Đề tài Thiết kế trạm xử lý nước thải cho công ty ROOHSING công suất 1000m3

4.3.1.2 Thuyết minh Nước thải theo hệ thống thoát nước được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung và theo đường ống tự chảy về bể tiếp nhận. Nước thải trước khi vào bể tiếp nhận sẽ qua một song chắn rác Tại đây các tạp chất thô (sợi vải, vải vụn, ) được giữ lại nhằm hạn chế sự cố trong quá trình vận hành (làm tắc bơm, đường ống hoặc khe dẫn), đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý. Nước thải từ bể tiếp nhận sẽ được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và thành phần tính chất nước nhờ quá trình xáo trộn bằng cấp khí. Nhiệt độ của nước sẽ giảm, tránh được quá trình lắng cặn. Mặc khác trong nước có các chất hữu cơ là những chất bẩn dễ bị oxy hóa, do đó sẽ tạo điều kiện tốt cho hiệu suất lắng trong bể lắng cao hơn và nước thải chứa nhiều oxy hòa tan hơn. Từ bể điều hòa, nước thải tiếp tục được bơm qua hệ bể keo tụ. Nước thải tại bể trộn thực hiện quá trình keo tụ bằng dung dịch phèn sắt và dung dịch NaOH được bơm bằng các bơm định lượng. Tốc độ khuấy tại bể này là 78 vòng/phút. Nước sau khi xáo trộn cho qua hệ bể phản ứng và tạo bông, quá trình tạo bông được thực hiện bằng dung dịch Polyme bơm bằng bơm định lượng và tốc độ khuấy tại bể này là 12 vòng/phút. Nước thải sau khi đi qua bể keo tụ sẽ được tiếp dẫn vào bể lắng I nhằm loại bỏ bùn cặn do quá trình keo tụ tạo ra. Tại đây các bông cặn lớn sẽ được giữ lại, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải giảm một cách đáng kể góp phần tăng khả năng xử lý sinh học của nước thải. Nước thải sau khi lắng, độ màu giảm. Tuy nhiên, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải còn lớn do đó dẫn sang bể aeroten để tiếp tục xử lý. Trong bể sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Bể sinh học xáo trộn hoàn toàn đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Bể này có dạng hình chữ nhật, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải tốt. METCALF và EDDY (1991) đưa ra tải trọng thiết kế khoảng 0.8–2.0 kg BOD5/m3.ngày với hàm lượng bùn 2500-4000 mg/l, tỷ số F/M 0.2-0.6. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn. Hỗn hợp này chảy đến bể lắng II. Bể lắng II có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8000 mg/l, một phần sẽ được bơm tuần hoàn về bể aeroten (25-75 % lưu lượng) để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 2000 mg/l. Các thiết bị trong bể lắng gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống thanh gạt bùn và máng răng cưa thu nước Lượng bùn dư thải ra mỗi ngày được bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau khi qua bể lắng II tiếp tục qua bể lọc sinh học là công trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Bể có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn và tạo thành màng nhờ khối vật liệu lọc. Nước sau lọc sinh học sẽ chảy qua bể lắng vách nghiêng làm nhiệm vụ lắng các cặn bẩn từ bể lọc sinh học.Nước qua bể lắng xử lý phần lớn lượng cặn từ bể lọc sinh học tạo ra. Bùn tạo ra từ bể lắng được bơm về bể chứa bùn để xử lý. Sau khi nước thải ra bể lắng được đưa vào bể lọc áp lực. Lọc áp lực có nhiệm vụ loại bỏ triệt để các cặn chưa lắng và không lắng được ở bể lắng. Nước sau khi lọc thải trực tiếp ra cống . phần nước rửa lọc được tuần hoàn về bể điều hòa . Sân phơi bùn tiếp nhận bùn từ bể lắng I và bể lắng II. Nhiệm vụ của sân phơi bùn là tách nước ra khỏi bùn. Phần bùn khô được thu gom, thải bỏ định kỳ đúng nơi quy định.Nước tách bùn được dẫn về bể tiếp nhận.

doc1 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế trạm xử lý nước thải cho công ty ROOHSING công suất 1000m3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỌC SINH HỌC LẮNG VÁCH NGHIÊNG RA CỐNG Nước ép bùn Bùn đã tách nước Thải bỏ NƯỚC THẢI Bùn tuần hoàn Bể chứa bùn Bùn lắng BỂ TIẾP NHẬN LỌC ÁP LỰC BỂ ĐIỀU HÒA LẮNG I BỂ KEO TỤ NaOH Phèn LẮNG II BỂ AEROTANK Dinh dưỡng Nước rửa lọc Dư Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ XLNT mới cho CT ROOHSING

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCopy of NOIDUNG.doc
Tài liệu liên quan