Kế toán cũng sử dụng các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ xuất kho thành phẩm là " Phiếu nhập kho" hay " Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho" để phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên các sổ chi tiết và bảng kê. Tuy nhiên,trong quá trình ghi chép kế toán chỉ phản ánh theo số lượng mà không có chỉ tiêu giá trị. Từ đó, tài khoản tổng hợp được dùng để phản ánh tình hình nhập,xuất thành phẩm trong kỳ hoàn toàn không có số phát sinh.
Đến cuối kỳ, sau khi đã tính được giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ và kiểm kê số lượng sản phẩm tồn kho cuôí kỳ, kế toán mới tính giá thành thực tế sản phẩm trong kỳ và ghi vào tài khoản tổng hợp
68 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên Có: - Giá trị sản phẩm hàng hoá đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Giá trị hàng gửi bán bị từ chối trả lại .
Dư Nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
TK 511: Doanh thu bán hàng: Dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế của DN và các khoản giảm doanh thu, từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
TK 511 có kết cấu:
Bên Nợ:
- Số thuế phải nộp tính trên doanh thu số bán trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bánbị trả lại
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:
- Tổng số doanh thu bán hàng thực tế của DN trong kỳ.
TK511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 4 tiểu khoản.
- TK 511.1: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 511.2: Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 511.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 511.4: Doanh thu trợ cấp trợ giá
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ: TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty, ngoài ra TK này còn sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như: sử dụng sản phẩm, hàng hoá , dịch vụ vào hoạt động SXKD hay trả lương, thưởng cho công nhân viên chức.
TK 512: được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
- TK 512.1: Doanh thu bán hàng hoá
- TK 512.2: Doanh thu bán sản phẩm.
- TK 512.3: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tk 512 có kết cấu
Bên nợ: -số thuế phải nộptính trên doanh số bán trong kỳ
-giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại
-Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kinh doanh
Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ
TK 531: Hàng bán bị trả lại: Dùng để tính toán doanh thu thuần.TK này có kết cấu
Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại.
TK 531 Cuối kỳ không có số dư.
TK532: Giảm giá hàng bán: Dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồmcác khoản bớt giá , giảm giá đặc biệt do những nguyên nhân thuộc về người bán .
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán.
TK 532 Cuối kỳ không có số dư
TK 632: Giá vốn hàng bán
- TK này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm hay giá thành thực tế của lao vụ. TK này có kết cấu
Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm lao vụ , dịch vụ đã cung cấp( đã được coi là tiêu thụ trong kỳ)
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
TK632 Cuối kỳ không có số dư
Ngoài các TK trên trong quá trình hạch toán tiêu thụ kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như Tk131,111,112,333
II. Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Hoá chất mỏ
1. Tình hình công tác quản lý thành phẩm tiêu thụ.
Quản lý thành phẩm tiêu thụ là yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Trong điều kiện như hiện nay, nền sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển trên cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ xã hội. Sản phẩm tiêu thụ nhiều lợi nhuận đem lại cao.
Tất cả sản phẩm sản xuất ra đều được trung tâm Vật liệu nổ của công ty kiểm tra đánh giá chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Tất cả sản phẩm này đều phải đảm bảo các thông số kỹ thuật mà nhà nước đã quy định về thành phần lý hoá và độ ẩm của sản phẩm sản xuất ra.
Tổ chức các việc bảo quản trong kho cũng như đang trên đường vận chuyển phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại nhằm hạn chế hao hụt và mất mát hư hỏng không đáng xảy ra trong quá trình vận chuyển bảo quản.
Phân loại và đánh giá thành phẩm.
+ Phân loại thành phẩm.
Trong các doang nghiệp sản xuất, bao gồm nhiều loại khác nhau và nội dung kinh tế , công dụng và tính năng lý hoá học khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng thứ, từng loại phục vụ cho kế toán quản trị nên nhất thiết phải tiến hành phân loại thành phẩm
Do đặc thù riêng việc sản xuất và chế tạo thuốc nổ thành phẩm bao gồm:
Thuốc AH1: Dùng cho các mỏ hầm lò có nhiều khí mêtan
Thuốc ZECNÔ: Dùng cho mỏ hầm lò
Thuốc ANFO thường và ANFO chịu nước dùng cho mỏ khai thác lộ thiên
Việc quản lý thành phẩm thuốc nổ đòi hỏi về mặt số lượng của từng loại và có sự phối hợp quản lý của các bên: kế toán, thủ kho, bảo vệ, kỹ thuật của phân xưởng sản xuất cũng như của xí nghiệp.
+ Đánh giá thành phẩm
Căn cứ theo từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất ra và tất cả các sản xuất đều phải theo quy trình riên biệt và mỗi lô hàng nhất định đều được công ty cho kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm., đánh giá thành phẩm
* - Giá thực tế nhập kho: Hàng ngày khi nhập kho thành phẩm chỉ tiến hành ghi theo sốlượng trong đó từng loại thuốc nổ được tách riêng. Cuối kỳ phòng kế toán tập hợp những chi phí sản phẩm cho từng loại thuốc nổ để tổng hợp nên tổng giá thành sau đó chia ngược lại cho số lượng thuốc sản xuất ra đó là giá thành đơn vị thực tế cho từng loại thuốc nổ
* - Giá thực tế nhập khẩu: Giá thực tế xuất khẩu thành phẩm của công ty Hoá chất mỏ được tính theo giá thực tế đích danh và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hạch toán hàng tồn kho khi xuất khẩu sẽ căn cứ vào giá trị ghi trên hoá đơn để ghi
- Các khách hàng truyền thống của công ty là các mỏ sản xuất và khi thác than, và các công ty sản xuất VLXD như: sản xuất đá và Xi Măng làm đường và một số các doang nghiệp được nhà nước cho phép sử dụng VLN
a. Phương thức bán hàng tại công ty HCM
Hàng vật liệu nổ là mặt hành đặc biệt, nhà nước thống nhất quản lý về các thủ tục hành chính, hành được bán ra theo địa chỉ của người tiêu dùng. Nhữnh địa chỉ tiêu thụ này phải được phép của UBND Tỉnh các dịa phương cấp giấy phép mới được mua và vận chuyển hàng đi trên đường. Giá bán các mặt hàng phải được phép vận chuyển của các cơ quan phòng cháy. Các địa phương cấp giáy phép mới được mua và vận chuyển hàng đi trên đường. Giá bán các mặt hàng phải được uỷ ban vật giá Nhà nước duyệt từng tháng. Hiện nayCông ty đang áp dụng các phương thức bán hàng chủ yếu sau:
Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Công ty mua hàng của bên cung cấp rồi chuyển hàng để bán cho bên mua bằng phương tiện vận tải tự có hoặc đi thuê. Ngoài địa điểm đã quy định theo hợp đồng. Do đặc điểm hàng hoá kinh doanh của công ty chủ yếu là vật liệu nổ nên việc vận chuyển phải được bảo đảm an toàn, và chi phí vận chuyển hai bên thoả thuận là Công ty chịu. trước khi giao hàng cho khách hàng, Công ty phải cử người có trách nhiệm xem xét các thủ tục cần thiết về giấy phép kinh doanh, giấy phép vận chuyển vật liệu nổ, hợp đồng mua bán vật liệu nổ. sau đó kế toán tiêu thụ lập hoá đơn GTGT (mẫu do bộ tài chính phát hành) thành 3 liên.
Liên 1 lưu cuống
Liên 2 Giao cho khách hàng
Liên 3 Dùng để thanh toán
Trong phương thức này có hai trường hợp;
- Hàng công ty nhập trong nước bán thẳng
- Hàng công ty nhập ngoại thương bán thẳng.
Ngoài phương thức bán hàng chủ yếu trên, Công ty còn áp dụng phương pháp bán lẻ thu tiền trực tiếp đối với một số khách hàng mua với số lượng hàng nhỏ. Khách hàng trực tiếp đến Công ty mua hàng nhưng lại không nhận hàng ở Công ty. kế toán Công ty lập phiếu thu. Sau đó, Công ty điều lệnh xuống các xí nghiệp để khách hàng đến nhận hàng ở đó, số hàng này sau đó được bù trừ và công nợ giữa các xí nghiệp.
Việc áp dụng phương thức bán hàng như trênđã tiết kiệm được chi phí vận chuyển bốc xếp cho Công ty, đã làm tăng khả năng lưu chuyển hàng hoá. . tuy nhiên do điều kiện khách hàng của Công ty nhiều, các xí nghiệp trực thuộc lại ở rải rác khắp đất nước nên việc thanh toán tiền hàng với khách hàng và việc bù trừ công nợ cũng còn một số khó khăn. Công ty đã và đang có những biện pháp để khắc phục.
b. Phương pháp kế toán bán hàng
b.1. Tài khoản sử dụng
Hiện nay trong kế toán tiêu thụ, phòng kế toán của Công ty đang áp dụng một số tài khoản chủ yếu sau:
TK511- Doang thu bán hàng: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng của Công ty. Số liệu phản ánh của tài khoản này dùng để xác định doanh thu trong kỳ và trên cơ sở đó xác định số thuế GTGT phải nộp. Tài khoản mở chi tiết cho 2 tài khoản cấp 2.
-TK 5111- Doanh thu bán hàng vật liệu nổ
-TK 5112- Doanh thu khác
Kết cấu tài khoản này như sau
Bên nợ: - Phản ánh doanh thu thuần
- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm doanh thu ( chiết khấu bán hàng, trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán).
Bên có: - Phản ánh doanh thu bán hàng theo hoá đơn ( chưa có thuế GTGT )
- Phản ánh doanh thu bù trừ nợ phải trả
Tài khoản này không có số dư
Tk 632: giá vốn hàng bán: Dùng để phản ánh toàn bộ trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ. TK này cũng mở chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh theo từng hoạt động
-TK 6321- Giá vốn mặt hàng vật liệu nổ
-TK 6322 – Giá vốn mặt hàng khác.
Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên nợ:- Phản ánh trị giá vốn của hàng đã xuất bán
bên có:- Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán để xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ tài khoản này không có số dư
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK155- Thành phẩm, TK131-Phải thu của khách hàng,Tk531- Hàng hoá bị trả lại, TK532- Giảm giá hàng bán, Tk3331- thuế GTGT phải nộp,Tk111- tiền mặt, TK112- Tiền gửi ngân hàng
b.2 Trình tự kế toán tiêu thụ
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( Hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho ) của doanh nghiệp.số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu số hàng này. người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho số hàng mà người bán đã giao.
Khi xuất sản phẩm hàng hoá, kế toán ghi các bút toán sau:
- Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 155 : Xuất kho thành phẩm
Có TK 154 : Xuất kho trực tiếp tại phân xưởng không qua kho
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111,112,131 Tổng giá thanh toán
Có TK 3331(33311) Thuế GTGT phải nộph
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng ( chưa có thuế VAT)
- Trường hợp giảm giá hàng bán trên giá thoả thuận do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc bớt giá , bồi khấu.
BT1: Phản ánh số giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng.
Nợ TK 532 : Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng
Nợ TK 3331(333111) : Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số giảm giá khách hàng được hưởng .
Có TK111,112: Xuất tiền trả lại cho người mua
Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng
Có TK 3388: Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua.
BT2 : Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản giảm giá vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ
Nợ TK : 511
Có TK 532 : Kết chuyển số giảm giá hàng bán.
- Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau (vi phạm hợp đồng, hàng không đúng chủng loại, quy cách...)
BT1: Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá bị trả lại
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Gửi tại kho người mua
Nợ TK 138(138.1): Giá trị chờ xử lý
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
BT2: Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của số hàng bị trả lại
Nợ TK 531: Doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331( 33311 )Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số doanh thu hàng bán bị trả lại.
Có TK 111,112: Xuất tiền trả cho khách hàng
Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng.
BT3: Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ.
Nợ TK 511:
Có TK 531: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại.
- Cuối kỳ sau khi đã kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán doanh thu hàng bán bị trả lại theo các bút toán trên, kế toán tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ theo công thức.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
Sau đó kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả bằng bút toán.
` Nợ TK 511
Có TK 911
- Đồng thời cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán trừ vào kết quả
Nợ TK 911
Có TK 632
* Thể thức thanh toán
Do đặc điểm trên nên hiện nay công ty áp dụng phương thức tiêu thụ duy nhất là phương thức tiêu thụ trực tiếp và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau một tháng qua chuyển khoản hoặc tiền mặt.
2. Thủ tục nhập, xuất kho và chứng từ kế toán
* Thủ tục nhập, xuất kho
+ Thủ tục nhập kho
Công ty có quá trình quản lý kho rất chặt chẽ từ khâu vận chuyển hàng từ đơn vị bán về kho của công ty được kiểm nghiệm rất chặt chẽ về số lượng, chất lượng hàng hoá, nhận về trước khi nhập kho
Khi nhập kho thủ kho căn cứ theo số lượng, chất lượng, chủng loại của các phân xưởng sản xuất hoặc các phiếu xuất kho của đơn vị bán hàng để nhập khẩu sau khi đã đếm đầy đủ số lượng thủ kho và các phòng ban có liên quan tổ chức lập biên bản hàng hoá để nhập kho, để phòng kế toán căn cứ lập phiếu nhập kho và có chữ ký của các người có liên quan.
Phiếu lập kho được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho người giao, 1liên giao cho phòng cung tiêu,1 liên dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho
Có thể khái quát thủ tục nhập kho bằng sơ đồ:
Sơ đồ thủ nhập kho
Phiếu Nhập Kho
Hoá đơn
biên bản mở kiện
Thẻ kho
Hàng về
Phòng Kế Toán
Nhập kho
Kiểm nghiệm
+ Thủ tục xuất kho
- Trường hợp xuất khẩu để bán ngoài
Căn cứ vào hợp đồng và yêu cầu từng thời điểm khách hàng mua, phòng kế hoạch tiến hành viết phiếu xuất kho cho khách hàng trong năm theo hợp đồng. để khách hàng xuống kho nhận hàng, thủ kho thực hiện xuất kho theo đúng số lượng, chủng loại ghi trên hoá đơn.
Thủ tục xuất kho có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
sơ đồ thủ tục xuất kho
Phòng Kế Toán
Thủ Kho
Phòng Kế Hoạch
Phiếu
Xuất Kho
Thủ tục xuất kho được hoàn tất sau khi đã có đầy đủ các dữ kiện, chữ ký của các bộ phận có liên quan, khách hàng đã có hoá đơn đi đường phiếu xuất kho cũng được lập theo mẫu của bộ tài chính trên đó phải ghi rõ ràng cụ thể theo từng yêu cầu.
Phiếu xuất kho được lập 3 liên
1liên lưu ở bộ phận lập phiếu phòng Kế hoạch
1liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để hoạch toán
1liên người nhận giữ.
* Các chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán thành phẩm tại công ty bao gồm : thẻ kho: Do thủ kho lập căn cứ vào phiếu nhập xuất kho do phòng kế hoạch yêu cầu thủ kho ghi vào thẻ phiêú nhập xuất kho phòng kế hoạch lập 3 liên được gửi cho kế toán 1 liên để làm căn cứ ghi vào sổ chi tiêt thành phẩm
Do công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song
Tại kho: Sau khi có biên bản kiểm nghiệm của phòng kỹ thuật và có đầy đủ xác nhận của phòng ban liên quan thủ kho bắt đầu lập thủ tục nhập kho và ký vào phiếu nhập kho.Phiếu nhập kho này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và thủ kho ghi vào thẻ phòng kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho mà thủ kho gửi lên kế toán đối chiếu kiểm tra , phân loại theo từng loại thuốcvà chi phí sản xuất tuỳ loại - kế toán tiến hành ghi sổ 1 lần vào sổ chi tiết thành phẩm của loại thuốc tương ứng và tính ra giá thành thực tế nhập kho cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu số liệu về mặt lượng giữa sổ chi tiết thành phẩm và bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho. Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn phản ánh số lượng thuốc Nhập - Xuất - Tồn trong tháng
3. Kế toán thành phẩm:
3.1 Kế toán chi tiết thành phẩm
Công tác kế toán thành phẩm ở công ty áp dung phương pháp ghi thẻ song song cụ thể:
- ở kho : thủ kho dùng thẻ kho mở cho từng loại thuốc nổ để phản ánh tình hình nhập, xuất , tồn cho từng loại thuốc nổ về mặt số lượng ( thẻ kho )
- Phòng kế toán: Sử dụng sổ chi tiết thành phẩm mỗi chủng loại thuốc được mở trên một trang sổ , sổ này sử dụng cho một năm định kỳ khi nhận được chứng từ thủ kho gửi lên, kế toán đối chiếu kiểm tra, phân loại theo từng loại thuốc và chi phí sản xuất từng loại, kế toán tiến hành ghi sổ một lần vào sổ chi tiết thành phẩm của loại thuốc tương ứng và tính ra giá thành thực tế nhập kho. Bảng tổng hợp nhập xuất kho phản ánh số lượng thuốc nhập xuất tồn trong tháng.
( Biểu trang bên ) tháng 11 năm 2001
Sổ chi tiết thành phẩm cho từng loại thuốc được mở như sau (Xem biểu A) từ sổ này kế toán lên NKCT8
Sổ cái
TK 155
Số dư đầu năm
Nợ
Có
748181689
Ghi Có cácTK
Nợ với TK này
Tháng 1
.........
Tháng
11
Tháng 12
Cộng cuối năm
154
1.209.481.983
Cộng
Nợ
1.209.481.983
phát sinh
Có
1.480.800.000
Số dư
Nợ
476.863.672
của tháng
Có
Ngày... tháng...năm
Người lập biểu Kế Toán Trưởng
3.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm tính giá thành thực tế thành phẩm xuất bán và không phải bán 1 cách chính xác để phản đúng đắn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá vốn của hàng đã bán
Công tác thành phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ giá và kết thúc bằng hệ thống báo cáo định kỳ thông qua quá trình ta ghi chép theo dõi, tính toán và xử lý số liệu trên hệ thống sổ kế toán.
4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Với tư cách là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tiêu thụ thành phẩm cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ, bên cạnh các biện pháp về sản xuất và thị trường , kế toán là công cụ tất yếu và có hiệu quả nhất mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải sử dụng trong quá trình tổ chức tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. Kế toán tiêu thụ thành phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quảnlývà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết về quá trình tiêu thụ một cách nhanh chóng chính xác và đầy đủ nhất, làm cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý và tiêu thụ sản phẩm
Để đảm bảo vai trò trên, Kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nghiệp vụ sau:
- Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời , đồng thời quan sát chặt chẽ về tình hình hiện có cũng như sự biến động của từng loại sản phẩm trên cả hai mặt và giá trị.
-Phản ánh và giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, tình hình thanh toán với khách hàng, lập dự phòng giảm giá .
- Phản ánh và giám đốc các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình tiêu thụ, xác định chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đề ra các chính sách về SX và tiêu thụ.
+ Tiêu thụ thành phẩm do công ty tự sản xuất
+ Tiêu thụ hàng hoá do công mua trong và ngoài nước đến từng hộ tiêu thụ.
Trên công ty ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và các xí nghiệp là đơn vị kinh doanh tương ứng. Hàng hoá chủ yếu do công ty mua cấp cho xí nghiệp bán trên quan hệ thanh toán công nợ nội bộ.
Thành phẩm của công ty Hoá chất mỏ bao gồm 4 loại chính là thuốc nổ AH1, thuốc nổ ZECNO, thuốc nổ ANFO thường và thuốc nổ ANFO chịu nước. trong quá trình tiêu thụ thành phẩm luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán và bộ phanạh kho nhằm bảo đảm thủ tục đơn giản nhanh gọn cho khách hàng
Kế toán tiêu thụ thành phẩm của công ty sử dụng " Hoá đơn giá trị gia tăng" làm chứng từ gốc. Hoá đơn này xác định số lượng, chất lượng đơn giá và số tiền bán sản phẩm chokhách hàng. Hoá đơn này là căn cứ để kế toán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán có liên quan, đồng thời nó cũng là chứng từ cho khách hàng vận chuyển hàng trên đường, lập phiếu kho, thanh toán tiên mua hàng và ghi sổ kế toán.
Quy trình hạch toán( Xem biểu số 02 )
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số chứng từ sau:
- Phiếu thu: Dùng trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt.
- Giấy báo có của ngân hàng: Dùng trong trường hợp khách hàng trả tiền cho công ty thông qua ngân hàng.
Khi bán hàng, kế toán lập hoá đơn GTGT thành 3 liên ( đặt dưới giấy than viết một lần) liên 1 dùng để lưu trữ , liên 2 và liên 3 người mua đem xuống kho thành phẩm để nhận hàng. Sau khi đã nhận hàng thì khách hàng và thủ kho ký nhận vào các chứng từ này, sau đó liên 2 được giao cho khách hàng liên3 giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ
VD: Ngày 11/2001 Công ty HCM bán cho công ty Cơ Khí Hoá Chất 21 một lô thuốc nổ, giá bán chưa có thuế là 516.218.680 đồng tổng giá trị thanh toán là 542.029.614 đồng. Kế toán lập hoá đơn GTGT theo mẫu sau: Biểu số 06
Hoá đơn ( GTGT ) Mẫu số 01 GTKT - 3LL
(liên 2 : Giao cho khách hàng)
Ngày 30 tháng 11 năm 2001
Đơn vị bán : Công ty HCM
Địa chỉ : Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Thành Phố Hà Nội
Số tài khoản : Mã số 01.001010721
Điện thoại :
Họ tên người mua :
Đơn vị : Công ty Cơ Khí Hoá Chất 21
Địa chỉ:
Số tài khoản: Mã số : 46001054991
Điện thoại:
STT
Tên hàng hoá,dvụ
Đ.V.T
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Thuốc Nổ AH1
1
Thuốc Nổ AH1
Tấn
38
13.586.360
516.281.680
Cộng tiền hàng : 516.281.680
huế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT : 25.814.084
Tổng cộng thanh toán: 542.095.764
Số tiền bằng chữ: Năm trăm bốn mươi hai triệu, không trăm chín mươi năm ngàn bảy trăm sáu mươi bốn đồng chẵn.
Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Do đặc điểm trên nên hiện nay công ty đang áp dung phương thức tiêu thụ duy nhất là phương thức tiêu thụ trực tiếp và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau một tháng qua chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Tất cả các XN trong công ty khi khách hàng đến mua hàng sau khi xem xét các thủ tục cần thiết về.
- Giấy phép kinh doanh do UBND tỉnh khách hàng cư trú cấp.
- Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ do phòng cháy chữa cháy địa phương khách hàng cư trú cấp
Hợp đồng mua bán VLN ị lúc đó các XN mới cấp hàng theo mẫu hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Hiện nay công ty áp dụng phương thức bán hàng bên mua nhân trực tiếp việc mua bán diễn ra tại kho DN hoặc DN trở hàng đến tận địa chỉ của người tiêu dùng có tính thêm chi phí vận chuyển riêng ( theo thoả thuận của khách hàng )
Để theo dõi giá vốn hàng bán kế toán mở " Sổ chi tiết TK 632" - Giá vốn hàng bán . Sổ chi tiết TK 632 được mở chung cho cả 4 loại thuốc nổ của công ty, sổ này dùng để theo dõi giá vốn hàng xuất bán trong kỳ. Đến cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết TK 632 kế toán lập " Bảng tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK "
Tổng phát sinh theo đối ứng một TK
Dư nợ đầu kỳ Dư có đầu kỳ :
P/s nợ trong kỳ: 1.929.000.000 P/s có trong kỳ :1.929.000.000
Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Tên tài khoản đối ứng
TK đ/ư
P/s nợ
P/s có
Hàng hoá - VP – VNL
156
3261000000
Kết quả kd – VP – kd phụ
911
3261000000
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hoá bao gồm chi phí bảo quản, đóng góp vận chuyển , giới thiệu, bảo hành sản phẩm.Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài , khối lượng hàng hoá tồn kho tương đối lớn thì cuối kỳ phải phân bổ chi phí tập hợp được cho số hàng tiêu thụ trong kỳ
Chứng từ gốc thể hiện việc phát sinh doanh thu bán hàng và làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thực tế phát sinh kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ bằng bút toán.
Nợ TK 131: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Lấy ví dụ : ngày 30/11/2001 Kế toán ghi như sau:
Nợ TK 131: 542.095.764
Có TK 511: 516.218.680
Có TK 3331: 25.814.084
Từ hoá đơn thuế GTGT kế toán thực hiện việc ghi sổ trên " Sổ chi tiết TK 511 Doanh thu bán hàng" Sổ chi tiết TK 511 được mở chung cho các loại thuốc nổ của công ty , cuối tháng , căn cứ vào sổ chi tiết TK 511 kế toán lập bảng " Tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK cách lập bảng này như sau:
- Cột phát sinh Nợ: Kế toán căn cứ vào tổng các phát sinh có trên sổ chi tiết TK 511để ghi vào cột này
- Cột phát sinh Có : Căn cứ vào tổng các chi phí có trên sổ chi tiết TK511. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng tổng hợp phát sinh theo đối ứng một TK, Kế toán ghi vào NKCT số 8 cột Có TK 511 - Nợ các TK
Do VLN là một loại hàng đặc biệt, cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong SX và sử dụng do đó quy trình SX thuốc nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, thành phẩm của công ty HCM thường được bảo đảm chất lượng tốt, do đó trường hợp hàng bán bị trả lại do kém phẩm chất là ít xảy ra. Mặt khác, giá bán thuốc nổ do Uỷ ban vật giá nhà nước duyệt từng tháng nên trường hợp giảm giá hàng bán cũng hầu như không xảy ra. Do đó doanh thu bán hàng phát sinh của công ty thường cũng chính là doanh thu thuần.
Sổ chi tiết TK 511
Tháng 11/2001 Đơn vị :ĐVN
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
Dư đầu tháng
30/11
K/c doanh thu KD ạ
911
3719730000
10/11
2618
Xuất bán 180 tấn TT- 2113
131
578340000
13/11
2611
Xuất bán 60 tấn xốp – 2121
131
205560000
13/11
2612
Xuất bán 120 tấn TT – 2113
131
319560000
20/11
2619
Xuất bán 120 tấn xốp – 2121
131
411120000
21/11
2622
Xuất bán 60 tấn xốp – 215
131
205560000
22/11
2623
Xuất bán 60 tấn TT – 2131
131
60060000
22/11
2624
Xuất bán thuốc ZECNO
131
330020000
22/11
2625
Xuất bán ANFO thường
131
275536000
22/11
2626
Xuất bán ANFO chịu nước
131
310200000
30/11
2627
Xuất bán AH1
.
.
131
565044000
Cộng phát sinh
3719730000
3719730000
Dư cuôí tháng
Bảng tổng hợp phát sinh theo TK đối ứng
Dư đầu kỳ Dư đầu kỳ
P/s nợ trong kỳ:2275920000 P/s có trong kỳ :227592000
Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ
Tên TK đối ứng
TK đ/ư
P/s nợ
P/s có
Phải thu của khách hàng- VP
131
2.275.920.000
Kết quả kinh – VP – KD phụ
911
2.275.920.000
Khi bán hàng cho khách hàng, căn cứ vào các hoá đơn GTGT, kế toán còn phải ghi vào " Sổ chi tiết TK 131 - Phải thu của khách hàng" . Sổ này được mở riêng cho từng khách hàng và đến cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết này, kế toán lập " Sổ công Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng"
Sổ chi tiết TK 131
Tháng 11/2001
Đơn vị : VNĐ
Ngày
CT
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Nợ
Có
Dư đầu tháng
31.218.869.067
673.672.848
6/11
Bắc cạn xuất dầu cho 2115
336
46.782.020
9/11
HN xuất dây điện
336
238.126.800
10/11
Ninh bình xuất sợi cho Z 121
336
284.348.789
19/11
HP xuất ống thép cho Z 131
336
111.014.628
21/11
Xuất bán 60 tấn xốp
511
411.120.000
30/11
TB xuất hàng cho Z 131
.
.
.
336
3.712.500
Cộng phát sinh
8.116.958.845
38.365.753
38.623.789.311
Trường hợp thanh toán
Theo VD ngày 3/11 khách hàng thanh toán bằng tiền mặt
Phiếu thu
Ghi nợ Tk: 111
có TK :131
Đơn vị nộp : Công ty Cơ khí Hoá chất 21
Địa chỉ :
Về khoản : Thanh toán tiền hàng
Số tiền : 542.095.764
Bằng chữ : Năm trăm bốn mươi hai triệu không trăm chín mươi năm nghìn bấy trăm sáu mươi tư nghìn đồng chẵn.
Nhận ngày / / 2001
Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Đơn vị nộp Thủ quỹ
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Sau đó số liệu được đưa vào nhật ký chứng từ số 1 và bảng kê số 1
* Hạch toán thuế GTGT
Hiện nay công ty Hoá chất mỏ đang tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) bằng phương pháp khấu trừ thuế. trong quá trình bán hàng, kế toán tính toán và kê khai nộp thuế GTGT đầu ra. khi viết hoá đơn GTGT kế toán ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp và tổng giá trị thanh toán. số thuế GTGT phải nộp được phản ánh trên TK3331 (333111- ThuếGTGT phải nộp của mặt hàng vật liệu nổ). mức thuế GTGT đầu ra đang áp dụng đối với mặt hàng thuốc nổ của Công ty là 5%. kế toán tính thuế GTGt phải nộp bằng công thức sau:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chưa có thuế * 0,05
Lấy ví dụ ngày 03/11/2000, Công ty Hoá chất mỏ bán 1 lô thuốc nổ AH1 cho Công ty cơ khí Hoá chất 21 với giá bán chưa có thuế là 516.281.680. kế toán tính thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = 516.281.680 * 0,05 = 25.810.934
Và tổng giá thanh toán là 542.095.764
Kế toán sẽ phản ánh bút toán
Nợ Tk 131: 542.095.764
Có TK 511: 516.281.680
Có TK 3331 : 25.814.084
Số thuế GTGT phải nộp được theo dõi trên “ Sổ chi tiết TK 3331- thuế GTGT phải nộp ”. Hàng tháng sau khi đã tổng hợp được doanh thu bán hàng, kế toán lập “ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra”
Sổ chi tiết TK 3331
CT
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Dư dầu kỳ
523123612
523123612
2618
10
Xuất bán 180 tấn TT – 2113
131
29367000
2622
21
Xuất bán 60 tấn xốp Z2121
131
9789000
2623
22
Xuất bán 60 tấn xốp Z 15
136
10278000
2627
27
Xuất bán 150 tấn xốp Z2121
131
41112000
2628
29
Xuất điều chuyển 15 tấn PG
136
48472500
2631
30
Xuất đ/c 107 tấn
136
18414750
2634
.
5 - Kế toán kết quả tiêu thụ
Việc xác định chính xác kịp thời chi tiết kết quả kinh doanh trong DN có vai trò quan trọng giúp lãnh đạo DN biết được thực trạng tình trạng kinh doanh của DN mình, từ đó có thể đề ra các biện pháp , phương hướng kịp thời trong chiến lược kinh doanh của mình, kết quả kinh doanh phải được xác định chi tiết cho từng loại quản lý của từng DN. Giám sát chặt chẽ tình hình phân phối kết quả đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả nhất định và hiệu quả nhất tránh tình trạng bừa bãi, để ngoài sổ sách các khoản thu nhập. Từ các yêu cầu trên, kế toán xác định kết quả kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép tính toán và cung cấp thông tin chính xác kịp thời và chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh của lãnh đạo DN, cung cấp số liệu kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính .
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của DN cũng như tình hình phân phối kết quả đó
* TK 641: Chi phí bán hàng.
TK này được mở chi tiết thành các tiểu khoản
+ TK64111: Chi phí nhân viên.
+ TK 64112: Chi phí vật liệu bao bì
+ TK 64113: Chi phí dụng cụ đồ dùng
+ TK 64114: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 64117: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 64118: Chi phí bằng tiền khác
* TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK này được chi tiết thành các tiểu tài khoản sau:
+ TK 64211: Chi phí nhân viên
+ TK 64212: Chi phí vật liệu quản lý
+ TK 64213: Chi phí đồ dùng văn phòng
+ TK 64214: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 64215: Chi phí thuế, phí , lệ phí
+ TK 64217: Chi phí dịch vụ mua ngoài .
+ TK 64218: Chi phí bằng tiền khác
- TK 911 Xác định kết quả kinh doanh
+ TK 911 được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
+ TK 91111: Kết quả kinh doanh vật liệu nổ
+ TK 91112: Kết chuyển kinh doanh khác
+ TK 91113: Kết quả hoạt động tài chính .
+ TK 91114: Kết quả hoạt động bất thường.
* Phương pháp hạch toán.
- Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí QLDN
Việc lập hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN được thực hiện trên bảng kê số 5 cách lập bảng kê số 5 như sau:
+ Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ , kế toán ghi vào dòng " Chi phí vật liệu " trên bảng kê số 5 ở cột có TK 152 và dòng " Chi phí dụng cụ đồ dùng " ở cột có TK 153
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán ghi vào dòng " Chi phí nhân viên" trên bảng kê số 5 ở cột có TK 334, có TK 338
+ Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán ghi vào dòng " Chi phí khấu hao TSCĐ " ở cột có TK 214
+ Căn cứ vào các NKCT có liên quan để ghi vào các dòng, các cột phù hợp trên bảng kê số 5
Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng kê số 5, kế toán ghi vào NKCT số 8 ( Cột ghi có TK 641, 642 )
* Hạch toán kết quả tiêu thụ
Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu bằng các bút toán kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán , chi phí bán hàng, chi phí QLDN vào " Sổ chi tiết TK 911 - Xác định kết quả tiêu thụ
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 3.261.000.000
Có TK 632 : 3.261.000.000
Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911 : 33.155.700
Có TK 641 : 33.155.700
Kết chuyển chi phí QLDN:
Nợ TK 911 : 941.586.200
Có TK 642 : 941.586.200
Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511 : 3.719.730.000
Có TK 911 : 3.719.730.000
Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 911. Xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi vào NKCT số cột Có TK 911 - Nợ các TK
Sổ chi tiết TK 911
Biểu 15
Sổ cái
TK 511
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có cácTK
Nợ với TK này
Tháng 1
.........
Tháng
11
Tháng 12
Cộng cuối năm
TK 911
3.719.730.000
Cộng
Nợ
3.719.730.000
phát sinh
Có
3.719.730.000
Số dư
Nợ
của tháng
Có
Ngày ... tháng...năm
Người lập biểu Kế Toán Trưởng
Sổ cái
TK 911
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK
Nợ TK này
Tháng 1
......
Tháng
11
Tháng 12
Cộng cuối năm
TK 4212
427.077.500
TK 632
3.261.000.000
TK 641
33.155.700
TK 642
941.586.200
Cộng
Nợ
4.962.769.400
phát sinh
Có
3.719.720.000
Số dư
Nợ
1.243.049.400
cuối tháng
Có
Ngày ... tháng ... năm
Người lập biểu Kế Toán Trưởng
Đơn vị : Công ty HCM
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( trích )
năm 2001
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
Luỹ kế
- Doanh thu hoạt động SXKD
- Doanh thu hàng xuất khẩu
- Các khoản giảm trừ ( 04+05+06+07
+ Chiết khấu
+ Giảm giá
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Doanh thu bán hàng thuần (01 - 03)
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi tức gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí QLDN
6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
01
02
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
426127527277
56.491.759
426071035518
353868655704
72202379814
50695963558
13570863166
7935553090
6. Tình hình phân tích kinh tế về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
6.1- Phân tích sổ tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm. (Biểu số 5)
Ta thấy, trong kỳ Công ty đã cân đối được lượng tiêu thụ hàng hoá cho sản phẩm sản xuất ra trong kỳ do đó thành phẩm tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là:
(476.863.672 - 748.181.689 = -271.318.017
với số tương đối là: 476.863.672 / 748.181.689 * 100 = 63,7 %
Điều đó cho ta thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong Công ty từ việc cân đối sản xuất, cân đối tiêu thụ sản phẩm để tránh được việc gây ứ đọng vốn trong Công ty.
6.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (biểu 17)
Ta có thể phân tích tỷ suất lợi nhuận của Công ty như sau:
Lợi nhuận thực hiện trong qúa trình sản xuất kinh doanh là một trong những hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của Công ty. Ta có thể đánh giá tình hình lãi suất chung của Công ty như sau.
Tỷ suất lợi nhuận = lợi tức thuần từ hoật động kinh doanh/ Doanh thu
= 7.935.553.090 / 426.127.527.277 * 100 =1,68
Như vậy trong kỳ Công ty bỏ ra 100 đồng doanh thu thì thu được 1,68 đồng lãi
Với đặc thù Công ty hoá chất mỏ vừa sản xuất vật liệu nổ thì tỷ suất trên chỉ là tương đối dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. Do các nguyên nhân sau:
-Do thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất ra: Do nắm bắt được nhu cầu thị trường chưa tốt, tiêu thụ chưa mạnh thuốc AH1, ZECNO...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Được quy định 5 % trong doanh thu
426.127.527.277 * 5 % = 21.306.376.363
Chi phí bán hàng: Được tính =10% doanh thu
426.127.527.277 * 10% = 42.612.752.727,7
Kết quả trên cho ta thấy:
- Trong kỳ doanh nghiệp quản lý chưa chặt chẽ chi phí của 2 Xí nghệp vận tải Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh và Xí nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng, doanh thu của 2 Xí nghiệp này là chi phí bán hàng của Công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, Công ty khoán văn phòng phẩm cho từng phòng nhưng quản lý chưa chặt chẽ.
Phần III
Hoàn thiện hạch toán thành phẩm
và tiêu thụ thành phẩm tại công ty HCM
I. Đánh giá thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
tại công ty HCM.
Công ty HCM là một DN nhà nước mới thành lập còn nhiều khó khăn trong việc phát triển đi lên, tuy vậy với đội ngũ lãnh đạo có bề dầy kinh nghiệm, cùng với sự nhiệt tình năn động của cán bộ công nhân viên, công ty không ngừng tìm tòi phát huy những thuận lợi mà mình có được để SXKD ngày càng có hiệu qủa .
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của toàn công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Bộ máy kế toán tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có tri thức và lòng yêu nghề, được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng không có sự chồng chéo giữa các công việc.
Qua việc xem xét tình hình thực hiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty HCM, có thể rút ra một số nhận xét sau:
* Về ưu điểm:
- Nhìn chung công tác tiêu thụ đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ của công ty kế toán đã ghi chép đầy đủ tình hình xuất hàng tiêu thụ, thanh toán tiền hàng, ghi nhận doanh thu bán hàng chính xác, kịp thời . Do đó, việc cung cấp các số liệu giúp cho công tác quản lý đạt được những kết quả nhất định, phù hợp với điều kiện thực tế của một đơn vị có quy mô và phạm vi kinh doanh lớn.
- Với đặc điểm là các xí nghiệp trực thuộc hoạt động rải rác ở khắp mọi miền đất nước , sẵn sàng cung ứng sản phẩm đến tận nơi yêu cầu, cho nên phòng kế toán công ty phải tổng hợp theo dõi số liệu từ các xí nghiệp trực thuộc . Mặc dù vậy kế toán công ty theo dõi sát sao tình hình bán hàng của các xí nghiệp, tổng hợp số liệu và lập các báo cáo tài chính đúng thời hạn quy định. Công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ hợp lý khoa học, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty, suốt thời gian qua công ty luôn luôn chấp hành các chính sách chế độ của nhà nước , tổ chức mở các sổ kế toán hợp lý để phản ánh, giám đốc tình hình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, kế toán đã góp phần bảo vệ tài sản của công ty trong lĩnh vực lưu thông.
* Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những thành tích đạt dược, công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Hoá chất mỏ còn có những tồn tại mà Công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu quản lý của Công tycụ thể như sau:
- Trong việc hạch toán hàng tồn kho : Do hàng tồn kho của Công ty có giá trị lớn, như vậy để giảm bớt thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong trường hợp xảy ra rủi do giảm giá hàng tồn kho, mặt khác để bảo đảm nguyên tắc thận trọng trong kế toán và đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin kế toán về kết quả kinh doanh của mình thì Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Trong việc theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng: Quy mô các khoản phải thu của khách hàng là lớn mà việc thanh toán của các khách hàng đôi khi còn rất chậm, có những trường hợp công ty phải đòi nợ rất nhiều lần khách hàng mới thanh toán, do vậy công ty cần lập dự phòng phỉa thu khó đòi, đồng thời công ty cũng nên có các chính sách về thưởng phạt trong thanh toán của khách hàng.
- Trong việc theo dõi doanh thu tiêu thụ: Hiện nay công ty đanh sử dụng sổ chi tiết Tk511 để theo dõi doanh thu. Mẫu sổ này theo dõi chung cho tất cả các loịa thnàh phẩm của công ty mà theo dõi riêng từng loại sản phẩm, hơn nữa mẫu sổ này khôbng phản ánh được số lượng sản phẩm đã tiêu thụ, và số thúê GTGT đầu vào phải nộp tương ứng với số doanh thu này. Vì vậy kế toán nên áp dụng hình thức sổ vừa phản ánh được doanh thu tiêu thụ vừa phản ánh được số lượng sản phẩm tiêu thụ và số thuế GTGT phải nộp.
- Trong việc theo dõi giá vốn hàng bán kế toán nên sổ chi tiết TK 632 cho từng loại thuốc nổ chứ không nên lập một sổ để theo dõi chung
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩn
1. Hoàn thiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở Công ty Hóa chất Mỏ cho phép công ty luôn thực hiện nguyên tắc hạch toán tài sản theo giá phí gốc, lại vừa có thể phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên báo cáo tài chính của mình. Trên phương diện thuế khóa thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận như khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tính toán ra số lợi tức thực tế.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán, nhằm ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính riêng cho từng mặt hàng và chỉ trích lập dự phòng đối với những mặt hàng mà giá thị thường giảm xuống so với giá gốc. Mức trích dự phòng được tính bằng công thức sau:
Mức dự phòngcần lập năm tới
cho hàng A tồn kho
=
Số lượng
hàng A tồn
kho
X
Giá gốc của 1 đơn vị hàng A
-
Giá thị trường của
1 đơn vị hàng A ngày 31/12
Để hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho kế toán sử dụng TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tài khoản này có kết cấu :
Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng giảm giá
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dư Có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn
Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau :
+ Cuối năm N khi tính được mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi
Nợ TK 642 (6426) - Chi phí dự phòng
Có TK 159
+ Cuối năm (N+1) kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập năm trước :
Nợ TK 159
Có TK 721 - Thu nhập bất thường
Đồng thời căn cứ vào tình hình hàng tồn kho, giá gốc, giá thị trường của từng mặt hàng tại thời điểm này để xác định mức dự phòng và ghi
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 159
2. Hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
Để dự phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ kế toán phải dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng con nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Đồng thời công ty phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của con nợ về số tiền còn nợ chưa trả ( hợp đồng kinh tế, đối chiếu công nợ ...) Các khoản nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ đã quá 2 năm kể từ ngày đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được. Trong trường hợp đặc biệt tuy chưa quá 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét chờ giải thể, phá sản hoặc có các dấu hiệu khác như bỏ trốn hoặc đang bị giam giữ, xét hỏi ... thì cũng được coi như là nợ khó đòi. Mức dự phòng các khoản nợ phải thu, khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ.
Mức trích dự phòng phải thu khó đòi có thể xác định theo 1 trong 2 phương pháp sau :
+ Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu
Số dự phòng
phải thu cần
lập cho năm tới
=
Tổng số
doanh thu
bán chịu
X
Tỷ lệ phải
thu khó đòi
ước tính
+ Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ ( dựa vào thời gian quá hạn thực tế )
Số dự phòng cần phải
lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ A
=
Số nợ phải thu
của khách hàng đáng ngờ A
X
Tỷ lệ ước tính không
thu được ở khách
hàng đáng ngờ A
Khi các khoản phải thu khó đòi có bằng chứng là không thể đòi được thì phải làm thủ tục để xử lý xoá sổ.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Kết cấu của tài khoản này :
Bên Nợ :
- Xoá sổ nợ khó đòi không đòi được
- Hoàn nhập số dự phòng phải thu không dùng đến
Bên Có : Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Dư Có : Số dự phòng phải thu khó đòi đang còn
Phương pháp hạch toán như sau :
+ Cuối năm N khi xác định được mức trích dự phòng phải thu khó đòi kế toán ghi :
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139
+ Trong năm ( N+1)
Ghi nhận số nợ khó đòi không đòi được đã xoá sổ
Nợ TK 004
Trừ số đã xoá sổ vào dự phòng
Nợ TK 139
Có TK 131, 138
Trích bổ sung số nợ xoá sổ lớn hơn số dự phòng về chúng đã lập (nếu có)
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139
Hoàn nhập số dự phòng không dùng đến của số nợ khó đòi đã thu được
Nợ TK 139
Có TK 721
+ Cuối năm ( N+1) kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139
Có TK 721
Đồng thời lập dự phòng cho năm tiếp theo :
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 721
3. Hoàn thiện hạch toán giá vốn hàng bán
Hiện nay để xác định giá vốn hàng tiêu thụ kế toán sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dữ trữ. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Mặt khác những chủng loại thành phẩm của công ty không nhiều nhưng lại có giá trị cao, số lượng nghiệp vụ nhập, xuất trong kỳ không lớn, vì vậy kế toán nên áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá vốn hàng bán. Nếu áp dụng phương pháp này thì việc xác định giá vốn hàng bán sẽ chính xác, phản ánh được sự biến động của giá cả trong kỳ và đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán.
Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập như sau:
Giá đơn vị Giá thực tế TP tồn trước khi nhập cộng số nhập
bình quân sau =
mỗi lần nhập Số lượng TPthực tế tồn trước khi nhập cộng lượng nhập
Giá thực tế
thành phẩm tiêu thụ
=
Số lượng
thành phẩm
tiêu thụ
X
Giá đơn vị
bình quân sau
mỗi lần nhập
Bên cạnh đó để thuận tiện cho việc theo dõi lợi nhuận gộp của từng loại thuốc nổ thì công ty nên mở sổ chi tiết TK 632 cho từng loại thuốc nổ. Mẫu sổ như sau :
Sổ chi tiết tài khoản
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Tên thành phẩm :
Tháng...... năm .......
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Tiểu khoản 632 11 : Giá vốn mặt hàng VLN Đơn vị tính : Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
Cộng
4. Hoàn thiện sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Để thuận tiện cho việc theo dõi doanh thu tiêu thụ đồng thời cũng phản ánh được số lượng thành phẩm tiêu thụ và các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán nên áp dụng " Sổ chi tiết doanh thu bán hàng". Sổ này được lập riêng cho từng loại thành phẩm của công ty. Mẫu sổ như sau:
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Tên sản phẩm :
Tháng.... năm ......
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng
Tiểu khoản 511 11 - Doanh thu bán Vật liệu nổ
Chứng từ
Doanh thu
Các khoản tính trừ
Số
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Số lượng
(Tấn)
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác
Cộng
D.thu thuần
GVHB
Lãi gộp
5. Hoàn thiện hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hiện tại công ty Hóa chất Mỏ chỉ theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên bảng kê số 5, nhưng để theo dõi các khoản chi phí này một cách cụ thể thì kế toán nên mở sổ chi tiết chi phí bán hàng và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh các khoản chi phí kế toán ghi vào sổ chi tiết chi phí bán hàng và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, đến cuối tháng kế toán cộng sổ kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả. Mẫu sổ chi tiết như sau:
Sổ chi tiết tài khoản
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng ....... năm ......
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
Cộng phát sinh
Kết chuyển cuối kỳ
Hiện nay chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ kế toán đều phân bổ hết cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Nhưng trong thực tế có những tháng chi phí bán hàng phát sinh rất lớn do các khoản chi phí quảng cáo, hội nghị khách hàng ..., trong khi doanh thu không hoàn toàn tương xứng với chi phí bỏ ra. Vì vậy kế toán nên phân bổ một phần chi phí bán hàng này cho hàng tồn kho nhằm đánh giá đúng kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
Việc phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo công thức sau :
CPBH phân bổ
cho hàng tồn
=
CPBH phân bổ cho
hàng tồn đầu kỳ
+
CPBH phát sinh trong kỳ
X
Trị giá hàng tồn kho
kho cuối kỳ
Trị giá hàng tồn
cuối kỳ
+
Trị giá hàng xuất bán trong kỳ
cuối kỳ
Số chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ được tạm thời kết chuyển vào TK 142 ( 1422 - Chi phí chờ kết chuyển ), số chi phí này được kết chuyển trừ vào thu nhập ( một lần hoặc nhiều lần ) ở các kỳ sau khi có doanh thu.
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ được tính theo công thức sau :
CPBH phân bổ
cho hàng tiêu
thụ trong kỳ
=
CPBH phân bổ
cho hàng tồn
đầu kỳ
+
CPBH phát sinh trong kỳ
-
CPBH phân bổ
cho hàng tồn
cuối kỳ
Sau khi đã phân bổ chi phí bán hàng theo công thức trên, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 911 11 : CPBH phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 1422 : CPBH phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ
Có TK 642
KếT LUậN
Với toàn bộ nội dung đã trình bày ở trên chúng ta thấy rằng việc hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Công việc này cũng rất phức tạp vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành kế toán để thực hiện tốt công việc.
Tầm quan trọng của phần hành kế toán này thể hiện ở chỗ nó là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu và được hoàn thiện không ngừng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty Hoá chất Mỏ, em đã đi sâu tìm hiểu về hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, em thấy công ty đã phát huy được nhiều mặt mạnh , song bên cạnh đó cũng có một số vấn đề tồn tại. Để khắc phục phần nào những tồn tại đó em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty nói riêng cũng như phần hành kế toán nói chung .
Do vốn kiến thức còn giới hạn và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn còn bỡ ngỡ nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và những người quan tâm.
Sau cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và nhà trường, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Toản và sự giúp đỡ của Phòng Kế toán công ty Hoá chất Mỏ đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2002
Tài liệu tham khảo
1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
Chủ biên : PTS Đặng Thị Loan NXB Tài chính 1998
2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Chủ biên : PTS Nguyễn Văn Công NXB Tài chính 1999
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp
Vụ chế độ kế toán NXB Tài chính 1995
4. Lý thuyết hạch toán kế toán
Chủ biên : PTS Nguyễn Thị Đông NXB Tài chính 1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3436.doc