Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương "dung dịch - sự điện li" lớp 10 chuyên hóa"
MS: LVHH-PPDH019
SỐ TRANG: 105
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH HÓA HỌC
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào
tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” [22]
Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho HS.” [36]
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg
ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá
phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi
cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập, .” [51]
Tăng cường năng lực tự học cho HS là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường THPT. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói
riêng, ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian để tự học và tự đọc. Việc
thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có thể dễ dàng trong việc tự
học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay rất được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ (E - BOOK)
CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI” LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC nhằm hỗ trợ hoạt động
tự học môn hóa học của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa giúp HS tự
học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp
10 chuyên hóa. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở các trường THPT chuyên ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch - Sự điện li”.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương “Dung dịch - Sự điện li” trong chương trình chuyên hóa học lớp 10 THPT.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được e – book chương “Dung dịch – sự điện li” một cách khoa học sẽ tăng cường
năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp GV
tiết kiệm thời gian, sức lao động trong việc soạn bài.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế e – book.
- Điều tra thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Dùng thống kê toán học để xử lí kết quả.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế chương “Dung dịch – sự điện li” dưới dạng e-book.
- Giúp HS có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
- Giúp GV có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Dung dịch – sự điện li”.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học
1.1.1. Phương pháp dạy học
1.1.2. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin
1.2. Tự học
1.2.1. Tự học là gì?
1.2.2. Các hình thức của tự học
1.2.3. Chu trình dạy – tự học
1.2.4. Dạy – tự học hóa học
1.2.5. Vai trò của tự học
1.2.6. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
1.3. Sách giáo khoa điện tử (e-book)
1.3.1. Khái niệm e-book
1.3.2. Mục đích thiết kế e-book
1.3.3. Các yêu cầu thiết kế e-book
1.3.4. Các phần mềm thiết kế e-book
1.4. Tình hình sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay
1.4.1. Thuận lợi
1.4.2. Khó khăn
Chương 2: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI”
2.1. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Dung dịch - sự điện li”
2.1.1. Vị trí, mục tiêu của chương “Dung dịch – sự điện li”
2.1.2. Nội dung của chương “Dung dịch – sự điện li”
2.1.3. Phương pháp dạy học chương “Dung dịch – sự điện li”
2.2. Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa điện tử
2.2.1. Cấu trúc sách giáo khoa điện tử
2.2.2. Nội dung sách giáo khoa điện tử
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.1. Tính khả thi
3.1.2. Tính hiệu quả
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3. Đối tượng thực nghiệm
3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5. Tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Chuẩn bị
3.5.2. Tiến hành hoạt động giảng dạy trên lớp
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính
3.6.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
KẾT LUẬN
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài
1.2. Sử dụng các phần mềm để thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – sự điện li”
1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài
2. Kiến nghị và đề xuất
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2. Với các trường THPT
2.3. Với GV các trường THPT nói chung và trường chuyên
3. Hướng phát triển của đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Phiếu điều tra dành cho GV
2. Phiếu điều tra dành cho HS
3. Bài kiểm tra 15’ (sau bài “Sự điện li” – lớp 10)
4. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng axit – bazơ – lớp 10)
5. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng oxi hóa – khử” – lớp 11 + 12)
6. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng trong dung dịch tạo hợp chất ít tan”)
7. Phiếu học tập: bài “Dung dịch”
8. Phiếu học tập: bài “Axit – bazơ – muối”
9. Phiếu học tập: bài “Cân bằng axit - bazơ”
10. Phiếu học tập: bài “Cân bằng tạo phức trong dung dịch”
11. Phiếu học tập: bài “Cân bằng oxi hóa – khử”
12. Phiếu học tập: bài “Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan”
105 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương dung dịch - Sự điện li lớp 10 chuyên hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức chính xác khoa học: 4,65
+ Thiết thực: 4,23
+ Bài tập phong phú đa dạng: 4,05
- Đánh giá về HÌNH THỨC:
+ Thiết kế khoa học: 4,15
+ Bố cục hợp lí, logic: 4,08
+ Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện: 4,33
- Đánh giá về TÍNH KHẢ THI:
+ Dễ sử dụng: 4,40
+ Phù hợp với trình độ học tập: 4,13
+ Phù hợp với điều kiện thực tế (có máy vi tính): 4,08
+ Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính: 4,25
+ Phù hợp với thời gian tự học ở nhà: 4,05
- Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng e – book:
+ Giúp HS dễ hiểu bài và tiếp thu bài nhanh hơn: 4,03
+ Tăng hứng thú học tập: 4,05
+ Nâng cao khả năng tự học: 4,20
+ Nâng cao trình độ công nghệ thông tin: 3,98
+ Nâng cao kết quả học tập: 4,03
+ Góp phần đổi mới PPDH: 4,30
Như vậy, phần lớn GV cho rằng e – book đều cho rằng e – book góp vai trò quan trọng trong quá
trình lĩnh hội kiến thức của HS. E – book giúp HS khắc sâu kiến thức, phát huy tư duy, kích thích hứng
thú học tập cho HS và là công cụ tự học hiệu quả.
Về mặt thiết kế, e – book cũng đã đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức, đáp ứng được yêu
cầu cơ bản của chương trình và đảm bảo tính thẩm mỹ.
3.6.1.2. Đánh của HS về e – book
Tiến hành lấy ý kiến của 46 HS chuyên hóa trường THPT chuyên Lương Thế Vinh về e – book,
chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.4. Nhận xét của HS về e - book
Mức độ
Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4 5
TB
- Đầy đủ kiến thức quan trọng
cần thiết
0 0 2 7 37 4,76
- Kiến thức chính xác, khoa
học
0 0 0 14 32 4,70
- Thiết thực 0 0 5 16 25 4,43
Nội
dung
- Bài tập phong phú đa dạng 0 0 0 21 25 4,54
- Thiết kế khoa học 0 0 0 24 22 4,48
- Bố cục hợp lí, logic 0 2 8 13 23 4,24 Hình
thức - Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân
thiện
0 2 6 15 23 4,28
- Dễ sử dụng 0 5 6 13 22 4,13 Tính khả
thi - Phù hợp với trình độ học tập
0 7 8 10 21 3,98
của HS
- Phù hợp với điều kiện của
HS (có máy vi tính)
0 7 9 11 19 3,91
- Phù hợp với khả năng sử
dụng vi tính của HS
0 4 7 14 21 4,13
- Phù hợp với thời gian tự học
ở nhà của HS
0 4 8 19 15 3,98
- HS dễ hiểu bài, tiếp thu bài
nhanh
0 0 5 17 24 4,41
- HS hứng thú học tập 0 0 4 21 21 4,37
- Nâng cao khả năng tự học
của HS
0 0 8 16 22 4,30
- Nâng cao trình độ công nghệ
thông tin của HS
0 0 13 19 14 4,02
- Kết quả học tập được nâng
lên
0 0 4 19 23 4,41
Hiệu quả
của việc
sử dụng
e - book - Góp phần vào việc đổi mới
PPDH
0 0 5 14 27 4,48
Nhận xét theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt
- Đánh giá về NỘI DUNG:
+ e-book chứa đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết: 4,76
+ Kiến thức chính xác khoa học: 4,70
+ Thiết thực: 4,43
+ Bài tập phong phú đa dạng: 4,54
- Đánh giá về HÌNH THỨC:
+ Thiết kế khoa học: 4,48
+ Bố cục hợp lí, logic: 4,24
+ Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện: 4,28
- Đánh giá về TÍNH KHẢ THI:
+ Dễ sử dụng: 4,13
+ Phù hợp với trình độ học tập: 3,98
+ Phù hợp với điều kiện thực tế (có máy vi tính): 3,91
+ Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính: 4,13
+ Phù hợp với thời gian tự học ở nhà: 3,98
- Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng e – book:
+ Giúp HS dễ hiểu bài và tiếp thu bài nhanh hơn: 4,41
+ Tăng hứng thú học tập: 4,37
+ Nâng cao khả năng tự học: 4,30
+ Nâng cao trình độ công nghệ thông tin: 4,02
+ Nâng cao kết quả học tập: 4,41
+ Góp phần đổi mới PPDH: 4,48
Ngoài ra, các em nhận xét rằng E – book với nhiều hình ảnh đẹp, video clip minh họa và những tư
liệu đã giúp các việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em biết thêm nhiều kiến
thức thực tế bổ ích liên quan đến bài học.
3.6.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
3.6.2.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1
Khối 10: bài “Sự điện li”
Khối 11 + 12: bài “Cân bằng oxi hóa – khử”
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1
Điểm xi Lớp Số
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 1 10 0 0 0 0 0 0 0 1 3 3 3 8,80
ĐC 1 10 0 0 0 0 0 0 2 0 4 4 0 8,00
T.N 2 10 0 0 0 0 0 1 0 0 5 0 4 8,50
ĐC 2 10 0 0 0 0 0 3 0 0 3 1 3 7,80
T.N 3 10 0 0 0 0 0 0 0 1 3 3 3 8,80
ĐC 3 10 0 0 0 0 0 0 2 1 2 3 2 8,20
T.N 4 16 0 0 0 0 0 0 1 0 3 9 3 8,81
ĐC 4 16 0 0 0 0 0 0 1 1 6 6 2 8,44
TN 46 0 0 0 0 0 1 1 2 14 15 13 8,74
DC 46 0 0 0 0 0 3 5 2 15 14 7 8,15
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống Điểm xi
T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 0 0 0 0 0
5 1 3 2,17 6,52 2,17 6,52
6 1 5 2,17 10,87 4,34 17,39
7 2 2 4,35 4,35 8,69 21,74
8 14 15 30,43 32,61 39,12 54,35
9 15 14 32,61 30,43 71,73 84,78
10 13 7 28,26 15,22 100,00 100,00
46 46 100,00 100,00
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 0,00 4,34 95,66
ĐC 0,00 17,39 82,61
Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1
Lớp x m S V%
T.N 8,74 0,17 1,12 12,81
ĐC 8,15 0,21 1,41 17,30
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,03; k = 2n - 2 =
2.46 - 2 = 90. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,21.
Ta có t = 2,22 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực
nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,03).
3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2
Khối 10: bài “Cân bằng axit - bazơ”
Khối 11 + 12: bài “Cân bằng trong dung dịch hợp chất ít tan”
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2
Điểm xi
Lớp Số
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 1 10 0 0 0 0 0 0 1 1 2 6 0 8,30
ĐC 1 10 0 0 0 0 0 1 0 2 3 3 1 8,00
T.N 2 10 0 0 0 0 0 0 1 1 2 2 4 8,70
ĐC 2 10 0 0 0 0 0 3 0 3 4 0 0 6,80
T.N 3 10 0 0 0 0 0 0 0 2 3 2 3 8,60
ĐC 3 10 0 0 0 0 0 0 1 2 4 1 2 8,10
T.N 4 16 0 0 0 0 0 0 1 3 6 4 2 8,19
ĐC 4 16 0 0 0 0 0 1 2 5 6 2 0 7,38
TN 46 0 0 0 0 0 0 3 7 13 14 9 8,41
DC 46 0 0 0 0 0 5 3 12 17 6 3 7,54
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi trở
xuống Điểm xi
T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 0 0 0 0 0
5 0 5 0 10,87 0 10,87
6 3 3 6,52 6,52 6,52 17,39
7 7 12 15,22 26,09 21,74 43,48
8 13 17 28,26 36,96 50,00 80,44
9 14 6 30,43 13,04 80,43 93,48
10 9 3 19,57 6,52 100,00 100,00
46 46 100,00 100,00
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Lớp % Yếu – Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 0,00 6,52 93,48
ĐC 0,00 17,39 82,61
Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2
Lớp x m S V%
T.N 8,41 0,17 1,17 13,91
ĐC 7,54 0,19 1,31 17,37
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01; k = 2n - 2 =
2.46 – 2 = 90. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,63.
Ta có t = 3,36 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa nhóm thực
nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
3.6.2.3. Kết quả tổng hợp 2 bài kiểm tra
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm tra
Điểm xi
Lớp
Số bài
kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TB
T.N 92 0 0 0 0 0 1 4 9 27 29 22 8,58
DC 92 0 0 0 0 0 8 8 14 32 20 10 7,85
Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 2 bài kiểm tra
Điểm Số bài đạt điểm xi % số bài đạt điểm xi % số bài đạt điểm xi trở xuống
xi T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 0 0 0 0 0
5 1 8 1,09 8,70 1,09 8,70
6 4 8 4,35 8,70 5,44 17,40
7 9 14 9,78 15,22 15,22 32,62
8 27 32 29,35 34,78 44,57 67,40
9 29 20 31,52 21,74 76,09 89,14
10 22 10 23,91 10,86 100,00 100,00
92 92 100,00 100,00
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra
Lớp % Yếu - Kém % Trung Bình % Khá – Giỏi
T.N 0,00 5,43 94,57
ĐC 0,00 17,39 82,61
Hình 3.6. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra
Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra
Lớp x m S V%
T.N 8,58 0,12 1,15 13,40
ĐC 7,85 0,14 1,39 17,71
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm = 0,01; k = 2n - 2 =
2.92 – 2 = 182. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,kt = 2,60.
Ta có t = 3,88 > ,kt , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là
có ý nghĩa (với mức ý nghĩa = 0,01).
Từ kết quả tổng hợp của 2 bài kiểm tra, ta thấy:
- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ việc sử dụng e-
book để tự học đã góp phần nâng cao kết quả học tập.
- HS ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu các bài trong chương “Dung dịch – sự điện
li” nên kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng, các em dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
Từ những kết quả thu được ở trên có thể đi đến kết luận rằng e-book đã góp vai trò quan trọng
trong việc giúp HS tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và là một công cụ tự học có hiệu quả.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu
Do đề tài luận văn hướng tới đối tượng là HS chuyên hóa nên trong quá trình thực hiện chúng tôi
đã gặp không ít khó khăn đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và
nhiệm vụ đặt ra đề tài cũng đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau:
1.1. Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài
- Tìm hiểu về các xu hướng đổi mới PPDH và việc đổi mới PPDH bằng CNTT.
- Nghiên cứu lí luận về quá trình tự học và lợi ích của việc tự học qua mạng.
- Nghiên cứu về sách giáo khoa điện tử
- Nghiên cứu về thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu các phần mềm: Adobe Dreamweaver, Adobe Photoshop, All Office Converter Pro,
Opell Video Converter, Articulate Quizmaker '09, Snagit.
1.2. Sử dụng các phần mềm để thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – sự điện
li”
1.2.1. Trang “Giáo khoa”
Toàn bộ kiến thức chương “Dung dịch – sự điện li” được thiết kế khá công phu dựa trên sách giáo
khoa lớp 10 chuyên hóa học với:
- 91 hình ảnh minh họa.
- 37 phim thí nghiệm và mô phỏng.
Ngoài ra trong phần giáo khoa còn bổ sung những phần tư liệu có liên quan đến nội dung bài học
để HS dễ hiểu bài và thêm yêu thích môn học hơn.
1.2.2. Trang “Bài tập”
Tham khảo từ các nguồn tài liệu khác nhau: sách giáo khoa, sách nâng cao, các đề thi, các trang
web ….Phần bài tập bao gồm:
- Bài tập sách giáo khoa hóa học 11 (ban nâng cao): 117 bài
- Bài tập tự luận: 384 bài
- Phần bài tập sách giáo khoa và bài tập tự luận được trình bày theo từng chủ đề để HS dễ học hơn.
- Bài tập trắc nghiệm: 165 câu
- 5 đề trắc nghiệm (30 câu/đề)
- Hướng dẫn và đáp án các câu hỏi, bài tập.
- Các đề thi quốc gia và đề thi quốc tế (có bài giải).
1.2.3. Trang “PPDH”
Đây là nội dung rất hữu ích đối với GV và HS, gồm 2 phần:
- Phương pháp dạy: giới thiệu các PPDH hiện đại như phương pháp thảo luận nhóm, dạy học theo
dự án, phương pháp Grap dạy học, phương pháp Algorit dạy học, dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp học: hướng dẫn HS cách thu thập thông tin, xử lý thông tin, ghi nhớ, vận dụng kiến
thức và cách lập kế hoạch học tập.
1.2.4. Trang “Trợ giúp”
Bao gồm các video clip hướng dẫn sử dụng e - book một cách có hiệu quả, nhằm giúp cho người
sử dụng có thể khai thác hết các chức năng của ebook hóa học về chương “Dung dịch – sự điện li”.
1.2.5. Trang “Liên hệ”
Cung cấp họ tên và địa chỉ liên lạc của người thiết kế e-book.
Ngoài ra ebook còn cung cấp các phần mềm xem phim và mô phỏng để người sử dụng có thể tự
cài đặt và sử dụng.
1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy e-book đã đạt được các yêu cầu sau:
- Về nội dung: ebook cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết, khoa học và chính xác cùng với hệ
thống bài tập đa dạng, phong phú.
- Về hình thức: e-book đáp ứng các yêu cầu về tính thẩm mỹ với bố cục hợp lí, khoa học và giao
diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện.
- Về tính khả thi: e - book tương đối phù hợp với điều kiện và khả năng sử dụng vi tính trung bình
của số đông HS.
- Về tính hiệu quả của việc sử dụng e-book: việc sử dụng e-book để dạy và học chương “Dung
dịch – sự điện li” góp phần làm cho kết quả học tập của HS được nâng lên. Đồng thời giúp nâng cao
khả năng tự học, trình độ CNTT của HS.
2. Kiến nghị và đề xuất
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những chính sách lớn về đổi mới phương pháp dạy và học.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về việc ứng dụng CNTT trong quản lí giáo
dục và dạy học.
- Xây dựng thêm phòng học, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường THPT để phục vụ
cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho GV về phương pháp giảng dạy, CNTT và kỹ năng
sử dụng thiết bị dạy học để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Xây dựng một số dịch vụ giáo dục và đào tạo ứng dụng trên mạng internet.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học qua mạng (e – Learning).
- Tuyển chọn, xây dựng và hướng dẫn sử dụng các PMDH.
- Nâng cao hiệu quả của việc kết nối internet.
- Nghiên cứu để đưa các PMDH tốt vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT giữa các trường trung học trong nước và quốc
tế.
2.2. Với các trường THPT
- Các trường THPT cần phải xây dựng phòng học đa năng kiên cố với những trang thiết bị nghe -
nhìn hiện đại tối thiểu, như: máy vi tính nối mạng Internet và kết nối với máy chiếu (Projector), đầu
VCD, loa, màn hình.
- Các trường THPT khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong dạy học (soạn bài trình chiếu, bài
giảng điện tử, giáo án trên máy tính, xây dựng website môn học…). Nếu có điều kiện, nhà trường có
thể hỗ trợ GV một phần kinh phí mua máy tính cá nhân để thuận tiện khi giảng dạy bằng CNTT.
- Tổ chức trình diễn các tiết dạy học có ứng dụng CNTT trong trường trung học nhằm mục đích
tuyên truyền, động viên các cá nhân, đơn vị tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT.
- Mỗi trường nên có một GV phụ trách phòng máy và thiết bị để hỗ trợ, giúp đỡ GV trong quá
trình chuẩn bị và tổ chức dạy học khi cần thiết.
2.3. Với GV các trường THPT nói chung và trường chuyên
- GV cần phải nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT trong dạy học, phải có niềm đam mê, yêu
thích và tích cực trong việc dạy học ứng dụng CNTT.
- GV cần nhận thức được việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật, trong đó có CNTT
sẽ góp phần thực hiện “hoạt động hóa” quá trình dạy-học, nhưng “kĩ thuật không thể quyết định”.
Chính GV với PPDH và nghiệp vụ sư phạm của mình mới quyết định hiệu quả sử dụng CNTT, GV là
người làm chủ công nghệ chứ không phải công nghệ điều khiển GV.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung muốn đạt kết quả tốt cần phải kết hợp hài hoà với
các phương pháp truyền thống, phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể. Bản thân từng GV cũng phải tự
trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ICT để dạy tốt bộ môn.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hơn e – book hiện tại (thêm bài tập, đề thi…).
- Tiếp tục xây dựng e – book các phần khác để hỗ trợ công tác giảng dạy lớp chuyên.
Tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp
ứng yêu cầu đổi mới PPDH phù hợp mục tiêu lớn được ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai
đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái (2005), Một số phản ứng trong hóa học vô cơ, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2002),
Một số vấn đề chọn lọc của Hóa học (tập 2), NXB Giáo dục.
3. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Tài liệu hội thảo tập huấn phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
4. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP. HCM.
5. Trịnh Văn Biều (2002), Các PPDH hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP. HCM.
7. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP. HCM.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP – Đổi
mới nội dung và PPDH hoá học.
9. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông
môn hóa học, NXB Giáo dục.
10. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.
11. Đào Quý Chiệu, Tô Bá Trọng, Hoàng Minh Châu, Đào Đình Thức (2000), Olympic hóa học Việt
Nam và quốc tế (tập 4), NXB Giáo dục.
12. Nguyễn Đức Chung (1997), Bài tập và trắc nghiệm hóa đại cương, NXB TP. HCM.
13. Nguyễn Đức Chung (2003), Bài tập hóa học đại cương, NXB ĐHQG TP. HCM
14. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Cương (1999), PPDH và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Cương (2006), “Tiếp tục đổi mới PPDH Hóa học ở trường cao đẳng sư phạm”, Kỷ yếu hội
thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình cao đẳng sư phạm.
17. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), PPDH hóa học (tập 2), NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), PPDH hóa học (tập 1), NXB Giáo
dục.
19. Nguyễn Tinh Dung (2005), Hóa học phân tích 1 – cân bằng ion trong dung dịch, NXB Đại học Sư
phạm.
20. Nguyễn Tinh Dung (chủ biên), Đào Thị Phương Diệp (2005), Hóa học phân tích – câu hỏi và bài
tập cân bằng ion trong dung dịch, NXB Đại học Sư Phạm.
21. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII (1997), NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội
23. Vũ Đăng Độ (1998), Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục.
24. Vũ Đăng Độ (Chủ biên), Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội (2005), Bài tập cơ sở lí thuyết các
quá trình hóa học, NXB Giáo dục.
25. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học,
NXB từ điển bách khoa, Hà Nội.
26. Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Tư (2000), Olympic hóa học Việt Nam và quốc tế (tập 1), NXB Giáo
dục.
27. Trần Thành Huế, Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Đình Hiến (2000), Olympic hóa học Việt Nam và quốc
tế (tập 2), NXB Giáo dục.
28. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên.
29. Geoffrey Petty (2005), Dạy học ngày nay, Trường ĐHSP Hà Nội.
30. Trần Bá Hoành (1995), “Bản chất của việc dạy học lấy HS làm trung tâm”, Kỷ yếu hội thảo khoa
học đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học.
31. Trần Bá Hoành (2003), “Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực”, Đổi mới PPDH trong các trường
ĐH, CĐ đào tạo GV THCS.
32. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong
môn hóa học, NXB ĐHSP Hà Nội.
33. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực - lấy người học làm trung tâm,
NXB Giáo dục.
34. Nguyễn Kỳ (2002), “Dạy – tự học: một phương pháp Việt Nam hiện đại”, Tạp chí giáo dục và thời
đại chủ nhật, (38).
35. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, TP. HCM.
36. Luật giáo dục (2005), NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết
chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học
Sư Phạm Hà Nội.
38. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp DH bằng CNTT - xu thế của thời đại”, Tạp chí
Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8.
39. Quách Tuấn Ngọc (2004), “Đổi mới giáo dục bằng CNTT và truyền thông”, Báo cáo về ICT in
Education.
40. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học”, Báo cáo về ICT in
Education.
41. Trần Trung Ninh, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Xuân Trường (2004), Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho GV trung học phổ thông chu kì III (2004 – 2007), NXB ĐHSP.
42. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), PPDH các chương mục quan trọng trong chương trình –
sách giáo khoa hoá học phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội.
43. Đặng Trần Phách (1985), Bài tập hóa cơ sở, NXB Giáo dục.
44. Phân hội giảng dạy hội hóa học Việt Nam (2000), Tuyển tập toàn văn các báo cáo hội thảo quốc
gia “Định hướng phát triển hóa học Việt Nam về lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
45. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học (tập 1), NXB Giáo dục.
46. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) – Lê Minh Hoàng – Hoàng Đức Hải (2006), Macromedia
Dreamweaver 8 – Phần cơ bản, tập 1, 2, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
47. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) (2006), Macromedia Flash 8, tập 1, NXB Thống kê.
48. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Trọng Thọ (2000), Olympic hóa học Việt Nam và quốc tế (tập 3), NXB Giáo Dục.
50. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục.
51. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 –
2010”.
52. Lê Trọng Tín (2006), Những PPDH tích cực trong dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM.
53. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự
học, NXB Giáo dục.
54. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy
cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.
55. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu, tập 1, Trường
ĐHSP Hà Nội.
56. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
57. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) (2006), Hóa học 11 nâng cao (Sách giáo khoa), NXB Giáo dục.
58. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) (2006), Hóa học 11 nâng cao (sách GV), NXB
Giáo dục.
59. Nguyễn Xuân Trường (2005), PPDH hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
60. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục.
61. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi
dưỡng HS giỏi hóa học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường
ĐHSP Hà Nội.
62. Đào Hữu Vinh (Chủ biên) (2004), Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10 (tập một), NXB Giáo
dục.
63. Trung tâm bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao công nghệ và ứng dụng hóa học (CCTA) (2003),
Olympic hóa học Việt Nam và quốc tế (tập 5), NXB Giáo dục.
64. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát
triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục.
65. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2007), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường phổ thông Việt Nam”, trang web
66. Quỳnh Thu (2004), “Sách điện tử - Một phương pháp học mới”, trang web
67. Phạm Ngọc Bằng, Lê Hải Đăng, Đĩa VCD thí nghiệm hoá học lớp 11, ĐHSP Hà Nội.
68. Olmsted – Williams (1997), Chemistry (tập 3), NXB John Wiley Sons.
69. Raymond Chang (2002), Chemistry (tập 7), NXB Mc Graw Hill.
70.
71.
72.
73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84. www.vietphotoshop.com
85.
86. www.w3schools.com
87.
PHỤ LỤC
1. Phiếu điều tra dành cho GV
2. Phiếu điều tra dành cho HS
3. Bài kiểm tra 15’ (sau bài “Sự điện li” – lớp 10)
4. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng axit – bazơ – lớp 10)
5. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng oxi hóa – khử” – lớp 11 + 12)
6. Bài kiểm tra 1 tiết (sau bài “Cân bằng trong dung dịch tạo hợp chất ít tan”)
7. Phiếu học tập: bài “Dung dịch”
8. Phiếu học tập: bài “Axit – bazơ – muối”
9. Phiếu học tập: bài “Cân bằng axit - bazơ”
10. Phiếu học tập: bài “Cân bằng tạo phức trong dung dịch”
11. Phiếu học tập: bài “Cân bằng oxi hóa – khử”
12. Phiếu học tập: bài “Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan”
PHỤ LỤC 1
Phiếu điều tra dành cho GV
Trường ĐHSP TP.HCM
Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên (có thể ghi hoặc không): …………………………………
Nam, nữ: …… Tuổi ……… Số năm giảng dạy:………
Trường, trung tâm … đang dạy:…………………………………………………
Tỉnh (thành phố):…………………………………………………………………
Kính gửi quý thầy, cô!
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao năng lực tự học cho học sinh tôi đã chọn
đề tài “THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “DUNG DỊCH – SỰ ĐIỆN LI”
LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC”. Xin quí thầy cô vui lòng cho ý kiến nhận xét về E-book bằng cách
khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp (1) đến cao (5).
A. Đánh giá về e-book
Tiêu chí đánh giá Mức độ
- Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết 1 2 3 4 5
- Kiến thức chính xác, khoa học 1 2 3 4 5
- Thiết thực 1 2 3 4 5 Nội dung
- Bài tập phong phú đa dạng 1 2 3 4 5
- Thiết kế khoa học 1 2 3 4 5
- Bố cục hợp lí, logic 1 2 3 4 5 Hình thức
- Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện 1 2 3 4 5
- Dễ sử dụng 1 2 3 4 5
- Phù hợp với trình độ học tập của học
sinh
1 2 3 4 5
- Phù hợp với điều kiện của học sinh (có
máy vi tính)
1 2 3 4 5
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính
của học sinh
1 2 3 4 5
Tính khả
thi
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của
học sinh
1 2 3 4 5
B. Hiệu quả của việc sử dụng e-book
- Học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 1 2 3 4 5
- Học sinh hứng thú học tập 1 2 3 4 5
- Nâng cao khả năng tự học của học sinh 1 2 3 4 5
- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin của học sinh 1 2 3 4 5
- Kết quả học tập được nâng lên 1 2 3 4 5
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 2 3 4 5
C. Ý kiến đóng góp khác: (ví dụ: nội dung, hình thức cần bổ sung hay sửa chữa…)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quí thầy cô
Ngày .…...... tháng ..……. năm 2009
PHỤ LỤC 2
Phiếu điều tra dành cho HS
Trường ĐHSP TP.HCM
Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên (có thể ghi hoặc không): …………………………………………….
Nam, nữ: ……
Lớp:…………………………………………………………………………….. .
Trường:…………………………………………………………………………..
Tỉnh (thành phố):…………………………………………………………………
Các em học sinh thân mến!
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao năng lực tự học cho học sinh tôi đã chọn
đề tài “THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “DUNG DỊCH – SỰ ĐIỆN LI”
LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC”. Rất mong các em cho biết ý kiến của mình khi sử dụng E – book để
tự học bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp (1) đến cao (5).
A. Đánh giá về e-book
Tiêu chí đánh giá Mức độ
- Đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết 1 2 3 4 5
- Kiến thức chính xác, khoa học 1 2 3 4 5
- Thiết thực 1 2 3 4 5 Nội dung
- Bài tập phong phú đa dạng 1 2 3 4 5
- Thiết kế khoa học 1 2 3 4 5
- Bố cục hợp lí, logic 1 2 3 4 5 Hình thức
- Giao diện đẹp, hấp dẫn, thân thiện 1 2 3 4 5
- Dễ sử dụng 1 2 3 4 5
- Phù hợp với trình độ học tập của học
sinh
1 2 3 4 5
- Phù hợp với điều kiện của học sinh (có
máy vi tính)
1 2 3 4 5
Tính khả
thi
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính
của học sinh
1 2 3 4 5
- Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của
học sinh
1 2 3 4 5
B. Hiệu quả của việc sử dụng e-book
- Học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 1 2 3 4 5
- Học sinh hứng thú học tập 1 2 3 4 5
- Nâng cao khả năng tự học của học sinh 1 2 3 4 5
- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin của học sinh 1 2 3 4 5
- Kết quả học tập được nâng lên 1 2 3 4 5
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 2 3 4 5
C. Ý kiến đóng góp khác: (ví dụ: nội dung, hình thức cần bổ sung hay sửa chữa…)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các em
Ngày .…...... tháng ..……. năm 2008
PHỤ LỤC 3
BÀI KIỂM TRA 15’
(SAU BÀI “SỰ ĐIỆN LI” – LỚP 10)
1. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở
trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử.
2. Các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng:
A. Có những chất điện li yếu nhưng tan vô hạn trong nước.
B. Có những chất điện li mạnh nhưng ít tan.
C. Có những chất tan vô hạn nhưng không điện li.
D. Cả A, B, C đều đúng.
3. Các phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng:
A. Độ điện li sẽ tăng khi nồng độ chất tan giảm.
B. Độ điện li sẽ tăng khi nồng độ chất tan tăng.
C. Độ điện li sẽ tăng khi nhiệt độ dd tăng.
D. Độ điện li của một chất phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ dd.
4. Chọn phát biểu đúng: Độ điện li 3 dd: CH3COOH 0,1M ; CH3COOH 0,001M ; HCl được sắp xếp
tăng dần theo dãy sau:
A. CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,001M < HCl.
B. CH3COOH 0,001M < CH3COOH 0,1M < HCl.
C. HCl < CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,001M.
D. CH3COOH 0,001M < HCl < CH3COOH 0,1M.
5. CH3COOH điện li theo cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+
Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào?
A. Thêm vào giọt dd HCl.
B. Thêm vào giọt dd NaOH.
C. Thêm vào giọt dd CH3COONa.
D. Cả A và B.
6. Không có dung dịch chứa:
A. 0,2 mol K+; 0,2 mol NH4+; 0,1 mol SO32-; 0,1 mol PO43-.
B. 0,1 mol Pb2+; 0,1 mol Al3+; 0,3 mol Cl-; 0,2 mol CH3COO-.
C. 0,1 mol Fe3+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol NO3-; 0,15 mol SO42-.
D. Tất cả đều đúng.
7. Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các
ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là :
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3 , Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3 , Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3 , Na2SO4.
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3 , NaNO3.
8. Tổng số hạt (phân tử và ion) của axit axetic có trong 100 ml dung dịch axit 0,2M (nếu biết độ điện li
của axit trong dung dịch là 1,46%) là:
A. 6,02.1023. B. 1,22.1022.
C. 1,42.1023. D. 1,06.1020.
9. Dung dịch NH3 1M có = 0,43%. Hằng số K của dd NH3 là:
A. 1,85.10-5. B. 1,75.10-5.
C. 1,6.10-5. D. 1,9.10-6.
10. Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,261.1021 phân tử chưa phân li và ion. Biết giá trị của
số Arogađro là 6,023.1023. Độ điện li của dd axit trên là:
A. 3,98%. B. 3,89%.
C. 4,98%. D 3,96%.
11. Để độ điện li của axit axetic (K = 1,8.10-5) tăng lên gấp đôi, thể tích nước cần thêm vào 300 ml dd
axit axetic 0,2M là:
A. 450 ml. B. 700 ml.
C. 800 ml. D. 900 ml.
12. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A chứa NH4+; SO42- và NO3-, thu được 11,65 g gam kết
tủa. Đun nóng nhẹ dung dịch sau phản ứng thì thu được 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Tổng khối lượng
muối trong A là:
A. 13,6 gam. B. 14,6 gam.
C. 14,2 gam. D. 15,2 gam.
13. Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+; 0,2 mol Mg2+; 0,3 mol Cu2+; 0,6 mol SO42-; 0,4 mol
NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. M là:
A. Cr. B. Fe.
C. Al. D. Kim loại khác.
14. Cho 500 ml dd X chứa Na+, NH4+, CO32-, SO42-. Lấy 100 ml dd X cho tác dụng với lượng dư dd
HCl thu được 2,24 lít CO2 (đkc). Lấy 100 ml dd X cho tác dụng với lượng dư dd BaCl2 thấy có 33,3
gam kết tủa. Lấy 100 ml dd X cho tác dụng với lượng dư dd NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đkc).
Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dd X.
A. 43,1 gam. B. 50,8 gam.
C. 86,2 gam. D. 119 gam.
15. Cho 200 ml dd A gồm HCl 1M và HNO3 2M tác dụng với 300 ml dd B gồm NaOH 0,8M và KOH
xM được dd C. Để trung hòa vừa đủ dd C cần 300 ml dd HCl 1M. Giá trị x và khối lượng chất rắn thu
được khi cô cạn dd C:
A. 2,2M và 68,26g. B. 3,2M và 58,26g.
C. 1,2M và 68,26g. D. 2,2M và 78,20g.
PHỤ LỤC 4
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
(SAU BÀI “CÂN BẰNG AXIT – BAZƠ” – LỚP 10)
1. Tính pH của các dd sau:
a. dd NH4Cl 1,0.10-4 M.
b. dd KCN 0,1M và NH3 0,1M.
c. dd NH4HCO3 0,1M.
Biết : NH3: pKb = 4,76
HCN: pKa = 9,35
H2CO3: pKa1 = 6,35 ; pKa2 = 10,33
2. a. Một dd chứa 2.10-3M axit axetic (HA) dung môi là nước. Nồng độ của axit propionic (HB)
trong axit axetic phải là bao nhiêu nếu ta muốn :
- Độ điện li của axit axetic là 8%.
- Dung dịch có pH = 3.
b. Hỏi ta có thể điều chế được 1 dd từ nước, axit axetic, axit propionic sao cho độ điện li của 2
axit bằng nhau. Hãy giải thích điều khẳng định đó.
Biết : axit axetic KHA = 1,8.10-5
Axit propionic KHB = 1,3.10-5
3. a. Tính pH của 100 ml dd H2S 0,01M.
b. Nếu trộn 50 ml dd H2S 0,01M với 50 ml dd NaOH 0,01M thì pH của dd thu được là bao
nhiêu ?
Biết : H2S có K1 = 10-7 ; K2 = 10-12,92.
4. Tính pH, nồng độ CrO42-, Cr2O72- trong dd :
a. K2Cr2O7 0,012M
b. K2Cr2O7 0,012M và CH3COOH 0,1M.
Cho = 1,8.10-5 COOHCH3K
Cr2O72- + H2O 2HCrO4- pK = 1,36
HCrO4- + H2O CrO42- + H3O+ pK = 6,5
PHỤ LỤC 5
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
(SAU BÀI “CÂN BẰNG OXI HÓA – KHỬ” – LỚP 11 + 12)
1. Thiết lập sơ đồ pin để khi pin hoạt động thì xảy ra các phản ứng sau:
a. MnO4- + Cr3+ + H+ Cr2O72- + …
b. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
c. Ag+ + Br – AgBr
d. Cu2+ + 4NH3 Cu(NH3)42+
Viết phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực.
2. Cho biết = 0,80V ; = -0,76V o
Ag/Ag
E o Zn/Zn2E
a. Hãy biểu diễn sơ đồ pin được dùng để xác định thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp đã cho ở trên.
Hãy chỉ rõ catot, anot.
b. Cho biết suất điện động của pin, phản ứng xảy ra trong pin theo qui ước và phản ứng trực tế xảy
ra khi pin hoạt động.
c. Nếu ghép pin gồm 2 điện cực tiêu chuẩn Ag và Zn thì suất điện động của pin sẽ bằng bao nhiêu ?
Hãy cho biết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
3. Cho
Ag AgNO3 0,0010 M
Na2S2O3 0,10 M
AgCl
HCl 0,050 M
Ag
Epin = 0,345 V
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
b. Tính 0
/Ag)OAg(S 3232
E
c. Tính KS (AgCl)
d. Thêm 0,01 mol KCN vào 1 lít dung dịch ở nửa trái của pin. Tính Epin
Cho biết: Ag+ + 2S2O32- Ag(S2O3)23- lgβ = 13,46
Ag+ + 2CN- Ag(CN)2- lgβ= 21,00
= 0,80 V 0
/AgAg
E
4. Cho giản đồ thế chuẩn của Mn trong môi trường axit (pH = 0):
Mn Mn Mn MnO MnO MnO -1,18V21,51V30,95V2
?2
4
56V
4
a. Hãy tính thế chuẩn của cặp MnO42-/MnO2?
+1,51V
b. Cho biết phản ứng sau có thể tự xảy ra được không ? Tại sao ?
3MnO42- + 4H+ 2MnO4- + MnO2 + 2H2O
c. Mn có phản ứng được với nước và giải phóng hiđro không ?
Biết: H2O + e 1/2H2 + OH- có E = 0 – 0,059pH
5. Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M. Axit hoá chậm dung dịch X đến pH =
0. Thêm FeCl3 cho đến nồng độ 0,10M.
a. Tính thế của cực platin nhúng trong dung dịch thu được so với cực calomen bão hoà
(Hg2Cl2/2Hg,2Cl-).
b. Biểu diễn sơ đồ pin, viết phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực và phản ứng tổng quát
khi pin hoạt động.
Cho: axit có H2S pK1 = 7,00, pK2 = 12,90; HSO4- có pK = 2,00;
Tích số tan của PbS = 10-26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6.
= 0,77 V ; = 0,14V ; = 0,54V ; Ecal bão hòa= 0,244V 0 /FeFe 23E
0
SS/H2
E 0
/2II2
E
PHỤ LỤC 6
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
(SAU BÀI “CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH
TẠO HỢP CHẤT ÍT TAN” – LỚP 11 + 12)
1. Gọi T là tích số tan của CaCO3, biết H2CO3 có pKa1 = 6,4 và pKa2 = 10,3.
a. Tính độ tan S (M) của CaCO3 theo T, Ka1, Ka2 và [H+]
b. Biết rằng dd bão hoà CaCO3 trong nước nguyên chất có pH = 9,95. Tính độ tan S và tích số tan T
của CaCO3.
c. Hoà tan CaCO3 đến bão hoà bằng dd HCl thì dd thu được có pH = 6. Hãy tính độ tan S của
CaCO3 trong dd HCl này.
2. Người ta dự định làm kết tủa PbS từ 1 dd có chứa Pb2+ 0,02M và Co2+ 0,02M bằng cách làm bão hòa
liên tục dd với H2S.
Người ta phải điều chỉnh pH của dd trong giới hạn nào để có thể làm kết tủa 1 lượng tối đa PbS mà
không làm kết tủa CoS
Biết: dd bão hòa H2S có [H2S] = 0,1M
H2S có : K1 = 10-7 ; K2 = 10-12,9
TPbS = 10-26,6 ; TCoS = 10-20,40
3. Cation kim loại M3+ có tính axit với hằng số điện li axit nấc thứ nhất 5.10-3. Tích số tan của hiđroxit
M(OH)3 là 10-37. Bỏ qua nấc điện li axit thứ hai và thứ ba của M3+.
a. Hãy tính pH của dd M(NO3)3 0,01M.
b. Tính pH và nồng độ mol của muối M(NO3)3 để bắt đầu xuất hiện kết tủa M(OH)3.
4. a. Có dd NH3 10-2M, Kb của NH3 là 1,8.10-5. Nếu trong 100 ml dd trên có hoà tan 0,535 gam
NH4Cl thì độ pH của dd là bao nhiêu?
b. Trộn 10 ml dd MgCl2 0,02M với 10 ml dd chứa 0,1M NH3 và NH4Cl 0,1M. Cho biết có kết tủa
Mg(OH)2 hay không?
Biết 5,5.10-10 và = 6.10-10
4NH
K
2Mg(OH)
T
5. Có một lượng chì cromat PbCrO4 tình cờ rơi vào tháp nước.
a. Tính độ tan của chì cromat trong nước nguyên chất.
b. Tính độ tan của chì cromat trong dd K2CrO4 0,1M. Có thể loại chì ra khỏi nước bằng cách xử lí
nước với dd K2CrO4 này được không?
c. Tính độ tan của chì cromat trong dd Pb(NO3)2 3,0.10-7. Có thể tách ion cromat ra khỏi nước nhờ
xử lí với dd Pb(NO3)2 này được không?
Biết tích số tan của chì cromat = 1,77.10-14. Nếu nồng độ ion trong dd bé hơn10-10M thì có
thể xem ion đó đã được tách ra khỏi dd.
4PbCrO
T
PHỤ LỤC 7
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: DUNG DỊCH
1. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Dung dịch bão hòa chất tan là dung dịch trong đó quá trình hòa tan và quá trình kết tinh lại đạt
trạng thái cân bằng tại nhiệt độ đã cho.
B. Nồng độ chất tan trong dung dịch bão hòa ở những điều kiện xác định được gọi là độ tan của
chất đó.
C. Trong thực hành người ta biểu thị độ tan bằng số gam chất tan trong 100 gam dung môi để tạo
ra dung dịch bão hòa tại nhiệt độ xác định.
D. Tại nhiệt độ không đổi, độ tan của chất khí tỉ lệ nghịch với áp suất của nó trên dung dịch.
2. Hòa tan 18 gam glucozơ trong 200 gam nước. Vậy dung dịch có nồng độ molan là:
A. 0,3 mol/kg B. 0,4 mol/kg
C. 0,5 mol/kg D. 0,6 mol/kg
3. Độ tan KNO3 ở 60oC và ở 20oC tương ứng là 100,0 g và 31,6 g/100 g nước. Hòa tan 350 g KNO3
trong 500 g nước ở 60oC làm nguội xuống 20oC.
Vậy, số gam KNO3 kết tinh lại là:
A. 190 g B. 182 g
C. 192 g D. 200 g
4. Ở 60oC độ tan của Na2CO3 là 31,6g, còn ở 0oC là 6,75g trong 100g dung dịch. Hỏi có bao nhiêu gam
xôđa tinh thể Na2CO3.10H2O được tách ra khi làm lạnh 500 gam dung dịch bão hòa ở 60oC xuống 0oC
?
A. 409,89 gam B. 501,5 gam
C. 445,45 gam D. 398,75 gam
5. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Áp suất thẩm thấu của dung dịch bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên dung dịch để cho hiện
tượng thẩm thấu sảy ra.
B. Áp suất thẩm thấu của dung dịch phụ thuộc vào bản chất và số lượng chất tan.
C. Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nhiệt độ dung dịch.
D. Áp suất thẩm thấu của dung dịch có độ lớn bằng áp suất gây bởi chất tan nếu như ở cùng nhiệt
độ đó nó ở trạng thái khí và chiếm thể tích bằng thể tích dung dịch.
6. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Áp suất do hơi bão hòa gây ra trên bề mặt chất lỏng gọi là áp suất hơi bão hòa.
B. Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung dịch (P1) luôn luôn thấp hơn áp suất hơi bão hòa
của dung môi nguyên chất (P0).
C. Định luật Raoult I: “Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng phần mol chất
tan trong dung dịch”.
2
o
1o χ
P
PP
D. Định luật Raoult I nghiệm đúng với dung dịch loãng có chất tan điện li.
7. Áp suất hơi nước bão hòa ở 70 oC là 233,8 mmHg. Khi hòa tan 12g một chất tan không điện li vào
270 g nước, dung dịch thu được có áp suất hơi bão hòa 230,68 mmHg.
Vậy, trong số những giá trị dưới đây, giá trị nào tương ứng với khối lượng mol phân tử của chất tan
trên:
A. 40 g/mol B. 50 g/mol
C. 60 g/mol D. 70 g/mol
8. Một dung dịch hemoxianin (một loại protein của cua biển) được điều chế bằng cách hòa tan 0,75
gam hemoxianin trong 125 ml nước. Ở 4oC, trong thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu người ta thấy
cột dung dịch trong ống mao quản dâng lên 2,6 mm. Khối lượng riêng của dung dịch là 1,00 g/ml. Xác
định khối lượng mol của hemoxianin.
A. 534768 B. 498375
C. 542978 D. 605540
9. Hòa tan 36,0 g một chất tan không điện li công thưc nguyên tử (CH2O)n trong 1,20 kg nước. Dung
dịch đông đặc ở -0.39 oC. Vậy chất tan có công thức phân tử:
A. CH2O B. C2H4O2
C. C3H6O3 D. C4H8O4
10. Có một dung dịch chứa 3,24 g chất tan không bay hơi, không điện li với 200 g nước. Dung dịch sôi
ở 100,13oC. Hằng số nghiệm sôi của nước là 0,513. Trong những giá trị cho dưới đây, giá trị nào tương
ứng với khối lượng phân tử chất tan trên:
A. 64,0 B. 60,0
C. 54,5 D. 50,0
PHỤ LỤC 8
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: AXIT – BAZƠ – MUỐI
1. Chọn câu trả lời đúng về muối trung hoà
A. Muối trung hoà là muối mà dung dịch luôn có pH = 7
B. Muối trung hoà là muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh
C. Muối trung hoà là muối không còn có hiđro trong phân tử
D. Muối trung hoà là muối không còn hiđro có khả năng phân li ra proton.
2. Theo định nghĩa về axit - bazơ của Bronsted thì có bao nhiêu ion trong số các ion dưới đây là bazơ:
Na+, Cl- , CO32-, CH3COO- , NH4+, S2-?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. dd muối trung hoà luôn có pH = 7.
B. dd muối axit luôn có môi trường pH < 7.
C. nước cất có pH = 7.
D. dd bazơ luôn làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
4. Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3 là
A. có kết tủa màu nâu đỏ
B. có bọt khí thoát ra
C. có kết tủa màu lục nhạt
D. có kết tủa màu nâu đỏ và bọt khí thoát ra
5. Chỉ ra nội dung sai :
A. Tích số ion của nước : = H+ OH–. OH2K
B. Tích số ion của nước không phụ thuộc vào nhiệt độ.
C. Tích số ion của nước là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
D. ở 250C: [OH–] =
][H
K OH2
6. Chỉ ra nội dung đúng:
A. Quỳ tím là một chất chỉ thị axit – bazơ vạn năng.
B. Để xác định giá trị chính xác pH của dung dịch người ta dùng giấy tẩm chất chỉ thị axit –
bazơ vạn năng.
C. Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
D. Trong môi trường axit, phenolphtalein có màu đỏ.
7. Cho các chất : CH3COONa, NH4Cl, NaCl, K2S, Na2CO3, KNO3, Fe(NO3)3, ZnBr2, KI. Có bao nhiêu
chất khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
8. Cho các tiểu phân: CH3COOH, HS- và NH4+
Vậy, dãy chất nào dưới đây ghi đúng tất cả các cặp axit – bazơ liên hợp có thể có:
A. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H2S/HS-; NH4+/NH3; NH52+/NH4+
B. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H2S/S2-; HS-/S2-; NH4+/NH3
C. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H2S/S2-; HS-/S2-; NH4+/NH3
D. CH3COOH/CH3COO-; CH3COOH2+/CH3COOH; H2S/S2-; HS-/S2-; NH4+/NH3
9. Thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào 10 ml dung dịch CH3COOH 0,2 M. Biết pKa (CH3COOH)
= 4,73.
Vậy, pH của dung dịch thu được bằng:
A. pH = 4,73
B. pH = 3,73
C. pH = 5,73
D. pH = 6,73
10. Có bốn dung dịch mỗi dung dịch chứa một chất tan cùng nồng độ mol:
K3PO4 ; NaNO3 ; NH3; CH3COOH
Dãy pH nào dưới đây là phù hợp khi xếp các dung dịch theo thứ tự pH tăng dần:
A. pH(NaNO3) < pH(CH3COOH) < pH(K3PO4) < pH(NH3)
B. pH(K3PO4) < pH(CH3COOH) < pH(NaNO3) < pH(NH3)
C. pH(CH3COOH) < pH(K3PO4) < pH(NaNO3) < pH(NH3)
D. pH(CH3COOH) < pH(NaNO3) < pH(K3PO4) < pH(NH3)
PHỤ LỤC 9
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: CÂN BẰNG AXIT – BAZƠ
1. a. Tính pH của dd CH3COONa 0,1M.
b. Trộn V ml dd CH3COOH 0,1M vào 100 ml dd CH3COONa 0,1M được dd D có pH = 4,74.
Tính V
c. Tính pH trong dd CH3COOK 1M và KCN 0,01M.
d. Tính pH của dd thu được khi thêm 20 ml dd NaOH 0,1M vào 80ml dd H2C2O4 0,01M.
Biết: HCN: Ka = 10-9,35
H2C2O4 : K1 = 10-1,25 ; K2 = 10-4,27
2. Tính cân bằng trong dung dịch thu được sau khi trộn 20 ml dung dịch NH3 1,5.10-3M với 40 ml dung
dịch HCl 7,5.10-4M.
Biết : Kb (NH3) = 10-4,76
3. a. Tính pH của dung dịch gồm H3AsO4 0,1M và CH3COOH 0,05M.
b. Tính độ điện li của axit axetic trong hỗn hợp trên.
Biết: H3AsO4 có: Ka1 = 10-2,19 ; Ka2 = 10-6,94 ; Ka3 = 10-11,5
PHỤ LỤC 10
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: CÂN BẰNG TẠO PHỨC TRONG DUNG DỊCH
1. Trong dung dịch Cu2+ - NH3 có các cân bằng sau:
Cu2+ + NH3 CuNH32+ lgβ1 = 4,04
Cu2+ + 2NH3 Cu(NH3)22+ lgβ2 = 7,47
Cu2+ + 3NH3 Cu(NH3)32+ lgβ3 = 10,27
Cu2+ + 4NH3 Cu(NH3)42+ lgβ4 = 11,75
a. Tính hằng số cân bằng của các phản ứng:
Cu(NH3)32+ CuNH32+ + 2NH3 (1)
CuNH32+ + 3NH3 Cu(NH3)42+ (2)
b. Tính nồng độ các dạng phức trong dung dịch nếu:
[Cu2+] = 10-4M ; [NH3] = 10-3M
c. Tính nồng độ ban đầu của Cu2+ và NH3 trước khi xảy ra phản ứng tạo phức (bỏ qua các quá
trình phụ).
2. Tính cân bằng trong dung dịch Fe(ClO4)3 0,01M và NaF 1M.
Cho lgβi = 5,28 ; 9,3 ; 12,06 ; pKHF = 3,17
PHỤ LỤC 11
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: CÂN BẰNG OXI HÓA – KHỬ
1. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Điện cực hiđro tiêu chuẩn được chấp nhận là điện cực so sánh có điện thế bằng 0 V.
B. Thế điện cực tiêu chuẩn của một cặp oxi hóa – khử liên hợp là sức điện động của một pin ráp
bởi điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử đó với điện cực hiđro tiêu chuẩn.
C. Trong dung dịch, phản ứng oxi hóa khử diễn ra theo chiều: dạng oxi hóa của cặp có thế khử
lớn hơn nhận e của dạng khử của cặp có thế khử nhỏ hơn.
D. Thế điện cực khử đặc trưng cho độ mạnh của một cặp hóa - khử. Dạng oxi hóa càng mạnh thì
dạng khử liên hợp cũng càng mạnh.
2. Cho thế khử tiêu chuẩn của vài cặp oxi hóa – khử liên hợp:
I2 + 2e 2I- Eo = +0,536V
Br2 + 2e 2Br- Eo = +1,065V
Cl2 + 2e 2Cl- Eo = +1,359V
Cr2O72- + 14H+ + 6e 2Cr3+ + 7H2O Eo = +1,333V
MnO4- + 8H+ + 5e Mn2+ + 4H2O Eo = +1,507V
Trong số các dãy chất dưới đây, dãy nào phù hợp với độ mạnh của các chất khử được xếp tăng
dần:
A. I2, Br2, Cr2O72-, Cl2, MnO4-
B. Cr2O72-, Cl2, Br2, MnO4-, I2
C. Cr3+, Cl-, Br-, Mn2+, I-
D. Mn2+, Cl-, Cr3+, Br-, I-
3. Cho biết sức điện động tiêu chuẩn của pin điện sau:
25oC Sn(r) | Sn2+ (1M) || Ag+ (1M) | Ag(r) Eo = 0,94V
Vậy, trong số các giá trị cho dưới đây, giá trị nào tương ứng với sức điện động của nguyên tố:
25oC Sn(r) | Sn2+ (0,25M) || Ag+ (0,05M) | Ag(r) Eo = ?
A. 0,8V
B. 0,88V
C. 0,92V
D. 0,98V
4. Trong số các giá trị cho dưới đây, giá trị nào ứng với hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa – khử
sau ở 25oC:
2Fe3+ + 2I- 2Fe2+ + I2
Cho biết: Fe3+ + e Fe2+ Eo = +0,771V
I2 + 2e 2I- Eo = +0,536V
A. 8,69.107
B. 8,69.108
C. 1,42.1022
D. 1,42.1020
5. Cho biết = 0,80V ; = -0,76V o Ag/AgE o Zn/Zn2E
a. Hãy biểu diễn sơ đồ pin được dùng để xác định thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp đã cho ở
trên. Hãy chỉ rõ catot, anot.
b. Cho biết suất điện động của pin, phản ứng xảy ra trong pin theo qui ước và phản ứng trực tế
xảy ra khi pin hoạt động.
c. Nếu ghép pin gồm 2 điện cực tiêu chuẩn Ag và Zn thì suất điện động của pin sẽ bằng bao
nhiêu ? Hãy cho biết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
PHỤ LỤC 12
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH CHỨA
HỢP CHẤT ÍT TAN
1. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Trong dung dịch bão hòa chất điện li ít tan; tích số nồng độ các ion với số mũ thích hợp là
một hằng số, hằng số này có tên là tích số tan.
B. Trường hợp chung chất điện li ít tan AmBn:
AmBn mAn+(aq) + nBm-(aq)
Ksp hay TtAmBn = [An+]m[Bm-]n
C. Tích số tan Ksp của chất điện li ít tan AmBn có độ tan mol S liên hệ với nhau qua biểu thức:
Ksp(AmBn) = mnnmSm+n
D. Tích số tan là hằng số cân bằng, độ lớn của nó chỉ phụ thuộc bản chất điện li ít tan và nhiệt
độ.
2. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Với chất điện li ít tan Pb3(PO4)2 ta có: Ksp = [Pb2+]3[PO43-]2
B. Độ tan của chất điện li ít tan tăng lên khi có mặt ion cùng tên trong dung dịch.
C. Chất điện li ít tan sẽ kết tủa khi tích số nồng độ các ion với số mũ thích hợp vượt quá giá trị tích
số tan tại nhiệt độ đã cho.
D. Kết tủa của chất điện li ít tan sẽ hòa tan khi giảm nồng độ các ion của chúng sao cho tích số
nồng độ các ion nhỏ hơn giá trị tích số tan tại nhiệt độ đó.
3. Giả sử tích số tan của Mg(OH)2 ở nhiệt độ thường là 1.10-11. Thêm dần NaOH vào dung dịch muối
Mg(NO3)2 0,1M cho tới khi xuất hiện kết tủa Mg(OH)2. Vậy giá trị pH tại đó kết tủa xuất hiện là:
A. 6 B. 7
C. 8 D. 9
4. Có một lượng chì cromat PbCrO4 tình cờ rơi vào tháp nước.
a. Tính độ tan của chì cromat trong nước nguyên chất.
b. Tính độ tan của chì cromat trong dd K2CrO4 0,1M. Có thể loại chì ra khỏi nước bằng cách xử
lí nước với dd K2CrO4 này được không?
c. Tính độ tan của chì cromat trong dd Pb(NO3)2 3,0.10-7. Có thể tách ion cromat ra khỏi nước
nhờ xử lí với dd Pb(NO3)2 này được không?
Cho biết tích số tan của chì cromat = 1,77.10-14. Nếu nồng độ ion trong dd bé hơn 10-10M
thì có thể xem ion đó đã được tách ra khỏi dd.
4PbCrO
T
5. 1 dd A chứa hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 10-3M và MnCl2 1M
a. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dd A cho đến dư.
b. Tính pH bắt đầu kết tủa và kết tủa hoàn toàn Fe(OH)3
c. Tính khoảng pH cần thiết lập để tách Fe3+ ra khỏi Mn2+ dưới dạng hiđroxit.
= 10-12,35 và = 10-35,5
2Mn(OH)
T
3Fe(OH)
T
Fe3+ + H2O Fe(OH)2+ + H+ = 10-2,17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90257-LVHH-PPDH019.pdf