Đề tài Thiết kế Chung cư CT4 - 4 Mễ Trì Hạ - Từ Liêm Hà Nội

Nước cứu hoả . - Nước dùng cho sản xuất : Dùng để trộn bê tông , trộn vữa xây trát . + Nước phục vụ cho công tác xây 200 l/m3 . + Phục vụ cho công tác trát lát : 200 l/m3 . + Nước phục vụ cho công tác bảo dưỡng 400 l/ca . + Nước phục vụ cho công tác trộn bê tông 300 l/m3 . Vậy lượng nước tiêu thụ để thi công trong một ngày cao nhất : +Nước dùng cho công tác xây : =1108 l/ca . +Nước dùng cho trát(13 ngày) : 1822,5*250*0,015/13=526,7 l/ca . +Nước bảo dưỡng bê tông 400 l/ca . tổng số nước dùng cho xây trát: 2034,7l/ca.

doc92 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế Chung cư CT4 - 4 Mễ Trì Hạ - Từ Liêm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí trục và tim cột. Để đảm bảo cột tầng mái không bị sai lệch khi thi công sau khi đổ bê tông sàn tầng 7 xong ta tiến hành kiểm tra lại tim cột bằng máy kinh vĩ trên cơ sở mốc chuẩn ban đầu. Đặt máy trên mặt bằng song song với trục ngang nhà ngắm dọc trục cột xác định vị trí trục cột theo 1 phương, sau đó chuyển máy tới vị trí dọc nhà ngắm máy vuông góc với phương đã xác định trước, giao của 2 tia ngắm này chính là trục cột. Chỉ cần xác định tim cột cho các cột biên của công trình từ các cột này ta sẽ xác định được vị trí của các tim cột khác . Sau khi xác định xong tim cột ta phải đánh dấu bằng mốc son đỏ theo cả 2 phương lên mặt sàn. Gia công lắp dựng cốt thép cột. Sau khi xác định trục, tim cột ta tiến hành lắp dựng cốt thép cột. Cốt thép được gia công, làm sạch và cắt uốn trong xưởng theo đúng hình dạng, kích thước đã được thiết kế . Với cốt thép có & 10 dùng vam, búa để nắn thẳng gia công xong cốt thép được buộc thành từng bó theo từng chủng loại và kích thước. Cốt thép được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp, người công nhân nối các thanh thép này với thép chờ. Khi nối phải đảm bảo đúng yêu cầu theo quy phạm. Để lắp dựng cốt thép được thuận tiện ta buộc chúng thành khung trước khi lắp dựng. Khi lắp dựng xong ta tiến hành buộc các con kê bằng bê tông dày 2,5cm, khoảng cách giữa các con kê = 40-50cm. Tiến hành điều chỉnh lại khung thép bằng dây dọi và dùng cây chống xiên để ổn định tạm. Gia công lắp dựng ván khuôn cột. Sau khi lắp đặt xong cốt thép cột ta tiến hành lắp dựng ván khuôn cột. Ván khuôn cột được gia công tại xưởng theo đúng kích thước đă thiết kế và phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Ván khuôn sau khi đã được gia công xong ta tiến hành vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp. Ván khuôn cột được đóng trước 3 mặt trước khi cho vào vị trí sau đó đóng nốt mặt còn lại. Trước khi lắp đặt ván khuôn mặt trong của ván khuôn phải được quét dầu chống dính. ở chân cột phải để cửa dọn vệ sinh và cách mặt sàn 1,5m phải để cửa đổ bê tông, cửa mở phải được đặt ở bề mặt rộng 2) Đổ bê tông cột. Do khối lượng đổ bê tông cột và lõi thang máy không lớn (37,986m3) nên việc sử dựng bơm bê tông là quá lãng phí không sử dụng hết công suất của máy bơm . Do đó ta sử dụng biện pháp đổ bê tông bằng cần trục tháp có sử dụng ben loại có dung tích Vben=1,5 m3 . * Chia cụm để thi công cột. -Khối lượng bê tông (18,36m3) và số cột tầng 6 là 34 cột nên ta tiến hành đổ bê tông cột thành nhóm: Nhóm 8 nhóm 4 cột và 1 nhóm 2 cột và một thang máy. Thứ tự các cụm: cụm 1 gồm cột các trục 1,2,3; cum 2 gồm các cột trục 4,5,6 và thang máy; cụm 3 gồm cột các trục 7,8,9 * Thứ tự đổ bê tông: Đổ bê tông cụm 1 trước sau đó đến cụm 3. Sau khi đổ bê tông cột cụm 3 xong chuyển sang đổ bê tông cụm 2 . - Trước khi đổ bê tông cột ta tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép cột. - Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế. - Kiểm tra độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn. - Kiểm tra độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn nhất là ở các chổ nối, độ ổn định . - Kiểm tra đường kính cốt thép sử dụng với so với đường kính thiết kế . - Sự phù hợp các loại thép chờ và các chi tiết đặt sẵn so với thiết kế . - Mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế - Bê tông được trộn tại nhà máy và vận chuyển tới công trường bằng xe chuyên dụng ,bê tông được cho vào phểu và vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp. Bê tông được đổ trực tiếp vào cột qua ống mềm lắp vào thùng cẩu, trước khi đổ bê tông phải được kiểm tra độ sụt và phải đúc mẫu để kiểm tra. - Sau khi đã nghiệm thu cốt thép ván khuôn , tiến hành dỡ bê tông cột * Sàn công tác phục vụ cho việc đầm đổ bê tông ( được lắp dựng ngay từ phần lắp dựng thép cột gồm hệ thống giáo palen (minh khai) cao 1,5 m bên trên được ghép các tấm ván gỗ để công nhân đứng trên đó thao tác việc đổ bê tông . * Kỹ thuật đổ bê tông cột. - Bê tông sau khi đã được vận chuyển đến thì được dổ vào ben có dung tích 1,5 m3, có lồng thép để công nhân đứng vào trong đó điều chỉnh cần gạt. - Sau khi ben đã chứa đầy bê tông người công nhân đứng dưới lồng móc câu dây vào quay cẩu, cần trục nâng thùng chứa lên đưa đến gần miệng máng thép. Một người công nhân đứng trên sàn công tác bước vào lồng của ben, để điều chỉnh cần gạt cho vữa rơi xuống. Hai người kéo và giữ ben cho đúng vào vị trí đổ. Hai người nữa đứng trên sàn công tác thao tác việc đầm bê tông. - Trong quá trình đổ bê tông cột mạch ngừng được phép dừng lại đầu cột ở mặt dưới dầm . - Trước khi đổ bê tông vào cột phải làm ướt chân cột và đổ vào 1 lớp vữa ximăng cát tỉ lệ 1/2 dầy 5-10cm, vữa xi măng cát có tác dụng liên kết tốt giữa 2 phần cột và tránh hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông. - Chiều dày tối đa mỗi lớp đổ bê tông (30-40)cm * Kỹ thuật đầm. - Trong quá trình đầm bê tông luôn luôn phải giữ cho đầm vuông góc với mặt nằm ngang của lớp bê tông .Đầm dùi phải ăn xuồng lớp bê tông phía dười từ 5 - 10 cm để liên tốt 2 lớp với nhau. Thời gian đầm tại mỗi vị trí 20 - 40 giây và khoảng cách giữa hai vị trí đầm là 1,5R0=50 cm .Khi di chuyển dầm phải rút từ tư và không được tắt máyđể lại lỗ hổng trong bê tông ở chỗ vừa đầm song. Khi thấy vữa bê tông không sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng và có nước xi măng nổi lên đó là dấu hiệu đẵ đầm xong. Trong quá trình đầm tránh làm sai lệch vị trí cốt thép. Vì cột có tiết diện không lớn, lại vướng cốt thép khi đầm, nên phải dùng kết hợp các thanh thép f8 chọc vào các góc để hỗ trợ cho việc đầm . - Sau khi đổ bê tông tới cửa mở dùng miếng gỗ đã chế tạo sẵn có kích thước bằng kích thước cửa mở đóng chặt để bịt kín của mở. - Sau đó tiến hành lắp thêm sàn công tác và tiếp tục đổ, Gia công, lắp dựng ván khuôn, cốt thép dầm, sàn. Gia công, lắp dựng ván khuôn, cốt thép dầm. Ván khuôn được gia công tại xưởng theo đúng hình dạng, kích thước đã thiết kế và được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp. Trước tiên lắp dựng hệ thống cây chống đơn, xà gồ đỡ đáy dầm tiếp đó điều chỉnh tim cốt đáy dầm chính xác. Khoảng cách giữa các cây chống phải đúng theo thiết kế Đặt ván đáy dầm lên xà gồ, dùng đinh cố định tạm, kiểm tra lại cốt đáy dàm nếu có sai sót phải điều chỉnh lại ngay và cố định ván đáy dầm bằng đinh đóng xuống xà gồ đỡ ván đáy dầm. Trước khi đổ bê tông phải quét một lớp dầu chống dính lên ván khuôn. Sau khi ván đáy dầm được lắp đặt xong ta tiến hành lắp đặt cốt thép dầm. Cốt thép được làm sạch, gia công, cắt uốn trong xưởng theo các hình dạng kích thước đã được thiết kế .Cốt thép phải được buộc thành từng bó theo đúng chủng loại, hình dạng, kích thước khi đã gia công để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Vận chuyển cốt thép lên cao bằng cần ttrục tháp. Lắp đặt cốt thép vào các dầm, nối các vị trí giao nhau, khi lắp dựng cốt thép công nhân phải đứng trên sàn công tác Ta tiến hành lắp đặt ván khuôn thành dầm khi đă lắp đạt xong cốt thép dầm. b) Gia công, lắp dựng ván khuôn, cốt thép sàn. Ván khuôn được gia công tại xưởng theo đúng hình dạng, kích thước đã thiết kế và được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp. Trước tiên lắp dựng hệ thống cây chống và thanh giằng, thanh giằng liên kết vào cây chống bằng đinh sắt. Tiếp đó lắp đặt xà gồ lớp 2 trước, xà gồ lớp 2 liên kết với cây chống bằng đinh, rồi tiếp tục đặt xà gồ lớp 1 lên trên xà gồ lớp 2 và vuông góc với xà gồ lớp 2. Ván khuôn sàn được kê trực tiếp lên xà gồ lớp 1 và vuông góc với xà gồ lớp 1. Tiến hành điều chỉnh cao trình bằng cách thay đổi chiều cao con kê và được cố định bằng đinh sắt. Cốt thép sàn được làm sạch, gia công, cắt uốn trong xưởng theo các hình dạng kích thước đã được thiết kế .Cốt thép phải được buộc thành từng bó theo đúng chủng loại, hình dạng, kích thước khi đã gia công để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Vận chuyển cốt thép lên cao bằng cần ttrục tháp. Sau khi lắp dựng xong ván khuôn sàn ta đánh dấu vị trí các thanh thép sàn và lắp trực tiếp từng thanh vaò các vị trí đã được vãnh sẵn, vị trí giao nhau của được nối buộc với nhau, thép buộc dùng loại có đường kính 1-2mm Để tiết kiệm ván khuôn, nâng cao tiến độ thi công công trình và đảm bảo đảm an toàn cho công trình khi thi công ta dùng phương pháp thi công vk 2,5 tầng 3) Đổ bê tông dầm, sàn. Đổ bê tông dầm, sàn. *) Công tác chuẩn bị : Kiểm tra lại tim cốt của dầm, sàn. Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép , hệ thống cây chống, dàn giáo tránh độ ổn định giả tạo. Ván khuôn phải được quét lớp chống dính và phải được tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho ván khuôn . *) Biện pháp đổ bê tông Ta tiến hành đổ bê tông dầm sàn cùng 1 lúc. Khối lượng bê tông dầm, sàn (là 135 m 3) ta dùng bê tông thương phẩm. Bê tông được trộn ở trạm trộn và được vận chuyển tới công trường bằng xe chuyên dụng, tới nơi bê tông được cho vào máy bơm bê tông. - Nguyên tắc đổ bê tông: + Chiều cao rơi tự do của vữa bê tông không quá 1,5m để tránh hiện tượng phân tầng. + Đổ bê tông phải đổ từ trên xuống. + Đổ bê tông phải đổ từ xa tới gần so với điểm tiếp nhận bê tông. + Đổ bê tông dầm, sàn phải đổ cùng lúc và đổ thành từng dải. + Bê tông cần phải được đổ liên tục nếu trường hợp phải ngừng lại quá thời gian quy định thì khi đổ trở lại phải xử lý như mạch ngừng thi công. + Trong quá trình đổ bê tông, để xác định được chiều dầy lớp sàn cấn đổ theo thiết kế ta sử dụng các thước đo chiều dầy sàn cần đổ rồi vạch lên các mép ván khuôn đúng cao độ của sàn (chú ý không bị mờ khi thi công). Trước khi thi công, dùng dây căng từ các vạch sẵn đó và di chuyển dần theo hướng đổ. Đổ bê tông đến đâu dùng thước gạt phẳng theo dây căng và đầm luôn đến đó. Cần kiểm tra cao trình đổ và chiều dầy lớp đổ theo đúng thiết kế thông qua thước định vị chiều dầy cần đổ. + Mạch ngừng của dầm phải ngừng ở những nơi có momen nhỏ, mạch ngừng sàn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn. + Với dầm phụ cao 40(cm) thì đổ BT lầm 1 lần. Dầm chính cao 60(cm) thì đổ BT lầm 2 lần theo hình bậc thang( không để mạch đổ 2 lần trùng nhau) + Đối với sàn dầy 120 mm sử dụng đầm bàn để đầm bê tông . + Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông dầm sàn : Ta chọn hướng đổ bê tông vuông góc với dầm nên mạch ngừng của dầm và sàn đặt trong khoảng 1/3 - 1/2 qua nhịp cuả dầm. Ta tiến hành đổ bê tông dầm sàn cùng 1 lúc. Bê tông được trộn ở trạm trộn và được vận chuyển tới công trường bằng xe chuyên dụng, tới nơi bê tông được cho vào phểu của máy bơm vận chuyển lên cao. Quá trình bơm bê tông tương tự như với bê tông móng. 1. Yêu cầu đối với vữa bêtông: - Vữa bêtông phải được trộn đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần. - Phải đạt mác thiết kế. - Bêtông phải có tính linh động. - Thiết kế thành phần hỗn hợp bêtông phải đảm bảo sao cho thỏi bêtông qua được những vị trí thu nhỏ của đường ống và qua được các đường cong khi bơm. - Hỗn hợp bêtông có kích thước tối đa của cốt liệu lớn là 1/3 đường kính trong nhỏ nhất của ống dẫn. - Yêu cầu về nước và độ sụt của bêtông bơm có liên quan với nhau. Lượng nước trong hỗn hợp có ảnh hưởng đến cường độ và độ sụt hoặc tính dễ bơm của bêtông. Đối với bêtông bơm chọn được độ sụt hợp lý theo tính năng của loại máy bơm sử dụng và giữ được độ sụt đó trong suốt quá trình bơm là yếu tố rất quan trọng. - Thời gian trộn, vận chuyển, đổ đầm phải đảm bảo, tránh làm sơ ninh bêtông. 2. Yêu cầu khi bơm bêtông: - Máy bơm phải bơm liên tục. Khi cần ngừng không được quá 10 phút lại phải bơm tiếp để tránh bêtông làm tắc ống. - Nếu máy bơm phải ngừng trên 2 giờ thì phải thông ống bằng nước. Không nên để ngừng trong thời gian quá lâu. Khi bơm xong phải dùng nước bơm rửa sạch đường ống. 3. Yêu cầu khi đổ bêtông: Việc đổ bêtông phải đảm bảo: - Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí coffa và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. - Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong coffa. - Bêtông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui định của thiết kế. - Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không được vượt quá 1,5m. - Khi đổ bêtông có chiều cao rơi tự do > 1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Nếu chiều cao > 10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động. Khi đổ bêtông cần chú ý: - Giám sát chặt chẽ hiện trạng coffa đỡ giáo và cốt thép trong quá trình thi công. - Mức độ đổ dày bêtông vào coffa phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của coffa do hỗn hợp bêtông mới đổ gây ra. - Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn không cho nước mưa rơi vào bêtông. - Chiều dày mỗi lớp đổ bêtông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất ninh kết và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng phải theo quy phạm. b) Đầm bê tông. Khi đổ bê tông tới đâu phải tiến hành đầm ngay tới đó. Người công nhân sử dụng đầm dùi đầm theo quy tắc đã quy định, kéo đầm bàn trên mặt bê tông thành từng vết, các vết đầm phải trùng lên nhau ít nhất là 1/3 vết đầm, thời gian đầm tờ 20-30s sao cho bê tông không sạt lún và nước bê tông không nổi lên bề mặt xi măng là được. Khi đầm tuyệt đối lưu ý không để đầm chạm vào cốt thép móng và cổ móng gây ra xô lệch cốt thép và chấn động đến những vùng bê tông đã ninh kết hoạch đang ninh kết. -Đầm có tác dụng làm cho bê tông đặc chắc và bám chặt vào cốt thép +) Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông dầm: Thời gian đầm tại 1 vị trí từ (30-60)s Khi đầm xong 1 vị trí phải rút đầm lên từ từ không được tắt động cơ để tránh các lỗ rỗng. Khoảng cách di chuyển dầm a [1,5R( R là bán kính hiệu dụng của dầm) Không được đầm quá lâu tại 1 chỗ( tránh hiện tượng phân tầng) Khi đầm phải cắm sâu vào lớp bê tông Dấu hiệu bê tông được đầm kỹ là vữa ximăng nổi lên và bọt khí không còn nữa +) Sử dụng đầm bàn để đầm bê tông sàn Khi đầm đầm được kéo từ từ. Vết sau phải đè lên vết trước (5-10)cm * Kiểm tra độ dày sàn. Xác định chiều dày sàn, lấy cốt sàn rồi đánh dấu trên ván khuôn thành dầm và cốt thép cột. Sau khi đầm xong căn cứ vào các mốc đánh dấu ở cốp pha thành dầm và trên cốt thép cột dùng thước gạt phẳng. c) Bảo dưỡng bê tông. Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm cần thiết để đống rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông . Trong thời kỳ bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động , lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác. Thời gian bảo dưỡng 7 ngày Lần đầu tiên tưới nước sau khi đổ bê tông 4 giờ, 2 ngày đầu cứ sau 2 giờ tưới nước 1 lần, những ngày sau cứ (3 - 10)h tưới nước 1 lần. *) Chú ý Về mùa hè bê tông đông kết nhanh cần giữ để bê tông không bị khô trắng. Trong mọi trường hợp không để bê tông bị trắng mặt. d) Tháo dỡ ván khuôn. Ván khuôn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã đạt cường độ cần thiết để kết chịu được trọng lượng bản thân và các tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dơ ván khuôn cần tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông . Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn ( ván khuôn thành dầm, cột) có thể được tháo dở khi bê tông đạt R > 50Kg/cm2. Đối với bê tông chịu lực thì phải đảm bảo bê tông đạt 70%R28 mới tháo dỡ. Các ván khuôn sau khi được tháo dỡ phải được bôi dầu bảo quản và phải được xếp đúng chủng loại vaò kho hoặc vị trí cất giữ ván khuôn. e) Các khuyết tật của bê tông và cách khắc phục. *) Nứt: +) Nguyên nhân: Do sự co ngót của vữa bê tông, do quá trình bảo dưởng không đảm bảo. +) Cách chữa: Sữa chữa không nhằm mục đích khôi phục chịu lực mà chủ yếu ngăn chặn môi trường xâm thực: Với vết nứt nhỏ đục mở rộng, rửa sạch trát vữa ximăng mác cao. Khi vết nứt to hơn cần đục mở rộng cho vữa bê tông rỏi nhỏ vào. +) Chú ý: Phải kiểm tra xem còn phát triển hay không khi ngừng thì mới xử lý. *) Rỗ: Rỗ tổ ong : Các lỗ rỗ xuất hiện trên bề mặt kết cấu. Rỗ sâu : Lỗ rỗ tới tận cốt thép . Rỗ thấu suốt +) Nguyên nhân: Do chiều cao rơi tự do của bê tông quá lớn. Do độ dày của kết cấu quá lớn, cốt thép to bê tông không lọt qua được. Do bê tông quá khô. Do phương tiện vận chuyển làm mất nước ximăng, bê tông trộn không đều. Do ván khuôn không kín làm mất nước ximăng. +) Cách chữa: Rỗ tổ ong : Vệ sinh sạch dùng dùng vữa ximăng cát để trát. Rỗ sâu : Đục mở rộng hết lớp bê tông xấu, rửa sạch dùng bê tông cốt liệu nhỏ phun vào. Rỗ thấu suốt: Đục mở rộng hết lớp bê tông xấu, rửa sạch, ghép ván khuôn 2 bên và phun vữa bê tông qua lỗ thủng của ván khuôn . 4) Công tác ván khuôn cầu thang bộ và vách thang máy. a) Công tác ván khuôn thang bộ. Sử dụng những tấm ván định hình, được đặt trên hệ thống xà gồ ngang kích thước 80x100, các xà gồ ngang đặt trên xà gồ dọc kích thước 100x120, xà gồ dọc được tựa trên cột chống co rút bằng thép có thể thay đổi được chiều dài. Tại vị trí chiếu tới, chiếu nghỉ thay cho hệ chống đỡ bằng xà gồ ta dùng 1 chuồng giáo PAL để đỡ hệ thống xà gồ và ván sàn. 1. Tính toán ván sàn. Sơ đồ tính toán. Tính toán với tấm ván rộng 300 đặt theo chiều dọc của bản thang vuông góc với các xà gồ ngang 80x100, coi dải bản là 1 dầm liên tục đặt lên các gối tựa là xà gồ. Xác định tải trọng. Tải trọng Tiêu chuẩn n Tính toán (kg/m2) (kg/m2) Tải trọng bản thân ván khuôn 20 1,1 22 Tải trọng bê tông mới đổ 375 1,1 413 Tải trọng do người và thiết bị 250 1,3 325 Do đổ và đầm bê tông 400 1,3 520 Tổng 1045 1280 Do dùng ván thép định hình nên việc tính toán tấm ván theo điều kiện bền, điều kiện biến dạng của tấm ván khuôn là không cần thiết. Do vậy ta chọn trước khoảng cách của các xà gồ ngang đỡ ván là 60 cm, khoảng cách giữa các xà gồ dọc là 120 cm 2. Tính toán xà gồ ngang. Coi xà gồ ngang là dầm liên tục kê lên các xà gồ dọc có nhịp là 1,2m Tải trọng tác dụng lên xà gồ ngang: Tải trọng bản thân qbt= 1,1*650*0.08*0.1= 6 kG/m Tải trọng từ trên ván sàn truyền xuống qvs= 1280*0.6= 768 kG/m Tổng tải trọng tác dụng lên xà gồ ngang là: q= qbt+qvs= 6+768= 774 kG/m. - Kiểm tra theo điều kiện bền: thiên về an toàn ta lấy momen giữa nhịp của tấm ván chéo là M= , khoảng cách giữa các xà gồ phải thoả mãn điều kiện: đ W = , W= , giả sử h = 1,2b b = = = 7,5cm Trong đó : tiết diện 80x100 có : Egỗ = 105 (kG/cm2) ; gỗ =110 (kG/cm2) J=; W= -Kiểm tra theo điều kiện biến dạng :qtc =0,6x1045 + 5,2 = 587 kG/m Độ võng được tính theo công thức : => = =154cm Như vậy, tiết diện xà gồ ngang đã chọn và khoảng cách giữa các xà gồ dọc 120 cm đã bố trí là thoả mãn. 3. Tính toán xà gồ dọc. Sơ đồ tính: dầm liên tục nhịp 120cm chịu tải trọng tập trung từ xà gồ ngang truyền vào. Tải trọng tập trung đặt giữa thanh đà là : Ptt = qtt´1,2 = 774.1,2 = 851,4(kG) Ptc = qtc´1,2 = 587´1,2 = 704 (kG) - Theo điều kiện bền : Mô men giữa nhịp thiên về an toàn cho rằng : Mmax = Pl/4 (kG.cm) gỗ đ W = W= , giả sử h = 1,2b đ b === 9,89cm Chọn tiết diện xà gồ dọc là 10x12cm Tiết diện 100´120 có : J =; W= - Theo điều kiện biến dạng : Độ võng được tính theo công thức : ị Độ võng cho phép : (Thoả mãn) b) Công tác ván khuôn vách thang máy Cấu tạo: Cấu tạo bố trí ván khuôn, nẹp, chống, giằng lõi thang máy thể hiện trong bản vẽ thi công phần thân (TC-03). Xác định khoảng cách nẹp ngang đỡ ván ngoài: Ván khuôn mặt ngoài và trong là ván khuôn thép ghép lại có kích thước 60x150cm thuận tiện cho 1 người vận chuyển. Sơ đồ tính là dầm liên tục tựa lên các gối tựa là hệ 2 thanh thép ống ặ50 -Tải trọng: qo=q1+q2+q3 Trong đó: q1- áp lực đẩy bên của bê tông,xác định theo công thức sau: q1=0,7.Wb.H Wb =2500x0,3=750 kG/m2 ; H =3,1m là chiều cao đổ bê tông. ị q1=0,7.750.3,1= 1627,5 kG/m2. q2- áp lực do đổ bê tôngbằng ống vòi voi: q2=450 kG/m2. q3- áp lực do đầm ; q3=250 kG/m2. . Ván thép 30x150cm có : W=6,55 cm3; J = 27,46 cm4; -Theo điều kiện bền: l Ê (cm). -Theo điều kiện biến dạng: l Ê (cm). Lấy l = 60 cm. Các nẹp ngang trong và ngoài được liên kết với nhau băng thanh bulông 22 một đầu ren và một đầu có tai hồng. Bulông này được đặt trong ống nhựa và xuyên qua ván khuôn, khoảng cách các bulong là 60 cm theo cả 2 phương. Các nẹp đứng: Các nẹp đứng bằng hệ xà gồ 10x10, bố trí để đảm bảo cho xà ngang chịu lực và biến dạng cho phép.Tính toán tương tự như thành dầm ta được khoảng cách giữa các nẹp đứng là 60 cm. - Để đảm bảo cho ván khuôn lõi cố định ta bố trí các cột chống thép có thể thay đổi được chiều dài, dây cáp mềm có tăng đơ neo giữ. VIII. An toàn lao động: Khi thi công nhà cao tầng ,việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động.Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ số người ra vào công trường.Tất cả các công nhân đều phải được học nội quy. 1) An toàn lao động khi đóng cọc. - Khi đóng cọc cần phải nhắc nhở công nhân trang bị bảo hộ kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ đóng cọc . - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định an toàn lao động về sử dụng vận hành động cơ thuỷ lực , động cơ điện , cần cẩu , máy hàn ,các hệ tời cáp ròng rọc. - Các khối đối trọng phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. - Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế an toàn lao động ở trên cao phảI có dây an toàn, thang sắt lên xuống . - Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện, vị trí và các mối buộc cáp cẩu phải đúng quy định thiết kế . - Dây cáp để tạo cọc phải có hệ số an toàn > 6. - Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an toàn .Những người không có nhiện vụ phải đứng ra ngoài phạm vi dựng cọc một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2(m). 2) An toàn lao động trong công tác đào đất. -Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành. - Đào hố móng sau mỗi trận mưa phải rải cát vào bậc thang lên xuống để tránh trượt ngã . - Trong khu vực đang đào đất nếu có cùng nhiều người làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo an toàn.Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc bên dưới hố đào trong cùng một khoang đào mà đất có thể rơi,lở xuống người bên dưới. 3) An toàn lao động trong công tác bê tông: a) Lắp dựng ,tháo dỡ dàn giáo: - Không sử dụng dàn giáo có biến dạng , rạn nứt , mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận neo giằng. - Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 m khi xây và > 0.2 m khi trát. - Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định. - Cấm xếp tải nên dàn giáo. - Khi dàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác :sàn làm việc bên trên ,sàn bảo vệ dưới. - Sàn công tác phải có lan can bảo vệ và lưới chắn. - Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận kết cấu của dàn giáo. - Không dựng lắp , tháo gỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa. b) Công tác gia công lắp dựng cốt pha: - Ván khuôn phải sạch ,có nội quy phòng chống cháy , bố trí mạng điện phải phù hợp với quy định của yêu cầu phòng cháy. - Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc. - Trước khi đổ bê tông các cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra cốp pha , hệ cây chống nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay. c) Công tác ra công và lắp dựng cốp thép. - Gia công cốt thép phải tiến hành ở khu vực riêng , xung quanh có rào chắn , biển báo. - Cắt , uốn ,kéo ,nén cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng. - Bản gia công cốt thép phải chắc chắn. - Khi gia công cốt thép phải làm sạch gỉ, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân. - Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẩu ngắn hơn 30cm. Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối buộc , hàn .Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn. - Khi lắp dựng cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện .Trường hợp không cắt điện được phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện .d.đổ và đầm bê tông. - Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại việc ổn định của cốt pha và cây chống , sàn công tác , đường vận chuyển. - Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào chắn và biển báo .Trường hợp bắt buộc có người đi lại ở dưới thì phải có những tấm che chắn ở phía trên lối đi đó .Công nhân làm nhiện vụ định hướng và bơm đổ bê tông cần phải có găng , ủng bảo hộ. - Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần : + Nối đất với vỏ đầm rung. + Dùng dây dẫn cách điện. + Làm sạch đầm. + Ngưng đầm 5 -7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 - 35 phút. d) Bảo dưỡng bê tông: - Khi bảo dưỡng phải dùng dàn giáo ,không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu . - Bảo dưỡng về ban đêm hoặc những bộ phận che khuất phải có đèn chiếu sáng . e) Tháo dỡ cốt pha: - Khi tháo dỡ cốt pha phải mặc đồ bảo hộ. - Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cườg độ ổn định. - Khi tháo cốp pha phải tuân theo trình tự hợp lý. - Khi tháo dỡ cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu .Nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo ngay cho người có trách nhiệm. - Sau khi tháo dỡ cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình , không để cốp pha trên sàn công tác rơi xuống hoặc ném xuống đất. - Tháo dỡ cốp pha với công trình có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế và chống đỡ tạm. 4) Công tác xây: - Kiểm tra dàn giáo ,sắp xếp vật liệu đúng vị trí. - Khi xây đến độ cao 1,5 m thì phải dùng dàn giáo. - Không được phép : + Đứng ở bờ tường để xây. + Đi lại trên bờ tường. + Đứng trên mái hắt. + Tựa thang vào tường để lên xuống. + Để dụng cụ ,hoặc vật liệu trên bờ tường đang xây. 5) Công tác hoàn thiện: - Xung quanh công trình phải đặt lưới bảo vệ. - Trát trong ,trát ngoài, quét vôi phải có dàn giáo. - Không dùng chất độc hại để làm vữa. - Đưa vữa lên sàn tầng cao hơn 5 m phải dùng thiết bị vận chuyển hợp lý. - Thùng xô và các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn. IX. Tổ chức thi công 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công: 1.1. Mục đích : - Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta nắm được một số kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục vụ cho công tác thi công, đồng thời nó giúp cho chúng ta nắm được lý luận và nâng cao dần về hiểu biết thực tế để có đủ trình độ, chỉ đạo thi công trên công trường. Mục đích cuối cùng nhằm : - Nâng cao được năng xuất lao động và hiệu suất của các loại máy móc ,thiết bị phục vụ cho thi công. - Đảm bảo được chất lượng công trình . - Đảm bảo được an toàn lao động cho công nhân và độ bền cho công trình. - Đảm bảo được thời hạn thi công. - Hạ được giá thành cho công trình xây dựng. 1.2. ý nghĩa : * Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta có thể đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau : - Chỉ đạo thi công ngoài công trường. - Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ cho thi công: + Khai thác và chế biến vật liệu. + Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm. + Vận chuyển, bốc dỡ các loại vật liệu, cấu kiện ... + Xây hoặc lắp các bộ phận công trình. + Trang trí và hoàn thiện công trình. - Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác. - Điều động một cách hợp lí nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng. - Huy động một cách cân đối và quản lí được nhiều mặt như: Nhân lực, vật tư, dụng cụ , máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn, ...trong cả thời gian xây dựng. 2. Nội dung và những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công: 2.1. Nội dung: - Công tác thiết kế tổ chức thi công có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó nghiên cứu về cách tổ chức và kế hoạch sản xuất. - Đối tượng cụ thể của môn thiết kế tổ chức thi công là: + Lập tiến độ thi công hợp lý để điều động nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, cẩu lắp và sử dụng các nguồn điện, nước nhằm thi công tốt nhất và hạ giá thành thấp nhất cho công trình. + Lập tổng mặt bằng thi công hợp lý để phát huy được các điều kiện tích cực khi xây dựng như: Điều kiện địa chất , thuỷ văn , thời tiết , khí hậu , hướng gió, điện nước ,...Đồng thời khắc phục được các điều kiện hạn chế để mặt bằng thi công có tác dụng tốt nhất về kỹ thuật và rẻ nhất về kinh tế. - Trên cơ sở cân đối và điều hoà mọi khả năng để huy động , nghiên cứu , lập kế hoạch chỉ đạo thi công trong cả quá trình xây dựng để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng nhất hoặc vượt mức kế hoạch thời gian để sớm đưa công trình vào sử dụng. 2.2. Những nguyên tắc chính: - Cơ giới hoá thi công (hoặc cơ giới hoá đồng bộ), nhằm mục đích rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, giúp công nhân hạn chế được những công việc nặng nhọc, từ đó nâng cao năng suất lao động. - Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị và cách tổ chức thi công của cán bộ cho hợp lý đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng. - Thi công xây dựng phần lớn là phải tiến hành ngoài trời, do đó các điều kiện về thời tiết ,khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thi công. ở nước ta, mưa bão thường kéo dài gây nên cản trở lớn và tác hại nhiều đến việc xây dựng. Vì vậy, thiết kế tổ chức thi công phải có kế hoạch đối phó với thời tiết, khí hậu,...đảm bảo cho công tác thi công vẫn được tiến hành bình thường và liên tục. 3. Lập tiến độ thi công: 3.1. Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng. - Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì. - Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn. - Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết khoa học dự báo và nắm được công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng. - Chính vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ chiếm vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất xây dựng, cụ thể là: 3.2. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu. - Mục đích của việc lập kế hoạch tiến độ và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của sản xuất xây dựng. - Lập kế hoạch tiến độ và việc kiểm tra thực hiện sản xuất trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch tiến độ thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình thời gian bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với thời gian đã định trong tiến độ. Bản kế hoạch tiến độ cung cấp cho ta tiêu chuẩn để kiêm tra. 3.3. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ. - Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ được đo bằng đóng góp của nó vào thực hiện mục tiêu sản xuất đúng với chi phí và các yếu tố tài nguyên khác đã dự kiến. 3.4. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ. Lập kế hoạch tiến độ nhằm những mục đích quan trọng sau đây: - ứng phó với sự bất định và sự thay đổi: Sự bất định và sự thay đổi làm việc phải lập kế hoạch tiến độ là tất yếu. Tuy thế tương lai lại rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì các kết quả của quyết định càng kém chắc chắn. Ngay những khi tương lai có độ chắc chắn khá cao thì việc lập kế hoạch tiến độ vẫn là cần thiết. Đó là vì cách quản lý tốt nhất là cách đạt được mục tiêu đã đề ra. Dù cho có thể dự đoán được những sự thay đổi trong quá trình thực hiện tiến độ thì việc khó khăn trong khi lập kế hoạch tiến độ vẫn là điều khó khăn. - Tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng. Toàn bộ công việc lập kế hoạch tiến độ nhằm thực hiện các mục tiêu của sản xuất xây dựng nên việc lập kế hoạch tiến độ cho thấy rõ các mục tiêu này. Để tiến hành quản lý tốt các mục tiêu của sản xuất , người quản lý phải lập kế hoạch tiến độ để xem xét tương lai, phải định kỳ soát xét lại kế hoạch để sửa đổi và mở rộng nếu cần thiết để đạt các mục tiêu đã đề ra. - Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế. Việc lập kế hoạch tiến độ sẽ tạo khả năng cực tiểu hoá chi phí xây dựng vì nó giúp cho cách nhìn chú trọng vào các hoạt động có hiệu quả và sự phù hợp. Kế hoạch tiến độ là hoạt động có dự báo trên cơ sở khoa học thay thế cho các hoạt động manh mún, tự phát, thiếu phối hợp bằng những nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng hoạt động thất thường bằng luồng hoạt động đèu đặn. Lập kế hoạch tiến độ đã làm thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng và được luận giá thận trọng. - Tạo khả năng kiểm tra công việc được thuận lợi Không thể kiểm tra được sự tiến hành công việc khi không có mục tiêu rõ ràng đã định để đo lường. Kiểm tra là cách hướng tới tương lai trên cơ sở xem xét cái thực tại. Không có kế hoạch tiến độ thì không có căn cứ để kiểm tra. 4. Căn cứ để lập tổng tiến độ. - Ta căn cứ vào các tài liệu sau: - Bản vẽ thi công. - Qui phạm kĩ thuật thi công. - Định mức lao động. - Tiến độ của từng công tác. 5. Các bước tiến hành. 5.1. Tính khối lượng các công việc: - Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên( chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốt pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó và nhất là để có được đầy đủ các khối lượng cần thiết cho việc lập tiến độ. - Muốn tính khối lượng các qúa trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu chi tiết hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước. - Có khối lượng công việc, tra định mức sử dụng nhân công hoặc máy móc, sẽ tính được số ngày công và số ca máy cần thiết; từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng. Tính toán Một số khối lượng, đào đất, bê tông, ván khuôn đã được tính trong phần KTTC. Khối lượng cọc: Số lượng cọc trong móng: 18x6+8x12+20=224 cọc =224x21=4704 (m) -Đào đất bằng máy: Ta tiến hành đào đất đến dáy giăng ( cao trình -1250 ) + Khoỏi lửụùng ủaỏt ủaứo baống máy : M1 : V1 = 0,85´40´24.7 = 839.8 (m3). - Đào đất bằng thủ công: Ta tiến hành đào đất bằng máy đến cốt đáy giằng rồi tiến hành đào thủ công từng hố móng đến cốt đổ bê tông lót. ẹoaùn coùc xuyeõn qua lụựp beõ toõng loựt daứy 0,1m, ủoaùn ủaọp ủaàu coùc neo vaứo ủaứi laứ 0,5m vaứ ủoaùn coùc neo vaứo ủaứi laứ 0,15m. Nhử vaọy tớnh tửứ maởt ủaỏt thieõn nhieõn ủeỏn ủaựy lụựp beõ toõng loựt chieàu daứy lụựp ủaỏt ủaứo baống thuỷ coõng laứ 0.75 m + Khoỏi lửụùng ủaỏt ủaứo baống thuỷ coõng : M2 : V2 = 0,75´3,7´2,1 = 5.83 (m3). M3 : V3 = 0,75´4,2´12 = 37.8(m3). M4 (thang máy) =0.75´5.6´4.3 = 18(m3). Soỏ lửụùng hoỏ moựng M1 : 18 hoỏ, M2 : 2 hoỏ, M3 1 hoỏ :do ủoự khoỏi lửụùng ủaỏt ủaứo baống thuỷ coõng laứ : 5.83´18 + 37.8´2 + 18 = 198.54 Tổng khối lượng đất đá đào bằng thủ công và má móc là : M : V tổng = 198.54 + 839.8 = 1045.54 (m3). *Khối lượng ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây trát, hoàn thiện từng tầng, định mức, nhân công được thể hiện trong các bảng tính Excel dưới đây. bảng thống kê khối lợng lao động STT mã hiệu Tên công việc Đơn vị Khối lợng Định mức Số ngày Bố trí số CN/ngày định mức Nhân công (Đm) (Công/đơn vị) 1 Phần ngầm cọc 56 25/ca 28 25 2 Móng 3 BE.1312 Đào đất bằng máy 100m3 8,4 2,95 3 3 4 BA.1431 Đào đất thủ công m3 198,54 0,4 9 12 5 AG.1212 Đập đầu cọc m3 7 4,7 9 4 6 HA.1120 Bê tông lót móng m3 15,3 1,18 9 3 7 IA.1130 Cốt thép móng,giằng,cột ,vách t 29,4 6,35 7 19 8 KB.2110 Ván khuôn móng, giằng 100m2 5,75 28,71 8 21 9 HC.2110 Bê tông móng m3 707 25/ca 1 10 10 KB.2110 Tháo ván khuôn móng, giằng 100m2 5,75 9,57 3 18 11 KB.2110 Ván khuôn cột ,vách cổ móng m2 12,44 2,781 1 7 12 HC.2110 Bê tông cột ,vách cổ móng m3 12,44 25/ca 1 8 13 KB.2110 Tháo VK cột ,vách cổ móng 100m2 0,185 9,57 1 4 14 GD.2230 Xây tờng móng m3 102,4 1,97 6 34 15 BB.1111 Lấp đất móng ,tôn nền m3 1804 0,4 10 30 Tầng 1 1 IA.2131 Cốt thép cột,lõi T 16,3 9,1 4 27 2 KB.2110 Ván khuôn cột,lõi 100m2 5,2 28,71 5 30 3 HC.3110 Bê tông cột, lõi m3 58,77 25/ca 2 10 4 KB.2110 Tháo ván khuôn cột,lõi 100m2 5,2 9,57 2 17 5 KB.2110 Ván khuôn dầm sàn, thang bộ 100m2 9,25 28,71 10 30 6 IA.2331 Cốt thép dầm sàn, thang bộ T 7,75 9,1 6 15 7 HC.3110 Bê tông dầm sàn, thang bộ m3 105,00 25/ca 1 10 8 KB.2110 Tháo ván khuôn dầm sàn,thang bộ 100m2 9,42 9,57 4 23 9 GD.2230 Xây tờng m3 90,8 1,97 17 30 Tầng 2,3 1 IA.2131 Cốt thép cột, lõi T 11,22 9,1 3 27 2 KB.2110 Ván khuôn cột, lõi 100m2 5,2 28,71 4 30 3 HC.3110 Bê tông cột, lõi m3 38,734 25/ca 2 10 4 KB.2110 Tháo ván khuôn cột,lõi 100m2 5,2 9,57 2 17 5 KB.2110 Ván khuôn dầm sàn, thang bộ 100m2 9,25 28,71 10 30 6 IA.2331 Cốt thép dầm sàn, thang bộ T 7,75 9,1 6 15 7 HC.3110 Bê tông dầm sàn, thang bộ m3 105 25/ca 1 10 8 KB.2110 Tháo ván khuôn dầm sàn,thang bộ 100m2 9,42 9,57 4 23 9 GD.2230 Xây tờng m3 105,49 1,97 17 30 Tầng 4,5,6 1 IA.2131 Cốt thép cột, lõi T 11,07 9,1 3 27 2 KB.2110 Ván khuôn cột,lõi 100m2 3,7 28,71 4 30 3 HC.3110 Bê tông cột,lõi m3 37 25/ca 2 10 4 KB.2110 Tháo ván khuôn cột,lõi 100m2 3,41 9,57 2 17 5 KB.2110 Ván khuôn dầm sàn, thang bộ 100m2 9,25 28,71 10 30 6 IA.2331 Cốt thép dầm sàn, thang bộ T 7,75 9,1 6 15 7 HC.3110 Bê tông dầm sàn, thang bộ m3 105 25/ca 1 10 8 KB.2110 Tháo ván khuôn dầm sàn,thang bộ 100m2 9,42 9,57 4 23 9 GD.2230 Xây tờng m3 105,49 1,97 17 30 Tầng 7,8,9 1 IA.2131 Cốt thép cột,lõi T 10,83 9,1 3 27 2 KB.2110 Ván khuôn cột, lõi 100m2 3,58 28,71 4 30 4 HC.3110 Bê tông cột,lõi m3 35,2 25/ca 2 10 5 KB.2110 Tháo ván khuôn cột,lõi 100m2 3,32 9,57 2 17 6 KB.2110 Ván khuôn dầm sàn, thang bộ 100m2 9,25 28,71 10 30 7 IA.2331 Cốt thép dầm sàn, thang bộ T 7,75 9,1 6 15 8 HC.3110 Bê tông dầm sàn, thang bộ m3 105 25/ca 4 10 9 KB.2110 Tháo ván khuôn dầm sàn,thang bộ 100m2 9,42 9,57 4 23 10 GD.2230 Xây tờng m3 105,49 1,97 7 30 Tầng tum 1 IA.2131 Cốt thép cột,lõi T 3,44 9,1 4 27 2 KB.2110 Ván khuôn cột, lõi 100m2 1,33 28,71 5 30 3 HC.3110 Bê tông cột,lõi m3 22,65 25/ca 2 10 4 KB.2110 Tháo ván khuôn cột,lõi 100m2 1,33 9,57 2 17 5 KB.2110 Ván khuôn sàn ,đáy bể 100m2 2,34 28,71 3 20 6 IA.2331 Cốt thép sàn ,đáy bể T 2,99 9,1 10 30 7 HC.3110 Bê tông sàn ,đáy bể m3 27,55 25/ca 1 10 8 IA.2131 Cốt thép thành bể T 0,907 9,1 4 15 9 KB.2110 Ván khuôn thành bể 100m2 0,7 28,71 3 15 10 HC.3110 Bê tông thành bể m3 7,703 25/ca 1 10 11 KB.2110 Tháo ván khuôn bể 100m2 0,7 9,57 2 10 12 KB.2110 Ván khuôn dầm sàn tum 100m2 1,26 28,71 2 7 13 IA.2331 Cốt thép dầm sàn tum T 0,707 9,1 2 8 14 HC.3110 Bê tông dầm sàn tum m3 12,85 25/ca 1 10 15 KB.2110 Tháo ván khuôn sàn đáy bể 100m2 1,94 9,57 2 10 16 GD.2110 Xây tờng thu hồi ,chắn mái m3 31,28 2,43 5 15 17 Thi công 2 lớp gạch chống nóng m2 627 2,43 5 30 Phần hoàn thiện Tầng 1 1 Lắp khuôn cửa bộ 29 8 5 2 Lắp điện nớc 10 3 PA.3210 Trát trong m2 1500 0,3 15 25 4 ốp - lát nền m2 587 0,2 17 8 5 Lắp cửa m2 225 0,4 5 20 6 Lắp thiết bị vệ sinh bộ 4 2 1 10 7 PA.1220 Trát ngoài m2 245 0,197 3 35 8 Lắp kính m2 22,5 0,04875 1 1 Tầng còn lại 1 Lắp khuôn cửa bộ 75 10 5 2 Lắp điện nớc 10 3 PA.3210 Trát trong m2 1600 0,3 19 25 4 ốp - lát nền m2 602 0,2 19 8 5 Lắp cửa m2 260 0,4 7 20 6 Lắp thiết bị vệ sinh bộ 6 2 2 10 7 PA.1220 Trát ngoài m2 690 0,197 4 35 8 Lắp kính m2 35 0,04875 1 2 5.2. Thành lập tiến độ: - Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có bắt đầu lập tiến độ. Chú ý: - Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc ( vì nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động). - Số lượng công nhân thi công không được thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công. - Việc thành lập tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình công tác và sắp xếp cho các tổ đội công nhân cùng máy móc được hoạt động liên tục. 5.3. Điều chỉnh tiến độ: - Người ta dùng biểu đồ nhân lực, vật liệu, cấu kiện để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiến độ. - Nếu các biểu đồ có những đỉnh cao hoặc trũng sâu thất thường thì phải điều chỉnh lại tiến độ bằng cách thay đổi thời gian, tăng ca kíp,thay đổi máy móc một vài quá trình nào đó để số lượng công nhân hoặc lượng vật liệu, cấu kiện phải thay đổi sao cho hợp lý hơn. - Nếu các biểu đồ nhân lực, vật liệu và cấu kiện không điều hoà được cùng một lúc thì điều chủ yếu là phải đảm bảo số lượng công nhân không được thay đổi hoặc nếu có thay đổi một cách điều hoà. Tóm lại: điều chỉnh tiến độ thi công là ấn định lại thời gian hoàn thành từng quá trình sao cho: + Công trình được hoàn thành trong thời gian quy định. + Số lượng công nhân chuyên nghiệp và máy móc thiết bị không được thay đổi nhiều cũng như việc cung cấp vật liệu, bán thành phẩm được tiến hành một cách điều hoà. X. Thiết kế-Tính toán lập tổng mặt bằng thi công: 1)Cơ sở tính toán: - Căn cứ vào yêu cầu của tổ chức thi công , tiến độ thực hiện công trình , ta xác định được nhu cầu cần thiết về vật tư ,thiết bị , máy phục vụ thi công , nhân lực nhu cầu phục vụ sinh hoạt. - Căn cứ vào tình hình mặt bằng thực tế của công trình ta bố trí các công trình tạm, kho bãi theo yêu cầu cần thiết để phục phụ cho công tác thi công. - Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư của địa phương. 2)Mục đích: - Tính toán lập tổng mặt bằng thi công là đảm bảo tính hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý, thi công thuận lợi, hợp lý hoá trong dây truyền sản xuất, tránh trường hợp di chuyển chồng chéo , gây cản trở lẫn nhau trong quá trình thi công . - Đảm bảo tính ổn định phù hợp trong công tác phục vụ cho công tác thi công, không lãng phí , tiết kiệm (tránh được trường hợp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất). 3)Số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường và nhu cầu diện tích sử dụng: - Tính số lượng công nhân trên công trường: Để có thể tính toán, ta chia số người lao động trên công trường thanh 5 nhóm sau: Nhóm A: số công nhân làm việc trực tiếp trên công trường Nhóm B: Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ Nhóm C: Số cán bộ kỹ thuật Nhóm D: Số nhân viên hành chính Nhóm E: Số nhân viên phục vụ Dựa vào biểu đồ nhân lực có thể xác định được số công nhân làm việc trực tiếp tại công trường: A=Ntb (người) Trong đó Ntb là quân số làm việc trực tiếp trung bình ở hiện trường được tính theo công thúc: Ntb=90 (người) +Số công làm việc ở xưởng gia công phụ trợ : B=k%A . Do đây là công trình dân dụng nên lấy k=(20-30)%. Từ đó: B=0.3x90= 27 (người) +Số cán bộ công nhân viên kỹ thuật . C=6%(A+B)=0,06(90+27)=7 (người). +Số các bộ công nhân viên hành chính: D=5%(A+B+C)=0,05(90+27+7)=6 (người). +Nhân viên phục vụ: E Đây là công trường trung bình nên lấy S=5% E=0.05(90+27+7+6) =7 (người) +Tổng số cán bộ, công nhân trên công trường là : G =1,06(A+B+C+D+E)=1,06(90+27+7+6+7)=145 (người). (1,06là hệ số kể đến người nghỉ ốm , đi phép ) - Diện tích sử dụng . +Diện tích nhà làm việc của ban chỉ huy công trường với tiêu chuẩn 4 m2/người . Số cán bộ là 10 người . S1=4.7=28 m2 +Diện tích tích lán trại: Số ca nhiều công nhất là 208 người, thêm số công nhân tại các xưởng phụ trợ là 27 người. Tiêu chuẩn diện tích cho công nhân là 1 m2/người . S2=(208+27).1 = 159(m2). +Diện tích nhà vệ sinh: cần 2 buồng vệ sinh nam,1 buồng vệ sinh nữ. S3 =25(m2). (tiêu chuẩn 2,5 m2/20 người ) 4) Tính diện tích kho bãi: Tính toán dựa trên số lượng vật liệu cho 1 tầng. - Kho xi măng: Sxm=.K=q..K Trong đó : N:lượng vật liệu chứa T/m2khối lượng . K=1,2 hệ số dùng vật liệu không điều hoà . Q Lượng xi măng sử dụng trong ngày cao nhất . Thời gian dự trữ trong 5 ngày. Kích thước 1 bao xi măng là : (0,4.0,6.0,2) m . Dự kiến xếp cao 1,4 m : N=1,46 T/m2 . Q.T : Lượng xi măng sử dụng trong 5 ngày . +Khối lượng bê tông giằng móng và cổ móng thi công thủ công bằng trạm trộn tại chỗ có khối lượng lớn nhất 35,7 m3. Do vậy ta tính toán kho bãi chứa xi măng, cát, đá theo khối lượng bê tông móng. Tra định mức cấp phối ta được như sau: Bê tông mác 300: độ sụt2-4 mã hiệu: C3134: Xi măng: 309kg/m3 Cát vàng: 0,479 m3 Đá dăm : 0,882 m3 Nước: 175 lít. Khối lượng xi măng: 309x35,7 = 11031,3kg = 11t Diện tích kho chứa xi măng là: Sxm=.K= .1,2 = 9 m2 Khối lượng cát: 0,479x35,7 = 17.1 m3. Vậy diện tích kho bãi cần thiết :(tiêu chuẩn 2 m2/m3). Scdt == 10 m2 . Khối lượng đá dăm: 0,882x35,7= 31,5 m3. Tính toán bãi gạch. +Khối lượng tường xây :80m3 (15 ngày ) (Do dự kiến yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng của công trình thì dầm sàn lõi, cầu thang, cột dùng bê tông thương phẩm nên ở công trường ta không kể đến). Dựa vào định mức 1242 năm 1998 QĐ - BXD ngày 25 – 11 -1998 ta có định mức cấp phối như sau: *VớI 1 m3 tường xây . Xi măng :42,90 kg Cát vàng : cát vàng 0,185 m3 . Gạch : 450 viên . *Với 1 m2 trát tường vữa mác 75 . Xi măng :5,92 kg . Cát vàng :0,0224 m3 . - Diện tích bãi xếp gạch : Dùng loại gạch ống (10x10x20) cm :450 viên/ m3 Số gạch xây trong 1 ngày: 73,45:20 =3,673m3. Số lượng gạch ống dự trữ trong 5 ngày: 3,673x450x5 =8263 viên . Tiêu chuẩn 750 viên /m2. Diện tích gạch bãi: Sgạch == 11 m2 . - Diện tích kho thép . Với diện tích chứa 2 m2 /tấn . Khối lượng thép cần dùng cho dầm , sàn, cầu thang là :24,5 tấn . Sthép =24,5*2 = 49 m2 . - Diện tích kho ván khuôn . Với diện tích chứa 2 m3 / m2 . Ván khuôn sử dụng là ván khuôn thép. Giả thiết ván khuôn dày 5 cm. Ta có thể tích ván khuôn là: 1444.0,05 = 72.2 m3. Diện tích kho ván khuônlà :72,2/2=36 m3 -Diện tích nhà bảo vệ : 12 m2 . -Diện tích nhà để xe : 36 m2 . - Diện tích kho dụng cụ phục vụ thi công =15m2 5)Tính toán điện nước phục vụ thi công: a)Điện: - Điện thi công và chiếu sáng sinh hoạt . Tổng công suất các phương tiện , thiết bị thi công . +Máy vận thăng : 3,7 kw. +Máy trộn bê tông :4,1 kw . +Cần trục tháp : 18,5 kw. +Đầm dùi : 4cái.0,8 =3,2 kw. +Đầm bàn : 2cái.1=2kw. +Máy cưa bào liên hợp 1cái .1,2=1,2kw . +Máy cắt uốn thép : 1,2 kw. +Máy hàn : 6 kw. +Máy ép cọc :8 kw. +Máy bơm nước 1 cáI :2 kw. +Quạt điện + bếp : 4 kw. ị Tổng công suất của máy P1 =62,9 kw. - Điện sinh hoạt trong nhà . đơn vị sử dụng điện định mức (w/m2) Diện tích (m2) P (w) Nhà chỉ huy 15 28 420 Nhà bảo vệ 15 16 240 Nhà nghỉ tạm 15 35 525 Trạm y tế 15 24 360 Nhà vệ sinh 3 25 75 ị P2 =1800 w=1,8 kw. - Điện bảo vệ ngoài nhà: Nơi chiếu sáng : Yêu cầu sử dụng : +Đường chính 4*500=2000 w +Kho gia công 2*100=200 w +Các kho 4*100=400 w +Bốn góc công trình 4*500=2000 a P3 = 4,6KW ịTổng công suất điện dùng cho thi công tính theo công thức : P=1,1*(+K2P2+K3P3) Trong đó 1,1 : Hệ số kể đến sự tổn thất công suất ở mạch điện Cosj : Hệ số công suất cosj=0,75 . K1 ,K2, K3 :Hệ số sử dụng đIện không điều hoà . K1 =0,7 ;K2=0,8 ; K3 =1 ; ị P=1,1(+0,8*1,8+1*4,6)=64,75 kw. - Nguồn đIện cung cấp cho công trình lấy từ nguồn điện 3 pha . Tính tiết diện dây điện . Sd = P : Công suất tiêu thụ P =64,75 kw. K : Điện dẫn suất : (K=57 Đối với dây đồng ). Ud: Điện thế của dây : Ud=380 V. DU :Độ sụt điện thế cho phép DU =5%. L :Chiều dài của đường dây tính từ điểm đầu tới nơi tiêu thụ L=180 m. Sd ==28,25 mm2 . ịĐường dây dẫn :D===5,9 mm Vậy để đảm bảo tải điện cho sản xuất và sinh hoạt trên công trường ta cho dây cáp điện D=6 mm =150 A đặt cao 5 m so với mặt đất . Kiểm tra cường độ dòng điện . I===131A<=150A. Dây nóng chính chọn tiết diện S=32mm2 là thoả mãn yêu cầu về cường độ cho phép =150A. Dây nguội ta chọn Sdng=1/3Snóng=32/3=10,66 mm2. Chọn dây 16 mm2. b)Nước: Yêu cầu xác định lượng nước tiêu thụ thực tế. Nguồn nước cung cấp cho công trình lấy từ mạng lưới cấp nước cho khu vực. Trên cơ sở đó thiết kế mạng đường ống đảm bảo thi công, sinh hoạt ở công trường và đảm bảo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các dạng sử dụng nước trong công trường . Nước sản xuất . Nước sinh hoạt . Nước cứu hoả . - Nước dùng cho sản xuất : Dùng để trộn bê tông , trộn vữa xây trát . + Nước phục vụ cho công tác xây 200 l/m3 . + Phục vụ cho công tác trát lát : 200 l/m3 . + Nước phục vụ cho công tác bảo dưỡng 400 l/ca . + Nước phục vụ cho công tác trộn bê tông 300 l/m3 . Vậy lượng nước tiêu thụ để thi công trong một ngày cao nhất : +Nước dùng cho công tác xây : =1108 l/ca . +Nước dùng cho trát(13 ngày) : 1822,5*250*0,015/13=526,7 l/ca . +Nước bảo dưỡng bê tông 400 l/ca . tổng số nước dùng cho xây trát: 2034,7l/ca. Tuy nhiên trong quá trình thi công có thi công giằng móng thủ công bằng trạm trộn tại chỗ thời gian thi công là 2x1,5ca = 3 ca. Khối lượng bê tông móng:27,4m3. Khối lượng nước cần dùng cho bê tông giằng móng là: 27,4x300/3 = 2740/ca. Khối lượng nước cần dùng cho bê tông móng lớn hơn khối lượng nước dùng cho xây trát nên ta dùng để tính toán đường ống nước sản xuất. Như vậy lượng nước dùng cho sản xuất tính theo công thức : P=. Trong đó : K=1,5 à Hệ số sử dụng nước không điều hoà . Pm kip :lượng nước tiêu chuẩn cho 1 đơn vị sản xuất (l/ca). Pm kip =2740 l/ca . ịPsx==0,17 l/giây. Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt : Psh = . Trong đó : K=1,5 ,N = 122 người : số lượng công nhân cao nhất trong một ngày . Pn kip :Nhu cầu về nước cho 1 công nhân dùng trong 1 kíp ở hiện trường : Pn kip 15 l/người . ị Psh ==0,0953/giây . Nước dùng cho cứu hoả : : Pcc =5 l/giây . Vậy tổng lưu lượng nước dùng cho công trình là : P=Psx+Psh+Pcc =0,17 + 0,0953 +5 = 5,27 l/giây. - Chọn đường ống : D===8,3cm . Vậy chọn đường ống cấp nước cho công trình có đường kính : +ống dẫn chính D=100 (mm). +ống dẫn phụ D=40 (mm).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi cong.doc
  • bakDrawing1.bak
  • bakKien truc.bak
  • bakMAT BANG KETCAU.bak
  • bakMong.bak
  • bakThep khung.bak
  • bakThep san+ thang bo.bak
  • bakThi cong mong.bak
  • bakThi cong than.bak
  • bakTien do thi cong.bak
  • bakTong mat bang.bak
  • dwgKien truc.dwg
  • dwgMAT BANG KETCAU.dwg
  • dwgMong.dwg
  • dwgThep khung.dwg
  • dwgThep san+ thang bo.dwg
  • dwgThi cong mong.dwg
  • dwgThi cong than.dwg
  • dwgTien do thi cong.dwg
  • dwgTong mat bang.dwg
  • xlsCopy of momen san1.xls
  • xlsCopy of tinh san.xls
  • xlsCopy of To hop noi luc cot-dam.xls
  • xlsCopy of tuan anh.xls
  • xlsmomen san1.xls
  • xlsThong ke Hai.xls
  • xlstinh san.xls
  • xlsTo hop noi luc cot-dam.xls
  • xlstuan anh.xls
  • docBe tong dai mong.doc
  • docKet cau 1.DOC
  • docKet cau 2.DOC
  • docKet cau 3.doc
  • docKet cau 4.doc
  • docKet cau 5.doc
  • docKet cau.DOC
  • docPhu luc.doc
  • docThi cong coc ep.doc
  • docThi cong than.doc
  • docTo chuc thi cong.doc
  • mppHOANG.mpp
  • mppProject hai.mpp
  • logplot.log