Đề tài Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch

Thứ tư: Các ngành kinh tế- xã hội cần phối kết hợp tham gia khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán phục vụ nhu cầu của du khách. Lúc này các ngành kinh tế cần tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo mọi hoạt động diễn ra an toàn, lành mạnh. Ngành giao thông vận tải đảm bảo về phương tiện đi lại cho du khách tham dự, ngành điện đẩm bảo về nguồn điện trong suôt thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán, ngành công an thì phải đảm bảo an ninh, trật tự đài phát thanh truyền hình, báo chí tham gia đưa tin và bài viết về Tết Nguyên Đán. Ngành kinh tế cần tập trung đầu tư vốn cho những nơi tổ chức lễ hội, ngành nông nghiệp cần cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm phục vụ cho ẩm thực ngày Tết. Bản thân chính ngành du lịch cũng cần có những chính sách hợp lý như: tiến hành giảm giá tour để thu hút khách và cần có chính sách giá phù hợp để không đẩy mức giá lên cao, cần chuẩn bị một nguồn nhân lực đẩm bảo về số lượng và chất lượng để có thể phục vụ được trong dịp Tết. Có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, xây dựng các chương trình du lịch phong đáp đứng nhu cầu đăng kí tour của du khách. Thứ năm: Các ngành quản lý văn hóa, các điểm đến du lịch cần có sự chuẩn bị chu đáo trong việc đón khách. Ngành quản lý văn hóa cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại trong việc đảm bảo an toàn cho du khách. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Đường lối chính sách nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch của quốc gia hoặc của một đơn vị hành chính cụ thể.

pdf115 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu là đồ cổ, cây cảnh để làm kỷ niệm và cũng bao hàm ý nghĩa cầu may đầu năm mới. Ngoài ra, thịt bê thui cũng là một món đặc sản không thể thiếu khi tham gia lễ hội. Dẫu chợ Viềng ngày nay đã mất dần những nét cổ xưa nhưng trên hết, mỗi người dân khi tham gia lễ hội đều cảm thấy vui vẻ và thanh thản khi ra về, đó cũng chính là ý nghĩa tinh thần quí báu mà lễ hội mang lại. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 88 Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, người dân Thành Nam (Nam Định) lại truyền đọc cho nhau bài ca dao cổ về xứ mình: “Mồng một ăn Tết ở nhà Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình. Mồng bốn chơi chợ Quả Linh. Mồng năm chợ Trình, mồng sáu chợ Gôi Nghỉ ngày mồng bảy mà thôi. Đến ngày mồng tám đi chơi chợ Viềng .Chợ Viềng năm có một phiên. Cái nón em đội cũng tiền anh mua. Chợ Viềng năm họp 1 ngày, sản phẩm được bày bán là đặc trưng của nhiều miền quê như đồ tre của Tử Vinh – Thanh Hóa, đồ sắt của Bảo Ngũ, Tống Xá, đồ gỗ của La Xuyên, con giống của Nam Trực, giá các sản vật, đồ vật đều phải chăng, người bán không nói thách, người mua không vật nài, nhất chỉ mong là lấy may. Chính nét độc đáo đó mà đã khiến khắp nơi nơi, dù đi đâu về đâu, mọi người cũng cố gắng về dự ngày khai chợ, lễ Phủ thỉnh lộc đầu xuân. Chương trình du lịch: du xuân với Chợ Viềng – Phủ Giầy – chùa Cổ Lễ – Đền Trần. Chợ xuân Gia Lạc- Huế: Trong ba ngày Tết tất cả các vùng quê hay thành thị khác các chợ đều ngừng mua bán để mọi người nghỉ tết. Thế nhưng lại có một chợ lại mở vào những ngày này và chỉ họp trong ba ngày Tết mà thôi. Đó là chợ Xuân Gia lạc Huế . Theo nghĩa Hán, Gia Lạc có nghĩa là “ nhà nhà vui tươi” hoặc “thêm vui”. Chợ này lập ra để tăng thêm nguồn vui cho mọi người. Lúc đầu chợ chỉ là nơi vui chơi, trao đổi mua bán của hoàng tộc. Sau thấy vui nhân dân quanh vùng đến mua bán rồi bầy ra các trò chơi dân gian. Do vậy mà Gia Lạc đã trở thành một hình thức hội chợ vui xuân, chợ phiên ngày Tết. Chợ cách trung tâm thành phố Huế chừng 3km, cách bờ sông Hương khoảng 300m. Hàng hóa ở chợ rất phong phú, từ những đồ chơi cho trẻ đến đồ ăn thức uống đa phần là sản vật địa phương như: Cau Nam Phổ vỏ mỏng, nhỏ tơ, ruột trong, trầu chợ Dinh nổi tiếng và gọi là trầu hương. Đồ chơi cho trẻ là chim, cá, trái cây, con giông tất cả đều được làm từ Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 89 chất liệu dân gian: bột sắn, bột gạo nhuộm màu hay đất sét. Thức ăn thì có rất nhiều thứ nhưng một món mà không bao giờ thiếu được trong ba ngày Tết đó là thịt bò thui. Chợ Gia Lạc còn là điểm tập trung vui chơi trong ba ngày Tết với các trò chơi dân gian như: bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thai, bài vụ, bầu cua cá. Trang phục của những người đi chợ Xuân Gia Lạc rất đẹp. Y phục nữ theo lối cổ truyền áo mớ ba mớ bảy. Mọi người đến đây đều tỏ ra dễ tính, nói năng nhẹ nhàng, ứng xử lịch sự. Riêng ở hàng hoa người ta kiêng nói những từ “ mua, bán” mà thay vào đó là những lời “biếu, tặng”. Tuyệt nhiên ở chợ không có những tiếng cãi cọ nhau. Chợ Gia Lạc là một sinh hoạt văn hóa manh đậm phong cách Huế. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến với Huế trong những ngày đón Tết cổ truyền. Du khách đến với xứ Huế đừng quên ghé chơi chợ Xuân Gia Lạc. Chương trình du lịch: chùa thiên Mụ- kinh thành Huế- chợ xuân Gia Lạc. Ngoài việc khai thác không gian chợ Tết các công ty du lịch cần tập trung khai thác các hoạt động hội chợ ngày Tết. Hàng năm cứ vào dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán khắp mọi nơi trên cả nước hầu như đều tổ chức hội chợ trưng bày sản phẩm phục vụ nhu cầu sắm Tết của nhân dân và du khách thập phương. Nhiều du khách có sở thích tham quan hội chợ ngày Tết. Bởi ở đó trưng bày tất cả các mặt hàng và đặc biệt là chỉ trong dịp Tết mới có như: tranh têt, câu đối ngày Tết, ẩm thực ngày TếtHội chợ thu hút đông đảo người xem nhất đó hội chợ hoa Tết. Một trong những điểm nóng của hội chợ ngày Tết là Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác: Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 90 : Vườn hoa Hàng Đậu và các tuyến phố Hàng Lược, Yên Phụ, Quang Trung, Cao Thắng được quy hoạch thành chợ hoa xuân truyền thống. Tổng cộng có 19 điểm chợ hoa và 2 chợ nông sản được tổ chức . - Công viên Bách Thảo diễn ra hội chợ, triển lãm phong lan và các loại hoa cảnh cao cấp. - Hội chợ Xuân tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (15-22.1) với trên 900 gian hàng bánh kẹo, lương thực, thực phẩm chế biến, đồ uống, mỹ phẩm... Nhiều mặt hàng đặc sản địa phương cũng sẽ có mặt tại đây như rượu cần Hòa Bình, bưởi Năm Roi, cam Bố Hạ... - Triển lãm, hội chợ câu đối, hoa và rượu Tết diễn ra từ 17 – 24.1.2009 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam . Triển lãm thư pháp chữ Nôm với tên gọi Hồn thu thảo lần lượt được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Viện Goethe và Việt Art Centre. Tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội Hoa xuân ở Công viên Tao Đàn diễn ra từ 16 giờ 30 ngày 25 tháng chạp đến hết ngày mùng 8 Tết trưng bày 7.000 hiện vật cá cảnh, cây kiểng, cây khô, đá mỹ thuật của các nghệ nhân trong và ngoài nước, các loại bướm có màu sắc kỳ lạ, tiểu cảnh mai - lan - cúc - trúc. Ngoài ra còn có hội thi vẽ tranh, nắn tượng dành cho thiếu nhi; các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc tạp kỹ, hài kịch; chương trình biểu diễn lân - sư - rồng, các chương trình lễ hội đường phố, biểu diễn kèn đồng, biểu diễn thư pháp, trà đạo 3.2. Khai thác tài nguyên động: Vào ngày đầu xuân người ta thường đi chơi nhiều hơn mức bình thường, kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Đây là dịp các công ty du lịch, các điểm vui chơi Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 91 giải trí, các khách sạn nhà hàng thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Vào dịp Tết mọi người được nghỉ thời gian dài, vì thế mà người ta dành nhiều thời gian cho việc đi chơi. 3.2.1. Khách du lịch- tài nguyên sống của ngành du lịch. Khách trong nước: Đây là nguồn khách chủ yếu của các công ty du lịch , đối với nguồn khách này đi du lịch trong dịp Tết được hình thành theo hai dòng: ►Đi du lịch trong nước để hưởng không khí Tết ở mọi miền trong cả nước bên cạnh việc nghỉ ngơi tham quan, đi lễ hội ►Đi du lịch ra nước ngoài mà đa số là tới các nước láng giềng hay trong khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốclà những nước có nền văn hóa gần giống với Việt Nam, họ cũng có truyền thống đón Tết cổ truyền như Việt Nam. Trong các dịp Tết Nguyên Đán nguồn khách trong nước cũng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lượng khách trong nước đi du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán tăng lên là do thu nhập của người dân ngày càng tăng. Người ta co xu hướng chuyển dần từ “ăn Tết” sang “chơi Tết”. Khách trong nước đi du lịch trong dịp Tết thường đi theo từng nhóm gia đình do đó đòi hỏi chất lượng tour phải cao, phục vụ theo yêu cầu của khách. Khách nước ngoài: Trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt nguồn khách Việt Kiều tới Việt Nam thường làm mục đích về quê ăn Tết, thăm quê hương kết hợp với du lịch nguồn khách này cũng chiếm số lượng đáng kể và chủ yếu trong tổng số khách của các đơn vị kinh doanh du kịch vào Tết Nguyên Đán . Ngoài nguồn khách trong nước và Việt Kiều thì một nguồn khách có vai trò quan trọng không kém trong sự phát triển của hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán đó là nguồn khách quốc tế. Nguồn khách này gia tăng đáng kể trong các dịp Tết cổ truyền. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 92 Một số thị trường chủ yếu cuả khách quốc tế là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Úc. Đầu xuân khách du lịch thương chọn các tour du lịch lễ hội. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự lễ hội truyền thống với các điểm đến như: hội Đống Đa, hội Đền An Dương Vương, hội đền Cửa Suốt, hội Chùa Hương, hội Đền Trầnhội chùa Yên Tử, tham gia lễ hôị của đồng bào dân tộc thiểu số như: hội sắc bùa của người Mông, hội mừng năm mới của người Khơ Me Khách thanh niên: Đối với giới trẻ thì thích xê dịch đều chọn cho mình cách “ xách ba lô và lên đường” để thưởng thức một cái Tết theo phong cách riêng. Họ đi khắp ngang cùng, ngõ hẻm của mảnh đất hình chữ S, hay chứng kiến nhiều khoảnh khắc với khẩu hiệu “đi để thấy mình không cũ kỹ” . Họ thường chọn các tour nội địa như Nha Trang-Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc . Giới trẻ xu hướng đi du lịch “bụi” để tự khám phá , nó đang trở thành trào lưu trong giới trẻ. Để tiết kiệm hầu bao và cũng để trải nghiệm những cảm giác mới lạ, nhiều bạn trẻ đã tự tổ chức đi du lịch theo nhóm. Chi phí cho các chuyến du lịch “bụi” thường rẻ hơn rất nhiều so với giá do các đại lý du lịch đưa ra. Các nhóm bạn cùng sở thích đi du lịch thường tự tập trung thành một đội để chia sẻ chi phí ăn ở, tự mang đồ ăn, thuê xe và nhà nghỉ cũng như tự khám phá các điểm đến qua hướng dẫn, kinh nghiệm của những người đi trước. Theo các bạn trẻ “Đi du lịch bụi với bạn bè có thể tiết kiệm được đến một nửa chi phí so với việc thuê các đại lý du lịch. Hơn nữa cảm giác tự tìm hiểu, tự chinh phục nơi mình sẽ đến rất thú vị. Họ thích lang thang cùng nhóm bạn đi chụp ảnh, vui chơi, chứ không muốn gò bó theo các chương trình của các công ty du lịch.” Với trẻ em : Thì thường thích đến các khu vui chơi, các công viên, được chơi các trò chơi. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 93 Người cao tuổi : Họ có xu hướng chọn loại hình du lịch truyền thống. Đối với họ các tour tham quan lễ hội truyền thống, ngoài phần tham quan lễ hội mùa xuân vui tươi ấm áp, họ còn muốn tổ chức thêm buổi tiệc sum vầy - Gala Night. Đóp là sự gạp mặt những người thân, bạn bè mới quen, cùng nhau thưởng thức hương vị ngày Tết cổ truyền với những món ăn cổ truyền đậm dấu ấn Việt Đối với khách du lịch là phụ nữ, các nhà buôn bán: Họ thường thích đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an , may mắn, cầu một năm mới phát tài phát lộc. Vì vậy mà họ thường chọn các tour du lịch lễ hội. Đây là nguồn khách chủ yếu của các công ty du lịch thường khai thác vào dịp lễ hội đầu năm. Họ thường chọn các tour như: Hà nội- Bắc Ninh- Nam Định- Ninh Bình-Con đường di sản miền Trung. 3.2.2. Khai thác các hoạt động lễ hội Tết Nguyên Đán. Trong dịp Tết diễn ra một loạt các hoạt động hấp dẫn du khách tham gia, và nó là một nguồn tài nguyên quý giá cần phải khai thác một cách triệt để như: hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động chuẩn bị Tết, hoạt động lễ hội đầu năm, hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Tất cả đều thu hút một lượng khách tham gia đông đảo. Tết là dịp khắp mọi nơi trên cả nước đều tổ chức các hoạt động văn hóa chào mừng ngày lễ cổ truyền của dân tộc, vừa là để mừng Đảng, mừng xuân. Đây là một khía cạnh không nhỏ của nguồn tài nguyên Tết Nguyên Đán. Mỗi một địa phương đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình hoạt động của mình, Đảng và nhà nước ta rất khuyến khích việc tổ chức các hột động văn hóa trong ngày Tết. Nó vừa góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân địa phương vừa góp phần phát triển kinh tế bởi vào dịp Tết nhu cầu vui chơi giải trí của người dân tăng đột biên, hầu hết các hoạt dộng văn hóa đều được đông đảo du khách tham gia. Các hoạt động văn hóa giống như các hoạt động lễ hội nó diễn ra với quy mô hoành tráng và được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 94 Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn và đặc biệt hơn nó lại được đưa vào khai thác trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc thì nó lại có sức hấp dẫn cao hơn. Nó là cơ sở để tạo nên các chương trình du lịch phong phú, mặt khác nhận thức về văn hóa còn là động cơ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người. Xét dưới góc độ kinh tế thì nó vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tố cầu. Nắm bắt được những yếu tố thuận lợi mà tài nguyên Tết cổ truyền đem lại các địa phương đã tập trung khai thác một cách triệt để yếu tố văn hóa ngày tết vào các hoạt động văn hóa của địa phương mình nhằm phát triển kinh tế du lịch. Tết Mậu Tý 2008 tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hướng về nông thôn, công nhân trong dịp Tết Mậu Tý. Trước hết, đó là lễ hội đón giao thừa chào năm mới Mậu Tý 2008 tại sân vận động tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như trình diễn múa Lân Sư Rồng, hòa tấu nhạc kèn, ca nhạc nghệ thuật dân gian, hiện đại; nghi thức lễ hội đón giao thừa với lễ rước quốc kỳ, hát quốc ca, khai chiêng khai trống, làm lễ dâng hương cầu bình an, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà làm ăn phát đạt, người người được ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, xuyên suốt trong 3 ngày Tết là các hoạt động văn hóa, thể thao như Hội hoa xuân, Hội báo xuân, Liên hoan Lân Sư Rồng... Để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và khách du lịch , các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các hoạt động lễ hội sôi động như: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng vừa công bố chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng, đón Xuân Kỷ Sửu 2009. Tổng cộng có trên 40 chương trình, sự kiện lớn nhỏ trong lĩnh vực văn hóa, du lịch diễn ra trên địa bàn Đà Nẵng, bắt đầu từ ngày 20-12 âm lịch và kết thúc vào mồng 10 Tết Nguyên Đán. Ủy Ban Nhân Dân thành phố, ngoài kế hoạch tổ chức Hội Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 95 hoa xuân, bắn pháo hoa đêm giao thừa, năm nay chỉ chủ trương có thêm một sự kiện văn hóa lớn nữa, là đêm diễn văn nghệ đặc biệt chào Xuân do Bộ Văn Hóa -Thể Thao- Du Lịch chủ trì diễn ra tại Nhà biểu diễn Đà Nẵng vào 2 đêm mồng 3 và 4 Tết. Riêng đối với các khu dân cư có đông công nhân sinh sống như Dĩ An, Thuận An, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh đã lên kế hoạch tổ chức 10 đêm (từ mùng 1 đến mùng 10 tết), chiếu phim lưu động tại các khu có đông công nhân. Song song đó, Đoàn văn công tỉnh cũng đã có lịch biểu diễn văn nghệ tại Khu công nghiệp Sóng Thần, Đồng An, VSIP, Công ty Shang Hung Cheng, Công ty liên doanh Chí Hùng... phục vụ công nhân xa quê không có điều kiện về quê ăn tết. Tại Thanh Hoá từ ngày 26 tháng Chạp đến mồng 6 Tết, tại Nhà Văn hoá Thiếu nhi, Nhà thi đấu thể dục - thể thao đã tổ chức chương trình văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân; biểu diễn thi đấu võ thuật, các trò chơi dân tộc như chọi gà, cờ tướng, cờ người... và bóng bàn, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, tennis giao hữu giữa các phường, xã, các câu lạc bộ. Trong đêm giao thừa tại Quảng trường Lam Sơn, Trung tâm thương mại VINACONEX sẽ tổ chức ca múa nhạc và bắn pháo hoa. Tại trung tâm Triển lãm Hội chợ Quảng cáo tổ chức Hội hoa xuân (từ 26 tháng Chạp đến mồng 4 tháng Giêng) Ngoài ra, tại một số địa điểm khác trên địa bàn thành phố như Công viên Hồ Thành, Công viên Thanh Quảng, Hồ Kim Qui còn tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của nhân dân thành phố và các vùng phụ cận. Tại Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như: Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Từ ngày 4 – 7 Tết Kỷ Sửu (tức ngày 29/1- 1/2) có Hội vui xuân Tết Kỷ Sửu 2009, với nhiều chương trình múa hát hấp dẫn; các trò chơi trong lễ hội dân gian của một số dân tộc ở Việt Nam. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 96 Đặc biệt, lần đầu tiên sẽ biểu diễn phần hội trong Lễ hội Trò Trám nổi tiếng độc đáo, đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt. Ngoài ra còn có múa Thái, múa khèn, thổi kèn lá, đàn môi Mông, thư pháp, in tranh Đông Hồ, hướng dẫn làm đồ chơi dân gian và thưởng thức món ăn truyền thống của người Thái, do những nghệ nhân Thái chính gốc từ Sơn La về chế biến, phục vụ. Tại Công viên Hồ Tây: Chương trình “Xuân thịnh vượng” diễn ra từ 27/1 - 1/2 (tức mồng 2 – 7 Tết) có chương trình Trống hội mừng xuân (với múa lân sư và 12 con giáp cùng đón “bác” Trâu vàng). Chương trình còn có nhiều tiết mục ca nhạc tạp kỹ, ca múa nhạc dân tộc do các nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi biểu diễn. Du khách sẽ được tham gia các trò chơi mang tích truyện dân gian như: Lễ vật của Lang Liêu (gói bánh chưng, dâng bánh tiến vua, Bức tranh Tết, Khai bút đầu xuân)..., được phục vụ các món ngon Hà Nội truyền thống như: Phở bò, bánh cuốn. Tại Thành cổ Hà Nội: Từ ngày 1 /2 - 15/4 sẽ trưng bày nhiều cổ vật, sản phẩm làng nghề Hà Nội, Hà Tây (cũ). Từ ngày 27/1 - 7/2, còn có rất nhiều hoạt động vui xuân khác như thi cờ người ở Văn Miếu, xiếc chọn lọc tại sân khấu Đông Kinh Nghĩa Thục, võ thuật cổ truyền và múa rối nước Đào Thục tại vườn hoa Giám, triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thăng Long tại vườn hoa Lý Thái Tổ... Bên cạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, Hội Xuân Hoàng thành Thăng Long còn tổ chức song song các hoạt động trưng bày triển lãm như Văn hóa xứ Đoài, trưng bày đá kỳ thạch và gỗ lũa nghệ thuật, trưng bày trống đồng Đông Sơn, trưng bày sản phẩm long bào phục chế, các sản phẩm làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội. Cũng trong dịp này, trung tâm đã mở cửa để nhân dân và du khách tham quan hố thám sát khảo cổ học tại di tích Đoan Môn, với phát hiện nền sân gạch thời Lê cùng nhiều hiện vật gốm thời Lý-Trần. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 97 Chương trình văn nghệ kỷ niệm 220 năm ngày chiến thắng Đống Đa lịch sử được tổ chức tối mùng 5 Tết (30-1) và hoạt động biểu diễn cờ người cũng được tổ chức trong ngày này. “Hội tụ Thăng Long” là chủ đề của Lễ hội Xuân Hà Nội 2009 khai mạc chiều 29/1 (mùng 4 Tết) tại khu vực hồ Hoàn Kiếm- Hà Nội. Lễ hội thu hút sự tham gia của gần 5.000 người là các nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên, cùng các nghệ nhân và nhân dân các phường, xã, làng nghề, phố nghề trên địa bàn: Mở đầu lễ hội là lễ dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ, tưởng nhớ vị vua có công khai sáng Kinh thành Thăng Long. Tiếp đến là chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ” vui tươi, sôi nổi, với sự hiện diện của đội múa rồng, đội chiêng trống, đội múa thiếu nhi nhí nhảnh vào vai đàn nghé, mang những chiếc sừng bé xíu trên đầu. Đúng 15 giờ, đoàn rước dân gian với cờ ngũ sắc, tán lọng rực rỡ, kiệu ngai trang nghiêm, bắt dầu khởi hành từ khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, lần lượt diễu quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, dừng lại thắp hương tại tượng vua Lê. Tiếp đó là hội rước các địa phương: Lễ hội Tản Viên (Sơn Tây), Lễ hội Hai Bà Trưng (Mê Linh), Lễ hội làng nghề Đa Sĩ (Hà Đông). Mỗi đoàn rước đều có phường bát âm, chiêng trống vừa rước vừa biểu diễn các điệu múa dân gian lễ hội. Lễ hội Xuân Hà Nội 2009 tiếp tục diễn ra trong các ngày 30, 31/1 (mùng 5 và mùng 6 Tết Kỷ Sửu) tại nhiều địa điểm trong thành phố, với các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như: hội vật truyền thống Sơn Tây (mùng 5 Tết) lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa tại công viên văn hoá Đống Đa (1789-2009), lễ hội kỷ niệm 1969 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2009) tại huyện Mê Linh, lễ hội Cổ Loa tại Đông Anh, lễ hội Đền Sóc tại Sóc Sơn (mùng 6 Tết Kỷ Sửu) Cũng khai mạc ngày 29-1 (mùng 4 Tết), chương trình vui Xuân với những trò chơi dân gian, ẩm thực, dân ca các dân tộc sẽ được Bảo tàng Dân Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 98 tộc học Việt Nam tổ chức đến ngày 1- 2 (mùng 7 Tết). Nét đặc sắc nhất của chương trình năm nay là lễ hội Bách nghệ khôi hài (hay còn gọi là Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp, phần hội trong lễ hội Trò Trám, mang đậm tín ngưỡng dân gian phồn thực của người Việt) lần đầu tiên trình diễn tại bảo tàng. Chương trình do những người dân đến từ xóm Cổ Lãm, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thực hiện với những câu hát vui nhộn, hóm hỉnh, đố về các nghề nghiệp trong xã hội. Cũng như mọi năm, múa rối nước là trò vui không thể thiếu trong chương trình đón Xuân, năm nay các tích trò sẽ do các nghệ nhân phường rối nước Hồng Phong, huyện Ninh Giang, Hải Dương thể hiện. Đặc biệt, sau mỗi màn rối, khán giả sẽ được trực tiếp thử điều khiển con rối trên sân khấu thu nhỏ. Tối mùng 4 Tết, trước buổi diễn múa rối, sẽ có bắn pháo bông. Tại thành phố Hồ Chí Minh: Trong không khí xuân mới rộn ràng, từ ngày 15-1 (20 Âm lịch) đến mùng 10 Tết Nguyên Đán, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đón chào năm mới, phục vụ nhu cầu giải trí trong những ngày xuân của công chúng và du khách thập phương đến du xuân đón Tết ở phương Nam. Năm nay, Ban tổ chức những ngày lễ lớn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, trong đó có lễ hội đón giao thừa, bắn pháo hoa nghệ thuật tại 6 địa điểm: Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận 4), Công viên Bình Phú (quận 6), Dự án công viên văn hóa quận Gò Vấp, phường Bình Hưng Hòa – Tây Bắc Khu công nghiệp Tân Bình (quận Bình Tân), Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi) và sân bóng đá huyện Cần Giờ. Đặc biệt, các chương trình biểu diễn văn nghệ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật chào năm mới đã diễn ra tại nhiều nơi như công viên 23-9, Công viên Gia Định 2, Khu công nghiệp huyện Bình Chánh, Trung tâm Văn hóa quận 12, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu chế xuất Linh Trung 1 và Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 99 2 đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, giải trí, vui chơi tết của người dân và du khách. Bên cạnh đó còn có các chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ tại các đơn vị bộ đội, vùng căn cứ cũ, vùng sâu vùng xa, các trường trại Tại Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ khán giả và người lao động vui Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Phố ông đồ mừng Xuân được khai mạc sáng nay ngày 25-1 (30 Tết) tại mặt tiền Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh sẽ gồm có những hoạt động: Thi viết thư pháp, trưng bày hoa kiểng, lồng đèn...; lúc 8 giờ ngày mai 26-1 (mùng 1 Tết) biểu diễn múa lân; lúc 19 giờ ngày 27-1, tại sân khấu ngoài trời: Vòng chung kết phát giải Liên hoan Vũ điệu mừng Xuân với 36 đôi thí sinh tranh tài với nhiều vũ điệu quốc tế; lúc 8 giờ ngày 28-1 (mùng 3), hội thi vẽ tranh thiếu nhi Cánh cò mùa Xuân sẽ diễn ra tại hội trường B và cuộc Triển lãm tranh thiếu nhi đoạt giải năm 2008 cũng sẽ được tổ chức tại đây. Ở nhiều địa điểm khác như Công viên Văn hóa Suối Tiên, Công viên Văn hóa Đầm Sen cũng tổ chức hàng loạt nhiều hoạt động vui chơi giải trí phục vụ công chúng du xuân. “Lễ hội mùa xuân Tết Kỷ Sửu 2009” ở Suối Tiên được tổ chức quy mô với nhiều chương trình, diễn ra liên tục trong những ngày Tết Âm lịch. Đó là show diễu hành “Ngọc ngà châu báu thần tiên hội”, với hơn 200 diễn viên biểu diễn hoạt cảnh Kim Ngưu vương; lễ hội lân sư rồng; chương trình sân khấu hóa “Sơn Tinh Thủy Tinh”; festival ca nhạc mùa xuân, gala cười; đêm hội đồng đăng với hàng ngàn ánh đèn sao và pháo hoa; chiếu phim “Ngọn hải đăng huyền bí” ở Alta cinema 4D Max Suối Tiên Mới lạ ở Suối Tiên năm nay là hai công trình vui chơi “Đại cung Phụng hoàng tiên” và “Đại cung Lạc cảnh tiên ngư”. ● Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ chào mừng Tết Kỷ Sửu 2009 tại các trục đường trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Đã thành thông lệ, mỗi độ xuân về, người dân thành phố Hồ Chí Minh lại chờ đón lễ khai hội xuân Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 100 trên đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1). Cũng như mọi năm, tối ngày (23-1, tức 28 tháng Chạp) đường hoa Nguyễn Huệ Kỷ Sửu – 2009 chính thức khai mạc với chủ đề: “Vững tin” nhằm tiếp nối tinh thần “Vượt sóng” của đường hoa 2008, chính thức phục vụ công chúng trong 6 ngày, bắt đầu từ lúc 19 giờ ngày 23-1 đến 22 giờ ngày 28-1-2009 (tức từ 28 tháng chạp đến mùng 3 Tết). Điểm nhấn cho đường hoa Nguyễn Huệ là các chương trình biểu diễn của các nhóm nhạc Flamenco, nhạc cụ dân tộc, trò chơi múa sạp... diễn ra trên đường Lê Lợi. Đặc biệt, chương trình “Ngày hội bánh tét” với cuộc thi gói bánh tét toàn thành, sẽ diễn ra vào ngày 21-1-2009 (tức 26 tháng chạp) tại các quận, huyện. Tác phẩm bánh tét tham gia ngày hội được chuyển tặng đến các mái ấm, nhà mở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các cá nhân, tập thể đoạt giải sẽ được thực hiện mâm bánh tét trong lễ dâng cúng bánh tét tại đền thờ Hùng Vương, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng vào sáng 25-1. Bên cạnh đó, chương trình Phố tỏa sáng – thực hiện trang trí ánh sáng đèn trên các trục đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi – cũng được hoàn thành và phục vụ công chúng trong dịp Tết Nguyên Đán (từ ngày 18-1 đến 14-2-2009). Đường hoa Nguyễn Huệ là bức tranh hoa sống động kéo dài hơn 1km, đường hoa rực rỡ, hoành tráng với hơn 100.000 chậu hoa các loại, cùng nhiều hiện vật trưng bày theo ý tưởng nhằm vinh danh nghề nông, với thời gian trưng bày để du khách tham quan và kết thúc vào 22 giờ mùng 3 Tết (tức 28-1). Những hình ảnh đường hoa từ sáng, trưa, chiều và tối luôn được thay đổi muôn hình, muôn vẽ làm du khách trong và ngoài nước thích thú, nhất là đối với những kiều bào sống xa quê hương trở về ăn cái Tết đoàn tụ với gia đình. ● Tết thường là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình. Không khí xuân rộn Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 101 ràng với các chuyến trẩy hội chùa chiền có lẽ đậm nét nhất, kéo dài nhất là ở miền Bắc. Miền Bắc có nhiều ngôi chùa nổi tiếng có thể kể đến như: Trúc Lâm Yên Tử, chùa Bút Tháp, chùa Dâu ở Bắc Ninh, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương ở Hà Tây (cũ), chùa Chuông, chùa Nôm ở Hưng Yên, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, Kim Liên, chùa Láng, chùa Kim Liên và vô số ngôi đền khác. Khách du lịch đều có thể ghé thăm Xuôi về phương Nam, các ngôi chùa ở Sài Gòn cũng mang vẻ phong phú đa dạng như đời sống nhộn nhịp vốn có của nơi này. Chùa Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, cho đến nay vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cũng như các pho tượng, cổ vật. Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa theo phái Đại Thừa, được nhiều du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé viếng. Chùa Xá Lợi, chùa Giác Viên, chùa Ngọc Hoàng, chùa Huyền Trang, chùa Nghệ Sĩ Và trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân, trong không gian thanh tĩnh của cảnh chùa, trong thời khắc đất trời giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc... với tất cả những duyên may đó thì những chuyến du xuân đến thăm viếng cảnh chùa đều sẽ mang đến sự bình an trong tâm hồn, niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người... Chính vì vậy mà đã từ rất lâu, đi lễ chùa đầu xuân vẫn luôn là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống không hề phai nhòa trong một tâm hồn người Việt. Xuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, bày tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè 3.2.3 . Khai thác các hình thức kinh doanh du lịch. ● Kinh doanh ấn tượng Tết. Trong kinh doanh du lịch việc tạo ra được ấn tượng cho khách du lịch là một điều rất quan trọng. Đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền khách du lịch đến Việt Nam là để tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của ngày Tết và Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 102 du khách cũng rất muốn được tham gia du lịch để tìm hiểu về ngày Tết ở Việt Nam. Để thu hút được khách du lịch đến với Việt Nam thì việc xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí du khách là một điều quyết định thành công của ngành du lịch. Du khách tham gia du lịch Tết cổ truyền thông qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên sẽ có những hiểu biết về phong tục ngày Tết, họ được thưởng thức các món ăn ngày Tết, được tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn ngày Tết. Đây là điều mà khách du lịch cảm thấy rất ấn tượng và thích thú. Các công ty du lịch tham gia kinh doanh trong dịp Tết cần lập ra các chương trình hấp dẫn mang đặc trưng ngày Tết với những cái tên thật ấn tượng như: : “sắc xuân hội ngộ”, “đảo ngọc Côn Sơn”, “Nha Trang biển gọi”, “Tết miệt vườn”, “Xuân về trên đất cố đô”..vì ngay cai tên cũng làm cho du khách cần phải chú ý. Các khách sạn cần đưa ra những món ăn ngày Tết được chế biến công phu đẹp mắt. Các khu vui chơi giải trí cần giới thiệu các chương trình đặc sắc đề cao yếu tố cổ truyền cùng các trò chơi hấp dẫn. Sau đó phối hợp quảng bá để tạo ra một chiến dịch quảng bá, tập hợp các sản phẩm du lịch Tết của các công ty du lịch, các khách sạn nhà hàng, các khu vui chơi giải trí để đưa lên giới thiệu trên trang web giối thiệu về Tết Nguyên Đán. Ngành du lịch cần phải chú trọng tổ chức lễ khai trương mùa du lịch Tết có qui mô lớn, hoành tráng đẹp mắt được truyền hình trực tiếp, đưa lên các trang web để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của du khách. Lễ khai trương mùa du lịch Tết cần được tổ chức có kịch bản trong đó phần giới thiệu về các phong tục, các thú chới, ẩm thực ngày Tết được minh họa qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật như hát múa, tổ chức các chương trình nghệ thuật tái hiện lại khung cảnh ngày Tết như thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, thi sắp mâm ngũ quả Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 103 Cần tổ chức một chương trình lễ hội hoành tráng và ấn tượng mang tên “Tết xưa- Tết nay”. Với những chương trình tái hiện Tết xưa tổ chức liên tục: tái hiện Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam thông qua chương trình ẩm thực truyền thống và bán hàng rong lưu động bằng gióng, thúng, đòn gánh; biểu diễn cờ người, múa sạp, đi cà kheo, biểu diễn võ thuật; luân phiên biểu diễn các loại hình hội trống mừng xuân, ca Huế, hát bội, hát cải lương; trưng bày các tác phẩm hoa, cây cảnh cổ thụ; các nghệ nhân viết thư pháp mừng xuân; hát sắc bùa mừng xuân... Tết kỷ Sửu năm nay ngành du lịch đưa ra chương trình “kinh doanh ấn tuợng Tết”. Tính riêng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu theo thống kê sơ bộ của một số doanh nghiệp, lữ hành lớn, lượng khách quốc tế đến Việt Nam dịp Tết là khoảng 157.000 lượt trong đó 12.000 là khách Việt kiều. Đây được coi là bước khởi đầu tương đối thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam sau khi nhiều doanh nghiệp lữ hành áp dụng chiến dịch khuyến mãi các tour trọn gói "Ấn tượng Việt Nam" trên phạm vi toàn quốc với 99 tour điển hình, giảm giá từ 30-50% áp dụng từ tháng 1-9/2009. Trong dịp Tết lượng khách đến du lịch rất đông vì vậy cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên là một yếu tố quyết định lớn tới chất lượng phục vụ khách du lịch trong dịp Tết nguyên Đán. Cần có một cơ quan đúng tầm để xây dựng hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế để tiếp thị Du lịch cũng như các ngành kinh tế-văn hoá-xã hội khác. Người dân cần phải được giáo dục để làm du lịch, xây dựng hình ảnh thân thiện với khách du lịch quốc tế. Các cơ sở dịch vụ thì cần có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh tốt về giá cả và chất lượng với các nước bạn. Các hiệp hội với vai trò trung gian lại phải thể hiện được nhiệm vụ điều phối và thống nhất các hội viên của mình. Cần phải gây dựng ấn tượng tốt ban đầu cho du khách. Ngay từ những khâu đầu tiên khi du khách bước chân đến Việt Nam như: Giải Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 104 quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính cho du khách để lấy visa, người Việt cần tạo không khí làm việc thân thiện, thái độ nhiệt tình giúp đỡ du khách trong quá trình làm thủ tục hành chính. Tại các sân bay, bến cảng cần làm tốt các khâu chuẩn bị ban đầu khi đón tiếp ngay từ khâu nhỏ nhất như khâu vệ sinh. Những điều ấy tuy nhỏ nhặt nhưng sẽ gây ấn tượng xấu cho khách Du lịch. Người được giao nhiệp vụ đón khách cần phải có nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng giao tiếp tạo được ấn tượng ngay từ phút ban đầu thông qua nụ cười tươi tắn trên môi. ● Kinh doanh ẩm thực ngày Tết. Ngày Tết Ẩm thực là một mảng rất quan trọng làm nên hương vị ngày Tết. Tết là dịp để các nhà hàng, khách sạn giới thiệu những món ăn hấp dẫn và mang đậm hương vị ngày Tết cho du khách. Bên cạnh đó cần tổ chức các hoạt động lễ hội ẩm thực. Việt Nam là chiếc nôi ra đời nghề trồng lúa, người dân đã sớm đưa ẩm thực trở thành nét văn hoá trong đời sống mỗi gia đình và cộng đồng. Để giữ gìn truyền thống và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, hàng năm, người dân cần phải tổ chức lễ hội ẩm thực vùa để phục vụ nhân dân vừa là để phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan. Trong ngày hội các cuộc thi nấu cơm, thi làm cỗ, thi làm bánh... là những trò chơi hấp dẫn du khách nhất bởi ngày thường không thể có . Tham gia trò chơi du khách sẽ thấy được những nét độc đáo trong bữa cơm của người nông dân Việt Nam. Đó là những sinh hoạt văn hoá hết sức có ý nghĩa. Trong ngày hội ẩm thực phần lớn các trò chơi, trong đó có trò thi nấu cơm thì các tục lệ nấu cơm thi đều được gắn với truyền thuyết Hùng Vương và Tản Viên. Thi nấu cơm ở những điều kiện hết sức khó khăn như vừa đi vừa nấu, gánh nồi mà nấu, ăn mía lấy bã làm củi hay cọ sát các thanh giang vào nhau để lấy lửa... vậy mà người dự thi vẫn thổi được nồi Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 105 cơm ngon. Thi nấu cơm - một hoạt động văn hoá trở thành ngày hội diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước đặc biệt là tại Đất Tổ Hùng Vương( Phú Thọ). Trong ngày hội ẩm thực thì không thể thiếu hội thi làm bánh chưng, bánh dày, thi bánh dầy là được nhiều nơi tổ chức. Bánh dầy bày vào mâm cỗ chay hay cỗ mặn đều được. Bánh chưng và bánh dầy là hai thứ bánh “tiên chỉ” trong làng bánh Việt Nam nhưng bánh chưng chỉ làm lễ vật tế thần linh nên không thi, bánh dầy cũng là bánh đầu vị tế lễ thần linh vừa được đem ra thi tài bếp núc. Để có được bánh ngon và dẻo, khâu đầu tiên là kén gạo, gạo được chọn làm bánh được tải ra mâm thau và được chọn từng hạt. Gạo được xôi chín đem giã, giã xong thì bắt bánh. Bánh được bắt bằng rượu và lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra cần tổ chức các chương trình giới thiệu món ăn ba miền như: tổ chức lễ hội văn hóa ẩm thực mang tên “ngày hội quê tôi” để cho du khách thập phương tham dự và tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ hội ẩm thực với 100 món ăn ngon đặc trưng ba miền, có bổ sung một số món mới sưu tập được ở nhiều địa phương trong cả nước, như bún gỏi già Sóc Trăng, bún súng Vũng Tàu, bánh canh Bến Có Trà Vinh, dê tái tương bần Ninh Bình... Ngoài ra còn một số món đặc sắc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên như cơm lam, đọt mây, thắng cố, heo mọi nướng ống lồ ô, lợn quay kiểu Tây Bắc. Một số làng nghề truyền thống cũng được tái hiện và du khách sẽ tận mắt xem quy trình sản xuất những sản phẩm nổi tiếng như: đan rổ, làm cần xé, làm thúng, dệt chiếu, dệt thổ cẩm, chằm nón lá, nấu rượu, làm... Bên cạnh đó cũng sẽ chế biến tại chỗ các loại bánh kẹo như kẹo kéo, kẹo đậu phộng, kẹo dừa, mứt dừa... mà có lẽ nhiều người đã ăn qua nhưng không biết cách làm như thế nào. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 106 ● Công nghệ vui chơi giải trí: Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hoa ngày nay thì du lịch không thể thiếu đi công nghệ của mình. Đặc biệt tại các khu vui chơi giải trí người ta áp dụng rất nhiều công nghệ vào các hoạt động vui chơi giải trí xây dựng các chương trình độc đáo để thu hút du khách thập phương như: khu du lịch Đầm Sen với các chương trình nghệ thuật như lễ hội đường phố “Dế mèn du xuân”, chương trình chiếu phim không gian ba chiều, các chương trình ca nhạc “xuân yêu thương”, “ hài kịch”, “ hội ngộ cười” , rồi các chương trình thi cắm hoa, thi sắp mâm ngũ quả, viết thư pháp.Công viên nước Hồ Tây với vườn Fuji dành cho trẻ em dưới 5 tuổi, công viên Vầng Trăng có ô tô đụng, phòng chiếu phim ảo ảnh, thuyền đụng. Khu du lịch Suối Tiên với các chương trình vui chơi giải trí như: Long Hoa Thiên Bảo, Bí Mật Kho báu Cổ, xiếc ô tô bay, mô tô bay rất hấp dẫn du khách, thiếu nhi có thể tham gia chơi đu quay, đu tiên.Nhìn chung tất cả các khu vui chơi giải trí đều có những chương trình độc đáo phục vụ du khách trong dịp Tết Nguyên Đán. Để phục vụ du khách trong năm mới, khu du lịch Suối Tiên đã khánh thành nhiều công trình mới trước thềm Xuân Kỷ Sửu. Công trình Đại Cung Phụng Hoàng Tiên được ứng dụng theo công nghệ giải trí mới, tái hiện những thời khắc hồng hoang của lịch sử. Kinh phí đầu tư cho công trình là 20 tỉ đồng trên diện tích 2.700m2. Bên cạnh đó là công trình “Lạc cảnh tiên ngư” được xây dựng trên diện tích 2.500m2. Trong các ngày Tết, 200 diễn viên của Suối Tiên sẽ biểu diễn các sô diễu hành “Ngọc ngà châu báu thần tiên hội” và hoạt cảnh “Kim Ngưu Vương” cùng với lễ hội lân - sư - rồng. Đặc biệt, ngày 25-1, Suối Tiên chính thức ra mắt công trình giải trí xiếc cá heo. Để phục nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Kỷ Sửu, nhiều chiếc cầu ở thành phố Hồ Chí Minh đưa vào phục vụ giao thông đã đem lại nhiều niềm vui cho người dân thành phố. Cầu Trần Khánh Dư do Công Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 107 ty quản lý cầu phà thành phố xây dựng xong và đưa vào khai thác đã nối hai bờ kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè từ quận 1 qua quận Phú Nhuận có ý nghĩa giao thông quan trọng. Và, từ ngày 15/1/2009 trở đi, các loại phương tiện cơ giới được lưu thông qua cầu Văn Thánh 2 nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh là nỗi niềm mong đợi từ lâu của người dân thành phố. Cầu Calmette nối hai bờ kênh Tàu Hủ- Bến Nghé, từ đây trở đi người dân quận 1 qua quận 4 hoặc ngược lại dễ dàng hơn. Những chiếc cầu đem lại niềm vui cho mọi người và niềm tự hào của những người thợ xây dựng đã làm cho mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh có thêm nhiều ý nghĩa. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyênTết Nguyên Đán trong kinh doanh du lịch. Tết Nguyên Đán là nguồn tài nguyên phong phú và hấp dẫn thu hút đông đảo du khách tham gia. Nguồn tài nguyên này đã mở ra cho ngành du lịch Việt Nam, mở ra cơ hội kinh doanh du lịch đầy hứa hẹn cho các công ty du lịch, các khách sạn nhà hàng, các điểm du lịch. 3.3.1. Cần có những nghiên cứu khoa học tổng thể về lễ hội Tết Nguyên Đán. Để có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên Tết Nguyên Đán thì cần có một nghiên cứu khoa học và tổng thể về lễ hội truyền thống Tết Nguyên Đán. Trong đó phải chỉ ra giá trị tích cực của lễ hội. Phải chỉ ra đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là mê tín dị đoan, đâu là những giá trị vốn có. Phải đặt nó trong chính cuộc sống hôm nay. Cần nghiên cứu đánh giá xem lễ hội Tết Nguyên Đán đáp ứng nhu cầu gì cho xã hội đương đại và xã hội tương lai, sức bền vững của nó đến đâu, có phải là nguồn tài nguyên vô tận hay không, sức hấp dẫn của lễ hội trong những yếu tố, hoạt động, lễ thức nào? Để từ đó người làm du lịch lựa chọn biến thành sản phẩm du lịch như thế nào? Sản phẩm đó phục vụ cho đối tượng khách nào? Phục vụ vào thời điểm nào cho phù hợp. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 108 Đưa du khách đến với các chương trình du lịch lễ hội nhằm mục đích giới thiệu với họ về đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu các giá trị văn hoá tín ngưỡng của lễ hội Tết Nguyên Đán cho du khách. Hay nói cách khác là giới thiệu các giá trị “chìm”, bóc tách các lớp tín ngưỡng văn hoá ẩn tàng sâu trong các trò diễn của lễ hội. Tổ chức lễ hội Tết Nguyên Đán nhằm tôn vinh và quảng bá những giá trị văn hoá truyễn thống của quê hương. Cần hạn chế bớt sự tham gia của diễn viên chuyên nghiệp trong các hoạt động lễ hội, kịch bản hoá các chương trình dẫn đến các lễ hội “na ná” nhau thậm chí còn làm biến dạng lễ hội cổ truyền. Du lịch Việt Nam muốn phát triển được tất yếu phải khai thác và sử dụng các giá trị truyền thống, cách tân và hiện đại hoá sao cho phù hợp, hiệu quả. Trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống. Đây là một thành tố đặc sắc của văn hoá Việt Nam, cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là sử dụng lợi thế, ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục phụ khách du lịch. Bởi không một nước nào có nhiều lễ hội cổ truyền như ở Việt Nam và không có một nước nào mang dấu ấn bẩn sắc văn hoá sâu sắc như lễ hội Việt Nam. 3.3.2. Duy trì bảo tồn và phát triển các phong tục cổ truyền ngày Tết khuyến khích các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân dân. Các phong tục cổ truyền ngày Tết và các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân dân vừa là cơ sở để tạo ra các sản phẩm du lịch vừa là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của con người. Bảo tồn các phong tục cổ truyền của Tết Nguyên Đán là nhiệm vụ của mỗi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và những người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cần tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của nhân dân nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước về những giá trị đặc sắc, những nét văn hoá truyền thống của Tết Nguyên Đán. Ngăn chặn những luồng văn hoá lai căng xâm nhập vào Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 109 Việt Nam bằng mọi con đường nhằm xây dựng một lối sống đẹp dựa trên những giá trị truyền thống của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc. Khai thác Tết cổ truyền để phục vụ du lịch thì du lịch cũng phải trả ơn cho nó. Du lịch phải có vai trò góp phần bảo vệ các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, đồng thời phục vụ cho chính ngành của mình. Các công ty du lịch cần có kế hoạch nghiên cứu thật kỹ lưỡng thị trường Tết Nguyên Đán để đưa ra các sản phẩm du lịch độc đáo trong dịp Tết. Tổ chức các tour du lịch ăn Tết tại nhà dân với những nghi thức đón Tết truyền thống cho du khách tự thẩm nhận và tìm hiểu các phong tục tập quán ngày Tết và đảm bảo những lợi ích kinh tế cho người dân. Tăng cường tổ chức các hội chợ ngày xuân, hội hoa xuân, các buổi triển lãm tranh Tết, tranh dân gian, thư pháp ngày Tết, hay hội chợ tham gia chế biến ẩm thực ngày Tết vừa là để làm sống dậy bản sắc truyền thống vừa là để thu hút khách du lịch tham gia. Nhưng không nên lợi dụng nó biên nó trở thành một sản phẩm của thời đại kinh tế thị trường. Tổ chức lễ hội ngày xuân như lễ hội bánh chưng, bánh Tét, tổ chức lễ hội đường hoa ngày Tết hay lễ hội đường phố ngày Tết bao gồm các yếu tố như ẩm thực, tranh dân gian, câu đối, thư pháp, hoa được trưng bày và bán hai bên đường phố .Những hoạt động như trên vừa có thể phục vụ nhu cầu vui chơi ngày Tết vừa có tác dụng làm sống dậy những nét văn hoá cổ truyền ngày Tết đã bị lãng quên như tranh dân gian, câu đối ngày Tết phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Bởi du khách sẽ rất ấn tượng với những đường phố mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tổ chức các trò chơi dân gian, các buổi trình diễn nghệ thuật dân gian, nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng. để chúng không bị mai một Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 110 trong cuộc sống hiện đại và để phục vụ cho chu cầu vui chơi giải trí của du khách. . . . . . 3.4. Một số kiến nghị giải pháp trong việc khai thác Tết Cổ Truyền trong kinh doanh du lịch. Thứ nhất: Tổng cục du lịch, bộ văn hóa và thể thao du lịch cùng các ngành hữu quan cần phối kết hợp với các địa phương, đầu tư xây dựng các chương trình lễ hội trọng điểm trong dịp Tết cổ truyền để thu hút khách. Tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để xây dựng các lễ hội đặc sắc, từ đó khai thác giá trị nhiều mặt của lễ hội Tết cổ truyền phục vụ kinh doanh du lịch. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 111 Cần cụ thể hóa mục tiêu trên bằng việc nghiên cứu đầu tư xây dựng một số lễ hội Tết đặc sắc ở các địa phương, nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới xã hội, các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế. Tăng cường các hình thức quảng bá, giới thiệu về lễ hội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sinh động. Thứ hai: Các công ty du lịch tổ chức liên kết giữa các địa phương để nắm vững thời gian tổ chức lễ hội, nội dung lễ hội, trình tự các bước tiến hành, các nghi thức diễn ra trong lễ hộitừ đó có kế hoạch xây dựng các chương trình tour du lịch với thời gian và chu trình phù hợp với các đối tượng khách khác nhau. Đồng thời tổ chức tốt công tác Marketing du lịch lễ hội Tết đối với từng loại du khách cho phù hợp và hiệu quả với tính chất và nội dung của lễ hội Đội ngũ hướng dẫn viên phải qua các kênh thông tin tìm hiểu ưu thế về nội dung và các hình thức thể hiện trong lễ hội để hướng dẫn cho du khách, làm nổi bật các giá trị nhiều mặt của lễ hội Tết nói riêng và lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung. Tạo sự thích thú, say mê khám phá cho du khách. Hướng dẫn viên là cây cầu nối giữa du khách và nhân dân địa phương, đồng thời đóng vai trò là sứ giả hòa bình “nối vòng tay lớn” liên kết giữa cá nhân, tổ chức địa phương, đơn vị trong không gian văn hóa vùng miền. Thứ ba: Đối với các điểm đến du lịch tổ chức lễ hội cần có sự sẵn sàng đón tiếp du khách, phải đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho du khách khi dến du lịch. Tăng cường giáo dục ý thức cho người dân đối với sự viếng thăm của du khách. Cần có thái độ niềm nở, thân thiện, nồng nhiệt trong quá trình đón khách tạo mối quan hệ tình cảm gần gũi giữa người dân địa phương và du khách. Đồng thời du lịch cần hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân địa phương, tạo việc làm cho người dân để họ thấy được giá trị của lễ Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 112 hội đối với đời sống của họ. Từ đó họ sẽ có ý thức bảo vệ, giừ gìn và quảng bá những nét đẹp truyền thống tới du khách. Thứ tư: Các ngành kinh tế- xã hội cần phối kết hợp tham gia khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán phục vụ nhu cầu của du khách. Lúc này các ngành kinh tế cần tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo mọi hoạt động diễn ra an toàn, lành mạnh. Ngành giao thông vận tải đảm bảo về phương tiện đi lại cho du khách tham dự, ngành điện đẩm bảo về nguồn điện trong suôt thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán, ngành công an thì phải đảm bảo an ninh, trật tự đài phát thanh truyền hình, báo chí tham gia đưa tin và bài viết về Tết Nguyên Đán. Ngành kinh tế cần tập trung đầu tư vốn cho những nơi tổ chức lễ hội, ngành nông nghiệp cần cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm phục vụ cho ẩm thực ngày Tết. Bản thân chính ngành du lịch cũng cần có những chính sách hợp lý như: tiến hành giảm giá tour để thu hút khách và cần có chính sách giá phù hợp để không đẩy mức giá lên cao, cần chuẩn bị một nguồn nhân lực đẩm bảo về số lượng và chất lượng để có thể phục vụ được trong dịp Tết. Có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, xây dựng các chương trình du lịch phong đáp đứng nhu cầu đăng kí tour của du khách. Thứ năm: Các ngành quản lý văn hóa, các điểm đến du lịch cần có sự chuẩn bị chu đáo trong việc đón khách. Ngành quản lý văn hóa cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại trong việc đảm bảo an toàn cho du khách. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Đường lối chính sách nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch của quốc gia hoặc của một đơn vị hành chính cụ thể. Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 113 . . . L Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 114 . . Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”. Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Ái – Nguyễn Mai Phương, phong tục cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa THông tin, 2005. 2. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 3. Trần Đức Thanh, nhập môn khoa học du lịch, nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Trần Ngọc Thêm, cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục, 1999. 5. Báo Du lịch số, 8, 9, 10,11, 12 năm 2009. 6. Tạp chí du lịch Việt Nam, 2009. 7. Báo Văn Hóa Việt Nam, số 4, 5, 6/2009. 8. www.google.com. 9. www.Hanoitourist.com. 10. www.saigontourist.com. 11. www.Vietnamtourism.com. 12. www.thanhnien.com. 13. www.tuoitre.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22.PhamThiChucChi_VH901.pdf
Tài liệu liên quan