- Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bêtông Asphalt vận chuyển đến nơi rải.
+ Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi cho đổ vào phễu máy rải. Nhiệt độ không dưới 1300C (-100C)
+ Kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều quá nhiều bitum hoặc quá thiếu bitum, phân tầng.)
- Trong quá trình rải, thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m, chiều dày lớp rải bằng que sắt có đánh dấu mức rải quy định (hoặc bằng các phương tiện hiện đại), độ dốc ngang mặt đường, kiểm tra phối hợp bằng cao đạc.
- Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chỗ lồi, lõm của công nhân.
- Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt, bảo đảm mối nối thẳng, mật mối nối không rõ, không lồi lõm, không bị khấc.
- Kiểm tra chất lượng lu lèn của lớp bêtông Asphalt trong cả quá trình các máy lu hoạt động. Sơ đồ lu, sự phối hợp các loại lu, tốc độ lu từng giai đoạn, áp suất của bánh hơi, hoạt động của bộ phận chấn động, của lu chấn động, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và lúc kết thúc lu lèn. Tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử.
102 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế trạm trộn bê tông Asphalt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong quy phạm (bé hơn) như vậy ta phải tăng lượng bột khoáng
Ta chọn Y0,071 = 10%
B = *100% = 12,6%
C = 100 - 46,7 - 12,6 = 40,7%
Kiểm tra lại thành phần
Vật liệu khoáng
Lượng vật liệu khoáng %,lọt sàng kích thước
15
10
5
2.5
1.25
0.63
0.315
0.14
0.071
Đá dăm
Cát
Bột đá
46,7
42,7
12,6
16,67
42,7
12,6
5,184
38,4
12,6
24.86
12,6
14,6
12,6
7,41
12,6
12,6
12,5
10
Tổng
100
69,9
54,5
36,37
26,56
19,68
12,6
12,5
10
Hỗn hợp quy phạm
95-100
65-75
43-57
31-44
22-33
16-24
12-18
8-13
6-11
Vậy thành phần hạt đã thoả mãn quy phạm
Ta có cấp phối với tỷ lệthiết kế
Đá max 15 = 24,8%
Đá max 10 = 21,9%
Cát = 40,7%
Bột khoáng = 12,6%
Bitum = 6,05
Theo TCVN lượng Bitum tính theo phần trăm cốt liệu là 5,5 - 6,5% nên ta chọn lượng bitum là 6,0%
Sơ đồ dây chuyền công nghệ toàn trạm
Công trường
Bãi Đá (1510)
Bãi Đá (105)
Bãi Cát
Máy xúc
Phễu nặp liệu
Phễu nặp liệu
Phễu nặp liệu
Định lượng
Định lượng
Định lượng
Băng tải cao su
Vòi đốt
Sấy thùng quay
Xiclo lọc bụi
Thùng chứa dầu FO
ống khói
Giàn phun nước
Bể chứa nước + bụi
Gàu nâng
Bụi lớn
Hơi nóng+ bụi
Sàng rung phân loại
Đá (15x10)
Đá (10x5)
Cát
Đá > (15x10)
Định lượng
Định lượng
Định lượng
Loại
Thùng trộn khô
Nâng nhiệt
Thùng trộn ướt nóng
Xe ô tô
Định lượng
Thùng Bi tum
Định lượng
Gâù nâng
Kho bột đá
II, Tính cân bằng vật chất
1, Tính cho tuyến Bitum
Công suất của trạm trộn 104 Tấn /giờ
- Lượng bitum tại thùng trộn nóng
B1 = 1046% = 6,24 tấn
- Lượng bitum tại thiết bị định lượng
B2 = B1= 6,24 = 6,25 tấn
h1= 0,05% hao hụt tại thùng trộn ướt
- Lượng bitum tại thùng chứa
B3= B2 = 6,25 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng bằng 0
Vậy lượng bitum chứa trong thùng trong 1 giờ 6,25 tấn
2, Tính cho tuyến Đá dăm (1510)
- Khối lượng cốt liệu tại thùng trộn ướt nóng
G = 104 - B1 = 104 - 6,24 = 97,76 tấn
- Lượng đá dăm (1510) tại thùng trộn ướt nóng
DL1 = 97,76 24,8% = 24,25 tấn
- Lượng đá dăm (1510) tại thùng trộn khô
DL2= DL1 = 24,25 tấn
- Lượng đá dăm (1510) tại thiết bị định lượng
DL3 = DL2= 24,25 = 24,26 tấn
Hao hụt tại thùng trộn h1 = 0,05%
-Lượng đá dăm (1510) tại sàng rung phân loại
DL4= DL3 = 24,26 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng bắng 0
-Lượng đá dăm (1510) tại Gầu nâng
DL5 = DL4= 24,26 = 24,38 tấn
Hao hụt tại sàng rung phân loại h4 =0,5%
-Lượng đá dăm (1510) tại thiết bị sấy thùng quay
DL6 = DL5= 24,38 = 24,39 tấn
-Lượng đá dăm (1510) tại Băng tải cao su
DL7 = DL6= 24,39 = 24,94 tấn
Hao hụt tại sấy thùng quay h6 = 1,2%
W: Lượng ẩm bay hơi của đá khi sấy
W = 1- 0 = 1%
Lượng ẩm của đá trước khi sấy 1%
Lượng ẩm của đá sau khi sấy 0%
-Lượng đá dăm (1510) tại thiết bị định lượng
DL8 = DL7= 24,94 = 24,95 tấn
Hao hụt tại băng tải cao su h7 =0,05%
-Lượng đá dăm (1510) tại phễu nặp liệu
DL9= DL8 = 24,95 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng h8 = 0%
-Lượng đá dăm (1510) tại Máy xúc
DL10 = DL9= 24,95 = 24,96 tấn
Hao hụt tại phễu nạp liệu h9 = 0,05%
-Lượng đá dăm (1510) tại bãi đá
DL11 = DL10= 24,96 = 24,98 tấn
Hao hụt tại máy xúc h10 = 0,1%
Vậy trông 1 giờ cần 24,98 tấn đá (1510)mm
3, Tính cho tuyến Đá dăm (105)
- Lượng đá dăm (105) tại thùng trộn ướt nóng
Dn1= 97,76 21,9% = 21,41 tấn
- Lượng đá dăm (105) tại thùng trộn khô
Dn2= Dn1 = 21,41 tấn
- Lượng đá dăm (105) tại thiết bị định lượng
Dn3 = Dn2= 21,41 = 21,42 tấn
Hao hụt tại thùng trộn h2 = 0,05%
-Lượng đá dăm (105) tại sàng rung phân loại
Dn4= Dn3 = 21,42 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng bắng 0
-Lượng đá dăm (105) tại Gầu nâng
Dn5 = Dn4= 21,42 = 21,53 tấn
Hao hụt tại sàng rung phân loại h4 =0,5%
-Lượng đá dăm (105) tại thiết bị sấy thùng quay
Dn6 = Dn5= 21,53 = 21,54 tấn
Hao hụt tại Gâu nâng h4 = 0,05
-Lượng đá dăm (105) tại Băng tải cao su
Dn7 = Dn6= 21,54 = 22,03 tấn
Hao hụt tại sấy thùng quay h6 = 1,2%
W: Lượng ẩm bay hơi của đá khi sấy
W = 1- 0 = 1%
Lượng ẩm của đá trước khi sấy 1%
Lượng ẩm của đá sau khi sấy 0%
-Lượng đá dăm (105) tại thiết bị định lượng
Dn8 = Dn7= 22,03 = 22,04 tấn
Hao hụt tại băng tải cao su h7 =0,05%
-Lượng đá dăm (105) tại phễu nặp liệu
Dn9= Dn8 = 22,04 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng h8 = 0%
-Lượng đá dăm (105) tại Máy xúc
Dn10 = Dn9= 22,04 = 22,05 tấn
Hao hụt tại phễu nạp liệu h9 = 0,05%
-Lượng đá dăm (105) tại bãi đá
Dn11 = Dn10= 22,05 = 22,07 tấn
Hao hụt tại máy xúc h10 = 0,1%
Vậy trông 1 giờ cần 22,07 tấn đá (105)mm
4, Tính cho tuyến Cát
- Lượng cá tại thùng trộn ướt nóng
C1= 97,76 40,7% = 39,79 tấn
- Lượng đá cát tại thiết bị định lượng
C2 = C1= 39,79 = 39,80 tấn
Hao hụt tại thùng trộn h2 = 0,05%
-Lượng cát tại sàng rung phân loại
C3= C2 = 39,80 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng bắng 0
-Lượng cát tại Gầu nâng
C4 = C3= 39,80 = 40,00 tấn
Hao hụt tại sàng rung phân loại h3 =0,5%
-Lượng cát tại thiết bị sấy thùng quay
C5 = C4= 40,00 = 40,01 tấn
Hao hụt tại Gâu nâng h4 = 0,05
-Lượng cát tại Băng tải cao su
C6= C5= 40,01 = 42,18 tấn
Hao hụt tại sấy thùng quay h6 = 1,2%
W: Lượng ẩm bay hơi của cát khi sấy
W = 4- 0 = 4%
Lượng ẩm của cát trước khi sấy 1%
Lượng ẩm của cát sau khi sấy 0%
-Lượng cát tại thiết bị định lượng
C7 = C6= 42,18 = 42,19 tấn
Hao hụt tại băng tải cao su h6 =0,05%
-Lượng cát tại phễu nặp liệu
C8= C7 = 42,19 tấn
Hao hụt tại thiết bị định lượng h7 = 0%
-Lượng cát tại Máy xúc
C9 = C8= 42,19 = 42,20 tấn
Hao hụt tại phễu nạp liệu h8 = 0,05%
-Lượng cát tại bãi cát
C10 = C9= 42,20 = 42,22 tấn
Hao hụt tại máy xúc h9 = 0,1%
Vậy trông 1 giờ cần 42,22 tấn cát
4, Tính cho tuyến Bột đá
- Lượng bột đá tại thùng trộn ướt nóng
B1= 97,76 12,6% = 12,32 tấn
- Lượng bột đá tại thiết bị định lượng
B2 = B1= 12,32 = 12,33 tấn
Hao hụt tại thùng trộn h1 = 0,05%
-Lượng bột đá tại gầu nâng
B3= B2 = 12,33
Hao hụt tại thiết bị định lượng bắng 0
-Lượng bột đá tại kho bột đá
B4 = B3= 12,33 = 12,34 tấn
Hao hụt tại gầu nâng h3 =0,5%
Vậy trong 1 giờ cần 12,34 tấn bột đá
Bảng cân băng vật chất
stt
các khâu sản xuất
hao hụt(%)
năng suất theo giờ
tấn/giờ
m3/giờ
1
2
3
4
5
tuyến đá dăm(1510)
1
Bãi đá
0.00
24.98
10.41
2
Máy xúc
0.1
24.96
10.39
3
Phễu nạp liệu
0.05
24.95
10.38
4
Định lượng
0.00
24.95
10.38
5
Băng tải cao su
0.05
24.94
10.37
6
Sấy thùng quay
1.20
24.39
10.16
7
Gầu nâng
0.05
24.38
10.15
8
Sàng rung phân loại
0.50
24.26
10.11
9
Định lượng
0.00
24.26
10.11
10
Thùng trộn
0.05
24.25
10.10
tuyến bitum
11
Thùng chứa
0.00
6.25
2.60
12
Định lượng
0.00
6.25
2.60
13
Thùng trộn
0.05
6.24
2.59
tuyến bột đá
14
kho bột đá
0.00
12.34
15
Gầu nâng
0.05
12.33
16
Định lượng
0.00
12.33
17
Thùng trộn
0.05
12.32
1
2
3
4
5
tuyến đá dăm(105)
18
Bãi đá
0.00
22.07
9.20
19
Máy xúc
0.1
22.05
9.19
20
Phễu nạp liệu
0.05
22.04
9.18
21
Định lượng
0.00
22.04
9.18
22
Băng tải cao su
0.05
22.03
9.17
23
Sấy thùng quay
1.20
21.54
8.98
24
Gầu nâng
0.05
21.53
8.97
25
Sàng rung phân loại
0.50
21.42
8.93
26
Định lượng
0.00
21.42
8.93
27
Thùng trộn
0.05
21.41
8.92
tuyến đá cát
28
Bãi cát
0.00
42.22
28.15
29
Máy xúc
0.1
42.20
28.13
30
Phễu nạp liệu
0.05
42.19
28.12
31
Định lượng
0.00
42.19
28.12
32
Băng tải cao su
0.05
42.18
28.11
33
Sấy thùng quay
1.20
40.01
26.67
34
Gầu nâng
0.05
40.00
26.66
35
Sàng rung phân loại
0.50
39.80
26.53
36
Định lượng
0.00
39.80
26.53
37
Thùng trộn
0.05
39.79
26.52
chương IV.
Tính toán lựa chọn máy móc, thiết bị
A. chọn máy
I. Phễu cấp liệu
1. Số lượng : 03 phễu (dung tích 5 m3/phễu)
2. Đầm rung : 0,8kw 03 bộ của Trung Quốc.
3. Băng tải định lượng : 03 bộ chế tạo ở Việt Nam.
- Băng tải cao su B500 1000mm đúc liền của Hàn Quốc.
- Động cơ liền giẩm tốc : 1,5 kw của hãng NORD - Đức
- Năng suất 18 - 30 T/h
- Hệ thống điều chỉnh vô cấp , biến tần CD của CHLD Đức điều khiển từ xa :03 bộ
- Sàng chắn vật liệu đá to ; 4 6
II. Băng tải cấp liệu ngang : 01 bộ
1. năng suất :100 T/h, chiều dài 10m
2. Băng tải cao su B600 của Hàn Quốc
3. Động cơ liền giảm tốc: 4kw của hãng NORD - Đức
III. Sàng rung sơ bộ:
1. Đầm rung 0,8kw của Trung Quốc
IV. Băng tải cấp liệu nghiêng (01 bộ)
1. Năng suất : 100T/h ,chiều dài 16m
2. Băng tải cao su B600 của Hàn Quốc.
3. Động cơ liền giảm tốc :5,5 kw của hãng NORD - Đức
V. Thùng sấy
Vật liệu
Năng suất ,t/h
Độ ẩm đầu ,%
Độ ẩm cuối , %
Đá dăm(1510)
24.39
1
0
Đá dăm(105)
21.54
1
0
Cát
40,01
4
0
Ta sử dụng sấy thùng quay để sấy phối liệu bao gồm cả đá và cát , do đó ta tính thiết bị sấy thùng quay có công suất bằng tổng công suất của đá và cát cộng lại
+ Năng suất yêu cầu của lò sấy :
Q = Qđ1 + Qđ2 + Qc = 24,39 + 21,54 + 40,01 = 85,94
Chọn thiết bị sấy có các thông số kỹ thuật sau:
- Đường kính thùng sấy 1,7 m
- Chiều dài thùng sấy 7 m.
- Năng suất 100 tấn/h
- Nhiệt độ tác nhân sấy 8000C
- Năng suất động cơ 5,5 kW
- Cấu tạo vỏ thùng
+Thép chịu nhiệt , chịu mài mòn A515 của Hàn Quốc
+ Vỏ bọc cách nhiệt : 50mm
+ Vỏ bảo vệ bằng thép INOX
- Góc nghiêng thùng sấy 3 á 50
- Trọng lượng thùng 10 tấn.
VI. Đầu đốt thùng sấy : Dùng đầu đốt loại LOW NOISE BURNER mới 100% Đầu đốt chuyên dùng cho trạm Bê tông Asphalt nóng có tủ điều khiển nhiệt độ tự động (Sản phẩm liên doanh Nhật - Hàn Quốc) dùng dầu FO .Suất tiêu hao nhiên liệu 6 - 8 kg/tấn sản phẩm.
- Tiêu thụ nhiên kiệu : 560 lit dầu FO/h.
- Quạt gió : TURBO FAN, động cơ 15kw 2p, công suất : 170m3/p 250mmAq
- Bơm dầu FO: loại bơm trục xoắn . Công suất :560L/h. áp suất:30kg/cm2
- Động cơ: 3,7 kw
VII. Hệ thống lọc bụi: Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
1. Bộ phận lọc bụi khô: Xiclô 2000 L600: 01 bộ
2. Bộ phậnlọc bụi ướt : - Xiclô 1: 1250L3300.
- Xiclô 1: 2000L4580.
3. Quạt gió : - Công suất : 540m3/p 350 mmAq
- Động cơ : 55kw 4P - VIHEM
4. Bơm nước dập bụi ;300l/p - Đông cơ 2,2kw
5. ống khói : Cao 15m đường kính 900mm
VIII. Băng gầu nóng :01 bộ
1. Loại: Thang xích thẳng đứng.
2. Công suất 100T/h.
3. Động cơ liền giảm tốc : 7,5kw của hãng NORD- Đức
4. Xích tải : T100 của Hàn Quốc
IX. Sàng rung: VIBRATING SCREEN Sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc
1. Model: BAMP - 100
2. Loại 4 tầng
3. Công suất : 100T/h
4. Kích thước mắt sàng: 5mm/13mm/19mm/25,4mm.
5. Lưới sàng bằng thép hợp kim chống mài mòn.
X. Hệ tháp phễu:
1. Loại 4 buồng.
2. Trang bị : Sensor LEVEL SWITCH ,bộ báo tràn cốt liệu của Hàn Quốc.
3. Tổng dung tích : 6m6
XI. Hệ thống cân: Đầu cân đạt tiêu chuẩn Châu Âu(6 đầu cân).
1. Cân cốt liệu (cát, đá các loại):
- Loại : cân điện tử hiện số .Số lượng 04 đầu cân.
- Phạm vi cân : Max 1500 kg, min 1kg
- Phễu cân :1,0m3
2. Cân Bitum:
- Loại : cân điện tử hiện số .Số lượng 01 đầu cân
- Phạm vi cân : Max 200 kg ,min 0,1kg
- Phễu cân : 0,2m3.
3. Cân phụ gia:
- Loại : cân điện tử hiện số .Số lượng 01 đầu cân
- Phạm vi cân : Max 200 kg ,min 0,1kg
- Phễu cân : 0,2m3.
XII. Hệ thống trộn
1. Thùng trộn:
- Loại cưỡng bức chu kì - 2 trục
- Công suất trộn 1050 kg/mẻ
- Động cư liền giảm tốc : 37kw của hãng NORD - Đức
- Bộ xích truyền 2 dãy
- Xi lanh mở đáy bằng khí nén nhập của Parker- Mỹ(02 xi lanh, cửa lật nhanh)
- Tấm lát bàn tay trộn bằng thép chịu mài mòn 13
2. Bơm phun Bitum và thanh phun:
- Loại bơm 2 lps của Hàn Quốc- bảo ôn bằng dầu nóng
- Công suất : 500L/p.
- Động cơ : 7,5kw 4P- VIHEM.
XIII. Thiết bị nạp phụ gia:
1. Băng gầu phụ gia:
- Loại:Thang xích - thẳng đứng.
- Công suất 25T/h.
- Động cơ liền giảm tốc : 4kw của hãng NORD - Đức
- Xích tải : T100 của Hàn Quốc.
2. Vít tải phụ gia 03 bộ
- Đường kính 220mm
- Chiều dài 1600mm
- Động cơ liền giảm tốc 4kw của hãng NORD - Đức
3. Xiclo chứa phụ gia
- Loại hình trụ đứng
- Dung tích 20m3
XIV. Hệ thống cung cấp Bitum:
1. Bơm Bitum tuần hoàn:
- Loại : Bơm bitum 2 lớp của Hán Quốc
- Công suất : 500L/p.
- Động cơ : 7,5kw 4P- VIHEM.
2. Bơm bitum thùng thô đến thùng tinh
- Loại : Bơm bitum 2 lớp của Hán Quốc
- Công suất : 300L/p.
- Động cơ : 5,5kw 4P- VIHEM
3. ống dẫn bitum: 3"4" có vỏ bảo ôn.
XV. Hệ thống khí nén:
1. Máy nén khí: Máy nén công nghiệp chuyên dùng nhập khẩu của Đài Loan.
- Công suất :800l/p
- Động cơ :5,5kw4P
- áp suất đến :10kg/cm2
2. Các xi lanh và van điện khí :Nhập khẩu đồng bộ hãng Parker- Mỹ
3. Bộ tách nước và bôi trơn Đài Loan
XVI. Hệ thống nấu bitum gián tiếp:
1. Bồn nấu dầu nóng : Công nghệ chế tạo Hàn Quốc
a. Bồn nấu dầu nóng
- Moldel: OHB-31
- Công suất 860.000Kcal/h
b. Bơm dầu nóng hoàn toàn:Của Hàn Quốc
- Loại :Bơm ly tâm
- Công suất 350l/p
- Động cơ 5,5kw2P
- Bơm nươc làm mát bơm dầu nóng của hãng LG - Hàn Quốc
c. Đầu đốt đốt dầu FO WEISHAUPT - M3ZA- CHLB Đức:
- Công suất nhiệt :180-731 kw.
- Tiêu hao nhiên liệu :16-65 kg dầu FO/h
- Chế độ sử dụng: 2 chế độ
2. Bồn nấu Bitum lỏng(Thùng nấu Bitum tinh):(01 bộ)
- Loại : Hình trụ tròn.
- Tổng dung tích :30m3
- Có vỏ bảo ôn.
3. Bồn nấu Bitum phuy(Thùng nấu Bitum thô):(01 bộ)
- Loại : Thùng vuông 2 tầng
- Tổng dung tích :26m3
- Có vỏ bảo ôn
- Cơ cấu nâng thùng phuy Bitum bằng thuỷ lực mỗi lần 8-10 phuy
XVII. Hệ thống cung cấp nhiên liệu:
1. Thùng chứa nhiên liệu dầu DO:
- Loại : Hình trụ tròn
- Tổng dunh tích 4000 lít
2. Thùng chứa nhiên liệu dầu FO: Sấy dấu FO gián tiếp bằng dầu nóng
- Loại : Hình trụ tròn
- Tổng dunh tích 10.000 lít
XVIII. Hệ thống điều khiển:
1. Hệ điện - Cabin:
a/Cabin:
- Vỏ ngoài tôn, giữa là xốp cách nhiệt,trong bọc tấm nhựa Đài Loan được chế tạo dưới hình thừc cách nhiệt,cách âm,nội thất đẹp.Sàn trải táp luy cao su cách điện
- Máy điều hoà nhiệt độ Nhật Bản
b/Hệ điện động lực
- Các khởi động từ, áptômát của Hàn Quốc
- Dây cáp điện của Hàn Quốc
- Có hệ thống đồng hồ đo điện áp pha, đo dòng điện công tác
- Các điểm đo nhiệt độ : Vật liệu, Bitum, dầu FO, dầu truyền nhiệt
- Được lắp ráp thích hợp với việc sử dụng điện lưới hoạc máy phát.
Tủ điều khiển được lắp ráp tách làm 2 nguồn cung cấp . Trong trường hợp nấu bitum sử dụng nguồn điện công suất thấp để tiết kiệm điện năng, nguồn điện công suất cao sử dụng để khởi động các động cơ
2. Hệ thống điều khiển và hiển thị cân: Theo cấu trúc PC + PLC + TP070
a/Hệ thống điều khiển được thiết kế,lắp ráp gồm 02 hệ thống điều khiển tự động hoạt động độc lập đảm bảo trạm hoạt động trong mọi tình huống
+ Hệ thống điều khiển thứ nhất PC + PLC + LX300
(Progammable logic Coltrol + Personal Computer + Surperprinter LX300)
+ Hệ thống điều khiển thứ hai PLC + TP070 + LX300
(Progammable logic Coltrol + Touch Depature + Printer LX300)
Trong đó PLC dùng loại S226 có cấu hình mạnh nhất thế giới hiện nay
- Phần hiển thị chính gồm có hai màn hình máy vi tính:
+ Màn hình số 1: Hiển thị số liệu và biểu diễn toàn bộ quá trình định lượng chương trình tự động
+ Màn hình số 2 : Hiện thị toàn bộ quá trình công nghệ điều khiển trạm
Hai màn hình này được điều khiển bởi 2 bộ CPU độc lập có phần mềm chuyên dùng trong trạm trộn Bê tông Asphalt . Cả hai máy tính đều có thể chuyển đổi lẫn chức năng hoạt động khi cần thiết
+ Màn hình trợ giúp gồm 01 màn hình tinh thể lỏng cớ lớn TP070 là màn hình sờ đồng thời là máy tính sơ cấp được trang bị sử dụng thêm khi cần thiết
- Chế độ điều khiển : Thực hiện ở 3 chế độ điều khiển độc lập:
+ Chế độ tự động hoàn hoàn toàn là chế độ hoạt động thường xuyên
+ Chế độ điều khiển bán tự động
+ Chế độ ấn nút bằng tay
Việc chuyển đổi các chế độ thực hiên thuận tiện nhanh chóng qua 1 lần ấn
- Chế độ lưu trữ và qủan lý số liệu:
* Đặt trước 99 mác thảm BT Asphalt trong máy tính
* Lưu trữ liên tục 99999 số liệu mẻ thảm BT Asphalt
- Máy in cao cấp LX300 đầy đủ mọi thông số của mẻ thảm
b/Hệ thống cân điển tử: Trang bị 05 đầu cân(Load Cell) của G7:
Cân cốt liệu : 03 đầu cân
Cân phụ gia : 01 đầu cân
Cân bitum : 01 đầu cân
Tất cả các đầu cân của G7 loại chịu hoáchất và không ảnh hưởng tác động của môi trường khắc nghiệt
c/Hệ thống chuyển đổi điển tử biến tần CD của CHLB Đức- thực hiện điều khiển từ xa và khống chế thành phần vật liệu đầu vào ,đồng thời có thể thay đổi tỷ lệ thành phần cấp phối (cốt liệu )thuận tiện
*/ Trang bị ổn lưu nguồn điều khiển(UPS) ngoại nhập.
XIX. Hệ thống chống sét: Đảm bảo tiêu chuẩn TCVN
XX. Hệ thống móng:
- Sử dụng móng thép nổi đặt trực tiếp lên nền đất (được lu lền sơ bộ 3-5 kg/cm2) tăng tính cơ động của trạm
- Chân tháp được chế tạo bằng phương pháp dập đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp
- Trạm được lắp ráp theo dạng MODUL dễ tháo lắp vận chuyển theo Nghị định 36 CP của Chính Phủ , đảm bảo độ vững chắc với áp lực gió bão cấp 11, cấp 12
B-tính toán Chọn hệ thống nhà kho- bãi nguyên liệu
Mục đích:
Nguyên liệu bột đá phải mua về vì vậy để cho trạm hoạt động được liên tục, đúng năng suất yêu cầu thì cần phải có một lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ thường xuyên từ 1030 ngày sản xuất, vì vậy ta cần phải xây dựng một hệ thống nhà kho để chứa lượng nguyên vật liệu dự trữ này.
Cấu tạo kho:
Kho chứa được lợp bằng mái tôn. xung quanh được che bằng các tấm prôximăng,
có thiết kế các cửa ra vào rộng, phía trên có các cửa chớp để đảm bảo đủ ánh sáng và thông gió cho kho luôn được khô ráo. Nền kho được đổ bê tông dày để cách ly với nền đất ẩm. Mặt bằng kho có dạng hình chữ nhật, mặt cắt của kho khi chứa vật liệu có dạng như hình vẽ:
Chọn tiết diện ngang như hình vẽ:
Diện tích mặt cắt ngang kho là:
Năng suất yêu cầu theo dây chuyền là:
Q = 0,667 m3/ngày.
Tính dự trữ cho 25 ngày sản xuất, kể đến hệ số sử dụng kho là k = 0,8. Ta có thể tích của kho là:
Chiều dài kho là:
Chọn chiều dài là 4 m. Diện tích mặt bằng là: Sxỉ = 12 4 = 48
4. Chọn kích thước bãi đá (1510):
Do đá là vật liệu cứng, nếu để ngoài trời cũng không bị biến đổi tính chất nên ta không cần phải xây kho chứa đá vôi mà chỉ cần làm bãi để chứa đá.
Chọn diện tích mặt cắt ngang của bãi đá( khi sử dụng) như hình vẽ sau:
Diện tích mặt cắt ngang là:
Năng suất yêu cầu trong 1 giờ sản xuất là: Q = 10,41 m3/giờ.
Một ngày sản xuất 8 tiếng
Tính dự trữ cho 8 ngày sản xuất, hệ số sử dụng kho là : k = 0,8. Thể tích không gian cần là:
Chiều dài bãi là:
Lấy chiều dài Lđá = 14 m.
Diện tích bãi chứa đá là: Sđá = 14 24 = 366
. Chọn kích thước bãi đá (105):
Diện tích mặt cắt ngang là:
Năng suất yêu cầu trong 1 giờ sản xuất là: Q = 9,20 m3/giờ.
Một ngày sản xuất 8 tiếng
Tính dự trữ cho 8 ngày sản xuất, hệ số sử dụng kho là : k = 0,8. Thể tích không gian cần là:
Chiều dài bãi là: :
Lấy chiều dài Lđá = 13 m.
. Chọn kích thước bãi cát:
Diện tích mặt cắt ngang là:
Năng suất yêu cầu trong 1 giờ sản xuất là: Q = 28,15 m3/giờ.
Một ngày sản xuất 8 tiếng
Tính dự trữ cho 6 ngày sản xuất, hệ số sử dụng kho là : k = 0,8. Thể tích không gian cần là:
Chiều dài bãi là: :
Lấy chiều dài Lđá = 29 m.
Chương iII : Hạch toán kinh tế
I. Mục đích, nội dung hạch toán kinh tế.
Để đánh giá một phương án thiết kế dây chuyền công nghệ cũng như các nhóm máy, công đoạn. Người ta thường so sánh hiệu quả kinh tế của phương án đó với các phương án hiện còn đang ở trong cùng một giai đoạn thiết kế với nhau. Phương án nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, hạch toán còn có mục đích là đưa ra giá bán của sản phẩm sản xuất ra. Để so sánh hiệu quả của các phương án đáng giá, lựa chọn phương án sản xuất tối ưu người ta thường dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau:
Chỉ tiêu xuất vốn đầu tư
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, ta phải dựa trên những điều kiện cụ thể và điều kiện sử dụng các loại trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng công nhân cụ thể.
II. Xác định chỉ tiêu sản xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: vốn đầu tư xây lắp và vốn đầu tư trang thiết bị máy móc.
1. Vốn đầu tư trang thiết bị máy móc.
Theo quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy đã tính toán ở phẩn trước và đơn giá định mức khấu hao tài sản cố định của các thiết bị nhà máy bê tông đúc sẵn. Để tính toán ta lập bảng thống kê tài sản cố định như sau:
Tổng số vốn đầu tư thiết bị trong nhà máy.
Vn = 3.600.000.103 đồng
2. Vốn đầu tư xây lắp.
Bảng thống kê vốn xây lắp
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá 103/Đ.vị
Giá trị 103đồng
2
Kho bột khoáng
m2
48
2.000
96.000
8
Bể nước
m2
108
500
54.000
12
Phòng giám đốc +công nhân
m2
200
1.800
360.000
13
Nhà ăn tập thể+ bếp
m2
200
1.000
200.000
14
Gara ôtô
m2
200
800
160.000
15
Nhà để xe
m2
72
1.000
72.000
16
Phòng thí nghiệm
m2
108
1.000
108.000
17
Phòng bảo vệ
m2
18
1.000
18.000
Tổng số vốn đầu tư xây lắp là: 1.068.103 đồng
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được xác định bằng tổng vốn đầu tư trang thiết bị với vốn xây lắp.
V = VTB + V XL
VTB: Vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị
VXL: Vốn đầu tư xây lắp
V = 3.600.000.103 + 1.068.000.103 = 4.668.000.103 đồng
III. Hạch toán giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất, nó cho phép đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả kinh tế hay không?
Giá thành sản phẩm bao gồm:
Chi phí mua nguyên vật liệu.
Chi phí trả lương cho công nhân
Chi phí sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định .....
1. Chi phí mua nguyên vật liệu
Giá thành của nguyên vật liệu như sau:
+ Giá cát: 45.000 đồng/m3= 31.000 đồng/tấn
+ Giá đá: 90.000 đồng/m3 = 60.000 đồng/tấn
+ Giá bột đá: 250.000 đồng/tấn
+ Giá bitum : 260$/ tấn = 4.100.000 đồng/tấn
+ Giá dầu DO: 5000 đồng/lít
+ Giá dầu FO 4000đồng/cân
+ Chi phí 9 cân FO/tấn
+ Chi phí 1 lít DO/tấn
+ Chi phí nhân công + điện nước 8000 đồng/tấn
Vậy giá thành nguyên vật liệu và nhân công sản xuất bê tông
Đá: 41,1%60.000 = 24660 đồng/tấn
Cát: 38,4%31.000 = 11904 đồng/tấn
Bột đá: 11,9%250.000 = 29750 đồng/tấn
Bi tum: 5,64.100.000 = 229.600 đồng/tấn
Dầu FO: 94.000 = 36.000 đồng/tấn
Dầu DO: 15.000 = 5.000 đồng/tấn
Nhân công + điện nước 8.000 đồng/tấn
Vậy chi phí cho 1 tấn bê tông Asphalt
CP = 24.660 + 11.904 + 29.750 + 229.600 + 36.000 + 5.000 + 8.000 = 344914 đồng = 345.000 đồng/tấn
IV. Xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Trạm bán sản phẩm cho khách hàng với đơn giá : 370.000 đồng/tấn
- Mức lãi sản phẩm.
L = 370.000 - 345.000 = 25.000 đồng/tấn
Một năm trạm sản xuất trong 8 tháng(trừ 4 tháng mùa mưa)
Vậy mức lãi trong 1 năm:
LN = 25.0008308104 = 4.992.000.000 đồng
- Theo quy định về mức thuế của nhà nước thì thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp là 10% do vậy số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp là:
4.992.000.000 ´10% = 499.200.000 đồng
-. Phần tính toán khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng là 12,5%
4.992.000.000 ´12,5% = 624.000.000 đồng
Từ đó ta có lãi của nhà máy là :
LX = 4.992.000.000 - 499.200.000 - 624.000.000 = 3.868.800.000 đồng
.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Tth =
Tth: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
V: Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Lkd: Lãi hàng năm của nhà máy
Tth = = 1,2 (năm)
Chương IV.
Thi công các lớp mặt đường bêtông Asphalt
Phối hợp các công việc để thi công
Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lulèn.
Chỉ được thi công mặt đường bêtông Asphalt trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới ± 50C.
Trong những ngày đầu thi công hoặc sử dụng một loại bêtông Asphalt mới phải tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lulèn áp dụng được cho đại tra.
Đoạn thi công thử phải dùng ít nhất 80 tấn hỗn hợp bêtông Asphalt. Nếu đoạn thử chưa đạt được chất lượng yêu cầu, nhất là về độ chặt, độ bằng phẳng thì phải làm một đoạn thử khác với sự điều chỉnh lại công nghệ rải và lu lèn cho đến khi đạt được chất lượng yêu cầu.
Chuẩn bị lớp móng
Trước khi rải bêtông Asphalt phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớn móng (hoặc mặt đường cũ), xử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
Các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm, ổ gà, bù vênh mặt đường cũ, nếu dùng hỗn hợp bêtông Asphalt rải nguội phải tiến hành trước khi rải lớp bêtông Asphalt rải nóng không ít hơn 15 ngày. Nếu dùng bêtông Asphalt rải nóng thì cần dầm chặt trước khi thi công lớp bêtông Asphalt.
Chỉ cho phép rải bêtông Asphalt khi cao độ mặt lớp mỏng, độ phẳng bằng mặt dốc ngang, độ dốc dọc có sai số số nằm trong phạm vi cho phép
Trước khi rải lớp bêtông Asphalt, trên lớp móng hoặc trên lớp mặt đường cũ đã được sửa chữa, làm vệ sinh, phải tưới một lượng bitum dính bám.
Tùy theo loại móng và trạng thái mà lượng bitum dính bám thay đổi từ 0,8 đến 1,3L/m2 . Dùng bitum lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC-70; MC-70) hoặc dùng nhũ tương cationic phân tích chậm (CSS-1) hoặc nhũ tương anionic phân tích chậm (SS-1).
Có thể dùng bitum đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỉ lệ dầu hỏa trên bitum đặc là 80/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ bitum 45 ± 100C. Phải tưới trước độ 4 – 6h để bitum lỏng đông đặc lại, hoặc nhũ tương phân tích xong mới được rải lớp bêtông Asphalt lên trên.
Trên các lớp móng có dùng bitum (thấm nhập bitum, láng bitum…) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bêtông Asphalt thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo thì chỉ cần tưới lượng bitum lỏng RC-70 hoặc MC-250 hoặc nhũ tương CSS-1h hoặc SS-1h từ 0,2 đến 0,5 lít hỗn hợp/m2; hoặc bitum đặc 60/70 pha dầu theo tỉ lệ dầu hỏa/ bitum đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ bitum 110 ± 100C.
Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đùng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Khi có đá vỉa hai bên cần đánh dấu độ cao rải và quét lớp bitum lỏng (hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa.
Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh đầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép mặt đường và mép của dải sẽ rải) kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Vận chuyển bêtông Asphalt
Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. Chọn trọng tải và số lượng ôtô phù hợp với công suất của trạm trộn của máy rải và cự ly vận chuyển, bảo đảm sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu.
Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn 1200C.
Thùng xe phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính bám), không được dùng dầu mazut hay các dung môi hòa tan được bitum để quét đáy và thùng xe. Xe vận chuyển hỗn hợp bêtông Asphalt phải có bạt che phủ.
Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng (đánh giá bằng mắt), thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe về đến, tên người lái xe.
Trước khi đổ hỗn hợp bêtông Asphalt vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại đi (chở đến công trình phụ khác để tận dụng).
Rải hỗn hợp bêtông Asphalt
Chỉ được rải bêtông Asphalt nóng bằng máy chuyên dụng, ở những chỗ hẹp, không rải được bằng máy chuyên dụng thì mới cho phép rải thủ công.
Tùy theo bề rộng mặt đường nên dùng 2 (hoặc 3) máy rải hoạt động đồng thời trên 2 (hoặc 3) vệt rải. Các máy rải đi cách nhau 10 – 20m.
Khi chỉ dùng một máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải thì rải theo phương pháp so le, bề dài của mỗi đoạn dài 25 – 80m tùy theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 5 – 300C.
Khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải từ 10 – 15 phút để kiểm tra máy, sự hoạt động của guòng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Đặt dưới tấm là hai con xúc xắc hoặc thanh gỗ có chiều cao bằng 1,2 – 1,3 bề dày thiết kế của lớp bêtông nhựa. Trị số chính xác được xác định thông qua đoạn thi công thử.
Ô tô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải.
Khi hỗn hợp đã được phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bêtông Asphalt bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động.
Tùy bề dày của lớp, tùy năng suất của máy trộn mà chọn tốc độ của máy rải cho thích hợp. Khi năng suất của trạm trộn thấp hơn năng suất máy rải thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiếu số lần đứng đợi hỗn hợp của máy rải. Giữ tốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải.
Phải thường xuyên dùng que sắt đá đánh dấu để kiểm tra bề dày rải khi cần điều chỉnh (với máy không có bộ phận tự động điều chỉnh) thì vặn tay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để lớp bêtông Asphalt khỏi bị khấc.
Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra cuối vệt tải khoảng 5 -7m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vung vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường.
Cuối ngày làm việc phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nối tiếp được ngay thẳng, phải tiến hành ngay sau khi lulèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng, nhưng nhiệt độ không lớn hơn 700C.
Trước khi rải tiếp phải sửa sang lại chỗ mép nối tiếp dọc và ngang và quét một lớp mỏng bitum lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương bitum đường phân tách nhanh (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng) để đảm bảo sự kết dính tốt giữa hai vệt rải cũ và mới.
Khe nối dọc giữa lớp trên và lớp dưới phải so le nhau, cách nhau ít nhất 20cm. Khe nối ngang ở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất 1m. Nếu lớp trên là lớp bêtông Asphalt, lớp dưới trực tiếp bằng vật liệu đã gia cố ximăng thì vị trí khe nối của hai lớp cũng tuân theo như thế.
Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các công việc sau:
Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ lấy từ trong phễu máy rải thành lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lulèn.
Xúc, đào bỏ chỗ mới rải bị quá thiếu hoặc quá thừa bitum và bù vào chỗ đó hỗn hợp tốt.
Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp bêtông Asphalt mới rải.
Trong trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian phải sửa chữa kéo dài hàng giờ) thì phải báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp và cho phép dùng máy san tự hành san rải nốt số hỗn hợp còn lại (nếu bề dày thiết kế của lớp hỗn hợp bêtông Asphalt > 4cm) hoặc rải nốt bằng thủ công khi khối lượng hỗn hợp còn lại ít.
Trong trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:
Báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp.
Khi lớp bêtông nhựa đã được lulèn đến khoảng 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lượt lu lèn yêu cầu.
Khi lớp bêtông Asphalt mới được lu lèn < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi mặt đường. Chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại thì mới được rải hỗn hợp tiếp.
Sau khi mưa xong, khi cần thiết thi công gấp, cho xe chở cát đã được rung nóng ở trạm trộn (1700C – 1800C) đến rải một lớp dày khoảng 2cm lên mặt để chóng khô ráo. Sau đó dem cát ra khỏi mặt đường, quét sạch tưới bitum dính bám, rồi tiếp tục rải hỗn hợp bêtông Asphalt. Có thể dùng máy hơi ép và đèn khô làm khô mặt đường trước khi rải tiếp.
Trên đoạn đường có độ dốc >40 phải tiến hành rải bê tông Asphalt từ chân dốc đi lên.
Khi phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuân theo quy định sau:
Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp không bị phân tầng.
Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yeu cầu, có bề dày bằng 1,35 – 1,45 bề dày thiết kế.
Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lulèn chung vệt rải bằng máy với chỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối.
Khi phải rải vệt lớn hơn vệt rải của máy 40 -50cm liên tục theo chiều dài thì được phép mở má thép bàn ốp một bên dầu guồng xoắn phía cần rải thêm bằng thi công và dùng cào, xẻng phân phối hỗn hợp ra đều.
Lúc này cần đặt thanh chắn bằng gỗ hoặc thanh ray (có chiều cao bằng bề dày rải) dộc theo mép mặt đường và đóng cọc sắt giữ chặt. Sau khi lu lèn vài lượt thì di chuyển các thanh chắn này lên phía trước theo máy rải.
Lu lèn hỗn hợp bêtông Asphalt
Lu lèn các lớp mặt đường bêtông Asphalt rải nóng bằng:
Lu bánh hơi phối hợp với lu bánh cứng.
Lu rung và lu bánh cứng phối hợp
Lu rung và lu bánh hơi kết hợp.
Máy rải bêtông Asphalt xong đến đâu là máy lu phải tiến hành theo sát để lu lèn ngay đến đó. Cần tranh thủ lu lèn khi hỗn hợp còn giữ nhiệt độ lu lèn có hiệu quả.
Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn hỗn hợp bêtông Asphalt nóng 130 – 1400C. Khi nhiệt độ của lớp bêtông Asphalt hạ xuống dưới 700C thì lu lèn không còn hiệu quả nữa.
Trong quá trình lu đối với bánh sắt phải thường xuyên làm ẩm bánh sắt bằng nước. Khi hỗn hợp dính bám bánh xe lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt mặt bánh. Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay chỗ bị bóc ra.
Đối với lu bánh hơi dùng dầu chống dính bám bôi bánh lốp vài lượt đầu, về sau khi lốp đã có nhiệt độ cao xấp xỉ với hỗn hợp bêtông thì hỗn hợp sẽ không dính bám vào lốp nữa.
Không được dùng dầu mazut bôi vào bánh lu để chống dính bám.
Không được dùng nước để bôi vào bánh lốp của lu bánh hơi.
Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất 20cm. Trường hợp rải theo phương pháp so le, khi lu lèn trên vệt rải thứ nhất, cần chừa lại một dải rộng khoảng 10cm kể từ mép vệt rải, để sau đó cùng lu với mép của vệt rải thứ hai cho khe nối dọc được liền. Khi lu lèn vệt thứ hai thì dành những lượt lu đầu tiên cho mối nối dọc này.
Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến lùi, phải thao tác nhẹ nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bêtông Asphalt chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3m bổ khuyết ngay những chỗ lồi lõm.
Trong khi lu lèn nếu thấy lớp bêtông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để bổ khuyết.
Chương V.
Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu
Việc giám sát kiểm tra tiến hành thường xuyên trước khi rải, trong và sau khi rải lớp bêtông Asphalt.
Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp bêtông Asphalt ở trạm trộn
Kiểm tra về sự hoạt động bình thường của các bộ phận của thiết bị ở trạm trộn trước khi hoạt động:
Kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong cốt liệu và bitum, kiểm tra độ chính xác của chúng.
Kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn.
Chạy thử máy. Điều chỉnh sự chính xác thích hợp với lý lịch máy.
Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp bêtông Asphalt.
Kiểm tra theo dõi các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh chính xác.
Lưu lượng các bộ phận cân đong
Lưu lượng của bơm nhựa
Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng
Khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian một mẻ trộn
Nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng
Nhiệt độ của bitum
Lượng tiêu thụ trung bình của bitum
Các sai số cho phép khi cân đong vật liệu là ± 3% khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng.
Sai số cho phép khi cân lượng bitum là ± 1,5% khối lượng.
Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát:
Cứ 5 ngày lại lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới. Cần phối hợp kiểm tra chất lượng vật liệu đá ở nơi sản xuất đá con trước khi chở tới trạm trộn.
Cứ 3 ngày phải lấy mẫu cát kiểm tra một lần, xác định môđun độ lớn của cát (Mk), thành phần hạt, hàm lượng bụi sét. Ngoài ra phải kiểm tra khi có loại cát mới.
Sau khi mưa, trước khi đưa vật liệu cát, đá vào thùng sấy, phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy.
Kiểm tra chất lượng bột khoáng cho mỗi lần nhập. Ngoài ra, cứ 5 ngày một lần kiểm tra xác định thành phần hạt và độ ẩm.
Đối với bitum đặc phải kiểm tra mỗi ngày một lần độ kim lún ở 250C của mẫu bitum lấy từ thùng nấu bitum sơ bộ.
Kiểm tra chất lượng của bêtông Asphalt khi ra khỏi thiết bị trộn:
Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp
Kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp của mỗi mẻ trộn
Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bêtông Asphalt đã trộn xong (xem bảng VI.6)
Trong mỗi hoạt động của trạm trộn phải lấy mẫu kiểm tra ít nhất một lần cho một công thức chế tạo hỗn hợp bêtông Asphalt.
Đối với các máy có năng suất lớn thì ít nhất lấy một lần mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu trên cho 200 tấn hỗn hợp cùng công thức chế tạo.
Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và hàm lượng bitum của công thức đã thiết kế cho hỗn hợp bêtông Asphalt không vượt quá giá trị cho ở bảng VI.1.
Bảng VI.1. Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và lượng bitum đã thiết kế cho hỗn hợp bêtông Asphalt
Cỡ hạt
Dung sai cho phép (%)
Dụng cụ và phương pháp kiểm tra
Cỡ hạt từ 15mm trở lên
± 8
Bằng sàng
Cỡ hạt từ 100mm đến 5mm
± 7
Bằng sàng
Cỡ hạt từ 2,5mm đến 1,25mm
± 6
Bằng sàng
Cỡ hạt từ 0,63mm đến 0,315mm
± 5
Bằng sàng
Cỡ hạt dưới 0,074mm
± 2
Bằng sàng
Hàm lượng bitum
± 0,1
Bảng VI.2. Sai số cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng
Các đặc trưng của mặt lớp móng
Sai số cho phép
Dụng cụ và phương pháp kiểm tra
Cao độ mặt lớp móng
+ 5mm, - 10mm
Bằng máy thủy bình, mia
Độ bẳng phẳng dưới thước là 3m
≤ 5mm
22TCN 016 – 79
Độ dốc ngang sai không quá
± 0,2%
Bằng máy thủy bình, mia hoặc thước đo độ dốc ngang
Độ dốc dọc trên đoạn dài 25m
± 0,1%
Bằng máy thủy bình, mia
Tất cả những số liệu kiểm tra phải được lưu giữ.
Kiểm tra trước khi rải bêtông Asphalt ở hiện trường:
Kiểm tra chất lượng lớp móng:
Kiểm tra cao độ của mặt lớp móng bằng máy thủy bình.
Kiểm tra độ phẳng của mặt lớp móng bằng thước dài 3m
Kiểm tra độ dốc ngang của móng bằng thước mẫu hoặc bằng máy thủy bình (nếu đường rộng, bến bãi)
Kiểm tra độ dốc dọc của móng
Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo mặt móng bằng mài
Kiểm tra kỹ thuật tưới bitum dính bám bằng mắt
Kiểm tra chất lượng bù vênh, ổ gà, xử lý các đường nứt trên mặt đường cũ làm móng.
Kiểm tra vị trí các cọc tim và các cọc giới hạn các vệt rải. Kiểm tra các dây căng làm cữ. Kiểm tra các thanh chắn ở các mép mặt đường. Kiểm tra độ căng và cao độ của dây chắn hoặc dầm chuẩn (khi dùng máy rải có bộ phận điều chỉnh tự động cao độ rải).
Kiểm tra bằng mắt thành mép các mối nối ngang, dọc của các vết rải ngày hôm trước (thẳng đứng và được bôi bitum dính bám).
Trước khi rải lớp trên của mặt đường bêtông Asphalt hai lớp, phải kiểm tra lớp đất dưới, lớp dưới phải thỏa mãn ccs yêu cầu ở bảng VI.3 và bảng VI.4.
Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bêtông Asphalt
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bêtông Asphalt vận chuyển đến nơi rải.
Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi cho đổ vào phễu máy rải. Nhiệt độ không dưới 1300C (-100C)
Kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều quá nhiều bitum hoặc quá thiếu bitum, phân tầng...)
Trong quá trình rải, thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m, chiều dày lớp rải bằng que sắt có đánh dấu mức rải quy định (hoặc bằng các phương tiện hiện đại), độ dốc ngang mặt đường, kiểm tra phối hợp bằng cao đạc.
Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chỗ lồi, lõm của công nhân.
Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt, bảo đảm mối nối thẳng, mật mối nối không rõ, không lồi lõm, không bị khấc.
Kiểm tra chất lượng lu lèn của lớp bêtông Asphalt trong cả quá trình các máy lu hoạt động. Sơ đồ lu, sự phối hợp các loại lu, tốc độ lu từng giai đoạn, áp suất của bánh hơi, hoạt động của bộ phận chấn động, của lu chấn động, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và lúc kết thúc lu lèn... Tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử.
Nghiệm thu lớp mặt đường bêtông nhựa. Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường bêtông Asphalt phải tiến hành nghiệm thu.
Các yêu cầu sau phải thỏa mãn:
Về các kích thước hình học
Bề rộng mặt đường bằng thước thép.
Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng cách cao đạc mặt lớp bêtông Asphalt so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt của lớp móng (hoặc của lớp bêtông Asphalt dưới). Hoặc bằng cách đo trên các mẫu khoan trong mặt đường, hoặc bằng phương pháp đo chiều dày không phá hoại.
Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc với tim đường từ tim ra mép (nếu 2 mái), từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa 2 điểm đo không quá 10m.
Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc theo tim đường. Sai số của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bêtông Asphalt không vượt quá các giá trị ghi ở bảng VI.3
Bảng VI.3. Sai số cho phép của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bêtông Asphalt
Các kích thước hình học
Sai số cho phép
Ghi chú
Dụng cụ và phương pháp kiểm tra
Bề rộng mặt đường bêtông Asphalt
- 5cm
Tổng số chỗ hẹp không vượt quá 5% chiều dài đường
Theo mục 5
Bề dày lớp bêtông Asphalt
Đối với lớp dưới
Đối với lớp trên
Đối với lớp trên khi dùng máy rải có điều chỉnh tự động cao độ
± 10%
± 8%
± 5%
áp dụng cho 95% tổng số điểm đo, 5% còn lại không vượt quá 10mm
Độ dốc ngang mặt đường bêtông Asphalt
Đối với lớp dưới
Đối với lớp trên
áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
Sai số cao đạc
Đối với lớp dưới
Đối với lớp trên
áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
Về độ bằng phẳng:
Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Tùy theo rải bằng máy rải thông thường hay máy rải có thiết bị điều chỉnh tự động cao độ mà tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng tuân theo các giá trị ghi trong bảng VI.4
Bảng VI.4: Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bêtông Asphalt (Dụng cụ và phương pháp kiểm tra: thước dài 3m, 22 TCN 016-79)
Loại máy rải
Vị trí lớp bêtông at
Phần trăm các khe hở giữa thước dài 3m với mặt đường (%)
Khe hở lớn nhất (mm)
< 2mm
< 3mm
³ 3mm
³ 5mm
Có điều khiển tự động cao độ rải
Lớp trên
Lớp dưới
³ 90%
³ 85%
-
-
≤ 5%
≤ 5%
-
-
6
-
Thông thường
Lớp trên
Lớp dưới
-
-
³ 85%
³ 80%
-
-
≤ 5%
≤ 5%
10
10
Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường. Hiệu số đại số của độ chênh của hai điểm so với đường chuẩn phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng VI.5.
Bảng VI.5. Tiêu chuẩn nghiệm thu độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường (Dụng cụ và phương pháp kiểm tra theo điều 5)
Loại máy rải
Khoảng cách giữa hai điểm đo (m)
Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm đo so với đường chuẩn (mm), không lớn hơn
Máy rải có điều khiển cao độ rải
5
10
20
5
8
16
Máy rải thông thường
5
10
20
7
12
24
Ghi chú: 90% tổng các điểm đo thỏa mãn yêu cầu trên
Nên dùng các thiết bị hiện đại để kiểm tra độ bằng phẳng như thiết bị phân tích trắc dọc (APL), máy đo xóc (B1)…
Độ bằng phẳng tính theo chỉ số bằng phẳng quốc tế (IRI) phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.
Về độ nhăn:
Kiểm tra độ nhăn của mặt đường bằng phương pháp rắc cát. yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,4mm
Nếu dùng các thiết bị hiện đại như xe đo lực, thiết bị con lắc Anh, chụp ảnh…để kiểm tra hệ số bám của mặt đường bêtông Asphalt với bánh xe.
Về độ chặt lulèn:
Hệ số độ chặt lulèn (K) của lớp mặt đường bêtông Asphalt rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn 0,91
Trong đó:
Ytn: Dung trọng trung bình của bêtông Asphalt sau khi thi công ở hiện trường
Yo: Dung trọng trung bình của bêtông Asphalt ở trạm trộn tương ứng với lý trình kiểm tra.
Cứ mỗi 200m đường hai làn xe hoặc cứ 1500 m2 mặt đường bêtông nhựa khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường kính 101,6 mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn. Nên dùng các thiết bị thí nghiệm không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bêtông Asphalt.
Về độ dính bám giữa hai lớp bêtông Asphalt hay giữa hai lớp bêtông Asphalt với lớp móng được đánh giá bằng mắt bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải tốt.
Về chất lượng các mối nối được đánh giá bằng mắt. Mối nối phải ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không bị khấc, không có khe hở.
Hệ số độ chặt lu lèn của bê tông Asphalt ở ngay mép khe nối dọc chỉ được nhỏ hơn 0,01 so với hệ số độ chặt lu lèn của toàn mặt đường bê tông Asphalt.
Các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông Asphalt trong các gian đoạn khác nhau được trình bày trong bảng VI.6.
Bảng VI: Liệt kê các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông Asphalt trong các giai đoạn khác nhau để kiểm tra giám sát và nghiệm thu.
TT
Các chỉ tiêu cần thí nghiệm
Khi thiết kế hỗn hợp
Kiểm tra trong trạm trộn
Kiểm tra và nghiệm thu ở mặt đường
Dung trọng trung bình của bê tông Asphalt
+
+
+
Dung trọng trung bình của cốt liệu khoáng
+
0
+
Dung trọng thực của hỗn hợp bê tông Asphalt
+
-
0
Độ rỗng của cốt liệu khoáng vật trong bê tông Asphalt
+
0
0
Độ rỗng còn dư của bê tông Asphalt
+
0
0
Độ ngậm nước của bê tông Asphalt
+
+
+
Độ nở thể tích của bê tông Asphalt
+
+
+
Cường độ kháng nén ở 200C và 500C của bê tông Asphalt
+
+
+
Hệ số ổn định nước của bê tông Asphalt
+
+
+
Hệ số ổn định nước sau khi ngâm mẫu trong nước 15 ngày đêm
+
0
0
Thành phần cấp phối các cỡ hạt của bê tông Asphalt
+
+
+
Hàm lượng bitum trong hỗn hợp bê tông Asphalt
0
+
+
Độ dính bám của bitum với đá
+
-
0
Hệ số độ chặt lu lèn của lớp bê tông Asphalt
0
0
+
Các chỉ tiêu Marshall
(+)
(+)
(+, 0)
Ghi chú: + Bắt buộc xác định
Nên tiến hành
Không nên tiến hành
(+) Bắt buộc với các phòng thí nghiệm có thiết bị Marshall
(+, 0) Chỉ làm các chỉ tiêu 4, 5 và 6 ở mục b bảng II.2a
Chương VI.
An toàn lao động và bảo vệ môi trường
Tại trạm trộn hỗn hợp bê tông Asphalt:
Phải triệt để tuân theo các quy định về phòng hoá, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động mà nhà nước và UBND địa phương đã ban hành.
Ngoài ra cần chú ý thực hiện các điều sau:
ở các nơi có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa bitum, nơi chứa nhiên liệu, máy trộn…) phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ.
Nơi nấu bitum phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các kho tàng khác ít nhất 50m. Những chỗ có nhựa rơi vãi phải dọn sạch và rắc cát.
Bộ phận hút bụi của trạm trộn phải hoạt động tốt.
Khi vận hành máy ở trạm trộn cần phải:
Kiểm tra các máy móc và thiết bị
Khởi động máy, kiểm tra sự di chuyển của bitum trong các ống dẫn, nếu cần thì phải làm nóng các ống, các van cho nhựa cháy được.
Chỉ khi nào máy móc chạy thử không tải trong tình trạng tốt mới đốt đèn khô ở thùng sấy.
Trình tự thao tác khi đốt đèn khô phải tuân theo bảng chỉ dẫn của trạm trộn. Khi mồi lửa cũng như điều chỉnh đèn khô phải đứng phía cạnh buồng đốt, không được đứng trực diện với đèn khô.
Không dược dùng thùng rang vật liệu khi có những hư hỏng ở buồng đốt nơi đèn khô, cũng như khi có hiện tượng ngọn lửa len qua các khe hở của buồng đốt phụt ra ngoài trời.
ở các trạm trộn bê tông Asphalt điều khiển tự động cần theo các quy định:
Trạm điều khiển cách xa máy trộn ít nhất là 15m
Trước mỗi xã làm việc phải kiểm tra các đường dây, các cơ cấu điều khiển, từng bộ phận máy móc thiết bị trong máy trộn.
Khi khởi động phải triệt để tuân theo trình tự đã quy định cho mỗi loại trạm trộn từ khâu cấp vật liệu vào thùng sấy đến khâu tháo hỗn hợp đã trộn xong vào thùng.
Trong lúc kiểm tra cũng như sửa chữa kỹ thuật trong các lò nấu, thùng chứa, các chỗ ẩm ứơt chỉ được dùng các ngọn đèn điện di động có điện thế 12V. Khi kiểm tra và sửa chữa bên trong thùng rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận này nguội hẳn.
Mọi người làm việc ở trạm trộn bê tông Asphalt đề phải học qua một lớp về an toàn lao động và kỹ thuật cơ bản của từng khâu trong dây chuyền công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông Asphalt ở trạm trộn.
Phải được trang bị quần áo, kính, găng tay, giầy bảo hộ lao động tùy theo từng phần việc.
ở trạm trộn phải có y tá thường trực, đặc biệt là phải sơ cứu khi bị bỏng, có trang bị đầyđủ các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế đã quy định.
Tại hiện trường thi công mặt đường bê tông Asphalt cần phải tuân theo các quy định sau:
Trước khi thi công phải đặt dấu hiệu “Công trường” ở đoạn đầu và đoạn cuối, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên đường, quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận chuyển hỗn hợp, chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.
Công nhân phục vụ theo máy rải phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo lao động phù hợp với công việc phải đi lại trên hỗn hợp có nhiệt độ cao.
Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công; sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt. Ghi vào sổ trực ban ở hiện trường về tình trạng các hư hỏng của máy và báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời.
Đối với máy rải hỗn hợp phải chú ý kiểm tra sự làm việc của băng tải cáp liệu, đốt nóng tấm là. Trước khi hạ phần treo của máy rải phải trông chừng không để có người đứng kế sau máy rải.
Tài liệu tham khảo
1. Phùng Văn Lự , Phạm Duy Hữu , Phan khắc Trí
Giáo trình vật liệu xây dựng - Nhà xuất bản Giáo dục ,1998
2. PGS.TS.Phạm Duy Hữu , TS.Ngô Xuân Quảng
Giáo trình vật liệu xây dựng - Nhà xuất bản Giao thông vẩn tải ,2004
3. Sổ tay đường nhựa ASPHALT
Nhà xuất bản Giao thông vẩn tải , 1995
4. Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm
Bộ giao thông vận tải- Viện khoa học công nghệ GTVT , 2001
5. Nguyễn Tấn Quý , Phạm Duy Hữu , Nguyễn Thúc Tuyên
Giáo trình thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp(tập II), 1983
6. Phạm Hữu Hanh
Hot Mix Asphalt Plants
7. Nguyễn Xuân Đào
Tối ưu hoá nhựa đường và thí nghiệm độ bền Marshall - Tạp chí Giao thông vận tải(số 3+4), 1991
8. Công ty Thí nghiệm vật liệu giao thông I
Tài liệu học tập :Công tác kiểm tra ,thí nghiệm vật liệu theo tiêu chuẩn AASHTO và ASTM ,1996
9. Annual book of ASTM standards
Volum 04.02: Concrete and aggregates
10. Highway engineering
Volume 2: Pavement material
10. Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
(22TCN 249-98) Bộ giao thông vận tải ,1998
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24785.doc