Đề tài Thiết kế Nội thất Mạnh Quỳnh

Hình dạng mặt bằng nhà : sơ đồ mặt bằng nhà phải đơn giản ,gọn và độ cứng chống xoắn lớn :không nên để mặt bằng trải dài ; hình dạng phức tạp ; tâm cứng không trùng với trọng tâm của nó và nằm ngoài đường tác dụng của hợp lực tải trọng ngang (gió và động đất ) - Hình dạng nhà theo chiều cao : nhà phải đơn điệu và liên tục, tránh thay đổi một cách đột ngột hình dạng nhà theo chiều cao, nếu không phải bố trí các vách cứng lớn tại vùng chuyền tiếp . Hình dạng phải cân đối : tỷ số chiều cao trên bề rộng không quá lớn. * Độ cứng và cường độ : - Theo phương đứng : nên tránh sự thay đổi đột ngột của sự phân bố độ cứng và cường độ trên chiều cao nhà. - Theo phương ngang : tránh phá hoại do ứng suất tập trung tại nút .

doc5 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế Nội thất Mạnh Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Các giảI pháp kiến trúc I. Nhiệm vụ thiết kế: + Thể hiện mặt đứng trục A-C, 1-4. + Thể hiện mặt bằng tầng 1, tầng 2, tầng điển hình, tầng mái . +Thể hiện mặt cắt A-A, B-B II. Giới thiệu chung: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ so với những năm trước. Đi đôi với quá trình phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển theo để phục vụ trở lại cho sự phát triển kinh tế của đất nước.Với sự phát triển của đất nước sẽ kéo theo sự ra đời của những công ty,những doanh nghiệp làm ăn với qui mô ngày càng lớn mạnh.Để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh thì phải có cơ sở hạ tầng kèm theo.Trong đó có công ty “Nội thất Mạnh Quỳnh”cũng xây thêm trụ sở để phục vụ cho việc làm ăn buôn bán mở rộng thị trường. Yêu cần cơ bản của công trình là: Công trình thiết kế cao tầng, kiến trúc đẹp mang tính hiện đại và uy nghiêm . Đáp ứng phù hợp với yêu cầu chung của quy hoạch thành phố trong tương lai. Phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế xây dựng do nhà nước ban hành. Đáp ứng được công năng sử dụng, yêu cầu phát triển liên tục của ngành trong hiện tại và tương lai. Đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình làm việc,học tập, đi lại, sinh hoạt trong điều kiện hiện đại. Bố trí sắp xếp các yêu cầu phòng học, phòng chức năng theo yêu cầu hợp lý, thuận tiện cho việc học tập ,điều hành, bảo dưỡng thiết bị của nhà trường . Các tầng đều bố trí đầy đủ các khu vệ sinh nam - nữ. Bố trí thang bộ để đảm bảo quá trình đi lại và thoát hiểm. Bố trí đầy đủ các thiết bị kỹ thuật có liên quan như điện nước cứu hoả. III.Kiến trúc công trình 1. Giới thiệu sơ bộ về công trình. - Công trình mang tên: " Nội thất Mạnh Quỳnh" Được xây dựng trên khu đất của thành phố rất thuận lợi cho việc buôn bán thăm quan mua sắm. - Công trình thực tại được xây dựng trên khu đất có diện tích mặt bằng là: 20.8 m´14.8m Công trình gồm 6 tầng và 1 tầng trệt vừa là chỗ để xe máy và gara oto. Tổng thể công trình cao 26.55m. 2. Giải pháp mặt bằng kiến trúc công trình. Công trình có 1 khối chính 7 tầng kích thước như một hình chữ nhật 20.8 m´14.8mx26.55m Công trình được bố trí 1 cầu thang bộ: một cầu thang 3 vế ở đầu nhà và một ô cầu thang máy ,điện nước, khu vệ sinh được bố trí toàn bộ phía bên hành lang. 2.1. Chức năng. Các chức năng sử dụng trên mặt bằng nhà và dây truyền hoạt động công trình được bố trí như sau: Tầng trệt - 6 Gồm có chỗ để xe,các không gian bán hàng,phòng làm việc,phòng ngủ có nhà vệ sinh riêng từng tầng. Tầng mái: Trên tầng mái có đổ bê tông và xây gạch tạo không khí mát mẻ cho toàn nhà. 2.2. Về mặt đứng công trình: - Công trình có tổng chiều cao là 26.55m ,gồm 6 tầng chính và tầng mái, mỗi tầng cao 3,3 m. Toàn bộ mặt trước của công trình được bố trí cửa kính phản quang chịu lực 2 bên cửa là các trụ được trang trí rất hài hoà đẹp mắt từ trên xuống dưới. -Nhìn từ hướng trục 1-13 công trình có tổng chiều cao 36,0 m các tầng có chiều cao 3,6 m có 2 cầu thang bộ: một ở đầu nhà và một ở cạnh cầu thang máy, ngoài ra ở tầng 1 còn có các ô vòm ở cột để tạo dáng kiến trúc. 2.3. Các giải pháp kỹ thuật cho công trình: - ánh sáng Công trình được xây dựng tại vị trí thuận lợi 4 mặt thông thoáng không có vật cản cho nên ở công trình này ta chọn giải pháp thông thoáng tự nhiên. - Ta thiết kế công trình 4 mặt đều là cửa kính với diện tích cửa vách kính chiếm 3/5 diện tích toàn bộ mặt thoáng ngoài của công trình để giải quyết điều hoà ánh sáng thông khí trong nhà. - Ngoài diện tích cửa để lấy ánh sáng tự nhiên trên ta còn bố trí 1 hệ thống bóng đèn liông thắp sáng trong nhà cho công trình về buổi tối. - Cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước của công trình gồm có: Bể cấp nước trên mái. Bể cấp nước trên mái có tổng thể tích chứa nước 40m3 đủ để cung cấp cho nước sinh hoạt bên trong công trình và chứa nước dự phòng trường hợp có sự cố khi xảy ra hoả hoạn. Hệ thống dẫn nước từ bể nước mái xuống dưới đều được chôn ngầm vào trong tường. Và cứ mỗi tầng ta phải để ra 2 họng nước cứu hoả. - Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước sinh hoạt được thiết kế chảy thẳng đứng ngay từ thiết bị WC và dẫn ra ống thoát nước trong cho toàn bộ khu WC và sinh hoạt chảy xuống tầng trệt chảy xuống hố ga hoặc bể phốt mới cho chảy ra ngoài. Thoát nước mái: Nước được thoát chảy sênô rồi xuống dưới đất. - Cấp điện: Như ta đã biết công trình này là công trình phục vụ việc học tập của học sinh ,sinh viên cho nên nó cần phải có sự ổn định của mạng lưới điện. Do vậy hệ thống điện ở đây được tính toán lắp đặt với hệ số an toàn cao với thiết bị hiện đại, toàn bộ đường dây được đi ngầm trong tường cột và trên trần nhà. - Giải pháp giao thông: Như đã nói ở trên công trình có hệ thống cầu thang: Hai cầu thang bộ và 2 thang máy phục vụ cho sinh viên đi lại, cán bộ của nhà trường đi lại lên xuống giữa các tầng và cầu thang bộ có nhiệm vụ dùng để vận chuyển thiết bị lên xuống . ở giữa đều có hành lang rộng 2,4m để phục vụ đi lại của học sinh và sinh viên đồng thời các cán bộ của nhà trường đi lại. 3. Giải pháp kết cấu. 3.1. Vật liệu Khung dầm ,sàn,vách bê tông cốt thép toàn khối Tường ngăn nhà và khu WC là tường gạch 110 ,220. Về bao che có vách khung kính chịu lực, cửa kính và tường xây bằng gạch tạo dáng kiến trúc. 3.2. Kết cấu. a) Nguyên lý thiết kế : Kết cấu bê tông cốt thép là một trong những hệ kết cấu chịu lực được dùng nhiều nhất trên thế giới .Các nguyên tắc quan trọng trong thiết kế và cấu tạo kết cấu bê tông cốt thép liền khối cho nhà nhiều tầng có thể tóm tắt như sau : +Kết cấu phải có độ dẻo và khả năng phân tán năng lượng lớn (kèm theo) +Dầm phải bị biến dạng dẻo trước cột +Phá hoại uốn phải xảy ra trước phá hoại cắt +Các nút phải khoẻ hơn các thanh (cột và dầm )qui tụ tại đó . => Việc thiết kế công trình phải tuân theo những tiêu chuẩn sau : +Vật liệu xây dựng cần có tỷ lệ giữa cường độ và trọng lượng càng lớn càng tốt . +Tính biến dạng cao :khả năng biến dạng dẻo cao có thể khắc phục được tính chịu lực thấp của vật liệu hoặc kết cấu . +Tính thoái biến thấp -nhất là khi chịu tải trọng lặp . +Tính liền khối cao :khi bị dao động không nên xảy ra hiện tượng tách rời các bộ phận công trình . +Giá thành hợp lý : thuận tiện cho khả năng thi công ... => Nguyên lý cơ bản thiết kế nhà nhiều tầng . * Dạng của công trình : - Hình dạng mặt bằng nhà : sơ đồ mặt bằng nhà phải đơn giản ,gọn và độ cứng chống xoắn lớn :không nên để mặt bằng trải dài ; hình dạng phức tạp ; tâm cứng không trùng với trọng tâm của nó và nằm ngoài đường tác dụng của hợp lực tải trọng ngang (gió và động đất ) - Hình dạng nhà theo chiều cao : nhà phải đơn điệu và liên tục, tránh thay đổi một cách đột ngột hình dạng nhà theo chiều cao, nếu không phải bố trí các vách cứng lớn tại vùng chuyền tiếp ... Hình dạng phải cân đối : tỷ số chiều cao trên bề rộng không quá lớn. * Độ cứng và cường độ : - Theo phương đứng : nên tránh sự thay đổi đột ngột của sự phân bố độ cứng và cường độ trên chiều cao nhà. - Theo phương ngang : tránh phá hoại do ứng suất tập trung tại nút ... => Gải pháp kết cấu : Lựa chọn hệ kết cấu chịu lực cho công trình có vai trò vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho người thiết kế có được định hướng thiết lập mô hình kết cấu chịu lực cho công trình đảm bảo yêu cầu về độ bền , độ cứng độ ổn định, phù hợp với yêu cầu kiến trúc, thuận tiên sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế. Đối với công trình cao tầng, một số hệ kết cấu sau đây thường được sử dụng : + Hệ khung chịu lực + Hệ lõi chịu lực + Hệ tường chịu lực ... Căn cứ vào thiết kế kiến trúc, chức năng công trình ... em lựa chọn giải pháp cho hệ kết cấu là hệ khung chịu lực kết hợp với lõi cầu thang máy đề chịu tải trọng ngang. - Phần móng công trình được căn cứ vào địa chất công trình , chiều cao và tải trọng công trình mà lựa chọn giải pháp móng được trình bầy ở phần sau. + Bố trí hệ lưới cột, bố trí các khung chịu lực ( bản vẽ KT) + Sơ đồ kết cấu tồng thể, vật liệu và giải pháp móng ( phần sau ) 4.Kết Luận Chung +Căn cứ vào các tiêu chuẩn trong xây dựng, em thấy công trình đã được thiết kế đảm bảo được công năng sử dụng và thẫm mĩ. +Công trình còn đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật và theo đúng các yêu cầu thiết kế. +Như vậy công trình đã đảm bảo ta có thể đưa vào thi công trên thực tế sau đó đưa vào sử dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1- Kien truc.doc
  • docchuong 2- ket cau[1] DUY.doc
  • docChuong 3- san+ cau thang DUY.doc
  • docchuong 4-cot damDUY.doc
  • docchuong 5- MONG DUY.doc
  • docchuong 6-ngam-than-TDTC.doc
  • xlsDUY- THEP COT.XLS
  • xlsDUY- THEP DAM.xls
  • xlsTHNL COT(33)DUY.xls
  • xlsTHNL-M dam(15)DUY.xls
  • xlsxTHNL-Qdam(15)DUY.xlsx
  • dwgTong hop Duy KET CAU+ THI CONG.dwg
  • dwgTong hop Duy KIIEN TRUC.dwg