Là chức năng quản lý toàn bộ công tác nhập, xuất và tồn kho vật liệu - CCDC. Nhiệm vụ kiểm soát đủ thủ tục nhập khẩu- xuất khẩu theo chế độ, theo dõi sổ sách. Cuối kỳ báo cáo về tình hình đối chiếu các sổ liệu ở bộ phận liên quan chịu trách nhiệm về số liệu của mình.
* Kế toán TGNH.
Theo dõi và kiểm soát toàn bộ công tác thu, chi GTNH, nhiệm vụ mở các sổ sách theo dõi các thủ tục chứng từ thu, chi TG theo đúng chế độ kế toán, đối chiếu liên quan lập các báo cáo kịp thời. Trách nhiệm lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ.
*Chức năng kế toán TSCD - ĐTXDCB.
Với chức năng là theo dõi quản lý toàn bộ TSCĐ của xí nghiệp đi cùng là nhiệm vụ lập ra các thẻ theo dõi quản lý tình hình sử dụng tăng, giảm TSCĐ trong xí nghiệp. Trích lập khấu hao kịp thời.
47 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tập hợp chi phí và tính giá thành cho sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo và ổn định, ngày càng phát triển, tạo nên hiệu quả cao nhất. Đối với các doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp hoá phẩm dầu khí YênViên nói riêng.
Việc hạch toán một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một khâu rất quan trọng mang tính xuyên suốt. Khi còn tồn tại nền kinh tế hạch toán tập trung bao cấp, các doanh nghiệp đã không phát huy được tính độc lập trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mà công tác hạch toán: chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nhiều khâu chưa coi trọng và đầy đủ theo đúng các định mức, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng giải thể và phá sản. Từ năm 1986 nền kinh tế của ta đã chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã độc lập trong các hoạt động của mình, tự chủ trong sản xuất kinh doanh làm sao để kết quả sản xuất đủ bù đắp chi phí, trang trải mọi công nợ đảm bảo sự tồn tại và đi lên của doanh nghiệp.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp là một khâu công tác vô cùng quan trọng, nó chuyển tải những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế về mặt lượng cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
Mục đích thực tế của qúa trình thực tập là sự thực biển hoá một phần nhất định lý thuyết và thực tiễn công việc hạch toán trong xí nghiệp sản xuất. Nên em đã quyết định mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề: “Tập hợp chi phí và tính giá thành cho sản phẩm”. Với mong muốn tìm ra mặt mạnh và những điểm còn hạn chế, nhằm phần nào hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Đây là bước đầu mới mẻ được làm quen với công tác: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất. Hơn nữa là trình độ còn ở mức hạn chế, thời gian eo hẹp. Nên báo cáo này của em không tránh khỏi những khuyết yếu. Vì vậy, em rất mong các thầy (cô), cán bộ hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt nhất báo cáo này theo đúng yêu cầu. Em xin chân thành cảm ơn.
Đề cương gồm 5 phần:
Đặc điểm chung của doanh nghiệp
Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán
Chuyên đề
Một số nhận xét
Kết luận.
Phần I. Đặc điểm chung
1. Tình hình chung
* Điều kiện địa lý.
Công ty DMC (Dung dịch khoan hoá phẩm, dầu khí) có trụ sở tại 97A Láng Hạ Hà Nội và mọi chi nhánh tại Vũng Tàu. Và cơ sở sản xuất tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội và Quảng Ngãi mọi chi nhánh đều thuận lợi cho kinh doanh của công ty DMC.
Cơ sở sản xuất kinh doanh Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội, địa điểm là vùng ngoại thành của Hà Nội, tạo điều kiện từ khâu vận chuyển cung cấp nguyên vật liệu ở các tỉnh Bắc Giang – Tuyên Quang – Thái Nguyên. Bên cạnh đó sản phẩm chính Barite lại rất bụi, độc hại. Nên xí nghiệp sản xuất và đóng gói xa vùng dân cư (ngoại thành), có diện tích rộng thoáng mát và không gây ra ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện hàng chục mỏ và điểm quặng, điểm khoáng hoá. Và trữ lượng là lớn: Barit Làng Cao (Bắc Giang) hàm lượng quặng ổn định BaSO4 = 85%, trữ lượng 1.300.000 tấn, mỏ AOSEN (Tuyên Quang) 660.000 tấn, BaSOH = H8% = 65%. Rồi tổng các mô tả ngạn Sông Đáy vào khoảng 3 triệu tấn. Thuận lợi cho quá trình sản xuất bột Barit của Xí nghiệp Yên Viên
* Giao Thông.
Cơ sở sản xuất ở Yên Viên chỉ có một đường giao thông quan trọng nối dài quốc lộ 1A, đường trải nhựa lớn, có thể đảm bảo cho xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đi bán. Ngoài ra xuất cách cảng Sông Đáy 5 km cho tàu trọng tải 50 tấn để bốc hàng đi nơi khác. Cách cảng hoá phẩm 120 km, đường sắt quốc gia 3,5 km. Vì vậy nó cũng là một trong các điều kiện cho xí nghiệp phát triển.
2. Quá trình hình thành và phát triển.
Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Yên Viên được thành lập ngày 04 - 03 - 1991 là một thành viên của công ty (DMC). Xí nghiệp hình thành trên nền xí nghiệp xi măng làng Cổng Thôn thuộc Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội. Là một doanh nghiệp nhà nước việc hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm trong mọi loại hoạt động kinh tế tự bù đắp chi phí trang trải công nợ... để có lãi xí nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở rộng tài khoản tại kho bạc nhà nước, và ngân hàng nhà nước.
Xí nghiệp có chức năng và nhiệm vụ là chuyên sản xuất các loại vật liệu hoá phẩm dùng trong khoan giếng dầu khí như:
Barit, Bentonit, CaCO3, Polime. Và đồng thời cả việc xuật nhập khẩu phục vụ khoan khai thác dầu khí.
3. Phương thức hoạt động kinh tế và các mối quan hệ với các đơn vị khác trong cơ chế thị trường.
Trước thực tế gay gắt, sự cạnh tranh của nhiều đơn vị cùng ngành và các thương hiệu ngoài nước lấn chiếm thị trường nội địa và khu vực doanh nghiệp đã ý thức rất rõ điều đó và luôn chăm lo đến sự phát triển sản xuất, đặc biệt là '' chất lượng sản phẩm" nhằm mục đích nâng cao thêm uy tín sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Từ chỗ ngành dầu khí phải nhập khẩu 100% những loại dầu khoan và hoá phẩm dầu khí. Và đến thực tế với dây chuyền công nghệ do mình tại ra xí nghiệp đã thoả mãn được phần lớn nhu cầu của ngành trong nước và cho xuất khẩu bằng khối lượng lơn, 50% doanh thu của DMC là do xí nghiệp đem lại. Thương hiệu DMC đã phủ kín khu vực Châu á Thái Bình Dương, Mã Lai, In đô, Hàn Quốc, Nga, Nhật, Thái, Niuze.. Sakhalin, Singapo, Băngladen, ..tiếp đến khu vực Bắc mỹ.
Xí nghiệp luôn từng bước thay đổi bộ hoàn thiện các dây truyền CNSXHĐ, năng suất đa dạng sản phẩm và hình thức kinh doanh. Đội ngũ nhân lực trí lực của xí nghiệp hiện nay là: 315 người có 30% ĐH , CNTTSX = 90%. Hàng năm xí nghiệp luôn có các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề người lao động và gửi đi Mã Lai, Inđô học tập.
Tròn 10 năm xây dựng và trưởng thành đây không phải là khoảng thời gian dài. Nhưng kết quả mà doanh nghiệp đạt được rất đáng nể. Sự phát triển này thể hiện qua:
Báo cáo : Kết quả hoạt động SXKD từ năm 1998 - 2000.
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng doanh thu
01
16.486.354.434
12.693.376.526
15.642.589.176
DT xuất khẩu
02
11.527.364.213
4.762.925.449
8.907.632.195
DT thuần
10
16.486.354.434
12.693.376.526
15.642.589.176
Giá vốn hàng bán
11
14.369.634.193
9.532.721.919
11.023.609.354
Lợi nhuận SXKD
30
3.644.390.593
1.823.622.739
3.354.900.899
Lợi nhuận tri thuế
60
3.361.385.094
2.040.060.704
2.667.658.261.
Thuế TN phải nộp
70
1.422.650.308
916.329.182
962.431.511
4. Tổ chức bộ máy quản lý
* Giải thích.
Sơ đồ quản lý của xí nghiệp là trực tiếp. Từ quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên theo một đường thẳng. Nó rất phù hợp tránh được sự lãng phí cồng kềnh kém hiệu quả. Nó giúp cho nhân viên của xí nghiệp được giám sát trực tiếp, tăng cường trách nhiệm cho từng cá nhân.
Sơ đồ : Tổ chức quản lý Xí nghiệp hoá phẩm Yên Viên
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách bộ phận sản xuất
Phó giám đốc phụ trách hành chính
Phòng TC - HC
Phòng AT- MT
Phòng KH-VT - vận tải
Các phân xưởng
Phòng thí nghiệm
Phòng KT-CN
Phòng kế toán tài chính
Đội xe ca
Đội xe nâng xúc
Xưởng cơ điện
Xưởng bao bì
Xưởng Fenpat
Xưởng Ba rit
Các đội xe
5. Vai trò, vị trí của phòng kế toán trong BMQL
*Vị trí.
Nằm ở giữa các phòng ban là cầu nối giúp GĐ thể hiện toàn bộ công tác thống kê, kế toán, là kiểm soát viên vấn đề kinh tế tài chính của nhà nước tại xí nghiệp.
* Vai trò.
Giữ vai trò số một luôn đảm bảo và bảo toàn vốn trong xí nghiệp. Xử lý các thông tin kế toán, cung cấp số liệu cho điều hành sản xuất, giám sát việc sử dụng các TS ...v..v..
6. Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp (sơ đồ, giải thích )
. Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của XNHPYV.
16
19
18
20
17
15
12
13
11
14
6
9
8
10
7
5
4
2
3
1
1. Mỏ quặng
11. Tuyển sạch bậc 1
2. Phương tiện
12. tuyển sạch bậc 2
3. Nghiền sơ bộ 1
13. Tuyển sạch bậc 3
4. Lần 2 (con lăn)
14. Bắt đầu làm khô
5. Phân nhóm(lựa, loại)
15. lọc
6. Nghiền (Bủke)
16. Sấy khô
7. Nghiền bi
17. làm mát
8. Phân loại
18. Đóng gói
9. Tuyển
19. Thực hiện đóng gói
10. Gia công
20. Vận chuyển
Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán
ở xí nghiệp
1. Tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ, giải thích)
Với một mô hình cơ cấu quản lý hạch toán hết sức khoa học và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp, gọn nhẹ, logic và hiệu quả cao, sơ đồ
Sơ đồ : Bộ máy kế toán XNHPDKYV
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp -- Chi phí sản xuất - - TSCĐ
Kế toánTP hàng chi tiết 511,131
Kế toán thanh toán tiền lương BHXH
Thủ quỹ
Kế toán thống kê thuế
Kế toán ngân hàngchi tiết 627, 331
Kế toán vật liệu vật tư
Giải thích
* Chức năng KTTH: là người tổng hợp toàn bộ số liệu về kế toán thống kê các hoạt động tài chính trong xí nghiệp. Có thể thay đổi phụ trách phòng để giải quyết các việc khi được uỷ quyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phần hành tổng hợp: Giá thành sản phẩm và TSCĐ, đối chiếu kiểm tra số liệu để lập báo cáo, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định.
* Kế hoạch thanh toán tiền lương- BHXH.
Giúp việc cho phòng công tác thanh toán, kiểm tra và hướng dẫn các thủ tục thanh toán theo đúng chế độ tài chính và các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật được ban hành, kiểm tra các chứng từ gốc, tính toán chính xác các số liệu và chứng từ thanh toán như: phiếu thu, chi, uỷ nhiệm vay vốn ngân hàng..... Vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng, quý, năm lập các bảng kê chi tiết cuối quý thanh toán lập báo cáo. Tính chính xác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (giải pháp, lập bảng tổng hợp phân bổ...)
* Kế toán vật tư, vật liệu.
Là chức năng quản lý toàn bộ công tác nhập, xuất và tồn kho vật liệu - CCDC. Nhiệm vụ kiểm soát đủ thủ tục nhập khẩu- xuất khẩu theo chế độ, theo dõi sổ sách. Cuối kỳ báo cáo về tình hình đối chiếu các sổ liệu ở bộ phận liên quan chịu trách nhiệm về số liệu của mình.
* Kế toán TGNH.
Theo dõi và kiểm soát toàn bộ công tác thu, chi GTNH, nhiệm vụ mở các sổ sách theo dõi các thủ tục chứng từ thu, chi TG theo đúng chế độ kế toán, đối chiếu liên quan lập các báo cáo kịp thời. Trách nhiệm lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ.
*Chức năng kế toán TSCD - ĐTXDCB.
Với chức năng là theo dõi quản lý toàn bộ TSCĐ của xí nghiệp đi cùng là nhiệm vụ lập ra các thẻ theo dõi quản lý tình hình sử dụng tăng, giảm TSCĐ trong xí nghiệp. Trích lập khấu hao kịp thời.
Theo dõi chi tiết từng hạng mục về ĐT - XDCB.
* Kế toán chi tiết.
Với chức năng theo dõi chi tiết các tài khoản được phân công, nhiệm vụ mở sổ sách kịp thời, chính xác các số liệu phát sinh, đối chiếu sổ liên quan. Bảo hiểm các chứng từ sổ sách.
* Chức năng kế toán thống kê.
Thống kê toàn bộ tình hình sản xuất và sử dụng lao động, nhiệm vụ thống kê năng suất máy, tình hình hoạt động của máy móc và thiết bị, sử dụng lao động, tiêu hao NVL, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật theo đúng quy định.
*Thủ quỹ:
Chức năng thu, chi và quản lý thu mua của xí nghiệp, nhiệm vụ kiểm soát chứng từ hợp lý trước khi thu, chi. Khi thu, chi phải kiểm tra đúng số liệu trên phiếu, bảo quản tiền và các chứng từ sổ sách vào sổ quỹ thu mua kịp thời và đầy đủ.
Khâu cuối cùng là tất cả các kế toán phải báo cáo số liệu cho phòng TCKD, mục đích lập báo cáo tổng hợp cuối quý, năm.
2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán.
* Chức năng.
Giúp cho nhà quản lý thực hiện toàn bộ công tác thống kê thực tế kinh tế. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên tài chính của nhà nước tại xí nghiệp.
Mọi công tác kế toán cúa xí nghiệp đều được tập trung tại đây và mối quan hệ giữa các phần hành kế toán là chặt chẽ có sự quản lý rõ ràng.
*Nhiệm vụ.
Đảm bảo và bảo toàn vốn của xí nghiệp, cung cấp những thông tin cần đủ cho giám đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất trong doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động kế toán phản ánh và ghi chép tính toán bằng con số. Kiểm tra các tính toán tổng hợp về sự luân chuyển sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn......
Xử lý và phân tích các thông tin kế toán để kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất những biện pháp cụ thể cho công tác hạch toán.
Tạo ra hướng đi đúng đắn, giám sát việc giữ gìn và sử dụng các loại TS, vật tư tiền vốn, đề các giải pháp lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ tài chính của nhà nước.
Lập báo cáo thống kê thường kỳ theo quy định hiện hành của bộ tài chính.
Tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp thực hiện đúng chế độ liên quan đến tiêu chuẩn của nhà nước, bộ tài chính và quy chế tiêu chuẩn của tổng công ty.
Phối hợp các phòng khác, để tổ chức xây dựng các định mức về vật tư và lao động.
Tham gia các khiếu nại và xử lý, giải thích rõ cho khách hàng về chứng từ thanh toán.
Có những biện pháp, khắc phục, phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến phòng. Sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản của hệ thống chất lượng khi cần.
Cuối quý lập báo cáo gửi lên giám đốc và phó giám đốc.
3. Hình thức kế toán, trình tự ghi sổ.
- Hình thức kế toán:
ở xí nghiệp Yên Viên hình thức kế toán áp dụng hiện nay là : Chứng từ ghi sổ, phù hợp với đơn vị tập trung, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, và đưa máy vi tính vào hạch toán.
- Trình tự ghi sổ.
Đơn giản, để gi chép và theo dõi. Biểu hiện sơ đồ sau.
Sơ đồ : Trình tự ghi sổ bằng hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng từ gốc)
(1)
(1)
Sổ (thẻ ) hạch toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
(8)
(3)
(2)
(4)
Sổ đăng ký CTGS
(6)
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
(7)
Bảng cân đối tài khoản
(9)
(10)
Báo cáo tài chính
Giải thích:
Ghi tài liệu đối chiếu
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành lập bảng chứng từ gốc. Sau đó lập CTGS cho mọi nghiệp vụ PS, sau đó ghi vào sổ đăng ký CTGS để lấy số hiệu và ngày tháng.
Cuối tháng căn cứ ''chứng từ gốc '' và chứng từ ghi sổ. Kế toán tiến hành lập sổ các chứng từ gốc sau khi dùng để lập các thẻ và sổ kế toán chi tiết. Sau đó căn cứ vào sổ cái kế toán lập các bảng cân đối sổ phát sinh.
* Sau khi đối chiếu ăn khớp đúng các số liêu ở phát sinh thu, chi, trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ thẻ và sổ kế toán chi tiết. Để lập báo cáo tài chính.
4. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho hiện nay được. XNHPYV áp dụng một cách. Đó là phương pháp kê khai thường xuyên.
5. Phương pháp tính thuế GTGT.
Hiện nay và trước đây XNHPDKYV vẫn áp dụng theo : '' Phương pháp khấu trừ thuế ( từ khi có thuế GTGT). Vì vậy nguyên, vật liệu, CCDC, TS.. mua về thì:
Nguyên giá = giá mua + chi phí thu mua.
Phần III: Chuyên Đề
1.Lý do chọn chuyên đề:
ở XNHPYV có hầu hết các phần hành kế toán hiện hành. Nhưng phần hành chuyên đề em chọn là thực tế công tác '' tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm''. Cụ thể là tính cho sản phẩm bột Ba rit API đây là một sản phẩm chính của xí nghiệp lý do để em chọn chuyên đề này cũng không có gì đặc biệt. Bởi trong thời gian thực tập tại xí nghiệp đã chỉ rõ cho em thấy KĐSX cho một sản phẩm nào đấy ra đời. Thì nhất định không thể thiếu những khoản chi phí đầu vào đã bỏ ra.Nhưng vấn đề là cách hạch toán tỉ mỉ, chi tiết rồi đến tổng hợp các khoản chi phí đó. Làm sao cho tiết kiệm thập nhất khoản chi phí này mà chất lượng vẫn đảm bảo tạo ra giá thành sản xuất thấp. Đủ sức cạnh tranh về giá bán và chất lượng ngoài thị trường và tạo lợi nhuận cao đảm bảo cho quá trình sản xuất và tài sản xuất mở rộng của xí nghiệp.
Hơn nữa nó là thời cơ tốt nhất để học sinh thực tập chúng em thực tiến hoá giữa lý thuyết và thực hành. Nó cũng là ước muốn mong được học hỏi, tìm tòi. Đi sâu bảo đảm chất của một phần hành cụ thể.
2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác ''Tập hợp chi phí và tính giá thành''.
* Tầm quan trọng.
Để đạt được mục tiêu kinh tế đề ra thì kế toán được coi là công cụ tốt nhất đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó công tác ''Tập hợp chi phí và tính giá thành'' luôn đóng vai trò quan trọng. Có thể nói nó có vai trò trong tầm quan trọng tổng thể công tác kế toán.
Nó giao kết hợp lý nhất những gì đã chỉ ra và kết quả thế nào. Để từ đây các nhà quản lý có thể nhìn thấy vấn đề mình quan tâm các tốt thế nào và còn gì cần phải bổ sung và sửa chữa ngay không.
*Nhiệm vụ của công tác.
Mục đích để tổ chức tốt kế toán '' chi phí và tính giá thành ''. Cũng là yêu cầu quản lý ''chi phí và giá thành ''ở doanh nghiệp.
Thì kế toán về công tác này cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng để tính giá thành, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán hàng tồn kho. Theo phương pháp KKTX mà xí nghiệp đã chọn.
- Tổ chức tốt việc tập hợp và kêt chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tâp hợp chi phí đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản giá thành.
Lập các báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tài chính cuối quý năm định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất vá giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Cuối cùng kiểm kê và đánh gía khối lượng sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
3. Những quy định chung của công tác.
Bởi công tác này là một chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý rất quan tâm. Vì nó trực tiếp phản ánh hoạt động SXKD của xí nghiệp, nên nó đã có những quy định cụ thể sau:
- Kế toán phải luôn tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành và giá thành của sản phẩm sản xuất ra.
- Xác định được kết quả của hoạt động sản xuất cũng như từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành kể cả lao vụ, dịch vụ.
- Tài liệu còn là căn cứ để nhà quản lý phân tích, đánh giá việc thực hiện các định mức về chi phí, tình hình sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn... Đến thực hiện kế hoạch giá thành trong doanh nghiệp.
- Các quyết định quản lý phải phù hợp, để trợ giúp cho công tác hạch toán kê khai nội bộ của xí nghiệp.
4. Các tài khoản kế toán sử dụng.
Chi phí SXKD và tổng hợp các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá.
Do xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán (TG) nêu trên nên việc tập hợp CPSXKD và tính giá thành sử dụng các loại TK sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 155: Thành phẩm
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Và các TK khác 111, 112, 331, 152, 154, 334, 214
154
621
621
152, 153
Trích KHTSCĐ
dùng vào SXKD
214
K/c chi phí trả trước
(153) phân bổ dần
627
142
K/c CPSXC
Tiền lương và
BH phải trả CNPX
627
K/c CPNCTT
Tiền lương và
BH phải trả CNV
622
334, 338
Giá thành SP
nhập kho
K/c CPNVLTT
NVLTT dùng cho
SXSP
LqGiáTK 621 “Chi phí NVLTT”
Nội dung: Tập hợp về chi phí NVL cho sản xuất cụ thể:
Kết cấu:
Bên nợ : CFNVLTT phát sinh trong kỳ
có: K/c vào TK CFSXKD dở dang
- TK 622
Nội dung: Để tập hợn CFNCTT tiêu hao cho quá trình sản xuất
Kết cấu:
Bên nợ: Tập hợp các CFPS trong kỳ (TL,BH, CĐ)
Có: K/c vào CPSXKD dở dang
- TK 627
Nội dung: Để tập hợp các khoản CPSXC dùng cho toàn phân xưởng.
Kết cấu:
Bên nợ: CPPS trong kỳ như VL, CC, KH mua ngoài
Có: K/c và phân bổ vào 15A
Tất cả 3 TK trên không có SDCK.
TK 154.
Nội dung: Các khoản chi phí phát sinh được tập hợp và để tính giá thành sản phẩm.
Kết cấu:
Bên nợ: Các khoản CFPS thực trong kỳ là 621, 622, 627.
có: giá thành sản phẩm hoàn thành
Phế liệu nhập kho
SDCK bên nợ: CPSXKD dở dang cuối kỳ
TK 155
Nội dung: Để phản ánh tình hình nhập khẩu và xuất khẩu, TK.
Kết cấu:
Bên Nợ : Trị giá TPNK
Có: Trị giá TPXK
Dư nợ: Trị giá TP còn CK
TK 152, 153.
Nội dung: Là ta theo dõi số hiện có, biến động của NVL, CCDC theo giá thực tế.
Kết cấu:
Bên nợ: Trị giá NVL, CCDCNK
Bên có: Trị giá NVL, CCDCXK
Dư nợ: Trị giá NVL, CCDC còn CK
- TK 152.
Có các TK cấp 2 sau được DN sử dụng tất cả
TK 1521: NVLC
TK 1522: NVLP
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
- TK 627
Có 6 TK cấp 2.
6271: CPNLPX
6272: CPVL
6273: CPDCSX
6274: CPKHTSCĐ
6277: CP dịch vụ mua ngoài
6278: CP bằng tiền khác.
Xí nghiệp dùng tất cả các TK này trong quá trình sản xuất.
- TK 338
Cấp 2: 3382: KPCĐ
3383: BHXH
3384: BHYT
Xí nghiệp dùng các loại TK này để trích, trả cho CNV và nộp cho cơ quan quản lý.
5. Các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ
- Tiền mặt (SH 111): là các phiếu thu hoặc chi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ.
- Tiền gửi ngân hàng (SH 112): Giấy báo có, báo nợ uỷ nhiệm thu hoặc chi làm căn cứ.
- Nguyên vật liệu, CCDC (SH 152, 153) các phiếu nhập kho hoặc xuất kho, bảng kê xuất, nhập...
- Tiền lương CNV (SH 334): Phiếu báo làm thêm giờ, bảng chấm công, tổng hợp công, bảng phân bổ lương và BH...
Nội dung:
VD: Phiếu thu: Thu về khoản gì? tiền hàng bán hay thu khác
Phiếu chi: Chi cho việc gì? mua VT, TS...
Phiếu XK: Xuất cho SXTT hay SXC, QL...
Phiếu NK: Do sản xuất hay mua về...
ã Phương pháp lập chứng từ:
VD: Để lập phiếu chi (căn cứ vào hoá đơn mua hàng, hoặc giấy tạm ứng)
CT: DMC
XNHPDKYV Phiếu chi số 78 Mã số 02.TT
Ngày 19 tháng 9 năm 2001
TK ghi Nợ 331
Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Tuyết
Địa chỉ: Tổ nghiền
Lý do chi: Trả tiền mua quặng Barite.
Số tiền: 15.000.000đ mười lăm triệu đồng
(kèm theo chứng từ gốc)
Ngày 15 tháng 9 năm 2001
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập Thủ quỹ Người nhận
Nợ TK 331: 13.500.000đ
Nợ TK 133: 1.500.000đ
Có TK 111: 15.000.000đ
VD: Để lập phiếu thu (như trên)
Cách lập tương tự
6. Các số sách sử dụng – phương pháp trình tự ghi.
Các sổ sách:
- Sổ cái TK 111: Tiền mặt
- Sổ cái TK 112: Tiền gửi NH
- Sổ cái TK 331, 334, 338
- Sổ cái TK 141...
- Sổ cái TK 214
Gồm: Các bảng phân bổ NVL – CCDC...
Sổ chi tiết : 621
Sổ chi tiết: 622
Sổ chi tiết: 627
Sổ chi tiết: 154
Các sổ: Đăng ký chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi:
Căn cứ các chứng từ gốc lập các CTGS sau đó vào sổ đăng ký CTGS, vào sổ cái và sổ chi tiết.
7. Phương pháp kế toán
Tại doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp: Kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này giúp cho công việc ít dập vào cuối tháng, quý, năm. Đây là phương pháp kế toán chung tại xí nghiệp.
8. Hạch toán cụ thể.
Do thời gian hạn chế. Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm (16 loại). Em chỉ chọn một loại sản phẩm để hạch toán, đó là sản phẩm Barit API. Trình tự hạch toán từng bước như sau:
Chi phí Nguyên Vật liệu
Vì phương pháp hạch toán chung của xí nghiệp theo: phương pháp kê khai thường xuyên nên ta căn cứ vào các phiếu xuất kho, lĩnh vật tư. Lập bảng kê xuất cho sản phẩm Barit.
Bảng kê xuất NVLC 1521
Tháng 09 – 2001
Sản phẩm Barit Đơn vị: đồng
CT
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
Giá thực tế
Thành tiền
SH
Ngày
1
27
Xuất quặng SX
Tấn
132
212.328
28.027.296
2
27
Xuất quặng SX
“
116
234.560
27.208.960
3
31
Xuất quặng SX
“
12,5
220.000
2.750.000
4
31
Xuất quặng SX
“
6,64
227.950
1.513.588
Cộng
267,14
59.499.844
Nợ TK 621: 59.499.844
Có TK 1521: 59.499.844
Bảng kê xuất NVLP (1522)
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
ĐVT
SL
Giá thực tế
Thành tiền
Nợ các TK
Số
Ngày
621
6272
7 X
14X
7
14
Xuất phụ gia
Túi
150
38985
5.847.750
5.847.750
7
14
Xuất bút dạ dầu
Cái
20
7040
140.800
140.800
10
18
Xuất que hàn
Kg
5
7275
36.375
36.375
11
19
Xuất phụ gia trộn
Túi
50
38985
1.949.250
1.949.250
x
x
Cộng
x
225
x
7.974.175
7.797.000
177.175
Nợ TK 621: 7.797.000
Nợ TKI 6272: 177.175
Có TK 1522: 7.974.175
Bảng kê xuất CCDC (153)
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
ĐVT
SL
Giá thực tế
Thành tiền
Nợ các TK
Số
Ngày
621
6272
7
12
Xuất vỏ bao 1 tấn
Cái
371
84.500
31.349.500
31.349.500
8
15
Găng tay
Đôi
30
3.000
90.000
90.000
10
17
Khẩu trang
Cái
100
700
70.000
70.000
Cộng
x
501
31.509.500
31.349.500
160.000
Nợ TK 621: 31.349.500
Nợ TK 6272: 160.000
Có TK 153: 31.509.500
Căn cứ vào bảng kê: NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ. Kế toán tiến hành lập “CTGS”. Đồng thời theo dõi vào “sổ chi tiết” vào các sổ có liên quan.
Chứng từ ghi sổ: số –7
Ngày 30 tháng 09 năm 2001
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Xuất NVL
621
152
59.499.844
59.499.844
Chính cho SX sản phẩm
(1521)
Cộng
x
x
59.499.844
59.499.844
(Kèm theo bảng kê xuất NVL chính)
Chứng từ ghi sổ: số 8
Ngày 30 tháng 09 năm 2001
Sản phẩm: Barit API ĐV: đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Xuất NVL
621
7.797.000
Vật liệu phụ
6272
177.175
1522
7.974.175
7.974.175
7.974.175
(Kèm bảng kê xuất NVL phụ)
Chứng từ ghi sổ: số 11
Ngày 30 tháng 09
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
- Xuất CCDC cho SXSP
621
153
31.349.500
31.509.500
- Xuất sản phẩm
6272
160.000
Cộng
x
x
31.509.500
31.509.500
Chứng từ ghi sổ số 12
Ngày 30 tháng 09
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển vào sản xuất sản phẩm
154
621
98.823.519
59.499.844
7.974.175
31.349.500
Cộng
x
x
98.823.519
98.823.519
Trích: Sổ đăng ký chứng từ
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
CTGS
Diễn giải
Số tiền
SH
NT
7
31/09
Xuất NVLC cho sản xuất
59.499.844
8
31/09
Xuất NVLP cho sản xuất
7.974.175
11
31/09
Xuất CCDC cho sản xuất
31.349.500
x
x
Cộng
98.823.519
Trích: sổ cái 621
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
7
31/09
Xuất NVL chính cho sản xuất sản phẩm
1521
59.499.844
x
x
Cộng
x
59.499.844
Sổ chi tiết tài khoản: 621
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
Chứng từ
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
7
31/09
Xuất NVL chính cho SXSP
152 (1521)
59.499.844
8
31/09
Xuất NVL phụ cho SXSP
152 (1522)
7.974.175
11
31/09
Xuất CCDC cho SXSP
153
31.349.500
12
31/09
K/c vào CFSXKD dở dang
154
98.823.519
Cộng
x
98.823.519
98.823.519
Kế toán: Nhân công trực tiếp.
Chi phí này là toàn bộ những khoản mà doanh nghiệp phải trả cho CNTT tham gia sản xuất gồm: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp trích BHXH, BHYT...
Chi phí này luôn là động lực cho công nhân sản xuất hoàn thành tốt hơn khối lượng và chất lượng được giao. Nó là đòn bẩy tích cực tăng năng suất lao động.
Xí nghiêp trả lương cho công nhân 2 phần:
Lương cứng: Theo NĐ 26/CP (25/05/93)
Lương mềm: Doanh nghiệp quy định (260.000/1CN)
Lương thời gian = Lương cứng + Lương mềm
Lương sản phẩm
Chính = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lượng sản phẩm
Tổng lương = Lương sản phẩm + Phụ cấp + Lương thời gian
Số lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao, do thống kê xưởng theo dõi tổng hợp từ các tổ trưởng và tiến hành ghi chép hàng ngày cuối tháng, chuyển kế toán xưởng tính lương.
Đơn giá tính khác nhau ở mỗi giai đoạn và do phòng tổ chức gửi xuống và thường cố định giữa các tháng. Đến cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng kê, kế toán xưởng tính lương cho công nhân của mình. Sau gửi lên phòng kế toán xí nghiệp, và họ kiểm tra, đối chiếu, nếu không sai sót sẽ được lãnh đạo duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ để phát lương. Mỗi tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương ta lập bảng phân bổ lương.
Hiện nay xí nghiệp không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép.
- Căn cứ bảng theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành mà đặt ra tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Căn cứ vào phiếu nhập sản phẩm, chứng từ tính lương cho từng công nhân sản xuất.
Xí nghiệp trả lương cho công nhân theo 2 kỳ:
Kỳ I: Tạm ứng
Kỳ II: Lĩnh phần còn lại.
* TK sử dụng: 622
Bên nợ: Tổng hợp CPNCTT phát sinh trong kỳ
Bên có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí vào các đối tượng sử dụng liên quan.
Sử dụng: Không có
* Các nghiệp vụ chủ yếu
- Tiền lương, phụ cấp phải trả cho CNSX
Nợ TK 622
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương CNSX
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Cuối kỳ kết chuyển vào CPNCTT
Nợ TK 154
Có TK 622
Căn cứ vào cách tính đã nêu trên ta tính toán cho đúng, sau đó ghi vào các cột – hàng phù hợp. Trong bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán tiền lươngBảng thanh toán tiền lương Nhìn vào bảng thanh toán lương cho tổ II Barit
có: - Tổng số công nhân thực tế = 563 công
- Số lượng sản phẩm SX = 871 tấn
- Đơn giá: 20.636 đồng
Như vậy: 871 tấn x 20.636 = 17.973.956 đồng
= Lương sản phẩm
ị Ta biết được: Lương bình quân 1 ngày công là:
= 31.925 đ/ngày công
Nợ TK 622: 17.973.956
Có TK 334: 17.973956
Căn cứ vào 2 bảng thanh toán tiền lương của xã hội tháng 09/2001.
Tổng lương = Tổ nghiền Barit I + Tổ nghiền Barit II
= 6.897.355 + 17.973.956 = 24.871.311
Căn cứ ta trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19% vào CPSX. Trên tiền lương CNSXTT.
Tổng: 24.871.311
BHXH = 24.871.311 x 15% = 3.730.696
BHYT = 24.871.311 x 2% = 497.426
KPCĐ = 24.871.311 x 2% = 497.426
Cộng = 4.725.548
Nợ TK 622 : 4.725.548
Có TK 338: 4.725.548
Chi tiết 3382: 4.974.26
3383: 497.426
3384: 3.730.696
Tiến hành lập: Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ.
Ngày 30 tháng 09
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền lương, BHXH...
622
29.596.859
Phải trả phải nộp là
334
24.871.311
338
4.725.548
Cộng
x
x
29.596.859
29.596.859
Trích sổ đăng ký CTGS
CTGS
SH
NT
15
30/09
Chi phí nhân công trực tiếp
- Tiền lương phải trả CNV
24.871.311
- BHXH, KPCĐ, BHYT trích vào CFSX (19%)
4.725.548
x
x
Cộng
29.596.859
Trích sổ cái 334
Phải trả công nhân viên
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
SDĐT
Sổ phát sinh
15
30/09
- Tiền lương phải trả cho CNTTSX là
622
24.871.311
Cộng PS
DCT
x
x
24.871.311
Trích: sổ cái 338
Phải trả, phải nộp khác
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
15
30/09
Trích vào CPSX, khoản CPNCTT
4.725.548
BHXH, BHYT, KPCĐ
x
x
Cộng
x
x
4.725.548
Sổ chi tiết tài khoản 622
Tháng 09/2001
Sản phẩm Barit ĐV: đồng
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
15
30/09
- Tiền lương phải trả CNSX
334
24.871.311
- BHXH, BHYT, KPCĐ
338
4.725.548
19
30/09
Kết chuyển vào
154
29.596.859
Tổng cộng
x
29.596.859
Kế toán: Chi phí sản xuất chung.
Đây là những chi phí liên quan đến việc quản lý phục vụ sản xuất. Và những chi phí ngoài 2 khoản 621 – 622 và nó phát sinh ở các tổ, đội, phân xưởng...
- Chi phí nhân viên phân xưởng - CP mua ngoài
- CP VL – DC - CP sửa chữa
- CP KHTSCĐ - CP bằng tiền khác.
Toàn bộ khoản mục này được tập hợp vào TK 627.
Kết cấu:
Bên nợ: Các khoản phát sinh
Bên có: Phân bổ, kết chuyển vào 154.
SD: Không có.
Ta căn cứ vào: Bảng thanh toán lương cho NVPX sau ta sẽ tính được số lương phải trả là.
Nhìn vào bảng tính lương NVQLPX ta có: Tiền lương phải trả là:
Nợ TK 627 (6271) :9.750.659
Có TK 334 : 9.750.659
Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định 19%.
Nợ TK 627 (6271) : 9.750.659
Có TK 334 : 8.193.833
Có TK 338 : 1.556.828
Chi tiết (3382, 3383, 3384)
Đối với khoản mục công cụ sản xuất ở phân xưởng Barite.
Vì giá trị là tương đối lớn. Nên nó được tập hợp vào TK 142 (chi phí trả trước) để phân bổ vào chi phí sản xuất.
Theo tài liệu tháng 09 năm 2001, trị giá công cụ dụng cụ được phân bổ là: 39.894.10 đồng.
Chứng từ ghi sổ số 21
Ngày 30 tháng 09 năm 2001.
ĐV: Đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
CCDC (thay tuy ô tô thủy lực máy xúc L522
627 (6273)
142
3.989.410
3.989.410
Cộng
x
x
3.989.410
3.989.410
Nợ TK 627 (6273) : 3.989.410
Có TK 142 : 3.989.410
Kế toán khoản mục khấu hao TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất, để đảm bảo tái sản xuất giản đơn và mở rộng. TSCĐ tại xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên đã tiến hành trích khấu hao theo chế độ quy định. Nó chính là giá trị hao mòn TSCĐ của xí nghiệp.
Phương pháp áp dụng tại xí nghiệp là khâu hao đường thẳng, việc tính khấu hao vào nguyên giá TSCĐ. Và tỷ lệ khấu hao theo quy định số 507/TC và QĐ 166/1999 QĐ - BTC.
Theo quyết định 507TC tỷ lệ khấu hao cơ bản của xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên là:
4 – 6% với nhà cửa, vật kiến trúc
8 – 15% máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn và dụng cụ quản lý.
Việc tính khấu hao TSCĐ ở xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên được thực hiện hàng tháng. TSCĐ tăng tháng này tháng sau mới trích khấu hao.
VD: Tháng 09 năm 2001 kế toán tính được số khấu hao cho từng loại TSCĐ và toàn bộ TSCĐ thông qua bảng sau:
Bảng khấu hao tài sản cố định
Tháng 09 năm 2001
TT
Danh mục
Nguyên giá
Giá trị còn lại
KH 09/2001
Giá trị CL 30/9
1
Tổng số
13.028.098
89.537.917
4.797.016
8.687.090
I
Sản xuất chính
1
Xác định Xanhmethylen
5.200.784
234.546
234.546
Hết khấu hao
2
Đèn khò xưởng bao bì
23.500.617
23.500.617
-
23.500.617
3
Máy ép thủy lực
31.140.000
31.140.000
2.595.000
28.545.000
II
Sản xuất Mica – CaC03
1
Sàng dung nghiền CaC03
7.000.000
154.587
154.587
Khầu hao hết
III
Quản lý cơ sở
1
Nhà cá nhân
52.934.697
27.095.967
1.290.283
28.805.684
2
Đầu máy vi tính
10.452.000
7.412.200
522.600
6.019.600
.....
........
..........
.........
.......
Nợ TK 627 (6274) : 4.797.016
Có TK 214 : 4.797.016
Chứng từ ghi sổ số 57
Ngày 30 tháng 09 năm 2001
ĐV: đồng
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Khấu hao TSCĐ
627
214
4.797.016
4.797.016
Tháng 09 năm 2001
(6274)
Tổng cộng
x
x
4.797.016
4.797.016
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
Đây là công việc sửa chữa nhỏ máy móc, thiết bị văn phòng, bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ vv...
Vì vậy chi phí thường xuyên ở xí nghiệp được tập hợp trực tiếp vào CPSXKD theo từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa.
VD: Ngày 12/09/2001 máy đập búa nghiền quặng 1,2 tấn/giờ được sửa chữa kế toán xác định chi phí là 600.000đ
Trong đó: CCDC là : 150.000đ
Chi phí TM: 450.000đ
Căn cứ vào phiếu “xuất kho” số 089.005 (12/09/01) Xuất khẩu CCDC. Và phiếu chi “TM” 80.925 (12/09/01)
Chứng từ ghi sổ số 58
Ngày 05/09/2001
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Sửa chữa nhỏ TSCĐ
627
600.000
153
150.000
111
450.000
Tổng cộng
x
x
600.000
600.000
Nợ TK 627 : 600.000
Có TK 153 : 150.000
Có TK 111 : 450.000
* Đối với khoản mục chi phí DV mua ngoài
Như điện SX, điện thoại... Căn cứ vào chứng từ gốc thanh toán tiền điện. Kế toán liệt kê vào bảng chi phí đơn vị mua ngoài theo tài liệu tháng 09 năm 2001
Tiền điện sản xuất: 32.225.920
Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài số
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
SH
NT
142(a)
28/09/01
Tiền điện sản xuất tháng 09 năm 2001
32.225.920
Cộng
32.225.920
Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
SH
NT
142(b)
28/09/01
Bưu điện Gia Lâm(tiền điện thoại) tháng 09/01
2.448.658
Cộng
2.448.658
Chứng từ ghi sổ số 18
Ngày 30 tháng 09
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
- Tiền điện sản xuất
627
34.674.578
6277
Tiền điện thoại
(Bưu điện Gia Lâm)
331
34.674.578
Cộng
x
x
34.674.578
34.674.578
Chi phí bằng tiền khác.
Tập hợp tiền công tác phí của xí nghiệp tháng 9/2001 = 3.383.250
Bảng kê chi phí bằng tiền khác
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
SH
NT
204
09/01
Chi công tác phí
3.383.250
Cộng
3.383.250
Nợ TK 6278 : 3.383.250
Có TK 111: 3.383.250
Chứng từ ghi sổ: số 27
Ngày 30 tháng 09
Trích yếu
SHTK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi công tác phí
6278
111
3.383.250
3.383.250
Cộng
x
x
3.383.250
3.383.250
Tổng hợp: chi phí NVL
Loại sản phẩm
Quặng
Phụ gia
Bao bì
Ghi chú
Bột Barit
59.499.844
7.797.000
31.349.500
871 tấn
Ta căn cứ vào bảng kê, chứng từ và sổ chi tiết TK 621
Tổng hợp: chi phí nhân công
Chi phí tiền lương
Tháng 09 năm 2001
Nội dung
Tổng số
Barit sản xuất
Sản lượng sản xuất
871,0 tấn
871,0
Sản lượng quy đổi
871,0 tấn
871,0
- Lương CN trực tiếp
17.973.956
17.973.956
Cả sản phẩm + thời gian
6.897.355
6.897.355
Cộng
24.871.311
24.871.311
Chi phí ăn ca + BHXH + BHYT(tháng 9 năm 2001)
Nội dung
Tổng số
Ba rit
Số lượng san xuất
871,0 tấn
871
Số lượng quy đổi
8714,0 tấn
871
Ăn ca (tổng
BTTTL)
3.776.000
3.776.000
BHXH
3.730.696
3.730.696
BHYT
497.426
497.426
KPCĐ
497.426
497.426
Tổng hợp: Chi phí sản xuất chung (tháng 9 năm 2001)
Nội dung
Tổng số
Ba rit sản xuất
Sản lượng sản xuất
871,0 tấn
871
Sản lượng quy đổi
871,0 tấn
871
Đơn giá - tấn sản phẩm
20.636
20.636
Chi phí nhân viên QLPX
9.750.659
9.750.659
Lương
8.193.833
8.193.833
BHXH, BHYT, KPCĐ
1.556.828
1.556.828
Ăn ca
1.440.000
1.440.000
Điện sản xuất
32.225.920
32.225.920
Điện thoại
2.448.658
2.448.658
Khấu hao TSCD
4.797.016
4.797.016
Sửa chữa TSCD
600.000
600.000
Tiếp khách + công tác phí
3.383.250
3.383.250
Tổng cộng
54.645.503
54.645.503
Các tháng vào cuối kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí trực tiếp:
- NVLTT
- NCTT
Vào TK 154
- SXC
Chứng từ ghi sổ : số 28 ( 30 - 9 - 2001)
Trích yếu
Số hiệu tổng kết
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
K/C các chi phí
154
183.065.881
- NVLTT
621
98.823.519
- NCTT
622
29.596.859
- SXC
627
54.596.859
Cộng
183.065.881
183.065.881
Sổ chi tiết 154
Tháng 09 năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
3H
NT
Đối ứng
Nợ
Có
23
30/9
K/C NVL trực tiếp
621
98.823.519
30/9
K/c NC trực tiếp
622
29.596.503
30/9
K/ c CPSX
627
54.645.503
30/9
Nhập cho thành pẩm
155
183.065.881
183.065.881
*/ Công tác đánh giá sản phẩm ở XNHPYV.
Do xí nghiệp sản xuất theo đúng hợp đồng, hoàn thành hết, Nên sản phẩm làm dư cuối kỳ là không có.
D. Công tác tính giá thành.
*/ Đối tượng tính giá thành (ĐTTZ)
Đây là công việc đâù tiên của công tác. Bộ máy kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất các loại sản phẩm của xí nghiệp để xác định nên ĐTTZ.
Do xí nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm, mà phải qua nhiều khâu, công đoạn. Như vậy nên xi nghiệp xác định ĐTTZ (đối tượng tính giá thành) của từng loại sản phẩm là riêng.
*/ Kỳ tính giá thành.
Do ĐTTZ là từng đơn sản phẩm. Nên kỳ tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
*/ Phương pháp tính giá thành ở xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành là trực tiếp ( giản đơn). khi đưa một sản phẩm nào đó để sản xuất, thì kế toán tính giá thành mở cho sản phẩm nào đó:'' Một bảng tính giá thành''. Cuối tháng căn cứ vào ''sổ chi tiết phát sinh TK 154'', ghi vào bảng tính giá thành cho sản phẩm.
Bảng tính giá thành: Bột Birit API
Số lượng 871 tấn
Bao 1 tấn
Bảng tính giá thành (tháng 9 năm 2001)
Sản phẩm Ba rit
Sản lượng: 871
Khoản mục
tổng chi phí
Giá thành đơn vị
A. Tổng chi phí sản xuất
182.888.706
209.975,6
I. Chi phí NVL trực tiếp
98.646.344
113.256
1. Chi phí VNC quặng Ba rít
59.499.844
68.312
2. Chi phí VNP
39.146.500
44.944
- vỏ bao 1 tấn
31.349.500
35.992,5
- phụ gia
7.797.000
8.951,8
II. Chi phí NC trực tiếp
29.569.859
33.980
1. Lương CNTT
- Trích quỹ lương 70%
20.717.801
23.786
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
8.879.058
10.194
III, Chi phí sản xuất chung
54.645.503
62.738
- Chi phí nhân viên QLPX
9.750.659
11.194
- Tiền điện sản xuất
32.225.920
36.998
- Tiền điện thoại
2.448.658
2.811
- KH cơ bản TSCĐ
4.797.016
5.507
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
600.000
688,8
- Tiếp khách + công tác phí
3.383.250
3.884
K/c chi phí SXC
54.645.503
Các khoản CPSXC,
54.645.503
TK 627
152, 142, 334, 338, 214
K/c chi phí NCTT
29.596.859
TK 622
Chi phí NCTT,
BHXH... 29.596.859
334, 338
Sản phẩm hoàn thành
NK 143.742.206
Kết chuyển CPNVL
59.499.844
Chi phí NVLTT
59.499.844
TL 155
TK 154
TK 621
152 (1521)
Phần IV: Một số nhận xét về công tác kế toán
của doanh nghiệp.
- Công tác kế toán của doanh nghệp nói chung.
Để đáp ứng khối lượng công việc kế toána khá lên ở xí nghiệp, phòng tài chính kế toán được bố trí 8 người. Mỗi người làm một nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của kế toán trưởng và phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Biên chế này phù hợp với khối lượng công việc kế toána tại xí nghiệp và nội phòng kế toán một cách triệt để của mỗi kế toán viên. mỗi người luôn hiểu rõ, làm tròn chức trách của mình, tự học hỏi và nâng cao trình độ của mình.
Đảm bảo nguyên tắc tập trung, làm cho bộ máy kế toán ngắn gọn và lớn mạnh tạo điều kiện cho từng người và toàn bộ máy hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất và chất lượng cao nhất.
Những thông báo mới được nghiên cứu vận dụng kịp thời. Hình thức kế toán '' CTGS'' phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, thuận lợi áp dụng máy tính.
- Kế toán phần hành '' tập hợp chi phí và tính giá thành '' tại xí nghiệp.
*/ Thuận lợi.
Công tác '' THCP và tính ZSP'' tại xí nghiệp đã đi vào nề nếp, luôn ổn định và khoa học, phù hợp với đặc điểm sản xuất của xí nghiệp.
Quá trình cung cấp luôn đầy đủ, kịp thời chính xác thông tin yêu cầu quản lý. Vì công tác này luôn là một chỉ tiêu quan trọng của kế toán sản xuất. THCP và tính ZSX là một phương hướng phấn đấu đảm bảo cho hoạt động SXKD của xí nghiệp. Đến giá thành của sản phẩm là điểm cần phát huy.
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ nên phù hợp với đặc thù tổ chức SXKD của từng sản phẩm.
Đối tượng tính giá tương đối nề nếp xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là '' sản phẩm'' và đối tượng tính giá thành là '' sản phẩm hoàn thành'' xí nghiệp sắp xếp cho mỗi phân xưởng một kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và tổ chức sản xuất.
Hệ thống sổ sách đầy đủ, có mở sổ theo dõi chi tiết, và trình tự hạch toán ghi chép đúng chế độ kế toán tài chính và pháp lệnh thống kê theo đúng quy định.
Tiền lương của công nhân viên được trả theo sản phẩm có đơn giá cụ thể đảm bảo sự công bằng làm nhiều hưởng nhiều, và ít hưởng ít, góp phần thúc đẩy sản xuất khuyến khích lao động gánh trách nhiệm của mình vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
*/ Khó khăn .
Tại xí nghiệp các NVLC, NVLP đã có định mức sẵn, song trong thực tế xuất kho cho sản xuất không theo định mức. Công tác giám sát còn chưa chặt chẽ, cấp NVL cho PXSX, mà thủ kho chỉ ghi vào sổ tài kho sau đó mới chuyển cho kế toán vật tư viết phiếu xuất khẩu, do đó mà theo dõi được việc thực hiện định mức mà không theo dõi được vật tại kho.
Việc THCP và tính gía sản phẩm, chi phí TH là toàn bộ quy trình công nghệ, do vậy không tính được giá thành nửa thành phẩm ở từng phân xưởng nên việc tính giá thành chỉ nhanh nhưng không hiệu quả.
- Kiến nghị.
Việc hạch toán THCP phải chi tiết theo từng khoản mục ở từng phân xưởng để xác định được hiệu quả sản xuất KD của từng phân xưởngm, xác định được hao phí trong quá trình sản xuất ở từng giai đoạn của phân xưởng để có biện pháp khắc phục hoàn thiện, nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí hạ giá thành tạo cho xí nghiệp phát triển ngày một vững chắc.
Khi xuất vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất thì phải viết phiếu xuất kho trước, để kế toán vật tư vào sổ chi tiết theo dõi kịp thời việc thực hiện đúng mức vật tư thiếu trong qúa trình sản xuất.
Tính giá thành sản xuất của xí nghiệp nên sử dụng phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm, như vậy thì tính giá thành sẽ thực hiện ở mỗi tháng là rõ ràng hơn.
Khi xí nghiệp đã phát triển ổn định đi vào chiều sâu thì xí nghiệp càng phải quan tâm hơn nữa đến người lao động, như giảm nhiều công lao động tăng phần thu nhập.
- Biện pháp cụ thể.
Trong quá trình SXKD và hạch toán của xí nghiệp nên bám sát, theo dõi chặt chẽ và cụ thể. Thực hiện định mức vật tư, công cụ dụng cụ, và công tác quản lý, tổ chức lao động nhằm giảm hao phí lao động nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Trong quá trình hạch toán cần tính kỹ, phân tích các chỉ tiêu biến động của giá thành, phân tích chỉ tiêu chi phí để xác định của giá thành, phân tích chỉ tiêu chi phí để xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, mục đích để cạnh tranh được giá bán ngoài thị trường.
Về nhà nước, phải thống nhất trong quá trình ban hành luật kế toán, phải thống bản chất nội dung cúa chi phí và giá thành trong cơ chế thị trường.
Về cán bộ kế toán. Phải xác định được giá thành sản phẩm để cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán sản xuất với công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tạo được một hệ thống thông tin tài chính tin cậy, khắc phục và hạn chế tình trạng lãng phí trong sản xuất kinh doanh.
Phần IIII. Kết luận
Hơn hai tháng thực tập tại xí nghiệp sản xuất, đây là khoảng thời gian chưa phải là dài, và phần thực tập chuyên đề tại xí nghiệp của em chỉ là một chỉ tiêu nhỏ trong công tác hạch toán của doanh nghiệp.
Vì vậy, những tìm hiểu của em chỉ là trong khuân khổ hẹp, cho phép giới hạn, nên chắc rằng còn nhiều hạn chế. Xong em cũng đã hoàn thành và có chọn lọc từ thực tế doanh nghiệp, kết hợp với lý thuyết đã học tại trường, cùng trợ giúp cuả CBXN, cô giáo hướng dẫn.
Báo cáo chi tiết của em gồm năm phần như đã nêu.
*/ Phần I: Đây là phần nêu những đặc điểm chung nhất tại XNHPDKYV như: Quá trình hình thành và phát triển, những điều kiện về địa lý giao thông phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ của xí nghiệp. Đến phương thức hoạt động của xí nghiệp và các mối quan hệ diễn ra trên thực tế với các đơn vị khác và tiếp không thể thiếu bộ máy quản lý của doanh nghiệp( sơ đồ, giải thích). Sơ đồ vai trò, vị trí của phòng tài chính kế toán.
*/ Phần II: Những đặc điểm về tổ chức công tác hạch toán tại xí nghiệp gồm: Tổ chức bộ máy kế toán cụ thể (sơ đồ, giải thích), những chức năng, nhiệm vụ của phòng. Hình thức áp dụng hạch toán(CTGS) cách tính thiếu và cách hạch toán hàng tồn kho.
*/ Phần III. Phần chính chuyên đề tự chọn gồm: Lý do nêu lên khi chọn chuyên đề cùng nhiệm vụ, tầm quan trọng của chuyên đề trong các phần hành kế toán của xí nghiệp. Những TK , sổ sách sử dụng để hạch toán phần chuyên đề ( tài khoản có nêu cả nội dung và kết cấu) . Các căn cứ ghi sổ lập chứng từ phần hạch toán chung (lý thuyết) và cụ thể (số liệu) thực em đã trình bày trong báo cáo.
*/ Phần IV: Một số nhận xét về công tác quản lý của xí nghiệp, những thuận lợi khó khăn trong thực tế hạch toán của xí nghiệp, cùng những ý kiến, biện pháp cụ thể.
*/Phần V: Kết luận:
Những tóm tắt ngắn gọn và chung nhất về toàn bộ năm phần trên .
. Đánh giá về kết quả mà em thực tập tại xí nghiệp.
Qua thời gian thực tâp tại xí nghiệp, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, xong được tiếp xúc với thực tế công tác hạch toán đã làm em phần nào hiểu rõ hơn về toàn bộ quy trình hach toán và kinh doanh tại xí nghiệp. Thời gian thâm nhập thực tế còn ít, nhưng nó tạo cho em hiểu được cách kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của công tác này, một số những kinh nghiệm nhỏ và trách nhiệm mà mỗi nhân viên kế toán phải đảm bảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3435.doc