Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm văn chương không còn là
một vấn đề mới, song không có nghĩa là không thể khám phá ở lĩnh vực này
những điều thú vị, hấp dẫn. Bởi mỗi nhà văn sẽ có một thế giới nghệ thuật
riêng, mỗi thế giới nghệ thuật lại có một thế giới nhân vật riêng. Luận văn của
chúng tôi đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức thế giới
nhân vật ở truyện ngắn của hai nhà văn. Tìm hiểu thế giới nhân vật của
Nguyễn Công Hoan trong tương quan so sánh với Sekhov còn là một điều khá
mới lạ đối với giới nghiên cứu. Với giới hạn và khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi cố gắng đưa một cái nhìn mới mang tính khái quát về một vài đặc
điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Vì
vậy những vấn đề chúng tôi nêu ra chắc chắn còn chưa thật đầy đủ và thật sâu
sắc, chưa thật sự khai thác hết những đóng góp của hai nhà văn. Chúng tôi
mong muốn, hy vọng được trở lại vấn đề trong tương lai
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n người đẩy quan tài anh Cu đi trong nước lụt, và: “Những bọt sóng tóe
bắn lên, làm tắt cả hương. Mấy cây nến cắm trên khúc chuối, bị gió, không
sao cháy được. Người ta đã nhiều lần thắp lại cả hương lẫn nến, nhưng vẫn
tắt như thường” [36,tr.400]. Cuộc chôn cất diễn ra dưới nước thật vất vả. Cả
bốn người cố gắng mãi, không sao ấn được quan tài xuống hố nước. Tình
cảnh đã thảm thương: “Chị muốn khóc cho hết nước mắt”, càng thê thảm hơn
khi: “chiếc quan tài đứng sững lại, không xuống được nữa. Nước ở dưới đội
nổi lên. Tiếng khóc im bặt” [36,tr.401]. Bằng đủ cách, ấn, nhảy, dẫm, kể cả
cách cậy nắp quan tài cho nước chảy vào…, quan tài mới chịu nằm gí xuống
đáy huyệt sau nhiều lần chìm xuống lại nổi lên.
Giá trị hiện thực không chỉ dừng ở cuộc chôn cất vất vả, quá mức thương
tâm này. Chỉ nửa ngày sau, nư ớc dềnh lên, sóng nhè nhẹ vỗ và làm nở dần
nấm đất mới đắp. Nước cứ bền bỉ moi dần, moi dần, để rồi, “ục một tiếng, cả
chiếc quan tài nổi bềnh lên”. Và: “chiếc quan tài nổi theo mực nước cao dần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Sóng bập bềnh cứ vỗ mãi vào thành nó như cố đẩy nó đi. Rồi sau, nó không bị
vướng gì nữa. Nó quay đầu, lừ lừ theo chiều gió và chiều nước, lênh đênh, lúc
trôi ngang, lúc trôi dọc. Độ nửa ngày, chiếc quan tài đã tự đến góc vườn (…).
Nước phía ngoài chảy xiết, hút nó bạt ngang vào rặng tre. Nó mắc ở đó”
cùng bè ngổ, cụm bèo, cụm rừa…. Mấy thứ rác cỏ nơi vùng quê nghèo cụm
lại với chiếc quan tài, như cố níu giữ nhau khỏi sự lôi cuốn của dòng nước.
Nhưng, khi gió đổi chiều, “một mình chiếc quan tài cựa quậy, như muốn tìm
ra lối rộng. Nhưng nó nặng nề, nên hết xoay dọc lại xoay ngang. Nó tiến rất
chậm chạp” [36, tr.404]. Hình ảnh chiếc quan tài lừ lừ trôi, lúc nhích lên, lúc
giúi nghiêng…, bập bềnh, chật vật… được tác giả miêu tả tỉ mỉ. Kết thúc tác
phẩm là chi tiết: “Tự nhiên, nó lao một cái, thích hai cạnh vào hai bên, rồi
đâm thẳng ra giữa lạch chảy xiết. Đến đây, nó quay mấy vòng, rồi lừ lừ, nó
trôi theo dòng nước”. [36,tr.405] Không có lời bình nào của tác giả, nhưng
người đọc không thể dừng sự tiếp nhận tại đây. Số phận chiếc quan tài sẽ ra
sao, khi nó không còn bất k ỳ sự níu giữ nào của rong rêu, rác cỏ, giong tre?
Sẽ ra sao khi nó đã trôi theo dòng nước lụt mênh mông?
Như vậy, với đối tượng miêu tả chính là chiếc quan tài - một đồ vật đựng
người chết g iá trị h iện thực đã g ia tăng. Nhân vật quan tài được miêu tả có
ngoại hình, có hành động, có hoàn cảnh. Quan tài được giới thiệu: “Chiếc
quan tài ấy đặt trên tấm phản, giữa một túp nhà xiêu (…). Nó bằng gỗ tạp, lỗ
chỗ những vết mọt đen, mỏng vừa một đốt ngón tay”. Hình dạng quan tài
cùng hoàn cảnh khốn khó, cực khổ của nó hiện ra rõ nét qua mấy câu văn đó.
Trong quá trình vật lộn với nước lụt gần trọn ngày trời, ngoại hình quan tài đã
thay đổi: “Nắng gay gắt làm cho khô đất bết trên mặt gỗ cỗ ván và cong vênh
một phần nắp lên. Cả người nằm trong, chương phềnh ra, cũng hình như
không chịu được chỗ quá chật hẹp”. Rõ ràng, sự thay đổi ngoại hình đó cho
thấy cái sự nghèo hèn, khốn khó của người nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Nhân vật là đồ vật - thứ vô tri, qua miêu tả của nhà văn đã mang tiếng
nói rõ ràng, sâu sắc. Hình ảnh chiếc quan tài bị nướ c lụt moi lên từ huyệt, nổi
lên, bị đẩy đi, dập dềnh trên biển nước, lúc dạt vào ngọn tre, lúc quay ngang,
lúc lao dọc… cứ xoáy vào lòng người đọc cảm giác xót xa, buồn bã. Không
có kết thúc có hậu cho chiếc quan tài thương tâm. Số phận chiếc quan tài hay
số phận của những người dân nghèo, lay lắt, nổi trôi trong dòng đời đen bạc,
bất công.
Cũng nói về thân phận người nghèo khổ thông qua việc lấy đồ vật làm
nhân vật, tạo nên tính chất đặc biệt trong hệ thống nhân vật, ở Sekhov có
truyện ngắn “Vanka”. Câu chuyện kể về cuộc sống khổ cực, bị đầy đọa của
một cậu bé nông thôn, đi ở, mới 9 tuổi. Nội dung thông báo về cuộc đời khốn
khổ của cậu bé 9 tuổi này, cùng những khao khát được giải thoát và vô
vọng… nằm trọn trong bức thư nó viết, gửi cho ông người quen, ở quê nhà,
trong đêm Giáng sinh. Sekhov đã có sự lựa chọn hình thức biểu đạt độc đáo:
Bức thư. Bức thư do đứa trẻ 9 tuổi viết, vì vậy nó bộc lộ đầy đủ lối tư duy
ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ và đóng vai trò thông báo chính. Vanka
không còn ai thân thích, chỉ có ông quen cùng đi ở ở nhà quê. Nó đi ở ngoài
thành phố, chịu nhiều khổ ải, đói khát, thiếu ngủ. Bức thư của Vanka thấm
đẫm nước mắt, buồn rầu và tuyệt vọng. Bức thư đã chứa đựng tất cả những gì
Vanka trải qua. Đó là bị đánh đập, bị chửi bới, bị đói khát, rét mướt, cộng với
những mơ ước nhỏ nhoi, khao khát giải thoát vô vọng: “Ông thương lấy cháu
mồ côi mồ cút khổ sở, không người ta cứ đánh cháu mà cháu thèm được ăn
no lắm, cháu buồn lắm, không nói được gì, chỉ khóc thôi… đời cháu khổ lắm,
khổ hơn một con chó ông ạ…. Ông thân yêu. Ông lên đây đón cháu nhé”. Ý
nghĩa tuyệt vọng của bức thư, của Vanka càng lớn hơn nữa, khi Vanka dán
phong bì, đề lên đó hàng chữ: “Gửi ông nhà quê
Ông Konxtantin Makaruts”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Bao nỗi niềm, hi vọng, Vanka để hết trong bức thư và gửi đi với một địa
chỉ vu vơ. Giữa xô bồ bao nhiêu cái ác, giữa vạn trùng giả dối, vô lương, thờ
ơ, vô trách nhiệm…, bức thư của Vanka với địa chỉ lơ lửng kia, làm sao đến
tay người nhận, để ông nhà quê biết được nỗi đau khổ vô tận của nó. Số phận
bức thư, Sekhov không nói, nhưng người đọc dự cảm được. Lá thư cũng như
Vanka, ngây thơ đến khờ khạo, hồn nhiên đến đau lòng, cũng sẽ bị tung tẩy,
lưu lạc và rồi sẽ bị lãn g quên, bị v ứt vào mộ t xó nào đ ó của xã hội đ en
ngòm đó.
Người đọc nhận thấy sự gặp gỡ tuyệt vời giữa Nguyễn Công Hoan và
Sekhov. Hai hình ảnh bức thư và chiếc quan tài đã xuất hiện trong sáng tác
của họ, đã sống trong tâm thức mọi người. Qua bao thời gian, chúng vẫn bơ
vơ, vẫn bị quăng quật, vẫn lừ lừ quay ngang, quay dọc giữa dòng đời, vẫn ám
ảnh khôn nguôi, vẫn đòi một câu trả lời.
Nỗi khổ bị đọa đầy của những kiếp người lầm than, không chỉ được hai
nhà văn khám phá ở góc độ vật chất mà còn cả ở góc độ tinh thần. Sự đói khát
về vật chất đã khủng khiếp, sự đầy đọa về tinh thần còn khủng khiếp hơn. Với
truyện ngắn “Hai thằng khốn nạn”, Nguyễn Công Hoan đã chỉ ra một kiểu
thảm cảnh không kém thương tâm. Người nông dân tên Lan, sau đê vỡ, lụt
lội, nhà đổ, trâu chết, vợ chết, ruộng phải cầm cố… gia tài trở nên sạch bách.
Tài sản duy nhất chỉ là đứa con trai mới biết ngồi. “Cái cảnh gà sống không
còn mồi mà nuôi con mới đáng đau lòng. Bác Lan thực là một thằng khốn nạn
vậy” [36,tr.35]. Đói khát, mắt mờ, bác Lan buộc phải bán con. Nhờ người
mách bảo, bác đến gặp Nghị Trinh để bán con cho “nhà hiếm”. Cuộc ngã giá
mua - bán thằng bé con của bác Lan và Nghị Trinh được tac giả tả tỉ mỉ. Bằng
phương thức giãn cách thời gian, tác giả đã làm tăng tính chất bi hài của cuộc
mua bán đặc biệt này. Thời gian được tính bằng : “một giờ sau”, “hơn nửa
giờ nữa”; rồi lại “nửa giờ sau”; rồi lại “một lát sau”… cộng với những cụm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
từ hàm thời gian: “nghĩ vẩn vơ mãi”, “lạy van mãi”, “xem xét đứa bé rất kỹ
càng”, “dặn dò mãi”… cho thấy sự nài nỉ, kì kèo, thêm bớt của “hai thằng
khốn nạn” diễn ra như thế nào, trong bao lâu. Thời gian càng kéo dài, có lúc
ngưng đọng, đã diễn tả đầy đủ nỗi khổ vì đói nghèo, nỗi đau phải bán con của
bác Lan, tương phản gay gắt với Nghị Trinh, giầu có hiếm hoi, muốn mua con
nhưng lại keo bẩn nhưng lại ti tiện. Mua một con người, mấ t có ba hào, đến
phút cuối, khi xem xét kỹ thằng bé, thấy lưng nó nhiều nốt ruồi, Nghị Trinh
bớt 2 xu. Vậy, nhưng hắn vẫn thấy thật “hoài của, giá bớt hẳn 5 xu, nó cũng
phải chịu” [36,tr.39].
Cái nghèo, cái đói đã làm con người ta trở nên thảm hại. Người c ha phải
bán con lấy hai hào tám để đỡ “cái dạ dầy đã lả” đã khốn nạn. Cái thằng
người no đủ, lợi dụng cái đói nghèo, bóp chẹt từng đồng xu còn khốn nạn gấp
bội lần. Giá trị hiện thực của vấn đề nắm ngay trong nhan đề truyện: “Hai
thằng khốn nạn”.
Sự đầy đọa về tinh thần này cũng sẽ tìm thấy trong “Cô đào hát”, “Rối
ren”, “Hai kẻ thù” của Sekhov. Số phận những kiếp người lầm than được hai
nhà văn khám phá ở mọi phương diện. Những anh cu Bản trong “Ngậm
cười”, Bà Nuôi trong “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan cũng gặp
gỡ Ion trong “Nỗi nhớ”, Lipa trong “Trong thung lũng” của Sekhov. Cùng
với kép Tư Bền, Zotop v…v… họ làm thành một mảng màu sinh động trong
bức tranh hiện thực của xã hội bất công, vô nhân đạo, trong đó, quyền sống
tối thiểu của con người không được đảm bảo. Họ là nạn nhân bi thảm của chế
độ phong kiến cũ nát và tư sản mới.
3.2. Nhân vật trẻ em - những mầm sống bị đứt đoạn
Thế giới những con người cùng khổ trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan và Sekhov hiện lên thật sinh động, phản ánh rõ nét sự c ùng quẫn, khổ
nhục trong xã hội bất công, vô nhân đạo. Thế giới đó không chỉ khủng khiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
mà còn hoang lạnh, mù xám, hiu hắt hơn khi có sự góp mặt của những nhân
vật trẻ em.
Với Nguyễn Công Hoan, nhân vật trẻ em xuất hiện trong 5/11 truyện về
những nạn nhân bi thảm. Đó là những em bé gái đi ở như con Đỏ trong
“Phành phạch”, con Thanh trong “Thanh! Dạ!”; Đó là thằng bé ăn mày
trong “Cái vốn để sinh nhai”, ăn cắp trong “Thằng ăn cắp” và “Bữa…no
đòn”. Trong quan sát của Nguyễn Công Hoan, dường như những đứa bé này,
vừa sinh ra đã bị tung ra xã hội, nhanh chóng đứng vào hàng ngũ lớp người
dưới đáy. Chúng không có tuổi thơ, không nơi nương tựa, bấu víu. Cuộc đời
chúng là những nghịch cảnh đau lòng.
Viết về loại nhân vật này, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng cách giới
thiệu nhân vật trực tiếp và cho xuất hiện ngay mở đầu tác phẩm. Ngoài ra,
ông còn sử dụng giọng điệu cơ bản là lạnh lùng, khách quan, có xen những lời
bình giễu nhại. Nhân vật thường được đặt vào hoàn cảnh đối lập, gay cấn. Lấy
“Thanh! Dạ!” làm ví dụ. Ngay mở đầu tác phẩm, người đọc đã tiếp nhận một
cặp từ gọi - đáp:
-“Thanh!
- Dạ!”.
Hoàn cảnh xã hội, phông văn hóa những năm 1935 cho phép người đọc
hiểu ngay Thanh là ai. Thanh là bé gái đi ở và sẽ bị sai bảo. Người gọi tất
phải là chủ, chí ít cũng có quyền sai khiến. Thanh xuất hiện trước người đọc
không phải là hình hài mà bằng âm thanh: “Dạ!”. Hoàn cảnh để Thanh
“Dạ!”, được tác giả giới thiệu liền đó.
“Trong nhà hôm nay tấp nập như mở hội. Me cho phép cả sáu cô ra Đồ
Sơn chơi. Ngay 7 giờ sáng, sáu chị em đã gọi nhau choàng cả dậy (…) Các cô
tranh nhau rửa mặt, rồi thi nhau trang điểm. Mùi phấn, mùi nước hoa thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
phức cả nhà. Mỗi cô chọn một màu áo, rồi ngắm hết cho nhau, lại ngắm cho
nhau”. [36,tr.238]
Một trong những khác biệt khi miêu tả kiếp trẻ bị đọa đầy, Nguyễn Công
Hoan dồn nén rất nhiều hoạt động trong khoảng thời gian chật hẹp. Thời gian
nghệ thuật là thời gian hiện tại. Sự tồn tại của thời gian rất ngắn. Các cô chủ
được tíu tít chuẩn bị cho chuyến đi từ 7 giờ đến 9 giờ. Trong 2 giờ đó, các cô
vừa vội vã, cuống quít, chuẩn bị, vừa đủng đỉnh giỡn đùa nhau. Trong khi đó,
con Thanh tất bật. Để diễn tả sự khốn khổ, quay cuồng của con Thanh, tác giả
đã cho cặp từ gọi - đáp, những câu sai khiến xuất hiện với mật độ dày, liên
tiếp. Trong hai giờ, cặp từ gọi - đáp “Thanh! Dạ!” được lặp đi lặp lại 10 lần.
Đó là các cô gọi trực tiếp. Cùng với gọi - đáp là các câu sai khiến xuất hiện
nhiều hơn. Không tính tới lệnh của bà chủ, riêng các cô, các cậu đã sử dụng
24 câu sai khiến, tương ứng là 24 lệnh sai bả o dành cho con Thanh. Con bé
ngập đầu trong mệnh lệnh và công việc.
Nội 10 lần xuất hiện của cặp từ gọi - đáp, 24 lần xuất hiện của câu sai
khiến đã cho thấy vai trò chủ đạo của hành động trong tác phẩm này. Hành
động xuất hiện liên tục, không có điểm dừng. Hành động của nhân vật được
sắp xếp theo kiểu một hành động trung tâm, và xoay quanh là các hành động
khác. Hành động trung tâm của câu chuyện là của bà chủ sai nó đi gánh nước.
Đây là hành động duy nhất trong tác phẩm vận động chậm. Nhận lệnh gánh
nước từ sáng sớm nhưng con Thanh đến gần 9 giờ sáng chưa thực hiện xong.
Xoay quanh hành động trung tâm này là 24 hành động sai bảo và con Thanh
phải thực hiện. Đối tượng phục vụ của nó là các cô chủ và các cậu bạn của họ.
Có thể nói con bé tối tăm mặt mũi. Nó trở thành đối tượng sai khiến, đù bỡn,
khinh miệt của các cô chủ, cậu chủ.
Hỗ trợ cho hành động là sự góp mặt của không gian nghệ thuật. Không
gian hoạt động của con bé là nhà bếp, phòng khách, hàng tạp hóa, hàng giặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
là. Công việc mà nó phải làm là gánh nước, đi mượn tiểu thuyết cho cô này,
mua hạt tiêu cho bà, nước đá cho cậu này, ô mai cho cô kia…. Đôi chân nhỏ
nhoi của nó thoắt chỗ này lại phải guồng chạy đến chỗ kia. Nỗi vất vả của con
bé được tác giả miêu tả trực tiếp thông qua những lời bình ngắn gọn. Ví như:
- “Chung qui chỉ chết con Thanh. Đã bận lại thêm tíu tít”.
- “Một mảng áo lưng nó bết vào với thịt”.
- “Tội nghiệp con bé, trên mặt mũi, mồ hôi nhỏ giọt”.
Nguyễn Công Hoan tiếp tục sử dụng lối kết chuyện không bình luận. Tất
bật phục vụ các cô chủ, con Thanh không còn chút rảnh rỗi nào để thực hiện
lệnh của bà chủ. Thế, cho nên, chưa xong việc cho các cô, nó buộc phải hứng
chịu cơn tam bành của bà chủ: (…) “Cái đuôi gà ở đầu khăn ngỏng ngược lên
trời, quệt cái tay áo đẫm mồ hôi lên trán, tay cầm thanh củi, trỏ vào thạp
nước, trợn tròn mắt, rồi phang vào đầu, vào mặt, vào lưng con Thanh túi bụi,
để đánh nhịp với những tiếng:
- Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! Lười!”. [36,tr.244]
Một kết thúc đầy ý nghĩa. Đúng như tác giả đã bình ở đầu câu chuyện:
“Chung qui chỉ chết con Thanh”.
“Thanh! Dạ!” của Nguyễn Công Hoan nhắc người đọc nhớ tới “Buồn
ngủ” của Sekhov. Có thể nói đây là hai truyện ngắn có khá nhiều nét tương
đồng về nhân vật, cách xử lý đề tài và hiệu quả nghệ thuật. Tất nhiên, môi
trường hoạt động của các nhân vật có khác nhau, bởi những đặc trưng văn hóa
khác nhau.
Varka trong “Buồn ngủ” cũng là một bé gái đi ở, 13 tuổi. Chủ nhà của
Varka cũng thuộc tầng lớp thị dân như nhà chủ của con Thanh. Họ cũng đua
đòi rởm, cũng ác độc, cũng đầy đọa người ở như nhau. Sekhov cũng giới
thiệu nhân vật ngay từ đầu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
“Đêm đã khuya. Varka, con sen 13 tuổi, luôn tay lắc lắc cái nôi có đặt
thằng bé nằm, miệng lẩm bẩm hát ru rất khẽ…. Ru hời ru hỡi là ru”.
[70,tr.109]
Cách giới thiệu này, một mặt, cho người đọc tiếp xúc ngay với nhân vật,
mặt khác, tạo ấn tượng cho người đọc. Một câu hỏi đặt ra: Đêm hôm khuya
khoắt, hoàn cảnh như thế nào mà một bé gái 13 tuổi vẫn còn đưa nôi, ru em?.
Câu chuyện dần hé mở, bằng một loạt những chi tiết chỉ hành động, được
xếp liên tục. Trước hết là chi tiết thằng bé con “khóc hoài”, “khóc quá đã
khản đặc và kiệt sức từ lâu”. Tiếp đó là chi tiết Varka buồn ngủ:
- “Varka buồn ngủ lắm rồi. Mắt nó cứ ríu lại, đầu cứ gục xuống, cổ mỏi
rã rời (…) Nó có cảm giác như mặt nó đã khô đét và trơ ra như gỗ, đầu nó
teo quắt lại, chỉ còn bé bằng cái đầu đanh ghim”. [70,tr.109]
Tiếp nữa là giấc mơ mù mịt, mụ mẫm của con bé. Giấc mơ ngủ trên bùn
lầy lội cùng đám người lũ lượt, vật vờ thật hợp lý với sự buồn ngủ ghê gớm
của con bé. Cách kể của Sekhov khác với cách kể của Nguyễn Công Hoan.
Nhịp điệu câu chuyện cứ dàn trải ra, chậm chạp. Giấc mơ của Varka kéo dài
và toàn bộ gia cảnh nhà nó hiện lên rời rạc, đứt đoạn nhưng, hợp lại, vẫn rõ
ràng. Xen kẽ giữa giấc mơ vẫn là âm thanh tiếng ru ạ ời và sự b uồn ngủ của
Varka. Trong mơ, Varka khóc vì bố chết, nó chạy vào rừng và va vào cây
bạch dương. Cú va đập làm nó tỉnh ngủ, mở chừng mắt. Ông chủ đã đứng
trước mặt, véo tai nó rất đau…. Thằng bé vẫn khóc. Ông chủ đã ra. Thế mà,
tất cả lũ người, dậy phơi quần áo, cái phòng chật hẹp, vệt sáng xanh… lại tràn
vào cái đầu mụ ra vì buồn ngủ của Varka….
Cứ như vậy, thằng bé khóc, Varka đưa nôi, buồn ngủ và không được
ngủ. Trời lại sắp sáng và Varka đi nhóm lò. Lại một ngày bắt đầu. Cũng như
“Thanh! Dạ!” , trong “Buồn ngủ”, những mệnh lệnh thức được đưa ra liên
tục, kế tiếp nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
“- Varka, đốt lò sưởi lên nào!
- Varka, đặt ấm lò đi!
- Varka, đánh giầy cho chủ!
- Varka, rưả phía ngoài cầu thang!
- Varka, chạy đi mua chai bia về đây!
- Varka, chạy xuống hầm lấ y vodka! Varka, cái mở nút chai đâu?
Varka, đi làm cá tý….
- Varka, ru em nhé! - Lệnh sai cuối cùng vang lên”…
Varka cũng quay cuồng trong công việc và sự sai bảo. Varka khốn khổ
hơn Thanh ở chỗ: Varka không được ngủ, buồn ngủ. Cái buồn ngủ của đứa trẻ
13 tuổi thật tội nghiệp và chắc chắn rất hiếm thấy:
“Nó ngồi xuống sàn đánh giầy, bụng nghĩ, giá chui đầu vào chiếc giầy to
tướng, sâu hoắm mà ngủ một giấc thì sướng quá…. Rồi, bỗng chiếc giầy to
lên, choán hết cả căn phòng…”. [70, tr.114-115]
Kết thúc “Thanh! Dạ!” là một trận đòn tới tấp của bà chủ dành cho bé
Thanh, có tiếng quát “Lười! Lười!....” làm nhạc đệm. Kết thúc “Buồn ngủ”
là cảnh:
“Miệng cười khanh khách, Varka vừa nháy mắt với cái vệt sáng xanh,
giơ ngón tay lên dọa nó, vừa rón rén đến cạnh cái nôi và cúi xuống sát người
thằng bé. Bóp cổ nó xong, Varka nhanh nhẹn nằm ra sàn nhà, cười khoái trá
vì bây giờ không còn cái gì cản trở giấc ngủ của nó nữa, và chỉ phút sau, nó
đã ngủ say như chết…”. [70,tr.117]
Cũng là giọng lạnh lùng, khách quan. Cũng kết thúc không lời bình luận.
Hiệu quả nghệ thuật được gia tăng rất nhiều.
Có thể nói, “Buồn ngủ” và cả “Thanh! Dạ” là những truyện ngắn hấp
dẫn. Cuộc sống bị đầy đọa, tủi hờn của những đứa trẻ hiện ra thật sinh động.
Trong toàn câu chuyện, cả hai tác giả đ ều cho nhân vật bé con của mình mỉm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
cười một lần. Con Thanh:… “trên mặt mũi, mồ hôi nhỏ giọt, nhưng hai mắt
nó sáng long lanh, vì vừa làm tròn một việc mà không bị mắng” .[36,tr.241]
Varka thì sau một ngày cật lực với công việc, “nhìn mấy khung cửa sổ tối
dần, Varka đưa tay lên bóp hai thái dương cứng đờ, và mỉm cười bâng quơ,
chẳng biết mình cười chuyện gì. Bóng hoàng hôn mơn trớn đôi mắt nặng trĩu
của nó và hứa hẹn với nó một giấc ngủ ngon lành”. [70,tr.115]
Ở hai quốc gia xa nhau, với hai dân tộc khác nhau, hai nền văn hóa khác
nhau, cuộc đời truyện ngắn cách nhau 67 năm (“Buồn ngủ” (1888), “Thanh!
Dạ!” (1935)), hai đứa trẻ trải đời mình trong sự đọa đày gần giống nhau.
Niềm vui ngây thơ, mong ước thơ ngây và hồn nhiên của chúng khiến người
đọc đau đớn trong tâm can. Cả “Buồn ngủ” và “Thanh! Dạ!” đều đem lại cho
người đọc một sự căng thẳng về thần kinh mà vẫn không sao dứt truyện ra
được. Cảm giác thường trực là mệt mỏi kéo dài. Lệnh tiếp lệnh, việc tiếp
việc… không có lấy một khoảng trống nào cho hai bé gái nghỉ ngơi. Con
Thanh còn “Dạ” được sau 10 lần bị quát gọi và còn trả lời, giải thích đôi câu
với các cô chủ. Varka thì im lặng từ đầu đến cuối tác phẩm, vì, trong đầu nó
chỉ có nhu cầu được ngủ. Người đọc xót xa, như bị đánh khi Thanh bị đánh.
Người đọc sững sờ trước một đứa bé 13 tuổi lẫm lũi trong công việc và chỉ có
một nhu cầu thúc bách là được ngủ mà không được ngủ. Còn sững sờ hơn
nữa, khi tác giả để Varka tìm lối thoát khỏi cơn buồn ngủ là bóp cổ thằng bé
con chủ nhà đến chết, rồi lăn ra sàn nhà mà ngủ.
Những số phận như Thanh, Varka không phải là hiếm gặp, Nhu cầu
muốn ngủ mà không được ngủ như Varka, lại thấy thấp thoáng nơi con Đỏ
trong “Phành phạch” của Nguyễn Công Hoan. Tình huống của câu chuyện là
đêm mùa hè, nóng bức, ngột ngạt. Bà chủ không chịu nổi cái oi bức, mặc dù
đã “tắt đèn đi cho dịu mát, mở tung hai cánh cửa chớp, rồi vặn quạt máy vù
vù” [36,tr.378]. Bà quyết định gọi con Đỏ lên quạt hầu bà, vì: “Bà đã đủ lòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
nhân đạo đối với một con bé mười hai, mười ba tuổi đầu. Phải, còn gì nhẹ
nhàng cho bằng việc ngồi yên một chỗ, cầm chiếc quạt khẽ đưa đi đưa lại….
Con Đỏ con, cả ngày chỉ có việc bế anh, rồi làm phụ dưới bếp…” [36,tr.378].
Câu chuyện cứ nhẹ nhàng diễn ra, như chẳng động đến ai, chỉ là chuyện một
bà chủ “béo lắm, một cái béo rất hùng vĩ” với con hầu “vẫn gầy còm lắm”.
Nhưng toàn bộ sự ác độc, ích kỷ của chủ và nỗi khổ bị áp bức, bóc lột của
người nghèo cứ hiển hiện. Nhất cử lưỡng tiện, con Đỏ quạt hầu, bà chủ vừa
đỡ “hại quạt và tốn tiền điện”, vừa lại được tiếng là người có nhân đức, vì,
“cái ngữ ấy (con Đỏ)… chẳng xin ở không công để kiếm miếng ăn, tất chỉ có
ăn mày”. Người đàn bà béo nứt béo trương, vật vã trên giường vì nóng. Con
bé gày còm, hai tay khẳng khiu, phành phạch quạt cho bà, để cho “lưng áo
lụa của bà phồng lên như cánh buồm”. Thời gian con Đỏ quạt hầu bà chủ
được tính từ mười giờ tối cho đến sáng. Bà mơ màng, con Đỏ mỏi tay, buồn
ngủ, cũng lơ đãng. Cái nóng khiến bà tỉnh. Tiếng quát, mệnh lệnh “Mạnh lên,
mày” và cái “giúi đầu” nó của bà, làm con Đỏ tỉnh giấc. Bà bực d ọc, khó
chịu. Con Đỏ luống cuống, sợ hãi…. Hỗ trợ cho cơn buồn ngủ mà không
được ngủ của con Đỏ là âm thanh của đêm trường thanh vắng. Tiếng chuông
đồng hồ của nhà giầu, cứ đến cữ lại đổ chuông, tiếng gà gáy xa xa, đặc biệt
cái âm thanh “phành phạch”, “phành phạch”… cứ kéo dài, nổi trội, ám ảnh
người đọc.
Sự dồn nén của cuộc sống cay nghiệt đã dồn đẩy tuổi thơ tới phạm tội.
Phạm tội mà chúng không biết mình đã làm điều ác. Ai là người chịu trách
nhiệm về số phận bé Thanh (“Thanh! Dạ!”), số phận thằng bé con chủ nhà,
về số phận Varka (“Buồn ngủ”), nếu không phải chính xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX và xã hội Nga cuối thế kỷ XIX.
Những thân phận đi ở, bị đầy đọa đến mấy, vẫn còn có chút gì hơn
những kiếp lang thang phải ăn cắp, ăn xin, ăn mày. Như đã nói, dường như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
những đứa trẻ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov vừa sinh ra
đã có tên trong danh sách hạng người cầu bất cầu bơ.
Ở Nguyễn Công Hoan, nhân vật là những đứa trẻ lang thang chiếm 3/5
truyện (“Bữa no đòn”, “Cái vốn để sinh nhai”, “Thằng ăn cắp”).Cái hay mà
Nguyễn Công Hoan khám phá và đem lại cho người đọc ở những tác phẩm
này không chỉ là hiện thực xô bồ, khủng khiếp, nỗi đau nhân thế, mà còn ở sự
thức tỉnh nhận thức của con người. Sự va chạm giữa giầu và nghèo, rất dễ
nhận thấy, rất dễ bộc lộ sự cảm thông, thương xót hoặc căm ghét. Sự va chạm
giữa những người cùng cảnh ngộ, hoặc na ná như nhau, không dễ nhận ra.
“Thằng ăn cắp” là câu chuyện về một thằng bé lang thang, đói rạc đói
dài, lấy cái chợ nghèo làm chốn nương thân. Tác phẩm được mở ra bằng cái
kết thúc của câu chuyện:
“Phải trận đòn này thì nó cạch đến già! Nhưng đáng kiếp! Ai thương! Ai
bảo mới nứt mắt ra đã đi ăn cắp”. [36,tr.111]
Ở truyện ngắn này, có hai loại nhân vật cùng lúc xuất hiện là đám đông
và thằng bé. Nhân vật đám đông, bao gồm những bà bán hàng rau, hàng thịt,
hàng lê, hàng bún riêu, bánh đúc, và những người qua đường. Nhân vật đám
đông vừa là cái nền để làm rõ thân phận thằng bé “lử thử lừ thừ”, vừa là cái
tương phản trong tương quan lực lượng với thằng bé ăn xin không được, sinh
ra ăn cắp này. Cùng cảnh khổ cả, có chăng hơn ở chỗ có rau, có bánh đúc, bún
riêu mà bán, nhưng cả chợ đều nhìn thằng bé bằng con mắt khinh miệt, thậm
chí lãnh đạm, dửng dưng, thậm chí nhẫn tâm:
“Quân ấy tinh quái lắm! Ấy, nó cứ giả vờ đói khát để ăn xin, trát bùn
vào mặt, vào người, lử thử lừ thừ, làm như thằng ốm…” [36,tr.111]. Điều
đáng nói là ở đó. Cái nhìn lạnh lùng, hoài nghi của đám đông đã làm họ thiếu
tỉnh táo để nhận ra sự thực: thằng bé đói thật và nó đã thật lòng ăn xin: “Cắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
cỏ lạy bà, con đói khát, bà làm phúc…”. Lê la ăn xin không được, ở chỗ nào
nó cũng chỉ nhận được sự khinh thị, mỉa mai, phũ phàng:
- “Ba mươi sáu cái nõn nường…. Thôi đi! Dơ!”
- “Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!”.
Cũng vẫn là cái đám đông vô tình với cái đói của một thằng bé khốn nạn
ấy, nhưng lại rất nhiệt tình, thậm chí hăng hái quá mức khi thằng bé ấy quỵt
bát bún riêu. Họ nhốn nháo, kêu gào. Lực lượng đuổi bắt được gia tăng bởi
người đi đường ủng hộ. “Họ chạy huỳnh huỵch, họ làm như bắt giặc” (…)
“Một thằng chạy. Mấy trăm người đuổi. Bụi mù! Khổ chủ thì “chạy sau rốt.
Áo lấm. Khăn sổ. Tóc rũ. Ngửa mặt kêu…” [36,tr.114]. Cả đám đông ấy
hoắng lên, truyền cho nhau những thông tin đáng để bỏ công sức ra đuổi. Nào
là “nó cắt ruột tượng của người kia” , nào là “lấy của người ta 5 đồng bạc,
lại còn đánh người ta”…. Thế thì đáng đánh quá. Cho nên, người ta ùa vào
đánh nó. Nào đấm, đá, thúc… khiến thằng bé mềm như sợi bún. Trong khi
thực chất, nó quỵt 2 xu bún riêu.
Hỗ trợ đắc lực cho quan hệ tương phản của nhân vật là hệ thống âm
thanh mà tác giả sử dụng trong tác phẩm. Đó là những âm thanh của con
người, do con người phát ra. Đó là tiếng kháo nhau, tiếng thì thào to nhỏ,
tiếng quát, tiếng pha trò, tiếng cười ha hả của những người bán hàng. Đó là
tiếng kêu, tiếng chân chạy, tiếng thở, tiếng van xin, tiếng chân đá, tiếng tay
đấm… rầm rầm, huỳnh huỵch..... Tất cả tạo nên sự hỗn độn, huyên náo của cả
một khối người bộc lộ sức mạnh của “đạo lý” trước sự việc ăn cắp. Chỉ với 2
xu bún riêu mà trở thành vấn nạn, cần phải đến nhà chức trách ra tay. 2 xu
bún riêu ăn quỵt, phải lên Cẩm để giải quyết.
Họ phản ứng dữ dội trước sự ăn cắp, ăn quỵt - điều đó hoàn toàn chính
đáng. Nhưng vì sao, thằn g b é phải ăn qu ỵ t, k hôn g ai đ ể tâm. Đó là điều
Nguyễn Công Hoan muốn nói đến, muốn đánh động tới lòng trắc ẩn của con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
người. Không phải ngẫu nhiên khi tác giả sử dụng giọng điệu giễu nhại, châm
biếm. Đằng sau những câu văn ngắn, phần nhiều là câu đặc biệt, vô chủ, là
tình cảm của tác giả, đau xót cho cái gọi là tình người giữa nhân quần. Liệu
sự khinh miệt, dửng dưng, nhẫn tâm có dạy cho lũ trẻ kia điều gì? Một câu
hỏi treo trên đầu người đọc thưở ấy và cả bây giờ.
Thằng bé trong “Thằng ăn cắp” không có lối thoát, như bé Varka trong
“Buồn ngủ” của Sekhov. Nó phạm tội trong sự tính toán ngây thơ, khờ khạo.
Đói quá sinh liều. Nó không tính đến khả năng không chạy thoát, cũng như
Varka, buồn ngủ quá, chỉ biết vì thằng bé khóc mà không được ngủ. Thằng ăn
cắp quyết ăn quỵt bát bún, Varka quyết bóp cổ thằng bé con chủ nhà… chỉ
cần được ăn và được ngủ.
Với “Cái vốn để sinh nhai”, Nguyễn Công Hoan một lần nữa chỉ ra sự
dửng dưng, ghẻ lạnh của người đời đã hủy hoại những đứa trẻ như thế nào.
Vẫn là những con người không tên, hợp thành đám đông, làm nền cho
nhân vật hoạt động. Thằng bé ăn xin với cái gậy , cái rá chọn bến xe để kiếm
ăn. Cay đắng ở chỗ nó nhận ra một thực tế: “Chẳng may giời đầy nó làm kiếp
ăn mày, mà lại bắt nó phải lành lặn. Gia dĩ cái gầy gò, xấu xí cũng không
được bằng ai. Rõ khổ”. [36,tr.169]. Đội ngũ ăn mày thân tàn ma dại, không
mù thì câm, không toét mắt thì què chân, gãy tay…. Đội ngũ ấy hoạt động
mới có kết quả, dù chẳng đáng bao nhiêu, nhưng cũng đủ cho nó thèm và so
sánh với mình. Một thực tế nữa cứ xoáy vào thằng bé. Đó là những câu răn
dạy của mọi người, từ quan, đến thày khóa, đến những ông, bà đi xe.
- “Mày lành lặn thế, sao không đi làm đi ăn, chỉ lười biếng quen xác
thôi”.
- “Thừa tiền cũng không cho thứ mày”.
- “Đi mà làm ăn! Đừng lười thế.”
- “Mặc kệ mày, cho mày chết đói…”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Những câu luân lý ấy, nghe mãi quen tai, nhưng thằng bé cũng rút ra
được điều rằng: lành lặn khó xin, lành lặn đi liền với chết đói. Tác giả đã diễn
tả nỗi đau đớn, thất vọng của thằng bé bằng những đoạn độc thoại nội tâm
gián tiếp. Nhà văn mô tả lại suy nghĩ tuyệt vọng của thằng bé:
“(…) Nó biết đi xin thế này là nhục (…) Khốn nạn! Nào nó có lười biếng
gì cho cam? Nó có máu động kinh, lắm lúc đương yên lành tử tế, thì lăn đùng
ra đất, mắt trợn lên, bọt mép sùi ngầu (…) Vì thế nó bị đuổi khỏi nơi đi ở. Vì
thế nó phải đi ăn mày” [36, tr.168 - 169].
Đầu óc trẻ thơ có sâu sắc mấy cũng chỉ nhận ra bài học: Vì còn lành lặn
nên có thể chết đói.. Nó chỉ biết tuyệt vọng khi nghĩ đến chết đói. Nhưng đám
đông kia đã khai thông đầu óc cho nó bằng một lời đùa nhiều hơn thật:
- “Mày què đi thì lần sau tao cho” . Câu nói ám ảnh, câu nói mở đường.
Câu nói như một luồng ánh sáng thức tỉnh sự u mê của thằng bé. “Ở đời, làm
nghề gì chả phải có vốn? Chả phải cạnh tranh? Đi ăn mày, tưởng dễ lắm đấy
hẳn” [ ]. Chi tiết thằng bé chống gậy đi, tìm đến một cây cao, cố hết sức leo
lên, để tìm vốn sinh nhai, bằng cách:
“Nó thở dài, nó liều. Nó nhắm nghiền mắt lại, buông phắt hai tay, ngả
người ra. Vụt một cái:
Ối!... Nó rơi đánh bộp xuống đất (…) cánh tay lủng lẳng như chỉ còn
bám xương vào vai nó một tý lấy lệ” [36, tr.171-172], như một lưỡi dao cùn
cứa vào tim người đọc.
Với người đời, với thằng bé, lối thoát thật đơn giản. Nhưng, khi nghĩ
cách tìm được cái vốn để sinh nhai ấy, nó đâu biết, vào những ngày trở trời,
nó sẽ đau như dần, nó sẽ phải bò lê đi kiếm ăn….
Cũng cho nhân vật trẻ em tìm lối thoát khỏi cảnh bị đọa đày, ở Sekhov
có “Buồn ngủ” và “Vanka”. Cô bé Varka tìm lối thoát ở hành vi phạm tội. Bé
Vanka trong “Vanka” lại tìm lối thoát ở sự sẻ chia và mơ ước mong manh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
9 tuổi đầu, Vanka đi ở cho gia đình tiểu chủ ở thành phố. Toàn bộ cuộc
đời khốn khổ của Vanka được tái hiện qua bức thư nó viết cho ông nhà quê.
Ngoài hình thức viết thư, Sekhov còn sử dụng kết cấu chuyện lồng chuyện.
Có hai câu chuyện được lồng trong truyện ngắn này. Câu chuyện (1) là
chuyện Vanka viết thư, tức điểm nhìn trần thuật là người kể ở ngôi thứ ba.
Câu chuyện (2) là câu chuyện đời Vanka được kể trong thư, tức điểm nhìn
trần thuật đã chuyển sang Vanka. Hỗ trợ đắc lực cho hai câu chuyện là sự đan
xen của thời gian nghệ thuật. Tại câu chuyện đời của Vanka, thời gian được tổ
chức từ điểm n h ìn của Vank a. Thời g ian q uá khứ, h iện tại, tương lai đ ồng
hiện và đan cài với nhau. Cuộc sống khốn khổ của Vanka hiện ra rõ nét qua
từng lời lẽ trong thư, được Vanka hồi nhớ. Những cụm từ “ngày hôm qua”,
“tuần vừa rồi”, “hôm vừa rồi” xuất hiện cùng với những sự việc bị bà chủ
đập cả một con cá mòi vào mặt, ông chủ cầm khuôn khâu giầy đập vào mặt
đến bất tỉnh…, cho thấy Vanka đã bị đày đọa thế nào. Giữa dòng hồi tưởng
đầy hãi hùng, Vanka sực nhớ ra: “Ông thân yêu, ông làm ơn làm phúc mang
cháu về nhà ông, về làng…”. Đoạn thư dài sau đã hàm chứa cả quá khứ, hiện
tại và tương lai.
“Cháu quỳ lạy bên chân ông, cháu cầu thượng đế suốt ngày đêm để ông
mang cháu đi khỏi nơi này (…) Cháu sẽ thái thuốc lá cho ông (tương lai).
Ông thân yêu, cháu chẳng biết làm thế nào nữa, chỉ con nước là chết nữa thôi
(hiện tại), cháu đã định chạy trốn về làng nhưng mà không có giầy (quá khứ)
(…) Còn khi nào cháu lớn lên, cháu sẽ trả ơn ông và nuôi ông (tương lai)”
[68, tr.36].
Trong suốt bức thư, thời gian hiện tại xuất hiện rất ít, phản ánh rất chính
xác tâm lý trẻ con. Cậu bé không quan tâm mấy đến hiện tại. Với cậu chỉ là
những khiếp hãi, đau đớn đã trải qua và khao khát được giải thoát. Sự sắp xếp
thời gian cũng rất lộn xộn, phù hợp với nhân vật. Ở độ tuổi còn cần rất nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
sự chăm chút của người lớn, mới có cách tư duy hồn nhiên và lộn xộn như
vậy, nên, sự việc được kể chưa được chắt lọc để viết cho rõ ràng. Yếu tố hồn
nhiên đã làm tăng giá trị hiện thực và tác động rất mạnh đến người đọc.
Tại câu chuyện Vanka viết thư, thời gian cũng được đan xen giữa hiện tại
(thời gian Vanka viết ra các đoạn thư) với quá khứ (Vanka dừng viết, hồi
tưởng) và tương lai (Vanka dừng viết và mơ). Dấu hiệu nhận biết là lời kể của
người kể chuyện. Ở câu chuyện này, thì hiện tại xuất hiện thường rất ngắn. Có
5 lần xuất hiện câu kể hàm chỉ thời gian hiện tại, kiểu như: “Vanka đưa mắt
nhìn ra cửa sổ tối tăm…”, “bây giờ…”, “Vanka thở dài, … viết tiếp…”, “cậu
đưa nắm tay đen bẩn lên dụi mắt rồi sụt sịt khóc…”, “Vanka gấp lá thư làm
tư rồi bỏ vào phong bì”. Những khoảnh khắc hiện tại làm nhiệm vụ kết nối
quãng đời đã qua trong hạnh phúc nhỏ nhoi mà ấm áp với quãng đời hiện tại
đau khổ và cực nhục của Vanka. Thời gian quá khứ không nhiều nhưng dài
hơi hơn. Đó là những hồi ức của Vanka về quê nhà, nơi cậu đi ở. Bên cạnh
hồi tưởng là giấc mơ ngắn ngủi của Vanka. Thời gian để giấc mơ tồn tại rất
ngắn và xuất hiện một lần ở cuối tác phẩm, cho thấy, cái tương lai mà Vanka
khao khát rất bấp bênh. Tính chất thời gian với những thấp thoán g của hiện
tại, quá ít của tương lai, quá đậm của quá khứ ở câu chuyện (1 ), góp phần
khẳng định, tô đậm nỗi khổ nhục, bế tắc của Vanka.
Như vậy, những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng đã phát huy tối
đa hiệu quả của chúng. Sự lồng ghép các mạch thời gian, sự đan xen các dạng
thức thời gian tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Cùng với đó là hình thức
bức thư được Vanka viết và gửi với địa chỉ vu vơ cho thấy sự hồn nhiên của
Vanka. Càng hồn nhiên bao nhiêu trong việc tìm lối thoát càng cho thấy, trẻ
em càng tội nghiệp, số phận của chúng càng bấp bênh, càng bế tắc.
Thế giới những con người nghèo khổ bị chà đạp, bị triệt tiêu dần khả
năng làm người hiện ra rõ nét, sinh động trong sáng tác của Nguyễn Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Hoan và Sekhov. Cả hai nhà văn đều bộc lộ tài năng khi xử lý đề tài “con
người bé nhỏ”. Bằng thái độ tiếp nhận hiện thực, bằng những thủ pháp nghệ
thuật hữu hiệu, hai nhà văn đã đưa những con người lam lũ, nghèo khổ, bất
hạnh vào tác phẩm, trao cho họ nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngang trái, bất
công. Thông qua đó, hai nhà văn gửi gắm sự cảm thông, thương xót những số
phận bấp bênh, bị coi rẻ, khinh miệt. Thông qua hệ thống nhân vật nghèo hèn,
đủ mọi lứa tuổi này, hai nhà văn đã giải quyết triệt để mối quan hệ giầu -
nghèo trong xã hội. Họ đã góp phần tích cực trong việc vạch trần tội ác ở mọi
hình thức của lũ người ăn trên ngồi trốc, nhẫn tâm, cũng như góp phần lay
động thức tỉnh lòng trắc ẩn của con người trước hiện thực nghiệt ngã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Công Hoan là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện
đại, ông được coi là người có công lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn
xuôi và là người đặt nền móng cho trào lưu văn học hiện thực phê phán
1930 - 1945. Một trong những nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Công
Hoan là đã mang l ại cho văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX một
phong cách nghệ thuật độc đáo, một kiểu nhân vật mới mẻ, vừa mang quan
điểm thẩm mĩ của nhà văn, vừa thể hiện được những vấn đề xã hội của
thời đại.
Là đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX, Sekhov đã
mở ra khuynh hướng mới cho văn học hiện thực phê phán Nga. Bằng các tác
phẩm của mình, ông kịch liệt lên án những thói hư tật xấu tồn tại trong xã hội.
Tố cáo chính quyền Nga hoàng tàn bạo và đồng cảm sâu sắc với số phận của
nhân dân. Hơn 20 năm cầm bút, Sekhov đã để lại một khối lượng lớn truyện
ngắn có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học Nga và thế giới
Bằng nghệ thuật độc đáo, đặc sắc Nguyễn Công Hoan đã chĩa thẳng ngòi
bút của mình vào những vấn đề nổi cộm của hiện thực cuộc sống , túm lấy
những khoảnh khắc trong cuộc đời con người để phanh phui, bóc trần, lên án,
tố cáo xã hội đương thời đầy ung nhọt, nhơ nhớp của những hạng người bất
nhân và bất nghĩa. Qua những truyện ngắn bất hủ của mình, Sekhov đã phơi
bày toàn bộ hiện thực nước Nga dưới ách chuyên chế của chế độ Nga hoàng.
Giai cấp quý tộc độc ác đê tiện, bọn thị dân phàm tục, Sekhov đã tái hiện bức
tranh xã hội rộng lớn, phê phán một cách gay gắt những cái xấu, cái ác trong
xã hội đương thời.
2. Cả Nguyễn Công Hoan và Sekhov đều rất thành công khi tổ chức hệ
thống nhân vật của mình. Một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
động…, nhìn vào thế giới nhân vật này người đọc các thế hệ đều hình dung
được xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và xã hội Nga cuối thế kỉ XIX. Hệ thống
nhân vật này vừa mang quan điểm thẩm mĩ của nhà văn, vừa thể hiện những
vấn đề của xã hội, của thời đại. Họ chính là nguyên cớ, là bằng chứng về một
thực trạng xã hội không nhân tính và là nạn nhân của lòng tham, của tội ác,
của quyền lực. Đồng thời qua thế giới nhân vật, hai nhà văn đã bày tỏ khát
vọng cháy bỏng của mình về một xã hội có nhân tính, là nơi để nhà văn hy
vọng vào sự đổi thay ở con người, vào những phẩm chất tốt đẹp của con
người.
3. Nguyễn Công Hoan và Sekhov đÒu chú ý đến các loại người trong xã
hội như: quan lại, những công chức, tiểu tư sản, dung tục tầm thường, vô liêm
sỉ. Bằng nghệ thuật kết cấu, sử dụng chi tiết, lời đối thoại, lời độc thoại…,
hình ảnh các nhân vật hiện ra một cách cụ thể. Đó là bọn quan lại, tư sản giầu
có, lắm tiền mà bất nhân, vô nhân đạo. Thế giới nhân vật ấy chính là hiện thân
của một hiện thực xã hội vô nhân đạo, không có sự tồn tại của tấm lòng lương
thiện của con người. Viết về giai cấp tư sản quý tộc, tầng lớp thị dân, Sekhov
thẳng tay phanh phui, mổ xẻ những thói hư tật xấu của những kẻ sống phàm
tục, thói nô lệ tầm thường trước uy quyền và của cải tồn tại trong xã hội Nga
cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên ở mỗi nhà văn tổ chức loại nhân vật này có những
nét khác nhau. Nguyễn Công Hoan tập trung vào tầng lớp quan lại nhiều để
vạch trần những dị tật xấu xa, ghê tởm mang những điển hình của xã hội thực
dân nửa phong kiến. Còn Sekhov tập trung nhiều vào lớp công chức bình
thường, từ những con người bình thường ấy nhà văn đã chỉ ra những con
người máy, những quái thai nó chính là sản phẩm của xã hội Nga trong buổi
giao thời.
4. Bằng cái nhìn thông cảm và xót thương cả hai nhà văn chú ý đến đời
sống khổ cực của lớp người cùng đáy trong xã hội. Đồng cảm sâu sắc với số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
phận những người dân nghèo, đằng sau giọng mô tả bình thản của Nguyễn
Công Hoan và Sekhov về những cuộc đời cơ cực, vất vưởng, lê lết ta như
nghe rõ tiếng đạp bồi hồi, đau đớn chứa đựng niềm cảm thông sâu xa với nỗi
thống khổ của những kiếp đói nghèo. Một sự gặp gỡ tài năng nghệ thuật và
tấm lòng nhân đạo trong thể hiện thế giới nhân vật của hai nhà văn.
5. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được rọi
chiếu bằng một thứ ánh sáng gay gắt, khiến tính cách, hành động của đủ mọi
hạng người trong đó phát lộ ra bên ngoài. Còn Sekhov âm thầm nhẹ nhàng lôi
kéo ngườ i đọc xâm nhập vào thế giới bên trong con người, tìm những uẩn
khúc, những nguyên nhân tha hoá hay những phút thăng hoa của nó. Tuy
không đi sâu vào khai thác tâm lý bên trong nhân vật như Sekhov, nhưng
Nguyễn Công Hoan cũng đã thể hiện một cách sắc sảo bằng nghệ thuật độc
đáo của riêng mình để phanh phui những căn bệnh xấu xa của thời đại, được
biểu hiện trong tâm lý nhân vật. Chính điểm này là nơi gặp gỡ giữa Nguyễn
Công Hoan và Sekhov
Tất nhiên, giữa Sekhov và Nguyễn Công Hoan cái khác biệt giữa hai
người là lớn. Cái Sekhov có mà nguyễn Công Hoan không có là nhiều. Bởi
Sekhov là người có vai trò kết thúc và đưa lên đỉnh cao trào lưu hiện thực vào
giai đoạn cuối của nó, được coi là nhà hiện thực kiểu mới với những cách tân
trong thể loại truyện ngắn, đặc b iệt ở mảng tâm lý bên trong của nhân vật và
kiểu truyện không cốt truyện. Còn Nguyễn Công Hoan là người mở đầu cho
trào lưu hiện thực ở Việt Nam. Nhưng cả hai nhà văn lại có những nét tương
đồng về thời đại, về thể tài, một thế giới nhân vật đa dạng, độc đáo, một cái
nhìn sắc sảo phát hiện ra những căn bệnh của xã hội trong từng tế bào nhỏ.
Bằng tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan đã trở thành bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam. Sekhov là bậc thầy của
truyện ngắn nhân loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm văn chương không còn là
một vấn đề mới, song không có nghĩa là không thể khám phá ở lĩnh vực này
những điều thú vị, hấp dẫn. Bởi mỗi nhà văn sẽ có một thế giới nghệ thuật
riêng, mỗi thế giới nghệ thuật lại có một thế giới nhân vật riêng. Luận văn của
chúng tôi đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức thế giới
nhân vật ở truyện ngắn của hai nhà văn. Tìm hiểu thế giới nhân vật của
Nguyễn Công Hoan trong tương quan so sánh với Sekhov còn là một điều khá
mới lạ đối với giới nghiên cứu. Với giới hạn và khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi cố gắng đưa một cái nhìn mới mang tính khái quát về một vài đặc
điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Vì
vậy những vấn đề chúng tôi nêu ra chắc chắn còn chưa thật đầy đủ và thật sâu
sắc, chưa thật sự khai thác hết những đóng góp của hai nhà văn. Chúng tôi
mong muốn, hy vọng được trở lại vấn đề trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Antôn Sêkhốp và Nam Cao – nhìn từ góc độ thi
pháp”, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 4), Viện văn học – Viện khoa học
xã hội Việt Nam.
3. Đào Tuấn Ảnh "Cách tân nghệ thuật của A.Sêkhov. Thử một cách tiếp cận
mới", Tạp chí nghiên cứu văn học (số 8), Viện văn học - Viện khoa học
xã hội Việt Nam.
4. Đào Tuấn Ảnh (2004), "Cách tân nghệ thuật của A.Sêkhov và sự tiếp nhận
sáng tác của ông ở Việt Nam", Báo cáo khoa học tại Hội thảo Kỷ niệm
100 năm ngày mất A.Sêkhov.
5. Trần Lê Bảo (2004), “A.Sêkhov và Lỗ Tấn dưới góc nhìn so sánh” (Hội
thảo khoa học kỉ niệm 100 năm ngày mất A.sêkhov).
6. Nam Cao (2000), Con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
17. La Côn (1960), "Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Sê-Khốp", Tạp chí
văn học (số 2), tr. 60-71.
8. Trương Chính (1990), (viết chung) Tác phẩm văn học 1930 - 1945, tập I
Nxb Khoa học xã hội.
9. Trương Chính (1977), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III, Nxb
xây dựng.
10. Phạm Vĩnh Cư (1996), "Đôi nét cơ bản về giao lưu văn học Việt Nam -
thế giới từ sau cách mạng tháng tám". In trong 50 năm Văn học Việt Nam
sau cách mạng tháng tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Dân (1995), Văn học so sánh, Nxb khoa học xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
12. Nguyễn Văn Dân (1988), Nghiên cứu văn học so sánh trước nhu cầu
đổi mới.
13. Lê Trí Dũng - Trần Đình Hựu (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời 1900 – 1930, Nxb ĐH & TH chuyện nghiệp.
14. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt
Nam, NxbKhoa học xã hội.
15. Trần Thanh Đạm (1997), “ Mấy vấn đề về đối tượng chức năng của văn
học so sánh”, Tạp chí văn học (số 9) tr, 39 – 42.
16. Phan Cự Đệ (1982), “ Ảnh hưởng của tư tưởng mác xít và phong trào
cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt
Nam (1930 - 1945)”, Tạp chí văn học (số 6), tr,83 – 93.
17. Trần Hạc Đình (1936), “ Phê bình Kép Tư Bền Hà Nội báo” (số 2).
18. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, NxbHà Nội.
19. Phan Hồng Giang T.Sekhov (1979), Chuyên luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
20. Phan Hồng Giang (2001), A.Sêkhốp, Nxb Hải Phòng.
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Hải Hà (2004), “Cái mới trong truyện ngắn của A.Sêkhov”, (Hội
thảo khoa học kỷ niện 100 năm ngày mất của Antôn Sêkhov.
23. Nguyễn Hải Hà (1992), Văn học Nga, sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
24. Hồng Hạnh (2001), “ Vấn đề "người trong bao" trong một số tác phẩm
của Sêkhốp”, Tạp chí văn học tuổi trẻ (số 12).
25. Lê Thị Đức Hạnh (1970) “ Mấy vấn đề nông dân và cuộc sống nông thôn
trong truyện của Nguyễn Công Hoan trước các mạng”, Tạp chí văn học
(số 6) tr, 46 – 54.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
26. Lê Thị Đức Hạnh (1975), “ Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan”, Tạp chí văn học (số 5), tr. 121 – 132.
27. Lê Thị Đức Hạnh (1977), “Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan”, Tạp trí văn học (số 4), tr. 83 – 93.
28. Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ,
Nxb Khoa học xã hội.
29. Lê Thị Đức Hạnh (1990), “ Kép Tư Bền”, Tạp chí văn học (số 3), tr, 24 -
25.
30. Lê Thị Đức Hạnh . (1991), Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), Nxb
KHXH, Hà Nội.
31. Lê Thị Đức Hạnh (1996), “Nguyễn Công Hoan - tài năng và nhân cách”,
Tạp chí tác phẩm mới (số 12).
32. Lê Thị Đức Hạnh (2003), Sưu tầm và biên soạn Nguyễn Công Hoan tác
giả, tác phẩm, Nxb Giáo dục.
33. Trọng Hiền (1960) Sê-Khốp nhà văn hiện thực vĩ đại, Báo văn nghệ (số 3)
34. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học.
35. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội.
36. Nguyễn Công Hoan (2005), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà
Nội..
37. Nguyễn Công Hoan (2005), Tác gia - tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Vũ Ngọc Khánh (1974), Thơ văn trào phúng Việt Nam, Nxb Văn học, Hà
Nội.
39. Nguyễn Hoành Khung (1984), Nguyễn Công Hoan trong từ điển văn học
(tập hai), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Nguyễn Hoành Khung (1988), (viết chung) Văn học Việt Nam 1930 –
1945, tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
41. Phong Lê (1976), Nguyễn Công Hoan " Văn và người", Nxb Văn h ọc Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
42. Phong Lê (1993), “Nguyễn Công Hoan một đời văn lực lưỡng” , Tạp chí
văn học (số 6).
43. Phong Lê (2004), A.Sêkhov và Nam Cao " nhìn từ hai nền văn học". Tạp
chí văn học nước ngoài (số 4), Hội nhà văn Việt Nam.
44. Nguyễn Trường Lịch (2004), Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa, (Hội
thảo khoa học kỷ niện 100 năm ngày mất của Antôn Sêkhov).
45. Mai Thúc Luân (1984), Nghệ thuật dân tộc quốc tế, Nxb Khoa học, Hà Nội.
46. Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Lê-nin V.I (1960), Bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.
48. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Tổng tập văn học Việt Nam, (phần khải
luận) – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn - tư tưởng và phong cách, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
51. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. M.B kharapchenkô (1993), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người,
Nxb Khoa học, Hà Nội.
53. M.B kharapchenkô (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp
nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
54. M.B kharapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự p hát
triển văn học, Nxbtác phẩm mới, Hà Nội.
55. M. Gorki (1998), Bàn về văn học, NxbVăn học, Hà Nội
56. Trần Quỳnh Nga (2000), “A.Sêkhov ở Việt Nam”, Tạp chí văn học (số 10).
57. Phạm Xuân Nguyên (2004), Đặc điểm văn A.Sêkhov, (Hội thảo khoa
học kỷ niện 100 năm ngày mất của Antôn Sêkhov).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
58. Vương Trí Nhàn Bản dịch truyện ngắn và một giai đoạn giới thiệu văn
học nước ngoài ở Hà Nội, Evan. Vnexprress. Net.
59. Vương Chí Nhàn (2000), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
60. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại, Văn học Việt Nam giao lưu
và gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.
61. Nhiều tác giả (1998), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội
62. Nhiều tác giả. (2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Pespelop G.N (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (hai tập), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
64. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
65. Đỗ Hải Phong (1971), Bài giảng Thi pháp A.Sêkhov của Truđacôp, Nxb
Giáo dục Maxcơva.
66. Vũ Dương Quý (1999), Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
67. Vũ Tiến Quỳnh (1977), Sưu tầm và biên soạn tác phẩm bình luận văn
học, Nxb Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh.
68. Sêkhov (1988), Truyện ngắn A.Tsêkhốp, Nxb Cầu vồng Maxcơva do
Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch.
69. Sekhov (1978), Truyện ngắn A.Tsêkhốp (Tập một), Nxb Văn học, Hà Nội
do Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch.
70. Sekhov (1978), Truyện ngắn A.Tsêkhốp (Tập hai), Nxb Văn học, Hà Nội
do Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch.
71. Thiếu Sơn (2002), Phê bình “ Kép Tư Bền”, in lại trong tác giả tác phẩm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72. Trần Đình Sử (1993) Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, BGD & ĐT -
Vụ giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
73. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học , Nxb giáo dục,
Hà Nội.
74. Timôphiep (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Nxb Văn hoá.
75. Nguyễn Trác (1973), (viết chung) Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945,
(tập V phần 1), Nxb Bộ giáo dục, Hà Nội
76. Nguyễn Thanh Tú (1995), “Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Công
Hoan trong truyện ngắn trào phúng”, Tạp chí văn học (số 6), tr, 7- 11.
77. Nguyễn Tuân (1957), Tìm hiểu Sêkhốp, Lời giới thiệu A.sêkhov truyện
ngắn (tái bản 2004), Nxb Hà Nội.
78. Nguyễn Tuân (1999), Bàn về nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn.
79. Vũ Thanh Việt (2000), Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực xuất sắc
(sưu tầm và biên sọan), Nxb Văn học thông tin, Hà Nội.
80. Nguyễn Thị Vượng (2006), Thời gian - không gian nghệ thuật trong
truyện ngắn "Vaska" của A.Sêkhov. TCKH & CN Đại học Thái Nguyên
(số 3).
81. w w w. Can d. com. Vn. 12/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13LV08_SP_VANHOCHoangThiMinhHuyen.pdf