Đề tài Thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Chính phủ quản lý đất nước bằng pháp luật, bằng hệ thống quân đội toà án . Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động ngân hàng bằng thanh tra. Nếu không có hoạt động thanh tra chắc chắn hoạt động tiền tệ ngân hàng sẽ mất ổn định và không tồn tại được. Chính vì vậy hoạt động thanh tra ngân hàng luôn cần được chú ý hoàn thiện, đặc biệt là thanh tra tại chỗ. Mặc dù biết rằng mọi vật luôn thay đổi từng giờ từng phút, không thể sắp xếp trước sự phát triển của một hiện tượng nào nhưng sự biến đổi không ngừng để phù hợp là điều cần thiết. Thanh tra tại chỗ ở ngân hàng Việt Nam không chỉ có những điều bất cập trên mà còn có nhiềi điều khác cần chú ý. Vậy chúng ta hãy xem xét và đi đến quyết định đúng để có một hệ thống thanh tra ngân hàng có phương thức thanh tra tại chỗ hiệu quả nhất.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Do mới chuyển sang cơ chế kinh doanh theo cơ chế thị trường nên trong mấy năm qua ngân hàng thương mại gặp không ít những khó khăn và có những va vấp phải trả giá nặng nề về tài sản và cán bộ. Những vụ án khách hàng vay vốn lớn như Tamexco, Minh phụng efcô, Thuận hưng, Ngọc thảo… do những yếu kém về quản lý, do cả yếu tố chủ quan của ngân hàng thương mại trong các quy định về cho vay, bảo lãnh. Lỗi ấy một phần do các ngân hàng thương mại nhưng phần khác là do sự thanh tra và quản lý của Ngân hàng Trung ương chưa chặt chẽ, thấu đáo. Trong tiến trình khắc phục chung những năm qua Ngân hàng thương mại đã tích cực đổi mới như tăng số lượng, chất lượng cán bộ… tuy nhiên thanh tra ngân hàng ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong phương thức thanh tra tại chỗ. Do sự hạn chế của bài tiểu luận nên em chỉ đưa ra những bất cập đáng chú ý nhất, cần khắc phục ngay để hoàn chỉnh phương thức thanh tra tại chỗ. Đó là các vấn đề: - Phương pháp tính chỉ tiêu đủ vốn - thanh tra tổ chức - Quy trình kết luận thanh tra - Tâm lý thanh tra. Trong bài viết em đã tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia và xắp xếp theo ý hiểu của mình, nên có thể có sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy Sinh viên thực hiện trần thị thuý ngọc Chương 1 Khái quát về thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ 1.1. Khái niệm, vai trò thanh tra ngân hàng 1.1.1 Khái niệm Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng tính kỷ luật trong quản lý Nhà nước và thực hiện quyền dân chủ. Thanh tra Ngân hàng Trung ương là công cụ sắc bén để thực hiện sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. 1.1.2 Mục đích Thanh tra ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 1.1.3 Sự cần thiết của thanh tra ngân hàng Thứ nhất, thanh tra giúp nhà nước kiểm soát được sự tuân thủ các quy chế quản lý của Ngân hàng Trung ương thông qua việc giám sát hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, tình trạng công nợ và tình hình tài chính của toàn hệ thống ngân hàng. Thứ hai, thanh tra góp phần quan trọng vào việc cải tiến không ngừng chất lượng hoạt động ngân hàng, làm cho chất lượng dịch vụ của ngân hàng quốc gia nhanh chóng hoà nhập với trình độ tiên tiến của khu vực và của thế giới. Thứ ba, thanh tra còn là vũ khí sắc bén chống tệ nạn lãng phí, tham ô tài sản của nhà nước, của tập thể và của công dân, làm trong sạch đội ngũ công chức ngân hàng – một trong những nhân tố quyết địng đối với yêu cầu xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý và nghiệp vụ giỏi, tài đức kiệm toàn trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. 1.2. Hệ thống tổ chức 1.2.1 Mô hình chung Có ba hình thức tổ chức thanh tra : - Tổ chức thanh tra không thuộc Ngân hàng Trung ương. điển hình theo mô hình này là Cộng hoà liên bang Đức, thành lập cục thanh tra liên bang, bên cạnh Ngân hàng Trung ương, có quyền giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng. ở Thuỵ Điển có uỷ ban thanh tra ngân hàng trực thuộc chính phủ, Hàn Quốc có uỷ ban giám sát ngân hàng. -Tổ chức thanh tra ngân hàng thuộc bộ tài chính. Ví dụ Nhật Bản, thanh tra thuộc bộ tài chính bao gồm ba vụ, có chức năng giám sát Ngân hàng Trung ương và cũng có thẩm quyền thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng. ở Thái Lan thanh tra ngân hàng thuộc bộ tài chính. -Tổ chức thanh tra ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Trung ương. đây là loại hình thanh tra phổ biến ở nhiều nước như Pháp, Italya, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Việt Nam… 1.2.2 Mô hình thanh tra ngân hàng tại Việt Nam. ở Việt Nam, hệ thống thanh tra ngân hàng được xác định là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng thuộc bộ máy Ngân hàng Nhà nước. Theo luật ngân hàng nhà nước tháng 12 năm 1997 và pháp lệnh thanh tra, thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, quản lý công tác ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, quản lý công tác kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước, chịu sự chỉ đạo của thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra. Hệ thống tổ chức thanh tra Ngân hàng Nhà nước gồm : -Thanh tra Ngân hàng Trung ương, trong đó bao gồm các phòng có nhiệm vụ giám sát thường xuyên và thanh tra tại chỗ các tổ chức tín dụng, ví dụ phòng thanh tra Ngân hàng Thương mại quốc doanh, phòng thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần… -Thanh tra tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổng thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các nghiệp vụ trên phạm vi cả nước. Các chức vụ điều hành hoạt động thanh tra ngân hàng nhà nước gồm có : Thanh tra ngân hàng nhà nước : Chánh thanh tra và các phó chánh thanh tra -Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước : Chánh thanh tra các chi nhánh và các phó chánh thanh tra chi nhánh Có hai phương thức thanh tra là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. 1.2.3 Thanh tra tại chỗ . - Khái niệm Là phương thức thanh tra thanh tra tại ngân hàng và tổ chức tín dụng nhằm xác định tình trạng và hoạt đông của một ngân hàng như đánh giá sự tuân thủ các qui chế, chất lượng tài sản, an toàn vốn,chất lượng và chiều sâu của việc quản lí, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Do đó nó đòi hỏi một môi trường pháp lý nghiêm ngặt, một hệ thống thông tin chính xác kịp thời một đội ngũ cán bộ thanh tra tài giỏi và đức độ, một hệ thống thanh tra chặt chẽ, đồng bộ, có khả năng chỉ đạo sắc bén, dứt khoát, và nhất quán. - Nội dung của thanh tra tại chỗ: ở đây chúng ta chỉ nêu những vấn đề liên quan đến phần bàn luận tiếp theo. + Đánh giá tính chất của tổ chức tín dụng: Trên cơ sở sơ đồ tổ chức bộ máy,danh mục nhân viênvà tình hình hoạt độngcủa tổ chức tín dụng đựơc kiểm tra, thanh tra đánh giá sự phù hợp số lượngcủa nhân viên với hoạt dộng của tổ chức tín dụng xem việc sắp xếp này có hợp lý không, có đảm bảo việc tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ không + Đánh giá chất lượng tài sản ./ Cho vay Thanh tra viên tiến hành đánh giá chất lượng dư nợ thông qua việc đáng giá thị trường kinh doanh của một số con nợ chính. Đôi khi tiến hành thanh tra tại chỗ đối với các con nợ trong một số lĩnh vực: -Thanh tra viên phải phân loại dư nợ cho vay kì hạn theo các tiêu thức như: theo loại tiền, theo thành phần kinh tế, theo thời hạn…để phục vụ cho việc thanh toán vốn khả dụng, đánh giá sự thực hiện phương châm thanh tra rủi ro, sự thực hiện chính sách cho vay phát triển kinh tế của nhà nước. - Chú ý đến tình hình tài sản đảm bảo của các khoản vay thế chấp - Kiểm tra mức lãi suất được áp dụng trong việc cho vay thanh toán và xác định rủi ro lãi suất góp phần nhận định môt cách toàn diện hơn chất lượng dư nợ - Các cam kết ngoại bảng - Bảo lãnh Đó là nghiệp vụ có thể mang lại số thu đáng kể song cũng dễ đem lại những rủi ro cho tổ chức tín đụng. Do vậy khi thanh ttra tại chỗ, thanh tra viên không được coi nhẹ việc xem xét cẩn thận những khoản nào thuộc bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã cam kết với khách hàng. - Hạn mức tín dụng cũng cần được xem xét để từ đó khẳng định tính chất cần thiết, hợp lí và hiệu quả. ./ Chứng khoán: Kiểm tra chứng khoán của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc rà soát danh mục chứng khoán trên cơ sở bảng thống kê danh mục chứng khoá đối chiếu chứng khoán tại và chứng khoán tồn kho cùng ngày kiêm tra, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của những chứng từ chứng khoán, kiểm tra tình trạng liêm yết giá trên các thị trường tài chính liên quan,đặc biệt chú ý tới các chứng từ chưa đựơc tham gia trên thị trường chứng khoán. ./ Tài sản cố định Xem xét tính hợp lý, hiệu quả sử dụng, tình hìmh khách hàng của tài sản cố định,thanh tra viên đồng thời tiến hành đánh giá lại tài sản cố định vào thời điểm kiểm tra để làm rõ mức độ mất giá của chúng do tác đọng của công nghệ và sự thay đỏi về thị hiếu ./ Các tài sản khác Thanh tra ngân hàng cần lưu ỹem xét khoản phải thu thuộc mục tài sản khác của tổ chức tín dụng, làm rõ mức độ tồn tại, nguyên nhân và các giải pháp giải quyết các khoản phải thu lớn hơn hạn quy định, vạch ra những khoản phải thu bị điều chỉnh một cách tuỳ tiện trái với luật định +Kiểm tra nguồn vốn của ngân hàng ./ Nguồn vốn huy động Một mặt thanh tra viên xem xét tương quan giữa lượng, kỳ hạn của các loại tiền gửi với các mục ngân quỹ và các mục cho vay, đầu tư, xác định tính hợp lý hay không hợp lý trong việc sử dụng nguồn vốn huy động, vạch ra những hậu quả trong việc xử lý giữa nguồn và tài sản của các tổ chức tín dụng Mặt khác thanh tra viên thận trọng xem xét tính nghiêm minh trong việc thi hành phận sự của các cán bộ có liên quan,phát hiện triệt để những hành vi tham ô,tẩy rửa tiền,trả lãi khống để rút tiền cho cá nhân thông qua kiểm tra kĩ lưỡng những khoản tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng hoặc trả cho khách hàng. ./ vốn của tổ chức tín dụng Trước hết thanh tra mức vốn thực tế của tổ chức tín dụng, đối chiếu nó với mức vốn pháp định để làm rõ sự chênh lệch, xác định nguyên nhân và cách giải quyết. Thứ hai, phải tập hợp các số liệu về các tài khoản thua lỗ, nợ không có khả năng thanh toán, chỉ ra ảnh hưởng của chúng đến vốn của các tổ chức tín dụng. Thứ ba, trong khi kiểm tra các khoản phải thu cần lưu ý các khoản đóng góp của cổ đông. nếu nó là cổ phần chưa nộp thì phải loại ra khỏi vốn của tổ chức tín dụng. Thanh tra viên cũng cần xem xét trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng, đối chiếu thực trạng đó với những quy định có liên quan về trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước * Quy trình thanh tra - Chuẩn bị a. Xây dựng đề cương thanh tra dựa vào đề cương khung, kết hợp với kết quả giám sát từ xa và các thông tin thu được về tổ chức tín dụng nào đó xây dựng đề cương thanh tra cụ thể, xác định rõ đối tượng, thời gian và chủ điểm cần thanh tra.R b .Ra quyết định thanh tra việc ra quyết định thanh tra do chánh thanh tra hoặc thủ trưởng đơn vị thực hiện. Quyết định này phải nêu rõ căn cứ, đối tượng, mục đích, yêu cầu và thời gian thanh tra. Những người được cử tham gia đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về những công việc được giao. c.Sưu tầm tài liệu: cần thu thập đủ các văn bản pháp luật, các thông tin có liên quan trực tiếp đến cuộc thanh tra d.Tổ chức tập huấn cho cấc thành viên đoàn thanh tra Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn, xác định tư tưởng, tác phong, thái độ, trách nhiệm và qui chế làm việc của đoàn e.Dự thảo công văn yêu cầu tổ chức tín dụng được thanh tra bố trí thời gian, địa điểm làm việc, chuẩn bị tài liệu lần đầu cho đoàn thanh tra. - Thực hiện cuộc thanh tra a. Công bố quyết định thanh tra, đề cương thanh tra, yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo và giao các tài liệu (cung cấp lần đầu) của đơn vị cho đoàn thanh tra theo yêu cầu cầu đoàn. b. Cùng với Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được thanh tra xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thanh tra. Thời gian làm việc giữa đoàn thanh tra với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải được xác định rõ. c. Thành viên đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo các nghiệp vụ đã được phân công theo nội dung thanh tra. Khi thanh tra cần quán triệt phương pháp làm đến đâu dứt điểm đến đó; tức là phải làm rõ đúng sai của từng sự việc, từng phần việc, để khi kết thúc cuộc thanh tra có thể đánh giá, kết luận chính xác rõ ràng. Khi có thay đổi nội dung thanh tra so với quyết định thanh tra phải báo cáo xin ý kiến của người ra quyết định thanh tra. Việc thanh tra không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng nói chung hay của bộ phận nghiệp vụ. - Kết thúc cuộc thanh tra Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của thành viên trong đoàn, tổng hợp biên bản kết luận chung cho toàn cuộc thanh tra. a. Đánh giá kết quả, những ưu điểm cơ bản, những cố gắng tích cực của tổ chức tín dụng được thanh tra về kết quả hoạt động, về việc chấp hành pháp luật chủ trương chính sách của nhà nước, các chế độ thể lệ của Ngân hàng Nhà nước trong những nghiệp vụ được thanh tra. b. Xác định sai phạm chủ yếu, mức độ và tác hại của những sai phạm, tìm ra nguyên nhân và quy rõ trách nhiệm kinh nghiệm cá nhân, đơn vị để có thái độ xử lý. c.Kiến nghị biện pháp xử lý, sửa chữa khắc phục và áp dụng các hình thức xử lý thích hợp nhằm chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng được thanh tra. Biên bản thanh tra được thông qua các thành viên trong đoàn trước khi thông qua ban lãnh đại của tổ chức tín dụng và có chữ kí xác nhận của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng đựơc thanh tra. Biên bản thanh tra được gửi cho thủ trưởng Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thanh tra, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước tổ chức tín dụng được thanh tra và lưu hồ sơ thanh tra. - Sự đảm bảo đối với quyết định thanh tra a. Đối với các tổ chức tín dụng được thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Trong trường hợp có điều chưa nhất chí thì được quyền khiếu lại bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. b. Đối với đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, phải hoàn chỉnh hồ sơ kết quả cuộc thanh tra trình thủ trưởng ra quyết định thanh tra trong phạm vi thời gian quy định sau khi kết thúc cuộc thanh tra. c. Đối với người ra quyết định thanh tra trong thời gian quy định kể từ ngày nhận được quyết định thanh tra phải có ý kiến và thông báo ý kiến của mình về những đề xuất kiến nghị… cho tổ chức tín dụng được thanh tra, cho đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên. Trong trường hợp những đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên không được chấp thuận thì thủ trưởng ra quyết định thanh tra phải gặp trực tiếp đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên để nói rõ quan điểm của mình và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Tổ chức tốt việc theo dõi, phúc tra việc thanh tra kết luận và kiến nghị của đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải theo dõi đôn đốc tổ chức tín dụng được thực hiện những kiến nghị đã nêu trong biên bản thanh tra. Nếu cá nhân hoặc tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc các quyết định xử lý sau thanh tra thì phải bị xử phạt theo luật định. Chương 2 Thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam 2.1. Hơn mười năm phát triển Thanh tra tại chỗ là một phương thức của thanh tra ngân hàng. Sự hình thành và phát triển của thanh tra tại chỗ gắn liền với thanh tra ngân hàng. Đến nay đã 58 năm hệ thống ngân hàng được xây dựng và trưởng thành, có những đóng góp tích cực cho công tác đạo và tăng cường hoạt động quản lý của ngân hàng quốc gia Việt Nam trước đây và Ngân hàng Nước Việt Nam hiện nay. Năm 1956 ( sau 5 năm thành lập ngân hàng Việt Nam ) ban thanh tra ngân hàng được thành lập theo nghị định số 169/NĐ-CP ngày 12-5-1956 của Tổng giám đốc ngân hàng quốc gia Việt Nam. Khi mới thành lập, số cán bộ còn ít, người đầu tiên giữ cương vị lãnh đạo Ban thanh tra ngân hàng là đồng chí Trần Dương, có chức danh là Tổng thanh tra ngân hàng. Từ năm 1963 đến năm 1975 do yêu cầu của tổ chức và mạng lưới hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu của các cuộc vận động lớn của Đảng và Chính phủ, các ban thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố lần lượt được thành lập. ở Ngân hàng Nhà nước trung ương ban thanh tra ngân hàng được bổ sung nhiều cán bộ lựa chọn từ các vụ, cục, chi nhánh ngân hàng nhà nước địa phương có đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ của ban thanh tra ngân hàng. Từ năm 1989 đến năm 1990 trở lại đây, sau khi Uỷ ban thường vụ quốc hội công bố pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, bắt đầu thời kỳ đổi mới căn bản hệ thống ngân hàng, từ ngân hàng một cấp được đổi mới thành hệ thống ngân hàng nhiều cấp. Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm cơ quan Ngân hàng trung ương và các chi nhánh tại 61 tỉnh, thành phố và hệ thống các tổ chức tín dụng gồm các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh… Trong quá trình phát triển tổ chức thanh tra ngân hàng đã có những bước biến đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động thanh tra ngân hàng những năm gần đây đã có nhiều chuyển đổi rõ rệt cả về chiều rộng và chiều sâu. Hàng năm chúng ta đã tổ chức hàng trăm cuộc thanh tra diện rộng tại các tổ chức tín dụng trên mọi mặt hoạt động. Với phương châm ngăn ngừa là chính, thanh tra ngân hàng đã phát hiện được nhiều vi phạm, thiếu sót. Các tổ chức tín dụng đã tiếp thu và sửa chữa được nhiều, đưa hoạt động thanh tra ngân hàng đi dần vào kỷ cương, tuân thủ nguyên tắc, thể lệ, chế độ. Hoạt động thanh tra ngân hàng hàng năm cũng góp phần xây dựng chính sách, thể lệ, chế độ. Thanh tra ngân hàng đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ phẩm chất đạo đức tốt, đầy đủ kinh nghiệm về hoạt động thanh tra. Nhờ giữ được truyền thống đoàn kết giúp đỡ học hỏi lẫn nhau mà dù trải qua nhiều khó khăn do đặc thù luôn phải đối mặt với mặt trái của xã hội nhưng tuyệt đại bộ phận cán bộ thnah tra ngân hàng luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình, thể hiện bản lĩnh, năng lực của người cán bộ thanh tra. Những tiến bộ và kết quả trong hoạt động của thanh tra ngân hàng qua các thời kỳ đã được ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều phần thưởng cao quý đã dành cho tổ chức thanh tra ngân hàng và nhiều cán bộ ngân hàng đã được khên thưởng. Hệ thống thanh tra ngân hàng đã được hai lần tặng cờ luân lưu đơn vị thi đua suất sắc toàn ngành thanh tra, được hội đồng nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba (ban thanh tra Ngân hàng Nhà nước năm 1983 và ban thanh tra Ngân hàng Nhà nước Hà Nam Ninh năm 1985). Năm 1989 thanh tra ngân hàng nhà nước được Tổng thanh tra ngân hàng nhà nước tặng bằng khen. Công cuộc đổi mới kỹ thuật nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ. Những năm qua tình hình kinh tế xã hội đi vào ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nhưng các tiêu cực xã hội, tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng vẫn đang diễn ra phức tạp và chưa bị đẩy lùi. Điều này liên quan đến trách nhiệm tập thể và cá nhân cán bộ ngân hàng cũng như cán bộ thanh tra ngân hàng. Trong bối cảnh đó thanh tra ngân hàng được khẳng định là một khâu trọng yếu, hết sức cần thiết của công tác và lãnh đạo điều hành cần được đổi mới mạnh mẽ và tăng cường cả về được tổ chức và phương thức hoạt động. Sau hơn 10 năm thực hiện trọng trách mới, với vị thế pháp lý mới, Ngân hàng Nhà nước đã có những bước đi rất đáng khích lệ song những gì đạt được chỉ là khởi đầu, vẫn còn những mặt hạn chế và bất cập. Giờ đây thanh tra ngân hàng cần nhìn thẳng vào những gì chưa đạt được để khắc phục và vươn lên. 2.2. Những bất cập cần bàn luận Đối chiếu với các nội dung đặt ra hiện nay chúng ta đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số vấn đề cần bàn bạc sau : 2.2.1. Về phương pháp tính chỉ tiêu vốn Hệ số đủ vốn là chỉ tiêu quan trọnh nhất để đánh giá về tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này thể hiện qua công thức: Vốn tài sản có tính theo mức độ rủi ro Hiệp ước năm 1998 tại BASLE (Thụy S ỹ) của các nước khối AECD, tạm gọi là hiệp ước BASLE Nhưnng nếu giải thích khái niệm đủ vốn chỉ dừng lại ở việc các tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ cho bằng vốn pháp định theo nghị định 82/1988/nđ- cp ngày 3/10/98 là đủ vốn thì chưa đầy đủ, để phù hợp theo điều kiện Việt Nam cần quan tâm: * Vốn + Vốn cấp I - vốn cốt lõi, gồm: - Vốn góp: là cổ phần thông thường đóng góp toàn bộ và cổ phần ưu đãi vĩnh viễn không luỹ kế - Quỹ dự trữ công khai lấy từ tà sản sau thuế +Vốn cấp II,còn gọi là vốn bổ sung,gồm: - Quỹ dự trữ không công khai,là các quỹ mặc dù không công khai nhưng đã qua tài khoản lỗ lãi - Quỹ đánh giá lại tài sản:chỉ được đưa vào vốn bổ sung với điều kiện cơ quan nhà nước cho là được đánh giá một cách thận trọng, phản ánh đầy đủ khẳ năng biến động giá cả và khả năng bán trên thị trường khi buộc phải bán, phần chênh lệch lớn hơn giữa giá thị trường với sổ sách ban đầu thường chỉ tính 55% - Quỹ dự phòng chung Đây là quỹ rủi ro được trích lập chung cho tất cả các hoạt động (ngoài dự phòng cụ thể), tỷ lệ này được tính từ 1.25% -2.0% tổng dư nợ cho vay - Các công cụ vốn lưỡng tính Là các công cụ mang cả đặc điểm của vốn và của công cụ nợ, chúng có khả năng bù đắp thua lỗ trên cơ sở hoạt động liên tục mà không gây ra thanh lý (cổ phần ưu đãi luỹ kế, một số công cụ khác theo quy định của các nước), chúng phải đạt các tiêu chuẩn sau: không đựơc đảm bảo, đựơc góp đầy đủ, không được đòi lại theo ý của người nắm giữ khi không có sự đồng ý của cơ quan giám sát, sẵn sàng bù đắp thua lỗ mà ngân hàng không phải ngừng kinh doanh, cho phép hoãn thanh toán - Nợ phụ dài hạn,thường là khoản nợ vay của công ty mẹ( nắm giữ ngân hàng) Như vậy các khoản vốn cấp II có thể do quy định của từng quốc gia,song nhìn chung đảm bảo nguyên tắc sau: Một là, chúng phải đứng sau cùng trong trật tư ưu tiên chi trả khi ngân hàng bị phá sản Hai là phải bảo đảm tỷ lệ vốn cấp II<=100% vốn cấp I, Nợ phụ <=50% vốn cấp I Sau khi tính vốn cấp I và cấp II theo quy định trên, còn phải loại trừ từ vốn gồ: Tài sản cố định vô hình, các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh hạch toán độc lập, các khoản vốn góp vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác * Tài sản có tính theo mức rủi ro Tổng số rủi ro = tổng quyền đòi nợ* mức độ rủi ro Loại 0%: tiền mặt và các khoản nợ của chính phủ Loại 20%: cho vay trong nội bộ các ngân hàng Loại 50%: các khoản nợ có tài sản thế chấp bằng bất động sản của các cá nhân ( chủ yếu là thế chấp mua nhà ở) Loại 100% nợ theo tiêu chuẩn, tỷ trọng rủi ro,hầu hết các quyền đòi nợ rơi vào tình trạng này Trong thực tế việc phân loại tài sản có thể tính rủi ro không dễ và để có sự thống nhất càng khó. Qua tham khảo cách tính của các nước kết hợp nghiên cứu môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (phần lớn là bình đẳng), có thể xem bảng tính sau như một cách tính để tham khảo: Bảng 1 Tên tài sản 1.Vốn cấp I - Vốn điều lệ, quỹ bổ sung vốn điều lệ 601,611 2. Vốn cấp II Vốn mua sắn tài sản và vốn khác 6020,6090 - Quỹ đầu tư phát triển 612 - Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ 6193 - Quỹ dự phòng tài chính 613 - Quỹ khác 619 - Chênh lệch tỷ giá (dư có TK) 613,632 - Lợi nhuận chưa chia 691,962 3- Các khoản phải trừ - Khoản góp vốn mua CP ở các TCTD 1341,1351 - Tài sản cố định vô hình Dư nợ TK 302 - Các khoản lỗ trên cân đối Dư nợ TK 69 Bảng 2: Tên tài sản Số hiệu TK Loại 0 % - Tiền gửi tại NHNN - Tiền mặt, kim khí quý, vàng - Tín phiếu KBNN, trái phiếu CP - Tín phiếu KBNN TCTD cầm cố 111,112 101,103,104,105 115 116 Loại 20 % - Tiền gửi tại các TCTD - Cho vay ủi thác + Từ các TC quốc tế + Từ Chính phủ + Từ tổ chức khác - Cho vay với các TCTD - Chiết khấu, tái chiết khấu TP, GT có giá với TCTD - Cầm cố TP, GT có giá với TCTD 1221,1222,1223,131,132 2511,2541 2521,2551 2531,2561 204,2051,2061 201 202 Loại 50% - Cho vay cầm cố - Chiết khấu, tái chiết khấu TP, GT có giá với khách hàng - Cầm cố TP, GT có giá trị với khách hàng 2610 2211 2221 Loại 100% - Chứng khoán - Góp vốn LD mua cổ phần + Góp vốn với các TCTD + Góp vốn với TCKT - Cho vay cho thuê bảo lãnh + Cho vay với các TCKT + Cho thuê tài chính + Bảo lãnh trả thay - Tín dụng khác - Các khoản quá hạn + Đầu tư quá hạn +Nợ chờ xử lý 123,133 1341,1351,203 1342,1352 2111,2121,2131,2141,2151,2161 2311,2321,2330,2340 2411,2421 2711,2721,2731,2741,2751 2502,2503,2508,2063,2068 2112,2113,2118,2122,2123,2128 2132,2133,2138,2142,2143,2148 2149,2152,2153,2158,2159,2162 2163,2168,2218,2228,2312,2313 2318,2322,2323,2328,2413,2418 2428,2512,2512,2518,2522,2523 2528,2532,2533,2538,2542,2543 2548,2552,2553,2558,2562,2563 2568,2680,2712,2713,2714,2722 2723,2728,2732,2733,2738,2742 2743,2748,2752,2753,2758. 281,282 Bảng 3. Tên tài sản Số hiệu TK Loại 20% 1- Cam kết mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn 9233,9234 Loại 50% 1- Bảo lãnh thực hiện HĐ 9213 2- Bảo lãnh dự thầu 9214 3- Cam kết thanh toán L/C trả chậm 9215 4- Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay 9216 5- Cam kết bảo lãnh khác 9219 Loại 100% 1- Bảo lãnh vay vốn 9211 2- Bảo lãnh thanh toán 9212 Trong quá trình tính toán số liệu theo hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng, đối chiếu với các tiêu chuẩn theo tài liệu của ngân hàng thanh tra quốc tế nêu trên, có những công cụ mà hoạt động ngân hàng Việt Nam không có, hoặc pháp luật Việt Nam chưa quy định. - Về vốn. Vốn cấp I lấy trên bảng cân đối tài khoản nêu tren là khớp với vốn theo quy định tại quyết định 297 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Vốn cấp II, việc quy định công cụ vốn nào được phép tính vào vốn cấp II, ngoài những điểm chung, còn có những công cụ do cơ quan giám sát mỗi nước quy định, nhưng ở Việt Nam, không có quy định này. Những khoản được xét vào vốn cấp II theo bảng trên đều là các quỹ của tổ chức tín dụng và không nằm trong khoản phải thanh tra khi phá sản. - Về tài sản có rủi ro nội bảng + Đối với tài sản có rủi ro loại 20% Ngoài các quan hệ cho vay và tiền gửi đối với các tổ chức tín dụng khác, các khoản cho vay uỷ thác từ các tổ chức quốc tế và chính phủ, căn cứ vào quy định uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng chúng ta nên xếp loại cho vay này vào mức rủi ro 20% bởi cho vay uỷ thác được thực hiện chặt chẽ theo hợp đồng giữa hai bên và tổ chức dụng được lựa chọn thường là các tổ chức tín dụng có uy tín. + Đối với tài sản có loại rủi ro 50% BALSE chỉ quy định cho vay cầm cố bất động sản, chủ yếu là cho vay thế chấp mua nhà ở cá nhân. Bảng phân loại trên xếp các khoản cho vay cầm đồ, cầm cố thương mại, giấy tờ có giá, chiết khấu thương phiếu giấy tờ có giá với cá nhân và tổ chức kinh tế tương ứng với cho vay thế chấp mua nhà ở vì loại này theo quy định các tổ chức tín dụng cho vay tối đa 70% giá trị tài sản cầm cố.Các khoản cho vay và đầu tư khác, các khoản đầu tư quá hạn được xếp vào loại tài sản có rủi ro 100% chiếm phần lớn trong tài sản có rủi ro. Đối với tài sản có rủi ro ngoại bảng được xếp theo bảng trên là phù hợp với cách phân loại theo quyết định 297. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần có sự thử nghiệm trên số liệu lãi suất ít nhất 3 năm gần đây và đối chiếu với số liệu do các tổ chức tín dụng trực tiếp tính theo quyết định 297, đồng thời kết hợp tính hai chỉ tiêu kinh tế nêu trên để rút ra những điểm bất hợp lý khi áp dụng. 2.2.2 Bàn về thanh tra tổ chức của tổ chức tín dụng Từ tháng 10/1998 đến nay, theo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng, Thanh tra ngân hàng có nhiệm vụ thanh tra cả về tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng. Thế nào là thanh tra về tổ chức, thực tế chúng ta đã thanh tra về tổ chức chưa? Các vấn đề này nếu không bàn một cách thấu đáo sẽ dẫn đến tình trạng hoặc bỏ ngỏ một nhiệm vụ quan trọng, hoặc can thiệp không đúng vào tổ chức của tổ chức tín dụng Một vài năm qua, thông qua hoạt động thanh tra, chúng ta đã phát hiện một số tổ chức tín dụng có vi phạm trong việc bầu các chức danh quản trị, kiểm soát,điều hành ngân hàng; vi phạm về cổ phiếu, cổ phần; ban hành các vâưn bản quản lý nội bộ không phù hợp với quy định của pháp luật; tự ý thành lập đơn vị trực thuộc, thực hiện kinh doanh ngoại hối, hoạt động đối ngoại khi chư được Ngân hàng Nhà nước cho phép.Đó chính là một số nội dung thanh tra về tổ chức. Song do chưa có quy trình chuẩn nên có đoàn thực hiện, có đoàn không, hoặc mỗi đoàn thanh tra làm một khác. Kết quả phát hiện vi phạm mới là bước đầu, tác dụng chưa cao. Vậy thanh tra tổ chức gồm các nội dung gì? Sau đây là một số nội dung cần chú ý: * Kiểm tra đối với đại hôi đồng, đối với các chức danh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, hoặc chuẩn y. Nội dung chính cần tập chung đi sâu là: - Các cuộc họp Đại hội đồng triệu tập có đúng quy định của pháp luật, Đại hội đồng có làm đúng trách nhiệm của mình. Đặc biệt cần tập trung kiểm tra sâu về kết quả đại hội nhiệm kỳ, vì nó liên quan đến việc bầu lại Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. - Các chức danh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm (hoặc chuẩn y) có vi phạm điều cấm, có vi phạm vào tư cách theo quy định của pháp luật hay không? - Quy chế hoạt động của Hội đồng quả trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành có phù hợp với quy định của pháp luật; có tình trạng lấn lướt quyền, trách nhiệm giữa các ban, dẫn đến sơ hở trong quản lý. - Qua kết quả hoạt động của ngân hàng có đánh giá về năng lực thực tế của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. * Kiểm tra về cơ chế giám sát . Nội dung chính cần đi sâu gồm: - Có vi phạm các quy định về giấy phép; vấn đề hợp nhất, sáp nhập; mở, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại, đơn vị thành viên; các vi phạm về mở các nghiệp vụ kinh doanh mới. - Việc ban hành hệ thống văn bản quản lý nội bộ: đủ, kịp thời, không trái quy định pháp luật. Đặc biệt cần đi sâu xem xét hệ thống các quy trình tác nghiệp, nhất là quy trình áp dụng cho các nghiệp vụ mới mở ra. - Phân tích mô hình bộ máy tổ chức để xem xét khả năng quản lý, mức độ an toàn. * Kiểm tra về chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ bao gồm : - Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ có thành hệ thống đúng nghĩa, hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật ? - Bộ máy này có thực thi tốt nhiệm vụ ? - Vấn đề phối hợp giữa các bộ phận kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ tổ chức tín dụng. - Việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc xử lý các kiến nghị của kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng. * Kiểm tra về cổ đông, cổ phiếu, cổ phần gồm các nội dung sau: - Việc chấp hành các quy định về cổ đông lớn, tỷ lệ góp vốn của cổ đông, những biến động về tỷ lệ này khi vốn điều lệ có thay đổi. - Vi phạm và những gian lận trong góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, quản lý và sử dụng cổ phiếu. - Trách nhiệm của cổ đông và vấn đề lạm dụng quyền cổ đông trong các kỳ đại hội. Trong hội nghị triển khai công tác ngân hàng năm 2003 (09/01/2003) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ nới rộng thông thoáng hơn các quy định đối với tổ chức tín dụng, do vậy bản thân từng tổ chức tín dụng phải thiết kế lại bộ máy tổ chức chấn chỉnh hoạt động, tổ chứ có hiệu quả hơn hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động được an toàn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nếu thanh tra ngân hàng không chuyển hướng hoạt động, trong thanh tra trực tiếp không tập trung trọng tâm vào thanh tra các chỉ tiêu an toàn trong kinh doanh (theo kiểu cũ) thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới theo kết luận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 2.2.3 Quy trình ban hành kết luận thanh tra. Hoàn chỉnh quy trình thanh tra tại chỗ là mục tiêu lớn từ nhiều năm nay song đến nay vẫn chưa thực hiện được trong đó có vấn đề ban hành kết luận thanh tra. Quy trình này được ban hành trong các văn bản luật gồm các bước sau: (I) Từng đoàn viên viết báo cáo cho trưởng đoàn kết quả công việc được phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về phần việc được giao. (II) Trưởng đoàn dự thảo kết luận thanh tra, tổ chức họp tập đoàn thanh tra để tham gia bổ sung, dự thảo kết luận thanh tra. (III) Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định dự thảo kết luận thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo. (IV) Tu chỉnh dự thảo kết luận thanh tra theo ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, tổ chức công bố dự thảo kết lận thanh tra. Gần đây thanh tra tại chỗ ở Việt Nam hầu hết không tuân theo quy trình này hoặc không đảm bảo đủ các bước dẫn đến kết quả thanh tra không tốt. Nhà nước cần ban hành các quy định về việc thực hiện quy trình này một cách chặt chẽ và rõ ràng. Ngoài ra ý thức của các thanh tra viên và trách nhiệm của các thủ trưởng cũng cần được nâng cao. 2.2.4 Tâm lý thanh tra và những chính sách cần quan tâm đến đối với thanh tra viên. Tâm lý thanh tra viên là một bộ phận tâm lý con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu, động cơ, tâm lý chung của con người, chỉ có điều người đó công tác trong ngành thanh tra. Mà đối với hoạt động thanh tra, tâm lý người "cầm cân nảy mực" rất quan trọng, liên quan đến tâm lý của người xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thanh tra, kết quả thanh tra. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta thấy nổi lên ba nhu cầu về vấn đề tâm lý thanh tra viên ở Việt Nam. + Nhu cầu vật chất Đây là nhu cầu thiết yếu với con người, là mục đích của lao động con người, thanh tra cũng là lao động. Nếu được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất thì cán bộ thanh tra sẽ yên tâm công tác, kết quả thanh tra sẽ chính xác, đầy đủ. Hiện nay sự quan tâm ấy còn nhiều hạn chế: - Việc thi chuyển ngạch thanh tra viên tiến hành chậm. Ví dụ trong hệ thống thanh tra ngân hàng từ năm 1997 đến nay chưa bổ nhiệm thêm được thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp trong hệ thống thanh tra ngân hàng nên hiện tại chỉ có duy nhất một thanh tra viên cao cấp. - Việc tăng lương trong 3 năm một lần không hợp lý, lương khởi điểm thấp (xấp xỉ 362 ngàn đồng) . + Nhu cầu về an toàn: cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì thanh tra là đánh giá, kết luận, lên án sự sai trái của đối tượng thanh tra có thể bị gây khó dễ. Thanh tra viên cần được quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi cho bản thân và gia đình. + Nhu cầu tình cảm ở đây chúng ta xét đến việc xác lập và duy trì quan hệ tình cảm đời thường như bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp. Xét trong hoạt động thanh tra đây là vấn đề hết sức khó khăn. Ví dụ, một thanh tra viên lại tiến hành thanh tra trực tiếp tổ chức tín dụng nơi mình công tác trước đây hoặc có liên quan bạn bè, người thân thì sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan, gây khó xử cho thanh tra viên. Giải quyết vấn đề này cần khéo léo, có phương pháp như thanh tra chéo, luôn đề cao tính độc lập đối với thanh tra viên. Kết luận Chính phủ quản lý đất nước bằng pháp luật, bằng hệ thống quân đội toà án ... Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động ngân hàng bằng thanh tra. Nếu không có hoạt động thanh tra chắc chắn hoạt động tiền tệ ngân hàng sẽ mất ổn định và không tồn tại được. Chính vì vậy hoạt động thanh tra ngân hàng luôn cần được chú ý hoàn thiện, đặc biệt là thanh tra tại chỗ. Mặc dù biết rằng mọi vật luôn thay đổi từng giờ từng phút, không thể sắp xếp trước sự phát triển của một hiện tượng nào nhưng sự biến đổi không ngừng để phù hợp là điều cần thiết. Thanh tra tại chỗ ở ngân hàng Việt Nam không chỉ có những điều bất cập trên mà còn có nhiềi điều khác cần chú ý. Vậy chúng ta hãy xem xét và đi đến quyết định đúng để có một hệ thống thanh tra ngân hàng có phương thức thanh tra tại chỗ hiệu quả nhất. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Nghiệp vụ NHTW - HVNH (2/2003) -Quản lý & Kinh doanh Tiền tệ-PTS Nguyễn Thị Mùi ĐHTC-Kinh tế-Hà Nội, 1999 - Tạp chí Ngân hàng các số 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, (2003) Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương 1: Khái quát về thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ. 2 1.1 Khái niệm, vai trò của thanh tra ngân hàng 2 1.2 Hệ thống tổ chức. 3 1.2.1 Mô hình chung 3 1.2.2 Mô hình thanh tra ngân hàng tại Việt Nam 3 1.2.3 Thanh tra tại chỗ ở Việt Nam 4 Chương 2: Thanh tra ngân hàng, thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 10 2.1 Hơn 10 năm phát triển 10 2.2 Những bất cập cần bàn luận 12 2.2.1 Phương pháp tính chỉ tiêu vốn 12 2.2.2 Bàn về thanh tra tổ chức ở các tổ chức tín dụng 18 2.2.3 Quy trình ra kết luận thanh tra 20 2.2.4 Tâm lý thanh tra viên 21 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35477.doc
Tài liệu liên quan