hàng tỷ đô-la Mỹ để trả cho những món nợ này khi chúng tới hạn.
Tổng các khoản phí, lãi (cho tới hết quý I năm 2003) chúng ta đã trả là 98,1 triệu USD, bao gồm :
- Trả cho IMF 40 triệu USD
- Trả cho ADB 17,2 triệu USD
- Trả cho WB 12,9 triệu USD
-Trả cho Thái lan 28 triệu USD
Sở dĩ khoản vay của Thái lan chỉ có trị giá 100 triệu USD song phải trả tiền phí , lãi tới 28 triệu USD là bởi đây là khoản vay thương mại do vậy phải chịu mức lãi suất cao hơn hẳn các khoản khác. Đối với các khoản vay của IMF chúng ta cũng phải trả phí suất tương đối lớn (40 triệu USD trên tổng dư nợ là 544 triệu USD). Đây cũng là điều hợp lý bởi các khoản tín dụng của IMF không phải trực tiếp phục vụ đầu tư phát triển mà nhằm những mục đích về chính sách tiền tệ.
2./ Đánh giá kết quả tham gia quản lý.
Quan hệ tín dụng của Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế được tái thiết lập là một thành công lớn, tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Sau gần 5 năm kể từ khi mối quan hệ này được khai thông (từ 10/1998), Việt Nam đã thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể phục vụ cho đầu tư phát triển và tăng cường cho quỹ ngoại tệ quốc gia , đồng thời đã củng cố uy tín của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình Ngân hàng Nhà nước tham gia quản lý các khoản vay nợ nước ngoài (của Chính phủ) một số tồn tại đã bộc lộ cần được nghiên cứu, chỉnh sửa:
2.1/ Về cơ chế nhận nợ, rút vốn.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị duy nhất đại diện cho Chính phủ tại các Tổ chức Tài chính Quốc tế. Mặc dù Bộ Tài chính là đơn vị trực tiếp quản lý các khoản vay của Chính phủ từ các tổ chức cho vay nhưng do Bộ Tài chính không có Tài khoản tiền gửi tại nước ngoài do vậy về phía các Tổ chức Tài chính Quốc tế (cũng như các ngân hàng đại lý) họ không giao dịch với Bộ Tài chính. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài (chẳng hạn như tài khoản tiền gửi tại Cục dự trữ liên bang Mỹ) do vậy các tổ chức tài chính quốc tế có thể giao dịch với Chính phủ Việt Nam thông qua tài khoản này. Chính vì thế, mọi khoản vay của Chính phủ Việt Nam đều được tổ chức cho vay mở tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước bất luận vốn vay được rút theo thể thức nào. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước là dơn vị nhận nợ thay cho Chính phủ trước các Tổ chức Tài chính Quốc tế - cơ chế nhận nợ tập trung (như đã đề cập trong phần cơ chế rút vốn vay của Chính phủ).
Tuy nhiên cơ chế quản lý (cơ chế rút vốn) của ta hiện nay lại được quy định phân tán. Cụ thể là trong 4 hình thức rút vốn (tạm ứng, trực tiếp, phát hành thư cam kết, hoàn vốn), Ngân hàng Nhà nước chỉ được phân công rút vốn theo thể thức tạm ứng (tài khoản đặc biệt), ba hình thức rút vốn khác do Ngân hàng Thương mại được chọn và chủ dự án trực tiếp rút (không qua Ngân hàng Nhà nước). Khi nhận được các hoá đơn, chứng từ của Tổ chức cho vay gửi về cùng với hàng hoá nhận được,các đơn vị nhận vốn vay này phải có trách nhiệm báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về lượng vốn đã rút (đối với cả 3 thể thức), song trên thực tế thì cũng có đơn vị thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước, nhưng cũng có đơn vị thì không.
Một vấn đề bất hợp lý ở đây là Ngân hàng Nhà nước là chủ tài khoản - là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong việc nhận nợ, trả nợ mà lại thiếu cơ sở để xác nhận nợ với các tổ chức cho vay. Điều này có nghĩa là chủ tài khoản (Ngân hàng Nhà nước ) lại không biết đích xác về tài khoản của mình hiện nay như thế nào, dư nợ là bao nhiêu, thời gian nhận nợ ... bởi vì xác định lượng vốn đã rút phải căn cứ vào tổng số vốn rút qua cả 4 hình thức, song 3 thể thức rút vốn không bằng tiềnlại phụ thuộc vào các đơn vị rút vốn vay khác có báo cáo hay không, và như vậy cũng kéo theo việc xác nhận nợ gốc, khối lượng và thời gian trả phí là thiếu cơ sở. Điều này này nếu không được quán triệt để có hướng khắc phục thì rất có thể làm tổn thương tới uy tín của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
Mặt khác, nếu không biết đích xác lượng ngoại tệ vào ra khỏi đất nước thì Ngân hàng Nhà nước không thể có một chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện của đất nước. Đây là một vấn đế có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó liên quan tới việc hoạch định chính sách về lãi suất, tỷ giá ... ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất, nhập khẩu, tâm lý của người dân.
Như vậy, để có thể đảm nhiệm được vai trò của mình, Ngân hàng Nhà nước cần phải nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác về khối lượng, thời gian đối với các khoản vay nợ nước ngoài. Đối với các khoản vay nợ của các doanh nghiệp thì đương nhiên là Ngân hàng Nhà nước nắm vững được tình hình (Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý trực tiếp đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp)song đối với các khoản vay của Chính phủ thì đây là một tồn tại lớn cần sớm có biện pháp khắc phục.
2.2/ Về cơ chế kiểm soát đơn rút vốn.
Như đã trình bày trong phần cơ chế rút vốn vay của Chính phủ (phần Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý), với thể thức tạm ứng /Tài khoản đặc biệt, ta thấy hiện tượng chồng chéo về tổ chức, trùng lặp về nội dung kiểm soát đơn rút vốn.
Thật vậy, chủ dự án phải lập hồ sơ rút vốn để gửi tới Bộ Tài chính, Bộ Tài chính kiểm soát đơn rút vốn, nếu đồng ý thì đề nghị Ngân hàng Nhà nước rút vốn về tài khoản đặc biệt. Nhận được đề nghị gải ngân của Bộ Tài chính và bộ hồ sơ của chủ dự án gửi tới, Ngân hàng Nhà nước cũng phải kiểm soát tập hồ sơ này để có thể ký trực tiếp trên đơn rút vốn. Đây là điều không hợp lý bởi cùng một đơn rút vốn mà cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đều kiểm soát
2.3/ Về cơ chế hạch toán.
Trên thực tế để có thể rút vốn vay từ các Tổ chức Tài chính Quốc tế, chúng ta không chỉ sử dụng một hình thức rút vốn riêng lẻ mà nguồn vốn này có thể được rút đồng thời dưới các hình thức: tạm ứng/đặc biệt, trực tiếp, phát hành cam kết và hình thức hoàn vốn. Do vậy dư nợ sẽ được tính bằng tổng số vốn được rút qua các hình thức ấy (riêng đối với ADB tiền phí, lãi được tính vào tổng số thực rút - hình thức trả lãi trước).
Khi tới hạn trả nợ gốc, tổ chức cho vay căn cứ vào tổng số dư nợ được rút qua các hình thức trên để tiến hành thu nợ. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là đơn vị đại diện cho Chính phủ đối với các tổ chức này, vì thế các khoản trả nợ cho các tổ chức cho vay sẽ được thanh toán thông qua Tài khoản Tiền gửi ngoại tệ đứng tên Ngân hàng Nhà nước tại nước ngoài, đồng thời tại các tổ chức cho vay tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước được ghi có.
Song một thực tế là số liệu hạch toán theo dõi tại Ngân hàng Nhà nước không bao gồm tổng các khoản được rút qua 4 thể thức, mà chỉ có cơ sở của số liệu được rút qua thể thức tạm ứng (bởi Ngân hàng Nhà nước chỉ trực tiếp quản lý theo thể thức tạm ứng). Do vậy, về nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể thanh toán cho tổ chức cho vay những khoản mà Ngân hàng Nhà nước cho là có cơ sở (trực tiếp quản lý). ĐIều này cũng có nghĩa là chưa thực hiện được nghĩa vụ đối với tổ chức cho vay.
Tuy nhiên, để có thể thanh toán đầy đủ các khoản nợ gốc, phí cho các tổ chức này, Bộ Tài chính đã chuyển tiền sang Ngân hàng Nhà nước và đề nghị Ngân hàng Nhà nước thanh toán các khoản nợ cho bên vay (thực chất là việc Bộ Tài chính gửi công văn đồng ý để Ngân hàng Nhà nước trích tiền từ tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nước một khoản đủ để trả nợ). ĐIều này dẫn tới tình trạng vi phạm nguyên tắc hạch toán kế toán đó là: Tài sản nợ lại dư nợ, Tài sản có lại dư có (về nguyên tắc Tài sản nợ phải dư có, Tài sản có phải dư nợ). Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta xét một ví dụ cụ thể:
Giả sử một dự án có tổng trị giá là 100 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Khoản vốn vay này được rút dưới hình thức tạm ứng (bằng tiền) là 50 triệu USD , 50 triệu USD còn lại được rút qua các hình thức khác không bằng tiền( trực tiếp, phát hành thư cam kết...) và giả sử thêm rằng quá trình thanh toán được thực hiện thông qua Tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Cục dự trữ liên bang Mỹ.
Ngân hàng Thế giới đã cung cấp cho dự án là 100 triệu USD do vậy tại Ngân hàng Thế giới số liệu trên tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được hạch toán như sau:
TÀI KHOẢN VAY ĐỨNG TÊN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(tại WB)
Tạm ứng: 50 triệu USD
Trực tiếp
Cam kết Hoàn vốn
50 triệu USD
Dư nợ: 100 triệu USD
Khi rút vốn các khoản không bằng tiền (hàng hoá), WB tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhà cung ứng, còn các khoản bằng tiền thì WB thanh toán qua Tài khoản tiền gửi ngoại tệ (TKTG ngoại tệ) tại cục dự trữ liên bang.
Quá trình hạch toán tại Cục dự trữ liên bang diễn ra như sau:
-Nợ TKTG ngoại tệ đứng tên WB: 50 triệu USD
-Có TKTG ngoại tệ đứng tên NHNNVN : 50 triệu USD
Tại Việt Nam (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước), khi nhận được báo có về khoản ngoại tệ đi vay đã được chuyển vào TKTG ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại Cục dự trữ thì hạch toán:
- Nợ TK 221 (Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài): 50 triệu USD
- Có TK 271 (Vay ngoại tệ của các TCTDQT): 50 triệu USD
Theo nguyên tắc, mọi khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ đều phải được tập trung hạch toán qua Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các dự án phát triển thông qua các Ngân hàng Thương mại (Ngân hàng Thương mại tiến hành cho vay lại hoặc ngân hàng phục vụ chủ dự án). Do vậy quá trình này được hạch toán tiếp như sau:
- Nợ TK 321 (Cho vay Kho bạc Nhà nước): 50 triệu USD
- Nợ TK 3312 (Tiền gửi Kho bạc Nhà nước): 50 triệu USD
Đồng thời ghi :
-Nợ TK 3312 (Tiền gửi Kho bạc Nhà nước): 50 triệu USD
- Có TK 463 (Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng): 50 triệu USD
Việc theo dõi và thu hồi nợ từ các Ngân hàng Thương mại, doanh nghiệp sẽ do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm và cũng phải được hạch toán qua Ngân sách Nhà nước.
Quá trình trả nợ cho WB: Ở đây chúng ta cần lưu ý rằng mặc dù chúng ta ( Chính phủ Việt Nam ) nhận được vốn bằng tiền mặt là 50 triệu USD, bằng hàng hóa là 50 triệu USD nhưng thực chất WB lại phải chi ra 100 triệu USD tiền mặt (trong đó 50 triệu USD thanh toán cho nhà cung ứng thiết bị máy móc...). Hơn nữa WB là một tổ chức tài chính chứ không phải là một quốc gia hay một đơn vị buôn bán do vâỵ khi thu nợ gốc thì WB sẽ lấy đủ 100 triệu USD bằng tiền mặt chứ không phải là bằng 50 triệu USD tiền mặt và 50 triệu USD bằng hàng hoá.
Quá trình thanh toán cho WB cũng được thông qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Cuc dự liên bang. Quá trình này được hạch toán như sau:
-Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) trích từ tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước để trả nợ:
- Nợ TK 3312 (Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước): 100triệu USD
- Có TK 321 (Cho vay Kho bạc Nhà nước : 100 triệu USD
Đồng thời ghi :
- Nợ TK 271 (Vay các Tổ chức Tài chính Quốc tế): 100 (tr)USD
- Có TK 221 (Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài): 100 triệu USD
Khi nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục dự trữ hạch toán để trả lại vốn cho WB:
- Nợ TK Tiền gửi ngoại tệ Việt Nam: 100 triệu USD
- Có TK Tiền gửi ngoại tệ WB: 100 triệu USD
Chúng ta có thể khái quát quá trình vay và trả nợ nước ngoài bằng sơ đồ hạch toán ở trên. Từ sơ đồ này ta có thể dễ dàng nhận thấy nguyên tắc hạch toán bị vi phạm:
- Tài khoản 221 (Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài) là tài sản CÓ do vậy phải dư NỢ nhưng theo cơ chế hạch toán như đã trình bày ở trên thì lại dư CÓ.
- Tài khoản 271 (Vay các Tổ chức Tài chính Quốc tế) là tài sản NỢ , theo nguyên tắc phải dư CÓ nhưng ở đây lại dư NỢ.
2.4/ Đối với thể thức hoàn vốn:
Như đã được trình bày ở trên thể thức hoàn vốn thường áp dụng cho những khoản thanh toán bằng nội tệ nhưng vốn vay từ các Tổ chức Tài chính Quốc tế cũng như Chính phủ các nước lại bằng ngoại tệ do vậy làm phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước phải bán nội tệ (VND) đổi lấyngoại tệ.
Trường hợp vốn vay bằng ngoại tệ mạnh hoặc ngoại tệ nằm trong nhu cầu dự trữ của Việt Nam thì không có vấn đề gì để bàn cãi nhưng trường hợp lượng ngoại tệ này lại không nằm trong nhu cầu dự trữ ngoại tệ quốc gia thì có nên mua hay không? Câu trả lời là : Nếu số ngoại tệ này không nằm trong hiệp định, hợp đồng vay thì đương nhiên Ngân hàng Nhà nước sẽ từ chối việc mua bán này song nếu đã nằm trong hiệp định, hợp đồng ký vay thì buộc Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Để thực hiện được nghiệp vụ này thì một vấn đề được đặt ra là lượng ngoại tệ sẽ mua bán này là bao nhiêu ?
Theo quy định hiện hành thì Ngân hàng Nhà nước chỉ đảm nhiệm quản lý rút vốn theo thể thức tạm ứng (chứ không bao gồm các thể thức khác), các đơn vị khác thực hiện rút vốn vay của Chính phủ (Bộ Tài chính , Ngân hàng Thương mại,...) phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về lượng vốn rút này song trên thực tế thì có đơn vị thực hiện, cũng có đơn vị không thực hiện.Điều này dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước không có cơ sở để xác định chính xác khối lượng ngoại tệ cần mua bán trong hiệp định, hợp đồng. Đây là một vấn đề còn tồn tại hiện đang gây không ít khó khăn cho phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở giao dịch).
Ngoài ra, để có thể xuất đồng nội tệ cho chủ dự án (hoặc Ngân hàng Thương mại phục vụ) thì ngoài việc căn cứ vào số lượng ngoại tệ cần mua bán còn căn cứ vào tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ này. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, do Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp quản lý đối với hình thức giải ngân này nên dẫn tới hiện tượng tuỳ tiện trong việc ấn định tỷ giá. Về nguyên tắc, khi giải ngân theo thể thức hoàn vốn, để có thể chuyển đổi vốn ngoại tệ ra đồng nội tệ thì tổ chức cho vay phải liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt tỷ giá mua vào ngoại tệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên không phải bao giờ tổ chức cho vay cũng tuân thủ nguyên tắc này. Cụ thể:
Đầu tháng 4 /2003, khi giải ngân dự án “Cải tạo quốc lộ 1A” của ADB theo thể thức hoàn vốn, tổ chức này đã không xin tỷ giá mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước mà tuỳ tiện áp đặt một tỷ giá 11.000VND/1USD. Đây có thể là tỷ giá được thông báo trên ti vi hay một phương tiện nào đó ở một thời điểm trong quá khứ. Tỷ giá lúc bấy giờ của Ngân hàng Nhà nước là 12.985 VND/1USD. Vấn đề này đã được kịp thời phát hiện, giải quyết, song nếu không được phát hiện chúng ta sẽ bị thiệt hại 652.000.000 VND (tương đương với 50.211 USD) khi giải ngân 330.000 USD.
Nếu xét ở một góc độ khác, điều này đã làm tăng chi phí của dự án:
Chẳng hạn một dự án cần một lượng vốn là 1.000.000.000.000 VND được tài trợ băng nguồn vốn vay nước ngoài . Với tỷ giá 12.985VND/1USD lượng vốn này tương đương với 77 triệu USD, nhưng với tỷ giá 11.000 VND/1USD, lượng vốn này lại là 90,9 triệu USD.
Đương nhiên, ADB cho vay bằng USD thì khi thu nợ tổ chức này cũng thu bằng USD và cùng một dự án 1000 tỷ VND, với tỷ giá 12.985 VND/1USD thì chúng ta (Chính phủ Việt Nam) chỉ phải trả nợ gốc là 77 triệu USD nhưng với tỷ giá 11.000 VND/1USD thì chúng ta phải trả nợ gốc tới 90,9 triệu USD. Một con số quả là không nhỏ.
2.5 Về việc thực hiện nghĩa vụ đối với các Tổ chức Tài chính Quốc tế.
Theo điều lệ tổ chức của các Tổ chức Tài chính Quốc tế, để trở thành hội viên của các tổ chức này, nước thành viên phải có những ràng buộc, điều kiện nhất định, trong đó có một ràng buộc là phải tham gia đóng góp cổ phần. Riêng cổ phần đóng góp bằng đồng bản tệ sẽ được tổ chức cho vay lưu ký tại nước hội viên dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương (Sở giao dịch) nước hội viên.
Cho tới 30/ 9/ 2002, số dư tiền gửi bằng đồng bản tệ (VND) của các tổ chức cho vay mở tại Sở giao dịch là 5.425.056.162.649 VND, bao gồm:
- IMF:
+ Tài khoản số 1: 5.336.348.929.510 VND
+ Tài khoản số 2: 75.820.871 VND
- WB:
+TK của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA):
16.257.228.000 VND
+ TK của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD):
66.854.098.562 VND
- Tổ chức Miga: 654.342.450. VND
- ADB: 4.865.734.256 VND
Do điều kiện ngân sách của ta có hạn, do vậy, ít lâu nay việc góp vốn cổ phần cho các Tổ chức Tài chính Tíin dụng Quốc tế bằng đồng bản tệ (VND) để duy trì tài khoản tiền gửi của các tổ chức cho vay mở tại Sở giao dịch thường là xác nhận khống (không có tiền thực) và hàng tháng Sở giao dịch đều phải xác nhận số dư với tổ chức cho vay.
Dựa trên cơ sở xác nhận số dư đó, khi có nhu cầu sử dụng đồng bản tệ (VND) các tổ chức cho vay thực hiện lệnh chi cho Sở giao dịch (Uỷ nhiệm chi).
Do số dư trên tài khoản tiền gửi của các tổ chức này thường là số dư khống nên Sở giao dịch thường phải đề nghị Bộ Tài chính chuyển tiền cho Sở để có nguồn thực hiện lệnh chi.
Việc thực hiện lệnh chi của chủ tài khoản (tổ chức cho vay) phụ thuộc vào nguồn tiền do Bộ Tài chính chuyển sang nên tiền thường tới vẫn quá chậm trễ (thường sau 15 ngày thậm chí có lệnh chi sau một tháng mới thực hiện được) dẫn tới sự tra soát của các tổ chức cho vay, gây ảnh hưởng không có lợi cho quan hệ giữa Sở giao dịch với các tổ chức cho vay.
Trên đây là một số tồn tại nảy sinh trong quá trình Ngân hàng Nhà nước quản lý vay nợ nước ngoài của Chính phủ mà chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới Chính phủ Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
I./ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
1./ Đối với cơ chế nhận nợ, rút vốn.
Trước hết cần khẳng định lại rằng cơ chế nhận nợ hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước đại diện cho Chính phủ Việt Nam nhận nợ trước các Tổ chức Tài chính Quốc tế, Chính phủ các nước là đúng đắn bởi những lý do sau:
Ngân hàng Nhà nước là đơn vị đại diện cho Chính phủ Việt nam trước các Tổ chức Tài chính Quốc tế, đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại hầu hết các Tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới. Do vậy mọi hoạt động tín dụng của Chính phủ Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế và Chính phủ các nước có thể được hạch toán qua tài khoản này. Bộ Tài chính là đơn vị quản lý các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ song không thể nhận nợ trước các Tổ chức Tài chính Quốc tế bởi Bộ Tài chính không có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các nước.
Hơn nữa, việc Ngân hàng Nhà nước đại diện cho Chính phủ Việt Nam để nhận nợ là phù hợp với thông lệ của hầu hết các nước và điều này cũng phù hợp với nghiệp của Ngân hàng Nhà nước hơn là Bộ Tài chính hay bất kỳ một đơn vị nào khác.
Tuy nhiên, với một cơ chế nhận nợ tập trung thì cũng cần phải có một cơ chế rút vốn tập trung.
Ngân hàng Nhà nước ngoài chức năng là đơn vị đầu mối để tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài thì Ngân hàng Nhà nước còn có nhiều chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác đối với toàn bộ nền kinh tế đó là việc lập và điều hành các chính sách tiền tệ thông qua các công cụ tỷ giá, lãi suất,...Việc hoạch định chính sách tiền tệ ngoài việc căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế thì một căn cứ rất quan trọng là lượng ngoại tệ vào, ra khỏi đất nước mà chủ yếu là từ các khoản đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước cần nắm bắt được khối lượng ngoại tệ vào trong thời kỳ hiện tại và đồng thời cũng cần phải biết được khối lượng tiền phải trả nợ trong tương lai để có thể có một chiến lược về chính sách tiền tệ phù hợp, bởi các nguồn vốn nước ngoài được huy động quá mức có thể dẫn tới việc giảm lãi suất tiền gửi trong nước, ảnh hưởng tới chính sách tiết kiệm trong nước. Trường hợp huy động vốn nước ngoài nhiều mà không đi liền với tăng nhanh tích luỹ và đầu tư bằng vốn trong nước có thể dẫn tới việc tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Trong một nền kinh tế thị trường thì điều này sẽ kéo theo sự phân bổ lại các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế . Các chủ đầu tư chuyển nguồn lực vào sản xuất hàng hoá và các dịch vụ cho nhu cầu trong nước. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu này nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì có thể là nguyên nhân gây ra sự mất khả năng trả nợ của nền kinh tế trong tương lai do mất cân đối về cung cầu ngoại tệ.
Để có thể khấc phục được những tồn tại như phần trên đã nêu, một giải pháp cần được thực hiện là tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát tình hình rút vốn của các dự án của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là:
- Ngoài thể thức rút vốn tạm ứng/ tài khoản đặc biệt như hiện tại được quy định, do Ngân hàng Nhà nước ký đơn rút vốn, còn lại 3 thể thức rút vốn (thanh toán trực tiếp, phát hành thư cam kết, hoàn vốn) cũng phải được đặt dưới sự kiểm soát thông qua việc đồng tham gia ký trên đơn rút vốn của Ngân hàng Nhà nước (hiện tại ba thể thức này theo quy định được giao cho chủ dự án và ngân hàng thương mại phục vụ ký).
Giải pháp khắc phục này sẽ giúp cho :
+ Ngân hàng Nhà nước có cơ sở để theo dõi việc ghi nợ trên tài khoản vay của các tổ chức cho vay, đồng cũng có điều kiện để theo dõi, kiểm soát việc tính phí, lãi phải trả của Chính phủ Việt nam đối với tổ chức cho vay.
+ Cùng với việc có cơ sở theo dõi việc ghi nợ tài khoản vay, giải pháp này cũng giúp cho Chính phủ Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) có thể nắm chính xác lượng ngoại tệ vào Việt Nam qua luồng vốn đầu tư nước ngoài, giúp cho việc thiết lập cán cân thanh toán, cán cân ngoại tệ được chính xác.
+ Có điều kiện để điều hành chính sách tỷ giá phù hợp với chủ trương kìm chế lạm phát gắn liền với tăng trưởng kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Với cơ chế này, quá trình kiểm soát đơn rút vốn của ba thể thức còn lại như sau: Chủ dự án lập hồ sơ xin rút vốn gửi tới Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Bộ Tài chính tiến hành kiểm soát đơn yêu cầu xin rút vốn của chủ dự án, nếu hợp lệ (nằm trong kế hoạch rút vốn đã được duyệt) thì sẽ có văn bản chấp thuận đề nghị rút vốn của chủ đầu tư. Bộ chứng từ này (gồm hồ sơ xin rút vốn và văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính) được chuyển tới Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm soát thủ tục, điều kiện rút vốn, nếu hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ đồng ký trên đơn rút vốn của chủ dự án, gửi Ngân hàng Thương mại phục vụ và yêu cầu chủ dự án cùng ngân hàng thương mại gửi đơn rút vốn cho Tổ chức cho vay. Khi Tổ chức cho vay chấp nhận đơn xin rút vốn và tiến hành giải ngân, Tổ chức cho vay sẽ thông báo kết quả giải ngân cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở để xác nhận dư nợ trên tài khoản vay.
Để thực hiện theo cơ chế kiểm soát rút vốn này, một vấn đề chúng ta cần đề cập tới là nếu có sự phân công cụ thể giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát rút vốn sao cho vừa nâng cao hiệu quả của quá trình rút vốn, đồng thời vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nằm trong kế hoạch hạn mức rút vốn (như thông tư 09/ NH-TC ngày 30/5/1999 đã quy định).
Theo cơ chế kiểm soát này, trên cơ sở kế hoạch rút vốn 6 tháng, năm của các chủ dự án lập gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính tiến hành xét duyệt và kết quả xét duyệt này sẽ được thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước thực hiện yêu cầu quản lý mức độ rút vốn, đảm bảo không được vượt quá hạn mức rút vốn cho từng dự án được Bộ Tài chính phê duyệt.
Từng lần rút vốn, chủ dự án lập hồ sơ đề nghị rút vốn gửi trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm soát thủ tục , điều kiện của các đơn rút vốn, nếu hợp lệ và nằm trong hạn mức vốn rút được Bộ Tài chính thông báo thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp ký trên đơn rút vốn đối với đơn rút vốn bằng tiền và đồng ký trên đơn rút vốn không phải bằng tiền (thanh toán trực tiếp, phát hành cam kết, hoàn vốn), gửi tập hồ sơ này cho chủ dự án để chủ dự án gửi cho Tổ chức cho vay. Khi Tổ chức cho vay chấp nhận các đơn rút vốn, Tổ chức này sẽ thực hiện giải ngân theo các hình thức giải ngân tùy theo điều kiện của từng dự án và kế hoạch của Tổ chức cho vay, ghi nợ cho tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời thông báo kết quả giải ngân (ghi nợ tài khoản vay) cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và chủ dự án biết.
Riêng đối với thể thức hoàn vốn (giải ngân theo hình thức chuyển tiền), theo cơ chế hiện nay, sau khi nhận được hồ sơ, nếu chấp nhận giải ngân theo yêu cầu của chủ dự án thì tổ chức cho vay phải liên hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin tỷ giá mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước và mức độ giải ngân qua thể thức này chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất tỷ giá mua bán ngoaị tệ của Ngân hàng Nhà nước cùng với chỉ dẫn thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
2./ Đối với cơ chế hạch toán.
Mặc dù sau gần 5 năm kể từ khi quan hệ tín dụng của Chính phủ Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế được tái lập, chúng ta đã thu được những thành công lớn trong việc thực hiện chủ trương tranh thủ nguồn vốn vay nước ngoài để hỗ trợ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên vì là vốn vay do đó vấn đề hoàn trả (gốc và lãi) là vấn đề có tính thiết yếu. Hơn nữa với đặc thù của quan hệ vay mượn quốc tế thì việc hoàn trả (gốc và lãi) đúng hạn định đã cam kết là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đảm bảo uy tín của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính tín dụng quốc tế. Bởi vậy, một vấn đề có ý nghĩa then chốt là phải có một cơ chế hạch toán đối với hoạt động vay nợ của Chính phủ, sao cho cơ chế hạch toán đó phải vừa phản ánh một cách đầy đủ quá trình vận động của vốn vay, vừa tuân thủ theo những quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Với cơ chế hạch toán như hiện nay (theo công văn số 516/ KT.NHNN ngày 31/8/1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế hạch toán các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ), một vấn đề nổi lên là: chỉ hạch toán những khoản vốn rút bằng tiền (ngoại tệ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước tại nước ngoài), và sử dụng tài khoản “vay ngoại tệ nước ngoài” để hạch toán theo dõi những khoản vốn rút. Trong khi đó, với trách nhiệm của người đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức cho vay, tài khoản vay được mở cho nước vay phải đứng tên Ngân hàng Nhà nước để theo dõi tình hình rút vốn (bao gồm rút vốn bằng tiền và rút vốn không bằng tiền). Với cơ chế hạch toán như vậy, rõ ràng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng ta chưa có một tài khoản đối ứng với tài khoản vay do tổ chức cho vay mở đứng tên Ngân hàng Nhà nước, và như vậy đã xảy ra hiện tượng số phát sinh tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước tại Tổ chức cho vay luôn lớn hơn số phát sinh trên tài khoản 271- vay ngoại tệ nước ngoài, dẫn tới tài khoản thuộc tài sản có lại dư có, tài khoản thuộc tài sản nợ lại dư nợ.
Để khắc phục tồn tại này, chúng tôi xin đề xuất: cần nghiên cứu một cơ chế hạch toán sao cho TK 271 là tài khoản không chỉ đơn thuần theo dõi rút vốn bằng ngoại tệ, mà nó phải là tài khoản theo dõi kết quả rút vốn của Chính phủ đối với các Tổ chức cho vay (luôn tương ứng với tài khoản vay được Tổ chức cho vay mở cho Chính phủ Việt Nam).
Muốn vậy:
a/ Khi rút vốn bằng ngoại tệ (rút vốn thông qua tài khoản tạm ứng/ tài khoản đặc biệt).
Sau khi tổ chức cho vay ghi nợ tài khoản vay và chuyển ngoại tệ cho Chính phủ Việt Nam qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Ngân hàng đại lý ở nước ngoài, khi nhận được báo có của Ngân hàng đại lý, Ngân hàng Nhà nước hạch toán:
- Nợ TK 221 (Tiền gửi ở tại Cục dự trữ)
- Có TK 271 (Vay ngoại tệ của các TCTDQT)
Đồng thời ghi:
- Nợ TK 321 “Cho vay kho bạc Nhà nước” nhưng tài khoản này phải được đổi tên “Chính phủ nhận vay nước ngoài”
- Có TK 3312 “Tiền gửi kho bạc Nhà nước” (nhằm thực hiện chủ trương mọi khoản vay từ nước ngoài của Chính phủ đều phải được tập trung vào Ngân sách Nhà nước.
Khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hạch toán chuyển tiền cho chủ dự án qua ngân hàng thương mại phục vụ:
- Nợ TK 3312 (Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước)
- Có TK 463 (Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng)
b/ Khi rút vốn không bằng ngoại tệ (thông qua hình thức thanh toán trực tiếp, phát hành cam kết, hoàn vốn).
Trên cơ sở sao kê tài khoản vay mà Tổ chức cho vay dgửi Ngân hàng Nhà nước (có thể bằng đường thư, có thể bằng hệ thống EMAIL), Ngân hàng Nhà nước đối chiếu với đơn rút vốn đã đề xuất - có sự kiểm soát (ký) của Ngân hàng Nhà nước và hạch toán tiếp:
- Nợ TK 321 “Chính phủ nhận vay nước ngoài”
- Có TK 271 “Vay nước ngoài”
Và như vậy, số phát sinh của tài khoản 271 là tài khoản luôn tương ứng với số phát sinh (dư nợ) của tài khoản vay mà tổ chức cho vay mở cho Chính phủ Việt Nam - tài khoản đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c/ Khi hạch toán trả nợ.
Việc bổ sung hạch toán vào tài khoản 271 và tài khoản 321 phần nhận vốn không phải bằng tiền sẽ giúp cho Chính phủ có cơ sở để trả nợ (gốc và lãi), phù hợp với chu trình trả nợ, đồng thời khắc phục được hiện tượng khi trả nợ tài khoản 321 sẽ dư có (doanh số có lớn hơn doanh số nợ) và tài khoản 271 sẽ dư nợ (doanh số nợ sẽ lớn hơn doanh số có).
Để hiểu rõ hơn về giải pháp này, chúng ta quay trở lại thí dụ ở phần những tồn tại trong cơ chế hạch toán:
Dự án X sau khi kết thúc thời hạn giải ngân 100 triệu USD (trong đó rút bằng ngoại tệ 50 triệu USD và không bằng ngoại tệ là 50 triệu USD). Dư nợ tài khoản vay được tổ chức cho vay ghi nợ 100 triệu USD.
Tại Ngân hàng Nhà nước quá trình này được thể hiện bằng sơ đồ như sau:
TK 221 TK 271 TK 321 TK 3312
100 (2b) 100 50 50 100 (1b) 100
50 50 50 50 50
(1a) (2a)
(3a)
TKTGTCTD
50
Ghi chú: 1a, 2a, 3a - quá trình rút vốn vay
1b, 2b - quá trình trả nợ vốn vay
Như vậy, tồn tại đã được khắc phục, số phát sinh nợ và có của hai tài khoản 271 và 321 đã cân xứng,
Với những suy nghĩ như trên, tôi thấy rằng một cơ chế hạch toán, một giải pháp như đã đề cập là phù hợp với nội dung và tính chất của các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần nghiên cứu để có một hệ thống kế toán hoàn chỉnh sao cho đảm bảo tính cân đối giữa các tài khoản, phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình rút vốn, nhận nợ và trả nợ.
3./ Thành lập Hội đồng quản lý nợ nước ngoài.
Khái quát tất cả những vấn đề đã được đề cập trong phần những tồn tại và những nhu cầu đặt ra cho phần giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài ta thấy có một vấn đề cần được quan tâm xem xét. Đó là:
Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra thống nhất quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Hiện vẫn đang tồn tại 3 cơ quan có chức năng quản lý nợ nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đầu mối trong việc điều phối và quản lý vốn ODA - hỗ trợ phát triển chính thức), Bộ Tài chính (quản lý nợ của Chính phủ) và Ngân hàng Nhà nước (quản lý nợ nước ngoài của doanh nghiệp và một phần nợ của Chính phủ). Tuy nhiên, sự phối hợp giữa ba cơ quan này còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Điều này gây không ít khó khăn trong việc xác định chính xác tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam cũng như việc hoạch định một chiến lược vay và trả nợ nước ngoài phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Những câu hỏi như : nợ nước ngoài bao nhiêu là hợp lý, từ nay cho tới năm 2005 hoặc 2010 chúng ta vay bao nhiêu là phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tỷ lệ giữa vốn vay nước ngoài với vốn huy động trong nước ở mức nào là tối ưu v.v...vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Hơn nữa, trong phần giải pháp về cơ chế nhận nợ rút vốn, mấu chốt của vấn đề là mọi khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ phải được tập trung qua Ngân hàng Nhà nước. Trong phần cơ chế hạch toán, các giải pháp cũng chỉ có thể phát huy được hiệu quả nếu Ngân hàng Nhà nước trực tiếp ký trên đơn rút vốn đối với các khoản vốn vay của Chính phủ. Do vậy cần phải có một cơ quan đứng ra quản lý và điều phối chung trong công tác vay nợ nước ngoài để tránh sự chồng chéo về mặt tổ chức, trùng lặp về mặt nội dung quản lý.
Từ những lý do trên, ta thấy việc thành lập một cơ quan quản lý chung các vấn đề vay, trả nợ nước ngoài là việc cần thiết và cấp bách. Theo tôi, cơ quan này sẽ là “Hội đồng quản lý nợ nước ngoài” và cấu trúc hoạt động của cơ quan này như sau:
Hội đồng quản lý nợ nước ngoài: Đây là cơ quan quan trọng nhất trong khâu quản lý nợ nước ngoài. Hội đồng này phải trực thuộc Chính phủ và sẽ do một Phó Thủ Tướng Chính phủ thành lập và đứng đầu. Hội đồng này bao gồm các đại diện cấp cao của một số Bộ, ngành như:
- Ngân hàng Nhà nước.
- Bộ Tài chính
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng này có chức năng hoạt đông như Uỷ ban điều hành và quản lý nợ nước ngoài. Các thành phần quan trọng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính... đều nối mạng với cơ quan này, do vậy, Hội đồng có thể tập hợp tất cả các thông tin cập nhật liên quan tới nợ nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để điều hành quá trình quản lý vay nợ nước ngoài. Thực chất hội đồng này là tập hợp của tất cả các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan tới nợ nước ngoài. Định kỳ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải có trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng về những tồn tại cũng như các chủ trương, giải pháp để Hội đồng xem xét. Hội đồng này sẽ đề ra quy chế cụ thể về vay việc và trả nợ nước ngoài, tiến tới soạn thảo Luật vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước là đơn vị đầu mối trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tiến hành đàm phán và ký kết với các Tổ chức Tài chính Quốc tế hoặc Chính phủ các nước. Mọi vấn đề cụ thể của quá trình vay và trả nợ nước ngoài đều phải thông qua Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giải ngân và quản lý với các khoản vốn vay. Đối với các khoản vay của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vẫn trực tiếp quản lý, còn đối với các khoản vay của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp giải ngân trên cơ sở hạn mức mà Bộ Tài chính đã đề ra, là đơn vị nhận nợ trước các tổ chức cho vay và đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng là đơn vị tiến hành trả nợ đối với các khoản vay này, với nguồn trả nợ lấy từ Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính sẽ tiến hành quản lý những vấn đề tài chính trong nước, lập nhu cầu vay vốn và hạn mức giải ngân để trình Hội đồng quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, Hội đồng xem xét và giao chỉ tiêu cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Bộ Tài chính cân đối nguồn thu, chi trong nước để chuẩn bị nguồn trả nợ khi tới hạn để Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện được công việc trả nợ cho các Tổ chức cho vay. Ngoài ra, để tránh tổn thương tới quan hệ của Chính phủ Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng (như đã trình bày trong phần những tồn tại với việc thực hiện nghĩa vụ khi trở thành thành viên), Bộ Tài chính nên ứng trước một số tiền nhất định chuyển tới Sở giao dịch để Sở giao dịch chủ động đáp ứng nhu cầu chi tiêu từ tài khoản tiền gửi của Tổ chức cho vay.
Ngoài ra, các cơ quan khác như Bộ Ngoại giao, là cơ quan tham mưu của Nhà nước về công tá đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia quản lý các luồng vốn ODA song phải nằm dưới sự điều hành của Hội đồng quản lý nợ nước ngoài và phối hợp với các Bộ, ngành đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước.
II./ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .
Kể từ khi quan hệ tín dụng của chúng ta với cộng đồng tài chính quốc tế được tái lập(10/1998), tính cho tới nay, chỉ sau gần 5 năm, chúng ta đã gặt hái được không ít những thành công, củng cố và tăng cường uy tín của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, như đã được trình bày, trong quá trình Ngân hàng Nhà nước tham gia quản lý một số tồn tại đã bộc lộ cần được chỉnh sửa. Với tư cách là sinh viên nghiên cứu, tôi có một số kiến nghị sau:
Kiến nghị 1: Rất cần thiết phải có một cơ quan tập trung số liệu thống kê, tình hình vay và trả nợ vay nước ngoài để tư vấn cho Chính phủ về chính sách, hoạch định chính sách vay và trả nợ hay chiến lược vay của quốc gia - đó là Hội đồng quản lý nợ nước ngoài. Việc một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch cơ quan này là một điều hết sức cần thiết, giúp cho cơ quan này có một hiệu năng nhất định, tránh lập lại những trường hợp, những tổ chức tư vấn mà trước đây chúng ta đã thực hiện.
Kiến nghị 2: Ngân hàng Nhà nước vẫn quản lý với các khoản vay của doanh nghiệp. Đối với các khoản vốn vay của Chính phủ thì Bộ Tài chính vẫn chịu trách nhiệm quản lý, song Bộ Tài chính chỉ quản lý về mặt kế hoạch (hạn mức), phần giải ngân cụ thể sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý: ký trên các đơn rút vốn, tiến hành rút vốn...
Kiến nghị 3: Cần phải nghiên cứu để tìm ra một hoặc một số tài khoản đối ứng với tài khoản mà Tổ chức cho vay ghi nợ.
Kiến nghị 4: Bộ Tài chính cần ứng trước cho Ngân hàng Nhà nước một lượng tiền để Ngân hàng Nhà nước có thể thanh toán cho chủ tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu.
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, lượng vốn vay nước ngoài của chúng ta mà chủ yếu là các khoản vay của Chính phủ ngày một gia tăng bởi quan hệ tín dụng của Chính phủ Việt Nam trên thì trường quốc tế đang được củng cố, nhu cầu vay vốn của chúng ta cũng rất lớn. Do vậy, chúng ta cấn phải thiết lập được một cơ chế quản lý chặt chẽ, thống nhất với công tác vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ để đảm bảo nguồn vốn vay được trả nợ đúng hạn (cả gốc và phí, lãi) và tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế quốc tế của Chính phủ Việt Nam.
Để góp phần nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ, bài viết này đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Khẳng định tính tất yếu và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý vay nợ nước ngoài, qua đó nói lên tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược vay nợ nước ngoài.
- Khái quát được cơ chế của các Tổ chức Tài chính Quốc tế cũng như cơ chế quản lý hiện nay của Chính phủ Việt Nam đối với các khoản vay nợ.
- Thông qua cơ chế quản lý, bài viết đã chỉ ra được những tồn tại dưới góc độ Ngân hàng Nhà nước tham gia quản lý các khoản vay nợ của Chính phủ.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần kiện toàn công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Nghị định 58/ CP ngày 30 tháng 8 năm 1998 về việc ban hành quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
2/ Thông tư liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính số 09/NH - TC ngày 30 tháng 5 năm 1999 về việc quản lý và sử dụng vốn vay của các Tổ chức Tài chính Quốc tế.
3/ Thông tư hướng dẫn việc lập kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
4/ Thông tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
5/ Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính của Frederic S. Mishkin.
6/ Báo cáo số 17031 - VN ra ngày 31 táng 3 năm 2002 của Ngân hàng Trung ương.
7/Sổ tay giải ngân (3/2001) của Ngân hàng Thế giới.
8/ Công văn số 516/KT-TC2 (31/8/1999) về việc hạch toán việc vay ngoại tệ của các TCTC quốc tế.
9/ Báo cáo kết quả hoạt động nghiệp vụ thanh toán vay nợ các TC.TC.QT đến hết 31/3/2003.
10/ Các báo, tạp chí liên quan tới vay nợ nước ngoài của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38594 .doc