Đề tài Thiết kế Văn phòng số 207 Trần Nhân Tông – Hà Nội

Khối lượng dự trữ : p3 = 5 2,435 = 12,175 (m3). Vậy tổng khối lượng vữa dự trữ : pvũa dt = 28,959 + 16,62 +12,175 = 57,754 m3 Tra bảng định mức cấp phối vữa ta có 1m3 vữa tam hợp cát vàng mác 50# thì cần 243kg xi măng mác 300# ; 46kg vôi cục ; 0,892 m3 cát vàng . Lượng xi măng dự trữ : 57,754 234 = 13514 (kg) = 13,514 (Tấn) . Lượng cát dự trữ : 57,754 0,892 =51,517 (m3). Lượng vôi dự trữ : 57,754 46 = 2656,684 (m3) = 2,657 (Tấn) . Lượng gạch dự trữ : 54921 (viên) . Lượng thép dự trữ : 10,837 (Tấn) . Lượng ván khuôn dự trữ : 1186 (m2) .

doc185 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế Văn phòng số 207 Trần Nhân Tông – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ván khuôn dầm đáy như một dầm liên tục chịu tải trọng phân bố và gối lên các gối tựa là các cột chống .Chiều dài tính toán cho ván khuôn đáy dầm phụ là Lvk = B - = 4250 - 285 - 230 = 3910 mm Cờu tạo của ván khuôn dầm phụ : - Tính toán theo cường độ : =100 kg/cm2 Mà ta có : Mmax=ql2/10 và W=bh2/6;ta kiểm tra cho nhịp ván khuôn ở biên nguy hiểm hơn vì khoảng cách dầm lớn : chia đều 4 cái 830 - Kiểm tra võng: Ta có : fmax= Mà ta lại có : fmax = = Thoả mãn điều kiện độ võng *. Tính khả năng chịu lực của cột chống : -Ta coi cột chống như cấu kiện chịu nén đúng tâm có liên kết 2 đầu khớp -Tổ hợp tải trọng lên đầu cột ta có : +Tải trọng từ ván đáy dầm tác dụng xuống,ta còn phải kể đến cả tải trọng của ván thành dầm : Gthành dầm = Tổng tải trọng tác dụng lên đầu cột chống dầm : Q = q + Gthành dầm =459,75 + 6,93 =466,68 kg/m + Trọng lượng bản thân cột chống quy về đầu cột tuỳ thuộc vào chiều cao và tiết diện của cột chống từng tầng: lc=H – (hdam++hnêm) Trong đó ta chọn hnêm =10 cm lc=3,6 - (0,3+0,04+0,1) =3,16 m Chọn tiết diện của cột chống là 80x80 mm Trọng lượng cột chống là : G1=n - Ta coi tải trọng phân bố đều lên các đàu cột chỉ tác dụng lên một cột cho an toàn khi đó ta có : N1=Q+G1=466,68 +15,57 = 482,25 (kg) - Kiểm tra ổn định cho cột chống : Với hệ số là hệ số uốn dọc , =(Do hai đàu cột là liên kết khớp nên chiều dài tính toán l0=lc=3,16m) Mà là độ mảnh : r= = Thoả mãn điều kiên ổn định . c.Tính ván khuôn cột : c.1/Sơ đồ tính : - Ván khuôn cột được tính như dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều ,được kê lên gối tựa là các gông . Giá trị tải trọng phân bố đều được lấy bằng giá trị lớn nhất của tải trọng phân bố hình thang. - Ta tính ván khuôn cột cho tầng 1 với chiều cao ván khuôn cột là Lc= H1- hdc = 4,2 - 0,8 = 3,4 m =340 cm c.2.Tải trọng tác dụng : - áp lực ngang do đổ bê tông mới đổ vào cốp pha : Qtc1==25000,7 = 1750 kg/m2( lấy h = 0,7 m vì chiều cao tác dụng của đầm rung là 0,7 m) Qtt1=n1,21750= 2100 kg/m2 - Tải trọng do chấn động đổ bê tông mới đổ vào cốp pha của kết cấu : Do dùng đổ bê tông bằng vòi voi nên ta chọn tải trọng ngang tác dụng ván khuôn là: Q2tc= 400 kg/m2 Q2tt=n Q2tc=1,3400 =520 kg/m2 Vậy tải trọng tác dụng vào ván khuôn cột là : Q = Qtt1+ Q2tc= 2100 + 520 = 2620 kg/m2 c.3/Tính khoảng cách gông : Tính cho cột C1(600x950) : - Tổng tải trọng tác dụng lên thành ván khuôn cột theo phương cạnh ngắn bằng : q = Q 0,3 = 2620 0,3 = 786 kg/m - Chọn chiều dày ván khuôn cột là 3 cm . Sơ đồ tính của ván khuôn cột : - Kiểm tra theo điều kiện cường độ : =100 kg/cm2 Mà ta có : Mmax=ql2/10 và W=bh2/6 ; Ta kiểm tra ván khuôn cho phương có dầm chính đi qua vì ván khuôn theo phương này mà thoả mãn thì ván khuôn theo phương dầm phụ đi qua sẽ thoả mãn vì khoảng cách gông sẽ ngắn lại ứng suất sẽ nhỏ hơn nên sẽ an toàn hơn . Ta kiểm tra cho nhịp trên cùng của ván khuôn vì nhịp này nguy hiểm nhất : Vậy thoả mãn điều kiện về cường độ . - Kiểm tra về độ võng của ván khuôn : fmax= Mà ta lại có : fmax== Vậy thoả mãn điều kiện về độ võng . c.4.Tính kích thước gông: -Tính gông như một dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều . Nhịp tính toán lấy đúng bằng cạnh dài tác dụng của cột *. Tính cho cột C1(600x950). - Nhịp tính toán là 95 cm . - Tải trọng tác dụng : q = 2620(0,35 + 0,35 ) = 1572 kg/m Chọn gông thép góc chữ L (75x75) có : Jx = 27,8 cm4;yc=2,28 cm - Kiểm tra độ bền của gông : kg/cm2 (thép CT3) Mà: < R = 2250 kg/cm2 Thoả mãn điều kiện về cường độ . - Điều kiện biến dạng : cm Mà : cm cm Thoả mãn điều kiện biến dạng . IiI. tính toán khối lượng vật liệu , khối lượng lao động : Khối lượng ván khuôn , bêtông , cốt thép được cho ở trong bảng dưới đây. V. tính toán lựa chọn máy móc , thiết bị thi công : 1. Cần trục tháp : Như trong biện pháp thi công đã trình bày , ta chọn cần trục tháp là thiết bị chính để vận chuyển ván khuôn , cốt thép , đổ bêtông ( cho cột , dầm , sàn ). Đối với các công trình cao tầng việc lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao là rất quan trọng . Một trong những loại máy có thể thoả mãn các yêu cầu về chiều cao nâng , tầm với và được sử dụng phổ biến là cần trục tháp . Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cần trục là : mặt bằng thi công , hình dáng kích thước công trình , khối lượng vận chuyển , giá thành thuê máy . *. Ta có các tiêu chí sau để lựa chọn cần trục tháp : - Vị trí của cần trục tháp phải bao quát toàn bộ công trình , thuận tiện cho lắp đặt , tháo dỡ , và không cản chở sự lưu thông , vận chuyển trong mặt bằng . - Nhà ta đang thi công cao 10 tầng , vì vậy ta nên dùng cần trục tháp cố định trên đế Bêtông cốt thép , đối trọng trên cao để thi công công trình . - Diễn giải , tính toán các thông số yêu cầu để chọn cần trục : Đó là các thông số : Rycmax , Hycmax , Qycmax . Từ các thông số yêu cầu này ta sẽ chọn ra loại cần trục có các thông số thoã mãn các thông số yêu cầu. Sơ đồ tính toán như sau : +. Tính Rycmax , theo sơ đồ trên thì ta có : R = B + b + 1(m) + r Trong đó : B : là chiều ngang công trình , B = 8,53 = 25,5 (m). b : là khoảng cách từ mép ngoài công trình đến mép giáo gần nhất . b = 1,2 + 0,3 = 1,5 (m) r =3 (m) R = 25,5 + 1,5 + 1 + 2 = 30 (m) Cần trục đặt cố định ở giữa công trình, bao quát cả công trình nên bán kính được tính khi quay tay cần đến vị trí xa nhất. Cần trục là loại quay tay cần , đối trọng ở trên cao và thay đổi tầm với bằng xe trục . =>= = 42,2 (m) +. Tính Hycmax : = + 1,5 (m) + h1 + h 2 Trong đó : = 36,6 m Chiều cao thùng đổ bêtông h1 = 2 m ; Chiều cao của dây cáp treo buộc thiết bị h2 = 1m => = 36,6 + 1,5 + 2 + 1 = 41,1 (m) +. Tính Qycmax : = 1,1.Gbêtông Trong đó Gbêtông là khối lượng bêtông của một mã cẩu được vận chuyển bằng cần trục và được đổ bằng thùng trộn có dung tích 0,8 m3 Gbêtông = 2500.0,8 = 2000 KG = 2(T) => = 1,1.2 = 2,2 (T) *. Ta có các thông số yêu cầu như sau : = 42,2 (m) = 41,1 (m) = 2,2 (T) Tra trong sổ tay máy xây dựng với các thông số , , như trên ta có được tên loại cần trục cần cho thi công công trình là : KB – 308 có các thông số : Q = 3,2 (T) ; R = 25 (m) ; H = 32 (m) ; Từ các thông số trên ta chọn loại cần trục tháp đầu quay hiệu CITY CRANE MC80 mã số P16A1( Hãng POTAIN - Pháp sản xuất ) với các thông số sau : Các thông số Đơn vị tính Giá trị Chiều cao H m 50 Vận tốc quay cần vòng/phút 8 Vận tốc nâng vật m/phút 33 Vận tốc xe m/phút 58 Chiều dài tay cần Rmax m 40 Trọng tải nhỏ nhất Q T 1.6 Trọng tải lớn nhất Q T 5 Tổng công suất động cơ kW 26,4 *. Tính năng suất của cần trục : Năng suất của cần trục được tính theo công thức: N = (Q ´ nck ´ ktt ´ ktg) ´ z . Trong đó: - Q : sức nâng của cần trục . Q = 5 (T) - nck = 3600 /T : là số lần cẩu vật của cần trục Với T : chu kì làm việc của cần trục . T = E´Sti . + E : hệ số kết hợp đồng thời các động tác . E = 0,8. + ti : thời gian thực hiện thao tác i với vận tốc vi trên một đoạn di chuyển là si đ ti = si/vi (s) . Thời gian nâng hạ : tn/h = = 180 (s). Thời gian quay cần : tq = = 3,75 (s). Thời gian di chuyển xe con : txe = = 49,66 (s). Thời gian treo buộc tháo dỡ : tth = tb = 60 (s). đ T = 0,8´(180 + 3,75 + 49,66 + 60 + 60) = 353,4´0,8 = 282,72(s). - ktt = 0,7 - hệ số sử dụng tải trọng nâng . - ktg = 0,7 - hệ số sử dụng thời gian . - z : thời gian làm việc một ca . z = 8(h). đ N = = 250 ( tấn /ca ) 2. Thăng tải vận chuyển người lên cao. Sử dụng vận thăng PGX-800-16 có các thông số sau Các thông số Đơn vị tính Giá trị Chiều cao H m 50 Vận tốc nâng vật m/s 16 Trọng tải lớn nhất Q Kg 800 Tầm với m 1,3 Công suất động cơ kW 3,1 3. Máy trộn vữa xây, trát : Khối lượng vữa xây , trát tính toán là : + Vữa trát : V1 = 138,49 ´ 0,015 = 2,0774 (m3). + Vữa xây : V2 = 9,653 (m3). + Vữa lát nền : V2 = 0,02 ´ 121,73 = 2,435 (m3). Năng suất yêu cầu : V= V1 + V2 + V3 = 2,0774+9,653+2,435 = 14,165 (m3). Chọn loại máy trộn vữa SB -153 có các thông số kỹ thuật sau : Các thông số Đơn vị Giá trị Dung tích hình học Lit 325 Dung tích xuất liệu Lit 250 Năng suất m3/h 10 Tốc độ quay Vòng/phút 34,2 Công suất động cơ Kw 5,5 Kích thước hạt Mm 5 Chiều dài , rộng ,cao M 1,795 ´ 2,245 ´ 1,77 Trọng lượng T 1,36 * . Tính năng suất máy trộn vữa theo công thức: N =Vsx ´ kxl ´ nck ´ ktg. Trong đó: Vsx = 0,6 . Vhh = 0,6 . 325 = 195 (lít) kxl = 0,85 hệ số xuất liệu , khi trộn vữa lấy kxl= 0,85 nck: số mẻ trộn thực hiện trong 1 giờ : nck=3600/Tck. Tck= tđổ vào+ ttrộn+ tđổ ra= 20 + 100 + 20=140 (s) đ nck = 25,7 ktg= 0,85 hệ số sử dụng thời gian Vậy N = 0,195 x 0,85 x 25,7 x 0,85 = 3,62 m3 /h đ N = 8 x 3,62 = 28,97 m3 vữa/ca > Nyêu cầu = 14,165 ( m3/ca ) Vậy chọn 1 máy trộn vữa SB - 97 thoả mãn yêu cầu về năng suất. 4. Chọn đầm dùi cho cột và dầm: Khối lượng BT trong cột , dầm lớn nhất có giá trị V=50,28 m3/ca . Chọn máy đầm dùi loại U50 có các thông số kỹ thuật sau: Các thông số Đơn vị Giá trị Thời gian đầm BT s 30 Bán kính tác dụng cm 30-40 Chiều sâu lớp đầm cm 20-30 Năng suất m3/ h 3,15 - Năng suất đầm được xác định theo công thức: N=2´ k´ r0´ D ´ 3600/ (t1+t2) Trong đó : r0: Bán kính ảnh hưởng của đầm lấy 0,3m D: Chiều dày lớp BT cần đầm 0,3m t1: Thời gian đầm BT ị t1= 30s t2: Thời gian di chuyển đầm từ vị trí này sang vị trí khác lấy t2=6s k: Hệ số hữu ích lấy k= 0,7 Vậy: N=2´ 0,7´ 0,3´ 0,3´ 3600/(30+6) = 3,78 m3/h - Năng suất của một ca làm việc: N = 8 ´ 3,78 ´ 0,85 = 25,71 m3/ca Vậy chọn 2 đầm dùi U50 thỏa mãn yêu cầu. N = 2 ´ 25,71 = 51,42 m3/ca . 5. Chọn đầm bàn cho bêtông sàn. Khối lượng bêtông cần đầm lớn nhất trong 1 ca là V= 40 m3 Chọn 2 máy đầm bàn U7, mỗi máy có năng suất 25 m3/ ca. - Thời gian đầm một chỗ 50s . - Bán kính tác dụng 30á40 cm . - Chiều dày lớp đầm 10á30 cm . Vi. thuyết minh về kỹ thuật thi công các kết cấu : 1. Kỹ thuật thi công cột : 1.1. Lắp dựng ván khuôn cột. Ván khuôn cột gồm những tấm ván khuôn lớn được gia công sẵn để có thể mở rộng tấm ván khuôn theo một chiều . Dùng cần trục hoặc vận chuyển thủ công tấm ván khuôn đến chân cột , gia công lắp ghép tấm hai tấm ván khuôn rời vào với nhau bằng hệ thống các bulông . Dựa vào lưới trắc đạt chuẩn để xác định vị trí tim cột , lưới trắc đạt này được xác lập nhờ máy kinh vĩ và thước thép . Lắp dựng ván khuôn cột vào đúng vị trí thiết kế , cố định chân cột bằng khung định vị , sau đó dùng thanh chống xiên và dây neo có tăng đơ điều chỉnh và cố định cột so cho thẳng đứng , đảm bảo độ ổn định của cột trong quá trình đổ bê tông . 1.2. Công tác bê tông cột. Bê tông cột dùng loại bê tông thương phẩm Mác 300# , bê tông được vận chuyển về bằng các xe chở bê tông chuyên dụng , sau đó được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp . a. Quy trình đổ bê tông cột. - Vệ sinh chân cột sạch sẽ , kiểm tra lại độ ổn định và độ thẳng đứng của cột lần cuối cùng trước khi đổ bê tông , tưới nước xi măng vào chỗ gián đoạn nơi chân cột . - Lắp dựng hệ thống giàn giáo phục vụ đổ bê tông cột . Lắp ống vòi voi để đổ bêtông, tránh hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông . - Việc đầm bê tông được tiến hành liên tục sau mỗi lần đổ , sử dụng máy đầm dùi kết hợp dùng búa gỗ gõ lên thành tấm ván khuôn phía ngoài. b. Bảo dưỡng bêtông và tháo ván khuôn cột. - Sau khi đổ bê tông nếu trời quá nắng hoặc mưa to ta phải che phủ ngay tránh hiện tượng bê tông thiếu nước bị nứt chân chim hoặc rỗ bề mặt . - Đổ bê tông sau 8 đến 10 giờ tiến hành tưới nước bảo dưỡng ngay . Trong hai ngày đầu cứ 2 đến 3 giờ phải tưới nước một lần , sau đó cứ 3 đến 10 giờ tưới nước một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết . Bê tông phải được bảo dưỡng giữ ẩm ít nhất 7 ngày đêm . - Tuyệt đối tránh rụng động hay va chạm trong thời gian bê tông ninh kết . Trong quá trình bảo dưỡng nếu phát hiện bê tông có khuyết tật phải xử lí ngay . - Ván khuôn cột được tháo sau 24 giờ , khi bê tông đạt cường độ 50 kg/cm2. Với công trình này ta tháo ván khuôn cột sau khi đổ bêtông được 48 giờ . - Ván khuôn được tháo theo trình tự từ trên xuống , phải tuân thủ các điều kiện kĩ thuật , tránh gây sứt vỡ góc cạnh cấu kiện . Sau khi tháo dỡ phải vệ sinh ván khuôn sạch sẽ , kê xếp ngăn nắp vào vị trí . 2. Kỹ thuật thi công dầm , sàn : 2.1.Trình tự lắp dựng ván khuôn sàn : - Lắp dựng hệ thống giáo PAL đỡ xà gồ chính . Xà gồ phụ được gác lên xà gồ chính và liên kết với xà gồ chính bằng đinh 5 cm . Xà gồ được đặt làm hai lớp , vì vậy phải căn chỉnh cao trình mũ giáo sao cho thật chính xác . - Dùng các tấm gỗ ép có kích thước 2400x1200 và 1200x1200 đặt lên trên xà gồ . Trong quá trình lắp ghép ván sàn cần chú ý đến độ kín khít của các tấm ván , những chỗ nối ván phải tựa lên trên thanh xà gồ . - Kiểm tra và điều chỉnh cao trình sàn nhờ hệ thống kích điều chỉnh ở đầu giáo . 2.2.Trình tự lắp dựng ván khuôn dầm. - Lắp dựng hệ giáo công tác phục vụ lắp dựng ván khuôn dầm . - Cột chống đơn được lắp dựng liên kết trước với thanh ngang đỡ ván đáy dầm . Sau đó được dựng vào vị trí , điều chỉnh cao độ cho đúng theo thiết kế . - Lắp ghép ván đáy dầm , các tấm ván khuôn đáy dầm phải được lắp kín khít , đúng tim trục dầm theo thiết kế . - Ván khuôn thành dầm được lắp ghép sau khi công tác cốt thép dầm được thực hiện xong . Ván thành dầm được giữ các bu lông giữ được gắn cố định vào thành dầm . Để đảm bảo khoảng cách giữa hai ván thành , ta dùng các thanh chống ngang ở phía trên thành dầm , các thanh chống này được bỏ đi khi đổ bê tông . 2.3.Công tác cốt thép và đổ bê tông dầm. - Cốt thép được đánh gỉ , làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cắt uốn , sau đó được cắt uốn theo đúng yêu cầu thiết kế . - Cốt thép được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp và đưa vào vị trí lắp dựng . Sau khi lắp xong ván đáy dầm , ta tiến hành lắp đặt cốt thép . Cốt thép phải được lắp đặt đúng quy cách và đúng yêu cầu kĩ thuật . - Bê tông dầm được vận chuyển lên cao và đổ bằng cần trục tháp toàn khối với bêtông sàn . 2.4. Công tác cốt thép và bê tông sàn. - Cốt thép được đánh gỉ , làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cắt uốn , sau đó được cắt uốn theo đúng yêu cầu thiết kế . - Cốt thép được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp và đưa vào vị trí lắp dựng . Sau đó rải thành lưới theo đúng khoảng cách thiết kế , buộc bằng thép f1 . Cốt thép phải được lắp đặt đúng quy cách và đúng yêu cầu kĩ thuật . - Bê tông sàn được vận chuyển lên cao và đổ bằng cần trục tháp toàn khối với bê tông dầm . Vii. các yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn ,vệ sinh môi trường,phòng chống cháy nổ trong thi công : 1.Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình thi công. -Biện pháp an toàn lao động trong quá trình tổ chức thi công là một trong những công tác quan trọng. Xuất phát từ quan điểm "Người là vốn quí nhất của xã hội" Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, chính sách qui định trách nhiệm và hướng đến các nghành, các cấp đẩy mạnh công tác bảo hộ và bồi dưỡng người lao động. -Trong tổ chức thi công phải được bố trí hợp lý, phân công lao động phù hợp với sinh lý người công nhân, tìm ra những biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm giảm bớt những khâu lao động nặng nhọc cho người công nhân, tiêu hao lao động ít hơn. Phải thường xuyên kiểm tra bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động, tích cực tìm biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo mặt trận công tác tổ chức sản xuất, làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng và các phương tiện phục vụ thích hợp, trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ lao động như : quần áo bảo hộ, dày, ủng, găng tay, mũ, kính... -Trong đơn vị tổ chức xây dựng công trình phải tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập công tác an toàn lao động. Trong khu vực lao động phải có nội qui an toàn lao động cụ thể và phải được thường thương xuyên quan tâm đôn đốc nhắc nhở của các cấp lãnh đạo và của cán bộ phụ trách an toàn. Để đảm bảo an toàn cho người và xe máy thi công trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác lắp ghép công trình. Mọi người phải chấp hành đầy đủ các qui định về công tác an toàn lao động sau đây : 1. Hàng ngày trước khi làm việc phải kiểm tra dàn giáo, dụng cụ treo buộc xem có đảm bảo không. 2. Trước khi cẩu vật liệu lên vị trí lắp đặt người công nhân phải kiểm tra móc cẩu chắc chắn rồi mới ra hiệu cho móc cẩu lên. Khi cẩu đang làm việc tuyệt đối cấm không cho ai được đi lại phía dưới khu vực hoạt động của cần cẩu. 3. Nhưng người làm việc trên cao nhất thiết phải đeo dây an toàn. 4. Khi lắp ghép phải thống nhất điều chỉnh bằng tín hiệu như cờ hoặc còi, đặc biệt là phải qui định 1 cách cụ thể. 5. Quá trình thi công trong khu vực xây dựng mọi người phải nghiêm túc thực hiện tốt nội dung an toàn lao động. Người nào việc ấy không được đi lại lộn xộn trên khu vực xây dựng. Nghiêm cấm việc đi lại lên xuống bằng thăng tải nhất thiết phải lên xuống theo cầu thang giàn giáo. Trên đây là một số điểm qui định về công tác an toàn lao động trong thi công. Tất cả mọi người trên công trường phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh. Ai cố tình vi phạm để xảy ra tai nạn lao động cho người và xe máy thi công thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. 2. Biện pháp an toàn khi thi công bê tông cốt thép. -Các bộ phận ván khuôn tấm lớn, cũng như các hộp ván khuôn cột, xà dầm ... được lắp bằng cần trục phải có cấu tạo cứng, các bộ phận của chúng phải liên kết với nhau chắc chắn. Việc lắp các tấm ván khuôn cột, dầm và xà gồ phải tiến hành từ trên sàn công tác, trên dàn giáo. Sàn phải có thành chắc để bảo vệ, giáo chống giữ ván khuôn phải chắc chắn và chỉ được đứng trên thao tác theo sự đồng ý của cán bộ chỉ đạo thi công.Tháo dàn giáo ván khuôn của các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp phải tiến hành theo cách thức và trình tự đã đề ra trong thiết kế thi công. -Các lỗ để chừa ở trên sàn bê tông cốt thép để đổ bê tông sau khi tháo ván khuôn phải che đậy chắc chắn. Các thùng để chuyển vữa bê tông bằng cần trục phải tốt. -Trước khi đổ bê tông, cán bộ thi công phải kiểm tra sự chính xác và chắc chắn của ván khuôn đã đặt, dàn giáo chống đỡ và sàn công tác. Khi đổ bê tông ở trên cao hơn 1,5 m sàn công tác phải có thành chắn bảo vệ. -Những chỗ mà người có thể tới ở gần nhà hoặc công trình đang thi công càn phải có các lưới chắn bảo vệ. 3. Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máy móc. -Trước khi bắt đầu làm việc phải thường xuyên kiểm tra dây cáp và dây cẩu đem dùng. Không được cẩu quá sức nâng của cần trục, khi cẩu những vật liệu và trang thiết bị có tải trọng gần giới hạn sức nâng cần trục cần phải qua hai động tác: đầu tiên treo cao 20-30 cm kiểm tra móc treo ở vị trí đó và sự ổn định của cần trục sau đó mới nâng lên vị trí cần thiết.Tốt nhất tất cả các thiết bị phải được thí nghiệm, kiểm tra trước khi sử dụng chúng và phải đóng nhãn hiệu có chỉ dẫn các sức cẩu cho phép. -Người lái cần trục phải qua đào tạo, có chuyên môn. -Người lái cần trục khi cẩu hàng bắt buộc phải báo trước cho công nhân đang làm việc ở dưới bằng tín hiệu âm thanh. Tất cả các tín hiệu cho thợ lái cần trục đều phải do tổ trưởng phát ra. Khi cẩu các cấu kiện có kích thước lớn đội trưởng phải trực tiếp chỉ đạo công việc, các tín hiệu được truyền đi cho người lái cẩu phải bằng điện thoại, bằng vô tuyến hoặc bằng các dấu hiệu qui ước bằng tay,bằng cờ. Không cho phép truyền tín hiệu bằng lời nói. -Các công việc sản xuất khác chỉ được cho phép làm việc ở những khu vực không nằm trong vùng nguy hiểm của cần trục. Những vùng làm việc của cần trục phải có rào ngăn đặt những biển chỉ dẫn những nơi nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại. Những tổ đội công nhân lắp ráp không được đứng dưới vật cẩu và tay cần của cần trục. -Đối với thợ hàn phải có trình độ chuyên môn cao, trước khi bắt đầu công tác hàn phải kiẻm tra hiệu trỉnh các thiết bị hàn điện, thiết bị tiếp địa và kết cấu cũng như độ bền chắc cách điện. Kiểm tra dây nối từ máy đến bảng phân phối điện và tới vị trí hàn.Thợ hàn trong thời gian làm việc phải mang mặt nạ có kính mầu bảo hiểm. Để đề phòng tia hàn bắn vào trong quá trình làm việc cần phải mang găng tay bảo hiểm, làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi ủng cao su. 4. Công tác vệ sinh môi trường. -Trong mặt bằng thi công bố trí hệ thống thu nước thải và lọc nước trước khi thoát nước vào hệ thống thoát nước thành phố, không cho chảy tràn ra bẩn xung quanh. Bao che công trường bằng hệ thống giáo đứng kết hợp với hệ thống lưới ngăn cách công trình với khu vực lân cận, nhằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp trong suốt thời gian thi công. -Đất và phế thải vận chuyển bằng xe chuyên dụng có che đậy cẩn thận, đảm bảo quy định của thành phố về vệ sinh môi trường. -Hạn chế tiếng ồn như sử dụng các loại máy móc giảm chấn, giảm rung. Bố trí vận chuyển vật liệu ngoài giờ hành chính. chương 3 : lập tiến độ thi công. Ngày nay , do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thành tựu khoa học công nghệ , các thiết bị máy móc cơ giới hoá hiện đại được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành xây dựng góp phần nâng cao chất lượng công trình cũng như rút ngắn được thời gian thi công công trình . Vì vậy , bên cạnh yếu tố chất lượng công trình , việc đẩy nhanh tiến độ , rút ngắn thời gian thi công công trình , đồng thời sử dụng các trang thiết bị máy móc , vật tư , nhân công một cách có hiệu qủa để sớm đưa công trình đi vào hoạt động , khai thác cũng là những yếu tố quan trọng đối với bất kì một công trình xây dựng nào . Tuy nhiên , để làm được điều này chúng ta phải tiến hành lập được một kế hoạch thi công công trình từ giai đoạn khởi công cho đến lúc hoàn thành , bàn giao và đưa công trình vào sử dụng . Trong kế hoạch thi công đó , tất cả các công việc đều nằm trong các mối quan hệ ràng buộc với nhau , nhằm đảm bảo công trìh được thi công liên tục và đạt chất lượng , hiệu quả cao nhất . Muốn được như vậy thì ngay từ đầu chúng ta phải đưa ra được các giải pháp công nghệ hợp lí , thích hợp với các điều kiện thi công cụ thể để sao cho với công nghệ ấy có được thời gian thi công là ngắn nhất. Công nghệ gồm có ba yếu tố chính sau đây : thiết bị quy trình vật liệu Ba yếu tố của công nghệ có quan hệ chặt chẽ với nhau . Phải đảm bảo thật tốt mối quan hệ ràng buộc giũa ba yếu tố đó thì mới đạt được hiệu quả trong thi công . Ngay từ đầu phải chú ý đến khâu lựa chọn vật liệu thi công sao cho phù hợp với yêu cầu thiết kế đã được đề ra từ trước đó , với loại vật liệu đó thi phải dùng loại thiết bị nào và quy trình thi công như thế nào để đạt được hiệu quả thi công là cao nhất . Từ các giải pháp công nghệ đưa ra phải lựa chọn một giải pháp tốt nhất để tiến hành thi công công trình . Chọn được một giải pháp công nghệ tiên tiến , hiện đại không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp mà còn rút ngắn được thời gian thi công , đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho cả nhà thầu xây dựng cũng như chủ đầu tư . Từ giải pháp công nghệ chọn lựa , ta phải đưa ra được một phương án tổ chức có hiệu quả nhất . Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi ta đảm bảo được các mối quan hệ sau : - Quan hệ giữa công nghệ và công nghệ , đảm bảo thứ tự thực hiện các công nghệ , công việc nào tiến hành trước , công việc nào thực hiện sau , các gián đoạn kĩ thuật cần thiết để đảm bảo về công nghệ . - Quan hệ giữa công nghệ và không gian . Không gian thi công cho từng công tác cụ thể phải đủ rộng để sao cho có thể phát huy được tối đa biện pháp kĩ thuật và công nghệ đã lựa chọn , phát huy được hiệu quả lao động của người công nhân . Sau khi có các giải pháp công nghệ , thiết lập được phương án tổ chức , ta phải đưa ra được phương án điều hành và quản lí dự án thi công công trình , tức là đưa ra kế hoạch về thời gian và con người cho từng công tác thi công . Kế hoạch đó phải đưa ra được một thời gian thi công phù hợp với khả năng về nhân lực , vật tư cũng như tài chính để sao cho vừa rút ngắn được thời gian thi công đến mức có thể mà lại sử dụng vật tư, nhân lực hợp lí , đảm bảo hiệu quả thi công là cao nhất . Căn cứ vào khối lượng thi công của các công việc cụ thể , dựa vào Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 1242-1998/QĐ-BXD , ta tính toán được khối lượng nhân công cần thiết cho từng công tác thi công . Do định mức này được sử dụng chủ yếu để thiết lập dự toán nên khi áp dựng để tính nhân công cho các công tác thi công sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế thi công ngoài công trường . Dưới đây là các bảng thống kê khối lượng các công tác chủ yếu và thống kê khối lượng lao động của các công tác đó . Lập tiến độ thi công Từ khối lượng lao động của công tác và công nghệ thi công , ta có thể lập ra được kế hoạch thi công , xác định trình tự và thời gian hoàn thành các công việc . Thời gian đó dựa trên kết quả phối hợp một cách hợp lí các thời hạn hoàn thành của các tổ đội công nhân và máy móc chính , đồng thời dựa trên cơ sở tôn trọng các quy trình , quy phạm kĩ thuật . 1. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ. Lựa chọn lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang. Dùng chương trình phần mềm Project để lập tiến độ, chạy ra biểu đồ nhân lực. Ưu điểm của phương pháp này là : - Thể hiện được rõ mối quan hệ giữa các công việc. - Dễ điều chỉnh thời gian thi công , ngày công, nhân lực trên biểu đồ. 2. Tiến độ thi công công trình: 2.1.Thi công phần ngầm : 1. Thi công cọc khoan nhồi : Công nghệ thi công cọc khoan nhồi đã được trình bày kĩ ở phương án kĩ thuật thi công của phần ngầm . Quá trình thi công cọc khoan nhồi là tổ hợp của hai quy trình Khoan tạo lỗ và Đổ bê tông cọc , sử dụng máy khoan của hãng HITACHI máy KH.125ED và giữ thành hố vách bằng dung dịch Bentonite kết hợp với đổ bê tông cọc bằng bê tông thương phẩm . Số công nhân phục vụ cho công tác thi công cọc là 24 người , thời gian thi công được ấn định là 2 cọc trong một ngày . Thời gian thi công cọc có thể được tổ chức như sau : Công việc hạ ống vách tạm thời được thực hiện trước từ cuối ngày hôm trước . Sáng hôm sau đội thợ phụ trách công việc khoan tạo lỗ có thể tiếp tục thi công khoan trong vòng hai đến ba giờ . Sau đó họ có thể chuyển sang hạ ống vách và khoan tạo lỗ ở lỗ khoan khác . Còn tổ thợ tiếp theo có thể vào làm tiếp ngay công tác lắp dựng lồng thép và đổ bê tông cọc . Thời gian đổ bê tông cọc chỉ nên hạn chế trong vòng bốn giờ để đảm bảo thời gian ninh kết của bê tông cọc . Một ngày thi công được hai cọc nên thi công 56 cọc trong 28 ngày là xong . Sau khi thi công đổ bê tông xong cọc phải lấp đất ngay , không cho người và xe đi lại xung quanh khu vực bán kính năm lần đường kính cọc trong 24 giờ. 2. Hạ tường cừ : Sử dụng tường cừ Lacsen để chống vách hố đào . Cừ Lasen có chiều dài 8m , rộng 42cm , diện tích tiết diện127,6cm2 . Để hạ cừ dùng búa rung YAMADA KIKAI KOGYO loại CHV8S , đồng thời sử dụng cần trục tự hành bánh lốp của hãng KATO KN-200EV để nâng hạ cừ , lắp định vị cừ vào hố vách . Với công nghệ và thiết bị hạ cừ như vậy , ta ấn định số thợ thi công hạ ván cừ là 15 người và thi công hạ ván cừ trong 2 ngày . 3. Đào đất bằng máy. Với khối lượng đất bằng máy Vmáy = 3057,6(m3) , sử dụng máy đào gầu nghịch EO-4321 có định mức dự toán 0,5 công /100m3 . đ Chỉ lấy số nhân công giảm 50% so với định mức ( 0,25 công/100m3 ) , sử dụng số công nhân là 15 người . Máy đào với năng suất 753,4 m3/ca và đào xong toàn bộ trong 4 ngày . 4. Đào đất thủ công và phá đầu cọc. Khối lượng đất đào thủ công là 419,55 m3 và đào xong cả bốn phân khu trong 8ngày . Vậy ta chọn đội thợ đào đất thủ công gồm 19 người . Khối lượng bê tông đầu cọc cần phá bỏ là 43,96m3 dùng phương pháp làm giảm lực dính để đục phá đầu cọc . Do đó để thi công bốn phân khu trong cùng 2 ngày ta chỉ cần 6 người thợ phá đầu cọc là đủ . Nếu chỉ xét mối quan hệ giữa các dây chuyền công nghệ không thôi thì có thể thi công theo nhịp nhanh , cho vào đào thủ công ngay sau khi đào máy xong được một phân khu . Tuy nhiên như vậy sẽ không đảm bảo được về an toàn vì khi máy chạy, đất rung , dễ sụt lở không đảm bảo an toàn cho đội thợ ở công tác sau . Vì vậy tổ đội đào đất thủ công sẽ chỉ đi vào làm việc khi đào băng máy xong một nửa mặt bằng . 5. Đổ bê tông lót cho đài móng và giằng móng. Trong công tác đổ bê tông lót móng , thành phần công việc theo định mức gồm có chuẩn bị sàng rửa , lựa chọn , vận chuyển vật liệu , trộn vữa bằng máy trộn , đổ và đầm bê tông bằng thủ công . Định mức tốn 1,18 công/m3 . Nhưng công việc thực tế chỉ gồm trộn máy và đổ đầm bê tông thủ công , bãi vật liệu sẵn cạnh nơi trộn bê tông nên chỉ lấy định mức khoảng 0,495 công/ m3 cho công tác bê tông lót . Số công cần thiết là 28,6 công . Về mối quan hệ giữa công nghệ với công nghệ thì có thể đổ bêtông lót ngay sau khi đào đất thủ công được một phân khu . Tuy nhiên như vậy sẽ không có lợi về mặt tổ chức vì sẽ làm cho số nhân công tăng đột ngột khi một vài dây chuyền tiếp sau đó đi vào làm việc . Vậy để tránh cho biểu đồ nhân lực khỏi có sự nhô cao đột ngột và ngắn hạn , dãn tiến độ thi công , đào đất được ba phân khu rồi mới cho vào thi công bê tông lót . Số công cần thiết là 28,6 công , thi công trong 2 ngày . Vậy ấn định số công nhân trong một tổ đội bê tông lót là 14 người . 6. Ván khuôn móng và giằng móng : Công tác ván khuôn móng và giằng móng sử dụng ván khuôn bằng thép định hình . Ván khuôn đài được ghép từ các tấm có kích thước 1800x300 . Định mức cho công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn kim loại là 38,28 công cho 100 m2 đài giằng . Tuy nhiên chỉ với công tác lắp dựng ván khuôn , ta áp dụng 80% so với định mức quy định , tức là 29,7 công cho 100 m2 . Khối lượng ván khuôn là 822,12 m2 nên số công cần thiết là 244 công . Để đảm bảo được tính liên tục của thi công theo phương pháp dây chuyền , tổ đội công nhân lắp dựng ván khuôn sẽ vào làm ngay công việc của mình sau khi đội đổ bê tông lót làm xong phân khu thứ nhất . Số công cần thiết là 244 công , ấn định thi công trong 6 ngày thì số công nhân một tổ thợ ván khuôn là 40 công nhân . 7. Cốt thép móng và giằng móng. Công tác cốt thép móng gồm có các công việc chuẩn bị , cắt uốn , nối , đặt buộc cốt thép . Định mức hao phí nhân công cho một tấn cốt thép ặ> 18 là 6,35 công cho một tấn thép . Thời gian thi công cho công tác cốt thép quy định trong 8 ngày , vậy số công nhân cần thiết cho một tổ đội cốt thép là 37 người . Tổ đội thi công cốt thép có thể đi vào thi công ngay sau khi tổ đội ván khuôn làm xong được phân khu thứ nhất , đảm bảo cho các công tác thi công bê tông lót , ván khuôn , cốt thép là nhịp nhàng và liên tục . 8. Đổ bê tông móng và giằng móng. Do việc thực hiện tổ chức trạm trộn bê tông ở ngay tại công trình là khó khăn , bê tông sử dụng để đổ bê tông đài móng và giằng móng theo thiết kế đòi hỏi cấp độ bền phải đạt B25, vì vậy ta tiến hành lập phương án mua bê tông thương phẩm . Do khối lượng bê tông cho đài móng và giằng móng là khá lớn , khoảng 148,84 m3 / phân khu , nếu sử dụng cần trục tháp để đổ bê tông thì khối lượng bê tông cần đổ là khá lớn so với năng suất của cần trục , sẽ phải chia nhỏ thêm khối lượng ở các phân khu làm tăng số mạch ngừng thi công , không có lợi về kết cấu cho cấu kiện quan trọng như đài , giằng móng . Vậy nên hiệu quả nhất là chọn công nghệ đổ bê tông bằng máy bơm bê tông . Sử dụng máy bơm bê tông PUTZMEISTER có năng suất là 168 m3/ca đổ hết bê tông của một phân khu trong vòng một ngày . Tuy nhiên để đảm bảo được không gian thi công và quá trình thi công của các công tác ván khuôn , cốt thép là liên tục , nhịp nhàng 2 ngày một phân khu , thì khi đổ bê tông bằng máy bơm bê tông ta phải đổ bê tông trong một ngày và nghỉ ngày tiếp sau đó . Như vậy sẽ đảm bảo xong ván khuôn cốt thép ở phân khu nào là có thể đổ bê tông ở phân khu đó , đảm bảo công nghệ được liên tục mà không xâm lấn không gian của nhau . Sử dụng tổ thợ để đổ bê tông gồm 16 người . 9. Tháo ván khuôn móng và giằng móng. Công tác tháo dỡ ván khuôn móng và giằng móng được lấy khoảng 20% so với định mức ( do định mức gồm cả gia công lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn . Phần gia công lắp dựng tốn nhiều thời gian nên ta lấy 80%định mức , còn tháo giỡ nhanh chóng hơn nhiều nên lấy 20% định mức . đ Định mức tháo dỡ ván khuôn là 5,94 công / 100m2 thi công trong 2 ngày tháo dỡ hết toàn bộ . Vậy chọn số công nhân một tổ đội gồm 24 người tháo dỡ ván khuôn . Ván khuôn giằng móng và đài móng là ván khuôn không chịu lực sau khi bê tông đã đông cứng . Vậy có thể tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đạt cường độ 50 kg/cm2 , tức là sau 24 giờ sau khi đổ bê tông thì có thể tháo dỡ ván khuôn được . 10. Lấp đất . Lấp đất hố móng được thực hiện với khối lượng lớn là 3434,6 m3 . Định mức nhân công cần thiết là 7,25 công /100 m3 , như vậy tốn hết 249 công . Về mặt quan hệ công nghệ với công nghệ thì có thể cho lấp ngay sau khi tháo ván khuôn ở từng phân khu , đảm bảo thứ tự thực hiện các công tác . Tuy nhiên xét về khía cạnh an toàn lao động là không tốt vì khi lấp đất hố móng sử dung máy móc cơ giới để đầm đất , không an toàn cho công nhân ở các công tác khác . Vì vậy ta dãn tiến độ ra , tháo xong ván khuôn ở hai phân khu ( được một nửa ) rồi mới cho vào lấp đất . Thời gian lấp đất một phân khu trong 1,5 ngày, số công nhân phục vụ cho công tác san lấp là 40 người . 2.3. Thi công phần thân. 2.3.1. Tầng 1: 2.3.1.1. GCLD cốt thép cột : Như đã trình bày ở trên , ván khuôn cột và lõi thang máy đều sử dụng ván khuôn gỗ dán khung sườn thép , thi công nhanh chóng và thuận tiện . Dây chuyền ván khuôn , cốt thép cột lõi là một dây chuyền đa năng đòi hỏi phải có sự phối hợp điều chỉnh nhịp nhàng cả về nhân lực lẫn không gian thi công . Thực tế nó gồm hai dây chuyền đơn là lắp dựng cốt thép và lắp dựng cốp pha . Tuy nhiên với công nghệ ván khuôn tiên tiến thì công tác cốp pha chỉ đơn thuần là việc lắp dựng đơn giản . Vì vậy việc kết hợp hai dây chuyền đơn này vào làm một là hoàn toàn hợp lí , tận dụng được không gian thi công và cả nhân lực . Để đảm bảo về quan hệ không gian và công nghệ , quy định chỉ cho phép được lên tầng làm công tác cột khi bê tông dầm sàn đã được 50kg/cm2 . Vậy để đảm bảo an toàn thì sau khi đổ bê tông một ngày mới cho phép thi công công tác cột . Khối lượng cốt thép là 6,226 T . Quy định số công nhân trong một tổ thợ gồm 22 người , thi công trong hai ngày . 2.3.1.2. Gia công lắp dựng VK cột, lõi. Khối lượng ván khuôn cột, lõi tầng 1 là 271,31m2. Tổ đội lắp dựng ván khuôn gồm 19 người , thi công trong 2 ngày. Ta tiến hành lắp dựng ván khuôn sau khi GCLD cốt thép được một nửa khối lượng. 2.3.1.3. Đổ bê tông cột, lõi. Khối lượng bêtông cột, lõi là 52,872 m3. Tổ đội đổ bêtông cột, lõi gồm 37 người , thi công trong 2 ngày. 2.3.1.4. Tháo ván khuôn cột, lõi. Tháo ván khuôn cột, lõi sau khi đổ bêtông cột xong 2 ngày. Tổ đội dỡ ván khuôn gồm 20 người, thi công trong 1 ngày. 2.3.1.5.Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn, cầu thang. Khối lượng ván khuôn dầm, sàn, cầu thang là 1554,5 m2. Tổ đội lắp dựng ván khuôn gồm 60 người , thi công trong 8 ngày. 2.3.1.6. Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn, cầu thang. Khối lượng cốt thép là 18,061 T. Tổ đội lắp dựng cốt thép dầm, sàn, cầu thang gồm 33 người, thi công trong 5 ngày. Tổ đội lắp dựng cốt thép bắt đầu công việc sau khi đội lắp ván khuôn xong. 2.3.1.7.Đổ bêtông dầm, sàn, cầu thang. Khối lượng bê tông trung bình ở mỗi phân khu là 51 m3 . Lựa chọn giải pháp công nghệ đổ bê tông bằng cẩn trục tháp kết hợp với mua bê tông thương phẩm , đảm bảo đổ bê tông xong một phân khu trong một ngày đồng thời đảm bảo được mác của bê tông theo đúng yêu cầu thiết kế . Sử dụng cần trục tháp CITYCRANE của hãng POTAIN pháp sản xuất có thể vừa vận chuyển ván khuôn cốt thép ở các phân khu khác , vừa đổ bê tông dầm sàn ở phân khu này mà vẫn đảm bảo được năng suất của cần trục trong một ca làm việc .Tổ đội công nhân đổ bê tông dầm sàn gồm 40 người , đổ một ngày xong một phân khu . 2.3.1.8. Tháo ván khuôn dầm , sàn, cầu thang. Ván khuôn dầm, sàn, cầu thang là ván khuôn chịu lực . nên để tháo ván khuôn chịu lực thì bê tông phải đạt tối thiểu 70% cường độ R28 . Vậy ta có thể tháo ván khuôn dầm, sàn , cầu thang sau 20 ngày kể từ ngày đổ bêtông xong. Khối lượng tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang là 1554,5 m2. Tổ đội tháo ván khuôn gồm 30 người, tháo dỡ trong 4 ngày. 2.3.1.9. Xây tường. Khối lượng tường xây là 46,92 m3. Tổ đội xây tường gồm 15 người , thi công trong 3 ngày. 2.3.1.10. Trát tường trong. Trát tường trong sau khi xây tường xong 2 ngày. Thời gian nghỉ đủ để tường khô để đảm bảo chất lượng trát. Khối lượng trát trong là 2077,4 m2. Tổ đội trát gồm 21 người , thi công trong 15 ngày. 2.3.1.11. Lát nền. Khối lượng lát nền là 852,12 m2. Tổ đội lát nền gồm 20 người, thi công trong 7 ngày. 2.3.1.12.Sơn tường. Khối lượng sơn tường là 2077,4 m2. Tổ đội sơn tường gồm 10 người, thi công trong 10 ngày. 2.3.1.13. Lắp cửa đi. Khối lượng cửa là 189,08 m2. Tổ đội lắp cửa gồm 25 người, thi công trong 6 ngày. Tầng2 bắt đầu tiến hành thi công khi đổ xong bêtông dầm,sàn,cầu thang ở tầng1 Các công việc từ tầng 1 đến tầng 9 giống nhau. Thứ tự các công việc cũng như tầng 1. Khối lượng các công việc được tính toán trong bảng excel. Mối liên hệ giữa các công việc được trình bày trong bảng tiến độ. 2.4. Thi công phần mái. 2.4.1. Đổ lớp bê tông xỉ tạo dốc. Do cấu tạo kiến trúc trên tầng mười thu hẹp diện tích xây dựng nên ta phải tiến hành thi công chống thấm và chống nóng từ tầng chín . Sau khi đổ bê tông sàn tầng chín được 24 giờ là có thể cho đổ bê tông xỉ tạo dốc ngay được . Đội thợ đổ bê tông xỉ tạo dốc gồm 6 người và thi công 8 ngày xong mặt bằng cần đổ bê tông xỉ . 2.4.2. Đổ lớp bê tông cốt thép chống thấm. Công tác bê tông cốt thép chống thấm gồm rải lớp cốt thép ặ4 a200 và đổ lớp bê tông dày 4cm . Đổ bê tông cốt thép chống thấm cần 6 người và thi công xong trong 6ngày . 2.4.3. Quét bitum chống thấm. Đội thợ quét bitum chống thấm có thể vào thi công sau khi lớp bê tông chống thấm đã hoàn toàn khô . Như vậy cần phải giãn cách ra 3 ngày sau khi đổ bê tông và sử dụng đội thợ gồm 3 người để quét bitum chống thấm . 2.4.4. Lát gạch chống nóng 6 lỗ. Sau khi chống thấm xong ở tầng chín , ta có thể tiếp tục thi công ván khuôn cốt thép và đổ bê tông cho cột dầm sàn cho tầng mái và tiếp tục thi công chống thấm cho mái. Công tác xây gạch chống nóng được bắt đầu từ tầng mười sau khi đã chống thấm xong . Đội thợ xây gạch chống nóng gồm 8 người và thi công xong trong 6 ngày . 2.4.5. Lát đá . Công tác lát đá lên bề mặt lớp chống nóng được thi công ngay sau công tác xây gạch chống nóng . Đội thợ lát đá này cũng gồm có 8 người và cũng thi công trong 6 ngày . 2.5. Phần hoàn thiện. 2.5.1. Trát ngoài toàn bộ công trình. Khối lượng trát ngoài 4800,6 m2. Tổ đội trát ngoài gồm 32 người, thi công trong 30 ngày. 2.5.2. Quét vôi từ trên xuống. . Tổ đội quét vôi gồm 11 người, thi công trong 20 ngày. Tổ đội quét vôi bắt đầu làm khi trát ngoài được 1/2 khối lượng. 2.5.3. Thu dọn vệ sinh. Thu dọn toàn bộ công trường thi công để chuẩn bị bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư. Cần 50 người thu dọn trong vòng 2 ngày. 2.5.4. Bàn giao công trình. chương 4 : tổng mặt bằng thi công. Tổng mặt bằng xây dựng là mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng và các mặt bằng lân cận khác mà trên đó bố trí các hạng mục công trình cần xây dựng, các máy móc thiết bị phục cho thi công . Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như xưởng gia công sản xuất , kho bãi , lán trại , nhà làm việc , hệ thống giao thông , mạng lưới cung cấp điện , nước .... phục vụ cho công tác thi công xây dựng cũng như cho đời sống của con người trên công trường. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng hợp lí sẽ góp phần đảm bảo xây dựng công trình đạt hiệu quả , đảm bảo đúng tiến độ , đảm baỏ chất lượng thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng . I. Đường trên công trường. Công trường được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 1000m2 . Khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu , thiết bị đến công trường là nhỏ nên phương tiện hợp lí hơn cả là ôtô . Vì vậy ta phải thiết kế đường ôtô chạy trong công trường . Cần trục tháp đối trọng trên được chọn có tư thế khi sử dụng là cố định trên mặt đất vì vậy không cần thiết kế đường ray chạy cho cầu trục mà chỉ cần thiết kế bê tông neo cho cần trục tại vị trí đứng của cần trục . Đường ôtô chạy bao bốn mặt công trình . Để đảm bảo yếu tố kinh tế và cả yếu tố kĩ thuật ta tiến hành thiết kế mặt đường cấp thấp : xỉ than , xỉ quặng , gạch vỡ rải trên mặt đất tự nhiên rồi lu đầm kĩ . Do có xe ôtô chở thép , chiều dài xe là khá lớn nên bán kính cong tại các góc cua của xe phải đạt 30m . Theo tiêu chuẩn thiết kế đường tạm cho một làn xe thì bề rộng đường phải đạt B = 4m . Cần trục tháp có đối trọng trên được bố trí tại vị trí chính giữa theo phương dọc công trình . Tay cần có tầm với bao quát được mọi điểm trên công trình . Khoảng cách từ trọng tâm quay của cần trục đến mép ngoài công trình là 6,4m . Vận thăng dùng để vận chuyển vật liệu rời , các nguyên vật liệu có trọng lượng nhỏ và kích thước không lớn như gạch xây , gạch ốp lát , vữa xây .... Thuận tiện nhất là bố trí vận thăng chở vật liệu tại những nơi gần với nơi chứa các loại vật liệu cần vận chuyển và xa so với cần trục tháp . Vậy bố trí vận thăng ở mép bên công trình và gần với kho chứa xi măng và vật liệu tổng hợp . Đối với vận thăng chở người phục vụ cho công tác thi công cũng bố trí ở mép bên công trình , gần với khu vực lán trại tạm của công nhân trên công trường . II. Thiết kế kho bãi công trường. 1. Diện tích kho bãi Diện tích kho bãi tính theo công thức sau : S = a ´ F = a ´ qdt/q = a ´ tdt ´ qsdngày(max)/q (m2) . Trong đó : F : diện tích cần thiết để xếp vật liệu (m2). a : hệ số sử dụng mặt bằng , phụ thuộc loại vật liệu chứa . qdt : lượng vật liệu cần dự trữ . q : lượng vật liệu cho phép chứa trên 1m2. qsdngày(max): lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong một ngày. tdt : thời gian dự trữ vật liệu . Lấy tdt = 5 ngày Công tác bêtông : sử dụng bêtông thương phẩm nên bỏ qua diện tích kho bãi chứa cát, đá , sỏi , xi măng , phục vụ cho công tác này . Tính toán cho các công tác còn lại . - Công tác ván khuôn : qvk = qdầm + qsàn = = 194,3 (m2). (Vì khối lượng ván khuôn dầm, sàn lớn hơn khối lượng ván khuôn cột, lõi nên ta lấy khối lượng ván khuôn dầm, sàn để tính toán). Khối lượng dự trữ : pdt = 5 ´ 194,3 = 1186 (m2). - Công tác cốt thép : qct = qdầm + qsàn = = 3612,2 (kg). Khối lượng dự trữ : pdt =3 ´ 3612,2 = 10836,6 (kg). - Công tác xây : qxây = = 33,286 (m3). Số lượng gạch xây là : 33,286 ´550 = 18307 (viên). Khối lượng dự trữ : pdt = 3 ´ 18307 = 54921 (viên). Khối lượng vữa là : 33,286 ´ 0,29 = 9,653 (m3). Khối lượng dự trữ : p1 = 3 ´ 9,653 = 28,959 (m3). ( Gạch xây chỉ dự trữ 3 ngày ) - Công tác trát : qtrất = = 138,49 (m2). Khối lượng vữa là : 0,015 ´ 138,49 = 2,0774 (m3). Khối lượng dự trữ : p2 = 8 ´ 2,0774 = 16,62 (m3). - Công tác lát nền : qlát nền = = 121,73 (m2). Khối lượng vữa là : 0,02 ´ 121,73 = 2,435 (m3). Khối lượng dự trữ : p3 = 5 ´ 2,435 = 12,175 (m3). Vậy tổng khối lượng vữa dự trữ : pvũa dt = 28,959 + 16,62 +12,175 = 57,754 m3 Tra bảng định mức cấp phối vữa ta có 1m3 vữa tam hợp cát vàng mác 50# thì cần 243kg xi măng mác 300# ; 46kg vôi cục ; 0,892 m3 cát vàng . đ Lượng xi măng dự trữ : 57,754 ´ 234 = 13514 (kg) = 13,514 (Tấn) . Lượng cát dự trữ : 57,754 ´ 0,892 =51,517 (m3). Lượng vôi dự trữ : 57,754 ´ 46 = 2656,684 (m3) = 2,657 (Tấn) . Lượng gạch dự trữ : 54921 (viên) . Lượng thép dự trữ : 10,837 (Tấn) . Lượng ván khuôn dự trữ : 1186 (m2) . Bảng diện tích kho bãi : Vật liệu Đơn vị Khối lượng Định mức Loại kho a Diện tích kho ( m2) Cát m3 51,517 2 Lộ thiên 1,1 29 Vôi Tấn 2,657 2 Kho kín 1,4 2 Xi măng Tấn 13,514 1,3 Kho kín 1,4 15 Gạch xây Viên 54921 700 Lộ thiên 1,1 86 Ván khuôn m2 1186 45 Kho hở 1,3 34 Cốt thép Tấn 10,837 4 Kho hở 1,3 4 2. Tính toán lán trại công trường Dân số trên công trường : N = 1,06 ´ ( A+B+C+D+E) Trong đó : A: nhóm công nhân xây dựng cơ bản , tính theo số CN có mặt đông nhất trong ngày theo biểu đồ nhân lực . Nhưng do biểu đồ nhân lực là không điều hoà , tức số công nhân lớn nhất chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn so với toàn bộ thời gian xây dựng . Nên số công nhân tính toán được xác định theo số công nhân trung bình theo biểu đồ nhân lực đ A= 56 (người). B : Số công nhân làm việc tại các xưởng gia công : B = 30%. A = 17 (người). C : Nhóm người ở bộ phận chỉ huy và kỹ thuật : C = 4á8 % (A+B) . Lấy C = 5 %. (A+B) = 5 %. (56+17) = 4 (người). D : Nhóm người ở bộ phận hành chính : D = 4á8 % (A+B +C) . Lấy D = 5 %. (A+B+C) = 5 %. (56+17+4) = 4 (người). E : Nhóm nhân viên phục vụ : E = 3 % (A+B +C) = 3 %. (56+17+4) = 3 (người) . Vậy tổng dân số trên công trường : N = 1,06. ( 56 + 17 + 4 + 4 + 3 ) = 90 (người). * .Diện tích lán trại , nhà tạm : Diện tích nhà làm việc cán bộ công trường : S1 = 6 ´ 4 = 24 (m2). Diện tích nhà bảo vệ : S2 = 12 (m2). Diện tích nhà vệ sinh , nhà tắm : S3 = = 9 (m2). Diện tích nhà tạm cho công nhân : S4 = 2 ´ 90 = 180 (m2). Diện tích nhà làm việc chỉ huy công trường : S5 = 5 ´ 4 = 20 (m2). Diện tích trạm y tế : S6 = Nmax ´ 0,04 = 91 ´ 0,04 = 4 (m2). Diện tích nhà ăn : S7 = 60 (m2). 3. Tính toán điện, nước phục vụ công trình . 3.1. Tính toán cấp điện cho công trình . 3.1.1. Công thức tính công suất điện năng . P = a ´ [ ồ k1´P1/ cosj + ồ k2´P2+ồ k3.P3 +ồ k4x´P4 ] Trong đó : a = 1,1 : hệ số kể đến hao hụt công suất trên toàn mạch. cosj = 0,75 : hệ số công suất trong mạng điện . P1, P2, P3, P4 : lần lượt là công suất các loại động cơ , công suất máy gia công sử dụng điện 1 chiều , công suất điện thắp sáng trong nhà và công suất điện thắp sáng ngoài trời . k1, k2, k3, k4 : hệ số kể đến việc sử dụng điện không đồng thời cho từng loại. - k1 = 0,75 : đối với động cơ . - k2 = 0,75 : đối với máy hàn cắt . - k3 = 0,8 : điện thắp sáng trong nhà . - k4 = 1 : điện thắp sáng ngoài nhà . Bảng thống kê sử dụng điện : Pi Điểm tiêu thụ Côngsuất định mức Khối lượng phục vụ Nhu cầu dùng điện KW Tổng nhu cầu KW P1 Cần trục tháp 26,4 KW 1máy 26,4 Thăng tải chở vật liệu 2,2 KW 1máy 2,2 Thăng tải chở người 3,1 KW 1máy 3,1 Máy trộn vữa 5,5 KW 1máy 5,5 41,2 Đầm dùi 1 KW 2máy 2 Đầm bàn 1 KW 2máy 2 P2 Máy hàn 18,5 KW 1máy 18,5 Máy cắt 1,5 KW 1máy 1,5 22,2 Máy uốn 2,2 KW 1máy 2,2 P3 Điện sinh hoạt 13 W/ m2 220 m2 2,86 Nhà làm việc , bảo vệ 13 W/ m2 62 m2 0,806 Nhà ăn , trạm ytế 13 W/ m2 66 m2 0,858 4,922 Nhà tắm , vệ sinh 10 W/ m2 11 m2 0,11 Kho chứa VL 6 W/ m2 48 m2 0,288 P4 Đường đi lại 5 KW/km 200 m 1 3,4 Địa điểm thi công 2,4W/ m2 1000 m2 2,4 Vậy : P = 1,1´( 0,75´ 41,2 / 0,75 + 0,75 ´ 22,2 + 0,8 ´ 4,992 + 1´ 3,4 ) = 72 KW 3.1.2. Thiết kế mạng lưới điện . Chọn vị trí góc ít người qua lại trên công trường đặt trạm biến thế . Mạng lưới điện sử dụng bằng dây cáp bọc , nằm phía ngoài đường giao thông xung quanh công trình . Điện sử dụng 3 pha , 3 dây . Tại các vị trí dây dẫn cắt đường giao thông bố trí dây dẫn trong ống nhựa chôn sâu 1,5 m. Chọn máy biến thế BT- 180 /6 có công suất danh hiệu 180 KWA. Tính toán tiết diện dây dẫn : - Đảm bảo độ sụt điện áp cho phép . - Đảm bảo cường độ dòng điện . - Đảm bảo độ bền của dây . Tiến hành tính toán tiết diện dây dẫn theo độ sụt cho phép sau đó kiểm tra theo 2 điều kiện còn lại . +Tiết diện dây : S = 100´ ồ P´l k´ Ud2´ [ DU] Trong đó : k = 57 : điện trở dây đồng . Ud = 380 V : Điện áp dây ( Upha= 220 V ) [ DU] : Độ sụt điện áp cho phép [ DU] = 2,5 (%) ồ P´l : tổng mômen tải cho các đoạn dây . + Tổng chiều dài dây dẫn chạy xung quanh công trình L=200 m. + Điện áp trên 1m dài dây : q= P/ L = 72 / 200 =0,36 ( KW/ m ) Vậy : ồ P´l = q´L2/ 2 = 7200 ( KW.m) S = 100´ ồ P´l k´ Ud2´ [ DU] = 100´ 7200´103 57´ 3802´2,5 = 35 (mm2) đ Chọn dây đồng tiết diện 50 mm2 , cường độ cho phép [ I ] = 335 A. Kiểm tra : I = P 1,73´Ud ´cosj = 72 ´ 103 1,73´380 ´ 0,75 = 146 A< [ I ] Vậy dây dẫn đủ khả năng chịu tải dòng điện . 3.2. Tính toán cấp nước cho công trình . 3.2.1. Lưu lượng nước tổng cộng dùng cho công trình . Q = Q1+ Q2+ Q3+ Q4 Trong đó : + Q1 : lưu lượng nước sản xuất : Q1= ồ Si´ Ai ´ kg / 3600´n (lít /s) - Si : khối lượng công việc ở các trạm sản xuất . - Ai : định mức sử dụng nước tính theo đơn vị sử dụng nước . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . Lấy kg = 1,5. - n : số giờ sử dụng nước ngoài công trình , tính cho một ca làm việc , n= 8h . Bảng tính toán lượng nước phục vụ cho sản xuất : Dạng công tác Khối lượng Tiêu chuẩn dùng nước QSX(i) ( lít / s) Q1 ( lít / s) Trộn vữa xây 9,653 m3 300 l/ m3 vữa 0,151 0,501 Trộn vữa trát 2,077 m3 300 l/ m3 vữa 0,0325 Bảo dưỡng BT 852,12 m2 1,5 l/ m2 sàn 0,067 Công tác khác 0,25 + Q2 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trên công trường : Q2 = N ´ B ´ kg / 3600´n . Trong đó : - N : số công nhân vào thời điểm cao nhất có mặt tại công trường . Theo biểu đồ tiến độ N= 91 người . - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 công nhân ở công trường. B = 15 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. đ Q2 = 91 ´ 15 ´ 2,5/ 3600´ 8 = 0,1185 ( l/s) + Q3 : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt ở lán trại : Q3 = N ´ B ´ kg ´ kng / 3600´n . Trong đó : - N : số người nội trú tại công trường = 30% tổng dân số trên công trường Như đã tính toán ở phần trước : tổng dân số trên công trường 90 (người). đ N = 30% . 90 = 27 (người). - B : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở lán trại : B =25 l / người . - kg : hệ số sử dụng nước không điều hòa . kg = 2,5. - kng : hệ số xét đến sự không điều hòa người trong ngày. kng = 1,5. đ Q3 = 27 ´ 25 ´ 2,5 ´ 1,5 / 3600´ 8 = 0,088 ( l/s) + Q4 : lưu lượng nước dùng cho cứu hỏa : Q4 = 3 ( l/s). Như vậy : tổng lưu lượng nước : Q = Q1+ Q2+ Q3+ Q4 = 0,501 + 0,1185 + 0,088 + 3 = 3,708 ( l/s) . 3.2.2. Thiết kế mạng lưới đường ống dẫn : - Đường kính ống dẫn tính theo công thức : Vậy chọn đường ống chính có đường kính D = 60 mm. - Mạng lưới đường ống phụ : dùng loại ống có đường kính D = 30 mm. - Nước lấy từ mạng lưới thành phố , đủ điều kiện cung cấp cho công trình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.PhamVanGiap.doc
  • dwgCT khung.dwg
  • dwgCT Mong.dwg
  • dwgCT san1.dwg
  • dwgCT thang bo.dwg
  • dwgmat bang kien truc.DWG
  • dwgmat cat kien truc.DWG
  • dwgmat dung kien truc.DWG
  • dwgTC COC.dwg
  • dwgTC Dat.dwg
  • dwgTC Than.dwg
  • dwgTONG MAT BANG TC -tien do.dwg