LỜI MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động công nghiệp trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và ổn định, tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động công nghiệp luôn đi kèm với một số vấn đề môi trường. Hiện nay môi trường trên thế giới cũng như môi trường ở việt Nam bị đe dọa ở mức báo động như: các sông, hồ, kênh, rạch chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối, bầu không khí bị ô nhiễm do các hoạt động từ sản xuất công nghiệp, từ giao thông Khí hậu toàn cầu cũng thay đổi theo, gây nên hiện tượng như: mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính
Khu công nghiệp Hiệp Phước được thành lập từ năm 1997, tổng diện tích Khu công nghiệp giai đoạn 1 là 311,4ha. Tháng 1 năm 2008, công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000m3/ngày.đêm. Đây là nơi tiếp nhận nước thải từ 62 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc Khu B,C của khu công nghiệp với các ngành nghề ô nhiễm thuộc diện di dời của thành phố như thuộc da, xi mạ, dệt nhuộm, tái chế giấy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất . Hệ thống có tổng vốn đầu tư hơn 28 tỉ đồng, được xây dựng trong 9 tháng, xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học và xử lý bùn. Toàn bộ nước thải sau xử lý được thải ra rạch Dinh Ông.
Đầu năm 2010, KCN Hiệp Phước bắt đầu tiến hành đấu nối và dẫn nước thải khu A về trạm XLNT để xử lý. Tổng lưu lượng khu A khoảng 3.900 m3/ngày.đêm. Viêc phân bổ nước thải cho từng giai đoạn như sau:
Ø Giai đoạn I trạm XLNT hiện hữu:
· Xử lý nước thải sản xuất cho toàn bộ khu B, C và một phần nước thải sản xuất khu A.
· Lưu lượng xử lý: 2.400 - 2.600m3/ngày.đêm. Bao gồm 1.400 m3 từ khu A và 1.000 - 1.200 m3 từ khu B, C.
Ø Giai đoạn II (Trạm xử lý nước thải chuẩn bị xây dựng):
· Chỉ phục vụ xử lý nước thải thuộc da (nước thải đã xử lý cục bộ tại doanh nghiệp và đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 Mức C).
· Lưu lượng xử lý: 2.500m3 từ Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương và 1 phần nước thải thuộc da từ Giai đoạn I.
Trước thực trạng trên, việc mở rộng công suất của Trạm xử lý nước thải là hết sức cần thiết. Việc tiếp nhận nước thải từ các Công ty thuộc da trong khu công nghiệp để xử lý (mặc dù Trạm xử lý nước thải chỉ tiếp nhận nước thải loại C theo tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005) nhưng về bản chất nước thải này vẫn tồn tại những nguy cơ gây ô nhiễm cao. Do đó, đồ án tốt nghiệp: “thiết kế giai đoạn II trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước công suất 3000 m3/ngày.đêm” được hình thành để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nước thải thuộc da đã được xử lý một phần đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT mức B để góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn cho khu công nghiệp cũng như cho thế hệ mai sau.
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tính toán thiết kế chi tiết Giai đoạn II Trạm XLNT, công suất 3000 m3/ngày.đêm cho khu công nghiệp Hiệp Phước đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 24:2009/BTNMT mức B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1 Đối tượng nghiên cứu: công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu Công nghiệp.
1.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải cho giai đoạn II của trạm XLNT Khu Công nghiệp Hiệp Phước.
Nước thải đầu vào đã được xử lý cục bộ đạt loại C (TCVN 5945 – 2005) và được tập trung tại 1 số họng thu qua hệ thống ống dẫn từ các nhà máy trong khu công nghiệp đến bể tiếp nhận của khu xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước.
1.3 Thời gian thực hiện: 01/11/2010 đến 08/03/2011.
D. NỘI DUNG
Tìm hiểu về hoạt động của khu công nghiệp, khảo sát hiện trạng môi trường KCN Hiệp Phước, khảo sát hiện trạng hoạt động của Trạm Xử lý nước thải.
Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước thải đầu vào.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải.
E. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
· Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
· Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
· Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
· Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
· Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
F. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải Khu Công nghiệp.
Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý Khu Công nghiệp.
Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập.
111 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế giai đoạn II Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Hiệp Phước, công suất 3000 m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời dễ dàng kiểm soát, điều chỉnh hệ thống trong điều kiện cần thay đổi quy trình vận hành do sự thay đổi lưu lượng, nồng độ ô nhiễm của nước thải đầu vào.
Tuy nhiên, quá trình khuấy trộn và sục khí liên tục sẽ làm gia tăng lượng năng lượng cần cung cấp cho hệ thống. Bên cạnh đó, việc tách biệt giữa xử lý thiếu khí và hiếu khí sẽ làm tăng diện tích xây dựng bể.
Phương án II: Hoá lý – SBR – Khử trùng
Công nghệ SBR trong phương án 2 áp dụng kết hợp quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí và lắng tĩnh trong cùng một bể, do đó sẽ không cần đến quá trình tuần hoàn bùn, đồng thời giúp tiết giảm diện tích xây dựng cụm bể xử lý sinh học.
Tuy nhiên, việc xử lý theo mẻ đòi hỏi thể tích chứa nước của bể điều hoà phải được tăng thêm nhằm đáp ứng yêu cầu lưu trữ nước trước khi xử lý.
Ngoài ra, quá trình khử Nitơ và Phốtpho trong bể SBR diễn ra không triệt để do thời gian xử lý thiếu khí ngắn (quá trình nạp nước thải và lắng tĩnh) và không có sự khuấy trộn liên tục, dẫn đến chất lượng nước sau khi xử lý không ổn định.
Quy trình xử lý của phương án 2 đòi hỏi hệ thống phải được vận hành ở mức độ chính xác cao và ổn định. Điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc điều chỉnh quy trình xử lý khi lưu lượng và tính chất nước thải đầu vào thay đổi.
Bên cạnh đó, lượng bùn sinh học sinh ra từ các bể SBR sẽ nhiều hơn, làm gia tăng chi phí cho công tác ép bùn ũng như xử lý bùn khô.
Bảng 5.3: Tổng hợp so sánh các phương án thiết kế
STT
Tiêu chí so sánh
Phương án I
Phương án II
Ghi chú
1
Chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009, loại B với các hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,0
Rất tốt
Khá
Phương án I sử dụng bể anoxic có mixer hướng dòng tăng hiệu quả khử Nito và Photpho trong nước thải.
2
Tối ưu hoá việc sử dụng hoá chất năng lượng
Tốt
Khá
3
Quá trình vận hành tự động 24/24 kết hợp tay và liên tục
Tốt
Khá
Phương án I vận hành tự động kết hợp tay và liên tục
Phương án II xử lý theo mẻ do đó quá trình vận hành gián đoạn, tự động hóa cao và đòi hỏi trình độ nhân viên vận hành cao.
4
Thuận lợi trong quy trình vận hành
Tốt
Khá
Phương án I quy trình vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện hiện tại. Công nghệ tương tự như Module 1 nên có sẵn nhân viên vận hành có tay nghề cao.
Phương án II vận hành khó khăn, yêu cầu độ chính xác cao trong vận hành.
5
Khả năng vượt tải cao, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống
Tốt
Tốt
6
Phù hợp với công nghệ Module I
Phù hợp
Không phù hợp
7
Diện tích xây dựng
Lớn
Nhỏ
10
Phương án nâng cao hiệu quả xử lý
Dễ
Khó
11
Tuổi thọ công trình
20 năm
20 năm
Qua quá trình phân tích và so sánh, phương án I được lựa chọn để tính toán và thiết kế cho hạng mục Module II nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Hiệp Phước.
CHƯƠNG 5
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Tổng lưu lượng nước thải đầu vào Q = 3000 m3/ng.đ
= 125 m3/h
= 0,035 m3/s
= 35 l/s
5.1 Hố thu gom
Thể tích hữu ích của hố gom tính theo công thức:
Trong đó: Qmax = Qhtb= 125 m3/h
t = thời gian lưu nước; t = 10 - 30 phút, chọn t = 20 phút
Để phù hợp với mặt bằng chọn:
Chiều dài : L = 8,6 m
Chiều rộng: B = 3,2 m
Chiều sâu hữu ích: ho = 5m
Chiều cao bảo vệ: hbv = 0,5 m
Thể tích chứa nước hữu dụng : V = L x B x ho= 8,6 x 3,2 x 5=137,6>41,7 (m3)
Với thể tích này thì thời gian tối đa hố gom có thể lưu là 1,1h
Bố trí 2 bơm nhúng chìm với công suất theo lý thuyết bơm:
Trong đó:
- Lưu lượng nước thải trung bình giây, =0,035 (m3/s)
H – Chiều cao cột áp, H = 10 (m)
- Khối lượng riêng của nước (kg/m3)
- Hiệu suất chung của bơm từ 0,72 – 0,93, chọn =0,8.
Công suất thực tế: Ntt = Nlt x 1,2 = 4,29 x 1,2 = 5,15(kW)
Chọn 2 bơm nước thải Tsurumi. Model 100B47.5; Công suất 7,5 kW, H=15m; Q =132 m3/h, 1 hoạt động 1 luân phiên, dự phòng.
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Lưu lượng trung bình giờ
m3/h
125
2
Số lượng bể
cái
1
3
Thời gian lưu nước
phút
20
4
Thể tích hữu ích L x B x H
m3
8,6 x 3,2 x 5= 137,6
5
Sâu tổng cộng, Htc
m
5,5
6
Bơm nước thải Tsurumi Model 100B47.5, Q=132 m3/h, H=15m, P=7,5kW
cái
2
7
Công tác phao nổi
cái
2
8
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.2 Bể điều hòa
Thể tích cần thiết của bể điều hòa:
t - Thời gian lưu nước trong bể điều hòa (4 – 8 h), chọn t = 5 h.
Kích thước xây dựng bể điều hòa:
Chọn chiều cao bể điều hòa là: h = 5 (m), chiều cao bảo vệ hbv = 0,5(m)
Diện tích tiết diện ngang của bể điều hòa:
Để phù hợp với mặt bằng cho phép, chọn kích thước chứa nước:
Chiều dài : L = 15m
Chiều rộng: B = 8,6 m
Thể tích chứa nước thực tế của bể điều hòa:
Vđh = 15 x 8,6 x 5 =645 (m3) > 625 (m3)
Thời gian lưu nước ứng với kích thước đã chọn: 645/125 = 5,16h
Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa (bằng khí nén)
Để tránh hiện tượng dư DO cho các công trình sau, chọn khuấy trộn bể điều hòa bằng hệ thống máy khuấy và hệ thống thổi khí kết hợp luân phiên nhau. Theo “Xử lý nước thải”, trang 42. Trịnh Xuân Lai, lượng không khí cần thiết: 0,01 – 0,015 (m3/1m3 dung tích bể trong một phút). Chọn 0,01 (m3/m3.phút) = 0,6 (m3 khí/m3.h). Vậy lượng khí nén cần là:
Chọn đĩa phân phối khí EDI – USA, model 12” Standard, đường kính đĩa 351 mm, diện tích bề mặt đĩa f đĩa = 0,068 m2, lưu lượng khí r = 1,7 – 13,6 (m3/h), lưu lượng đỉnh r = 15,8. Chọn r = 10 (m3/h) Số đĩa khuếch tán khí cần:
chọn lắp 40 đĩa PPK.
Chọn đường ống dẫn khí và cách bố trí
Hệ thống phân phối khí được bố trí trên thành bể rồi chạy dọc theo thành bể xuống đáy bể với các ống nhánh. Ống chính được đặt theo chiều dài trên thành bể, các ống nhánh được bố trí song song với chiều rộng bể.
Chọn 8 ống nhánh. Khoảng cách giữa hai ống nhánh liên tiếp là 1,8m. Khoảng cách từ ống nhánh ngoài cùng đến thành chiều rộng bể là 1,2m
5 đĩa trên 1 ống nhánh. Khoảng cách giữa các đĩa trên một nhánh là 1,5m. Khoảng cách từ đĩa đầu, cuối nhánh đến 2 thành chiều rộng bể là 1,3m
Lưu lượng vào ống chính là Qch = 0.11 m3/s và vận tốc trong ống chính (từ 9 15m/s).
Chọn ống chính đường kính D = 125mm. Vật liệu ống bằng inox.
Thiết diện ống chính :
Vận tốc trong ống chính :
Lưu lượng vào ống nhánh là qnh = 0,013 m3/s và vận tốc trong ống nhánh (từ 6 9m/s). Chọn ống nhánh đường kính d = 42 mm, vật liệu ống là inox.
Thiết diện ống nhánh :
Ta thấy: 0,0122 > 8 x 0,0013
Vậy ống chính có thể đảm bảo vận chuyển khí đủ cho các ống nhánh
Tính toán đường ống dẫn nước thải vào và ra khỏi bể điều hòa
Nước thải từ hố gom được bơm lên bể điều hòa, vận tốc cho phép của nước chảy trong ống là vống = 0,7 – 1,5 (m/s)(*’), chọn vống = 1,2 (m/s).
Đường ống dẫn nước thải vào và ra :
Chọn ống inox có đường kính trong Dn = 200 (mm)
Kiểm tra lại vận tốc trong ống:
(thỏa *’)
Tính toán bơm
Công suất của bơm nước thải tính theo lý thuyết:
Trong đó:
- Lưu lượng nước thải trung bình giây, =0,035 (m3/s)
H – Chiều cao cột áp, H = 12 (m)
- Khối lượng riêng của nước (kg/m3)
- Hiệu suất chung của bơm từ 0,72 – 0,93, chọn =0,8.
Công suất thực tế của bơm nước thải:
Chọn 2 bơm nước thải Tsurumi, hoạt động luân phiên.
Model 100B47.5; công suất 7,5 kW; H=15 m; Q =132 m3/h
Các thông số thiết kế bể điều hòa:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Lưu lượng trung bình giờ
m3/h
125
2
Số lượng bể
cái
1
3
Thời gian lưu nước
h
5,16
4
Thể tích hữu ích L x B x H
m3
15 x 8,6 x 5 = 645
5
Sâu tổng cộng, Htc
m
5,5
6
Đĩa thổi khí EDI – USA, model 12” Standardd – 351mm
cái
40
7
D ống PPK chính-1 ống
mm
125
8
D ống PPK nhánh-8 ống
mm
42
9
Lượng khí cần thiết để xáo trộn
m3/h
387
10
Máy nén khí ARS200 –SHINMAYWA (Nhật Bản), P=55kW, H=6m
cái
2
11
Bơm nước thải TSURUMI Model 100B47.5, Q=132 m3/h, P=7,5kW, H=15m
cái
2
12
D ống dẫn nước ra-vào bể
mm
200
13
Công tác phao nổi
cái
2
14
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.3 Bể phản ứng cơ khí và tạo bông
a. Nhiệm vụ
Chọn thiết kế bể phản ứng cơ khí gồm 2 bể, bể 1 (ngăn 1) là bể khuấy trộn cơ khí, bể 2 là bể tạo bông gồm 3 ngăn tại mỗi ngăn có bố trí thiết bị khuấy trộn riêng biệt với mục đích hoà trộn hoá chất với nước thải tạo điều kiện tốt cho việc keo tụ các hạt cặn lơ lửng và kết tủa các kim loại nặng (nếu có trong nước thải như: Crom III)
Ngăn thứ I (bể khuấy trộn cơ khí): Ở đây hoá chất được châm vào là FeCl3
Ngăn thứ II : Một lượng NaOH hoặc H2SO4 được châm vào nhằm hoà trộn và tăng (hoặc giảm) độ pH của nước thải lên giá trị thích hợp (từ 6 – 8). tạo điều kiện tốt để các bông cặn tạo thành.
Ngăn thứ III : Polime được thêm vào, làm kết dính các bông cặn lơ lửng thành những bông cặn lớn có khả năng lắng tốt hơn trong bể lắng đợt I.
Ngăn thứ IV : Nước thải tiếp tục được khuấy nhẹ với tốc độ 20 vòng/phút để quá trình tạo bông được hoàn toàn trước khi sang bể lắng.
b.Tính toán
Bể phản ứng cơ khí
Thể tích ngăn :
Trong đó:
Qb – Lưu lượng bơm, Qb = 125 m3/h
t – thời gian lưu nước, chọn t = 5 phút
Kích thước ngăn:
Chọn chiều cao bể: 3 (m)
Tiết diện ngăn:
F = V/H = 10,42/3 = 3,43 m2
Chọn ngăn có tiết diện hình vuông. a = = = 1,86 m2
Theo yêu cầu xây dựng, nên ta chọn:
Chọn chiều rộng ngăn (B) = chiều dài ngăn (L) = 3 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ ngăn: hbv = 0,5 (m)
Chiều cao tổng cộng xây dựng ngăn 1: Hxd = 3 + 0,5 = 3,5 (m)
Thể tích thật của ngăn phản ứng (ngăn 1): B x L x H = 2 x 3 x 3,5 = 21 m3
Lọai cánh khuấy: chọn loại cánh khuấy 2 bản, đối xứng qua trục, khuấy quanh trục thẳng đứng.
Năng lượng:
Có Với
Trong đó:
N :Năng lượng cho khối nước thải(W)
G : Gradien vận tốc – sự biến đổi vận tốc của nước trong 1 đơn vị thời gian. G≤800(s-1) Chọn G = 700 (s-1).
: Độ nhớt động học của nước (N.s/m2). Đối với nước ở nhiệt độ 25oC ta có = 0,0092(N/cm2),
V – thể tích nước thải (m3), V = 12 (m3)
Diện tích cánh khuấy:
Có
Trong đó: c: Hệ số phụ thuộc kích thước bản cánh. Chọn
F: Diện tích tiết diện cánh khuấy
v: Vận tốc cánh khuấy
Với: vk: Vận tốc tuyệt đối của cánh khuấy
Với: R: Bán kính vòng khuấy. Chọn 2R = 50% chiều rộng bể
Chọn (m)
n: Số vòng cánh khuấy, chọn n = 250 vòng/phút
Diện tích 1 bản cánh khuấy:
Có: và
Chọn: Chiều rộng bản cánh khuấy: B = 0,2 (m)
Chiều dài bản cánh khuấy: L = 0,75 (m)
Các thông số thiết kế bể phản ứng:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Chiều dài bể (L)
m
3
2
Chiều rộng bể (B)
m
2
3
Chiều cao bể (Hxd)
m
3,5
4
Thời gian lưu nước (t)
phút
5
5
Thể tích xây dựng W
M3
21
6
Chiều rộng 1 bản cánh khuấy
m
0,2
7
Chiều dài 1 bản cánh khuấy
m
0,75
8
Bán kính vòng khuấy
m
0,5
Bể tạo bông: Trong quá trình xử lý nước bằng các chất keo tụ, sau khi phèn đã được trộn đều với nước và kết thúc giai đoạn thủy phân sẽ bắt đầu giai đoạn hình thành bông cặn. Cần xây dựng các bể phản ứng với mục đích đáp ứng các yêu cầu kết dính để tạo ra bông cặn.
Nguyên lý làm việc của bể là quá trình tạo bông kết tủa diễn ra nhờ sự xáo trộn của dòng nước trong bể bằng biện pháp cơ khí. Bộ phận chính của bể là các cánh khuấy, cánh khuấy thường có dạng bản phẳng, đặt đối xứng qua trục quay. Kích thước bản cánh được tính với tỉ lệ tổng diện tích bản cánh với mặt cắt ngang bể là 15-20%. Các cánh khuấy được lắp vào trục quay tạo thành guồng khuấy. Mỗi ngăn đặt một guồng khuấy. Tốc độ quay của guồng lấy từ 3-5 vòng/phút. Lấy tốc độ lớn cho ngăn đầu và giảm dần ở những ngăn sau. Nhờ sự điều chỉnh tốc độ khuấy trộn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bông cặn tạo thành ngày càng lớn.
Chọn bể tạo bông khuấy trộn bằng cánh guồng, trục ngang, dòng chảy ngang.
Dung tích của bể được tính theo công thức sau:
m3
Trong đó:
Q-Lưu lượng cần xử lý. Q = 3.000 m3/ ngày đêm = 125 m3/giờ
t- thời gian lưu nước trong bể, chọn t = 30 phút ( qui phạm 10-30 phút)
Chia bể làm 3 ngăn, chọn kích thước chiều rộng và chiều cao của mỗi ngăn là:
h = b = 3 m.
Tiết diên ngang của một ngăn:
f = h.b = 3 3 = 9 m2
Chiều dài bể:
m
Chiều dài mỗi ngăn: m
Các ngăn được ngăn cách với nhau bằng các vách hướng dòng theo phương thẳng đứng.
Dung tích mỗi ngăn: 333 = 27 m3
Cấu tạo guồng khuấy gồm trục quay và bốn bản cánh khuấy đặt đối xứng qua trục, toàn bộ đặt theo phương ngang.
Chọn đường kính của guồng khuấy: D = 2,5 m
Các bản cánh đặt ở khoảng cách tính từ mép ngoài đến tâm trục quay là:
R1 = 1/2D = 1,25 m và R2 = R1 – 0,3 = 0,95 m.
Độ dài của cánh khuấy : l = R1 = 1,25 m, Chiều rộng của cánh khuấy : b = 0,2 m
Diện tích bản cánh :
Fc = (2,2 * 2,5)*4 = 2 m2
Chọn tốc độ quay của guồng khuấy ở ngăn đầu là 10 vòng/phút, ngăn giữa là 8 vòng/phút, ngăn cuối là 6 vòng/phút.
Tốc độ chuyển động của bản cánh khuấy so với mặt nước bằng 75% vận tốc của bản thân đầu bản cánh.
Nhu cầu năng lượng cho xáo trộn:
Trong đó:
CD: Hệ số trở lực của nước, phụ thuộc vào tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng bản cánh: với → CD = 2,67
A: Diện tích cánh khuấy, A = fc = 2 m2
đ: khối lượng riêng của dung dịch, đ ≈ 1000 kg/m3
Với 2 bản cánh, R1 = 1,25 m và R2 = 0,95 m Vậy: P = 3,62×n3
Ở ngăn thứ nhất, n = 10 vòng/phút
P1 = 3,62 103 = 3.620 W
Ngăn thứ hai, n = 8 vòng/phút
P2 = 3,62 83 = 1.853 W
Ở ngăn cuối, n = 6 vòng/phút
P3 = 3,62 63 = 782W
Giá trị gradient vận tốc:
(s-1)
Trong đó:
P - Nhu cầu năng lượng (W)
Vng - thể tích của một ngăn tạo bông, V = 27 m3
m - Độ nhớt động học của nước, ở 300C, m = 0,798.10-3 N.s/m2
Vậy, ở ngăn đầu, P1 = 3.620W, ta có
s-1
Ngăn giữa, P2 = 1.853 W,
s-1
Ngăn cuối, P3 =782W,
s-1
Tính toán lượng hóa chất sử dụng và chọn bơm định lượng hóa chất FeCl3 30% và NaOH 30%:
Áp dụng theo hệ thống xử lý của giai đoạn I, lượng hóa chất sử dụng cho 1 m3 nước thải tương ứng như sau:
FeCl3 30% : 0.3 l/m3 = 0.4kg/m3 (m1)
NaOH 30% : 0.1 l/m3 = 0.13kg/m3(m2)
Lượng hóa chất sử dụng trong một ngày là:
FeCl3 30% : a = m1.Q = 0.4 . 3.000 = 1.200 kg
NaOH 30% : b = m2.Q = 0.13 . 3.000 = 390 kg
Với: Q = lưu lượng xử lý trong ngày. (m3)
Chọn 2 bơm định lượng hóa chất với công suất 0.3 (kW) hiệu Sinmaywa (bơm màng có gắn biến tần để điều chỉnh).
Các thông số thiết kế bể tạo bông:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Số ngăn khuấy trộn
ngăn
03
2
Thời gian lưu 1 ngăn
phút
10
3
Chiều dài bể L
m
3
4
Chiều rộng bể B
m
3
5
Thể tích chứa nước thực
m3
3 x 3 x 3,5 = 31,5
6
Chiều sâu tổng cộng Htc
m
3,5
7
Vật liệu
-
BTCT
5.4 Bể lắng 1
a. Nhiệm vụ: Bể lắng đợt 1 có nhiệm vụ lắng cặn lơ lửng và các bông cặn hình thành từ quá trình keo tụ tạo bông.
b. Tính toán
Kích thước bể
Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm:
Trong đó:
- Lưu lượng lớn nhất giây, = 0,035 (m3/s)
vtt – Tốc độ chuyển động của nước thải trong ống trung tâm, (vtt 30 mm/s, điều 6.5.9 – TCXD – 51 - 84).
Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng trên mặt bằng
Trong đó:
v – Tốc độ chuyển động của nước trong bể lắng đứng (v= 0,5 – 0,8 mm/s, điều 6.5.4 – TCXD – 51 – 84), chọn v = 0,5 (mm/s). hay v = 0,0005m/s
Chọn 4 bể lắng đứng và diện tích mỗi bể lắng đứng trên mặt bằng:
Đường kính bể:
.
Đường kính ống trung tâm:
Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng (phần hình trụ) .
Trong đó:
t – Thời gian lắng, t = 1,5 (h)
Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng :
Trong đó:
h2 : Chiều cao lớp trung hòa, m
h3 : Chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể, m
D : Đường kính trong của bể lắng, D = 4,8 m
dn : Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0,6 m
: Góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang, lấy không nhỏ hơn 50o (Điều 6.5.9 – TCXD – 51 – 84). Chọn =50o.
Chiều cao ống trung tâm lấy bằng chiều cao tính toán của vùng lắng và bằng 2,7(m)
Đường kính miệng loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của phần ống loe và bằng 1,35 đường kính ống trung tâm.
Đường kính tấm chắn lấy bằng 1,3 lần đường kính miệng loe
Góc nghiêng giữa bề mặt tấm hắt so với mặt phẳng ngang lấy bằng 17o. Suy theo chiều cao nón:
Chiều cao tổng cộng của bể lắng:
Chọn máng thu nước đặt ở vòng tròn có đường kính bằng 0,8 đường kính bể
Chiều dài của máng thu nước:
Chiều cao của máng 0,6 m
Tải trọng thu nước trên 1m chiều dài của máng:
Kiểm tra vận tốc giới hạn trong vùng lắng ở mỗi bể
Trong đó
k - Hằng số phụ thuộc vào tính chất cặn k = 0,06 đối với cặn hữu cơ có tính kết dính.
- Tỉ trọng hạt thường từ 1,2 – 1,6 chọn r = 1,25 (theo Trịnh Xuân Lai).
g - Gia tốc trọng trường g = 9,81 (m/s2).
d - Đường kính tương đương của hạt d = 10-4 (m ), (theo Trịnh Xuân Lai).
f - Hệ số ma sát f = 0,025 (theo Trịnh Xuân Lai).
Vận tốc nước chảy trong vùng lắng ứng với
Xác định lượng bùn sinh ra:
Theo kết quả của thí nghiệm Jartest, tham khảo và lựa chọn hiệu quả khử BOD5 và SS tại pH = 8,6 lần lượt là 60% và 65%.
Lượng bùn khô sinh ra mỗi ngày:
Thể tích bùn sinh ra mỗi ngày:
Trong đó:
C – Hàm lượng chất rắn trong bùn, dao động trong khoảng 40 – 120 (g/L) = 40-120 (kg/m3), lấy giá trị trung bình C = 80 (kg/m3).
Công suất của bơm bùn
Trong đó:
H - Cột áp của bơm: H = 10 (m).
- Khối lượng riêng của chất lỏng, 1000 (kg/m3)
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81(m/s2)
- Hiệu suất của bơm, = 0,7 - 0,9, chọn = 0,8
Công suất thực của bơm bằng 120% công suất tính toán
Chọn 2 bơm bùn SHINMAYWA - Model CNT651 - Nhật Bản công suất 1,5m3/phút, P = 1,5 kW, cột áp H=15m. 1 hoạt động 1 dự phòng.
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Thời gian lưu nước
h
1,5
2
Số lượng bể
cái
4
3
Đường kính bể
m
4,8
4
Chiều cao phần hình trụ
m
2,7
5
Chiều cao phần hình nón
m
2,5
6
Chiều cao hữu ích
m
5,2
7
Chiều cao xây dựng
m
5,5
8
Đường kính ống trung tâm
m
0,6
9
Chiều cao ống trung tâm
m
2,7
10
Vận tốc nước trong ống trung tâm
mm/s
0,5
11
Đường kính miệng loe ống trung tâm
m
0,81
12
Đường kính tấm hắt
m
1,05
13
Vận tốc nước chảy trong vùng lắng
m/s
1,92 x 10-3
14
Tải trọng thu nước/1m chiều dài máng
m3/m.ngày
62,24
15
Thể tích bùn sinh ra
m3/h
0,55
16
Số lượng bơm bùn SHINMAYWA Model CNT651, Q=1,5 m3/phút – H=15m, P=1,5kW
cái
2
17
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.5 Bể Anoxic:
Nhiệm vụ: thực hiện quá trình khử Nitrat, biến đổi N từ dạng N – NO3 thành N2 ở thể khí qua đó loại bỏ bớt N2 trong nước thải.
Hàm lượng NH4+ bị khử trong vùng Anoxic là: 30 mg/l.
Khi chuyển hoá 1mg NH4+ cần tiêu thụ 3,96 mgO2 và tạo ra 0,31 mg tế bào mới, (Theo, TS.Trịnh Xuân Lai – Tính toán thiết kế các công trình XLNT).
Như vậy trong quá trình khử NH4+ thì không phải toàn bộ hàm lượng NH4+ bị chuyển hoá thành NO3- mà khoảng 20 – 40% NH4+ bị đồng hoá thành vỏ tế bào.
a) Khối lượng NH4+ bị đồng hoá:
Khối lượng NH4+ chuyển hoá thành NO3-: 30 – 9.3 = 20.7 mg/l.
b) Tốc độ khử NO3- ở nhiệt độ 150C:
Trong đó:
T: nhiệt độ thấp nhất 150C.
DO: oxy hoà tan trong bể DO= 0,15mg/l.
: tốc độ khử NO3- ở nhiệt độ 200C = 0,10 mgNO3-/mgbùn.ngày.
c) Thời gian cần thiết để khử NO3-:
d) Thể tích vùng thiếu khí trong bể Aerotank để khử NO3-:
Trong đó: t= thời gian lưu nước cần thiết để khử Nitrát - Chọn t = 3 h
Chọn 2 bể Anoxic với kích thước chứa nước mỗi bể:
Kích thước xây dựng:
Dựa trên Cataloge thiết bị khuấy trôn của hãng SHINMAYWA, từ độ sâu mực nước và diện tích mặt bể, tra biểu đồ ứng với dòng điện 50Hz, chọn 2 máy khuấy cho 1 bể model: SM15JA-112
Chọn 4 Máy khuấy SM15JA-112 với chiều dài: A = 543mm, đường kính cánh khuấy: C= 254mm, tốc độ khuấy: 1000 vòng/phút, khối lượng 47 kg, công suất 1,5kW.
Các thông số thiết kế bể anoxic:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Số lượng bể
cái
2
2
Thời gian lưu nước
h
3,2
3
Thể tích hữu ích 1 bể
m3
10 x 4 x 5 = 225
4
Sâu tổng cộng, Htc
m
5,5
5
Số lượng Máy khuấy SM15JA –112– SHINMAYWA, P=1,5kW, n=1000v/p
cái
4
6
Đường kính cánh khuấy
mm
270
7
Tốc độ khuấy
vòng/phút
1000
5.6 Bể Aerotank:
Được thiết kế theo dạng bể có chức năng khử BOD và Nitrat hóa. Giá trị thiết kế điển hình phải phù hợp với bảng 6.1- Tính toán thiết kế các công trình XLNT – Trịnh Xuân Lai.
Tính toán theo điều kiện Nitrat hóa:
a) Thời gian cần thiết để Nitrat hoá.
Trong đó:
N0: Hàm lượng N đầu vào No=60 mg/l
N: Hàm lượng N đầu ra: 10 mg/l.
: tốc độ sử dụng N của vi khuẩn Nitrat hoá:
;
Trong đó:
: tốc độ tăng trưởng riêng của vi khuẩn Nitrat hoá.
ở 15oC (Bảng 5.3 Tính toán thiết kế các công XLNT Trịnh Xuân Lai).
Hàm lượng oxi hòa tan trong bể: DO = 2 mg/l.
Hệ số
Giá trị pH của nước thải: pH = 6,5.
=1,3 mg/l (Bảng 5.3 Tính toán thiết kế các công trình XLNT_Trịnh Xuân Lai).
Tốc độ sử dụng NH4+ của vi khuẩn nitrat hóa theo yêu cầu đầu vào 60 mg/L, đầu ra 10 mg/L:
Trong đó:
YN = 0,2; = 0.5 (Bảng 5.4 Tính toán thiết kế các công trình XLNT Trịnh Xuân Lai).
Vậy thời gian cần thiết để Nitrát hóa:
b. Thời gian lưu bùn trong bể:
; với Kd = 0,04 ngày-1
Thành phần hoạt tính của vi khuẩn Nitrát hóa trong bùn hoạt tính
Có:
Nồng độ bùn hoạt tính X = 2000 mg/l
Tốc độ khử NO3 ở 25oC:
Trong đó:
= 0,1 mg/mg.ngày
DO = 0,15 mg/l
T: nhiệt độ thấp nhất trong bể: T = 25oC
Tính toán theo điều kiện khử BOD5:
a) Tốc độ oxy hoá BOD5 mg/l cho 1mg/l bùn hoạt tính trong 1 ngày:
Từ công thức:
Trong đó:
theo tuổi của bùn Nitrat hoá đã tính ở trên.
Y: 0,6 (bảng 5-1, TTTK các công trình XLNT, Trịnh Xuân Lai).
Kd: 0,04 ngày-1.
b) Thời gian cần thiết để khử BOD5:
Hàm lượng BOD5 trong nước thải dẫn vào aeroten : S0 = 100 mg/L
Hàm lượng BOD5 trong nước thải đầu ra của aeroten : S = 20 mg/L
Thể tích cần thiết bể Aeroten tính theo tải trọng chất nền trong 1 đơn vị thể tích của bể:
Trong đó:
V = Thể tích bể Aeroten, m3
Q = Lưu lượng nước đầu vào: Q = 3000 m3/ngày;
So = BOD5 của nước thải dẫn vào bể aeroten, So = 100 mg/L;
La = tải trọng BOD5 trên 1 đơn vị thể tích (La kgBOD5/m3/ngày) La = 0,08 - 0,32 Bảng 6.1- Tính toán thiết kế các công trình XLNT – Trịnh Xuân Lai.
Chọn 2 bể Aerotank, thể tích cần thiết mỗi bể : V1bể = V/2 = 1000/2 = 500 (m3)
Thời gian lưu nước trong mỗi bể:
Chiều cao hữu ích hhi = 5m, chiều cao bảo vệ hbv = 0.5m, vậy chiều cao tổng cộng của bể:
H = hhi + hbv = 5 + 0,5 = 5,5m
Để phù hợp với điều kiện mặt bằng cho phép, chọn kích thước của bể aeroten là:
16m x 10m x 5,5m
Như vậy, thể tích chứa nước của bể theo kích thước này là:
V = hhi x B x L = 5m x 10m x 12m = 600 m3 > 500m3
Với kích thước đã chọn thì thời gian lưu nước tối đa là 10.5h
c) Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra bể:
Vận tốc nước chảy trong ống chọn 0,7m/s (0,6 – 0,9m/s). Lưu lượng nước thải theo giờ là 125 m3/h
Đường kính ống dẫn nước:
Chọn ống dẫn nước inox Þ 250
Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải dẫn vào aeroten : C = 135 mg/L
Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải cần đạt sau xử lý: Cs = 35,1mg/L, gồm có 65% là cặn có thể phân hủy sinh học;
Nồng độ BOD5 hòa tan trong nước thải đầu ra tính theo công thức sau:
BOD5 đầu ra = BOD5 hòa tan đi ra từ bể Aer + BOD5 trong lượng cặn lơ lửng đầu ra
Lượng cặn có thể phân hủy sinh học:
0.65 x 35,1 = 22,8
BODL của cặn lơ lửng của nước thải sau lắng II:
22,8 x (1.42 mg O2 tiêu thụ/mg tế bào) = 32,3 mg/L
BOD5 của cặn lơ lửng của nước thải sau lắng:
BOD5 = BODL x 0.68 = 32,3x 0.68 = 21,9 mg/L
BOD5 hòa tan của nước thải sau lắng:
24= S + 21,9
Vậy S = 2,1 mg/L
Hiệu quả xử lý BOD5 của bể aeroten:
Tính lượng bùn dư thải ra mỗi ngày
Hệ số sản lượng quan sát (Yobs) tính theo phương trình:
Trong đó:
Y = Hệ số sản lượng bùn, Y = 0.4 0.8mgVSS/mgBOD5, chọn Y = 0.8 mgVSS/mgBOD5
Kd = Hệ số phân hủy nội bào, chọn Kd = 0.06 ngày-1
= Thời gian lưu bùn, chọn = 10 ngày
Tổng lượng bùn dư sinh ra theo VSS:
Px = Yobs . Q . (BODvào – BODra).10-3
Px(vss) = 0,5 . 3000m3/ngày . (120 – 2,1)g/m3 x 10-3kg/g = 177kgVSS/ngày
Tổng lượng bùn sinh ra mỗi ngày theo SS:
Px(ss) = 177÷0.8 =221 kgSS/ngày
Lượng bùn dư cần xử lý mỗi ngày:
Lượng bùn dư cần xử lý = Tổng lượng bùn – Lượng SS trôi ra khỏi lắng
Mdư(SS) = 221kgSS/ngày – 3000m3 x (35,1g/m3) x 10-3 kg/g = 116 kgSS/ngày
Lượng bùn dư có khả năng phân hủy sinh học cần xử lý:
Mdư(VSS) = 116 kgSS/ngày x 0.8 = 92,6 kgVSS/ngày
Giả sử hàm lượng bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng có hàm lượng chất rắn 0.8% và khối lượng riêng là 1.008kg/L. vậy lượng bùn dư cần xử lý:
Tính hệ số tuần hoàn
Hàm lượng bùn hoạt tính trong bể aeroten:
MLSS = MLVSS/0.8 = 2500mgVSS/L/0.8 = 3125mgSS/L
Phương trình cân bằng vật chất cho bể aeroten:
QXo + QthXth = (Q + Qth)X
Trong đó:
Q = Lưu lượng nước thải;
Qth = Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn;
Xo = Nồng độ SS trong nước thải dẫn vào aeroten, mg/L;
X = Nồng độ bùn hoạt tính ở bể aeroten, X = 3125mg/L;
Xth = Nồng độ SS trong bùn tuần hoàn, Xth = 8000mg/L;
Giá trị Xo trường rất nhỏ so với X và Xth, do đó trong phương trình cân bằng vật chất ở trên có thể bỏ qua đại lượng QXo. Khi đó phương trình cân bằng vật chất sẽ có dạng:
QthXth = (Q + Qth)X
Chia 2 vế của phương trình này cho Q và đặt tỉ số Qth/Q =(được gọi là tỉ số tuần hoàn), ta được:
Xth = X + X
Hay
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép Qth/Q = 0.25 1.0
Vậy lưu lượng trung bình của hỗn hợp bùn hoạt tính tuần hoàn là:
Qr = Qth = . Q = 0,64 x 3000 = 1920 m3/ngđ = 80 m3/h
Tính lượng khí cần thiết cho quá trình bùn hoạt tính
Lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn:
Trong đó: f = Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20, f = 0.68
Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể:
Trong đó:
Cs = Nồng độ bão hòa của oxy trong nước ở nhiệt độ làm việc, Cs = 9.08 mg/L (khoảng 30oC);
CL = Lượng oxy hòa tan cần duy trì trong bể, CL = 2 mg/L.
= hệ số điều chỉnh lượng Oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm lượng cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng và kích thước bể, có giá trị từ 0,6 - 0,94.chọn =0,8
Lượng không khí cần thiết:
Chọn hệ thống phân phối bọt khí nhỏ mịn, tra bảng 7.1-tính tóan thiết kế các công trình XLNT_ Trịnh Xuân Lai: Ou=7 grO2/m3.m
Chiều sâu hữu ích của bể: 5m ; Độ sâu ngập nước: 4,7m
Công suất hòa tan của thiết bị: OU = Ou x h = 7 x 4,7 = 32,9grO2/m3
Lượng không khí cần thiết:
Lượng không khí cần thiết cho mỗi bể:
Hệ thống nén khí dùng chung cho bể điều hòa và bể Aerotank
Áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén xác định theo công thức:
Hct = hd + hc + hf +H = 0.4 + 0.4 + 0.5 + 4,7 = 6m
Trong đó:
hd = Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiếu dài ống dẫn (m), không vượt quá 0.4m;
hc = Tổn thất cục bộ (m), không vượt quá 0.4m;
hf = Tổn thất qua thiết bị phân phối (m), không quá 0.5m;
H = chiều sâu cần sục khí, H = 4,7m
Áp lực không khí sẽ là:
Công suất máy nén khí tính theo công thức:
Trong đó:
QK = Lưu lượng không khí, QK=( 1,04+0,11 )= 1,15m3/s = 69m3/phút
= Hiệu suất máy nén khí, = 0.7 0.9, chọn = 0.8
Chọn 4 máy nén khí ARS200-SHINMAYWA (Nhật Bản) cho 2 bể Aerotank và Bể điều hòa, công suất 1 máy 55 kW- 2 máy hoạt động, 2 máy luân phiên và dự phòng.
Kiểm tra tỷ số F/M
Tỷ số F/M:
Giá trị này nằm trong khoảng cho phép (F/M = 0.1 0.2 ngày-1) Bảng 6.1- Tính toán thiết kế các công trình XLNT – Trịnh Xuân Lai.
Tính toán hệ thống sục khí:
Hệ thống phân phối khí được bố trí trên thành bể rồi chạy dọc theo thành bể xuống đáy bể với các ống nhánh.
Ống chính được đặt trên thành bể với lưu lượng khí thổi vào QK = 0,5m3/s.
Chọn đĩa phân phối khí EDI – USA, model 12” Standard, đường kính đĩa 351 mm, diện tích bề mặt đĩa f đĩa = 0,068 m2, lưu lượng khí r = 1,7 – 13,7 (m3/h), lưu lượng đỉnh r = 15,8. Chọn r = 15 (m3/h)
Số đĩa khuếch tán khí cần cho 1 bể:
.
Chọn 12 ống nhánh, bố trí song song chiều rộng bể. Khoảng cách giữa 2 ống nhánh liên tiếp là: 1m. Khoảng cách từ 2 nhánh ngoài cùng đến thành bể: 1m
Số lượng đĩa trên một nhánh là: 10 cái. Khoảng cách giữa các đĩa trên một nhánh là 1m. Khoảng cách từ đĩa ngoài cùng đến thành chiếu dài bể: 1m
Đường kính ống phân phối khí
Lưu lượng vào ống chính là Qch = 0.7 m3/s và vận tốc trong ống chính (từ 9 15m/s). Chọn ống chính đường kính D = 250mm.
Thiết diện ống chính :
Vận tốc trong ống chính :
Lưu lượng vào ống nhánh là qnh = 0,5 ÷ 15 = 0,033 m3/s và vận tốc trong ống nhánh (từ 6 9m/s). Chọn ống nhánh đường kính d = 60 mm
Thiết diện ống nhánh :
Ta có 0,0028 x 15<0,049
Vậy ống chính có thể đảm bảo vận chuyển khí đủ cho các ống nhánh.
Các thông số thiết kế bể aerotank:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Số lượng bể
cái
2
2
Thời gian lưu nước chọn
h
8
4
Thể tích hữu ích L x B x H
m3
12 x 10 x 5 = 800
5
Sâu tổng cộng, Htc
m
5,5
6
Lượng khí cần thiết để xáo trộn cho 1 bể
m3/h
1868,5
7
Đường kính ống PPK chính-1 ống
mm
250
8
Đường kính ống PPK nhánh-12ống
mm
60
9
Đĩa thổi khí EDI – USA, model 12” Standardd
cái
150
10
Máy nén khí ARS200-SHINMAYWA(Nhật Bản) cho 2 bể, P= 55kW
cái
2
12
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.7 Bể lắng 2
Diện tích mặt thoáng cần thiết của bể lắng theo tải trọng bề mặt lớn nhất :
Trong đó:
Q = Lưu lượng max ngày đêm, Q = 3000 m3/ng.đ
L1 = Tải trọng bề mặt, lấy theo bảng 9.1 – tính toán thiết kế các công trình XLNT – Trịnh Xuân Lai, L1 = 49m3/m2.ngày
Diện tích mặt thoáng cần thiết của bể lắng theo tải trọng bề mặt trung bình :
Bảng phụ lục 1 - Các thông số thiết kế bể lắng
Loại công trình xử lý
Tải trọng bề mặt
(m3/m2.ngày)
Tải trọng bùn
(kg/m2.h)
Chiều cao công tác (m)
Trung bình
Lớn nhất
Trung bình
Lớn nhất
Sau bể Aerotank
16,4 32.8
41 49,2
3,9 5,85
9.75
3.7 6.1
Diện tích mặt thoáng cần thiết của bể lắng theo tải trọng chất rắn lớn nhất L2=9,75(kg/m2.h):
Ta có F3 lớn nhất. Vậy chọn diện tích mặt thoáng theo tải trọng bề mặt trung bình là diện tích tính toán. Chọn 2 bể lắng li tâm.
Đường kính của bể lắng ly tâm:
Đường kính ống trung tâm: d = 20%D = 0,2 x 6,5 = 1,3m
Diện tích buồng phân phối trung tâm:
Diện tích vùng lắng: SL = F2 – s = 65,7 – 1,33= 64,4m2
Tải trọng thủy lực:
(m3/m2.ngày)
Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể: v = 23,3/24 = 0,97m/h.
Máng thu nước đặt ở vòng tròn có đường kính 0,8 đường kính bể.
Dmáng = 0,8 x 6,5 = 5,2m
Chiều dài máng thu nước: L = Dmáng =3,14 x 5,2 = 16,3m
Tải trọng thu nước trên 1m dài của máng:
. Đạt TCXDVN 51:2008(<10L/s.m)
Chọn chiều cao vùng lắng: 3,5m
Chiều cao phần chứa bùn: 1,5m
Chiều cao bảo vệ: 0,5m
Kiểm tra lại thời gian lưu nước ở bể lắng:
Thể tích bể lắng:
Thời gian lưu nước:
Thể tích phần chứa bùn:
Nồng độ bùn trung bình trong bể:
Với : CL = ½ Ct = 8000/2 = 4000 g/m3
Thời gian lưu giữ bùn trong bể:
Tính bơm bùn dư:
Công suất của bơm bùn dư:
kW
Trong đó:
Q = Lưu lượng bơm: Q = Qdư = 14,4 m3/ng.đ =0,6m3/h.
H = Cột áp của bơm: H = 8m.
= Khối lượng riêng của chất lỏng, 1000 kg/m3
g = gia tốc trọng trường, g = 9.81m/s2
= Hiệu suất của bơm, = 0.7 0.9, chọn = 0.8.
Chọn 2 bơm bùn SHINMAYWA - Model CNT651 - Nhật Bản công suất 1,5m3/phút, P = 1,5 kW, cột áp H=15m.
Các thông số thiết kế bể lắng II:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Thời gian lưu nước
h
2,6
2
Số lượng bể
cái
2
3
Đường kính bể
m
6,5
4
Chiều cao hữu ích
m
3,5
5
Chiều cao phần chứa bùn
m
1,5
6
Chiều cao xây dựng
m
5,5
7
Đường kính ống trung tâm
m
1,3
8
Tải trọng thu nước/1m chiều dài máng
m3/m.ngày
92
9
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651 Q=1,5m3/phút, P=1,5kW
cái
2
10
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.8 Bể khử trùng
a. Nhiệm vụ: Bể tiếp xúc dùng để khử trùng. Hoá chất khử trùng được châm trong đường ống dẫn ra bể tiếp xúc.Bể tiếp xúc được thiết kế với đòng chảy Ziczac qua từng ngăn để tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hoá chất khử trùng.
b. Tính toán:
Dung tích hữu ích của bể:
Trong đó : t = thời gian nước tiếp xúc với Clo, chọn t = 30 phút =0,5h
Chọn chiều cao lớp nước bể tiếp xúc 3 m, chiều cao dự phòng là 0,5m
Diện tích mặt thoáng bể tiếp xúc
Chọn kích thước xây dựng bể :
Chiều cao bảo vệ: hbv = 0,5m
Bể tiếp xúc 6 ngăn, kích thước chứa nước mỗi ngăn: 1 x 4,5 x 2,5 = 11,25 (m3)
Tổng thể tích chứ nước: 11,25 x 6 = 67,5(m3)
Tính lượng Clo:
Liều lượng chlorine khử trùng nước thải chọn trong bảng:
Bảng phụ lục 2: Liều lượng Clo cho khử trùng
Nước thải
Liều lượng, mg/l
Nước thải sinh hoạt đã lắng sơ bộ
Nước thải kết tủa bằng hóa chất
Nước sau xử lý bể lọc sinh học
Nước sau xử lý bùn hoạt tính
Nước thải sau lọc cát
5 – 10
3 – 10
3 – 10
2 – 8
1 – 5
(Nguồn: Xử Lý Nước Thải Đô Thị Và Công Nghiệp- Lâm Minh Triết)
Nước thải sau khi xử lý bùn hoạt tính thì liều lượng Clo từ 2-8 mg/l. Để đảm bảo xử lý triệt để hàm lượng vi sinh vật trong nước thải bệnh viện, ta chọn lượng Clo C1 = 8mg/l
Lượng Clo dư yêu cầu
Trong đó: Nt =1000 (TCVN: 5945-1995)
No = 15 x 104 (Coliform ban đầu)
Chọn thời gian tiếp xúc t =30’ (TCXD 51 - 84)
à Ct = 0,625 (mg/l)
Một lượng Chlorine bị mất đi do Oxy hoá các chất hữu cơ còn trong nước thải.
Lượng Chlorine cho vào: C = C1 + Ct = 8 + 0,625 = 8,625 mg/l = 8,625.10-3 (kg/m3)
Lượng Clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải
Trong đó: a: Liều lượng Clo hoạt tính, a = 8,625 (g/m3)
Liều lượng Clorua vôi cần thiết
Dung tích hữu ích của thùng hòa tan:
Trong đó:
b: nồng độ dung dịch Clorua vôi, b = 2,5%
p: hàm lượng Clo hoạt tính trong Clorua vôi, p = 20%
n: số lần hòa trộn dung dịch Clorua vôi trong ngày đêm, n = 2÷6 tùy thuộc vào công suất của trạm. Chọn n = 5
Thể tích tổng cộng của thùng hòa tan tính cả thể tích phần lắng:
Với dung tích này, chọn loại thùng nhựa 1500L có bán sẵn trên thị trường để làm thùng hòa tan. Số lượng thùng là 1.
Thể tích thùng hòa trộn lấy bằng 40% thể tích thùng hòa tan:
Wtr = 0,4 x 1,035 = 0,41 m3
Chiều cao hữu ích của thùng hòa trộn lấy bằng 1 m và diện tích của thùng hòa trộn trên mặt bằng sẽ là: 0,41/1 = 0,41 (m2)
Với dung tích này, chọn thùng hòa trộn với dung tích là 500L để chứa.
Dung dịch Clorua vôi hòa tan sẽ được bơm định lượng đưa tới bể tiếp xúc.
Các thông số thiết kế bể khử trùng:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Thời gian lưu nước
h
0,54
2
Số lượng bể
cái
1
3
Số ngăn
cái
6
4
Kích thước bể LxBxH
m
6,75 x 4,5 x 2,5
5
Chiều cao tổng cộng
m
3
6
Lượng Clorua vôi cần thiết
Kg/h
3,59
7
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.9 Bể chứa bùn sinh học
Lượng bùn bơm về từ Bể lắng 2: Qbùn = 14,4 m3/ngày
Để phù hợp với mặt bằng hiện có, chọn kích thước hữu dụng của bể:
L x B x H = 10,25 x 3 x 5 = 153,75 m3
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5m
Thể tích xây dựng: 10,25 x 3 x 5,5
Công suất của bơm bùn từ bể chứa bùn lên máy ép bùn:
kW
Trong đó:
Q = Lưu lượng bơm: Q = Qdư = 14,4 m3/ng.đ =0,6m3/h.
H = Cột áp của bơm: H = 8m.
= Khối lượng riêng của chất lỏng, 1000 kg/m3
g = gia tốc trọng trường, g = 9.81m/s2
= Hiệu suất của bơm, = 0.7 0.9, chọn = 0.8.
Chọn 1 bơm bùn SHINMAYWA - Model CNT651 - Nhật Bản công suất 1,5m3/phút, P = 1,5 kW, cột áp H=15m
Các thông số thiết kế bể chứa bùn sinh học:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Lượng bùn bơm về từ Lắng 2
m3/ng.đ
14,4
2
Số lượng bể
cái
1
3
Kích thước hữu dụng LxBxH
m3
10,25 x 3 x 5 = 153,75
4
Chiều cao tổng cộng
m
5,5
5
Số bơm bùn SHINMAYWA-Model CNT651 - Nhật Bản Q=1,5m3/phút, P = 1,5 kW, H=15m
cái
1
6
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.10 Bể chứa bùn hóa lý
Lượng bùn bơm về từ bể lắng 1: Q bùn = 13,36 m3/ngày = 0,55 m3/h
Chọn kích thước hữu dụng của bể: L x B x H = 10,25 x 3 x 5 = 153,75 m3
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5m
Thể tích xây dựng: 10,25 x 3 x 5,5
Công suất của bơm bùn
Trong đó:
H - Cột áp của bơm: H = 10 (m).
- Khối lượng riêng của chất lỏng, 1000 (kg/m3)
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81(m/s2)
- Hiệu suất của bơm, = 0,7 - 0,9, chọn = 0,8
Công suất thực của bơm bằng 120% công suất tính toán
Chọn 1 bơm bùn SHINMAYWA - Model CNT651 - Nhật Bản công suất 1,5m3/phút, P = 1,5 kW, cột áp H=15m.
Các thông số thiết kế bể chứa bùn hóa lý:
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Lượng bùn bơm về từ Lắng 1
m3/ng.đ
13,36
2
Số lượng bể
cái
1
3
Kích thước hữu dụng LxBxH
m3
10,25 x 3 x 5 = 153,75
4
Chiều cao tổng cộng
M
5,5
5
Số bơm bùn SHINMAYWA-Model CNT651 - Nhật Bản Q=1,5m3/phút, P = 1,5 kW, H=15m
cái
1
6
Vật liệu xây dựng
-
BTCT
5.11 Hồ sinh học ổn định nước thải
Kích thước hồ hiện hữu tại Trạm XLNT
Bề mặt hồ có dạng chữ L. Diện tích bề mặt
F = 31,4 x 42,3 + 38,1 x 69,45 = 3974,3 (m2)
Chiều sâu bể: H = 2m
Thể tích hồ V = 3974,3 x 2 ≈ 8000 (m3)
Thời gian lưu nước t = V/Q = 8000/(3900 + 1200)= 1,6 ngày
Kiểm tra tải trọng thể tích dòng vào BOD5:
Trong đó:
– Nồng độ dòng vào BOD5 (kg/m3), C = 28,8 (mg/l) ≈ 0,03(kg/m3)
- Lưu lượng, Q= 3000 (m3/ngày.đêm)
CHƯƠNG 6
KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ GIÁ THÀNH XỬ LÝ NỨOC THẢI
6.1 KHÁI TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ.
6.1.1 Chi phí đầu tư cơ bản:
Chi phí xây dựng cơ bản T1 =4.827.177.200 VNĐ
Chi phí máy móc và thiết bị các công trình xây dựng T2 = 5.453.067.000 VNĐ
Chi phí các phụ kiện và chi phí gián tiếp T3 =2.056.048.000 VNĐ
Tổng chi phí đầu tư ban đầu: T1 + T2 + T3 =12.336.292.200 VNĐ
Chi tiết:
Chi phí xây dựng cơ bản (T1)
Bảng phụ lục 6: Bảng tính toán chi phí xây dựng cơ bản
Hạng mục công trình
Vật liệu
Số lượng
Đơn vị tính (1000 VND )
Đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
Bể hình hộp
BTCT
657,391
m3
5.000
3.286.955
Lắng 1
BTCT
43,4074
m3
5.000
868.147,2
Lắng 2
BTCT
56,1275
m3
5.000
561.275
Nhà đặt MTK
Tường gạch
12,3
m3
4.000
49.200
Nhà chứa hóa chất
Tường gạch
15,4
m3
4.000
61.600
Tổng cộng T1 =4.827.177.200VND
Chi phí máy móc và thiết bị các công trình xây dựng (T2)
Bảng phụ lục 7: Bảng tính toán chi phí thiết bị
Tên thiết bị
Vật liệu
Số lượng
Đơn vị tính ( 1000 VNĐ )
Đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
Máy lược rác tinh NSA600/2000 hãng PASSAVANT NOGGERRATH – Đức
Inox
1
cái
513000
513000
Bơm nước thải Tsurumi Model 100B47.5 (Hố gom) P=7,5kW, H=15m; Q =130 m3/h
Thân, cánh gang
2
cái
41531
83062
Đĩa thổi khí EDI – USA, model 12” Standardd=351 mm, f=0,68 m2; r = 1,7 – 13,7 (m3/h) (Bể Điều Hòa)
PVC
40
cái
494
19760
Máy nén khí ARS200-SHINMAYWA-Nhật Bản(Bể điều hòa), P=45kW
2
cái
399269
798538
Bơm nước thải Tsurumi Model 100B47.5 (Bể điều hòa) P=7,5kW, H=15m; Q =132 m3/h
Thâncánh gang
2
cái
41531
83062
Động cơ khuấy 1 (n = 100v/p - P= 4,48kW)
1
cái
18000
18000
Động cơ khuấy 2 (n = 80v/p - P= 2,4kW)
1
cái
20000
20000
Động cơ khuấy 3 (n = 50v/p - P= 0,56kW)
1
cái
25000
25000
Động cơ khuấy 4 (n = 20v/p - P= 0,0375kW)
1
cái
35000
35000
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651Q=1,5m3/phút, P=1,5kW (Bể lắng hóa lý1 và bể lắng hóa lý 2)
4
cái
89676
358.704
Máy khuấy SM15A – 211 - SHINMAYWA-BĐH
Cast iron, SUS
2
cái
119544
239088
Máy khuấy SM15JA – 112- SHINMAYWA-Anoxic
Cast iron, SUS
4
cái
109371
437484
Đĩa thổi khí EDI – USA, model 12” Standardd=351 mm, f=0,68 m2; r = 1,7 – 13,7 (m3/h) (Bể Aerotank)
Khung: PP, Màng EPDM.
150
cái
494
74100
Máy nén khí ARS 200-SHINMAYWA-Nhật Bản P=55kW (Bể Aerotank)
2
cái
399269
798538
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651Q=1,5m3/ph, P=1,5kW (Bể lắng 2)
2
cái
89676
179352
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651Q=1,5m3/ph, P=1,5kW(BB 2 bể lắng hóa lý 1 và 2)
2
cái
89676
179.352
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651Q=1,5m3/ph, P=1,5kW(BB sinh học)
1
cái
89676
89676
Máy ép bùn
1
cái
1197000
1197000
Bơm hóa chất 40L/h
2
cái
4800
9.600
Thùng hòa tan Clorua vôi, dung tích 1500L
Nhựa
1
cái
1539
1539
Thùng pha Polimer, phèn
4
cái
22800
91200
Bồn chứa hóa chất
Composit
4
cái
118750
475000
Thùng hòa trộn Clorua vôi, dung tích 500L
Nhựa
1
cái
840
840
Tổng cộng T2 = 5.726.895.000 VND
Chi phí các phụ kiện và chi phí gián tiếp (T3)
Bảng phụ lục 8: Bảng tính toán chi phí phụ kiện
STT
Phụ kiện
Đơn giá
Thành tiền (1000VNĐ)
1
Hệ thống đường ống (ống, van thép, inox)
2,5% (T1+T2)
257.006
2
Hệ thống dây điện, tủ điều khiển
2,5% (T1 + T2)
257.006
3
Chi phí lập và quản lý dự án
5% (T1 + T2)
514.012
4
Chi phí nhân công
10% (T1 + T2)
1.028.024
Tổng cộng T3 =2.056.048.000 VND
Vậy tổng chi phí đầu tư ban đầu: T1 + T2 + T3 =12.336.292.200 VNĐ
6.1.2 Chi phí quản lý vận hành
Chi phí cho công nhân vận hành T4 = 1.050.000 VNĐ/ngày
Chi phí điện năng tiêu thụ T5 = 3.684.000 VNĐ/ngày
Chi phí hóa chất T6= 6.509.700 VNĐ/ngày
Chi phí bảo trì T7 = 0,005*12.336.292.200 /365 = 169.000 VNĐ/ngày
Chi phí xử lý bùn T8 = Q bùn khô * 3.400 = 900 * 3400 =3.060.000 VNĐ/ngày
Vậy tổng chi phí vận hành trong 1 ngày:
T4 + T5 + T6 + T7 + T8=14.472.700 VNĐ/ngày
Chi tiết:
Chi phí cho công nhân vận hành (T4)
Bảng phụ lục 9: Bảng tính toán chi phí công nhân vận hành
Biên chế
Số người
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Mức lương (VNĐ/ngày)
Thành tiền (VNĐ/ngày)
Công nhân vận hành
6
150
900
Công nhân cơ khí
1
150
150
Tổng cộng T4 = 1.050.000 VNĐ/ngày
Chi phí điện năng tiêu thụ
Bảng phụ lục 10: Bảng tính toán chi phí điện năng tiêu thụ
Thiết bị
Số lượng hoạt động(cái)
Công suất (Kw/h)
Thời gian hoạt động (h)
Điện năng tiêu thụ (Kw)
Đơn giá (VNĐ)
Máy lược rác tinh
1
2,2
24
52,8
1.200
63.360
Bơm nước thải Tsurumi-Hố gom
1
7,5
24
180
1.200
216.000
Máy nén khí ARS200-SHINMAYWA-Nhật Bản(Bể điều hòa+Aerotank), P=45kW
2
45
24
2160
1.200
2.592.000
Bơm nước thải Tsurumi - Bể điều hòa
1
7,5
24
180
1.200
216.000
Động cơ khuấy 1
1
4,48
24
107,52
1.200
129.024
Động cơ khuấy 2
1
2,4
24
57,6
1.200
69.120
Động cơ khuấy 3
1
0,56
24
13,44
1.200
16.128
Động cơ khuấy 4
1
0,0375
24
0,9
1.200
1.080
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651-Bể lắng 1
1
1,5
0,15
0,225
1.200
270
Máy khuấy SM15A – 211 - SHINMAYWA-BĐH
2
1,5
16
48
1.200
57.600
Máy khuấy SM15JA – 112- SHINMAYWA-Anoxic
4
1,5
24
144
1.200
172.800
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651-BB hóa lý
1
1,5
0,15
0,225
1.200
270
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651-BB sinh học
1
1,5
0,128
0,192
1.200
230
Bơm bùn SHINMAYWA CNT651-Bể lắng 2
1
1,5
0,128
0192
1.200
230
Máy ép bùn ALFALAVAL
1
15
8
120
1.200
144.000
Bơm hóa chất 40L/h
1
0,2
24
4,8
1.200
5.760
Đèn chiếu sang
4
0,003
12
0,144
1.200
173
Tổng cộng T5 = 3.684.000VNĐ/ngày.
Chi phí hóa chất
Bảng phụ lục 11: Bảng tính toán chi phí hóa chất
Hóa chất
Số lượng (Kg/ngày)
Giá (VND/kg)
Thành tiền
Clorua vôi khử trùng
86,16
35000
3015600
Polyme ép bùn 0,1%
1,5268
86000
131.304,8
FeCl3 lỏng 30%
1200
1800
2.160.000
Polyme keo tụ 0,1%
2,4
77000
184.800
NaOH lỏng 30%
390
3700
1.443.000
Tổng cộng T6= 6.509.700VNĐ/ngày.
Chi phí bảo trì (T7)
Chi phí sữa chữa bằng 0,5% chi phí đầu tư :
T7 = 0,005*12.336.292.200 /365 = 169.000 VNĐ/ngày
Chi phí xử lý bùn:
T8 = Q bùn khô * 3.400 = 900 * 3400 =3.060.000 VND/ngày
Vậy tổng chi phí vận hành trong 1 ngày:
T4 + T5 + T6 + T7 + T8=14.472.700 VNĐ/ngày
6.1.3. Khấu hao tài sản và lãi suất
Số tiền vay ngân hàng ban đầu: 12.336.292.200 VNĐ, lãi suất vay dài hạn 12%/năm, trả trong 20 năm.
Bảng phụ lục 12: Số tiền chi trả hàng năm cho ngân hàng
Thời gian vận hành dự án (năm)
Tiền vay ngân hàng (1.000VNĐ)
Trả nợ định kỳ (1.000VNĐ)
Tiền trả lãi suất ngân hàng (1.000VNĐ)
Trả ngân hàng (1.000VNĐ)
1
12.336.292
616.815
1.480.355
2.097.170
2
11.719.477
616.815
1.406.337
2.023.152
3
11.102.662
616.815
1.332.319
1.949.134
4
10.485.847
616.815
1.258.302
1.875.117
5
9.869.032
616.815
1.184.284
1.801.099
6
9.252.217
616.815
1.110.266
1.727.081
7
8.635.402
616.815
1.036.248
1.653.063
8
8.018.587
616.815
962.230
1.579.045
9
7.401.772
616.815
888.213
1.505.028
10
6.784.957
616.815
814.195
1.431.010
11
6.168.142
616.815
740.177
1.356.992
12
5.551.327
616.815
666.159
1.282.974
13
4.934.512
616.815
592.141
1.208.956
14
4.317.697
616.815
518.124
1.134.939
15
3.700.882
616.815
444.106
1.060.921
16
3.084.067
616.815
370.088
986.903
17
2.467.252
616.815
296.070
912.885
18
1.850.437
616.815
222.052
838.867
19
1.233.622
616.815
148.035
764.850
20
616.807
616.815
74.017
690.832
Tổng số tiền phải trả ngân hàng
27.880.018
Số tiền phải chi trả trung bình hàng tháng cho ngân hàng:
T =27.880.018.000 /20/12 =116.167.000 VNĐ/tháng = 3.872.000VNĐ/ngày
6.2 Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải
Giá thành xử lý ước tính cho 1m3 nước thải là: 6.115 VNĐ
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, một số công việc mà đề tài đã làm được bao gồm:
Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu không phù hợp với tính chất nước thải thuộc da, do đó, việc xử lý nước thải thuộc da, nhất là xử lý hàm lượng tổng Nitơ có trong nước thải là vô cùng khó khăn (dù các công ty thuộc da đã xử lý sơ bộ nước thải đạt loại C theo TCVN 5949:2005).
Giúp đội ngũ quản lý trạm xử lý nước thải ở khu công nghiệp (trong đó bao gồm tác giả đồ án) hiểu rõ hơn về tính chất nước thải của ngành công nghiệp thuộc da cũng như những vấn đề đi kèm của loại nước thải ô nhiễm cao này.
Từ các thông số ô nhiễm trong nước thải, đã đưa ra được các sơ đồ công nghệ để lựa chọn phương án xử lý phù hợp khi phân tích ưu nhược điểm của từng phương án.
Đã tiến hành tính toán thiết kế chi tiết các công trình đơn vị, và triển khai bản vẽ chi tiết cho toàn bộ trạm xử lý nước thải.
Ước tính được giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải
7.2 KIẾN NGHỊ
Để trạm xử lý khi đi vào hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất, đề xuất sau nên được lưu ý :
Cần mở rộng thí nghiệm Jartest với nhiều loại hoá chất keo tụ khác nhau để lựa chọn được hoá chất xử lý hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất với nước thải thuộc da.
Nghiên cứu các loại hoá chất trợ keo khác nhau phục vụ tốt hơn cho việc xử lý nước thải thuộc da.
Nên chạy mô hình pilot để xác định các thông số vận hành thích hợp cho hệ thống xử lý nước thải.
Cần bổ sung thêm kỹ sư môi trường, cũng như công nhân được đào tạo có hiểu biết về hệ thống để theo sát hệ thống, theo dõi được chất lượng nước thường xuyên, kịp thời giải quyết được khi có sự cố xảy ra.
Cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm mùi phát sinh tại khu vực XLNT, khu vực phơi bùn (ví dụ: dùng hóa chất khử mùi).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Dung, (1999). Công trình thu, trạm bơm cấp thoát nước. NXB Xây Dựng.
2. Hoàng Huệ, (1993). Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng.
3. Hoàng Huệ, Phan Đình Bưởi, (1996). Mạng lưới thoát nước, NXB Xây Dựng.
4. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, (2002). Thoát nước, Tập II. Xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Trịnh Xuân Lai, (2000). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây dựng.
6. Trịnh Xuân Lai, (2002). Cấp nước tập 2. Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. NXB Khoa học kỹ thuật.
7. Lâm Minh Triết, (2003). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.Tính toán thiết kế các công trình. NXB Đại học quốc gia TP. HCM
8. Nguyễn Văn Phước, (2007). Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học. NXB Xây dựng
9. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, (2005). Xử lý nước thải công nghiệp. NXB Xây Dựng
10.Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, (2006). Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học công nghệ
PHỤ LỤC :
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP VÀ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT TẠI KCN HIỆP PHƯỚC
STT
TÊN DN
LÔ
NGÀNH NGHỀ
1
Cty TNHH xi măng Holcim VN
A1
Sx xi măng
2
Nhà máy xi măng Fico - Cty CP xi măng Fico Tây Ninh
A5b
Sx xi măng
3
Cty TNHH SX & TM Tinh Hóa
A6a
Sx hóa chất
4
Cty TNHH nhôm hợp kim Tân Quang
A6d
Sx nhôm thỏi, nhôm gia dụng
5
Cty TNHH Phốt Phát
A4a
Sx hóa chất
6
Cty TNHH Hóa nông Hợp Trí
A8c
Sx thuốc BVTV
7
Cty TNHH thực phẩm XK Hai Thanh
A14a
Chế biến thủy sản
8
Cty CP thuộc da Hào Dương (I)
A18
Sx da thuộc đại gia súc
9
Cty TNHH SX Hiệp Phước Thành
A4c
Xi mạ kim loại
10
Cty CP TKXD Sài Gòn Tourist
A8-A1
Sx đồ gỗ
11
NM Mêkông (Tổng Cty XD số 1)
A5a
Bê tông, cấu kiện bê tong
12
Cty CP Trang
A14b
Chế biến thủy sản
13
Cty TNHH CK Hàng Hải
A10b
Sửa chữa thiết bị hàng hải
14
Cty TNHH SX-TM-DV Bình Khánh
A10c
Sx mực in
15
Cty CP xi măng Thăng Long
A3
Sx xi măng
16
Cty CP kỹ nghệ lạnh Hoa Sáng
A12a
Sx, lắp ráp máy điều hòa xe buýt
17
Cty CP công nghệ phẩm Đà Nẵng
A4d
Sx vỏ bao xi măng
18
Nhà máy xi măng Chinfon
A7
Nghiền và đóng bao xi măng
19
Cty TNHH SamSung Polymer
A8-1
Chất làm đế giày
20
Cty CP Sơn Bạch Tuyết
A12b
Sx sơn các loại
21
Cty TNHH in và sx bao bì Đức Mỹ
A16b-2
Sx và in bao bì nhựa
22
Cty Mai Đức
B7b
Tẩy nhuộm vải
23
Cty Hảo Hạnh
B7c
Tẩy nhuộm vải
24
DNTN xi mạ Cẩm Sinh
B5m
Xi mạ kẽm- Niken
25
DNTN Bảy Xi
B51
Xi mạ kim loại
26
Cty Bỉnh Thiệu
C14c
Thuộc da
27
Cty giấy vi tính Liên Sơn
C8
Sx giấy nghiệp vụ và in Offset
28
Cty giấy Xuân Mai
C6
Sx giấy
29
Cty CP da Sài Gòn
C4
Thuộc da
30
Cty Toàn Gia Hiệp Phước
B3d
Chế biến thực phẩm
31
Cty Vit-Pat Ngôi Sao
C30
Gia công cơ khí
32
Cty thuốc BVTV Sài Gòn
C1-C3
Thuốc BVTV
33
Cty Huy An
B5e
Xưởng pha trộn mực in
34
Cty Thăng Uy
B7i
Lắp ráp các hệ thống làm lạnh
35
Cty dầu thực vật Cái Lân
C21
Dầu TV
36
Cty TBGD Hồng Anh
B8
Dụng cụ thiết bị trường học
37
Cty Saint - Gobain VN
C23b
Sx tấm trần thạch cao
38
Cty Gia Thất
B5f
Sx thiết bị trang trí nội thất
39
Cty HLPG Hoàng Anh
B10
Sx hương liệu hóa chất
40
Cty Nhân Hòa
B7a
Sx sơn
41
Cty Phượng Hoàng
C5
Sx khung và xưởng
42
Cty phân bón Miền Nam
B2
Sx phân bón NPK
43
Cty Hải Nam
C32
Sx tủ bảng điện
44
Cty Lafarge Boral Gypsum
B3a
Tấm trần thạch cao
45
Cty TTNT Tao Đàn
B5
Gỗ, trang trí nội thất
46
Cty điện Meca Vnecco
B14
Sx và Xi mạ kết cấu thép
47
Cty Vĩnh Á
B5b
Sx hóa chất
48
Cty CP CN Vĩnh Tường
C23s
khung trần treo, khung vách ngăn
49
Cty CP thép Hà Nội
B6
Sx thép hình
50
Cty thuộc da Tỷ Cao Thắng
C14d
Thuộc da
51
Cty Kiến Đỉnh Ba Hùng
C14g-C14h
Thuộc da
52
Cty thuộc da Ông Tiến THành
C14i
Thuộc da
53
Cty thuộc da Dũ Thành Hưng
C14a
Thuộc da
54
Cty Phương Long
B5c-d
Cơ khí
55
Cty thuộc da Vĩnh An Thành
C14j
Thuộc da
56
Cty CP xi măng Hạ Long
C25
Xi măng
57
Cty Hưng Long Phước
B4
Sx cấu kiện bê tông
58
Cty CP Tico
B3b
Sx hóa chất tẩy rửa.
59
Cty TNHH giặt ủi hấp tẩy cao cấp Nơ Xanh
A6c
Giặt ủi, hấp tẩy
60
Cty TNHH Phốt phát
A4a
Sx hóa chất
61
NM Bê tong MêKong
A5a
Bê tong, cấu kiện bê tông
62
Cty khí miền Nam
B9
Nhận và phân phối khí
63
Cty TNHH Container Đỉnh Thép
B11- B13
Sx, lắp ráp container
64
Cty Đúc 1
B15
Đúc và cơ khí
65
Cty CP In & TM Vina
B16
Xưởng in ấn
66
Cty TNHH Kondo VN
C7
Đúc và cơ khí chính xác
67
Cty TNHH Thuộc da Dũ Thành Hưng
C14a
Thuộc da
68
Cty TNHH SX – TM Thọ Thành Phát
C14e
Cơ khí
69
Cty CP SX – TM Mekong
C14f
Gia công giấy
70
Cty Cảng Container TT Sài Gòn
C17
Cảng
71
Cty TNHH SX Tủ bảng điện Hải Nam
C32
SX tủ bảng điện