Đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định - Thức trạng và giải pháp

Bất kỳ mốt hệ thống thanh toán nào cũng cần có các yéu tố, cac giai đoạn thanh toán nhất định. Để thực hiện được một quá trình thanh toán thì phải có các công cụ thanh toán, các hình thực thanh toán, phương thức thanh toán cụ thẻ. Mỗi hình thức thanh toán lại có những quy định, những tiền khoản về thanh toán và có các chứng từ , tài khoản phù hợp. Các chứng từ thường được sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: các loại séc thanh toán: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền, giấy uỷ nhiệm thu, UNC, giấy mở thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ tín dụng, giấy báo và các bảng kê. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động cùa từng hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có những quy định cho những mẫu chứng từ thanh toán cụ thể. Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt có đặc điểm vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ, các chứng từ này do chính khách hàng lập ra mà Ngân hàng không được tự ý sửa chữa, bổ sung. Nhưng để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, Ngân hàng luôn phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hoạch toán.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định - Thức trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là do năm 19999 nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng mạnh nhu cầu thanh toán cao với tồng doanh số thanh toán là 10986082 triệu đồng. Bước sang năm 2000, tình hình kinh tế của tỉnh chững lại kéo theo nhu cầu thanh toán của khách hàng cũnh giảm chỉ đạt 7609419 triệu đồng giảm 3376663 triệu đồng so với năm 1999 nhưng thanh toán không dùng tiền mặt lại chiếm tỷ trọng rất cao 97,3% trong tổng số thanh toán chung với doanh số là 7399652 triệu đồng. Như vậy, chứng tỏ rằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được khách hàng sử dụng một cách phổ biến và ngày càng phát triển, nó đã phát huy được những ưu điểm vốn có của nó là thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, khẳng định vai trò to lớn của nó trong công tác thanh toán của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Để thấy rõ được toàn cảnh tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong thời gian qua chúng ta đi vào nghiên cứu thực trạng của từng hình thức thông qua bảng 4 . Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tác nhân trong nền kinh tế thị trường rất phong phú đa dạng với nhiều tính chất và điều kiện khác nhau, vì vậy việc thiết lập nhiều hình thức thanh toán khác nhau nhằm giúp cho các chủ thể thực hiện tốt quy trình thanh toán là 1 tất yếu. Qua bảng số liệu số 4 chúng ta có thể thấytại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định chủ yếu sử dụng 4 hinh thức thanh toán không dùng tiền mặt đó là: thanh toán séc, UNC, UNT, NPTT. Bên cạnh 4 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu đó tịa chi nhánh còn sử dụng các loại thanh toán khác: bảng kê nộp séc, bảng kê phiếu chuyển khoản, bảng kê thu phí, bảng kê thu lãi, bảng kê chuyển tiền nội bộ (trong thanh toán liên hàng) loại này được Ngân hàng sử dụng với tỷ trọng lớnvề cả số món và doanh số trong thanh toán không dùng tiền mặt , hàng năm đều chiếm hơn 50% trong doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt luôn được chi nhánh chú ý cải tiến hoàn thiện song vẫn có những hạn chế nhất định. Tính ưu việt hay hạn chế của mỗi hình thức thanh toán ở 1 khía cạnh nào đó được thể hiện thông qua số lượng sử dụng trong thanh toán. 2.2.1.Thanh toán bằng séc thanh toán. Séc là một trong những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất hữu ích, mặc dù séc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, song đối với Việt Nam việc thanh toán bằng séc được sử dụng rất hạn chế. Tuy nhiên từ sau NĐ 30/CP ban hành quy định về phát hành và sử dụng séc từng bước được đẩy mạnh dần dần trở thành phổ biến trong các giao dịch thanh toán, phần nào làmtăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số thanh toán chung của Ngân hàng mặc dù tỷ trọng còn nhỏ. Qua bảng 4 (tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định) cho thấy khối lượng thanh toán bằng séc chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể: Năm 1998, thanh toán bằng séc đạt được 55240 món với doanh số là 591.420 triệu đồng chiếm 14,7% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. Ta thấy trong năm hình thức thanh toán bưng séc được khách hàng sử dụng rộng rãi trong thanh toán mặc dù tỷ trọng còn nhỏ nhưng vẫn đứng thứ 2 trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chỉ sau UNC. Năm 1999 thanh toán bằn séc có sự giảm sút cả về số món và doanh số thanh toán so với năm 1998 chỉ đạt 1741 món và doanh số là 19896 triệu đồng chiếm 0,52% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt và là hình thức thanh toán thấp nhất trong 4 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Sang đến năm 2000 hình thức thanh toán bằng séc đã có những chuyển biến tích cực, tuy giảm về số món còn 1623 món nhưng lại tăng lên về doanh số: 29922 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,85% trong tổng doanh số thanh toán kinh doanh thương mại tăng thêm 10026 triệu đồng so với năm 1999. Nhưng mặc dù tăng hơn so với năm 1999 nhưng hình thức thanh toán này vân chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt chỉ chiếm 0.85%. Qua những số liệu về thanh toán bằng séc tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định chúng ta thấy hình thức thanh toán băng séc chưa được phổ biến,các khách hàng sử dụng rất ít so với các hình thức thanh toán kinh doanh thương mại khác. để lý giải thực trạng này có một lý do được xem như là những tồn tại mà thanh toán séc luôn phải đối mặt đó là: Do sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho nhiều, chất lượng hàng hoá chưa cao nên nhu cầu trao đổi hàng hoá , dịch vụ trong nền kinh tế giảm dẫn đến nhu cầu thanh toán cũng bị giảm sút đặc biệt là hình thức thanh toán bằng sec. Phạm vi thanh toán séc còn hạn chế, thiếu một trung tâm bù trừ sec toàn quốc nên việc tổ chức thanh toán sec giữa các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn . Khách hàng không thể viết một số tiền quá lớn như UNC vì tài khoản thanh toán séc không phải lúc nào cũng lớn như tài khoản tiền gửi thanh toán. Người thụ hưởng không yên tâm khi nhân séc vì họ không chắc chắn khi nộp séc vào Ngân hàng họ sẽ được thanh toán ngay vì trường hợp tài khoản của người phát hành séc không còn hoặc không đủ số tiền thanh toán sẽ mất nhiều thời gian và ứ đọng vốn . Những tờ séc nộp quá thời hạn phải có xác nhận của UBND đại phương gây phiền hà co những người thụ hưởng. Séc còn có thể có séc giả làm cho người thụ hưởng bị thiệt hại. Để giải quyết được những vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của bản thân chi nhánh trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, cần có dự điều chỉnh hợp lý của chế độ thanh toán hiện hành để công tác thanh toán bằng séc được phát triển. 2.2.1.1. Thực trạng thanh toán băng séc chuyển khoản. Bảng 5: tình hình thanh toán bằng séc tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Đơn vị: Triệu đồng. Hình thức Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Món Doanh số % Món Doanh số % Món Doanh số % Séc chuyển khoản. Séc bảo chi. 1282 53939 438114 105125 80,6 19,4 1726 12 15024 4410 77,3 22,7 1616 3 29258 270 99 1 Tổng 55219 543239 100 1738 19434 100 1619 29528 100 (Nguồn: báo cáo công tác TTKDTM tạI Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định năm 98,99,2000) Với số liệu thể hiện trên bảng 5 ta thấy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tủ trọng cao nhất trong tổng số thanh toán bằng séc của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Năm 1998 thanh toán băng séc chuyển khoản đạt 1282 món với doanh số là 438114 triệu đồng chiếm 86,6% trong tổng số thanh toán séc. Năm 1999 thanh toán băng séc chuyển khoản có giảm sút so với năm 1998 mặc dù có tăng về số khối lượng giao dịch với 1726 món nhưng lại giảm đi 423090 triều đồng so với năm 1998 chỉ đạt 15024 triệu đồng. Tuy nhiên hình thức thanh toán này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh số thanh toán bằng séc chiếm 77,3% . như vậy trong trong hình thức thanh toán băng séc chuyển khoảm có giảm đi so với năm 1998 là do tổng số thanh toán bằng séc chung giảm đi chứ không phải là do hình thức này. Sang năm 2000 hình thức thanh toán này đã từng bước tăng lên cới doanh số đạt 29258 triệu đồng và chiếm tỷ trọng rất cao 99% trong tổng số thanh toán bằng séc. Như vậy qua 3 năm ta thấy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản là hình thức thanh toán séc chủ yếu tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Mặc dù về doanh số có giảm đi nhưng tỷ trọng của nó thì ngày càng càng tăng cao chiếm ưu thế tuyệt đối trong thanh toán bằng séc điều này chứng tỏ thanh toán bằng séc chuyển khoản đã phát huy được những ưu điểm của nó trong công tác thanh toán séc. Đó là do thủ tục trong phát hành và sử dụng séc chuyển khoản từ thủ tục bán séc, pháthành séc, chuyển nhượng séc, nộp séc, thanh toán đều rất đơn giản, hơn nữa khách hàng tham gai không phải nộp tiền ký gửi đmr bảo thanh toán làm giảm bớt thủ tục có lợ cho khách hàng sử dụng. Tuy hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tỷ trọng lớn trong công tác thanh toán băng séc nhưng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt chung thì nó lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ: năm 1998chiếm 5,4%, năm 1999 chiếm 0,175 năm 2000 chiếm 0,39% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt. điều này nói lên rằng trong công tác thanh toán hình thức thanh toán này vãn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục: Séc chuyển khoản được thanh toán theo nguyên tắc ghi nợ trước có dau , do vậy nếu thanh toán giữa 2 khách hàng có mở tài khoản tại 2 chi nhánh khác nhau thì quá trình luôn chuyển chứng từ phải kéo dài nghĩa là người thụ hưởng đã bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của họ. Séc chuyển khoản chỉ được sử dụng nhiều trong thanh toán các món có giá trị nhỏ vì nó rất dễ bị lợi dụng phát hành quá số dư mặc dùthực tế xảy ra rất ít vì bộ phận thanh toán viên đã kiểm tra kỹ khi nhận chứng từ. Khi xảy ra tình trạng này thì đơn vị phát hành sẽ bị phạt: phạt phát hành quá số dư, phát hành chậm trả còn bên thụ hưởng phải đợi đủ số dư trên tài khoản của người phát hành nên không thu hồi được vốn ngay, tốc độ luôn chuyển vốn bị giảm. 2.2..1.2. Thực trạng thanh toán bằng séc bảo chi. Nhìn vào bảng 3 ta thấy hình thức thanh toán bằng séc bảo chi rất ít được khách hàng sử dụng và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 1998 thanh toán băng séc bảo chi đạt 53939 món, doanh số thanh toán đạt 105125 triệu đồng chiếm tỷ 19,4% trong tổng số thanh toán séc. Năm 1999 thanh toán bằng séc bảo chi giảm sút 1 cách nhanh chóng chỉ còn 12 món với doanh số là 4410 triệu đồng, sang năm 2000 hình thức này còn giảm hơn nữa còn có 3 món với doanh số là 270 triệu đồng chỉ chiéem 1% trong thanh toán bằng séc. Rõ ràng hình thức thanh toán này khách hàng sử dụng ngày càng ít, kể cả trong thanh toán séc và thanh toán không dùng tiền mặt thì nó cũng chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân cúặe hạn chế này là: Séc bảo chi thường được áp dụng thanh toán giữa các chủ thể không tín nhiệm lân nhau về khả năng chi trả hoặc người trả tiền đã có quyết định xử phạt của Ngân hàng về việc phát hành séc thanh toán chuyển khoản quá số dư. Thủ tục phát hành séc bảo chi còn nhiều phức tạpphiền hà vì trước khi phát hành khách hàng phải đến Ngân hàng nơi mình mở tài khoản để yêu câu xin làm thủ tục bảo chi séc và thủ tục này cũng phức tạp, đấy là việc phát hành séc bảo chi trong phạm vi cùng tỉnh , còn khác hệ thống thì người mua phải viết UNC xin cấp séc bảo chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Khi tiến hành bảo chi séc, người phát hành séc phải lưu ký quĩ một khoản tiền bằng số tiền ghi trên séc. Do đó ngây ra tình trạng ứ đọng vốn của người phát hành trong khi số tiền nảy không dươc phép sử dụng và cũng không đươc hưởng lãi, làm cản trở nhiều trong quá trình quay vòng vốn va kinh doanh của họ. Thực trạng công tác thanh toán UNC - chuyển tiền. UNC. Với số liệu bảng 4, chúng ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng sử dụng nhiều nhất trong số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng chúng tôi tỉnh Nam Định. Năm 1998 số món nợ thanh toán bằng UNC phát sinh là676807 món với doanh số thanh toán đạtđược là 3284728 triệu đồng chiếm 40,75% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 1999 hình thức thanh toán này không ngừng tăng lên mặc dù chỉ phát sinh 22782 món nợ nhưng doanh số thanh toán lại tăng lên đạt 3550784 triệu đồng tăng thêm 266056 triệu đồng so với năm 1998, chiếm tỷ trọng cao trong tổng daonh số thanh toán không dùng tiền mặt với 40,2% . Năm 2000 hình thức thanh toán này có sự giảm sút so với năm 1999 doanh số thanh toán đạt 3326157 triệu đồng, giảm 224627 triệu đồng so với năm 1999, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng soanh số thanh toán không dùng tiền mặt lại chiếm vị trí lớn với 45% . Như vậy qua 3 năm 1999-2000 chúng ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC không ngừng tăng lên so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Điều này khẳng định những ưu điểm vượt trội của nó đã được các khách hàng chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Hình thức thanh toán UNC được khác hàng sử dụng phổ biến vì nó là hình thức thanh toán có quy trình thanh toán đơn giản dễ sử dụng trong quá trình thanh toán hơn nữa nó còn được áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ thanh toán: thanh toán nội bộ, bù trừ, liên hàng và phạm vi thanh toán của nó rất rộng trong cả nước: thanh toán cùng hệ thống, khác hệ thống, các tỉnh, ngoài tỉnh. Khi người sử dụng hình thức thanh toán này thì họ luôn được đảm bảo quyền lợi , đặc biệt là đối với người mua vì người mua có quyền kiểm soát hàng hoá cả về số lượng và chất lượng trước khi trả tiền cho người bán. Thủ tục thanh toán của hình thức thanh toán này rất đơn giản vf khi người mua nhận được hàng hoá thì chỉ cần đến Ngân hàng phục vụ mình tập UNC theo mẫu in sẵn để trích tài khoản tiền gửi tài khoản tiền gửi củmình để trả cho người mua chỉ trong vòng 1 ngày làm việc Ngân hàng phải hoàn tất lệnh cho đó và khi Ngân hàng phục vụ bán. Như vậy thủ tục thanh toán đơn giản, tôc độ thanh toán nhanh và phạm vi thanh toán rộng đó là nhưỡng ưu việt của hình thức UNC so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. 2.2.2.2 Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển tiền. Thực tế nhìn vào số liệu của bảng 4 ta thấy hình thức thanh toán thanh toán bằng séc chuyển tiền chiếm một tỷ trọng rất thấp cả về doanh số thanh toán cũng như số món so với tổng số thanh toán séc và tổng thanh toán không dùng tiền mặt. điều này chứng tỏ khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này rất ít. Năm 1998 số món séc chuyển tiền đạt 19 món vá doanh số thanh toán là 48081 triệu đồng chiếm 0,6% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 1999 mức thanh toán hình thức này còn thấp hơn nhiều chỉ đạt 3 món với doanh số là 462 triệu đồng chiếm 0,01% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Sang năm 2000 hình thức này vẫn tiếp tục giảm rút chỉ đạt 4 món với doanh số thanh toán là 394 triệu đôngf chỉ chiếm 0,006% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Nguyên nhân của tình trạng khách hàng ít sử dụng thanh toán bằng chuyển tiền đó là: Thủ tục,trình tự luôn chuyển chứng từ séc chuyển tiền phức tạp, qua nhiều khâu trung gian làm giảm tốc độ thanh toán củ khách hàng. Thời gian gần đây với công nghệ Ngân hàng hiện đại nên thanh toán qua mạng điện tử trong toàn quốc đã khẳng định của mình da vậy công việc chuyển tiền được thực hiện qua mạng vi tính đảm bảo cho người nhận tiền được nhận tiền một cáhc nhanh chóng nhất , an toàn, thuận lợi nhất. thực trạng thanh toán UNT. Thực tế cho thấy hình thức thanh toán UNT được khách hàng sử dụng rất ít , tỷ trọng của nó chỉ chiếm 1 phần không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù phạm vi thanh toán của hình thức này rất rộng thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản cung chi nhánh, khác chi nhánh, trong cùng hệ thống , khác hệ thống, trongtỉnh, ngoài tỉnh nhưng thực tế nó chỉ được dùng để thanh toán liên hàng trong hệ thống. Năm 1998 hình thức thanh toán UNT có số món phát sinh chỉ có 43 món và daonh số thanh toán đạt 2354 triệu đồng chỉ chiếm 0,2% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 1999 hình thức thanh toán này có chút ít biến đổi có tăng lên nhưng không đáng kể với số món là 53 món, doanh số thanh toán đạt 2888 triệu đồng chiwms 0,03% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng thêm 534 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 hình thức thanh toán này lại giảm xuống, số món phát sinh là 41 món doanh số thanh toán đạt 1857 triệu đồng chỉ chiếm 0,02% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Qua 3 năm ta thấy hình thức thanh toán UNT chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt, điều đó chứng tỏ khách hàng đã sử dụng rất hạn chế hình thức này. Để lý giải điều đó chúng ta có thể đưa ra 1 số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Hình thức UNT chỉ được áp dụng khi các chủthể thanh toán đã thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng. Thủ tục thanh toán của hình thức này rát phức tạp, trải qua nhiều khâu: khách hàng nộp UNT vào Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ, Ngân hàng gửi cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền , Ngân hàng người trả tiền kiểm tra UNT, số dư tài khoản cuả người trả tiền rồi trích tiền chuyển về Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng lúc này Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng mới hạch toán điều đó làm giảm tốc độ thanh toán kéo dài thời gian, người thụ hưởng nhận tiền chậm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Do những hạn chế trên mà khách hàng của chi nhánh sử dụng hình thức này rất ít chủ yếu thanh toán cho những món có giá trị nhỏ có tính chất thường xuyên như: tiền điện , tiền nước, điện thoại... 2.2.4. Thực trạng thanh toán bằng NPTT. Ngân phiếu thanh toán là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng thực chất nó là tiền mặt có giá trị lớn và có thời gian hiệu lực. Do đó việc sử dụng NPTT thay tiền mặt chỉ có tác dụng “chữa cháy” một cách nhất thời cho sự căng thẳng về tiền mặt ở nước ta những năm trước đây. Tuy nhiên do những ưu điểm và thuận lợi trong quá trình thanh toán mà khách hàng vẫn sử dụng để thanh toán. Năm 1998 hình thức thanh toán này có số món phát sinh là 29939 món, doanh số thanh toán đạt 127120 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,5% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh. Năm 1999 hình thức thanh toán này có sự tăng lên đứng thứ 2 trong số 4 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chỉ sau UNC mặc dù số lượng sử dụng coàn nhỏ với 2522 món va doanh số thanh toán đạt 207078 triệu đồng tăng thêm 79958 triêụ đồng so với năm 1998, chiếm 2,3% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2000 doanh số thanh toán của hình thức này có sự giảm sút chỉ đạt 136257 triệu đồng chiếm 1,9% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt giảm đi 70821 triệu đồng so với năm 1999. Mặc dù hình thức thanh toán NPTT đứng thứ 2 trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nhưng nhìn chung số lượng NPTT được khách hàng sử dụng vẫn còn ít so với thanh toán không dùng tiền mặt. Nguyên nhân củ sự hạn chế này là: Mục đích của thanh toán không dùng tiền mặt là nhằm tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí bảo quản, kiểm đếm, in ấn tiền. Nhưng NPTT chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng nên phải bỏ nhiều chi phí để in ấn khi NPTT hết thời hạn. NPTT là 1 đồng tiền có mệnh giá lớn, được lưu thông trong 1 thời hạn nhất định do đó phải chịu nhiều rủi ro và chi phí cao. Việc thanh toán NPTT giống như thanh toán bằng tiền mặt. Khi vận chuyển để đi mua hàng hóa nhất là những món lớn thì không đảm bảo an toàn và vẫn mang 1 lượng lớn ngân phiếu. Trong thời gian NPTT lưu hành cho đến khi nộp vào Ngân hàng thì số tiền trên ngân phiếu không được hưởng lãi suất nên nếu quá trình thanh toán diễn ra không nhanh chóng thì sẽ làm khách hàng bị ứ đọng vốn hiệu quả sử dụng không cao. Qua sự phân tích về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định, nhìn chung ta thấy tổng số thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng tăng cao trong tổng số thanh toán chung, trong đó hình thức thanh toán UNC vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng lên theo hàng năm ngược lại các hình thức thanh toán khác: UNT, séc, NPTT ít được khách hàng sử dụng trong quá trình thanh toán nên tỷ trọng của chúng chiếm 1 phần rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong thời gian qua. 2..3.1. Những kết quả đạt được. Trong những năm gần đây, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống Ngân hàng nói chung và ở Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nói riêng có nhiều thay đổi. Ngân hàng luôn chú trọng đến việc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt truyền thông như UNC, UNT và thanh toán séc. Vì vậy các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đang phát huy được tác dụng và tiếp tục phát triển, nhờ đó chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng ngày 1 tăng vf đem lại một khoản thu không nhỏ cho Ngân hàng. Cụ thể hàng năm tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đều chiếm rất cao trong tổng doanh số thanh toán chung của Ngân hàng: năm 1998 chiếm 86% năm 1999 chiếm 81% va năm 2000 chiếm tỷ trọng rất cao với 97,3%. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 đạt 38438 món trị giá 7.399.652 triệu đồng. Năm 2000 tại Ngân hàng số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch cả tiền gửi vàtiền vay là 3085 khách hàng, tăng 1016 khách hàng so với năm 1999. Bộ phận thanh toán viên giao dịch với khách hàng luôn phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng, phòng kế toán luôn bám sát các văn bản chế độ của ngành , triển khai kịp thời đến toàn bộ các bộ nhân viên quán triệt và thực hiện, nâng cao chât lượng phcụ vụ khách hàng, xử lý nhanh chóng kịp thời, chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn khách hàng được khách hàng tín nhiệm. Chi nhánh sớm áp dụng tin học vào trong công tác thanh toán toàn hệ thống quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng luôn được quan tâm nhằm kịp thời khai thác các thông tin giao dịch hàng gnày ttrên mạng đồng thời thiết lập các chương trình thanh toán điện tử mới , chương trình MISAC. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm soát 1 cách chặt chẽ và giải quyết nhanh chóng kịp thời những chứng từ chưa hợp lệ, hợp pháp. 2.3.2.Nhược điểm của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh những thành công mà công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được thì trong công tác thanh toán vẫn còn 1 số yếu kém bất cập cần được quan tâm giải quyết. Trong toàn bộ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định áp dụng thì 1 số hình thức thanh toán: UNT, séc có thủ tục thanh toán phức tạp không thuận tiện , gây nhiều phiền hà cho khách hàng từ thủ tục pháthành, nộp và thanh toán cho đến phạm vi thanh toán. nên chưa thu hút được số đông khách hàng sử dụng . Trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán còn nhiều bất cập so với yêu cầu vì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong nền kinh tế luôn có sự biến động không ngừng đặc biệt là cơ chế nghiệp vụ kết toán thanh toán. Vì vậy trong công tác tiếp thu, triển khai cơ chế nghiệp vụ mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa thống nhất, hiệu quả chưa cao đôi khi còn lúng túng vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Thực tế công tác thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ phục vụ thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn đạibộ phận dân cư chưa tiếp cận được với các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, đặc biệt họ là việc thanh toán bằng séc trong tầng lớp dân cư chưa vẫn còn là điều mới mẻvì họ vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán vả lại mức thu nhập của họ chưa cao, mạng lưới dịch vụ không sẵn sàng tiếp nhận hình thức này. Tình hình mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản tiền gửi cá nhân đã có dấu hiệu khả quan song thanh toán bằng séc qua tài khoản cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Công tác tuyên truyền quảng cáo về những ưu điểm của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được chi nhánh chú trọng quan tâm nên người dân chưa quan tâm nhiều lăm đến hình thức thanh toán này, chưa thấy được những ưu điểm vượt trội của các hình thức so với so với thanh toán bằng tièn mặt. Do quy mô hoạt đông và mức vốn đầu tư của Ngân hàng cho việc lắp đặt, ứng dung các trang thiết bị, công nghệ thanh toán hiện đại tiên tiến còn hạn hẹp cho nên các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mới hiện đại, tiện lợi nhiều như thẻ thanh toán chưa được áp dụng. Mỗi một mâu thuẫn tron công tác thanh toán cần phải có sự tháo gỡ kịp thời của các nhà \quản lý Ngân hàng để đáp ứng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi ban lãnh đạo Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần sớm nhận biết được những ưu điểm công tác thanh toán không dùng tiền mặt để phát huy đồng thời nhanh chóng phát hiện ra những nhược điểm cần được giải quyết từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những nhược điểm đó, giúp cho công tác thanh toán không dung tiền mặt của chi nhánh ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Chương 3: Mốt số kiến nghị nhằm hoàn thiện vàmở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Tích cực chủ động khai thác nguồn vốn cả VND và ngoại tệ nhằm chủ động được vốn trong kinh doanh, đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh , phấn đấu nguồn vốn huy động năm 2001 tăng từ 22% - 25% với năm 2000. Tiếp tục triển khai chiến lược khách hàng. đây mạnh công tác tiếp thị để mở rộng và phát triển khách hàng tốt, tăng cường tiếp cận, thẩm định các dự án có hiệu quả để đầu tư vốn trung và dài hạn, đáp ứng đầy đủ , kip thời nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của khách hàng ở mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất giữ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, phấn đấu tăng trưởng cả dư nợ lành mạnh cả VND và ngoại tệ từ 20% - 22%. Tích cực tham gia chương trình phát triển tăng tốc của ngành dệt may tại tỉnh để Nam Định thực sự là trung tâm dệtmay khu vực Đồng Bằng Sông Hồng . Phấn đấu không phát sinh nợ quá hạn mới, đẩy mạnh việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cũ , nợ không sinh lời. Chủ động tìm mọi biện pháp để phát triển nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế, thu hút tối đa lượng ngoại tệ của các đơn vị làm hàng xuất khẩu, phụcvụ cho công tác nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các đơn vịtổ chức kinh tế. Để thực hiện được tốt những định hướng này, Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cũng đã đề ra một số giải pháp thực hiện: Thường xuyên bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế củ tỉnh và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng. Triển kahi kịp thời và thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam. Mở rộng chiến lược ưu đãi, khuyến khích đối với các đơn vị, những khách hàng làm ăn có hiệu quả, giữ vững các khách hàng truyền thống, phát triển quan hệ tín dụng với các khách hàng mới trên cơ sở có lựa chọn đảm bảo tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn, bền vững. Tiếp tục ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, hiện đại vào quy trình hoạt động của Ngân hàng, khuyến khích phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lưoựng dịch vụ. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu, tạo sự đồng bộ trong các mặt nghiệp vụ, hoạt động theo Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. Phát huy sức mạnh tập thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng Uỷ, chính quyền công đoàn, thanh niên. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đàon kết nộ bộ , ý thức làm chủ tập thể, trách nhiệm giữa cá nhân và tạp thể, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Tranh thủ sự chỉ đạo của tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, Ngân hàng cấp tỉnh. Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành của tỉnh, cơ quan nọi chính, cơ quan thông tin báo chí. Trên cơ sở đó điều kkiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. 3.1.2. Định hướng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Mở rộng phạm vi và tăng cường khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt , thay đổi kết cấu khối lượng tiền trong lưu thông đặc biệt là kết cấu khối lượng tiền mặt theo định hướng gia tăng tiền gửi ở Ngân hàng, giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán, nhanh chóng hoà vào cơ cấu chung của nền kinh tế. Phát triển và hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhanh chóng hoà vào cơ cấu chung của nền kinh tế. Hiện đại hoá công nghệ thông tin, kế toán và xử lý thông tin của Ngân hàng. Đào tạo đỗi ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, đào tạo các chuyên gia thanh toán và tin học để có thể đáp ứng được những công nghệ thông tin mới nhất, tiên tiến nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Một số kiên nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Nhìn một cách khái quát toàn bộ quá trình thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong thời gian qua, chúng ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán chủ yếu củ các Ngân hàng, nó ngày càng trở nên quên thuộc với mọi người, được khách hàng sử dụng rất phổ biến nên nó chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán chung của Ngân hàng.Ngân hàng luôn quan tâm chú trọng đến việc hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: UNC,UNT, NPTT và séc thanh toán. Vì vậy các hình thức thanh toán này dang phát huy được tác dụng và tiếp tục phát triển nhờ đó chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng ngày 1 tăng lên và đem lại 1 khoản thu không nhỏ cho Ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả thuận lợi mà chi nhánh đã thu được thì các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc hoàn thiện hơn nữa các hình thức thanh toán này là nhiệm vụ quan trọng mà các ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nói riêng đã, đang và sẽ cần phải làm. Để góp phần vào công cuộc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này em xin đưa ra 1 số kiên nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hơn nữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. 3.2.1.1.. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý. Trong những năm qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã đạt được kết quả cao là nhờ việc thực hiện một cách đầy đủ, chính xác có hiệu qủa các văn bản pháp quy của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động thanh toán phát huy được hết khả năng của nó thì Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định vân phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng , cải tiến và hoàn thiện các. Đặc biệt, trước yêu cầu hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng trong công tác thanh toán, chủ yếu là thanh toán qua mạng điện tử thì nhất thiết Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam cần phải sớm bổ sung và hoàn thiện các văm bản có liên quan đến các chứng từ điện tử ngoài ra cần phải đề ra các quy chế bảo mật, bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán, cũng như cải tiến các quy trình kỹ thuật có liên quan quá trình thanh toán điện tử để công tác thanh toán các quy trình kỹ thuật có liên quan đến thanh toán điện tử luôn an toàn, chính xác và thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam cũng cần phải có những đề nghị đề xuất trong việc nghiên cứu, sửa đổi va bổ sung các quy định, quy chế không còn phù hợp với hoạt động thực tiễn của Ngân hàng ban hành các văn bản pháp lý cao hơn trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt như luật về thanh toán qua Ngân hàng hay luật về séc. Có như vậy thì việc cải tiến các thủ tục thanh toán với các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt mới khắc phục được nhược điểm trong quy định về thanh toán. Hơn nữa Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải ban hành một quy chế đồng bộ toàn diện về việc dân cư mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng, đồng thời xác định các hình thức, thủ tục mở tài khoản và thanh toán của dân cư với phương châm đơn giản, nhanh chóng an toàn và chi phí thấp. 3.2.1.2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng và cải tiến quy trình công nghệ. Mặc dù trong những năm gần đây Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nói riêng có những bước nhảy vọt về đổi mới công nghệ Ngân hàng song vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy để có thể thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn thì Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần đổi mới hệ thống công nghệ Ngân hàng một cách triệt để. Ngân hàng cần phải được trang bị máy rút tiền tự động AMT và hệ thống máy tính có khả năng lưu giữ thông tin về khách hàng kể cả mẫu chữ ký để loại hình mở tài khoản ở một số nơi tiền ở nhiều nơi ngaỳ càng phát triển rông rãi. Chúng ta biết rằng, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng là một trong 4 định hướng cơ bản có tính chất chiến lược trong tiến hành đổi mới toàn diện sâu sắc hệ thống Ngân hàng. Trong những năm qua cùng với định hướng đổi mới hoạt động nhà thì việc đổi mới công nghệ Ngân hàng được Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đặc biệt coi trọng mà trọng tâm hướng vào phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ Ngân hàng, tạo lập sự hoạt động toàn diện của 1 Ngân hàng hiện đại, xây dựng cơ sở kỹ thuật hiện đại để hoà nhập quốc tế trước hết là về kế toán. Công nghệ Ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn để hội nhập và cũng chỉ có thể hiện đại hoá bằng cách dựa vào những thành tựu tin họcc. Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần tiến hành xây dựng các chương trình ứng dụng thanh toán hiện đại để có thể hoàn toàn đảm nhận được các chức năng thanh toán trong nước (thanh toán nội bộ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng) và thanh toán quốc tế, giúp cho thời gian thanh toán rút ngắng, chất lượng thanh toán đảm bảo an toàn chính xác. Cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống thanh toán nội bộ Ngân hàng hiện đại để kết nối tất cả các chi nhánh cuả Ngân hàng trong phạm vi cả nước để tất cả các khoản thanh toán của khách hàng trong cùng 1 hệ thống sẽ được thanh toán bằng điện tử ngay tức thời. Nhanh chóng nối mạng thanh toán quốc tế, sử dụng phương tiện SWIFT để chuyển các khoản thanh toán đi và nhận các khoản thanh toán đến từ các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài vì các khoản thanh toán qua SWIFT thực hiện chỉ trong vài giây và chi phí rất thấp. Củng cố hoàn thiện hệ thống thanh toán liên hàng vì hệ thống này sữ xử lý thanh toán bù trừ động các khoản thanh toán điện tử phát sinh trong cả nước giữa các Ngân hàng khác hệ thống với nhau. Việc thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử và các trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử sẽ giúp cho quá trình thanh toán được đảm bảo an toàn, chắc chắn, nhanh chóng, kịp thời. Cần phải đầu tư vốn để trang bị máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực thanh toán để từng bước hệ thống hoá các dây chuyền công nghệ thanh toán phát triển các phần mềm ứng dụng tiến tiến để bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn số liệu trong các dịch vụ thanh toán. Tranh thủ áp dụng các kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển trên thế giới để phát triển công cụ thanh toán hiện đại là con đườngngắn nhất và tiết kiệm nhất. Do hệ thống thanh toán nối mạng nên khi gặp 1 sự cố nhỏ sẽ ảnh hưởng thậm chí làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động của mạng, vì vậy chi nhánh cần xem xét và tính toán kết squả, hiệu quả và có kế hoạch đầu tư thiết kế mạng sao cho đảm bảo an toàn và khắc phục được những sự cố gặp phải. Hơn nữa khi thiết kế hệ thống thanh toán cần quan tâm đến một hệ thống đồng bộ, thống nhất, quan hệ qua lại giữa các Ngân hàng ở nhiều giác độ kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn hoá để tránh được những khó khăn trong kết nối hệ thống kỹ thuật. Ngân hàng cũng cần phải áp dụng dịch vụ mới, chẳng hạn như dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại. Dịch vụ mới này sẽ cho phép khách hàng cập vào tài khoản 24/24 giờ qua điện thoại, khách hàng có thể thu nhập thông tin về tài khoản, về bản sao kê tài khoản tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tham gia giao dịch, thanh toán qua Ngân hàng. Các Ngân hàng trong nước tuy có lợi thế hơn các Ngân hàng nước ngoài về kỹ thuật và kinh nghiệm trong thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định và các Ngân hàng thương mại nên nối mạng trực tiếp với nhau để thanh toán trực tiếp rút ngắn thời gian thanh toán so với việc thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần nối mạng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước để chuyển vốn được nhanhchóng đáp ứng được việc điều hoà vốn trong hệ thống của mình được thuận lợi. 3.2.2.1.Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần phải chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ. Để nâng cao được khả năng vạch chiến lược, phát triển các nghiệp vụ và công nghệ thanh toán theo hướng hiện đại hoá, nhằm thích ứng được với môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng thì công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cấp trình độ nghiệp vụ cán bộ kế toán là một vấn đề bức xúc cần phải làm thường xuyên vì vấn đề con người luôn được đặt vào vị trí trọng tâm. Công tác đào tạo cán bộ kế toán cần phải được quan tâm đúng mức và làm thường xuyên trên diện rộng từ cán bộ lãnh đạo đến các kế toán viên, cụ thể cần phải đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới một cách kịp thời để nâng cao trình độ nhận thức cũng như khả năng sáng tạo của đội ngũ kế toán để khi tiến hành triển khai các nghiệp vụ theo cơ chế mới sẽ đạt được hiệu quả cao. đồng thời cũng tạo ra được một sức mạnh tổng hợp cho toàn Ngân hàng đủ khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang ngày càng phát triển thì đòi hỏi Ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác tin học thật thanh thạo trong việc xử lý thông tin hay trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước để đưa Ngân hàng ngày càng phát triển. Để thực hiện được điều đó thì cần thiết phải đào tạo lực lượng cán bộ kế toán có trình độ năng lực cao, có thể tiếp cận được với các công cụ, quy trình công nghệ thanh toán hiệ đại để thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà cũng phải quan tâm đến việc đa dạng hoá hình thức đào tạo: tập trung, tại chức, đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, hay phải đổi mới và cải thiện nội dung đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của Ngân hàng như kiến thức nghiệp vụ, công nghệ Ngân hàng, tin học ngoại ngữ để đào tạo một đội ngũ cán bộ kế toán có 1 diện mạo mới: thành thạo, hiện đại văn minh,lịch sự trong giao tiếp và phục vụ. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần phải động viên, khuyến khích nhân viên thông qua việc khen thưởng vật chất tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất co cán bộ nhân việ của Ngân hàng hoàn thanh tốt công việc. 3.2.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, mở rộng môi trường phục vụ, chủ động tìm kiếm khách hàng chứ không nên “ngồi chờ” khách hàng đến. Sử dụng tiền mặt trong thanh toán là một thói quen rất lâu đời của người dân Việt Nam nói chung, hơn nữa do trình độ dân trí còn thấp, sử hiểu biết về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng là rất ít nên để thay đổi được thói quen đó không phải là một việc dễ dàng đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam chưa phát triển, thu nhập của người dân không cao nên việc mở tài kkhoản tiền gửi cá nhân là rất ít. Vì vậy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, để hoạt động đó được thực sự được dân cư hưởng ứng rỗng rãi thì Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định phải tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo các ưu điểm của các công cụ thanh toán không dung tiền mặt và tuyên truyền hướng dẫn cụ thể các quy trình thủ tục các thể thức thanh toán trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi công cộng. Để người dân thấy được cái lợi của thanh toán không dùng tiền mặt đó là an toàn, nhanh chóng, tiện lợi hiểu rõ và lựa chọn được những hình thức thanh toán phù hợp và thuận tiện với họ. Từ đó giúp người dân từ bỏ được thói quen sử dụngtiền mặt trong thanh toán và giúp cho khách hàng thanh toán 1 cách nhanh nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất. Đồng thời chi nhánh cũng cần phải đề ra chiến lược khách hàng phù hợp, thanh lập bộ phận Marketing Ngân hàng nhằm tiếp cận thị trường. Qua đó thu thập phân tích được đầy đủ tin thị trường nhằm phân loại đối tượng khách hàng, tìm hiểu và nắm được các nhu cầu của khách hàng để tạo thêm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải có chế độ khen thưởng, khuyến khích khách hàng, hàng năm Ngân hàng nên có những món quà lưu niệm đối với những khách hàng thường xuyên giao dịch có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định ở mức nhất định nào đó. Có thể số tiền thưởng đó không nhiều nhưng nó thể hiện được thiện chí của Ngân hàng đối với khách hàng của mình, có như vậy mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng giao dịch càng nhiều. 3.2.2.3. Tiếp tục vận động nhân dân mở tài khoản cá nhân taị chi nhánh. Nhằm khuyến khích việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân trong dân cư, thống đốic Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ 160/QĐ - NH2 ban hành thể lệ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân và cá nhân với thủ tục mở rất đơn giản. Tuy tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh cũng nhiều nhưng doanh số và số dư còn rất ít vả lại hầu như các tài khoản cá nhân chưa có nghiệp vụ thanh toán chuyển khoản. Để thu hút mọi tầng lớp dân cư mở tài khoản và thanh toán tại Ngân hàng, đẩy mạnh việc mở và sr dụng tài khoản cá nhân thì Ngân hàng cần phải đổi mới sâu rộng cách làm và cải tiến đồng bộ thể lệ thanh toán séc, uỷ nhiệm thu và các chế độ thể lệ nghiệp vụ có liên quan khác được thông thoáng hơn cho các bên tham gia đều có theer chấp nhận các quy chế của Ngân hàng. đồng thời cân phải hạ thấp lệ phí và điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý cho các chủ tài khoản để hấp dẫn khách hàng như vậy mới duy trì được hoạt động thường xuyên củ các tài khoản cá nhân. Có biện pháp đẩy mạnh việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân là chủ trương đúng đắn và cần thiết, nhưng duy trì được sự hoạt động thường xuyên liên tục của tài khoản cá nhân mới là yếu tố quan trọng. có như vậy các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nói riêng mới có thể khơi tăng được nguồn vốn thanh toán để phục vụ tốt cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cũng khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp tiến hành trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản tiền gửi của họ và mở tại Ngân hàng. Cách làm này đều có lợi cho cả hai bên, đơn vị đó không phải quản lý công tác chi trả lương, được hưởng một số quyền ưu tiên trong khi Ngân hàng thu được một khoản phí dịch vụ từ công việc đó. Ngoài ra, chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cũng cần phải chú trọng đến các yêu cầu kinh tế xã hội vì thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đó như: trình độ dân trí, thu nhập bình quân đầu người, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán ... Do vậy cần phải có cách giải quyết các mối quan hệ này để tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển một cách đúng hướng. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp với các ban ngành hữu quan tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi vận động nhân dân thực hiện. Cần thiết đưa ra quy định đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng bằng cách tham gia bảo hiểm tiền gửi, cung cấp các dịch vụ khác ưu đãi cho khách hàng tham gia thanh toán thường xuyên để khuyến khích hơn nữa việc gửi tiền vào tài khoản cá nhân Ngân hàng, thu hút một nguồn vốn lớn cho Ngân hàng. Lợi ích mà công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng đem lại cho nền kinh tế, cho từng doanh nghiệp, cá nhân được thừa nhận là rất to lớn, ngoài việc tiết kiệm chi phí in ấn tiền, đảm bao an toàn cho doanh nghiệp, cá nhân khi cần chuyển tiền thanh toán, góp phần gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt còn tham gia vào việc kiểm soát được lượng tiền cung ứng của Ngân hàng thương mại, góp phần vào việc kiểm soát lạm phát. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường nên Ngân hàng công thưong tỉnh Nam Định cần phải đưa ra các giải pháp cần thiết để mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, để khai thác và đáp ứng một cách tối đa nhu cầu về vốn và các phương tiện thanh toán cho sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.3.Các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên: * Hành lang pháp lý. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán của Ngân hàng cung cấp cho các khách hàng có quan hệ và có yêu cầu thanh toán đối vơí nh. Việc thanh toán đó là việc Ngân hàng thanh toán hộ cho khách hàng, cho nên Ngân hàng luôn phải đảm bảo hoàn vốn kịp thời và chính xác cho khách hàng. Chính vì vậy mà công tác thanh toán không dùng tiền mặt luôn phải nghiêm ngặt các quy định, chế độ, thể lệ đặt ra trong thanh toán do cá ccơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo quy định đó từ việc llập, mở tài khoản giao dịch, phát hành séc, UNT,UNC, NPTT thì cả hai bên khách hàng và Ngân hàng đều phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Nếu thực hiện công tác này tốt sẽ hạn chế được các sai lầm, không gây thất thoát vốn cho khách hàng. Mặt khác, trong việc ban hành chế độ, thể lệ hay thông tư hướng dẫn thi hành nếu không sát thực, linh hoạt sẽ gây nhiều trở ngại cho khách hàng và Ngân hàng, trong thanh toán bởi vì khách hàng sẽ ưu thích sử dụng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt là nhờ tính ưu việt của nó: thuận lợi nhanh chóng, chính xác lệ phí phải chăng nhưng thủ tục rườm rà phức tạp thời gian thanh toán lâu cán bộ thanh toán gây phiền hà thì chắc chắn khách hàng khônglựa chọn. Do vậy Ngân hàng Nhà nước cũng như Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cần phải tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhằm có được một môi trường thuận lợi cho Ngân hàng. * Công nghệ Ngân hàng. Ngày nay với sự tiến bộ của tin học được ứng dung trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt thì các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt đã có nhiều cải tiến về thời gian thanh toán, doanh số thanh toán và độ chính xác của nó. Trong thời gian đầu thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu dùng các chứng từ thanh toán và phải luôn chuyển chứng từ qua bưu điện đối với những món thanh toán khác địa phương, cho nên khi thanh toán những món có doanh số lớn thì lượng chứng từ luân chuyển là khá lớn và việc luân chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, thời gian thanh toán lâu, đôi khi còn sai lầm trong thanh toán. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ tin học áp dụng vào qúa trình thanh toán làm cho lượng chứng từ giảm đi rất nhiều, việc luân chuyển chứng từ cũng nhanh hơn độ chính xác độ an toàn cao hơn. Chính vì vậy việc trạng bị máy móc hiện đại và công nghệ ngân hàng tiên tiến cho lĩnh vực thanh toán để từng bước hệ thống hoá các dây chuyền công nghệ thanh toán là một yêu cầu tất yếu không chỉ với riêng Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định mà còn đối với toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung. * Con người. Con người được Ngân hàng sử dụng ở đây là các cán bộ Ngân hàng: những người hoạch định chính sách, lãnh đao chỉ đạo, và những người thực hiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Lực lượng cán bộ này luôn đòi hỏi phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sâu, am hiểu pháp luật hiện hành, có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanh nhẹn và nhiệt tình. Có như vầy công tác thanh toán không dùng tiền mặt mới có thể phát triển và mở rộng được. Bên cạnh đó cũng không thể không nói tới các khách hàng, Ngân hàng cần phải tăng cường việc tuyên truyền quảng cáo các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân để từ đó dần dần xáo bỏ được tâm lý ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt và thuc đẩy sự phát triển của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Kết luận. Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các giao dịch mang tính chất thương mại, mà kết quả là dẫn tới sự gia tăng trong lĩnh vực thanh toán. Sự phát triển của kinh tế không bao giờ ngừng nên nhu cầu về thanh toán cũng vì thế mà tăng mãi. Điều này đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng phải đổi mới liên tục để nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán làm cho cơ chế thanh toán trở nên sống động hơn, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phức tạp của nền kinh tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Ngân hàng mà là của cả Chính phủ, các tổ chức kinh tế cũng như từng người dân trong toàn xã hội. Trong thời gian qua, công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã khẳng định được rõ tầm quan trọng của nó trong thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ của nền kinh tế nói chung. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh đã trở nên quen thuộc với mọi người, nó đã góp phần không nhỏ vào những thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với những đặc điểm tiện lợi, an toàn và nhanh chóng hình thức này đã làm tăng nhanh quá trình, chu chuyển vốn, giảm thời gian ứ đọng vốn của doanh nghiệp, đồng thời giúp chi nhánh tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên thực tế tại chi nhánh vốn còn bộc lộ những đặc điểm yếu đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hình thức này. Do đó, việc cần có những cải tiến nhanh chóng và kịp thời là nhu càu cấp bách đối với không chỉ chi nhánh mà còn đối với các Ngân hàng khác. Nhận thức rõ vấn đề trên chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã có những cố gắng để phục vụ một cách tốt nhất những khách hàng của mình khi họ có nhu cầu thanh toán, góp phần làm cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mọi người sử dụng rộng rãi. Qua đó đem lại những tiện lợi cho khách hàng, lại vừa có điều kiện nâng cao uy tín của khách hàng và tăng thêm doanh thu hàng năm cho chi nhánh. Trong thời gian thực tập vừa qua với khối lượng kiến thức, lý luận đã được trang bị trong thời gian học tập tại trường em đã tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Bài viết đã hoàn thành với mục đích củng cố, bổ sung kiến thức lý luận, bước đầu làm quen với thực tế và một phần mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình để hoàn thiện công tác tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. Qua đó hy vọng rằng công tác tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được hoàn chỉnh hơn, có hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6731.doc
Tài liệu liên quan