LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN.
Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sự đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của khu vực Đông Nam Á trở thành một thể thống nhất, hơn nữa tạo điều kiện cho Đông Nam Á những thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường các quan hệ về kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hóa thể thao giữa các nước ASEAN. Không chỉ tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong nội khối ASEAN mà Việt Nam còn đảm nhiệm tốt vai trò là một nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và hiện nay còn có cả Úc. Tiếng nói của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về đổi mới cơ chế của ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, giải quyết xung đột và đóng góp tài chính.
Vậy có thể thấy rằng trong ASEAN thì vị trí quan trọng của Việt Nam là không thể bị phủ nhận. Hiện nay, không chỉ có ASEAN mà thế giới cũng đánh giá rất cao nhữfng đóng góp, thành tựu mà Việt Nam đã đạt được.
Năm 2010, một năm mà trong vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam lại tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của mình thông qua một loạt những hội nghị được tổ chức thành công. Chúng tôi lựa chọn năm 2010 như một bằng chứng rõ ràng nhất cho những tiến triển trong quan hệ Việt Nam – ASEAN. Hơn nữa, năm 2010 vừa đi qua, những thành công của ASEAN 2010 còn để lại rất nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng cả hiệp hội ASEAN và thế giới. Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, mà xu thế hiện nay của những quốc gia như Việt Nam là tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới , tham gia vào các thể chế, liên mình và tranh thủ tận dụng những thuận lợi từ việc đó.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra cho bài tiểu luận là “Sự thành công của hội nghị ASEAN 2010 đã tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam như thế nào?”.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài
“Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam”
Danh sách nhóm
Dương Thị Quỳnh Anh
Vũ Tú Linh
Trần Khánh Ly
Nguyễn Thủy Phương
Nguyễn Nhật Quang
(CT36A)
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN.
Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sự đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của khu vực Đông Nam Á trở thành một thể thống nhất, hơn nữa tạo điều kiện cho Đông Nam Á những thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường các quan hệ về kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hóa thể thao giữa các nước ASEAN. Không chỉ tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong nội khối ASEAN mà Việt Nam còn đảm nhiệm tốt vai trò là một nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và hiện nay còn có cả Úc. Tiếng nói của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về đổi mới cơ chế của ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, giải quyết xung đột và đóng góp tài chính.
Vậy có thể thấy rằng trong ASEAN thì vị trí quan trọng của Việt Nam là không thể bị phủ nhận. Hiện nay, không chỉ có ASEAN mà thế giới cũng đánh giá rất cao nhữfng đóng góp, thành tựu mà Việt Nam đã đạt được.
Năm 2010, một năm mà trong vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam lại tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của mình thông qua một loạt những hội nghị được tổ chức thành công. Chúng tôi lựa chọn năm 2010 như một bằng chứng rõ ràng nhất cho những tiến triển trong quan hệ Việt Nam – ASEAN. Hơn nữa, năm 2010 vừa đi qua, những thành công của ASEAN 2010 còn để lại rất nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng cả hiệp hội ASEAN và thế giới. Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, mà xu thế hiện nay của những quốc gia như Việt Nam là tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới , tham gia vào các thể chế, liên mình và tranh thủ tận dụng những thuận lợi từ việc đó.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra cho bài tiểu luận là “Sự thành công của hội nghị ASEAN 2010 đã tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam như thế nào?”.
Nội dung
Khái niệm
Từ xưa tới nay, hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều nhắm tới ba mục tiêu quan trọng: “An ninh, Phát triển và Ảnh hưởng”. Ba mục tiêu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Có thể nói chúng là bất biến, tuy nhiên phương pháp để đạt được những mục tiêu đó luôn thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc diễn biến của lịch sử.
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.”
Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Phương châm “An ninh – Phát triển – Ảnh hưởng” luôn là cái đích mà Ngoại giao Việt Nam hướng đến.
Trước hết, xét về khái niệm mục tiêu an ninh, có thể nói, mục tiêu đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là đặc biệt quan trọng, bởi vì trên thực tế, để giành được cũng như giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia không phải là điều đơn giản. Nhất là ngày nay, khi cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá, hệ thống giao thông và thông tin đã “vượt biên” thì dường như an ninh quốc gia theo cách hiểu cũ không còn đứng vững, mặc dù về hình thức, mỗi nước vẫn có chủ quyền và lãnh thổ riêng. Đó là thách thức của thời đại mới.
Thứ hai cần nhắc đến là mục tiêu phát triển. Trong bối cảnh làn sóng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng thì việc tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Lý do vì phát triển sẽ tạo cho quốc gia mối quan hệ quốc tể ổn định, tìm được nhiều đối tác và cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế.
Cuối cùng là mục tiêu ảnh hưởng hay nâng cao vị thế quốc gia. Có thể nói đây là mục tiêu mà hầu hết các quốc gia đều hướng đến để đạt được vị trí nhất định trên trường quốc tế. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu này tuỳ thuộc vào sức mạnh mọi mặt của mỗi quốc gia, và trên thực tế, không một quốc gia nào có đầy đủ những yếu tố cần thiết, vì vậy mục tiêu trên còn đặt ra cho các quốc gia nhiều thách thức và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn.
Trước thềm Hội nghị ASEAN 2010
Quan hệ Việt Nam-ASEAN trước thềm hội nghị:
Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã từng diễn ra rất phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của khu vực và quốc tế. Hai bên đã từng hầu như không có quan hệ với nhau như những năm 1960 khi cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam đang ở cao trào; hay đã có lúc “đối đầu” vì những sự kiện liên quan đến Campuchia vào những năm 80; rồi lại chuyển từ chính sách “đối đầu” sang “đối thoại” từ cuối 1980. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện đáng kể. Tháng 7 năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN, và ba năm sau đó đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995). Sự kiện này đã ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam cũng như trong quá trình phát triển của ASEAN.
Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bước sang một chương mới của hợp tác và phát triển. Việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng đánh dấu sự phát triển quan trọng khác của khu vực: Quá trình ASEAN mở rộng bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, cùng phấn đấu vì hoà bình và sự phồn vinh của khu vực, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, kỹ thuật ngày càng được đẩy mạnh.
Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt Nam và các nước ASEAN đều có điều kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những quy định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Việt Nam đã tham gia tích cực vào các khuôn khổ, diễn đàn và các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế, chính trị an ninh cũng như hợp tác chuyên ngành: hợp tác Á - Âu (ASEM - 1996); hợp tác ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN + 3 - 1997); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà nội năm 1998, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 34 và Hội nghị ARF-7 năm 1999, cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường, ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này... đưa ra các sáng kiến như Chương trình Hành động Hà nội, về phát triển các vùng nghèo dọc theo hành lang Đông, Tây... Trích bài báo “Quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN những năm qua (1995 - 2003)” (18/7/2003 10:20:00)
Sau ba năm trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 vào tháng 12/1998 tại Hà Nội. Thông qua chương trình hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 đã giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp Hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998. Tiếp đó, Việt Nam cũng đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 7/2000-7/2001, với kết quả ghi đậm dấu ấn Việt Nam là Tuyên bố Hà Nội về “Thu hẹp khoảng cách phát triển” được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (7/2001), thể hiện nỗ lực thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết khu vực, đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững của Hiệp hội. Trích bài báo “Chặng đường 15 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN” (28/07/2010)
Vai trò tích cực và sự đóng góp quan trọng của Việt Nam được thể hiện rõ trong quá trình hình thành ý tưởng, hoạch định chính sách, xây dựng và triển khai các văn kiện cơ bản của ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng như “Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II” năm 2003, “Chương trình hành động Vientiane” (VAP) năm 2004, “Hiến chương ASEAN” năm 2007, “Lộ trình xây dựng Cộng đồng” cùng với các “Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng, và Kế hoạch công tác IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển” năm 2009. Trong bốn lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội và quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng. Đó là kết quả của sự tham gia tích cực và chủ động của các Bộ, ngành liên quan, đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của ASEAN và thúc đẩy các sáng kiến giá trị.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trong những năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung ASEAN. Trích bài báo “15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Thay đổi cách nhìn của thế giới với Việt Nam” (28/07/2010)
Tuy là thành viên mới, nhưng Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển của Hiệp hội. Việt Nam đã ký “Hiệp ước xây dựng Đông Nam Á” thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đang tích cực vận động các cường quốc hạt nhân tham gia ký kết Nghị định thư của Hiệp ước để làm cho Hiệp ước thực sự có ý nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam góp tiếng nói của mình trong xây dựng “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” và hiện đang thúc đẩy sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”. Trích bài báo “Gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995” (18/10/2009)
Đặc biệt, Việt Nam có những đóng góp lớn trong lĩnh vực hợp tác phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách trong ASEAN với sáng kiến ra “Tuyên bố Hà Nội” về thu hẹp khoảng cách 7/2010 và nhiều dự án khác. Ngoài ra, Việt Nam đã đóng góp quan trong trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại như ASEAN+3 với nước Đông Bắc Á, ASEAN+1 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định vị thế và uy tín trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Các nước thành viên ASEAN và đối tác đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp hữu hiệu của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển Hiệp hội cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN. Với các vấn đề thảo luận đi sâu vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn liên kết khu vực và hợp tác ASEAN; đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài; thu hẹp khoảng cách, và giúp các nước thành viên mới phát triển... đã mở ra những hướng hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam - ASEAN trong những năm tới. Để chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, từ những năm trước, đặc biệt là năm chuyển giao 2009, Việt Nam đã đẩy mạnh sự tham gia ASEAN và để lại dấu ấn tốt đẹp bằng các hành động cụ thể như tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác nội khối và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài trên mọi lĩnh vực. Việc tham gia tích cực vào quá trình triển khai hiến chương và lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong năm 2009 cũng đã thể hiện rõ nét vai trò và trách nhiệm của Việt Nam, trở thành một trong những tiền đề cho việc chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2010.
Có thể nói, trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 2010, quan hệ bền chặt giữa Việt Nam - ASEAN đã đạt được những kết quả tốt đẹp to lớn, cùng với những kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra từ quá trình tham gia ASEAN 15 năm qua, nó sẽ là tiền đề thuận lợi để Việt Nam hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010 và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN trong tương lai.
Mục tiêu đề ra của Việt Nam
Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định trên chính trường thế giới. Với GDP 1500 tỷ USD năm 2008, nền kinh tế vượt qua cả Ấn Độ và kim ngạch thương mại đứng thứ 5 thế giới chỉ sau Mỹ, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản. Với những số liệu đáng kinh ngạc như vậy, ASEAN đang nhận được rất nhiều sự tôn trọng của công đồng quốc tế. Sự đóng góp của hiệp hội ASEAN ngày càng được các quốc gia và tổ chức ghi nhận. Không chỉ dừng lại ở đó, các cơ chế hợp tác của ASEAN cũng tỏ ra ngày càng hiệu quả và không ngừng được mở rộng như ASEAN+1, ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị cấo cao Đông Á, Diễn đàn khu vực – ARF,v.v… Hơn nữa, ASEAN cũng được mời tham dự các hội nghị Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20) ở London - Anh và Pitsburg - Mỹ. ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong khu vực và ngày càng tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò chủ tịch trong năm 2010. Trong năm làm chủ tịch ASEAN này, Việt Nam sẽ chủ trì một loạt các hội nghị quan trọng gồm hai hội nghị cấp cao ASEAN, các hội nghị cấp cao ASEAN với các bên đối thoại. Ngoài ra, còn gần mười hội nghị Bộ trưởng của bốn hội đồng ASEAN là Hội đồng điều phối và ba hội đồng về Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa – xã hội và hàng loạt hội nghị cấp thứ trưởng hoặc tương đương. Vậy thách thức đặt ra cho Việt Nam ở đây là phải phát huy được vai trò của toàn khối trong quan hệ với các cường quốc; tăng cường sự đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Khẳng định và nâng cao thêm vị thế của ASEAN trong khu vực cũng như trên thế giới trong năm làm Chủ tịch luân phiên ASEAN sẽ là một thành công vô cùng lớn của Việt Nam trong việc khẳng định vị trí của mình trong mắt cộng đồng ASEAN và thế giới.
Theo như ông Phạm Quang Vinh thì đường lối của Đảng và Nhà nước ta là: Độc lập, tự chủ , đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước. Đặc biệt với ASEAN, chúng ta chủ trương coi trọng hợp tác ASEAN – một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Đó là lợi ích chiến lược lâu dài của Việt Nam. Phỏng vấn ông Phạm Quang Vinh (Tỏa sang cùng ASEAN – báo Dân Việt – Tác giả: Thúy Đăng – ngày đăng: 02/02/2011)
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15, cũng đã nhấn mạnh rằng hợp tác ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam và Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Việt Nam sẽ quyết tâm và dành ưu tiên cao nhất để thực hiện thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2010. Trích bài báo “Trước thềm Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN” (Báo Vietnamplus điện tử - Tác giả: Thu Hằng – ngày đăng: 30/12/2009)
Vậy, mục tiêu mà Việt Nam đề ra trong năm 2010, quan trọng nhất là hoàn thành tốt năm Chủ tịch ASEAN. Chủ đề của năm 2010 là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam chú trọng thúc đẩy đoàn kết hợp tác ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN với các bên đối tác, qua đó hỗ trợ, quảng bá đất nước và con người Việt Nam, đề cao hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động có đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị hợp tác với tất cả các nước.
Hội nghị ASEAN và vị thế của Việt Nam
Quá trình tổ chức Hội nghị ASEAN 2010
Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010.
Với trọng tâm số một của nhiệm vụ đối ngoại 2010 là hoàn thành tốt năm chủ tịch ASEAN, Đảng và Nhà nước đã xác định dành quyết tâm cao và tập trung nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, thể hiện sự đóng góp tích cực và tạo dấu ấn Việt Nam trên tất cả các mặt nội dung, tuyên truyền, tổ chức, an ninh và an toàn. Chúng ta đã có những bước triển khai cụ thể đối với trọng tâm đối ngoại đó.
Chúng ta đã sớm khởi động công tác chuẩn bị ngay từ đầu năm 2009. Tháng 6/2009, Thủ tướng đã quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Chủ tịch và có sự tham gia của Lãnh đạo các bộ, ngành và nhiều địa phương, cùng bộ máy giúp việc gồm 5 Tiểu ban chuyên trách gồm: Nội dung, Văn hóa - Tuyên truyền, Lễ tân, An ninh - Y tế, Vật chất - Hậu cần và Ban Thư ký của Ủy ban quốc gia. Trong khuôn khổ lộ trình công tác của mình, Ủy ban quốc gia đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng các đề án tổng thể và các đề án - kịch bản chi tiết cho từng nhiệm vụ và công việc cụ thể. Chúng ta đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với một số nước ASEAN, cũng như đón một số đoàn ASEAN và các nước đối thoại đến trao đổi về các vấn đề sẽ phải xử lý trong năm làm Chủ tịch. Công tác chuẩn bị đã diễn ra theo đúng tiến độ và yêu cầu công việc, khẩn trương và hiệu quả. Các nước thành viên, cũng như Tổng thư ký ASEAN đều đánh giá cao và tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt trọng trách, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển năng động, bền vững của ASEAN. Trích bài báo “Thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010: Tích cực, Chủ động và Trách nhiệm” (Thứ Hai, 22/02/2010-10:39)
Để làm được và làm tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam phải thực hiện một lượng công việc khổng lồ cả về mặt tổ chức, hậu cần, nội dung và tiến hành rất nhiều các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại nhằm chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ của nước Chủ tịch.
Riêng về số lượng các Hội nghị quan trọng Việt Nam phải chủ trì và tổ chức đã lên tới hàng chục, trong đó đặc biệt nhất là hai Hội nghị cấp cao ASEAN và một loạt các Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ ASEAN + 1 (như ASEAN-Mỹ, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Nhật, ASEAN-Nga, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Úc-New Zealand, v.v.), ASEAN + 3, các Hội nghị Ngoại trưởng và các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành cũng như các Hội nghị Quan chức cấp cao của ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN + Đối tác.
Về nội dung, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam phải có trách nhiệm đề xuất và chủ trì xây dựng các chương trình nghị sự và chương trình làm việc của các hội nghị nói trên cũng như các văn kiện của ASEAN; điều phối các hoạt động của ASEAN; đồng thời, tham vấn và điều phối lập trường các nước trong việc xử lý những vấn đề khu vực và quốc tế; đại diện cho ASEAN tham dự các diễn đàn khu vực và quốc tế lớn có liên quan.
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà ASEAN đã đề ra, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã xác định một chương trình nghị sự với chủ đề là: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trong thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu năm 2010 và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức (AMM Retreat) tháng 1/2010 ở Đà Nẵng, Việt Nam đã nêu rõ các ưu tiên là tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, tăng cường hợp tác để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, triển khai thực hiện hiệu quả Hiến chương và các lộ trình, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, qua đó giữ vững vai trò và vị thế của ASEAN ở khu vực cũng như trên thế giới.
Trước hết, đối với việc thực hiện Hiến chương ASEAN, để đưa Hiến chương vào cuộc sống, hiện ASEAN vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là hoàn thiện tổ chức bộ máy mới và phương thức hoạt động cũng như hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan. Từ chỗ là một tổ chức liên kết lỏng lẻo và ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị, đến nay ASEAN đã chính thức có tư cách pháp nhân với Hiến chương ASEAN. Tuy nhiên, để tư cách pháp nhân này có giá trị trong thực tế cuộc sống, nhiều văn kiện pháp lý liên quan để cụ thể hoá Hiến chương và bảo đảm việc thực thi cần được hoàn tất. Đồng thời, bộ máy mới của ASEAN, nhất là các Hội đồng cấp Bộ trưởng và Ủy ban các Đại diện Thường trực về ASEAN, cần được củng cố và hoạt động một cách trôi chảy, có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy và điều phối mọi hoạt động hợp tác của ASEAN. Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền và Ủy ban về Quyền phụ nữ và trẻ em cũng cần hoạt động theo đúng các mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra. Phương thức hoạt động của ASEAN cần tiếp tục được cải tiến theo hướng giảm thiểu các thủ tục lễ tân – hình thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Cùng với việc thực hiện Hiến chương, ASEAN cũng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các Kế hoạch tổng thể về từng trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội cùng với kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.
Đối với việc xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, ASEAN sẽ ưu tiên thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể và các công cụ bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực. Đó là tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh, kể cả những vấn đề phức tạp, nhạy cảm để nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử chung trong quan hệ quốc tế, kể cả cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên như tranh chấp Biển Đông hay vấn đề hạt nhân trong khu vực.
Về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp theo mục tiêu và lộ trình đã đề ra và theo biểu đánh giá thực hiện AEC, tập trung tạo sự lưu chuyển tự do hơn về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động,…. Cùng với việc thực hiện các thỏa thuận đã đề ra, ASEAN sẽ tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN, nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ hơn về hạ tầng – giao thông và công nghệ thông tin, nhất là ở khu vực Tiểu vùng Mekong, từ đó sẽ mở rộng kết nối ra toàn khu vực Đông Á.
Về xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, với mục tiêu bao trùm là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ASEAN sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, tạo dựng ý thức cộng đồng, đối phó có hiệu quả với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh. ASEAN đã và sẽ tiếp tục tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong những lĩnh vực này, nhất là nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về quan hệ với các đối tác, mục tiêu bao trùm của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác khu vực liên kết sâu rộng hơn, nhưng không khép kín và vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Theo đó, ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các bên đối thoại thông qua các khuôn khổ ASEAN+1 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, EU, Mỹ, Canada và LHQ), nhất là đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình hành động triển khai các Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện và lâu dài cũng như tăng cường đối thoại ở Cấp cao và cấp Bộ trưởng với nhiều đối tác. ASEAN cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác Đông Á thông qua các khuôn khổ do Hiệp hội giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như APEC, ASEM, LHQ, WTO, G20, … Trích bài báo “Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN” (Thứ hai, 29 Tháng 3 2010)
Sự thành công của Hội nghị ASEAN 2010
Cùng với việc chủ trì tổ chức 15 Hội nghị Cấp cao, nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cuộc họp cấp quan chức cao cấp năm 2010, Việt Nam đã thực sự hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra và từ đó, nhận được sự đánh giá cao của các đối tác trong khu vực và bạn bè quốc tế trên thế giới. Nói cách khác, Hội nghị ASEAN năm 2010 đã kết thúc thành công và tốt đẹp, minh chứng cho những nỗ lực và quyết tâm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, các Bộ, ban, ngành và của mỗi người dân trong nước.
Nhìn lại các hoạt động trong năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần tăng cường đoàn kết và thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho các yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Trong bài phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17, Tổng thống Indonesia (Chủ tịch kế nhiệm của ASEAN năm 2011) đã nhận xét: “Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đã tạo đà mới cho ASEAN cả về đoàn kết, cũng như tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của khu vực”. Quả thực nhìn vào những gì ta đã làm được trong cả ba mặt trận ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, lời đánh giá của Tổng thống Indonesia không phải là lời khen ngợi mang tính chất ngoại giao thông thường. Đây chính là minh chứng cho những nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong suốt năm 2010 hoạt động sôi nổi, dẫn dắt khéo léo hàng loạt các cuộc họp cấp cao.
Ngài Komgrit Varakamin, đại diện lâm thời Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam, thì nhấn mạnh “Việt Nam thể hiện rất tốt trong việc thúc đẩy văn hóa thực thi trong ASEAN, cũng như nhấn mạnh tính thực tế và tầm nhìn lấy dân làm gốc trong hợp tác của ASEAN”. Theo ông, năm 2010, ASEAN rất vững mạnh và đã gặt hái nhiều kết quả tốt, hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác nội khối và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác đối thoại, nhiều biện pháp và tuyên bố nhằm đảm bảo việc thực hiện kịp thời và hiệu quả các chương trình và kế hoạch đã đồng thuận trong Hiến chương ASEAN đã được thông qua theo sáng kiến và dưới sự lãnh đạo của Việt Nam. Hơn thế nữa, trong vòng một năm, việc Việt Nam chủ trì thành công hai hội nghị cấp cao và 40 hội nghị liên quan, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước Đông Nam Á và 8 nước đối tác lớn của ASEAN được ngài đại sứ đánh giá là “một công việc phi thường”. Thái Lan đánh giá cao vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, cũng như sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ lớn lao đầy thử thách này. Trích bài báo “Việt Nam 2010 trong mắt bạn bè quốc tế” (03/1/2011 trên trang báo điện tử “Tổ Quốc”)
Về phía Singapore, ngài Simon Wong, đại sứ tại Việt Nam, khẳng định “Việt Nam đã thể hiện là đại diện có uy tín của ASEAN”. Có thể nhận thấy sự thán phục cũng như ấn tượng tốt đẹp của Singapore thông qua lời chúc của ngài đại sứ gửi tới Việt Nam : “Những kết quả đã đạt được của ASEAN trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch của Việt Nam bao gồm việc thông qua Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN và thỏa thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN về mở rộng Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)…Các nỗ lực của Việt Nam đã củng cố và nâng cao uy tín của Việt Nam, với tư cách là thành viên tích cực và đáng tin cậy của ASEAN, và được đánh giá rất cao, bởi Singapore và các nước thành viên khác.” Trích bài báo “Năm 2010, Việt Nam đã thành công trong vai trò Chủ tịch ASEAN” (30/1/2011 của báo điện tử “Đài phát thanh truyền hình Hà Nội”)
Đại sứ Philippines tại Việt Nam cũng đánh giá cao Việt Nam đã thể hiện xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Việc tham gia tích cực của Việt Nam và Philippines trong khu vực đã được mở rộng và làm sâu sắc thêm trong suốt năm 2010, đặc biệt là quan hệ song phương năng động trong việc thắt chặt tình đoàn kết và hợp tác của hai quốc gia. Trích bài báo “Năm 2010, Việt Nam đã thành công trong vai trò Chủ tịch ASEAN” (30/1/2011 của báo điện tử “Đài phát thanh truyền hình Hà Nội”)
Những lời nhận xét mang tính xây dựng và đánh giá khách quan này của các quốc gia trong khối ASEAN chính là phần thưởng xứng đáng cũng như dẫn chứng rõ ràng nhất cho những gì mà Việt Nam đã làm được trong suốt một năm hoạt động ngoại giao sôi nổi vừa qua. Lần tổ chức công phu và chuẩn bị kĩ càng của Việt Nam đã cho thấy những bước tiến mới và bộc lộ những nội lực tiềm tàng của đất nước về kinh tế, chính trị và ngoại giao để sánh kịp với các nước phát triển trong Cộng đồng ASEAN.
Với chủ đề "Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động", chúng ta không chỉ chủ trì thành công các hội nghị trong khu vực, mà quan trọng hơn nữa là dẫn dắt khéo léo và đạt kết quả tốt các cuộc họp mở rộng ra bên ngoài khu vực. Lần đầu tiên, chỉ trong một năm, ASEAN tổ chức Hội nghị cấp cao với hầu hết các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Newzealand, Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Cùng với việc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Nhật Bản, quan hệ với Hàn Quốc, Hoa Kỳ cũng được nâng thành đối tác toàn diện với nhiều chương trình hành động, hợp tác mới toàn diện hơn. Sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Nga Medvedev và Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton với tư cách là khách mời đặc biệt của Hội nghị cấp cao Đông Á thực sự là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử các hội nghị cấp cao của ASEAN. Đây chính là một trong những thành công quan trọng nhất của nước chủ nhà Việt Nam trong tổ chức Hội nghị ASEAN năm 2010, góp phần hoàn thiện quá trình gia nhập thành viên của hai quốc gia này vào năm nay. Điều này sẽ giúp cân bằng tầm ảnh hưởng và thế lực ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc đối với khu vực.
Nhiều quan chức nước ngoài và giới chức ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam cũng đánh giá khá cao những gì Việt Nam đã làm trong năm giữ cương vị Chủ tịch ASEAN. Trong cuộc gặp mặt báo giới trưa 19/11/2010, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Suk-hwan một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã làm rất tốt vai trò đầu tàu của mình với Hội nghị cấp cao ASEAN 17, Hội nghị Đông Á và các hội nghị có liên quan. Trích bài báo “Vị thế Việt Nam” (14/2/2010 trên trang báo điện tử “VOVNews”)
Những đề xuất của Việt Nam trong hội nghị đều được các quốc gia thành viên và đối tác ủng hộ. Tham dự với tư cách khách mời tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul (Hàn Quốc), đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc khi đưa ra những ý tưởng nhằm củng cố và thắt chặt hơn quan hệ giữa ASEAN và các nước thành viên ASEAN. Việt Nam đã thực sự trở thành cầu nối hữu nghị quan trọng của ASEAN với thế giới.
Về phía Liên Hợp Quốc, tổng Thư ký Ban Ki-moon chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các hội nghị thượng đỉnh liên quan, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trích bài báo “Hoạt động của Tổng Thư ký Ban Ki-moon tại Việt Nam” (29/1/2010 trên trang điện tử “VOVNews”)
Tóm lại, Việt Nam không chỉ dừng ở việc điều hành Hội nghị ASEAN 2010 kết thúc mỹ mãn mà còn đạt được những kết quả nhất định về ngoại giao – kinh tế - văn hóa.
Vị thế của Việt Nam
Dựa trên những mục tiêu đối ngoại đã đề ra cho năm làm chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã nỗ lực triển khai, thực hiện những mục tiêu đó bằng cách cố gắng hoàn thành tốt cương vị chủ tịch, mà kết quả chính là sự thành công rực rỡ của Hội Nghị ASEAN 2010. Qua thành công của Hội Nghị lần này, nhận định chung của công luận thế giới cũng như trong nước đó là Việt Nam đã một bước nữa khẳng định được vị thế của mình, không chỉ trong nội bộ khu vực Đông Nam Á mà còn trên trường quốc tế.
Trước hết, đó là thành công trong việc khẳng định vị thế Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Gia nhập ASEAN được 15 năm, năm 2010 là năm đầu tiên (sau khi ASEAN chính thức có Hiến Chương) đến lượt Việt Nam nắm giữ cương vị chủ tịch. Đây tuy là nhiệm vụ luân phiên mà nước nào cũng phải đảm nhận theo nhiệm kì nhưng đối với Việt Nam mà nói, đây chính là cơ hội để chúng ta có thể nâng tầm tiếng nói của nước nhà trong nội khối. Xác định rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ đối ngoại năm 2010 như vậy, chúng ta đã tích cực, chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong từng cuộc họp, hội nghị cấp cao trong năm để ghi lại dấu ấn Việt Nam trong từng sự kiện. Đó chính là sự khẳng định cũng như đóng dấu hình ảnh đất nước mình trong mắt đối tác trong và ngoài khu vực cũng như trong lòng bạn bè quốc tế. Dấu ấn đậm nhất của Việt Nam là những sáng kiến có giá trị cao trong nhiều vấn đề khu vực quan trọng, góp phần tạo chuyển biến về chất trong tiến trình xây dựng và nâng cao vị thế cộng đồng ASEAN. Tiếng nói của Việt Nam đã được cất lên trong ASEAN, ý kiến của chúng ta đã được bè bạn Đông Nam Á nghe và ngẫm, nếu so với 15 trước, khi chúng ta mới chỉ bước đầu hội nhập trong muôn vàn khó khăn của những nghi kỵ, hiểu lầm trong quá khứ thì 2010 quả thật là một thành công rực rỡ trong việc khẳng định chính mình. Cũng thêm vào đó là sự khẳng định vị trí quan trọng của ASEAN trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện tại và sẽ càng phát triển trong tương lai như trong chính bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Thông điệp nhân kết thúc năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010: “Kết quả năm Chủ tịch ASEAN 2010 nói riêng và quá trình 15 năm tham gia ASEAN nói chung một lần nữa khẳng định tầm quan trọng chiến lược và lợi ích lâu dài của Việt Nam khi tham gia ASEAN, một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của chúng ta.” Trích bài báo “Việt Nam hoàn thành tốt cương vị chủ tịch ASEAN” – Vnexpress (Thứ sáu, 31/12/2010, 16:12 GMT+7)
Bên cạnh khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực, chúng ta còn hướng đến nâng cao tiếng nói của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng trên thế giới. Chúng ta là một thực thể trong khối Hiệp hội các nước Đông Nam Á nên việc chúng ta nỗ lực giúp tiếng nói ASEAN ngày càng có trọng lượng trên chính trường quốc tế tất yếu cũng chính là hành động giúp chính chúng ta đứng vững trong đời sống chính trị quốc tế hiện đại này. Đó là nhận định sáng suốt và khéo léo của ta để đưa ra quyết sách chúng ta sẽ tổ chức những gì và tổ chức như thế nào các hoạt động trong năm chủ tịch này để làm sao ASEAN ngày càng có chỗ đứng hơn, ngày càng trở thành đối tác tin cậy, chiến lược hơn của các nước lớn cũng như các khu vực trọng điểm khác. Và có thể nói rằng chúng ta đã thành công trong nhiệm vụ lần này. Lần đầu tiên, chỉ trong một năm, ASEAN đã tổ chức Hội nghị cấp cao với hầu hết các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, New Zealand và Liên Hợp Quốc. Lần đầu tiên, ASEAN được đánh giá cao trong các cuộc họp bàn về các vấn đề nóng trên thế giới và khu vực như vấn đề Biển Đông, vấn đề Bán đảo Triều Tiên. Điều này chứng tỏ rằng ASEAN đang bước trên con đường trở thành một tổ chức đóng góp lớn vào tiến trình hòa bình và ổn định thế giới chứ không đơn thuần chỉ là một tổ chức tương trợ giữa các thành viên với nhau trong khu vực. Thông qua ASEAN, Việt Nam đã nêu lên được nhận định của mình về các vấn đề nóng của khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Bằng con đường này, chúng ta đã ghi lại nhận định của mình trong suy nghĩ của các nước khác, để thể hiện rằng Việt Nam chúng tôi là một thực thể mong muốn được đóng góp, và có quyền có một chỗ đứng trong đời sống quốc tế.
Ngoài việc thông qua vị thế của ASEAN trên thế giới, chúng ta cũng đã thu được những thành công về mục tiêu ảnh hưởng của riêng mình. Trong vai trò chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã lần đầu tiên được mời tham dự chính thức Hội Nghị thượng đỉnh G20, Hội nghị Cấp cao của Liên Hợp Quốc về việc thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân. Rõ ràng là chúng ta đã khiến bạn bè quốc tế phải có một cái nhìn khác về mình. Xin trích tại đây bình luận của lão làng Kavi Chongkittavorn trên báo The Nation (Thái Lan) số ra ngày thứ Hai 1/11/2010: “Khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có quyền tự hào và nhìn lại một năm qua với sự thỏa mãn sâu sắc về những thành quả và sự hứng thú mà họ đã tạo ra được thông qua những động thái ngoại giao hết sức khéo léo”. Cũng trong bài bình luận “Sự lãnh đạo ASEAN của Việt Nam cung cấp bài học cho mọi người”, ông Kavi đã nêu ra 5 bài học lớn: “1- Khẳng định Việt Nam đã thành công trong việc nâng cao vị thế của chính mình như là một cường quốc kinh tế mới của khối; 2- Nâng cao được uy tín trong việc ứng phó với những đòi hỏi của Trung Quốc xung quanh cuộc tranh chấp trên Biển Đông; 3- Tổ chức thành công hội nghị đầu tiên các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+); 4- Lập một kỷ lục mới trong lịch sử ASEAN: tổ chức thành công 14 hội nghị cấp cao chỉ trong 60 tiếng đồng hồ và khéo léo dẫn dắt ASEAN không sa vào cuộc tranh luận về khủng hoảng chính trị ở Myanmar để tập trung nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông; 5- Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN - một cột mốc mới trong sự hợp tác của toàn khối.” Trích bài báo “Rồng nhỏ khẳng định vị thế” – Báo điện tử Công thương (7:18:00 1/1/2011 – Đắc Hanh)
Chính những nhận định của bạn bè quốc tế đã cho thấy được sự khẳng định tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chúng ta nắm rõ được rằng, trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến một Trái Đất hòa bình, các quốc gia chung sống thân thiện và đoàn kết thì trong số ba mục tiêu an ninh, phát triển và ảnh hưởng của đối ngoại, mục tiêu phát triển và ảnh hưởng hiện đang nằm trên phần cán cân nghiêng hơn. Hòa vào theo cùng xu hướng của thời cuộc, Việt Nam chúng ta đã không bỏ năm Chủ tịch ASEAN 2010 để phát huy ảnh hưởng của mình. Bên cạnh những hoạt động tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN, chúng ta đã khéo léo phát triển và củng cố quan hệ song phương với các nước lớn. Vào cuối tháng 10, hàng loạt các nguyên thủ, các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đã nhộn nhịp đến Việt Nam vừa để thăm chính thức Việt Nam vừa để tham dự các Hội nghị cấp cao ASEAN trong đó có Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Thủ tướng đã đến Hà Nội mang theo thông điệp, sự phát triển ổn định và bền vững trong quan hệ song phương Việt - Trung là vô cùng quan trọng đối với cả hai bên cũng như khu vực. Cũng trong tháng 10, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Medvedev đã khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược chính của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 31 - 10, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã đến thăm chính thức Việt Nam, sau khi dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 13 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Hà Nội. Trích bài báo “Năm 2010, vị thế Việt Nam ngày càng được khẳng định” – Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh điện tử (Thứ tư, 02/02/2011 18:21)
Và cũng trong năm 2010, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hillary Clinton đã có hai cuộc viếng thăm Việt Nam và tham dự các Hội nghị với ASEAN. Theo phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun, ông nhận định rằng: “Washington đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam và khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong khu vực” và đề cầp đến hai chuyến thăm của bà Hillary Clinton, ông nói: “Đó là chuyến công du quan trọng và cả bất thường nữa. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ đánh giá cao mối bang giao với Việt Nam, cũng như mong mỏi cải thiện quan hệ của Chính phủ hai phía”. Trích bài báo “Giới chức Hoa Kỳ: “Việt Nam đóng vai trò quan trọng ở châu Á”” – VOA news (Thứ hai, 27 tháng 12 năm 2010)
Thông qua tăng cường và củng cố quan hệ với các nước lớn, Việt Nam sẽ càng có điểm tựa để nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trên chính trường quốc tế. Đây là sự sáng tạo và khéo léo của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong năm 2010.
Tóm lại, thành công của Hội Nghị ASEAN 2010 không chỉ là thành công của chung Hiệp Hội các nước Đông Nam Á mà còn là thành công của riêng Việt Nam, đặc biệt là trong mục tiêu khẳng định vị thế và ảnh hưởng của mình. Nhìn lại năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, ông Phạm Quang Vinh phát biểu: “Vị thế của Việt Nam rõ ràng đã càng được nâng cao thêm qua năm Chủ tịch ASEAN. Hàng loạt sự kiện trong suốt năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè khu vực và quốc tế về một Chủ tịch ASEAN chủ động, tích cực, trách nhiệm và rất tin cậy.”. Trích bài báo “Tỏa sáng cùng ASEAN 2010” – tus.com.vn ( ngày 11 tháng 1 năm 2011)
Việt Nam đã tổ chức thành công Hội Nghị ASEAN 2010, đã hoàn thành tốt vai trò của nước chủ tịch và cũng đã thực hiện thành công nhiệm vụ đối ngoại đề ra cho năm 2010. Đây là một thành tựu đáng tự hào của Ngoại Giao Việt Nam trên con đường phát triển.
Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam năm 2010
Tổng kết lại năm chủ tịch 2010, bên cạnh việc nước ta đã thành công về mặt tổ chức chuyên nghiệp và có trách nhiệm các Hội nghị ASEAN 2010, đối với Việt Nam mà nói, chúng ta đã có một thành công đáng kể trong công tác hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Giữ vững tinh thần coi ASEAN là đối tác quan trọng và lâu dài, chúng ta đã đưa ra chính sách đối ngoại trong năm chủ tịch này là nhằm thể hiện thiện chí, sự tích cực đóng góp của Việt Nam trong khu vực, qua đó tạo niềm tin đối với các nước trong khu vực.
Chúng ta cũng đề cao việc nắm bắt cơ hội làm chủ tịch ASEAN để nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Bám sát tinh thần này, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại năm nay làm sao để đạt được kết quả cao nhất có thể. Và thực tế đã chứng minh rằng Việt Nam đã thành công trong công tác đối ngoại 2010.
Sau thành công năm chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã thể hiện rõ được vai trò không kém quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đã gây dựng được niềm tin trong lòng bạn bè cũng như các đối tác quốc tế khi chính thức được tham gia Hội nghị G20 và tham gia vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta còn thắt chặt được mối quan hệ với các nước lớn mà sẽ trở thành điểm tựa đòn bẩy để nước ta ngày càng phát triển hơn trên mọi mặt.
Năm 2010 đã qua đi với nhiều thành công và niềm vui cho những nhà ngoại giao Việt Nam. Điều này vừa ghi thêm thành tựu và nền ngoại giao nước nhà nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức ngoại giao mới trong những năm tiếp theo để phát triển đầy đủ ba mục tiêu ngoại giao an ninh – phát triển - ảnh hưởng, đặc biệt là mục tiêu ảnh hưởng, phát triển vị thế.
Câu hỏi đề xuất
Sau hai Hội nghị Thượng đỉnh 16, 17 cùng các cuộc họp cấp cao liên quan được tổ chức thành công tốt đẹp tại Việt Nam, một câu hỏi được đặt ra “Liệu có phải Việt Nam đang dệt lên câu chuyện thần kỳ cho chính mình”? Hay nói cách khác, phải chăng đã đến lúc Việt Nam nên nắm lấy vai trò lãnh đạo trong ASEAN, vị trí mà trước đây nhiều người cho rằng là thuộc về Indonesia?
Trước hết nhìn vào thực tế khu vực, Indonesia với những bất ổn về chính trị cũng như thiên tai, hay Thái Lan luôn bị đe dọa bởi một “cuộc nội chiến” trong tương lai thì vị trí lãnh đạo ASEAN không thể thuộc về những quốc gia này. Còn xét về tiềm lực đất nước với nền kinh tế khá vượt trội và nền chính trị ổn định, đây chính là thời điểm chín muồi để Việt Nam bước lên bậc thang mới, đóng vai trò là đầu tàu chèo lái con tàu ASEAN tiến lên phía trước. Trong xu hướng phát triển là khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam nên theo đuổi chính sách này lâu dài thông qua ảnh hưởng về văn hóa, chính trị hay thậm chí là kinh tế để đảm bảo cho sự trường tồn và thịnh vượng của quốc gia nói riêng và khu vực nói chung. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta cần có một kế hoạch “dài hơi”, đầu tư kỹ càng với một tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi thách thức từ bên ngoài, điều này đặc biệt khó khăn khi quốc gia láng giềng của ta là Trung Quốc đang không ngừng vươn lên, mở rộng sự ảnh hưởng ra bên ngoài lãnh thổ.
Theo giáo sư Joseph Nye, nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của Mỹ, ngoài “quyền lực cứng” (quân sự), sức mạnh của một quốc gia thể hiện sâu sắc và sâu rộng nhất chính là “quyền lực mềm” (ngoại giao). Theo ông, thì “quyền lực mềm” sẽ cho kết quả trong thời gian lâu hơn nhưng vững chắc hơn điển hình như Trung Quốc, giờ đây đã vượt xa Nhật Bản, vươn lên mạnh mẽ thành quốc gia đứng thứ hai thế giới.
Như giáo sư J.Nye đã nói “sức mạnh mềm” của một quốc gia dựa vào ba yếu tố cơ bản: văn hóa đủ sức hấp dẫn thu hút nước khác; chính sách ngoại giao có được xem là nước có ảnh hưởng lớn trong chính sách hay không; và giá trị chính trị văn hóa của nước đó ở trong nước và bên ngoài. Trích bài báo “Đánh giá của giáo sư Joseph Nye về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng định ASEAN 16” (trang web biendong.net)
Trong các cuộc họp cấp cao diễn ra liên tục suốt năm 2010, Việt Nam đã luôn thể hiện được vai trò chủ trì, lãnh đạo của mình, đặc biệt là trong các vấn đề quốc tế, tạo sự đồng thuận của tất cả các đối tác tham gia. Một trong những ví dụ điển hình chính là Việt Nam đã nỗ lực và thành công trong việc tạo ra sự nhất trí của tất cả các thành viên ASEAN trong vấn đề quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông. Chúng ta đã thuyết phục thành công bạn bè quốc tế ủng hộ quan điểm của ta trong vấn đề Biển Đông.
Những quyết định của ASEAN trong các vấn đề hợp tác hay phát triển đều quyết định “số mệnh của Việt Nam” và ảnh hưởng đến Việt nam sau này. Vì vậy, chúng ta nên tranh thủ sự thành công của Hội nghị ASEAN năm 2010 để tiến tới mở rộng “sức mạnh mềm” trong khu vực. Đây chính là khởi đầu thuận lợi cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tương lai.
Kết luận:
Nhìn lại chặng đường Việt Nam gia nhập và hoạt động với tư cách là một thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, có thể nói, Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định, và thúc đẩy phát triển của Hiệp hội; là bộ phận không thế tách rời, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung ASEAN. Năm 2010 là năm bản lề quan trọng đối với ASEAN, đánh dấu năm năm hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (2010-2015) và một năm triển khai Hiến chương ASEAN. Đối với Việt Nam, năm nay cũng đánh dấu 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN và kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Nga, 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và EU. Đây cũng là năm cả nước hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Do đó, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 vừa là vinh dự, vừa đặt ra những trọng trách to lớn cho Việt Nam. Với sự chu đáo và chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức Hội nghị, sự chỉ đạo sáng suốt, sát sao và kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; tổng hòa nỗ lực đóng góp của tất cả các bộ/ngành và địa phương, các cơ quan của Quốc hội và các địa phương đăng cai tổ chức các hội nghị, có thể khẳng định, Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị cấp cao liên quan đã rất thành công. Đây là đợt hoạt động đỉnh cao, cả về cường độ hoạt động và các quyết sách quan trọng được thông qua. Chúng ta đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2010 với dấu ấn đậm nét Việt Nam và nhận được sự đánh giá cao trong mắt bạn bè quốc tế. Thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010 đánh dấu một bước phát triển mới đầy ý nghĩa của Việt Nam trên bước đường hội nhập khu vực và quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp tích cực của Việt Nam cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của chúng ta coi trọng ASEAN cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn nỗ lực hết mình vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn. Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các cấp cao liên quan vừa qua, đỉnh cao của năm Chủ tịch, đã đánh dấu mốc thành công có ý nghĩa to lớn trước khi khép lại năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN - thể hiện rõ dấu ấn Việt Nam và vị thế Việt Nam, được bạn bè khu vực và quốc tế đánh giá rất cao. Khép lại một năm với đầy ắp các sự kiện dồn dập và sôi động cũng như những thành tựu to lớn của ASEAN, chúng ta càng có thêm cơ sở vững chắc để tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và thịnh vượng vào 2015 cũng như vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_cong_cua_nam_chu_tich_asean_2010_va_vi_the_cua_viet_nam_nhom_nguyen_nhat_quang_lop_a_3856.doc