Đề tài Thiết kế Trung tâm công nghệ phần mềm FPT
Kết cấu tổng thể: khung - lõi chịu lực
Hệ dầm trên mặt bằng: Bố trí hệ dầm sàn sườn toàn khối.
Các giải pháp gia cường độ cứng công trình: khu vực sàn có cầu thang và thang máy cần tăng bề dày sàn so với khu vực khác.
Giải pháp móng dự kiến
+ Móng được thiết kế dạng móng khoan cọc nhồi bê tông cốt thép mác 300#, Rn = 110 kg/cm2. Cọc được thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ trong đất, giữ thành hố khoan bằng dung dịch Bentonite.
+ Đài cọc và giằng móng bê tông cốt thép mác 300# toàn khối. Đáy đài lót bằng bê tông nghèo 50# dày 100. Lấp cọc sau khi đổ bê tông cọc đến mặt đất bằng bê tông nghèo mác 100#.
11 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế Trung tâm công nghệ phần mềm FPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần kiến trúc
( 10% )
Giáo viên hướng dẫn : ths-kts. Trần hải anh
Sinh viên thực hiện : đinh trọng huy
Lớp : xd 901
MSSV :091235
Nhiệm vụ phần kiến trúc
1. Bản vẽ mặt bằng tầng hầm,tầng1 và tầng điển hình
2. Bản vẽ mặt cắt A-A, B-B
3. Bản vẽ mặt đứng
4. Thuyết minh giới thiệu giải pháp kiến trúc
I. Giới thiệu công trình.
Tên công trình :
Trung tâm công nghệ phần mềm fpt.
1.1. Địa điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng công trình: Đường Nguyễn Phong Sắc,Đống Đa ,Hà Nội.
- Trung tâm công nghệ phần mềm là trụ sở làm việc của công ty phần mềm FPT.
- Xét về mặt địa lý,đây là khu đất nằm trong trung tâm Thành phố .Công trình nằm gần các đường giao thông nên quá trình vận chuyển vật liệu được thuận tiện.Tuy nhiên,hệ thống giao thông đông đúc nên trong thi công cũng gặp 1 số khó khăn.
- Công trình Trung tâm công nghệ phần mềm về mặt vị trí:
+ Phía Đông giáp nhà dân.
+ Phía Tây giáp với đường giao thông.
+ Phía Bắc giáp nhà dân.
+ Phía Nam giáp đường giao thông.
1.2. Quy mô, công suất và cấp công trình.
Theo dự án, công trình là nhà thuộc loại cao trong tổng thể dự án, bao gồm các công năng như sau:
+ Tầng hầm được tổ chức làm không gian để xe và hệ thống kỹ thuật như bể nước ngầm,bể tự hoại,phòng chứa rác,phòng máy bơm,phòng kỹ thuật.
+ Tầng 1 là không gian sảnh để giới thiệu sản phẩm kết hợp với phòng làm việc.
+Tầng 2 đến tầng 8:là không gian khu vực văn phòng làm việc.
Bậc chịu lửa: Bậc II
Công trình trung tâm công nghệ phần mềm là công trình vào loại tương đối lớn và hiện đại đang ngày càng phổ biến.
Các thông số kỹ thuật về qui mô công trình:
+ Diện tích xây dựng: 720 m2
+ Tổng diện tích sàn: 5760 m2
+ Chiều cao tới đỉnh mái: 29m m
+ Chiều cao tầng hầm: 3 m
+ Chiều cao tầng 1: 4,5 m
+ Chiều cao tầng 2 – 8: 3,5 m
II. Các giải pháp kiến trúc công trình.
2.1. Giải pháp mặt bằng.
Với chức năng làm khu chung cư cao tầng, mặt bằng công trình được thiết kế với các công năng như sau:
+ Tầng hầm: (Cốt -3m). Tầng hầm của toà nhà Trung tâm công nghệ phần mềm FPT được tổ chức làm không gian để xe và hệ thống kỹ thuật như bể nước ngầm,bể tự hoại,phòng chứa rác,phòng máy bơm,phòng kỹ thuật.Tầng hầm được mở rộng hơn diện tích xây dựng tầng 1 để đảm bảo diện tích để xe ô tô cho toàn bộ khu vực nhà ở.
+ Tầng 1: Chiều cao tầng 4,5 m là sảnh dung để trưng bầy giới thiệu sản phẩm của công ty.
+ Tầng 2 đến 8:là không gian khu vực văn phòng làm việc.
Mỗi văn phòng được thiết kế độc lập, bố trí các văn phòng với công năng sử dụng riêng biệt và được liên hệ với nhau thông qua tiền sảnh của các văn phòng. Giải pháp thiết kế mặt bằng này thuận tiện cho công việc.
Hành lang trong các tầng được bố trí đảm bảo đủ rộng, đi lại thuận lợi.
2.2. Giải pháp cấu tạo và mặt cắt.
Trung tâm được thiết kế với tầng hầm làm gara ô tô có chiều cao kết cấu 3 m.
Tầng 1 cao 4,5 m là không gian sảnh để giới thiệu sản phẩm.
Tầng 2 đến 8:cao 3,5 m là không gian văn phòng.
Cấu tạo các lớp sàn như sau:
Sàn tầng hầm gồm:
+ Cát tôn nền tưới nước, đầm kỹ
+ Lớp vật liệu chống thấm
+ Nền bê tông đá
+ Quét phụ gia chống thấm
+ Lát gạch Granitô nhám màu ghi vàng 500x500
+ Tường BTCT, mài bavia sơn 3 lớp.
Sàn tầng 1
+ Lát gạch sàn Ceramic
+ Vách ngăn nhẹ
+ Lớp cát độn
+ Sàn BTCT đổ tại chỗ, ngâm chống thấm theo qui phạm
+ Lớp vữa trát, lót
Sàn tầng điển hình(tầng 2 đến tầng 8)
+ Lát gạch Ceramic
+ Lớp cát độn
+ Sàn BTCT đổ tại chỗ
+ Lớp vữa trát, lót.
Sàn mái
+ Hai lớp gạch lá nem
+ Lớp vữa tạo dốc dày trung bình 100
+ Lớp gạch chống nóng 6 lỗ
+ Sàn BTCT đổ tại chỗ, ngâm chống thấm theo qui phạm
+ Lớp vữa trát, lót
2.3. Giải pháp thiết kế mặt đứng, hình khối không gian của công trình.
- Tòa nhà được thiết kế theo mô hình hiện đại là văn phòng làm việc ,phù hợp với cảnh quan đô thị,hài hòa với cảnh quan chung của toàn khu vực,các đường cong lượn của logia,sảnh chính tạo cho tòa nhà mềm mại,ưa nhìn và là điểm nhấn của công trình.
Toà nhà được thiết kế với các giải pháp nhằm tối ưu công năng sử dụng cho các phòng.
Việc thiết kế chi tiết trang trí ban công kết hợp các đường nét gờ, phào phù hợp đã tạo cho công trình một nét riêng biệt cho quần thể kiến trúc nhà ở cao tầng ở khu vực cũng như các công trình nhà ở từ trước đến nay.
2.4. Giải pháp vật liệu kiến trúc.
Vật liệu kiến trúc sử dụng chủ yếu là vật liệu nội địa và liên doanh như: gạch, cát, xi măng, bê tông cốt thép, lát nền gạch hoa Ceramic, granitô, mái bê tông cốt thép, tường bả matit và sơn. Nhà vệ sinh ốp gạch men, nền lát gạch chống trơn 20 x 20. Thiết bị vệ sinh dùng hãng Inax và Vigracera. Cửa đi là cửa gỗ công nghiệp, sơn PU. Cửa khu vệ sinh là cửa nhôm kính dày 5 mm, cửa sổ, vách kính sử dụng khung nhôm vách kính trắng dày 8 mm.
III. Các giải pháp kỹ thuật của công trình.
3.1. Giải pháp bố trí giao thông.
- Giao thông trong công trình được phân chia độc lập:
+ Lối vào tầng hầm,sảnh sảnh văn phòng được bố trí cùng 1 hướng,đều tiếp cận với mặt đứng của khu và được bố trí độc lập với nhau.
+ Tầng văn phòng có lối vào riêng và được liên thông với nhau bằng thang bộ.
+ Giao thông đứng được chia thành 1 nút gồm 3 thang máy ,1 thang bộ.
- Thang máy được tính toán thiết kế trên cơ sở số lượng căn hộ và hiệu suất sử dụng tại thời điểm cao nhất.
- Thang bộ và thang máy được bố trí đảm bảo khoảng các và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy khi cần.
3.2. Giải pháp thông gió chiếu sáng.
Giải pháp thông gió.
- Thông gió là một trong những yêu cầu quan trọng trong thiết kế kiến trúc, nhằm đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho con người khi làm việc và nghỉ ngơi.
- Về tổng thể, toàn bộ công trình nằm trong khu thoáng mát, diện tích rộng rãi. Do đó cũng đảm bảo yêu cầu thông gió của công trình.
- Về nội bộ công trình, các phòng làm việc được thông gió trực tiếp và tổ chức lỗ cửa, hành lang, thông gió xuyên phòng.
- Mặt khác, do tất cả các mặt nhà đều tiếp giáp với đất lưu không nên chủ yếu là thông gió tự nhiên.
- Nhìn chung, bố trí mặt bằng công trình đảm bảo thông gió và ánh sáng tự nhiên ở mức tối đa.
Giải pháp chiếu sáng.
- Kết hợp cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXD 16: 1986), chiếu sáng trong các phòng làm việc, phòng hội họp, hội trường dùng đèn huỳnh quang, chiếu sáng hành lang, sảnh dùng đèn downlight f150mm, bóng compack, chiếu sáng các khu phụ trợ như cầu thang, gara, kho, khu WC, vv chủ yếu dùng bóng đèn sợi đốt, đảm bảo độ rọi tối thiểu tại các khu vực.
- Các đèn báo lối ra (EXIT) sẽ được bố trí tại tất cả các lối đi lại và lối ra vào chính của ngôi nhà như sảnh, cầu thang, hành lang và một số khu công cộng khác.
- Đèn chiếu sáng chiếu nghỉ các cầu thang thoát nạn được điều khiển tập trung tại tủ điện của các phòng thường trực.
- Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng hệ thống áp-tô-mát lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.
3.3. Giải pháp cấp điện, nước và thông tin.
Cấp điện.
- Với tổng công suất thiết kế của toàn bộ công trình là 430 KW nguồn điện cung cấp hạ thế 380/220v cho công trình được lấy từ trạm biến áp khu vực
- Toàn bộ dây dẫn điện trong toà nhà được dùng là dây điện lõi đồng được bọc nhựa PVC cách điện.
- Ngoài ra trong toà nhà còn có một máy phát điện Diesel dự phòng công suất 100 KVA kèm thiết bị mạch đổi nguồn điện tự động (ATS) cung cấp cho hai khối nhà CT1A và CT1B trong trường hợp mất điện lưới để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho một số phụ tải quan trọng như: Hệ thống điện chiếu sáng làm việc cho khu vực dịch vụ, hệ thống điện thang máy, phòng cháy chữa cháy, bơm nước,
Cấp thoát nước.
Cấp nước:
- Nước sạch từ mnạg cấp nước Thành phố theo ống D100,qua đồng hồ cấp vào bể chứa 600m3 (Dung tích bể điều hòa nước cho sinh hoạt là 370m3 và dung tích bể dự trữ ho cứu hỏa là 230m3),được máy bơm bơm lên bể nước máI 85m3,rồi cấp xuống cho các thiết bị dùng nước của công trình theo sơ đồ phân vùng mạng
- Bể nước sạch 6003 và trạm bơm 25m2 đặt trong tầng hầm.
Thoát nước:
- Thoát nước cho khu vệ sinh trong tầng từng được thiết kế theo nguyên tắc riêng. Thoát nước được tách làm hai mạng riêng biệt:
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh trong khu nhà.
- Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt: Hệ thống thoát nước bẩn và hệ thống thoát phân.
- Nước bẩn từ các phễu thu sàn, chậu rữa, được thoát vào hệ ống đứng có đường kính D110 – D140 thoát riêng ra hố ga thoát nước bẩn rồi thoát ra hệ thống thoát nước sinh hoạt.
- Phân từ các bệ xí, tiểu treo được thu vào hệ thống ống đứng có đường kính D140 thoát riêng về ngăn chứa của bể tự hoại.
- Bố trí ống đứng thông hơi f60 - f90 thông hơi cho hai ống đứng thoát nước sinh hoạt và thoát phân ở mỗi trục thoát và được đưa qua mái, cao khỏi mái nhà 700 mm.
- Nước mưa trên máI thu qua phễu thu,theo ống đứng xuống xả vào ga tiêu năng ở sân công trình rồi dẫn vào mạng lưới thoát nước ngoài nhà.
- Toàn bộ hệ thống ống đứng thoát nước trong nhà được dùng bằng ống nhựa chất lượng cao, ống nhánh dùng PVC class II có đường kính từ D42 đến D160.
Giải pháp thông tin.
- Thông tin với bên ngoài được thiết kế mạng điện thoại và hệ thống truyền hình cáp VCTV. Ngoài ra, còn có các hình thức thông thường như: vô tuyến, internet, fax
3.4. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
- Phương án cứu hỏa sẽ được kết hợp giữa hệ thống cứu hỏa cơ động của thành phố với hệ thống cứu hỏa đặt sẵn trong các tầng.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được bố trí hợp lý theo TCVN 2737 – 1995 quy định mỗi họng chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng. Hệ thống cấp nước chữa cháy cho nhà được tính cho một đám cháy xảy ra đồng thời. Số họng chữa cháy cho một điểm trong nhà n = 4, lưu lượng nước cho mỗi họng Q = 2,5 l/s thời gian để dập tắt một đám cháy là 3 giờ. Vậy lưu lượng nước cần dự trữ W = 3 x3600 x 2,5 x = 68 m3. Dung tích bể trên mái của tổng 2 bể là 84 m3 đảm bảo yêu cầu.
- Sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường hộp chữa cháy đặt tại các chiếu nghỉ cầu thang.
- Cấu tạo hộp chữa cháy lấy theo thiết kế điển hình của Bộ Xây dựng (bao gồm: 1 van khoá D50, 1 lăng phun, 1 cuộn dây vải gai đường kính D = 50 mm dài 20 m).
- Tại chân các hộp cứu hoả đặt thêm 4 bình bọt CO2 – MF4 và một hộp nút bấm khi có hãy báo về cho máy bơm.
3.5. Vấn đề thoát người của công trình khi có sự cố:
- Cửa phòng cánh được mở ra bên ngoài .
- Từ các phòng thoát trực tiếp ra hành lang rồi ra các bộ phận thoát hiểm bằng thang bộ và thang máy mà không phải qua bộ phận trung gian nào khác.
- Khoảng cách từ phòng bất kỳ đến thang thoát hiểm đảm bảo < 40 m.
- Mỗi khu đều có không nhỏ hơn 2 thang thoát hiểm.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất trong công trình. Khoảng cách từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m.
- Thang thoát hiểm phải thiết kế tiếp giáp với bên ngoài.
- Lối thoát nạn được coi là an toàn vì đảm bảo các điều kiện sau:
+ Đi từ các căn hộ tầng1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;
+ Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng 1) ra hành lang có lối thoát.
3.6. Giải pháp thiết kế chống sét và nối đất.
- Khi thiết kế nhà ở cao tầng phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp chống sét để tránh khả năng bị sét đánh thẳng, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình . Khuyến khích sử dụng hệ thống chống sét tiên tiến, bảo đảm thẩm mỹ kiến trúc và chống thấm, dột mái.
- Chống sét cho công trình sử dụng loại đầu kim thu sét loại phát tia tiên đạo sớm, có bán kính bảo vệ R = 65 m (cấp bảo vệ III). Dây dẫn sét dùng loại cáp đồng trần 70 mm2 để nối xuống hệ thống nối đất. Hệ thống nối đất bao gồm các cụm cọc nối đất bằng thép f18 dài 2,5 m mạ đồng. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét sẽ được thiết kế đảm bảo Ê 10W.
- Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thiết kế độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở của hệ thống nối đất an toàn sẽ được thiết kế bảo đảm Ê 4W. Sử dụng dây đồng dẹt 25x3 mm chạy theo tuyến cáp chính làm dây nối đất chung. Tất cả các kết cấu kim loại của các thiết bị dùng điện đều được nối vào dây nối đất này và nối về hệ thống nối đất an toàn chung của trạm biến áp.
- Hệ thống nối đất này được thiết kế cùng với trạm biến áp và máy phát điện dự phòng.
3.7. Giải pháp kĩ thuật môi trường.
- Rác tại mỗi tầng được thu vào các ống rác trong hộp kỹ thuật. Tại các tầng, trước cửa hố rác đều được đặt vòi rửa hố rác đảm bảo vệ sinh. Nước của hố rác được thu vào phễu thu Inox D100 theo ống nhựa P200 thoát ra rãnh đậy đan B400 ngoài nhà.
- Việc xử lý rác thải và chất rắn theo phương án xử lý tập trung thông qua hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị của Thành phố Hà Nội.
- Nói chung, các công trình này nằm trong quy hoạch chung nên đảm bảo được mật độ dân cư không quá cao và các yêu cầu về môi trường
3.8. Giải pháp chống thấm.
- Với đặc điểm khí hậu nước ta là nóng ẩm thì giải pháp chống thấm cho ngôi nhà là vấn đề cần được coi trọng nhằm phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân đồng thời nâng cao tuổi thọ của công trình. Biện pháp chống thấm được sử dụng trong ngôi nhà như sau:
+ Đối với sàn đáy tầng hầm sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng Voltex Volclay Bentonte Geotextile (USA). Đây là một sản phẩm có kết cấu phức hợp chống thấm hiệu quả cao, bao gồm hai lớp vải địa kỹ thuật Polypropylene có chứa một số lượng Sodium Bentonite theo tỷ lệ 5,4 Kg/ cm2. Khi bê tông đổ lên tấm trải Voltex, do hệ tấm trải Voltex có hệ thống sợi khoáng có cường lực cao bám dính rất chặt vào bê tông giữ cho tấm trải này luôn luôn là một với bê tông ngay cả khi nền đất bị dịch chuyển hoặc khi rút cừ thành tường. Ngoài ra do đặc tính trương nở và hoạt động liên tục, sản phẩm này còn có khả năng hàn gắn những đường nứt rất nhỏ.
+ Đối với sàn mái, ban công, bể nước, khu vệ sinh và bê tông tường ngầm luôn tiếp xúc với nước và liên tục chịu đựng thời tiết khắc nghiệt phải sử dụng vật liệu Radcon Formula #7 (Australia). Đây là một dung dịch sinh hoá gốc từ Silicate, được phun trực tiếp và thấm sâu vào bê tông trở nên có khả năng chống thấm tốt. Đặc biệt khi Radcon Formula #7 thấm vào trong thân bê tông 200 mm , dung dịch sẽ hàn gắn các đường nứt rộng tới 3 mm , ngoài ra nó sẽ giữ nguyên hoạt tính để hàn gắn các vết nứt nhỏ như sợi tóc trong tương lại.
+ Đối với mạch dừng cấu trúc bê tông sử dụng sản phẩm Waterstop RXõ 101 (USA). Waterstop RXõ 101 là một dải có tính mềm dẻo được dùng làm Joint ngừng nước cho mạch nối cấu trúc bê tông. Sản phẩn này liên tục hàn gắn các khe hở, các vết nứt bằng việc trương nở khi tiếp xúc với nước, loại bỏ nước đi qua hay chạy dọc theo sản phẩm dừng nước Waterstop RXõ 101 thiết kế thay cho sản phẩm dừng nước PVC thụ động, nó thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng cũng như lạnh.
- Cả ba loại sản phẩm trên đều được thi công rất đơn giản và dễ dàng.
IV. Giải pháp kết cấu
4.1. Sơ bộ lựa chọn giải pháp kết cấu.
Kết cấu chịu lực chính
Chọn giải pháp kết cấu phần thân cho công trình là hệ hỗn hợp khung – vách – sàn bê tông toàn khối đổ tại chổ. Đây là dạng kết cấu khá phổ biến hiện nay phù hợp với công trình có qui mô từ 10 tầng trở lên, có ưu điểm là giá thành hợp lý, độ an toàn cao và có thời gian thi công nhanh.
4.2. Sơ đồ kết cấu tổng thể và vật liệu sử dụng, giải pháp móng dự kiến
Kết cấu tổng thể: khung - lõi chịu lực
Hệ dầm trên mặt bằng: Bố trí hệ dầm sàn sườn toàn khối.
Các giải pháp gia cường độ cứng công trình: khu vực sàn có cầu thang và thang máy cần tăng bề dày sàn so với khu vực khác.
Giải pháp móng dự kiến
+ Móng được thiết kế dạng móng khoan cọc nhồi bê tông cốt thép mác 300#, Rn = 110 kg/cm2. Cọc được thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ trong đất, giữ thành hố khoan bằng dung dịch Bentonite.
+ Đài cọc và giằng móng bê tông cốt thép mác 300# toàn khối. Đáy đài lót bằng bê tông nghèo 50# dày 100. Lấp cọc sau khi đổ bê tông cọc đến mặt đất bằng bê tông nghèo mác 100#.