Phần 1. Hệ thống công nghệ dầu khí
Phần 2. Giản đồ pha và tính chất vật lý
Phần 3. Lưu giữ hydrocacbon lỏng
Phần 4. Lượng nước trong khí hydrocacbon
Phần 5. Gas hydrate
Phần 6. Dehydrate - Chống hydrate hoá
Phần 7. Điều khiển công nghệ và thiết bị điều khiển
Phần 8. Van an toàn
Phần 9. Đo lưu lượng
Phần 10. Lưu lượng và đường ống
Phần 11. Đường ống, mặt bích, đầu nối
Phần 12. Bình tách dầu khí.
Phần 13. Làm khô khí bằng glycol
42 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế nhà máy sản xuất LPG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vỉa được tận dụng tối đa.
- Vốn đầu tư ít.
- Hệ thống dễ trang bị tự động hóa và điều khiển từ xa.
Nhược điểm:
- Hệ thống này vận chuyển cả nước vỉa.
- Nhiệt của sản phẩm không được sử dụng cho quá trình phân ly.
Hệ thống thu gom khí theo hệ thống này rất phù hợp với điều kiện khai
thác dầu khí ở Việt Nam.
c. Hệ thống thu gom độc lập
Hệ thống thu gom này dựa trên nguyên tắc phân ly sản phẩm ở mỗi giếng
hoặc một nhóm giếng. Trên cơ sở đó mỗi giếng hoặc nhóm giếng có trang thiết
bị phân ly và bể chứa xác định sản lượng giếng. Các thiết bị này được đặt gần
giếng khoan.
Khí và dầu mỏ được phân ly ở 0,2 đến 0,4 Mpa, chất lỏng được bơm đi,
khí từ thiết bị phân ly thải ra được đốt cháy để tránh ô nhiễm hoặc được dẫn đến
nơi tiêu thụ nếu có điều kiện.
Hệ thống này có ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Có thể xem xét tình trạng mỗi giếng.
- Kéo dài được chu kỳ của giếng.
Nhược điểm:
- Tổn thất năng lượng vỉa, chi phí lớn cho thiết bị độc lập.
- Phân ly dầu một cấp nên chất lượng không cao.
- Hệ thống dễ làm tiêu hao hydrocacbon nhẹ.
2. Phân ly dầu và khí.
Phân ly dầu khí để thu khí đồng hành là nguyên liệu cho quá trình hóa
dầu, đồng thời tránh mất mát các hydrocacbon nhẹ trong quá trình khai thác, vận
chuyển nên cần phải chọn chế độ tối ưu trong phân ly.
12
Tùy theo áp suất phun của giếng dầu mà người ta chọn phân ly một cấp
hay nhiều cấp. Khi tăng áp suất trong thiết bị phân ly thì hàm lượng propan và
butan, pentan và hydrocacbon nặng giảm, khi đó khí đồng hành giầu metan. Khi
phân ly nhiều cấp lượng hydrocacbon lỏng sau phân ly sẽ tăng 2 đến 2,5% khối
lượng. Lượng khí tách ra phụ thuộc vào tốc độ chuyển động và thời gian lưu của
dầu mỏ trong thiết bị phân ly.
Áp dụng những tiến bộ khoa học trong việc cải tiến thiết bị phân ly nhằm
giảm tối đa tiêu hao năng lượng sao cho năng lượng dòng dầu khí sử dụng chủ
yếu để vận chuyển dầu và khí mà không sử dụng trạm bơm hoặc máy nén trung
gian.
Thiết bị phân ly bao gồm:
- Ngăn phân ly: dùng để tách khí ra khỏi chất lỏng
- Ngăn lắng: dùng để tách hoàn toàn chất lỏng ra khỏi dòng khí nhờ giảm
tốc độ dòng khí
- Ngăn thu gom lỏng: để thu gom lỏng tách ra
- Ngăn tách giọt: đặt trên thiết bị phân ly, nhằm tách các giọt lỏng ra khỏi
dòng khí được đặt trên đường dòng khí ra khỏi thiết bị.
Phụ thuộc vào kết cấu của thiết bị phân ly, người ta chia ra loại thẳng
đứng hay nằm ngang hoặc chia theo số buồng phân ly, một hay nhiều buồng.
II. QÚA TRÌNH LÀM SẠCH KHÍ.
Khai thác và thu gom khí trong khí đồng hành ngoài thành phần là các
hydrocacbon còn lẫn các tạp chất cơ học, thể lỏng, các phi hydrocacbon như
CO2, N2, hợp chất lưu huỳnh, hơi nước… sự tồn tại của các tạp chất trong khí
đồng hành sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng làm việc của các thiết bị trong
quá trình vận chuyển và không an toàn trong sử dụng.
Do vậy quá trình làm sạch khí là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Quá trình làm sạch khí bao gồm:
- Làm sạch khí khỏi các tạp chất cơ học
- Sấy khí
- Làm ngọt khí
1. Làm sạch khí khỏi các tạp chất cơ học.
Khí dầu mỏ thường chứa nhiều các tạp chất khác nhau ở dạng lỏng, dạng
bụi. Người ta thường làm sạch khí bằng các phương pháp:
13
a. Phương pháp lắng.
Sử dụng lắng tạp chất dưới tác dụng lắng theo trọng lực ly tâm. Thiết bị
lắng hiệu quả là dùng xyclon. Xyclon hoạt động dựa vào nguyên tắc sử dụng lực
ly tâm. Khi xuất hiện các dòng khí có chứa bụi được thổi với tốc độ cao theo
phương tiếp tuyến với thành thiết bị, sau đó theo đường xoắn ốc, bụi văng ra
khỏi dòng khí theo lực ly tâm rơi xuống thùng chứa, còn dòng khí sạch được dẫn
theo ống ở giữa xyclon đi ra.
b. Phương pháp ướt.
Có thể phun chất lỏng thành các hạt nhờ vào dòng khí hoặc cho khí lẫn
bụi đi qua lớp chất lỏng, chất lỏng sẽ làm ẩm bụi, làm cho kích thước và trọng
lượng của hạt bụi tăng lên rồi cuốn theo dòng chất lỏng. Thiết bị làm sạch có các
loại sau:
- Loại tĩnh học
- Loại động học
- Loại bề mặt ướt
- Loại sủi bọt
Trong các loại trên thì thiết bị sủi bọt là có hiệu quả hơn cả.
c. Phương pháp lọc.
Cho khí lẫn bụi đi qua lớp ngăn xốp, khí sẽ chui qua lỗ nhỏ của vật ngăn,
còn bụi bị giữ lại trên bề mặt lớp ngăn.
Các phương pháp trên có những nhược điểm:
- Thiết bị dưới tác dụng trọng lực thì cồng kềnh, hiệu quả thấp.
- Thiết bị lắng dưới tác dụng của lực ly tâm tuy gọn hơn nhưng không thể
lọc được hết các hạt nhỏ, tốn năng lượng
- Làm sạch bằng phương pháp ướt trong một số trường hợp không dùng
được vì khí làm nguội bão hòa hơi nước.
Do đó người ta đưa ra phương pháp điện trường để làm sạch khí.
d. Làm sạch khí bằng điện trường.
Cho khí lẫn bụi đi qua điện trường với điện thế cao, các hạt rắn sẽ bị lắng
lại trên điện cực.
Phương pháp này có ưu điểm:
- Độ sạch của khí cao từ 90 đến 99%
14
- Năng lượng tiêu hao ít, trở lực không quá 15mm cột nước
- Làm sạch khí trong điều kiện nhiệt độ cao, trong môi trường ăn mòn hóa học
- Có thể tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa
Nếu tách bụi bằng thiết bị lọc điện dựa vào sự ion hóa khí tức là phân ly
khí thành ion có điện tích âm và dương chuyển động với các điện cực trái dấu.
Khi hiệu điện thế một chiều khoảng vài nghìn vôn các khí bị ion hóa hoàn toàn.
Do sự va chạm các hạt bụi cũng bị nhiễm điện và di chuyển tới các bản cực và
bám vào bản cực đó, các hạt bụi bị trung hòa về điện và rơi tự do dưới tác dụng
của lực trọng trường. Để tăng khả năng ion hóa người ta có thể làm ẩm khí.
2. Quá trình sấy khí.
Nếu có lượng nước trong khí đồng hành, khí tự nhiên nó sẽ tạo điều kiện
hình thành các hydrat với hydrocacbon. Các hydrat này là tinh thể màu trắng
giống như tuyết hoặc nước đá. Chúng sẽ làm tắc các ống dẫn hay các thiết bị,
gây phá vỡ điều kiện làm việc bình thường đối với các dây chuyền công nghệ
khai thác, vận chuyển và chế biến khí. Bên cạnh sự có mặt của hơi nước và các
tạp chất lưu huỳnh, các tạp chất khác sẽ ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại làm
giảm tuổi thọ của các thiết bị, công nghệ nói chung.
Khí được sấy khô với mục đích tách hơi nước và tạo cho khí có nhiệt độ
điểm sương theo nước thấp hơn so với nhiệt độ cực điểm mà tại đó khí được vận
chuyển hay chế biến.
Thường người ta hay sử dụng phương pháp sấy khí trong công nghệ.
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ
- Phương pháp ức chế
- Phương pháp giãn nở khí bằng hiệu ứng tiết lưu.
a. Phương pháp hấp thụ.
Người ta hay sử dụng phương pháp hấp thụ để sấy khô khí tại các công
trình ống dẫn khí và trong các nhà máy chế biến. Các chất hấp thụ khí là những
dung dịch nước đậm đặc như Mono Etanolamin, Tri Etylenglycol (TEG),
Dietylenglycol (DEG), tetraetylenglycol (TREG).
Phương pháp này được sử dụng do có ưu điểm là: khả năng hấp thụ đối
với nước cao, năng suất cao, dễ tái sinh, độ hút ẩm cao, có bề mặt riêng lớn.
15
b. Phương pháp hấp phụ.
Phương pháp hấp phụ cho phép đạt điểm sương theo ẩm khoảng 100 đến
2000C và sấy sâu đến điểm sương -85 đến -100C.
Quá trình sấy khô khí bằng các chất hấp phụ dựa vào khả năng của các vật
thể rắn với cấu trúc xác định hấp phụ lượng ẩm từ khí ở nhiệt độ tương đối thấp
và sau đó tách ẩm khi tăng nhiệt độ. Điều kiện xảy ra sự hấp phụ còn sau đó là
giải hấp phụ. Sự kết hợp hai quá trình này trong thiết bị cho phép tách ẩm một
cách liên tục từ khí.
Trong công nghệ các chất hấp phụ thường được dùng là : silicagel, oxit
nhôm hoạt tính, biôxit họat tính, zeolit 4A và 5A.
c. Phương pháp ức chế.
Đây là phương pháp đưa dòng khí các chất khác nhau làm hạ nhiệt độ tạo
thành hydrat như metanol, glycol… Sử dụng chất ức chế đòi hỏi sự phân bố
đồng đều tạo được bề mặt tiếp xúc lớn nhất giữa chúng với nước.
3. Quá trình làm ngọt khí.
Đối với khí đồng hành sau khi khai thác lên có thành phần chính là
hydrocacbon từ C1 đến C4, trong đó có chứa một lượng khí tạp, hàm lượng của
khí tạp phụ thuộc vào từng mỏ dầu khác nhau sẽ có hàm lượng khác nhau. Các
tạp khí như CS2, H2S, RSH là những tạp chất dễ gây ăn mòn kim loại, làm giảm
hiệu quả của các quá trình xúc tác, giảm hiệu quả chế biến, gây ngộ độc cho con
người.
Chính vì vậy quá trình làm ngọt khí là công đoạn quan trọng không thể
thiếu trong quá trình chế biến khí.
Hiện nay người ta tìm ra được nhiều công nghệ tiên tiến và đã được áp
dụng vào sản xuất cho phép tăng khả năng thu hồi H2S và CO2 một cách đáng
kể. Các phương pháp làm ngọt khí được áp dụng là:
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ
- Quá trình làm sạch khí bằng than hoạt tính bằng zeolit, dùng nước làm
dung môi để rửa.
Trong đó phương pháp hấp thụ được dùng phổ biến và có hiệu quả kinh tế
cao. Tùy thuộc vào đặc điểm tương tác của các hợp chất này với dung môi mà
các chất hấp thụ có thể hợp thành các nhóm sau.
16
a. Các quá trình hấp thụ.
- Quá trình hấp thụ hóa học làm sạch khí bằng dung môi những dung dịch
nước alkanolamin, MEA, DEA, DGA. Chúng dựa trên phản ứng hóa học của
các hợp chất không mong muốn với alkanolamin là phản ứng hoạt động của các
chất hấp thụ. Quá trình hấp thụ hỗn hợp được sử dụng nhiều để xử lý các nguồn
khí có chứa CO2, H2S với áp suất riêng phần thấp. Quá trình này đảm bảo khử
triệt để H2S, CO2 các áp suất và nồng độ làm việc của chúng trong khí ban đầu
khác nhau, độ hòa tan của hydrocacbon trong những chất hấp thụ này không
cao, thiết bị và công nghệ của quá trình này đơn giản.
- Quá trình làm sạch bằng phương pháp vật lý, các hợp chất không mong
muốn bằng các dung môi hữu cơ như propylen cacbonat, dimetyl ete
polyetylglycol, N-metylpyrrollidon. Chúng dựa trên hấp thụ vật lý chứ không
phải phản ứng hóa học.
Ưu điểm:
- Các chất hấp thụ: không sử dụng hạt, không gây ăn mòn thiết bị, nhiều
chất có nhiệt độ đông đặc thấp, đây là điều quan trọng trong trường hợp áp dụng
chúng ở điều kiện khí hậu lạnh.
- Chi phí đầu tư và vận hành ít hơn so với qúa trình hấp thụ hóa học.
Nhược điểm:
Các dung môi vật lý hấp thụ nhiều hydrocacbon dẫn đến tốn dung môi.
Quá trình hấp thụ vật lý không làm sạch triệt để khí nguyên liệu.
- Các quá trình làm sạch khí khỏi hỗn hợp chất không mong muốn bằng
dung môi là hỗn hợp dung dịch nước alkanolamin với dung môi hữu cơ như
metanol.
Ưu điểm: Có thể tách triệt để tạp chất khỏi khí.
Nhược điểm: Dung môi tổ hợp tương đối tốt các hydrocacbon nên hạn
chế lĩnh vực sử dụng của quá trình hấp thụ vật lý và hấp thụ hỗn hợp.
* Làm sạch khí bằng dung môi Monoetanolamin (MEA):
Người ta sử dụng phương pháp này rộng rãi vì dung môi monoetanolamin
có khả năng hấp thụ cao H2S và CO2.
Ưu điểm:
17
- Khí H2S và CO2 được làm sạch triệt để trong khí đồng hành, được đảm
bảo trong khoảng áp suất riêng phần rộng.
- Các thiết bị và hệ thống công nghệ đơn giản và có độ bền cao.
- MEA dễ tái sinh và có tính ổn định cao.
Nhược điểm:
- Chi phí vận hành cao.
- Độ bão hòa dung dịch thấp: 0,3 - 0,4 mol/mol.
- Mức thu hồi mercaptan và các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khá thấp.
- Các tạp chất như CO2, CS2, SO2, SO3 trong khí nguyên liệu khi tương
tác với dung môi tạo thành hợp chất cao phân tử dẫn đến khó hoặc không tái
sinh được.
Sơ đồ công nghệ làm sạch H2S và CO2 bằng dung dịch alkanolamin (hình
1)
II
VI 8 9
Hình 1.
1. Tháp hấp thụ 6. Thiết bị trao đổi nhiệt
2. Thiết bị ổn định 7. Tháp giải hấp
3. Tháp phân ly 10. Bể tách
4, 9. Thiết bị làm lạnh bằng nước 11. Thiết bị gia nhiệt
5, 8. Thiết bị làm lạnh bằng không khí
I. Khí ẩm II. Khí sạch
III. Dung môi IV. Khí phân ly
V. Một phần dung môi hóa khí VI. Khí axit
VII. Dung môi tái sinh
Thuyết minh sơ đồ công nghệ :
I
1
2
3
4 5 6
11
7
10
VII
DM IV
VII V
III
18
Khí nguyên liệu sau khi được làm sạch được đưa vào phía dưới tháp hấp
thụ 1 (đĩa dưới cùng đựoc làm giàu bằng dung dịch nước MEA). Dung môi hấp
thụ đưa vào đĩa trên của tháp hấp thụ. Trong tháp hấp thụ dung môi được tưới
lên toàn bộ mặt tháp và hấp thụ khí axit được thổi từ dưới đáy tháp lên.
Từ đỉnh tháp khí sạch được đưa ra, còn chất hấp thụ đã bão hòa ra ngoài ở
đáy tháp. Khí sạch sau khi qua bộ ổn định 2 được đem đi sử dụng, phần lỏng còn
lại đi xuống bộ phận tách 3 cùng với chất hấp thụ ra ở đáy tháp. Tại đó hiệu ứng
tiết lưu mà hydrocacbon bị hấp thụ được tách ra qua bộ phận trao đổi nhiệt 6 và
chuyển đến tháp khử hấp thụ. Ở đây khí axit, hơi nước, các hydrocacbon còn sót
lại sẽ được tách ra. Quá trình đun nóng dung môi được thực hiện nhờ thiết bị 11
(to = 130oC, P = 0,1 - 0,15 Mpa). Hỗn hợp khí axit, hơi nước, hydrocacbon thoát
ra từ tháp 7 được làm lạnh trong sinh hàn không khí 8, 9. Sau đó hỗn hợp có hai
pha vào tháp tách 10, tại đó nước được tách ra và quay trở lại tháp, còn khí axit
được đưa đi sử dụng. Dung môi tái sinh sau khi được làm sạch quay trở lại tháp
hấp thụ để thực hiện tiếp quá trình làm sạch.
* Làm sạch bằng dung môi Dietanolamin (DEA):
Để sử dụng nồng độ DEA hợp lý trong dung dịch người ta căn cứ vào
nồng độ khí axit trong nguyên liệu và độ bão hòa dung dịch. Thường sử dụng
nồng độ DEA trong dung dịch từ 20-30% khối lượng. Nếu khí axit trong dung
dịch có nồng độ từ 0,05-0,08 m3/l thì sử dụng dung môi DEA có nồng độ từ 20-
25% khối lượng. Nếu khí axit có nồng độ từ 0,14 - 0,15 m3/l thì dung môi là 25-
27%, nồng độ axit 0,15- 0.17 m3/l thì DEA có nồng độ là 25 - 30%.
Quá trình hấp thụ H2S và CO2 vào dung môi DEA như sau:
2R2NH + H2S = (R2NH)2S
(R2NH)2S + H2S = 2RNH2HS
R2NH2 + H2O + CO2 = (R2NH2)CO3
(R2NH2)2CO3 + H2O + CO2 = 2R2NH2HCO3
Công thức cấu tạo của DEA: (OH-CH2- CH2)2NH
Ưu điểm:
- Khí H2S và CO2 đảm bảo sạch triệt để kể cả khi có mặt của CO2 và CS2.
19
- Dung dịch bền về mặt hóa học trong điều kiện quá trình dễ phục hồi, áp
suất bão hòa thấp
- Thiết bị và công nghệ đơn giản.
Nhược điểm:
- Khả năng hấp thụ của dung môi thấp.
- Chi phí vận hành cao.
- Khả năng hấp thụ mercaptan và các hợp chất chứa lưu huỳnh thấp.
b. Làm ngọt khí bằng dung dịch cacbonat.
Đây là phương pháp sử dụng muối hòa tan của ion CO32- có tính kiềm yếu
(như K2CO3) để loại bỏ khí axit H2S và CO2. Quá trình hấp thụ dùng K2CO3
nóng để hấp thụ H2S và CO2. Phản ứng xảy ra như sau:
K2CO3 + CO2 + H2O = 2KHCO3
K2CO3 + H2S = K2S + 2KHCO3
Quá trình hấp thụ H2S và CO2, K2CO3 tăng lên khi nhiệt độ tăng và người
ta đã chứng minh rằng quá trình này tiến hành tốt nhất khi gần với nhiệt độ phản
ứng nghịch của phản ứng trên.
Phương pháp này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì không cần có thiết
bị trao đổi nhiệt giữa dung môi bão hòa và dung môi tái sinh.
c. Quá trình hấp thụ bằng nước.
Phưong pháp này được sử dụng để hấp thụ sơ bộ các khí axit, người ta
còn gọi là quá trình rửa khí bằng nước. Nguyên lý hấp thụ khí axit bằng dung
môi là nước xảy ra đồng thời của hai quá trình: hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa
học.
Ưu điểm:
- Thiết bị đơn giản
- Không mất nhiệt trong quá trình làm việc.
- Dung môi dễ kiếm
- Dung môi không phản ứng với CO2, CS2.
Nhược điểm :
- Năng suất không cao
- Khó khăn trong việc thu hồi khí axit để sử dụng vào mục đích khác.
- Dễ bị ô nhiễm môi trường
20
- Phải xử lý nước thải
III. TÁCH CÁC THÀNH PHẦN KHÍ ĐỒNG HÀNH.
Khí sau khi được làm sạch thì trong thành phần của khí đồng hành chỉ còn
lại hydrocacbon. Hỗn hợp khí này cần tách để sử dụng cho các mục đích khác
nhau. Hiện nay, các phương pháp thường dùng để tách riêng thành phần khí
đồng hành là :
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp ngưng tụ
- Phương pháp chưng cất nhiệt độ thấp
- Phương pháp nén.
- Phương pháp giãn nở turbo
Các dây truyền tách khí người ta thu được nồng độ khí etan tách riêng đạt
92%, propan và butan đạt nồng độ từ 96-98%.
1. Phương pháp ngưng tụ.
Phương pháp ngưng tụ là phương pháp mà quá trình của nó có thể coi là
qúa trình làm lạnh đẳng áp cho tới nhiệt độ tương ứng với áp suất đó sẽ xuất
hiện pha lỏng.
Các thành phần cấu tử khí đồng hành như CH4, C2H6 ... có nhiệt độ ngưng
tụ khác nhau, do đó quá trình làm lạnh xảy ra như sau:
Khi giảm nhiệt độ thì đến một nhiệt độ nào thì khí sẽ xảy ra hiện tượng
ngưng tụ. Song khí hydrocacbon có đặc điểm là chúng hòa tan trong
hydrocacbon lỏng, do đó khí ngưng tụ chuyển sang pha lỏng thì không chỉ có
cấu tử có thể ngưng tụ tại nhiệt độ và áp suất riêng phần đó mà các cấu tử có
nhiệt độ tới hạn thấp hơn cả nhiệt độ của hỗn hợp tại đó cũng ngưng tụ và
chuyển sang pha lỏng. Ví dụ : Nhiệt độ tới hạn của metan là -920C nhưng khi có
lẫn propan nó vẫn chuyển sang pha lỏng ở nhiệt độ 100C.
Quá trình hòa tan khí vào chất lỏng hay quá trình ngưng tụ luôn xảy ra sự
tỏa nhiệt, lượng nhiệt tỏa ra khi hòa tan cũng xấp xỉ khi ngưng tụ về trị số. Khi
giảm nhiệt độ thì lượng lỏng sẽ tăng lên và cũng là lúc làm thay đổi thành phần
pha lỏng, trong chất lỏng sẽ tăng các cấu tử dễ bay hơi. Tiếp tục giảm nhiệt độ
hỗn hợp khí tiếp tục ngưng tụ và cho đến khi ngưng tụ hoàn toàn pha khí.
21
Quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp, quá trình làm lạnh khí diễn ra đến khi
đạt mức độ tách cấu tử riêng cần thiết ra khỏi hỗn hợp.
Cùng mức độ ngưng tụ có thể đạt được bằng những tổ hợp các giá trị
nhiệt độ và áp suất khác nhau. Khi tăng áp suất, độ chọn lựa trong quá trình
ngưng tụ sẽ giảm, cường độ thay đổi mức độ ngưng tụ không tỷ lệ thuận với sự
thay đổi áp suất và nhiệt độ. Trong một khoảng giá trị nhỏ, mức độ ngưng tụ sẽ
thay đổi rất nhanh khi thay đổi giá trị áp suất. Nhưng khi tiếp tục giảm áp suất
thì cường độ ngưng tụ sẽ giảm. Mức độ ngưng tụ của các hydrocacbon sẽ tăng
khi áp suất tăng và nhiệt độ không đổi hoặc giảm nhiệt độ với áp suất không đổi.
Song quá trình ngưng tụ của hai trường hợp xảy ra khác nhau. Nếu tăng áp suất,
nhiệt độ không đổi thì mức độ ngưng tụ sẽ tăng lên song sự phân tách cấu tử
hydrocacbon sẽ kém đi, trong pha lỏng cùng với các cấu tử nặng sẽ có một
lượng đáng kể các cấu tử nhẹ hòa tan và ngược lại.
a. Tổng quan về công nghệ ngưng tụ.
Khí đồng hành từ nơi khai thác dầu được nén bằng máy nén khí, sau đó
được làm lạnh và đưa vào thiết bị sấy khô. Sau đó khí được đưa qua sinh hàn
làm nguội và đưa vào thiết bị ngưng tụ nhiệt độ thấp. Tại đây khí nén được làm
lạnh đến nhiệt độ cần thiết, sau đó đưa sang bộ phận tách khí. Tại đây, một phần
hydrocacbon ngưng tụ được tách ra. Phần ngưng tụ (gọi là condensat) của giai
đoạn nén và làm lạnh khí đồng hành được bơm từ thùng chứa qua bộ phận trao
đổi nhiệt sang tháp tách etan, tại đó phân đoạn chứa metan được tách ra. Sau đó
benzen và phần ngưng tụ đã được tách metan và etan qua thiết bị trao đổi nhiệt
vào bình chứa và sẽ được đưa đi chế biến tiếp.
Sơ đồ công nghệ của phương pháp này được chia nhỏ như sau :
- Theo số bậc phân ly cơ bản: Quy trình được chia ra : 1, 2, 3 bậc. Mỗi
bậc nhất thiết phải có một sản phẩm ra ở dạng lỏng.
- Theo nguồn nhiệt lạnh: Chu trình làm lạnh ngoài, chu trình làm lạnh
trong, chu trình làm lạnh kết hợp.
Trong đó chu trình làm lạnh ngoài không phụ thuộc vào sơ đồ công nghệ
và các tác nhân làm lạnh riêng, tùy thuộc vào các tác nhân làm lạnh, mà chu
trình làm lạnh ngoài chia ra hai nhóm:
+ Tác nhân lạnh một cấu tử :
+ Tác nhân lạnh nhiều cấu tử (Hydrocacbon nhẹ)
22
Chu trình làm lạnh ngoài sử dụng hai hoặc nhiều tác nhân lạnh, một cấu
tử được gọi là tác nhân làm lạnh nhiều bậc.
Chu trình làm lạnh trong chia làm 2 nhóm :
+ Nhóm tiết lưu dòng sản phẩm lỏng
+ Nhóm dùng van giảm áp.
Về nguyên tắc có thể áp dụng quy trình, trong đó nguồn lạnh thu được khi
bốc hơi các dòng lỏng, song trường hợp này không kinh tế và vận hành phức
tạp, nên ít sử dụng.
Khí đồng hành được chế biến theo sơ đồ, trong đó chu trình làm lạnh
ngoài bằng propan kết hợp với chu trình làm lạnh trong. Trong sơ đồ như trên
thì ở giai đoạn bậc nhất thường áp dụng chu trình làm lạnh ngoài để làm lạnh khí
tới nhiệt độ - 300C. Còn ở giai đoạn hai (bậc 2) để nhận được nhiệt độ thấp hơn
người ta sử dụng làm lạnh trong :
b. Quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp có chu trình làm lạnh ngoài.
Quá trình này cho phép làm việc với khí có thành phần tốt nhất và hàm
lượng C ≥ 3 là 100g/m3. Quá trình này có hiệu quả làm việc tương đối cao, có
thể tách được lượng etan là 87% và propan khoảng 99% và toàn bộ hydrocacbon
nặng. Tùy thuộc vào chất lượng khí, mục đích sử dụng của sản phẩm người ta có
thể chọn công nghệ khác nhau :
Sơ đồ công nghệ nhiệt độ thấp 1, 2, hoặc 3 bậc để thu sản phầm là C2, C3
có chu trình làm lạnh bằng propan, propan-etan.
Qua thực nghiệm người ta thấy rằng :
Với quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp một bậc thường không có nhiệt độ
chọn lọc không lớn, tiêu tốn năng lượng cho giai đoạn tách etan nhiều. Để giải
quyết vấn để này, hiện nay trong sơ đồ ngưng tụ thấp một bậc người ta lắp thêm
cụm thiết bị tách sơ bộ etan, tại đây etan được làm bay hơi một phần nhờ nhiệt
lượng hoàn lưu từ khí bên ngoài tháp khử etan .
Sử dụng sơ đồ ngưng tụ nhiệt độ thấp có chu trình làm lạnh với tác nhân
hỗn hợp, chu trình làm lạnh tuần hoàn bằng các tác nhân lạnh một cấu tử etan,
propylen, propan. Sử dụng tác nhân lạnh hỗn hợp cho phép nhờ bay hơi các cấu
tử nhẹ sẽ đạt được nhiệt độ thấp hơn đáng kể so với đẳng nhiệt bay hơi của
propan, chính vì vậy mà tách triệt để các cấu tử cần thiết. Chu trình lạnh sử dụng
tác nhân hỗn hợp chia làm hai nhóm :
23
- Tác nhân lạnh có thành phần không đổi (chuẩn bị trước)
- Tác nhân lạnh thu được trong quá trình (thành phần có thể thay đổi phụ
thuộc vào thành phần nhập liệu)
Khác với sơ đồ có chu trình làm lạnh trong, ở sơ đồ tác nhân lạnh hỗn
hợp được tuần hoàn theo chu trình kín. Máy nén - Thiết bị ngưng tụ bằng không
khí, thiết bị - máy nén, lượng khí hao hụt sẽ được bổ sung định kỳ. Như đã biết
quá trình bay hơi và ngưng tụ pha lỏng tạo thành do ngưng tụ một giai đoạn lớn
hơn ngưng tụ nhiều giai đoạn khi ở cùng chế độ công nghệ. Xong quá trình
ngưng tụ một giai đoạn pha lỏng có chứa nhiều cấu tử dễ bay hơi, đó là điều
không mong muốn, có nghĩa là độ chọn lọc của giai đoạn ngưng tụ một giai
đoạn thấp hơn, tuy nhiên để đầu tư cho sơ đồ nhiều bậc cần phải đầu tư vốn lớn.
Do đó khi dùng sơ đồ ngưng tụ lạnh nhiệt độ thấp với chu trình làm lạnh ngoài
propan để tách phân đoạn C3 trở lên nên dùng qui trình một bậc.
Sơ đồ nhiều bậc dùng để tách các phân đoạn C2 trở lên. (Hình 2).
hhhII
VIII
Hình 2. Sơ đồ công nghệ nhà máy chế biến khí ở Tây Virginia (Mỹ)
1.Tháp tách sơ bộ; 2. Tháp sấy; 3. Lọc; 4. Hệ thống trao đổi nhiệt và bay hơi
propan; 5,7. Tháp tách nhiệt độ thấp; 6. Hệ thông trao đổi nhiệt và bay hơi
etylen; 8, 15, 19, 23, 29, 36. Hồi lưu; 9. Thết bị làm mát bằng etylen; 10. Tháp
tách metan; 11, 16, 21, 25, 31, 39. Bộ phận đun sôi đáy tháp; 12. Bình chứa
I
C3
2C
9
64 8
1 7
10
2 5
11
3
12
II
III
IV
V
VI
VII
17
14
13 15
18
19
20
16 21
24
22
23
26 30
31
36
35
29
28
41
39
37
25
32
38
3433
40
27
24
trung gian; 13. tháp tách etan; 14,33. Chu trình bay hơi propan; 17. Bloc làm
sạch CO2; 18, 22, 27, 28, 32,40. Thiết bị làm mát bằng không khí; 20. Tháp tách
propan 24. Tháp tách butan; 26. Thiết bị trao đổi nhiệt; 30. Cột izo - butan; 34.
Bình chứa etan; Bloc làm sạch H2S; 37. Đốt nóng sơ bộ; 38. bloc làm sạch
benzin; 41. Tháp chưng condensat; I. Khí nguyên liệu; II. Etan; III. Propan; IV.
Izo - butan; V. Cặn benzin; VI. N - butan; VIII. Khí khô.
+ Sơ đồ ngưng tụ nhiệt độ thấp có chu trình làm lạnh tổ hợp.
Trong sơ đồ này người ta sử dụng chu trình làm lạnh ngoài bằng propan,
etylen và có tiết lưu dòng chất lỏng hoặc tuốc bin giãn nở khí kết hợp. Sơ đồ này
có thẻ tách được C≥2. Trong công nghệ có thể áp dụng sơ đồ công nghệ 1 hoặc
2 bậc để thu sản phẩm .
Khi chế biến khí đồng hành theo sơ đồ ngưng tụ nhiệt độ thấp có công
đoạn giãn nở khí để nhận sản phẩm C 3 thì áp suất trước khi thiết bị không cần
lớn hơn 3,5Mpa. Theo những nghiên cứu tính toán thì sự giảm hàm lượng C 3
trong khí đồng hành thì mức độ tách propan trên thực tế là như nhau do sự giảm
nhiệt độ của dòng khí trong quá trình giãn nở.
≥
≥
Khi ứng dụng công đoạn giãn nở lên dễ điều khiển vì các thông số của
quá trình tự điều chỉnh và được duy trì ở mức độ cần thiết, đảm bảo tách các cấu
tử định trước như yêu cầu.
Tuy có nhiều sơ đồ công nghệ khác nhau nhưng về cơ bản tất cả các quá
trình đều có các thiết bị chính như: Lọc khí để tách các giọt lỏng và bụi cơ học
trước khi đưa vào chế biến, sấy khí tách ẩm, hệ thông thiết bị trao đổi nhiệt tuần
hoàn để tận dụng nhiệt lạnh và máy của dòng, chu trình làm lạnh, thiết bị phân
ly, cụm khử metan và etan.
2. Phương pháp hấp thụ.
Dựa trên cơ sở của 2 quá trình chuyển khối cơ bản: hấp thụ và khử hấp
thụ.
Tùy theo thành phần của nguyên liệu vào (thành phần khí đưa vào xử lý)
mà sơ đồ công nghệ có thể bổ sung thêm các công đoạn làm sạch khí khỏi các
tạp chất là các tạp chất chứa oxy và lưu huỳnh.
Trong các nhà máy chế biến khí, áp suất trong thiết bị hấp thụ thường
thấp không quá 4 Mpa, nhiệt độ hấp thụ trung bình 40-50oC, dung môi sử dụng
là phân đoạn kerosen có khối lượng phân tử 120-240. Sử dụng dung môi có khối
25
lượng phân tử nhỏ hơn sẽ dẫn đến tổn thất nhiều dung môi. Nếu tăng áp suất hay
số lần tuần hoàn của dung môi trong trường hợp này cũng không làm tăng hiệu
quả hấp thụ.
Quy trình hấp thụ áp suất thấp các thông số khử metan (etan) thường được
lấy như sau: p =1,2-2 Mpa, nhiệt độ nhập liệu: 40-70oC, nhiệt độ đáy: 190 -
200oC, số đĩa thực tế nhỏ hơn 40. Chế độ nhiệt cháy của tháp này phải tuân theo
nghiêm ngặt chế độ nhiệt của tháp hấp thụ và khử hấp thụ. Điều này cho phép
tối ưu hóa quá trình công nghệ của tháp khử metan (etan).
Để tách triệt để hơn của cấu tử nhẹ, có thể thực hiện bằng biện pháp nâng
cao áp suất, giảm nhiệt độ hấp thụ, tăng số lần tuần hoàn của chất hấp thụ dùng
chất hấp thụ nhẹ hơn.
Ở các nhà máy tách khí đồng hành hiện đại có thể tách được tới 70-80%
propan, 90% butan và 100% các hydrocacbon nặng hơn. Khi đó lượng etan tách
ra không quá 25-30%.
Sử dụng nhiệt độ thấp là khuynh hướng đặc trưng phát triển của quá trình
tách khí đồng hành. Phương pháp này cho phép giảm đáng kể lượng tuần hoàn
chất hấp thụ và dùng được các chất hấp thụ có khối lượng phân tử trung bình
thấp.
Sơ đồ công nghệ hấp thụ nhiệt độ thấp (Hình 3)
18
V 107
Hình 3. Sơ đồ HNT của nhà máy chế biến khí dùng để tách propan và
hydrocacbon nặng từ KĐH ở thành phố Nhiznevartovsk (CHLB Nga)
1, 2, 3, 9, 13, 14, 15, 16. Thiết bị trao đổi nhiệt
1 2 3 4
5
6
8
9
11
12
13
14
15
16
17
19
20
21
22
VI VI
IV
XII
III I III III
II
X
IX VIII
IX
VII
VI XIII
XIII
XIV
VI
XIV
VI
26
5, 6, 11. Các tháp tách 4, 7, 10. Bộ phận bay hơi propan
8. Tháp hấp thụ 12. Tháp hấp thụ - bốc hơi
21. Tháp khử hấp thụ 17, 18, 20. Sinh hàn không khí
19. Hồi lưu 22. Lò
I. Khí nguyên liệu II. Khí khô của tháp hấp thụ và tháp hấp thụ -
bốc hơi sau công đoạn bão hòa chất hấp thụ tái sinh bão hòa hydrocacbon
V, XI. Khí khô VI. Chất hấp thụ đã tái sinh
VII. Chất hấp thụ bão hòa VIII. Khí
IX. Condensat X. Etylenglycol tự do
XIII. Chất hấp thụ bão hòa đã tách etan
XV. Phân đoạn hydrocacbon nặng C . 3≥
Khí trước khi vào các bộ phận TĐN 2,3 và bộ phận bay hơi propan 4 và
được thêm etylen glycol để được tách một phần nước. Từ bộ phận bay hơi
propan 4 ra hỗn hợp khí, etylen glycol đã hấp thụ nước và các hydrocacbon
ngưng tụ (condensat) đưa vào tháp tách 5, sau tháp tách etylen glycol đã hấp thụ
nước được đưa đi tái sinh, condensat được đưa sang tháp hấp thụ bốc hơi 12 sau
khi đã chuyền lạnh trong các bộ phận TĐN 3 và 15, còn khí đi vào phần dưới
của tháp hấp thụ 8 đĩa trên cùng tháp hấp thụ được tưới chất hấp thụ tái sinh và
bão hòa hydrocacbon nhẹ có nhiệt độ bằng -23oC. Từ đỉnh tháp hấp thụ nhận
được khí khô đưa sang công đoạn bão hòa ở bộ phận bay hơi propan 7, tháp tách
6 và hoàn nguyên lạnh trong bộ phận TĐN 2 đưa đi làm nhiên liệu.
Chất hấp thụ bão hòa lấy ra từ đáy tháp 8 đưa qua van tiết lưu (giãn nở từ
P = 4-3,5 Mpa) và sau khi tái sinh lạnh trong bộ phận TĐN 9 được đưa vào phần
giữa của tháp hấp thụ bốc hơi 12 (P = 3,4 Mpa), chất hấp thụ được làm lạnh đến
23oC, còn đáy tháp đuợc đun nóng ở nhiệt độ khác nhờ có bộ phận TĐN 13,14.
Từ đỉnh tháp 12 nhận đuợc khí khô. Từ đáy tháp 12 nhận được chất hấp thụ bão
hòa, sau khi đun nóng trong bộ phận TĐN 15 đi vào phần giữa các tháp khử hấp
thụ 21( p=1,4 Mpa). Từ đỉnh nhận phân đoạn hydrocacbon C≥3 sau khi ngưng
tụ và làm lạnh trong sinh hàn không khí 18 được đưa vào hồi lưu 19. Một phần
hydro cacbon quay trở lại làm giàu cho tháp khử hấp thụ, phần còn lại được làm
lạnh trong sinh hàn không khí 20 và đưa đi tiêu thụ.
3. Chế biến khí bằng phương pháp chưng cất nhiệt độ thấp.
Quá trình chưng cất về mặt nhiệt động thuận lợi hơn quá trình hấp thụ.
27
Sơ đồ chưng cất nhiệt độ thấp hiệu quả hơn sơ đồ hấp thụ nhiệt độ thấp và
thiết bị đơn giản hơn. Sự khác nhau nguyên tắc giữa sơ đồ chưng cất nhiệt độ
thấp và hấp thụ nhiệt độ thấp là nguyên liệu đi vào thiết bị sau khi làm lạnh
(toàn bộ hoặc 1 dòng nguyên liệu) được cho vào tháp chưng mà không cần phân
ly sơ bộ, ở đây khí nguyên liệu được phân thành khí khô(đi ra đỉnh tháp) và
hydrocacbon nặng hơn (đi ra ở đáy tháp).
Tùy thuộc vào sơ đồ nguyên tắc của quá trình chế biến khí bằng phương
pháp chưng cất nhiệt độ thấp mà các thiết bị chính (các tháp chưng cất) các phân
đoạn rộng hydrocacbon được chia ra thành tháp chưng cất bay hơi và tháp
ngưng tụ bay hơi.
Tháp chưng cất bay hơi là tháp có dòng khí nguyên liệu đã làm sạch sơ bộ
được cho vào phần giữa của nó làm việc hoàn toàn như tháp chưng cất.
Sơ đồ công nghệ được trình bày ở hình 4.
Hình 4. Quy trình CNT có hai dòng vào
III
VI
4
5
6
IV
3
2
1
II
I
1. Thiết bị trao đổi nhiệt 2. Thiết bị bay hơi propan 3. Thiết bị phân ly 3 pha 4.
Bơm 5. Tháp chưng cất 6. Tháp bay hơi gia nhiệt.
I. Khí ẩm II. Khí khô III. Phân đoạn hydrocacbon IV. Dietylenglycol
75% V. Dietylenglycol 98-99% VI. Chất tải nhiệt.
4. Phương pháp giãn nở turbo.
28
Phương pháp này dựa trên cơ sở khí làm giảm nhiệt độ. Hỗn hợp khí nén
và làm lạnh, sau đó giảm P làm cho nhiệt độ khí giảm xuống dưới 65,6oc. Các
cấu tử nặng từ etan trở lên đều bị hóa lỏng. Hỗn hợp lỏng được máy nén sử dụng
năng lượng dẫn khí của quá trình turbo để vận chuyển vào tháp chưng cất phân
đoạn thành các câu tử riêng .
Quá trình turbo sử dụng ở những dây truyền muốn thu hồi etan triệt để.
quá trình này hiện nay khá phổ biến nó có thể cạnh tranh với phương pháp hấp
thụ ngay cả trong trường hợp thu hồi etan như dây truyền sản xuất LPG (Hình 5)
NGLS lỏng
C3 + NGLS C2 + NGLS
Nguyên liệu
Chưng
cất
LPG
Nhả
Etan
Nhả
metan
Khí lỏng vào
LPG Etan Metan
Làm lạnh
Dãn turbo
Nén khí
Khí đốt
Hình 5. Sơ đồ dây chuyền giãn nở turbo tách khí
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp nén dựa trên cơ sở nén hỗn
hợp khí, sau đó làm lạnh.Kết quả là các hydrocacbon nặng hơn bị ngưng tụ.
Nhưng phương pháp hiệu quả tách C3 không cao.
Nhận xét đối với công nghệ chế biến khí.
Công nghệ chế biến khí có thể nói là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm LPG thu được mà còn quyết định
đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn quá trình công nghệ là đặc biệt quan trọng và phụ
thuộc vào hàng loạt các yếu tố như: Chất lượng nguyên liệu khí, các thông số
công nghệ, các yếu tố ảnh hưởng, chu trình làm lạnh… Đối với khí có độ béo
rộng từ 250 ÷350g/m3, việc áp dụng công nghệ ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ
nhiệt độ thấp xem như tương đương nhau về mặt kinh tế. Nhưng khi chế biến
khí có hàm lượng C 3 lớn hơn 350≥ ÷400g/m3 thì sơ đồ ngưng tụ nhệt độ thấp là
kinh tế hơn. Khi đó nhiệt độ tối ưu để chế biến khí là -30oC và ta có thể áp dụng
29
chu trình làm lạnh bằng propan. Tuy nhiên, nếu khí có hàm lượng C 3 nhỏhơn
250g/m
≥
3 thì sơ đồ công nghệ ngưng tụ nhiệt độ thấp lại có thể là không kinh tế
khi áp dụng làm lạnh propan.
Việc áp dụng sơ đồ nhiệt độ thấp trong đièu kiện làm lạnh bằng propan sẽ
cho phép tách tối đa prppan và các hydrocacbon nặng luôn đem lại hiệu quả tốt
nhất. Trong công nghệ chưng cất nhiệt độ thấp việc áp dụng với khí béo có hàm
lượng C 3 lớn hơn 400g/m≥ 3 là hiệu quả hơn cả.
Có thể nói, việc lựa chọn, tính toán khi lựa chọn chu trình làm lạnh đều
phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như: Chất lượng nguồn khí, độ dẫn lạnh
riêng, lượng tác nhân lạnh, nhiệt độ hỗn hợp trước van tiết lưu, chế độ công
nghệ trên toàn chu trình.
IV. PHA TRỘN THÀNH PHẦN LPG.
Sau khi thu được khí qua hàng loạt các công đoạn cuối cùng để tạo ra sản
phẩm LPG.
Đây là công đoạn công đoạn đơn giản trong tất cả các công đoạn để sản
xuất LPG tùy theo yêu cầu của thị trường về tiêu thụ sản phẩm LPG mà các nhà
sản xuất sau khi đã có các thành phần khí C3, C4 riêng biệt sẽ đem trộn lẫn
chúng với nhau theo 1 tỷ lệ thích hợp làm sao cho đáp ứng tốt yêu cầu về nhiệt
cũng như tính an toàn. Trong quá trình pha trộn thành phần LPG thi chế độ công
nghệ phụ thuộc và tỷ lệ cấu tử chính là Butan và propan cũng như năng suất
thiết bị. Nhiệt độ trong tháp thường là -42oC÷ -11,3oC, áp suất P = 3 4 Mpa.
Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sản xuất dùng các loại máy nén 1 cấp,
hai cấp hay 3 cấp cùng với các thiết bị chứa chuyên dụng để nạp nén và tồn chứa
LPG tại các áp suất khác nhau.
÷
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khá nhiều loại LPG khác nhau do
các hãng cung cấp, tỷ lệ pha trộn propan /Bu tan khác nhau như 30/70, 40/60,
50/50. Đối với LPG có tỷ lệ là 30/70, 40/60 thường được sử dụng trong sinh
hoạt do điều kiện làm việc của bình chứa và áp suất là không cao lắm vì vậy tạo
được sự an toàn cho người sử dụng và đảm bảo nhiệt trị lớn. Còn tỷ lệ pha trộn
50/50 thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp như:
nấu thủy tinh,sản xuất ắc quy, cơ khí đóng tàu (dùng LPG để thay thế axetylen
trong hàn cắt kim loại). Sản xuất bánh kẹo…do có nhiệt cháy cao, giá thành
cũng rẻ hơn.
30
V. MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LPG.
Sau khi dầu thô được làm ổn định bằng những phương pháp dã nêu trên
thì trong quá trình vận chuyển đến nhà máy tinh chế, những lượng nhỏ nhưng
quan trọng của LPG và thành phần nhẹ hơn (metan, etan) còn ở trong dầu được
đưa đến nhà máy tinh luyện. Tại đây dầu thô được chia thành một số phần nhỏ
qua quá trình qua quá trình chưng cất. Khí thuộc thành phần nhẹ nhất được tạo
ra xem là sản phẩm đầu từ cột cất phân đoạn bao gồm LPG, etan, metan. Những
thành phần còn lại bao gồm các phần nặng như: dầu mỏ, phần cặn.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người ta áp dụng các phương phá
xuất thu hồi LPG ở trong các nhà máy chế biến khí hay tinh chế như ph
pháp nén, phương pháp làm lạnh, phương pháp hấp thụ, phương pháp hấp p
1.Phương pháp nén khí.
. Sơ đồ công nghệ.
Hình
Khí nhiên liệu
c
d
e
b
f Pa g
LPG
Hình 6. Sơ đồ công nghệ sản xuất LPG bằng phương pháp nén khí
a. Tháp cất phân đoạn d. Thiết bị gia nhiệt f. Tháp cất loại etan
b. Bình acqui e. Tháp phân ly g. Tháp tách propan
c. Máy nén
b. Mô tả quá trình.
Sản phẩm hơi ở trên cao từ tháp cất phân đoạn được nén đến 1,2 1,5
(b) máy nén (c) và kết hợp với sản phẩm đầu của hơi hóa lỏng. Những dò
÷
31 p sản
ương
hụ. aropan
Butan
Mpa
ng đó
được làm mát đến 40oC bằng không khí hoặc nước, sau đố được chuyển trực
tiếp dến máy phân ly (e).
Do áp suất cao, phần lớn LPG thu được trong pha lỏng của sự phân ly
nhiều hơn đối với pha lỏng ở thùng ắc quy (b) phía trên, thành phần nặng hơn -
butan được quay vòng lại ở tháp phân đoạn.
Pha lỏng từ máy phân ly đi qua cột etan (f), sản phẩm hơi từ đó quay vòng
lại máy phân ly để tăng vòng quay LPG. Pha hơi tờ máy phân ly mà thành phần
chủ yếu là LPG được dùng làm khí nhiên liệu. Còn dòng sản phẩm lỏng từ cột
cất etan là LPG được chia làm 2 loại gồm propan và butan trong tháp tách
propan.
Với phương pháp này thì đòi hỏi LPG phải luôn được quay vòng.
2. Phương pháp làm lạnh.
Sự quay vòng của LPG đạt được sự làm lạnh bên ngoài hay sự làm lạnh tự
động hoặc sự làm lạnh kết hợp.
+ Làm lạnh tự động
Phương pháp làm lạnh có thể thực hiện được nhờ quá trình ra tăng thể tích
qua van Joule - Thomson (J - T) hoặc tuabin mở hóa hợp với sự trao đổi nhiệt.
trong phương pháp này áp suất trong thiết bị cung cấp tren máy làm giảm sự trao
đổi nhiệt. Sự làm lạnh tự động có thể cho quay vòng LPG > 90% và của etan >
80%.
a. Sơ đồ công nghệ.
a
d
a
b
c
e f
Khí khô
Khí đem
sử dụng
Hình 7. Sơ đồ công nghệ sản xuất LPG bằng phương pháp làm lạnh
LPG và xăng tự nhiên
32
a. Thiết bị gia nhiệt đáy d. Tháp tách metan
b. Thiết bị trao đổi nhiệt e. Tuôcbin giãn nở
c. Tháp phân ly f. Máy nén
b. Mô tả quá trình.
Nước, cacbondioxit, sunfua và một thành phần của khí cung cấp được làm
lạnh nhờ quá trình cung cấp nhiệt làm sôi lại đến cột cất etan, phần còn lại làm
lạnh nhờ sự TĐN với sản phẩm khí từ cột etan. Dòng khí được cung cấp kết hợp
với nhau và đi qua máy phân ly (c). Từ đó, chất lỏng được đi qua hệ thống van
để làm giảm áp suất trong vùng trung gian của cột cất etan. Trong quá trình giãn
nở, có một phần chất lỏng bốc hơi và nhiệt độ bị hạ thấp. Áp suất hơi từ máy
phân ly giảm xuống nhờ tuôcbin (e). Sự giãn nở qua tuôcbin cùng với sự trao
đổi dòng nhiệt có khả năng giảm nhiệt độ đến -90 C và kèm theo sự ngưng tụ
của dòng nhiệt. Hơi tạo ra từ đỉnh cột cất etan phần lớn là metan và etan.
Với phương pháp trên, ta thu được chủ yếu là hỗn hợp etan, LPG và xăng
tự nhiên. Nhờ các quá trình chưng cất phân đoạn mà ta thu được các sản phẩm
theo yêu cầu.
3. LPG và sự quay vòng olefin.
Vòng quay LPG và olefin có giá trị đối với nhà máy tinh luyện và khí dầu
mỏ dùng ở nhiệt độ thấp.
a. Sơ đồ công nghệ:
Khí nhiên liệu
LPG
3
2 2 4
5
7
6
1
Khí thải
Hình 8.
33
1, 6. Máy nén 4. Máy phân ly A,B. khởi động
2. Tháp sấy khí 5. cột cất phân đoạn
3. Trao đổi nhiệt 7. Tháp phân ly
b. Mô tả quá trình:
Nhà máy dùng hai tuocbin 1,6 để khí được cấp đều với áp suất là như
nhau. Trước khi hỗn hợp khí được làm lạnh đến nhiệt độ thấp thì hỗn hợp khí
được làm sạch khỏi CO2 và H2S. Sau khi nén, khí được sấy khô bằng phương
pháp hấp thụ (dùng zeolit). Sau khi được làm lạnh và ngưng tụ trong bộ phận
trao đổi nhiệt. Chất lỏng và hơi xấp xỉ -42,8oC được phân chia trong máy phân
ly (4), chất lỏng đến cột cất loại etan trong khi hơi nước được đưa đến tuốc bin.
Chất lỏng từ máy phân ly được làm nóng lại trước khi đưa đến cột cất loại etan
để giảm tối thiểu sự lạnh. Nhiệt độ của hơi từ máy cất phân ly giảm xuống xấp
xỉ - 84,5oC nhờ sự thoát hơi trong tuôcbin. Sự ngưng tụ và sự thoát khí được
phân chia trên cột cất etan để đảm bảo tách ổn định.
Khi cặn từ tuocbin và cột cất loại etan ở phía trên được kiểm tra lại và đi
đến nhiên liệu đầu. Dòng sản phẩm LPG/ propylen từ cột cất loại etan được bơm
cho quá trình tiếp theo.
4. Phương pháp hấp thụ.
Trong quá trình hấp thụ phân tử khí được liên kết trở lại với bề mặt của
chất rắn. Các chất hấp phụ thường được dùng: nhôm, than hoạt tính, oxit nhôm.
a. Sơ đồ công nghệ.
h
g
f
e
d
c b a
Là
m
lạ
nh
Đốt nóng
Khí đem sử dụng
Xăng tự nhiên
Khí nhiên liệu
Hình 9.
34
a , b,c.Tháp hấp phụ e. Lò đốt h. Máy lọc
d. Máy nén g. Tháp phân ly
b. Mô tả quá trình.
Dong khí nhiên liệu đi qua bình đựng chất hấp thụ (a), ở đó hydrocacbon
nặng được hấp thụ. Dòng khí khác được nén ở máy nén (d) và đi vào đáy của cột
đựng chất hấp phụ (b), cột này được làm lạnh. Dòng khí từ (b) được chuyển đến
lò (e) và được làm nóng đến 300oC rồi chuyển trực tiếp vào ccột (e) để loại bỏ
các hydrocacbon được hấp phụ. Những hydrocacbon nặng có trong khi tái sinh
từ buồng (e) được quay trở lại sau khi làm lạnh trong máy phân ly (g). Từ đây
khí còn lại vẫn tạo thành dòng từ buông ban đầu (a). Chất lỏng thu được từ phía
tái sinh gồm: LPG, xăng tự nhiên. Từ đây thực hiện quá trình chưng cất phân
đoạn tiếp thì ta thu được LPG và sản phẩm xăng tự nhiên.
5. Thuyết minh dây truyền sơ đồ công nghệ của sam sung - Hàn Quốc
Sơ đồ công nghệ sản xuất LPG từ khí đồng hành gồm 3 công đoạn chính:
- Chuẩn bị khí nguyên liệu.
- Chế biến khí.
- Pha trộn
a. Chuẩn bị khí nguyên liệu.
Khí đồng hành được thu cùng với quá trình khai thác dầu thô sau khi được
thu gom và nén ép tại giàn nén trung tâm (đặt ngoài biển) được vận chuyển về xí
nghiệp chế biến. Để thu được sản phẩm LPG tốt nhất thì trước hết khí đồng hành
phải qua hàng loạt quá trình xử lý khí cơ bản.
Đầu tiên khí được đưa vào tháp lắng L - K 14,15. Tại đây tạp chất có
trong khí như nước, cát, bụi sẽ được tách ra. Khí tiếp tục qua hệ thống nén, gia
nhiệt ban đầu để tạo nhiệt độ và áp suất cần thiết, thường nhiệt độ - 30 ÷ -10oC,
P = 2 Mpa trước khi vào tháp tách khí tiếp theo 18,19. Để loại sạch hoàn toàn
nước có trong khí nguyên liệu thì trong công nghệ ta sử dụng phương pháp hấp
thụ hay hấp phụ. Với phương pháp thì dung môi là etylen glycol, còn ở phương
pháp hấp phụ thì chất hấp phụ thì chất hấp phụ là: silicagel, Al2O3, Zeolit, CaCl2.
Quá trình sấy khí được thực hiện trong tháp 21 và 22. Khí nguyên liệu tiếp tục
đưa sang tháp 23 để loại hết các tạp chất cơ học một cách triệt để có trong thành
35
phần khí. Hệ thống làm sạch này thường sử dụng dạng xyclon hay lọc điện tùy
theo chất lượng nguồn khí và yêu cầu.
Sau khi khí đã được loại hết các tạp chất cơ học và nước, tiếp tục vào thiết
bị 10, 11, 12 để làm ngọt khí khỏi các phi hydrocacbon như CO2, H2S, NOx, CS2.
Trong hệ thống làm ngọt khí dùng các loại dung môi như etanolamin.
Ban đầu dung môi etanolamin được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết trong
tháp 1 và được hệ thống bơm vận chuyển trực tiếp vào tháp tiếp xúc khí để loại
bỏ các khí axit. Khí sạch ra khỏi đỉnh tháp tiếp tục qua tháp làm sạch 10 và
chuẩn bị cho quá trình chế biến tiếp theo, còn dung môi qua hệ thống phân lắng
5,7 được ra nhiệt trước khi ra tháp khử hấp thụ 2.
b. Chế biến khí.
Sau khi đã có khí nguyên liệu đạt được yêu cầu đặt ra tiếp tục qua các quá
trình tách các thành phần khí để được các cấu tử riêng biệt. Khí sạch sau khi qua
thiết bị phân ly 19 được đưa vào hệ thống bay hơi làm lạnh 28, 29, 25, 26 để ra
nhiệt đầu cho khí. Sau khi condensat được tách ra khỏi đáy 2 tháp 29, 30 chúng
lại được ra nhiệt đến nhiệt độ thích hợp và đi vào tháp tách propan 34. Phần bay
hơi ra khỏi đỉnh tháp được qua bộ phận ổn định 31 tại tháp tách propan 34 dưới
chế độ làm việc: nhiệt độ, áp suất và chất hấp thụ thích hợp thì các cấu tử nhẹ
hơn C3 và C3 được tách ra và đi ra ở đỉnh tháp vào bộ phận chứa sản phẩm đỉnh
33. Tại đây ta sẽ thu được C3 và phần khí của các cấu tử C3 được tách ra ở thiết
bị 33 sẽ được đem đi trộn với C4 trong tháp 41 để nhận được LPG còn khí khô
sẽ được đem đi phục vụ cho các ngành công nghệp khác. Phần lỏng đi ra từ đáy
tháp tách 34 sẽ tiếp tục sang tháp tách butan 38, tại đây butan sẽ được tách ra ở
đỉnh tháp. Sau khi qua bộ phận chứa sản phẩm đỉnh 39 chúng sẽ được hòa trộn
với propan từ tháp tách 34 trong 41 để nhận LPG. Naphta ra khỏi đáy tháp được
đem đi phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.
c. Pha trộn thành phần LPG.
Sau khi thu được bu tan và propan nhà sản xuất sẽ đem hòa trộn để nhận
LPG. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thành phần cấu tử propan/bu tan cũng
như khả năng tồn chứa. Việc nạp nén LPG mà người ta sản xuất ra loại bình
chịu áp lực khác nhau
36
Nguyễn Thị Hoa 37 Lớp CH8-HD
3
11
2
Khí khô 5 24
4 7 1
6
8
9
10 12
13
14
15
16
17
18 19
20
21 22
23
25 26 27 28
29 30
31
32
33
34 35
36
37
38
39
40
41 42
43
N g
liệ u
DFV
6V
6V
Chất mùi Ng.liệu LPG
Khí vào
Hình 10. Sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất LPG
1. Tháp gia nhiệt amin 10, 12. Tháp làm sạch 21, 22. Tháp loại nước
32. Condensat
2. Tháp chưng cất amin 13. Hệ thống gia nhiệt tái sinh 23. Tháp lọc bụi 33. Tháp chứa sản phẩm C3
3. Hệ thống làm lạnh bằng không khí 14. Tháp phân lắng lỏng - khí 24. Hệ thống nén - đẩy 37, 40. Hệ thống gia nhiệt đáy
4. Tháp chứa - ổn định amin 15. Tháp tách 25, 26, 27, 28. Hệ thống bay hơi - làm lạnh 38. Tháp tách butan
5. Tháp tách bọt amin 16. Máy nén 29. Tháp tách áp suất cao 39. Tháp chứa sản phẩm
6. Hệ thống trao đổi nhiệt 17. Hệ thống làm lạnh 30. Phân tách áp suất thấp 41, 42. Tháp chứa và tạo mù
7,9. Tháp lọc 18, 19. Phân chia khí đầu vào 31. Tháp ổn định 43. Tháp chứa naphta
8. Hệ thống máy nén - đẩy 20. Phân chia đầu vào
6. Thuyết minh dây chuyền công nghệ GPP Dinh Cố.
KhÝ nguyªn liÖu ®i vµo víi n¨ng suÊt 6 triÖu m3/ngµy (p = 75 bar, t=280C)
qua th¸p t¸ch hai pha SC-01/02; phÇn nÆng ®i vµo th¸p t¸ch ba pha V-03, phÇn
nhÑ h¬n mét phÇn ®i vµo th¸p t¸ch V-01 n¨ng suÊt 1 triÖu m3/ngµy (p = 54 bar),
mét phÇn ®−a sang m¸y nÐn khÝ K1015/A/B/C/D tíi p = 109 bar qua lµm l¹nh E-
1015/A/B/C/D ®i vµo th¸p t¸ch V-08.
T¹i th¸p V-01, phÇn nhÑ ®i ra lµ khÝ kh«, phÇn nÆng h¬n ®−îc ®−a sang
th¸p t¸ch ba pha V-03.
T¹i th¸p V-08, phÇn nÆng ®−a vµo th¸p t¸ch ba pha V-03, phÇn nhÑ ®−îc
®−a sang th¸p hÊp phô sÊy khÝ V-06 A/B; mét phÇn ®−îc ®−a vµo tuboexpander,
mét phÇn qua thiÕt bÞ lµm l¹nh E-14 råi ®−a vµo th¸p t¸ch khÝ metan vµ etan C-
05 (p = 39 bar, t®Ønh = - 43
0C, t®¸y = - 20
0C). S¶n phÈm ®Ønh th¸p C-05 lµ C1, C2
®−îc ®−a sang thiÕt bÞ lµm l¹nh nÐn tíi p = 109 bar lµ khÝ kh« ®em sö dông.
T¹i th¸p t¸ch ba pha V-03 (p = 48 bar) tïy thuéc c¸c pha ®−îc t¸ch ra mµ
®−îc ®−a sang th¸p t¸ch etan C-01 t¹i ®Ønh hoÆc gi÷a th¸p. S¶n phÈm ®Ønh th¸p
C-01 ®−îc ®−a qua c¸c m¸y nÐn K-01/02/03 tíi p = 109 bar quay trë l¹i hßa
cïng dßng vµo th¸p t¸ch V-08. S¶n phÈm ®¸y th¸p C-01 ®−îc ®−a sang th¸p t¸ch
bupro C-02 (p = 11 bar, t®Ønh = 154
0C).
T¹i th¸p C-02, s¶n phÈm ë ®¸y th¸p qua c¸c thiÕt bÞ trao ®æi nhiÖt E-04,
E-09 ®i ra lµ condensat. S¶n phÈm trªn ®Ønh th¸p ®−îc ®−a sang th¸p t¸ch C3/C4
C-03 (p = 16 bar, t®Ønh = 46
0C, t®¸y = 97
0C). S¶n phÈm ®i ra ë ®Ønh th¸p lµ propan,
s¶n phÈm ®¸y th¸p lµ butan.
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT LPG
C-01/02: Th¸p t¸ch hai pha C-01: Th¸p t¸ch etan E-1015/A/B/C/D/14: thiÕt bÞ lµm l¹nh
V-03: Th¸p t¸ch ba pha C-02: Th¸p t¸ch bupro E-04/09/17: trao ®æi nhiÖt
V-101/08: Th¸p t¸ch C-03: Th¸p t¸ch C3/C4 K-01/02/03: M¸y nÐn khÝ
V-06 A/B: Th¸p hÊp phô sÊy khÝ C-05: Th¸p t¸ch C1/C2 CC-01: Tuboexpander
H×nh11. S¬ ®å c«ng nghÖ GPP Dinh Cè
P-01A/B
E-09
E-03
C-02
V-02
E-10
ME
E17
Propan
Condensat
TK21
KhÝ kh«
V21B
Butan
C-03
P-03A/B
V-05
E-11
V21A
ME
CC-01
V-03 E-07
E14
V-06A/B
C-05
V-15
E-01A/B
C-01
V-12
E-02
K-03K-02K-01V-101
E-04
SC-01/02
E-1015/A/B/C/D K-1015/A/B/C/D
DSV-101
V-08
SC 01/02
39
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành -
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - 2003.
2. M. A. Berlin, V. G. Goretrencov, N. P. Volko - Pererabotka
nhepchianuchiprotnuch garov - Izd. Khimia - Moskva -1981.
3. Trần Mạnh Trí - Dầu khí và dầu khí Việt Nam - NXB Khoa học kỹ thuật -
1996.
4. Công nghệ chế biến dầu mỏ và các sản phẩm của nó - Tổng công ty xăng dầu
Việt Nam (Petrolimex) - 1997.
5. LPG - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Hà Nội 4/1997.
6. Đặc tính LPG - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Hà Nội 4/1997.
7. Khí đồng hành - Tình hình khai thác và sử dụng (tổng luận phân tích) - Bộ
công nghiệp nặng, Viện thông tin KHKT - 1992
8. Đỗ văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi,
Trần Xoa - cơ sở các quá trình thiết bị công nghệ hóa học - Tập 1 - NXB - đại
học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1972
9. Đỗ văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi,
Trần Xoa - cơ sở các quá trình thiết bị công nghệ hóa học - Tập 2 - NXB - đại
học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1972
10. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - tập 1 - NXB KHKT Hà Nội
1994
11. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - tập 2 - NXB KHKT Hà Nội
1999
12. Vũ Đăng Độ, Hóa học và sự ô nhiễm môi trường. NXB Giáo dục - 1997
13. Tạp chí dầu khí số 1 - 2000
14. Thông tin dầu khí thế giới số 4 - 1995
15. Thông tin dầu khí thế giới số 5 - 1998
16. Ullmann’s Encyclopedia of industrial chemistry - Wolfgang Gerhart - Vol
A15, P347-359 - 1990.
17. Gas Processing - Environment ospects and methods - 1996.
18. Jonh Campbell - Gas Conditioning and Processing - Vol 1 - 1994
19. Jonh Campbell - Gas Conditioning and Processing - Vol 2 - 1994
20. Kuznhetxov A. A, Xudakov E. N - Rasiot oxnovnuh prosessov i aparatov
pererabotki uglevodortnuch garov Spravont paxobie M., Khimia, 1983.
41
21. Sổ tay tóm tắt kỹ sư hóa chất, NXB Giáo dục , 1961.
22. Ullmann’s Encyclopedia of industrial chemistry - Wolfgang Gerhart - Vol
A16 - 1990.
23. NFPA - 58, Liquefied Petroleum Gas code 2001 edition.
24. Handbook Butane - Propane Gaes, Fouth edition Lynn C. Denny, Lester L.
Luxon, Barbara E. Hall Published by Chilton Company, 1962.
25. Liquefied Gas Handling principles. Me. Guire and White.
26. Oil & Gas Jan 12, 1998
27. Oil & Gas July 12, 1998
28. Các hệ thống chuyển giao ga hóa lỏng LPG và các thiết bị Hội gas propan
quốc gia - Biên tập Jonh B. Fox.
29. Gas Industries 1995
30. Hydrocarbon Processing April 1996 P.126
31. Oil and Gas. Sep. 1997, P.25-30
32. Fuel and Lubricant Engineering, March 1987
33. Gas Purification 1997.
42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_xuat_LPG-svcnhh.pdf