NGÀY 1 HÀ NỘI - ĐỒNG HỚI (Ăn trưa, chiều)
Sáng Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Thiên Cầm. Ăn trưa tại thành phố Vinh.
Chiều Tới thị xã Đồng Hới, nhận phòng khách sạn.
18h30 Quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 2 PHONG NHA – ĐÁ NHẢY (Ăn sáng, trưa, chiều)
07h00 Ăn sáng. Quý khách khởi hành đi Phong Nha – Động được Hội Địa lý Hoàng gia Anh công nhận có bẩy điểm nhất: Hang nước dài nhất, cửa hang cao rộng nhất, dòng song ngầm dài nhất, hang én lớn nhất, hồ ngầm sâu nhất, thạch nhũ huyền ảo và tráng lệ nhất, bãi cát và đá rộng và đẹp nhất. Ăn trưa tại Phong Nha
15h30 Xe đưa Quý khách đi bãi biển Đá Nhảy. Tự do tắm biển. Về Đồng Hới, ăn tối. Nghỉ tại khách sạn
NGÀY 3 THIÊN CẦM (Ăn sáng, trưa, chiều)
Sáng Ăn sáng tại khách sạn, xe đưa đoàn đi thăm khu du lịch Thiên Cầm. Tới bãi biển Thiên Cầm nhận phòng nghỉ ngơi và tắm biển. Ăn trưa tại khách sạn.
Chiều Tự do tắm biển, thăm quan làng chài ven biển và chơi các trò chôi vận động: đá bóng, bóng chuyền, thả diều . Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 4 THIÊN CẦM – HÀ NỘI. (Ăn sáng, trưa)
06h30 Quý khách ăn sáng, tự do tắm biển, mua sắm đặc sản biển Thiên Cầm về làm quà.
11h30 Dùng cơm trưa, làm thủ tục trả phòng, tự do nghỉ ngơi .
13h00 Xe tiếp tục hành trình về Hà Nội. Trên đường về ghé bãi tắm Đá Nhảy, thưởng thức cảnh biển hoang sơ quyến rũ. Đến Hà Nội, chia tay đoàn kết thúc chương trình
55 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế chương trình du lịch Khảo sát tuyến du lịch Hà Nội - Phong Nha Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờn quốc gia này để bán cho các quán ăn, nhà hàng địa phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã ở đây bị săn bắt, mua bán, giết thịt do ý thức của người dân kém, các cơ quan có thẩm quyền địa phương làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là lái buôn động vật hoang dã, có cán bộ công an địa phương làm chủ một nhà hàng thịt rừng chuyên phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã được săn bắt từ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện không còn có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ Panthera tigris, voi Elephas maximus và các loài bò hoang dã.
Các giống cá chình quý ở đây là cá chình hoa và cá chình mun cũng bị cư dân địa phương săn bắt ồ ạt phục vụ cho các nhà hàng, quán ăn do mọi người tin rằng ăn thịt các loại cá chình này có tác dụng tráng dương bổ thận
Công tác quy hoạch khu vực phụ cận
Công tác quy hoạch khu vực phụ cận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hầu như không được thực hiện bài bản. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực phụ cần này cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Điều này dẫn đến việc cấp sổ đỏ tràn lan cho dân địa phương, hàng lọat ngôi nhà và hàng quán được dân xây dựng một cách tự phát, lộn xộn. Các chủ đầu tư đo thị mới và khu du lịch trong khu vực này cũng đăng ký dự án để chiếm đất và không triển khai dự án. Bản quy hoạch tổng thể và chi tiết với diện tích 200 ha do Trung tâm quy hoạch tỉnh Quảng Bình thực hiện và chưa được phê duyệt được nhiều người đánh giá là không có tầm nhìn tương lai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tuyên bố sẽ thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch xây dựng và phát triển du lịch khu vực phụ cận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Hỗ trợ quốc tế
Năm 2005, chính phủ Đức hỗ trợ hơn 12,6 triệu euro cho việc bảo vệ đa dạng sinh học của Phong Nha – Kẻ Bàng
Năm 2007, chính phủ Đức đã ủng hộ cho Việt Nam 1,8 triệu euro để giúp bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện thu nhập cho cư dân ở vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng nhận được tài trợ 132.000 USD cho công tác bảo tồn loài linh trưởng trong vườn quốc gia này cũng như khu vực vùng đệm từ Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI)
Năm 1998, Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc tế (FFI) đã thực hiện dự án đào tạo cho cán bộ quản lý vườn quốc gia này. Ban Phát triển Quốc tế của Anh cũng hỗ trợ vốn cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế Giới (WWF) để thực hiện dự án bảo tồn song hành vườn quốc gia này và khu bảo tồn Hin Namno. Tổ chức FFI cũng cũng nhận được sự tài trợ từ quĩ môi trường và quĩ các loài tiêu biểu thuộc phòng Môi trường, Bộ Nông thôn và Lương thực Anh quốc để thực hiện dự án nâng cao nhận thức bảo tồn cho học sinh địa phương cũng như du khách
Ch¬ng III
C¸c ho¹t ®éng du lÞch
C¸c s¶n phÈm du lÞch c¬ b¶n cña Phong Nha KÎ bµng:
_Du lÞch nghØ dìng .
_Du lÞch sinh th¸i.
_Du lÞch m¹o hiÓm.
_Du lÞch thÓ thao, kh¸m ph¸.
_Du lÞch v¾n ho¸ - lÔ héi.
_Du lÞch chuyªn ®Ò ( nghiªn cøu ®Þa chÊt, sinh th¸i, v¨n ho¸, lÞch sö … )
_Du lÞch héi nghÞ héi th¶o ( MICE ).
C¸c ho¹t ®éng tham quan cã thÓ tæ chøc ë Phong Nha KÎ Bµng :
Thuyền phục vụ du khách tham quan Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Trung tâm dịch vụ phục vụ khách du lịch toạ lạc tại xã Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Cổng vào Trung tâm dịch vụ này nằm bên đường Hồ Chí Minh. Khách du lịch tham quan hang động mua vé tham quan bao gồm cả chi phí ca nô, vé vào cửa. Khách được ca nô chở ngược theo sông Son đến thăm động Tiên Sơn và động Phong Nha. Ngoài ra còn có tua du lịch sinh thái riêng.
Sau khi vườn quốc gia này được công nhận là di sản thế giới, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã bổ sung ngành du lịch là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Với những ưu thế về hệ thống hang động và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được khai thác để phát triển du lịch với các loại hình du lịch:
Du lịch khám phá hang động bằng xuồng.
Du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật.
Leo núi mạo hiểm: ở đây có hang chục đỉnh núi có độ cao tương đối trên 1.000 m, dốc đá vôi dựng đứng phù hợp cho các họat động leo núi thể thao mạo hiểm.
Một trong những tuyến du lịch mới là đi bằng du thuyền theo dòng sông Chày để ngược vào rừng sâu. Càng đi ngược dòng sông Chày, dòng chảy sông này càng khúc khuỷu, đi qua nhiều thác ghềnh và đến khu vực rừng Trộ Mợng. Tuyến này đã được các đơn vị kinh doanh du lịch khảo sát và đề nghị mở tuyến du lịch sinh thái rừng Phong Nha-Kẻ Bàng để sớm đưa vào phục vụ khách du lịch ngoài tuyến tham quan các hang động Phong Nha và Tiên Sơn. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có thác Chài cao khoảng 50 m, có bãi Ràn Bò... Tên gọi Ràn Bò do đây là nơi bò tót sinh sống và sinh đẻ ở đây.
Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều địa danh được gọi theo đặc điểm của rừng như Nước Ngang - để chỉ một dòng suối chảy vắt ngang, khác với các dòng suối khác chảy xuối xuống trong khu vực này; Ðá Nằm - một hòn đá lớn nằm ngay giữa dòng thác chảy; Chân Thớt - một hòn đá có hình dạng giống như một chiếc thớt dùng để thái thịt. Con suối đặc biệt ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là Nước Trồi - nơi có dòng nước chảy trồi lên khỏi mặt đất.
Trong 3 năm sau khi được UNESCO công nhận, lượng du khách đến tham quan Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã gia tăng đột biến. Sân bay Đồng Hới đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ ngày 18 tháng 5 năm 2008 để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, với tuyến bay nối với Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội và chuẩn bị tuyến bay nối Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản thế giới như là một cách quảng cáo tự nhiên, là một cú hích cho phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút du khách quốc tế. Tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp phép cho một số dự án du lịch lớn như: khu biệt thự nghỉ dưỡng sông Son, khu nghỉ mát Đá Nhảy, khu nghỉ mát 4 sao Sun Spa... để tăng chất lượng phục vụ khách du lịch. Phong Nha Kẻ Bàng, cùng với các di sản thế giới khác tại miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, cũng là một tuyến điểm quan trọng trong chương trình quốc gia về du lịch mang tên Con đường di sản miền Trung do Tổng cục Du lịch khởi xướng và phát động.
Nhờ lượng du khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày. Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung cấp dịch vụ du lịch.
Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%.
Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan.
1 sè th«ng tin vÒ tour du lÞch m¹o hiÓm :
TTO - Tỉnh Quảng Bình và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã xác định 9 tuyến du lịch mạo hiểm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là bước đầu để tỉnh đầu tư khai thác tiềm năng của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ khách du lịch.
Các tuyến: bản Ban - hang Khe Ri; đường 20 - cây gùa đường kính 5m - thung lũng Sinh Tồn và bản Đoòng - hang Én - hang Khe Ri được xem là hấp dẫn nhất, và sẽ là sản phẩm chính của du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.
Với tuyến bản Ban - hang Khe Ri, phần đầu của hành trình là đoạn băng rừng trên núi đá trầm tích lục nguyên màu đỏ của hệ tầng Mụ Giạ. Đây là khởi nguồn của các dòng sông, suối chảy về hệ thống hang Vòm qua sông Chày. Nhiều đoạn lòng suối hẹp, dốc đá 30-40 độ và nhiều thác nước tạo nên sức hấp dẫn của tour du lịch mạo hiểm này. Đây thật sự là đoạn đường thử thách sức khỏe và lòng dũng cảm của du khách.
Sau khi vượt qua địa hình sườn núi, đi thêm khoảng 1,5km tới chân một vách núi dựng đứng sẽ tới cửa hang Khe Ri. Đường vào hang phải qua nhiều đoạn ngoằn ngoèo với các hồ nước sâu. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng nơi khởi đầu của những dòng sông chảy về phía đông ở Quảng Bình.
Trong tuyến du lịch này, ở đoạn đường từ bản Ban vào đến cửa hang Khe Ri, bạn sẽ phải vượt qua những thử thách: những sườn dốc dựng đứng nguy hiểm luôn rình rập, cảm giác nóng nực đến khó chịu và ruồi vàng, bọ chó, vắt, muỗi bu bám. Không chỉ thế, còn những hiểm nguy khác đợi chờ ở phía trước như thú dữ, đặc biệt là hổ.
Hang sâu, đối mặt với bóng tối u tịch, lạnh lẽo, tiếng ầm vang đầy uy lực của thác nước sôi réo và những vách đá trơn trượt cũng là một trải nghiệm đặc biệt dành cho bất kỳ ai thích mạo hiểm. Du khách cũng phải bơi trong làn nước đen kịt và lạnh giá của đá núi để vượt qua nhũ đá trơn ướt. Có đoạn phải dùng dây để định hướng mới không bị lạc lối vào bãi đá.
Với tính chất phức tạp của địa hình, sự khó khăn, nguy hiểm của đường đi, tour này được đánh giá ở cấp độ 3 của du lịch mạo hiểm, rất phù hợp cho những người thích thử thách bản thân.
Tuyến đường 20 - cây gùa đường kính 5m - thung lũng Sinh Tồn là tuyến chinh phục dãy núi đá cao trên 300m, với địa hình hiểm trở phát triển trên núi đá vôi và xuyên rừng rậm hoang dã. Những vách núi đá vôi ở đây có độ dốc trên 45 độ, là thử thách đầu tiên cho bạn. Muốn vượt qua vách núi cheo leo hiểm trở này, mọi người phải chịu được áp lực của độ cao trên sườn núi đá vôi sắc nhọn. Lên tới đỉnh bạn sẽ tiếp cận bề mặt đỉnh với những cánh rừng nhiệt đới hoang sơ rậm rạp. Ngay trên đỉnh núi có một cây gùa gốc đường kính tới 12 người ôm mới xuể (to 5m).
Sau khi ngắm rừng núi thỏa thích từ độ cao trên 300m, khách du lịch sẽ đi xuyên rừng hơn 4km để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và tiếp tục thử thách mình trên địa hình núi đá vôi hiểm trở, sắc nhọn và những vách đá cheo leo. Trên địa hình này, người dẫn tour phải thật sự biết đường, nếu không sẽ dễ bị lạc trong vùng núi đá vôi trùng trùng. Qua hết đoạn đường núi đá sẽ tới thung lũng Sinh Tồn.
Đó là một kỳ quan mà thiên nhiên đã ban tặng con người với vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết. Những chiếc dây thừng to mang theo trong chuyến đi bây giờ mới có dịp dùng để tụt xuống khỏi những vách đá dựng đứng. Ngộp thở, hiểm nguy khi treo mình trên những vách đá cao hàng trăm mét là cảm giác của du khách đi tour này. Tuyến đi này không dài, nhưng nguy hiểm nhất và được đánh giá ở cấp độ 3 du lịch mạo hiểm.
Kiệt tác thiên nhiên - Ảnh: Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần
Tuyến bản Đoòng - hang Én - hang Khe Ri là tuyến kết hợp giữa du lịch hang động và sinh thái trên các dạng cảnh quan khác nhau. Tuyến này chủ yếu nằm trên địa hình núi thấp cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên. Dòng suối chảy trong khu vực có đáy rộng, nhiều thác ghềnh nhỏ, hai bên là thảm thực vật nguyên sinh xanh tốt. Đây là sinh cảnh của nhiều động vật hoang dã như voọc chà vá, cầy mực, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ...
Vượt qua bản Đoòng sẽ đến hang Én. Đây là một hang khổng lồ trong hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Cửa hang cao tới 78m, rộng hơn 70m. Hang là nơi đổ vào của suối Rào Thương. Trên vách hang là chỗ trú ngụ của hàng vạn con chim én. Giữa hang Én và hang Khe Ri là thung lũng dạng khe hẻm với các vách đá dốc đứng. Giữa khu rừng sâu, các khối núi đá cao sừng sững tạo nên cảm giác đặc biệt với du khách, thử thách bản năng tự vệ của con người.
Hang Khe Ri nằm ở phía nam khu Phong Nha - Kẻ Bàng, cách bản Ban khoảng 5km về phía đông. Để tới được cửa hang, tour thiết kế phải mất ít nhất hai ngày, trong đó có một đêm ngủ lại ở cửa hang. Đoạn đường đi bộ từ cửa hang Khe Ri đến bản Ban sẽ kết thúc chuyến đi này.
Đi các tuyến này, mỗi tour chỉ tổ chức cho từ 8-10 người, với 1-2 hướng dẫn viên có tay nghề cao, và thời gian đi ba ngày. Trang bị cho mỗi du khách phải đến “tận răng”: mũ cứng, dây thừng, đèn chiếu sáng, găng tay, giày chuyên dụng, áo phao, túi chống thấm nước, túi chống muỗi, tất chống vắt, túi ngủ, thuốc y tế, đồ cắm trại, lương thực thực phẩm, bếp chuyên dụng...
Hết tour, du khách lại quay về Phong Nha sau khi đã có những ngày mạo hiểm trong rừng sâu Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ch¬ng IV
C¸c diÓm du lÞch cã kh¶ n¨ng liªn kÕt
Bãi đá nhảy:
Dưới chân đèo Lý Hoà, chỗ giáp giữa biển với núi có một bãi đá có rất nhiều đá to, nhỏ, thấp, cao. Mỗi khi có sóng xô, trông đá như những con cóc lớn nhảy trên sóng, tạo nên hàng loạt âm thanh rì rào khác nhau. Có lẽ vì vậy mà cái tên Đá Nhảy được ra đời từ đó để ghi dấu nét riêng của bãi biển này.
Đá Nhảy là một điểm du lịch hấp dẫn, một bãi tắm sạch, đẹp và có nhiều thắng cảnh với nhiều hang động kỳ thú. Đến Đá Nhảy, ấn tượng đầu tiên của du khách là một bãi tắm bằng phẳng, nước trong và sạch. Khách du lịch cùng một lúc vừa được bơi thuyền leo núi, săn bắn, vừa được dạo chơi trong rừng dương, tắm mình trong một bãi biển trong sạch, yên bình.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình khách sạn, nhà hàng, bãi đỗ xe... đã được xây dựng khang trang bên bờ biển Đá Nhảy để du khách có thể tắm biển, nghỉ ngơi thoải mái, nhất là sau những cuộc leo núi hay thăm động Phong Nha - Tiên Sơn, Đèo Ngang, Đồng Hới...
Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lý tưởng vì có bãi tắm đẹp nằm dưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm, đó chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý như tôm, cá, cua, mực, ốc... có thể chế biến những món đặc sản biển hấp dẫn du khách.
Cùng với Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và nhiều điểm tham quan du lịch khác của Quảng Bình, biển Đá Nhảy sẽ là nơi dừng chân lý tưởng đem đến cho du khách một cảm giác thật thoải mái và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
BiÓn NhËt LÖ
Tượng mẹ Suốt
Bãi biển Nhật Lệ ở ngay gần cửa sông Nhật Lệ, cách thị xã Đồng Hới (Quảng bình) 2 km về phía bắc. Bãi cát phẳng dài, sạch đẹp lại rất gần thị xã tiện cho việc đi lại, ăn nghỉ của du khách đến tắm biển, tham quan di tích Bàu Tró của người nguyên thuỷ thời kỳ đồ đá cách đây 5000 năm, thăm xã Bảo Ninh –quê hương mẹ Suốt anh hùng.
Để phục vụ du khách đến tắm biển tại khu vực này, một số dự án khu nghỉ mát biển đã được đầu tư xây dựng ở khu vực Bảo Ninh đối diện với bãi tắm Nhật Lệ qua sông Nhật Lệ.
Hồ Bàu Tró:
Khách du lịch đến Đồng Hới (Quảng Bình) thường nghĩ đến một dải bờ biển thơ mộng, nơi có bãi tắm Nhật Lệ đẹp nổi tiếng. Không mấy ai biết rằng Đồng Hới có một hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển Nhật Lệ, chỉ cách có hơn 100 mét, đó là hồ Bàu Tró. Đây là một thắng cảnh, vừa là một vùng di tích với những di chỉ khảo cổ học của người Việt cổ để lại.
Đứng trên đồi cát thuộc phường Hải Thành nhìn xuống, thấy biển và hồ chỉ cách nhau vài gang tay. Những ngày biển nổi sóng lớn cứ tưởng như biển sẽ hoà nhập vào với hồ. Lạ thay, dù chỉ cách nhau gần như vậy nhưng nước hồ lại ngọt như là nước suối trên rừng. Người dân Đồng Hới trước đây thường ra hồ lấy nước về giặt quần áo cho trắng. Nước hồ chủ yếu rịn ra từ cát nên rất trong mát và sắc, có thể tẩy được áo quần. Đây là nguồn nước ngọt duy nhất cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vốn bị nhiễm mặn từ bao đời nay. Bao xung quanh hồ là những dải rừng cây phi lao xanh tươi nổi lên
ngắt trên một vùng cát trắng chang chang. Vài năm gần đây do môi trường sinh thái hồ được cải thiện nên có rất nhiều đàn chim bay về cư trú trong rừng cây. Du khách tới thăm hồ, vãn cảnh thật không có gì thú bằng mắc võng dưới rừng cây nằm nghe tiếng sóng biển rì rào lẫn trong tiếng chim ríu ran đưa ta vào giấc ngủ êm đềm.
Vào mùa hè, khi mực nước trong hồ cạn xuống khoảng một phần ba, trông hồ giống như một dấu bàn chân trái khổng lồ. Người dân địa phương vẫn đang kể lại nhiều câu chuyện huyền thoại về cái hồ này. Rằng là hồ sâu đến nỗi không có đáy. Trước đây từ xa xưa, có người đã ném một quả bưởi xuống hồ, sau đó thấy quả bưởi nổi lên ở hồ Sen thuộc huyện... Lệ Thuỷ. Có lẽ những câu chuyện huyền thoại này chỉ là để nói lên nguồn nước của hồ không bao giờ cạn, cho dù là trong mùa hè nắng nóng giai giẳng hàng tháng trời.
Vào mùa hè năm 1923, có hai thông tin viên người Pháp của trường Viễn đông Bác cổ là Max và Depiruy đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới. Những hiện vật này gồm nhiều rìu đá, mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bàn nghiền hạt mảnh gốm vỡ...
Mùa xuân năm 1980, trường đại học tổng hợp Huế tổ chức khai quật lại di chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó 40 mét, cao hơn mặt nước 2,3 mét, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía tây. Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò... Và từ đó các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt cho nền văn hoá hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hoá Bàu Tró.
Khu danh thắng Lý Hòa:
Vị trí: Khu danh thắng Lý Hòa nằm bên quốc lộ 1A thuộc xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thị xã Đồng Hới 24km.
Đặc điểm: Lý Hòa là một đèo nhỏ. Ngay dưới chân đèo Lý Hòa là những dãy đá nhấp nhô trên mặt nước.
Cách Lý Hòa không xa là một bãi cát trắng mịn, dài, nước trong xanh, sóng nhẹ được gọi là bãi tắm Đá Nhảy. Phong cảnh ở đây rất hữu tình, là nơi tắm biển lý tưởng và cũng là điểm đón khách đi thăm động Phong Nha bằng đường sông.
Khu Du lịch Sinh thái Văn hoá Vực Quành:
Khu Du lịch Sinh thái Văn hoá Vực Quành nằm trên đường Hồ Chí Minh, cách TP. Đồng Hới khoảng 7 km về phía Tây.
Trên một vùng đất sỏi đá, cằn khô rộng 10 hecta, cuộc sống lao động và chiến đấu của người dân Quảng Bình trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá ra miền Bắc từ giữa những năm 60 và đến những năm đầu 70 của thế kỷ XX, những bệnh viện, trạm xá dã chiến, lớp học, nhà trẻ, nhà dân-kho hàng nửa chìm nửa nổi, là những hầm chữ A, hào giao thông và hố bom được tái tạo, mô phỏng sinh động, chân thực đến từng xăngtimét từ góc nhà, căn hầm cho đến lối mòn...
Khu Du lịch Sinh thái Văn hoá Vực Quành như một bảo tàng lịch sử chiến tranh ngoài trời. Ơ đây, mỗi hiện vật, mỗi tấc đất, ngọn cỏ, hòn đá... cũng là minh chứng nhắc lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau một thời đạn bom chiến tranh khốc liệt và tinh thần quật cường bất khuất của con người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, là địa chỉ độc đáo, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh:
Vị trí: Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi cao, cây cối thoáng mát của dẫy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy.Đặc điểm: Nguyễn Hữu Cảnh là quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam trong một quốc gia thống nhất.
Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu.
Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.
Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi.
Dù mấy thế kỷ đã đi qua xong tên tuổi và sự nghiêp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng.
“Công Lễ Thành Hầu đi mở đấtNghìn năm con cháu mãi còn ghi”
Lũy Đào Duy Từ:
Vị trí: Lũy Đào Duy Từ hay còn được gọi là lũy Thầy, thuộc phường Hải Ninh và Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.Đặc điểm: Hệ thống lũy Đào Duy Từ bắt đầu xây dựng từ năm 1630 đến năm 1662 nhằm ngăn chặn quân Trịnh.
Hệ thống lũy Đào Duy Từ gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ, ông là người thuộc xã Hòa Trai, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Lũy Đào Duy Từ được xây dựng mang tính chất phòng ngự trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ 17 - 18) gồm các lũy:
Lũy Trường Dục: lũy dài 10km xây theo hình chữ Hồi và được đắp bằng đất sét, bắt đầu từ chân núi Trường Dục đến đầm phá Hạc Lãi được xây vào năm 1630 có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.
Lũy Nhật Lệ: Xây năm 1631 bắt đầu từ cửa biển Nhật đến núi Đâu Mâu dài 12km cao 6m, phía ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc.
Lũy Trường Xa: Được xây dựng năm 1633 chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.
Với những giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc quân sự lũy Đào Duy Từ đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia.
Hiện nay, lũy Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như xưa, tuy nhiên một số đoạn của lũy vẫn còn lưu giữ được dấu tích. Ngày nay, lũy Đào Duy Từ cùng với các điểm du lịch khác của Quảng Bình như: Động Phong Nha, bãi biển Nhật Lệ, thành Đồng Hới… đang là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Núi Thần Đinh:
Núi Thần Đinh nằm soi bóng bên dòng sông Long Đại, thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Hơn 200 năm qua, núi Thần Đinh đã “ngủ say” với những di tích lịch sử, văn hóa của người xưa còn lại. Mới đây, dự án “Bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích núi Thần Đinh” được thực hiện, và núi thần đang tỉnh giấc...
Núi Thần Đinh bên dòng sông Long Đại
Đỉnh Thần Đinh nằm ở thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, cách TP Đồng Hới 25km về phía nam và cách đường Hồ Chí Minh tại cầu Long Đại 3km. Núi có độ cao 405m so với mực nước biển.
Sách Ô Châu Cận Lục có viết: “Núi Thần Đinh tại xứ Thạch Giang, huyện Khang Lộc (Quảng Ninh). Tục truyền khi vua Lê chinh phạt Chiêm Thành đã sai lực sĩ quật đánh núi này, gọi cả các núi đều hướng về tây, riêng núi này quay lưng lại”, do đó núi Thần Đinh còn có tên khác là núi Bất Nghĩa.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả: “Núi đá cao chót vót, trên núi có chùa Kim Phong (chùa Non), cạnh chùa có đất rộng, trồng hoa; sườn núi có động sâu thẳm rộng rãi, cửa động hẹp phải nghiêng mình mà vào một hồi mới rộng. Trong động có hai tầng, đá xếp hệt như bàn ghế, có viên đá giống tượng phật, lại có thạch nhũ trùng điệp rũ xuống. Trước động về phía tả lại có một động, thạch nhũ trong động chỗ ẩn chỗ hiện, có chỗ như cái tàn vàng, có chỗ như hình voi; về phía hữu có hai động gọi là động Trống và động Chuông, trong ấy đá rũ xuống, gõ vào thành tiếng như chuông như trống nên gọi thế. Ngoài động có giếng đá (giếng Tiên) nước ngọt, không bao giờ cạn”.
Về ngôi chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh, cũng sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết rằng: “Chùa Kim Phong ở trên núi Thần Đinh, huyện Khang Lộc, không rõ dựng từ đời nào, sau trải loạn lạc bị bỏ hư. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825) trụ trì là Trần Gia Hội dựng tạm chùa tranh, năm thứ 10 (1829) người địa phương là Lê Văn Trúc quyên triều tu bổ và lợp bằng ngói, vừa có một người địa phương đỗ thuyền ở trấn Nhật Lệ khi nhổ neo bắt được quả chuông bằng đồng đem cúng vào chùa”.
Truyền thuyết kể rằng: Thầy Ân Khả đã tu ở chùa này (chùa Kim Phong) từ năm 1694 (đời Lê Huy Tông, niên hiệu Chính Hòa, ứng với triều Khang Hy bên Trung Quốc), thầy là người đức độ tài trí, được tăng ni phật tử trong vùng yêu mến. Trước khi viên tịch, thầy cắt một ngón tay út bỏ vào tráp để lại cho chùa. Lạ thay ngón tay tươi mãi không hề bị thối rửa. Sau này thầy đầu thai vào một gia đình bên Trung Quốc và tái sinh trong hình hài vua Càn Long (1736-1796) (tương truyền vua Càn Long cũng bị thiếu mất một ngón tay út).
Vua Càn Long linh cảm tiền kiếp có duyên nợ với chùa non trên núi Thần Đinh bên Đại Việt nên đã gửi một quả chuông sang tặng, chuông có khắc mấy chữ “Thần Đinh chung”. Thuyền chở chuông vào đến cửa sông Nhật Lệ thì không may bị bão tố nhấn chìm. Sau này một ngư dân quê ở huyện Bố Trạch tên là Đặng Văn Tiên, trong một lần thả lưới đã bắt được quả chuông và đem cúng vào chùa Non trên núi Thần Đinh.
Không biết huyền thoại về quả chuông đồng do vua Càn Long tặng có thật hay không, chỉ biết rằng hiện nay quả chuông chùa Non trên núi Thần Đinh đang được treo ở chùa Phổ Minh, ở xã Đức Ninh, TP Đồng Hới.
Theo con đường xếp bằng đá gần 1.300 bậc của người xưa, chúng tôi leo lên núi Thần Đinh. Gần 200 năm trôi qua cùng với sự bào mòn của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, nhưng trên núi Thần Đinh vẫn còn lại nhiều di tích. Ngôi chùa Kim Phong có tám gian, bây giờ chỉ còn lại những bức tường đá rêu phong. Ngôi miếu cổ linh thiêng đã bị sụt mất một góc. Giếng Tiên ngày xưa mà nay nước vẫn đầy ắp, trong xanh, ngọt mát. Động Trống, động Chuông vẫn huyền diệu những thạch nhũ hình phật, hình voi.
Đứng trên đỉnh Thần Đinh thấy rõ một vùng đất Quảng Ninh, Đồng Hới với các dòng sông Rào Trù, Rào Đá uốn mình lúc ẩn, lúc hiện dưới chân núi sau những rặng cây xanh. Dòng Đại Giang (Long Đại) mềm mại uốn mình dưới cầu Long Đại, về tận Quán Hàu và hòa vào dòng Nhật Lệ để tuôn vào biển Đông. Đường Hồ Chí Minh như một dải lụa trắng vắt ngang dòng sông làm cho cả vùng đất biến thành một bức tranh thủy mặc đầy sức sống.
Quảng Bình Quan:
Vị trí: Quảng Bình Quan thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Đặc điểm: Là hệ thống thành luỹ cổ được Chúa Nguyễn xây từ năm 1630 để bảo vệ kinh đô Phú Xuân, hiện nay đã được phục chế như nguyên bản.
Quảng Bình Quan là công trình kiến trúc gồm có cổng và hệ thống thành lũy. Do biến thiên của lịch sử và thời gian, Quảng Bình Quan đã bị hư hại nặng. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản cách đây hơn ba thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đã đi vào văn thơ.
Suối nước khoáng nóng Bang:
Vị trí:Suối nước khoáng nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, cách thành phố Đồng Hới 60km về phía tây nam. Đặc điểm:Suối khoáng Bang có nhiều tác dụng dược lý, được đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh cho con người.
Từ Tp.Đồng Hới đi về phía tây nam 60km, hoặc từ đường Trường Sơn rẽ về phía tây khoảng 20km là đến khu du lịch sinh thái & suối nước khoáng Bang. Một vùng đồi núi xanh tươi rộng lớn trên 70ha với môi trường trong lành mát mẻ, cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn đến kỳ lạ, thiên nhiên hoang dã và mộc mạc đầy quyến rũ. Đặc biệt, có con suối ngoằn nghoèo uốn lượn với dòng nước khoáng chạy thành dòng như là vô tận, vừa lộ thiên, vừa bí hiểm. Dòng nước khoáng càng đi lên đầu nguồn nhiệt độ càng cao đến 1050C, bốc toả hơi nước mờ ảo như những làn khói hư thực của chốn bồng lai. Nước khoáng Bang có nhiều tác dụng dược lý, được các nhà khoa học đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh cho con người.
Công ty Du lịch Nước khoáng COSEVCO (thuộc Tổng Công ty Xây dựng miền Trung) đang quản lý, đầu tư và từng bước khai thác khu du lịch sinh thái và nguồn nước khoáng Bang này. Đường sá đi lại thuận tiện, các đường chính đều được trải nhựa. Điện lưới được cung cấp đầy đủ suốt ngày đêm. Công ty tổ chức các dịch vụ tắm nước khoáng ở ngoài trời và trong nhà, tắm bùn, vật lý trị liệu, ngâm chân, nghỉ dưỡng, luộc trứng, nhà hàng, nhà nghỉ, du ngoạn suối rừng và nhiều dịch vụ bổ ích khác đang triển khai. Nước khoáng Bang đóng chai đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và lượng tiêu thụ ngày càng lớn vì những tác dụng tích cực của nó. Khách gần xa đến tham quan, du lịch, tìm hiểu và chữa bệnh ở suối nước khoáng Bang này ngày càng nhiều, suốt 4 mùa.
Tỉnh Quảng Bình và Công ty Du lịch & Nước khoáng Bang COSEVCO đang từng bước đầu tư, khai thác khu vực này, tạo ta những dịch vụ hấp dẫn và hữu ích cho du khách tới thăm. Điều muốn nói là việc xây dựng đang là bước đầu, và làm sao không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái nơi đây. Những công trình, tác phẩm con người tạo ra để hoàn thiện, đa dạng, nâng cao các dịch vụ phải gắn bó, hoà quyện với thiên nhiên, thuận tiện và dân dã, tôn vinh những giá trị đích thực của khu suối khoáng này. Tạo hoá đã ban tặng cho Quảng Bình một suối nước khoáng nóng có giá trị. Những gì mà con người đang làm chỉ là bước đầu. Trong tương lai Khu du lịch sinh thái và Suối nước khoáng Bang sẽ được tiếp tục đầu tư có hiệu quả và chất lượng cao, xứng với tiềm năng và giá trị của nó. Du khách ra Bắc hay vào Nam, nếu có dịp đến Quảng Bình nhớ ghé thăm và chiêm ngưỡng cảnh quan của Khu du lịch sinh thái & suối nước khoáng Bang. Dù chỉ một lần du khách sẽ có ấn tượng rất khó quên về cuộc du hành đến chốn núi non, khe suối đầy thi vị và khoái cảm này.
Thành Đồng Hới:
Thành Đồng Hới, tên chữ: Định Bắc Trường Thành, tọa lạc trên một vùng đất xung yếu, cắm một cái chốt độc đạo trên con đường xuyên Việt từ Bắc vào hay Nam ra. Thành gần biển, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500m. Phía Đông là con sông Nhật Lệ, phía Tây cách rừng khoảng vài nghìn mét. Thành nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình. Đây là di tích kiến trúc - nghệ thuật thành luỹ quân sự.
Thành Đồng Hới được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 16 (1812) bằng đất (Nguyễn Ánh chính thức vào thành Phú Xuân ngày 15 tháng 6 năm 1802 lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu là Gia Long). Thành được xây ngay trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức luỹ Trấn Ninh (luỹ Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau khi Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, thành có kiến trúc đẹp, hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và Tây Bắc - Đông Nam. Chu vi thành 465 trượng (1.860m), cao 1 trượng (4m). Mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây uốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn xinh xắn.
Ngoài thành cách chân thành khoảng 5 - 6m là hào rộng 7 trượng (28m) nay còn lại khoảng 15-20m. Mặt trong thành đắp đất phụ thêm dày 3 trượng (12m). Phần đắp đất phụ này hầu hết đã bị san phẳng còn lại dấu tích rất ít. Thành xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát (không tô trát). Gạch có độ nung cao, loại gạch to (gạch vồ) có hai loại: 0,3m x 0,3m x 0,06m và 0,28 x 0,14 x 0,06. Các đầu múi khế là các vọng lâu và là những sở chỉ huy trực tiếp khi có các cuộc chiến đấu xảy ra. Năm 1842, Thiệu Trị lên ngôi được hai năm, ông đã đi Bắc tuần Động Hải và ra lệnh cho quan Thượng thư Bộ công và quân dân địa phương tu sửa lại thành và các luỹ cũ chắc chắn hơn.
Thành Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV) Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Mảnh đất bi hùng này còn chứng kiến cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng Nguyễn Huệ, hai lần ra Bắc chinh phạt lũ bán nước và cướp nước. Đến thế kỷ XVII trên mảnh đất thành Đồng Hới là vùng ’’phên dậu’’ tranh chấp đất đai. và quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn suốt 45 năm (1627 -1672) gây nên cảnh "nồi da xáo thịt’’, "huynh đệ tương tàn".Thành Đồng Hới thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm chống thù trong giặc ngoài của người dân Quảng Bình.
Năm 1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới nhưng nhân dân và binh sĩ vùng Động Hải đã đánh trả quyết liệt, cuối cùng thực dân Pháp phải rút lui. Do sự hèn nhát của bọn vua, quan Triều Nguyễn, ngày 19-7-1885 thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần thứ hai và chúng đã chiếm được thành dễ dàng. Trong phong trào “Cần vương” nhân dân Đồng Hới tham gia nghĩa quân của Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy, đã ba lần đột nhập thành Đồng Hới (tháng 1, tháng 6 và tháng 8 năm 1886) tấn công binh lính Pháp trong thành gây cho chúng nhiều tổn thất.
Qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) quân và dân thị xã nhiều lần tập kích quân Pháp ở trong thành gây cho chúng nhiều thiệt hại. Ngày 18-8-1954, tên Pháp cuối cùng rời khỏi thành rút xuống tàu há miệng về nước.
Ngày 16-6-1957, vinh dự cho quân và dân Quảng Bình được đón Bác Hồ kính yêu vào thăm và nói chuyện. Thành Đồng Hới rợp cờ hoa và biển người đón Bác. Thành Đồng Hới từ khi xây dựng cho đến nay luôn là trụ sở của cơ quan đầu não (của ta và của địch) và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một vùng, một phủ và của tỉnh Quảng Bình.
Thành hiện này còn một nửa. Đoạn thành phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam - Bắc đã bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cầu phía Đông còn nhưng không nguyên dạng như ban đầu. Thành còn 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.
Ngày nay, mỗi bước phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nhà đều ghi thêm một trang sử mới cho di tích thành Đồng Hới. Nhiều công trình mới mọc lên nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của thành Đồng Hới mà trái lại càng tô điểm thêm cho toà thành cổ soi bóng bên dòng sông Nhật Lệ.
Đèo ngang :
Theo Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, đi hết địa phận Hà Tĩnh, ta sẽ gặp con đèo chắn ngang, uốn lượn quanh co dài 3km, đó chính là đèo Ngang, ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Đèo Ngang cao 256m so với mực nước biển. Với người xưa, đây là vùng đất hiểm yếu, từng được mệnh danh là “bức tường thành”, là “phên dậu” phía Nam của nước Đại Việt. Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn còn nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: Vào núi và xuống biển. Con đường ghép đá vượt đèo qua “Hoành Sơn quan” từng in đậm dấu chân của biết bao bậc thi nhân. Nhiều bài thơ của các thi sĩ xưa vịnh cảnh đèo có lẽ cũng được lấy cảm hứng từ cảnh sắc biển trời, sông núi nơi đây. Trong số đó, nổi tiếng nhất là bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá, lá chen hoaLom khom dưới núi tiều vài chúLác đác ven sông chợ mấy nhà…”.
Đứng trên đỉnh đèo Ngang nhìn về phía Đông ta sẽ thấy màu xanh bao la của biển. Xa xa là Mũi Ròn, Vũng Chùa, Hòn La và hàng loạt đảo nhỏ, lô nhô trên sóng nước. Nhìn về phía rừng là vách núi chênh vênh bên cạnh những đồi nhỏ nhấp nhô. Thấp thoáng sau hàng dừa, rặng phi lao là những mái ngói đỏ tươi, mái rạ sẫm màu của những làng chài, xóm núi. Đường nhựa phẳng lì, hai hàng cọc tiêu nổi bật hai bên càng làm cho đèo Ngang thêm huyền bí.
Không chỉ có cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, đèo Ngang còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các miền khí hậu ở nước ta. So với đèo Hải Vân và một số đèo khác, đèo Ngang thua kém về cảnh quan và mức độ hiểm trở, nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng. Chính vì vậy, trong chuyến hành trình của nhiều người, đèo Ngang vẫn là địa chỉ khó quên.
Ch¬ng V
C¸c ®iÒu kiÖn cung øng
§iÒu kiÖn vËn chuyÓn ( Giao Th«ng ) :
.c¸c lo¹i h×nh ph¬ng tiÖn phôc vô :
-Giao th«ng ®êng hµng kh«ng :
.TuyÕn bay : Hµ Néi – S©n bay §ång Híi Hãng Vietnam Airlines có chuyến bay đi Đồng Hới mất 1 tiếng 15 phút với giá vé từ 500.000Đ
Nhµ cung cÊp vietnam airline :
Website đặt vé online
Địa chỉ
Trung tâm Đặt giữ chỗ qua điện thoại
Miền Bắc Việt Nam: 84 4 38320320Miền Nam Việt Nam: 84 8 38320320 Miền Trung Việt Nam: 84 511 3811111
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên
Hà Nội, VIỆT NAM
Số đăng ký kinh doanh: 106000844
Mã số thuế: 0100107518
Trung tâm Khách hàng Thường xuyên
200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên
Hà Nội, VIỆT NAMTel: 84 4 38730314 Fax: 84 4 38273003
-Giao th«ng ®êng bộ :
Từ Hà Nội
Các hãng xe đi Đồng Hới khởi hành thường xuyên từ bến xe Mỹ Đình nhiều chuyến trong ngày. Thời gian đi 11 tiếng với giá vé khoảng 160.000Đ
-Giao th«ng ®êng sắt :
Từ Hà Nội
Bảng giờ tàu Thống Nhất
TÊN GA
SE1
SE3
SE5
TN1
TN3
SE7
HÀ NỘI
19:00
23:00
13:05
10:05
15:45
19:50
VINH
0:551:02
4:07 4:12
18:34 18:39
16:37 16:52
22:10 22:17
2:22 2:29
ĐỒNG HỚI
4:525:07
7:457:57
22:2722:42
21:4822:08
3:033:18
6:126:27
Địa chỉ
Ga Hà Nội
120 Đường Lê Duẩn - Phường Cửa Nam - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội
ĐT: (04) 39423 697
Lưu ý: Hầu hết tất cả các phương tiên đều chỉ đưa bạn đến trung tâm thành phố Đồng Hới. Để đi từ Đồng Hới đến Phong Nha, bạn có thể bắt taxi, đi xe ôm, hoặc xe buýt Đồng Hới - Phong Nha với giá 15.000Đ.
-Giao th«ng ®êng thuû :
. Khi ®Õn víi Phong Nha KÎ Bµng du kh¸ch sÏ ®i thuyÒn vµo tham quan ®éng : vé thuê thuyền cả tuyến đi về cho đoàn từ 1 - 14 người là 150.000 đồng
DÞch vô lu tró :
Khách sạn
Bình dân
Khách sạn Sài Gòn Phong Nha
Giá phòng từ 13$
Sơn Trạch, Quảng Bình. ĐT: (052) 3675 016
Khách sạn Màu Hồng
Giá phòng từ 7-10$
Đường Trương Pháp, TP Đồng Hới. ĐT: (052) 3821 804
Nhà nghỉ Ngọc Lan
Giá phòng từ 120.000Đ
Nằm gần cầu Nhật Lệ, TP Đồng Hới. ĐT: (052) 3843 732
Khách sạn Hoàng Linh
Giá phòng từ 180.000Đ
Đường Mạc Đỉnh Chi, TP Đồng Hới. ĐT: (052) 3821 608
Sang trọng
Khách sạn Sài Gòn Quảng Bình
Giá phòng từ 58 - 127$
20 Đường Quách Xuân Kỳ, TP Đồng Hới. ĐT: (052) 3822 276
Lưu ý: Giá khách sạn chỉ mang tính tham khảo, vì có thể khác nhau tùy theo từng thời điểm cụ thể. Để có mức giá chính xác nhất, xin điện thoại trực tiếp đến từng khách sạn.
DÞch vô ¨n uèng :
Đặc sản Đẻn biển, Quảng Bình
02/06/2009 08:33 (GMT +7)
Quảng Bình có thành phố Đồng Hới bên bờ sông Nhật Lệ thơ mộng, hiền hòa với nhiều bãi tắm dọc bờ biển mang nét hoang sơ, ẩn hiện dưới những rặng phi lao xanh êm đềm.
Cảnh quan ở đây thật đẹp và không khí thật trong lành. Đến đây bạn được ngắm nhìn đôi bờ sông Nhật Lệ "in bóng mái chèo Mẹ Suốt", thuyền bè qua lại, chiếc cầu mới qua sông, những con đường mới, đi dọc bờ biển và tắm mát... mà còn được thưởng thức nhiều loại hải sản tươi, ngon.
Các nhà hàng dọc con đường nằm sát biển, thoáng, mát, đều phục vụ các loại hải sản của Quảng Bình nhưng ấn tượng nhất vẫn là đặc sản Đẻn biển, ăn một lần sẽ nhớ mãi suốt cuộc đời.Đẻn có hình dài như con rắn, trên mình có vằn, da rất nhám. Tiết đẻn là "món" đầu tiên, uống vào thấy trong lòng "xao xuyến". Cắt một chút ở đuôi đẻn để lấy "tiết" cho chảy vào rượu. Hoặc có thể ngâm cả con đẻn vào bình rượu (rượu ngon), ngâm ba đến năm ngày là uống được. Rượu tiết đẻn uống vào có vị hơi chát, ấm, là một loại thuốc chữa được bệnh đau lưng.
Món Ram đẻn mới ngon. Đẻn làm sạch, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, bằm cả xương thật nhuyễn, cho các gia vị vào trộn đều, ướp một lúc, lấy ra cho vào bánh đa cuốn thành từng chiếc ram nhỏ, sau đó đưa lên chảo rán đều, mùi thơm không nhịn được.
Đẻn là đặc sản của biển Quảng Bình. Rượu đẻn, ram đẻn là "khoái khẩu" của người dân Quảng Bình. Món ngon đẻn không thể diễn tả hết bằng lời nhưng có thể nói hấp dẫn và không thể quên. Nếu bạn đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi vị đặc biệt của rượu "tiết" đẻn, hượng vị thơm ngon quyến rũ của ram đẻn. Ngồi bên bờ biển thư giãn giữa trưa hè hay đêm khuya với bạn hiền, chỉ cần mấy ly rượu đẻn, một đĩa ram đẻn còn nóng hổi với những lời tâm tình sâu lắng, đời sẽ vui và thú vị hơn.
Quảng Bình có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới. Mời bạn đến thăm Quảng Bình và nhớ ghé về bờ biển Nhật Lệ thưởng thức đặc sản đẻn biển.
DÞch vô mua s¾m :
1 sè ®Þa ®iÓm mua s¾m t¹i ë Qu¶ng B×nh :
Siªu thÞ – chî – quÇy t¹p ho¸ :
.Siªu thÞ HiÕu H»ng plaza
®Þa chØ : 27 NguyÔn H÷u C¶nh – TP §ång Híi
tel : (052) 3840 969
.Chî §ång Híi : ( chî trung t©m )
®Þa chØ : ®êng mÑ Suèt
.Chî Ba §ån : ( chî trung t©m phÝa b¾c tØnh )
®Þa chØ : thÞ trÊn ba ®ån – qu¶ng tr¹ch
.Cöa hµng b¸ch ho¸ Kim TuyÕn :
®Þa chØ : sè 49 LÝ Thêng KiÖt – TP §ång Híi
Tel : (052) 3823 642
Quµ Lu NiÖm :
Shop quµ lu niÖm Clem’s
®Þa chØ : sè 18 D¬ng V¨n An – TP §ång Híi
Tel : (052) 3824 642
May mÆc- thêi trang – quÇn ¸o :
.Shop Nh ý :
®Þa chØ : sè 17 ®êng mÑ Suèt – TP §ång Híi
Tel : (052) 3824 912
.Shop Tó Anh
®Þa chØ : sè 38 ®êng Thanh Niªn – TP §ång Híi
Tel : (052) 3825 302
DÞch vô gi¶i trÝ :
Khám phá hang Động bằng xuồng theo dòng sông Chày
Tham quan động Phong Nha
Tham quan động Tiên Sơn nằm trong núi đá vôi Kẻ Bàng
Leo đỉnh Corilata
DÞch vô híng dÉn :
Mäi chi tiÕt quý kh¸ch cã thÓ liªn hÖ trung t©m th«ng tin híng dÉn du lÞch qua phßng Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái: Đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở: tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại/Fax: 84 52 3677323
Email: hvdaipnha@gmail.com
Lãnh đạo Trung tâm:
Giám đốc: Ông Hoàng Văn Đại.
Điện thoại: Cơ quan: (052) 3677156; Di động: 0912589209
Phó Giám đốc: Ông Lê Thanh Lợi.
Điện thoại: Cơ quan:(052) 3677323; Di động: 0912.027534
Phó Giám đốc: Bà Đỗ Thị Hồng Cầm
Điện thoại: Di động:
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
Phòng Hành chính - Tổng hợp.
Phòng Nghiên cứu - Hướng dẫn.
Phòng Quản lí Hang động.
Chức năng:
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch văn hoá và sinh thái trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. - Thực hiện tư vấn, hướng dẫn và giám sát các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động du lịch, kinh doanh buôn bán trong phạm vi đơn vị quản lí.
- Tham mưu cho Giám đốc Vườn trong việc nghiên cứu, quản lí và khai thác các tuyến du lịch trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nhiệm vụ:
-Tổ chức quản lí các hoạt động dịch vụ du lịch văn hoá và sinh thái. Khai thác có hiệu quả các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng qua các hoạt động, các loại hình du lịch khác.
-Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Vườn Quốc gia, các đơn vị trong tỉnh xây dựng đề án, kế hoạch, biện pháp quản lí, bảo tồn và khai thác hợp lý các giá trị của Di sản ( Hệ thống hang động, các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trong VQG…), nhằm đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.
-Tổ chức các hoạt động đưa, đón, hướng dẫn du khách tham quan. Thông qua các hoạt động du lịch để tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di sản cho du khách.
-Tổ chức bán vé, thu phí và lệ phí tham quan trong khu vực quản lí của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Quản lí, sử dụng nguồn thu theo đúng các qui định quản lí tài chính của nhà nước.
-Tư vấn thiết kế, xây dựng và thực hiện các tua, tuyến du lịch trong Vườn; Liên doanh liên kết với các tổ chức du lịch khác (Trong nước và Quốc tế) để khai thác và phát huy tiềm năng của khu Di sản.
-Tổ chức khai thác các dịch vụ khác để phục vụ, thu hút du khách tham quan.
-Tổ chức quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực đơn vị quản lí, đảm bảo an toàn về người và tài sản của du khách.
-Tổ chức quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo qui định hiện hành của nhà nước và phân cấp quản lí của Vườn Quốc gia; Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Vườn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Vườn Quốc gia giao.
Ch¬ng VI
Mét sè tour trªn tuyÕn
Tour 1 :
Hà Nội - Đồng Hới - Phong Nha Kẻ Bàng - Suối Bang Thời gian: 4 ngày/ 5 đêm, phương tiện: bằng tàu hoả
Đêm 01+Ngày 01: Hà Nội -Đồng Hới -Phong Nha (ăn sáng,trưa,tối) 22h00: Quý khách tập trung tại ga Hà Nội đáp chuyến tàu SE3 lúc 23h00 đi Đồng Hới. 06h30 đến ga Đồng Hới xe đưa quý khách ngược về phía Tây Đồng Hới 48 km theo đường Hồ Chí Minh tham quan Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản Thiên nhiên Thế giới. Ăn trưa tại nhà hàng du lịch Phong Nha. Chiều tham quan tượng đài Thanh Niên xung phong trong hệ thống đường Hồ Chí Minh và trở về tham quan đèo Lý Hoà, tắm biển Đá Nhảy, Tối về Đồng Hới ăn tối, nghỉ tại khách sạn, chiêm ngưỡng đôi bờ sông Nhật Lệ hữu tình về đêm. Ngày 02: Suối Bang - Biển Nhật Lệ (ăn sáng, trưa, tối) 07h00’: Sau khi ăn sáng. Xe đưa quý khách ngược về phía Tây Nam Đồng Hới 60km theo đường Hồ Chí Minh đi tham quan Mỏ nước khoáng Bang - nơi có nhiệt độ sôi kỷ lục tại lỗ phun 105 0C. Ăn trưa tại nhà hàng. Chiều về Nhật Lệ, đoàn tự do tắm biển. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 03: Nhật Lệ (ăn sáng, trưa, tối) Đoàn Tắm biển xem mặt trời mọc, ăn sáng. 08h00: Đoàn tập trung tại bãi biển Nhật lệ tham gia chương trình Team Building Game vui nhộn độc đáo, với nhiều giải trò chơi trên biển hấp dẫn và những giải thưởng có giá trị. 12h00: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng, Chiều quý khách tự do dạo chơi và mua sắm tại Khu thương mại Đồng Hới hoặc tắm biển Nhật Lệ. 19h00: Đoàn dung cơm với bữa tối đặc biệt, có rượu Champage, thực đơn hải sản biển, nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 04: Biển Nhật Lệ (ăn sáng, trưa, tối trên tầu) Đoàn tự do, ăn sáng, đoàn đi chợ mua sắm đồ lưu niệm hoặc hải sản biển. Trả phòng khách sạn. Ăn trưa lúc 10h30, 11h15: xe và hướng dẫn tiễn Quý khách ra ga trở về Hà Nội theo thời gian của các chuyến tàu S6 lúc 12h16'. Tới Hà Nội lúc 21h30. Kết thúc hành trình.
Tour 2 :
Hà nội - Nhật Lệ - Phong nha kẻ bàng
3 ngày 2 đêm
Ngày 1 : HÀ NỘI – ĐỒNG HỚI Xe và HDV của Saigontourist Hà Nội đón khách ra sân bay chuyến bay đi Đồng Hới, xe đón quí khách về chờ nhận phòng, ăn trưa. Chiều xe đưa khách tham quan Quảng Bình Quan, tượng Mẹ Suốt, sau đó tắm biển Nhật Lệ. Ăn tối và nghỉ đêm tại Đồng Hới.
Ngày 2 : ĐỒNG HỚI – ĐỘNG PHONG NHASáng quí khách tự do thư giãn tại khu nghỉ mát, theo cung đường mới qua đường Trường Sơn huyền thoại quí khách lên xe đi tham quan động Phong Nha - Di sản Thiên Nhiên Thế giới: Tham quan hang nước ngầm nổi tiếng thế giới, hang Bí Ky, hang Cung Đình, động Tiên với hệ thống thạch nhũ kỳ vĩ và tráng lệ. Ăn trưa Trên đường ghé tắm biển bãi Đá Nhảy. Về lại ăn tối tại nhà hàng, sau đó nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 3 : ĐỒNG HỚI – HÀ NỘI Sau khi ăn sáng, quí khách trả phòng ra sân bay về lại Hà Nội, xe tiến khách về trung tâm thành phố, kết thúc chương trình.
Tour 3 :
Hà Nội – Phong Nha - Đường trường sơn huyền thoại
Ngày 1: Hà Nội – Đồng Hới
Tối: 18h00 quý khách tập trung tại ga Hà Nội. 19h00 quý khách lên tàu SE1 khởi hành đi Đồng Hới. Ngủ đêm trên tàu.
Ngày 2: Đồng Hới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Ăn: S,T,C)
Sáng: 4h30 xe và hướng dẫn đón quý khách hành trình về phía Tây Bắc. Trên đường đi dừng chân ăn sáng. Theo đường Hồ Chí Minh đến với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tham quan di tích lịch sử cầu Tra Ang, Hang mộ liệt sĩ Tám TNXP…những địa danh được xem là “tọa độ lửa” trên tuyến đường 20 Quyết Thắng, trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. . Dọc theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh hướng ra Bắc. Quý khách sẽ tận hưởng những nét đẹp hoang sơ, độc đáo của vùng hoang mạc đá vôi Kẻ Bàng, Tản bộ vào rừng nguyên sinh, đoàn tham quan tuyến Du lịch sinh thái nước Mooc…thỏa thích ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ dọc hai bờ suối, với những gốc Sung già cổ thụ, soi bóng xuống dòng nướcxanh biếc. Sau gần 2 giờ đồng hồ, xe đón quý khách về ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha.
Chiều: 13h30 đoàn lên thuyền ngược dòng sông Son thơ mộng, tham quan động Phong Nha – hang nước được các nhà khoa học đánh giá là ; Dài nhất và nổi tiếng trên địa cầu. Tối ăn nghỉ tại khách sạn trung tâm thành phố.
Ngày 3: Tham quan thành phố Đồng Hới – Hà Nội (Ăn: S,T)
Sáng : 7h30 ăn sáng trả phòng khách sạn. Hướng dẫn viên đón đoàn đi tham quan thành phố Đồng Hới: Bảo tàng chiến khu xưa, Thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Tượng Đài Mẹ Suốt … mua sắm hàng lưu niệm tại Trung tâm thương mại Đồng Hới (hoặc siêu thị). Ăn trưa. Hướng dẫn viên đưa quý khách ra ga Đồng Hới. Lên tàu TN 2 chạy lúc 14h59 về Hà Nội. Quý khách nghỉ trên tàu.
Ngày 4: Hà Nội
Sáng: Đến Hà Nội lúc 03h30. Chia tay và kết thúc chương trình.
Tour 4 :
Hµ Néi –Thiªn CÇm - §ång Híi –Phong Nha - §¸ Nh¶y
NGÀY 1 HÀ NỘI - ĐỒNG HỚI (Ăn trưa, chiều)
Sáng Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Thiên Cầm. Ăn trưa tại thành phố Vinh.
Chiều Tới thị xã Đồng Hới, nhận phòng khách sạn.
18h30 Quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 2 PHONG NHA – ĐÁ NHẢY (Ăn sáng, trưa, chiều)
07h00 Ăn sáng. Quý khách khởi hành đi Phong Nha – Động được Hội Địa lý Hoàng gia Anh công nhận có bẩy điểm nhất: Hang nước dài nhất, cửa hang cao rộng nhất, dòng song ngầm dài nhất, hang én lớn nhất, hồ ngầm sâu nhất, thạch nhũ huyền ảo và tráng lệ nhất, bãi cát và đá rộng và đẹp nhất. Ăn trưa tại Phong Nha
15h30 Xe đưa Quý khách đi bãi biển Đá Nhảy. Tự do tắm biển. Về Đồng Hới, ăn tối. Nghỉ tại khách sạn
NGÀY 3 THIÊN CẦM (Ăn sáng, trưa, chiều)
Sáng Ăn sáng tại khách sạn, xe đưa đoàn đi thăm khu du lịch Thiên Cầm. Tới bãi biển Thiên Cầm nhận phòng nghỉ ngơi và tắm biển. Ăn trưa tại khách sạn.
Chiều Tự do tắm biển, thăm quan làng chài ven biển và chơi các trò chôi vận động: đá bóng, bóng chuyền, thả diều…. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 4 THIÊN CẦM – HÀ NỘI. (Ăn sáng, trưa)
06h30 Quý khách ăn sáng, tự do tắm biển, mua sắm đặc sản biển Thiên Cầm về làm quà.
11h30 Dùng cơm trưa, làm thủ tục trả phòng, tự do nghỉ ngơi .
13h00 Xe tiếp tục hành trình về Hà Nội. Trên đường về ghé bãi tắm Đá Nhảy, thưởng thức cảnh biển hoang sơ quyến rũ. Đến Hà Nội, chia tay đoàn kết thúc chương trình
1 sè h×nh ¶nh ®Ñp vÒ Phong Nha KÎ Bµng
Thác Gió tuyệt mỹ nằm ẩn sâu trong rừng
Suối Mọc với một dòng nước lớn bất tận phun lên từ chân một dãy núi đá vôi. Nhiều khả năng suối Mọc là điểm cuối của một dòng sông ngầm mà điểm đầu là hang Vòm có tổng chiều dài khoảng 15.550m
Thác Mệ Loan (do bộ đội làm đường đặt tên, vì gần đó có một quán nước nhỏ của mệ Loan) nằm tại km31 đường Hồ Chí Minh nhánh tây thuộc hành lang Đông. Những suối, thác mỹ miều như thế này có rất nhiều tại các khe núi Phong Nha - Kẻ Bàng
Suối Trạ Ang được nhận định có nhiều khả năng chảy xuyên vào lòng núi, làm dòng chảy chính cho “Phong Nha đệ nhất động”
Tîng TrÇu Cau
Bªn trong hang ®éng
®i thuyÒn tham quan bªn trong ®éng.
tõ trªn ®éng nh×n xuèng .
HÕt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21265.doc