MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
V. Giả thuyết nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
Phần II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
A. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu thái độ
I. Nghiên cứu thái độ trong TLH Phương Tây
II. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô cũ
B. Các khái niệm cơ bản của đề tài
I. Khái niệm thái độ
1. Khái niệm thái độ
2. Đặc điểm thái độ
3. Cấu trúc của thái độ
4. Chức năng của thái độ
5. Cơ chế hình thành thái độ
6. Các yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển của thái độ
7. Thang đo thái độ
II. Khái niệm sinh viên
III. Kỷ cương học đường
IV. Thái độ của sinh viên với kỷ cương học đường
V. Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
I. Nhận thức của sinh viên đối với kỉ cương học đường
1. Hiểu biết của sinh viên về các nội quy, quy chế của khoa, trường
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên
II. Xúc cảm, tình cảm của sinh viên đối với việc thực hiện kỷ cương học đường.
III. Thực trạng việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên
Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn với kỉ cương học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ
Nghỉ học phải xin phép
Giữ gìn vệ sinh giảng đường
Không làm việc riêng
Đeo phù hiệu
Nghỉ học không quá 20% số tiết
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Đúng
197
90
175
79.9
176
80.4
180
82.2
168
76.7
197
90
Sai
22
10
44
20.1
43
19.6
39
17.8
51
23.3
22
10
Tổng
219
100
219
100
219
100
219
100
219
100
219
100
Qua bảng số liệu trên có thể thấy sinh viên đã có những nhận thức khá đúng đắn rõ ràng và cụ thể về các nội quy, quy chế. Ngoài những nội quy, quy chế mà chúng tôi đưa ra thì có rất nhiều sinh viên đóng góp thêm ý kiến khác mà họ cho là cần thiết để bổ sung vào quy chế chẳng hạn như: "sinh viên không tự ý bỏ ra ngoài giảng đường trong giờ học", "không nói chuyện", "chăm chú lắng nghe" và "đóng góp xây dựng bài giảng, các hoạt động của lớp mà mình có thể tham gia". "Tôn trọng giáo viên", "không ngủ gật trong giờ học"....Các ý kiến mà sinh viên đưa ra nhìn chung là rất thiết thực đối với việc giữ gìn kỷ cương giảng đường, đảm bảo cho sinh viên những giờ học chất lượng và tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất. Tuy vậy vẫn còn một số sinh viên (xem bảng 1) không chọn một trong các quy định đã được chúng tôi nêu ra trong bảng hỏi. Chúng tôi cho rằng những sinh viên này mặc dù không phải họ không nắm được việc thực hiện nội quy, quy chế gồm những quy định cụ thể nào, nhưng họ cho rằng đã là sinh viên do cách học tích cực, sinh viên tự học là chính. Ngoài việc học ra sinh viên còn tham gia rất nhiều vào các hoạt động xã hội, nên một số nội quy họ cho là không phù hợp nữa. Nhưng dù thế nào những ý kiến trên đã thể hiện quan điểm nhận thức sai lầm của sinh viên. Vì các nội quy, quy chế được quy định cho mọi sinh viên là nhằm phục vụ cho lợi ích lâu dài của họ.
Bảng 2: Các nguồn thông tin về nội quy, quy chế.
Các nguồn thông tin
Nhà trường
Bạn bè
Gia đình
Sách báo
n
%
n
%
N
%
n
%
Đúng
203
93.1
102
46.8
22
10.1
56
25.8
Sai
15
6.9
116
53.2
195
89.9
161
74.2
Tổng
218
100
218
100
217
100
217
100
Và bởi vì những nội quy, quy chế được quy định cho mọi sinh viên đang học tập tu dưỡng trong nhà trường đại học vì thế 93.2% sinh viên được cung cấp các nguồn thông tin về nội quy, quy chế của nhà trường. Có 6.8% sinh viên cho rằng họ không được cung cấp các thông tin về nội quy, quy chế từ nhà trường. Chúng tôi cho rằng các thông tin về nội quy, quy chế được nhà trường thông báo thường xuyên đến sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: vào các đợt nhập học đầu năm, trên bảng thông tin của nhà trường, gửi thông báo đến các khoa....Vì thế không trực tiếp thì gián tiếp, không ít thì nhiều sinh viên đều thu nhận được các thông tin về nội quy, quy chế của nhà trường. Có 46.6% sinh viên biết được các quy chế này từ bạn bè và 25.6% là từ sách báo, từ gia đình là 10%.
Nhìn chung đa phần sinh viên đều có nhận thức đúng đắn, rõ ràng về nội quy, quy chế của khoa, trường và họ được cung cấp thông tin về vấn đề này khá phong phú, đầy đủ. Tuy vậy, một số ít sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Do trong quá trình học tập, những thông tin về nội quy, quy chế vì một lý do nào đó chưa đến được với họ hoặc có đến thì cũng chưa có tác động nhiều đến sinh viên.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên
Sinh viên sống học tập tu dưỡng trong môi trường đại học. Hàng ngày họ phải giao lưu, tiếp xúc trong môi trường đó. Việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên vì thế mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một yếu tố cơ bản mà theo chúng tôi những yếu tố này đóng vai trò không nhỏ đối với nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên đó là: các quy định của khoa, trường; giảng viên; giáo viên chủ nhiệm; phong trào đoàn-lớp-hội và bản thân mỗi sinh viên. Các yếu tố này được chúng tôi đưa ra nhằm tìm hiểu mức độ quan trọng của từng yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đối với cá nhân sinh viên trong việc thực hiện nội quy cũng như tác động đến nhận thức của họ. Chúng tôi đã đưa ra yêu cầu "Bạn hãy sắp xếp từ 1 đến 5 những yếu tố ảnh hưởng đến bạn trong việc thực hiện nội quy, quy chế (1 là quan trọng nhất và 5 ít quan trọng nhất)", đồng thời yêu cầu giải thích vì sao sinh viên lại cho đó là yếu tố quan trọng nhất, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế
Các yếu tố ảnh hưởng
Giáo viên chủ nhiệm
Giảng viên
Phong trào Đoàn, Lớp, Hội
Bản thân mỗi sinh viên
Quy định của nhà trường
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Rất quan trọng
3
1.4
19
9
16
7.5
127
59.1
51
23.9
Quan trọng
12
5.7
45
21.3
48
22.6
44
20.5
65
30.5
Bình thường
40
19
51
24.2
50
23.6
20
9.3
50
23.5
Ít quan trọng
68
32.2
55
26.1
50
23.6
14
6.5
25
11.7
Rất ít quan trọng
88
41.7
41
19.4
48
22.6
10
4.7
22
10.3
Tổng
211
100
211
100
212
100
215
100
213
100
Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các yếu tố để thấy được vai trò của chúng ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên.
*Bản thân mỗi sinh viên:
Có 59.1% sinh viên cho rằng bản thân mỗi sinh viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy chế. Họ chọn yếu tố này vì theo họ nhìn chung sinh viên là những người đã có ý thức về bản thân, tự giác, có tư cách đạo đức, có sự độc lập về mặt suy nghĩ, tự quyết định và chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình.Nội quy, quy chế là những quy định giành cho sinh viên và để sinh viên thực hiện vì thế việc thực hiện nội quy, quy chế phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sinh viên, không chỉ phụ thuộc vào nhận thức mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm của họ. Vì nếu họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành thì mới có những hành động tuân thủ nội quy còn nếu"bản thân mỗi sinh viên không có ý thức tự giác thì các yếu tố khác có hay không là không quan trọng" hay các yếu tố khác chỉ là các yếu tố tác nhân thúc đẩy bên ngoài mà thôi. Có 20.5% sinh viên cho rằng yếu tố này là quan trọng và xếp thứ 2. Nghĩa là có 79.5% cho rằng yếu tố bản thân mỗi sinh viên đóng vai trò ảnh hưởng rất quan trọng và quan trọng trong việc thực hiện nội quy, quy chế.
Như vậy là hầu hết mọi sinh viên đều xác định được vị thế và vai trò của mình trong tất cả mọi hoạt động. Họ biết họ là chủ thể không chỉ của hoạt động học tập mà còn là chủ thể của hoạt động giữ gìn kỷ cương học đường, hoạt động này đóng vai trò khá quan trọng giúp cho việc học của họ đạt hiệu quả cao. Qua điều tra giữa các khoá chúng tôi nhận thấy ở K47 có 63.8% sinh viên coi yếu tố này là quan trọng nhất trong đó K45 là 54.1% và K46 là 55%. Sự chênh lệch không lớn lắm về số lượng nhưng cũng có thể thấy ở sinh viên K47 do vừa mới vào trường đối với họ ý thức về bản thân còn khá rõ ràng cho chưa có nhiều yếu tố khác chi phối như ở các khóa trên. Tuy nhiên trong các sinh viên thuộc diện điều tra số sinh viên chọn yếu tố này chỉ ở mức độ không quan trọng chiếm 4.7% (10/215 sinh viên).
Như phần trên chúng tôi đã đề cập đến vai trò của sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế. Và để tìm hiểu nội quy, quy chế tác động như thế nào đến mỗi sinh viên chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Nội quy, quy chế có ảnh hưởng như thế nào đối với bạn?". Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng4: Ảnh hưởng của nội quy, quy chế đến bản thân mỗi sinh viên.
Sự ảnh hưởng nội quy quy chế đối với bản thân sinh viên
Làm thoải mái trong học tập
Rèn luyện tính có tổ chức
Làm khó chịu
Không ảnh hưởng gì
n
%
n
%
n
%
n
%
Đúng
47
21.5
178
81.3
7
3.2
26
11.9
Sai
172
78.5
41
18.7
212
96.8
193
88.1
Tổng
219
100
219
100
219
100
219
100
Bảng số liệu trên cho thấy có 81.3% sinh viên cho rằng việc thực hiện nội quy, quy chế của họ có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện tính có tổ chức, ý thức có trách nhiệm vì tinh thần tập thể. Sinh viên cho rằng vì họ học tập, tu dượng trong một tổ chức xác định đó là nhà trường đại học. Việc thực hiện nội quy sẽ giúp sinh viên "hoàn thiện nhân cách", rèn luyện bản thân. Sinh viên cảm thấy mình "được thoải mái trong một khuôn khổ nhất". Họ có thể rèn luyện ý thức trách nhiệm không chỉ với bản thân họ mà còn với cả tập thể. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Trước hết việc thức hiện nghiêm chỉnh nội quy sẽ giúp sinh viên biết tôn trọng bản thân biết cách tôn trọng tập thể và rèn luyện cho họ khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đó là một điều rất cần thiết để chuẩn bị hành trang vào đời bên cạnh những tri thức mà họ lĩnh hội. Có 21.5% sinh viên cho rằng việc thực hiện nội quy, quy chế làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn trong học. Mọi kỷ cương được đặt ra cho sinh viên không phải chỉ đặt ra để có mà có tác dụng của nó. Tác dụng to lớn nhất của các nội quy, quy chế là nó luôn đi cùng với quá trình học tập của sinh viên giúp cho sinh viên học tập đạt hiệu quả cao. Đối với sinh viên thời gian học đại học là thời kì mà mọi sinh viên tích cực học tập chuẩn bị tri thức cho tương lai nên hoạt động chủ đạo của thời kì này vẫn là học tập. Việc chấp hành kỷ cương học đường sẽ góp phần đáng kể vào hứng thú học tập, thúc đẩy năng lực sáng tạo và hiệu quả học tập của sinh viên . Mặc dù vậy vẫn có 3.2% sinh viên cảm thấy việnc thực hiện nội quy, quy chế làm cho bản thân họ khó chịu. Vì:
- Nội quy còn mang nặng tính hình thức.
- Nội quy chỉ ở dạng lý thuyết.
- Nội quy có những hiệu quả nhất định đôi khi còn làm khó chịu bực dọc.
Chúng tôi cho rằng quan điểm trên đã nhìn nhận không đúng đắn về nội quy, quy chế. Bản thân nội quy, quy chế chỉ là những văn bản những quy định mang tính hình thức nó sẽ không thể được đưa ra áp dụng trên thực tế nếu không có vai trò thực hiện của sinh viên. Vậy liệu nội quy, quy chế có còn là lý thuyết hay không khi bản thân mỗi sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành. Chấp hành nội quy, quy chế chính là tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh và chắc chắn sự bực dọc sẽ không còn nếu sinh viên nhận thực rõ ràng mục đích mà các nội quy đặt ra không phải là để gây khó chịu. Việc thực hiện nội quy không gây ảnh hưởng gì đến bản thân mỗi sinh viên đó là ý kiến của 11.9% sinh viên được hỏi (26/219 sinh viên). Bởi những lý do như họ thường xuyên nghỉ học haylà việc đôn đốc thực hiện nội quy của khoa, trường chưa nghiêm túc ... Những lý do mà sinh viên nêu ra cho thấy nhiều khi sinh viên còn tỏ ra khá vô trách nhiệm với bản thân và với tập thể. "Thường xuyên nghỉ học " đó là hành động vi phạm nội quy ở mức độ nghiêm trọng . Còn quan điểm cho rằng việc đôn đốc của khoa chưa nghiêm theo chúng tôi đó không phải là một lý do chính đáng. Việc thực hiện nội quy, quy chế đó là quyền và nghĩa vụ của bản thân mỗi sinh viên còn việc đôn đốc của khoa nhiều khi chỉ là góp phần làm cho việc thực hiện nội quy của sinh viên diễn ra một cách nghiêm túc hơn để khoa có thể quản lý sinh viên một cách dễ dàng hơn góp phần làm cho việc giảng dạy của giảng viên trong khoa và việc học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn.
Nói chung việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân quá trình học tập rèn luyện các phẩm chất cần thiết của một nhân cách trưởng thành trong giảng đường đại học. Mặc dù có một số ít sinh viên có những ý kiến không mấy tích cực lắm nhưng đa phần sinh viên đều vẫn nhận thức được vai trò của cá nhân họ trong việc thực hiện nội quy, quy chế và những tác động tích cực của việc thực hiện nội quy, quy chế đến quá trình học tập rèn luyện của họ.
*Quy định của khoa, trường.
Quy định của khoa, trường có thể hiểu là chính bản thân nội quy, quy chế và áp lực của nó đối với mỗi sinh viên trong việc thực hiện. Có 54.5% sinh viên cho rằng quy định của khoa, của trường đóng vai trò rất quan trọng (quan trọng nhất) và quan trọng. Trong đó có 23.9% sinh viên cho rằng quy định của khoa trường là quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy của họ. Có hai lý do khác nhau giải thích vì sao họ lựa chọn yếu tố này là quan trọng nhất:
- Sinh viên học tập tu dưỡng trong tập thể nhà trường. Là một thành viên họ phải tuân thủ các quy định chung của nhà trường bao gồm tất cả các nội quy, quy chế. Hơn nữa việc thực hiện nội quy, quy chế ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi sinh viên. Và sự tự do nào cũng nên nằm trong một khuôn khổ nhất định. Đây là nhận thức hết sức đúng đắn.
- Vì những quy định của khoa trường (nội quy, quy chế) mang tính chất ép buộc dù muốn dù không sinh viên cũng phải tuân theo. Theo quan điểm của chúng tôi, ý kiến này chỉ đúng một phần nào đó. Đã đành nội quy, quy chế do trường khoa quy định thì sinh viên phải tuân theo nếu muốn tiếp tục học tập tại trường nhưng không phải là ép buộc, việc tuân theo quy chế nội quy hoàn toàn là tự nguyện dựa trên cơ sở nhận thức của sinh viên về các quy chế những cái lợi và cái hại của việc tuân thủ nội quy, quy chế đem lại. Và trên cơ sở những hiểu biết đó sinh viên tự nguyện hành động theo những suy nghĩ của mình.
Tóm lại, sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của những nội quy, quy chế do trường-khoa quy định. Do những nhận thức của họ về áp lực từ quy chế khá rõ ràng hơn nữa họ ý thức được vai trò của bản thân, vì vậy mặc dù có 1/5 sinh viên được hỏi cho đây là yếu tố quan trọng nhất nhưng nó vẫn chỉ là yếu tố bên ngoài góp phần vào việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên.
* Giảng viên:
Có 9% sinh viên cho rằng giáo viên đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Giảng viên là những người giám sát việc thực hiện nội quy của sinh viên và là người chịu trách nhiệm đối với những việc diễn ra trong giờ học. Giảng viên là người trực tiếp tiếp xúc với sinh viên. Ngoài ra nhiều ý kiến khác cho rằng giảng viên có năng lực truyền cảm tốt sẽ gây được sự chú ý học tập tốt hơn ở sinh viên và sinh viên sẽ tự giác chấp hành nội quy để có thể tiếp thu tri thức đầy đủ. Trong những ý kiến giải thích trên, chúng tôi thấy khi nhắc tới giảng viên, đưa vai trò của giảng viên lên là quan trọng nhất, sinh viên chú ý nhiều hơn đến hiệu quả của việc học, đến những kiến thức mà họ thu được. Mục đích của sinh viên là học tập vì vậy việc thực hiện nội quy cũng là để họ có thể học hành có hiệu quả chất lượng nhất. Chính vì thế họ cho rằng giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy của sinh viên hay là nhân tố giúp sinh viên học tập tốt hơn. Tuy nhiên ở đây cũng có một vấn đề đáng phải bàn luận là giảng viên đa phần chỉ là những người truyền đạt kiến thức và sinh viên là những người tiếp nhận kiến thức đó. Hơn nữa ở bậc đại học do có rất nhiều giảng viên dạy trong cùng một lớp mà mỗi giảng viên lại có cách truyền đạt khác nhau. Và lại nếu sinh viên không muốn học thì giảng viên không thể bắt buộc và cũng không quản lý được vì một giảng viên thường giảng ở rất nhiều lớp, nhiều trường khác nhau nên họ không thể nhớ hết và không có thì giờ. Đây có lẽ là lý do giải thích vì sao chỉ có 9% sinh viên coi yếu tố này là quan trọng nhất. Để tiếp tục tìm hiểu những phẩm chất nào của người giảng viên có ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra 4 phẩm chất tiêu biểu và thu được kết quả như sau:
Bảng 5: Những phẩm chất của người giảng viên ảnh hưởng đến việc thực
hiện nội quy, quy chế của sinh viên.
Các phẩm chất của người thầy
Nghiêm khắc
Lịch sự chân thành
Thống thái khả năng truyền đạt tốt
Khả năng bao quát giảng đường
n
%
n
%
n
%
n
%
Đúng
88
40.6
139
64.1
154
71
85
39.2
Sai
129
59.4
78
35.9
63
29
132
60.8
Tổng
217
100
217
100
217
100
217
100
Mặc dù như đã phân tích ở trên chỉ có 9% sinh viên cho rằng giảng viên có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện kỷ cương học đường của họ nhưng không có nghĩa là giảng viên không có ảnh hưởng nhất định đối với sinh viên trong việc thực hiện kỷ cương. Từ bảng trên ta có thể thấy 71% sinh viên cho rằng khả năng truyền đạt tốt của giảng viên đóng vai trò quan trọng. Phẩm chất này được lựa chọn nhiều nhất vì khả năng truyền đạt tốt của giảng viên giúp cho quá trình nhận thức của sinh viên diễn ra dễ dàng hơn, sinh viên sẽ tích cực tiếp thu tri thức tích cực học và thực hiện mọi quy định giúp cho họ có thể học tập thuận lợi. Từ đó họ sẽ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế. Có 64.1% cho rằng giảng viên cần phải có phẩm chất lịch sự, chân thành. Sinh viên đòi hỏi từ phẩm chất này của người giảng viên đó là quyền được tôn trọng, sinh viên tôn trọng giảng viên và cũng muốn được giảng viên tôn trọng vì chỉ có trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên-sinh viên thì quá trình học tập của sinh viên mới diễn ra một cách có hiệu quả. Và từ việc tôn trọng lẫn nhau sinh viên sẽ không vi phạm nội quy để thể hiện sự tôn trọng thầy. Trên 0.6% chọn phẩm chất cần phải nghiêm khắc, 39.2% cho rằng giảng viên cần có khả năng bao quát giảng đường. Trên đây là 2 phẩm chất mà theo chúng tôi nó không tích cực lắm đối với môi trường giảng dạy và tự học tập ở đại học. Nó phần nhiều làm cho sinh viên thụ động, còn giảng viên vô hình dung trở thành một ông thầy cứng nhắc. Việc học không thể đạt hiệu quả cao nếu bầu không khí giữa giảng viên và sinh viên căng thẳng, ức chế. Tuy nhiên qua quá trình xử lý số liệu, chúng tôi thấy rằng sự lựa chọn của sinh viên đối với phẩm chất nghiêm khắc và khả năng bao quát giảng đường cho giảng viên luôn đi kèm với một hoặc hai phẩm chất như : khả năng truyền đạt tốt, lịch sự chân thành. Hơn nữa những phẩm chất này của giảng viên sẽ giúp sinh viên tập trung nhiều hơn vào bài giảng đồng thời sự nghiêm khắc và khả năng bao quát giảng đường trong một chừng mực nào đó có thể giúp sinh viên tích cực hơn nữa trong việc thực hiện nội quy, quy chế. Giảng viên ngoài những phẩm chất đã nêu trên sinh viên còn mong muốn giảng viên có một số các phẩm chất khác như sự nhiệt tình với nghề nghiệp, vui vẻ, hoà đồng và biết cảm thông với sinh viên. Đối với sinh viên, giảng viên đứng trên bục giảng luôn phải là tấm gương để sinh viên noi theo vì vậy đã có nhiều ý kiến cho rằng giảng viên trước hết phải là người gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế mới có thể trở thành tấm gương tốt để sinh viên noi theo.
Tóm lại trong các phẩm chất của giảng viên ảnh hưởng tới với việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên, chúng tôi thấy có một nét chung mà sinh viên đòi hỏi ở giảng viên đó chính là quyền được tôn trọng và tôn trọng người khác. Đây có lẽ là phẩm chất cần thiết ảnh hưởng khá lớn đến việc thực hiện nội quy của sinh viên.
* Phong trào Đoàn-Lớp-Hội.
Đó là những phong trào của lớp, của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cùng tập trung vào một đối tượng là sinh viên. Các phong trào này có thể diễn ra dưới các hình thức khác nhau phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, nhưng mục đích lớn nhât của phong trào này là giúp cho sinh viên học tập đạt hiệu quả cao nhất, luôn được thoải mái trong học tập...Trong các phong trào trên thì các phong trào của lớp đóng vai trò chủ yếu hướng sinh viên vào những hoạt động có hiệu quả, tích cực. Các hoạt động giúp sinh viên tìm hiểu đồng thời giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Còn các phong trào của Đoàn-Hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ các phong trào của lớp trong việc thực hiện các hoạt động trên. Có 7.5% sinh viên cho rằng phong trào Đoàn-Lớp-Hội giữ vai trò quan trọng nhất trong việc chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên. Bởi vì một cá nhân rất khó khăn khi tự nỗ lực nhưng nếu bất kỳ một hoạt động nào của cá nhân đó chịu sự giám sát, ủng hộ, phê phán của cả lớp thì cá nhân sẽ dễ tuân theo và sửa chữa hay cả lớp cùng thực hiện thì cá nhân khó mà có thể làm ngược lại. Đây là khả năng thích nghi trong nhóm của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều có xu hường hoà nhập vào nhóm để dễ thích nghi. Đây có lẽ là một điểm mạnh mà phong trào Đoàn-Lớp-Hội trong việc thúc đẩy cá nhân thực hiện nội quy, quy chế. Mặc dù chỉ có 7.5% sinh viên cho rằng phòng trào của Đoàn-Lớp-Hội là yếu tố quan trọng nhất nhưng với khả năng lôi cuốn được quần chúng vào các hoạt động của mình các phong trào Đoàn-Lớp-Hội đã và sẽ đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên nói riêng và nhiều hoạt động khác của sinh viên nói chung. Để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội đối với việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên, chúng tôi đưa ra một câu hỏi mở để sinh viên có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách khách quan nhất. Dưới đây là số liệu mà chúng tôi đã thống kê:
Bảng 6 : Ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội đối với việc thực hiện
nội quy, quy chế.
Mức độ ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội
n
%
Rất ảnh hưởng & ảnh hưởng
109
70.8
Ít ảnh hưởng
25
16.2
Không ảnh hưởng
20
13.0
Tổng
154
100
Có 70.8% sinh viên được hỏi cho rằng các phong trào của Đoàn-Lớp-Hội có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ cương của họ. Thông qua phong trào Đoàn-Lớp-Hội sinh viên cảm thấy:
- Phong trào Đoàn-Lớp-Hội có tác dụng thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện kỷ cương học đường không những của một cá nhân mà còn cả tập thể lớp.
- Phong trào Đoàn-Lớp-Hội là nơi cung cấp các nguồn thông tin, những nhận thức đúng đắn để sinh viên hiểu và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện kỷ cương học đường.
- Nhắc nhở, nâng cao ý thức của sinh viên, biểu dương khen ngợi cũng như phê bình khiển trách kịp thời nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên.
Tuy nhiên phong trào Đoàn-Lớp-Hội có thực sự ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các phong trào đó. Nếu phong trào Đoàn-Lớp-Hội được triển khai rộng khắp tích cực thì nó sẽ đòng vai trò lớn trong việc thực hiện nội quy của sinh viên (70.8% sv). Vì thế mà có 16.2% sinh viên cho rằng phong trào Đoàn-Lớp-Hội có ít ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy là 13%. Theo chúng tôi khi đánh giá phong trào Đoàn-Lớp-Hội có ảnh hưởng hoặc không đến việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để mỗi sinh viên nói phong trào Đoàn-Lớp-Hội có ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng.
- Phụ thuộc vào bản thân phong trào đó tuyên truyền về những nội dung cụ thể gì. Những nội dung tuyền truyền đó có nhằm làm sinh viên hiểu rõ về kỷ cương học đường không.
- Do sức cuốn hút của phong trào đối với sinh viên.
- Do ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể của sinh viên.
* Giáo viên chủ nhiệm:
Có thể nói ở nhà trường phổ thông Giáo viên chủ nhiệm là người vô cùng quan trọng chịu trách nhiệm về toàn bộ học sinh trong lớp ở tất cả các mặt học tập, đạo đức....là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, gia đình về những học sinh mà mình quản lý. Các kỷ luật được GVCN kiểm soát và bắt buộc học sinh thực hiện rất nghiêm ngặt đưa ....học sinh vào nề nếp. Nhưng trong nhà trường Đại học với những sinh viên độc lập tự chủ và sáng tạo, vai trò của giáo viên chủ nhiệm chỉ như một người bạn, một người chịu trách nhiệm thông báo các thôn tin về nội quy, quy chế từ khoa, trường xuống lớp rồi phản ánh lại các ý kiến của sinh viên lên những cấp cao hơn. Vì thế khi chọn các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên chỉ có 1.4% cho rằng giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng nhất. Đây cũng là lẽ dĩ nhiên vì mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với sinh viên là mối quan hệ thân ái gần gũi, giáo viên chủ nhiệm chỉ là người định hướng, khuyên bảo sinh viên trong việc giữ gìn nội quy, quy chế cũng như các biện pháp khác nhằm ổn định trật tự lớp và các sinh viên học tập có hiệu quả nhất.
Trong 5 yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi đưa ra và yêu cầu sinh viên xếp loại thì yếu tố nào cũng đóng vai trò nhất định góp phần vào việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Tuy có những yêu tố theo sinh viên là quyết định, tác động trực tiếp và giữ vai trò quan trọng, nhưng nếu kết hợp được cả 5 yếu tố trên thì sinh viên sẽ không có lý do nào khác mà không chấp hành kỷ cường học đường một cách nghiêm túc hơn nữa.
Xúc cảm, tình cảm của sinh viên đối với việc thực hiện kỷ cương học đường.
Việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào nhận thức của sinh viên về kỷ cương học đường mà tự nhận thức đến hành vi thực hiện kỷ cương còn phụ thuộc vào xúc cảm-tình cảm của sinh viên. Những hiểu biết về kỷ cương tác động vào sinh viên làm cho họ nhận biết bên trong não thông qua quá trình xử lý thông tin, cân nhắc cái lợi, hại cái nên và cái nên, không nên làm rồi họ mới hành động từ nhận thức cho đến khi hành động họ bị chi phối bởi tình cảm, xúc cảm ở trong đó một hành vi mang tính người bao giờ cũng chứa đựng những tình cảm mang tính con người sự yêu, ghét có thể là rõ ràng hoặc không rõ ràng được bộc lộ nhưng bên trong mỗi hành vi của con người bao giờ cũng chứa đựng mục đích, tình cảm, những mong muốn của cá nhân con người đó. Và trong hành vi thực hiện nội quy, quy chế cũng vậy để thực hiện nội quy, quy chế bản thân mỗi sinh viên. Nhận thức về nội quy, quy chế là quá trình hiểu biết nắm được bản thân nội quy, quy chế còn tình cảm-xúc cảm đối với nội quy, quy chế thể hiện mối quan hệ qua lại giữa việc thực hiện nội quy, quy chế với các nhu cầu, động cơ của cá nhân sinh viên. Tuy nhiên chúng tôi không thể đặt ra những câu hỏi trực tiếp chẳng hạn như : bạn có cảm thấy ủng hộ việc thực hiện nội quy, quy chế không? Đối với câu hỏi này sẽ không mấy sát thực vì vậy chúng tôi đã đưa ra một tình huống cụ thể xảy ra với người bạn thân của mỗi cá nhân sinh viên, đó sẽ là người gần gũi nhất với họ. Đối với tình huống này, họ sẽ thể hiện tình cảm của họ đối với việc thực hiện kỷ cương học đường. Tình huống được đặt ra là: "Nếu người bạn thân của bạn thường xuyên đi học muộn thì bạn sẽ làm như thế nào?" và đưa ra 4 phương án trả lời, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Phương án lựa chọn của sinh viên khi bạn thân của họ đi học muộn.
Người bạn thân đi học muộn
n
%
1. Tỏ ý phản đối kịch liệt
7
3.3
2. Góp ý để bạn thay đổi
180
83.7
3. Coi như không biết
22
10.2
4. Tỏ ý ủng hộ
6
2.8
Tổng
215
100
Số sinh viên chọn giải pháp giúp bạn mình nhận thức đúng và chấp hành kỷ cương của lớp, để bạn thay đổi chiếm 87% số người được hỏi. Chỉ có 3.3% sinh viên tỏ ý phản đối kịch liệt trong số 87% sinh viên trên. Còn 83.7% sinh viên chọn giải pháp góp ý để bạn mình thay đổi. Đây là giải pháp đạt hiệu quả cao nhất vừa nhẹ nhàng mà không gây rạn nứt trong quan hệ bạn bè thậm chí còn làm cho họ hiểu nhau hơn ( tất nhiên còn phu thuộc cách góp ý như thế nào). Chọn giải pháp này các sinh viên đều muốn đem lại những điều tốt đẹp cho bạn mình để họ không ảnh hưởng đến lợi ích của bạn cũng như không ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức và kỷ luật của cả lớp. Đây là giải pháp theo quan điểm của chúng tôi là khá hợp tình hợp lý, nhiều sinh viên đã là những người khá độc lập về suy nghĩ, họ có lòng tự trọng muốn được người khác tôn trọng và cũng rất tôn trọng người khác, khi họ sai chỉ cần bằng cách nhẹ nhàng góp ý giải thích cho họ hiểu thế nào là đúng là sai rồi để họ tự quết định hướng đi chỉ có vậy mục đích của mình mới có thể đạt hiệu quả. Có 10.2% số ý kiến được hỏi phản ứng bằng cách tảng lờ coi như không biết và 2.8% tỏ ý ủng hộ. Số sinh viên này quan niệm rằng đó là "tự do cá nhân", là sự tôn trọng tự do của người khác. Việc vi phạm nội quy, quy chế của bạn theo họ không liên quan đến ai cả và bởi vì ai cũng có những lần vi phạm, thậm trí có sinh viên còn khẳng định rằng "mình cũng thế". Số sinh viên này không nhiều và quan điểm của họ xét đến một bình diện nào đó là không sai nhưng xét ở mặt khác thì nó sai. "Tự do cá nhân" là cái mà mọi người phải tôn trọng nhưng họ quên mất một điều rằng tự do cá nhân của một người phải luôn ở trong một khuôn khổ nhất định, tự do cá nhân không có nghĩa là làm ảnh hưởng đến người khác trừ trường hợp đặc biệt. Bởi thế cho nên dưới góc nhìn của đề tài này theo quan điểm của chúng tôi phương án giải quyết trên là thiếu tích cực cần phải xem xét lại.
Nhìn chung ở tình huống đưa ra đa phần sinh viên có phương án giải quyết khá tích cực điều đó thể hiện tình cảm tích cực của họ đối với việc thực hiện quy chế, nội quy của khoa-trường.
Theo chúng tôi khi đa phần sinh viên chọn phương án góp ý để bạn thay đổi sẽ mong muốn khi họ vi phạm nội quy, quy chế cũng được góp ý để thay đổi tuy nhiên đấy có thể là giải pháp hợp lý chung cho cả lớp để cần phải có một giải pháp công băng đối với tất cả mọi người và được quy định trong nội quy, quy chế của sinh viên. Đó là hình thức khen thưởng đối với những người chấp hành tốt nội quy và xử phạt đối với những người vi phạm. Chúng tôi đã đặt câu hỏi cho sinh viên có nên chăng áp dụng hai hình thức này. Có 73% sinh viên được hỏi nhận thấy rất cần phải có một hình thức khen thưởng và xử phạt. Để nêu lên nên những gương xấu cần tránh và khuyến khích các cá nhân khác làm theo các gương tốt. Đa phần các ý kiến tập trung và hướng giải quyết nhằm làm cho việc thực hiện kỷ cương học đường được tôt hơn. Vậy rất cần một hình thức khen thưởng, do đó chúng tôi đã đưa ra những hình thức thưởng phạt cụ thể để sinh viên lựa chọn và thu được kết quả như sau:
Bảng8.1: Mức độ khen thưởng, kỷ luật.
Khen thưởng và kỷ luật
n
%
Rất cần
157
73
Thế nào cũng được
39
18.1
Không cần
19
8.8
Tổng
215
100
Bảng 8.2 : Mức độ kỉ luật với những người vi phạm
Với người vi phạm
Đưa ra trước lớp
Gặp giáo viên chủ nhiệm
Báo cáo lên khoa
n
%
n
%
n
%
Có
122
56
45
20.6
32
14.7
Không
96
44
173
79.4
186
85.3
Tổng
218
100
218
100
218
100
Bảng 8.3 : Mức độ khen thưởng với những người chấp hành tốt
Với người chấp hành tốt
Biểu dương trước lớp
Biểu dương trước khoa
Biểu dương trong toàn trường
n
%
n
%
n
%
Có
135
61.9
62
28.4
39
17.9
Không
83
38.1
156
71.6
179
82.1
Tổng
218
100
218
100
218
100
Từ bảng trên có thể thấy đa phần các hình thức khen thưởng, xử phạt được sinh viên lựa chọn đều tập trung vào những hình thức xử phạt, khen thưởng ở cấp độ lớp 56% chọ hình thức xử phạt đưa ra trước lớp và 61.9% lấy hình thức khen thưởng là biểu dương trước lớp. Theo các ý kiến này cho rằng chỉ nên dùng những hình thức thưởng phạt nhẹ nhàng mang tính cảnh cáo để người khác thay đổi mà nghiên túc chấp hành kỷ cương. Có 18.1% cho rằng thế nào cũng được, 8.8% cho rằng không cần thưởng phạt gì cả bởi vì họ không còn bé. Quả thật sinh viên là những người không còn bé tuy nhiên đã sống trong tập thể thì phải tuân thủ theo tập thể có thưởng phạt phân minh đó là hình thức để các cá nhân thấy mà noi gương để có những hành động theo tinh thần chung của tập thể.
Qua những câu hỏi mang tính gián tiếp để tìm hiểu tình cảm của sinh viên với kỷ cương học đường, chúng tôi thấy đa phần sinh viên đều có sự ủng hộ với việc thực hiện quy chế, nội quy. Và để khẳng định một cách rõ ràng về tình cảm của sinh viên với kỷ cương học đường chúng tôi đưa ra câu hỏi sau "bạn có ủng hộ các nội quy quy chế của trường-khoa không.
Bảng9: Mức độ ủng hộ quy chế.
Mức độ ủng hộ quy chế
n
%
Hoàn toàn ủng hộ
116
54
Có ủng hộ
85
39.5
Không quan tâm
12
5.6
Không ủng hộ
2
9
Tổng
215
100
Biểu đồ 3: Mức độ ủng hộ của sinh viên với các quy định của khoa, trường
Có 93.5% sinh viên được hỏi hoàn toàn ủng hộ và có ủng hộ. Trong đó có 54% sinh viên hoàn toàn ủng hộ vì đây là những quy định hết sức hợp lý đối với sinh viên và những quy định này làm cho sinh viên học tập được tốt hơn. Có 39.5% sinh viên ủng hộ nhiều hơn không ủng hộ, các sinh viên này cho rằng những nội quy còn chưa thực sự phù hợp với sinh viên (tất nhiên đây là những suy nghĩ lệch lạc, chưa hiểu thực sự về những nội quy, quy chế của trường-khoa). Chỉ có 5.6% sinh viên không quan tâm đến các quy chế, nội quy và 0.9% sinh viên không ủng hộ vì họ cho rằng nội quy không tác động đến họ và họ không quan tâm. Chúng tôi cho rằng mặc dù số sinh viên tỏ ra thờ ơ với vấn đề kỷ cương học đường không nhiều và họ có những xúc cảm tiêu cực chỉ chiếm rất ít 0.9% nhưng cũng có thể kết luận rằng do nhận thức của các cá nhân sinh viên về vấn đề kỷ cương học đường chưa đúng đắn, đầy đủ các. Cá nhân chỉ thực hiện các nội quy, quy chế vì họ phải thực hiện mà họ không hiểu rõ lý do chính đáng của việc thực hiện nội quy, quy chế này. Cũng với câu hỏi tương tự chúng tôi muốn tìm hiểu xem với nhận thức của bản thân mỗi sinh viên về kỷ cương học đường và với việc chấp hành kỷ cương học đường ở bản thân mỗi cá nhân thì cá nhân có cảm thấy hài lòng không
Bảng10: Mức độ hài lòng của sinh viên với việc chấp hành nội quy.
Mức độ hài lòng với việc chấp hành nội quy
n
%
Rất hài lòng
23
10.7
Hài lòng
90
41.9
Chấp nhận được
96
44.7
Không hài lòng
6
2.8
Tổng
215
100
Biểu đồ 4 : Mức độ hài lòng của sinh viên với việc chấp hành nội quy.
Từ bảng trên có 44.7% sinh viên cảm thấy chấp nhận được với việc chấp hành nội quy, quy chế này vì họ cảm thấy họ vẫn còn có những lỗi vi phạm và họ nghĩ rằng bản thân có thể sửa chữa được. Có 52.6% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng. Chỉ có 2.8% sinh viên không hài lòng với việc thực hiện nội quy của mình. Các sinh viên này tự bản thân họ đánh giá là tốt. Như vậy qua câu hỏi về mức hài lòng hoặc không với việc chấp hành nội quy thì còn 43.7% sinh viên, qua cách trả lời của họ cho thấy rằng họ còn có thể chấp hành tốt hơn nữa nội quy, quy chế.
Tóm lại thông qua những số liệu th được vừa phân tích, chúng tôi có thể kết luận rằng đa phần sinh viên có tình cảm ủng hộ đối với việc thực hiện kỷ cương học đường đó là tình cảm tích cực mang tính xây dựng cao không chỉ thu hẹp ở sự ủng hộ của bản thân mỗi sinh viên mà còn thể hiện ở việc sinh viên cố gắng đóng góp những giải pháp nhằm làm cho việc nội quy, quy chế được thực hiện tốt hơn, nghiêm chỉnh hơn.
Thực trạng việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên
Nhận thức
Nhận thức sẽ làm thay đổi tình cảm, tình cảm tác động đến hành vi và hành vi quay trở lại tác động đến nhận thức.
Hành vi
Tình cảm
Đây là 3 yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của con người. Vậy với những nhận thức về kỷ cương học đường và cảm xúc mà sinh viên giành cho việc thực hiện nội quy thì bản thân mỗi sinh viên đã bộc lộ ra ngoài bằng những hành vi như thế nào trong việc thực hiện nội quy đầy đủ là một phần không thể thiếu được trong cấu trúc thái độ nhằm giúp ta hiểu được thái độ của sinh viên đối với kỷ cương học đường. Khi đặt câu hỏi "bạn đã chấp hành nội quy như thế nào", chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng11: Những kiểu chấp hành nội quy.
Các kiểu chấp hành
Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy
Chỉ chấp hành một số nội quy
Không chấp hành nội quy nào cả
Chỉ chấp hành tuỳ mức độ quan trọng của nội quy
n
%
n
%
n
%
n
%
Thường xuyên
120
60.9
53
34.9
3
2.2
41
28.1
Thỉnh thoảng
68
34.5
44
28.9
8
5.8
56
38.4
Hiếm khi
5
2.5
38
25
25
18.1
34
23.3
Chưa bao giờ
4
2
17
11.2
102
73.9
15
10.3
Tổng
197
100
152
100
138
100
146
100
Đối với mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng, có 95.4% sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành nội quy vì các lý do sau:
- Đó là những quy định mang tính bắt buộc, họ không muốn bị kỷ luật, sợ bị ảnh hưởng đến học tập của cá nhân.
- Việc thực hiện nội quy, quy chế là trách nhiệm và nghĩa vụ của sinh viên.
- Sinh viên có tinh thần tự giác và lòng tự trọng, họ có ý thức được rõ vai trò của mình và việc nghiêm chỉnh chấp hành nội quy sẽ làm cho họ tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân họ.
- Theo thói quen đã được rèn luyện từ bé khi học ở Phổ thông họ thấy việc chấp hành nội quy là cần thiết nên họ vẫn tiếp tục duy trì.
Mặc dù những ý kiến đưa ra có khác nhau nhưng nhìn chung sinh viên ý thức được cái nên làm và họ phải làm.
Có 63.8% sinh viên chấp hành một số nội quy và 66.4% chỉ chấp hành tuỳ mức độ quan trọng của nội quy một cách thường xuyên và thỉnh thoảng do:
- Đa phần các lý do khách quan làm cho sinh viên mặc dù muốn nhưng cũng không thể chấp hành nghiêm túc nội quy được ( ).
- Có những ý kiến cho rằng một số nội quy không thực sự phù hợp với sinh viên và phải có chính kiến của bản thân.
- Nội quy đối với sinh viên chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích hơn là bắt buộc bởi vì ngoài những thời gian đi học, sinh viên còn tham gia rất nhiều vào các công tác xã hội nên chỉ có thể chấp hành nội quy tuỳ mức độ quan trọng của nó.
Qua phần xử số liệu chúng tôi có nhận xét rằng có những ý kiến vừa khẳng định là họ đã chấp hành nội quy và vừa cho rằng họ chỉ chấp hành một số nội quy và tuỳ mức độ quan trọng của nội quy là ở những tần suất khác nhau nhưng điều đó cho thấy rằng việc thực hiện một cách nghiêm chỉnh nội quy là rất khó với nhiều sinh viên tất nhiên con số này không phải không có nhưng thỉnh thoảng hoặc hiếm khi trong những hoàn cảnh bắt buộc thì họ không thể chấp nhận nội quy nghiêm túc được đó là một thực trạng. Thêm vào đó có 8% sinh viên thường xuyên và thỉnh thoảng không chấp hành nội quy nào cả và họ không có ý kiến giải thích vì sao họ hành động như thê. Chúng tôi thiết nghĩ một hành động không đúng có thể được lý giải bằng rất nhiều những nguyên do khác nhau dẫn đến hành vi như vậy do họ nhận thức không đúng, tình cảm của họ với vấn đề này chưa tích cực, do các lý do bên ngoài tác động vào...Dù sao thì 11/138 người chọn ý kiến này tuy là một con số nhỏ nhưng cũng đáng để chúng ta quan tâm và tìm hiểu.
Nhưng để xác thực hơn trong việc thực hiện nội quy của sinh viên, chúng tôi đưa ra một trường hợp khá cụ thể đó là việc trực nhật, với câu hỏi "bạn có bao giờ trực nhật không". Có 87.1% cho rằng họ đã có trực nhật và nhiều nhất là 72.9% trong số đó thỉnh thoảng trực nhật và 12.3% thường xuyên trực nhật. Số lượng sinh viên thường xuyên trực nhật thể hiện ý thức của cá nhân họ đối với tập thể mà cũng là góp phần thực hiện kỷ cương học đường. Theo cá nhân các sinh viên cho rằng việc trực nhật giúp họ nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với tập thể tạo môi trường học tập thoải mái đạt kết quả cao. Chính vì vậy mà rất nhiều sinh viên đã tham gia đóng góp ý kiến về một hình thức trực nhật có hiệu quả cao nhất đối với cá nhân như từng tổ trực nhật, hai người trực nhật một ngày, một người trực nhật một ngày. Tất cả các ý kiến đóng góp trên thể hiện tinh thần tích cực, thái độ xây dựng của sinh viên đối với việc thực hiện kỷ cương học đường.
Để hiểu rõ thực trạng việc chấp hành nội quy, quy chê của sinh viên chúng tôi đưa ra câu hỏi "bạn đã bao giờ vi phạm nội quy chưa. Có 83.8% sinh viên đã vi phạm nội quy ở mức độ khác nhau và 16.2% sinh viên chưa vi phạm nội quy nào cả. Để biết được với những câu hỏi cụ thể và mức độ rõ ràng của sinh viên đã từng vi phạm lỗi nào chúng tôi đã thông kê thành biểu đồ sau :
Biểu đồ 5: Sự vi phạm nội quy.
Bảng 12.2 : Thực trạng vi phạm nội quy
Các vi phạm nội quy
Đi học muộn
Nghỉ học không có phép
Làm việc riêng trong giờ học
Xả rác bừa bãi ra giảng đường
Không đeo phù hiệu
Nghỉ học quá 20% số tiết
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Thường xuyên
13
6.7
12
6.5
21
11.2
2
1.1
74
37.9
1
5
Thỉnh thoảng
78
40
40
21.6
87
46.3
27
15.3
81
41.5
13
7.0
Hiếm khi
88
45.1
63
34.1
56
29.8
61
34.5
26
13.3
18
9.7
Chưa bao giờ
16
8.2
70
37.8
24
12.8
87
49.2
14
7.2
153
82.7
Tổng
195
100
185
100
188
100
177
100
195
100
185
100
Từ bảng trên ta thấy lỗi vi phạm sẽ giảm bớt nếu nó thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi trước mắt của sinh viên, ảnh hưởng đến học tập của sinh viên nên có 82.7% sinh viên chưa bao giờ nghỉ học quá 20% số tiết trong khi đó lỗi không đeo phù hiệu là chỉ có 7.2% sinh viên chưa bao giờ không đeo phù hiệu cả. Việc vi phạm nội quy là không thể tránh khỏi và đa phần sinh viên đều ý thức được việc vi phạm nội quy, cố gắng hạn chế đến mức tối đa và không gây ảnh hưởng đến người khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
"Thái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỉ cương học đường" là đề tài mà qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức tình cảm và thực trạng việc thực hiện kỉ cương học đường. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 219 sinh viên trường ĐHKHXH&NV từ K45 ® K47 ở các khoa Tâm lý học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Báo chí.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Về nhận thức:
Đa phần sinh viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn rõ ràng về kỉ cương học đường(76% Õ 90%) vì đối với họ đây không còn là vấn đề mới mẻ. Hơn nữa các thông tin về kỉ cương học đường thường xuyên được cung cấp từ nhà trường, bạn bè, sách báo... đến với sinh viên giúp sinh viên nắm vững kỉ cương và nghiêm chỉnh chấp hành.
Sinh viên ý thức rất rõ vai trò của bản thân trong việc thực hiện kỉ cương học đường(59.1%) đây là sự nhận thức khá đúng đắn của sinh viên về bản thân ý thức được vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện kỉ cương học đường nói riêng cũng như trong các hoạt động khác nói chung thể hiện sự trưởng thành về mặt nhân cách của sinh viên hay có thể nói ngược lại là ở sinh viên sự trưởng thành về mặt nhân cách giúp cho họ ý thức được vai trò của bản thân trong việc thực hiện kỉ cương học đường. Ngoài bản thân ra sinh viên cũng ý thực rất rõ vai trò của các yếu tố khác tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện kỉ cương học đường của sinh viên đó là : Quy định của khoa, trường(23.9%); Giảng viên(9%); Phong trào đoàn-lớp-hội(7.5%); Giáo viên chủ nhiệm(1.4%).
Về xúc cảm, tình cảm:
Phần lớn sinh viên bày tỏ xúc cảm, tình cảm tích cực với kỉ cương học đường thể hiện thông qua sự ủng hộ của sinh viên với các nội quy, quy chế của khoa, trường(93.4%).
Về hành vi:
Về thực trạng hành động của sinh viên: Đa phần sinh viên được hỏi đều thể hiện mong muốn góp phần làm cho kỉ cương học đường ngày càng giữ vững. Có 95% sinh viên khi được hỏi "bạn sẽ làm gì để góp phần giữ vững hơn nữa kỉ cương học đường?" đã đề các kế hoạch rõ ràng cụ thể. Trước hết, họ sẽ cố gắng hơn nữa để chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế. Sau đó, sẽ động viên khích lệ các bạn khác trong lớp cùng thực hiện. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan khác nhau mà sinh viên trong quá trình chấp hành nội quy vẫn còn nhiều người vi phạm . Số lượng sinh viên chấp hành tốt nội quy vì thế vẫn còn ít.
KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi xin có một số khuyến nghị như sau:
* Với Khoa, trường
- Nhà trường cần phải nghiên cứu kĩ để có thể đưa ra một số quy chế, nội quy phù hợp với đặc điểm của sinh viên
-Khoa cần thường xuyên đôn đốc giám sát việc thực hiện nghiêm túc kỉ cương học đường ở từng lớp.
*Với Đoàn-Lớp-Hội
- Thường xuyên có sự thông báo về các nội quy, quy chế để sinh viên nắm rõ.
-Tích cực phát huy vai trò của các phong trào lớp kết hợp với đoàn hội giúp sinh viên nhận thức rõ trách nhiệm nghĩa vụ và quyềnlợi của họ với việc thực hiện kỉ cương học đường.
-Xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết thân ái mà trong đó các cá nhân tích cực giúp đỡ nhau trong học tập và trong các công việc khác vì lợi ích chung của tập thể.
Động viên khích lệ sinh viên tích cực tham gia giữ vững kỉ cương học đường.
*Với giảng viên
- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế đế sinh viên noi theo.
- Tỏ ra vui vẻ, gần gũi, tôn trọng sinh viên.
- Tích cực đổi với phương pháp giảng dạy cũng như khuyến khích sinh viên có những phương pháp học tập tích cực để giờ học thực sự lôi cuốn sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận
NXB Khoa học xã hội, 1996.
2. "5 chương trình xây dựng và phát triển nhà trường những kết quả bước đầu và phương hướng tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2002-2003"
Trường ĐH KHXH&NV, 9/1999.
3. "Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo”
NXB Giáo dục, 2000
4. "Tâm lý học sư phạm đại học"
5. "Tâm lý học xã hội " - Hipsơ, M.Forvec
6."Những vấn đề lý luận và phương pháp luận" - B.Ph.Lomov
NXB ĐH QGHN, 2000.
TRƯỜNG ĐHKHXH&NV Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Tâm Lý Học Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để tìm hiểu thái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỉ cương học đường, chúng tôi tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến của các bạn theo các câu hỏi đặt ra dưới đây. Xin bạn hãy đánh dấu (x) vào những ý kiến bạn cho là phù hợp nhất với bạn hoặc đưa ra những ý kiến đóng góp cho các câu hỏi. Sự góp ý nhiệt tình và chân thành của bạn sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của bạn!
1. Theo bạn nội quy trong lớp học mà sinh viên phải thực hiện là:
Đi học đúng giờ c
Nghỉ học phải xin phép c
Không làm việc riêng trong giờ học c
Giữ gìn vệ sinh trong giảng đường c
Đeo phù hiệu c
Nghỉ học không quá 20% số tiết c
Ý kiến khác: ............................................................................................................
2. Bạn đã chấp hành nội quy như thế nào? :
Mức độ
Biểu hiện
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy
Chỉ chấp hành một số nội quy
Không chấp hành nội quy nào cả
Chấp hành tuỳ mức độ quan trọng của nội quy
Vì sao?: .............................................................................................................
...........................................................................................................................
3. Bạn được cung cấp những hiểu biết về nội quy học đường từ nguồn thông tin nào?
- Nhà trường c - Gia đình c
Bạn bè c - Sách báo c
Ý kiến khác: .....................................................................................................
4. Bạn đã bao giờ vi phạm nội quy chưa? Có c Không c
Nếu có thì xin bạn cho biết mức độ :
Mức độ
Hình thức vi phạm
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
1. Đi học muộn
2. Nghỉ học không có phép
3. Làm việc riêng trong giờ học
4. Xả rác bừa bãi trong giảng đường
5. Không đeo phù hiệu
6. Nghỉ học quá 20% số tiết
5. Nếu người bạn thân của bạn thường xuyên đi học muộn thì bạn sẽ:
Tỏ ý phản đối kịch liệt c
Góp ý để bạn mình thay đổi. c
Coi như không biết. c
Tỏ ý ủng hộ c
Vì sao? .....................................................................................................................
6. Theo bạn những người thầy giảng dạy trong giảng đường thì cần có những phẩm chất nào có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy chế mà bạn cho là thích hợp?
- Nghiêm khắc c
- Lịch sự chân thành c
- Thông thái khả năng truyền cảm tốt c
- Khả năng bao quát giảng đường c
Ý kiến khác: ..............................................................................................................
Vì sao? ......................................................................................................................
7. Bạn hãy sắp xếp từ 1 đến 5 những yếu tố ảnh hưởng đến bạn trong việc thực hiện nội quy, quy chế (1 là quan trọng nhất và 5 là ít quan trọng nhất):
- Giáo viên chủ nhiệm c
- Giảng viên c
- Phong trào đoàn, lớp, hội c
- Bản thân mỗi sinh viên c
Quy định của khoa của trường c
Tại sao đó lại là yếu tố quan trọng nhất? ..................................................................
...................................................................................................................................
8. Khi một cá nhân vi phạm kỉ luật hoặc có những biểu hiện tốt trong việc giữ gìn kỉ cương học đường theo bạn tập thể có nên cần bất cứ hình thức kỉ luật hay khen thưởng nào không ?
Rất cần c Thế nào cũng được c Không cần thiết c
Vì sao? .............................................................................................................
Nếu có thì nên sử dụng hình thức nào?
Với người vi phạm: Với người chấp hành tốt:
- Đưa ra trước lớp c - Biểu dương trước lớp c
- Gặp giáo viên chủ nhiệm c - Biểu dương trước khoa c
- Báo cáo lên khoa c - Biểu dương trong toàn trường c
Hình thức khác: .........................................................................................................
9. Bạn đã bao giờ tham gia trực nhật chưa ? Có c Không c
Xin bạn cho biết mứcđộ: - Thường xuyên c
- Thỉnh thoảng c - Hiếm khi c
10. Những nội quy, quy chế hiện nay của khoa, của trường có ảnh hưởng như thế nào đối với bạn?
- Làm thoải mái trong học tập, học tập đạt hiệu quả cao hơn. c
- Rèn luyện tính có tổ chức, ý thức trách nhiệm vì tập thể. c
-Làm khó chịu bựcdọc c
-Không ảnh hưởng c
Xin bạn giải thích lý do lựa chọn: .......................................................................
...............................................................................................................................
11. Bạn có ủng hộ các quyết định có liên quan đến kỉ cương học đường của khoa, của trường?
Hoàn toàn ủng hộ c
Ủng hộ nhiều hơn không ủng hộ c
Hoàn toàn không ủng hộ c
Không ủng hộ nhiều hơn c
Vì sao? ......................................................................................................................
12. Bạn có cảm thấy hài lòng với việc chấp hành nội quy, quy chế hiện nay của bạn không?
Rất hài lòng c
Hài lòng c
Chấp nhận được c
Không hài lòng c
Tại sao? ....................................................................................................................
13. Theo bạn các hình thức sinh hoạt tập thể của lớp, đoàn, hội có ảnh hưởng đến việc chấp hành kỉ cương học đường như thế nào?.....................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
14. Bạn sẽ làm gì để góp phần giữ vững hơn nữa kỉ cương học đường trong lớp bạn?............................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
15. Xin bạn cho biết vài nét về bản thân.
Nam c Nữ c
Sinh viên năm thứ................................
Khoa....................................................
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLH 28.doc