Đề tài Tập đoàn báo chí

Một yếu tố quan trọng hơn hết đó là vấn đề con người. Nếu một cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về kinh tế nhưng lại có đội ngũ phóng viên yếu kém tạo nên nhưng sản phẩm báo chí nhàm chán, không tạo được sự thu hút , sự ủng hộ từ phía công chúng thì cơ quan ấy không thể phát triển được. Trên thực tế rất ít các cơ quan báo chí có một đội ngũ phóng viên thực sự chuyên nghiệp. Mà để thành lập một tập đoàn báo chí thì đội ngũ phóng viên phải được tuyển chọn hết sức khắt khe và đáp ứng yêu cầu cao. Một phóng viên chuyên nghiệp ngoài những phẩm chất đạo đức cần có thì phải là người chịu được áp lực công việc, làm việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, có trách nhiệm và linh hoạt chủ động trong công việc và đặc biệt là giỏi ngoại ngữ Để thiết lập được một mạng lưới phóng viên như vậy đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn đến các phương pháp giảng dạy và đào tạo đội ngũ phóng viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên thực tế có nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học báo chí nhưng khi đi làm thực tế lại không thể viết được một cái tin ra hồn, rất tiếc trường hợp như vậy không phải là hiếm. Điều này thể hiện rằng chúng ta phải thay đổi cách giảng dạy cho sinh viên. Làm sao kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, giáo dục cho sinh viên về đạo đức, phẩm chất cũng như kiến thức vững chắc của người cầm bút. Cần chú trọng về chất hơn là quan tâm và lượng. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần kết hợp, liên kết với các trường đào tạo cử nhân báo chí. Có thể tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập hoặc đầu tư, chọn ra những cá nhân xuất sắc cùng với nhà trường đào tạo thành những phóng viên giỏi và chuyên nghiệp.

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tập đoàn báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoàn Colofon (Business), tập đoàn luật Thomson ở Anh (luật), MDL Information Systems (khoa học và y học) với giá $320 m, Chilton Business Group (kinh doanh) với giá US$447 m + Chuyển nhượng: công ty giáo dục của Reed Consumer Books với giá £17 million cho Random, Folio Corporation, ELT công ty con của Reed Educational + Tóm lại:liên minh Strategic với Microsoft, Sáp nhập Utell và Anasazi để hình thành nên REZsolutions. Năm 1998: + mua công ty Matthew Bender (luật) và 50% cổ phần của Shepards (luật) với giá US$1.65 tỉ. + chuyển nhượng: những tờ tạp chí của IPC với giá £860m, những cuốn sách trẻ em của Reed,và những cuốn sách của Reed Illustrated Năm 1999: + chuyển nhượng REZsolutions Năm 2000: + mua Miller Freeman Europe (kinh doanh) với giá £360m, CMD Group (kinh doanh), Endeavor Information Systems (khoa học), eLogic (kinh doanh) + chuyển nhượng tập đoàn Springhouse cho Kluwer, KG Saur Năm 2001:+ mua Harcourt General (Science & Medical and Education), Classroom Connect (Education) với giá US$2.06 tỉ. + chuyển nhượng: OAG Worldwide, tập đoàn du lịch Cahners, Bowker, công ty xuất bản National Register. Năm 2002: + mua Hanley & Belfus (Elsevier), STM business of Holtzbrinck (Elsevier), Quicklaw (LexisNexis), MBO Verlag (LexisNexis), FactLANE (LexisNexis) Năm 2003: + mua CIMA Publishing (Elsevier), Dolan Media’s Public-Records Businesses, (LexisNexis), Applied Discovery (LexisNexis), Swets Test International (Harcourt), ACTV’S eSCHOOL (Harcourt). Năm 2004: + mua J C Raven Ltd (Harcourt), Ordinate Corporation (Harcourt), Seisint, Inc (LexisNexis), Saxon Publishers, Inc.(Harcourt), Verilaw Technologies (LexisNexis), Info Sales (RBI), Data.TXT Corporation (LexisNexis), Primary Care Respiratory Journal (Elsevier). + bán Saxon Publishers, BioLink Communications, và bán database specialist Seisint với giá US$745m Năm 2005: + mua MediMedia MAP (Elsevier), Rachel Hollingsworth Court Reporting, Inc. (LexisNexis), Payne-Gallway (Harcourt). + bán medical information business MediMedia với giá US$270m Năm 2006: + mua Syngress (Elsevier), Gold Standard (Elsevier) với giá US$40m, CMP Technology (Elsevier). Năm 2008: + bán ChoicePoint với giá US$4.1bn Reed Elsevier Plc Nguồn gốc Là kết quả của sự sáp nhập giữa Elsevier and Reed International PLC năm 1993 Trụ sở chính London and Amsterdam Người điều hành CEO: Ngài Crispin Davis Chủ tịch: Jan Hommen Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Xuất bản (sách khoa học và sách y học), văn bản luật, sách giáo dục và sách kinh doanh Tổng thu nhập £4,584 million (2007) Operating income £888 million (2007) Net income £1,203 million (2007) Nhân công 32,000 (2007) Các công ty con Elsevier LexisNexis Harcourt Education Reed Business Information Website www.reedelsevier.com 3.4. Tập đoàn báo chí lớn của Đức: 3.4.1. Bertelsmann AG Tập đoàn truyền thông Bertelsmann AG thành lập năm 1835, có trụ sở ở Gutersloh, Đức. Tập đoàn này có đại diện tại 63 nước với đội ngũ nhân viên trên 100.000 người trên toàn thế giới (tính đến 30/7/2006). Năm 2006, công ty thu nhập được 19.3 tỷ euro, lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 1.87 tỷ euro, và thu nhập ròng là 2.4 tỷ euro. Lịch sử Bertelsmann C. Bertelsmann Verlag ban đầu là một cửa hàng in và trở thành nhà xuất bản tháng 6/1835, dưới sự quản lý của Carl Bertelsmann. Ban đầu, Bertelsmann tập trung vào những bài hát và sách của Christian. Năm 1851, dưới sự dẫn dắt của con trai Carl Bertelsmann, Heinrich, việc xuất bản sách mở rộng sang cả khu vực tiểu thuyết. Trong suốt những năm sau đó, Bertelsmann ngày càng mở rộng một cách vững vàng và đều đặn. Năm 1939, nhà xuất bản tuyển 401 nhân viên. Trụ sở Bertelsmann Cuối chiến tranh thế giới thứ 2, nhà xuất bản bị đóng cửa vài lần do xuất bản báo thương mại phi pháp. Thời kỳ Quốc xã, nó xuất bản những cuốn sách của các tác giả Quốc xã như Will Vesper và Hans Grimm. Năm 1947, công ty được tái thành lập lại vởi Reinhard Mohn, thế hệ thứ năm của gia đình Bertelsmann. Vào những năm 1950, Bertelsmann đã mở rộng với hội những người yêu sách Bertelsmann Leserring (bán sách giá rẻ cho hội viên) và thành lập hãng Ariola Record năm 1958, đánh dấu một sự xuất hiện mới trong thị trường âm nhạc. Vào năm 1964, Bertelsmann mua Filmproduktionsgesellschaft Ufa như một sự ghi dấu bước chân vào thị trường làm phim thương mại. Dây chuyền rạp chiếu phim của Ufa được bán lần nữa vào những năm 1970. Vào 1969, Bertelsmann mua cổ phần trong nhà xuất bản Gruner und Jahr (báo, tạp chí), vào năm 1973 trở thành cổ đông chính. Từ những năm 1980, Bertelsmann đã mở rộng trên toàn cầu: năm 1979, tập đoàn này mua nhãn hiệu American Arista, năm 1980 mua Bantam Books, 1986 mua nốt RCA Victor và nhà xuất bản Doubleday. Năm 1992 nó thâu tóm 50% Windham Hill Record và đến năm 1996 thì nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Trong suốt thời kỳ này, những hoạt động trong thị trường âm nhạc của Bertelsmann đều được thống nhất dưới cái tên BMG. Vào năm 1993, Reinhard Mohn với tư cách là người sở hữu Bertelsmann đã chuyển 68,8% cổ phần Bertelsmann AG của mình sang Bertelsmann Foundation. Đến năm 2006, gia đình nhà Mohn vẫn sở hữu 74.9% vốn của Bertelsmann Từ 1995 đến năm 2000, Bertelsmann có được nhà cung cấp dịch vụ Internet chính kết hợp chung với AOL, mạng lưới rộng khắp châu Âu. Năm 1995, Ufa Film- und Fernseh-GmbH sáp nhập với CLT, Luxembourg. Kết quả là RTL được biết đến như một tập đoàn với hệ thống đài phát thanh, truyền hình cá nhân lớn nhất châu Âu. Vào năm 1998, Thomas Middelhoff trở thành tổng giám đốc của Bertelsmann. Ông đã mua nhà xuất bản Random House và tập trung toàn bộ việc xuất bản sách của cả tập đoàn dưới cái tên nhà xuất bản này. Năm 1999, Bertelsmann (B) cho ra mắt bol.com, nhà bán lẻ sách qua internet. Tháng 2/2001, Bruxelles Lambert Groupe, đứng đầu là Albert Frére, đã mua 25% cổ phần của Bertlsmann AG. Tháng 7/2002, tổng giám đốc điều hành Thomas Middelhoff rời khỏi công ty bởi những bất đồng về chiến lược của công ty, liên quan tới kế hoạch của ông về 1 loạt cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. Năm 2002, Bertelsmann thừa nhận rằng họ đã nói dối về sự liên quan của họ với Adolf Hitler cũng như Đảng Quốc xã, bao gồm việc kiếm lợi nhuận từ những người lao động và việc xuất bản những ấn phẩm mang tính tuyên truyền về đức tin. Sự việc này được tiết lộ trong thời gian họ tiếp quản nhà xuất bản sách Random House của Mỹ năm 1998. Năm 2003, tổng giám đốc điều hành mới Gunter Thielen mở rộng nhánh âm nhạc BMG bằng việc mua lại hãng Zomba Record. Năm 2004, BMG sáp nhập với Sony Music tạo thành công ty thu âm khổng lồ Sony BMG. Đặt trụ sở tại thành phố New York và do Sony và Bertelsmann sở hữu với tỷ lệ góp vốn 50-50, hãng Sony BMG có trong tay các ngôi sao ca nhạc lớn từ ACDC đến ZZ Top và cả các tên tuổi gạo cội như Bruce Springsteen, Oasis và Placido Domingo. Bertelsmann bao gồm 6 tập đoàn nhỏ: RTL Group: đài phát thanh lớn nhất châu Âu. Grunner + Jahr: nhà xuất bản tạp chí lớn nhất châu Âu. Bertelsmann Music Group (BMG): chiếm 50% lợi nhuận của Sony BMG. Random House: nhà xuất bản sách thương mại lớn nhất thế giới. Arvato AG: nhà cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông quốc tế. Cơ cấu của Bertelsmann 3.4.2. Medienholding (SWMH) Với việc gom mua một loạt báo chí và nhà xuất bản trong thời gian gần đây, Medienholding (SWMH) đã nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất châu Âu. Suốt cả một thời gian gần như công luận và giới truyền thông không mấy ai để ý đến sự đi lên và phát triển nhanh chóng của tập đoàn SWMH. Hàng chục tờ báo lớn nhỏ đã thuộc quyền sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của tỉ phú Dieter Schaub. Cho đến nay, mặc dù đã trở thành một ông trùm truyền thông đầy quyền lực nhưng Dieter Schaub vẫn là một con người đầy bí ẩn! Trước kia chỉ một số rất ít người biết tỉ phú Dieter Schaub cũng như công ty truyền thông Medien Union của ông. Đó cũng chính là điều mà Dieter Schaub mong muốn. Ông lặng lẽ và bí mật xây dựng tập đoàn truyền thông SWMH mà lĩnh vực kinh doanh chính là báo chí và nhà xuất bản. Nhiều tờ báo lớn nhỏ đã bị ông tỉ phú nhiều tiền thâu tóm chỉ qua một đêm. Dieter Schaub say sưa một cách không bình thường đối với quyền lực và sự ảnh hưởng to lớn của báo chí đến nền kinh tế, chính trị và xã hội. Hiện SWMH đang nắm cổ phần chi phối rất nhiều tờ báo lớn nhất trong khu vực như tờ Người Stuttgart với 75%, tờ tin tức Stuttgart, Frankfurt với 80% và 62,5% tổng số cổ phần. Hơn ba phần tư các ấn phẩm báo, tạp chí trong khu vực đều được xuất bản, in ấn bởi một nhà xuất bản của tập đoàn SWMH. Không dừng lại ở đó, ông trùm truyền thông Dieter Schaub còn quyết tâm mua cổ phần của DDVG là tập đoàn in và xuất bản lớn nhất nước Đức. Các cơ quan thẩm quyền, cơ quan cartel chuyên xem xét việc mua bán, sáp nhập các tập đoàn lớn đã phải chột dạ và thẩm định rất kỹ lưỡng. Họ đang lo ngại quyền lực và ảnh hưởng của ông trùm truyền thông có thể quá lớn. Nhưng Dieter Schaub làm mọi thứ vẫn rất đúng luật và trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của DDVG. Ông chủ luôn muốn giấu mình Dieter Schaub sinh năm 1938 tại Pfalz, một miền nằm Tây Nam nước Đức. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vùng Pfalz lúc đó đang chịu sự kiểm soát của liên quân đồng minh. Ông Josef Schaub, cha của Dieter Schaub ngay khi vừa kết thúc chiến tranh đã trở về quê để tìm việc làm. Đúng lúc đó thì quân đồng minh đang tìm người để lập ra một tờ báo địa phương do họ tài trợ. Thế là ông Josef Schaub may mắn có việc làm và trở thành một trong năm người chủ chốt đầu tiên làm tờ báo này. Cho đến nay tờ giấy phép đầu tiên của tờ báo Rheinpfalz do quân đội Pháp cấp vẫn còn được nhắc đến. Số báo đầu tiên ra ngày 29 tháng 9 năm 1945 là một sự kiện quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương sau chiến tranh. Cả toà soạn báo kiêm nhà in tất cả chỉ có 5 người, ngoài ông Josef Schaub là 4 người làm tất cả các việc cần thiết để một tờ báo có thể xuất bản bao gồm thiết kế, đăng tin quảng cáo, kinh doanh xuất bản, thợ lên khuôn chữ, định dạng và sắp xếp chữ in. Tin tức lúc đầu chủ yếu là do quân đồng minh cung cấp và tin tự khai thác. Tờ báo mới được người dân đón nhận một cách rất tích cực. Chưa đầy 2 năm, số lượng phát hành thường xuyên đã lên tới 200.000 bản. Toà soạn báo kiêm xưởng in chính là ngôi nhà nhỏ của gia đình Schaub tại thị trấn Neustadt. Cậu bé Dieter Schaub đã sinh ra và lớn lên trong chính toà soạn và xưởng in của cha ông. Sống trong môi trường đó Dieter Schaub đã sớm nắm bắt mọi công việc về in ấn báo chí và xuất bản. Con đường sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông của Dieter Schaub đã được định sẵn và nuôi dưỡng từ đó. Dieter Schaub không thích người khác nói về mình. Giống như cha mình, ông muốn che giấu tất cả những thông tin về cá nhân. Người ta cũng chẳng biết chính xác tại sao Dieter Schaub lại sợ xuất hiện trước công chúng đến vậy. Ngoài những phi vụ mua bán sáp nhập các tờ báo, nhà xuất bản với những số tiền không thể giấu giếm thì Dieter Schaub chẳng muốn tiết lộ bất cứ thông tin nào ra ngoài, đặc biệt là về bản thân và gia đình. Dường như ông chủ báo 66 tuổi này chỉ muốn ẩn mình với cuộc sống bình thường như bao người khác. Tham vọng quyền lực chi phối Mặc dù Josef Schaub rất thành công với tờ báo của mình nhưng Dieter Schaub sẽ không phải là chính ông nếu chỉ tiếp tục làm chủ một tờ báo như cha. Dieter không muốn thoả mãn với những gì nhận được từ cha mình. Ông không muốn dừng lại với những con số nhỏ, ông muốn vươn lên một cái đích cao hơn, xa hơn. Vào năm 1964, ngay khi được trực tiếp quản lý tờ báo kiêm nhà xuất bản của cha, Dieter Schaub đã không chần chừ thực hiện tham vọng mở rộng kinh doanh báo chí và xuất bản của mình. Và mọi việc diễn ra rất nhanh. Khi gia đình nhà Bosch có ý muốn bán cổ phần của tờ “Người Stuttgarter”, ông lập tức mua lại ngay và chiếm giữ gần 30% cổ phần bao gồm cả bất động sản. Dieter Schaub là người ham quyền lực. Vì vậy ông vẫn tìm cách gom mua cổ phiếu để có thể chi phối được thật sự tờ báo quan trọng này. Chỉ một thời gian ngắn sau, sự quyết liệt và dai dẳng của Dieter Schaub đã được đền bù. Số cổ phần của tờ “Người Stuttgarter Zeitung” lên tới con số xấp xỉ 50%. Càng thành công trong lĩnh vực báo chí, Dieter Schaub càng nhiều tiền. Và đặc biệt ông như say sưa một cách không bình thường với quyền lực và sự ảnh hưởng to lớn của báo chí đến kinh tế, chính trị và xã hội. Dieter Schaub tiếp tục tìm cách gia tăng quyền lực ngầm của mình thông qua thu gom hệ thống báo chí vào tay mình. Vào đầu những năm 70, ông tìm cách mua lại đối thủ cạnh tranh lớn nhát của mình là tờ “Mannheimer buổi sáng”. Phi vụ này tuy không thành nhưng đã thể hiện tham vọng quyền lực vô cùng lớn của ông chủ Dieter Schaub con người có vẻ rất lặng lẽ này. Cho tới giờ thì người ta vẫn không thể lí giải chính xác nguyên nhân của thất bại trên song về hình thức thì vấn đề nằm ở sự bất đồng về mặt tổ chức. Thực tế, có thể sự lo lắng của các đại gia truyền thông khác về mưu đồ bành trướng để độc quyền của Dieter Schaubs là một nguyên nhân đáng kể. Giữa những năm 80, tập đoàn truyền thông của Dieter Schaub phải đối mặt với nguy cơ trượt dốc. Người ta cho rằng chính do vụ scandale liên quan đến vấn đề “mờ ám tài chính” với một tờ nhật báo của Thuỵ Sĩ đã huỷ hoại danh tiếng Dieter Schaub trước công luận. Năm 1984 ông tiến hành rót vốn cho công ty cổ phần Benziger- Zuerich/Einsiedln đang trên bờ vực phá sản. Đây là quyết định mạo hiểm, rất liều lĩnh của Dieter Schaub. Chiến lược của ông là lấy Thuỵ Sĩ làm tâm điểm để mở rộng thị trường và để đầu tư cho các dự án mới. Hơn 40 triệu Franc Thuỵ Sĩ, một con số không nhỏ đối với kinh doanh báo chí đã được đổ vào đây. Thế nhưng lộ trình bành trướng “nam tiến” sang Thuỵ Sĩ của Dieter Schaub đã không gặp may.Vốn dĩ là người thận trọng và có cả tính đa nghi nhưng Dieter Schaub đã phải trao nhầm “trứng cho ác”. Và điều đó lại không xảy ra chỉ một lần. Toàn bộ số tiền đầu tư rất lớn đã bị kẻ đại diện được uỷ quyền của ông biển thủ sạch. Năm 1984, Dieter Schaub cùng với công ty Benzinger đầu tư vào khách sạn. Thế nhưng kết quả là Dieter Schaub nhận được một khu khách sạn tồi tệ bên bờ Rivera tại Luzen. Còn công ty Benziger đứng trước nguy cơ phá sản một cách thảm hại. Tên tuổi và uy tín của ông chủ truyền thông Dieter Schaub bị ảnh hưởng một cách trông thấy. Chính từ những sự cố và thất bại không nhỏ đó mà Dieter Schaub đã có được những bài học quí giá. Dieter Schaub quyết định không điều hành trực tiếp mà thuê Tổng giám đốc điều hành. Con mắt tinh đời của Dieter Schaub từ năm 1987 đã tìm được một nhân vật rất xuất sắc là Juergen Richter. Ông này là một nhà điều hành chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và truyền thông. Chính Richter đã thực hiện nhiều phi vụ sáp nhập mua gom các tờ báo khác rất thành công theo tham vọng dường như vô bờ của ông chủ Dieter Schaub. Từ những năm 1990, Dieter Schaub đã bỏ ra không tiếc tiền để mua lại nhiều tờ báo ở Đông Đức và Đông Âu. Nhà tỉ phú truyền thông đã bỏ ra hơn 100 triệu Euro để mua lại tờ “Báo tự do” ở Chemnitz vào năm 1991. Nhiều nhà xuất bản khác cũng là mục tiêu “sưu tầm” của Dieter Schaub. Sau này nhiều báo chí đã đề cập đến mối quan hệ khá tốt của Dieter Schaub với chính khách và chính quyền đương nhiệm để ông có thể thực hiện được việc này khá dễ dàng. Tập đoàn SWMH có tham vọng tiếp tục đầu tư lớn vào lĩnh vực truyền thông và đang có chiến lược mở rộng ảnh hưởng của mình ra ngoài địa giới truyền thống. Ngoài nước Đức, Áo và Thuỵ Sĩ cũng đang nằm trong tầm ngắm của tỉ phú truyền thông Dieter Schaub. 4. Chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam: 4.1. Điều kiện hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam Các tập đoàn báo chí trên thế giới ra đời cách đây khá lâu, đã quen thuộc với người dân thế giới nhưng với Việt Nam tập đoàn báo chí còn khá mới mẻ. Đất nước ta đã bước và thời kỳ hội nhập, người dân đã sống trong nền kinh tế thị trường nhưng lĩnh vực báo chí chưa thực sự được hoà mình trong nền kinh tế thị trường ấy. Gia nhập WTO là cơ hội để Việt Nam hoà nhập vào thị trường sôi nổi và năng động của thế giới. Thách thức đặt ra là làm sao để “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Hướng tới thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay đã không còn là vấn đề tranh cãi. Con đường hình thành tập đoàn báo chí sẽ là quá trình sát nhập, kết hợp, bắt tay giữa các cơ quan báo chí. Đây sẽ là con đường phù hợp đối với nền báo chí, cũng như phù hợp bản sắc văn hoá, chính trị của nước ta. Để nền báo chí Việt Nam có thể hoà nhập với nền kinh tế thị trường của đất nước và hoà nhịp cùng nền báo chí thế giới thì Việt Nam cần có tập đoàn báo chí. Đó cũng là ý kiến của nhiều nhà chức trách và của nhiều đại diện các cơ quan báo chí. “ Tập đoàn báo chí - chỉ chờ các cơ quan báo chí” _ Đó là khẳng định của ông Phạm Quang Nghị - Uỷ viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin về việc thành lập các tập đoàn báo chí ở nước ta. Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ Huỳnh Sơn Phước cho cảm nghĩ : “Tôi nghĩ, khi chúng ta gia nhập WTO thì vấn đề đặt ra với mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức là phải tối ưu hoá các nguồn lực mà mình đang có. Vì thế, việc thành lập các tập đoàn báo chí ở nước ta là sự hình thành tự nhiên.”. Chiều 30/9, Bộ Văn hoá thông tin đã họp bàn về chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết : “Chính phủ đã đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Hiện nay, một số tờ báo cũng bước đầu hoạt động theo mô hình tập đoàn.” Theo ông Doãn, tập đoàn báo chí là một mô hình mới ở Việt Nam nên cần thời gian nghiên cứu kỹ, xây dựng đề án, tiêu chí cụ thể. Nhưng chắc chắn trước năm 2010, Việt Nam sẽ có vài tập đoàn báo chí lớn. “Tập đoàn báo chí” là xu hướng phát triển tất yếu khi truyền thông thế giới đạt được những thành tựu đáng kể. Sớm hay muộn gì ở Việt Nam cũng sẽ hình thành các tập đoàn báo chí. Vậy, hiện nay, nước ta đã có những điều kiện gì để tập đoàn báo chí manh nha. Thứ nhất, số lượng các cơ quan báo chí cũng như các ấn phẩm của chúng ta phát triển nhanh chóng. Trong đó, nhiều cơ quan báo chí hoạt động thông tin ở cùng một lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, xã hội hay nghệ thuật…Các cơ quan này có thể liên kết lại với nhau hình thành nên tập đoàn báo chí có quyền lực lớn trong lĩnh vực hoạt động của mình hoặc một số cơ quan báo chí lớn có thể mua các cơ quan báo chí nhỏ hơn để hình thành tập đoàn. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước định hướng xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và báo Nhân dân thành tập đoàn báo chí có sức mạnh thong tin trong nước và thế giới. Một số tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Tiền phong… cũng đang dần hình thành. Thứ hai, Hiến pháp và Luật Báo chí Việt Nam tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của tập đoàn báo chí. Hành lang pháp lý ấy quy định tập đoàn báo chí hoạt động với tư cách phần nào là kinh tế, phần nào là mục địch chính trị xã hội, tổ chức và phát triển ra sao, quan hệ cộng tác với cơ quan của Đảng và Nhà nước như thế nào. Luật Báo chí Việt Nam quy định mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng không phải vì thế mà các hoạt động báo chí không nằm dưới sự quản lý và giám sát của Đảng và Nhà nước. Thứ ba, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội Việt Nam đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển của các công ty doanh nghiệp cổ phần. Năm 2007 là mốc đánh dấu sự bùng nổ của ngân hang cổ phần và thị trường chứng khoán. Đay là hai kênh huy động vốn quan trọng để hình thành tập đoàn, đồng thời đóng vai trò giám sát hoạt động của tập đoàn. Thứ tư, nước ta có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên…những người làm báo chuyên và nghiệp dư hùng hậu. Đây là nguồn chất xám lớn để các ấn phẩm báo chí tiếp tục phát triển. Đồng thời, một đội ngũ những người đứng đầu các cơ quan báo chí có kinh nghiệm quản lý, có đạo đức phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp, hứa hẹn trở thành những ông chủ tài năng cảu các tập đoàn báo chí lớn. Hiện nay, Việt Nam chưa có tập đoàn báo chí nhưng nó sẽ tồn tại và phát triển trong tương lai. Mô hình tập đoàn báo chí Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức trực tuyến và lãnh đạo phi tập trung. 4.2. Những động thái cởi mở của nhà nước: Vấn đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ khoảng giữa năm 2004. Công cụ tìm kiếm trên mạng Google cho thấy, tại cuộc Hội thảo về Tình hình phát triển, quản lý thông tin đại chúng và xuất bản trên địa bàn TPHCM vào ngày 24/6/2004, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Thành Uỷ, đã gợi ý về định hướng phát triển sự nghiệp báo chí: cần có những tập đoàn báo chí mạnh; một số việc có thể thuê kênh tư nhân làm, Nhà nước quản lý nội dung. Ông Trần Thế Tuyển, cục phó Cục Quản lý báo chí, đề nghị TP.HCM nên có chuyên đề về quy hoạch, sắp xếp để hình thành các tập đoàn báo chí, vì ông cho rằng: “Nước ta chưa có nhưng trên thực tế đã có cơ quan báo chí thấp thoáng hình thành mô hình này.” Trước đó, nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6/2004, trong bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn cho biết thực tế đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động như một tập đoàn kinh tế”, mặc dù Luật báo chí qui định “Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí”. Thứ trưởng chỉ ra một số trường hợp: báo Nhân Dân hiện có báo ngày, báo tuần, báo tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ … Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông Đỗ Quý Doãn đã đề cập đến chuyện “vấn đề kinh tế báo chí cần được xem xét đầy đủ và hoàn thiện về mặt luật pháp”. Ông Đỗ Quý Doãn dự báo khi đã có những tổ hợp báo chí hùng mạnh thì những tờ báo èo uột, không tự sống được sẽ tự đào thải. Sau đó, báo chí chú ý khai thác những thông tin liên quan đến mô hình tập đoàn báo chí ở Trung Quốc và các nước phương Tây. Đáng chú ý là những tin, bài được đăng tải trong tháng 8/2004 trên báo Tuổi Trẻ về những động thái “cởi mở” của báo chí Trung Quốc.             Bước sang đầu năm 2005, Bộ Văn hoá – Thông tin đệ trình chính phủ Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có đoạn: “Thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí.” Cách đây 6 – 8 năm, vấn đề kinh tế báo chí là một vấn đề khá nhạy cảm, người ta rất ngại nói đến vấn đề này.  Đến nay, những e ngại khi đề cập đến các vấn đề mới mẻ như kinh tế báo chí và tập đoàn báo chí vẫn còn tồn tại ở một số nơi chậm đổi mới tư duy, mặc dù Thông báo số 162-TB/TW ra ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê bình về việc chậm tổng kết, rút ra những kết luận cần thiết về kinh tế báo chí.             Khoảng thời gian chuẩn bị cho Đại hội Hội nhà báo Việt Nam (08/2005), báo chí liên tục đăng tải những suy nghĩ nghiêm túc của báo giới và các cơ quan quản lý về vấn đề  tập đoàn báo chí. Vấn đề kinh tế báo chí một lần nữa được đặt ra. Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”. Bài viết đáng tham khảo thứ hai là bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị. Khi ấy, mô hình tập đoàn báo chí đã được Nhà nước “bật đèn xanh”, song vẫn chưa có tờ báo nào trình đề án “tập đoàn báo chí”, Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn cần có người đi đầu. Bộ Văn hoá – Thông tin tiếp tục phát triển nhận định hồi năm 2004: thực tế đã có một số cơ quan báo chí hoạt động như là tập đoàn, chỉ có điều chưa tổ chức lại, chưa xưng danh “tập đoàn báo chí”. Ông Phạm Quang Nghị tiếp tục dẫn chứng: Đài truyền hình Việt Nam đã có các “công ty con” như hãng phim, trung tâm dịch vụ quảng cáo, tạp chí truyền hình …; các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong đã có nhiều ấn phẩm, có cả hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực quảng cáo, phát hành sách báo, cho thuê văn phòng như các “tổng công ty”. Ông Phạm Quang Nghị cho rằng Bộ Văn hoá – Thông tin đã tổng kết từ thực tiễn và đề xuất Chính phủ mở ra cơ chế tập đoàn báo chí và “phần việc còn lại là của các cơ quan báo chí”. Về vấn đề tập đoàn báo chí có được phép hoạt động như một doanh nghiệp hay không, ông Phạm Quang Nghị thừa nhận cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng trong việc định hình các tờ báo tự chủ về tài chính và có những bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông, do đặc thù của hoạt động báo chí, ngành này không nên chỉ tuân theo Luật doanh nghiệp, mà trước hết phải tuân thủ Luật báo chí, tốt nhất là nên tách bạch các bộ phận hoạt động như doanh nghiệp. Cũng trong một cuộc làm việc với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm nêu rõ: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng phải hướng theo mục tiêu phấn đấu đó.”   Đến tháng 9/2005, câu hỏi “Bao giờ có tập đoàn báo chí?” được đặt ra, kèm theo đó là hàng loạt vấn đề như mô hình, quy mô, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý nội dung báo chí, cơ chế quản lý tài chính báo chí … của các tập đoàn báo chí. Vào thời điểm này, có thông tin cho rằng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội và báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM đang được lãnh đạo 2 thành phố cho phép lập dự án xây dựng Tập đoàn báo chí . Thậm chí, ngày 22 – 9 – 2005, tại cuộc họp mặt với Tổng Biên tập một số báo Đảng khu vực phía Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới Nguyễn Xuân Trình đã phác họa đôi nét chân dung về một tập đoàn báo chí của nhật báo Hà Nội Mới trong tương lai không xa. Tất cả những động thái “cởi mở” nói trên được xem là sự chuẩn bị cho sự kiện ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 219, phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu như chưa có. Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên tờ Việt NamExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí. Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí. Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo… Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh mới nên thành lập tập đoàn. Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo (điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và  đội ngũ quản lý báo chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm).             Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí” lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước . 4.3. Các bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng trở thành tập đoàn báo chí: 4.3.1.Tiền Phong: Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất với 6 đầu báo (Tiền Phong ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Tiền Phong giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ) và có website www.tienphongonline.com. Ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt được tỉ lệ phát hành khá cao. Từ 5 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành một tập đoàn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với tiêu chí của tờ báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề Báo (số 21, tháng 7/2004), tổng biên tập Dương Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu của sự phát triển là hiện đại hoá báo chí: “Có nghĩa, phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo.” Theo chiến lược này, song song với việc gia tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên lo công tác quảng cáo – phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt động kinh tế và báo chí hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng. Công ty Tiền Phong không những là chỗ dựa kinh tế tài chính cho Tiền Phong, mà còn  giúp cho việc phân tách rạch ròi giữa khâu nội dung và khâu “chạy quảng cáo” của phóng viên, hạn chế khuynh hướng “lá cải”, “bán báo”. Tờ báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào tạo tại chỗ và gửi phóng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ làm báo, thực hiện cơ chế thu nhập và thưởng phạt nghiêm minh … Bên cạnh đó, Tiền Phong còn tổ chức những hoạt động xã hội mang tầm quốc gia như các cuộc thi Hoa hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia …, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu tờ báo. Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các tập đoàn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực hiện đúng các bước đi để trở thành tập đoàn báo chí. Có điều, phạm vi hoạt động kinh tế và doanh thu của tờ báo còn hạn chế nên chưa thể gọi Tiền Phong là một tập đoàn báo chí, dẫu chỉ là ở quy mô nhỏ như tập đoàn báo chí Thẩm Quyến của Trung Quốc 8 năm trước đây (1998).             Khi có quyết định 219, Tiền Phong lại dành cho Tạp chí Nghề Báo một cuộc đàm luận về “danh phận” tập đoàn báo chí. Tổng biên tập Dương Xuân Nam cho rằng “Để nên danh phận, phải hội đủ thế và lực!” Để chuẩn bị cho sự ra đời của tập đoàn báo chí, ông . Về phía Nhà nước: cần có cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cụ thể trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cụ thể hơn, cần có cơ chế để các tờ báo mạnh thâu nạp các tờ báo không làm ăn được, “nuôi họ và làm hay lên” . Điều đó có nghĩa là Nhà nước phải tiến tới không bao cấp báo chí, cho ra đời quy chế sáp nhập các tờ báo. Bên cạnh việc sáng lập, việc sáp nhập và thậm chí mua lại các tờ báo là những bước đi tất yếu để hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới. Mặt khác, cũng cần có cơ chế quản lý thông thoáng tương đối, nên giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những người đứng đầu cơ quan báo chí. Đối với vấn đề hỗ trợ, cần hỗ trợ thông qua việc trợ giá giấy in báo, và  việc miễn, giảm thuế, bởi hiện thời, các tờ báo có quy mô hoạt động rộng như Tiền Phong phải gánh 4- 5 loại thuế, từ thuế doanh nghiệp, thuế vốn, thuế đầu tư cho đến thuế thu nhập … Theo Tổng biên tập báo Tiền Phong, đặt vấn đề hỗ trợ không mâu thuẫn với yêu cầu “tự thân vận động”, bởi đó là hỗ trợ cần thiết trong 10 – 20 năm đầu hình thành tập đoàn. Về vị thế của tờ báo: để trở thành tập đoàn, tờ báo phải có uy tín chính trị, đặt ra được những vấn đề lớn của xã hội và thời đại. Về lực của tờ báo: tờ báo phải có số phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm (6 – 7 ấn phẩm trở lên), đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, có công ty, xí nghiệp riêng, có trụ sở … Tính đến cuối năm 2005, công tác chuẩn bị về thế và lực của Tiền Phong đã  tiến thêm một bước. Về thế, tờ báo chú trọng đầu tư cải tiến hình thức và nội dung nhằm mở rộng đối tượng độc giả; mở mang các hoạt động xã hội bằng cách thành lập thêm các quỹ từ thiện. Về lực, ngoài Công ty Tiền Phong, Tiền Phong tăng cường hội nhập thương trường, chủ động phát triển kinh tế báo chí bằng cách mở thêm một số văn phòng giới thiệu việc làm, du học, các nhà sách … Dự định trong năm 2006, tức sau khi có chủ trương hình thành tập đoàn báo chí của chính phủ, của báo Tiền Phong là đầu tư về trụ sở tờ báo, về đào tạo phóng viên, mở rộng các điểm in mới, xây dựng nhà sách quy mô lớn nhất miền Bắc, … Phát biểu của người đứng đầu báo Tiền Phong và những động thái của tờ báo này tỏ rõ quyết tâm và sự tự tin trong ý định vươn lên thành lập tập đoàn báo chí. Vấn đề của Tiền Phong là ở sự cho phép của Nhà nước, không chỉ cho phép về danh nghĩa mà còn cho phép thông qua việc định ra các cơ chế, chính sách phù hợp. 4.3.2. Việt Nam Net: Xuất thân là một website dịch vụ cung cấp tin tức tiếng Việt (12.1997 – www.Việt Namn.Việt Nam), tờ báo điện tử VietNamNet (1.2003 – www.vietnamnet.Việt Nam) được xem là “hiện tượng báo chí” trong vài năm gần đây. Tuy không có “thế” về chính trị, song VietNamNet lại có thế “sinh ra” từ một công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn thông, đơn vị thành viên tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC), nghĩa là có khả năng gắn kết các hoạt động truyền thông và viễn thông. Đây cũng là một hướng phát triển lên tập đoàn từng có tiền lệ trên thế giới (tập đoàn Shin Corporation của Thái Lan cũng phát triển từ ngành viễn thông sang). Chính vì thấy được thế mạnh của mình, thay vì đề cập trực tiếp đến việc trở thành một tập đoàn báo chí (truyền thông), ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VietNamNet chỉ đưa ra định hướng: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí.” Thực chất, nếu làm được điều này, tức là mặc nhiên đã trở thành một tập đoàn truyền thông. Là một người hiểu rõ thế nào là một tập đoàn truyền thông, ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Hai từ “tập đoàn” nghe có vẻ to tát, nhưng nếu hiểu là “doanh nghiệp truyền thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào bao cấp của nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn”.  Về lực, VietNamNet có báo điện tử VietNamNet tiếng Việt, VietNamNet tiếng Anh, VietNamNet T.V, Người Viễn Xứ, Netmode, Giai Điệu Xanh, E-Chip và một công ty mạnh về tài chính là VASC. (Cách đây vài năm, VietNamNet có ý định ra tờ nhật báo VietNamNet nhưng chưa đủ nguồn lực, không hẳn là vì thiếu hụt tài chính). Hiện nay, tuy hệ thống báo điện tử của VietNamNet Group vẫn chưa sinh lợi trực tiếp và mỗi năm VASC vẫn phải bù lỗ vài tỷ, nhưng tương lai hứa hẹn của báo điện tử đang đến rất gần. Ngoài ra, VietNamNet cũng có một số hoạt động xã hội gây tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực ASEAN.         Như vậy, đứng trước Quyết định 219, về lý thuyết, tờ báo điện tử này được xem là có khả năng chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông. Theo Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, hiện tại, tờ báo này đang “chuẩn bị con người, cập nhật thông tin về thị trường truyền thông, nghiên cứu, tìm hiểu mô hình của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.” Mục tiêu mà VietNamNet hướng đến trước mắt là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, trên cơ sở ứng dụng những công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp cho bạn đọc ngày càng nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Hướng đi của VietNamNet là một hướng đi thận trọng, khôn ngoan trong bối cảnh báo chí – truyền thông Việt Nam đang có nhiều biến động, cũng là một hướng đi bài bản học tập từ các tập đoàn truyền thông nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay từ trong cách phát ngôn của Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn trước báo chí: “Tôi có 2 khát vọng lớn: xây dựng VietNamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí có uy tín trong nước và quốc tế, được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước trân trọng. Khát vọng thứ hai là thấy mọi cán bộ, nhân viên VietNamNet hạnh phúc, thành đạt.” Góp ý quan trọng của VietNamNet trong vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam chính là: ngoài thế và lực (điều kiện cần), tập thể cơ quan báo chí còn phải có  ý muốn, khát vọng thành lập tập đoàn (điều kiện đủ). Ứng dụng vào thực tế hiện nay, có thể thấy yêu cầu này rất có giá trị. Ngoài ra, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí: phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối quan hệ với các tập đoàn báo chí trên thế giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng lược phát triển thông tin đến năm 2010 rất phù hợp với xu hướng phát triển của truyền thông. Cũng như Tiền Phong, để bảo đảm lộ trình hình thành một tập đoàn báo chí, VietNamNet đưa ra một số đề xuất đối với phía Nhà nước: - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý - Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế, cơ quan báo chí là một doanh nghiệp , và như vậy, đã là cơ quan báo chí thì được phát triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế xin – cho. 4.3.3. Tuổi trẻ: Tuổi Trẻ là cơ quan khá “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề thành lập tập đoàn báo chí, kể cả trước và sau khi có Quyết Định 219. Mặc dù vậy, đây là một trong số những cơ quan báo chí có thế và lực mạnh nhất nước. Về thế, Tuổi Trẻ ngang với Tiền Phong. Về lực, Tuổi Trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế sớm nhất (từ năm 1980) và hoạt động có hiệu quả nhất (riêng hoạt động quảng cáo đã thu về 270 tỉ đồng mỗi năm. Hiện tại, Tuổi trẻ có 4 ấn phẩm (nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ cười, Tuổi Trẻ Online), với con số phát hành ấn phẩm chính (nhật báo Tuổi Trẻ) gần 400.000 ấn bản/kì, là tờ báo có uy tín rộng rãi trong nhân dân. Cơ sở vật chất của báo Tuổi Trẻ vào hàng hiện đại nhất nước. Hoạt động phát hành và quảng cáo trên thực tế độc lập với hoạt động báo chí. Đội ngũ làm báo năng động, trình độ cao. Tờ báo có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Bên cạnh đó, Tuổi Trẻ còn thành lập Công ty Thế kỉ 21 để  kinh doanh địa ốc, và đang bước đầu kinh doanh xuất bản sách, du lịch.  Về ý chí, vào tháng 7/2005, báo Tuổi Trẻ đã đặt mục tiêu “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát hành hàng triệu bản/ngày, phấn đấu để trở thành một tập đoàn báo chí hùng mạnh.”          Như vậy, về lý thuyết, Tuổi Trẻ hội đủ các yêu cầu để tuyên bố thành lập tập đoàn báo chí hiểu theo kiểu Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Vướng mắc duy nhất của cơ quan này là cơ chế, chính sách từ phía nhà nước. Ông Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ cho rằng Tuổi Trẻ chỉ mới ở giai đoạn “manh nha”, chỉ mới đi “những bước đi đầu tiên” tiến tới thành lập tập đoàn báo chí. Và như vậy, Tuổi Trẻ đang có những dự định mới nhằm gia tăng nội lực của mình: ra thêm nhiều ấn phẩm nhắm đến từng đối tượng cụ thể, thuê kênh truyền hình cáp … Tuổi Trẻ tin rằng mình phát triển đúng hướng và không quá quan trọng về danh nghĩa “tập đoàn báo chí”. Điều báo Tuổi Trẻ quan tâm nhân chủ trương hình thành tập đoàn báo chí là Nhà nước tháo gỡ những ràng buộc bất hợp lý (nhất là trong hoạt động quảng cáo), định ra cơ chế quản lý các cơ quan báo chí (theo luật doanh nghiệp), cần có những quy định cụ thể trong luật báo chí phù hợp với tình hình mới. 4.3.4. Thanh niên: Thanh Niên là tờ báo thuộc về Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nên cũng được xem là một tờ báo có “thế” lên tập đoàn báo chí. Trong bài viết “Tờ báo là diễn đàn tin cậy của tuổi trẻ, là vũ khí tư tưởng tin cậy của đoàn” đăng trên báo Thanh Niên, ông Đào Ngọc Dung, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đánh giá: “Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của báo ngày càng hiện đại hơn, có thể đáp ứng cho quá trình cải tiến nâng cao chất lượng về nội dung và kỹ thuật trình bày, phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của làng báo nước ta. Báo Thanh Niên cũng đang mạnh dạn từng bước tiến tới xây dựng một tập đoàn báo chí mạnh.” Về lực, hiện tại Thanh Niên có các ấn phẩm: Thanh Niên ngày, Thanh Niên Chủ nhật, Thanh Niên điện tử (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt), Thanh Niên Tuần san. Thanh Niên là một tờ báo có lượng độc giả đông đảo, số phát hành tương đối cao. Theo tổng kết của Thanh Niên, báo có vài triệu bản in mỗi tuần, có 1 triệu rưỡi người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng Việt, 30.000 người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng Anh hàng ngày. Đây cũng là một trong số những tờ báo tự chủ về tài chính sớm nhất, biết cách thu hút quảng cáo. Các hoạt động xã hội của tờ báo gây được tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là chương trình Duyên Dáng Việt Nam (đã tổ chức được 15 lần) và giải U.21 báo Thanh Niên. Nhân dịp kỉ niệm 20 năm (3/1/1986 – 3/1/2006), Tổng biên tập báo Thanh Niên phát biểu: “Thanh Niên phải có hàng triệu bản in trong nay mai, và theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, Thanh Niên phải trở thành tập đoàn báo chí mạnh trong khu vực, với xưởng phim, công ty cổ phần kinh tế, với nhiều sản phẩm báo chí, cùng những phát triển trong lĩnh vực in ấn và truyền hình. Chương trình Duyên Dáng Việt Nam phải tạo ảnh hưởng với quốc tế  và sẽ trở thành thương hiệu lớn hơn nữa trong lĩnh vực này. U.21 tiếp tục là sân chơi lớn, góp phần đào tạo nhiều tuyển thủ trẻ hơn, và với chất lượng cao hơn, để bóng đá Việt Nam có vị trí xứng đáng hơn trong khu vực và thế giới.”  Tính đến thời điểm hiện tại, báo Thanh Niên có thế, có khát vọng, song tiềm lực tài chính còn quá mỏng để trở thành một tập đoàn báo chí. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị của tờ báo này phải mất rất nhiều thời gian. Kết luận Việt Nam đã ra nhập WTO, nghĩa là sẽ hoà chung vào dòng chảy của thế giới trên mọi lĩnh vực, báo chí cũng không phải là ngoại lệ. Báo chí Việt Nam hiện nay đã có những thành tựu đáng kể và được đánh giá là một nền báo chí đang ở giai đoạn phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự ảnh hưởng của truyền thông đến đời sống của người dân là không thể phủ nhận. Truyền thông đang tìm một hướng đi mới mẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin vô tận của con người. Mặt khác, nền truyền thông nước nhà còn đối đầu với sự cạnh tranh của các kênh thông tin nước ngoài đang ồ ạt tiến vào Việt Nam. Nếu chỉ đa dạng về số đầu báo thì chưa đủ, truyền thông Việt Nam cần có những tập đoàn truyền thông lớn mạnh hơn, cả về chất lượng chuyên môn và sức mạnh kinh tế để đứng vững, hoàn toàn làm chủ nền truyền thông trong nước cũng như tham vọng vươn xa ra thế giới. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam, nhưng hầu hết ý kiến của các chuyên gia đầu ngành đều đánh giá rằng: Việc thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam là một tất yếu. Đồng chí Nguyền Khoa Điềm còn chỉ đạo: đến năm 2010 phải thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam. Ngoài những ý kiến tán thành việc thành lập các tập đoàn báo chí ỏ Việt Nam cũng có không ít những ý kiến lo ngại cho sự thành công của dự án này. Sở dĩ có những băn khoăn này trước hết là do tiềm lực kinh tế của chúng ta còn yếu kém và đội ngũ nhân sự chưa thực sự chuyên nghiệp. Vì thế, để có thể thành lập các tập đoàn báo chí ở Việt Nam vào năm 2010 đầu tiên chúng ta phải khắc phục được hai khó khăn trên. Như chúng ta đã biết tập đoàn báo chí được hình thành theo hai con đường chính: Con đường thứ nhất là quá trình xác nhập kết hợp, bắt tay giữa các cơ quan báo chí. Con đường thứ hai là quá trình thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để hình thành nên một tập đoàn báo chí. Sự kết hợp bắt tay giữa các cơ quan báo chí không thể hiểu đó chỉ là phép cộng toán học cơ bản, nghĩa là hai cơ quan báo chí xuống dốc nắm tay nhau hợp sức lại vậy là thành một tập đoàn báo chí lớn mạnh. Đây hoàn toàn là một cách hiểu sai lệch. Để trở thành một tập đoàn báo chí cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng. Con đường hình thành thứ hai yếu tố kinh tế tài chính lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó gần như chiếm yếu tố quyết định trong việc thành bại của quá trình bành trướng, thâu tóm lẫn nhau giữa các tập đoàn báo chí. Rõ ràng chỉ có con cá lớn mới nuốt được cả bé. Như vậy yếu tố tài chính là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần chú ý. Thực trạng báo chí Việt Nam hiện nay có rất nhiều tờ báo vẫn "sống" theo cơ chế bao cấp, sống dựa vào ngân sách của nhà nước mà không tự chủ động về tài chính. Chính vì thế mà những cơ quan báo chí này làm việc rất trì trệ, chất lượng được đánh giá không cao. Hoạt động như vậy vừa không hiệu quả lại tiêu tốn rất nhiều kinh phí của nhà nước. Để khắc phục yếu kém về mặt tài chính, trước hết phải xoá bỏ bỏ bao cấp để các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính có như vậy mới mong chúng tự thân vận động, phát triển được. Một cơ quan báo chí để tồn tại và phát triển rõ ràng không chỉ trông chờ vào tiền bán báo mà còn phải thể hiện tính năng động trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như: quảng cáo, kinh doanh…Có thể đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng hay thị trường chứng khoán…Cần xoá bỏ suy nghĩ một cơ quan báo chí có nghĩa là hoạt động duy nhất là làm báo, hãy biết đánh bóng "thương hiệu" và tạo được lòng tin từ phía công chúng. Làm được điều này không phải là dễ, nhưng trước vấn đề "sống còn" đòi hỏi cơ quan báo chí ấy phải biết vận động, sáng tạo…để tìm được lối đi đúng đắn nhất. Một yếu tố quan trọng hơn hết đó là vấn đề con người. Nếu một cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về kinh tế nhưng lại có đội ngũ phóng viên yếu kém tạo nên nhưng sản phẩm báo chí nhàm chán, không tạo được sự thu hút , sự ủng hộ từ phía công chúng thì cơ quan ấy không thể phát triển được. Trên thực tế rất ít các cơ quan báo chí có một đội ngũ phóng viên thực sự chuyên nghiệp. Mà để thành lập một tập đoàn báo chí thì đội ngũ phóng viên phải được tuyển chọn hết sức khắt khe và đáp ứng yêu cầu cao. Một phóng viên chuyên nghiệp ngoài những phẩm chất đạo đức cần có thì phải là người chịu được áp lực công việc, làm việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, có trách nhiệm và linh hoạt chủ động trong công việc và đặc biệt là giỏi ngoại ngữ…Để thiết lập được một mạng lưới phóng viên như vậy đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn đến các phương pháp giảng dạy và đào tạo đội ngũ phóng viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên thực tế có nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học báo chí nhưng khi đi làm thực tế lại không thể viết được một cái tin ra hồn, rất tiếc trường hợp như vậy không phải là hiếm. Điều này thể hiện rằng chúng ta phải thay đổi cách giảng dạy cho sinh viên. Làm sao kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, giáo dục cho sinh viên về đạo đức, phẩm chất cũng như kiến thức vững chắc của người cầm bút. Cần chú trọng về chất hơn là quan tâm và lượng. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần kết hợp, liên kết với các trường đào tạo cử nhân báo chí. Có thể tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập hoặc đầu tư, chọn ra những cá nhân xuất sắc cùng với nhà trường đào tạo thành những phóng viên giỏi và chuyên nghiệp. Cơ cấu tổ chức các phóng viên trong một cơ quan báo chí cũng hết sức quan trọng, cơ quan báo chí cần phải có một mạng lưới lớn các phóng viên chuyên nghiệp thường trú tại các địa điểm khác nhau để cập nhật thông tin chính xác và nhanh chóng hơn. Tóm lại, để có thể hoàn thành mục tiêu thành lập các cơ quan báo chí ở Việt Nam vào năm 2010 thì vấn đề tài chính và nhân sự là vô cùng quan trọng. Hai yếu tố này luôn phải được quan tâm và đầu tư đúng mức có như vậy báo chí Việt Nam mới có thể tiến bước và vươn xa hơn. Tài liệu tham khảo 1. Pierre Albert – Lịch sử báo chí - NXB Thế giới – 2003, Hà Nội 2. X.A.Mikhailốp – Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý – NXB Thông tấn, 2004, Hà Nội. 3. Robert W. McChesney, The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerates, 1999 4. Mark N. Cooper THE CASE AGAINST MEDIA CON SOLIDATION: Evidence on Concentration, Localism and Diversity 5. Các trang web: vietbao.com nghebao.com tuanvietnam.net Vietnamnet.vn google.com Wikipedia.org www.smeg.com.cn www.wan-press.org www.cjr.org/tools/owners www.lagardere.com www.newscorp.com The New York Times Theo Pajamasmedia Jackmayers.com www.reedelsevier.com communication.ucsd.edu/people/ConcentrationpaperICA.htm internetworldstats.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC13-webtailieu.net.doc