Câu 13:
Bạn có kiến nghị gì về hoạt động Văn hoá quần chúng ở địa phương:
Câu 14:
Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân
Giới tính: Nam Nữ
67 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần chúng.
Theo như kết quả cho thấy có tới 74,78% thanh niên cho rằng VHQC là hoạt động văn nghệ, thơ ca, câu lạc bộ. Đây là hình thức thường xuyên được tổ chức trong các ngày lễ tết của địa phương do đó thu hút được đông đảo sự chú ý, tham gia của thanh niên cũng như các tầng lớp khác. Bên cạnh đó, toàn xã Sơn Thịnh có 14 đội văn nghệ sinh hoạt trên 17 thôn (theo báo cáo của cán bộ văn hoá xã) hoạt động thường xuyên nhằm duy trì, phát huy các làn điệu dân ca, các điệu múa đặc trưng của các dân tộc… mà lực lượng lòng cốt tham gia là thanh niên, phụ nữ. Hoạt động thể dục thể thao cũng khá phát triển vì toàn xã có tới 17 đội bóng ở 17 thôn, bản và hoạt động thể thao luôn được diễn ra không chỉ trong dịp lễ tết mà các đội bóng còn thường xuyên giao lưu, thi đấu giao hữu giữa các thôn. Ngoài ra, có thôn còn thành lập đội bóng đá nữ, bóng chuyền như vậy có thể thấy hoạt động thể dục thể thao cũng đã phát triển mạnh mẽ cho dù cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Xã Sơn Thịnh là một xã vùng núi kinh tế còn khó khăn không có sân bóng nhưng qua quan sát chúng tôi thấy chỉ cần một bãi đất trống tương đối bằng phẳng là họ có thể tổ chức được hoạt động thể thao của mình. Như vậy cho thấy văn nghệ, thể thao đã thu hút được đông đảo được thanh niên tham gia và hơn thế nó đã trở thành nhu cầu của họ để có thể làm phong phú hơn đời sống tinh thần cũng như tăng cường về sức khoẻ. Do đó mà ta có thể thấy nhận thức của thanh niên ở hai phương án này là rất cao.
Sơn Thịnh là một xã vùng cao hội tụ 7 dân tộc anh em cùng chung sống nên có rất ít người là dân bản địa, đây cũng là yếu tố lý giải trên địa bàn xã Sơn Thịnh gần như không có các công trình di tích (như:Đền thờ, Chùa, Miếu được xếp hạng di tích). Mà ở đây việc bảo tồn, phát huy chính là ở văn hoá các dân tộc anh em như những phong tục của người Mông, điệu múa của người Tày, hay lễ hội mùa xuân của người Thái…. Với những đặc trưng này cùng với điều kiện sống đan xen đoàn kết giữa các dân tộc trong xã nên hoạt động này được sự quan tâm không chỉ của một tầng lớp hay một dân tộc nào mà nó đã thu hút sự quan tâm của tất cả nhân dân trong xã. Đặc biệt thanh niên là những thế hệ trẻ tuổi của các dân tộc, họ có những nhu cầu giao lưu tìm hiểu những điều mới điều hay do đó thanh niên luôn coi đây là một hoạt động cần thiết trong đời sống văn hoá của mình thể hiện ở 69,74% thanh niên lựa chọn phương án này.
Đặc biệt có tới 69,74% thanh niên xã Sơn Thịnh lại nhận thức rằng hoạt động chi đoàn thanh niên cũng là hoạt động VHQC kết quả này cùng với báo cáo của cán bộ văn hoá xã cho thấy phong trào đoàn thanh niên tại xã là khá phát triển, các chi đoàn thanh niên đã tổ chức được nhiều hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, tham gia vào lý do này làm cho thanh niên nhận thức rằng đó là hoạt động VHQC mà không nhận thức được rằng đây chỉ là tổ chức của thanh niên cho riêng thanh niên chứ không cho các tầng lớp khác tham gia cùng.
Về bản chất của khái niệm VHQC thì không phải là khó để thanh niên có thể nhận thức đúng. Tuy nhiên thanh niên rất dễ hiểu nhầm hoặc đồng nhất khái niệm quần chúng với khái niệm đông đảo. Họ coi tất cả những hoạt động có đông người tham gia dù thành phần chỉ là một tầng lớp vẫn cho là hoạt động VHQC và đây là những nhận thức chưa đúng đắn cần phải thay đổi.
Việc thanh niên có những nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất về khái niệm VHQC như vậy cũng là do đến nay các tài liệu về VHQC là ít. Các tài liệu chính thống in thành sách hầu như không có, thường chỉ là các văn kiện, thông chi về hoạt động gửi cho các cán bộ lãnh đạo và như vậy nó không đến được với đông đảo quần chúng nhân dân đặc biệt là thanh niên. Vì lẽ đó, cơ hội để thanh niên nhận thức đầy đủ về hoạt động này còn nhiều hạn chế. Đây cũng chính là lý do có tới 68,38% thanh niên cho rằng sinh hoạt chi đoàn thanh niên, và 49,57% cho rằng tuyên truyền kiến thức kế hoạch hoá gia đình là hoạt động VHQC
Những khái niệm vừa nêu ra trong bảng hỏi thực chất là những cách hiểu thông thường nhất về VHQC mà chúng tôi đã đưa đến để tìm hiểu nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh và kết quả cho thấy là phần lớn thanh niên đã nhận thức được VHQC là "Những hoạt động văn hoá phục vụ cho quần chúng đông đảo và quần chúng đông đảo có thể tham gia".
2.1.2. Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về mức độ cần thiết của hoạt động VHQC với thanh niên địa phương.
Với nhận thức khá đầy đủ và đúng đắn về khái niệm VHQC của thanh niên xã như trên thì chúng tôi đi đến tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động này trong đời sống của thanh niên địa phương và thu được kết quả như sau
Mức độ cần thiết của hoạt động VHQC
Có tới 89 trên tổng số 119 thanh niên được hỏi cho rằng VHQC là rất cần thiết, 29/119 cho rằng lầ cần thiết đối với thanh niên chiếm tới 99,25%. Như vậy có thể thấy vai trò và ý nghĩa của hoạt động VHQC là rất lớn trong đời sống của thanh niên.
Thực tế cho thấy sau những giờ học tập tại trường, rồi lao động giúp gia đình, thanh niên lại được ca hát vui chơi, được múa những điệu múa của dân tộc mình như múa Thái, múa Tằng bu của người Tày… và không chỉ được theo dõi những môn thể thao trên ti vi mà họ còn được trực tiếp thể hiện tài năng của mình, áp dụng những điều mình đã học hỏi, đã thấy ở các cầu thủ chuyên nghiệp ngay trên các trận bóng ở thôn mình và còn được thi đấu giao hữu với các thôn bản khác. Ngoài ra, họ còn được tham gia vào các lễ hội nhằm lưu giữ các nét văn hoá truyền thống cũng như được tham gia vào các trò chơi dân gian thú vị như: đẩy gậy, ném còn, đu ngựa… đây là dịp mà các thôn bản các dân tộc được thi đua, thể hiện những tinh hoa độc đáo của dân tộc mình được giao lưu học hỏi những điệu múa đẹp, những phong tục hay của các dân tộc khác nhằm tăng tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em trong toàn xã. Chính vì vậy, dù có nhiều khó khăn về kinh tế, trở ngại về điều kiện tự nhiên nhưng hoạt động VHQC vẫn được thanh niên cho rằng cần thiết với đời sống của họ.
2.1.3. Nhận thức của thanh niên về mục đích hoạt động VHQC
Để tìm hiểu nhận thức của thanh niên xã về mục đích hoạt động VHQC chúng tôi đã đưa ra các mục đích mang tính xã hội và các mục đích mang tính cá nhân. Và kết quả thu được:
Bảng 3: Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về mục đích của hoạt động
văn hoá quần chúng
STT
Mục đích
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Phát huy tinh thần tập thể, sự đoàn kết cộng đồng làng xã
99
88.19
2
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương.
93
78.15
3
Làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân
78
65.54
4
Tạo điều kiện giao lưu mở rộng các mối quan hệ với mọi người
86
72.27
5
Giúp học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội và hợp tác làm việc.
72
60.50
6
Trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề để tăng năng suất lao động
68
57.14
7
Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh
85
71.43
8
Tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ và đời sống nhân dân.
65
54.62
Qua bảng số liệu thu được chúng tôi thấy rằng các mục đích mang tính xã hội đều được thanh niên nhận thức rất cao. Có tới 99/119 thanh niên cho rằng VHQC sẽ phát huy tinh thần tập thể, sự đoàn kết cộng đồng toàn xã chiếm tới 88,19%; hay hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cũng như xây dựng một nếp sống mới lành mạnh cho thôn bản thì cũng có trên 70% thanh niên đồng ý. Như vậy cũng có thể hoạt động VHQC của xã Sơn Thịnh đã có những ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng
Thông qua những hoạt động phong phú, sinh động, VHQC tại xã Sơn Thịnh đã thực hiện được chức năng giáo dục một cách đắc lực nhất. Nó góp phần to lớn đem lại nhận thức cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ - thanh niên về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước như xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh. Qua hoạt động VHQC cho thanh niên thấy được những tính ưu việt của Xã hội Chủ nghĩa, nhân dân lao động không chỉ làm chủ về chính trị, làm chủ về kinh tế mà còn làm chủ về văn hoá. Đó là sự phát huy tính sáng tạo, chủ động, tự nguyện của đông đảo quần chúng nhằm tăng cường tình đoàn kết, tinh thần tập thể trong cộng đồng làng xã cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em cùng chung sống trên địa phương Sơn Thịnh này.
Bên cạnh việc nhận thức được những mục đích mang tính xã hội thì thanh niên xã cũng đánh giá được hoạt động VHQC còn có những mục đích cá nhân như trước tiên là đem lại một đời sống tinh thần ngày một phong phú cho bản thân thanh niên nhằm phát triển một con người toàn diện. Vì vậy, mà thanh niên xã đã có cái nhìn và sự đánh giá khá tốt về hoạt động này nên có tới 72,27% thanh niên cho rằng VHQC luôn tạo điều kiện giao lưu mở rộng các mối quan hệ với mọi người và giúp họ học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội cũng như cách thức hợp tác làm việc (60,50%).
Mặt khác, thanh niên cũng cho rằng các hoạt động VHQC còn quay trở lại phục vụ các hoạt động nhằm phát triển đời sống vật chất, thúc đẩy nền kinh tế của địa phương đi lên thông qua các buổi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề để năng suất lao động ngày một cao hơn (57,14%). Và để tăng cường các mối quan hệ giữa cán bộ và đời sống nhân dân thì chỉ có 54,62%. Như vậy, thanh niên chưa đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán bộ hay nói cách khác các hoạt động VHQC chưa làm cho thanh niên thấy được tính tổ chức, sự hướng dẫn chỉ đạo, quan tâm, sâu sắc của lãnh đạo địa phương. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý trong công tác tổ chức hoạt động VHQC tại địa phương.
Với nhận thức khá đúng đắn về VHQC cũng như mục đích mà VHQC đem lại thì đã thúc đẩy thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động VHQC. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đặt ra câu hỏi: Vì sao bạn tham gia VHQC và đã thu được kết quả sau:
Bảng 4: Lý do khiến thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia hoạt động văn hoá quần chúng
STT
Lý do
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Được tổ chức phân công công việc
20
16.81
2
Phù hợp với năng khiếu và sở thích của bản thân
75
63.03
3
Được vận động tham gia
30
25.21
4
Sợ bị cô lập với tập thể
14
11.76
5
Để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã
96
80.67
6
Tăng cường sức khoẻ cộng đồng
63
52.94
7
Nâng cao dân trí
63
52.94
Nhận thức được sâu sắc mục đích xã hội lớn lao mà hoạt động VHQC đem lại cũng đã làm nảy sinh những động cơ xã hội thúc đẩy thanh niên tham gia hoạt động như là: Bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá của làng xã thì có 96/19 thanh niên lựa chọn lý do này chiếm 80,67%
Các hoạt động phong phú với những nội dung đa dạng trong hoạt động VHQC đã thực sự thu hút thanh niên tham gia bởi nó phù hợp với năng khiếu, sở thích của bản thân thanh niên cũng như nâng cao được trình độ dân trí và tăng cường sức khoẻ cho các bạn. Vì vậy, lý do này cũng được các bạn lựa chọn khá nhiều.
Với những buổi tập văn nghệ thanh niên được hát múa những bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Những thời gian hào hứng sôi nổi bên trái bóng thanh niên được thoải mái thể hiện bản thân, được giao lưu kết bạn đáp ứng được nhu cầu phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của thanh niên trong giai đoạn đầu lứa tuổi. Các hoạt động đã trở thành nhu cầu bức thiết của thanh niên chứ không còn phải chờ đợi cán bộ vận động kêu gọi tham gia hay phải được tổ chức phân công thì mới hoạt động do đó thanh niên lựa chọn lý do này là rất ít.
Tóm lại, khi đánh giá thái độ của thanh niên với hoạt động VHQC biểu hiện ở mặt nhận thức của thanh niên về khái niệm VHQC, mục đích, mức độ cần thiết của hoạt động VHQC chúng tôi nhận thấy:
Đa số thanh niên nhận thức được đúng đắn về khái niệm hoạt động VHQC, về mục đích và mức độ cần thiết của VHQC ở cả mặt xã hội hay khía cạnh của từng cá nhân. Bên cạnh đó, các bạn thanh niên còn có nhận thức, quan niệm chưa đầy đủ như: quan niệm quần chúng là lực lượng đông đảo chỉ về số lượng mà không chú ý tới phương diện đầy đủ về các tầng lớp giai cấp trong xã hội. Nhưng nhìn chung thanh niên có thái độ tích cực và cố gắng trong việc nhận thức hoạt động VHQC.
2.2. Thái độ của thanh niên với các hoạt động VHQC thể hiện ở mặt xúc cảm - tình cảm
Trong mối quan hệ với thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với thế giới đó nữa. Những hiện tượng tâm lý hiển thị thái độ chủ quan của cá nhân đối với người khác, đối với sự vật hay hiện tượng khách quan trong quá trình thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần được gọi là xúc cảm - tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất phong phú và phức tạp, được thể hiện ra ở nhiều hình thức, mức độ khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình và các hoạt động tâm lý của con người.
Trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu về hoạt động VHQC tình cảm của mỗi thanh niên với hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ khi có tình cảm tốt đẹp, tích cực và sâu sắc thì mỗi cá nhân mới có sự say mê, tìm tòi, khám phá để thấy được ý nghĩa, vai trò sâu xa của các hoạt động VHQC. Và khi đó cá nhân mới mong muốn tham gia và có thể muốn lây truyền tình cảm tốt đẹp của mình với hoạt động VHQC sang cho người khác. Dựa trên cơ sở này chúng tôi đi tìm hiểu thanh niên xã Sơn Thịnh thích hay không thích tham gia các hoạt động VHQC:
Bảng 5: Xúc cảm của thanh niên xã Sơn Thịnh đối với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa phương
STT
Hoạt động
Thích
Không thích
Số phiếu
Tỷ lệ
Số phiếu
Tỷ lệ
1
Tuyên truyền nếp sống lành mạnh
95
79.83
24
20.17
2
Sinh hoạt câu lạc bộ (thơ, đọc sách báo..)
50
42.02
69
57.98
3
Tham gia thể dục thể thao
86
72.27
33
27.73
4
Sinh hoạt văn nghệ
82
68.91
37
31.09
5
Dự các buổi tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
57
47.90
62
52.10
6
Tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm sản xuất
56
47.06
63
52.94
Kết quả của bảng số liệu cho thấy:
Với hoạt động tuyên truyền nếp sống lành mạnh thì hầu như thanh niên đều thích tham gia (79,83%). Cho thấy với đặc điểm địa bàn là một xã vùng cao còn nhiều khó khăn, lại tập trung 7 dân tộc anh em cùng chung sống do đó có khá nhiều phong tục tập quán lạc hậu của các dân tộc vẫn còn tồn tại như các tục mê tín dị đoan, các tục cưới xin ma chay rườm rà cổ hủ. Thanh niên lại là tầng lớp được tiếp thu các tri thức khoa học tiên tiến do vậy các bạn luôn mong muốn, thay đổi, xây dựng nếp sống mới, đấu tranh cải tạo những thói quen, tập tục cũ như: xây dựng ý thức và thói quen tôn trọng pháp luật, nếp sống có kỷ luật, trật tự có văn hóa; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa các dân tộc anh em với nhau; và xây dựng một nếp sống vệ sinh có thói quen rèn luyện thân thể, ăn ở và làm việc trong các môi trường được giữ gìn trong sạch. Thông qua các buổi tuyên truyền nếp sống lành mạnh thanh niên sẽ từng bước xây dựng gia đình mình, thôn bản mình thành gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá.
Điều này được thể hiện qua kết quả tổng kết công tác văn hoá xã có gần 2000 hộ đã đạt gia đình văn hoá trong toàn xã và có 8 thôn bản đạt danh hiệu làng văn hoá.
Như chúng ta đã biết: thơ văn, sách báo là công cụ sắc bén để giáo dục tư tưởng, nâng cao kiến thức và còn là một phương tiện giải trí lành mạnh, bổ ích cho đông đảo quần chúng mà con người sống trong xã hội không thoát được nhu cầu giao lưu tình cảm, giao lưu văn hoá. Tất yếu khi tiếp xúc với các tác phẩm văn hoá nghệ thuật thì ít nhiều chúng ta đã có giao lưu với tác giả nhưng dù sao sự giao lưu đó cũng chỉ là gián tiếp mà trong hoạt động câu lạc bộ sự giao lưu giữa người với người mới là trực tiếp. Điều này rất quan trọng vì chẳng những nó đáp ứng những nhu cầu giao lưu của con người mà còn kích thích tính chủ động, tính tích cực, tính sáng tạo của con người trong hoạt động văn hoá, văn nghệ. Do đó sinh hoạt câu lạc bộ (thơ, đọc sách…) là hình thức rất quan trọng trong hoạt động văn hoá quần chúng, đây cũng điều mà chính quyền địa phương xã Sơn Thịnh nhận thức được nhưng cho đến nay, mới chỉ có 8/17 thôn bản có nhà văn hoá. Một thôn bản có nhà văn hoá mới có nơi để sinh hoạt câu lạc bộ để xây dựng được tủ sách phòng đọc cho nhân dân. Bên cạnh đó là một xã miền núi khó khăn do đó số lượng đầu sách báo, văn hoá phẩm đến được tay nhân dân để xây dựng được tủ sách còn rất ít. Chính những hạn chế này nên dù nhận thức được tầm quan trọng của hình thức sinh hoạt này nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ cho thanh niên nên tỷ lệ thanh niên thích tham gia cũng còn hạn chế (42,02%) đây cũng là điểm các cấp bộ Đảng và chính quyền cần lưu ý, cố gắng tạo điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của thanh niên.
Nhiệm vụ công tác lớn lao của công tác VHQC là giáo dục và đào luyện con người mới để thực hiện được nhiệm vụ này, công tác VHQC phải tích cực tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; phổ biến sâu rộng những kiến thức cần thiết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và kịp thời phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến của quần chúng để đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây cũng là ý nghĩa mà các cấp lãnh đạo xã đặt ra khi tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho nhân dân. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bạn thanh niên ở giai đoạn đầu lứa tuổi (từ 15 đến 19 tuổi) vẫn còn đang đi học do đó lao động sản xuất vẫn chưa hẳn là hoạt động chính của các bạn. Đây cũng là nguyên nhân để các bạn chưa được tham gia và không muốn tham gia nhiều vào các buổi tuyên truyền và vẫn còn quan niệm rằng đây là việc của bố mẹ, người lớn trong nhà trong khi tương lai các em sẽ là những lao động chính của gia đình, là người chủ của đất nước. Thực tế này cho thấy thanh niên là tầng lớp nhạy bén với cái mới bị thu hút bởi những điều lạ nên dễ bị những thói hư tật xấu, hay những thế lực thù địch lôi kéo dụ dỗ. Bên cạnh đó thanh niên lại là tầng lớp tiếp thu nhanh nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật vì vậy, chính quyền địa phương nên có những hình thức đa dạng hơn để đưa những nội dung này đến với tầng lớp thanh niên trong xã để nâng cao dần nhận thức tư tưởng, vai trò, trách nhiệm của các bạn với gia đình, với địa phương với đất nước.
Như vậy, qua tìm hiểu xúc cảm - tình cảm của thanh niên với hoạt động VHQC có thể rút ra nhận xét chung như sau: Phần lớn thanh niên có tình cảm yêu thích các hoạt động VHQC, họ đánh giá cao kết quả và ý nghĩa mà các hoạt động đã đem lại. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong điều kiện khách quan, hay hạn chế trong các cách thức tổ chức đã làm giảm những tình cảm tích cực trong một số hoạt động. Về cơ bản thanh niên thích các hoạt động VHQC và nếu có sự thay đổi phù hợp cũng như là tạo điều kiện tốt hơn thì sẽ có nhiều thanh niên đến với hoạt động và có những xúc cảm tình cảm tích cực hơn nữa. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cấp lãnh đạo, chính quyền cần quan tâm giải quyết
2.3. Thái độ của thanh niên xã SơnThịnh với hoạt động VHQC thể hiện qua hành vi
Từ nhận thức đến việc hình thành xúc cảm - tình cảm và được biểu lộ ra ngoài bằng những hành vi cụ thể là cả một qúa trình. Tìm hiểu thái độ của thanh niên với hoạt động VHQC không thể bỏ qua việc nghiên cứu hành vi, mức độ tham gia của các bạn thanh niên vào hoạt động này.
2.3.1. Thực trạng tham gia của thanh niên với hoạt động VHQC
Nhằm kiểm tra nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh cũng như đánh giá được thực trạng tham gia các hoạt động VHQC của thanh niên. Chúng tôi đã đặt câu hỏi để tìm hiểu các bạn thanh niên thường tham gia vào những hoạt động nào. Và đã thu được kết quả sau:
Các hoạt động VHQC thanh niên đã tham gia
Ghi chú:
1.Sinh họat đội văn nghệ
2. Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình
5. Sinh hoạt câu lạc bộ
6. Tham gia các buổi tuyên truyền, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm sản xuất
7. Sinh hoạt chi đoàn thanh niên
8. Tuyên truyền nếp sống văn hoá lành mạnh
Qua biểu đồ ta thấy có tới 99/19 thanh niên thường tham gia sinh hoạt chi đoàn thanh niên đây là hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hoạt động VHQC chiếm tới 88,19%. Điều này cho thấy xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về khái niệm VHQC, và qua quan sát, phỏng vấn cán bộ xã cho biết mỗi thôn bản đã được thành lập một chi đoàn thanh niên. Các chi đoàn thường xuyên hoạt động tổ chức được nhiều hoạt động sôi nổi thu hút được nhiều thanh niên tham gia chính vì vậy, mà tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động này rất cao.
Một hoạt động nữa là "Phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình" cũng là một hoạt động không phải là VHQC thì cũng thu hút được kết quả lên đến 31,93%. Thực tế là tại xã Sơn Thịnh đây là hoạt động của hội Phụ nữ và khi các bạn thanh niên đã xây dựng gia đình thì được cán bộ Phụ nữ vận động tham gia vào. Điều này lý giải tại sao 38 thanh niên tham gia vào hoạt động này.
Như vậy, từ những hạn chế về nhận thức cũng đã dẫn tới quá trình điều khiển, điều chỉnh, định hướng hoạt động cũng chưa đúng ở các bạn thanh niên xã Sơn Thịnh.
Tuy nhiên, các hoạt động VHQC điển hình của xã như văn nghệ, thể dục thể thao vẫn thu hút sự tham gia tích cực của các bạn thanh niên: như sinh hoạt văn nghệ là 71,43%; tham gia thể dục thể thao là 65,54%. Lý do bởi đây là những hoạt động phù hợp với năng khiếu, sở thích của các bạn, đáp ứng được nguyện vọng của nhu cầu đang dần hoàn thiện về tâm sinh lý; luôn muốn thể hiện bản thân ham thích những hoạt động vui nhộn, mang tính vận động nhiều của thanh niên. Bên cạnh đó, các thôn bản đã xây dựng được những đôi văn nghệ sinh hoạt thường xuyên, các đội bóng đá luôn tích cực tập luyện… Như vậy, là các bạn vừa được tăng cường về sức khoẻ vừa được thoả mãn nhu cầu nên rất đông đảo thanh niên tham gia hoạt động này.
Các hoạt động VHQC còn nhằm mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức như hoạt động: Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm sản xuất hay tuyên truyền nếp sống lành mạnh vì vẫn còn ở số lượng hạn chế nguyên nhân là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn đang đi học nên khi những hoạt động này được xã, thôn tổ chức thì các bạn không được tham gia. Nếu có chỉ là một số ít các bạn thanh niên lập gia đình sớm hoặc các bạn thanh niên được biết đến là qua con đường giáo dục, phổ biến tại trường học của mình.
Điều này cho thấy sự hạn chế trong việc tổ chức, thiết kế các hình thức để tuyên truyền chưa đến được với những đối tượng khác nhau (đặc biệt là thanh niên). Trong khi nhu cầu của các bạn là có, thể hiện qua việc nếu được tham gia hay có hình thức phù hợp như ở trường là các bạn thanh niên sẵn sàng tham gia. Đây cũng chính là những thực tế mà các cấp lãnh đạo xã cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động VHQC sau này để có thể thu hút được nhiều hơn nữa đối tượng quần chúng tham gia.
Sinh hoạt câu lạc bộ là hoạt động có tỷ lệ tham gia ít nhất chỉ có 30,25% thanh niên tham gia. Kết quả này cho thấy, nhận thức của thanh niên về hoạt động VHQC là rất đúng đắn như đã phân tích ở trên. Và nó đã định hướng điều chỉnh hành vi đúng đắn của thanh niên tuy nhiên số lượng vẫn ít là hoàn toàn do điều kiện khách quan tác động. Đó là toàn xã có 17 thôn nhưng chỉ có 8 thôn có nhà văn hoá tức là còn rất nhiều thôn không có nơi để sinh hoạt câu lạc bộ cũng như không thể xây dựng được tủ sách và phòng đọc cho nhân dân. Do vậy, hạn chế ở đây là thiếu thốn cơ sở vật chất là khó khăn chung của xã do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân vì vậy, số lượng thanh niên tham gia còn hạn chế.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng tham gia hoạt động VHQC của thanh niên xã Sơn Thịnh chúng tôi đã điều tra thời gian thanh niên tham gia vào các hoạt động đó và đã thu được kết quả sau:
STT
Thời điểm
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Thời kỳ nông nhàn
27
22.69
2
Những ngày cuối tuần
72
60.50
3
Các ngày trong tuần
24
20.17
4
Các dịp lễ tết
81
68.07
Bảng 6: Thời điểm thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia các hoạt động văn hoá quần chúng
Thời điểm mà thanh niên tham gia hoạt động VHQC nhiều nhất là dịp lễ tết, điều này rất phù hợp với thực tế. Tất cả các hạot động của đội văn nghệ thể dục thể thao… trong các ngày lễ lớn luôn có các hình thức tổ chức quy mô lớn, thu hút đông đảo thanh niên tham gia như kỷ niệm các ngày lễ của đất nước, 8/3, 26/3, Trung thu…. Trong dịp này, các thôn xã tổ chức giao lưu văn nghệ giao hữu bóng đá có khi tổ chức hội diễn văn nghệ trong toàn xã thu hút 200 tiết mục của 17 thôn bản tham gia.
Như vậy, cho thấy thanh niên nhận thức được rằng các dịp kỷ niệm này là thời điểm giáo dục truyền thống cho thanh niên đồng thời tăng cường sự đoàn kết của quần chúng nhân dân cũng như đáp ứng nhu cầu thiết thực của thanh niên là muốn giao lưu học hỏi do đó thanh niên tham gia rất tích cực.
Cũng như vậy, trong các ngày Tết thường có các lễ hội đặc biệt hơn là mỗi dân tộc lại có những truyền thống những lễ hội riêng nên đây là cơ hội các dân tộc anh em cùng nhau thể hiện những nét văn hoá độc đáo của mình cũng như giao lưu học hỏi những nét văn hoá của các dân tộc khác nên đã thu hút được thanh niên tham gia nhiệt tình.
Để có được những lễ hội, những buổi giao lưu như vậy là kết quả luyện tập, sinh hoạt thường xuyên của các đội văn nghệ, các nhóm thể dục thể thao hay các câu lạc bộ. Bên cạnh đó, thanh niên vẫn còn các công việc đồng áng cho gia đình, học tập của bản thân chính vì vậy thời điểm này cuối tuần là rất thích hợp nên đã chiếm tới 60,50% thanh niên lựa chọn để tham gia. Đây cũng là lý do vì sao thời điểm lúc nông nhàn hay các ngày trong tuần không phải là thời điểm được thanh niên lựa chọn để sinh hoạt nhiều.
2.3.2. Mức độ tham gia hạot động VHQC của thanh niên
Để đánh giá sự tham gia hoạt động VHQC của thanh niên xã Sơn Thịnh có tích cực hay không chúng tôi đã tìm hiểu mức độ biểu hiện các hành vi liên quan đến việc tham gia một hoạt động VHQC và thu được kết quả
STT
Biểu hiện
Điểm trung bình
Xếp thứ tự
1
Quan tâm, hỏi han thông tin về hoạt động
2.92
2
2
Trao đổi, bàn bạc với mọi người về hoạt động
2.77
3
3
Tích cực tham gia vào các hoạt động
3.04
1
4
Chỉ đơn thuần là khán giả
1.78
5
5
Vận động mọi người tham gia
1.99
4
6
Không quan tâm đến các hoạt động
1.34
6
Bảng 7A: Mức độ biểu hiện của thanh niên trong các hoạt động VHQC
Với 5 biểu hiện chúng tôi đưa ra thì thứ tự thể hiện của các bạn thanh niên cao nhất là: tích cực tham gia vào các hoạt động. Như vậy với nhận thức đúng đắn về khái niệm VHQC hiểu rõ được mục đích ý nghĩa của VHQC đem lại đã thúc đẩy các bạn thanh niên tham gia vào các hoạt động này là rất tích cực. Kéo theo đó là biểu hiện luôn quan tâm hỏi han thông tin về các hoạt động VHQC cũng như các chương trình mà xã tổ chức trong những dịp lễ Tết cho thấy các bạn không chỉ thụ động ngồi chờ hoạt động được tổ chức rồi tới tham gia mà luôn chủ động tìm hiểu, theo dõi thông tin liên quan đến hoạt động (thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức, tham gia… ).
Bên cạnh đó, các bạn thanh niên còn thường xuyên trao đổi, bàn bạc với nhau về các hoạt động này, về các cách thức tổ chức, nội dung, hình thức, hoạt động. Từ những biểu hiện tích cực đó, họ còn đi tới lôi kéo vận động các bạn khác tham gia vào các hoạt động tích cực hoạt động này.
Qua điều tra đánh giá kết quả của những hoạt động VHQC đối với thanh niên cho thấy, các bạn có những đánh giá rất tốt về các hoạt động, thấy rõ được mục đích ý nghĩa mà hoạt động đem lại cho bản thân như: thanh niên được vui chơi, được giao lưu học hỏi, tìm hiểu truyền thống văn hoá của các dân tộc khác cũng như bảo tồn được những truyền thống quý báu của dân tộc mình. Do đó, biểu hiện tiêu cực với các hoạt động VHQC như: chỉ đơn thuần là khán giả hay không quan tâm đến các hoạt động chiếm tỷ lệ rất ít.
Cụ thể các mức độ thể hiện chúng ta có thể quan sát ở bảng kết quả sau:
STT
Mức độ
Biểu hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Sp
Tl
Sp
Tl
Sp
Tl
Sp
Tl
1
Quan tâm, hỏi han thông tin về hoạt động
32
26.89
49
41.18
34
28.57
4
3.36
2
Trao đổi, bàn bạc với mọi người về hoạt động
29
24.37
45
37.82
34
28.57
11
9.24
3
Tích cực tham gia vào các hoạt động
40
33.60
54
45.39
15
12.61
10
8.4
4
Chỉ đơn thuần là khán giả
6
5.05
18
15.13
40
33.60
55
46.22
5
Vận động mọi người tham gia
30
25.22
43
36.13
31
26.05
15
12.61
6
Không quan tâm đến các hoạt động
2
1.68
10
8.40
15
12.61
92
77.31
(Sp: Số phiếu, Tl: Tỷ lệ %)
Bảng 7B: Mức độ tham gia vào các hoạt động văn hoá quần chúng của thanh niên xã Sơn Thịnh
Đối với biểu hiện tích cực tham gia có tới 94/119 thanh niên rất thường xuyên và thường xuyên biểu hiện. Hay quan tâm hỏi han thông tin về hoạt động cũng có tới 81/119 thanh niên rất thường xuyên và thường xuyên có biểu hiện.
Còn với các biểu hiện chỉ đơn thuần là khán giả hay không quan tâm đến hoạt động thì lại có tới 95 hay thậm chí là 112/119 thanh niên thỉnh thoảng hoặc không bao giờ có những biểu hiện đó. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động VHQC của xã Sơn Thịnh.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động VHQC của thanh niên
Với mong muốn ngày càng có nhiều thanh niên được tham gia vào hoạt động VHQC và làm cho hoạt động ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà thanh niên gặp phải để có những hướng khắc phục.
Trong những năm qua, các cấp bộ Đảng, chính quyền Xã, Thôn, đã có những chính sách, những ưu tiên, tạo điều kiện để phát triển hoạt động VHQC tại địa phương. Đó chính là động lực giúp cho hoạt động này được củng cố và ngày một phát huy. Tuy nhiên sự quan tâm, tạo điều kiện đó đã đủ chưa, phù hợp chưa nó có thực sự tạo cho thanh niên hứng khởi khi tham gia vào hoạt động VHQC không? Do đó chúng tôi đưa ra một số điều kiện đánh giá và đã đưa ra được kết quả sau:
STT
Những thuận lợi
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Có địa điểm sinh hoạt vui chơi
86
72.27
2
Có trang thiết bị hỗ trợ hoạt động (âm thanh, ánh sáng)
30
25.21
3
Được hỗ trợ về kinh phí
32
26.89
4
Có người hướng dẫn tổ chức
82
68.90
5
Thời gian tổ chức hợp lý
64
53.78
6
Có kế hoạch hoạt động cụ thể
61
51.26
7
Nội dung hoạt động phong phú, lành mạnh, thiết thực
80
67.23
Bảng 8: Những thuận lợi khi thanh niên tham gia vào các hoạt động văn hoá quần chúng ở địa phương.
Về mặt thuận lợi: Chúng ta có thể thấy điều kiện cao nhất là thanh niên cho rằng có địa điểm sinh hoạt, vui chơi lên tới 72,27%. Tuy nhiên, theo quan sát, tìm hiểu chúng tôi thấy hầu như các thôn, bản chưa có nhà văn hoá hay sân vui chơi, sinh hoạt (mới có 8/17 thôn có nhà văn hóa). Qua phỏng vấn các bạn thanh niên về địa điểm sinh hoạt đội văn nghệ như ở bản Loọng 1 thì thường sinh hoạt ở nhà trưởng thôn hay một gia đình nào đó có nhà rộng, còn sân đá bóng của bản Phiên chỉ là một bãi cỏ trống trên một quả đồi. Với điều kiện còn nhiều hạn chế như vậy mà các bạn thanh niên vẫn cho đó là điều kiện thuận lợi để các bạn được thoả mãn nhu cầu vui chơi, tham gia vào các hoạt động thì đó là một kết quả đáng mừng mà hoạt động VHQC đã đem lại.
Tiếp theo là các yếu tố: có người hướng dẫn tổ chức (68,9%); có nội dung phong phú thiết thực, lành mạnh (67,23%) thời gian tổ chức hợp lý (53,78%) và có kế hoạch hoạt động cụ thể (51,26%) cho thấy sự quan tâm lãnh đạo của cán bọ địa phương đến phong trào là rất tốt. Thể hiện qua việc xây dựng các đội văn nghệ, bóng đá ở 100% các thôn bản, khâu tổ chức cũng rất được chú ý với việc phân công phụ trách, lên kế hoạch hoạt động rất cụ thể thường xuyên đã vận động được đông đảo thanh niên tham gia nhiệt tình.
Bên cạnh đó, những thôn bản trong các hoạt động được trang bị những điều kiện âm thanh, ánh sáng hay hỗ trợ về kinh phí còn chưa phải là nhiều trong khi các bạn tập múa hát thì rất cần các thiết bị âm thanh hỗ trợ hay các trang phục để biểu diễn cũng như là các chi phí cho hoạt động tất cả còn rất khó khăn. Do đó, một trong những biện pháp mà các thôn bản đưa ra đó là xây dựng ruộng thanh niên, cho thanh niên tự làm, tự thu hoạch để lấy kinh phí cho hoạt động. Tuy nhiên, cũng không giải quyết được nhiều lắm nên rất cần sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên trong thời gian tới.
Như vậy, có thể thấy để hoạt động phát triển còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện qua kết quả chúng tôi nghiên cứu dưới đây
STT
Những khó khăn
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Thanh niên không thích tham gia
51
42.86
2
Địa phương còn thiếu thốn về cơ sở vật chất
108
90.76
3
Không có năng khiếu
26
21.85
4
Nội dung hoạt động không phong phú, phù hợp
25
21.01
5
Thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
53
44.54
6
Thanh niên không có thời gian
62
52.10
7
Thiếu thông tin về hoạt động
34
28.57
Bảng 9: Những khó khăn khi thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia hoạt động văn hoá quần chúng ở địa phương.
Trong rất nhiều khó khăn có thể gặp phải khi thanh niên tham gia vào hoạt động VHQC, chúng tôi đưa ra 7 yếu tố hay gặp. Trong 7 yếu tố này nổi bật lên vẫn là khó khăn: thiếu thốn cơ sở vật chất chiếm tới 90,76%. Đây cũng là điều trăn trở của các cấp lãnh đạo, những người tổ chức hoạt động cũng như là những ý kiến đề đạt những mong muốn nguyện vọng mà thanh niên đưa ra để thúc đẩy phong trào phát triển. Bởi xã Sơn Thịnh là một xã miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên các nguồn thu cho ngân sách không nhiều vì vậy ít có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho các thôn bản như: xây dựng nhà văn hoá, cung cấp trang thiết bị sinh hoạt hay hỗ trợ về kinh phí tổ chức… Bên cạnh đó, đời sống của nhân dân cũng còn nhiều khó khăn, toàn xã vẫn còn 400 hộ thuộc loại hộ nghèo nên hướng xã hội hoá hoạt động VHQC để huy động sự đóng góp của nhân dân cũng là rất hạn chế. Do đó để khắc phục những khó khăn này phải tiến hành từng bước, đồng bộ trên nhiều mặt cùng với sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và nhân dân xã trong thời gian tới.
Còn 2 yếu tố mà cũng có khá nhiều yếu tố mà các bạn thanh niên cho là khó khăn: Thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo (44,54%); thanh niên không có thời gian tham gia, (52,1%) cho thấy trách nhiệm là từ hai phía. Đối với những người tổ chức hoạt động, các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện rất nhiều cho hoạt động, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần được giải quyết một cách kịp thời hay những chính sách động viên chính thức những người tham gia hoạt động còn nhiều hạn chế. Còn về phía thanh niên, phần đông các bạn còn đang đi học do đó thời gian cho các hoạt động này không phải là nhiều, tuy nhiên với kết quả mà hoạt động mang lại cho bản thân thì mong rằng các bạn thanh niên tổ chức thời gian của bản thân một cách hợp lý hơn để có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động VHQC trong thời gian tới.
Ngoài ra các yếu tố khác như: không có năng khiếu hay nội dung không phù hợp, thiếu thông tin về hoạt động vẫn còn tồn tại tuy không nhiều nhưng cũng là điều cần phải xem xét để ngày một cải tiến hình thức nội dung hoạt động tốt hơn, phục vụ được nhiều đối tượng hơn và thu hút được nhiều thanh niên tham gia hơn nữa.
Nhìn chung khi xem xét về mức độ tham gia của thanh niên với hoạt động VHQC, chúng tôi nhận thấy: hầu hết thanh niên có những hành vi tích cực khi tham gia vào các hoạt động VHQC. Thanh niên đã quan tâm rất nhiều đến việc hỏi han thông tin hay bàn bạc về các hoạt động VHQC cũng như tích cực vận động người khác tham gia cùng mình. Như vậy thanh niên luôn có mong muốn tham gia vào các hoạt động VHQC, nhưng do còn tồn tại những khó khăn hạn chế đến tinh thần tích cực này của thanh niên vì vậy những hoạt động VHQC cần luôn mở rộng, thay đổi đa dạng và phong phú về nội dung lẫn hình thức để thu hút đông đảo thanh niên hơn nữa, làm cho hoạt động này thực sự có ý nghĩa và ngày càng tốt hơn.
phần kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu "Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động VHQC tại địa phương", trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu nhận được ý kiến của các bạn thanh niên, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Đa số thanh niên xã SơnThịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có nhận thức đúng đắn về VHQC: về khái niệm, về mục đích, về tầm quan trọng của hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn còn có những nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm "quần chúng".
- Tương ứng với nhận thức đúng đắn của thanh niên về hoạt động VHQC, vì thanh niên có những tình cảm tích cực với hoạt động này. Bên cạnh đó, do hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng hay cách thức tổ chức đã làm hạn chế tình cảm tích cực với một số hoạt động.
- Từ nhận thức, tình cảm tích cực đã dẫn đến biểu hiện ra hành vi bên ngoài cũng rất tích cực. Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, thanh niên thanh niên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, thanh niên luôn mong muốn tham gia nhiều hơn nữa để đóng góp và thúc đẩy để hoạt động ngày một phát triển.
- Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy xã Sơn Thịnh còn rất nhiều khó khăn của một xã miền núi nhưng thanh niên luôn có thái độ tích cực với hoạt động VHQC tại địa phương. Điều này làm cho đời sống tinh thần của thanh niên nói riêng và nhân dân trong xã nói chung ngày một phong phú lành mạnh, vui tươi, góp phần tạo nên khí thế để cố gắng học tập, hăng say lao động, phát triển kinh tế xây dựng xã ngày một đi lên. Kết quả này đã chứng minh cho giả thiết của chúng tôi đề ra ban đầu là hoàn toàn đúng
2. Kiến nghị
Để góp phần cải thiện hoạt động VHQC tại địa phương chúng tôi đề nghị một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với thanh niên
Thanh niên phải nỗ lực, tích cực hơn nữa trong việc chủ động tìm hiểu về hoạt động VHQC để có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động này. Từ đấy thúc đẩy bản thân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cũng như tự khẳng định mình qua việc tổ chức các hoạt động phong phúc hơn với những hình thức và nội dung phù hợp hơn.
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương
Các cấp lãnh đạo cần có biện pháp, chủ trương tốt hơn trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến về hoạt động VHQC đến thanh niên như tài liệu, sách báo…
Tăng cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hay phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho đối tượng là thanh niên với cách thức phù hợp hơn.
Tiếp tục hoàn thiện nội dung và hình thức hoạt động VHQC cũng như tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động này để dần khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, từng bước đưa VHQC đạt được những kết quả to lớn hơn. Bên cạnh đó, cần có những chính sách khen thưởng khuyến khích động viên kịp thời để khích lệ thanh niên, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tham gia vào hoạt động VHQC.
tài liệu tham khảo
1. Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận: Trần Hiệp
Nhà xuất bản khoa học xã hội - năm 1996
2. Từ điển Tâm lý học: Nguyễn Khắc Viện
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - năm 2001
3. Tâm lý học đại cương: Nguyễn Quang Uẩn
4. Tâm lý học phát triển: Vũ Thị Nho
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - năm 1999
5. Tâm lý học phát triển: Nguyễn Văn Đồng
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004
6. Từ điển tiếng Việt
7. Tâm lý học tập 1: Phạm Minh Hạc
Nhà xuất bản giáo dục - năm 1988
8. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm: Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan
9. Khóa luận tốt nghiệp "Thái độ của thanh niên Bát tràng với nghề gốm truyền thống": Nguyễn Thị Ngọc Phương
10. Khoá luận tốt nghiệp "Thái độ của người dân Hà Nội với việc bảo tồn di tích lịch sử của thành phố": Nguyễn Minh Hoà
11. Tâm lý học đại cương: Trần Thị Minh Đức
Nhà xuất bản giáo dục - năm 1995
12. Văn hoá quần chúng: Hà Huy Giáp
Nhà xuất bản sự thật - năm 1977
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa tâm lý học
Phiếu trưng cầu ý kiến
Các bạn thân mến!
Chúng tôi là sinh viên Khoa Tâm lý học đang thực hiện đề tài thực tập “Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động Văn hoá quần chúng tại địa phương”, nhằm tìm hiểu và nâng cao đời sống tinh thần của thanh niên. Sự tham gia nhiệt tình của bạn sẽ rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu này.
Xin bạn đánh dấu (+) vào những ô phù hợp với ý kiến của bạn.
Câu 1:
Theo bạn Văn hoá quần chúng là:
Hoạt động thể dục – thể thao
Hoạt động văn nghệ, thơ ca, câu lạc bộ
Hoạt động bảo tồn và phát huy các di tích văn hoá và các lễ hội truyền thống của làng xã.
Hoạt động sinh hoạt chi đoàn thanh niên.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình.
Câu 2:
Bạn thường tham gia vào các hoạt động nào dưới đây
Sinh hoạt đội văn nghệ
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước.
Tham gia các hoạt động thể dục - thể thao
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức kế hoách hoá gia đình.
Sinh hoạt các câu lạc bộ
Tham gia các buổi tuyên truyền, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm sản xuất.
Sinh hoạt chi đoàn thanh niên.
Tuyên truyền nếp sống văn hoá lành mạnh.
ý kiến khác:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 3:
Theo bạn hoạt động Văn hoá quần chúng có mức độ cần thiết như thế nào đối với thanh niên làng ta:
Rất cần thiết
Cần thiết
ít cần thiết
Không cần thiết
Câu 4:
Theo bạn hoạt động Văn hoá quần chúng được tổ chức nhằm mục đích gì:
Pháy huy tinh thần tập thể, sự đoàn kết cộng đồng, làng xã.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương.
Làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân.
Được giao lưu, mở rộng các mối quan hệ với mọi người.
Học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội, hợp tác làm việc.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề để tăng năng suất lao động.
Tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh.
Tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ và quần chúng nhân dân.
ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 5:
Vì sao bạn tham gia vào hoạt động Văn hoá quần chúng
Được tổ chức phân công công việc
Phù hợp với năng khiếu và sở thích của bản thân
Được vận động tham gia
Sợ bị cô lập với tập thể
Để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã.
Tăng cường sức khoẻ cộng đồng
Nâng cao dân trí
ý kiến khác:…………………………………………………………………
Câu 6:
Trong các hoạt động Văn hoá quần chúng bạn thích tham gia hoạt động nào
Hoạt động
Thích
Không thích
Lý do
Tuyên truyền nếp sống lành mạnh
Sinh hoat chi đoàn thanh niên
Sinh hoạt câu lạc bộ(thơ, đọc sách báo)
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHHGĐ
Tham gia thể dục thể thao
Sinh hoạt văn nghệ
Dự các buổi tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước
Tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm sản xuất
Các hình thức khác
Câu 7: Bạn tham gia hoạt động Văn hoá quần chúng vào thời gian nào:
Vào thời kỳ nông nhàn
Vào những ngày cuối tuần
Các ngày trong tuần
Các dịp lễ tết
- ýkiến khác:………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………….
Câu 8: Mức độ tham gia hoạt động Văn hoá quần chúng của bạn là:
+ ………lần/ tuần + ………lần/ tháng
Câu 9:
Với các hoạt động Văn hoá quần chúng làng bạn thường có những biểu hiện nào dưới đây
Biểu hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Quan tâm, hỏi han thông tin về hoạt động
Trao đổi, bàn bạc với mọi người về hoạt động
Tích cực tham gia vào các hoạt động
Chỉ đơn thuần là khán giả
Vận động mọi người tham gia
Không quan tâm đến các hoạt động
Câu10 :
- Theo bạn các hoạt động Văn hoá quần chúng ở địa phương có những thuận lợi gì:
Có địa điểm sinh hoạt, vui chơi.
Có trang thiết bị hỗ trợ hoạt động(âm thanh, ánh sáng…)
Được hỗ trợ về kinh phí
Có người hướng dẫn, tổ chức
Được tổ chức vào thời gian hợp lý
Có kế hoạch cụ thể cho hoạt động
Nội dung hoạt động phong phú, lành mạnh, thiết thực
- Các điều kiện khác……………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Câu 11:
Xin bạn cho biết kết quả của những hoạt động dưới đây đối với thanh niên:
Văn hoá văn nghệ:……………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Thể dục – thể thao:…………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Lễ hội truyền thống:…………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 12:
- Xin bạn cho biết những khó khăn khi tham gia hoạt động Văn hoá quần chúng của địa phương:
Thanh niên không thích tham gia
Địa phương còn thiếu thốn về cơ sở vật chất
Không có năng khiếu
Nội dung hoạt động không phong phú, phù hợp.
Thiếu sự quan tâm định hướng của các cấp lãnh đạo
Thanh niên không có thời gian
Thiếu thông về hoạt động
- ý kiến khác: ...……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
Câu 13:
Bạn có kiến nghị gì về hoạt động Văn hoá quần chúng ở địa phương:
Câu 14:
Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân
Giới tính: Nam Nữ
Chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn!
Bảng 1: Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về nội dung của hoạt động văn hoá quần chúng.
STT
Nội dung
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Hoạt động thể dục thể thao
73
61.30
2
Hoạt động văn nghệ, thơ ca, câu lạc bộ
89
74.78
3
Hoạt động bảo tồn và phát huy các di tích văn hoá, các lễ hội truyền thống của làng xã
83
69.74
4
Hoạt động sinh hoạt chi đoàn thanh niên
79
68.38
5
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình
59
49.57
Bảng 2: Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về mức độ cần thiết của hoạt động văn hoá quần chúng đối với thanh niên địa phương.
STT
Mức độ cần thiết
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Rất cần thiết
89
74.79
2
Cần thiết
29
24.36
3
ít cần thiết
1
0.85
4
Không cần thiết
0
0.00
Bảng 3: Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về mục đích của hoạt động
văn hoá quần chúng
STT
Mục đích
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Phát huy tinh thần tập thể, sự đoàn kết cộng đồng làng xã
99
88.19
2
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương.
93
78.15
3
Làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân
78
65.54
4
Tạo điều kiện giao lưu mở rộng các mối quan hệ với mọi người
86
72.27
5
Giúp học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội và hợp tác làm việc.
72
60.50
6
Trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề để tăng năng suất lao động
68
57.14
7
Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh
85
71.43
8
Tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ và đời sống nhân dân.
65
54.62
Bảng 4: Lý do khiến thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia hoạt động văn hoá quần chúng
STT
Lý do
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Được tổ chức phân công công việc
20
16.81
2
Phù hợp với năng khiếu và sở thích của bản thân
75
63.03
3
Được vận động tham gia
30
25.21
4
Sợ bị cô lập với tập thể
14
11.76
5
Để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã
96
80.67
6
Tăng cường sức khoẻ cộng đồng
63
52.94
7
Nâng cao dân trí
63
52.94
Bảng 5: Xúc cảm của thanh niên xã Sơn Thịnh đối với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa phương
STT
Hoạt động
Thích
Không thích
Số phiếu
Tỷ lệ
Số phiếu
Tỷ lệ
1
Tuyên truyền nếp sống lành mạnh
95
79.83
24
20.17
2
Sinh hoạt câu lạc bộ (thơ, đọc sách báo..)
50
42.02
69
57.98
3
Tham gia thể dục thể thao
86
72.27
33
27.73
4
Sinh hoạt văn nghệ
82
68.91
37
31.09
5
Dự các buổi tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
57
47.90
62
52.10
6
Tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm sản xuất
56
47.06
63
52.94
Bảng 6: Các hoạt động thanh niên xã Sơn Thịnh thường tham gia
STT
Các hoạt động
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Sinh họat đội văn nghệ
85
71.43
2
Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
39
32.17
3
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao
78
65.54
4
Tuyên truyền phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình
38
31.93
5
Sinh hoạt câu lạc bộ
36
30.25
6
Tham gia các buổi tuyên truyền, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm sản xuất
48
40.33
7
Sinh hoạt chi đoàn thanh niên
99
88.19
8
Tuyên truyền nếp sống văn hoá lành mạnh
55
46.21
Bảng 7: Thời điểm thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia các hoạt động văn hoá quần chúng
STT
Thời điểm
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Thời kỳ nông nhàn
27
22.69
2
Những ngày cuối tuần
72
60.50
3
Các ngày trong tuần
24
20.17
4
Các dịp lễ tết
81
68.07
Bảng 8: Mức độ tham gia vào các hoạt động văn hoá quần chúng của thanh niên xã Sơn Thịnh
Bảng 8A:
STT
Mức độ
Biểu hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Sp
Tl
Sp
Tl
Sp
Tl
Sp
Tl
1
Quan tâm, hỏi han thông tin về hoạt động
32
26.89
49
41.18
34
28.57
4
3.36
2
Trao đổi, bàn bạc với mọi người về hoạt động
29
24.37
45
37.82
34
28.57
11
9.24
3
Tích cực tham gia vào các hoạt động
40
33.60
54
45.39
15
12.61
10
8.4
4
Chỉ đơn thuần là khán giả
6
5.05
18
15.13
40
33.60
55
46.22
5
Vận động mọi người tham gia
30
25.22
43
36.13
31
26.05
15
12.61
6
Không quan tâm đến các hoạt động
2
1.68
10
8.40
15
12.61
92
77.31
(Sp: Số phiếu, Tl: Tỷ lệ %)
Bảng 8B:
STT
Biểu hiện
Điểm trung bình
Xếp thứ tự
1
Quan tâm, hỏi han thông tin về hoạt động
2.92
2
2
Trao đổi, bàn bạc với mọi người về hoạt động
2.77
3
3
Tích cực tham gia vào các hoạt động
3.04
1
4
Chỉ đơn thuần là khán giả
1.78
5
5
Vận động mọi người tham gia
1.99
4
6
Không quan tâm đến các hoạt động
1.34
6
Bảng 9: Những khó khăn khi thanh niên xã Sơn Thịnh tham gia hoạt động văn hoá quần chúng ở địa phương.
STT
Những khó khăn
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Thanh niên không thích tham gia
51
42.86
2
Địa phương còn thiếu thốn về cơ sở vật chất
108
90.76
3
Không có năng khiếu
26
21.85
4
Nội dung hoạt động không phong phú, phù hợp
25
21.01
5
Thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
53
44.54
6
Thanh niên không có thời gian
62
52.10
7
Thiếu thông tin về hoạt động
34
28.57
Bảng 10: Những thuận lợi khi thanh niên tham gia vào các hoạt động văn hoá quần chúng ở địa phương.
STT
Những thuận lợi
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Có địa điểm sinh hoạt vui chơi
86
72.27
2
Có trang thiết bị hỗ trợ hoạt động (âm thanh, ánh sáng)
30
25.21
3
Được hỗ trợ về kinh phí
32
26.89
4
Có người hướng dẫn tổ chức
82
68.90
5
Thời gian tổ chức hợp lý
64
53.78
6
Có kế hoạch hoạt động cụ thể
61
51.26
7
Nội dung hoạt động phong phú, lành mạnh, thiết thực
80
67.23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0017.doc