Nguyên nhân một phần là do công tác phổ biến tuyên truyền và sự chồng chéo thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật. Không ít trường hợp người đi khiếu nại quyết định giải quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền mà không biết rrằng thời hạn khiếu nại đã hết, có hiện tượng người dân sau khi thua kiện đã làm đơn vu khống, tố giác cán bộ thanh tra làm việc không khách quan, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, của cơ quan Nhà nước gây mất lòng tin của nhân dân.
Bên cạnh đó có một số người mặc dù hiểu biết rõ các quy định của pháp luật xong cố tình không thực hiện do thoả mãn các yêu cầu cá nhân nên vẫn tiếp tục đi khiếu nại, có trường hợp lợi dụng để kích động lôi kéo, trục lợi tạo thành đoàn người đi khiếu nại gây rất nhiều khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại.
Điều này cho thấy trong thời gian tới, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân phải được coi trọng là biện pháp ưu tiên hàng đầu trongviệc cải cách thủ tục hành chính.
3. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc các công cụ pháp luật, chưa đúng trình tự, kết luận thiếu chứng cứ pháp lý ở các cấp cơ sở và công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng nên quyết định giải quyết khiếu nại của cấp cơ sở chưa mang tính thuyết phục và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chậm trễ dẫn đến vụ khiếu nại dai dẳng, kéo dài
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại sở địa chính Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu các chứng cứ trong hồ sơ và hiện trạng sử dụng đất)
Đây là khâu quyết định đối với quá trình xem xét giải quyết vụ việc khiếu nại. Khiếu nại được giải quyết kịp thời hay không là phụ thuộc vào việc thu thập tài liệu, xác định chứng cứ nhanh hay chậm từ khi có quyết định thụ lý giải quyết. Khiếu nại được giải quyết có khách quan, đúng đắn hay không là phụ thuộc vào quá trình vận dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, xác định chứng cứ. Vì vậy các cán bộ thanh tra sở rất trú trọng tới khâu này, họ vận dụng các biện pháp nghiệp vụ nào vào giải quyết khiếu nại luôn phải có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp các vấn đề và kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề một cách khoa học, thực tế.
Cũng như quá trình tiến hành thanh tra, các cán bộ thanh tra luôn vận dụng kỹ năng nghề nghiệp trong giao tiếp với các đối tượng, quần chúng trong mối quan hệ xã hội nhằm phục vụ cho việc trả lời các vấn đề đã đặt ra.
Để làm được điều đó thì cán bộ thanh tra thụ lý giải quyết khiếu nại sẽ gặp gỡ các đương sự, người có liên quan.
* Gặp đương sự, người liên quan, xác định nguồn gốc đất đai trong đơn
Đó là quá trình cán bộ giải quyết khiếu nại khai thác thông tin từ các đối tượng có liên quan đến vụ việc khiếu nại. Vì thế các cán bộ chủ động chuẩn bị về nội dung, thủ pháp nghiệp vụ nhằm mau chóng đi đến vấn đề cần xác minh như nguồn gốc đất đai.
Ví dụ: Về việc cán bộ thanh tra xác minh nguồn gốc đất đai
của 18 hộ công dân xã Thạch Hoà-Thạch Thất
(gửi đơn khiếu nại đòi đền bù GPMB)
Qua quá trình làm việc với UBND huyện, phòng thanh tra, địa chính huyện Thạch Thất, UBND xã Thạch Hoà và đại diện 18 hộ công dân kết quả:
Đất đai của 18 hộ được UBND xã Hạ Bằng giao năm 1994. Ngày 25/8/1994 Thủ tướng Chính phủ có nghị định số 107/CP cho phép thành lập xã Thạch Hoà, tren cơ sở đất đai xã Hạ Bằng và Tân Xã. Ngày 10/9//1994 UBND xã Hạ Bằng bàn giao địa giới hành chính cho xã Thạch Hoà. Tại hồ sơ bàn giao đất đai của 18 hộ diện tích mỗi hộ là 720 m2, có sơ đồ trích lục kèm theo.UBND xã Thạch Hoà báo cáo, đất của 18 hộ được giao là đất rừng PAM trồng theo dự án 3352 phủ xanh đất trống đồi trọc, các hộ được giao đất đến nay không sử dụng canh tác và xây dựng nhà ở, hiện trạng khu đất là rừng PAM.
Ngày 12/10/2001 Sở Địa Chính làm việc với 18 hộ công dân. Đại diện 18 hộ đã xuất trình giấy chứng nhận chủ sử dụng đất của UBND xã Hạ Bằng, giao cho các hộ ngày 10/12/1994 với diện tích lớn nhất là 1860 m2, hộ nhỏ nhất là1100 m2. Việc này UBND huyện Thạch Thất đã làm việc với Đảng uỷ, thường trực HĐND, UBND xã Hạ Bằng và ông Nguyễn Viết Thắng (Chủ tịch xã năm 1994). Ngày 18/7/2001 UBND huyện có thông báo số 34/TB/UB yêu cầu UBND xã Hạ Bằng ra quyết định huỷ bỏ phần diện tích giao vượt ngoài 720 m2 cho 18 hộ, chỉ đền bù 720 m2/hộ, phần diện tích vượt UBND huyện đồng ý hỗ trợ công cải tạo, mức hỗ trợ tối đa bằng giá đền bù đất vườn.
Sau khi đã xác minh được nguồn gốc đất đai cán bộ thanh tra thụ lý giải quyết sẽ kiểm tra, đối chiếu xem xét cụ thể hồ sơ khiếu nại, với thực tế (hiện trạng sử dụng đất) để có những đánh giá thông tin, chứng cứ.
* Kiểm tra, đối chiếu xem xét cụ thể hồ sơ, thực tế sử dụng đất đai, đánh giá thông tin, xác định chứng cứ
Tuỳ từng vụ việc mà cán bộ thanh tra kiểm tra, đối chiếu tài liệu liên quan. Cán bộ giải quyết kiểm tra, đối chiếu những vấn đề đã thu thập được, những vấn đề còn nghi ngờ chưa rõ, những số liệu, hiện vật, chứng cứ đã được cung cấp qua đương sự. Các cán bộ thanh tra Sở luôn có phương châm khách quan, toàn diện, hợp pháp, hợp lý, khi đưa ra kết luận họ dựa vào chứng cứ đã được thẩm tra, xác minh tận nơi thực tế.
Nếu trong quá trình kiểm tra mà các đối tượng cung cấp tài liệu không thống nhất, thì các cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại sẽ đối chất giữa các đối tượng đó, để các đối tượng cùng giải thích về tài liệu cung cấp, khẳng định tính trung thực của mỗi bên. Đối chiếu có thể tiến hành khi một trong 2 bên hoặc theo yêu cầu của cán bộ thanh tra thẩm tra, xác minh vụ việc.
Ví dụ: Về việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, thực tế sử dụng đất đai
của 18 hộ công dân xã Thạch Hoà-Thạch Thất
(gửi đơn khiếu nại đòi đền bù giải phóng mặt bằng)
Qua quá trình làm việc với UBND huyện, phòng thanh tra,địa chính huyện Thạch Thất, UBND xã Thạch Hoà, hai công ty Nguyệt Hoà, Hùng Hưng và đại diện 18 hộ công dân kết quả:
Ngày 22/2/2001 UBND tỉnh Hà Tây có QĐ số 210/QĐ/UB thu hồi 10.000 m2 đất khu vực gò Lồi, thôn 2 xã Thạch Hoà, Thạch Thất để chuyển thành đất chuyên dùng (xây dựng), giao cho công ty TNHH Hùng Hưng thuê để thực hiện dự án xây dựng sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy. Vị trí ranh giới khu đất thu hồi thực hiện theo bản đồ trích đo tỷ lệ 1/500 do sở Địa Chính lập ngày 26/12/2000.
Ngày 20/2/2001 UBND tỉnh có QĐ số 193/QĐ/UB thu hồi 5000 m2 đất lâm nghiệp khu gò Lồi, thôn 2, xã Thạch Hoà chuyển thành đất chuyên dùng để doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Hoà thực hiện dự án xây dựng xưởng sản xuất chế biến chè, vị trí ranh giới theo bản đồ trích đo tỷ lệ 1/500 do sở Địa Chính lập ngày 20/1/2001.
Sau khi có QĐ ngày 10/3/2001 và ngày 12/3/2001 UBND xã Thạch Hoà đã có thông báo về thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, một số hộ không chấp hành thông báo cố tình xây dựng nhà tạm và tường bao.
Ngày 30/3/2001 UBND xã Thạch Hoà ra QĐ cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính một số hộ cho rằng 2 QĐ của UBND tỉnh là sai địa danh hành chính.
Khi kiểm tra cán bộ thanh tra thấy UBND xã Thạch Hoà lưu giữ sổ mục kê của UBND xã Hạ Bằng bàn giao cho xã Thạch Hoà, trong đó có 18 hộ diện tích mỗi hộ là 720 m2 và một sơ đồ giải thửa khu vực thôn 2 trong đố có 18hộ.
Kiểm tra khuôn viên diện tích 720 m2 của các hộ được giao, hiện nay nằm vào hành lang đường cao tốc Láng-Hoà Lạc, là đất đang trồng rừng keo tai tượng.
Kiểm tra số liệu và diện tích đất của các hộ nằm trong 2 QĐ thì thấy, QĐsố 193/QĐ/UB có 4 hộ, QĐ số 210/QĐ/UB có 5 hộ.
Kiểm tra hiện trạng đất của 2 công ty cho thấy 2 công ty đang tiến hành san ủi mặt bằng, xây dựng tường bao và đã xây được một phần nhà xưởng.
Sau khi đã có được tài liệu và kiểm tra, đối chiếu xong thì các cán bộ thanh tra thu lý giải quyết khiếu nại sẽ phải đánh giá thông tin, xác định chứng cứ bằng phân tích, tổng hợp, so sánh trên tài liệu, qua tiếp xúc với các bên, qua đối chất, kiểm tra thực tế để đánh giá thông tin.
Các cán bộ đối chiếu với quy định của các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước, tìm ra nguyên nhân sai phạm, mục đích, động cơ của các hành vi trong khiếu nại, xác định tính đúng sai, chân thực của từng nội dung trong đơn thư khiếu nại. Từ đó các cán bộ thanh tra tổng hợp báo cáo, viết báo cáo xác minh có đưa ra hướng giải quyết để báo cáo lãnh đạo Sở và trình UBND tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại.
c. Tổng hợp báo cáo, nêu phương án giải quyết và có kiến nghị
Đây là khâu thực hiên toàn bộ phần công việc đã làm của người thụ lý giải quyết khiếu nại. Báo cáo tổng hợp chỉ rõ công việc đã thẩm tra, xác minh để đi đến kết luận phục vụ cho việc đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại. Báo cáo tổng hợp thường gồm các phần sau:
* Khái quát, tóm tắt vụ việc khiếu nại.
* Quá trình giải quyết (xác minh nguồn gốc đất đai,kiểm tra hiện trạng để đối chiếu với hồ sơ, tài liệu được cung cấp)
* Kết luận, nêu phương án giải quyết và kiến nghị.
Ví dụ: Báo cáo xác minh của cán bộ thanh tra về đơn khiếu nại
của 18 hộ công dân xã Thạch Hoà-Thạch Thất đòi đền bù GPMB
+ Khái quát, tóm tắt vụ việc
+ Xác minh nguồn gốc đất đai của 18 hộ ( như trên đã trình bày)
+ Kiểm tra hiện trạng, đối chiếu hồ sơ với thực tế (như trên đã trình bày).
+ Kết luận và kiến nghị như sau:
Theo như báo cáo thì quá trình giải quyết của các cấp là:
Ngày 25/4/2001 UBND xã Thạch Hoà có QĐ số 8/QĐ/UB khẳng định nội dung khiếu nại mà các công dân nêu là chưa có cơ sở, các QĐ 193 và 210 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất thuộc thôn 2, xã Thạch Hoà là đúng thực tế.
Quá trình giải quyết mặt bằng thu hồi đất theo QĐ của UBND xã Thạch Hoà đã tiến hành đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Các hộ không đồng ý kiến nghị.
Ngày 27/7/2001 UBND huyện Thạch Thất có QĐ số 537/QĐ/UB với nội dung: Công nhận những nội dung giải quyết tại QĐ số 8/QĐ/UB ngày 25/4/2001 của UBND xã Tạch Hoà và kết luận số 43 ngày 25/6/2001 của thanh tra huyện Thạch Thất là đúng. Khiếu nại của công dân về việc UBND tỉnh ra QĐ số 193 và 210 thu hồi sai địa danh hành chính là khiếu nại không có cơ sở pháp lý. UBND xã Thạch Hoà thực hiện việc đền bù và giải phóng mặt bằng theo đúng trình tự pháp luật, đúng vị trí trích đo bản đồ địa chính xã Thạch Hoà tỷ lệ 1/500 “kèm theo QĐ”. Các hộ không đồng ý khiếu nại các cấp.
Ngày 4/10/2001 Tổng cục Địa Chính có báo cáo số 1678 TCĐC-TTr gửi Thủ tướng Chính Phủ đã kết luận: kết quả kiểm tra, đối chiếu về vị trí, kích thước, hình thể, diện tích 2 lô đất UBND tỉnh Hà Tây thu hồi, giao cho công ty TNHH Hùng Hưng và công ty tư nhân Nguyệt Hoà thuê là phù hợp giữa thực tế và chỉ giới đỏ thu hồi đất thể hiện trên trích lục bản đồ kèm theo QĐ số 210 và 193 của UBND tỉnh Hà Tây.
Qua quá trình làm việc các cán bộ thanh tra sở kết luận như sau:
Việc UBND xã Hạ Bằng giao đất cho 18 hộ ngày 10/12/1994 là không đúng thẩm quyền vì ngày 10/9/1994 xã Hạ Bằng đã bàn giao cho xã Thạch Hoà, do đó ngày 10/12/1994 thuộc thẩm quyền UBND xã Thạch Hoà.
Khiếu nại của 18 hộ xã Thạch Hoà về việc UBND tỉnh Hà Tây ra QĐ thu hồi đất số 193 và 210 sai địa danh hành chính là khiếu nại không có cơ sở pháp lý.
UBND xã Thạch Hoà thực hiện việc đền bù và giải phóng mặt bằng khu đất gò Lồi theo 2 QĐ của UBND tỉnh Hà Tây là đúng trình tự pháp luật, đúng vị trí trích đo bản đồ địa chính xã Thạch Hoà tỷ lệ 1/500 đã được Tổng cục Địa Chính kết luận.
Nên Sở Địa Chính đề nghị UBND tỉnh ra văn bản đồng ý với nội dung QĐ 537 QĐ/UB ngày 27/7/2001 của UBND huyện Thạch Thất. Diện tích đền bù cho các hộ là 720 m2/hộ, số diện tích dôi ra chỉ được hỗ trợ công cải tạo đất nếu có.
Sau khi viết báo cáo xác minh vụ việc cán bộ thanh tra trình lãnh đạo Sở xem xét, phê duyệt, rồi báo cáo UBND tỉnh xem xét để ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại để trả lời đương sự về việc khiếu nại đó.
Việc cuối cùng của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại là lưu trữ hồ sơ và theo dõi đôn đốc việc thi hành QĐ.
B. Kết quả công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua
Trong 2 năm 2000, 2001 tình hình đơn thư khiếu nại trên địa bàn tỉnh diễn biến có chiều hướng phức tạp. Số đơn thư khiếu nại về đất đai vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao (60-70%), đã phát sinh một số điểm nóng. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Địa Chính, ngành địa chính các cấp luôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để đẩy mạnh tiến độ giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm số một nên ngành địa chính đã tập trung cao độ lực lượng, đầu tư thời gian, công sức để giải quyết tốt khiếu nại. Tuy nhiên số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai trong 2 năm qua tương đối nhiều, trong khi đó lực lượng cán bộ ở bộ phận thanh tra rất ít so với số lượng đơn thư khiếu nại, nên không tránh khỏi một số vụ còn bị kéo dài thời gian giải quyết do quá phức tạp và không đầy đủ hồ sơ, căn cứ để giải quyết. Kết quả là vẫn còn tình trạng tồn đọng đơn thư khiếu nại từ năm này sang năm khác.
Bảng 8: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây trong 3 năm 1999 - 2001
Danh mục
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số vụ
%
Số vụ
%
Số vụ
%
I.Tổng số vụ phải giải quyết
1- Số vụ tồn năm trước
2- Tổng số vụ thuộc thẩm quyền trong năm
79
26
53
33
67
85
27
58
32
68
84
22
62
26
74
II.Số vụ đã giải quyết
Số vụ UBND tỉnh giữ nguyên QĐ của huyện
2.Số vụ UBND tỉnh sửa
QĐ của huyện
3.Số vụ khiếu nại QĐ của UBND tỉnh
52
40
7
5
77
13.5
9.5
63
49
8
6
77.3
13
9.7
71
54
10
7
76
14.1
9.9
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại
Sở Địa Chính Hà Tây trong 3 năm qua
Nhìn chung việc giải quyết khiếu nại về đất đai trong những năm qua thực sự có chuyển biến tích cực. Cán bộ Sở luôn nhận thức rõ thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, do vậy đã giải quyết được phần lớn khiếu nại trong năm và cả tồn năm trước. Như năm 1999 có 53 vụ phải giải quyết và 26 vụ tồn của năm 1998, tổng cộng là 79 vụ, trong đó đã giải quyết được 52 vụ chiếm 66% tổng số vụ phải giải quyết.
Sang năm 2000 số vụ phải giải quyết trong năm là 58 vụ, tồn của năm 1999 là 27 vụ, tổng cộng là 85 vụ, trong đó thanh tra Sở đã giải quyết được 63 vụ chiếm 74% tổng số vụ phải giải quyết. Như vậy số lượng đơn thư khiếu nại được giải quyết là tương đối nhiều, đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của nhân dân trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên số lượng đơn thư khiếu nại tồn đọng vẫn không nhỏ (27 vụ).
Sang đến năm 2001 số vụ phải giải quyết là 84 vụ (cả khiếu nại trong năm và tồn của năm trước). Nhưng đã giải quyết được cơ bản số lượng đơn thư khiếu nại (71 vụ) chiếm 84% tổng số vụ phải giải quyết, chỉ còn tồn 13 vụ do phức tạp và hồ sơ không đầy đủ, chiếm 16% tổng số vụ phải giải quyết.
Một trong những nguyên nhân của việc tồn đọng đơn thư khiếu nại từ năm này sang năm khác là một số quyết định giải quyết khiếu nại của cấp cơ sở chưa mang tính khả thi, từ đó làm cho tình trạng đơn thư vượt cấp và tái khiếu có chiều hướng gia tăng: Như năm 1999 số vụ UBND tỉnh sửa quyết định của Huyện là 7 vụ chiếm 13% tổng số vụ đã giải quyết, số vụ khiếu nại quyết định của UBND tỉnh là 5 vụ chiếm 6% tổng số vụ phải giải quyết. Sang năm 2000, số vụ UBND tỉnh sửa quyết định của Huyện là 8 chiếm 13% tổng số vụ đã giải quyết, tăng 1 vụ so với năm 1999 và số vụ khiếu nại quyết định của UBND tỉnh là 6, chiếm 7% tổng số vụ phải giải quyết trong năm. Sang đến năm 2001, số vụ UBND tỉnh sửa quyết định của Huyện là 10 chiếm 14% tổng số vụ đã giải quyết trong năm, tăng 2 vụ so với năm 2000, số vụ khiếu nại quyết định của UBND tỉnh là 7 vụ chiếm 8% tổng số vụ phải giải quyết.
Như vậy vẫn còn tình trạng đơn thư khiếu nại quyết định của UBND tỉnh, phần lớn là do trong giai đoạn kinh tế thị trường, đất đai có giá nên một số người hám lời và ích kỷ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lợi dụng tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo từ nhiều năm trước, để cố tình khiếu nại bằng được lợi ích cho riêng mình nhưng lại không được. Hơn nữa lực lượng cán bộ Địa Chính có hạn về số lượng và chất lượng đặc biệt ở cấp cơ sở, nên những vụ phức tạp, kéo dài không thể giải quyết được hết ngay dẫn đến tồn đọng đơn thư khiếu nại.Ở cấp cơ sở việc giải quyết khiếu nại vẫn còn thực hiện sai trình tự, kết luận còn thiếu chứng cứ pháp lý, nên quyết định giải quyết khiếu nại chưa mang tính khả thi, vẫn còn tình trạng UBND tỉnh sửa quyết định của Huyện làm mất lòng tin ở nhân dân vào cán bộ giải quyết khiếu nại.
Ở các huyện, thị xã đã có sự tập trung trong việc làm tham mưu cho UBND cùng cấp giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai. Có một số huyện giải quyết khiếu nại đạt tỷ lệ cao: Như huyện Thường Tín, TX Sơn Tây. Bên cạnh đó còn một số huyện giải quyết khiếu nại đạt kết quả chưa cao, số đơn thư khiếu nại lên tỉnh còn khá lớn, có huyện số vụ ra quyết định chưa đảm bảo tính khách quan vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, tỉnh phải sửa lại quyết định, làm cho công tác điều tra xác minh của Tỉnh, Sở Địa Chính mất khá nhiều thời gian, công sức.
Bảng 9: Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai ở 14 huyện, thị xã trong 2 năm 2000 - 2001
Số TT
Huyện,
thị xã
Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền
Trong đó: Đã giải quyết
Số vụ khiếu lên tỉnh
Năm 2000
Năm 2001
Sở Địa Chính đã giải quyết
Số vụ UBND tỉnh phải sửa QĐ của huyện
Năm 2000
Năm 2001
Số vụ
%
Số vụ
%
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2000
Năm 2001
1
Đan Phượng
18
10
13
72
6
60
4
5
1
1
2
Hoài Đức
23
30
16
70
21
70
2
5
1
2
3
Chương Mỹ
28
20
21
75
13
65
2
5
4
Mỹ Đức
28
6
20
71
1
17
4
2
3
5
Thanh Oai
7
7
4
57
5
71
3
1
1
6
Thường Tín
80
11
75
93
9
82
2
1
7
Phú Xuyên
22
22
14
64
13
59
5
6
1
1
8
Ứng Hoà
35
12
24
69
9
75
3
4
1
1
9
TX Hà Đông
21
28
9
43
20
71
8
3
1
10
TX Sơn Tây
34
5
28
82
5
100
0
0
11
Ba Vì
25
20
22
88
15
75
0
3
12
Phúc Thọ
17
8
13
76
6
75
4
3
1
13
Thạch Thất
43
23
37
86
18
78
3
5
1
2
14
Quốc Oai
9
15
5
55
11
73
2
2
Cộng
390
217
301
77
152
70
44
45
8
10
Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của các huyện,
thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Có thể nói những năm qua ngành Địa Chính nói chung, Sở Địa Chính nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai, phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, từ đó đã phần nào góp phần ổn định tình hình địa phương. Các vụ khiếu nại về đất đai tập trung chủ yếu là tranh chấp ngõ đi, tranh chấp ranh giới thửa đất, đòi đền bù giải phóng mặt bằng, đòi lại đất cũ…Các vụ khiếu nại ngày một phức tạp và dai dẳng dẫn tới việc tồn đọng đơn thư khiếu nại không giải quyết hết.
Mặc dù vậy, thanh tra địa chính, sở Địa Chính Hà Tây đã có nhiều cố gắng tập trung giải quyết khiếu nại về đất đai, đặc biệt là các cơ sở địa phương tập trung công tác hoà giải.Tuy số vụ việc khiếu nại kéo dài gay gắt đông người, chưa giải quyết triệt để, nhưng đã giải quyết được cơ bản lượng đơn thư tồn đọng như: Huyện Thạch Thất, Sơn Tây,Thường Tín…đã giải quyết được 70-90% đơn tồn đọng .
Qua giải quyết khiếu nại, các đoàn thanh tra, đoàn công tác đã giúp được chính quyền, nhân dân địa phương nắm được pháp luật, củng cố được hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu kiện, phát huy được tính chủ động của cơ sở và quyền dân chủ của nhân dân .
III. Nguyên nhân của việc tồn đọng nhiều đơn thư khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Nguyên nhân dẫn đến tồn đọng đơn thư khiếu nại về đất đai thì nhiều song tập trung chủ yếu một số nguyên nhân sau:
1.Số lượng đơn thư khiếu nại nhiều nguyên nhân do quản lý đất đai bị buông lỏng nhiều năm dẫn đến việc quản lý hồ sơ địa chính không đầy đủ làm kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại
Công tác quản lý đất đai trong thời gian qua bị buông lỏng, nhiều trường hợp chuyển nhượng đất đai trong dân không thông qua chính quyền, do đó khi phát sinh khiếu nại rất khó giải quyết. Bên cạnh đó việc quản lý đất đai ở một số đơn vị không chặt chẽ, để dân tự chiếm quỹ đất Nhà nước trong thời gian dài hoặc cho thuê mua bán trái phép dẫn đến phức tạp khi có nhu cầu sử dụng.
Trước đây nhất là đất nông nghiệp chúng ta quá buông lỏng quản lý ở khắp các vùng nông thôn, đất làng này xen lẫn đất làng kia, ranh giới không rõ ràng, nên tình trạng lấn chiếm mua bán, chuyển nhượng đất đai không được ai kiểm duyệt. Lúc bấy giờ việc giao cấp đất lại rất tuỳ tiện. Chủ tịch xã, chủ nhiệm HTX, Trưởng thôn ….ai ai cũng có quyền giao đất. Lại có một thời kỳ chúng ta có chủ trương “Đổi đất lấy công trình”. Khắp nơi rầm rộ phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo mô hình “Điện đường trường trạm”. Trên thực tế những công trình này mọc lên ở nhiều nơi, do vậy việc đó đây còn những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực “Đổi đất” là một thực tế tồn tại của lịch sử. Hơn thế nữa tình trạng dùng đất nông nghiệp làm đất ở, đất xây dựng một cách bừa bãi, không có quy hoạch, các xã tự ý lấy đất nông nghiệp ở ven đường lớn bán, chia cho người dân để lấy tiền làm quỹ xã, và có cơ hội chia nhau.
Vì thế mà tình trạng buông lỏng quản lý ruộng đất đã phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, kìm hãm sự phát triển sản xuất, gây nhiều tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
Do buông lỏng nhiều năm nên hiện trạng đất thay đổi rất nhiều (về ranh giới thửa đất, hiện trạng sử dụng, chủ sử dụng đất …). Nên khi giải quyết các hồ sơ địa chính, hồ sơ thủ tục thông tin đầu vào tại các cơ quan địa chính không đủ cơ sở để giúp người thực hiện, thụ lý hồ sơ quyết định nhanh chóng, chính xác hướng giải quyết hồ sơ. Điều này các cơ quan Nhà nước “sợ sai” trong việc giải quyết nên buộc người dân cung cấp nhiều tài liệu, xác nhận nhiều nơi về nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng …. Gây mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng tồn đọng đơn thư khiếu nại rất nhiều.
Với lại các đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, tồn đọng lại nhiều hơn. Vì vậy quá trình giải quyết các khiếu nại về đất đai là một vấn đề rất nóng bỏng cho các nhà quản lý đất đai.
2. Do hệ thống các văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế nên khó khăn cho việc áp dụng khi giải quyết khiếu nại. Nên chưa thật sự phát huy hết vai trò là công cụ thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai.
Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta nói chung là chưa hoàn chỉnh, việc ban hành chính sách pháp luật chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, hay thay đổi và thiếu công bằng cho các đối tượng áp dụng. Có những văn bản pháp luật thể hiện sự thống nhất nhưng cũng có những văn bản pháp luật cùng quy định một vấn đề thể hiện thiếu sự nhất quán, thậm chí có khi còn trái ngược nhau. Tình trạng đó gây khó khăn rất lớn trong quản lý đất đai. Dẫn đến việc áp dụng luật trong quản lý đất đai càng trở nên khó khăn gấp bội.
Hơn nữa, sự am hiểu pháp luật của người dân, người sử dụng đất đai còn rất yếu. Vì vậy khi thực hiện các thủ tục họ không cung cấp đủ cho cơ quan địa chính những tài liệu, căn cứ có liên quan (có nhiều người không còn lưu giữ các giấy tờ có liên quan đến đất đai ). Ngoài ra nhiều sự việc đã có quyết định giải quyết đúng pháp luật nhưng người dân vẫn chưa đồng ý và vẫn tiếp tục khiếu nại lên cấp trên. Về nguyên tắc, cứ có hồ sơ thì ngành ĐC phải có trách nhiệm giải quyết, thẩm tra như vậy hồ sơ cũ chưa giải quyết xong thì đã có hồ sơ mới nhận vào. Một bộ phận không nhỏ đó thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật về cả thủ tục thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước. Do đó dẫn đến tình trạng khiếu nại đến các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết hoặc khiếu nại vượt cấp lên TƯ là điều dễ xảy ra .
Nguyên nhân một phần là do công tác phổ biến tuyên truyền và sự chồng chéo thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật. Không ít trường hợp người đi khiếu nại quyết định giải quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền mà không biết rrằng thời hạn khiếu nại đã hết, có hiện tượng người dân sau khi thua kiện đã làm đơn vu khống, tố giác cán bộ thanh tra làm việc không khách quan, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, của cơ quan Nhà nước gây mất lòng tin của nhân dân.
Bên cạnh đó có một số người mặc dù hiểu biết rõ các quy định của pháp luật xong cố tình không thực hiện do thoả mãn các yêu cầu cá nhân nên vẫn tiếp tục đi khiếu nại, có trường hợp lợi dụng để kích động lôi kéo, trục lợi tạo thành đoàn người đi khiếu nại gây rất nhiều khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại.
Điều này cho thấy trong thời gian tới, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân phải được coi trọng là biện pháp ưu tiên hàng đầu trongviệc cải cách thủ tục hành chính.
3. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc các công cụ pháp luật, chưa đúng trình tự, kết luận thiếu chứng cứ pháp lý ở các cấp cơ sở và công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng nên quyết định giải quyết khiếu nại của cấp cơ sở chưa mang tính thuyết phục và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chậm trễ dẫn đến vụ khiếu nại dai dẳng, kéo dài
Đất đai là vô cùng quý giá nhưng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở cơ sở chưa được thật sự nghiêm minh. Ở nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục vi phạm trắng trợn pháp luật đất đai, chính quyền địa phương thì xử lý các trường hợp đó thiếu cương quyết dẫn đến coi thường bất chấp pháp luật của một số người.
Về các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát sinh khiếu nại cấp uỷ, cấp chính quyền nhiều huyện chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh đùn đẩy. Nhiều trường hợp giải quyết không triệt để đối với các sai phạm nên gây ra tình trạng khiếu nại vừa nhiều,vừa phức tạp.
Bên cạnh đó có một số việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở chưa tốt, thiếu kiểm tra đôn đốc kịp thời do đó gây khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho nhân dân và làm phát sinh những quan hệ khiếu nại mới phức tạp hơn, dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp lên TW gây tốn nhiều thời gian công sức của nhân dân.
Về việc thu thập hồ sơ tài liệu để giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các cơ sở cũng chưa theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật khiếu nại tố cáo, còn sơ sài thiếu căn cứ pháp luật để giải quyết, có trường hợp văn bản giải quyết không rõ ràng đặc biệt ở cấp xã. Đây là nguyên nhân dẫn đến không thống nhất quan điểm xử lý giữa các cấp điều này gây ra tình trạng các quy định có hiệu lực thi hành chậm và không đầy đủ gây thắc mắc trong nhân dân cũng dẫn đến khiếu nại bị kéo dài thời gian giải quyết.
Về công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng đúng mức. Còn có hiện tượng cán bộ hoà giải chưa hiểu một cách đầy đủ các văn bản pháp luật để vận dụng khi hoà giải, làm qua loa cho xong chuyện, chưa thật sự nhiệt tình trong công tác hoà giải làm tác động đến tâm lý của người khiếu nại cũng như người bị khiếu nại. Các đơn vị cơ sở chưa thật sự quan tâm, chú ý đến công tác hoà giải và giải quyết khiếu tố về đất đai hoặc việc giải quyết khiếu nại không đến nơi đến chốn, kéo dài thời gian, đã dẫn đến lượng đơn phát sinh vượt cấp lên trên còn nhiều, trong khi đó ở cấp trên các đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền theo trình tự giải quyết khiếu nại lại được chuyển xuống cấp dưới có thẩm quyền giải quyết, gây tình trạng đơn thư khiếu nại chuyển vòng quanh, làm kéo dài thời gian của người khiếu nại và đánh mất lòng tin của nhân dân vào cán bộ địa chính.
Về công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định đã có hiệu lực pháp luật làm chưa được nhiều. Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh, Tỉnh uỷ những giải pháp hữu hiệu về giải quyết các vướng mắc trong quản lý đất đai, về việc thực hiện NĐ 17 CP về 5 quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là xử lý các vấn đề tồn tại về đất đai do lịch sử để lại còn nhiều vướng mắc và lúng túng.
Ngoài ra trong quá trình đền bù giải toả mặt bằng, di dời dân cư, một số đơn vị thực hiện chưa đúng những quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao quyền sử dụng đất, phương án đền bù giải toả, di dời chưa hợp lý. Mặt khác giá đền bù theo quy định nói chung còn thấp so với thực tế, người dân nghèo không có khả năng bù thêm để mua chỗ khác, trong khi đó UBND các cấp không có đủ quỹ đất để xây dựng các cụm dân cư. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai thời gian qua, làm tồn đọng đơn thư khiếu nại.
4. Đội ngũ cán bộ địa chính nói chung và cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại nói riêng còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập và còn kiêm nhiệm nhiều đặc biệt là cấp cơ sở dẫn đến việc giải quyết khiếu nại cấp cơ sở chưa tốt, vẫn có khiếu nại sai về trình tự, thủ tục, thẩm quyền
Thực tế cho thấy thực hiện cải cách thủ tục hành chính và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, vai trò của cán bộ địa chính đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã (phường, thị trấn, xã) và cấp huyện (huyện, quận, thị xã) hết sức quan trọng điều này cũng đã được khẳng định qua những văn bản pháp luật đất đai, ngày càng quy định nhiều trách nhiệm cho cán bộ địa chính cấp xã, huyện (như NĐ 17). Tuy nhiên hiện nay trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở còn ở mức thấp, các cán bộ địa chính ở phòng Địa Chính có trình độ đại học rất ít, nhất là đại học chuyên ngành địa chính, cán bộ địa chính xã lại chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc có bồi dưỡng nhưng chưa có hiệu quả. Có thể nói trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập, cán bộ được đào tạo bậc đại học và trung cấp nhiều nhưng phần lớn thuộc nhiều ngành khác nhau. Trong khi đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học và trung học ngành địa chính do các trường đào tạo nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Hơn nữa ngành địa chính có những đặc thù riêng mang tính tổng hợp về pháp lý, về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai, chính vì vậy gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
Như vậy cán bộ còn chưa bồi dưỡng được nhiều cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, toàn diện đặc biệt là trong tham mưu đề xuất nhằm giải quyết những vướng mắc đang nảy sinh trong thực tế. Đội ngũ cán bộ phòng địa chính các huyện, thị còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trong lĩnh vực thanh tra giải quyết khiếu nại. Đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã chưa quy hoạch và chỉ đạo cụ thể, chưa có phương án đào tạo quản lý sử dụng theo địa chỉ và quản lý vững chắc. Tình trạng tự ý thay cán bộ địa chính cấp xã vẫn diễn ra mà chưa có cơ chế để xử lý việc đơn phương quyết định đó. Từ đó ta thấy đội ngũ cán bộ địa chính ở cơ sở thường không ổn định do phải thay đổi theo nhiệm kỳ HĐND, bên cạnh đó là việc kiêm nhiệm công tác gây không ít khó khăn cho việc lưu trữ thông tin, quản lý hồ sơ sổ sách càng gây khó khăn trong việc áp dụng để giải quyết khiếu nại về đất đai.
Cùng đó ngành địa chính tổ chức lại chưa lâu, đến nay mới được 8 năm, trong khi đó rất những biến chuyển về tổ chức sản xuất nên đến nay bộ máy tổ chức vẫn chưa có đủ điều kiện để quản lý toàn diện đất đai một cách sâu sắc trong tình hình mới, gây nên nhiều cuộc tranh chấp đất đai dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày một gia tăng. Vậy mà ở một số nơi còn chủ trương sát nhập phòng địa chính và phòng nông nghiệp lại thành một. Theo em nhận thấy điều này cần phải được xem xét cân nhắc kỹ, chủ trương tinh giản bộ máy, cải cách thủ tục hành chính là đúng đắn, nhưng cần phải xác định rõ điều cần cải cách hiện nay trong lĩnh vực đất đai là giải pháp từ gốc của từng vấn đề.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT
KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI SỞ ĐỊA CHÍNH HÀ TÂY
Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Địa chính. Để giải quyết có hiệu quả các trường hợp khiếu nại về đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, trước hết tôi mạnh dạn đưa ra một số dự báo và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý đất đai mà Sở Địa Chính Hà Tây đang cố gắng thực hiện
Dự báo và giải pháp thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm tới
Dự báo khả năng và giải pháp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có chỉ thị số 11 ngày 10/4/1998 để đôn đốc chỉ đạo các huyện đẩy nhanh tiến độ đổi ruộng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất thổ cư. Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn lại 4% số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận tập trung ở các huyện như: Ba Vì, Thạch Thất, ứng Hoà.
Lý do chưa được cấp là do một số nơi chưa thực hiện giao ruộng cho hộ theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, một số nơi khác do hộ tồn đọng sản phẩm hoặc ở đó tình hình đơn thư khiếu nại phức tạp. Vì vậy, Sở đã có chủ trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trong năm 2002. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và đất ở cho đến nay toàn tỉnh mới cấp được 42% và 48%, như vậy là rất chậm.
Nguyên nhân do cán bộ chưa kiểm tra, theo dõi thường xuyên, cán bộ xã chưa chủ động tích cực chỉ đạo thực hiện, họ lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, bản đồ cũ có nhiều biến động nay cấp giấy chứng nhận phải tiến hành rà soát, chỉnh lý, bổ sung làm tốn nhiều thời gian, công sức trong khi đó kinh phí lại hạn hẹp. Nên UBND tỉnh, Sở Địa Chính Hà Tây chủ trương chỉ đạo và đưa ra nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở như: hỗ trợ kinh phí, cho phép các huyện được hợp đồng thêm cán bộ nghiệp vụ, tập trung toàn bộ lực lượng, kinh phí và áp dụng các hình thức đo đạc phục vụ kịp thời để cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị trong năm 2002.
Có được như vậy thì khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại mới có cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại về đất đai được nhanh chóng, kịp thời tránh sự tồn đọng lâu.
Dự báo và giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đất đai
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Tây đến 30/10/2001 đã cơ bản hoàn thành và chờ xét duyệt. Còn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì một số huyện làm rất tốt, còn một số huyện đến nay vẫn chưa xây dựng được. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến nay toàn tỉnh mới có 17 xã đã có quy hoạch, số xã còn lại chưa lập xong hoặc chưa lập quy hoạch.
Nguyên nhân do công tác quy hoạch mang tính tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong khi đó lực lượng cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về nghiệp vụ, kinh phí lại hạn hẹp. Trước tình hình đó tỉnh Hà Tây, Sở Địa Chính Hà Tây cùng các ban ngành các cấp khắc phục tình trạng trên để các huyện, các xã xây dựng được quy hoạch trong hai năm tới.
Về thực trạng tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong thời gian qua đạt thấp. Việc xây dựng kế hoạch ở cấp huyện và xã chưa được trú trọng đặc biệt là cấp xã, vì thiếu cán bộ nên phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên nghiệp vụ cán bộ yếu, sự thay đổi các cán bộ do hết nhiệm kỳ cũng là nguyên nhân làm trì trệ công việc, kinh phí lại không nhiều dẫn đến việc thực hiện kế hoạch đạt rất thấp ( 23% kế hoạch).
Trong năm tới, triển khai ngay việc thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo tinh thần nội dung của Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ và thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 1/11/2001 của Tổng cục Địa chính. Đặc biệt triển khai ngay việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các huyện,thị xã, các xã, phường để có cơ sở thực hiện kế hoạch theo luật định. Để làm được điều đó, thì phải có sự hỗ trợ về kinh phí, lực lượng cán bộ có nghiệp vụ và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì mới đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kế hoạch, theo quy hoạch của vùng. Làm cơ sở pháp lý trực tiếp trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai được tốt hơn.
Dự báo và thực hiện công tác đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính
Công tác đo đạc bản đồ năm 2000, 2001 Sở Địa Chính Hà Tây đã chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh việc hoàn chỉnh kết quả đo đạc bản đồ trên địa bàn một số huyện: thị xã Hà Đông, huyện Thạch Thất…Nhưng phần lớn các huyện, các xã vẫn chưa có được bản đồ địa chính hoặc bản đồ quá cũ không đáp ứng được sự biến động của đất đai ngày một lớn.
Nguyên nhân là Tổng cục Địa Chính không cấp tiếp kinh phí, kinh phí Sở lại có hạn, các việc đang làm dở dang bị chậm tiến độ vẫn chưa hoàn tất. Việc phát huy vai trò chức năng quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Chưa có kế hoạch triển khai thực hiện việc điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá chất lượng bản đồ hiện có tại các xã đang sử dụng để có kế hoạch đo vẽ, chỉnh lý bản đồ để khai thác sử dụng nguồn tư liệu bản đồ hiện có phục vụ kịp thời cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai.
Vì vậy cần huy động kinh phí, lực lượng vào công tác này, nhằm rút ngắn thời gian đo đạc, không những thế cần phải có kế hoạch lưu trữ các hồ sơ, bản đồ địa chính để khi cần đến ta đã có thể khai thác nguồn tư liệu đã lưu trữ phục vụ được tốt cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu quả.
Một số giải pháp thực hiện tốt việc đền bù giải phóng mặt bằng là cơ sở rút ngắn thời gian giải quyết khiếu nại đất đai trong lĩnh vực đền bù GPMB
Để thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng thì ta phải có chính sách đền bù phù hợp với thực tế, điều chỉnh giá đền bù sát với thị trường, coi trọng phương thức hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tái định cư. Phải có phương án đền bù và thực hiện đúng theo phương án, thực hiện đền bù đất đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai là điều kiện rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh, nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ. Vì vậy, giải quyết khiếu nại về đất đai được tốt thì phải có những biện pháp trực tiếp như: việc đưa ra những văn bản pháp luật về đất đai phù hợp với thực tế, tổ chức quản lý đất đai được tốt và việc tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai như thế nào để công tác giải quyết khiếu nại đựơc kết thúc nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nguyện vọng của công dân đến khiếu nại.
2. Trước hết tăng cường pháp chế XHCN, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại
a. Tăng cường tính khả thi của các văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật của ta đang có tình trạng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ. Vì vậy cần khắc phục tình trạng cụ thể của các văn bản pháp luật hiện nay: loại bỏ các quy định không còn phù hợp đảm bảo luật ban hành ra phải thực hiện được ngay, không đợi các văn bản hướng dẫn dưới luật.
Tập trung rà soát, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, pháp quy cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Từng bước tiến tới xây dựng bộ luật đất đai hoàn chỉnh, đủ điều kiện để điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Trước mắt là điều chỉnh, bổ sung luật đất đai và bổ sung luật khiếu nại tố cáo. NĐ 22/1998/nghị định của Chính Phủ, thông tư liên bộ số 02/TTLB và thông tư 145/TT-TC.
Cần tiếp tục có những quy định thống nhất trong quản lý và sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh những vi phạm, những sai phạm trong quản lý sử dụng đất đai dù là tập thể hay cá nhân. Ngăn chặn một cách hiệu quả các tranh chấp khiếu nại về đất đai bằng cách ngay từ khâu đo đạc phải tiến hành một cách chính xác, đúng diện tích, đúng họ tên, đề phòng khi xảy ra tranh chấp khiếu nại có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết. Cần có biện pháp chế tài đối với người vi phạm một cách thực tế ngay người gửi đơn cũng thực hiện biện pháp này, tôn trọng trước các cơ quan chức năng và chịu trách nhiệm về những gì mình khiếu nại tố cáo. Biện pháp này nhằm hạn chế những trường hợp tuỳ tiện khiếu nại tố cáo gây phiền nhiễu cho các cơ quan chức năng.
b. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai bằng pháp luật tránh sự buông lỏng quản lý
Trong quản lý nói chung, quản lý đất đai nói riêng cần có hành lang pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí của con người điều chỉnh hành vi con người. Thông qua pháp luật bảo đảm bình đẳng, công bằng giữa tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, đảm bảo lơi ích cho người sử dụng đất hợp pháp, duy trì trật tự an toàn xã hội. Muốn như vậy chúng ta cần tăng cường quản lý đất đai bằng pháp luật, bằng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ chặt chẽ. Tập trung đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động của ngành để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý đất đai phục vụ phát triển kinh tế và giải quyết tốt khiếu nại.
c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm giải quyết tốt các khiếu nại của nhân dân góp phần ổn định tình hình. Có thể nói các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng là lực lượng đi đầu trong công tác này. Cần phải làm cho nhân dân hiểu được khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và nhằm bảo vệ lợi ích của công dân, Nhà nước. Muốn vậy người dân phải nắm được các quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo đất đai, để tạo điều kiện tốt cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng các khiếu nại về đất đai.
Cần có kế hoạch cụ thể và đầu tư thích đáng để tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật trong đời sống xã hội, để mọi người, mọi tổ chức đều có nghĩa vụ tuân theo và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tránh việc khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra có thể đưa pháp luật vào trong trường học để học sinh, sinh viên hiểu biết và thực hiện theo pháp luật.
3. Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường hoạt động, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai
a.Tăng cường hoạt động của cán bộ thanh tra địa chính
Hàng năm thanh tra sở Địa Chính Hà Tây chủ động xây dựng kế hoạch công tác thanh tra trong năm để chuẩn bị các điều kiện hình thành theo kế hoạch phê duyệt.
Hoạt động đều cả 2 lĩnh vực: thanh tra vai trò quản lý Nhà nước và thanh tra hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra. Phát hiện và phản ánh kịp thời các nguyên nhân khiếu nại phát sinh từ công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ.
Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Tổng kết hoạt động thanh tra để xây dựng cơ sở lý luận cho các nội dung thanh tra về vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai.
Duy trì chế độ phản ánh báo cáo kịp thời, nắm bắt tình hình khiếu nại tố cáo, có biện pháp thống nhất qua đó xây dựng các văn bản pháp luật, pháp quy kịp thời giải quyết khiếu nại.
Thanh tra Địa Chính là một bộ phận của thanh tra Nhà nước hoạt động ở một chuyên ngành chuyên môn, vì vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ với thanh tra Nhà nước để tăng cường sự thống nhất nhận thức đối với các vấn đề cụ thể của từng sự việc, bảo đảm cho điều kiện của thanh tra. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thanh tra chuyên đề nhằm vào 2 hướng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong công tác quản lý Nhà nước vè đất đai của lãnh đạo ngành, các cấp, các địa phương, ngăn chặn kịp thời và xử lý thích đáng các vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai.
Thanh tra Địa Chính là 1 chức năng thiết yếu của ngành trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ tập trung của thanh tra Địa Chính Hà Tây là thẩm tra, xác minh và đề xuất biện pháp, giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai. Mặt khác phải chuẩn bị các điều kiện để tiền hành việc thanh tra, làm tốt được nhiệm vụ này cũng chính là giải quyết được nguồn gốc nguyên nhân của khiếu nại.
b. Củng cố tổ chức bộ máy thanh tra Địa Chính
Thanh tra của ngành Địa Chính Hà Tây phải được củng cố về tổ chức, được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, để đủ sức tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, sở giải quyết các khiếu nại được giao nhiệm vụ giải quyết. Đồng thời thanh tra, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn cấp dưới.
Cần có cơ chế mở cho thanh tra địa chính bằng cách: Nếu phát hiện những dấu hiệu sai phạm trong lĩnh vực đất đai, thì vừa báo cáo lên cấp trên, vừa tiền hành thanh tra xử phạt vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình.
c. Bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai
Để đạt được kết quả cao trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai thì các cán bộ phải luôn được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tức phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng đào tạo cán bộ địa chính cấp xã đạt mức phổ cập trung học địa chính.
Có thể nói cán bộ địa chính phần lớn được đào tạo từ chuyên ngành khác. Trong khi đó quản lý đất đai là một đặc thù riêng của ngành địa chính. Vì vậy chúng ta cần phải kiện toàn hệ thống tổ chức ngành địa chính từ tỉnh đến cơ sở, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính cả về thể lệ, tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng giảm đầu mối, tinh giản biên chế, đơn giản thủ tục, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cùng đó cần phát triển và sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thu thập xử lý quản lý, cấp phát thông tin đất đai, đo đạc bản đồ trong công tác quản lý và thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai.
Cần ổn định đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã (cấp cơ sở) hạn chế việc kiêm nhiệm, việc thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng hồ sơ sổ sách, theo dõi tình hình biến động đất đai cũng như tính liên tục của công tác địa chính ở cơ sở trong đó công tác giải quyết khiếu nại. Bên cạch đó phải tthường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đất đai cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao nghiệp vụ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai ở cơ sở cho các cán bộ địa chính.
Về cán bộ giải quyết khiếu nại về đất đai cần được quan tâm đúng mức. Vì cán bộ giải quyết khiếu nại là một trong những yếu tố quyết định kết quả giải quyết khiếu nại. Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, giải quyết được những đơn thư khiếu nại tồn đọng thì Nhà nước và ngành địa chính cần thực hiện biện pháp như:
Nâng cao nghiệp vụ bằng cách Nhà nước có chế độ chính sách hỗ trợ học tập, hỗ trợ cho thực thi, quan tâm vật chất tinh thần các cán bộ.
Đảm bảo phương tiện, trang bị cho hoạt động thanh tra, khi thi hành nhiệm vụ cần có thể thanh tra, điều tra xác minh.
Có khen thưởng, kỷ luật kịp thời các thanh tra viên trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Thanh tra phải tiếp cận nhiều thực tế, xuống tận các cơ sở, địa phương để tổng hợp phân tích và đưa ra quyết định về báo cáo lên cấp trên.
4.Giải quyết triệt để khiếu nại, theo dõi đôn đốc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và tăng cường công tác tiếp dân
Để giải quyết triệt để đơn thư khiếu nại về đất đai, tình trạng đơn thư tồn đọng hoặc đơn thư đã được giải quyết, mà nhân dân vẫn tiếp tục khiếu nại phải chú ý một số vấn đề sau:
Phải coi việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân nói chung, trong đó có giải quyết khiếu nại về đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của từng địa phương.
Thanh tra ngành địa chính phải tập trung lực lượng, thòi gian, vật chất hơn nữa để giải quyết khiếu nại.
Phải thống nhất quan điểm và có sự phối hợp giữa các ngành các cấp, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết khiếu nại đất đai, xử lý vi phạm và thực hiện quyết định giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Xử lý kịp thời và cương quyết với các trường hợp cố tình khiếu nại sai sự thật, kích động lôi kéo, khiếu kiện thuê gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước, làm tốn thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, của công dân.
Thanh tra Sở Địa Chính cùng sở tư pháp và sở văn hoá thông tin xây dựng kế hoạch phối hợp, triển khai tuyên truyền, quán triệt phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo nói riêng một cách sâu rộng trogn cán bộ và nhân dân.
Không ngừng đổi mới công trình, lề lối giải quyết theo hướng tập trung đầu mối nhanh gọn chính xác và đúng pháp luật, đúng quy trình thủ tục đã quy định trong luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, giải quyết đúng thẩm quyền của mình tránh khiếu nại vượt cấp trên.
Phải chú ý làm tốt tất cả các khâu từ tiếp công dân, thụ lý xử lý đơn thư khiếu nại, đến thẩm tra xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Có như vậy mới đảm bẩo cho vụ việc khiếu nại được giải quyết kịp thời, dứt điểm, thuyết phục được cả người khiếu nại và người bị khiếu nại tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quyết định giải quyết khiếu nại đã được ban hành.
Duy trì và thực hiện công tác tiếp dân, qua đó tuyên truyền chế độ chính sách, giải thích thẩm quyền giải quyết khiếu nại để dân khiếu nại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cần cải cách thủ tục hành chính công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Có cải cách đổi mới thì mới đảm bảo giải quyết khách quan, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, khắc phục đơn thư tồn, chuyển gửi lòng vòng gây phiền hà cho công dân.
Thủ trưởng các cấp các ngành phải thực sự quan tâm làm tròn trách nhiệm của mình trong công tác này. Phân cấp, phân quyền và phân công trách nhiệm giải quyết khiếu nại cụ thể, cấp trên không làm thay mà chỉ hướng dẫn cấp dưới giải quyết. Tạo ra phong cách làm khoa học, có ý thức trách nhiệm trước pháp luật, cấp dưới phải thi hành quyết định của cấp trên, người khiếu nại phải thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực.
Đẩy mạnh nội dung hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất cho mọi đối tượng để chính quyền chỉ thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về đất đai mà không giải quyết khiếu nại nhiều.
Có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với cán bộ trong việc thanh tra giải quyết khiếu nại.
Về chủ trương biện pháp giải quyết phải bảo đảm nhất quán từ tỉnh đến cơ sở, không giải quyết lại những vụ mà trước đây đã giải quyết theo đúng chủ trương đường lối của Đảng.
Kết luận
Nhìn lại những năm qua, chúng ta thấy công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây có những chuyển biến đáng kể. Các cấp các ngành có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các cuộc thanh tra, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai một cách nhanh chóng, kịp thời.
Giải quyết được số lượng lớn đơn thư khiếu nại, đã kịp thời khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho nhiều người. Cũng qua việc giải quyết khiếu nại về đất đai của công dân, nhiều cấp đã kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn những sai phạm, yếu kém trong quản lý đất đai. Đồng thời bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật đất đai sát với thực tiễn cuộc sống, giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết khiếu nại về đất đai cũng còn nhiều bất cập đó là đơn thư khiếu nại tồn đọng còn nhiều, đơn gửi vượt cấp có chiều hướng gia tăng, việc giải quyết còn chậm trễ và chưa nghiêm minh. Một vấn đề khó khăn là những khiếu kiện liên quan đến đất đai tồn tại do lịch sử để lại chưa thể giải quyết dứt điểm trong một thời gian ngắn. Thêm vào đó, số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai quá lớn, nội dung có nhiều tình tiết phức tạp, việc giải quyết khiếu nại về đất đai gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành Địa Chính, đòi hỏi ngành địa chính phải tập trung hơn nữa các nguồn lực để đưa ra hướng giải quyết các khiếu nại về đất đai một cách triệt để.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0030.doc