Đề tài Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam: Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch?

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT GIỚI THIỆU 1. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH? 1 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI 4 1.1.1. Công thức mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai 4 1.1.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai 5 1.1.2.1. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước tác động đến Thâm hụt Tài khoản vãng lai 6 1.1.2.2. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai không có mối quan hệ 7 1.1.2.3. Lý thuyết Thâm hụt Tài khoản vãng lai tác động đến Thâm hụt Ngân sách Nhà nước 8 1.1.2.4. Lý thuyết về Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai tác động lẫn nhau9 1.1.3. Những tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai 10 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI . 12 1.2.1. Tác động của Cú sốc thuế12 1.2.2. Tác động của cú sốc chi tiêu16 1.2.3. Tác động của cú sốc sản lượng 17 4 1.3. KẾT LUẬN TỒN TẠI “THÂM HỤT KÉP” HAY “BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH” 18 2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 19 2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở MỸ 19 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 22 2.2.1. Ai Cập 22 2.2.2. Thổ Nhĩ Kỳ 24 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NưỚC ASEAN 25 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 30 3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU 31 3.2. TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI QUA CÁC GIAI ĐOẠN 32 3.2.1. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1985 – 1995 33 3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990 34 3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 36 3.2.2. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003 38 3.2.3. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010 43 5 3.3. KIỂM ĐỊNH TỔNG THỂ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM51 3.3.1. Unit Root Test 51 3.3.2. Kiểm định nhân quả (Granger Test) 53 3.3.3. Kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) 54 4. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 56 4.1. PHưƠNG PHÁP DỰ BÁO 56 4.2. QUÁ TRÌNH DỰ BÁO 56 4.2.1. Dự báo Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn năm 2011– 2015 .56 4.2.2. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 60 4.2.2.1. Chọn biến giải thích cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai 60 4.2.2.2. Mô hình hồi quy Thâm hụt Tài khoản vãng lai 61 4.2.2.3. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai: 64 4.3. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI GIAI ĐOẠN 2011 - 201567 4.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 67 PHỤ LỤC71

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam: Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giả trƣớc đây kiểm định ở những quốc gia khác mà chúng ta đã đề cập trong phần thực trạng ở một số nƣớc phía trên. Với giả thiết H0 là không có mối quan hệ đồng liên kết giữa BD và CAD, nếu giá trị tuyệt đối của Trace Statistic bé hơn giá trị tuyệt đối của Critical Value với mọi mức ý nghĩa thì ta có thể chấp nhận giả thiết H0. Một điều dễ nhận ra từ kết quả trên, mối quan hệ đồng liên kết thể hiện giữa BD va CAD trong dài hạn có ý nghĩa thống kê. Nền kinh tế Việt Nam thực sự chịu ảnh hƣởng khá lớn bởi hai biến vĩ mô BD và CAD, qua phần kiểm định mô hình, ta thấy chúng lại có quan hệ đồng liên kết, đây là một bƣớc để các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát hơn về nền kinh tế nƣớc ta, từ đó sẽ đƣa ra những chính sách phù hợp với mục tiêu ổn định hay tăng trƣởng qua từng thời kỳ, đồng thời hƣớng tới những mục tiêu dài hạn mang tính chiến lƣợc để góp phần phát triển đất nƣớc ngày một hoàn thiện. 55 56 4. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 4.1. Phương pháp dự báo Hai biến Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai là hai biến kinh tế vĩ mô, vì thế chúng thƣờng biến động một cách ngẫu nhiên, rất khó xác định các giá trị tƣơng lai một cách đáng tin cậy. Thời gian dự báo càng dài thì số liệu dự báo càng không chính xác. Do đó bài viết chọn khoảng thời gian 5 năm cho dự báo, vì đây là khoảng thời gian không quá ngắn cho một dự báo tƣơng lai cũng không quá dài để làm mất độ chính xác của số liệu. Một lý do khác cho sự lựa chọn này là Chính phủ Việt Nam cũng thƣờng lấy khoảng thời gian 5 năm để hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nƣớc nhà. Đầu tiên bài viết phân tích xu hƣớng kinh tế trong những năm sắp tới sau đó dự báo cho BD và CAD, đồng thời xem xét giai đoạn dự báo và so sánh với các giai đoạn trƣớc đây để chọn ra thời kỳ có đặc điểm nền kinh tế tƣơng đối giống giai đoạn 2011 – 2015, kết hợp hai thời kỳ thành một giai đoạn dài, mục đích là có thể tìm ra hệ số tƣơng quan có ý nghĩa thống kê. Đây chính là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa BD và CAD trong tƣơng lai. 4.2. Quá trình dự báo 4.2.1. Dự báo Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn năm 2011– 2015 Trên cơ sở xác định mức độ tác động của một số nhân tố then chốt đến tình hình thu – chi Ngân sách Nhà nƣớc, cùng với việc phân tích triển vọng nền kinh tế thế giới và viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bài viết đƣa ra dự báo cho Thâm hụt Ngân sách trong những năm tới. Song song đó, dựa trên những chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ để làm căn cứ thêm cho tiến trình dự báo. Theo mục tiêu của Chính phủ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 hƣớng tới giảm dần Thâm hụt Ngân sách qua các năm thông qua việc cắt giảm chi tiêu đầu tƣ không cần thiết, cũng nhƣ giảm chi thƣờng xuyên của hệ thống cơ quan Nhà nƣớc, đồng thời tăng nguồn thu nội địa một cách bền vững. 57 Mục tiêu phấn đấu đến năm 2012 sẽ giảm mức thâm hụt xuống còn 5%GDP, và đến năm 2015 ƣớc còn 4.5%GDP. Để thực hiện các mục tiêu đó thì Chính phủ cũng đã đề ra con số cụ thể cho năm 2011 ƣớc khoảng 5.3%GDP. Khi đi sâu phân tích cơ cấu thu – chi Ngân sách Nhà nƣớc thì ta có thể nhận thấy một số điểm cần lƣu ý:  Phần thu: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, tồn tại các nguồn thu không bền vững nhƣ thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là thuế đánh trên hàng nhập khẩu, còn hàng xuất khẩu chịu thuế chủ yếu là khoáng sản) chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thu ngân sách, trung bình ƣớc đạt khoảng 35 – 40%. Chẳng hạn năm 2008, nguồn thu này chiếm tỷ trọng khoảng 42%, năm 2009 chiếm 37.5%, năm 2010 con số này là 35%. Trong đó nguồn thu thuế từ hoạt động xuất – nhập khẩu luôn ở mức cao, trung bình chiếm khoảng 20 – 25% nguồn thu. Nhƣ vậy có thể thấy nguồn thu ngân sách cũng phụ thuộc khá lớn vào giá dầu cũng nhƣ hoạt động ngoại thƣơng. Nguồn thu nội địa trong thời gian gần đây chiếm một tỷ trọng khá lớn và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách. Ba thành phần chủ yếu của nguồn thu này là: thu từ các doanh nghiệp Nhà nƣớc – đây là khoản thu chủ yếu của ngân sách; thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân – đóng một vai trò không nhỏ; cuối cùng là các khoản thu về nhà, đất – thƣờng ít biến động. Có thể thấy nguồn thu nội địa chịu ảnh hƣởng khá lớn từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế.  Phần chi: Chi thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ trên 50% trong cơ cấu chi ngân sách, còn lại chủ yếu là chi đầu tƣ phát triển, chi trả nợ và viện trợ, cũng nhƣ các khoản chi cải cách tiền lƣơng, chi bù lỗ xăng dầu. Xu hƣớng hiện nay cắt giảm chi thƣờng xuyên và gia tăng chi đầu tƣ phát triển vào những dự án hiệu quả. Cùng với việc phân tích các nhân tố có ảnh hƣởng đến thâm hụt ngân sách ở trên, bài viết tiến hành phân tích triển vọng nền kinh tế để có thể dự báo tốt hơn. 58 Thông qua các báo cáo phân tích của các tổ chức dự báo trên thế giới, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn ra trong 3 tháng đầu năm, có thể nhận thấy:  Nền kinh tế đã phục hồi và bắt đầu tăng trƣởng nhanh trở lại: năm 2010 chứng kiến nền kinh tế thế giới vƣợt qua giai đoạn suy thoái, sản lƣợng công nghiệp tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Gần đây một số tổ chức nhƣ IMF, WB đều đƣa ra mức dự báo cho chỉ số tăng trƣởng kinh tế toàn cầu tăng dần. Nếu nhƣ IMF dự báo mức tăng trƣởng kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 2010 là 4% thì đến tháng 1 năm 2011 IMF dự báo tăng lên con số 4.4% và trong dự báo mới nhất ra ngày 11/4 về “Triển vọng kinh tế thế giới,” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định bất chấp những nguy cơ mới đe dọa tiến trình phục hồi sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giành đƣợc động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng trung bình với tốc độ 4,5% trong hai năm 2011 và 2012. Theo tình hình kinh tế thế giới thì xu hƣớng phục hồi đã thể hiện rõ nét, Mỹ, Nhật và các nƣớc Châu Âu đã bắt đầu tăng trƣởng dƣơng.  Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính, Việt Nam với những chính sách phù hợp đã sớm thoát ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bƣớc phục hồi trong năm 2010. Kết quả là tăng trƣởng năm 2010 ở mức 6.78%, vƣợt mức chỉ tiêu đề ra 6.5%. Hoạt động ngoại thƣơng xuất nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại sau mức sụt giảm ở năm 2009. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ƣớc đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD; nhập khẩu năm 2010 của cả nƣớc ƣớc đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tƣơng đƣơng tăng 14 tỷ USD. 59 Bảng 5: Dự báo thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Trong 3 năm đầu của giai đoạn thì mức giảm thâm hụt 0.1% mỗi năm do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, do phải đối mặt lạm phát nên Chính phủ cắt giảm chi tiêu công, góp phần giảm Thâm hụt Ngân sách. Mặt khác nền kinh tế cũng cần nguồn vốn khá lớn cho đầu tƣ – phát triển, phục vụ cho tăng trƣởng. Hai năm sau thì mức giảm sẽ đạt 0,2% mỗi năm do Chính phủ đã chủ động đƣợc nguồn thu – chi, kiểm soát các dự án đầu tƣ một cách hiệu quả hơn, đồng thời tăng trƣởng kinh tế đã bắt đầu tăng, do đó nguồn thu nội địa đƣợc củng cố khá lớn với hàng loạt sắc thuế phát huy hiệu quả nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân... Song song đó, hoạt động của các Tổng Công ty, Tập đoàn của Nhà nƣớc sau khi đƣợc cơ cấu lại cũng nhƣ cách quản lý thì sẽ phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc. Năm 2011, theo dự toán ngân sách đầu năm của Chính phủ thì thâm hụt ngân sách khoảng 5.3%GDP, nhƣng với tình hình 3 tháng đầu năm đã cho thấy một sự chuyển biến về chính sách khi mà Chính phủ chuyển mục tiêu từ ƣu tiên tăng trƣởng sang mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Theo Nghị quyết 11, Chính phủ chỉ đạo các địa phƣơng cắt giảm 10% số chi thƣờng xuyên trong chín tháng còn lại, tƣơng đƣơng khoảng 38.000 tỷ đồng để kiềm chế lạm phát cộng với việc cắt giảm đầu tƣ công vào các dự án không cần thiết mà theo Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ báo cáo khoảng 3.400 tỷ đồng từ 1.387 dự án. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tài chính các tỉnh thành đã họp, đƣa ra danh mục dự án cần cắt giảm để có thể tiết Năm Mức Thâm hụt ngân sách Mức giảm 2011 5.1% 2012 5% 0.1% 2013 4.9% 0.1% 2014 4.7% 0.2% 2015 4.5% 0.2% 60 kiệm chi tiêu công. Vì thế có thể khẳng định rằng số chi thƣờng xuyên có thể giảm xuống mức thấp hơn so với dự toán ngân sách đƣợc đƣa ra từ đầu năm. Đồng thời, trong năm 2011 Chính phủ bắt đầu thực hiện thả nổi giá xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng nên ngân sách tiết kiệm đƣợc một khoản không nhỏ do không phải bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì thế mức thâm hụt ngân sách thực tế có thể là khoảng 5.1%GDP, thấp hơn mức dự toán ban đầu Chính phủ đề ra là 5.3%GDP. Với kinh nghiệm quản lý chi tiêu công trong năm 2011 và nền tảng đã đƣợc thiết lập, Chính phủ sẽ có những biện pháp thích hợp cho việc kiểm soát thu – chi ngân sách trong những năm tiếp theo, từ đó kéo mức thâm hụt ngân sách giảm khoảng 0.2% mỗi năm. Vì thế những mục tiêu mà Chính phủ đề ra là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện đƣợc. 4.2.2. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 4.2.2.1. Chọn biến giải thích cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai Để dự báo biến thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta dựa trên mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản với đầu tƣ và tiết kiệm của nền kinh tế. Sự chênh lệch giữa đầu tƣ và tiết kiệm đƣợc xem nhƣ là kết quả của Tài khoản vãng lai, nếu đầu tƣ lớn hơn tiết kiệm quốc gia, thì sẽ dẫn đến Thâm hụt Tài khoản vãng lai. Tƣơng tự một sự thặng dƣ Tài khoản vãng lai thƣờng là kết quả của việc tiết kiệm quốc gia lớn hơn đầu tƣ. Mặt khác biến thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng chịu tác động khá lớn bởi mức tăng trƣởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trƣởng thì thu nhập của ngƣời dân cũng tăng một cách tƣơng đối, dẫn đến cầu hàng hóa nƣớc ngoài cũng tăng, kéo theo nhập khẩu tăng, gây trạng thái thâm hụt cán cân thƣơng mại – đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm gần đây. Vì thế bài viết đƣa biến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhƣ một chỉ báo cho biến thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đó biến Thâm hụt Tài khoản vãng lai sẽ đƣợc giải thích bởi ba biến GDP, đầu tƣ (I), tiết kiệm (S): CAD = β1 + β2GDP + β3S + β4I + ε 61 4.2.2.2. Mô hình hồi quy Thâm hụt Tài khoản vãng lai Chúng ta sẽ tiến hành hồi quy biến thâm hụt tài khoản vãng lai theo ba biến đã nêu trên: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đầu tƣ (I), tiết kiệm (S) với bộ dữ liệu quá khứ từ năm 1985 đến năm 2010. Nhƣ đã nêu các biến kinh tế vĩ mô thƣờng là biến không dừng, nên để mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê thì chúng ta cần chuyển dữ liệu dừng sang dừng. Và ở đây, bài viết chọn sai phân nhƣ là một phƣơng pháp chuyển dữ liệu từ dừng sang không dừng, để phù hợp với các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả hồi quy như sau: Qua hệ số hồi quy của D(GDPVN) bằng 0.273 cho thấy tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều với CAD. Điều này hoàn toàn phù hợp với mối quan hệ lý thuyết giữa tăng trƣởng kinh tế và Thâm hụt Tài khoản vãng lai: khi một cú sốc sản lƣợng tăng (biểu thị qua biến tăng trƣởng kinh tế) sẽ làm cho tình trạng Thâm hụt Tài khoản vãng lai ngày càng xấu hơn. Còn Kết quả hệ số hồi quy của Tiết kiệm và 62 Đầu tƣ hoàn toàn phản ánh đúng mối quan hệ kinh tế giữa đầu tƣ, tiết kiệm với Thâm hụt Tài khoản vãng lai: đầu tƣ thì đồng biến với Thâm hụt Tài khoản vãng lai, tiết kiệm thì lại có tác động nghịch chiều. Với mức p – value cho các hệ số hồi quy khá thấp (< 5%), chứng tỏ các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy. Nếu xét tổng thể thì mức R2 tƣơng đƣơng khoảng 69%, còn R2 điều chỉnh trên 65%, và hệ số Prob (F – statistic) rất nhỏ (0.000013) có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ mô hình có mức độ giải thích cao và đáng tin cậy. Từ những phân tích về ý nghĩa thống kê lẫn ý nghĩa kinh tế của mô hình, chúng ta sẽ chọn mô hình trên làm mô hình dự báo cho biến CAD trong tƣơng lai. Để có thể dự báo đƣợc CAD, cần thiết phải có đƣợc những số liệu của biến tổng sản phẩm quốc nội, đầu tƣ và tiết kiệm của nền kinh tế.  Dự báo GDP: Để dự báo biến GDP, chúng ta phân tích các chính sách của Chính phủ, cũng nhƣ tiềm năng tăng trƣởng của nền kinh tế và xu hƣớng của nền kinh tế thế giới. Đây là những thông tin cần thiết để có thể ƣớc lƣợng mức tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai. Chính sách kiềm chế lạm phát đƣợc Chính phủ ƣu tiên thực hiện trong đầu năm 2011 có thể làm giảm mức tăng trƣởng của Việt nam trong tƣơng lai, cụ thể là những năm 2011, 2012 tới đây, vì thế tốc độ tăng trƣởng năm 2011 còn khoảng 6%, năm 2012 sẽ là 6.5% và trên 7% cho các năm tiếp theo trong giai đoạn 2013 – 2015. Thực chất Chính phủ đã sử dụng kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khá linh hoạt, tập trung vào chính sách tài khóa, cắt giảm chi tiêu công, rà soát lại các dự án không hiệu quả, chủ yếu là cơ cấu lại các khoản chi tiêu, xem xét lại các dự án không cần thiết, cắt giảm chi thƣờng xuyên của hệ thống cơ quan Nhà nƣớc. Vì thế ƣớc tính tăng trƣởng năm 2011 có phần chững lại chỉ đạt mức 6.1%, sau đó đến năm 2012 với những chính sách vĩ mô đƣợc ban hành ở năm 2011 phát huy tác dụng, thì không quá khó để Việt Nam đạt mức tăng trƣởng 6.5%. Đến những năm 2013 – 2015 thì tăng trƣởng đạt mức trên 7% hàng năm, cụ thể 7% năm 2013, 7.2% vào năm 2014 và đến năm 2015 đạt mức 7.5%. Những nhận định trên đã tham khảo 63 các dự báo của các tổ chức kinh tế nhƣ ADB và IMF trong một số báo cáo gần đây. Dựa trên tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã dự báo, chúng ta có thể tính toán đƣợc con số chi tiết tổng sản phẩm quốc nội tƣơng ứng. Bảng 6: Dự báo mức tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 Năm Mức tăng trưởng 2011 6.1% 2012 6.5% 2013 7% 2014 7.2% 2015 7.5% (Nguồn: Tính toán của tác giả)  Dự báo biến đầu tư (I) và tiết kiệm (S): Ở Việt Nam, số liệu về đầu tƣ và tiết kiệm toàn xã hội thì ít đƣợc quan tâm. Biến đầu tƣ thƣờng thì đƣợc Tổng cục thống kê đƣa ra báo cáo hàng năm, còn biến tiết kiệm thì chƣa có một con số thống nhất nào do khó khăn trong việc tính toán thống kê. Vì thế bài viết chọn các kết quả của IMF nhƣ là số liệu tham khảo cho việc dự báo hai biến đầu tƣ và tiết kiệm. Bảng 7: Dự báo đầu tư (I) và tiết kiệm (S) (%GDP) Năm Đầu tư Tiết kiệm 2011 38.2 30.2 2012 38.5 31.2 2013 38.6 32.5 2014 38.8 33.4 2015 38.6 34.1 (Nguồn: báo cáo của IMF) 64 4.2.2.3. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai: Dựa trên những số liệu GDP, I, S ƣớc tính đã nêu trên, chúng ta bắt đầu dự báo cho CAD theo mô hình hồi quy đã chọn. Đầu tiên, mở rộng số quan sát cho các biến từ 26 quan sát (từ năm 1985 đến năm 2010) lên 31 quan sát (do dự báo thêm 5 quan sát từ 2011 đến 2015), sau đó bổ sung 5 số liệu đã dự báo cho các biến GDPVN, I, S vào bộ số liệu ban đầu. Sau đó chọn dự báo - “Forecast” cho biến CAD. Lúc này chúng ta sẽ có thêm đƣợc 5 số liệu CAD mới trong bộ số liệu ban đầu. Đó chính là những giá trị dự báo theo mô hình hồi quy đã chọn trƣớc. Theo kết quả hồi quy thì ta có mức Thâm hụt Tài khoản vãng lai từ năm 2011 đến năm 2015 tƣơng ứng 140,5783 ngàn tỷ đồng, 125,3323 ngàn tỷ đồng, 110,3169 ngàn tỷ đồng, 102,2019 ngàn tỷ đồng, và cuối cùng là 94,08130 ngàn tỷ đồng cho năm 2015. Có thể thấy xu hƣớng Thâm hụt Tài khoản vãng lai giảm dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu về đặc điểm kinh tế Việt Nam và những kế hoạch đề ra của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phát hiện ra một điều là tình hình kinh tế cũng nhƣ chủ trƣơng điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc trong giai đoạn 2011 - 2015 có nhiều điểm tƣơng đồng với giai đoạn 2004 – 2010. Nếu nhƣ trong năm 2004, với tốc độ lạm phát có dấu hiệu vƣợt khỏi tầm kiểm soát, Chính phủ đã đặt trọng tâm vào các công cụ chính sách tài khóa, mà không sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, ngoại trừ việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì trong năm 2011 Nhà nƣớc đã biết kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu nhƣ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể sẽ bảo đảm tốc độ tăng trƣởng tín 65 dụng dƣới 20%; tổng phƣơng tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ƣu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Năm 2005, Chính phủ đã chủ động giảm đầu tƣ công, cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của Thâm hụt Ngân sách đối với tổng cầu thì đến năm 2011 việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công để giảm Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc là một động thái tƣơng tự. Mục tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nƣớc 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã đƣợc Quốc hội thông qua. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. Các Bộ, cơ quan, địa phƣơng chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thƣờng xuyên so với dự toán năm 2011. Chúng ta có thể xem xét thêm là năm 2011 Chính phủ chủ trƣơng đẩy mạnh giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn, thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tƣợng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ, bảo đảm dƣ nợ Chính phủ, dƣ nợ công, dƣ nợ nƣớc ngoài trong giới hạn an toàn. Điều này đã đƣợc Chính phủ thực hiện rất tốt trong năm 2006. Về phần cán cân Tài khoản vãng lai, trong năm 2011 Chính phủ cũng có những biện pháp tích cực nhƣ giai đoạn 2004 – 2006. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã gây dựng và khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã đa dạng hơn về hình thức và có hiệu quả hơn. Việt Nam đã thông qua kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng quy trình, nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tƣ, thiết bị của các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp Nhà nƣớc; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sử 66 dụng hàng hóa, vật tƣ, thiết bị sản xuất trong nƣớc, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu. Nếu chúng ta xét cả giai đoạn thì vẫn có những điểm tƣơng đồng nhất định giữa hai thời kỳ. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đƣợc thực hiện trong bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức. Thêm vào đó, tình hình thế giới và khu vực đang tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, những nguy cơ tiếp tục đe doạ sự ổn định tài chính toàn cầu, một số những khó khăn lớn có thế vẫn còn kéo dài; cạnh tranh gay gắt. Những vấn đề trên sẽ tác động mạnh đến kinh tế nƣớc ta. Về mặt chính trị cũng gây những khó khăn không nhỏ đến Việt Nam nhƣ bạo loạn xảy ra nhiều nơi, chiến tranh leo thang ở vùng Trung Đông, Bắc Phi. Vì vậy, ta có thể thấy rằng những bất ổn cả về mặt kinh tế lẫn tình hình chính trị sẽ ảnh hƣởng đến Việt Nam không khác gì nhiều so với sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại vào 2007 – 2008. Và điều này dẫn đến tình trạng Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam cũng sẽ gặp phải những vấn đề nhất định, nhất là từ năm 2012 đến 2014. Tuy nhiên, vời những phân tích về động thái của chính phủ trong việc điều tiết chính sách giảm thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai trong khoản thời gian này. Theo dự báo vào năm 2015 ở Việt Nam cũng sẽ đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp. Việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lúc này sẽ phát huy tác dụng tích cực, cả Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai chuyển biến theo chiều hƣớng tốt hơn. Qua những phân tích trên, chúng ta đi đến kết luận rằng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng gặp nhiều biến động nhƣ trong giai đoạn 2004 – 2010. Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đƣợc Chính phủ chú trọng và có những biện pháp tích cực để kiềm chế không đƣợc vƣợt quá mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, hệ số tƣơng quan giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng sẽ tƣơng tự nhƣ trong giai đoạn 2004 – 2010. 67 Tiếp đến chúng ta sẽ dùng mô hình dự báo mối tƣơng quan giữa BD và CAD để thấy rõ hơn xu hƣớng mối quan hệ này trong tƣơng lai. Mục tiêu của bài nghiên cứu không có gì thay đổi là giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ của hai đại lƣợng này. 4.3. Dự báo mối tương quan giữa Thâm hụt ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 Nhƣ đã nói từ đầu, sau khi phân tích những điểm tƣơng đồng giữa hai giai đoạn 2004 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, chúng ta sẽ kết hợp hai thời kỳ này thành một giai đoạn chung, đủ số quan sát nhất định để cho ra kết quả hệ số tƣơng quan một cách đáng tin cậy. Kết quả hệ số tương quan cho thời kỳ 2004 – 2015 Theo đó thì hệ số tƣơng quan trong cả thời kỳ này là khoảng 43,1%. Hệ số tƣơng quan dƣơng thể hiện biến động cùng chiều giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với những phân tích ban đầu cho BD và CAD: trong giai đoạn 2011 – 2015 cả BD và CAD đều có cùng một xu hƣớng giảm dần qua thời gian. Hệ số tƣơng quan của cả giai đoạn 2004 – 2015 thể hiện đầy đủ mối tƣơng quan cho cả hai giai đoạn. Điều này đƣợc chứng minh khi mà hệ số tƣơng quan giai đoạn 2004 – 2010 ở mức 42,68%, gần sát với hệ số tƣơng quan cả giai đoạn 2004 – 2015. Tóm lại, ở Việt Nam BD và CAD đƣợc xác định là sẽ theo một xu hƣớng chung trong thời gian sắp tới và vẫn có thể diễn ra trong dài hạn. 4.4. Kiến nghị giải pháp Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam tồn tại trạng thái “Thâm hụt kép” ở hầu hết các năm trong thời kỳ nghiên cứu. Rõ ràng, việc hiểu rõ vấn đề này đóng một vai trò quan trọng để các nhà hoạch 68 định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó đƣa ra những chính sách phù hợp để ứng phó với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế nhƣ hiện nay. Đối với Việt Nam khi CAD giảm (hay tăng) thì chúng ta thấy đƣợc rằng nó bị tác động bởi BD. Chúng ta có thể nghĩ tới biện pháp giảm BD để giảm CAD thông qua việc tăng thuế hay giảm bớt chi tiêu công. Đối với biện pháp tăng thuế chúng ta không nên lạm dụng quá mức việc áp đặt mức thuế suất cao hơn vì nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng không tốt lên đời sống ngƣời dân, Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu nhƣ hiện nay. Đồng thời cải cách các loại thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản. Nếu làm đƣợc những điều trên, ta sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn cho thu nhập công một cách đáng kể. Đối với biện pháp giảm chi tiêu, chúng ta phải cân nhắc rất kỹ liệu đánh đổi việc tài khoản vãng lai đƣợc cải thiện với việc cắt giảm đầu tƣ công, vì đầu tƣ là một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, chúng ta rút ra kết luận là vẫn cắt giảm chi tiêu công nhƣng mà là cắt giảm ở những dự án không hiệu quả, tức là chúng ta cần rà soát lại tất cả các dự án trƣớc khi đƣa ra quyết định. Ngoài ra, chúng ta đã xác định BD có tác động đến CAD đáng kể, vì thế có thể tìm đến nguồn vốn nƣớc ngoài khi có những vấn đề về chi đầu tƣ phát triển, khi đó chúng ta hạn chế đƣợc chi tiêu công gây BD xảy ra, kéo theo CAD vẫn ở mức an toàn. Nhƣng cần đảm bảo rằng chúng đang vay vợ để chi vào những dự án hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho Việt Nam trong tƣơng lai. Chúng ta không nên nhìn vào những dữ liệu thô về BD và CAD đề kết luận về mối tƣơng quan giữa chúng mà chúng ta phải xem xét bản chất của vấn đề thâm hụt. Có những thời kỳ, CAD xảy ra là do các thành phần nội sinh bên trong nó gây ra chứ không liên quan đến BD. Ví dụ nhƣ nếu CAD xảy ra là do mục tiêu hạn chế xuất khẩu hay hỗ trợ nhập khẩu của Chính phủ thì biện pháp giảm BD trong thời điểm đó không có tác dụng. 69 Chúng ta không nên xem xét mối quan hệ trên cơ sở cô lập với các yếu tố tác động khác của nền kinh tế, cái nhìn tổng thể là một khởi đầu rất tốt để chúng ta đƣa ra những chính sách phù hợp. Tạo sao lại nhƣ vậy? Nhƣ phân tích trong phần cơ sở lý luận, BD tác động tới CAD không chỉ có thể thông qua cơ chế lãi suất, tỷ giá mà việc BD giảm hay tăng còn ảnh hƣởng đến cả tổng cầu của nền kinh tế, các dự án đầu tƣ… Hơn nữa, việc các kênh truyền dẫn có tác dụng mạnh hay yếu, qua cơ chế lãi suất, tỷ giá nhiều hay ít, tác động đến tổng cầu ở mức độ cao hay thấp là hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Tóm lại, bài nghiên cứu cho rằng chúng ta không nên xem Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai là hai biến vĩ mô độc lập, rồi từ đó đƣa ra các biện pháp cải thiện cho từng biến mà phải đặt chúng trong mối quan hệ tƣơng quan với nhau, cụ thể theo nhƣ kết quả kiểm định trên, ở Việt Nam tồn tại mối quan hệ cùng chiều. 70 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trở thành một vấn đề cấp thiết cho quá trình hoạch định chính sách để ứng phó với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế hiện nay. Do vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhiều yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế nên bài nghiên cứu chỉ tập trung xem xét mối quan hệ trên mà đã bỏ qua một số yếu tố ngoại sinh khác gây tác động lên từng biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ở Việt Nam trạng thái Thâm hụt kép chiếm ƣu thế hơn Bộ đôi đối nghịch. Bài viết đã không đi sâu vào hiệu ứng Ricardian, vì đây là một đề tài khá lớn liên quan đến tâm lý hành vi của con ngƣời, thể hiện rất rõ khi hiệu ứng Ricardian không hoàn chỉnh xảy ra và cần thiết phát triển thành một đề tài nghiên cứu mới. Cuối cùng, hy vọng bài viết này giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về nên kinh tế, từ đó đƣa ra những chính sách phù hợp góp phần phát triển nền kinh tế nƣớc nhà. 71 PHỤ LỤC  I. Ngân sách Nhà nước năm 2009 của Việt Nam 72 II. Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2010 của Việt Nam 73 III. Dự toán Ngân sách Nhà nước 2011 của Việt Nam 74 IV. Dự báo IMF về các chỉ số kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 75 V. NGHỊ QUYẾT 11 VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẬP TRUNG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2011. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lƣơng thực, thực phẩm trên thị trƣờng thế giới tiếp tục xu hƣớng tăng cao. Trong nƣớc, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất nhƣ điện, xăng dầu vẫn chƣa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trƣờng buộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trƣởng kinh tế trong thời gian qua. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nƣớc ta. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc tập trung chỉ đạo, thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây: 1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 dƣới 20%, tổng phƣơng tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ƣu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp 76 nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. b) Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lƣợng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát. c) Điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng. Tăng cƣờng quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trƣớc hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và đƣợc mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. d) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thƣơng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản; quy định khen, thƣởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với hành vi cố tình vi phạm. 2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: - Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nƣớc 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã đƣợc Quốc hội thông qua. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. 77 - Các Bộ, cơ quan, địa phƣơng chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thƣờng xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lƣơng và các khoản có tính chất lƣơng, chi chế độ chính sách cho con ngƣời và tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lƣơng theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phƣơng tự xác định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phƣơng tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ƣơng theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...; không bố trí kinh phí cho các việc chƣa thật sự cấp bách. Ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nƣớc chịu trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nƣớc... Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ các trƣờng hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những sai phạm. - Giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc năm 2011 xuống dƣới 5% GDP. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tƣợng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dƣ nợ Chính phủ, dƣ nợ công, dƣ nợ nƣớc ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: - Không ứng trƣớc vốn ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách. - Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về ngân sách Trung ƣơng các khoản này để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2011. - Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ đã đƣợc bố trí vốn năm 2011, xác 78 định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhƣng chƣa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ biện pháp xử lý trong tháng 3 năm 2011. - Kiểm tra, rà soát lại đầu tƣ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc, doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tƣ kém hiệu quả, đầu tƣ dàn trải, kể cả các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài. c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tƣ từ nguồn vốn tín dụng nhà nƣớc. d) Các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: - Chƣa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. - Báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án cắt giảm đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ, danh mục các dự án cắt giảm đầu tƣ của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong phạm vi quản lý, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thƣờng kỳ tháng 5 năm 2011. đ) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại các dự án đầu tƣ, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011 danh mục các dự án cắt giảm đầu tƣ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thƣờng kỳ tháng 5 năm 2011. 3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng a) Bộ Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: 79 - Trong quý II năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nƣớc với điều hành xuất nhập khẩu; tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn định giá lƣơng thực trong nƣớc, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều hành dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lƣơng thực; thƣờng xuyên theo dõi sát diễn biến thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trƣờng, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chủ động có biện pháp chống đầu cơ, nâng giá. - Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng quy trình, nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tƣ, thiết bị của các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp Nhà nƣớc; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tƣ, thiết bị sản xuất trong nƣớc, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu. - Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các công ty thành viên có kế hoạch huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, ƣu tiên bảo đảm điện cho sản xuất; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo việc sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: - Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng nhƣ thép, xi măng… thu đƣợc từ việc đƣợc sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trƣờng. - Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nƣớc còn thiếu nguyên liệu nhƣ dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dƣợc phẩm,…; tiếp tục 80 thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thƣơng mại tự do, các chính sách ƣu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định. Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô. c) Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam bảo đảm ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu theo danh mục do Bộ Công Thƣơng ban hành. d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động, bảo đảm an ninh lƣơng thực. đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nhất là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ tình hình sản xuất, tiêu dùng tại địa phƣơng, chỉ đạo sản xuất, dự trữ, lƣu thông, phân phối hàng hóa thông suốt, trƣớc hết là các hàng hóa thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, xăng dầu,...; tăng cƣờng quản lý giá, bình ổn giá trên địa bàn. e) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở mức hợp lý; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính. g) Các Bộ, cơ quan, địa phƣơng tổ chức, hƣớng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng và thực hiện chƣơng trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, 81 nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lƣợng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện. 4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo a) Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trƣờng. - Bộ Tài chính chủ động điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nƣớc bám sát giá xăng dầu thế giới. - Trong năm 2011 thực hiện điều chỉnh một bƣớc giá điện; Bộ Công Thƣơng hoàn thiện, trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2011 cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trƣờng. b) Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện. 5. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội a) Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng: - Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chƣơng trình, dự án, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. - Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phƣơng, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phƣơng nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên,.... - Chỉ đạo các cơ quan, địa phƣơng triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tƣợng các quy định hỗ trợ đối tƣợng chính sách, ngƣời có công, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già yếu cô đơn, không nơi nƣơng tựa,...),... b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ, cơ quan, địa phƣơng bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn nghèo mới. c) Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng và các Bộ, cơ quan, địa phƣơng chỉ đạo việc triển khai thực hiện quy định về hỗ trợ hộ nghèo khi giá điện đƣợc điều chỉnh. 82 6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, các cơ quan chủ quản thông tin, truyền thông, báo chí: - Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí bám sát các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và nội dung của Nghị quyết này thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, nhất là các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả, các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trực tiếp chịu tác động của việc thực hiện điều chỉnh giá điện để nhân dân hiểu, đồng thuận. - Xử lý nghiêm, kịp thời theo thẩm quyền các hành vi đƣa tin sai sự thật, không đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về việc thực hiện chủ trƣơng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. b) Các Bộ, cơ quan, ban ngành Trung ƣơng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí, nhất là những vấn đề mà dƣ luận quan tâm. 7. Tổ chức thực hiện a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nội dung quy định tại Nghị quyết này; định kỳ hàng tháng, hàng quƣ, kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết này, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thƣờng kỳ hàng tháng. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: - Theo dõi tình hình và kết quả triển khai Nghị quyết của các Bộ, cơ quan, địa phƣơng; tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ tại giao ban 15 ngày hàng tháng của Thƣờng trực Chính phủ. - Trình Thủ tƣớng Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong tháng 3 năm 2011 về các giải pháp tổng thể, toàn diện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. 83 c) Đề nghị Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phƣơng và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ, tham gia tích cực, thiết thực, tạo đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Các hội, hiệp hội ngành nghề tổ chức để cộng đồng doanh nghiệp tích cực thực hiện các chủ trƣơng, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các nội dung của Nghị quyết. d) Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết này. Thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhƣng sau 25 năm đổi mới, tiềm lực của đất nƣớc ta đã đƣợc tăng cƣờng, chính trị, xã hội ổn định; dƣới sự lãnh đạo của Đảng, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta tin tƣởng rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội sẽ thực hiện đƣợc. 84 Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh: 1. Ahmad Zubaidi Baharumshah, Evan Lau, Ahmed M. Khalid “Testing Twin Deficits Hypothesis: Using VARs and Variance Decomposition” 2. Ahmad Zubaidi Baharumshah, Hamizun Ismail, Evan Lau (2009) “Twins deficit Hypothesis and Capotal Mobility: The Asean -5 Perspective” 3. Ansgar Belke (March 2009) “Fiscal Stimulus packages and uncertainty in times crisis” 4. Brandt C. Blimkie (March 29, 2005) “Fiscal Policy And The Current Account” Carlos Fonseca Marinheiro “Ricardian Equivalence, Twin Deficits, and the Feldstein-Horioka puzzle in Egypt” 5. David Cowen, Olaf Unteroberdoerster, Nita Thacker and Noriaki Kinoshita “Selected Issues and Statistical Appendix” 6. Document of World Bank “Vietnam Rising to the Challenge” 7. Document of World Bank “Vietnam Stabilization and Structural Reforms” 8. Evan Lau and Tuck Cheong Tang “Twin deficits in Cambodia: Are there Reasons for Concern? An Empirical Study” 9. Jui-Chuan Chang and Zao-Zhou Hsu “Causality Relationships between the Twin Deficits in the Regional Economy” - Version: 04/06/2009. pp. 3-5 10. LAU, Evan, Baharumshah, Ahmad Zubaidi “Twin Deficits Hypothesis In Seacen Countries: A Panel Data Analysis Of Relationships Between Public Budget And Current Account Deficits” 11. Leonardo Bartolini and Amartya Lahiri “Twin Deficits, Twenty Years Later” 12. Matthieu Bussière, Marcel Fratzscher and Gernot J.Müller “Productivity Shocks, Budget Deficits And The Current Account” 13. Martin Boileau & Michel Normandin “Do Tax Cuts Generate Twin Deficits? A Multi-Country Analysis” 14. Mosayeb Pahlavani and Ali Salman Saleh “Budget Deficits and Current Account Deficits in the Philippines: A Casual Relationship?” 85 15. Olivier Blanchard & Roberto Perotti “An Empirical Characterization Of The Dynamic Effects Of Changes In Government Spending And Taxes On Output” 16. Peter Winglee and David Cowen (both APD), Saade Chami (PDR), and Jong-Won Yoon (FAD) “Vietnam: Statistical Appendix and Background Note” IMF Staff Country Report No. 00/116 17. Prof. Mamdouh ALKHATIB ALKSWANI “The Twin Deficits Phenomenon in Petroleum Economy Evidence from Saudi Arabia” 18. SoyoungKim & Nouriel Roubini “Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S” 19. The Asia and Pacific Department “Request for a Three-Year Arrangement Under the Poverty Reduction and Growth Facility” 86 Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt: 1. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới "Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo" 2. Báo cáo Kinh tế của Ngân hàng Thế giới Hội nghị nhóm Tƣ vấn các nhà Tài trợ cho Việt Nam "Việt Nam vượt lên thử thách" 3. David Begg (2008). "Kinh Tế học vĩ mô", NXB Thống kê 4. PGS. TS Mai Thị Hoàng Minh “Chính sách Thuế với mục tiêu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” 5. TS. Nguyễn Đức Thành "Lý thuyết kinh tế vĩ mô kể từ Keynes và những hàm ý cho tầm nhìn chính sách ở Việt Nam" 6. Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu (2010) “Kinh tế lượng ứng dụng: Phần cơ bản và cơ sở” NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh 7. PGS. TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Thanh Hằng "Giáo trình nhập môn tài chính – tiền tệ" 8. PGS. TS Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoàn “Điều chỉnh không gian tài khóa để phát triển bền vững ở Việt Nam” 9. GS. TS Trần Ngọc Thơ “Một vài phản biện đối với mô hình kích thích kinh tế vĩ mô” 10. PGS. TS Trần Hoàng Ngân và TS Nguyễn Thị Thùy Linh “Tác động của khủng hoảng tài chính đến kinh tế Việt Nam năm 2009 và đề xuất giải pháp năm 2010” 11. Nhiều Tác Giả “Dự Báo Và Phân Tích Dữ Liệu Trong Kinh Tế Và Tài Chính” NXB Thống kê (12 – 2009)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfham_hut_ngan_sach_nha_nuoc_va_tham_hut_tai_khoan_vang_lai_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan