TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, Gừng được xem như là một dược liệu quý, thân rễ được sử dụng như một gia vị và tinh dầu được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh bao gồm viêm khớp, thấp khớp, bong gân, đau cơ bắp, đau nhức, viêm họng, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tăng huyết áp, mất trí nhớ, sốt, bệnh truyền nhiễm .Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện: “So sánh thành phần tinh dầu của Gừng dại và Gừng trâu thuộc chi Zingiber họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp GC-MS”.
Mục tiêu: (1) Xác định và so sánh các đặc trưng hình thái của 2 loài gừng trâu và gừng dại thuộc chi Zingibe. (2) Xác định và so sánh các thành phần tinh dầu của 2 loài gừng này bởi kỹ thuật GC-MS.
Đối tượng nghiên cứu: Cây Gừng trâu và cây Gừng dại 6 tháng tuổi, thu hái tại Bình Phước vào tháng 4 năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái, cấu trúc vi phẫu của lá, thân rễ, rễ bằng phương pháp lục Iod và đỏ carmin. Sơ bộ xác định các thành phần hóa thực vật của hai loài Gừng. Phân tích tinh dầu bằng
THÀNH PHẦN TINH DẦU CỦA GỪNG DẠI VÀ GỪNG TRÂU
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thành phần tinh dầu của gừng dại và gừng trâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH PHẦN TINH DẦU CỦA GỪNG DẠI VÀ GỪNG TRÂU
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, Gừng được xem như là một dược liệu quý, thân rễ
được sử dụng như một gia vị và tinh dầu được dùng rộng rãi trong điều trị
các bệnh bao gồm viêm khớp, thấp khớp, bong gân, đau cơ bắp, đau nhức,
viêm họng, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tăng huyết áp, mất trí nhớ, sốt,
bệnh truyền nhiễm...Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện: “So sánh
thành phần tinh dầu của Gừng dại và Gừng trâu thuộc chi Zingiber họ Gừng
(Zingiberaceae) bằng phương pháp GC-MS”.
Mục tiêu: (1) Xác định và so sánh các đặc trưng hình thái của 2 loài gừng
trâu và gừng dại thuộc chi Zingibe. (2) Xác định và so sánh các thành phần
tinh dầu của 2 loài gừng này bởi kỹ thuật GC-MS.
Đối tượng nghiên cứu: Cây Gừng trâu và cây Gừng dại 6 tháng tuổi, thu hái
tại Bình Phước vào tháng 4 năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái, cấu trúc
vi phẫu của lá, thân rễ, rễ bằng phương pháp lục Iod và đỏ carmin. Sơ bộ xác
định các thành phần hóa thực vật của hai loài Gừng. Phân tích tinh dầu bằng
GC-MS, hệ thống GCHR - MS, GC 6890N, MS AUTOSPECPREMIER
P700, Micromass. Cột sắc kí HP5MS 30 m x 250 m x 0,25 m. Phần mềm
NIST Mass spectral search program for the NIST/EPA/NIH mass spectral
Library version 2.0d, 2005.
Kết quả: Tinh dầu Gừng dại có hàm lượng 0,47% cao hơn dầu so với Gừng
trâu có hàm lượng là 0,19%. Sự khác biệt này là khá phù hợp với cấu trúc vi
phẫu thân rễ của chúng, Zingiber sp. có nhiều tế bào tiết hơn Zingiber
officinale. Ngoài tinh dầu, ankaloid, tannin, acid hữu cơ và các chất khử có ở
cả hai loài Gừng nghiên cứu, Zingiber sp. có chứa thêm các hợp chất
coumarin. Thành phần chính của tinh dầu cả hai loài Gừng là Camphen,
Cineol, -Citral, -Citral, -pinen, -Myrcen, Linnalol, Terpinen-8-ol, -
Curcumen, Zingiberen, -Farnesen, -Sesquiphellandren. Trong đó hàm
lượng của camphen, Cineol, -Citral, -Citral trong Zingiber sp. cao hơn
trong Zingiber officinale Rosce. Trong các hợp chất chỉ hiện diện trong
Zingiber sp. Citronellal, -Eudesmol,-Bisabolen là những hợp chất có hàm
lượng hơn 1% và Verbenon (0,30%), Thujopsen (0,33%) là những hợp chất
chưa thấy được báo cáo trong các nghiên cứu các cây thuộc chi zingiber
trước đây. Hợp chất khác được xem là đặc trưng cho các tính chất dược lý
của của gừng đều xuất hiện trong thành phần của cà 2 loại
tinh dầu .
Từ khoá: Zingiber, Zingiberaceae, tinh dầu, GC-MS
ABSTRACT
COMPARISON OF THE ESSENTIAL OIL CONTENT IN ZINGIBER
OFFICINALE ROSCE
AND WILD ZINGER BY THE GC-MS METHOD.
Dang Van Hoai, Phan Van Ho Nam, Vo Thi Bach Hue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 16 - 21
Introduction: In Vietnam, ginger is a herbal medicine. Their rhizoma was
used as a spice and their essential oil was used for a wide array of ailment
that include arthritis, rheumatism, sprains, muscular aches, pains, sore
throats, cramps, indigestion, vomiting, hypertension, dementia, fever,
infectious diseases, etc...In this study, we compared the essential oil
compounds of two ginger plants: Zingiber officinale Rosce. and Zingiber sp.
(a wild vietnamese ginger) by the GC-MS method.
Objectives: Identify and compare morphological characteristic of two plants
of the genus Zingiber and components of the two essetial oils by GC-MS
technique.
Materials: Ginger trees of about 6 months years old were collected at Bình
Phước in April 2009.
Experimental methods: Observe and describe morphological characteristics,
microscopic structure of leaves, rhizomes, roots by blue iodine and red
carmin method. Preliminary determine the phytochemical components of
two ginger species. Oil analysis by GC-MS, System GCHR - MS, GC
6890N, MS AUTOSPECPREMIER P700, Micromass. Column
Chromatography HP5MS 30 m x 250 m x 0.25 m. Software: NIST Mass
spectral search program for the NIST / EPA / NIH mass spectral Library
version 2.0d, 2005.
Results: The essential oil of wild ginger has a higher concentration of oil at
0.47% compared to Zingiber officinale at 0.19%. This difference is quite
appropriate to microscopic structure of their rhizomes, Zingiber sp. has
many eliminate cells more than Zingiber officinale. Besides of essential oils,
alkaloids, tannins, organic acids and reduced substances in both of ginger
studied, Zingiber sp. contains coumarinic compounds. The main component
of essential oil were Camphene, Cineol, -Citral, -Citral, -pinene, -
Myrcene, Linnalol, Terpinene-8-ol, -Curcumene, Zingiberene, -
Farnesene, -Sesquiphellandrene given both two gingers, the contents of
camphene, Cineol, -Citral, -Citral in Zingiber sp. are higher than in
Zingiber officinale Rosce. Citronellal, -Eudesmol, -Bisabolene are only
present in Zingiber sp. which content being more than 1%. Verbenone
(0.30%), Thujopsene (0.33%) have not been identified before in other
investigations of genus Zingiber. Other compounds which are supposed to
be of importance for the characteristic pharmacology of ginger were all
present.
Keywords: Zingiber, Zingiberaceae, essential oil, GC-MS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, Đông y gọi củ Gừng là sinh khương, là một vị thuốc quý được sử
dụng trong dân gian từ xưa đến nay, dùng trong nhà bếp thì được coi là một
thứ gia vị. Gừng rất dễ trồng, gia đình nào cũng sử dụng, có thể phòng và
chữa các bệnh thông thường, đồng thời là nguyên liệu chủ yếu dùng trong
công nghiệp chưng cất
tinh dầu.
Qua các công trình nghiên cứu, Gừng thực sự có những tác dụng như: giảm
bớt lượng cholesterol trong cơ thể, giảm bớt sự mệt mỏi và mọi sự quá tải
của tim, giảm đau, kháng viêm, chống ho, chống say sóng và các chứng
chóng mặt. Gừng khô có thể phòng và chữa khỏi chứng kiết lỵ, hen suyễn
khi trời trở lạnh. Tinh dầu Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống
co thắt, sát trùng và giải độc (4) Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Gừng cũng là một loại thực vật quý hiếm
cần được bảo vệ và phát triển ở Việt nam.
Với nhiều tác dụng quý của Gừng và vì có nhiều thực vật tên gọi là Gừng.
Chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh thành phần tinh dầu của Gừng dại và
Gừng trâu thuộc chi Zingiber họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp
GC-MS ”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cây Gừng trâu và cây Gừng dại 6 tháng tuổi, thu hái tại Bình Phước vào
tháng 4 năm 2009.
Trang thiết bị
Hệ thống GCHR – MS, GC 6890N, MS AUTOSPECPREMIER P700,
Micromass. Cột sắc kí HP5MS 30 m x 250 m x 0,25 m. Phần mềm NIST
Mass spectral search program for the NIST/EPA/NIH mass spectral Library
version 2.0d, 2005.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật thân rễ gừng
Tiến hành theo phương pháp phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của
trường Đại học Dược khoa Rumani kết hợp với giáo trình thực tập dược liệu
của khoa Dược trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Chiết xuất tinh dầu: Phương pháp cất lôi cuốn tinh dầu theo hơi nước.
Phân tích tinh dầu:
Phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thành phần hóa thực vật thân rễ Gừng
Bảng 1: Kết quả sơ bộ thành phần hóa thực vật thân rễ của 2 cây gừng.
STT Hợp chất
Tên phản
ứng /
Thuốc thử
Gừng
trâu
Gừng
dại
1 Tinh dầu
Bốc hơi
đến cắn
+ +
2 Alkaloid
TT chung
Alkaloid
+ +
3 Coumarin
Đóng mở + +
vòng
lacton
TT diazo - +
Phát quang
trong kiềm
- -
4 Antraglycosid
NaOH
10%
- -
5 Flavonoid
Mg/ HCl
đđ
- -
6 Glycosid tim
TT vòng
lacton
- -
dd FeCl3 + +
7 Tanin dd gelatin
muối
+ +
8 Saponin Bọt bền - -
9 Acid hữu cơ Na2CO3 + +
10 Chất khử Fehling + -
Ghi chú: (-) không có (+) có
Trong thân rễ Gừng Trâu và Gừng dại đều có tinh dầu, alkaloid, tanin, acid
hữu cơ và chất khử. Nhưng trong thân rễ Gừng dại có thêm coumarin.
Chiết xuất tinh dầu:
Thân rễ Gừng tươi được xắt thành lát mỏng, xắt sợi nhỏ, chiết xuất tinh dầu
theo phương pháp cất lôi cuốn theo hơi nước.
Bảng 2: Kết quả hiệu suất chiết tinh dầu Gừng trâu và gừng dại
Loại gừng Hiệu suất chiết xuất tinh dầu
tính trên nguyên liệu tươi
Gừng trâu 0,19 %
Gừng dại 0,47 %
Tinh dầu Gừng dại có hàm lượng tinh dầu cao hơn (=0,05): hiệu suất chiết
tính trên củ tươi của Gừng dại là 0,47%, Gừng trâu là 0,19%. Điều này khá
phù hợp khi so sánh đặc điểm vi phẫu, thì thân rễ Gừng dại có nhiều tế bào
tiết hơn thân rễ Gừng trâu.
Hình.1: Tế bào tiết (màu vàng) ở thân rễ
gừng trâu
Hình 2: Tế bào tiết (màu vàng) ở thân
rễ gừng dại
Khảo sát thành phần tinh dầu bằng phương pháp GC - MS
Khảo sát các chương trình nhiệt khác nhau
Chuẩn bị mẫu: Tinh dầu được pha loãng 10 lần với dung môi n-hexan
Khai triển sắc kí:
- Khí mang Helium, tốc độ dòng 0,8ml/phút, nhiệt độ buồng tiêm mẫu
300oC, thể tích tiêm mẫu 10%, chế độ tiêm mẫu chia dòng, tỳ lệ chia dòng
20, thời gian triển khai sắc kí : 60 phút.
- Khảo sát các chương trình nhiệt khác nhau để có được sắc kí đồ có nhiều
đỉnh nhất và các đỉnh tách nhau rõ và chương trình nhiệt được chọn là: Nhiệt
độ ban đầu 600C, tăng 20C/phút đến 100 0C, tăng 5 0C/phút đến 2500C, giữ
trong
5 phút.
Kết quả
Hình 3: Sắc kí đồ triển khai sắc kí GC-MS tinh dầu Gừng trâu (trên) và
Gừng dại (dưới)
Dựa vào sắc kí đồ nhận thấy thành phần trong tinh dầu Gừng dại đặc biệt
không có nhóm hợp chất có thời gian lưu khoảng 29-33 phút.
Bảng 3: Kết quả triển khai sắc kí GC-MS tinh dầu gừng trâu và gừng dại
% diện tích
peak
STT
Nhóm hợp chất
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng
dại
1 2-heptanol 0,06 - 44 -Elemen 0,11 0,16
2 Nonan 0,63 - 45 Citronellol acetat 0,28 -
3 Tricyclen 0,16 0,23 46 Longifolen 0,49 -
4 -pinen 2,78 2,98 47 Copaen 0,69 0,08
5 Camphen 8,04 11,48 48 Geraniol acetat 0,50 -
6
2-Ethenyltretrahydro-
2,6,6-trimethyl-2H-
pyran
0,10 -
49 -Elemen 0,79 -
7 - Phellandren - 0,12 50 Farnesyl aceton 0,11 -
% diện tích
peak
STT
Nhóm hợp chất
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng
dại
8 -Pinen 0,60 0,63 51 -Elemen 0,12 -
9
6-Methyl-5-hepten-2-
on
2,09 0,70
52 -Sinensal 0,09 -
10 -Myrcen 2,58 1,62 53 -Gurjunen 0,13 -
11 -Phellandren 0,46 0,49 54 Caryophyllen - 0,16
12 Ocimen 0,03 - 55 isoCaryophyllen 0,68 -
13 Cymen 1,18 - 56 -Selinen 0,78 -
14 Cineol 15,94 20,63 57 Germacren D - 0,39
15 2-Heptanol, acetat 0,07 - 58 -Amorphen 0,17 -
16 -Terpinen 0,10 - 59 -Curcumen 6,56 1,54
17 2-Octanal - 0,21 60 Zingiberen 7,75 5,26
% diện tích
peak
STT
Nhóm hợp chất
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng
dại
18 Terpinolen 0,41 0,32 61 -Farnesen 6,09 1,41
19 -p-Dimethyl styren 0,24 - 62 -Bisabolen - 1,00
20 2-Dodecanon 0,50 - 63 -Cadinen 0,78 0,16
21 Verbenon - 0,30 64 -Sesquiphellandren 3,81 2,12
22 Perillen 0,21 - 65 -Guaien 0,06 -
23 Linnalol 2,15 2,19 66 -Lonon 0,16 0,19
24 Borneol 0,08 - 67 Elemol 0,20 0,35
25
2-Ethenyl-1,1-
dimethyl-3-methylen-
cyclohexan
0,14 -
68 Thujopsen - 0,33
26 Trans-2- pinanol - 0,16 69 -Gurjunen 0,24 -
% diện tích
peak
STT
Nhóm hợp chất
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng
dại
27 Camphor 0,23 0,45 70 Nerolidol 0,33 0,56
28 9-Heptadecanon 0,12 - 71 8-Cedren-13-ol 0,03 -
29 Citronellal - 1,02 72 Eudesmol 0,48 -
30 Limonen oxid - 0,40 73 -Bosabolol 0,07 0,37
31 -Phellandren-8-ol 0,42 - 74 -Cedren 0,16 0,51
32 Borneol - 0,74 75 Valencen - 0,22
33 Terpinen-4-ol 0,35 0,39 76 Leden oxid - 0,82
34 Ciscarveol - 0,65 77 -Eudesmol - 0,98
35 Crypton 0,45 - 78 Cubenol - 0,09
36 p-Cymen-8-ol 0,74 - 79 Nerolidyl acetat - 0,15
37 Myrtenal - 0,13 80 4-(1,5-Dimethyl-hex-0,23 -
% diện tích
peak
STT
Nhóm hợp chất
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng
dại
4-enyl)cyclohex-2-
enon
38 Terpinen-8-ol 2,75 2,40 81 Farnesol 0,15 -
39 -Citral 8,77 14,43 82 Nuciferol - 0,08
40 Hexadececenoic acid - 0,11 83 Farnesal - 0,12
41 -Citral 14,12 19,86 84 Sesquirosefuran 0,03
42 Borneol acetat 0,25 - 85 -Bergamoten 0,16
43 2-Undecanon 0,68 0,15 86 Caryophyllen oxid 0,06
Trong thành phần 2 loại tinh dầu có 28 chất giống nhau. Các thành phần có
tỷ lệ chiếm trên 1% ở Gừng trâu là là 14/65 hợp chất (hàm lượng chiếm
84,61%), ở gừng dại là 14/50 hợp chất (hàm lượng chiếm 88,64%). Tinh
dầu Gừng dại có 3 hợp chất chính Citronellal (hàm lượng 1,02%), -
Eudesmol (hàm lượng 0,98%) và -Bisabolen (hàm lượng 1%) không có
trong tinh dầu Gừng trâu. Verbenon (hàm lượng 0,30%), Thujopsen (hàm
lượng 0.33%) là hợp chất chưa thấy được báo cáo trong các nghiên cứu các
cây thuộc chi zingiber trước đây.
Bảng 4: Các hợp chất đều xuất hiện trong thành phần tinh dầu Gừng trâu và
gừng dại với tỷ lệ lớn hơn 1%
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất % diện tích peak STT Nhóm hợp
chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng dại
1 -pinen 2,78 2,98 7 -Citral 8,77 14,43
2 Camphen 8,04 11,48 8 -Citral 14,12 19,86
3 -Myrcen 2,58 1,62 9 -Curcumen
6,56 1,54
4 Cineol 15,94 20,63 10 Zingiberen 7,75 5,26
5 Linnalol 2,15 2,19 11 -Farnesen 6,09 1,41
6 Terpinen-8-
ol
2,75 2,40 12 - 3,81 2,12
% diện tích
peak
STT Nhóm hợp chất % diện tích peak STT Nhóm hợp
chất
Gừng
trâu
Gừng
dại
Gừng
trâu
Gừng dại
Sesquiphellandren
Các hợp chất trên đều có hoạt tính sinh học cao như camphen có hoạt tính
chống oxy hóa, cineol, citral, -Myrcen, Linnalol, Citronellal, có tính kháng
khuẩn, -pinen, -Curcumen, Zingiberen, -Sesquiphellandren có tính
kháng virus, kháng ung thư... (6)
Trong thành phần tinh dầu Gừng dại có các hợp chất như -Eudesmol, -
Bisabolen là những chất có hoạt tính kháng virus, kháng ung thư, điều này
mở ra một hướng mới cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về Gừng dại và
ứng dụng của nó trong việc làm thuốc chữa bệnh mà trong tinh dầu Gừng
trâu không có.
KẾT LUẬN
Về mặt thành phần hóa thực vật, trong thân rễ Gừng trâu và thân rễ Gừng
dại có thành phần tương tự nhau: tinh dầu, alkaloid, tanin, acid hữu cơ và
chất khử, tuy nhiên trong thân rễ Gừng dại có thêm coumarin.
Về thành phần hóa học của tinh dầu: Tinh dầu trong thân rễ Gừng dại có
hàm lượng cao hơn trong thân rễ Gừng trâu. Hàm lượng các hợp chất chính
trong tinh dầu Gừng dại là Camphen, Cineol, -Citral, -Citral cao hơn so
với tinh dầu Gừng trâu; các hợp chất chính khác như -pinen, -Myrcen,
Linnalol, Terpinen-8-ol, -Curcumen, Zingiberen, -Farnesen, -
Sesquiphellandren có hàm lượng tương tự. Tinh dầu gừng dại có 3 hợp chất
chính Citronellal (hàm lượng 1,02%), -Eudesmol (hàm lượng 0,98%) và -
Bisabolen (hàm lượng 1%) không có trong tinh dầu Gừng trâu. Verbenon
(hàm lượng 0,30%), Thujopsen (hàm lượng 0,33%) là hợp chất chưa thấy
được báo cáo trong các nghiên cứu các cây thuộc chi zingiber trước đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 123_4474.pdf