Đề tài Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử

Sự ra đời của thẻ thông minh với những ưu điểm nổi trội so với thẻ từ về tính bảo mật cao, lưu trữ được các thông tin quan trọng từ đó ngăn ngừa việc làm giả và tội phạm thẻ đã tạo nên một bước phát triển mới trong thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung. Việc áp dụng thành công thẻ thông minh trong thanh toán đòi hỏi xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại bao gồm hệ thống phát hành thẻ, hệ thống chuyển mạch tài chính, hệ thống giao dịch đầu cuối ATM/POS, đây chính là tiền đề cho việc sử dụng tiền điện tử ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử còn lạc hậu, không đảm bảo tính an toàn nên mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử và sử dụng tiền điện tử còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tiền điện tử đã được triển khai thành công ở một số nước đặc biệt là Nhật Bản. Những lợi ích mà tiền điện tử đem lại cho người sử dụng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng đang hướng tới. Việc sử dụng tiền điện tử chính là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Qua bài đề án này, em hi vọng cô giáo và các bạn đã có một cái nhìn tổng quan về thẻ thông minh, tiền đề cho sự ra đời và phát triển của tiền điện tử cũng như xu thế tất yếu sử dụng thay thế tiền mặt trong hoạt động thanh toán. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thẻ thông minh cũng như tiềm năng sử dụng thẻ trên thị trường Việt Nam em cũng xin đưa ra một vài đề xuất để tăng cường hiệu quả sử dụng thẻ trong hoạt động thanh toán làm tiền đề cho việc sử dụng tiền điện tử trong tương lai.

doc39 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao kê giao dịch,... Việc triển khai sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán vẫn còn một số khó khăn nhất định Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, để phát hành thẻ thông minh để thanh toán tiền xe buýt, tàu hoả, ... còn nhiều khó khăn do chi phí và số lượng phát hành thẻ là quá lớn, chưa thể khả thi với các doanh nghiệp hoạt động vận tải công cộng. Hiện tại một số ngân hàng như VPbank, Vietcombank hay BIDV bắt đầu phát hành thẻ thông minh. Theo đó, các ngân hàng như Vietcombank sẽ phải có một chiến dịch đổi thẻ lớn từ ATM sang thẻ thông minh. Quá trình này có thể gây xáo trộn, Quyền lợi của gần 1,5 triệu khách hàng hiện tại của Vietcombank sẽ được bảo đảm ra sao khi Vietcombank chuyển sang hệ thống thẻ mới. Ngoài ra, khách hàng còn phải đóng góp một khoản phí đổi thẻ. Hiện tại số lượng ngân hàng sử dụng và chấp nhận thẻ thông minh còn chưa cao. Khả năng chấp nhận thẻ thanh toán giữa hai hệ thống “smartlink” và “bankNet” vẫn còn nhiều hạn chế. Tương tự như ATM, thẻ thông minh muốn được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam còn phải vấp phải những hạn chế trong việc liên kết chấp nhận thẻ và hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng trong hai hệ thống smartlink và bankNet. Mới có 95% khách hàng sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng có thể giao dịch với máy ATM được kết nối qua 2 hệ thống là Smartlink và BankNet. 2.4. Tổng quan về tiền điện tử: 2.4.1. Khái niệm Tiền điện tử (e-money hay còn được gọi là digital cash) là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Tiền điện tử là một hệ thống cho phép người sử dụng cho có thể thanh toán khi mua hàng hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này tới máy tính khác Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "tờ" tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó. Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, nó vô danh và có thể sử dụng lại. Tức là, người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng và không sẽ có bất cứ phương thức nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng 2.4.2. Ưu và nhược điểm sử dụng tiền điện tử trong thanh toán Ưu điểm nổi bật của tiền điện tử là tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi đối với người sử dụng. Khách hàng có thể tiết kiệm thời gian trong thanh toán nhanh hơn 10% so với cách thanh toán truyền thống. Ngoài ra, với tiền điện tử, bạn không phải ra ngoài với một túi tiền dày cộp mà chỉ phải đem theo một chiếc thẻ nhỏ. Đối với ngân hàng, việc sử dụng tiền điện tử sẽ giúp loại bỏ hàng ngàn các loại giấy tờ phức tạp và gây lãng phí, do đó giúp giảm chi phí cho người sử dụng. Đối với các công ty và tổ chức, sử dụng tiền điện tử sẽ giúp tạo ra việc chuyển khoản trực tiếp từ công ty này sang công ty khác mà không phải thông qua ngân hàng với các chi phí rất cao. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng, việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán sẽ tăng lên nhanh chóng trong 10 đến 20 năm nữa. Bên cạnh các tính năng vượt trội, việc sử dụng tiền điện tử vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi vì tiền điện tử là nặc danh, những tên tội phạm có thể sử dụng những đồng tiền vô hình này để trốn thuế hoặc rửa tiền. Dòng tiền cũng có thể chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không gặp phải rào cản nào. Những tên tin tặc có thể phá vỡ các hệ thống tiền điện tử và ăn cắp tiền của khách hàng. Hơn thế nữa, nếu hệ thống máy tính của bạn bị hỏng, thì bạn không chỉ mất toàn bộ tin tức trong ổ cứng mà sẽ mất toàn bộ tiền điện tử bạn có trong đó. Và có một nghy cơ tiềm tàng là tiền điện tử có khả năng phá huỷ các ngân hàng truyền thống và các hệ thống kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Khi tiền điện tử được sử dụng rộng rãi, các công ty tư nhân có khả năng sẽ rút tiền khỏi các ngân hàng truyền thống và tự mình kiểm soát tiền điện tử. Và một khó khăn nữa, đó là những người không sử dụng máy tính thì sẽ khó có thể sử dụng tiền điện tử được. 2.4.3. Thẻ thông minh - Tiền đề vật chất tạo ra tiền điện tử Để sủ dụng tiền điện tử, hiện nay người ta có 3 cách thức thông thường phổ biến: sử dụng điện thoại tế bào, sử dụng máy tính cá nhân có nối mạng Internet hoặc sủ dụng thẻ thông minh. Điện thoại tế bào là điện thoại cầm tay được trang bị công nghệ Near Field Communication (NFC) cho phép người dùng có thể truy cập và chia sẻ nội dung qua kết nối không dây khoảng cách gần. Công nghệ mới cho phép chiếc điện thoại cầm tay có công dụng như một chiếc ví tiền điện tử. Người dùng có thể truy cập thông tin và dịch vụ cũng như thực hiện việc chi trả và đặt vé thông qua chiếc điện thoại này. Ngoài ra, người dùng còn có thể lưu thông tin thẻ tín dụng trên thiết bị và truy cập vào tài khoản trực tuyến từ chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, để thực hiện được những công việc này, cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ và cài đặt một ứng dụng bảo mật tương thích. Hơn nữa, tính bảo mật và độ an toàn khi dùng điện thoại tế bào để thực hiện các giao dịch tiền điện tử độ an toàn và bảo mật không cao. Với máy tính cá nhân kết nối mạng Internet bạn cũng có thể sử dụng để truy cập và sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, khó khăn là bạn không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền điện tử với chiếc máy tính cá nhân của mình được. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, và có tính năng vượt trội hơn cả trong sử dụng tiền điện tử là thẻ thông minh. Không những chỉ có khả năng lưu trữ một lượng lớn và đa dạng các thông tin, thẻ thông minh còn có thể xử lý thông tin và đưa ra kết quả. Không những thế, ưu điểm nổi bật của thẻ thông minh hơn hẳn các thiết bị còn lại là sự nhỏ, gọn và tính bảo mật cao hơn hẳn. Nhờ có cấu tạo tinh vi, phức tạp nên việc làm giả một chiếc thẻ thông minh là rất khó. Ngoài ra thẻ thông minh còn có các tính năng vượt trội như đã nói ở trên. Việc phát triển thẻ thông minh trong thanh toán là một tiền đề cơ sở vật chất để tiền điện tử ngày càng được phổ biến và ưu dùng hơn trong người dân. Nhờ có chiếc thẻ thông minh, người sử dụng sẽ không phải lo lắng về việc bị đánh cắp tiền hoặc các rủi ro khác trong thanh toán. Tóm lại, phát triển thẻ thông minh là một tiền đề để phát triển tiền điện tử trong tương lai. II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THẺ THÔNG MINH VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 1. Dich vu thẻ của các ngân hàng VN: 1.1. Quy trình phát hành và quản lý thẻ tại các ngân hàng: 1.1.1. Quy trình phát hành thẻ Thẻ thông minh sử dụng trong ngân hàng luôn mang yếu tố tiền tệ trong nó. Do đó những thẻ này được cung cấp dựa trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng. có thể cho phép chủ thẻ vay tiền ngân hàng để dùng cho việc chi tiêu hoặc chỉ đơn giản là công cụ để các công ty trả lương cho nhân viên của mình, là công cụ để cất giữ tiền của người gửi. Để được mở thẻ, khách hàng thường phải thế chấp một khoản tiền tương đương, hoặc có khi là lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Chỉ những khách hàng là doanh nghiệp hoặc những cá nhân có vị trí công tác, thâm niên và quan hệ tài khoản với ngân hàng mới được mở thẻ tín chấp. Kinh doanh trong lĩnh vực này về lợi nhuận lớn, nhưng rủi ro lại cao, do đó các ngân hàng thường đề ra quy trình kiểm soát rất nghiêm ngặt. Do đó các ngân hàng thường đưa ra quy định chia nhỏ quy trình phát hành thẻ. Vì thế mỗi nhân viên mỗi bộ phận thường chỉ được giao một công đoạn, không ai làm từ đầu đến cuối một công việc để phòng tránh gian lận. Thông thường quy trình phát hành thẻ tại một ngân hàng thông qua 4 khâu sau: khâu tiếp thị, nhận thông tin, thẩm định thông tin đến khi in ấn, phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng + Khâu tiếp thị: ngân hàng gửi những thông điệp về tin độ tin cậy chính xác và các tiện ích của dịch vụ thẻ của mình đến các khách hàng đối tác tiềm năng + Khâu thu nhận thông tin: Sau khi khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tại ngân hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các dữ liệu thông tin cá nhân phục vụ cho việc quản lý thẻ. + Khâu thẩm định thông tin: Ngân hàng kiểm tra xem nội dung khai báo của khách hàng có đúng với sự thực hay không mới đưa ra quyết định đồng ý cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng. + Khâu in ấn phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng:Khách hàng đề nghị cấp thẻ mới hoặc cấp lại tại các chi nhánh của ngân hàng. Dữ liệu của chủ thẻ được thu thập và gửi qua mạng nội bộ tới hệ thống chủ của ngân hàng. Nếu tín chỉ của chủ thẻ được chấp thuận, nhà cung cấp dịch vụ làm thẻ thông minh của ngân hàng tạo ra dữ liệu cho thẻ thông minh, mã hóa chúng và gửi trở lại chi nhánh ngân hàng rồi đến tay khách hàng. Khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng bằng thẻ phải thông qua các thiết bị POS hoặc ATM. Quy trình phát hành thẻ thông minh tân tiến đang và sẽ được áp dụng rộng rãi hiện nay là quy trình phát hành thẻ thông minh tiêu chuẩn EMV của Data card được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ phát hành thẻ thông minh cho ngân hàng (ở Việt Nam hiện nay 80% thị phần của dịch vụ này rơi vào tay tập đoàn MK). 1.1.2. Quy trình quản lý thẻ sau phát hành Quy trình quản lý thẻ bao gồm quy trình quản lý các giao dịch liên quan đến thẻ thông qua các phần mềm quản lý trên hệ thống máy tính của ngân hàng và quản lý trong việc cấp lại và kiểm soát thẻ bị mất .Ngân hàng quản lý thông tin được cá thể hóa của chủ thẻ qua hệ thống máy tính của ngân hàng. Mọi giao dịch của khách hàng - chủ thẻ đểu thông qua thẻ thông minh, kết nối với ngân hàng thông qua thiết bị POS hoặc ATM. Hệ thống quản lý thẻ thông minh tương thích được nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm như sau: Key Management là hệ thống quản lý dữ liệu và bảo mật trên smart card. Card Management là hệ thống quản lý dữ liệu được lưu trữ và cung cấp thẻ tới người có thẩm quyền. Universal Adapter kết nối với phần cứng và phần mềm như ERP CRM. Console Monitoring điều khiển quá trình đọc card từ nhiều địa điểm Cho dù là hình thức quản lý nào cũng nhằm mục đích gia tăng lợi ích và tiện ích tối đa và tăng cường công nghệ bảo mật cho người sử dụng Sơ đồ quy trình giao dịch bằng thẻ thông minh giữa ngân hàng và chủ thẻ: Trường hợp khi thẻ bị mất, khách hàng phải có trách nhiệm báo lại cho ngân hàng trong thời gian ngắn nhất để ngân hàng kịp thời dừng lại những giao dịch của thẻ nhằm tránh những tổn thất cho cả phía ngân hàng và phía chủ thẻ. Tiếp tục quản lý các khâu làm lại thẻ tuân thủ gần tương tự như khi phát hành thẻ mới (bỏ qua khâu thứ nhất). Cụ thể: + Khâu thu nhận thông tin: Khách hàng cung cấp lại thông tin cá nhân cho ngân hàng. + Khâu thẩm định thông tin: Ngân hàng kiểm tra lại xem có trùng khớp với các dữ liệu về khách hàng lưu lại trong máy tính không mới chấp nhận cho làm lại thẻ. + Khâu in ấn phát hành và trả thẻ cho khách hàng 1.2. Các loại thẻ thông minh được phát triển tại Việt Nam và tình hình sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán Trên thế giới, thẻ nhựa đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, người Việt Nam mới bắt đầu làm quen với chiếc thẻ nhựa chỉ vài năm trở lại đây. Thẻ sinh viên, thẻ rút tiền tự động (ATM), thẻ tín dụng, thẻ chấm công... đang dần trở nên rất thân thuộc nhờ những tiện ích của nó, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng thẻ giấy. Sự khác biệt giữa thẻ nhựa và thẻ giấy chính là các công nghệ được tích hợp trong chiếc thẻ nhựa cho phép thẻ có thể tương tác với các hệ thống chấp nhận thẻ tự động. Tuy nhiên, thẻ nhựa có rất nhiều loại như thẻ mã vạch, thẻ từ, một số loại thẻ thông minh, thẻ lai và thẻ kết hợp; trong số đó hiện giờ thẻ thông minh vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như các loại thẻ mã vạch hay thẻ từ khác. Sau đây là một số loại thẻ thông minh đang được nghiên cứu ứng dụng và phát triển tại Việt Nam. 1.2.1. Các loại thẻ thông minh được phát triển tại Việt Nam Thẻ thông minh tiếp xúc Thẻ thông minh không tiếp xúc là một loại thẻ nhựa có gắn một con chíp điện tử có chứa chỉ bộ nhớ hoặc bộ nhớ với một bộ vi xử lý. Các chíp điện tử chỉ có bộ nhớ có giá thành thấp hơn nhiều so với chí có bộ vi xử lý và có độ bảo an kém hơn, do vậy, loại này thường không được sử dụng để lưu các thông tin mật hoặc nhạy cảm. Loại chíp chứa cả bộ nhớ và một bộ vi xử lý có một bộ điều khiển thông minh được sử dụng để ghi, xóa, thay đổi hoặc cập nhật thông tin lên bộ nhớ theo một cách thức mã hóa an toàn. Loại chíp đời mới còn có tính năng bảo mật chống ghi, chép, mã hóa nếu không được sự cho phép của chủ thẻ. Ngoài các tính năng về bảo mật thông tin, chống làm giả, thẻ thông minh có có một ưu việt nữa đó là dung lượng bộ nhớ khá lớn (thông thường là 64-128K, cá biệt có loại lên tới 1Mb). Gọi là thẻ thông minh tiếp xúc bởi chúng ta phải nạp thẻ vào thiết bị đọc để cho đầu đọc có thể tiếp xúc được với chíp điện tử trên bề mặt thẻ. Thẻ thông minh tiếp xúc được ứng dụng rộng rãi bao gồm thẻ y tế, thẻ CMTND, thẻ bằng lái xe, thẻ mua hàng, thẻ khách hàng, thẻ an ninh hệ thống. Hiện nay, VTC đang ứng dụng công nghệ thẻ thông minh này với đầu thu D901 và hệ thống khoá mã IRDETO giúp người xem truyền hình không còng lo lắng đến việc nâng cấp đầu thu sau này cũng như có thể bắt them nhiều kênh hơn trong thời gian sắp tới với chất lượng phát sóng và hình ảnh hoàn hảo hơn. Măt khác, thẻ thông minh cùng với khoá mã IRDETO sẽ giúp cho việc quản lý các thuê bao dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Thẻ thông minh không tiếp xúc Ngoài các đặc tính và tính năng giống như thẻ thông minh tiếp xúc, thẻ thông minh không tiếp xúc (contactless smartcard) có gắn một ăngten chạy ẩn vòng quanh thân thẻ cho phép chíp có thể giao tiếp được với đầu đọc thẻ trong phạm vi đọc thẻ (khoảng từ 5cm đến 10cm) thay vì phải nạp vào thiết bị đọc thẻ. Nhờ tính năng này, thẻ thông minh không tiếp xúc được sử dụng đáp ứng các nhu cầu về tiện lợi và nhanh chóng. Sắp tới hệ thống thu vé xe buýt ở Việt Nam sẽ ứng dụng thí điểm loại thẻ này với hy vọng giảm thiểu thời gian thu phí, nạn vé giả đang làm đau đầu các hãng xe buýt. Thẻ cảm ứng Thẻ cảm ứng (proximity card) có cách giao tiếp với đầu đọc thẻ giống như thẻ thông minh không tiếp xúc (đọc từ xa) ngoại trừ chúng là loại chỉ đọc (read-only), không có khả năng ghi lại hoặc xóa thông tin trên thẻ. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ rất ít, thông thường chỉ từ 4 tới 10 số. Thẻ cảm ứng thường được sử dụng như thẻ ID, thẻ chìa khóa tiện lợi cho việc ra vào, tiết kiệm thời gian và không phải dùng tay (hand-free).Hiện tại nhân viên làm việc tại nhà máy MK, văn phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Văn phòng TP.HCM đã sử dụng loại thẻ này trong việc chấm công, kiểm soát ra vào. Thẻ kết hợp Thẻ kết hơp (Combi Card) là thẻ có cách thức giao tiếp kép, vừa giao tiếp bằng cách tiếp xúc (contact) với đầu đọc thẻ hoặc giao tiếp từ xa (contactless). Thẻ chỉ bao gồm một con chíp thông minh nhưng vừa có bản mặt tiếp xúc, vừa có ăngten. Loại thẻ này ngày càng được sử dụng phổ biến bởi chúng rất tiện lợi cho bạn khi chỉ việc giơ thẻ trước đầu đọc trên xe buýt, tàu điện và từ từ nạp tiền vào thẻ tại trạm bán vé. Thẻ này hiện đang được công ty cổ phần thông minh MK đưa vào sản xuất và tung ra thị trường. 1.2.2. Tình hình sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán ở Viêt Nam Gần đây, Việt Nam đã quen dần với khái niệm thẻ, đặc biệt là sau khi được hưởng những lợi ích mà thẻ thanh toán đem lại. Tuy nhiên những thẻ đang được lưu hành rộng rãi ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các thẻ từ không sử dụng con chip thông minh. Hơn thế nữa, trước tình trạng tội phạm thẻ gia tăng, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một lớn, nếu không có sự phòng ngừa và xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu mà các tổ chức thẻ quốc tế và giới kinh doanh ngân hàng Việt Nam đưa ra chính là chuyển thanh toán bằng thẻ từ hiện nay sang công nghệ mới: thẻ chip thông minh . Gần đây, các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, trong đó có Visa International, đã thiết lập ra tiêu chuẩn toàn cầu EMV (Europay, Mastercard, Visa) cho thẻ ghi nợ ứng dụng công nghệ chip và các giao dịch thẻ tín dụng khác. Trong năm 2007, Visa International khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tập trung nâng cấp hệ thống máy tính cho các ngân hàng thành viên, tạo điều kiện cho họ tiếp cận nhanh hơn với công nghệ thẻ chip. Các ngân hàng Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai máy chấp nhận thẻ đạt tiêu chuẩn EMV tại các điểm thanh toán. Theo đánh giá của Visa, trong năm 2007 và đầu 2008, hầu hết các ngân hàng thành viên sẽ có hệ thống cần thiết để giao dịch thẻ chip. Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), do lên kế hoạch từ trước, hầu hết máy thanh toán tự động (ATM) cũng như máy chấp nhận thẻ (POS) đều được cài đặt các tính năng để có thể thích ứng với tiêu chuẩn EMV. VCB cũng lên kế hoạch nâng cấp hệ thống máy chủ, chuẩn bị sẵn sàng cho mô hình mới. VCB lựa chọn công nghệ và hoàn tất việc mua sắm thiết bị trong năm 2006 để tung ra sản phẩm EMV đầu tiên vào nửa cuối năm 2007. từng bước thay thế Connect24 Card công nghệ từ hiện nay cho những khách hàng có nhu cầu. Cùng với VCB, nhiều ngân hàng khác như Công thương, Nông nghiệp và một số ngân hàng cổ phần cũng đã tính chuyện đầu tư cho công nghệ thẻ chip. Hiện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng tốc mở rộng thị phần thẻ thanh toán và chưa quan tâm nhiều tới kế hoạch chuyển đổi, song cũng dự phòng bằng cách nhập máy móc có tính năng chấp nhận thẻ chip. Bản thân Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) được xem là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ này, tuy nhiên mới dừng lại ở việc thử nghiệm loại thẻ CashCard và vẫn đang chờ đợi phản ứng từ thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, phản ứng từ thị trường dường như không mấy khả quan. Từ ngày phát hành, rất ít người có may mắn sử dụng được thẻ IC, đa phần vẫn chỉ cất trong ví bởi luôn bị từ chối thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu chính là do thiết bị chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. CashCard ra đời quá vội vàng nên chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng, các điểm nhận thanh toán còn hạn chế (rất ít các ngân hàng hay cửa hàng có lắp đặt máy POS hay co thì lại không sử dụng hiệu quả), mặt khác bản thân thẻ IC cũng tồn tại một số hạn chế buộc ICB kiểm tra lại các đối tác, nơi chấp nhận thanh thẻ. Tuy nhiên, trong thời gian tới sau khi các ngân hàng Việt Nam sẽ hoàn tất việc nâng cấp hệ thống để sẵn sàng tiến hành giao dịch thẻ thông minh, việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán ở Việt Nam sẽ dễ dàng và đem lại nhiều tiện ích hơn cho chủ thẻ cũng như nhà phát hành. II. Thực trạng tiền điện tử và rủi ro trong quản lý tiền điện tử tại Việt Nam 1. Thực trạng tiền điện tử tại Việt Nam: 1.1. Rủi ro về tiền điện tử tại Việt Nam Rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam dường như đã bắt đầu nảy sinh từ năm 2003 khi rủi ro bảo mật trong nội bộ tại một NHTMQD lớn ở Việt Nam, thất thoát ước khoảng 5 triệu USD (tương đương khoảng trên 80 tỷ VND). Những rủi ro và sự cố liên quan đến ATM và thẻ ATM vừa qua phản ánh rất nhiều mặt của tình trạng hiện nay về lĩnh vực này: Trình độ dân trí về hoạt động ngân hàng điện tử còn hạn chế; Một số NHTM mở rộng mạng lưới ATM chưa chú trọng chất lượng (nhất là quản lý rủi ro) mà chạy theo số lượng (thực tế có NHTMQD đầu tư hàng ngàn tỷ cho phát hành hàng trăm ngàn thẻ mà thẻ này đã chỉ sống thoi thóp trong vài tuần - như thẻ Cashcard là một ví dụ hùng hồn); Trình độ quản lý giữa các ngân hàng thương mại là chưa đồng đều nên việc liên kết thẻ như hiện nay sẽ “lộ ra” rất nhiều khe hở; Các NHTM đang trong quá trình chuyển đổi mà quá trình chuyển đổi này chưa được quản lý hữu hiệu cũng sẽ “lộ ra” những khe hở... chết người. Việc đầu tư quá nhanh vào phần cứng (tức là mua máy ATM và phụ kiện) mà người ta không quan tâm đến góc độ quản lý, nhất là an toàn cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế trong quá trình mua sắm thiết bị tin học ở một vài ngân hàng đã từng bị coi là kém minh bạch. Khả năng kết hợp giữa chuyên gia ngân hàng và chuyên gia IT (tin học) ở khu vực ngân hàng cũng đang là vấn đề. Vụ ATM thủng, tài khoản trống vẫn rút được tiền tỷ phần nào phản ánh sự kết hợp giữa kế toán và IT kém và cũng phản ánh trình độ quản lý chưa đồng đều giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia “liên minh thẻ”... 1.2. Khó khăn, hạn chế trong việc ứng dụng thẻ thông minh vào thanh toán tại Việt Nam Tình hình kinh tế thế giới và quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng nói chung đang cố gắng sử dụng nguồn tài chính của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trên thế giới, thẻ nhựa đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, người Việt Nam mới bắt đầu làm quen với chiếc thẻ nhựa chỉ vài năm trở lại đây. Thẻ sinh viên, thẻ rút tiền tự động (ATM), thẻ tín dụng, thẻ chấm công... đang dần trở nên rất thân thuộc nhờ những tiện ích của nó, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng thẻ giấy. Trong tương lai không xa, loại thẻ từ truyền thống sẽ bị thay thế và tất cả các loại thẻ sẽ được gộp lại thành một loại thẻ thông minh có nhiều chức năng ứng dụng, là nơi lưu trữ các thông tin có giá trị như số tài khoản và dữ liệu cá nhân như các thông tin sinh trắc học... Tuy nhiên, việc ứng dụng thẻ thông minh vào thanh toán tại Việt Nam vẫn đang gặp phải khá nhiều khó khăn, có thể kể ra những khó khăn điển hình như sau: Trước hết là khó khăn trong việc quyết toán thuế, ví dụ như: để có thể cung cấp thử nghiệm dịch vụ thanh toán thông qua thương mại điện tử thì VietnamAirlines đã có tới vài lần thay đổi thời điểm thực hiện vì lý do không thể vượt qua được các thủ tục về thuế đối với hình thức thanh toán trực tuyến sẽ áp dụng. Trong một hội thảo về thanh toán trực tuyến mới đây do Vụ Thương mại Điện tử thuộc Bộ Thương mại tổ chức, ông Tô Đình Dũng - Giám đốc Trung tâm Tin học của Vietnam Airlines đã cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào hàng năm cũng chắc chắn rất vất vả với việc quyết toán thuế và trong số những chứng từ đó, khó quyết toán nhất là những chứng từ có liên quan tới công nghệ. Theo ông Dũng, việc thanh toán trực tuyến này có thực hiện được hay không sẽ là vấn đề chứng từ thanh toán nào ứng với nó sẽ được công nhận và không được công nhận. Tuy nhiên, không chỉ có VietnamAirlines mới gặp khó trong vấn đề thanh toán điện tử. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn khác cũng bắt nguồn từ nhu cầu được thanh toán trực tuyến. Ngoài vấn đề thuế, theo Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, có thể kể ra hàng loạt những trở ngại khác khiến thanh toán trực tuyến cho đến giờ này vẫn chưa phát triển đó là nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp, hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập, vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng và cuối cùng là hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Dường như với từng ấy trở ngại quả thực khó mà làm cho thanh toán trực tuyến của Việt Nam có thể được ứng dụng rộng rãi trong một sớm một chiều. Hiện tại, cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử ở Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu. Các khảo sát cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử (e-business readiness) của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Theo cách đo lường mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử, Việt Nam đạt 4,4 điểm, là mức thấp so với các nước khác trong khu vực (Thái Lan đạt 6,1 điểm, Malaysia đạt 6 điểm, Indonesia đạt 5,6 điểm, Singapore đạt 8,3 điểm...). Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngân hàng và dịch vụ ngân hàng hiện đại (như e-banking, Internet banking, tiền điện tử...) thường phát triển chậm và gặp nhiều rủi ro, thường gặp có thể là tốc độ đường truyền chậm, lỗi do người sử dụng, người tiêu dùng... Các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1990, tuy nhiên, nghiệp vụ E-banking và Internet banking mà các ngân hàng nước ngoài đưa vào Việt Nam lại không nhanh như dân chúng mong đợi. Từ năm 2003 trở lại đây một số ngân hàng nước ngoài lớn mới bắt đầu khởi động đưa hệ thống ATM như ANZ, CityBank, Hongkong and Shanghai bank. Ngoài đặt ATM ở trụ sở chính, các ngân hàng này cũng đã liên kết với các ngân hàng trong nước để đặt ATM ở các điểm khác như ANZ liên kết với Ngân hàng TMCP Phương Nam và NHTMCP Thương Tín... Một điểm hạn chế đó là số lượng máy ATM quá ít. Hiện tại đến cuối tháng 3/2008 số máy ATM tại Việt Nam là 6450 máy. Tính trung bình có tới 1.250 người chen chúc nhau sử dụng một chiếc máy ATM, một tỉ lệ quá nhỏ bé, chưa kể sự phân bố của hệ thống ATM là không đồng đều tại các địa phương cũng như tại các khu vực trong cùng một địa phương. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm,... Đó cũng là nguyên nhân nhiều người thường rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu hoặc đi xa phòng trường hợp "không tìm được cột". Hiện nay các ngân hàng mới chỉ chạy theo bề nổi, tức số lượng thẻ phát hành ra, mà chưa chú ý tới chiều sâu, tức là sức sống của chiếc thẻ sau khi được đưa đến tay người sử dụng và những tiện ích đi kèm. Không chỉ có những bất tiện trong việc sử dụng thẻ ATM, người tiêu dùng Việt Nam còn đối mặt với hàng loạt những vấn đề khó chịu khác như hợp đồng dài dòng với những con chữ li ti hết sức khó đọc mà các nhân viên ngân hàng cũng chẳng mấy khi giải thích thấu đáo. Vấn đề an ninh thẻ hiện nay đang là thách thức với các ngân hàng thương mại và thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Khi một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... đang tích cực chuyển sang loại thẻ thông minh theo chuẩn EMV có độ bảo an cao hơn, những kẻ tội phạm giả mạo thẻ đang có xu hướng chuyển hoạt động sang địa bàn Việt Nam - thị trường chưa thiết lập đầy đủ những ứng dụng và hệ thống quản lý rủi ro và tuyệt đại đa số người Việt Nam đang sử dụng thẻ từ - loại thẻ dễ bị làm giả. 2.Nguyên nhân của những hạn chế: 2.1.Nguyên nhân khách quan - Ngành thanh toán thẻ ở Việt Nam vẫn còn rất trẻ nếu so sánh với những thị trường khác trên thế giới đã có hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng thanh toán lâu đời. Tại Việt Nam, loại thẻ từ đã ít nhiều phổ biến, tuy nhiên, thẻ thông minh thì chưa có ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Thông dụng nhất hiện nay là SIM dùng cho điện thọai di động. Một số cơ quan đã sử dụng các lọai thẻ không tiếp xúc để chấm công và đảm bảo an ninh công sở. Tại Hà Nội, ngoài MK Technology Group - nhà sản xuất và phân phối thẻ chuyên nghiệp đã trang bị hệ thống thẻ không tiếp xúc, còn có một số đơn vị khác đã sử dụng loại thẻ này, chẳng hạn như Công ty Prudential... Mới đây, TP.HCM đã thử nghiêm hệ thống thu phí đường bộ dùng thẻ thông minh. Ngoại trừ thẻ do Công ty liên doanh thẻ thông minh MK (thuộc MK Technology Group) sản xuất trong nước, đa số thẻ thông minh được nhập vào dưới dạng thẻ trắng. Sau đó các nhà phân phối sẽ nạp thông tin, cài đặt phần mềm tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. - Việc sử dụng tiền mặt đã trở thành thói quen đối với người dân, không phải ai cũng thành thạo sử dụng thẻ, người ta hạn chế tới mức tối đa sử dụng những phương tiện mà người ta “không quen”. Thống kê NHNN VN cho thấy khối lượng những giao dịch thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng những phương tiện thanh toán, mặc dù xu hướng đã giảm dần. Đây là một khó khăn và thách thức trong quá trình ứng dụng thanh toán bằng thẻ. Một trong những thách thức nữa đó là mọi người đều có một khuynh hướng quên hoặc mất thẻ thông minh. - Hiện tại, Việt Nam chưa có chỉ đạo tầm quốc gia (cơ chế hợp tác hiệu quả trong việc phát hiện sớm, phòng ngừa hiện tượng, hành vi gian lận và giả mạo thẻ; một hành lang pháp lý thích hợp cũng như quy định về dự phòng rủi ro cho các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nói chung và rủi ro về giả mạo thẻ nói riêng) để có thể thực hiện đồng bộ, tạo sự thống nhất và giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. Bởi vì, sự điều phối ở tầm quốc gia sẽ giúp quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip êm thấm hơn, nhanh chóng hơn, đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng đối với thanh toán điện tử. 2.1.Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan thuộc về phía các ngân hàng hiện nay, bao gồm những vấn đề sau: - Một khó khăn lớn đối với các ngân hàng hiện nay chính là chi phí chuyển đổi sang thẻ thông minh. Phát hành một chiếc thẻ chip vào năm 1997-1998 tốn khoảng 4 USD, chi phí này đang giảm đi rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để tiến hành các giao dịch thẻ thông minh, không chỉ đơn giản là phát hành thẻ mà còn phải nâng cấp hệ thống máy tính, cổng thanh toán để thích ứng với công nghệ mới. Và chi phí để thực hiện khối công việc đồ sộ đó là một gánh nặng không nhỏ với các ngân hàng, nhất là những đơn vị mới tham gia thị trường, chưa thu nhiều lợi nhuận từ kinh doanh thẻ. - Trong công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của một số tổ chức tín dụng đã có biểu hiện thực hiện chưa tốt một số quy định về an toàn bảo mật như: giao cho một người thực hiện nhiều khâu xử lý nghiệp vụ mà theo quy định phải giao cho nhiều người; dùng chung mã khoá bảo mật đã cấp riêng cho từng người sử dụng; cơ chế uỷ quyền trong khâu duyệt lệnh thanh toán... - Trình độ dân trí về hoạt động ngân hàng điện tử còn hạn chế; Một số NHTM mở rộng mạng lưới ATM chưa chú trọng chất lượng (nhất là quản lý rủi ro) mà chạy theo số lượng (thực tế có NHTMQD đầu tư hàng ngàn tỷ cho phát hành hàng trăm ngàn thẻ mà thẻ này đã chỉ sống thoi thóp trong vài tuần - như thẻ Cashcard là một ví dụ hùng hồn); Trình độ quản lý giữa các ngân hàng thương mại là chưa đồng đều nên việc liên kết thẻ như hiện nay sẽ “lộ ra” rất nhiều khe hở; Các NHTM đang trong quá trình chuyển đổi mà quá trình chuyển đổi này chưa được quản lý hữu hiệu cũng sẽ “lộ ra” những khe hở... chết người. Việc đầu tư quá nhanh vào phần cứng (tức là mua máy ATM và phụ kiện) mà người ta không quan tâm đến góc độ quản lý, nhất là an toàn cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế trong quá trình mua sắm thiết bị tin học ở một vài ngân hàng đã từng bị coi là kém minh bạch. Khả năng kết hợp giữa chuyên gia ngân hàng và chuyên gia IT (tin học) ở khu vực ngân hàng cũng đang là vấn đề. Đứng trước nguy cơ này, nhiều ngân hàng Việt Nam dường như vẫn "bình chân như vại". Cũng đã có một số trường hợp kiện cáo vì bị mất tiền từ thẻ ATM. Có thể trong một số trường hợp, lỗi thuộc về phía khách hàng nhưng cách giải quyết của nhiều ngân hàng nhiều khi chưa "thấu tình đạt lý". Đa phần trong các vụ kiện này, người sử dụng bị thua kiện vì ngân hàng luôn "nắm đằng chuôi". Công việc trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức. Với những bất cập trong hệ thống thanh toán ATM của mình, đa phần các ngân hàng sử dụng biện pháp "mũ ni che tai". Còn người sử dụng, nếu không may mắc phải, thì cũng chỉ biết than trời mà thôi. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ SỬ DỤNG THẺ THÔNG MINH, TẠO TIỀN ĐỀ CHO TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 1.Xu hướng sử dụng thẻ thông minh - tiền điện tử phổ biến trong tương lai Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển như vũ bão thì việc thay thế tiền mặt bằng điện tử là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những thuận lợi cho hoạt động thanh toán. Tuy nhiên gian lận thẻ gần đây tăng lên nhanh chóng trong khi thông tin luôn là một tài sản vô giá của doanh nghiệp và cần được bảo vệ. Mặt khác, với những đòi hỏi ngày càng gắt gao của môi trường kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải năng động chia sẻ thông tin của mình cho nhiều đối tượng khác nhau qua Internet hay Intranet (mạng “Internet” trong nội bộ doanh nghiệp), việc bảo vệ thông tin trở nên ngày càng quan trọng và khó khăn hơn bao giờ hết. Thẻ thông minh mọt công cụ của tiền điện tử có phạm vi ứng dụng rất rộng: từ những tính năng đơn giản như thẻ điện thoại, thẻ ra vào cửa đến những ứng dụng tích hợp nhiều chức năng như kiểu thẻ ATM+Chứng minh thư+Thẻ ra vào cửa+Bằng lái xe... hay lưu trữ các thông tin về y tế, bảo hiểm xã hội, thông tin về cá nhân... Với xu hướng hội tụ và tích hợp nhiều ứng dụng trên một thiết bị thanh toán như hiện nay, thẻ thông minh với cấu tạo đặc biệt có thể đáp ứng những dịch vụ gia tăng. Mặt khácm với chiếc thẻ thông minh trong tay, các chủ thẻ sẽ không còn lo ngại nhiều cho việc bảo mật thông tin cũng như vấn đề an toàn trong thanh toán. Có thể thấy,việc đổi sang thẻ thông minh là một xu thế tất yếu với các ngân hàng Việt Nam. Các tổ chức thẻ quốc tế đều đặt ra lộ trình cho các ngân hàng thành viên (trong đó có Vietcombank) chuyển đổi để tăng tính bảo mật và phát triển đa ứng dụng cho thẻ. Đây là lý do buộc nhiều ngân hàng phải sớm lên kế hoạch chuyển các thẻ từ ATM hiện tại sang các thẻ ATM thông minh (thẻ chip) để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế. Mặc dù hiện nay, việc ứng dụng tiền điện tử và sử dụng thẻ thông minh tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn cũng như hạn chế. Song trước xu thế phổ biến trên thế giới, việc tiền điện tử và thẻ thông minh sẽ được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam là không xa vời. Chúng tôi sau đây xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm về triển khai tiền điện tử tại Nhật Bản - một trong những quốc gia phát triển rộng rãi tiền điện tử cũng như thẻ thông minh. 2. Bài học kinh nghiệm từ các nước triển khai thành công tiền điện tử Tiền điện tử đã xuất hiện từ 7 năm trước đây tại Nhật Bản như một công cụ tiện lợi cho những người đi tàu cao tốc sử dụng vé tháng. Viện Nghiên cứu Nhật Bản, một tập đoàn nghiên cứu kinh tế đã ước tính rằng ít nhất có 38 triệu người Nhật hiện nay đang dùng tiền điện tử, bằng một phần ba dân số Nhật Bản. Số người sử dụng tiền điện tử đang tăng lên nhanh chóng qua các năm. Tiền điện tử đang được chấp nhận tại các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, hiệu cà phê, nhà hàng, quầy bán báo và các cửa hiệu bản lẻ điện tử, cho phép người sử dụng đi mua sắm mà không phải mang theo bất cứ thứ gì ngoài điện thoại tế bào của mình. Tại một số siêu thị, có đến hơn 40% các cuộc mua bán được thực hiện bằng tiền điện tử. Các máy bán hàng tự động, có thể đẩy ra một cốc sôđa hay gói khoai tây chiên với mỗi một tia nháy phát ra từ một chiếc điện thoại tế bào hiện đang mọc lên nhan nhản tại các góc đường phố ở Nhật Bản và cả ở bên trong các toà nhà cao tầng. “Nhật Bản đang tiến tới một xã hội không tiêu tiền giấy” - Makoto Yamada, Nhà quản lý thuộc BitWallet Inc. nói. BitWallet Inc. là đơn vị cung cấp dịch vụ tiền ảo lớn nhất của Nhật Bản và là một đối tác chung vốn với Tập đoàn Sony, Tập đoàn Toyota, Hãng All Nippon Airways, hai ngân hàng lớn của Nhật Bản và NTT DoCoMo, Nhà vận hành điện thoại tế bào lớn nhất Nhật Bản. Các tấm thẻ thông minh và điện thoại tế bào được cài đặt các vi mạch tích hợp và anten cho phép các thiết bị này nhận và phát ra các tín hiệu điện tử. Khi các thiết bị được đặt gần một máy quét tại nơi kiểm tra chẳng hạn, thì một tín hiệu sẽ được phát ra và tiền điện tử sẽ được trừ đi. Các nguyên nhân dẫn đến thành công của tiền điện tử tại Nhật Bản bao gồm. Thứ nhất, tiền điện tử đang giúp những người dân đô thị có thể tiết kiệm một thứ hàng hoá quí giá, đó là thời gian. Một công trình nghiên cứu do dây chuyền các cửa hiệu tiện lợi AM/PM của Nhật Bản thực hiện cho thấy, người mua hàng sử dụng tiền điện tử hoàn tất việc mua bán của mình nhanh hơn 10% so với những người sử dụng tiền thật. Thời gian tiết kiệm được lớn hơn khi khách hàng mua nhiều chủng loại hàng và còn lớn hơn so với khách mua hàng bằng thẻ tín dụng. Thứ hai, là do mối lo ngại về sự an toàn và an ninh tại đây là rất thấp, bởi vì tại Nhật Bản, ngay cả những chiếc ví bị thất lạc, vẫn thường được quay trở lại với chủ của chúng vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, việc mất một chiếc thẻ hay điện thoại tế bào trong đó có chứa hàng trăm đôlatiền điện tử chỉ được coi là một rủi ro nho nhỏ. Thứ ba, tiền điện tử còn phụ thuộc vào việc người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán trước cho những khoản mua sắm của mình, điều này trái ngược với thẻ tín dụng . Tiền điện tử rất phù hợp với một xã hội không muốn mắc nợ của Nhật Bản, nơi chỉ có 9% các giao dịch của người tiêu dùng được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thứ tư, đó là do việc sử dụng tiền mặt ở Nhật Bản tương đối phức tạp. Mệnh giá thấp nhất của tiền giấy là 1.000 yên, trị giá khoảng 8,3 USD. Điều đó có nghĩa là người dân phải cần tới 6 đồng tiền yên bằng kim loại với trị giá khác nhau để có thể thực hiện một vụ mua hàng nhỏ. Thứ năm, dịch vụ tiền điện tử càng bùng nổ hơn sau khi DoCoMo bổ sung thêm bộ truyền phát tiền điện tử vào trong thế hệ điện thoại tế bào mới nhất của họ trong năm 2004, tạo nên cho chúng một cái tên thứ hai là “Chiếc ví tiền di động”. Sau gần một thập kỷ giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này,tiền điện tử còn được cho là đóng một vai trò nào đó đối với sự phục hồi kinh tế tại đây. Hàng nghìn các doanh nghiệp đang mua các thiết bị phần cứng mới, đòi hỏi chấp nhận tiền điện tử . Điều quan trọng hơn, hệ thống thanh toán đã được thiết kế một cách khéo léo để nhằm khuyến khích người tiêu dùng Nhật Bản mua nhiều hơn. Từ thực tế áp dụng thẻ thông minh -tiền điện tử ở Việt Nam cũng như những bài học rút ra từ Nhật Bản, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh, đẩy mạnh tiền điện tử ở Việt Nam. 3. Một số giải pháp, chiến lược tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh, đẩy mạnh “tiền điện tử” tại Việt Nam 3.1. Đề xuất với các ngân hàng thương mại Luật giao dịch điện tử tại các ngân hàng được thông qua tháng 11/2005 tạo một hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán tại các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thẻ thông minh, ứng dụng tiền điện tử phát triển. Trên thực tế, việc đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn cho việc xây dựng một mạng lưới các máy ATM trên toàn quốc của các ngân hàng thương mại lại tạo ra khó khăn lớn trong quá trình muốn đổi từ ATM sang thẻ thông minh. Tiêu biểu là Vietcombank đang có kế hoạch đổi thẻ ATM sang thẻ thông minh cho khách hàng. Trước khó khăn này, các ngân hàng nên tiến hành tuyên truyền tác dụng lợi ích của thẻ thông minh, đặc biệt là tính đang năng và độ bảo mật cao. Thuyết phục khách hàng hợp tác với ngân hàng nộp thêm phí hỗ trợ khi đổi thẻ. Các NHPH cần liên kết với nhau thành một mạng lưới liên ngân hàng trên khắp cả nước, thậm chí là liên kết với các ngân hàng nước ngoài để việc sử dụng thẻ thông minh rộng rãi. Dù ở bất cứ đâu chủ thẻ cũng có thể sử dụng thẻ thông minh như một công cụ hữu hiệu nhất trong thanh toán. Điều này sẽ khắc phục một thực tế như Vietcombank là ngân hàng uy tín và lớn nhất Việt Nam cũng mới chỉ liên kết mới 20 ngân hàng trong và ngoài nước. Một mạng lưới ngân hàng trước hết mang tính chất quốc gia chứ không phải như hiện nay là các nhóm riêng biệt ngân hàng liên kết, tạo ra những sơ đồ chồng chéo mà không có sự gắn kết thực sự. Chính sự liên kết này sẽ giúp xây dựng được 1 hệ thống máy thanh toán phủ khắp tạo thuận lợi tối đa cho các chủ thẻ. Cần xây dựng bộ máy quản lý thật phù hợp tránh tình trạng máy ATM dựng lên rồi vất không liên tục hỏng hóc gây cảm giác không thoải mái chochủ thẻ, hay là việc nên bố trí nhân viên an ninh tại những bốt rút tiền mật độ cao nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tăng cường hoàn thiện hệ thống thanh toán, ứng dụng triệt để thương mại điện tử trong thanh toán, tạo điều kiện cho tiền điện tử có điểu kiện phát triển nhanh hơn. Đồng thời không ngừng hoàn thiện, sử dụng công nghệ thẻ theo tiêu chuẩn Châu Âu EVM trong thanh toán. Hai kênh truy cập để sử dụng tiền điện tử là thẻ thông minh và điện thoại di động công nghệ 3G. Do vậy, tạo thói quen thanh toán bằng tiền điện tử là một nỗ lực vô cùng lớn, theo đó việc phát triển thẻ thông minh thêm vào đó là nỗ lực từ phía các ngân hàng dám đầu tư là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Như đã nêu ở trên, các ngân hàng khi bắt đầu ứng dung công nghệ thẻ thông minh tronh thanh toán đã gặp nhiều khoa khăn và hạn chế. Sau đây là một số đề xuất chi tiết nhằm khác phục nhũng hạn chế đó - Về mặt chi phí: thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay là khoảng 930 USD trong khi để duy trì và sử dụng thẻ thông minh, mỗi cá nhân phải đáp ứng điều kiện mức lương trung bình hàng tháng trên 15triệu VNĐ/1 tháng. Điều này là hạn chế lớn cho việc phổ biến thẻ thông minh. Do vậy, các tổ chức phát hành thẻ nên xem xét lại mức duy trì thẻ , giảm bớt số tiền điều kiện để tạo và duy trì thẻ; chắc chắn đối tượng sử dụng thẻ sẽ mở rộng không chỉ là người thu nhập cao mà còn là những người có thu nhập trung bình, những người về hưu thậm chí cả các sinh viên.v.v..Hơn nữa khi mở rộng đối tượng sử dụng thì số lượng thẻ sẽ tăng lên và cũng phần nào bù đắp được chi phí phát hành liên quan. - Về thủ tục phát hành: khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo, cần nộp tiền ký quỹ, hoặc phong toả tài sản đảm bảo hoặc cầm cố sổ tiết kiệm với trị giá tối thiểu tương đương 100% hạn mức tín dụng. NHPH cần điều chỉnh lại mức độ phức tạp cao hay thấp của bộ hồ sơ cũng như thủ tục phát hành thẻ tùy theo đối tượng tham gia, ví dụ, với những cá nhân thu nhập cao và tài khoản lớn cần thủ tục phức tạp nhằm đem lại độ tin cậy và an toàn cao và ngược lại. Tất nhiên cần có mức tối thiểu để vẫn giữ được ưu việt của thẻ thông minh. - Về việc đa dạng chủng loại: hai giải pháp trên là khắc phục cho thẻ thông minh trong thanh toán, tuy nhiên, thẻ thông minh có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như vé xe bus, thẻ điện thoại, thẻ ra vào.. tới đây là CMND và nhiều loại khác nữa. Thì các TCPH cần thiết kế nhiều kiểu thẻ thông minh với cầu trúc đơn giản hơn thẻ thanh toán nhằm giảm chi phí phát hành giúp đưa thẻ thông minh phổ biến hơn nữa, bởi lẽ mỗi lĩnh vực sẽ cần mức độ bảo mật khác nhau. 3.2.Phát triển thị trường DN cấp thẻ đưa thẻ thông minh vào các thị trường mới Mặc dù các khách hàng tiềm năng tập trung tại những địa điểm kinh doanh thuận tiện và không có tính trung thành theo nhãn hiệu, nhưng việc dành phần thắng của các nhà phát hành thẻ nước ngoài trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng nội địa hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Hiện tại, theo các nhà phát hành thẻ, việc tiếp thị ngay tại nơi làm việc là cách thức phổ biến và dễ dàng nhất để thu hút được những khách hàng mới. Khách hàng thường đăng ký phát hành thẻ tín dụng khi ngân hàng tới tận chỗ làm việc của họ và giới thiệu về loại thẻ này. Không thể phủ nhận rằng các ngân hàng lớn có một lợi thế hơn hẳn trong hoạt động tiếp thị nhờ những mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các công ty tư nhân trên thị trường từ lâu nay. 3.3.Thâm nhập sâu vào thị trường Những nhà phát hành thẻ triển khai những chiến lược bằng những biện pháp marketing mạnh mẽ trên thị trường để tăng mức tieu thụ .Chẳng hạn như : Đơn giản hoá phương thức thanh toán,thủ tục thanh toán hay giảm chi phí phát hành thẻ Nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho hoạt động thanh toán, đảm bảo đường truyền và duy trì hoạt động của máy giút tiền, khắc phục tình trạng quá tải của các máy, những tranh chấp trong quá trình sử dụng thẻ, những sai sót kỹ thuật trong thực hiện lệnh của khách hàng và tình trạng nghẽn mạch do máy giút tiền gây ra, tăng cường an ninh, bảo mật, an toàn tài sản của khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, tăng cường sự tham gia của các đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán, nhất là dịch vụ thanh toán điện tử; ổn định nguồn điện cung cấp cho hệ thống thanh toán. Tiếp tục triển khai các Đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm sớm hoàn chỉnh hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng và triển khai Đề án chi tiết quyết toán tiền giao dịch chứng khoán tại Ngân hàng Nhà nước để kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống quyết toán chứng khoán; 3.4.Các dịch vụ cung ứng và sử dụng thẻ thông minh Ngày nay thẻ thông minh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì chúng có thể sử dụng kết hợp với các công nghệ khác như nhận dạng sinh trắc học, thuật toán mật mã, để cung cấp các ứng dụng có độ tin cậy và an toàn cao. Nhận dạng các loại giấy tờ: Các loại giấy tờ truyền thống để nhận dạng cá nhân như chứng minh thư, giấy phép lái xe, hộ chiếu/visa,... hiện nay được coi là có độ tin cậy thấp vì chúng dễ dàng bị làm giả. Đặc biệt với những công nghệ hiện đại như các máy photo màu, các máy in màu, máy quét ảnh màu chất lượng cao, thì có thể giả mạo các giấy tờ ở một trình độ rất tinh vi. Điều này làm cho việc kiểm tra các giấy tờ này ngày càng khó khăn. Thẻ thông minh có lẽ là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Những bức ảnh và các thông tin đã được in trên thẻ có thể được số hoá và lưu trữ trên thẻ. Bằng việc đặt ra các điều kiện tiếp cận và mật khẩu trên các tập tin, chỉ các cá nhân được phép hoặc cơ quan có thẩm quyền như các bộ ngành của Chính phủ mới được phép tiếp cận thông tin. Hơn thế nữa, cùng với công nghệ sinh trắc học, thông tin sinh trắc học về chủ thẻ có thể bị thay thế trên thẻ vì vậy thẻ thông minh có thể phối hợp cùng với máy quét ảnh sinh trắc để nhận dạng và phân loại đâu là chủ thẻ thực sự. Và khi sử dụng thẻ thông minh, thay bằng việc phải có một cán bộ kiểm tra các giấy tờ, thì một thiết bị chấp nhận thẻ sẽ đảm nhận việc này. Thiết bị này chứa mật mã và số PIN có thể giải mã các tập tin và gọi ra các thông tin về chủ thẻ để kiểm tra. Trong trường hợp sử dụng biện pháp sinh trắc học để nhận dạng, chủ thẻ sẽ bị hỏi một số chỉ số về cơ thể của mình, máy đọc sinh trắc học sẽ ghi lại các dữ liệu này và so sánh với các sữ liệu đã được ghi trong thẻ. Ngày nay, nhiều tổ chức hoặc Chính phủ ở nhiều nước khác nhau đang xem xét để đưa vào sử dụng loại thẻ này. Ví dụ nhiều hãng hàng không dự định sử dụng loại vé điện tử bằng việc sử dụng thẻ thông minh. Thẻ thông minh sẽ lưu giữ chi tiết về các chuyến bay của hành khách như tên hành khách, số ghế, số chuyến bay, hành lý,... Điều này giúp kiểm tra hành khách và nhạn dạng hành lý của hành khách trong trường hợp thất lạc hành lý. Quan trọng hơn hệ thống này có thể giúp nhận dạng bọn tội phạm và bọn khủng bố. Nhìn chung việc sử dụng thẻ thông minh như một loại giấy tờ tuỳ thân sẽ trở thành xu hướng được ưa chuộng trong tương lai, nó thay thẻ các loại giấy tờ truyền thống. Các thông tin lưu trữ trên thẻ về chủ thẻ sẽ ngày càng nhiều và ngày càng nhạy cảm. Do đó, hệ thống kiểm soát việc tiếp cận thẻ hiện nay dựa trên cơ sở việc nhập PIN có thể không đủ an toàn. Do vậy, hệ điều hành của thẻ có thể phải kết hợp với một số loại thuật toán nhận dạng để bảo vệ các tập tin cũng như toàn hệ thống. KẾT LUẬN Sự ra đời của thẻ thông minh với những ưu điểm nổi trội so với thẻ từ về tính bảo mật cao, lưu trữ được các thông tin quan trọng… từ đó ngăn ngừa việc làm giả và tội phạm thẻ đã tạo nên một bước phát triển mới trong thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung. Việc áp dụng thành công thẻ thông minh trong thanh toán đòi hỏi xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại bao gồm hệ thống phát hành thẻ, hệ thống chuyển mạch tài chính, hệ thống giao dịch đầu cuối ATM/POS, đây chính là tiền đề cho việc sử dụng tiền điện tử ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử và tiền điện tử còn lạc hậu, không đảm bảo tính an toàn nên mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử và sử dụng tiền điện tử còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tiền điện tử đã được triển khai thành công ở một số nước đặc biệt là Nhật Bản. Những lợi ích mà tiền điện tử đem lại cho người sử dụng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng đang hướng tới. Việc sử dụng tiền điện tử chính là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Qua bài đề án này, em hi vọng cô giáo và các bạn đã có một cái nhìn tổng quan về thẻ thông minh, tiền đề cho sự ra đời và phát triển của tiền điện tử cũng như xu thế tất yếu sử dụng thay thế tiền mặt trong hoạt động thanh toán. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thẻ thông minh cũng như tiềm năng sử dụng thẻ trên thị trường Việt Nam em cũng xin đưa ra một vài đề xuất để tăng cường hiệu quả sử dụng thẻ trong hoạt động thanh toán làm tiền đề cho việc sử dụng tiền điện tử trong tương lai. DANH MỤC THAM KHẢO 1. Một số tài liệu chuyên khảo thu thập được tại các ngân hàng như Vietcombank, ICB,VCB…. 2. Trang Web của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 3. Trang Web cổ phần B2B Việt Nam: www.card.ibu.vn. 4. Trang Web: www.google.com.vn 5. Trang Web của công ty cổ phần công nghệ thẻ Việt Nam: www.vietnam-card.com 6. Trang Web của công ty liên doanh thẻ thông minh MK: www.ecvina.com 7. Trang Web thông tin thương hiệu: www.lanbrand.com 8.Trang Web thẻ ngân hàng: www.thenganhang.com.vn 9. Trang Web báo điện tử Vietnamnet: www.vnn.vn 10. Trang Web báo điện tử Vietbao: www.vietbao.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25005.doc
Tài liệu liên quan