Ngân hàng luôn là một trong những lĩnh vực hết sực nhạy cảm và luôn là ngành kinh tế chủ chốt của bất cứ quốc gia nào. Với xu thế hội nhập tất yếu như hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực không ngừng để giành thế chủ động trên thị trường nội địa, sẵn sàng tiến bước ra thị trường quốc tế. Do đó sự đổi mới toàn diện của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu bức thiết. Yêu cầu này đòi hỏi phải có tư duy mới về chiến lược cũng như định hướng phát triển hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt nói chung và hệ thống lưu thông sec, hối phiếu nói riêng
32 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại:Thực trạng và các định hướng phát triển trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần một: lời mở đầu
Từ sau đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngành ngân hàng đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường. Với hệ thống ngân hàng 2 cấp, tách riêng chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực trong việc đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới không còn xa. Tuy nhiên ngoài những thuận lợi đạt được, còn không ít những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Vì vậy để có thể cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong WTO, các NHTM Việt Nam cần phải giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập. Một trong những phương thức mà các NHTM đang sử dụng là “hoạt động thanh toán không dùng tiềm mặt”, diễn ra sôi nổi. Nhận thấy đây là một vấn đề nóng bỏng, có ý nghĩa chiến lược đỗi với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mặc dù không phải là mới, em quyết định chọn đề tài “Thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM-Thực trạng và định hướng phát triển trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO” làm đề án môn học
Với khả năng và trình độ còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn dọc quan tâm để đề tài hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Hồng Vân và giảng viên Nguyễn Hoài Phương đã tận tình hướng dẫn em viết đề án này.
Kết cấu của đề tài gồm
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương I: Những nét chung về NHTM và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM Việt Nam
Chương III: Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM
Phần III: Kết luận
Phần II: Nội dung
Chương I.Những nét chung về NHTM và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
1.Khái quát chung về NHTM.
1.1.Khái niệm NHTM.
Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM nhưng có một khái niệm được nhiều nhà kinh tế chấp nhận: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Bên cạnh đó còn có khái niệm ngắn gọn hơn: “NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng chuyển dẫn vốn và cung cấp các dịch vụ thanh toán.”
Như vậy bản chất NHTM được coi là một doanh nghiệp đặc biệt. Nó là một doanh nghiệp vì nó tiến hành kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận. Song nó đặc biệt ở chỗ nó là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng.
1.2.Những hoạt động cơ bản của NHTM.
Nhìn chung NHTM tiến hành kinh doanh tiền tệ tín dụng bằng 3 hoạt động chính là huy động vốn, sử dụng vốn và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là những hoạt động cơ bản được tiến hành ngay từ khi có hệ thống ngân hàng. Còn hoạt động cung cấp các dịch vụ khác đang được ngân hàng quan tâm phát triển để trở thành hoạt động chủ yếu.
Để tạo nguồn vốn cho mình, hoạt động thường xuyên và cơ bản nhất là ngân hàng nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác và các hộ gia đình. Đây chính là cách ngân hàng thu gom nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng thành nguồn vốn tập trung cho nền kinh tế. Khi NHTM cần một khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn, ngân hàng phát hành các loại giấy tờ có giá như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu... Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể vay từ các tổ chức tín dụng khác khi ngân hàng cần một lượng vốn gấp. Còn trong trường hợp thực sự cần thiết, NHTM mới vay ngân hàng Trung Ương, vì điều kiện và thủ tục vay rất khó khăn. Ngoài ra ngân hàng còn tiến hành hoạt động nhận vốn uỷ thác đầu tư của khách hàng. Đây cũng là một hoạt động trung gian của ngân hàng nhằm chuyển dẫn vốn. Cuối cùng là cách tăng vốn điều lệ của ngân hàng và tăng phần lợi nhuận chưa phân phối. Để tăng vốn điều lệ, ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu hoặc tăng vốn góp liên doanh hoặc ngân sách nhà nước cấp vốn.
Khi đã tạo được nguồn vốn cho riêng mình, ngân hàng tiến hành hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích lợi nhuận. Trước hết các NHTM phải giữ lại một phần số vốn mà họ huy động được để gửi và NHTW. Đó là khoản tiền dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán. Việc ngân hàng tiến hành lập dự trữ là rất quan trọng và có ý nghĩa để tránh rủi ro vỡ nợ ngân hàng.Tiếp đó, ngân hàng thu lợi nhuận bằng hoạt động cho vay. Đây là một hoạt động chứa nhiều yếu tố rủi ro. Có các hình thức cho vay chủ yếu là: vay ngắn-trung-dài hạn, vay tín chấp, vay thế chấp, vay cầm cố, vay bảo lãnh, cho vay tuần hoàn va cho vay đồng tài trợ. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu tư liên doanh góp vốn, góp vốn cổ phần và đầu tư chứng khoán.
Cuối cùng là hoạt động cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng, đăc biệt là dịch vụ thanh toán, đang được ngân hàng quan tâm đầu tư phát triển nhằm đưa nó trở thành hoạt động chính. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này sâu hơn ở các phần sau
1.3.Chức năng của các NHTM
1.3.1.Trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM, nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanhva tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Hay noi cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay.
Vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục va biểu hiện các hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ-sản xuất-lưu thông. Từ đó sẽ tạo ra hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. NHTM với vai trò là trung gian tín dụng sẽ đứng ra tập trung va phân phối vốn, điều hoà cung-cầu vốn cho các doanh nghiệp,tạo điều kiện cho san xuất kinh doanh được của các doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Chức năng trung gian tín dụng của các NHTM được hình thành từ rất sớm, ngay từ lúc ngân hàng được hình thành. Ngày nay thông qua chức năng này, NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư mở rộng. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
1.3.2.Trung gian thanh toán
Chức năng trung gian thanh toán là sự kế thừa và phát triển chức năng ngân hàng làm thủ quỹ của doanh nghiệp. Tức là, ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Đây là một trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng co nguồn gốc từ xa xưa,hoạt động thanh toán hộ khách hàng cua mình. Hiện nay, chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng dùng tiền nhàn rỗi của người này để cho người có nhu cầu đầu tư vay. Với chức năng ngân hàng làm người thủ quỹ của doanh nghiệp, ngân hàng đã thực hiện các dịch vu thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hành một cách có hiệu quả. Khi khách hành lập tài khoản gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo trong việc cất giữ và chi tiêu một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị cao. Ngày nay, hệ thống NHTM phát triển cao, kinh tế đều được chuyển giao cho ngân hàng thuực hiện. Nhờ vậy, việc thanh toán càng trở nên tiện lợi, tiết kiêm được chi phí. Mọi quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế đều được thực hiện thông qua hệ thống NHTM với tài khoản đã được lập tại các NHTM.
Trong khi làm trung gian thanh toán, Ngân hàng đã tạo ra công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó như: séc, thẻ thanh toán, giấy uỷ nhiệm,...;đã tiết kiệm được cho xã hội về chi phi lưu thông, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá. Việc làm trung gian thanh toán của các NHTM ngày nay đã phát triển rất đa dạng, không chỉ là trung gian thanh toán mà còn quản lý các phương tiện thanh toán. Với trình độ và công nghệ ngày càng hiện đại, các NHTM từng bước trang bị hệ thống máy tính và các phương tiện kỹ thuật khác tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán được nhanh chóng, giảm bớt chi phí và đạt độ chính xác hơn.
1.3.3 Tạo tiền qua hệ thống ngân hàng hai cấp
Trong quá trình kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng đã phát hiện các khach hàng sử dụng giấy chứng nhận tiền gửi mà ngân hàng đã cung cấp cho họ để chi trả các khoản nợ. Phát hiện này đã thúc đẩy ngân hàng đưa vào lưu thông loại tiền giấy ngân hàng được chuyển đổi ra vàng qua nghiệp vụ thay thế cho tiền vàng. Vào cuối thế kỉ 19, hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà tạo nên một hệ thống, trong đó ngân hàng Trung Ương quản lý về tiền tệ, tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng. còn các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ. Nhờ hoạt động của hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.
Quá trình tạo tiền của các NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với NHTƯ. Bút tệ của các NHTM tạo ra đó chính là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán qua nhiều ngân hàng.
2.Thanh toán không dùng tiền mặt với sự phát triển của NHTM.
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nhằm mụ tiêu cơ bản là lợi nhuận. Vì vậy, mạn lưới ngân hàng hình thành rộng khắp nhằm thoả mãn nhu cầu tiền tệ tín dụng và thanh toán của nền kinh tế hàng hoá phát triển rộng khắp quốc gia và vươn ra quốc tế.
Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của ngành ngân hàng, chúng ta thấy dịch vụ đầu tiên ngân hàng cung cấp là quản lý vốn cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho khách hàng. Do vậy tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng, ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung tâm thanh toán cho khách hàng, làm cho quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ diễn ra một cách hiẹu quả. Nền kinh tế ngày càng phát triển, tần số giao dịch ngày càng tăng và khối lượng tièn tệ ngày càng lớn. Trong điều kiện các doanh nghiệp không thể thanh toán trực tiép cho nhau được, mà cần có sự tham gia của các ngân hàng trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, ngân hàng trở thành trung gian thanh toán của nền kinh tế. Bởi lẽ, nếu không có sự tham gia của ngân hàng vào hoạt động thanh toán thì trao đổi lưu thông hàng hoá sẽ bị ách tắc chậm chạp, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
Với sự ra đời và phát triển của ngân hàng, những chi trả về hàng hoá và dịch vụ của xã hội được thực hiện qua ngân hàng với nhiều hình thức thanh toán đơn giản, thích hợp với kỹ thuật ngày càng tiên tiến. Ngân hàng làm thủ quỹ cho doanh nghiệp, làm trung gian thanh toán hộ các khoản giao dịch theo yêo cầu của hai bên mua và bán. Mặc dù không phải là chức năng chủ đạo, nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của một NHTM. Nhờ có nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán, ngân hàng tạo ra nguồn vốn tạm thời nhảnỗi trong nền kinh tế để cho vay, hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng, bởi thong qua chức năng này NHTM có thể huy động được nguồn vốncó chi phí thấp. Khi nghiệp vụ thanh toán của NHTM được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm sẽ là một yếu tố chủ yếu để thu hút khách hàng giao dịch nhiều hơn với ngân hàng. Từ đó tăng quy mô huy động vốn và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng. Trên cơ sở làm tăng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, cón giúp các ngân hàng có thể kiểm soát được tình hình sử dụng vốn và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt trong các NHTM thường được áp dụng cho các khoản chi trả có gía trị lớn giữa doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong NHTM không chỉ có ý nghĩa về mặt giảm bớt tiền mặt, chi phí lưu thông mà cón giúp cho côn tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn. Trên cơ sở tài khoan tiền gửi và các khoản thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng, đã giúp các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan thuế có điều kiệ kiểm tra, theo dõi được doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Đối với ngân hàng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tập hợp được một lượng lớn tiền gửi ổn định trong toàn hệ thống, vì giảm số dư tiền gửi của khách hàng này thì tăng số dư tiền gửi của khách hàng khác.
Từ những ưu việt trên thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra cho NHTM áp dụng một công cụ mới, công cụ tài khoản khách hàng để theo dõi, ghi chép tất cả các dịch vụ ngân hàng về tiền tệ, tín dụng và thanh toán bằng đồng tièn ghi sổ thay thế cho tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trung gian qua hệ thống NHTM băng cách chuyển đổi vốn tiền tệ từ khoản tiền gửi thanh toán bên chi trả sang tài khoản bên gửi của người thụ hưởng. Hình thức này phát triển mạnh ở các nước tiên tiến trên thế giới. Nó chiếm vị thế và vai trò cực kỳ quan trong trong hoạt động thanh toán.
3.Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
3.1.Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt chỉ là các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản khác trong nền kinh tế quốc dân, được thực hiện bằng cách chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không sủ dụng tiền mặt. Nó xuất hiện cùng với sự ra đời của hệ thống ngân hàng. Song nó chỉ thực sự phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường . Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng khắp trong lĩnh vực tài chính, đối nội cũng như đối ngoại. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong chu chuyển tiền tệ và được coi là hình thức thanh toán hiệu quả nhất. Xét về mặt bản chất, thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện sự vận động của vật tư hàng hoá và dịch vụ lưu thông. Sự phát triển rông khắp của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường hiện đại là yêu cầu tất yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Do đó khi nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá và dịch vụ trao đổi tăng, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Mặ khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiêp, co quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán. thanh toán không dùng tiền mặt là một phạm trù vừa mang tình lý thuyết trừu tượng, vừa mang tính công nghệ cụ thể. Về mặt phạm trù lý luận, nó là sự vận động của tièn tệ. ở đây tiền vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ để chuyển hoá giá trị của hàng hoá dịch vụ. Còn về mặt công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt là những nghiệp vụ phải thông qua nhiều giai đoạn liên hoàn, đòi hỏi những thao tác kỹ thuật tinh vi, phức tạp.
3.2.Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc điểm cơ bản đầu tien của thanh toán không dùng tiền mặt là sử dụng tiênd ghi sổ. Việc thanh toán được thực hiệ bằng cách trích chuyển từ tài khoản người trả tiền vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc bằng cáh bù trừ lẫn nhau.
Đặc điểm thứ hai, trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền tệ và hàng hoá vận động ngược nhau. Việc thanh toán không phải thực hiện bằng cách trao trả trực tiếp tiền – hàng giữa người mua và người bán mà được thực hiện bằng cách trích chuyên vốn từ tài khoản tiền gửi người mua sang tài khoản người bán sau khi hàng hoá đã hoặc đang vận chuyển từ người bán sang người mua.
Cuối cùng, thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán có ít nhất 3 bên tham gia. Đó là người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán. Người trả tiền có thể là người mau hàng, người nhận dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển nhượng một khoản tiền nào đó. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong thanh toán. Có thể ọ là ngườ mở đầu hoặc tiếp nối trong quá trình thanh toán đã được người nhận tiền khởi xướng. Người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền đúng thời hạn và tôn trong những thủ tục cần thiết như làm và nộp chứng từ theo mẫu quy định và thời hạn quy định hoặc đã được thoả thuận trước. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định đã thoả thuận giữa 2 bên. Chủ thể thứ hai trong thanh toán là người nhận tiền hay còn gọi là người thụ hưởng. Họ là người được hưởng một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hoặc do luật định, do thiện chí của người khác. Đối với nhười nhận tiền là người bán hàng hay cung cấp dịch vụ thì cơ sở để nhận tiền là các chứng từ hay hoá đơn giao hàng. Trong trường hợp người nhận tiền với tư cách là tổ chức tài chính thì cơ sở để nhận tiền là các quyết định, lệnh phân phối của cấp trên. Còn trường hợp người nhận tiền là chủ nợ thì cơ sở nhận tiền là các hợp đồng hay khế ước vay nợ. Và chủ thể quan trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt là các trung gian thanh toán bao gồm NHTM, kho bạc nhà nước... Khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán này phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng. Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những diều kiện thanh toán và được sử dụng căn cứ để thực hiện việc chi trả. Chúng gồm lệnh thu hoặc lệnh chi ở những mức độ khác nhau. Mỗi nhứng từ thanh toán chưa đựng những yếu tố cơ bản như: Giấy báo liên hàng, bảng kê thanh toán... Những chứng từ này phục vụ cho việc xử lý kế toán của các trugn gian thanh toán.
3.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay trên thế giới, người ta đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất đa dạng và phong phú. Nhưng ở mỗi nước, tuỳ theo từng điều kiện kinh tế, trình độ quản lý, tuỳ theo mức độ hoàn thiện và hiệu năng của hệ thống ngân hàng, người ta lựa chọn một số hình thức và cụ thể hoá cho phù hợp điều kiện, dặc thù của mỗi nước. Nhìn chung thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những hình thức sau:
3.3.1.Thanh toán bằng séc.
Séc là lệnh trả tiền cho chủ tìa khoản được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hay người cầm tấm séc đó. Nó là một loại chứng từ thanh toán, được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên luật thương mại quốc gia và công ước quốc tế.
Séc dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ nộp thuế, trả nợ... hoặc được dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mỏ tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời gian và hiẹu lực của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày lễ và chủ nhật).
ở Việt Nam hiện nay có các loại séc như: séc dùng để lĩnh tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi (nếu khách hàng yêu cầu).
Séc lĩnh tiền mặt là loại séc chỉ được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản. Séc dùng để lĩnh tiền mặt khi có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc không có chữ “chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc. Khi có nhu cầu lĩnh tiền mặt, người phát hành séc phải ghi tên pháp nhân (hoặc tổ chức cá nhân), địa chỉ hoặc số hiệu tài khoản và ten ngân hàng vào nơi quy định trên mặt trước của tờ séc. Khi lĩnh tiền mặt, người lĩnh tiền phải nộp vào ngân hàng nơi phát hành séc lĩnh tiền mặt, ghi đầy đủ yếu tó đã quy định. Trường hợp người thụ hưởng đứng tên cá nhân, đồng thời là người trực tiếp lĩnh tiền thì không càn có giấy uỷ quyền. Các trường hợp khác, phải có giấy uỷ quyền của người thụ hưởng(uỷ quyền tứng lần hoặc uỷ quyền có thời hạn).
Séc thanh toán chuyển khoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tền hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác. Không giống với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết “chuyển khoản” ở góc trên bên trái mặt trước khi giao cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng. Nếu thanh toán khác chi nhánh ngân hàng thì các ngân hàng đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên đại bàn. Về nguyên tắc, thanh toán chuyển khoản phải đước phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ séc để thanh toán, sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến khiếu nại, khởi kiện. Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản thanh toán tại cùng một chi nhánh ngân hàng thì người phát hành séc sẽ giao séc cho người thụ hưởng. Sau đó người thụ hưởng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc đó, sẽ nộp séc vào ngân hàng phục vụ minh. Ngân hàng sau khi kiểm tra tờ séc, nếu có đủ điều kiện thì hạch toán. Nều hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác hệ thống nhưng tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng người thụ hưởng sẽ ke tờ séc đó chuyển sang ngân hàng phục vụ người mua vào phần bù trừ gần nhất.
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản đảm bảo thanh toán séc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó. Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rông hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản thanh toán tại cùng mội chi nhánh ngân hàng , hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên 1 địa bàn, thì séc báo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tại các chi nhành ngân hàng trong cùng một hệ thống trong phạm vi cả nước. Do séc đã được ngân hàng đảm bảo chi trả, nên khi khách hàng nọp séc vào ngân hàng phục vụ đơn vị thụ hưởng thì sẽ có ngay cho người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc. Vì vậy để đảm bảo an toàn, các ngân hàng phát hành séc bảo chi phải ký hiều mật.
3.3.2.Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi)trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Hình thức này được dùng để thanh toán các khoản chuyển tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng. Khi nhận được uỷ nhiệm chi chuyển tiền, trong vòng 1 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ số dư hoặc chứng từ không hợp lệ. Đây là hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng nên nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, và nó thường được áp dụng giữa các đơn vị thanh toán có sự tín nhiệm lẫn nhau.
Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 ngân hàng thì đơn vị bán dau khi giao hàng cho đơn vị mua, đơn vị mua sẽ lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục nụ mình. Tại ngân hàng của bên mua sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ sẽ tiến hành ghi nợ và chuyển theo liên hàng (nếu 2 ngân hàng trong cùng một hệ thống) hoặc chuyển sang tài khoản thanh toán bù trừ(nều 2 ngân hàng khác hệ thống nhưng tham gia thanh toán bù trừ trên cùng một địa bàn) trong ngày làm việc.
3.3.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
Uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán mà người bán khi hoàn thành việc vận chuyển hàng hoá theo hợp đồng bên mua, sẽ lập cu\hứng từ nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền bên mua giao. Nó là loại giấy tờ do người bán lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng gửi vào ngân hàng phục vụ mình, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng đã giao. Hình thức này chỉ sử dụng trong trường hợp bên mua bán có quan hệ thường xuyên và tín nhiệm lẫn nhau hoặc có hợp đồng kinh tế hay có đơn đặt hàng. Uỷ nhiệm thu có thể áp dụng thanh toán giưã khách hàng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng có cùng hệ thống hay khác hệ thống. Tuy nhiên hình thức thanh toán bằng giấy uỷ nhiệm thu vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chứng từ được lập ở bên bán nên mất nhiều công đoạn về thời gian luân chuyển, dễ xảy ra trường hợp chứng từ khống và sai lệch số tiền.
3.3.4.Thanh toán bằng thư tín dụng.
Thu tín dụng là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích số tiền nhất định đủ để trả tiền hàng đã hợp đồng từ tài khoản của mình vào tài khoản “tiền gửi đảm bảo thanh toán thư tín dụng”. Nó được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiên 2 bên mua bán chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau, yêu cầu bên mua phải có đủ tiền trả ngay sau khi giao hàng. Số tiền mở thư tín dụng phải phu hợp với hợp đồng kinh tế và đơn đạt hàng đã ký.
Phạm vi áp dụng của hình thức thanh toán bằng thư tíndụng là khách hàng mở tài khoản ở hai ngân hàng cùng hệ thống hoặc 2 ngân hàng khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng một địa bàn. Bên cạnh đó, thanh toán bằng thư tín dụng còn nhiều hạn chế như gây ra việc ứ đọng vốn, làm cho bên mua thiếu vốn giả tạo, thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng cond rườm rà nên nó ít được áp dụng.
3.3.5.Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Đến năm 1999, ngân hàng nhà nước ban hành quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ kèm theo quyết định 371/1999 QĐ-NHNN1, đặt ra 1 khung pháp lý để hoạt động thẻ phát triển. Hiện nay trên thị trường còn nhiều loại thẻ khác nhau, song nhìn chung có 2 loại chủ yếu là thẻ thanh toán và thẻ tín dụng.
Thẻ thanh toán là loại thẻ do chủ thẻ sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng.
Thẻ thanh toán phải có đày đủ các yếu tố sau: ten chủ thẻ, tên ngân hàng phat hành thẻ, số thẻ, nhãn hiệu thương mại, thời hạn sử dụng thẻ. Khi sử dụng thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng noại tệ chỉ dược thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc tại các tổ chức và cá nhân trong nước được phép thu ngoại tệ. Thời gian sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành quy định. Riêng đối với thẻ tín dụng, tối đa không quá 3 năm kể từ khi thẻ được phát hành.
4.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ, Vốn tiền tệ là điều kiện tài chính để thành lập doanh nghiệp, là nhân tố tạo lập điều kiện mở đầu quá trình và chu kỳ sản xuất kinh doanh và cũng là kết quả sau khi kết thúc các chu kỳ sản xuất.Vì vậy, tạo vốn, sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay chu chuyển vốn là phương thức và tiêu chuẩn nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa lợi nhuận cũng như chu chuyển kinh tế vĩ mô. Lưu thông hàng hoá là cơ sở của lưu thông tiền tệ và ngược lại. Vì vậy thanh toán không dùng tiền mặt có những ưu thế đặc trưng và vai trò quan trong đối với doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán an toàn, nhanh chóng, lương thanh toán lớn, phạm vi thanh toán rộng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, đảm bảo hoạt động sản xuất lưu thông được liên tục.
Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tạo vốn cho ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò cung cấp thông tin cho ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò giảm tiết khối lương tiền mặt, hỗ trợ cung ứng tiền mặt và điều hoà lưu thông tiền tệ cảu ngân hàng trung ương.
Chương II. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM Việt Nam.
1.Những đổi mới về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
ở miền Bắc nước ta, thời kỳ hoà bình lập lại 1954-1964, ngân hàng nhà nước đã có những cố gắng vận dụng vào các hình thức tổ chức thanh toán của Liên Xô và các nước Đông Âu để cải tiến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đến cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), đã có những chuyển biến tích cực, hầu hết các xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đã giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian của cuộc kháng chiến chống Mỹ và gần 2 thập kỷ sau chiến tranh, nền kinh tế khó khăn, hoạt động ngân hàng suy thoái. Vì vậy những năm đầu công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng trong thập kỷ 80 và nửa đầu những năm 90, vấn đề hàng đầu là khôi phục tập quan và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, đồng thời phải xúc tiến cải cách hệ thống thanh toán cho phù hợp với những đổi mới về tổ chức hệ thống ngân hàng 2 cấp mới ra đời. Thời gian này cũng thí điểm thàhn công bước đầu ở một số ình thái mới như tổ chức bàn thanh toán bù trừ địa bàn ở tất cả các tỉnh , thành phố, séc và tài khoản cá nhân, thí điểm thẻ thanh toán tại Vietcombank và chuẩn bị một số dự án hiện đại hoá công nghệ thanh toán.
Về phương diện kỹ thuật, thành công đáng kể là sau 3 năm chuẩn bị, ngày 6/3/1995, khai trương hệ thống thanh toán SWIFT tại Việt Nam, hội nhập hoạt động thanh toán của ngân hàng Việt Nam vào mạng chuyển tiền toàn càu. Năm 1994, thành lập hội đồng thanh toán quốc gia (NPC) với sự tham gia của 5 ngân hàng quốc doanh, 3 ngân hàng TMCP, do ngân hàng nhà nước chủ trì và được ngân hàng thế giới tài trợ vốn, công ty tư vấn PA tiết kế hệ thống. Đó là chương trình mang tàm cỡ quốc gia, thực hiện các mục tiêu chiến lược về tập trung thanh toán bù trừ và chuyển tiền toàn quốc, tiêu chuẩn quốc tế, cơ sỏ hạ tầng và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên đây là hệ thống mở, có lộ trình thực hiện trong nhiều năm. Nhưng đây cũng là dự án triển khai rất chậm vị nhiều vấn đề nhạy cảm, mãi tới năm 1998 mới triển khai và năm 2002 mới kết thúc giai đoạn 1, cải thiện một cách đáng kể môi trường và chất lương thanh toán liên ngân hàng ở Việt Nam. Những năn gần đây, với sự hỗ trợ của ngân hàng thế giới, triển khai giai đoạng 2 của dự án, các NHTM Việt Nam và nhiều NHTMCP cũng có những nỗ lực lớn về hiện đại hoá hệ thống thanh toán nội bộ, ứng dụng công nghệ chuyển tiền điện tử, tiếp cạn chương trình tự động hoá kế toán khách hàng.
Về cải cách cơ chế thanh toán, đỉnh cao là sự kiện chính phủ ban hành Nghị định số 91/CP ngày 25/12/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt. Lần đầu tiên ở Việt Nam, có 1 nghị định của chính phủ xác định khá rõ các nguyên tắc, điều kiện các mối quan hệ trong tổ chức thanh toán tiền mặt và không dùng tiền mặt. Thực chất đây là giải pháp cải cách quan trọng mang tính đột phá, đánh giá một bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động thanh toán , xoá bỏ cơ chế áp đặt theo mệnh lệnhhành chính, tạo co hội tiếp cận cơ chế thị trường trong tổ chức hoạt động thanh toán của ngành ngân hàng Việt Nam. Nghị định cũng xác định quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng về lựa chonj ngân hàng mở tài khoản, sử dụng các phương tiện thanh toán , ứng dụng công nghệ mới và tuân thủ những quy trình kỹ thuậtcủa hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Nhìn tổng quan, qua cuộc đổi mới trong lĩnh vực thanh toán đã đạt được 1 số kinh nghiệm và kết quả bước đầu rất ấn tượng.
Giải quyết triệt để tính trạng khan hiến tiền mặtkéo dài, đáp ứng nhu cầu tiền ổn định, cơ câu và chất lượng tiền giấy đưa váo lưu thông được chú trọng cải tiến.
Cải thiện tình hình thanh toán không dùng tiền mặt, tạo dựng một số cơ sở kỹ thuật, pháp lý, nhân lực, phục vụ cho chiến lược hiện đại hoá các hệ thông thanh toán thông qua ngân hàng ở Việt Nam.
Bước đầu phát triển, đa dạng hoá dịch vụ thanh toán hiện đại trong khu vực khách hàng cá nhân, nhiều NHTM đang sử dụng làm công cụ cạnh tranh khá sôi động.
2.Thanh toán ngân hàng trong xu thế hội nhập.
Thời gian qua, cùng với sự cải cách và đổi mới nền kinh tế, hoạt động của ngành ngân hàng đã có những tiến bộ nhất định, đóng góp đáng kể cho việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đi đôi với việc hạn chế sử dụng tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế cũng như phù hợp với các chuẩn mức quốc tế trong hoạt động ngân hàng là một trong những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải đạt đượckhi hội nhập quốc tế.
Với mục tiêu, tiến trình hội nhấp và thu hút vố ĐTNN vào Việt Nam, thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày8/4/2005 về một số giải pháp nhằm tạo nhuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Để xây dựng nền tảng cho việc thu hút vốn đầu tư và xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng cần được cải thiện và đi trước một bước tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời xoá bỏ những cản trở trong hoạt động kinh doanh của họ. Hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động thanh toán cho nền kinh tế , đặc biệt la thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế cần được cải thiện, đây là một vấn đề lớn được đặt ra trong quá trình cải cách ngành ngân hàng. Thực hiện chỉ thị nêu trên của thue tướng chính phủ, ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020”.
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế tương đối đa dạng như thẻ ngân hàng, séc, lệnh chi, nhờ thu với những đặc điểm khác nhau phù hợp với các hình thức giao dịch, đối tượng khách hàng và nhu càu cụ thể. Ngoài ra trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, các dịch vụ thanh toán điện tử như Internet banking, e-money,... phát triển tương đối mạnh, cho phép khách hàng có thể giao dịch từ xa thông qua mạng máy tính, internet. Các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại đã tạo ra một diện mạo mới cho hoạt động thanh toán ở Việt Nam.
Những năm qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có những dấu hiệu tích cực. Doanh sơ thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiến triển theo xu hướng giảm dần 32,2% năm 1997 xuống cón 21,4% năm 2005. Việc giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có một phần nguyên nhân từ sự bùng nổ các tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán, từ đó làm giảm lương tiền mặt trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán được cải thiện rõ rệt, bằng chứng là từ nền tảng thanh toán hoàn toàn bằng thủ công, mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sỏ chứng từ giấy. Đến nay, giao dich thanh toán được xử lý thông qua điền tử chiếm đa số, số lượng máy ATM, các thiết bị thanh toán POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ phát triển nhanh. Đến cuối năm 2005, số lương máy ATM là 1777 so với 101 máy năm 2002, số lương đơn vị chấp nhận thẻ là khoảng 12000 so với 8789 đơn vị năm 2003. Dịch vụ ài khoản cá nhân của NHTM tăng khá nhanh, từ 135000 năm 1997 lên tới 5 triệu tài khoản năm 2005 với số dư khoảng 20000 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy đây là dàu hiệu tích cực hạn chế tiền mặt để giảm chi phí in ấn, bảo quản, hạn chế nạn rửa tiền.
Mặc dù tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm song tỷ lệ này vẫn còn cao so với các nước trong khu vực, đặc biệt là trong thanh toán của dân cư. Từ thực tế thấy rằng, hầu như các siêu thị khách sạn lớn mới trạng bị hệ thống chấp nhận thẻ thanh toán, còn đa số đèu thanh toán bằng tiền mặt. Trước hết, những khoản thanh toán dịch vụ gia đình như điện, nước, điện thoại... cũng chưa được ngân hàng đưa vào triển khai rông rãi do thõi quen của người dân chưa thể làm quen được ngay. Hơn nữa các nhà cung cấp dịch vụ khác cũng chưa sẵn lòng hợp tác với ngân hàng trong việc thu phí sử dụng dịch vụ này. Còn các khoản thanh toán khác của cá nhân khi mua hàng hoá dịch vụ lại cần một hệ thống chấp nhận thị trường rông khắp. Nhưng hiện tại hệ thống máy nhấp nhận thanh toán (POS) mặc dù đang được ngân hàng vận hành trong việc sử dụng nó đối với người tieu dùng bình dân là rất khó khăn, bởi hầu như hệ thống này chỉ hoạt động ở những điểm có khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, khối doanh nghiệp, tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán. Nếu những đối tượng này dùng một lượng tiền mặt lớn trong thanh toán thì việc kiểm soát những khoản chi tiêu phi thực tế là rất khó kiểm soát. Vì vậy, phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và xu hướng hội nhập.
Chương III. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM.
1.Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng.
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượngvà hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh chóng hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lương công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điêu kiện cho mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lực, thủ tục, đièu kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hoá gia nhập thị trường và khuyến khích các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vị dựa chủ yếu và giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lưới. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở 1 số dịch vụ.
2.Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng.
Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh và vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến.
Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả, hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Kết nối hệ thống thanh toán của các ngân hàng thương mại với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và làm dịch vụ thanh toán bù trừ, liên ngân hàng nhà nước. Phát triển công nghệ, phương tiện thanh toán, các hình thức và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến, an toàn, hiệu quả.
3.Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020.
Phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ giai đoạn 2007-2010, tập trung phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán phục vụ cho việc mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn. Đến cuối năm 2010, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự chọn tại các tỉnh thành phố lớn trở thành các đơn vị chấp nhận thanh toán các phương tiện thanh toán hiện đại và được lắp đặt các thiết bị ngoại vi phục vụ cho hoạt động thanh toán hiện đại. Từ giai đoạn 2011-2020, sẽ mở rộng triển khai trên phạm vi toàn quốc, phấn đấu đến năm 2010 đạt mức 70% khách hàng mua bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị bằng các phương tiện thanh toán hiện đại và đến cuối năm 2020, tỷ lệ này đạt 100%. Đối với các giao dịch thanh toán từ xa thông qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại di động, internet,... cần được hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách cho loại hình thanh toán này phát triển, dự kiến thực hiện đến năm 2020.
4.Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của các ngân hàng Việt Nam . Đó là một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế trong le\ộ trình phát triển hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Do đó quá trình thực hiện sẽ dựa vào các giải pháp tiên tiến là chính nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ phù hợp để khai thán các thị trường, mở rộng thanh toán tiềm năng trong các doanh nghiệp nhỏ và dân cư.
Bên cạnh giải pháp tiên tiến với tính khả dụng cao, ngành ngân hàng Việt Nam cần có định hướng triển khai một số giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục gia tăng các tiện ích đi kèm với các dịch vụ thanh toán hiện đại, dần thay thế các dịch vụ đa mục đích cho các dịch vụ đơn mục đích. Hiện nay một số ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam đã có khối lượng giao dịch tương đối lớn ở một số khu vực, đó là tiền đề để sử dụng các thiết bị xử lý giao dịch cáo trình độ tự động hoá cao như dây chuyền xử lý tự động hoá qua máy đọc quang tính đã dược áp dụng từ nhiều thập ký qua oqr nhiều nước trên thế giới. Qua đó sẽ mở ra khả năng nâng cao năng suất và chất lương lao động trong ngành kế toán thanh toán, giải phóng lao động thủ công để phát triển các dịch vụ mới. Giải pháp đột phá kỹ thuật cũng cần hướng tới dạng thanh toán từ xa, trước mắt là nâng cấp kỹ thuật các kênh phân phối dịch vụ thanh toán trực tiếp với các doanh nghiệp có hoạt động lởn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác
Phần III. Kết luận
Ngân hàng luôn là một trong những lĩnh vực hết sực nhạy cảm và luôn là ngành kinh tế chủ chốt của bất cứ quốc gia nào. Với xu thế hội nhập tất yếu như hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực không ngừng để giành thế chủ động trên thị trường nội địa, sẵn sàng tiến bước ra thị trường quốc tế. Do đó sự đổi mới toàn diện của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu bức thiết. Yêu cầu này đòi hỏi phải có tư duy mới về chiến lược cũng như định hướng phát triển hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt nói chung và hệ thống lưu thông sec, hối phiếu nói riêng. Các giải pháp thúc đảy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt . Ngân hàng nhà nước với vai trò quản ly nhà nước của mình, sẽ góp phần tạo dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh và có những giải pháp phù hợp để các ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ của mìng một cách an toàn hiệu quả
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), 2002, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
2.Nguyễn Trọng Ngọ, 2006, “Thẻ ngân hàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
3.Nguyễn Đức Trường, 2006, “Giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
4.Lý Thu Hưng, 2006, “Cải tiến thanh toán trong xu thế hội nhập”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
5.Tạp chí ngân hàng số 10/2006.
6.Một số tạp chí và thông tin trên internet khác.
Mục lục
Phần I. Lời mở đầu
Chương I.Những nét chung về MHTM và thanh toán không dùng tiền mặt
1.Khái quát chung về NHTM.
1.1.Khái niệm về NHTM.
1.2.Hoạt động cơ bản của NHTM
1.3.Chức năng của NHTM
1.3.1.Trung gian tín dụng.
1.3.2.Trung gian thanh toán.
1.3.3.Tạo tiền qua hệ thống ngân hàng 2 cấp.
2.Thanh toán không dùng tiền mặt với sự phát triển của NHTM.
3.Những vấn đề cơ bản của thanh toán không dùng tiền mặt.
3.1.Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt.
3.2.Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
3.3.Các hình thức của thanh toán không dùng tiền mặt.
3.3.1.Thanh toán bằng séc.
3.3.2.Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
3.3.3.Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
3.3.4.Thanh toán bằng thư tín dụng.
3.3.5.Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
4.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chương II.Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM Việt Nam.
1.Những đổi mới về thanh toán không dùng tiền mặt.
2.Thanh toán ngân hàng trong xu thế hội nhập.
Chương III.Định hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM.
1.Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng.
2.Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng.
3.Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020.
4.Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Phần III: KL
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0921.doc