Đicloetan là chất lỏng không màu. Nó dễ dàng hòa tan trong tất cả dung dịch hydrocacbon clorua và ở các trạng thái khác nhau của các dung môi hữu cơ khác (ete, ancol). Trong hai đồng phân của dicloetan, thì 1,1-dicloetan là hợp chất không có nhiều ứng dụng và nó thường là sản phẩm phụ không mong muốn của quá trình sản xuất dicloetan. 1,1-dicloetan sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất 1,1,1-tricloetan.
90 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất dicloetan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HCl từ thùng chứa (10) được bơm qua thiết bị đun nóng (11) để gia nhiệt rồi vào thiết bị chưng luyện (12) có hồi lưu đỉnh và hồi lưu đáy. Tại thiết bị (12) nhiệt độ được duy trì ở 75 á 800C. Hỗn hợp đẳng phí của DCE với nước đi ra khỏi đỉnh tháp được ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ có hồi lưu (13) và một phần cho tuần hoàn lại tháp (12), phần còn lại qua thiết bị phân li (15) để tách hơi nước và DCE tinh khiết quay trở lại thùng chứa (10).
Sảnphẩm đáy được bơm qua thiết bị chưng luyện (16), ở đây DCE là phần cất được tách ra ở đỉnh tháp, qua làm lạnh bằng nước muối ở thiết bị (18) rồi cho vào bể chứa sản phẩm. Còn đáy tháp là các sản phẩm nặng được đưa vào bể chứa sản phẩm phụ (21).
Phần ii:tính toán
Chương i: tính cân bằng vật chất
của quá trình clo hoá trực tiếp etylen
ở nhiệt độ thấp
*Các số liệu ban đầu:
- Thiết kế phân xưởng sản xuất DCE từ nguyên liệu là etylen và clo, với năng suất 60.000 tấn/ năm.
-Etylen kỹ thuật ( theo thể tích): 92% C2H4
5% C2H6
3% C3H6
-Clo kỹ thuật (%thể tích): 85% Cl2
10,4% N2
3% O2
1,6% CO2
-Lượng etylen lấy dư 10%.
-Lượng DCE tổn thất 3%.
-Lượng tricloetan tạo thành chiếm 4,6% lượng DCE.
-Trong DCE hòa tan 50% khí HCl tạo thành trong phản ứng thế.
-Hiệu suất chung của quá trình: 95%.
*Khi sục nguyên liệu etylen và clo vào thiết bị phản ứng clo hoá có chứa xúc tác FeCl3 trong môi trường DCE lỏng, sản phẩm chính là DCE và sản phẩm phụ như tricloetan (TCE), Diclopropan (DCP),
Các phản ứng xảy ra trong thiết bị clo hoá:
CH2=CH2 + Cl2 CH2Cl - CH2Cl (1)
DCE
CH2=CH2 + 2Cl2 CH2Cl - CHCl2 + HCl (2)
TCE
CH2=CH-CH3 + Cl2 CH2Cl-CHCl-CH3 (3)
DCP
*Giả sử dây chuyyền sản xuất hoạt động liên tục 24 giờ/ ngày. Trong 1 năm chọn 25 ngày ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và nghỉ lễ, tết.
Số giờ làm việc trong năm là:
(365- 25)x24 = 8160 giờ/năm
Năng suất công nghệ tính theo giờ:
kg/h
Lượng DCE tổn thất là3% nên lượng DCE thực tế tạo thành:
kg/ h
Lượng TCE tạo thành chiếm 4,6% lượng DCE nên lượng TCE tạo thành:
kg/h
I.Tính cân bằng vật chất ở thiết bị clo hoá:
1.Tính lượng chất đi vào thiết bị clo hóa:
Các chất đi vào thiết bị gồm:
-Etylen kỹ thuật: etylen, etan, propylen.
-Clo kỹ thuật: clo, nitơ, oxy, cacbondioxit.
a.Tính lượng etylen kỹ thuật đi vào thiết bị:
Theo phản ứng (1)
Cứ 28 kg C2H4 tạo thành 99 kg DCE
GE1 kg/h C2H4 tạo thành 7573,529 kg/h DCE
Suy ra: GE1 = kg/h
Theo phản ứng (2)
Cứ 28 kg C2H4 tạo thành 133,5 kg TCE
GE2 kg/h C2H4 tạo thành 348,382 kg/h TCE
Suy ra: GE2= kg/h
Vậy tổng lượng C2H4 tiêu tốn cho 2 phản ứng:
kg/h
Hiệu suất chung của quá trình là 95% nên lượng C2H4 thực tế tham gia phản ứng:
kg/h
Trong thực tế etylen được lấy dư 10%, do đó lượng etylen vào thiết bị là:
kg/h
Trong etylen kỹ thuật có 92% C2H4 nên ta có lượng etylen kỹ thuật vào thiết bị:
kg/h
Lượng etan chiếm 5% trong etylen kỹ thuật nên lượng etan vào thiết bị:
2787,854 5% = 139,393 kg/h
Lượng propylen chiếm 3% trong etylen kỹ thuật nên lượng propylen vào thiết bị:
2787,854 x 3% = 83,636 kg/h
Nhưng hiệu suất quá trình 95% nên lượng propylen tham gia phản ứng:
83,636 x 95% = 79,454 kg/h
b.Tính lượng clo kỹ thuật vào thiết bị chính:
Theo phản ứng (1)
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết 71 kg clo
2142,008 kg/h C2H4 tác dụng hết GClo,1 kg/h clo
Suy ra: GClo,1 = kg/h
Theo phản ứng (2)
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết 142 kg clo
73,069 kg/h C2H tác dụng hết GClo,2 kg/h clo
Suy ra: GClo,2 = kg/h
Theo phản ứng (3)
Cứ 42 kg C3H6 tác dụng hết 71 kg clo
79,454 kg/h C3H6 tác dụng hết GClo,3 kg/h clo
Suy ra: GClo,3= kg/h
Vậy tổng lượng clo cần thiết dùng cho 3 phản ứng trên là:
GClo,1 + GClo,2 + GClo,3 =5431,520 + 370,564 + 134,315 = 5936,399 kg/h
Trong clo kỹ thuật có 85% Cl2, do đó lượng clo kỹ thuật vào thiết bị:
kg/h
Lượng N2 có trong clo kỹ thuật là:
6983,999 10,4 %= 726,336 kg/h
Lượng O2 có trong clo kỹ thuật là:
6983,999 3% = 209,519 kg/h
Lượng CO2 có trong clo kỹ thuật là:
6983,99 1,6 5 = 111,744 kg/h
2.Tính lượng chất đi ra thiết bị clo hóa:
Các chất đi ra bao gồm: DCE, TCE, DCP, etylen dư, etan, propylen dư, nitơ, oxy, HCl, cacbondioxit.
a.Lượng etylen ra khỏi thiết bị:
Lượng etylen vào thiết bị là 2564,826 kg/h
Lượng etylen tham gia phản ứng là 2215,077
Suy ra, lượng etylen ra khỏi thiết bị là:
2564,826 - 2215,077 = 349,749 kg/h
b.Lượng propylen dư:
83,636 - 79,454 = 4,182 kg/h
c.Lượng DCP tạo thành theo phản ứng (3):
Theo phản ứng (3)
Cứ 42 kg C3H6 thì tạo thành 113 kg DCP
79,454 kg/h C3H6 thì tạo thành GDCP kg/h DCP
Suy ra: GDCP= kg/h
d.Lượng HCl tạo thành theo phản ứng (2):
Theo phản ứng (2)
Cứ 28 kg C2H4 tạo thành 36,5 kg HCl
73,069 kg/h C2H4 tạo thành GHCl kg/h HCl
Suy ra: GHCl kg/h
Trong đó, có 50% HCl hòa tan trong sản phẩm lỏng DCE nên lượng khí HCl hoà tan trong DCE là:
95,251 50% = 47,625 kg/h
Từ kết quả tính toán ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Cân bằng vật chất của các cấu tử đi vào và cấu tử đi ra thiết bị chính:
Lượng chất đi vào
Lượng chất đi ra
Thành phần
Lượng vào(kg/h)
Thành phần
Lượng ra (kg/h)
-Etylen kỹ thuật
C2H4
C2H6
C3H6
- Clo kỹ thuật
Cl2
N2
O2
CO2
2787,854
2564,826
139,393
83,636
6983,999
5936,399
726,336
209,519
111,744
- Pha lỏng
DCE
TCE
DCP
HCl
- Khí ra
C2H4 dư
C2H6
C3H6
N2
O2
CO2
HCl
7573,529
348,382
213,769
47,625
349,749
139,393
4,182
726,336
209,519
111,744
47,625
Tổng vào = 9771,853
Tổng ra = 9771,854
II.Tính cân bằng vật chất của cả hệ thống làm lạnh để tách khí thải:
Lượng vật chất đi vào hệ thống làm lạnh bằng lượng vật chất đi ra thiết bị phản ứng chính.Trong hệ thống này, các chất DCE, TCE, DCP sẽ bị ngưng tụ, còn các chất còn lại thì không ngưng tụ.
Giả sử hiệu suất thiết bị đạt 99%.
Lượng DCE được ngưng tụ và được đưa về bề chứa:
kg/h
Lượng DCE không ngưng tụ và theo khí thoát ra ngoài:
7573,529 - 7497,794 = 75,735 kg/h
Lượng TCE được ngưng tụ và được đưa về bề chứa:
kg/h
Lượng TCE không ngưng tụ và theo khí thoát ra ngoài:
348,382 - 344,898 = 3,484 kg/h
Lượng DCP được ngưng tụ và được đưa về bề chứa:
kg/h
Lượng DCP không ngưng tụ và theo khí thoát ra ngoài:
213,769 - 211,631 = 2,138 kg/h
HCl sinh ra ở phản ứng (2) hoà tan 50%trong DCE, còn 50% theo khí thải ra ngoài.
Từ kết quả tính toán ta có cân bằng vật chất của hệ thống khí thải.
Bảng 7: Cân bằng vật chất của hệ thống khí thải:
Thành phần vào
Lượng vào
(kg/h)
Thành phần ra
Lượng ra
(kg/h)
C2H4
349,749
C2H4
349,749
C2H6
139,393
C2H6
139,393
C3H6
4,182
C3H6
4,182
N2
726,336
N2
726,336
O2
209,519
O2
209,519
CO2
111,744
CO2
111,744
HCl
95,251
HCl theo khí thải
47,625
DCE
7573,529
HCl hoà tan trong DCE
47,625
TCE
348,382
DCE ngưng tụ
7497,794
DCP
213,769
DCE không ngưng tụ
75,735
TCE ngưng tụ
344,898
TCE không ngưng tụ
3,484
DCP ngưng tụ
211,631
DCP không ngưng tụ
2,138
Tổng lượng vào
9771,854
Tổng lượng ra
9771,854
III.Cân bằng vật chất của thiết bị trung hoà:
*Lượng vật chất vào thiết bị bằng lượng NaOH trung hoà và phần lỏng sau khi được tách khí.
Giả sử ta dùng NaOH vừa đủ để trung hoà HCl.
Phản ứng: HCl + NaOH = NaCl + H2O (4)
Cứ 36,5 kg HCl cần 40 kg NaOH để trung hoà
47,625 kg/h HCl cần x kg/h NaOH để trung hoà
Suy ra: x = kg/h
*Lượng vật chất ra khỏi thiết bị:
Ra khỏi thiết bị gồm các chất: DCE, TCE, DCP, NaCl, H2O
Theo phản ứng (4):
Cứ 36,5 kg HCl thì tạo ra 18 kg H2O
47,625 kg/h HCl thì tạo ra y kg/h H2O
Suy ra: y = kg/h
Cứ 36,5 kg HCl thì tạo ra 58,5 kg NaCl
47,625 kg/h HCl thì tạo ra GNaCl kg/h NaCl
Suy ra: GNaCl = kg/h
Từ kết quả tính toán ta có bảng số liệu sau:
Bảng 8: Cân bằng vật chất của thiết bị trung hoà.
Thành phần
Lượng vào
(kg/h)
Lượng ra
(kg/h)
HCl
47,625
-
DCE
7497,794
7497,794
TCE
344,898
344,898
DCP
211,631
211,631
NaOH
52,192
-
NaCl
-
76,330
H2O
-
23,486
Tổng
8154,14
8154,139
IV.Tính cân bằng vật chất tại hệ thống tháp chưng:
1.Tháp chưng tách hơi nước (12):
Lượng chất vào và ra khỏi tháp gồm có các thành phần: DCE, TCE, DCP, H2O. Chọn hiệu suất là 98%.
Lượng nước được tách ra ngoài là: kg/h
Lượng nước còn lại lẫn vào hỗn hợp đi vào tháp chưng tách sản phẩm:
23,846 - 23,016 = 0,470 kg/h
Bảng 9: Cân bằng vật chất của thiết bị chưng tách nước:
Thành phần vào
Lượng vào, kg/h
Thành phần ra
Lượng ra, kg/h
DCE
7497,794
DCE
7497,794
TCE
344,898
TCE
344,898
DCP
211,631
DCP
211,631
H2O
23,486
H2O đã tách
23,016
H2O còn lại
0,47
Tổng vào
8077,809
Tổng ra
8077,809
2.Tháp chưng tách DCE:
Lượng vật chất vào tháp chưng tách DCE = Lượng vật chất ra tháp chưng tách H2O.
Giả sử DCE trước khi vào tháp chưng bị thất thoát trên đường ống còn lại 99,56% tính cho hiệu suất.
Lượng DCE vào tháp chưng: kg/h
Chọn hiệu suất 98,5%.
Lượng DCE thu được trên đỉnh tháp: kg/h
Lượng DCE lẫn trong sản phẩm đáy:
7464,914 - 7352,94 = 111,974 kg/h
Lượng H2O thu được ở đỉnh tháp: 0,47 x 98,5% = 0,463 kg/h
Lượng H2O lẫn trong sản phẩm đáy: 0,47 - 0,463 = 0,007 kg/h
Bảng 10: Cân bằng vật chất của tháp chưng tách DCE:
Thành phần vào
Lượng vào, kg/h
Thành phần ra
Lượng ra, kg/h
DCE
7464,914
DCE ra ở đỉnh
7352,94
H2O
0,47
DCE ra ở đáy
111,974
TCE
344,898
H2O ra ở đỉnh
0,463
DCP
211,631
H2O ra ở đáy
0,007
TCE
344,898
DCP
211,631
Tổng vào
8021,9113
Tổng ra
8021,9113
Chương II: tính toán cân bằng nhiệt lượng
I.Tính cân bằng nhiệt lượng ở thiết bị clo hoá:
Ta có phương trình cân bằng nhiệt lượng của thiết bị chính:
Qnl + Qpư = Qspra + Qtt + Qtn , [9-196]
Trong đó, Qnl là nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào, Kcal/h
Qpư là nhiệt lượng do phản ứng clo hoá sinh ra, Kcal/h
Qspra là nhiệt lượng do sản phẩm mang ra, Kcal/h
Qtt là nhiệt lượng do tổn thất ra môi trường xung quanh, Kcal/h
Qtn là nhiệt lượng do chất tải nhiệt mang vào hoặc lấy ra,Kcal/h
1.Nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào:
a.Nhiệt lượng do etylen kỹ thuật mang vào:
,Kcal/h
với Qi = Gi.ci.t
Trong đó:
Gi – lượng hỗn hợp đầu, kg/h.
Ci – nhiệt dung riêng của hỗn hợp, kcal/kg.độ
t - nhiệt độ đầu của hỗn hợp, 0C.
Trong quá trình này ta chọn t = 25 0C.
Bảng11: Nhiệt lượng etylen kỹ thuật mang vào:
Thành phần:
C2H4
C2H6
C3H6
G(kg/h)
2564,826
139,393
83,636
C(kcal/kg.độ)
0,38
0,39
0,364
Q =G.c.t
24365,847
1359,082
761,088
Vậy tổng nhiệt lượng do etylen kỹ thuật mang vào:
Q1 = 24365,847 + 1359,082 + 761,088 = 26486,017 kcal/h
b.Nhiệt lượng do clo kỹ thuật mang vào:
kcal/h
với Q=Gi.ci.t
Trong quá trình này chọn t = 25 0C
Bảng 12: Nhiệt lượng clo kỹ thuật mang vào:
Thành phần:
Cl2
N2
O2
CO2
G (kg/h)
5936,399
726,336
209,519
111,744
C(kcal/kg.độ)
0,115
0,25
0,24
0,21
Q=G.c.t
17067,147
4539,6
1257,114
586,656
Vậy tổng nhiệt lượng do clo kỹ thuật mang vào:
Q2 = 17067,147 + 4539,6 + 1257,114 + 586,656 = 23450,517 kcal/h
Do đó, tổng nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào:
Qnl = Q1 + Q2 = 26486,017 + 23450,517 = 49936,534 , kcal/h
2.Nhiệt lượng do các phản ứng clo hóa tạo thành:
a.Nhiệt lượng do phản ứng (1) tạo thành:
CH2 = CH2 + Cl2 ClCH2 – CH2Cl ,
Q3 = n
Trong đó, n là số mol của etylen tham gia phản ứng
là hiệu ứng nhiệt của phản ứng (1)
mol/h
= - 220 kj/mol = -52,544 kcal/mol
Q3 = kcal/h
b.Nhiệt lượng do phản ứng (2) tạo thành:
CH2 = CH2 + 2Cl2 ClCH2 – CHCl2 + HCl ,
– hiệu ứng nhiệt do phản ứng (2) tạo thành và được xác định theo công thức:
ni, nj là số liên kết của chất tham gia, chất tạo thành
ci, cj là năng lượng liên kết của chất tham gia và chất tạo thành, kcal/mol
Biết năng lượng liên kết:
101,2 kcal/mol
62,8 kcal/mol
85,6 kcal/mol
57,8 kcal/mol
70 kcal/mol
102,1 kcal/mol
thay các giá trị trên vào ta được:
=101,2 + 485,6 + 257,8 - 62,8 - 385,6 - 370 - 102,1= -72,5
Số mol của etylen tham gia phản ứng (2):
mol/h
Do đó, nhiệt do phản ứng (1) tạo thành:
Q2 = kcal/h
c.Nhiệt lượng do phản ứng (3) tạo thành:
CH2 = CH – CH3 + Cl2 ClCH2 – CHCl – CH3 ,
Số mol của propylen tham gia phản ứng (3):
mol/h
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng (3):
= C[c=c] + 6C[c-H] + C[c-c] + C[Cl-Cl] - 2 C[c-c] – 2C[c-Cl] – 6C[c-H]
= C[c=c] + C[Cl-Cl] - C[c-c] – 2C[c-Cl]
= 101,2 + 57,8 – 62,8 – 2x70 = - 43,8 kcal/mol
Do đó, nhiệt do phản ứng (3) tạo thành:
Q5 = kcal/h
Tổng nhiệt lượng tạo thành của 3 phản ứng:
Qpu = Q3+ Q4 + Q5 =4019631,028 + 189196,518 + 82859,176 = 4291686,722
Kcal/h
3.Nhiệt lượng do Dicloetan lỏng tuần hoàn trở lại ở nhiệt độ 250C:
Cp = 0,28 kcal/kgđộ.
Qth = Gth.Cp.t , với Gth là lượng DCE tuần hoàn.
Qth = Gth.0,28.25 = 7 Gth
Vậy tổng nhiệt vào: Qvào = Qnl + Qpư + Qth =
= 49936,534 + 4291686,722 + 7Gth
= 4341623,256 + 7Gth kcal/h
4.Nhiệt lượng do các sản phẩm mang ra khỏi thiết bị:
Chọn nhiệt độ là 85 0C.
Theo [8- 230]: MC = n1c1+n2c2+n3c3+
Trong đó: M là khối lượng mol của hợp chất
C là nhiệt dung riêng của hợp chất
n1, n2, n3, là số nguyên tố của nguyên tử trong hợp chất
c1, c2, c3, là nhiệt dung riêng của các nguyên tố trong hợp chất
Theo [8-180]: c[C] = 11700 j/kg nguyên tử độ = 2,794 kcal/ kg nguyên tử độ
c[H] = 18000 j/kg nguyên tử độ = 4,3 kcal/ kg nguyên tử độ
c[Cl] = 33500 j/kg nguyên tử độ = 8 kcal/ kg nguyên tử độ
(1 kcal/ kg độ = 4,1868.103 j/kg độ )
*Suy ra: kcal/ kg độ
GDCE = 7573,52 + Gth kg/h
Nhiệt hoá hơi của DCE là rhh= 77,329 kcal/kg
Hàm nhiệt hoá hơi i= Cp. T + rhh = 0,392 . 85 + 77,329 = 110,649 kcal/kg
QDCE= GDCE. i = (7573,52 + Gth). 110,649 = 838002,415 + 110,649Gth kcal/h
*QDCP:
kcal/ kg độ
Nhiệt hoá hơi của DCP là rhh= 152,18 kcal/kg
Hàm nhiệt hoá hơi i= Cp. T + rhh = 0,444 . 85 + 152,18 = 189,92 kcal/kg
GDCP = 213,769 kg/h
QDCP = GDCP . i= 213,769 . 189,92 = 40599,008 kcal/h
*QTCE:
kcal/ kg độ
Nhiệt hoá hơi của TCE là rhh= 15,053 kcal/kg
Hàm nhiệt hoá hơi i= Cp. T + rhh = 0,318 . 85 + 15,053 = 42,083 kcal/kg
GTCE= 348,382 kg/h
QTCE= GTCE . i =348,382 . 42,083 = 14660,959 kcal/h
*QHCl:
kcal/ kg độ
GHCl= 47,625 kg/h
QHCl= GHCl . CHCl . t= 47,625 . 0,337 . 85 = 1364,992 kcal/h
Bảng 13: Nhiệt lượng các sản phẩm khí mang ra:
Thành phần
C2H4 dư
C2H6
HClk
C3H6
G(kg/h)
349,749
139,393
47,625
4,182
C(kcal/kg.độ)
0,38
0,39
0,337
0,364
Q=G.c.t
217,9054
4620,878
1364,992
129,391
Bảng 13: Nhiệt lượng các sản phẩm khí mang ra (tiếp theo):
Thành phần
N2
O2
CO2
G(kg/h)
726,336
209,519
111,744
C(kcal/kg.độ)
0,25
0,24
0,21
Q=G.c.t
15434,64
4274,188
1994,630
Tổng nhiệt lượng sản phẩm mang ra:
Q= 838002,415 + 110,649Gth +14660,959 + 40599,008 +1364,992 +1364,992+ + 1994,630 + 15434,64 + 4274,188 +217,9054 + 4620,878 + 129,391 =922663,998 + 110,649 Gth
Q= 922663,998 + 110,649 Gth kcal/h
5.Nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh:
Lấy bằng 5% nhiệt lượng đưa vào.
Qtt = (4341623,256 + 7Gth).5% = 217081,163 + 0,35 Gth kcal/h
6.Lượng nhiệt DCE tuần hoàn:
Qvào= Qsp + Qtt
4341623,256 +7Gth = 922663,998 + 110,649 Gth +217081,163 + 0,35 Gth
kg/h
Qth = 7Gth = 215513,098 kcal/h
QDCE= 838002,415 + 110,649Gth = 4244617,908 kcal/h
Qsp = 922663,998 + 110,649 Gth =4329279,491 kcal/h
Qtt = 217081,163 + 0,35 Gth = 227856,818 kcal/h
Bảng 14: Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị clo hoá:
Thành phần vào
Nhiệt vào, kcal/h
Thành phần ra
Nhiệt ra, kcal/h
C2H4
24365,847
DCE
4244617,908
C2H6
1359,082
DCP
40599,008
C3H6
761,088
TCE
14660,959
Etylen kỹ thuật
26486,017
HCl
1364,992
Cl2
17067,147
C2H4
217,9054
N2
4539,6
C2H6
4620,878
O2
1257,114
C3H6
129,391
CO2
586,656
HCl
1364,992
Clo kỹ thuật
23450,517
N2
15434,64
Phản ứng 1
4019631,028
O2
4274,188
Phản ứng 2
189196,518
CO2
1994,630
Phản ứng 3
82859,176
Nhiệt sản phẩm
4329279,491
Nhiệt tuần hoàn
215513,098
Nhiệt tổn thất
227856,818
Tổng nhiệt vào
4557136,354
Tổng nhiệt ra
4557136,309
Chương iii: tính toán thiết bị chính
I.Tính thể tích của thiết bị phản ứng:
Chọn quá trình clo hóa trực tiếp etylen để sản xuất DCE xảy ra ở nhiệt độ t=250C, áp suất P = 4 at.
Hỗn hợp khí vào thiết bị phản ứng chính gồm: C2H4, C2H6, C3H6, Cl2, N2, O2, CO2.
Gọi Vvao là thể tích hỗn hợp các cấu tử đi vào thiết bị, m3/h
Thể tích của các chất được xác định theo công thức:
, m3/h
Với: mi – khối lượng của cấu tử i, kg/h.
- khối lượng riêng của cấu tử i, kg/m3.
Bảng 15: Khối lượng, khối lượng riêng và thể tích của các cấu tử :
Cấu tử
Khối lượng (kg/h)
Khối lượng riêng (kg/m3)
Thể tích
(m3/h)
C2H4
2564,826
1261,4
2,033
C2H6
139,393
1356,7
0,103
C3H6
83,636
510
0,164
Cl2
5936,399
3220,4
1,843
N2
726,336
1250,7
0,581
O2
209,519
1428,9
0,147
CO2
111,744
1976,8
0,057
Tổng vào
4,928
Vậy tổng thể tích vào thiết bị là 4,928 m3/h.
Trong thiết bị phản ứng chính, nếu sục trực tiếp dòng nguyên liệu clo và etylen vào thiết bị chính sẽ dễ tạo hỗn hợp nổ. Cho nên người ta thường cho một lượng DCE vào làm môi trường để tránh hiện tượng đun nóng cục bộ và giải được nhiệt phản ứng, vì vậy thiết bị làm việc được an toàn hơn. Lượng DCE đưa vào thiết bị thường lấy với thể tích 50% so với thể tích dòng nguyên liệu vào.
Vậy tổng thể tích các chất cần đưa vào thiết bị chính là:
Vlviệc = 4,928 + (4,928 x 50%) = 7,392 m3/h
Để đảm bảo năng suất làm việc và đảm bảo tuyệt đối về vấn đề an toàn khi làm việc, người ta thường lấy thể tích làm việc của thiết bị chiếm 70 80% thể tích thực của thiết bị.Chọn thể tích làm việc của thiết bị bằng 75% thể tích thực thiết bị.
Vthiet bi = m3/h
II.Tính đường kính thiết bị:
Gọi Dt là đường kính thiết bị.
Chọn đường kính và chiều cao của thiết bị có tỉ lệ 1:4, nghĩa là H = 4.Dt, suy ra H = 8.R , hay
Mà ta có thể tích V = S . H
Trong đó:
H – chiều cao của thiết bị, m.
R – bán kính thiết bị, m
S – diện tích bề mặt cắt ngang của thiết bị, m2
Với S được xác định theo công thức:
Suy ra: V = S . H = p. R2.H =
m
m
III.Tính chiều cao thiết bị:
Chiều cao thiết bị = chiều cao thân + chiều cao đáy + chiều cao nắp
Gọi chiều cao thiết bị là Htb
Chiều cao thân là Hth
Chiều cao đáy là Hđ
Chiều cao nắp là Hn
Chọn Hđ = Hn = Ht
Ta có: Htb = Hth + 2. Ht
Theo bảng [9] ta có nếu Dt = 1500 mm thì Ht = 375 mm
Suy ra: Htb = 5,9 + 2. 0,375 = 6,65 m
IV.Tính chiều dày thiết bị:
Chiều dày thân hình trụ làm việc chịu áp suất trong P được xác định theo công thức:
, m [9]
Trong đó:
+Dt - đường kính thiết bị, m
+j - hệ số bền của thành hình trụ theo phương dọc, j = 0,95
+C – hệ số bổ sung do ăn mòn, chọn C = 3 mm
+P - áp suất trong thiết bị ,N/m2
P = Ptt + Plv , với Ptt là áp suất thủy tĩnh của thiết bị
Plv là áp suất làm việc của thiết bị
Plv =4 at = 3,92.105 N/m2
Ptt = g. r1. H1 N/m2
Với g là gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
H1 là chiều cao cột chất lỏng , m
chọn H1 = 80%Htb = 0,8. 6,65 = 5,32 m
r1 là khối lượng riêng của chất lỏng , kg/m3
Khối lượng riêng r1 của sản phẩm DCE khi phản ứng xảy ra ở t = 250C. Tra bảng [9] ta có r1= 1231,5 kg/m3
Nên ta có Ptt = 9,81. 1231,5. 5,32 = 0,64.105 N/m2
Vậy áp suất trong thiết bị: P = 0,64.105 + 3,92.105 = 4,56. 105 N/m2
Với thiết bị có áp suất làm việc 3,92.105 N/m2 thì chọn thép có độ chống gỉ cao. Chọn thép CT3, đây là loại thép chống gỉ tốt, tránh được ăn mòn của clo ẩm. Ngoài ra, thép CT3 là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất và nó có giá thành cũng hợp lý.
+[s] là ứng suất cho phép.
ứng suất cho phép theo giới hạn bền của thép CT3 được xác định theo công thức [9] ta có:
[sk] = N/m2
với nk là hệ số an toàn giới hạn bền
từ bảng [9] ta có nk = 2,6
h là hệ số điều chỉnh
từ bảng [9] ta có h =1
sk là giới hạn bền, sk = 380.106 N/m2
[sk] = N/m2
ứng suất cho phép theo giới hạn chảy của thép CT3 được xác định theo công thức [9] ta có:
[sc] = N/m2
với nc là hệ số an toàn giới hạn chảy
từ bảng [9] ta có nc = 1,5
h là hệ số điều chỉnh
từ bảng [9] ta có h =1
sc là giới hạn chảy, sc = 240.106 N/m2
[sc] =
Để độ bền tốt nhất ta chọn kết quả bé nhất.
[s] = [sk] = 146.106 N/m2
Mặt khác, ta có >50 , ta có thể bỏ qua P ở mẫu.
Vậy m
S = 5,47 mm
Qui chuẩn S = 6 mm
*Kiểm tra ứng suất:
Theo [9] ta có:
N/m2
Theo [9]: P0 = 1,5.P = 1,5. 0,456.106 = 0,684. 106 N/m2
N/m2
Mặt khác,ta có N/m2
Suy ra s < , thoả mãn điều kiện.Vậy chiều dày thân thiết bị S = 6 mm.
Chọn đáy và nắp thiết bị chính dạng elip có gờ, với chiều dày bằng chiều dày thiết bị , S = 6 mm.
V.Chọn bích lắp đáy, nắp với thân thiết bị:
Dt = 1,5 m
P = 4 at = 0,392.106 N/m2 . Qui chuẩn P = 0,6.106 N/m2
Theo [9] ta có bảng số liệu sau:
Bảng 16: Bích lắp đáy, nắp với thân thiết bị
P.10-6
N/m2
Dt
mm
Kích thước nối
Kiểu bích 1 h
mm
D
mm
Db
mm
D1
mm
D0
mm
Bulông
db
z
0,6
1500
1640
1600
1560
1515
M24
40
40
VI.Tính đường kính các ống dẫn:
,m
Mà , m3/s
Trong đó: d là đường kính ống dẫn, m
V là lưu lượng thể tích , m3/s
w là tốc độ trung bình ,m/s
G là lưu lượng chất , kg/h
r là khối lượng riêng của các chất, kg/m3
với kg/m3
M là khối lượng phân tử chất
1.Đường kính ống dẫn nguyên liệu vào:
a.Đường kính ống dẫn etylen kỹ thuật vào d1:
Bảng 17: Lưu lượng thể tích
Cấu tử
M
r , kg/m3
G , kg/h
V , m3/s
C2H4
28
1,25
2564,826
0,569
C2H6
30
1,339
139,393
0,029
C3H6
42
1,875
83,636
0,012
Tổng lưu lượng thể tích
0,61
Lưu lượng thể tích của etylen kỹ thuật là V1 = 0,61 m3/s
Chọn w = 25 m/s
m hay d1 = 176 mm
Qui chuẩn d1 = 200 mm
Theo [9] chiều dài ống nối l = 130 mm
P = 4 at = 0,392.106 N/m2 . Qui chuẩn P = 0,6.106 N/m2
Theo [9] ta có bảng số liệu sau:
Bảng 18: Bích nối thiết bị với ống dẫn etylen kỹ thuật vào
P.10-6
N/m2
d
mm
Kích thước nối
Kiểu bích 1 h
mm
Dn
mm
D
mm
Dd
mm
D1
mm
Bulông
db
z
0,6
200
219
290
255
232
M16
8
22
b.Đường kính ống dẫn clo kỹ thuật vào d2:
Bảng 19: Lưu lượng thể tích
Cấu tử
M
r , kg/m3
G , kg/h
V , m3/s
Cl2
71
3,17
5936,399
0,520
O2
32
1,429
209,519
0,041
N2
24
1,071
726,336
0,188
CO2
44
1,964
111,744
0,016
Tổng lưu lượng thể tích
0,765
Lưu lượng thể tích của clo kỹ thuật là V2= 0, 765 m3/s
Chọn w = 25 m/s
m hay d2 = 197 mm
Qui chuẩn d1 = 200 mm
Theo [9] chiều dài ống nối l = 130 mm
P = 4 at = 0,392.106 N/m2 . Qui chuẩn P = 0,6.106 N/m2
Theo [9] ta có bảng số liệu sau:
Bảng 20: Bích nối thiết bị với ống dẫn clo kỹ thuật vào
P.10-6
N/m2
d
mm
Kích thước nối
Kiểu bích 1 h
mm
Dn
mm
D
mm
Dd
mm
D1
mm
Bulông
db
z
0,6
200
219
290
255
232
M16
8
22
2.Đường kính ống dẫn sản phẩm:
Bảng 21: Lưu lượng thể tích
Cấu tử
M
r , kg/m3
G , kg/h
V , m3/s
DCE
99
4,419
7573,529
0,476
TCE
133,5
5,959
348,382
0,016
DCP
113
5,045
213,769
0,012
HCl
36,5
16,295
47,625
0,0008
C2H4 dư
28
1,25
349,749
0,078
C2H6
30
1,339
139,393
0,029
C3H6 dư
42
1,875
4,182
0,0006
N2
24
1,071
726,336
0,188
O2
32
1,429
209,519
0,041
CO2
44
1,964
111,744
0,016
HCl
36,5
1,629
47,625
0,008
Tổng lưu lượng thể tích
0,865
Lưu lượng thể tích của sản phẩm ra là V= 0, 865 m3/s
Chọn w = 10 m/s
m hay d2 = 332 mm
Qui chuẩn d = 350 mm
Theo [9] chiều dài ống nối l = 150 mm
P = 4 at = 0,392.106 N/m2 . Qui chuẩn P = 0,6.106 N/m2
Theo [9] ta có bảng số liệu sau:
Bảng 22: Bích nối thiết bị với ống dẫn sản phẩm ra
P.10-6
N/m2
d
mm
Kích thước nối
Kiểu bích 1 h
mm
Dn
mm
D
mm
Dd
mm
D1
mm
Bulông
db
z
0,6
350
377
485
445
415
M20
12
26
3.Đường kính ống dẫn lỏng hồi lưu:
Thể tích lỏng hồi lưu bằng 50% thể tích khí đi vào.
Thể tích khí đi vào: Vvao = V1 + V2 = 0,61 + 0,765 = 1,375 m3/s
Thể tích lỏng hồi lưu Vlong = 50%. 1,375 = 0,6875 m3/s
Chọn w = 10 m/s
Đường kính ống dẫn lỏng hồi lưu m
Hay d3 = 296 mm
Qui chuẩn d3 = 300 mm
Theo [9] chọn l = 140 mm
P = 4 at = 0,392.106 N/m2 . Qui chuẩn P = 0,6.106 N/m2
Theo [9] ta có bảng số liệu sau:
Bảng 23: Bích nối thiết bị với ống dẫn lỏng hồi lưu
P.10-6
N/m2
d
mm
Kích thước nối
Kiểu bích 1 h
mm
Dn
mm
D
mm
Dd
mm
D1
mm
Bulông
db
z
0,6
300
325
440
400
370
M20
12
24
Phần iii: xây dựng
1.Nhiệm vụ và yêu cầu:
a.Nhiệm vụ:
Thiết kế xây xựng là phần rất quan trọng. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu, phân tích tổng hợp mọi số liệu của dự án để đưa ra cách bố trí trên một khu đất cụ thể đã lựa chọn.
b.Yêu cầu:
Phải phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất, phù hợp với quy hoạch của nhà máy, đảm bảo khả năng phát triển của nhà máy tạo điều kiện cho sản xuất của các phân xưởng khác trong tương lai. Bố trí giao thông trong và ngoài nhà máy sao cho thuận tiện. Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và thuận lợi trong xây dựng.
2.Đặc điểm xây dựng nhà máy:
ă Khu đất xây dựng nhà máy phải có hình dáng phù hợp, ở đây chọn khu đất hình chữ nhật, khu đất này phải đủ diện tích cho sản xuất ở hiện tại và có khả năng mở rộng trong tương lai. Qui mô của khu đất phải phù hợp cho việc bố trí các thiết bị, tổ chức giao thông trong và ngoài nhà máy, phải đảm bảo khoảng cách cho khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường.
ă Trong nhà máy phải có sự liên hợp của các phân xưởng với nhau, sản phẩm của phân xưởng này là nguyên liệu của phân xưởng kia. Các phân xưởng đều có khoảng cách bảo đảm an toàn và thuận tiện cho quá trình lưu thông của nguyên liệu, sản phẩm, hóa chất phụ trợ, trang thiết bị và các phương tiện khác.
Vì thế nhà máy chiếm một diện tích rộng.
ă Điều kiện làm việc trong nhà máy có những công đoạn đòi hỏi sự khắc khe về nhiệt độ, áp suất. Nguyên liệu và sản phẩm của nhiều quá trình đều là những chất dễ cháy nổ, do đó cần chú ý bảo đảm an toàn chống cháy nổ.
ă Là một nhà máy hóa chất nên cần phải chú ý tránh gây độc hại cho người, cho môi trường xung quanh. Vấn đề này phải được quan tâm đặc biệt. Nghĩa là chất thải phải được xử lý, trồng cây cảnh, bồn hoa trong khu vực nhà máy.
ă Vấn đề cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và vận chuyển sản phẩm ra khỏi nhà máy đi thiêu thụ phải được đảm bảo để giải quyết được công ăn việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.
ă Trong xây dựng cần chú ý đến hướng nhà, hướng gió chủ đạo. Bên trong nhà máy phải đủ ánh sáng, thoáng mát. Ngoài ra cần chú ý đến việc chống rét, chống bão lũ,
3.Địa điểm xây dựng:
Lựa chọn địa điểm xây dựng tại Dung Quất – Quảng Ngãi, ở đây thuận tiện cho nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn nhân lực và thuận tiện cho quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm phù hợp theo quy cách của nhà nước.
Khu công nghiệp này là khu đất cao, khó bị ngập lụt.
Nơi đây có nhà máy lọc dầu sắp đi và hoạt động sẽ thuận tiện cho việc hoạt động của nhà máy cả về nguyên vật liệu, sản phẩm và nhân lực.
Mạng lưới giao thông: hướng đông cách biển 6 km thuận tiện cho tàu cập cảng để vận chuyển hàng, hướng nam là mạng lưới giao thông quốc gia cả đường bộ và đường sắt, hướng bắc giáp khu kinh tế mở Chu Lai- Quảng Nam. Với vị trí như vậy rất thuận tiện cho việc vận chuyển của nhà máy.
Hướng gió chủ đạo ở đây là hướng gió Tây Nam nên khí thải của nhà máy rất ít ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
4.Một số khu vực và công trình trong nhà máy:
stt
Tên công trình
D, m
R, m
H, m
DT, m2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Nhà bảo vệ
Nhà để xe đạp, xe máy và ôtô
Nhà nghỉ và nhà vệ sinh nhà tắm
Nhà ăn
Hội trường
Nhà hành chính
Xưởng cơ khí
Trạm cung cấp điện
Nhà cứu hỏa
Nhà chứa sản phẩm phụ
Nhà chứa sản phẩm chính
Khu vực xử lý khí thải
Khu vực xử lý nước thải
Khu vực đặt thùng chứa, trạm bơm
Khu vực sản xuất chính
Kho chứa nguyên liệu
Khu đất dự trử
4
24
24
18
30
60
18
12
12
18
30
18
18
24
90
24
120
4
6
6
6
6
6
9
12
12
12
12
9
9
12
30
18
30
3
4,2
4,2
4,8
4,8
7,2
4,8
3,6
4,8
4,8
4,8
4,8
4,8
3,6
12
4,8
16
144
144
108
180
360
162
144
144
216
360
162
162
288
2700
432
3600
Chọn diện tích F = 240 x 150 = 36000 m2
5.Thiết kế mặt bằng:
a.Yêu cầu khi thiết kế:
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng được dây chuyền sản xuất, đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục với hệ thống giao thông.
Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng hợp lý tạo điều kiện tốt nhất cho việc quản lý vận hành của các khu vực
chức năng.
Đảm bảo các yêu cầu mỹ quan của từng công trình, của tổng thể nhà máy.
b.Nguyên tắc trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy:
Trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản để đạt hiệu quả cao nhất. Các nguyên tắc này có tính định hướng ban đầu để có thể đi đến giải pháp qui hoạch tổng mặt bằng nhà máy một cách hợp lý. Thực chất của các nguyên tắc này là phân chia các bộ phận chức năng của nhà máy thành các nhóm. Những nhóm chức năng này sẽ được bố trí trên các khu đất của nhà máy trong mối quan hệ của công nghệ sản xuất cũng như các yêu cầu về quy phạm sự cố và vệ sinh công nghiệp. Trên cơ sở đó người ta đưa ra các biện pháp phân chia khu đất xây dựng của nhà máy thành các vùng chức năng:
Nguyên tắc phân vùng:
Đây là nguyên tắc được sử dụng trong thực tiễn thiết kế, biện pháp này chia khu đất thành các vùng theo đặc điểm sử dụng. Nhưng tùy theo đặc thù của nhà máy mà ta có cách bố trí các công trình trong nhà máy. Phân chia khu đất thành 4 vùng chính:
*Vùng trước nhà máy:
Đây là nơi bố trí các nhà hành chính quản lý, phục vụ sinh hoạt, cổng ra vào, gara ôtô xe máy xe đạpVùng này chiếm diện tích từ 4-20% diện tích nhà máy. Vùng trước nhà máy được phân bố ở trước hướng gió chủ đạo.
*Vùng sản xuất:
Nơi bố trí các nhà và công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của nhà máy. Đây là vùng quan trọng nhất, chiếm diện tích lớn khoảng 22-25%tổng diện tích nhà máy.
ở vùng này cần ưu tiên về điều kiện địa hình, địa chất. Mặt khác, trong quá trình sản xuất gây ra tiếng ồn lớn, bụi thải nhiều và dễ có sự cố cháy nổ nên đặt cuối hướng gió chủ đạo.
*Vùng các công trình phụ trợ:
Nơi đặt các công trình cung cấp năng lượng và các công trình bảo quản khác.
Vùng này chiếm diện tích từ 14-28% tổng diện tích nhà máy.
Đây là nơi có rất nhiều khả năng gây cháy nổ. Đặt nó sau các vùng khác và cuối hướng gió chủ đạo.
*Vùng kho tàng và phục vụ giao thông:
Cho phép các công trình trên vùng này không ưu tiên về hướng nhưng phải phù hợp với nơi tập kết nguyên liệu và sản phẩm để thuận tiện cho việc xuất nhập hàng của nhà máy.
Vùng này chiếm diện tích khoảng 23-37% tổng diện tích nhà máy.
Như vậy, phân vùng như trên sẽ dễ dàng quản lý theo ngành, theo các xưởng, theo các công đoạn của quá trình sản xuất và đảm bảo được yêu cầu vệ sinh công nghiệp, dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.Tuy nhiên, với cách phân chia này thì dây chuyền phải kéo dài, hệ thống các đường ống kỹ thuật và mạng lưới giao thông tăng. Do đó trong quá trình thiết kế cần chú ý đến việc mở rộng nhà máy trong tương lai.
Phần IV: tính toán kinh tế
I.Mục đích, ý nghĩa:
Kỹ thuật và kinh tế là hai mặt thống nhất của quá trình sản xuất, quan hệ mật thiết nhau. Tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế quyết định đến việc lựa chọn những phương pháp sản xuất, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị và nhà xưởng.
Từ năng suất và yêu cầu của sản phẩm ta phải xem xét vấn đề kinh tế có phù hợp không. Nghĩa là tính toán sơ lược để đưa ra dự trù vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận đảm bảo thuận lợi cho một chu kỳ sản xuất của nhà máy. Từ đó có các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật hợp lý cho quá trình sản xuất, nâng cao được chế độ quản lý, thúc đẩy quá trình sản xuất.
II.Nội dung tính toán:
1.Chi phí nguyên liệu:
Bảng 24: Tiêu hao nguyên liệu chính
Nguyên liệu
Lượng tiêu hao trong một giờ (kg/h)
Lượng tiêu hao trong một năm (kg)
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(triệu đồng)
Etylen kỹ thuật
2787,854
22748888,64
7000
159242,221
Clo kỹ thuật
6983,999
56989439,18
3000
170968,318
Vậy chi phí cho nguyên liệu là:
159242,221 + 170968,318 = 330210,539 triệu đồng
2.Chi phí năng lượng:
*Điện dùng cho chạy máy công nghiệp được tính theo công thức:
W1 = K1 x K2 x x t KW
Trong đó:
W1 là lượng điện năng dùng trong 1 năm
ni là công suất động cơ thứ i
N là số động cơ đã dùng
t là thời gian sử dụng trong năm
K1 là hệ số phụ tải , thường lấy K1 = 0,75
K2 là hệ số tổn thất, thường lấy K2 = 1,05
Bảng 25: Công suất của một số động cơ
STT
Tên thiết bị
Công suất, KW
Số lượng
Tổng công suất
1
Bơm nước
6,8
6
40,8
2
Bơm nước muối
5,4
2
10,4
3
Thiết bị phân li
1,7
3
5,1
4
Máy nén
2000
2
4000
5
Bơm NaOH
5,4
1
5,4
6
Máy khuấy
11
1
11
7
Bơm sản phẩm
5,4
4
21,6
Tổng công suất, KW
4094,7
Vậy W1 = 0,75 x 1,05 x 4094,7 x 8160 = 26312542,2 KWh
Giá điện dùng trong công nghiệp là 1000 VNĐ/KWh
*Điện dùng thắp sáng được tính theo công thức:
W2 =P x t2 x KW
Trong đó:
P là công suất đèn ,KW
t2 thời gian sử dụng trong năm, h
ni là số bóng đèn
Bảng 26: Nhu cầu sử dụng bóng đèn
stt
Tên công trình
Số bóng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Nhà bảo vệ
Nhà để xe đạp, xe máy và ôtô
Nhà nghỉ và nhà vệ sinh nhà tắm
Nhà ăn
Hội trường
Nhà hành chính
Xưởng cơ khí
Trạm cung cấp điện
Nhà cứu hỏa
Nhà chứa sản phẩm phụ
Nhà chứa sản phẩm chính
Khu vực xử lý khí thải
Khu vực xử lý nước thải
Khu vực đặt thùng chứa, trạm bơm
Khu vực sản xuất chính
Kho chứa nguyên liệu
Đường giao thông
4
2
6
8
10
30
12
5
8
15
20
6
6
12
40
15
20
Tổng
219
Sử dụng bóng có công suất P = 60 W
Giả sử điện dùng thắp sáng16h/ngày nên t2 = 16 x (365-25) = 5440 h/năm
Vậy W2 = 60 x 5440 x 219 = 71481600 Wh = 71481,6 KWh
Giá điện dùng thắp sáng là 500 VNĐ/ KWh
Vậy chi phí năng lượng:
(26312542,2 x 1000) + (71481,6 x 500) = 26348,283.106 VNĐ
=26348,283 triệu đồng
3.Chi phí nhân công:
Nhà máy sản xuất DCE gồm các thành phần lao động sau:
Giám đốc.1
Phó giám đốc 2
Kỹ sư công nghệ 5
Thợ điện ..3
Thợ cơ khí ..3
Công nhân .50
Nhân viên bảo vệ 8
Kế toán tài chính 6
Phòng kinh doanh ..6
Lái xe .5
Tạp vụ .4
Marketing 8
Tổng số lao động101
Mức lương trung bình là 2,5 triệu đồng/1 người trong một tháng.
Suy ra, tổng quỹ lương 101 x 2,5 x 12 = 3030 triệu đồng/ năm.
4.Chi phí theo lương:
Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hoạt động công đoàn.
Chi phí theo lương chiếm 20% tổng chi phí cho nhân công.
Chi phí theo lương = 20% x 3030 = 606 triệu đồng/ năm.
5.Chi phí chung cho nhà máy:
*Vốn đầu tư xây dựng: Vxd = gxd . F
Trong đó: Vxd : vốn đầu tư xây dựng
gxd : đơn giá xây dựng cho 1 m2 nhà xưởng và công trình
F : diện tích mặt bằng xây dựng
Ta có: F = 9658 m2
gxd = 2 triệu đồng/ m2
Suy ra, chi phí xây dựng cho nhà xưởng là
Vxd = gxd . F = 2 x 9658 = 19316 triệu đồng
Ngoài ra, chi phí cho các công trình khác như đường giao thông, tườngchiếm 8% tổng vốn đầu tư xây dựng.
Chi phí khác = 8% x 19316 = 1545,28 triệu đồng
Vậy tổng vốn đầu tư xây dựng là:
19316 + 1545,28 = 20861,28 triệu đồng
*Vốn đầu tư thiết bị: Vtbị = [Cms + Clđ + Cvc + Cđ/o + Cpk]
Trong đó: Cms là chi phí mua sắm thiết bị
Clđ là chi phí lắp đặt máy , Clđ = 10% Cms
Cvc là chi phí vận chuyển thiết bị , Cvc = 5% Cms
Cđ/o là chi phí lắp đặt đường ống, cáp điện, Cđ/o = 15% Cms
Cpk là chi phí phát sinh khác , Cpk = 6% Cms
Dây chuyền thiết bị sản xuất 1,2 DCE mua khoảng 40000 triệu đồng
Clđ = 10% Cms = 10% x 40000 = 4000 triệu đồng
Cvc = 5% Cms = 5% x 40000 = 2000 triệu đồng
Cđ/o = 15% Cms = 15% x 40000 = 6000 triệu đồng
Cpk = 6% Cms = 6% x 40000 = 2400 triệu đồng
Vậy Vtbị = 40000 + 4000 + 2000 + 6000 +2400 = 54400 triệu đồng
*Chi phí thuê đất để lắp đặt máy:
Vt/đ = 10% (Vtbị + Vxd) = 10% x (54400 + 20861,28)
= 7526,13 triệu đồng
Vậy tổng vốn đầu tư là Vtbị + Vxd + Vt/đ = 54400 + 20861,28+ 7526,13
= 82787,41 triệu đồng
6.Khấu hao cơ bản và sửa chữa:
*Khấu hao nhà xưởng trong 10 năm:
triệu đồng
Chi phí cho sửa chữa 50% khấu hao: 0,5x 2838,74 = 1419,37 triệu đồng
Khấu hao cho toàn bộ nhà xưởng: 2838,74 +1419,37 =4258,11 triệu đồng
*Khấu hao máy móc thiết bị trong 10 năm:
triệu đồng
Khấu hao cho sửa chữa máy móc thiết bị bằng 50%:
0,5 x 5440 = 2720
Khấu hao cho toàn bộ máy móc:
5440 + 2720 = 8160 triệu đồng
Vậy tổng khấu hao là: 4258,11 + 8160 = 12418,11 triệu đồng
Vậy tổng chi phí của cả nhà máy gồm:
+ Chi phí nguyên liệu : 330210,539 triệu đồng/ năm
+Chi phí năng lượng : 26348,283 triệu đồng/ năm
+ Chi phí nhân công : 3030 triệu đồng/ năm
+ Chi phí theo lương : 606 triệu đồng/ năm
+Chi phí chung =tổng vốn đầu tư + khấu hao
= 82787,41 + 12418,11
=95205,52 triệu đồng/ năm
Suy ra, tổng chi phí toàn bộ nhà máy là:
330210,539 + 26348,283 + 3030+ 606+95205,52 = 455400,34 triệu đồng/ năm
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí sản xuất là 92%, chi phí doanh nghiệp là 8%
Chi phí doanh nghiệp = 8% x 455400,34 = 36432,03 triệu đồng/ năm
Giá thành công xưởng = tổng chi phí sản xuất + chi phí quản lý
= 455400,34 + 36432,03 = 491832,37 triệu đồng/ năm
Chi phí bán hàng 7% giá thành công xưởng:
491832,37 x 7% = 34428,27 triệu đồng/ năm
Vậy giá toàn bộ là 491832,37 + 34428,27 = 526260,64 triệu đồng/ năm
8.Lợi nhuận:
Năng suất của cả dây chuyền là 60000 tấn/năm mà giá bán của DCE khoảng 12 triệu đồng/tấn.
Vậy trong một năm bán được :12 x 60000 = 720000 triệu đồng/ năm
Thuế VAT = 5%(tổng doanh thu – chi phí nguyên liệu)
VAT = 0,05(720000 - 330210,539) = 19489,47 triệu đồng/ năm
Doanh thu sau thuế = tổng doanh thu – VAT
=720000 - 19489,47 = 700510,53 triệu đồng/ năm
Lợi nhuận = doanh thu sau thuế - giá thành toàn bộ
=700510,53 - 526260,64 = 174249,89 triệu đồng/ năm
III.Đánh giá hiệu quả đầu tư:
1.Vốn đầu tư:
*Vốn lưu động:
Bảng 25: Vốn lưu động:
Vốn lưu động
Chi phí (triệu đồng/ năm)
Nguyên liệu
330210,539
Năng lượng
26348,283
Nhân công
3030
Theo lương
606
Chi phí quản lý
36432,03
Bán hàng
34428,27
Khấu hao
12418,11
Chi phí khác
15000
Tổng
458473,23
Vốn lưu động là 458473,23triệu đồng/ năm
*Vốn cố định: 82787,41 triệu đồng/ năm
Tổng vốn đầu tư = vốn lưu động + vốn cố định
= 458473,23+ 82787,41 = 541260,64 triệu đồng/ năm
541260,64
=
Tổng vốn đầu tư
Khấu hao + lợi nhuận
=
Tth/v
2,89
2.Thời gian thu hồi vốn:
12418,11 +174249,89
=
Vậy thời gian hoàn vốn của nhà máy là khoảng 3 năm.
3.Đánh giá kết quả:
Kết quả tính toán ở trên phù hợp về mặt kinh tế, phương án thiết kế nhà máy sản xuất DCE năng suất 60000 tấn/năm.
Phần v: an toàn lao động
và bảo vệ môi trường
I.Khái quát:
Trong quá trình sản xuất ở các nhà máy hóa chất nói chung và nhà máy sản xuất DCE nói riêng thì vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng. Chi phí dành cho công tác này chiếm đến 40% chi phí vận hành. Một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất là an toàn cháy, nổ và ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng ta có thể phân chia thành các nguyên nhân chính sau:
1.Nguyên nhân do kỹ thuật: Nguyên nhân này phụ thuộc vào tình trạng máy móc, thiết bị, đường ống. Bao gồm:
+Sự hư hỏng máy móc, thiết bị chính và dụng cụ phụ tùng.
+Sự hư hỏng các đường ống.
+Khoảng cách an toàn giữa các thiết bị chưa được đảm bảo.
+Thiếu hàng rào chắn.
2.Nguyên nhân do tổ chức: Nguyên nhân này phụ thuộc vào việc tổ chức hoặc giao nhận công việc không đúng qui định, bao gồm:
+Vi phạm quy tắc của quy trình kỹ thuật.
+Tổ chức lao động, chỗ làm việc không đúng yêu cầu.
+Giám sát kỹ thuật chưa đầy đủ.
+Vi phạm chế độ làm việc.
+Sử dụng lao động không đúng ngành nghề, chuyên môn.
+Người lao động chưa nắm vững được quy tắc an toàn trong lao động.
3.Nguyên nhân do vệ sinh:
+Môi trường không khí ô nhiễm.
+Điều kiện khí hậu không hợp lý.
+Công tác chiếu sáng và thông gió không được tốt.
+Vi phạm điều lệ vệ sinh cá nhân.
II.Những yêu cầu về phòng chống cháy nổ:
Như chúng ta đã biết, nguyên liệu và sản phẩm đều là hỗn hợp dễ cháy nổ. Vì vậy, phòng chống cháy nổ là vấn đề cần được quan tâm.
Để phòng chống cháy, nổ ta thực hiện những biện pháp sau:
+Ngăn ngừa khả năng tạo ra môi trường cháy nổ.
+Duy trì nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn cháy nổ.
+Tuân theo những quy định về sử dụng, vận hành và bảo vệ máy móc, thiết bị có thể là nguồn cháy.
+Sử dụng thiết bị điện phải hợp lý.
+áp dụng quy trình công nghệ và sử dụng thiết bị bảo đảm không phát sinh tia lửa điện.
+Có biện pháp chống sét cho thiết bị, nhà xưởng.
+Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy, nổ do nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác.
III.An toàn về trang thiết bị trong nhà máy hóa chất từ khâu thiết kế đến khâu vận hành:
1.Khi thiết kế tổng mặt bằng và sự bố trí xây dựng trên đó:
Sự an toàn trong xí nghiệp phụ thuộc vào khu đất và bố trí xây dựng trên đó. Khu đất phải tương đối bằng phẳng, có độ dốc đủ để tiêu thoát nước, có mực nước ngầm thấp hơn chiều sâu tầng hầm. Khi quy hoạch phải nghiên cứu các biện pháp tránh chất độc hại thải ra, tránh tàn lửa.
Trong nhà máy chế biến phải có đầy đủ trang thiết bị phòng chống cháy nổ, bao gồm: chăn cứu hỏa, bình bọt, xe cứu hỏa, máy cứu hỏa, cát và hệ thống nước đủ để cứu hỏa bất kỳ lúc nào. Tất cả các trang thiết bị này phải được bố trí
hợp lý và kiểm tra thường xuyên để khi có sự cố xảy ra thì thao tác kịp thời.
Bố trí kết cấu, màu sắc các bộ phận, dụng cụ đo để đảm bảo dễ thao tác, không nhầm lẫn khi vận hành. Xây dựng các khu phân xưởng dễ cháy nổ bằng vật liệu bền, chịu nhiệt, bố trí nhiều cửa ra vào và vị trí của nó phải cách ly với các khu khác và cuối hướng gió chủ đạo.
2.An toàn đối với trang thiết bị:
Thiết bị trong nhà máy phải kín, không rò rỉ. Các bể chứa nguyên liệu phải được nối đất bằng dây tiếp điện để phòng xăng dầu khi bơm chuyển tích điện sẽ phóng điện, sét đánh gây cháy nổ, xung quanh khu bể chứa phải được xây tường ngăn cách với khu vực khác.
Khi hoạt động, mỗi loại thiết bị có một nhiệm vụ riêng và yêu cầu một chế độ công nghệ khác nhau nên cần vật liệu chế tạo, cách bảo quản, cách vận hành khác nhau.
3.An toàn về điện:
An toàn về điện là một vấn đề quan trọng của công tác an toàn. Phải tuân theo quy tắc về kỹ thuật tránh gây tai nạn điện.
Dây điện phải được cải tiến bằng vỏ cao su và có thể lồng vào ống kim loại để tránh bị dập.
Cầu dao được lắp đặt sao cho dễ điều khiển nhưng cũng không quá thấp và phải để nơi khô ráo và an toàn đối với người điều khiển.
IV.An toàn lao động và phòng chống độc hại với công nhân và môi trường:
Công nhân làm việc trong nhà máy phải được học tập các thao tác về phòng cháy chữa cháy, nắm vững kiến thức về độc hại và bảo vệ môi trường.
Trong công nghiệp đòi hỏi công nhân phải có tay nghề để tránh sự cố dẫn đến cháy nổ gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản. Trong nhà máy người công nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy tắc, nội quy trong nhà máy.
Phần VI: tự động hóa
I.Mục đích và ý nghĩa:
Tự động điều chỉnh là quá trình ứng dụng các dụng cụ, các thiết bị và các máy móc tự động điều khiển vào quá trình công nghệ. Những phương tiện kỹ thuật này cho phép thực hiện những quá trình công nghệ theo một chương trình tiêu chuẩn đã được tạo dựng phù hợp với công nghệ, đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động theo chế độ tối ưu nhất. Việc tự động hóa không chỉ làm đơn giản các thao tác sản xuất, tránh nhầm lẫn, tăng năng suất lao động, cho phép giảm số lượng công nhân mà còn có biện pháp hữu hiệu trong an toàn lao động.
Để đảm bảo các yêu cầu trên thì việc sử dụng hệ thống tự động đo lường và các biện pháp tự động hóa trong sản xuất không chỉ là một vấn đề cần thiết mà còn có tính chất bắt buộc đối với công nghệ này. Trong quá trình hoạt động chỉ cần có một thiết bị hoạt động không ổn định thì chế độ công nghệ của cả dây chuyền bị phá vỡ, trong nhiều trường hợp phải ngừng hoạt động của cả dây chuyền để sửa chữa. Như vậy cho thấy đo lường tự động hóa trong dây chuyền công nghệ là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó không chỉ tăng năng suất của công nghệ, công suất của thiết bị mà là cơ sở để vận hành công nghệ tối ưu nhất, tăng hiệu quả thu hồi sản phẩm, đồng thời giảm đáng kể các chi phí khác, đảm bảo an toàn cho nhà máy sản xuất. Nhờ có tự động hóa mà những nơi có thể xảy ra các hiện tượng cháy nổ hay rò rỉ hơi sản phẩm độc hại ra ngoài được điều khiển tự động, tự động kiểm tra tránh được việc sử dụng công nhân.
Tự động hóa đảm bảo các thao tác điều khiển các thiết bị công nghệ một cách chính xác, tránh được các sự cố xảy ra trong thao tác điều khiển, tự động báo động khi có sự cố xảy ra.
II.Các ký hiệu thường dùng trong tự động hóa:
t0
Bảng 26 : Các ký hiệu thường dùng trong tự động hóa:
Dụng cụ đo nhiệt độ
Dụng cụ đo áp suất
ư
Dụng cụ đo lưu lượng
Dụng cụ đo nhiệt độ hiển thị tại trung tâm điều khiển
2
Dụng cụ đo nhiệt độ truyền xa tại trung tâm điều khiển
pcz
tt
Thiết bị đo áp suất tự động điều chỉnh( van an toàn)
Bộ điều chỉnh mức chất lỏng tự ghi có báo động khí cụ lắp tại trung tâm điều khiển
LR
Bộ điều chỉnh áp suất tự ghi và hiển thị, khí cụ lắp tại trung tâm điều khiển
PI
Cơ cấu điều chỉnh
lrA
Cơ cấu chấp hành
Tự động mở khi mất tín hiệu
Tự động đóng khi mất tín hiệu
Giữ nguyên
Hệ thống tự động điều chỉnh bao gồm đối tượng điều chỉnh và bộ điều chỉnh. Bộ điều chỉnh có thể bao gồm bộ cảm biến và bộ khuếch đại. Bộ cảm biến dùng để phản ánh sự sai lệch các thông số điều chỉnh so với giá trị cho trước và biến đổi thành tín hiệu. Bộ khuếch đại làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu của bộ cảm biến đến giá trị có thể điều chỉnh cơ quan điều khiển, cơ quan này tác động lên đối tượng nhằm xóa đi độ sai lệch của các thông số điều chỉnh.
III.Một số dạng tự động:
*Tự động kiểm tra và tự động bảo vệ:
Tự động kiểm tra các thông số công nghệ( nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, nồng độ,), kiểm tra các thông số công nghệ đó có thay đổi hay không? Nếu có thì cảnh báo chỉ thị ghi lại giá trị thay đổi đó.
Có thể biểu diễn sơ đồ tự động kiểm tra và tự động điều chỉnh như sau:
DT
CB
bđk
ct
pl
c
n
g
1
2
3
5.1
5.2
5.3
5.4
4
5
1.Đối tượng điều chỉnh 5.Cơ cấp chấp hành
2.Cảm biến đối tượng 5.1.Cảnh báo
3.Bộ khuếch đại 5.2.Chỉ thị bằng kim loại hoặc bằng số
4.Nguồn cung cấp năng lượng 5.3.Ghi lại sự thay đổi
5.4.Phân loại
*Dạng tự động điều khiển:
đt
cb
ss
Bđ
n
1
2
3
5
4
Sơ đồ cấu trúc:
Trong đó:
1.Đối tượng điều chỉnh 2.Cảm biến đối tượng
3.Bộ khuếch đại 4.Nguồn cung cấp năng lượng
5.Bộ đặc
*Dạng tự động điều chỉnh:
đt
cb
ss
bđ
ccch
n
Bkđ
1
2
6
5
3
4
7
Sơ đồ cấu trúc:
Trong đó: 1.Đối tượng điều chỉnh 2.Cảm biến đối tượng
3.Bộ khuếch đại 4.Nguồn cung cấp năng lượng
5.Bộ đặc 6.Bộ so sánh
7.Cơ cấu chấp hành
IV.Cấu tạo của một số thiết bị tự động:
1.Bộ cảm biến áp suất:
DZ
DZ
Kiểu hộp xếp
Trong các bộ điều chỉnh thường sử dụng bộ cảm ứng áp suất kiểu màng, hộp xếp, piston, ống cong đàn hồi,Việc chọn bộ cảm ứng áp suất phụ thuộc vào việc cảm ứng điều chỉnh và độ chính xác theo yêu cầu.
z
P
Kiểu màng
2.Bộ cảm ứng nhiệt độ:
Hoạt động của bộ cảm ứng nhiệt độ dựa trên nguyên lý giãn nở nhiệt, mối quan hệ giữa nhiệt độ của chất khí và áp suất hơi bão hòa của nó trong hệ kín dựa trên nguyên lý nhiệt điện trở.
Dz
Kiểu hộp xếp
Dz
Kiểu thanh lưỡng kim giãn nở
3.Bộ cảm ứng mức đo chất lỏng:
Mức các chất lỏng có thể đo được bằng nhiều cách khác nhau nhưng phương pháp đơn giản và có độ chính xác cao là đo bằng phao.
Dz
Kiểu phao
kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu thiết kế với sự tận tình giúp đỡ của GS.TS Đào Duy Tường, tôi đã hoàn thành bản đồ án với đề tài thiết kế phân xưởng sản xuất Dicloetan, năng suất 60000 tấn/năm. Trong bản thiết kế này bao gồm các nội dung chính sau: đã trình bày tính chất hóa lý của nguyên vật liệu, sản phẩm; phương pháp sản xuất và dây chuyền sản xuất; đã tính toán cân bằng vật chất, nhiệt lượng; tính toán thiết bị chính và đồng thời tính toán kinh tế cho phân xưởng.
Qua quá trình thiết kế, tính toán đồ án giúp em hiểu thêm về việc thiết kế một phân xưởng sản xuất, từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu ban đầu, đến việc lựa chọn sơ đồ công nghệ sản xuất. Đặc điểm của các quá trình tổng hợp hữu cơ là các phản ứng hóa học xảy ra theo nhiều hướng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt động của quá trình, mà sản phẩm thu được có chất lượng khác nhau. Vì vậy để tổng hợp một hợp chất hữu cơ đòi hỏi chúng ta phải biết những tính chất hóa lý của nguyên liệu và sản phẩm, tìm ra cơ chế phản ứng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, độ chọn lọc. Từ đó tìm cách tác động thúc đẩy quá trình theo hướng có lợi, hạn chế sự tạo thành các sản phẩm phụ không mong muốn, lựa chọn thiết bị công nghệ cho phù hợp với quá trình sản xuất.
Tuy nhiên do thời gian thiết kế có hạn cũng như lần đầu tiên thiết kế một phân xưởng sản xuất nên chắc chắn trong đồ án không thể tránh khỏi những thiếu xót. Nên em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bản đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Đào Duy Tường đã hướng dẫn em nhiệt tình trong thời gian qua, cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thành được bản đồ án này.
Tài liệu tham khảo
Phan Minh Tân. Tổng hợp hữu cơ & hóa dầu. NXB Trường ĐH Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, T2,1994.
PGS.TSKH. Phan Đình Châu. Các quá trình cơ bản tổng hợp hữu cơ. NXB KH & KT, Hà Nội,2005.
Trần Quốc Sơn. Một số phản ứng của hợp chất hữu cơ. NXB giáo dục, 2003.
Tập thể tác giả, chủ biên Hoàng Trọng Yêm. Hóa học hữu cơ, T2. NXB KH & KT, Hà Nội,2002.
Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ, T2, NXB giáo dục,2003.
Bộ môn tổng hợp hữu cơ. Hóa học và kỹ thuật tổng hợp hữu cơ. NXB Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, 1974.
Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại. Cơ sở hóa học hưũ cơ, T1. NXB đại học và trung học chuyên nghiệp,1980.
Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, T1. NXB KH & KT Hà Nội 2004.
Tập thể tác giả. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, T2. NXB KH & KT Hà Nội 2004.
Bộ môn hóa lý. Sổ tay tóm tắt các đại lượng hóa lý. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, 1963.
La Văn Bình. Nhiệt động học trong hóa kỹ thuật. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1992.
Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry. VCH verlasgesell schaft mBh, vol 6, FRG,1990.
Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry. VCH verlasgesell schaft mBh, vol 10, FRG,1990.
Alain Chauvel, Gilles Lefebvre. Petrochemical processes, vol2. Gulf Publishing company,1989.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HA13.DOC