Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển

- ăm 1986 cũng là năm bắt đầu của sự chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp ( kế hoạch tập trung cao độ ) sang cơ chế thị trường có sự điêù tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này cho phép các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành thuộc mọi thành phần kinh tế được phép mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thực hiện mục đích chính là để dân giàu nước mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Quan điểm 2 : Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, từng bứơc hội nhập vớ nền kinh tế thế giới.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu đã huy động tối đa nguồn lực, cố gắng tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu , chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường Kết quả là xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế- xã hội của cả nước trong năm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 32,22 tỷ USD , tăng 21,6% so năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu 2005 tiếp tục tăng cao, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 lên 110,83 tỷ USD, gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 1996-2000. Tốc đọ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 17,5 %/năm trong giai đoạn, vượt 1,5% so với mục tiêu đặt ra trong chiến lược ( là 1,6%). Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 390 USD, cao hơn mục tiêu đặt ra trong chiến lược ( đến năm 2005 đạt 340 USD / người). Xuất khẩu tăng nhờ tăng kim ngạch và có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới bắt đầu có kim ngạch khá lớn như tinh bột sắn, sản phẩm từ cao su, thép và các sản phẩm từ thép.. các mặt hàng xuất khẩu truyền thống tiếp tục giữ vững được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu: hàng dệt may tăng 10,3%; giày dép tăng 12,9%; thuỷ sản tăng 16%, cà phê tăng15%, sản phẩm gỗ tăng 37,2%; cao su tăng 16%; máy tính và linh kiện máy tính tăng 33%...Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt tốc độ tăng kim ngạch ở mức kỷ lục như gạo (tăng 48), than đá (tăng 88,5) .. Đáng chú ý là xuất khẩu dầu thô, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 7,9% nhưng nhờ giá thế giới tăng cao nên kim ngạch vẫn tăng 30% so với 2004. Một số mặt hàng chủ lực giữ thứ hạng cao và có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như gạo, cà phê (duy trì thư 2 trên thế giới), hạt tiêu (đứng đầu thế giới), hạt điều (đứng thứ 3 thế giới) Đặc biệt thị trường xuất khẩu được mở rộng so với 2004. Đến hết năm 2005, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 thị trường, trong đó có 7 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ, 23 thị trường đạt kim ngạch tử 100 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều tăng cao so với năm 2004 như ASEAN tăng 44%, Astralia tăng 42%, Nhật Bản tăng 26%, Hoa Kỳ tăng 18,8%, Trung Quốc tăng 8,2%. 2. Thực trạng một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. 2.1. Thị trường EU. 2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trước năm 1990. a. Kim ngạch xuất khẩu Sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước Việt Nam thống nhất và cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập. EC đã bắt đàu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ nhân đạo và quan trọng bằng lương thực, thuốc men trực tiếp hay gián tiếp thông qua các Tổ chức Quốc tế. Trong giai đoạn 1975-1978, viện trợ kinh tế của EC dành cho Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó viên trợ trực tiếp là 68 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Đối với những nước vốn đã có thiện cảm và quan hệ tốt với Việt Nam càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa về mọi mặt. Quan hệ Việt Nam – EC đang có những tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Campuchia vào năm 1979. Chính vì vậy, nó đã bị gián đoạn trong một thời gian. Nhưng cho đến ngiữa thập kỷ 80, cùng với sự cải thiệ quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu, giữa hội đồng tương trợ kinh tế (sev) mà Việt Nam là một thành viên với EC, quan hệ giữa Việt Nam và EC đã có những bước chuỷên biến mới. Hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc chính trị và viện trợ cho Việt Nam. Kể từ năm 1985 EC bắt đầu gia tăng viên trợ nhân đạo cho Việt Nam. Cùng với hoạt động viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp ở một số nước thành viên EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia và Anh bắt đầu thiết lập mối quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động buôn bán được hai bên tích cực thúc đẩy, vì vậy qui mô buôn bán ngày càng mở rộng. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EC thu hút được sự quan tâm của cả doanh nghiệp hai phía. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EC tăng nhanh 50,71%/năm và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên Nhìn vào số liệu : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 1985-1989 đơn vị :triệu USD 1985 1986 1987 1988 1989 (1)Tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam 698,5 789,1 854,2 1038,4 1946,0 (2)Kim nghạch xuất khẩu của Xiệt Nam sang EU 18,4 25,7 33,1 47,7 93,3 Tỷ trọng (2) trong (1) (%) 2,6 3,3 3,9 4,6 4,8 Trong đó: 1.Pháp 12,3 18,5 24,1 35,6 79,7 2.Đức 0,2 3,2 4,5 7,5 8,7 3.Italia 0,3 0,6 1,7 2,2 2,8 4.Anh 1,2 1,2 1,3 1,4 1,5 5.Bỉ 2,6 2,1 1,3 0,7 0,4 6.Hà Lan - 0,1 0,2 0,3 0,2 Nguồn:Số liệu thống kê của trung tâm tin học và thống kê Trong 5 năm (1985-1989), Việt Nam đã xuất khẩu sang Ec một khối lượng hàng hoá trị giá 218,2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5,07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cung tăng từ 2,6% năm 1985 lên 4,8%năm 1989, tăng 1,85 lần. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thàn viên EC năm 1989 tăng mạnh và đột ngột so với các năm trước, tăng 95,6% so với năm 1988. Nguyên nhân là do Việt Nam ó thêm hai mặt hàn xuất khẩu mới với khối lượng khá lớn và trị giá cao sang Ec là dầu thô và hàng thuỷ sản. Hai sản phẩm này la kết quẩ thu được từ những thành tựu bước đàu của chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đã đưa ra từ năm 1986. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp, chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức “(10,5%), Bỉ (5,7), Anh (4,3) 2.1.1. Thực trang hoạt động xuất khẩu h của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 1990 trở lại đây. Quan hệ thương mại Việt Nam –EU đang ngày càng phát triển. Cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của mối quan hệ này là Hiệp định Hợp tác ký năm 1995, theo đó về thương mại hai bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc , cam kết mở cửâ thị trường cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên và EU cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ vập(GSP):và hiệp định buôn bán hàng dệt may có giá trị hiệu lực tự năm 1993, đến nay đã 2 lần gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Chính cơ sở pháp lý trên đã tạo điều kiệnthuận lợi cho Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh tương đối trong hợp tác thương mại vơi EU. Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quy mô buôn bán giữa hai bên ngày càng được mở rộng. Kim ngạch xuất nhập khẩu sau thời gian dài ở mức độ khiêm nhường và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam , từ năm 1995-năm Việt Nam ký hiệp định hợp tác với EU mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới của mối quan hệ hợp tác song phương. Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn. Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, vì vậy tình trạng thâm hụt triền miên trong cán cân thương mại Việt Nam –EU đã bị đẩy lùi. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng lên hàng năm, tuy nức tăng trưởng chưa được ổn định. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng liên tục từ năm 1993, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại có xu hướng giảm kể từ năm 1998. Kim ngạch xuất- nhập khẩu của Việt Nam – EU Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá trị giá Tốc độ (%) trị giá Tốc độ (%) trị giá Tốc độ (%) xuất siêu 1990 141,6 - 153,6 - 295,2 - -12 1991 112,2 -20,8 274,5 78,7 386,7 31 -162,3 1992 227,9 103,1 233,2 -15 461,1 19,2 -5,3 1993 216,1 5,2 419,5 79,9 635,6 37,8 -203,4 1994 383,8 77,6 476,6 13,6 860,4 35,4 -92,8 1995 720,0 87,6 688,3 44,4 1408,3 63,7 31,7 1996 900,5 25,1 1134,2 64,8 2034,7 44,5 -233,7 1997 1608,4 78,6 1324,2 16,8 2032,8 44,1 284 1998 2125,8 32,2 1307,6 -1,3 3433,4 17,1 818,2 1999 2506,3 17,9 1052,8 -19,5 3559,1 3,7 1453,5 2000 2824,4 12,7 1302,6 23,7 4127,0 15,9 1521,8 2001 3002,9 6,3 1.527,4 17,2 4.530,3 9,7 1475,5 2002 3149,9 4,9 1841,1 20,5 4.991,1 10,2 2017,7 2003 3858,8 22,5 2.472,0  34,3  6.330,8 26,8 1386,8 2004 4962,6 28,7 2.509,5 3,5 7.472,1 18 2453,1 2005 5800  2.600  8.500 3200 Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng, trong giai đoạn 1990-1999 tăng 12,1 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Việt Nam và EU là 31,78%/năm. Thời kỳ 1997-1999, Việt Nam đã xuất siêu sang EU là 2555,7 triệu USD, chiếm 41% kim ngạch xuất khẩu và 24,7% kim ngạch xuất khẩu song phương. thực tế thấy thị trường EU đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng còn tăng nhanh hơn nữa. Giai đoạn 2000-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường tăng và đều xuất siêu qua các năm. Điều này chứng tỏ hàng hoá Việt Nam đã có 1 vị trí quan trong trong thị trường EU Xem xét cơ cấu xuất khẩu theo các nước EU, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối EU đều tăng lên hàng năm (trừ Phần Lan và Hy Lạp). Đối với thị trường như Thuỵ Điển, Anh, Hà lan, Bỉ, ..có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức , chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%) Anh (14,9%) Hà Lan (47,7%) Bỉ (8.6) Italia (7,1%) Tây Ban Nha (5,5%) Thuỵ Điển (2,6%) Đan Mạch(2,4).. Năm 2004 các nước thành viên EU là khách hàng nhập khẩu chính của Việt Nam gồm Đức 1,1tỷ USD, Anh 990 triệu USD, Pháp 525 triệu USD , Hà Lan 560 triệu USD, Bỉ 517 triệu USD b. Cơ cấu hàng xuất khẩu Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dep, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ thể thao Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây có một vài thay đổi: xuất hiện mặt hàng chế biến sâu (hàng điện tử, điện máy). Tỷ lệ hàng chế biến sâu ngày càng tăng, đặc biệt các mặt hàng điện tử mới xuất khiệ vài năm gần đây nhưng đến năm 1999 đã đạt kim ngạch khích lệ. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam –EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống còn 30%, tuy nhiên cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh. Đặc biệt từ năm 1996, nhóm hàng công nghệ tăng nhanh, nhất là giày dép và quần áo, nhóm hàng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng giảm sút do lượng tôm đông lạnh giảm. Hàng xuất khẩu của Việt Nam snag EU chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyên liệu và nông sản. 2.2. Thị trường Châu á. Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông âu tan rã, các nước Châu á dã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước ta. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang khu vực thị trường này năm 1991 đã vọt gần 77%, nhưng những năm sau này nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới ở Châu âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng hàng xuất sang Châu á đã giảm dần nhưng vẫn còn rất cao (khoảng 60%) Ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở khu vực Châu á có xu hướng giảm ở một số nước và tăng ở một thị trường lớn. Giai đoạn 1991-1995 Singapo , Hồng Kông là thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam lớn trong khu vực. Sang giai đoạn 1996-2000 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản , Singapo, Trung Quốc, Đài Loan tăng lên đáng kể, đặc biệt là Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản được xem là khách hàng lớn nhập khẩu lớn hàng hoá của Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường Trung Quốc cũng được xem là một quốc gia phát triển mạnh và là một thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn, có nhiều tiềm năng cho hàng hoá của Việt Nam . Tuy nhiên đê xuất khẩu hàng hoá sang 2 thị trường lớn này đòi hỏi hàng hoá của Việt Nam phải có sức cạnh tranh rất lớn so với hàng hoá của thị trường nội địa Kim ngạch xuất khẩu khu vực Châu á - Thái Bình Dương đơn vị : triệu USD 1991-1995 1996 1997 1998 1998 2000 1996-2000 2001 2002 2003 2004 Trong đó: Brunây 0,1 0,1 0,5 0,7 1,4 1,5 1,5 0,5 Campuchia 280,8 99 108,9 75,2 91,1 110 484,4 146 178,4 267,3 384,6 Indonesia 139,4 45,7 17,6 316,1 421 550 1380,4 246,3 332,0 467,2 446,6 Lao 75,5 24,9 30,4 73,3 164,3 130 422,9 64,3 64,7 61,8 68,5 Malayxi 314 77,7 141,7 114,9 256,9 370 961,2 337,2 347,8 453,8 601,1 Philipin 48,4 132 240,6 392,7 393,3 550 1708,6 368,4 325,2 340,0 498,6 Singapor 2490,3 1290 1215,9 1080,1 822,1 825 5233,1 1043,7 961,1 1024,7 1370 Thái Lan 339,9 107,4 235,3 295,3 312,6 550 1500,7 322,8 227,3 335,4 491,0 Đài Loan 926,9 540 814,5 666 682,2 768 3470,7 806 817,7 749,2 905,9 Hàn Quốc 565,9 558,3 417 230,2 319,9 350 1875,4 406,1 468,7 492,1 603,5 Hồng Kông 1047,5 311,2 430,7 317,2 235,8 400 1694,7 317,2 340,2 368,7 379,7 Nhật Bản 513,0 1546 1675,1 1481,3 1768,3 1610 8081,1 2509,8 2437,0 2908,6 3502,2 Trung Quốc 908,3 340,2 4774,1 478,9 858,9 1050 3202,1 1417,4 1518,3 1883,1 2735,5 Niudilân 5,1 7,9 20,2 25,7 17,7 25 96,5 18,5 21,2 25,0 46,9 úc 192,6 64,8 230,4 469,3 814,6 550 2129,1 1041,8 1328,8 1420,9 1821,7 2.3. Thị trường Mỹ Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh, từ khoảng 800 triệu USD năm 2001, đến nay đạt 6,4 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 5,2 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, để đáp từng bước gia nhập và khẳng định vị trí trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Mỹ với quy mô nhập khẩu 1300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các chủng loại hàng hoá thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao. Trong những năm qua, nhất là từ khi Việt Nam kí Hiệp đinh thương mại Viêt- Mỹ (BTA), kim ngạch thương mại Việt Nam vào Mỹ đã tăng rất nhanh. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã có 259 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng giá trị là 2 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển, hàng hoá Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trên nhiều lĩnh vực khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thành công, nhất là doanh nghiệp thuỷ sản trong vụ kiện bán phá giá cá, tôm nên các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải nghiên cứu rất kĩ, nhất là hệ thống luật pháp, thương mại của Mỹ và phải có chiến lược kinh doanh sản phẩm mạnh vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng hàng hoá rất hạn chế trong khi Mỹ là một thị trường rất rộng lớn, chúng ta thâm nhập thị trường Mỹ phải đảm bảo có hàng hoá chất lượng, giá thành cạnh tranh, mẫu mã phù hợp với người tiêu dụng và nhất là số lượng phải đảm bảo khi các nhà cung cấp yêu cầu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực tham gia các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng cáo, xúc tiến đUSD thâm nhập thị trường Mỹ một các có hiệu quả. III.Những kết luận đánh giá qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hoá. 1. Những thành tựu. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở các nước tiên tiến đã được mở rộng và phát triển tăng trưởng ở mức độ cao. - Hầu hết những chỉ tiêu đặt ra cho tăng trưởng xuất khẩu đều đạt được so với kế hoạch. - Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường đã có những chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã được mở rộng với quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạonhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện - Hoạt động công tác phát triển tăng trưởng xuất khẩu đạt được những thành tựu quan trọng vừa mở ra những thành tựu mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thành tựu hiện có. - Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng đa dang hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Những hạn chế: - Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của nước ta gần bằng 1/4kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, 1/3 của Thái lan ,2/3 của Philippin. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn chỉ băng 1/4của Thái lan,2/3 của Philippin. - Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện các rào cản thương mại mới của nước ngoài. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện:(i) chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng mới có đóng góp kim ngạch đáng kể;(ii) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản( dầu thô, than đá) nông – lâm – thuỷ hải sản trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính chủ yếu vẫn mang tính chất gia công;(iii) quá trinh chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng CNH diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Về thực chất cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế canh tranh thông qua việc xây dung các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. - Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Chưa tận dụng triệt đê lợi ích từ các hiệp đinh thương mại song phương và đa phương và khu vực đã kí kết giữa Việt Nam và các đối tác đê khai thác hết các tiềm năng của các thị trường lớn như EU , Hoa Kỳ, Trung Quốc - Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở 3 cấp độ ( nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu ). Trong đó những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phậ có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế. Phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao. - Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn nhiều yếu kém chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao 3. Nguyên nhân của thành tựu 3.1.Nguyên nhân chủ quan - Đổi mới trong cơ chế cơ sở quản lý xuất khẩu , mở cửa thị trường cũng như những cơ sở nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. - Chúng ta đã huy động và thu hút được 1 lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài(ODA), tạo ra nguồn lực quan trọng đe mở rộng quy mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. xét trong giai đoạn 2001-2005 tổng số vốn được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976 000 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó vốn ODA đạt khoảng 162000 tỷ đồng(chiếm 16,6%) - Việc đẩy mạnh đàm phán kí kết các hiệp định thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam và chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần mở rộng nhiều thị trường , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng quy mô xuất khẩu , điển hình là việc ký kết hiệp đinh song phương Việt Nam – Hoa Kỳ cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá quan trong nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng (xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 1tỷ USD năm 2001 lên khoảng hơn 2,4 tỷ USD 2002 và liên tục tăng cao, đạt 6.5 tỷ USD vào 2005) - Hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã hình thành và giành được sự quan tâm của các cấp các ngành. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp hơn góp phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và mở thị trường xuất khẩu mới rộng lớn hơn nhiều tiềm năng. Giai đoạn 2001-2005 Việt Nam đã mở rộng thêm được 20 thị trường mới, kí kết thêm hơn 10 hiệp định song phương về thương mại , hợp tác kinh tế thương mại và kĩ thuật đưa tổng số hiệp định song phương Việt Nam kí kết lên tới gần 90 hiệp định, khai thông nhiều thị trường xuất khẩu mới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt phải kể đến thị trường Hoa Kỳ , Châu phi và một số nứơc đông âu 3.2. Nguyên nhân khách quan - Sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới làm tăng nhu cầu nhập khẩu của hàng hoá các khu vực và quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chưa cao, cơ cấu xuất khẩu chư đa dạng thì đây thực sự là 1 cơ hội tốt đe đẩy mạnh xuất khẩu và điều này có thể thấy rõ thông qua sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu - Giá cả nhiều loại trên thị trường thế giới tăng cao. Sự biến động về giá cả của các loại hàng hoá trên thế giới, đặc biệt là sự tăng lên trong giá xuất khẩu của 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong nhóm hàng nông sản và nhiên liệu, khoáng sản như gạo, hạt tiêu, cao su , dầu thôđã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam 4. Những nguyên nhân của hạn chế 4.1. Nguyên nhân chủ quan - Đầu tư xuất khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư còn dàn trải, chưa có những dự án đầu tư qui mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới theo hướng tích cực. - Những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các co quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lí Nhà nước chưa thực hiện tốt công tác phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện đUSD đóng những cơ hội về thị trường xuất khẩu do các hiệp đinh, thoả thuận hợp tác thương mại đem lại, trong khi đó các doanh nghiệp lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào Nhà nước - Năng lực dự báo, nhân biết các chính sách thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạchđịnh chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở lên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại ) của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu kém dẫn đến xuất khẩu 1 số mặt hàng gặp khó khăn (xe đạp, thuỷ sản) -Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng, biển, sân bay, đường giao thông.. còn thiếu hoặc đã có nhưng năng lựuc hoạt động thấp, nhiều dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như điện, nước, thông tin liên lac, dịch vụ..vẫn còn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh kém hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu đã đội chi phí giao dịch của doanh nghiệp , làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng xuất khẩu. 4.2. Nguyên nhân khách quan - Nếu như tăng trưởng kinh tế cao góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thì các bất ổn về kinh tế ,chính trị, xã hội trên thị trường thế giới lại đem đến cho xuất khẩu Việt Nam những tác động ngược lại. Chẳng hạn như sự suy thoái kinh tế thế giới vào đầu thập niên 2000 cùng với sự kiện khủng bố 11/09 là 1 trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam 2001-1002 chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,4% - Các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản chiếm 1 tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam song đây lại là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường nhất.r - Cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại tinh vi hơn (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội , môi trường, an toàn, vệ sinh..) gây khó khăn và tổn thất cho xuất khẩu vào các thị trường - Lan sang mới các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giữa các nước đã đem lại nhiều bất lợi cho hàng hoá nước ta khi xuất khẩu do bị phân biệt đối xử. Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam I. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2006-2010 1. Mục tiêu tổng quát Quan điểm chủ đạo của chính sách thương mại vi mô đã được đại hội VIII khẳng định: “ tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi”. Tại đại hội Đảng lần IX đã chỉ là phương hướng : “ tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu , đảm bảo nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho 1 số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu”. - Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, gắn thị trường với sản xuất, vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu - Giữ vững các thị trường lớn, trọng điểm đồng thới đa dạng hoá hơn nữa thị trường xuất khẩu đê tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu. * Trong những năm tới thị trưường xuất khẩu hàng hoá của nước ta sẽ phát triển theo nguyên tắc: - Đa dạng hoá, đa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thị trưường trong nước, nhiều thành phần, thực hiện thị trường mở, tự do hoá thị trưường, khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Đa phương hoá không có nghĩa là dãn đều tỷ trọng của các thị trưường theo hướng “ trăm hoa đua nở” bởi chỉ riêng các yếu tố góp phần xác định luồng thương mại, văn hoá đã không cho phép chúng ta làm như vậy. Đa phương hoá cần được hiểu theo nghĩa rộng, phần nào mang tính tương đối, là cân bằng quan hệ với các đối tác chủ yếu, tránh lệ thuộc quá mạnh vào một bạn hàng nào đó. Nguyên tắc này là hết sức quan trọng bởi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện có sự khác biệt về chế độ chính trị, cục diện kinh tế thế giới chưa đựng nhiều nhân tố khó xác định. Vì vậy, cần tránh mở rộng thị trưường một cách quá mức về những hướng tiềm ẩn nguy cơ bất lợi về lâu dài. Một nguyên tắc nữa của đa phương hoá là duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trưường. Nói chung, cần đạt được tỷ trọng thị trưường hợp lý thông qua kích thích tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trưường trọng điểm, không phảI dơn thuần dịch chuyển kim ngạch từ nơI này sang nơi khác. - Thực hiện nguyên tắc có đi có lại trong kinh doanh thương mại do tổ choc thương mại quốc tế để ra, tạo mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu với thị trưường nhập khẩu. - Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu để tạo ra nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trưường thế giới. Hoạt động nhập khẩu cũng phải thực hiện tốt chiến lược này. Công nghệ nhập khẩu là công nghệ hiện đại của những nước kinh tế phát triển công nghệ nguồn (Mỹ, Nhật Bản , EU, Canada). Giảm tối đa nhập khẩu công nghệ trung gian và công nghệ đã qua sử dụng. Cần nhấn mạnh rằng chiến lược thay thế nhập khẩu có thể mang lại một giai đoạn nhất định thị trưường nội do sức mua hạn chế sẽ không cho phép các cơ sở sản xuất phát triển đến quy mô kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng. Còn phát triển theo hướng xuất khẩu, sản xuất có thể đạt đến quy mô kinh tế, việc sử dụng vác nguồn lực được tối ưu hoá, qua đó đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong một thời gian dài. Hai chiến lược này, trong những điều kiện nhất định không nhất thiết phải loại trừ nhau mà có thể bổ sung cho nhau tạo thành động lực tăng trưởng chung. Hướng ưu tiên trong thời gian tới vẫn phải theo hướng thiên về xuất khẩu. Các biện pháp, chính sách cần tập trung theo hướng này để tạo điều kiện cần thiết cho việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. - Chính sách kinh tế nhiều thành phần. Cần khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần để tăng cường tính năng động trong việc phát triển thị trưường hàng xuất khẩu. Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực cho phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới (bảng 1.1). Dưới sức ép cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này sẽ diễn ra một các suôn sẻ hơn, với chi phí thấp hơn, nếu nền kinh tế có được tính năng động và khả năng thích ứng cần thiết. Đối với nước ta, hai đặc tính này sẽ được tăng cường nếu khai thác được hết thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần. Chính sách thương mại một mặt cần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh trong việc phát triển thị trưường hàng hoá xuất khẩu, mặt khác cần khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp vứa và nhỏ để tận dụng triệt để tiềm năng và khả năng thích ứng nhanh của họ. Vai trò chủ đạo cua kinh tế quốc doanh có lẽ cần được hiểu theo nghĩa “chất lượng” hơn là “số lượng”. Hiện nay, để điều tiết hàng hoá xuất- nhập khẩu, chúng ta còn ding nhiều công cụ hành chính như: Cấm, tạm ngừng hạn ngạch, chỉ tiêu, giấy phép không tự động, phụ thu và giá tính thúê tối thiểu. Các công cụ này trên được huỷ bỏ trong tiến trình hội nhập. So với thực tiễn quản lý trên thế giới, nước ta vẫn chưa áp dụng các công cụ như: hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế theo mùa vụ, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Các công cụ này đã được các tổ chức thương mại thừa nhận. Do vậy, nếu áp dụng các công cụ này thì trong tiến trình hội nhập chúng ta sẽ không bị yêu cầu xoá bỏ. Địnhh hướng cơ bản trong thời gian tới, Việt Nam nên xoá bỏ dần các công cụ: cấm, tạm ngừng hạn ngạch, chỉ tiêu, giấy phép không tự động, phụ thu và giá tính thuế tối thiểu và tăng cường áp dụng các công cụ hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế theo mùa vụ, thuế chông bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Bảng 1.1. Dự báo cơ cấu thị trưường xuất khẩu đơn vị :% 1991-1995 2000 2010 2020 Châu á-TBD 80 50 45 40 Châu âu 15 25 23 20 Châu mỹ 2 20 25 30 Châu phi 3 5 7 10 Dự báo một số thị trường xuất khẩu chủ yếu Nhật Bản 28,5 12 22 10 ASEAN 18 10 10 10 Trung Quốc 7,4 8 7 6 Đài Loan 5,4 6 5 4 Hong Kong 4,9 5 4 3 Hàn Quốc 2,2 3 3 3 SNG 2,2 3 4 5 EU 12 15 15 15 Mỹ 1 8 12 15 Nguồn :Bộ thương mại 2.Các chỉ tiêu cụ thể Khái quát cơ cấu thị trường xuất khẩu 2006-2010 : Dự kiến , khu vực thị trường Châu á giảm dần tỷ trọng từ 48,8% năm 2006 xuống 45,5 % 2010 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu âu tăng nhẹ tỷ trọng từ 18,2% năm 2006 lên 20% vào 2010. Xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng dần tỷ trọng từ 21,5 % năm 2006 lên 24% vào 2010. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi tăng khá từ 2,2 % năm 2006 lên 2,8% năm 2010. Khu vực thị trường Châu Đại Dương có tỷ trọng giảm không đáng kể tử 7,8 % năm 2006 xuống 7,7% năm 2010. Thị trường Cơ cấu 2006 Tổng kim ngạch bình quân 2006-2010 Cơ cấu 2010 1.Châu á 48,7 14,1 45,5 A SEAN 16,5 12 11,5 Trung Quốc 9,7 14,5 10,7 Nhật Bản 14,2 9,2 12,4 2.Châu Âu 18,2 18,9 22 EU-25 16,9 15 20,5 3.Châu Mỹ 21,5 19,4 24 Hoa Kỳ 20,4 19 23,1 4.Châu Phi 2,2 23,3 2,8 5.Châu Đại Dương 7,8 15,7 7,7 Đối với khu vực thị trường Châu á: Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu xuất khẩu vào khu vực Châu á tăng trưởng bình quân 14,1%/năm và đến 2010 đạt khoảng 33 tỷ USD, tỷ trọng giảm xuống còn khoảng 45,5%. Trong đó định hướng một số thị trường- mặt hàng xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này: - ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam do có gần gũi về mặt địa lý cũng như thuận lợi về hợp tác thương mại nội địa khối. Các mặt hàng trọng tâm xuất khẩu vào thị trường này vẫn tiếp tục là các loại hàng hoá tiêu dùng gạo, thực phẩm, nông sản chế biến và một số loại sản phẩm điện, điện tử. Ví dụ : hàng điện tử và linh kiện máy tính : nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây khoảng 25tỷ USD / năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào ASEAN chỉ chiếm2,2% kim ngạch nhập khẩu của khối, phấn đấu 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 5% (kim ngạch khoảng 1 tỷ USD ). - Nhật Bản: thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa kỳ, đang có tốc độ tăng cao. Đối với thị trường Nhật Bản cần chú trọng vào các mặt hàng xuất khẩu :thuỷ sản, dệt may, dây điện và cáp điện, điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng nông sản như cà phê, rau quả, cao su Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam : Mặt hàng Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây (tỷ USD /năm) Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của NB (%) Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu 2010(%) Kim ngạch (tỷ USD ) Dệt may 20 2,8 5 1 Giày dép 3,3 2,5 8 1 ĐIện tử và linh kiện máy tính 30 0,8 3 1 Sản phẩm nhựa 4,1 2,5 7,3 0,3 Sản phẩm gỗ 5,2 1,5 5 0,25 Thuỷ sản 12 6,8 12,5 1,3 Cà phê 900 3,3 11 0,1 - Trung Quốc: thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và còn rất nhiều tiềm năng khai thác, đặc biệt là sau những chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian gần đây. Cơ cấu nhập khẩu hàn Việt Nam của Trung Quốc khá đa dạng song vẫn tập trung vào một số nhóm hàng chủ yếu là cao su, thuỷ sản, hạt điều, rau quả và các loại khoáng sản: Mặt hàng Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây (tỷ USD /năm Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc (%) Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu 2010(%) Kim ngạch (tỷ USD Rau quả 0,68 5,1 15 0,1 Cao su 2,94 17,5 30 0,9 Nhân điều 0,35 10,6 55 0,2 Đối với khu vực thị trường Châu Âu : Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu tăng trưởng bình quân 18,9%, đến 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%. Trong đó, định hướng một số thị trường –mặt hàng xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này như sau: - EU với 25 quốc gia thành viên, sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông- thuỷ sản chế biến, các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên yếu tố tiêu chuẩn chất lượng cần được đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị trường khó tính này. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường EU: Mặt hàng Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây (tỷ USD /năm Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của EU (%) Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu 2010(%) Kim ngạch (tỷ USD Dệt may 168 0,5 5 1,5 Giày dép 29 7,3 7,5 3,2 Điện tử và linh kiện 484 0,03 0,2 1 Sản phẩm nhựa 127 0,04 0,2 0,25 Sản phẩm gỗ 38,5 1,1 3 1,2 Hàng thủ công mỹ nghệ 7 5,4 6,4 0,6 Xe đạp và phụ tùng 1,2 9,1 15 0,2 Thuỷ sản 34 1,3 2 0,7 Cà phê 5,7 5,6 13 0,75 Cao su 39,7 0,2 0,5 0,15 - Nga và các nước Đông Âu: là thị trường lớn và không quá khó tính. Việc mở rộng khai thác thị trường này trong giai đoạn 2006-2010 cần được đẩy mạnh và cần được coi trọng là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển thị trường. Các mặt hàng chủ yếu được vào thị trường này là cao su, chè, thực phẩm, rau quả, hoá mỹ phẩm, dệt may, giày dép Đối với khu vực thị trường Châu Mỹ. Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng trưởng bình quân 19,4% / năm, đến 2010 đạt kim ngạch khoảng 17,4 tỷ USD và tỷ trọng ở mức 24%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân khoảng 19%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 16,7% tỷ USD. - Hoa kỳ vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam xét tại thời điểm hiện nay lẫn tiềm năng trong tương lai, cần tích cực khai thác đê có thể mở rộng quy mô xuất khẩu, đặc biệt là đối với một số hàng như dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ Mặt hàng Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây (tỷ USD /năm Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ (%) Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu 2010(%) Kim ngạch (tỷ USD Dệt may 78 3,3 5 4 Giày dép 20 3 5 1 Sản phẩm nhựa 25 0,2 1 0,25 Sản phẩm gỗ 30,7 1,8 3,5 1 Hàng thủ công mỹ nghệ 13 1,5 3 0,4 Thuỷ sản 10,6 5,8 9,5 1 Cà phê 1,5 6 13 0,2 Cao su 12,2 0,2 0,4 0,06 Nhân điều 0,8 20 37 0,3 Đối với khu vực thị trường Châu Phi Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực thị trường này đạt mức 23,3%/năm, đến 2010 đạt kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%. Tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và còn nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania. Trong đó, Nam phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu vực này đUSD từ đây xâm nhập vào thị trường các quốc gia khác. Một số mặt hàng cần tập trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc, động cơ điện, thủ công mỹ nghệ hoá mỹ phẩm, nông sản, cà phê, hạt tiêuNhững khó khăn vận chuyển và thanh toán vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường này. Khu vực thị trường Châu Đại Dương Trọng tâm vẫn là thị trường Autralia và Newzealand. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực thị trường này, ổn định tăng trưởng ở mức khoảng 15,7%/năm, đến 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 7,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác ở khu vực thị trường này là dệt may, giày dép, thuỷ sản, xe đạp, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cà phê, hạt tiêu Đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ Tập trung vào việc khai thác hoạt động chỉ tiêu và mua sắm hàng hoá của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo dự tính ,đến năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt trên 6triệu người với mức chi tiêu bình quân 100 USD / người/ngày và thời gian lưu trú trung bình 6 ngày. Trên cơ sở này, phấn đấu đến 2010 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại chỗ của Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế sẽ đạt 1,2 tỷ USD . Dự kiến tổng doanh thu xuất khẩu hàng hoá tại chỗ của Việt Nam đến 2010 sẽ đạt khoảng 1,5 -1,7 tỷ USD . II. Các giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta. 1. Về phía Nhà nước 1.1. Tiếp tục đổi mới chính sách. - Cần mạnh dạn và cởi mở hơn trong chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài đê tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là trong một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực thực hiện. Nên căn cứ vào khả năng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu của từng nhóm hàng đê có những chính sách thích đáng đê thu hút không chỉ nguồn vốn đầu tư trực tiếp mà cả nguồn vốn gián tiếp. - Mở rộng quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt với một số lĩnh vực còn mang tính độc quyền như viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển để nâng cao sức cạnh tranh chung của hàng hoá và dịch vụ. - Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua thay vì chỉ phục vụ cho nhà xuất khẩu trong nước. Sớm đưa vào thực hiện và mở rộng cung cấp các dịch vụ cho vay bên mua, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là đổi với xuất khẩu hàng nông- lâm sản. - Khuyến khích mạnh dạn hơn sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chẳng hạn các ngân hàng thương mại có thể chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xuất vì mục đích xuất khẩu. - Nghiên cứu xây dung và ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đê đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào nước sở tại, đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công ty này. - Chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam. - Thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính sách và biện pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá giáo dục đạo tạo. Đơn giản hoá những quy định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo đê đẩy mạnh 1 bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam. - Đẩy nhanh qua trình ra quyết đinh chính sách thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp cũng như giữa các bộ phận ngành với nhau. 1.2.Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường - Triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn đê quảng bá hình ảnh quốc gia trên cơ sở xây dung phương án, kế hoạch cụ thể có tính chiến lược, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quảng bá sản phẩm Việt Nam trên phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế - Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đê làm cầu nối giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường, đẩy mạnh việc hình thành các trung tâm thương mại Việt Nam, các trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc các công ty chuyên bán hàng Việt Nam tại các thị trường lớn ở ngoài nước nhằm xúc tiến bán hàng và quảng bá thương hiệu Việt Nam. - Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác dự báo, thông tin thị trường và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu. Tập trung hơn nữa vào việc xây dung các cơ sở dữ liệu về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và tổ chức các kênh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu trong nứơc. - Đẩy mạnh cải tiến mô hình và chức năng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại đê nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại từ ngân sách Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và điều hành xúc tiến thương mại nói chung và các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nói riêng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại đê xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước hiện nay. - Thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng mới, tập trung một số thị trường mới. 1.3. Củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu. Cần dành nguồn vốn Nhà nước đê tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại cửa khẩu cũng như đường bộ, đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện có liên quan. Trong đó, cần chú ý tới một số cửa khẩu lớn giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia..để khai thác tốt hơn những thoả thuận về thuận lợi hoá thương mại trong khu vực. 1.4. Đẩy mạnh thuận lợi hoá thương mại - Triển khai nhân rộng việc áp dụng khai báo hải quan điện tử và đơn giản hoá các thủ tục tại cửa khẩu đUSD giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đê thực hiện thì cần sớm nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp lý quy định về quy trình , thủ tục, trách nhiêm của các cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp đê có cơ sở áp dụng thực hiện - Tăng cường đàm phán, ký kết thoả thuận đê đạ sự công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt với mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm sản. - Chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chín sách khuyến khích tạo thuận lợi cho phát triển mậu dịch biên giới, đặc biệt tại các khu kinh tế cửa khẩu để phấn đấu từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm chuyển hàng hoá dịch vụ quan trọng của khu vực - Nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn môi trường hàng hoá xuất khẩu . 2. Về phía hiệp hội và doanh nghiệp . 2.1.Chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng - Các hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động đê thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau đê mở rộng năng lực sản xuất. - Hiệp hội cũng cần tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin thị trường , yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh đê tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường. 2.2. Doanh nghiệp chủ động xây dung mặt hàng và thị trường xuất khẩu - Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sat, đánh giá thị trườngn ăng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình, đồng thời chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới đê xây dung cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể đê tiếp cận thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. - Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.3. Doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động -Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp, hợp lý hoá quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiềm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các mô hình quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại của các nước có trình độ phát triển kinh tế, tăng cường khai thác các hệ thống quản lí sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro tiến tới hài hoà các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. - Doanh nghiệp cần khai thác hiệu quả của những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường nhập khẩu - Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứư khoa học nhằm tổ chức hiệu qủa chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả III.Điều kiện đê tiến hành thực hiện giải pháp : - Đẩy mạnh phối hợp tốt với các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng đê thống nhất thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đã đề ra - Hoạch định các công cụ trợ giúp các doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu lạm dụng chính sách bảo hộ đó để kinh doanh không hợp lý và cũng nên tránh những thủ tục giấy tờ quá phiền hà để gây khó khăn cho các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu được nhận những trợ giúp trên - Thành lập hội đồng xuất khẩu quốc gia, tổ chức nghiên cứu thị trường xuất khẩu .. - Giao cho các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng các chỉ tiêu xuất khẩu một số mặt hàng ở một số thị trường trọng điểm. - Đổi mới phương thức theo dõi, cập nhật, đánh giá việc thực hiện các giải pháp, điều chính kịp thời trước diễn biến thực tế Kết luận Hội nhập kinh tế quốc tế là phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Kinh tế Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời với kinh tế thế giới, do đó làm thế nào đê hội nhập với nền kinh tế thế giới có hiệu qủa, để quốc gia không bị tụt hậu so với các quốc gia khác là vấn đề được Đảng và Nhà nước nước ta đặt ra trong mục tiêu và chiến lược phát triển quốc gia. Phát triển thị trường xuất khẩu là một điều kiện quan trọng để Việt Nam có thế tiếp cận với thị trường thế giới hiệu quả, vấn đề đặt ra không chỉ với các ngành và cơ quan Nhà nước mà còn đăth ra yêu cầu với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh không ngừng nỗ lực khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và đòi hỏi gắt gao về các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật. Đây là vấn đề có tính chất thực tiễn, đặt ra với thế hệ sinh viên phải cố gắng học tập tốt, nắm bắt tình hình thực tiễn để có định hướng cho tương lai của mình sau này, làm sao để đem những kiến thức mình học được vận dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất có thể. Nghiên cứu đề tài đem lại cho em rất nhiều sự hiểu biết về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hoá thực tế của nước ta. Em xin chân thành cảm ơn : GS.TS. Đặng Đình Đào đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viế này. Tài liệu tham khảo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX Giáo trình kinh tế thương mại Báo cáo hoạt động thương mại năm 2005 Đề án phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Một số vấn đề phát triển thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam ( Tạp chí ktpt ) Triển vọng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến 2010 ( tạp chí TNTN Việt Nam ) 7. Website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4784.doc
Tài liệu liên quan