Đề tài Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trình bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.

doc93 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu nhập khẩu lớn để tăng trưởng kinh tế nên Chính phủ đã phải thực hiện một số nới lỏng trong chính sách hạn chế nhập khẩu. Thêm nữa, Việt Nam đang tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc sử dụng các hạn chế thương mại sẽ dần dần được lại bỏ. Mốc chấm dứt các hạn chế thương mại là năm 2006 đối với hàng hoá của các nước ASEAN và năm 2020 đối với hàng hoá của các nước APEC. Như vậy, trong tương lai, việc sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ rất khó thực hiện và có thể không thể thực hiện được nữa. Tuy vậy, khi chưa đến thời điểm thực hiện tự do hoá thương mại thì Chính phủ cũng nên có những biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp để giảm bớt tình trạng nhập siêu hiện nay. Bên cạnh những nới lỏng trong nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì những biện pháp tăng cường quản lý hàng nhập khẩu cũng khá quan trọng trong giai đoạn này. Để vừa đảm được các mục tiêu kinh tế, vừa giảm bớt được tình trạng nhập siêu trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần thực hiện những việc sau: thứ nhất là ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thứ hai là khuyến khích gia tăng sử dụng vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ và phát triển hàng hoá sản xuất trong nước; thứ ba là thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu như bông, nguyên liệu thuốc lá, ngô, đậu tương, đa nguyên liệu...và áp dụng các công cụ thuế mới nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này; thứ tư là hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu ô tô và linh kiện xe hai bánh gắn máy; thứ năm là thực hiện chính sách giảm chi ngoại tệ nhập khẩu đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu các loại trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị và vật liệu rẻ tiền mau hỏng mà tập trung tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu... Nói chung, những biện pháp hạn chế nhập khẩu chỉ là tạm thời, hiệu quả không cao và có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi Việt Nam dần tiến tới tự do hoá thương mại thì việc hạn chế nhập khẩu là rất khó thực hiện, nhất là khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cao. Trong tình thế hiện nay, để giảm được thâm hụt thương mại, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu thay vì việc tập trung để giảm nhập khẩu như trước đây. 3.2.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước ngoài vào các sản phẩm nội địa. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu bao gồm: mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và bỏ thuế xuất khẩu, xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu... Tác dụng của các biện pháp này là làm tăng khối lượng xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại và đồng thời còn làm tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai. Nó cho phép cán cân vãng lai thiếu hụt lớn mà không dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên ngoài nào. Như vậy, trong tình hình hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là cách tốt nhất để Việt Nam có thể cải thiện được cán cân thương mại, đẩy lùi được tình trạng nhập siêu và có nguồn vốn để trả nợ nước ngoài. Hơn nữa vẫn đảm bảo được mục tiêu cân đối bên trong như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giải quyết việc làm. Trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần phải đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng nhập khẩu để có thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu. Trong thực tế, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với một số trở ngại. Trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu là các chính sách thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu... làm mất đi các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Do hệ thống thuế và hệ thống quản lý thương mại là nhằm sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất các hàng hoá, dịch vụ phi thương mại dẫn đến việc bảo hộ cho những ngành không có hiệu quả. Còn những ngành có lợi thế và khả năng xuất khẩu thì không được đầu tư các nguồn lực thích đáng. Hơn nữa, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều tiềm năng xuất khẩu thì chưa được chú ý phát triển. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới đang bị cạnh tranh gay gắt mà sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thì yếu, thị trường dịch vụ thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu của xuất khẩu, tình trạng buôn lậu, gian lận trong buôn bán vẫn còn xảy ra. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thì tỷ trọng hàng thô và sơ chế còn cao, hàng gia công chiếm tỷ trọng lớn... khiến cho giá trị xuất khẩu chưa cao và không có sức cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ thuật kinh doanh, chưa am hiều đầy đủ về luật pháp và thông lệ quốc tế, chưa có độ nhanh nhậy nắm bắt thông tin thị trường nên dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh có lợi, phải chịu những thiệt hại không đáng có trong hoạt động xuất khẩu... Vậy nên, Chính phủ cần có những biện pháp vừa giải quyết được những khó khăn trở ngại trong hoạt động xuất khẩu lại vừa đẩy nhanh tốc độ tăng xuất khẩu nhằm cải thiện được tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay. Một số biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới: + Về tổ chức xuất khẩu: Xây dựng nhanh thể chế của kinh tế thị trường định hướng XHCN, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, cải tiến chế độ phân phối, chế độ xuất nhập khẩu, tạo ra một sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cùng làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu với cùng một ngành hàng, không phân biệt đó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần phấn đấu thực hiện những mục tiêu như: đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy tự do hoá thương mại bằng các biện pháp giảm bớt thuế, dần tiến tới phi thuế; huỷ bỏ việc cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí sản xuất hàng hoá để tăng sức cạnh tranh về giá; đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư, thủ tục hải quan, ngoại hối, ngân hàng... Nếu những điều này sớm được thực hiện thì nó sẽ giúp Việt Nam mở rộng được thị trường xuất khẩu. + Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Tập trung các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởng ổn định, sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu trong nước, đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá lên hàng đầu, gắn sản xuất với yêu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phẩm... Đồng thời chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư Nhà nước để phát triển các ngành dịch vụ và một số ngành sản xuất với công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ và kinh tế tri thức. + Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hoá những mặt hàng chủ lực, gắn yêu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm chính. Về đổi mới cơ cấu hàng xuất, Việt Nam cần phải chuyển nhanh và mạnh sang phần lớn hàng chế biến, giảm mức tối đa xuất hàng nguyên liệu và hàng sơ chế. Điều này có nghĩa là phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới, chẳng hạn: chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu kinh kiện; chuyển từ xuất khẩu nông sản thô sang xuất khẩu nông sản chế biến... Nông sản ở Việt Nam rất nhiều, chủng loại phong phú, đa dạng, chất lượng cao, nếu được chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế thì việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế là hiển nhiên đối với Việt Nam. Cùng với việc tiếp tục phát triển các ngành hàng chủ lực như dệt may, thuỷ sản, da giày...cần phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới như thực phẩm chế biến, dầu thực vật, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, phần mềm... + Chính phủ cần quan tâm đến việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng, nhất là các doanh nghiệp trong các ngành chế tạo có định hướng xuất khẩu cao. Hỗ trợ nhiều hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để phát triển các mặt hàng mới và thị trường mới. + Việt Nam cần mở rộng thị trường xuất khẩu, tích cực đàm phán để sớm gia nhập vào WTO. Thực hiện phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường và đối tác, hạn chế việc xuất khẩu một mặt hàng bị phụ thuộc vào một số ít thị trường, chú trọng các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam á...đồng thời tìm cách thâm nhập và gia tăng sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam ở các thị trường Châu Phi, Mỹ La tinh; tăng cường các hình thức buôn bán hàng đổi hàng... + Chính phủ cũng nên tăng cường rà soát và xác định cụ thể những nguyên nhân làm chậm trễ hoặc cản trở việc thực hiện các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuât khẩu để xử lý kịp thời. Đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách, quy định chưa hợp lý; tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu; tiếp tục thực hiện và mở rộng chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường và cho tất cả các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đối với một số mặt hàng nông sản... Tóm lại, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu có tác dụng tích cực nhằm cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam còn một luồng tiền rất quan trọng có khả năng bù đắp cho thiếu hụt thương mại, đó là các khoản chuyển tiền của người Việt Nam ở nước ngoài vào trong nước. Trong những năm gần đây, nhờ có lượng kiều hối chuyển vào trong nước tăng mạnh mà cán cân vãng lai đã được cải thiện đáng kể. Bởi vậy, Chính phủ Việt Nam cũng cần phải có những chính sách phù hợp để tăng cường thu hút nguồn tiền này. 3.2.1.3. Biện pháp thu hút chuyển tiền của người Việt Nam ở nước ngoài vào trong nước Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước được mở rộng và gắn kết với nhau nên lượng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và lao động xuất khẩu ngày càng tăng lên (hiện nay có khoảng 3 triệu người). Và thực tế cho thấy, số tiền do những người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước (thường được gọi là kiều hối) luôn là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai. Từ năm 1995 đến nay, do nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn tiền này, Chính phủ đã có nhiều biện pháp khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển tiền về nước như bỏ thuế kiều hối, người nhận kiều hối không bắt buộc phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng, họ có thể nhận ngoại tệ theo ý muốn... Thêm vào đó, việc Chính phủ thực hiện chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng đã khiến cho lượng kiều hối chuyển về nước trong mấy năm gần đây tăng mạnh, góp phần cải thiện đáng kể cán cân vãng lai. Tuy nhiên lượng kiều hối có khả năng chuyển về nước còn cao hơn rất nhiều, tiềm năng rất lớn. Để có thể khai thác triệt để nguồn ngoại tệ này, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm khắc phục một số vướng mắc hiện nay như quy định kiều hối chuyển về bằng ngoại tệ nào, ngân hàng phải chi trả cho người nhận loại ngoại tệ đó mà không được quy đổi ra USD theo yêu cầu của người nhận hay vẫn còn tồn tại một lượng kiều hối được chuyển lậu vào Việt Nam. Các biện pháp có thể áp dụng như thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới giúp cho kiều bào an tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức, tăng cường quảng bá các dịch vụ chuyển tiền (như hạn chế được rủi ro và giảm được chi phí chuyển tiền), nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền, đơn giản hoá các thủ tục có liên quan tới hệ thống ngân hàng, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích kiều bào tăng cường đầu tư vào thị trường trong nước, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút kiều hối thông thoáng... Các biện pháp kiểm soát trực tiếp nêu trên đều có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân thương mại, tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai nên Việt Nam cần phải chú trọng tới những biện pháp này. Nhất là trong tình hình hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút tối đa luồng kiều hối là hết sức quan trọng. Nó không những cải thiện cán cân vãng lai trong hiện tại mà còn đảm bảo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai giúp thanh toán những khoản nợ nước ngoài, đảm bảo ổn định nền kinh tế. 3.2.2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đứng trước hai vấn đề quan trọng có liên quan đến vốn đầu tư để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Một là, tỷ lệ huy động vốn trong nước thông qua kênh tiết kiệm và các khoản thu của Nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ huy động của Việt Nam khoảng 22% GDP, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư phải từ 30-35% GDP. Khoản lệch này nếu không tìm được nguồn vốn nước ngoài thì sẽ tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hai là, tình trạng nhập siêu không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước đã dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai và sự thiếu hụt ngoại tệ trong một thời gian dài. Cả hai vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách thu hút vốn ngoài nước, trong đó có FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và ODA (viện trợ phát triển chính thức). Cho nên để tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán, Chính phủ nên thu hút các luồng vốn này. Tuy việc thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng, tạo việc làm và tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng cũng sẽ làm tăng thiếu hụt cán cân vãng lai do tăng nhập khẩu và tăng các khoản trả lợi nhuận, lãi vay cho nước ngoài. Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm, Việt Nam phải chấp nhận thâm hụt cán cân vãng lai trong giới hạn khả năng chịu đựng để không đẫn đến cuộc khủng hoảng bên ngoài. Vì đa số các luồng vốn nước ngoài làm tăng nợ nên đi đôi với thu hút vốn đầu tư, Chính phủ phải có các biện pháp quản lý nợ nước ngoài để tránh những rủi ro về nợ. Mặc dù còn có những tác động tiêu cực song để phát triển kinh tế trong nước thì Chính phủ cần tích cực thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề quan trọng ở đây là phải nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Cụ thể là đầu tư phải hướng tới mục tiêu nâng cao được năng lực sản xuất, nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hoá và đặc biệt phải ưu tiên sản xuất hàng xuất khẩu để đẩy mạnh được xuất khẩu. Thực tế hiện nay cho thấy, dù khả năng thu hút vốn đầu tư của Việt Nam được đánh giá cao nhưng chất lượng đầu tư lại có phần giảm sút. Nếu như những năm 90, để đạt tăng trưởng 1% GDP, Việt Nam tăng tỷ lệ đầu tư là 3,2%, nhưng những năm gần đây, tỷ lệ này phải tăng lên 4,5%. Điều này cho thấy những bất hợp lý trong việc phân bổ nguồn vốn cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư. Một số lĩnh vực được đầu tư quá nhiều nhưng kém hiệu quả dẫn đến vốn vay nợ không trả được. Để có thể thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp cụ thể cho từng luồng vốn nước ngoài. Các biện pháp đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trong các luồng vốn nước ngoài vào, đầu tư trực tiếp được coi là luồng vốn không tạo ra dư nợ (nếu chỉ tính đến luồng vốn góp FDI) nên Chính phủ cần tập trung khai thác luồng vốn này. Để thu hút được nhiều vốn FDI, Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất là tìm kiếm thị trường và đối tác mới: trong khi vẫn coi trọng các thị trường và đối tác hiện nay, mà chủ yếu là Châu á và các doanh nghiệp vừa, cần mở rộng việc thu hút FDI từ thị trường mới nhất là Mỹ - một nước có tiềm năng lớn và có quan hệ thương mại gia tăng mạnh mẽ với nước ta trong 3 năm vừa qua. Coi trọng việc đề ra các giải pháp để càng ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia, nhất là 500 công ty hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Thứ hai là nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới: trên cơ sở thường xuyên quan tâm đến việc xếp hạng của các tổ chức quốc tế về năng lực cạnh tranh trong đầu tư của từng nước, cũng như sự đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta để sửa đổi, bổ sung những nhân tố có liên quan làm cho vị thế nước ta ngày càng cao hơn trong bảng xếp hạng của thế giới. Thứ ba là tạo lập môi trường đầu tư tốt nhất: + Đảm bảo tính minh bạch và ổn định của luật pháp để các nhà đầu tư có thể tính được xu thế phát triển của dự án đầu tư. Các văn bản pháp luật phải rõ ràng, minh bạch, không thể tùy tiện thay đổi, nhất là đối với các luật thuế cũng như các lĩnh vực không khuyến khích và cấm đầu tư. Hoàn thiện khung pháp lý và các cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp FDI, tiến tới ban hành và áp dụng thống nhất một mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hoàn thiện chính sách về đất đai theo hướng nới rộng, hạ thấp, miễn giảm khung tiền thuê đất cho các doanh nghiệp FDI và các bên phải hợp doanh; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thay vào đó là cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước. + Cải cách cơ bản thủ tục hành chính theo nguyên tắc hoạt động đầu tư thuộc quyền của các doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước trước hết có chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, quy định các thủ tục hành chính thích hợp cũng như việc giám sát kiểm tra đúng mức. + Đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, một mặt vừa khuyến khích chính quyền địa phương cạnh tranh trong việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, mặt khác nghiêm cấm việc vi phạm luật pháp, giảm miến thuế vượt quá khuôn khổ pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia. + Ban hành khung giá thống nhất các loại hình dịch vụ (điện, điện thoại, phí cảng biển, phí quảng cáo...) theo nguyên tắc bình đẳng để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn trong việc thu hút vốn FDI. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp sau: + Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể thu hút vốn FDI phù hợp và gắn liền với quy hoạch ngành, lãnh thổ, lĩnh vực ưu tiên, mặt hàng chủ lực, khả năng thu hút lao động cao... từ đó lựa chọn dự án khả thi, dự án ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép triển khai nhanh hoạt động và xử lý linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư. Ngoài các dự án không cấp phép đầu tư do yêu cầu an ninh quốc gia, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Đáp ứng đủ nguồn vốn đối ứng: Khả năng tiếp nhận FDI của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư. FDI chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi Việt Nam có khả năng tiếp nhận vốn và ngược lại sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài. Để tiếp nhận có hiệu quả vốn FDI đòi hỏi phải có một tỷ lệ vốn đối ứng hợp lý. Các biện pháp đối với vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) So với FDI, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA sớm hơn. Nhưng thực chất nguồn vốn ODA là nguồn vốn vay ưu đãi vì chỉ có khoảng 10-15% là viện trợ không hoàn lại. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả luồng vốn này là hết sức cần thiết. Các biện pháp cụ thể là: + Sức hấp dẫn ODA nằm ở chỗ khâu lập hồ sơ nhanh chóng, sát với nhu cầu thực tế, các chủ dự án có năng lực cao. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết các vấn đề này để thu hút thêm nhiều ODA phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. + Công tác vận động vốn ODA cần được đổi mới cơ bản về nội dung và phương pháp thực hiện, chú trọng khâu lập dự án nghiên cứu khả thi bảo đảm chất lượng trước khi đàm phán. Trong quá trình tổ chức vận động vốn cần xuất phát từ lợi ích tổng thể quốc gia, hiệu quả công việc trên cơ sở nâng cao tính chủ động của phía Việt Nam với bên nước ngoài, cần mạnh dạn chối bỏ các nguồng vốn không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. + Thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả những tổng công ty lớn trong hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt. Một khi chính những tổng công ty nhà nước đã thực hiện đa sở hữu hoá thì đây chính là một động lực để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA. + Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn quan trọng này, bao gồm cả yêu cầu về giải ngân, Chính phủ cần đổi mới công tác tổ chức điều hành các dự án công trình quan trọng quốc gia có sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với những công trình, hạng mục công trình quan trọng nên tổ chức đấu thầu chọn Chủ dự án, công trình, mà tốt nhất là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá hay công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước. Vốn đối ứng để thực hiện dự án công trình, ngoài ngân sách nhà nước, cần huy động thêm từ xã hội thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu công trình. Bằng cách này, tính năng động, tích cực của công tác tổ chức thực hiện dự án công trình sẽ được nâng cao, vốn đối ứng sẽ được huy động kịp thời và công tác giám sát, kiểm tra công trình sẽ được chặt chẽ hơn. + Nâng cao nhận thức và thống nhất quan điểm về vốn ODA. Nếu coi đó là nguồn viện trợ thuần tuý sẽ dẫn đến sử dụng nó kém hiệu quả, lãng phí, không trả được nợ và cuối cùng bị lệ thuộc vào bên ngoài. Viện trợ không hoàn lại cần phải được quản lý như đối với nguồn thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho đầu tư phát triển, phần vay ưu đãi được hạch toán bù đắp bội chi ngân sách để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và ổn định chi NSNN, kiên quyết không vay cho chi thường xuyên. Chính phủ không nên vay thương mại hoặc sử dụng những khoản vay không đạt yếu tố ưu đãi cao về lãi suất và thời gian trả nợ cũng như vay bằng các loại tiền có rủi ro lớn về tỷ giá hối đoái để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. + Để cải thiện tình hình giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, Chính phủ cũng cần tiếp tục cải thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo ra môi trường rõ ràng hơn và thuận lợi hơn cho quản lý và sử dụng vốn ODA. 3.2.3. Biện pháp tăng tiết kiệm tư nhân Như phần trên đã phân tích, chúng ta biết rằng thiếu hụt cán cân vãng lai bằng lỗ hổng tiết kiệm và đầu tư của một quốc gia. Đối với Việt Nam thì lỗ hổng này chủ yếu xuất phát từ khu vực tư nhân. Chính vì vậy, để giảm thâm hụt cán cân vãng lai đòi hỏi Chính phủ phải có các biện pháp nhằm tăng cường tiết kiệm quốc gia, đặc biệt là tiết kiệm tư nhân. Mặt khác, nếu Chính phủ thu hút được nguồn vốn này để phục vụ cho đầu tư trong nước thì sẽ giảm được vay vốn nước ngoài. Giảm vay vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm được nhập khẩu, do đó giảm được thâm hụt thương mại và giảm bớt các khoản nợ nước ngoài. Hiện tại,Việt Nam chủ yếu thu hút các nguồn tiền tiết kiệm tư nhân thông qua hệ thống ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm. Song lượng tiền gửi vào chưa nhiều và phần lớn các luồng tiền gửi vào ngân hàng là tiền gửi ngắn hạn. Kết quả là trong thực tế, Việt Nam lại thiếu vốn trung và dài hạn đầu tư cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ngân hàng cần tích cực thu hút các luồng vốn trung và dài hạn bằng cách khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu. Mặt khác, các ngân hàng cần phải mở rộng, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và các hình thức huy động vốn, đơn giản hoá các thủ tục ngân hàng, tạo lòng tin đối với khác hàng nhằm huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. Ngoài kênh thu hút vốn gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần tập trung để phát triển thị trường chứng khoán, đây là kênh thu hút vốn trực tiếp và rất hiệu quả. Để đạt được tỷ lệ tích luỹ cao hơn, Chính phủ cần phải cải thiện môi trường tổng thể sao cho thuận lợi hơn, cải thiện khuôn khổ các biện pháp khuyến khích và cần có một chiến lược phát triển dựa trên xuất khẩu để tăng mức thu nhập. Ngoài ra, nâng cao vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc duy trì môi trường với lãi suất thực dương; đảm bảo về mặt pháp lý cho tính chất toàn vẹn lâu dài của các quyền về tài sản và sở hữu của cải vật chất; điều chỉnh tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý để cho người gửi tiền tiết kiệm có thể yên tâm về giá trị lâu dài của đồng tiền; xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh để người dân yên tâm gửi tiền; và một hệ thống thuế công bằng, hợp lý không đe doạ tịch thu tiết kiệm và của cải trong tương lai. 3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá Biện pháp điều chỉnh tỷ giá có tác dụng cải thiện cán cân vãng lai trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Theo phương pháp hệ số co giãn, phá giá đồng tiền chỉ có thể cải thiện được cán cân thanh toán của nước phá giá khi tổng hệ số co giãn nhu cầu hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu là lớn hơn 1 với giả định là một sự thay đổi trong tỷ giá dẫn đến một sự thay đổi tương ứng trong giá hàng xuất khẩu (tính bằng ngoại tệ) và giá hàng nhập khẩu (tính bằng nội tệ). Theo điều kiện này thì việc phá giá đồng nội tệ khó có thể cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. Thực tế cho thấy, các hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu và nhập khẩu cảu một quốc gia phụ thuộc vào cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Qua phân tích ở chương 2, chúng ta thấy rằng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường thế giới và giá cả do thị trường thế giới quyết định. Do đó, Việt Nam có giảm giá những mặt hàng này cũng không thể tăng được số lượng xuất khẩu và nếu tăng giá thì không xuất khẩu được. Còn những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thì chủ yếu là hàng gia công, nguyên liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu và có giá trị gia tăng thấp. Do đó nếu Việt Nam phá giá đồng nội tệ thì cũng không giảm được giá xuất khẩu đối với những mặt hàng này. Có thể nói, hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp và gần như không co giãn nên việc phá giá sẽ không làm tăng được doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam cũng vậy, hệ số co giãn nhu cầu nhập khẩu là rất thấp, thậm chí là không co giãn ở Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên rất cần nhập khẩu các máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên nhiên liệu (trong nước không sản xuất được). Đây cũng chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Do đó, việc phá giá đồng nội tệ cũng không thể giảm bớt được những chi phí nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy là việc phá giá đồng nội tệ ở Việt Nam hoàn toàn không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn, không đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng kinh tế, không giải quyết được thất nghiệp. Không những thế, phá giá đồng nội tệ còn làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng cao. Vì vậy, khi xem xét vấn đề phá giá đồng Việt nam, Chính phủ cần phải lưu ý một số vấn đề như: việc phá giá có thể làm tăng chi phí tính bằng tiền Việt Nam cho việc thanh toán những khoản nợ nước ngoài, ảnh hưởng không tốt đến quá trình công nghiệp hoá đất nước (do hạn chế nhập khẩu)... Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Chính phủ không nên phá giá đồng nội tệ nhưng cũng không có nghĩa là phải cố định tỷ giá hối đoái. Việc Chính phủ lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết về cơ bản là phù hợp với tình hình hiện nay. Tỷ giá sẽ được vận động linh hoạt dựa theo tỷ giá thực tế trên thị trường liên ngân hàng và trong một biên độ cho phép. Tuy nhiên, trong thực tế, áp lực lạm phát đang đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai lớn khiến cho nhiều người tin rằng đồng Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục mất giá. Chính phủ cần có những biện pháp kịp thời ổn định tỷ giá, ngăn không cho đồng Việt Nam giảm giá nhiều so với USD (giữ tỷ lệ mất giá trong một biên độ cho phép). Thêm vào đó, do đồng Việt Nam không phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi và Việt Nam chưa thực sự có thị trường ngoại hối nên việc xác định tỷ giá thực của đồng Việt Nam là rất khó. Chính vì vậy, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cần phải được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với “tỷ giá thực”. Ngoài ra, Chính phủ cần hoàn thiện hơn chính sách ngoại hối để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế vừa thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, kiều hối, đầu tư... nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. 3.2.5. Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá) Ngoài những biện pháp kiểm soát trực tiếp, để điều chỉnh cán cân thanh toán, các chính phủ còn có thể sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ liên quan đến cung tiền của NHTƯ của một nước và chính sách tài khoá liên quan đến những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế quan.Việc sử dụng hai chính sách này vẫn đảm bảo được cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô cho việc thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế, yêu cầu phải có thị trường tài chính và đặc biệt là phải tự do hoá về tài chính. Theo quan điểm của Mundell, trong điều kiện tự do hoá thương mại và tài chính với chế độ tỷ giá cố định, cân đối bên trong và bên ngoài có thể đạt được thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá hợp lý. Như vậy là chính sách tài khoá được phân cho mục tiêu cân đối bên trong và chính sách tiền tệ được phân cho mục tiêu cân đối bên ngoài (vì chính sách tiền tệ có lợi thế tương đối trong thực hiện cân đối bên ngoài và chính sách tài khoá có lợi thế tương đối trong thực hiện cân đối bên trong). Trên cơ sở đó, Mundell đã đưa ra một số gợi ý chính sách điều chỉnh như sau: Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài Trạng thái nền kinh tế Chính sách tiền tệ Chính sách tài khoá Thất nghiệp và thặng dư Lạm phát và thặng dư Lạm phát và thâm hụt Thất nghiệp và thâm hụt Mở rộng Mở rộng Thắt chặt Thắt chặt Mở rộng Thắt chặt Thắt chặt Mở rộng NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều chỉnh như: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... Chính phủ điều hành chính sách tài khoá thông qua biện pháp tăng hoặc giảm chi tiêu của chính phủ và thuế. Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng cung tiền bằng cách mua vào các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu tăng và mức lãi suất giảm; lãi suất giảm kích thích đầu tư tăng; đầu tư tăng làm tăng thu nhập quốc dân; thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu. Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm cho cán cân thanh toán xấu đi. Ngược lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là giảm cung tiền bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm và mức lãi suất tăng: lãi suất tăng kìm hãm đầu tư; đầu tư giảm làm giảm thu nhập quốc dân; thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu. Như vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho cán cân thanh toán được cải thiện. Còn khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng tức là tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trường mở, dẫn đến tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ .Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng cũng không hẳn làm cho cán cân thanh toán xấu đi. Do chính phủ bán trái phiếu ra nên giá trị trái phiếu giảm và lãi suất tăng; lãi suất tăng dẫn đến giảm đầu tư; điều này phần nào làm giảm đi hiệu ứng tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ; đồng thời lãi suất tăng sẽ kích thích luồng vốn chảy vào làm cho cán cân thanh toán được cải thiện. Tương tự, khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt cũng vậy, nó không hẳn làm cho cán cân thanh toán được cải thiện. Do việc khó xác định được chính xác ảnh hưởng của chính sách tài khoá lên cán cân thanh toán cho nên tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cụ thể mà các nước cần có sự kết hài hoà giữa các chính sách tài khoá và tiền tệ. Đối với tình hình Việt Nam hiện nay, các chính sách tiền tệ và tài khoá cần phải đảm bảo cả mục tiêu cân đối bên trong và mục tiêu cân đối bên ngoài. Do đó, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách cụ thể như sau: Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mở rộng tiền tệ.Việc tăng cung tiền sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua tăng dự trữ quốc tế (do cán cân thanh toán thặng dư) và tăng số nhân tiền bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kết hợp với giảm lãi suất để duy trì cung tiền bằng với cầu tiền. Cụ thể: + Tăng dự trữ quốc tế phù hợp với yêu cầu tăng nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời có tác dụng hạn chế việc tăng giá đồng Việt Nam khi thu hút vốn nước ngoài vào và hạn chế được tốc độ tăng lạm phát. + Giảm lãi suất để hạn chế thu hút vốn ngắn hạn và tăng vốn đầu tư trong nước. + Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giảm thuế đánh vào hệ thống ngân hàng, có tác dụng giảm lãi suất nội địa và giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi với lãi suất cho vay. Do đó, nó đảm bảo vừa tăng được đầu tư vừa khuyến khích được tiết kiệm trong nước. Chính sách tài khoá mở rộng hiện nay là: giảm thuế suất và mở rộng diện nộp thuế; tăng chi tiêu đầu tư và xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, đồng thời hạn chế chi tiêu thường xuyên. Thiếu hụt NSNN được bù đắp bằng cách Chính phủ bán công trái và trái phiếu kho bạc. Cụ thể: + Mở rộng diện thu thuế là cần thiết để tăng thu ngân sách vì Việt Nam còn nhiều nguồn thu bị bỏ qua như thu thuế, phí từ thị trường đất đai, bất động sản, thu nhập cá nhân... + Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc để thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu cao là không hợp lý làm triệt tiêu động lực của sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Việc giảm thuế này về dài hạn sẽ đưa lại nguồn thu lớn nhờ sản xuất được mở rộng. + Để phát triển kinh tế bền vững lâu dài, cần tăng chi cho đầu tư phát triển cở hạ tầng, giáo dục, xoá đói, y tế, môi trường... Đồng thời trong ngắn hạn đây cũng là một biện pháp làm tăng tổng cầu vầ giải quyết việc làm. + Bán công trái và trái phiếu kho bạc sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân làm tăng tiết kiệm tư nhân. Mặc dù tác động cải thiện cán cân vãng lai không rõ ràng nhưng chính sách tiền tệ và tài khoá lại có tác dụng cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô đảm bảo cho khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai để tránh không gây ra một cuộc khủng hoảng bên ngoài như chỉ số: tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng; tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa/GDP tăng, tỷ giá đồng nội tệ giảm phù hợp với tỷ giá thực... Mặt khác, chính phủ cần xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi xuất, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường, từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước hết là đối với những tài khoản vãng lai. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cường năng lực của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức, thể chế và cán bộ. Kết luận Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khoá luận đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: Hệ thống hoá những lý luận cơ bản của vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh. Đặc biệt, khoá luận làm rõ sự mất cân bằng cán cân thanh toán có liên quan đến mất cân bằng kinh tế vĩ mô và đưa ra những cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam. Khóa luận đã phân tích một cách hệ thống thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó có những nhận định và đánh giá khách quan về tình trạng cán cân thanh toán và các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, khoá luận đã đưa ra định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất một số biện pháp có tính khả thi điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trình bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. tài liệu tham khảo I. Tài liệu Tiếng Việt Hồ Xuân Phương, Giáo trình tài chính quốc tế, Học viện Tài chính Nguyễn Đình Tài, Cán cân thanh toán quốc tế, Tỷ giá hối đoái và Vấn đề kinh tế đối ngoại, NXB Giáo Dục 1994 Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục 1996 Đại học kinh tế Quốc dân, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê 2002 Đại học kinh tế Quốc dân, Tài chính quốc tế - Dành cho chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính kinh tế theo phương thức từ xa Học viện Ngân hàng, Giáo trình Thống kê tiền tệ, ngân hàng và cán cân thanh toán quốc tế Học viện Ngân hàng, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê 1999 Nghị định số 164/1999/NĐ - CP của Chính phủ về Quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày 16/11/1999. Tổng cục thống kê - Vụ tổng hợp và thông tin, Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, NXB Thống kê 2001 Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1999, 2000, 2001, 2002, NXB Thống kê Tổng cục thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hoá - International Merchandise Trade Viet Nam 2001, NXB Thống kê 2003 Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê 2001 Báo đầu tư chứng khoán Tạp chí ngân hàng số 5/2001 Thời báo kinh tế II. Tài liệu tiếng nước ngoài EADN Working Papers No.10 December 2001 ( EADN Regional Project on Indicatorsand Analyses of Vulnerabilities to Economic crises ( IMF, Balance of payments manual, Fifth edition 1993 IMF Country Report No.03/382 IMF Country Report No.03/380 IMF, International Financial Statistics Yearbook 2002 IMF, 1995 IMF, 1996 Kokko, 1997 III. Các trang web Phụ lục 1: Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003 (Triệu USD) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Cán cân vãng lai (Ngoại trừ chuyển tiền chính thức) Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Dịch vụ phi yếu tố (ròng) Các khoản thu Các khoản thanh toán Thu nhập đầu tư Các khoản thu Các khoản thanh toán Chuyển tiền (ròng) Chuyển tiền tư nhân Chuyển tiền chính thức Tài khoản vốn Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài Cổ phần Giải ngân các khoản vay Thanh toán các khoản vay FDI Các khoản vay trung và dài hạn (ròng) Các khoản giải ngân Dự kiến trả nợ gốc Vay ngắn hạn Sai sót thống kê Cán cân tổng thể Tài trợ Thay đổi tài trợ quốc tế ròng (- là tăng) Sử dụng tín dụng của Quĩ (ròng) Dự trữ ngoại tệ ròng khác Nợ quá hạn Giảm nợ Các chi tiêu ghi nhớ Tổng dự trữ chính thức, tính cả vàng (Tính theo tuần nhập khẩu) Tài khoản vãng lai/GDP (%) (Trừ chuyển khoản chính thức) Tốc độ tăng xuất khẩu (%) Tốc độ tăng nhập khẩu (%) Cán cân thương mại/GDP (%) Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) -259 -41 1731 1772 55 55 -411 28 439 138 138 121 120 -47 233 280 48 -4 -142 142 -156 3 -159 298 -3,17 31,1 6,1 -0,5 21,2 21,7 -123 -188 -63 2042 2105 179 450 271 -339 42 381 100 35 65 -59 220 -191 65 256 -88 132 -50 50 -282 -6 -276 332 -1,49 18,0 18,8 -0,76 24,7 25,5 -8 -72 -60 2475 2535 311 724 413 -382 43 425 123 59 64 271 260 222 38 0 52 487 435 -41 -198 65 -65 -261 0 -261 196 0 -0,08 21,2 20,4 -0,61 25,0 25,6 -1395 -1589 -1177 2985 4162 78 772 694 -560 30 590 264 70 194 352 832 594 238 0 -597 54 651 117 -13 -1056 1056 438 -39 477 -265 883 404 5,1 -10,6 -12,4 20,6 64,2 -8,94 22,7 31,6 -1197 -1329 -1190 4054 5244 19 1283 1264 -328 27 355 302 170 132 897 1048 454 594 0 -275 272 547 124 -109 -409 409 -117 175 -292 526 0 876 8,7 -7,34 -8,9 35,8 26,0 -7,3 24,9 32,2 -1876 -2029 -2345 5198 7543 159 2074 1915 -317 96 413 627 474 153 1765 1780 791 989 36 -290 443 733 311 -89 -200 200 -347 92 -439 547 1376 9,5 -8,99 -10,0 28,2 43,8 -11,24 24,9 36,2 -2431 -2581 -3143 7337 10480 -61 2709 2770 -427 140 567 1200 1050 150 2079 1812 891 921 55 98 772 674 224 54 -298 298 -293 178 -471 591 0 1797 8,9 -9,92 -11,0 41,1 38,9 -12,82 29,9 42,7 (Triệu USD) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Cán cân vãng lai (Ngoại trừ chuyển tiền chính thức) Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Dịch vụ phi yếu tố (ròng) Các khoản thu Các khoản thanh toán Thu nhập đầu tư Các khoản thu Các khoản thanh toán Chuyển tiền (ròng) Chuyển tiền tư nhân Chuyển tiền chính thức Tài khoản vốn Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài Cổ phần Giải ngân các khoản vay Thanh toán các khoản vay FDI Các khoản vay trung và dài hạn (ròng) Các khoản giải ngân Dự kiến trả nợ gốc Vay ngắn hạn Sai sót thống kê Cán cân tổng thể Tài trợ Thay đổi tài trợ quốc tế ròng (- là tăng) Sử dụng tín dụng của Quĩ (ròng) Dự trữ ngoại tệ ròng khác Nợ quá hạn Giảm nợ Các chi tiêu ghi nhớ Tổng dự trữ chính thức, tính cả vàng (Tính theo tuần nhập khẩu) Tài khoản vãng lai/GDP (%) (Trừ chuyển khoản chính thức) Tốc độ tăng xuất khẩu (%) Tốc độ tăng nhập khẩu (%) Cán cân thương mại/GDP (%) Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) -1664 -1839 -1315 9145 10460 -623 2530 3153 -611 136 747 885 710 175 1663 2074 1002 1072 174 375 1007 632 -612 -3 -4 4 -319 -54 -265 323 0 2085 10,4 -5,93 -7,2 24,6 -0,2 -4,69 32,6 37,3 -1070 -1242 -981 9365 10346 -539 2604 3143 -672 113 805 1122 950 172 215 800 240 560 372 431 1121 690 -644 328 -527 527 -15 -78 63 129 413 2098 10,4 -3,84 -4,9 2,4 -1,1 -3,52 33,6 37,2 1285 1154 1080 11540 10460 -547 2493 3040 -429 142 571 1181 1050 131 -334 700 301 399 603 605 1036 431 -1036 -183 768 -768 -1316 -26 -1290 548 0 2711 8,1 4,53 23,2 1,1 3,81 40,7 36,9 892 756 628 14308 13680 -615 2695 3310 -597 185 782 1476 1340 136 -772 800 320 480 601 729 1410 682 -1700 129 249 -249 -249 -9024 9024 3030 8,9 2,96 24 30,8 2,08 47,5 45,4 512 374 373 15292 14919 -586 2824 3410 -753 138 891 1478 1340 138 120 1000 600 400 827 637 1100 463 -690 -123 509 -509 -509 0 0 3387 8,3 1,56 6,9 9,1 1,14 46,7 45,5 -391 -522 -875 16706 17581 -648 2948 3596 -766 167 933 1898 1767 131 1801 1100 715 385 414 487 1077 590 628 -946 464 -464 -464 -14 54 68 -450 3692 7,5 -1,1 -1,5 9,2 17,8 -2,6 -1310 -1438 -2002 19884 21886 -602 3184 3786 -861 210 1071 2155 2027 128 2507 1200 780 420 442 979 1334 356 770 0 1197 -1197 -1197 -71 0 71 -1126 4600 8,5 -3,6 -3,9 19,0 24,5 -5,5 (Nguồn: SBV, IMF and outhors’ own estimates) Phụ lục 2: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Đơn vị: Triệu.... Quý Năm I. Cán cân vãng lai 1. Cán cân thương mại - Xuất khẩu (FOB) - Nhập khẩu (FOB) 2. Thu, chi từ dịch vụ (ròng) - Thu - Chi 3. Thu nhập - Thu nhập của người lao động - Thu nhập về đầu tư Trong đó: + Lãi đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) 4. Chuyển giao vãng lai một chiều - Chuyển giao khu vực Nhà nước - Chuyển giao khu vực tư nhân II. Cán cân vốn và tài chính 1. Chuyển giao vốn một chiều 2. Đầu tư trực tiếp (ròng) 3. Đầu tư vào giấy tờ có giá (ròng) 4. Tín dụng trung - dài hạn (ròng) - Giải ngân - Nợ gốc đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) 5. Tín dụng ngắn hạn (ròng) - Giải ngân - Nợ gốc đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) III. Lỗi và sai sót IV. Cán cân tổng thể V. Nguồn bù đắp 1.Thay đổi tài sản có ngoại tệ (ròng) - Thay đổi dự trữ (- tăng; + giảm) - Sử dụng vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (ròng) + Vay + Trả 2. Thay đổi nợ quá hạn 3. Các nguồn tài trợ khác (Nguồn : Nghị định 164/1999/NĐ - CP) Phụ lục 3: Các mối quan hệ kinh tế vĩ mô cơ sở Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Thu nhập ròng Chuyển giao ròng từ nước ngoài GNDI A Chênh lệch giữa thu nhập quốc dân khả dụng (GNDI) và hấp thụ (A) Tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán (CA) Chênh lệch tiết kiệm và đầu tư quốc gia (S-I) Tất cả các khoản mục bù đắp để cân bằng tài khoản vãng lai Thay đổi về tài sản ngoại tệ ròng của các tổ chức phi ngân hàng Thay đổi về tài sản ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng Chênh lệch S-I của khu vực tư nhân Chênh lệch S - I của khu vực chính phủ Trừ Cộng Cộng Cộng Phụ lục 4: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam 1990 - 2003 (%) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Các thị trường xuất khẩu ASEAN Nhật Bản và Hàn Quốc Trung quốc EU úc và Niu-di-lân USA và Canada Các thị trường còn lại Các thị trường nhập khẩu ASEAN Nhật Bản và Hàn Quốc Trung quốc EU úc và Niu-di-lân USA và Canada Các thị trường còn lại 100 14,5 15,27 0,32 7,12 0,32 0,15 62,32 100 19,64 8,08 0,17 9,69 0,39 0,02 62,01 100 25,13 36.92 0,92 5,72 0,25 0,02 31,04 100 34,74 13,27 0.79 12,47 0,47 0,15 38,11 100 22,32 35,93 3,7 9,29 0,83 0,10 27,82 100 37,52 17,73 1,25 9,76 0.,78 0,63 32,32 100 21,53 34,71 4,55 7,7 1,83 0,2 29,47 100 33,6 23,8 2,18 11,51 0,84 0,57 27,5 100 22,02 31,22 7,29 9,71 1,23 2,48 26,05 100 29,0 22,42 2,48 8,59 1,19 1,22 35,1 100 20,41 31,13 6,64 11,88 1,04 3,44 25,46 100 29,08 26,53 4,03 7,98 1,27 1,9 29,21 100 24,49 29,01 4,69 11,69 1,00 3,26 25,86 100 26,85 27,29 2,95 10,21 1,38 2,52 28,81 100 22,02 22,78 5,16 16,15 2,73 3,87 27,29 100 27,99 26,52 3,49 11,52 1,85 2,49 26,41 100 21,58 18,56 4,7 22,18 5,31 5,86 21,8 100 29,45 25,24 4,48 10,84 2,56 3,18 24,25 1999 2000 2001 2002 2003 Các thị trường xuất khẩu Nhật Bản Trung quốc úc Mỹ Singapo Đài Loan Đức Anh Pháp Hàn Quốc Các nước còn lại Các thị trường nhập khẩu Singapo Nhật Bản Đài Loan Hàn Quốc Trung quốc Thái Lan Hồng Kông Mỹ Malaixia Đức Các nước còn lại 100 15,5 6,6 7,0 4,4 7,6 5,9 5,7 3,6 3,0 2,8 37,9 100 16,0 13,8 13,3 12,7 5,7 4,8 4,3 2,8 2,5 2,3 21,7 100 17,8 10,6 8,8 5,0 6,0 5,2 5,0 3,3 2,6 2,4 33,3 100 17,5 15,0 12,0 11,2 9,0 5,2 3,8 2,3 2,5 1,9 19,6 100 16,7 9,4 6,9 7,1 6,9 5,4 4,8 3,4 3,1 2,7 33,6 100 15,3 13,5 12,4 11,6 9,9 4,9 3,3 2,5 2,9 2,4 21,3 100 15,0 9,0 8,0 15,0 6,0 5,0 4,0 3,0 3,0 3,0 29,0 100 11,8 12,1 10,6 12,7 12,2 5,4 4,0 2,0 3,5 3,0 22,7 100 14,0 9,0 7,0 20,0 5,0 4,0 0,0 4,0 2,0 0,0 35,0 100 (Nguồn: Số liệu 1990-1998 : SBV, IMF & outhors’ own estimates Số liệu 1999-2003 : Tổng cục thống kê) Mục lục Trang Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế 1.1. Cán cân thanh toán quốc tế 1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1 Nội dung cán cân thanh toán quốc tế 3 Cán cân vãng lai 3 Cán cân vốn và tài chính (loại trừ tài sản có dự trữ) 5 Khoản mục dự trữ chính thức 6 1.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế 7 1.2. Vấn đề thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 9 1.2.1. Khái niệm về mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (thặng dư và thâm hụt) 9 1.2.2. Phân tích mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế 11 1.2.2.1. Phân tích cán cân vãng lai 12 1.2.2.2. Phân tích cán cân vốn và tài chính 14 1.3. Các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 16 1.3.1. Cơ chế điều chỉnh tỷ giá 16 1.3.2. Cơ chế điều chỉnh thu nhập 20 1.3.3. Cơ chế điều chỉnh tiền tệ 25 Chương 2: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều Chỉnh tại việt nam 2.1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 28 2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 28 2.1.2. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 28 2.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 29 2.1.4. Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc biên lập cán cân thanh toán quốc tế 30 2.1.5. Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 31 2.2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam 32 2.2.1. Cán cân vãng lai 32 2.2.1.1. Cán cân thương mại 33 2.2.1.2. Hạng mục dịch vụ 39 2.2.1.3. Hạng mục thu nhập đầu tư 40 2.2.1.4. Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều 41 2.2.1.5. Thâm hụt cán cân vãng lai và chênh lệch giữa tiết kiệm - đầu tư ở Việt Nam 42 2.2.2. Cán cân vốn và tài chính 44 2.2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45 2.2.2.2. Các khoản vay nước ngoài và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay 47 2.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức (nguồn bù đắp) 49 Kết luận 49 Chương 3: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc Tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.1. Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 52 3.2. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 56 3.2.1. Các biện pháp kiểm soát trực tiếp 56 3.2.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu 56 3.2.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 58 3.2.1.3. Biện pháp thu hút chuyển tiền của người Việt Nam ở nước ngoài vào trong nước 61 3.2.2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 63 3.2.3. Biện pháp tăng tiết kiệm tư nhân 67 3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 68 3.2.5. Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) 70 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0263.doc
Tài liệu liên quan