Đề tài Thị trường du lịch Asean và du lịch Việt Nam hội nhập du lịch các nước Asean và tác động của nó

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước ta đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động Du lịch khoa học thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội Đảng lần VIII hiện nay. Từ đường lối ấy và từ những giải pháp thích hợp, Du lịch Việt Nam đang chuyển mình , đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch đang là đòi hỏi khách quan trong đó có việc trang bị kiến thức về Du lịch . - Không ngừng tạo mới và đa dạng hoá sản phẩm Du lịch , dịch vụ và thị trường. - Xây dựng mối quan hệ và phối hợp giữa nhà nước và địa phương , các cơ sở , các cá nhân trong việc điều hành và vạch các kế hoạch phát triển Du lịch . - Đầu tư hơn nữa vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường . - Nâng cao nhận thức về Du lịch , đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn nữa

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường du lịch Asean và du lịch Việt Nam hội nhập du lịch các nước Asean và tác động của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp như, đáng kể là Singapore nước đứng đầu trong ASEAN và sau đó là Thái Lan, Malaisia và ngoài ra còn một số nước khác cũng đang là bạn hàng của Việt Nam. Có được sự thuận lợi này phải nói đến vai trò hậu thuẫn của ASEAN. ASEAN gần 40 năm trưởng thành và phát triển đã tạo được tiếng nói và uy tín trong hợp tác trên thế giới. Do đó Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển Du lịch nói riêng và ngành công nghiệp nói chung với các quốc gia trong khu vực và với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định chính sách, cũng như đảm bảo hoà bình, ổn định để thu hút đầu tư. Tuy luật đầu tư nước ta mới được ra đời năm 1987, nhưng nó luôn được bổ sung, sửa đổi. Bên cạnh đó là các biện pháp cụ thể đưa ra nhằm khuyến khích sự phát triển Du lịch và các nguồn kinh tế khác. "Chính sách thương mại của Việt Nam thực sự đã đóng góp một vai trò không thể thiếu trong giai đoạn toàn diện vừa qua. Các chính sách luôn được cải cách, biến chuỷen theo tự do hoá và hội nhập và phát triển kinh tế. 3.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi như vậy, trên con đường hội nhập vào ASEAN, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định. ASEAN 11 nước nhưng chia làm hai nhóm nước có trình độ phát triển khác nhau là ASEAN 6 (Singapore - Malaisia - Thái Lan - Philippin - Indonesia - Bruney) và ASEAN 5 (Việt Nam - Lào - Myanma - Campuchia). Phát triển kinh tế chậm hơn bây giờ mới đầu tư chú trọng phát triển. Nhưng so với khoảng cách thì Việt Nam cũng còn cách quá xa, vì thế việc cần làm ngay là nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này. Tuy nhiên con đường này còn rất chông gai bởi bên cạnh một số ưu thế nhất định chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, tồn tại mà không thể một sớm, một chiều giải quyết được. Khó khăn thứ hai của chúng ta là sự thiếu hệ thống các chính sách luật đầu tư, sự rườm rà trong các thủ tục hành chínhnhất là trong Du lịch sự suất nhập cảnh cho khách nước ngoài sang Việt Nam rất rườm rà, và khó khăn trong ngành dulịch và các ngành khác là thiếu những đội ngũ cán bộ có năng lực, những người có trình độ nhất là vốn ngoại ngữ khi hợp tác và hướng dẫn khách Du lịch với bên ngoài. Khi nền kinh tế mở thì nhu cầu giao lưu học hỏi là rất cần thiết đê tiếp thu thành tựu. Hơn thế, thế giới ngày càng đi gần đến hội nhập, toàn cầu hoá thì yêu cầu cao hơn nhất là cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành Du lịch. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng Du lịch rất lớn nhưng khi nhìn lại thực tế phát triển của Du lịch Việt Nam, chúng ta vẫn thấy có rất nhiều khó khăn còn tồn tại. Thứ nhất: Đất nước ta phải trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt, toàn Đảng, toàn dân dồn sức làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Sau chiến tranh, chung ta lại phải tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh do đó vốn đầu tư vào nghành Du lịch là hết sức nhỏ bé. Trong nhiều năm trước, số vốn ngân sách tập trung của Nhà nước đầu tư cho ngành Du lịch cùng với khấu hao cơ bản ưa phần lợi nhuận để lại hàng năm chưa đủ để được duy trì, tu dưỡng và chống xuống cấp khách sạn hiện có, do đó nền kinh tế Du lịch của ta nói chung phát triển còn chậm, có thẻ nói ngành Du lịch Việt Nam phát triển muộn về thời gian so với các nước khác. Trong khu vực tới 20 năm. Điều này được thể hiện qua một vài số liệu sau: Tổng số khách đến Đông Nam á 1996 1997 1998 1999 12.944 14.578 16534 18.669 Việt Nam Số lượng 74.30 75.3 121.0 197.6 Tỷ trọng 0.94 0.98 0.99 1.12 Thái Lan Số lượng 3818 4483 5231 6809 Tỷ trọng 35.75 37.69 39.11 38.85 Inđônêxia Số lượng 925 1160 1501 1726 Tỷ trọng 8.54 9.45 10.95 11.75 Bảng 15. Bảng so sánh khách Du lịch quốc tế vào Việt Nam với 2 nước trong vùng Đông Nam á dự án VIE 99/003 (đơn vị tính số lượng: 1000 người tỷ trọng 1000%). Từ bảng so sánh trên ta thấy rõ quả thực lượng khách quốc tế đến Việt Nam hết sức thấp kém cho đến tận năm 1995, con số khách Du lịch Việt Nam mới đạt 1,3 triệu( xấp sỉ con số của Thái Lan và Inđônêxia 20 năm về trước). Tổ chức Du lịch thế giới (OMT) có nhận xét ²vị trí của Việt Nam trong Du lịch của vùng vẩn chỉ mang tính chất tượng trưng thời kỳ 96 – 97” Thứ hai: Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch yếu kém cùng với sự thiếu đồng bộ của các nghành liên quan như giao thông, bưu điện, thông tin, văn hoá: Đã kiến doanh thu Du lịch Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Hơn thế nữa cho tới nay việc hợp tác quốc tế trong nghành Du lịch vẫn tập trung vào việc xây dựng khách sạn chứ không đồng bộ trong mọi Du lịch. Hiện nay mặc dù các khách sạn hiện đại, quy mô đáp ứng những đòi hỏi cao của khách Du lịch, thiếu những khu vui chơi giải chí mang đậm nét văn hoá Việt Nam. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du khách cũng còn rất kém, nhất là hệ thống, giao thông vận tải, thiếu những tuyến đường tốt dẫn đến những khu Du lịch...Đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, toàn diện, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu kinh doanh Du lịch có hiệu quả, văn minh. Hiện nay nhu cầu đào tạo mới, để nâng cao tay nghề là rất lớn song khả năng vẫn còn hạn chế Thứ ba: Đường lối chính sách phát triển Du lịch của chúng ta vẫn còn rất nhiều yếu kém như ta đã biết trong một số nước các chính, sách là nguồn lực, điều kiện cương quyết để phát triển Du lịch. Muốn Du lịch phát triển được phải có đường lối chính sách và hệ thống chính sách phát triểncủa Nhà Nước. Những năm qua, nhà nước ta đã và đang tích cực tìm ra những biện pháp để có thể nâng cao Du lịch Việt Nam lên ngang tầm với các nước trong khu vực trên thế giới. Bước đầu, chúng ta đã, có một số kế hoạch chi tiết và hợp lý. Vì thế việc khai thác kinh doanh Du lịch ở nhiều nơi còn mang tính địa phương mạnh ai nấy làm không biết phát triển các dịch vụ kèm theo, chính sự không thống nhất này dễ tạo nên nhiều ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến môi trường Du lịch. Các kiểu kinh doanh Du lịch tự phát, nhà hàng, khách sạn mọc lên bừa bãi ở khắp nơi đã và đang phá hoại nghiêm trọng cảnh quan thiên nhiên. Việc thương mại hoá Du lịch đang ngày càng tàn phá những nét truyền thống văn hoá cổ xưa. Ngay như ở Hà Nội một trung tâm văn hoá của đất nước, hỏi thử tìm đâu ra những làng hoa truyền thống cổ xưa, các làng hoa Vạn Phúc, Cống Vị kêt đều như bị xoá bỏ, bị ²teo tóp’’, sống dở chết dở như Ngọc Hà, Quảng Bá, Nhật Tân, Nghi Tâm...Các bãi biển thì ô nhiễm đục ngầu, rác vất bừa bãi...Đó là những khó khăn rất lớn khi ta mở cửa kinh doanh nghành Du lịch. Tuy vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, phức tạp như trên xong em tin rằng với tiềm năng phong phú cuả tài nguyên Du lịch Việt Nam.Với khả năng thông minh và nhậy bén với thời cơ mới , cùng với sự chỉ đạo, những đường lối ,chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước,chắc chăn chúng ta sẽ có được những giải pháp. tích cực để có thể phát triển nghành Du lịch Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3.3. Sự cần thiết phải phát triển Du lịch Việt Nam hội nhập với các nước Asean Ngày 28-7-1995,tại thủ đô Ban Đa Xê Ri Be Ga Van (Brunây )nơi diễn ra hội nghị bộ trưởng Ngoại Giao các nước Asean lần thứ 28 và ARF lần thứ hai ,Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của hiệp hội Asean . Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Asean , sự hội nhập của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Asean càng được thúc đẩy nhanh chóng , trong đó một mục tiêu là phải hội nhập Du lịch Việt Nam với Du lịch các nước Asean .Một khu vực đượcđánh giá là sôi động nhất hiện nay ,vậy “Hội nhập là gì”?Tại sao lại phải hội nhập ?Trước hết,hội nhập được hiểu là tham gia vào cùng hoạt động chung trong một tổ chức, lĩnh vực với một hay nhiều đối tượng nào đó .Giữa “hội nhập ”và “ hoà nhập ”đều mang ý nghĩa là chọn lọc hơn còn hội nhập mang một ý nghĩa rộng lớn và trong “hoà nhập ”thì đã bao hàm cả “hội nhập ”.Hội nhập Du lịch Việt Nam vào mạng lưới Du lịch Asean ở đây được hiểu là nghành Du lịch Việt Nam phải vươn lên ,phát triển kịp với trình độ chung của các nước trong hiệp hội ,tiếp thu những nét tích cực ,những bài học kinh nghiệm của các nước bạn nhưng đồng thời cũng phải khẳng định ,phát huy được bản sắc riêng của mình .Từ khi Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của hiệp hội ,việc “hội nhâp”đã trở thành một nhu cầu tất yếu .Nhìn tổng thể thế giới ngày nay đang trở thành một hệ thống mà tính lệ thuộc lẫn nhau rất nghiêm ngặt, kể cả các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, bất cứ một nước nào dù mạnh hay yếu dù giầu hay nghèo cũng không thể tự mình tồn tại và phát triển được nếu tách khỏi thế giới. Thời đại ngày nay,đóng cửa là tự giam mình trong nghèo khổ và lạc hậu,ý thức được điều này chúng ta thấy rằng xu hướng toàn cầu và khu vực hoá là một sự phát triển khách quan và tất yếu, là một nước nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới.Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế chung đó.Hơn nữa việc hội nhập Du lịch Việt Nam còn là một điều kiện thiết yếu để nước ta thực hiện đổi mới của mình. Việc hội nhập Du lịch các nước Asean mang lại cho ta nhiều cái lạ. Điều trước tiên cần phải kể đến là Du lịch Việt Nam sẽ học hỏi được những kinh nghiệm hay, tránh được những vấp váp mà các nước đi trước gặp phải.Nếu xét về hoàn cảnh tự nhiên thì ta tương đối giống bạn,về tài nguyên Du lịch thiên nhiên ta cũng không hề thua kém,mà xét về một mặt nào đó có khi ta còn trội hơn.Nước ta trải dài với hơn hàng nghìn Km bờ biển với nhiều phong cảnh tuyệt đẹp như Vịnh Hạ Long,Động Phong Nha,Chùa Hương...Từng được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy, tại sao trong năm 1995 số lượng du khách đến các nước bạn rất đông đảo (Malaixia 7,9 triệu, Thái Lan 6,95 triệu)...trong khi đó số lượng đến Việt Nam chỉ đạt được một con số khiêm tốn là(1,3 triệu).Để giải thích vấn đề này có rất nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn một nguyên nhân không thể bỏ qua được là chúng ta chưa biết khai thác nguồn tài nguyên Du lịch vốn đã rất giàu có và đa dạng rất nhiều người nước ngoài và bà con việt kiều mong có vịnh Hạ Long ,Bích Động ,Hương Sơn ,..có Bạch Đằng ,Củ Chi trên mặt đất , có biển ,có đảo ,có nhiều hoa quả ,lễ hội ,có các món ăn ngon ,lại có bản làng dân tộc như ở Hoà Bình ,Tây Nguyên ...Chỉ với một trong hàng trăm, hàng nghìn thứ ta có ,họ nhất định sẽ trở thành triệu phú trong vài ba năm, đó chính là thực tế mà ta phải thừa nhận .Với những bờ biển trải dài ,những bãi cát tuyệt đẹp và một bầu trời chứa chan ánh nắng ta hoàn toàn phát triển Du lịch theo công thức “3s”(sea –sand – sun)mà Inđônêsia ,Malaisia ...đã làm, với những danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời mà tạo hoá đã giành cho chúng ta như”nghành công nghiệp không ống khói ”, “hái ra tiền ”, “một con gà đẻ ra trứng vàng ”, xong nó vẫn những mặt hạn chế .Quả thự c vậy, tấm huy chương nào dù lấp lánh đến đâu vẫn có mặt trái của nó –nếu phát triển Du lịch ồ ạt ,không được quản lý ,không phù hợp với những chính sách đúng đắn, sẽ đem lại hậu quả khó lường .Thực tế đã chứng minh ,với phương thức tìm mọi cách lôi cuốn Du lịch ,những Sextour đã tàn phá xã hội Thái Lan bằng căn bệnh thế kỉ AIDS,làm lu mờ nền văn hóa đích thực của đất nước này,hay nạn tàn phá thiên nhiên môi trường ,nạn mại dâm cũng hoành hành ở Philippin .Những điều đó đã thực sự cung cấp cho ta kinh nghiệm quý báu về các lợi, hại trong các hình thức phát triển Du lịch . Trong xu hướng hội nhập Du lịch , với một xuất phát điểm thấp kém như nước ta hiên nay ( Được đánh gía là phát triển Du lịch chậm hơn 20 năm so với các nước bạn ) , ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn mà phát triển nghành Du lịch của mình , nhất là trong những lĩnh vực ta còn quá yếu kém như công tác quản lý , tổ chức kinh doanh Du lịch ,.... Về vấn đề này ta cũng được bạn thực sự quan tâm giúp đỡ . Năm 1995 , Thái Lan đã giúp đào tạo 4 cán bộ ngành Du lịch Việt Nam nâng cao nghiệp vụ về quản lý Du lịch và khách sạn trong vòng 3 tháng . Trong 3 năm 1995-1997 , cục xúc tiến Du lịch Singapore đã giúp tổ chức 45 cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam , của một số cơ sở Du lịch và một số doanh nghịêp về phát triển Du lịch , tiếp thị phát triển sản phẩm về Du lịch và quản lý , phát triển nguồn nhân lực Du lịch. Bạn cũng cử chuyên gia và giảng viên có kinh nghiệm sang Việt Nam bồi dưỡng hướng dẫn viên Du lịch . Tuy nhiên , phát triển Du lịch Việt Nam theo xu hướng hội nhập không có nghĩa là chỉ đi tìm kiếm sự giúp đỡ , mà trái lại hội nhập là sự tự khẳng định mình . Sự hội nhập Asean có được như thế là tạo thêm cho Du lịch Vịêt Nam những động lực và tư thế mới trong hợp tác quốc tế đa phương trong và ngoài Asean , hòa nhập vào trào lưu khu vực hoá trong lĩnh vực Du lịch đang phát trỉên ở cấp độ toàn cầu . Việc hội nhập tốt sẽ giúp cho Du lịch Việt Nam len vào được những thị trường mà đơn phương không đủ sức cạnh tranh , qua đó giúp cho Việt Nam có cơ hội tự khẳng định được mình trên thị trường Du lịch khu vực và trên thế giới. Việc hội nhập Du lịch với các nước Asean cùng những lợi thế ở trên giúp ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu thiết yếu này xong trên thực tế mọi việc lại không dễ dàng một chút nào . Cơ hội mới tạo cho ta những lợi thế xong cũng tạo ra vô vàn những thách thức mới mà điều quan trọng là ta phải tận dụng được những điều kiện thuận lợi cùng với việc chủ động khắc phục được những khó khăn vốn có để nắm bắt cơ hội , đồng thời có thể vượt qua được những thách thức đó . 3.4. Hội nhập Du lịch Vịêt Nam với các nước Asean Qua phân tích ở những phần trên chúng ta đã thấy được nhu cầu hội nhập Du lịch vào Asean là tất yếu, và khả năng hội nhập của chúng ta là hoàn toàn có thể,thời cơ mới cũng luôn tạo ra những thách thức mới :làm thế nào để hội nhập?và hội nhập như thế nào?để phần nào trả lời được câu hỏi đó. Dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp sau: 3.4.1:Làm thế nào để hội nhập? 3.4.1.1:Cơ sở hạ tầng-Vật chất kỹ thuật. ở vào vị thế của nước ta hiện nay, nói đến hội nhập Du lịch Việt Nam với các nước Asean , điều đó có nghĩa là chúng ta phải tạo một bước phát triển mạnh cho Du lịch Vịêt Nam , nâng nó lên một tầm cao mới . Trong vấn đề này kinh nghiệm các nước cho thấy , muốn phát triển Du lịch trước hết phải có cơ sở hạ tầng , ở nước ta hiện nay thì giao thông vận tải đang là một yếu tố nổi cộm . Thực trạng các tuyến đường giao thông ở nước ta rất xấu và nhỏ hẹp , các đường quốc lộ xuống cấp hết sức nghiêm trọng , do đó vấn đề trước mắt là cần phải cải tạo , xây dựng và nâng cao mạng lưới giao thông quốc gia xây dựng những con đường mới tới khu Du lịch . Thực tế , nước ta có rất nhiều khu Du lịch nổi tiếng như rừng Quốc Gia Cúc Phương , Ba Vì , Chùa Hương , thắng cảnh thiên nhiên Tam Cốc nhưng đều ở những vùng đồi núi , do vậy điều kiện đi lại ở đây đã khó khăn lại càng phức tạp hơn gấp bội . Để có thể thu hút được khách Du lịch nhất là khách nước ngoài , tới đây thì điều kiện đi lại phải là yếu tố hàng đầu cần được giải quyết lập tức . Cụ thể , các địa phương có các di tích lịch sử hay vùng Du lịch thì phải nên kế hoạch nâng cấp cải tạo các con đường cấp kinh phí , để tạo cho du khách đến thăm quan Du lịch cảm thấy yên tâm ,thoải mái và họ có mong muốn được đi lại tiếp lần sau . Đặc biệt , nhà nước cần quan tâm đến Du lịch , nhất là tạo mọi điều kiện để phát triển mạng lươí giao thông vận tải . Chỉ có Nhà Nước mới có thể quyết định trong hàng hoá công cộng này . Đồng thời chúng ta có thể tăng cường thêm các lộ trình giao thông mới. nhất là các tuyến đường bay quốc tế đến và rời Việt Nam mà trước mặt là ưu tiên cho các khu Du lịch quan trọng như Hà Nội , Đà Nẵng , Đà Lạt , Thành phố Hồ Chí Minh , tăng thêm các chuyến bay nội địa , cải tạo nâng cấp được cơ sở hạ tầng vật chất của ngành Du lịch vì một lĩnh vực không thể bỏ qua được là hệ thống các khách sạn ở Vịêt Nam còn ở trình độ thấp cả nước hiện nay có gần 60.000 luồng khách sạn, một số điểm cơ sở vui chơi giải trí cùng với khoảng 15 vạn lao động sống , với xu thế hiện nay khi mà khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông thì ta chưa đủ điều kiện để đáp ứng những nhu câu ngày càng cao của họ , Chúng ta trước mắt phải phấn đấu để xây dựng nhiều buồng khach sạn trong đó phải tập trung vốn đầu tư cho những khu vực phát triển Du lịch . Điều cốt yếu hiện nay là phải ngăn chặn tình trạng xây dựng bừa bãi , lẻ tẻ , mà nên tập trung ưu tiên ở 3 vùng trọng điểm : Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các vùng phụ cận . Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu và các vùng phụ cận khác như Đà Lạt – Nha Trang. Khi xây dựng hệ thống nhà hàng khách sạn nhất thiết phải phân hạng để tiến hành đầu tư cho các khu phục vụ ăn uống sinh hoạt , vui chơi giải trí phù hợp với thứ hạng để nhằm phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách Du lịch khác nhau . Không chỉ có vậy , ở một số nơi ta cũng cần phải xây dựng bổ sung cao cấp như sân golf, casino theo tiêu chuẩn quốc tế , gắn liền với thu hút đầu tư , tạo nên những khu vực trọng điểm thu hút ngoại tệ , đó là các khu vực Đồ Sơn. Hạ Long , Vũng Tàu , Đà Lạt , Thành phố Hồ Chí Minh. 3.4.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và hướng dẫn viên Du lịch . Lực lượng này của chúng ta hiện nay ở trình độ thấp kém , có nhiều người chưa hề qua đào tạo cơ bản . Theo như lời ông đại sứ quán Inđônêxia – DJAFAR. H. ASSEGAFF – cho rằng “ Một trong những vấn đề Việt Nam phải chú trọng là cần có một đội ngũ những người chuyên nghiệp làm việc trong ngành Du lịch như là hướng dẫn viên Du lịch và dịch vụ khách sạn chuyên nghiệp ”. Thực tế đúng là như vậy , ở nhiều danh lam thắng cảnh , tụ điểm Du lịch , ta chưa hề có các hướng dẫn viên Du lịch cho du khách trong cũng như ngoài nước như ở Chùa Hương , rừng Quốc Gia Cúc Phương , Hoa Lư ...ở một số nơi nếu có thì hầu hết là “lực lượng địa phương” khả năng ngoại ngữ yếu, ít hiểu biết nhất là không hề có nghiệp vụ Du lịch . Chính điều đó đã tác động rất nhiều đến sự phát triển Du lịch ở nước ta. Do vậy, vấn đề thiết yếu là cần phải gấp rút đào tạo , nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ này , có vậy thì mới có khả năng thu hút được nhiều hơn lượng khách Du lịch ở nước ta. Vì thông qua hướng dẫn viên , khách Du lịch có thêm điều kiện để hiểu biết về Di tích Lịch sử hay vùng Du lịch mà họ hay đặt chân đến và sẽ nảy sinh trong họ một sự kính trọng đối với dân tộc ta . Hiện nay , hệ thống đào tạo hướng dẫn viên Du lịch ở nước ta đã có nhưng còn rất mỏng , số lượng đào tạo còn ít , mới chỉ được đào tạo chính quy trong 2 trườnglà Đại học Văn Hoá và khoa Du lịch Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và các một số trường khác như Đại học Dân Lập Đông Đô, Đại học Mở ... Vì vậy , Tổng Cục Du lịch nên xây dựng những cơ sở đào taọ hướng dẫn viên Du lịch một cách chính quy , cung cấp những kiến thức về lịch sử , văn hóa.... của Việt Nam . Thêm vào đó học viên phải có tầm hiểu biết về thế giới bên ngoài một cách sâu rộng và phải có lương tâm nghề nghiệp. Đồng thời, chỉ những hướng dẫn viên Du lịch được cấp bằng tốt nghiệp mới được đi làm việc và sau một thời gian họ phải được kiểm tra lại trình độ. Trên thực tế, thị trường khách Du lịch ở nước ta rất phong phú , bao gồm cả khách Du lịch trong nước và cả Việt kiều .... cho nên , hướng dẫn viên Du lịch cũng phải được đào tạo phù hợp với từng đối tượng du khách . Đối với khách trong nước đòi hỏi trình độ của người hướng dẫn viên không khắt khe bằng khách Du lịch nước ngoài cũng như Việt kiều , tuy nhiên không vì thế mà coi nhẹ du khách trong nước . Những hướng dẫn viên chưa có giấy chứng nhận hay bằng cấp thì cần mạnh dạn dẹp bỏ , tránh tình trạng làm mất lòng khách Du lịch như hiện nay . Mặt khác, ngành Du lịch cần có những biện pháp cứng rắn để lập lại sự thống nhất từ trên xuống nhằm kinh doanh và phát triển Du lịch một cách đồng bộ , chính quy , hiện đại trong tất cả các điểm các vùng Du lịch . 3.4.1.3. Phát triển các ngành kinh tế phục vụ Du lịch . Giữa kinh tế và Du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, chúng là nhân quả của nhau. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho Du lịch phát triển, mạnh kéo theo sự phát triển của các ngành Du lịch khác như dịch vụ khách sạn , dịch vụ thương nghiệp và kích thích nội, ngoại, thương phát triển. Những mặt hàng lưu niệm , đồ trang sức, quần áo, dụng cụ thể thao ... đang là những món hàng hấp dẫn đối với khách Du lịch. ở Hồng Kông, dịch vụ thương nghiệp đã phục vụ cho Du lịch phát triển vượt bậc, trong tổng số thu ngoại tệ cua khách có tới 55% là để mua hàng còn tạm trú và ở là 30% . ở Singapore tiền chi tiêu mua hàng là 60% trong hiệp hội Asean hầu hết các nươc bạn đều đã biết gắn kết Du lịch với các sản phẩm độc đáo của mình . Năm 1990 của Thái Lan vừa là năm Du lịch vừa là năm “thủ công mỹ nghệ” tạo một nguồn rất quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ phát triển . Inđônêxia thì gắn Du lịch của họ với hàng mây tre đan và những bộ quần áo bằng vải Batik đặc sắc . Còn ở ta nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng , trạm khảm Thạch Thất ... Điều quan trọng là chúng ta phải hướng sự phát triển này vào cho Du lịch . Trước mắt cần phải đầu tư mở rộng , giới thiệu những mặt hàng truyền thống đặc sắc của từng địa phương , kết hợp với các tour Du lịch cho khách trở thành các đồ lưu niệm đặc sắc cho những chuyến đi. Chẳng hạn như khi đi đến những vùng biển, du khách phải mang những sản phẩm từ đồ biển, trai biển, san hô...mang đậm bản sắc của từng địa phương. Khách đi lên trung du miền núi thì phải có sản phẩm của núi rừng như những giỏ phong lan khoe sắc những tác phẩm từ những hình thù kích thích trí tưởng tượng của mọi người...khi họ đến miền Bắc, Trung, Nam thì họ phải được thưởng thức những món ăn đặc sắc, mang đậm bản sắc riêng của từng vùng. Để có được điều này, từng địa phương, từng vùng phải đầu tư sản xuất hợp lý , có quy mô,với những người thợ có tay nghề cao và có lòng yêu nghề. Đặc biệt, nếu tạo ra được những sản phẩm đẹp, cả về hình thức lẫn chất lượng, lại mang đậm tính chất kỉ niệm, thi người mua sẽ thích thú và chấp nhận với bất kì giá nào. 3.4.1.4 : Phải tạo ra được những sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh. Những sản phẩm Du lịch ở đây được hiểu là toàn bộ các dịch vụ đồng bộ dịch vụ phục vụ cho Du lịch như công an, hải quan, vận tải, lữ hành và các dịch vụ lưu trú, sinh hoạt, vui chơi, giải trí....Sản phẩm Du lịch có thể là một tour, mạng lưới khách sạn, nhà nghỉ, cần phải thấy rằng trong thời gian vừa qua, uy tín, sản phẩm của Du lịch Việt Nam đã trở nên quá xấu, đối với toàn thể các nhà kinh doanh Châu Âu, Bắc mỹ và Nhật bản. Chính vì thế để có thể phát triển hội nhập Du lịch với khu vực, chúng ta phải tạo ra được những sản phẩm đặc trưngmang bản sắc riêng thì mới có thể dành được ưu thế và đứng vững được. Theo tôi chúng ta hoàn toàn có thể toạ được loại sản phẩm Du lịch này dựa trên những lợi thế của đất nước ta. Để thấy được đất nước ta có nhiều di tích chiến tranh oai hùng, có rất nhiều khách quốc tế từng là chiến binh và ngưỡng mộ Việt Nam rất muốn đến thăm quan , loại khách này thường chỉ đến một lần. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng những tour Du lịch tới các chiến trường xưa, vừa thu được ngoại tệ vừa có thể cho họ thấy được quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm Du lịch của chúng ta hiện nay là cần phải đảm bảo an toàn cho khách Du lịch quốc tế. Đay là một vấn đề ma rất nhiều người phàn làn. Hiện nay chúng ta mới chỉ có lực lượng cảnh sát Du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, còn ở nơi khác chưa hề có. Đây thực sự là một sức ép căng thẳng đối với khách Du lịch nước ngoài. Đó là vấn đề mà chúng ta cần cấp bách giải quyết. Để hoàn thiện được sản phẩm Du lịch, một yếu tố không thể thiếu được là chúng ta phải đơn giản hoá những thử tục rườm rà, nhất là thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài. Cuối tháng sáu năm 1996 Việt Nam tuyên bố nới lỏng và đi đến xoá bỏ thị thực nhập cảnh cho du khách rất tiềm năng của nứơc ta( khoảng 30% tổng số khách Du lịch vào Việt Nam ) khâu cuối cùng cho sản phẩm Du lịch là ta phải tiến hành quảng cáo, tiếp thị, đây là một nước rất quan trọng. Trên thực tế cả ba nước phát triển Du lịch nhất thì Asean đều bỏ ra mỗi năm 40 đến 50 triệu USD cho việc này. 3. 4. 1. 5 : Mở rộng các hình thức kinh doanh Du lịch, xây dựng mối quan hệ hợp tác rông rãi với các nước trện thế giới. Trong lĩnh vực kinh doanh Du lịch hiện nay , nên khuyến khích tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ quản lý của nhà nước . Khuyến khích các đối tác ngoài nhà nước đầu tư kinh doanh Du lịch . Tiến hành mở rộng hợp tác quốc tế , nhất là với các nước trong khu vực để có thể tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của bạn . Hơn thế nữa , để có thể hội nhập Du lịch với Asean ta cần phải liên kết chặt chẽ với bạn trong Du lịch để có thể thu hút lượng khách nước ngoài vào Việt Nam là cao nhất , đặc biệt là trong việc nối tour Du lịch . Trên thực tế số lượng khách Du lịch đến Asean năm 1994 không chỉ muốn dừng lại ở 6 nước thành viên , mà muốn kéo dài lộ trình sang các nước lân cận . Việt Nam là điểm Du lịch lý tưởng để nối tour Du lịch đường bộ với Thái Lan , đường không đường biển với các nước khác của Asean . Nếu tổ chức nối tua tốt bảo đảm tính liên hoàn sẽ có lợi cho cả 7 thành viên cùng phối hợp xúc tiến tiếp thị khai thác khách , sử dụng tài nguyên có hiệu quả và hợp lý hơn . Nối tour tốt , chỉ cần 20% khách đến Singapore sang nước ta thì Du lịch ta đã có thêm 1 triệu khách và có 42,17% tổng lượng khách Du lịch quốc tế mà 6 nước đón trong năm 1994 ( khoảng trên 10 triệu ) là công dân của họ đi lại lẫn nhau , đây là một thị trường không thể xem nhẹ . Xu hướng hội nhập Du lịch Việt Nam với các nước Asean đã được đặt ra như một vấn đề tất yếu xong ngành Du lịch Việt Nam sẽ phát triển như thế nào sau khi hội nhập ? đó thực sự là một câu hỏi không đơn giản . 3.4.2. Xu hướng phát triển Du lịch Việt Nam sau khi hội nhập . Qua việc phân tích khả năng của Việt nam trong việc hoà nhập vào thị trường Du lịch Đông Nam á và thực trạng đặc điểm của Du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay về các tài nguyên Du lịch : tài nguyên thiên nhiên , lịch sử văn hoá , xã hội , cơ sở vật chất của ngành Du lịch ..., ngành Du lịch Việt Nam cần xác định những bước đi đúng đắn trong giai đoạn tương lai tiếp theo , nhằm phát triển Du lịch và hoà nhập với các nước trong khu vực xác định những chính sách trong bản thân ngành Du lịch cùng các chính sách của nhà nước. Do đó , quá trình xây dựng ngành Du lịch Việt nam phải nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nghỉ ngơi và Du lịch , tri thức và nhân cách của nhân dân , góp phần đáng kể vaò việc đa dạng hoá sản phẩm xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động nâng cao tỷ trọng của Du lịch trong tổng sản phẩm xã hội bằng chính uy tín của sản phẩm Vệt Nam trên thị trường Du lịch khu vực và thế giới . Với mục tiêu vào năm 2004 Việt Nam sẽ đón tiếp và phục vụ từ 4,5-5,8 triệu lượt khách Du lịch quốc tế và đến 2010 sẽ là 9 triệu lượt khách Du lịch quốc tế và số khách Du lịch nội địa là 15 triệu lượt vào năm 2004 và 25 triệu lượt vào năm 2010. Để thực hiện được những mục tiêu âý, Việt Nam phải nỗ lực rất lớn , dự kiến với lượng khách ấy doanh thu từ Du lịch quốc tế sẽ đạt 2,9 tỷ USD vào năm 2004 và 11,8 tỷ USD vào 2010 . Đó là con số có ý nghĩa khẳng định thế mạnh trong tương lai . Du lịch Việt Nam sẽ trở thành một ngàng kinh tế mũi nhọn với dự đoán tăng khoảng 5 lần khách và 10 lần doanh thu so với năm 1990 , đạt trình độ về khoa học công nghệ quản lý như các nước có công nghiệp Du lịch phát triển ở khu vực Đông Nam á . Vì vậy trong lĩnh vực kinh doanh Du lịch cần phải xoá bỏ sự bao cấp của nhà nước , nâng cao hơn nữa quyền tự chủ của doanh nghiệp . Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh doanh trên cơ sở pháp luật và các chính sách của nhà nước , của ngành , khuyến khích tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh trong Du lịch . Cần mở cửa để đưa Du lịch Việt nam từng bước hoà nhập dần vào Du lịch vùng và Du lịch quốc tế . Ưu tiên nhanh chóng phát triển Du lịch quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh Du lịch trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm và phải bảo đảm các yêu cầu xã hội. Chính sách kinh doanh Du lịch và hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh Du lịch phải đồng bộ, có khả năng thực thi và thống nhất , bảo đảm sự quản lý thống nhất của nhà nước và tính chủ đạo của kinh tế nhà nước . Hơn nữa, chính phủ cần có các chính sách đói ngoại ổn định, mềm dẻo, cởi mở đối với tất cả các nước láng giềng và các nước trong khu vực, phải tạo ra cac sản phẩm Du lịch đa dạng phù hợp với các nhu cầu của du khách và khả năng tài chính thanh toán lớn những việc này được thể hiện đồng bộ từ khi khách vào cho tới khách ra,từ lưu hành, vận chuyểnđén lưu trú từ con người tới cơ sở vật chất kỹ thuật, từ cán bộ quản lý đến các nhân viên ở khách sản, nhà hàng, từ quảng cáo đến dịch vụ.... Có thể nói, với xu hướng phát triển Du lịch Việt Nam như vậy thì việc hội nhập Du lịch Việt Nam với các nước ASEAN là một điều tất yếu và hoàn toàn có thể. Tuy nhiên với việc tạo ra thị trường mới đầy khả năng tiềm tàng thì việc hội nhập Du lịch Việt Nam với các nước ASEAN cũng tạo ra cho chúng ta vô vàn những (gai góc ) mới. Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình phát triển Du lịch đang tồn tại như Du lịch văn hoá, Du lịch sinh thái và Du lịch tình dục loại này nước ta cấm vì nó là hiểm hoạ của đại dịch AIDS và vì nó trái với truyền thống văn hoá của dân tộc ta, song theo tôi nghĩ, dù có chọn mô hình phát triển Du lịch nào thì điểm cốt yếu của Du lịch nước ta là phải xuất phát từ cơ sở truyền thống văn hoá, lấy văn hoá làm chỗ dựa để phát triển Du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên Du lịch của đất nước. Nước ta gồm 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp các miền đất nước. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng vô cùng độc đáo gắn liền với địa phương nơi họ sinh sống. Thiết nghĩ đây cũng là nguồn “ tài nguyên Du lịch ” hết sức quan trọng mà chúng ta nên cần phải khai thác . Một điều mà ta cần lưu ý là đối với khách Du lịch , mục đích của họ cho chuyến viếng thăm , tham quan lữ hành không phải là hưởng thụ những giá trị độc đáo về văn hoá , tinh thần . Hơn thế nữa, những gì hấp dẫn họ nhất luôn là một cái gì đó có khi lại hết sức nhỏ bé, đơn giản, mộc mạc Do đó, chúng ta cần mạnh, dân khai thác và phát huy những làng nghề truyền thống , những lễ hội cổ truyền mang đậm đà bản sắc quê hương xa hơi nữa , ta có thể đưa nền văn hoá dân gian vào Du lịch đã thu hút khách quốc tế.Đây thực sự là một cơ hội tốt cho việc giới thiệu bản sắc dân tộc Việt Nam với bạn bè trên thế giới , giúp cho họ vốn kiến thức , tri thức phong phú về dân tộc Việt Nam ,đồng thời đây cũng là một dịp để ta có thể tự khẳng định mình trong nền văn hoá thế giới . Tuy nhiên, để giữ vững được với các nước asean thì Việt Nam sau khi hội nhập các nước ASEAN là một điều không thể dễ đối với nước ta trong trong thời mở cửa. Bởi vì cùng với sự mở cửa về kinh tế,đã không ít những nước hạ thấp mình, làm suy đồi nếp nếp sồng văn hoá của dân tộc mình. Chẳng hạn như Thái Lan, với những chương trình Du lịch tình dục (sextour) nhằm thu hút khách Du lịch vào nước mình, Thái Lan hiện đang phải chịu những hậu quả nặng lề là, hiểm hoạ AIDS đang hoành hành khắp đất nước này. Với chúng ta rút kinh nghiệm các nước đi trước liệu chúng ta khi “hoà nhập” có bị hoà tan hay không đây? Muốn vậy khi hiệp hội các nước ASEAN ,một mặt chúng ta nên tôn trọng những nét văn hoá Du lịch độc đáo của các nước bạn ,nhưng có nghĩa là chúng ta phô chương hay hấp thụ một cách toàn diện những nền văn hoà ngoại lai ,mặt khác chúng ta không quên giữ gìn bản sắc dân tộc của mình, đó là những nét độc đáo,đặc trưng của cộng đồng người Việt Hiện nay có không ít những hiện tượng văn hoá dân tộc bị xâm phạm và mai một dẫu biết rằng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ,để thúc đẩy sự phát triển Du lịch thì một hệ thống các nhà hàng, khách sạn cũng cần được nâng cấp, cải tạo và hiện đại hoá nhưng không phải vì thế các nhà hàng, khách sạn đua nhau mọc nên như nấm ,không có tổ chưc ở khắp nơi làm mất đi nét duyên dáng, cổ xưa của cảnh quan Du lịch,(Hồ Tây,Hồ Gươm) làm mai một nhiều di tích lịch sử nhà nước xếp hạng .Thêm vào đó ,do sự mở cửa Du lịch “thông thoáng”giữa các thành viên trong hiệp hội các nước ASEAN, sự xâm nhập của nền văn hoá ngoại lai, những băng hình kích động bạo lực, tình dục kéo theo những hoạt động văn hoá không lành mạnh khác như :cờ bạc ,ma tuý ,mại dâm ,trộm cướp ...Sẽ tràn vào đất nước nếu như chúng ta không có những chính sách chặt chẽ để hạn chế và ngăn chặn sự xâm nhập này .Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm giảm sự xâm nhập này . Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm giảm sự thu hút , giảm tính độc đáo của nền văn hoá Việt Nam vốn đậm đà bản sắc dân tộc mà ta cần đặc biệt quan tâm chú ý. Bởi vì, những hoạt động văn hoá không lành mạnh này có tác động rất lớn những nét sinh hoạt hoá lành mạnh ở nước ta. Một ví dụ nhỏ như phiên chợ tình Sapa –vốn là những nét văn hoá của một số đồng bào dân tộc ít người ở miền núi ở nước ta như người Dao ...Mà giờ đây đền phiên chợ tình này còn có vô số những kẻ tóc vàng mằt xanh ,cũng cho ta tháy sự ảnh hưởng của nền văn hoá dân tộc nước nhà . Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay là thế nào để bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc cùng với việc mở cửa ngành Du lịch nước ta .Theo em trong nền văn hoá của các nước bạn ,chúng ta cần phải khôi phục lại và bảo tồn những nét đẹp văn hoá dân tộc để nó thực sự trở thành một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành Du lịch nước ta. Đối với Việt Nam một quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng ,với ncác nước láng giềng trong khu vực Đông Nam á ,đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước những kinh nghiệm thành công của các nước Asean có ý nghĩa thiết thực. Du lịch Việt Nam phát triển là tại Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra là”Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”. Sự phát triển Du lịch các nước Asean và Việt Nam sau khi hội nhập có ảnh hưởng rất nhiều vì không ít nước nhìn thấy điều kiện thuận lợi của Việt nam phát triển, khắc phục những điểm yếu phát huy những điểm mạnh. Đó chính là góp phần mở rộng cánh cửa làm ăn với bên ngoài. Tuy nhiên sức hấp dẫnvà sự quan tâm của các nước Asean đối với Việt Nam là nguồn tài nguyên phong phú. Hầu như chưa được khai thác bao nhiêu, Việt Nam có tài nguyên Du lịch phong phú chúng ta có nguồn lao động cần cù thông minh và giá rẻ, chính sách mở cửa công nghiệp hoá, tập trung vào ngành mới hiện đại, như Du lịch là một nghành mới và nó giải quyết công ăn việc làm cho số đông người chưa có tay nghề cao. Nên vậy thị trường Du lịch Việt Nam còn mới mẻ và hấp dẫn cộng với tài nguyên Du lịch phong phú đa dạng. Du lịch Việt Nam có thể hoà nhập với Du lịch các nước Asean đầ tư hợp tác hai bên cùng có lợi.Đối với Du lịch Việt Nam đây cũng là cơ hội để đưa nền kinh tế Việt Nam dần dần tiếp cận và hoà nhập với nền kinh tế các nước Asean đi vào thị trường thế giới rồi đây sẽ đến lúc Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều và thu hút Du lịch nước ngoài vào Việt Nam để tăng tiền tệ cho Việt Nam và khoảng cách về độ tăng trưởng, về tổng sản phẩm quốc dân, cũng như thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước sẽ rút ngắn lại gần hơn. Du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn và mang ý nghĩa về an ninh khu vực, Du lịch Việt Nam phát triển là nhờ có sự hoà nhập của Du lịch các nước Asean, có thể thấy rằng quan hệ Việt Nam Asean ngày nay cũng như quan hệ giữa Việt Nam với từng nước Asean là rất tốt . Đầu tiên Du lịch Việt Nam phát triển là Tổng cục Du lịch Việt Nam đầu tiên ra đời là năm 1960. Do chính sách mở cửa của Nhà Nước ta đã ban hành một số chính sách khuyến khích Du lịch vào thăm quan Việt Nam .Việc xuất nhập cảnh cho khách Du lịch thuận lợi ,đơn giản hơn nhiều so với trước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh xây dựng khách sạn và lĩnh vực dịch vụ khác ngành Du lịch Việt Nam bước đầu đã khởi sắc, phát triển và nhờ có sự hội nhập của các nướcAsean phát triển trong giai đoạn này là Năm 1990 đón khách Du lịch nước ngoài là : 250.000 người Năm 1991 đón khách Du lịch nước ngoài là: 320.000 người Năm1992 đón khách Du lịch nước ngoài là: 402.425 người Năm 1995 đón khách Du lịch nước ngoài là : 500.000 người Năm 1999đón khách Du lịch nước ngoài là : 100.000 người Năm 2000đón khách Du lịch nước ngoài là : 1.110.000 người Năm 2004 đón khàch Du lịch nước ngoài tăng vọt lên là khoảng 11.150.000 nghìn người là do Việt Nam đăng cai Seagame lễ vận hội thể thao nhất Đông Nam á và có nhiều khách nước ngoài đã đến thăm và cổ vũ cho các đội của mình và Việt Nam, cũng gặt hái được nhiều thành công và nhân dịp đó Việt Nam đã giới thiệu và truyền bá Du lịch nước cho khách nước ngoài .Đây là cơ hội tốt đề Du lịch Việt Nam phát triển hơn nữa và đây cũng là dịp Du lịch Việt Nam thắt chắt mối quan hệ đoàn kết giữa các nước Asean hơn nữa . CHƯƠNG 4 Một số giải pháp và kiến nghị để Du lịch việt nam hội nhập Du lịch các nước asean 4.1: Những nguyên nhân chính để phát triển Du lịch Việt Nam - Việt nam sớm có nhận thức đúng đắn về sự phát triển của Du lịch và ưu tiên phát triển Du lịch - Tính năng động và sáng tạo trong hoạt động và phát triển Du lịch phù hợp dựa trên nền tảng tận dụng và phát huy cao độ các tiềm năng Du lịch phát triển rộng khắp mọi miền đất nước . Việt Nam đã tới 5 điểm được Unessco công nhận là di sản thế giới như: Huế ,Phố cổ Hội An , Vịnh Hạ Long ,Mỹ Sơn,Động Phong Nha trong đó có 2 di sản thiên nhiên thế giới và 3 di sản văn hoá thế giới và Việt Nam còn đang trình lên nhiều dự án công nhận nhiều điểm Du lịch là di sản thế giới như khu Du lịch Hương Sơn Tích...một di sản Quốc Gia được công nhân, tôn vinh ,là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa .Tầm vóc giá trị được nâng cao ,đặt nó trong mối quan hệ có tính toàn cằu .Các giá trị văn hoá ,thảm mĩ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị, vượt khỏi phạm vi một nước .Khả năng thu hút khách Du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều và những kế kế hoạch phát triển phù hợp trong từng giai đoạn , luôn tạo mới vàđa dạng hóa sản phẩm Du lịch và dịch vụ và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ , thu hút khách Du lịch - Phát huy và tập trung được nguồn vốn trong và ngoài nước của khu vực công cộng và tư nhân để phát triển Du lịch - Tiếp cận thị trường có hiệu quả .Biết tranh thủ thị trường khách Du lịch nhất là thị trường khách Du lịch quốc tế . - Việt Nam có đội ngũ cán bộ ,nhân viên dôi dào ... 4.2. Những giải pháp để Du lịch Việt Nam hội nhập với Du lịch với các nước Asean . - Chúng ta cần có một giải pháp trước mắt cho vấn đề này là chúng ta có ngay những phương án quy hoạch tổng thể cho việc giữa gìn và phát huy bản sắc dân tộc .Cụ thể ở từng vùng ,ta nên có những tour Du lịch mà qua đó ta có thể giới thiệu cho du khách biết về nền văn minh cộng đồng các dân tộc như: Thái .Mường,Dao... Về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta trên khắp chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam . Mở rộng hơn ở tầm Quốc Gia .Nhà nước phải thực hiện những chính sách nhằm chấn chỉnh những hiện tượng tiêu cực ,xóa bỏ những tệ nạn xã hội đang dần tiến đến bầu văn hoá lành mạnh của đất nước để ngành Du lịch của ta trong tương lai có thể thực hiện nối tour với các nước thành viên trong hiệp hội các nước Asean và với các nước trong khu vực cho du khách trong và ngoài nước với một bầu không khí hoà bình , hữu nghị và bảo đảm an ninh quốc phòng giữa các nước với nhau . - Những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của Du lịch Việt Nam đang được đặt ra vừa cấp thiết, vừa lâu dài nhằm cụ thể hoá đường lồi của Đảng được đề ra trong đại Hội VIII là ; “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể Việt Nam tương xứng với tiềm năng Du lịch của đất nước theo hướng Du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và điểm Du lịch hấp dẫn về văn hóa ,di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh Du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu Du lịch tập trung, ở các loại khác nhau, đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước vào khách sạn. Cổ phần hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo nâng cấp , liên doanh với nước ngoài , xây dựng các khu Du lịch và các khách sạn lớn , chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn . Chuyển các nhà nghỉ nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và Du lịch ”. Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước ta đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động Du lịch khoa học thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội Đảng lần VIII hiện nay. Từ đường lối ấy và từ những giải pháp thích hợp, Du lịch Việt Nam đang chuyển mình , đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch đang là đòi hỏi khách quan trong đó có việc trang bị kiến thức về Du lịch . - Không ngừng tạo mới và đa dạng hoá sản phẩm Du lịch , dịch vụ và thị trường. - Xây dựng mối quan hệ và phối hợp giữa nhà nước và địa phương , các cơ sở , các cá nhân trong việc điều hành và vạch các kế hoạch phát triển Du lịch . - Đầu tư hơn nữa vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường . - Nâng cao nhận thức về Du lịch , đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn nữa - Tập trung hơn nữa vào việc tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo Du lịch . - Đẩy mạnh hơn nữa với các tổ chức quốc tế , phối hợp với các quốc gia láng giềng và khu vực về phát triển Du lịch . Như vậy còn rất nhiều giải pháp khác để nâng cao phát triển Du lịch. Tôi chỉ đưa ra một số giải pháp trên để nhằm phát triển Du lịch Việt Nam sánh được với các nước trong khu vực và trên thế giới . Trong tương lai , ta cần chú trọng đầu tư tốt hơn cho văn hoá , giáo dục để mở rộng tầm nhìn cho người dân , tạo đà phát triển nền văn hoá Du lịch với những nét riêng của dân tộc Việt Nam sánh vai với các nước có nền kinh tế Du lịch phát triển trên đà hội nhập Du lịch Việt Nam với Du lịch các nước Asean . 4.3. Một số kiến nghị để Du lịchViệt Nam hội nhập với Du lịch các nước Asean . Để phát triển Du lịch có hiệu quả Việt Nam cần phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc phát triển Du lịch . - Không ngừng tạo ra và đa dạng hoá sản phẩm Du lịch , dịch vụ . - Phối hợp và phân phối giữa nhà nước và địa phương trong việc điều hành các kế hoạch phát triển Du lịch . - Đầu tư vào việc giữ gìn và bảo vệ , khai thác nguồn tài nguyên Du lịch. - Nâng cao nhận thức về Du lịch , đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn . - Tập trung hơn nữa vào việc tiếp thị, quảng cáo Du lịch . Em hy vọng những giải pháp và kiến nghị đưa ra là những kết quả mà kết quả báo cáo đạt được sẽ là một đóng góp nhỏ trong việc nghiên cứu Việt Nam hội nhập các nước Asean. Kết luận Du lịch đã và đang là một ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới . Nó là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân , góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế. Vì thế Chính phủ các nước nếu biết khai thác tiềm năng Du lịch và chú trọng đầu tư cho Du lịch thì hiệu quả kinh tế chính trị xã hội mà Du lịch mang lại cho đất nước là vô cùng to lớn . Việt Nam là một nước nằn trong khu vực Đông Nam á có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Du lịch như tài nguyên thiên nhiên về Du lịch , lịch sử văn hoá của dân tộc ...Do đó muốn đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì cần thiết phải phát triển một nền kinh tế Du lịch vững chắc , tạo tiền đề cho những ngành khác phát triển theo nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Bên cạnh đó Việt Nam cần thiết phải hoa nhập vào sự phát triển Du lịch của các nước trong khu vực để có thể đuổi kịp và sánh vai cùng các nước này . Việc hoà nhập của Du lịch Việt Nam vào thị trường Du lịch của hiệp hội các nước Asean là một tất yếu khách quan . Để hội nhập cùng với cộng đồng Du lịch trong khu vực . Đã đặt ra cho Việt Nam nhiều thử thách mới . Hiện nay do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao , quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá máy móc, đã thay thế sức lao động sống của con người . Vì vậy đã làm cho nhu cầu đi Du lịch ngày một gia tăng . Trong một tương lai không xa , Du lịch sẽ dần dần trở thành một thói quen không thể thiếu đối với người dân Việt Nam nói chung . Vì vậy mà Việt Nam cũng như những nước khác phải làm gì để đáp ứng nhu cầu đó . Sự hội nhập vào cộng đồng Du lịch có thành công hay không trước hết được thể hiện rõ nét nhất qua việc nghiên cứu thị trường Du lịch Asean và sự hội nhập của Việt nam như thế nào. Trong hai năm qua 2003-2004 nhiều sự kiện xảy ra đã tác động không nhỏ đối với việc phát triển Du lịch của các nước trong khối Asean có nhiều biến động . Ví dụ như : dịch SART và dịch cúm gà đã ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự tăng trưởng trong Du lịch , khách nước ngòi đã hạn chế một cách tối đa đi Du lịch sang các nước trong khối Asean .Vì vậy thu nhập quốc dân về Du lịch giảm xuống đáng kể . Nhưng ở Seagame 2004 thị trường Du lịch trong khối cũng biến động nhưng theo chiều hướng tích cực hơn thông qua ngày hội thể thao mà số lượng khách Du lịch trong khu vực đã đến Việt Nam tăng cao . Nhờ đó mà thu nhập quốc dân về Du lịch Việt Nam tăng lên đáng kể .Việc nghiên cứu thị trường Du lịch Asean về tác động của nó tới Việt Nam là việc cần thiết để phát triển Du lịch nói chung và Du lịch Việt Nam nói riêng . Báo cáo nghiên cứu về vấn đề này đã được kết quả sau : 1/ Tổng quan Du lịch và lịch sử hình thành các nước Asean và Du lịch Asean nói chung . 2/ Nghiên cứu những thành tựu đạt được về Du lịch của các nước trong khối Asean . 3/ Sự phát triển Du lịch ở một số nước như Thái Lan , In- đô- nê- xia... 4/ Báo cáo đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển Du lịch trong khối Asean . Trong quá trình tìm hiểu đề tài Do hạn chế về mặt thời gian cungx như kiến thức và thực tiễn nên báo cáo vẫn còn nhiều thiếu xót . Em rất mong sự góp ý kiến , đánh giá nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn . Danh mục tham khảo 1 - Tạp chí “Du lịch ”Từ 1995-nay 2 - Tạp chí “Diễn đàn doanh nhgiệp ” (Chuyên đề Du lịch) 3 - Kế hoạch phát triển Du lịch Việt nam từ 1991-2005 (Dự án VIE/89/003) 4 - Nhập môn khoa học Du lịch Trần Đức Thanh 5 -Tài nguyên Du lịch -địa lí Du lịch Thái Lan của trường Đại học Quốc Gia. 6 - Du lịch và kinh doanh Du lịch -1999 7 -Tài nguyên Du lịch -Địa lí Du lịch Singapo của trường Đại học Quốc Gia 8 - Tài nguyên Du lịch -địa lý Du lịch – phát triểnDu lịch Lào của trường Đại học Quốc Gia 9 -Tài nguyên Du lịch - Địa lí Du lịch - sự phát triển Du lịch Malayxia, Inđônêxia ....của trường Đại học Quốc Gia . 10 - Asean và các nước thành viên –Nxb Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội 11- Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại Asean. Những vấn đề kinh tế thế giới số 2 (2001).Của Từ Thanh Thuỷ 12- Asean hôm nay và triển vọng trong thế kỉ XXI. Nxb CTGQ. H1998 của Phạm Đức Thanh ,Nguyễn Thu Mỹ ,Hoa Hữu Lân . 13 - Kinh tế Việt Nam (1955-2000) Nxb thống kê 2000 của Trần Văn Thọ 14-Viện kinh tế thế giới Việt Nam hội nhập Asean :Hợp tác và phát triển Nxb Hà Nội 1997. 15 - Hành trình hội nhập Việt Nam –Asean .Tạp chí cộng sản số 15,8/1997 của Vũ Dương Ninh 16 - Vai trò của Asean đối với các nước thành viên và đối với khu vực Châu á Thái Bình Dương của Nguyễn Phương Bình. 17- Du lịch liên Xiêm của Lê Văn Đức. 18- Du lịch và kinh doanh Du lịch nhà xuất bản Quốc Gia năm 1996 19- Lịch sử các nước Asean 20 - Hiệp hội các nước Đông Nam á. Bộ Ngoại Giao nhà xuất bản chính trị Quốc Gia năm 1995 21- Du lịch và phát triển viện nghiên cứu phát triển Du lịch – Tổng Cục Du lịch Việt Nam – Hà Nội Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu khác như báo Du lịch ra hàng tuần ý kiến nhận xét của trung tâm du lịch và dịch vụ handico ý kiến nhận xét của cán bộ hướng dẫn bạch ngọc minh của trung tâm du lịch và dịch vụ thương mại handico mục lục Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài ,giới thiệu vài nét về lịch sử tổ chức asean và quá trình phát triến Du lịch asean 5 1.1 :Định nghĩa Du lịch 5 1.1.1:Định nghĩa của Hiệp Hội Liên Hợp Quốc về Du lịch ở Rôma 5 1.1.2:Định nghĩa của Nguyễn Cao Thường tài liệu thống kê Du lịch 5 1.2 :Sơ lược về lịch sử quá trình hình thành và phát triển các nước ASEAN 5 1.2.1:Sự ra đời của các nước ASEAN 5 1.2.2:Sự phát triển du lịch các nước ASEAN 6 Chương 2: Thực trạng phát triển của thị trường Du lịch asean và Việt Nam sau khi hội nhập Du lịch asean 8 2.1.1 : Xu hướng phát triển chung của Du lịch trong khu vực của các nước asean 8 2.1.2 : Một vài nước phát triển Du lịch trong khối ASEAN 8 2.1.2.1: Đến với Du lịch Thái Lan 13 2.1.2.2: Điểm Du lịch Inđonexia 18 2.1.2.3: Điểm Du lịch Malayxia. 23 2.1.2.4: Điểm Du lịch Lào 24 2.1.2.5 :Điểm Du lịch Singapore 33 2.2:Đánh giá chung về sự phát triển Du lịch các nước asean 34 Chương 3 :Một số giải pháp để Du lịch Việt Nam hội nhập Du lịch các nước asean và tác động của nó và Du lịch việt namkhi hội nhập 36 3.1:Một số đóng góp của việt nam vào hoạt động Du lịch các nước ASEAN sau khi đã hội nhập 36 3.2:Những thuận lợi và khó khăn của việt nam trên con đường hội nhập 37 3.2.1.:Những tiềm năng phong phú của Du lịch viêt nam sau khi hội nhập 38 3.2.1.1:Điều kiện tự nhiên 38 3.2.1.2:Văn hoá 39 3.2.1.3:Việt Nam có một thị trường tiềm năng lớn 40 3.2.1.4:Việt Nam có mối quan hệ rộng rãi ,toàn diện nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới 41 3.2.2:Những khó khăn 42 3.3:Sự cần thiết phải phát triển Du lịch Việt Nam hội nhập với các nước asean 45 3.4:Hội nhập Du lịch Việt Nam với các nước asean 48 3.4.1:Làm thế nào để hội nhập 48 3.4.1.1:Cở sở hạ tầng – vất chất kỹ thuật 48 3.4.1.2:Đội ngũ cán bộ quản lý và hưỡng dẫn viên Du lịch 50 3.4.1.3:Phát triển các ngành kinh tế phục vụ Du lịch 51 3.4.1.4:Phải tạo ra được những sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh 52 3.4.1.5:Mở rộng các hình thức kinh doanh Du lịch ,xây dựng mỗi quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới 53 3.4.2:Xu hướng phát triển của Du lịch Việt Nam sau khi hội nhập 54 Chương 4:Một số giải pháp và kiến nghị để Du lịch các nước asean 60 4.1:Những nguyên nhân chính để phát triển Du lịch Việt Nam. 60 4.2:Những giải pháp để Du lịch Việt nam hội nhập với Du lịch các nước asean . 61 4.3:Một số kiến nghị để Du lịch Việt nam hội nhập với Du lịch các nước ASEAN 62 Kết Luận 64 Danh mục tài liệu tham khảo 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2994.doc
Tài liệu liên quan