Đề tài Thiết kế mạng LAN cho một ngân hàng

- Nâng cao chất lượng các hoạt động điều hành, quản lý nhân viên và kinh doanh trong cơ quan. Cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo - Mọi thông tin được tiếp nhận và chọn lọc để trở thành nguồn tài nguyên có ích cho ngân hàng. - Do việc quản lý, lưu trữ, và tra cứu thông tin nhanh đã hỗ trợ các nhà lãnh đạo xử lý thông tin và ra quyết định kịp thời, chính xác và các kết quả kinh doanh cũng như thành tích của nhân viên cũng đạt thành tích khá cao so với khi chưa thiết lập mạng. - Cập nhật được nhiều các thông tin mới từ các mạng bên ngoài do vậy bắt kịp với sự phát triển về nhu cầu của xã hội. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Hoàng Nghĩa Tý, các thầy cô giáo trong Trường cùng toàn thể các bạn đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn. Hơn nữa, kiến thức về mạng còn hạn chế và chưa được thực hành nhiều trên các thiết bị về mạng cũng như chưa có sự hiểu biết chắc chắn về hệ điều hành mạng Windows NT nên chắc chắn phần trình bày của em không tránh khỏi những thiếu sót. Qua bản báo cáo này em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn! Xin chân thành cảm ơn!

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế mạng LAN cho một ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục phần 1 : lý thuyết cơ sở về mạng máy tính I. mạng máy tính –phân loại mạng 5 I.1. Mạng máy tính 5 I.2. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính 6 I.3. Phân loại mạng 8 II. Mô hình tham chiếu OSI 11 II. 1Giới thiệu mô hình tham chiếu OSI 11 II.2. Chức năng các tầng 12 III. Hệ điều hành mạng 14 IV. kỹ thuật mạng cục bộ 15 IV.1. Đặc trưng 15 IV. 2. Topology 16 IV.3. Đường truyền 17 IV.4. Các phương thức truy nhập đường truyền 18 V. các vấn đề cơ bản đối với mạng máy tính 19 V.1. Kiểm soát lỗi 19 V.2 Kiểm soát luồng dữ liệu 19 V.3. Địa chỉ hoá 19 V.4. Đánh giá độ tin cậy của mạng 20 V.5. An toàn thông tin trên mạng 20 V.6. Quản trị mạng 20 Phần II: THIếT Kế MạNG LAN CHO MộT NGÂN HàNG I. Đặc điểm, chức năng nghiệp vụ của công ty 21 I.1. Đặc điểm địa hình 21 I.2.Tổ chức bộ máy hành chính của công ty 22 I.3.Chức năng nghiệp vụ của các bộ phận 23 I.4. Nhu cầu truyền thông trên mạng 23 II. Mô hình hệ thống 23 II.1. Mối quan hệ hoạt động trong công ty 23 II.2. Phân tích các luồng thông tin chính 24 III. Lựa chọn hệ điều hành cho mạng 25 IV. Xây dựng sơ đồ mạng và cấu hình mạng 26 IV.1. Xây dựng sơ đồ 27 IV.2. Các phần mềm ứng dụng trên mạng 28 IV.3. Cấu hình mạng 30 IV.4. Mạng nối kết với các mạng khác 30 V. Kết luận 31 Phần iii: Kết luận chung 32 Lời nói đầu Máy tính bây giờ đã trở nên phổ biến rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hộị và hơn thế nữa máy tính đang đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế, khoa học, an ninh quốc phòng. Ban đầu mạng được thiết lập nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên. Từ thủa sơ khai, mạng đã được thiết kế cho hầu hết các thiết bị đầu cuối truy cập những chương trình ứng dụng dùng chung, thường trú trên một máy chủ trung tâm. Thế hệ mạng kế tiếp được xây dựng từ nền tảng mạng cục bộ phòng ban, vốn mục đích là chia sẻ thông tin giữa các nhân viên làm việc trong phạm vi một phòng ban. Mạng hiện đại cũng dựa trên cơ sở chia sẻ tài nguyên, dẫu rằng số lượng tài nguyên chia sẻ đã tăng lên gấp nhiều lần. Ngày nay, người dùng chia sẻ tập tin, máy in, thiết bị lưu trữ, modem, máy fax, chương trình ứng dụng, các máy chủ truyền thống. Mạng hiện đại phức tạp hơn nhiều, bởi lẽ những dịch vụ dùng chung này được phân phối rộng ở nhiều thiết bị và không bị giới hạn ở một máy tính đơn lẻ. Mạng máy tính hiện nay đang được các công ty, các tổ chức kinh tế xã hội sử dụng để làm công cụ quản lý, phục vụ cho hoạt động phát triển của mình. Việc ứng dụng, mở rộng mạng máy tính là cần thiết trong tương lai. Từ lý do này em đã chọn đề tài “ Thiết kế mạng LAN cho một ngân hàng " Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Ban Lãnh đạo nhà trường cộng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS thầy giáo Hoàng Nghĩa Tý. Và em đã giải quyết được một số vấn đề sau: - Lý thuyết cơ sở về mạng máy tính . - Thiết kế mạng LAN cho một ngân hàng. Qua đây, em xin cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô trong Trường THTT Công Nghệ Hà Hội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Trong bản báo cáo em đã cố gắng hoàn thành với tất cả khả năng của mình. Song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự đánh giá và chỉ bảo của các thầy cô và của các bạn có cùng quan tâm về vấn đề này. Hà Nội, tháng11 năm 2004 Học sinh: Trần Minh Toàn Phần I Lý thuyết cơ sở về mạng máy tính i. Mạng máy tính – Phân loại mạng I.1 Mạng máy tính ở mức độ cơ bản nhất mạng bao gồm hai máy tính nối với nhau bằng cáp sao cho chúng có thể dùng chung dữ liệu. Mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu (share). Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời giúp tạo dữ liệu, bảng tính, hình ảnh…và nhiều dạng thông tin khác, nhưng không cho phép nhanh chóng chia sẻ dữ liệu. Không có hệ thống mạng, dữ liệu phải được in ra giấy hoặc là phải sao chép vào đĩa mềm. Trước khi mạng máy tính được đưa vào sử dụng mỗi máy tính thường phải có thêm một máy in, các thiết bị ngoại vi khác cho riêng mình. Nhưng giờ đây mạng máy tính có thể cho phép nhiều người sử dụng dùng chung cả dữ liệu lẫn thiết bị ngoại vi cùng một lúc. Các mạng cục bộ ở thời kỳ đầu không thể hỗ trợ thoả đáng nhu cầu về mạng của một doanh nghiệp lớn đặt văn phòng ở nhiều vùng khác nhau. Khi những thuận lợi của mạng máy tính đã dần dần được công nhận, đồng thời có rất nhiều ứng dụng được thiết kế trong môi trường mạng thì các doanh nghiệp lại muốn mở rộng mạng để duy trì sức mạnh cạnh tranh. Ngày nay, mạng máy tính cục bộ đã trở thành hệ thống lớn bao phủ nhiều khu nhà. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, các công ty, tổ chức lớn lưu trữ và chia sẻ lượng dữ liệu khổng lồ trong môi trường mạng, đó là lý do tại sao mạng máy tính đang đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với các doanh nghiệp. Thông qua mạng máy tính nhà quản lý có thể dùng các tiện ích như e-mail, chương trình lập lịch biểu (scheduler)…để giao tiếp, truyền thông nhanh chóng và hiệu quả với rất nhiều người cũng như để tổ chức, sắp xếp toàn công ty một cách dễ dàng hơn và khoa học hơn. Tuy nhiên, mạng máy tính vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: chi phí lắp đặt và giá thành thiết bị cao, trình độ và khả năng xử lý mạng chưa đồng đều do vậy dễ xảy ra sự cố cho mạng , an toàn thông tin cho mạng chưa cao… I.2. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính 1. Các máy tính cá nhân - Dùng để điều khiển việc trao đổi dữ liệu và thực hiện các dịch vụ mạng - Lưu giữ tài nguyên trên mạng như hệ điều hành mạng, chương trình - Dùng để cài đặt thiết bị và các phần mềm mới để đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin 2. Đường truyền vật lý Là môi trường truyền dẫn tín hiệu giữa các máy tính với nhau. Đường truyền vật lý được đặc trưng bằng : độ suy hao, giải thông, độ nhiễu điện từ. Hiện nay, người ta thường sử dụng 2 loại đường truyền sau: - Đường truyền hữu tuyến : . Cáp đồng trục:(Coaxial cable): có cáp béo và cáp gầy. . Cáp xoắn bọc kim và không bọc kim . Cáp sợi quang Đường truyền vô tuyến. Sóng Radio Sóng cực ngắn Tia hồng ngoại 3. Kiến trúc mạng Kiến trúc mạng máy tính là thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các quy tắc quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. 4. Thiết bị mạng : là các thiết bị phụ trợ để lắp đặt mạng máy tính - Bộ giao tiếp mạng (Card mạng): để nối ghép máy tính với đường truyền vật lý có nhiệm vụ dùng để biến đổi tín hiệu trong máy tính phù hợp với đường truyền sau đó chuyển tiếp tín hiệu giữa máy tính với đường truyền và đường truyền với máy tính . Card mạng còn phải nối ghép đường truyền với máy tính đảm bảo điều kiện phối hợp trở kháng để công suất ra đạt lớn nhất và tránh tiêu hao ở mạch ghép. Card mạng có thể được chế tạo riêng hoặc liền sẵn trên Mainboad của máy tính và đi cùng với nó bao giờ cũng có đĩa cài đặt thiết bị driver . - Bộ tập trung (Hub): là thiết bị dùng để kết nối mạng máy tính cục bộ theo topo star dạng sao. Khi các trạm có nhu cầu trao đổi dữ liệu với nhau Hub sẽ bắt tay trực tiếp các trạm đó tạo ra mối liên kết peer to peer giữa chúng. Sau khi trao đổi dữ liệu xong thì nó sẽ huỷ bỏ 3 mối liên kết này. Có 3 loại Hub: -Hub chủ động -Hub thông minh -Hub chuyển mạch - Bộ chuyển tiếp (Repeater): dùng để kết nối 2 đoạn cáp mạng với nhau với mục đích là mở rộng các máy tính cá nhân cho mạng. Nó có nhiệm vụ chuyển tiếp tín hiệu giữa 2 đoạn cáp mạng lên khuếch đại và xử lý các tín hiệu ấy. Bộ chuyển tiếp không có chức năng chọn lọc tín hiệu. - Bộ cầu nối (Bridge):Là thiết bị mạnh hơn và mềm dẻo hơn Repeater, nó có thể kết nối 2 mạng LAN lại với nhau. Ngoài ra nó còn thực hiện các chức năng chọn lọc tín hiệu. - Bộ chọn đường (Router): cho phép kết nối nhiều loại máy tính lại với nhau thành một liên mạng và nó thông minh hơn ở chỗ nó được thực hiện giải thuật chọn đường tối ưu giữa các đường truyền dẫn trong liên mạng . - Thiết bị ghép kênh, phân kênh (Mux): thiết bị này dùng để tổ hợp một số tín hiệu cho phép chúng cùng truyền tín hiệu trên một đường truyền thực hiện chức năng ghép kênh, ở đầu thu sau khi nhận được tín hiệu phải tách các tín hiệu này ra khỏi tổ hợp đó, thực hiện chức năng phân kênh. I.3 Phân loại mạng máy tính 1.Phân loại theo khoảng cách địa lý a. Mạng cục bộ – LAN (Local Area Network) - Mạng LAN được xây dựng trên một phạm vi tương đối nhỏ: một cơ quan, một trường học… mà khoảng cách giữa 2 máy tính nhỏ hơn 50m - Mạng được xây dựng theo topo star dạng sao sử dụng máy chủ riêng dùng để trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan đó. - Mạng có một đường kết nối với các mạng khác hoặc mạng viễn thông khác ra bên ngoài. - Mạng được xây dựng trên kỹ thuật mạng rất cơ bản là cơ sở để xây dựng những mạng khác lớn hơn. b.Mạng đô thị – MAN(Metropolitan Area Network) - Được xây dựng trên phạm vi rộng lớn hơn như một trung tâm tỉnh thành phố có bán kính lớn hơn 100km - Mạng được xây dựng trên cơ sở ghép nối các mạng LAN trong khu vực hoặc được xây dựng dưới một mạng đô thị đặc thù. - Mạng này có đường kết nối với mạng khác lớn hơn. c. Mạng diện rộng – WAN(Wide Area Network) - Được xây dựng tên phạm vi một quốc gia, nó được xây dựng trên cơ sở mạng xương sống (backbone) - Mạng này có các cửa ngõ quốc tế để nối với mạng toàn cầu. d.Mạng toàn cầu – GAL(Global Area Network) Mạng được xây dựng trên cơ sở các trung tâm thông tin khu vực. Các quốc gia thuộc khu vực nào sẽ kết nối tới trung tâm thông tin khu vực đó thông qua các cửa ngõ quốc tế để hoà mạng toàn cầu. 2. Phân loại theo quan điểm xây dựng hệ điều hành mạng a. Mạng ngang hàng (workgroup) : Đặc trưng bằng khả năng chia sẻ tài nguyên cho các máy tính trên mạng một cách ngang hàng nhau. Máy in b. Mạng khách chủ (Doman) Máy in máy chủ Đặc trưng bằng khả năng chia sẻ tài nguyên của máy chủ cho các máy trạm trên mạng một cách đồng đều nhau. Mạng này phân biệt rõ chức năng của các máy trạm và sự hỗ trợ của máy chủ. 3. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch a. Mạng chuyển mạch kênh (Circuit-Switched network) Máy tính A và máy tính B được kết nối với nhau thông qua các nút mạng từ 1 đến 6. Khi cần trao đổi dữ liệu cho nhau giữa chúng sẽ thiết lập một kênh liên lạc duy nhất và được duy trì cho tới khi một trong hai máy ngắt liên lạc. Mạng này truyền dữ liệu có độ tin cậy cao, tốc độ truyền nhanh không bị tắc nghẽn đường truyền nhưng phải tiêu tốn một khoảng thời gian dài để thiết lập kênh truyền, hiệu suất sử dụng đường truyền không cao. A Data2 B 1 2 4 3 5 6 Data3 Data1 b.Mạng chuyển mạch thông báo (Message Switching Network) Khắc phục nhược điểm của chuyển mạch kênh sử dụng chuyển mạch thông báo để truyền dữ liệu giữa máy tính A và máy tính B. Thông báo là một đơn vị dữ liệu đặc biệt được định dạng trước bởi người sử dụng theo một khuôn mẫu nhất định. Trong thông báo có chứa các thông tin điều kiển và dữ liệu, trong thông tin điều kiển có chứa địa chỉ đích của thông báo. Thông báo có thể đi theo nhiều đường khác nhau qua các nút mạng. Tại mỗi nút mạng sẽ thực hiện lưu giữ thông báo tạm thời. Trong thời gian đó, nó sẽ đọc các thông tin điều kiển và gửi tới các nút tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy cho tới máy tính B. Mạng này có hiệu suất đường truyền cao, song dẽ xảy ra tắc ngẽn đường truyền nếu như kích thước thông báo quá lớn. A B 1 2 3 4 5 6 Thông báo 1 Thông báo 2 c. Mạng chuyển mạch gói (Packet-Switched network) 1 3 B 2 4 A 1 2 3 6 5 4 4 4 1 1 1 1 2 3 4 24 4 3 3 41 2 2 3 2 Trong trường hợp này, thông báo được chia làm các gói tin có kích thước đủ lớn. Trong mỗi gói tin có chứa dữ liệu và thông tin điều kiển. Trong thông tin điều khiển có ghi rõ địa chỉ của gói tin. Các gói tin có thể đi theo nhiều đường khác nhau qua các nút mạng Tại mỗi nút sẽ đọc thông tin điều kiển, xác định địa chỉ gói tin, chuyển gói tin tới nút kế tiếp. Khi tới điểm thu thông báo ban đầu được tái tạo lại. Cũng giống như chuyển mạch thông báo nhưng ở đây kích thước gói tin được hạn chế sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói tin mà không phải lưu giữ tạm thời. Do vậy, tốc độ truyền nhanh, chất lượng truyền cao và được sử dụng rộng rãi trong mạng máy tính , mạng số liệu, mạng số nói chung hiện nay. II. MÔ HìNH THAM CHIếU OSI Ii.1 Giơí thiệu mô hình tham chiếu OSI Xuất phát từ yêu cầu cấp bách là phải quy tụ thống nhất giữa các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng của mình với các người sử dụng mạng để họ phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn chung nhất trong môi trường máy tính làm việc phân tán nhiều người sử dụng. Do vậy, trên thế giới đã thành lập ra tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế về kiến trúc mạng (International Organization Standardization – ISO) vào năm 1977. Tổ chức này đã lập ra một tiểu ban nhằm xây dựng và phát triển khung chuẩn về kiến trúc mạng . Năm 1984, xây dựng xong mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở gọi tên là OSI (Refrence Mode for Open Systems Interconnection). Mô hình này được xây dựng trên các nguyên tắc chung nhất của các hiệp hội Viễn thông quốc tế bao gồm 7 tầng như sau: Hệ thống mở A Hệ thống mở B Giao thức tầng7 Application ứng dụng Presentation Trình diễn Session Tầng phiên Transpot Giao vận Network Tầng mạng Data Link Liên kết dữ liệu Physical Giao thức tầng 1 Vật lý Đường truyền vật lý II.2 Chức năng các tầng 1.Tầng vật lý (physical) Tầng này là tầng thấp nhất trong mô hình OSI, nó liên quan đến việc truyền các dòng bít không có cấu trúc qua đường truyền vật lý và thực hiện truy nhập đường truyền vật lý nhờ các thuộc tính như: cơ, điện, thủ tục, chức năng. Thuộc tính điện: Truyền các dòng bít và biểu diễn các bít, quyết định tốc độ truyền các bít. Thuộc tính cơ: Liên quan đến tính chất giao diện của đường truyền như: Kích thước, cấu hình, cách ghép nối đảm bảo điều kiện phối hợp trở khángđể tín hiệu ra là lớn nhất và giảm nhỏ tiêu hao mạch ghép. Thuộc tính chức năng: Chỉ ra các chức năng được thực hiệnbởi các phần tử giao diện giữa hai hệ thống vật lý và đường truyền. Thuộc tính thủ tục: Là các thủ tục truyền dữ liệu, nhận dữ liệu, giao thức truyền các dòng bít qua liên kết vật lý. 2. Tầng liên kết dữ liệu (data link) Cung cấp các phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo một cách tin cậy thông qua cơ chế đồng bộ hoá, cơ chế kiểm soát lỗi, cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu. 3.Tầng mạng (Network) Thực hiện việc chuyển tiếp thông tin và đưa ra các giải thuật chọn đường tối ưu. Cấu trúc tầng mạng là phức tạp nhất trong tất cả các tầng, nó phải cung cấp các phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng mà nó sẽ nối kết đồng thời nó phả đáp ứng được các kiểu dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi các mạng khác nhau. Tầng mạng có hai chức năng chính là: chọn đường (Routing) và chuyển tiếp thông tin (Relaying). Ngoài ra, tầng mạng còn làm nhiệm vụ thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic, kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm soát việc phân kênh, hợp kênh. 4. Tầng giao vận (Transport) Là tầng cao nhất trong nhóm 4 tầng thấp (Các tầng trên mô hình OSI được chia làm hai nhóm: nhóm các tầng thấp từ tầng vật lý đến tầng giao vận, nhóm các tầng cao là ba tầng còn lại), nó thực hiện việc truyền dữ liệu và ngăn ảnh hưởng giữa hai nhóm tầng giúp cho việc truyền dữ liệu ở tầng dưới là trong suốt đối với tầng cao. Tầng giao vận phải luân chuyển dữ liệu trong bản thân mạng thậm chí là còn qua các mạng khác nhau, nó phải là giao diện nối kết mà hiểu được giao thức của các tầng và phải đáp ứng được các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi các mạng khác nhau. 5. Tầng phiên (Session) Đây là tầng thấp nhất trông nhóm 4 tầng cao và nằm giữa danh giới giữa hai nhóm tầng nói trên. Tầng này cung cấp cho người sử dụng các chức năng cần thiết để quản lý các phiên ứng dụng như: điều phối các phiên ứng dụng, điều chỉnh các mã phương tiện truyền thônh, thiết lập và giải phóng một cách logic các phiên đó. 6. Tầng trình diễn (Presensation) Thực hiện việc chuyển đổi cú pháp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu truyền thông của các ứng dụng trong mô hình tham chiếu OSI. Cú pháp thông tin được biểu diễn ở 3 dạng sau: Cú pháp nguồn: là cú pháp được thực hiện bởi thực thể ứng dụng nguồn. Cú pháp đích: là cú pháp được thực hiện bởi thực thể ứng dụng đích. Cú pháp truyền. III. Hệ điều hành mạng Ta thấy ngoài việc nối ghép các máy tính lại với nhau bằng các thiết bị mạng khác nhau thì còn phải cài đặt một hệ điều hành chung cho toàn mạng và các phần mềm ứng dụng chạy trên nó. Các hệ thống như vậy được gọi chung là một Hệ điều hành mạng (Network Operating Systems-NOS). - Để tiếp cận Hệ điều hành mạng có 2 cách: Tôn trọng Hệ điều hành mạng cục bộ đã cài sẵn trên máy tính của mạng, khi đó Hệ điều hành mạng cài đặt vào như một tập các chương trình tiện ích chạy trên các máy khác nhau của mạng . Bỏ qua Hệ điều hành cục bộ có sẵn và cài vào một Hệ điều hành thuần nhất trên mạng. Cách hai rõ ràng là hay hơn về phương diện hệ thống nhưng độ phức tạp của công việc lớn hơn nhiều. Song cũng còn phải tuỳ thuộc vào môi trường cụ thể của mạng mà ta chon giải pháp nào cho phù hợp. + Quan điểm xây dựng Hệ điều hành mạng : - Hệ điều hành mạng ngang hàng: Được đặc trưng bằng khả năng chia sẻ tài nguyên trên mạng cho các máy tính riêng lẻ một cách đồng đều nhau. Xây dựng theo kiểu này thì số lượng các máy tính cá nhân tham gia mạng hạn chế, tốc độ thực hiện dịch vụ chậm, lưu lượng thông tin trên mạng thấp, độ an toàn dữ liệu không cao, quản lý không tập trung thống nhất nhưng dễ cài đặt, dễ sử dụng. - Hệ điều hành mạng khách –chủ: Được đặc trưng bằng khả năng chia tài nguyên của máy chủ cho tất cả các máy tính trên mạng một cách ngang hàng nhau. Hệ điều hành mạng loại náy phân biệt rõ khả năng máy trạm và sự hỗ trợ của máy chủ hay còn gọi là Hệ điều hành mạng phân tán. Mạng loại này có độ an toàn dữ liệu cao, quản lý dữ liệu tập trung, thống nhất, số liệu các dữ liệu lớn hơn nhưng việc cài đặt phức tạp, cấu hình máy chủ rất lớn, giá thành cao. - Một số Hệ điều hành mạng phổ biến: Hệ điều hành mạng NOVELL NETWARE Hệ điều hành mạng WINDOWS NT Hệ điều hành mạng WINDOWS 2000 SERVER Hệ điều hành mạng IBM LANSERVER IV. Kỹ thuật mạng cục bộ IV.1 đặc trưng a) Địa lý: mạng cục bộ thường được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ như một toà nhà, một trường học, một căn cứ quân sự, …với đường kính của mạng (khoảng cách giữa hai trạm xa nhất) có thể từ vài chục m đến vài km. b) Tốc độ đường truyền: Mạng cục bộ thường có tốc độ đường truyền cao hơn so với mạng diện rộng. Hiện nay, tốc độ truyền có thể đạt tới 100 Mb/s. c) Quản lý: Mạng cục bộ thường là sở hữu riêng của một tổ chức nào đó. Vì vậy việc khai thác, quản lý là tập trung, thống nhất. IV.2 Topology(dạng) Do đặc thù của mạng cục bộ nên chỉ có 3 topo thường được sử dụng: a) Topo star: Hình :Topology star với hub trung tâm Tất cả các tạm làm việc được kết nối vào một thiết bị trung tâm (Hub). Hub sẽ bắt tay trực tiếp giữa các trạm có nhu nhu cầu trao đổi dữ liệu và tạo mối liên kết điểm- điểm giữa chúng. Sau khi trao đổi xong thì huỷ bỏ mối liên kết này. Topo này lắp đặt đơn giản, dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý. Xong độ dài đường truyền nối một trạm tới thiết bị trung tâm bị hạn chế. Data b) Topo Ring: Tín hiệu được luân chuyển trên một vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển đến trạm kế tiếp trên vòng. Nếu có một trạm khác cùng truyền dữ liệu đồng thời thì thường tạo ra các vòng phụ ngược lại so với vòng chính . Nhưng nếu nhiều trạm cùng truyền dữ liệu đồng thời thì dễ bị xung đột gây tắc nghẽn đường truyền. Do vậy cần phải có một giao thức điều khiển việc truy nhập đường truyền vật lý. c) Topo Bus Terminator T-Connector Tất cả các trạm phân chia chung một đường trục chính (bus). Hai đầu của đường truyền này được giới hạn bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là Terminator. Mỗi trạm được nối vào Bus qua một đầu nối T-connector hoặc một bộ thu phát Transceiver. Dữ liệu được truyền đi từ một trạm sau đó luân chuyển trên đường trục. Nhược điểm của topo này là nếu có hai hoặc nhiều trạm cùng truyền dữ liệu đồng thời thì sẽ xảy ra xung đột hoặc tắc nghẽn đường truyền. Vì vậy, phải xây dựng một giao thức điều khiển để truy nhập đường truyền vật lý với topo dạng này. IV.3 Đường truyền Mạng cục bộ thường sử dụng 3 loại đường truyền vật lý là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục và cáp sợi quang. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các mạng cục bộ không dây như radio hoặc viba. IV.4 Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý Phương pháp CSMA/CD (phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xung đột). Phương pháp này thường được sử dụng cho topo dạng bus. Mọi trạm đều có thể truy nhập vào bus chung một cách ngẫu nhiên. Do vậy, rất có thể dẫn đến xung đột. Dữ liệu đi theo khuôn dạng chuẩn trong đó có vùng thông tin điều kiển chứa địa chỉ của dữ liệu. Phương pháp Token Bus Trước khi truyền dữ liệu phải thiết lập một vòng logic đối với các tạm có nhu cầu trao đổi dữ liệu. Một thẻ bài được lưu chuyển trên vòng logic đó và trạm nào có mức ưu tiên cao nhất sẽ nhận thẻ bài trong một khoảng thời gian nhất định và nó được phép truy nhập đường truyền để truyền dữ liệu trong khoảng thời gian đó. Sau khi truyền xong nó gửi thẻ bài theo vòng tới trạm có mức ưu tiên tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi các trạm trong vòng truyền xong dữ liệu. Sau đó, phải huỷ vòng logic nàyvà thiết lập một vòng logic mới cho các trạm có nhu cầu mới. Phương pháp Token Ring Phương pháp này sử dụng thẻ bài với topo dạng Ring. Thẻ bài trong phương pháp này cũng là một đơn vị dữ liệu đặc biệt nhưng tồn tại một trong hai trạng thái bận hoặc rỗi. Thẻ bài sẽ được luân chuyển trên vòng. Trước khi truyền dữ liệu phải thiết lập một vòng logic đối với tất cả các trạm trên mạng . Đầu tiên thẻ bài bay trên vòng logic luôn ở trạng thái rỗi. Khi một trạm có nhu cầu truyền dữ liệu thì nó phải nhận được thẻ bài ở trạng thái rỗi. Sau đó lật trạng thái thẻ bài về trạng thái bận rồi truyền dữ liệu cùng thẻ bài trạng thái bận về trạm đích. Sau đó dữ liệu gốc cùng với thẻ bài ở trạng thái bận lại quay về trạm nguồn. Tại đây sẽ thực hiện xoá dữ liệu gốc rồi lật trạng thái thẻ bài về trạng thái rỗi, gửi trả lại thẻ bài cho vòng để các trạm khác có quyền truy nhập đường truyền. V. Các vấn đề cơ bản đối với mạng máy tính V.1 Kiểm soát lỗi Lỗi truyền tin là hiện tượng ngẫu nhiên, nó xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: do chất lượng truyền, do nhiễu của từ trường ngoài, do khí hậu, thời tiết và do con người. Có hai chiến lược kiểm soát lỗi như sau: Dùng mã dò lỗi (Error Detecing Codes): chỉ cho phép phát hiện có lỗi xảy ra nhưng không định vị được nó và phảI yêu cầu truyền lại. Dùng mã sửa lỗi (Error Correcting Codes): cho phép định vị được và sửa lỗi, không cần yêu cầu truyền lại nhưng khả năng phát hiện lỗi là rất kém. Trên thực tế, phương pháp sửa lỗi thường dùng là phương pháp kiển tra chẵn lẻ. V.2 Kiểm soát luồng dữ liệu Việc truyền dữ liệu trên mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc vào số lượng dữ liệu hay lưu lượng thông tin luân chuyển qua mạng. Phụ thuộc vào khả năng cấp phát tài nguyên của mạng. Nếu khả năng cấp phát tàI nguyên lại quá tĩnh không thích nghi với sự thay đổi của mạng thì sẽ dẫn đến một số tình trạng xấu như: Các đơn vị dữ liệu sẽ dồn về một trạm nào đó gây nên ùn tắc do khả năng tài nguyên của mạng đó không đáp ứng được. Tài nguyên của một nút mạng nào đó có hiệu suất sử dụng quá thấp do đó rất ít dữ liệu được chuyển qua nó. Vì vậy, để giải quyết các tình huống trên thì cần phải đưa ra cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu chung cho toàn mạng. V.3 Địa chỉ hoá Trong một mạng gồm có nhiều nút khác nhau, để có thể trao đổi thông tin giữa các thực thể thì chúng phải được gán địa chỉ hoá nhất định. Việc địa chỉ hoá được thực hiện bởi tầng mạng trong mô hình OSI. Cụ thể là tầng mạng sẽ căn cứ vào các địa chỉ của các điểm truy nhập để xác định các thực thể tham gia mạng truyền thông. Tức là xác định đường nối các thực thể đó. Việc địa chỉ hoá này được người sử dụng đăng ký trong quá trình cài đặt mạng . V.4 Đánh giá độ tin cậy của mạng Độ tin cậy là xác xuất mà một mạng hay một phần tử của mạng hoạt đông đạt yêu cầu trong một khoảng thời gian cho trước với những điều kiện làm việc nhất định. Để xác định độ tin cậy có thể căn cứ vào các yếu tố như: xác xuất làm việc không hỏng, hoạt động đạt yêu cầu, thời gian làm việc bình thường không hỏng và các điều kiện làm việc khác. Để nâng cao độ tin cậy của mạng thì ta phải thực hiện ghép nối mạng sao cho đảm bảo thông tin 24/24, đưa mạng vào khai thác theo đúng quy trình. Phải đảm bảo kỹ thuật cho các máy tính trên mạng . Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện hỏng hóc, bảo dưỡng để đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng hoạt động của mạng . V.5 An toàn thông tin trên mạng An toàn mạng là vấn đề cấp thiết để tránh sự mất mát dữ liệu, xâm phạm tài nguyên mạng. Có rất nhiều hình thức vi phạm tới tài nguyên mạng như là: Vi phạm thụ động: Vi phạm chỉ nhằm lấy thông tin, không làm mất hoặc sai lệch thông tin. Vi phạm này khó phát hiện và khó diệt. Vi phạm chủ động: mục đích là phá huỷ thông tin, xoá thông tin…Với những hình thức này chúng có thể vi phạm bất cứ thời đIểm nào,thời gian nào với thủ đoạn tinh vi mà khối lượng thông tin trên mạng rất lớn và quan trọng. Do vậy, việc bảo toàn thông tin trên mạng là hết sức phức tạp và không có điểm kết thúc. V.6 Quản trị mạng Để đảm bảo sự hoạt động liên tục của mạng, đặc biệt là những mạng lớn người quản trị mạng phải nắm đượcđầy đủ và thường xuyên các thông tin về cấu hình, về sự cố và tất cả các số liệu thống kê liên quan đến việc sử dụng mạng. Hệ thống quản trị hay còn gọi là mô hình quản trị, một cơ sở dữ liệu chứa thông tin quản trị và giao thức quản trị mạng . Phần ii : Xây dựng mạng Lan cho một ngân hàng I. đặc đIểm, chức năng của ngân hàng Ngân hàng là một cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có nhiệm vụ giao dịch chứng khoán với rất nhiều khách hàng thuộc các đối tác khác nhau. Quy mô phải đầy đủ các ban ngành nằm ở các phòng riêng rẽ hoặc phải có thêm các chi nhánh nằm ở các nơi khác. Với quy mô như vậy, để tiện cho việc quản lý, nhất là trong thời đại CNTT đã và đang phát triển bắt buộc ngân hàng phải có một mạng cục bộ. Các chính sách quản lý được chia theo đặc điểm công việc, các cấp bậc, phòng ban. Mỗi phòng ban phụ trách những công việc khác nhau. Và đứng đầu là các trưởng phòng hoặc phó giám đốc. Tổ chức hành chính của cơ quan về cơ bản như sau: Giám đốc Các phó giám đốc Các phòng ban khác. Với điều kiện và đặc thù của ngân hàng, nên nhiệm vụ đặt ra cho người xây dựng mạng LAN phải đảm bảo được tính bảo mật của thông tin giữa các phòng ban, giữa các nhân viên,… và tránh được sự mất mát, đảm bảo an toàn dữ liệu,… Đây là những yếu tố hết sức quan trọng trong khi thiết kế mạng. I.1. Đặc điểm địa hình Ngân hàng thường được nằm trong một toà nhà riêng biệt, khoảng cach giữa các máy hoặc các WS hẹp. Chính vì vậy, ta sử dụng mạng LAN là thích hợp. Sơ đồ các phòng có thể phân đơn giản như sau: Phòng Giám đốc Phòng Phó GĐ Phòng Phó GĐ Phòng Phó GĐ Phòng Phó GĐ P. Tổ chức - Hành chính P. Kiểm tra P. Kinh doanh P. Kế toán P. Bảo vệ I.2. Tổ chức bộ máy hành chính của ngân hàng - Ngân hàng gồm 1 ban lãnh đạo, các phòng ban và số lượng máy như sau: + 1 giám đốc: 2 máy cá nhân + 4 phó giám đốc: 4 PCs + Phòng kinh doanh: 4 PCs + Phòng kiểm tra: 4 PCs + Phòng Tổ chức: 3 PCs + Phòng kế toán :6 PCs - Sơ đồ tổ chức hành chính: Giám đốc NV Phó Giám đốc Phó Giám đốc Nhân viên NV NV NV Nhân viên I.3. Chức năng nghiệp vụ của từng phòng ban trong ngân hàng - Ban giám đốc: Chỉ đạo mọi hoạt động chung của toàn Công ty thông qua các báo cáo, kế hoạch từng ngày và giám sát hoạt động của các phòng ban. - Phòng Tổ chức - Hành chính: Lập ra kế hoạch cụ thể phân công công tác cho từng phòng ban. - Phòng Kinh doanh: Lập ra các kế hoạch kinh doanh, thu vốn và phát triển. - Phòng Kiểm tra: Kiểm tra công tác của các phòng, nhân viên, chủ yếu là sổ sách và giấy tờ. - Phòng Kế toán: Phát và thu nhận tiền. I.4. Nhu cầu truyền thông trên mạng + Trao đổi về quá trình làm việc: - Các kế hoạch kinh doanh, lịch biểu làm việc - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở các phòng ban - Các báo cáo thường xuyên về kết quả công việc - Báo cáo về công tác quản lý - Trao đổi, phối hợp công việc giữa các phòng ban + Trao đổi trong quá trình làm việc: - Kiểm tra các công việc của nhân viên - Xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên - Thảo luận về công việc. II. Mô hình hoạt động II.1. Mối quan hệ hoạt động trong cơ quan - Trong ngân hàng có sự truyền thông trên mạng giữa Ban lãnh đạo với các phòng ban. - Các thông tin quản lý về hoạt động của toàn cơ quan sẽ được tổng hợp một cách sơ bộ. Sau đó, thông tin này được báo cáo lên ban giám đốc. Qua nghiên cứu kiểm tra sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. II.2. Lưu lượng thông tin luân chuyển trên mạng Qua quá trình khảo sát theo đặc điểm công việc thông tin được chia ra thành các dạng sau: - Thông tin về quản lý điều hành - Thông tin về công việc phát ra và nhận vào - Các thông tin khác có liên quan. Để loại bỏ các thông tin không mong muốn thì thông tin phải được xử lý qua các khâu sau: - Tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ thông tin không đúng yêu cầu tính chất công việc. - Tổng hợp và xử lý thông tin - Lưu trữ thông tin. * Mô hình mối quan hệ thông tin trong công ty Ban giám đốc (ws) Phòng Kiểm tra (ws) Phòng TC-HC(ws) Phòng Kinh doanh(ws) Phòng Kế toán(ws) Tiếp nhận và truyền tin(HUB) Tổng hợp và lưu trữ quản lý thông tin(sever) Modem Mạng điện thoại công cộng (Telephone system) III. Lựa chọn Hệ điều hành mạng cho mạng Hệ điều hành là cơ sở cho mọi hoạt động của phần cứng cũng như phần mềm máy vi tính. Khi thiết lập một mạng người ta phải căn cứ vào hệ điều hành của các máy riêng lẻ trên mạng với hệ điều hành của mạng để chọn ra một hệ điều hành phù hợp nhất, cho phép xử lý đồng thời được nhiều tiện ích nhất. Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành mạng đang tồn tại, mỗi hệ điều hành mạng đều có những mặt mạnh và mặt yếu khác nhau. Vì vậy, việc chọn hệ điều hành mạng cho công ty phải thoả mãn được là hệ điều hành này dễ quản lý và đảm bảo độ an toàn dữ liệu trên mạng. Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu năng sử dụng mạng và xu thế mở rộng và phát triển trong tương lai. Qua nghiên cứu các hệ điều hành mạng hiện có công ty đã chọn hệ điều hành mạng Microsoft Windows NT. III.1 Hệ điều hành mạng cho máy chủ Windows NT Server Là một hệ điều hành đa nhiệm, hoàn chỉnh, đa dạng trong mô hình quản lý cho cả mạng ngang hàng lẫn mạng phân cấp. Hệ điều hành này đáp ứng tốt các dịch vụ viễn thông, cài đặt đơn giản và tương thích với hầu hết các hệ điều hành mạng mà không bất buộc phải thay đổi những gì đã có. Windows NT Server được tối ưu hoá cho việc thi hành của máy chủ và cung cấp hỗ trợ cho cấu trúc vùng Windows NT, cũng như các công cụ server cụ thể và các chương trình không có sẵn trên Windows NT workstation. Ngoài ra đây còn là một hệ điều hành cho phép truy cập từ xa tốt (tới 64 cổng), và cho phép dùng các giao diên khác nhau như: Windows 95, Windows 98… III.2 Hệ điều hành mạng cho máy trạm Windows NT workstation Là hệ điều hành cài trên máy trạm, là môi trường để tổ chức mạng ngang hàng. Hệ điều hành này cho phép trao đổi thông điệp trên mạng, cho phép dùng 4 giao thức như: NBF, TCP/IP, DLC, NWLink…cho phép dùng các ứng dụng trên các môi trường: RPC (remote procedure call), NetBIOS… IV. Xây dựng sơ đồ mạng và cấu hình mạng IV.1 Xây dựng sơ đồ mạng LAN theo logo Bus hub WS WS WS WS WS Switching hub sever bridge Modem Printer Tel system Printer WS Printer hub WS WS WS WS WS WS hub WS hub Printer WS WS bridge hub WS WS WS WS Printer WS hub WS WS Terminator Các máy tính được nối mạng và được quản lý tập trung bởi một máy chủ. Topo của mạng là Bus/Star (Bus được bố trí theo đường trục dọc, có hai đường trục dọc, còn Star được bố trí cho các phòng, các tầng ở các toà nhà. Phương thức truy nhập đường truyền vật lý là phương thức CSMA/CD. Mỗi phòng ban được bố trí một Hub với số cổng là 16-port. Máy chủ, modem…được đặt ở toà nhà trung tâm. Trường chọn kiểu bố trí mạng như vậy vì nó phù hợp với đặc điểm địa lý và phù hợp với công tác quản lý hoạt động của trường. Khi có sự cố ở một toà nhà có thể cô lập và khắc phục sự cố mà không ảnh hưởng đến các toà nhà khác và có khả năng mở rộng trong tương lai. Mạng dùng: - 6 Hub-16 port cho 7 toà nhà -1 Network Fast Switching HUB có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao - Các thiết bị đầu cuối: Terminator, T- connector, Bridge…. Khi mạng có nhu cầu khai thác, sử dụng các dịch vụ Internet, E-mail…qua mạng điện thoại tới Modem gắn vào Server. *) Nguyên lý trao đổi truyền thông trên mạng như sau: Khi thông tin từ Server cần truyền đến cho tất cả các máy trạm (WS) trong mạng thì thông tin đó sẽ qua Switching Hub đưa đến Bus đường trục. Nhờ đó, các thiết bị Terminator phản hồi tín hiệu và các T-connector thông báo mà thông tin tới được WS qua Hub. Và ngược lại, các WS muốn chia sẻ tài nguyên mạng với Server thì chỉ cần truy nhập đúng địa chỉ, mật khẩu. Các WS có vai trò tương đương nhau trừ một số máy có ưu tiên phân quyền đặc biệt. IV.2 Cấu hình mạng a) Cấu hình máy chủ (Host machine): Tên Server: Xseries 235 Type 8671 INTEL XEON (IBM) 2G x 2 DDRAM: 512 MB HDD: 18G x 2 CD ROM: CREATIVE 52X Read, Write. MONITOR: 17 inch IBM b) Cấu hình máy trạm (workstation): CPU: Intel Pentium III 733 MHZ RAM: 128MB HDD: 40GB MONITOR: 17 inch IBM CD ROM: 52X Max c) Máy in: Personal Laser Printer Xerox phaser TM 3400 Sử dụng công nghệ in laser có tốc độ in nhanh và chi phí rẻ. Máy in có chất lượng in tốt, tốc độ in đạt 17 trang A4/phút. d) Bộ tập trung Hub Sử dụng Hub thông minh: Hub 3 COM 8-16 Port UTP. e) Card mạng Enthernet 10/100 Base- TX cho máy trạm IBM 3COM 3C 50B 100 Mbps cho máy chủ f) Cáp nối - Cáp đường trục: Cáp béo RG-11, trở kháng 50 ohm, đầu nối kiểu AUI connector. - Cáp nối giữa đường trục và các thiết bị: sử dụng cáp xoắn đôi nhiều sợi CAT 5e UTP, đầu nối kiểu RJ-45 connector. g) Modem Sử dụng Modem Motorola 9600 Kbps h) Bộ lưu điện Sử dụng bộ lưu điện USP 1000W UPS giữ cho Server hoạt động khi mất điện đột ngột. IV.3 Các phần mềm ứng dụng trên mạng - Các phần mềm về lập lịch biểu công tác: phục vụ cho quản lý, giúp người dùng hoạch định được thời gian nhằm tránh xung đột trên mạng. - Thư điện tử (E-mail): giúp cho việc trao đổi thông tin trên mạng, thông tin có thể là đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh…đi kèm với nó là các phần mềm ứng dụng như: Photoshop, Jet Audio, Internet… - Phần mềm phục vụ cho việc lập trình các phần mềm: Visual Basic, Visual C, Java… - Các phần mềm về an toàn mạng : Anti- Virus Personal Pro 4 của Kaspersky Lab, Symantec Norton Antivirus 2000, Sygate Personal Firewall Pro 5, Symantec Norton Personal Firewall 2002,… IV.4 Mạng kết nối với các mạng khác Khi mạng được nối kết thì qua mạng cán bộ và nhân viên có thể truy cập vào nhiều chương trình để tìm ra các giải pháp về kinh doanh và tiếp thị, học tập và nghiên cứu. Việc truy cập này không chỉ là trong nội bộ công ty mà còn truy nhập cả ra mạng ngoài khi mạng kết nối với các mạng khác. Thông qua đó cán bộ có thể tải về các tài liệu hỗ công việc, thông tin về các chương trình liên quan đến thị trường kinh doanh. Nhân viên có thể tải về các phần mềm, tư liệu miễn phí khi thực hiện các công việc, thực hành thí nghiệm và đề tàI nghiên cứu khoa học. Họ có thể ngồi tại văn phòng hoặc thực hiện truy cập từ xa khi ra khỏi văn phòng của mình. Cho dù họ ở đâu họ cũng muốn kết nối với mạng văn phòng bằng cách sử dụng tín hiệu kỹ thuật số và đường dây điện thoại sử dụng tín hiệu analog. Để hoàn thành các tác vụ giao tiếp qua đường dây điện thoại thì phải cần sử dụng một modem. HUB Telephone system HUB Modem là một thiết bị vốn điều chỉnh tín hiệu dữ liệu kỹ thuật số qua analog và khử điều chỉnh tín hiệu từ analog về kỹ thuật số. *) Phầm mềm truy cập Khi những user nối kết vào các mạng khác hoặc là truy cập từ xa vào mạng mình thì ngoài dùng modem phải cần một loại phần mềm cho phép họ truy cập các nguồn mạng. Trong mạng Microsoft thì phần mềm xử lý nối kết đi vào thường là Remote Access Service (RAS) được cung cấp với Windows 2000. Khi được nối kết, user có thể truy cập vào nguồn mạng như thể họ được nối kết trực tiếp vào mạng đó. V. Kết luận Sau một thời gian tìm hiểu ta thấy rằng mạng LAN đã xây dựng là phù hợp với quy mô của một ngân hàng . Mạng đã đáp ứng được các nhu cầu về trao đổi thông tin trong nội bộ cơ quan và thông tin trao đổi ra bên ngoài với các ngân hàng khác và các trung tâm khác. Đối với ngân hàng mạng thực sự đã giúp rấy nhiều trong công tác quản lý nhân viên và hỗ trợ cho việc kinh doanh, điều hành, dẫn tới giảm chi phí và nâng cao công tác kinh doanh. Nói chung, về ban đầu thì chi phí cho mạng này là cao nhưng nó thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và mở rộng mạng sau này. Tuy nhiên, độ an toàn cho mạng này chưa phải là tuyệt đối, thông tin vẫn có thể bị thất lạc. Vì vậy, đòi hỏi trường bộ máy cán bộ công nhân viên phải có các nhà quản trị giỏi, kiểm soát thông tin thật chặt chẽ. Có như vậy thì mạng đã thật sự có ích cho toàn thể lãnh đạo, nhân viên và khách. Phần III: Kết luận Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Nghĩa Tý và các thầy cô trong Trường THTT Công nghệ Hà Nội cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Đến nay, em đã hoàn thành xong bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài là : “Thiết kế mạng LAN cho 1 ngân hàng”. Với những kiến thức được học trong nhà trường cùng với kiến thức thực tế trong quá trình thực tập tại Trường THTT Công nghệ Hà Nội. Em đã xây dựng được một mạng máy tính cục bộ cho một ngân hàng. Trong quá trình làm báo cáo, em đã có được kết quả và một số kinh nghiệm sau: 1. Kết quả thu được của bản thân trong thời gian thực tập: - Hiểu biết được nhiều kiến thức thực tế trong việc lắp đặt mạng máy tính cục bộ - Thấy rõ được sự cần thiết và có lợi trong công tác quản lý và kinh doanh khi nối kết một mạng máy tính cục bộ hoàn chỉnh trong ngân hàng. - Thấy được khả năng quản lý tập trung, thống nhất giúp cho người sử dụng dễ dàng cập nhật dữ liệu khi có nhu cầu, đồng thời giúp giảm chi phí cho phần cứng cũng như phầm mềm. - Từ kiến thức thực tế này sẽ tạo điều kiện cho em khi ra công tác cũng như bắt tay vào xây dựng một mạng LAN khác. 2. Hiệu quả sử dụng mạng LAN trong trường: - Nâng cao chất lượng các hoạt động điều hành, quản lý nhân viên và kinh doanh trong cơ quan. Cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo… - Mọi thông tin được tiếp nhận và chọn lọc để trở thành nguồn tài nguyên có ích cho ngân hàng. - Do việc quản lý, lưu trữ, và tra cứu thông tin nhanh đã hỗ trợ các nhà lãnh đạo xử lý thông tin và ra quyết định kịp thời, chính xác và các kết quả kinh doanh cũng như thành tích của nhân viên cũng đạt thành tích khá cao so với khi chưa thiết lập mạng. - Cập nhật được nhiều các thông tin mới từ các mạng bên ngoài do vậy bắt kịp với sự phát triển về nhu cầu của xã hội. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Hoàng Nghĩa Tý, các thầy cô giáo trong Trường cùng toàn thể các bạn đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn. Hơn nữa, kiến thức về mạng còn hạn chế và chưa được thực hành nhiều trên các thiết bị về mạng cũng như chưa có sự hiểu biết chắc chắn về hệ điều hành mạng Windows NT nên chắc chắn phần trình bày của em không tránh khỏi những thiếu sót. Qua bản báo cáo này em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn! Xin chân thành cảm ơn! Hà nội ngày 16 tháng 11 năm 2004 Học sinh Trần Minh Toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC737.doc
Tài liệu liên quan