*Lắp dựng ,tháo dỡ dàn giáo:
- Không sử dụng dàn giáo có biến dạng , rạn nứt , mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận neo giằng.
- Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 m khi xây và > 0.2 m khi trát.
- Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.
- Cấm xếp tải lên dàn giáo.
- Khi dàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác :sàn làm việc bên trên ,sàn bảo vệ dưới.
- Sàn công tác phải có lan can bảo vệ và lưới chắn.
- Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận kết cấu của dàn giáo.
- Không dựng lắp , tháo gỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa.
165 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế Viện nghiên cứu sinh thái biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n- số xe vận chuyển.
V- thể tích bê tông mỗi xe v = 5m
L- đoạn đường vận chuyển. L= 8km.
v-vận tốc vận chuyển của xe v=30km/h.
Q-năng suất máy bơm.Ta chọn máy bơm Nep700-1S có Q=35m/h
Thay số n=
Vậy ta chọn 3 xe để vận chuyển bê tông.
Số chuyến xe cần thiết là: chuyến; Chọn 7 chuyến .
- Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm : Với khối lượng lớn , thời gian thi công nhanh , đảm bảo được kỹ thuật , hạn chế được các mạch ngừng , chất lượng bê tông đảm bảo không mất diện tích nhiều khi thi công trong phố .
* Kỹ thuật đầm.
Dùng đầm dùi để đầm bê tông móng. Chiều dày của lớp bê tông đầm từ
20 30cm. Đầu đầm phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5 10cm để liên kết tốt hai lớp bê tông.
Thời gian đầm tại một vị trí từ 20-30 giây. khoảng cách chuyển đầm dùi không được quá 1,5R bán kính tác dụng của đầm(0.1)
Phải chuyển máy bằng cách rút từ từ và không được tắt máy để tránh lưu lại những lỗ rỗng trong bê tông ở chỗ vừa đầm xong.
Khi đầm không để dùi chạm vào cốt thép móng và thép cổ móng để tránh làm sai lệch vị trí của cốt thép.
* Bảo dưỡng bê tông móng :
Sau khi đổ bê tông 1 ngày ta dỡ cốp pha và tiến hành bảo dưỡng, tránh va chạm vào bê tông móng dùng máy bơm tưới nước bảo dưỡng, bơm đều lên khắp mặt móng, bảo dưỡng bê tông để tránh cho bê tông nứt nẻ bề mặt móng và tạo điều kiện cho bê tông phát triển cường độ theo yêu cầu.
Thi công giằng móng.
Giằng móng nằm trên cốt đỉnh đài có kích thước tiết diện: 220450 (mm).
* tính toán ván khuôn giằng móng.
- Giằng móng có kích thước 220450 (mm). Vậy tuỳ thuộc vào chiều dài giằng móng mà ta bố trí ván khuôn cho hợp lý
- Các lực ngang tác dụng vào ván khuôn:
Khi thi công đổ bê tông, do đặc tính của vữa bê tông bơm và thời gian đổ bê tông bằng bơm khá nhanh, do vậy vữa bê tông trong giằng móng không đủ thời gian để ninh kết hoàn toàn. Từ đó ta thấy:
+ áp lực ngang tối đa của vữa bê tông tươi :
Ptt1 = n´g´H = 1,3´ 2500´0,7 = 2275 (KG/m2)
Với H=0,7m là chiều cao của lớp bê tông sinh ra áp lực ngang.
+ áp lực do đầm dùi :
Ptt2 = 1,3´ 200 = 260 (KG/m2)
Tải trọng ngang tổng cộng tác dụng vào ván khuôn sẽ là :
Ptt = Ptt1 + Ptt2 = 2275 + 260 =2535 (KG/m2)
Do đó tải trọng này tác dụng vào một mét dài của ván khuôn là :
qtt = Ptt ´ l = 2535´0,3= 760,5 (KG/m);
(Tính với tấm ván khuôn có bề rộng b = 0,3 m ) .
- Tính khoảng cách giữa các sườn đứng :
Gọi khoảng cách giữa các sườn đứng là lsđ, coi ván khuôn thành giằng móng như 1 dầm liên tục với các gối tựa là sườn đứng trong đó sườn đứng là các nẹp bằng kim loại dày 3mm, mặt khuôn dày 2mm.
Mô men trên nhịp của dầm liên tục là :
Mmax = Ê R.W.
Trong đó :
R: cường độ của ván khuôn kim loại R = 2100 (KG/m2)
W: Mô men kháng uốn của ván khuôn, với bề rộng 300mm ta có W=6,55(cm3)
ị lsđ Ê = = 134 (cm)
Chọn lsđ = 120 cm.
- Kiểm tra lại độ võng của ván khuôn thành giằng móng :
+ Độ võng f được tính theo công thức : f = Ê [f ] .
Với thép ta có : E = 2,1. 106 KG/cm2 ; J = 28,46cm4
qtc =(25000,7 +200)0,3 =585(Kg/m)
ị f = = 0,15 (cm)
+ Độ võng cho phép : [f] = = 0,3 (cm)
Ta thấy : f < [f], do đó khoảng cách giữa các sườn đứng bằng 120 cm là thoả mãn.
*Đổ bê tông giằng móng.
- Sau khi thi công xong các giằng dọc ta chuyển sang thi công các giằng ngang. Thi công các giằng ngang trục 1,2,3,4 sau đó chuyển sang thi công các giằng 8,7,6,5. Để cho bê tông liên kết tốt tại những vị trí giằng giao thoa khi đổ bê tông giằng dọc ta đổ luôn sang giằng ngang một đoạn bằng 1/4 chiều dài nhịp giằng ngang và đầm kỹ vị trí giao thoa.
Tháo dỡ ván khuôn
- Kỹ thuật đầm giống như kỹ thuật đầm trong thi công bê tông đài móng.
Sau khi bê tông giằng móng đạt cường độ yêu cầu có thể dỡ cốp pha và tiến hành thi công lấp đất và tôn nền .
Sau khi đổ bê tông móng được 1 ngày thì có thể tháo ván khuôn, tháo bỏ thanh chống xiên trước rồi đến tháo ván khuôn. Trong khi tháo dỡ tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông. Khi tháo dỡ thì cần sử dụng các dụng cụ như xà cầy, kìm, xà beng...
Phải bảo dưỡng bê tông hàng ngày, giữ độ ẩm 7 ngày đêm: 2 ngày đầu cứ 2h tưới nước1 lần, những ngày sau từ 3á 10h tưới 1 lần, lần đầu tưới nước cách thời điểm đổ bê tông từ 4 á 7 h.
Khi tháo dỡ cốp pha nếu bê tông có khuyết tật cần phải sửa chữa ngay
4.2.1..5 Tính toán khối lượng đất lấp:
Sau khi thi công xong bê tông đài móng, giằng móng, xây tường chèn ta tiến hành lấp đất hố móng.
* Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác lấp đất:
Khi thi công lấp đất phải đảm bảo đất có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu đất khô thì tưới thêm nước cho ẩm rồi mới được lập. Nếu đất ướt quá thì cần có biện pháp làm giảm ẩm đất để nền được đầm chặt, đảm bảo theo yêu cầu.
Với đất lấp hố móng nếu sử dụng đất đào thì phải đảm bảo chất lượng.
Nên lấp đất đều nhau thành từng lớp, lấp đều từ 2 phía không nên lấp 1 phía tránh gây lực xô đối với công trình.
* Biện pháp kỹ thuật:
- Tiến hành lấp đất bằng thủ công kết hợp với máy.
- Sử dụng nhân công và dụng cụ thủ công như vồ, đầm.
- Cho từng lớp đất xuống đầm chặt lớp này mới đến lớp khác.
- Tiến hành lấp đất theo dây chuyền.
* Khối lượng lấp đất hố móng:
Vlấp = Vđào - VBT= 1130,91 – 142,4 = 988,51 m3
4.2.2.Biện pháp thi công bê tông phần thân
(Thi công khung sàn tầng 5) .
Thi công cột dầm sàn gồm các công tác sau :
+ Lắp dựng cốt thép cột.
+ Lắp dựng ván khuôn cột.
+ Đổ bê tông cột.
+ Lắp dựng cây chống ván khuôn dầm sàn.
+ Đặt cốt thép dầm sàn.
+ Đổ bê tông dầm sàn.
+ Bảo dưỡng bê tông.
+ Tháo dỡ ván khuôn.
4.2.2.1. Lựa chọn phương tiện phục vụ công tác thi công :
a.Nhận xét đặc điểm công trình để chọn thiết bị:
Để thi công giảm được chi phí và nhân lực đồng thời dể đạt được tiến độ thi công ta cần lựa chọn các loại máy móc, thiết bị phù hợp phục vụ cho công tác thi công tại công trường. Việc chọn máy móc hợp lý rất quan trọng vì nhờ nó ta tránh được những chi phí lãng phí không cần thiết, mặt khác nó còn phục vụ đắc lực chọn những công việc không thể thi công bằng thủ công được.
Để phục vụ cho công tác thi công bê tông, vận chuyển ván khuôn, cốt thép, các vật liệu khác lên cao ta cần chọn phương tiện vận chuyển cho phù hợp. Căn cứ vào chiều cao công trình cũng như kích thước mặt bằng và khối lượng bê tông cần đổ ta thấy không nên dùng bơm bê tông vì lãng phí nên ta chọn hai phương án sau:
+ Dùng vận thăng để vận chuyển vật liệu.
+ Dùng cần cẩu để vận chuyển vật liệu.
Ta thấy rằng nếu dùng vận thăng để chuyển xe cải tiến đổ bê tông thì có lợi về giá thành ca máy nhưng số người phục vụ cho công việc đổ bê tông dầm sàn lại nhiều. Nếu dùng cẩu đổ bê tông thì sẽ có số người phục vụ ít giá thành máy cao, không tận dụng hết công suất của máy.
Trong thực tế của công trình này ta thấy khối lượng bê tông không lớn lắm, hơn nữa nếu chọn cẩu di chuyển thùng đến được các vị trí dầm sàn thì phải chọn cẩu có tay cần dài và phải lắp thêm cần phụ sẽ rất lãng phí.
Qua so sánh ta đi đến quyết định cuối cùng là chọn phương án đổ bê tông bằng xe cải tiến kết hợp với vận thăng là thuận tiện và có giá thành phù hợp nhất.
b. Chọn loại ván khuôn, cây chống, đà giáo:
Khi thi công cột, dầm, sàn để đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng cao thì hệ thống cây chống cũng như ván khuôn cần phải đảm bảo đến độ cứng, ổn định cao, hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng thì cây chống và ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ khi mặt bằng xây dựng lớn. Do vậy cây chống và ván khuôn phải có tính điển hình cao. Vì vậy sự kết hợp giữa cột chống kim loại và ván khuôn kim loại vạn năng khi thi công bê tông khung sàn là biện pháp hữu hiệu và kinh tế.
Chọn loại ván khuôn:
Sử dụng ván khuôn kim loại có hình dáng và kích thước phù hợp với thực tế công trình.
Chọn cây chống sàn :
Sử dụng giáo PAL do hãng Hoà Phát chế tạo.
* Ưu điểm của giáo Pal:
- Giáo Pal là một chân chống vạn năng đảm bảo an toàn và kinh tế.
- Giáo Pal có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng đặt ở độ cao lớn.
- Giáo Pal làm bằng thép nhẹ, đơn giản thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, di chuyển.
* Cấu tạo giáo Pal:
Giáo Pal được thiết kế trên cơ sở là hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như sau:
- Phần khung tâm giác tiêu chuẩn.
- Thanh giằng chéo và giằng ngang.
- Kích chân cột và đầu cột.
- Khớp nối khung.
- Chốt giữ khớp nối.
Bảng : Độ cao giới hạn và tải trọng cho phép
Lực giới hạn của cột chống (kg)
35300
22890
16000
11800
9050
7170
5810
Chiều cao (m)
6
7,5
9
10,5
12
13,5
15
ứng với số tầng của giáo
4
5
6
7
8
9
10
Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh độ cao thấp nhờ hệ thống kích dưới trong khoảng từ 0 á 0,75m.
+ Trong khi lắp dựng chân chống là giáo Pal cần lưu ý như sau:
- Lắp các thanh giằng ngang theo 2 phương vuông góc và chống chuyển bị bằng thanh giằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các bộ phận, phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.
- Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kếy vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.
- Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối.
* Chọn cây chống dầm:
Sử dụng cây chống đơn kim loại do hãng Hoà Phát.
Các thông số và kích thước cơ bản như sau:
Loại ống
Chiều cao sử dụng
Tải trọng
Trọng
min (mm)
max (mm)
Khi nén (kg)
Khi kéo (kg)
lượng (kg)
K - 102
2000
3500
2000
1500
12,7
K - 103
2400
3900
1900
1300
13,6
K - 103B
2500
4000
1850
1250
13,83
K - 104
2700
4200
1800
1200
14,8
K - 105
3000
4500
1700
1100
15,5
* Chọn thanh đà đỡ ván khuôn sàn:
Đặt các thanh xà gồ theo 2 phương, đà ngang dựa trên đà dọc, đà dọc dựa trên các giá đỡ chữ U của hệ thống giáo chống. Ưu điểm của loại đà này là tháo, lắp đơn giản, có sức chịu tải khá lớn, hệ số luân chuyển cao. Loại đà này kết hợp với giáo chống kim loại tạo ra bộ dụng cụ ván khuôn đồng bộ, hoàn chỉnh và rất kinh tế.
c. Chọn phương tiện vận chuyển lên cao:
Công trình thi công lớn nên cùng một lúc có thể tiến hành thi công nhiều hạng mục công việc khác nhau như vận chuyển bê tông, vận chuyển gạch vữa, vật liệu khác. Bởi vậy để chủ động trong công tác vận chuyển lên cao ta bố trí 2 thang tải để đảm bảo cho công tác thi công. Vì chiều cao tới nơi đổ bê tông sàn tầng mái là 31,8 m ta chọn máy vận thăng với các thông số sau:
Máy vận thăng TP-5.
Sức nâng : 0,5T
Độ cao nâng : 50m
Vận tốc nâng: 7 m/s
Trọng lượng máy : 5,7T
* Máy được ghép tựa vào công trình.
* Phương tiện vận chuyển ngang: dùng các xe cải tiến và xe cút kít vận chuyển nguyên vật liệu đến vận thăng.
4.2.2.2. Thi công cột:
Để đảm bảo cột được thi công đúng vị trí thiết kế ta tiến hành kiểm tra, xác định lại tim cột khung bằng máy trắc đạc, đánh dấu tim cột bằng sơn đỏ vào 4 phía chân cột.
Bảng đặc tính kỹ thuật của tấm khuôn phẳng
Hình dạng
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
Cao
(mm)
Mômen quán
tính (cm4)
Mômen kháng
uốn (cm3)
300
300
220
200
150
150
100
1800
1500
1200
1200
900
750
600
55
55
55
55
55
55
55
28,46
28,46
22,58
20,02
17,63
17,63
15,68
6,55
6,55
4,57
4,42
4,3
4,3
4,08
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc trong
Kiểu
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
70
60
30
1500
1200
900
150´150
1800
1500
100´150
1200
900
750
600
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc ngoài
Kiểu
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
100´100
1800
1500
1200
900
750
600
4.2.2.2.1. Công tác ván khuôn cột:
a. Tính số lượng ván khuôn :
Kích thước cột 350x450mm cao 2900mm, ta sử dụng 8 tấm góc ngoài 100x100 cao 1200, 4 tấm góc ngoài cao 600, 4 tấm 150x1200, 4 tấm 250x1200 cho một cột, 2 tấm 150x600, 2 tấm 250x600.
b. Tính khoảng cách gông:
Sơ đồ tính : coi ván cột làm việc như một dầm liên tục chịu tải phân bố đều kê lên gối tựa là gông cột.
* Xác định tải trọng tính toán:
Ván khuôn cột chịu tải trọng tác động là áp
lực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ và tải
trọng động khi đổ bê tông. Theo TCVN 4453-1995,
áp lực ngang tối đa của vữa bê tông tươi mới đổ đầm bằng
đầm dùi, chiều cao mỗi lớp đổ h = 0,7m, xác định như sau:
Ptc1 = g . h .b = 2500 . 0,7 . 0.5 = 875 kG/m
Ptt1 = 1,2 . 875 = 1050 kG /m
Tải trọng do đổ và đầm là :
Ptc2 = n . 400 . b
Ptt2 = 1,3 . 400 . 0.5 = 260 kG/m
Như vậy tải trọng tác dụng vào một mặt ván là:
qTT = Ptt1 + Ptt2 = 1050 + 260 = 1310 kG/m
Gọi khoảng cách giữa các gông là lg, coi ván khuôn là dầm liên tục:
mmax = Ê R . W
Trong đó :
R : cường độ ván kim loại R = 2100 kg/m2
W = 4,42 + 6,55 = 10,97 cm2 là mômen kháng uốn với b = 50cm.
ị lg Ê = 132,6 cm
Chọn lg = 60cm : gông là loại gông kim loại
c. Lắp dựng:
+ Ván khuôn cột ghép sẵn thành từng mảng bằng kích thước mặt cột, liên kết bằng chốt.
+ Chân cột có lỗ nhỏ để vệ sinh trước khi đổ.
+ ở giữa cột để cửa đổ bê tông.
+ Ván khuôn được lắp sau khi lắp đặt cốt thép cột, lúc đầu ghép 3 mảnh vào với nhau, sau đó đưa vào vị trí mới ghép nốt.
+ Lắp dựng gông theo thiết kế, cố định ván khuôn bằng các cây chống xiên và kiểm tra độ thẳng trước khi đổ bê tông.
d. Công tác kiểm tra và nghiệm thu:
Được tiến hành tương tự như phần móng.
e. Tháo dỡ:
Đối với bê tông cột sau khi đổ 2 ngày thì có thể tháo dỡ ván khuôn, cốp pha, đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được tải trọng bản thân và tải trọng thi công khác, khi tháo dỡ cốp pha cần tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
4.2.2.2.2. Công tác cốt thép cột:
a. Gia công cốt thép:
* Cốt thép được gia công tại xưởng của công trường, cụ thể là :
Thép Ê f8 cắt bằng kìm cộng lực, > f8 cắt bằng máy.
Thép uốn Ê f16 có thể uốn bằng vam.
Thép uốn > f16 có thể uốn bằng máy.
* Cốt thép được gia công và trước khi đổ bê tông cần làm sạch bề mặt.
- Cắt và uốn chỉ được phép thực hiện bằng phương pháp cơ học.
- Sai số cho phép khi cắt uốn lấy theo quy phạm.
- Cốt thép phải đúng với thiết kế, mọi thay đổi phải được sự đồng ý của thiết kế.
* Nối cốt thép : có thể nối bằng 2 phương pháp:
- Nối buộc: Dùng cốt thép f1 để buộc cốt thép trong trường hợp lấy chiều dài nối phải đảm bảo các quy phạm thiết kế.
- Nối hàn : Dùng hàn hồ quang điện để nối, chiều dài hàn cũng cần tuân thủ các quy định quy phạm xây dựng.
b. Khi vận chuyển và lắp dựng cốt thép tránh làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm cốt thép.
- Các biện pháp lắp dựng trước không gây trở ngại cho biện pháp lắp dựng sau này, cần có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không gây biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Các con kê được đặt ở vị trí thích hợp (> 1000), đảm bảo lớp bê tông bảo vệ.
- Khi lắp dựng cốt thép cột cần dùng dây dọi để kiểm tra cho cốt thép thẳng đứng so với tim cột, cốt đai phải đúng loại, đúng khoảng cách thiết kế.
- Công tác kiểm tra, nghiệm thu (tiến hành tương tự như phần móng).
4.2.2.2.3. Công tác bê tông cột:
- Làm vệ sinh (quét dầu thải) cho cốp pha trước khi đổ bê tông.
- Đảm bảo đong đúng, đủ phối liệu.
- Trộn bê tông đổ cột (quy trình đã trình bày).
- Trước khi đổ bê tông để tránh hiện tượng phân tầng, ta đổ 2 xô xi măng cát vàng mác 200 xuống trước rồi mới đổ bê tông theo quy trình, đổ bằng xô nên phải có phễu hứng bê tông và ống vòi voi để dẫn bê tông.
- Sau khi đổ đến cửa đổ thì ghép đóng bịt cửa và đổ từ trên xuống dùng dầm dùi để đầm bê tông, mỗi lớp đầm cao 60cm. Trong quá trình đổ luôn theo dõi ván khuôn, khi có sự cố cần sửa chữa khắc phục ngay.
4.2.2.3. Ván khuôn vách
+ Quy trình lắp đặt ván khuôn vách được thực hiện một cách tương tự như quy trình lắp đặt ván khuôn cột.
+ Tổ hợp các tấm ván khuôn định hình bé ghép lại thành tấm ván lớn bằng chiều rộng của vách. Sử dụng cây chống kim loại và tăng đơ để giữ ổn định theo phưong đứng cho vách.
+ Để chịu lực đẩy ngang của bê tông ta dùng các thanh xà gồ gỗ được các thanh bu lông chế tạo riêng xuyên từ bên này sang bên kia xiết chặt lại. Thân bu lông được đặt trong ống nước nhỏ để có thể rút ra sử dụng cho lần sau khi tháo ván khuôn.
+ Đối với ván khuôn là vách thang máy, thì phía trong lồng thang máy được bố trí 1 hệ thống cột chống tổ hợp chống từ vách thang bên này sang vách thang bên kia. Cột chống này có tác dụng chịu lực đẩy của bê tông và giữ ổn định theo phương đứng cho vách thang khi mà ta không bố trí được các cột chống xiên.
+ Bên trong lồng thang được đặt sàn công tác phục vụ cho việc lắp đặt cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông. Sàn công tác này được đặt trên các chuồng giáo hoàn thiện chống từ dưới đất lên.
+ Ván khuôn vách phía trong được ghép hết cao trình sàn tầng đang thi công, tựa trên một vai bằng thép. Vai thép này được liên kết với phần vách đã đổ ở tầng dưới thông qua các lỗ chờ và bắt bulông.
+ Ván khuôn phía trong lồng thang máy được giằng bởi các thanh chống góc và giữ ổn định bởi các thanh chống thành.
+ Góc của ván khuôn lồng phải đảm bảo vuông, thẳng đứng.
+ Lắp tấm ván khuôn trong trước, lắp tấm ngoài sau.
4.2.2.4. Thi công dầm sàn:
4.2.2.4.1. Công tác ván khuôn:
a.Tính ván khuôn đáy dầm: (Tính cho dầm 350700 mm) .
- Ván khuôn dầm sử dụng là ván khuôn kim loại, chọn 6 tấm ván khuôn phẳng kích thước 350´1200 , được tựa lên các thanh xà gồ gỗ kê trực tiếp lên cây chống đơn , khoảng cách giữa các xà gồ này chính là khoảng cách giữa các cây chống .
- Tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm :
+ Trọng lượng ván khuôn: , (n = 1,1).
+ Trọng lượng bê tông cốt thép dầm (hd = 70 cm ):
, (n=1,2)
+ Tải trọng do đổ bê tông : , (n = 1,3)
+ Tải trọng thi công : , (n = 1,3)
ị Tổng tải trọng tính toán tác dụng trên 1 m2 ván đáy dầm là :
-Tải trọng trên một mét dài ván đáy dầm là:
- Coi ván khuôn đáy dầm như dầm đơn giản kê lên 2 xà gồ gỗ. Gọi khoảng cách giữa 2 xà gồ gỗ là: l
- Từ điều kiện bền : s = < = 2100 (Kg/cm2)
Trong đó : W= 4,57(cm3) ; M=
ịl=108,45 (cm) .
Chọn l = 100(cm) .
* Kiểm tra võng:
- Tải trọng dùng để tính độ võng của ván khuôn đáy dầm :
qc = (20 + 1750 + 400 + 250)0,22 = 532,4 (Kg/m)
- Độ võng f được tính theo công thức : f =
Với thép ta có : E = 2,1.106 (Kg/cm2) ; J = 22,58 (cm4)
ị
- Độ võng cho phép : [f] = = 0,146 (cm)
Ta thấy: f< [f], vậy khoảng cách giữa các xà gồ bằng 100 cm là bảo đảm .
Tuỳ thuộc nhịp dầm ta có thể bố trí với khoảng cách cho phù hợp .
b.Tính toán ván thành dầm.
- Chiều cao ván khuôn thành dầm cần thiết:
hvk= h = hdầm - hsàn =70 - 10 = 60 cm
ị Chọn ván khuôn thành dầm là 14 tấm phẳng kích thước 2001200 mm và 7 tấm phẳng kích thước 2201200 mm cho 1 bên thành dầm .
- Coi ván khuôn thành dầm như là dầm liên tục tựa trên các gối tựa là thanh nẹp đứng. Khoảng cách giữa các gối tựa là khoảng cách giữa các cây chống xiên
*Tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành dầm gồm có:
- áp lực ngang của bê tông: q1= n1.g.h =1,325000,7 = 2275 Kg/m2
- Tải trọng do đổ bê tông: q2= n2.400 =1,3400 = 520 Kg/m2
- Tải trọng do người và dụng cụ thi công:
q3= n3.250 = 1,3250 = 325 Kg/m2
ịTổng tải trọng tác dụng trên 1m dài ván thành dầm:
q = (2275 + 520 + 325) 0,22 = 686,4 Kg/m = 6,864Kg/cm .
( tính với tấm ván khuôn 220´1200 mm) .
- Mômen lớn nhất: Mmax = Ê R.W.
Trong đó:
R: Cường độ của ván khuôn kim loại R = 2100 Kg/cm2
W: Mô men kháng uốn của ván khuôn ; W = 4,57 cm3
Từ đó : lcx Ê = 105,76 cm
Chọn lcx = 100cm.
* Kiểm tra võng của ván khuôn thành dầm: f=
qtc = (25000,7 +400+250)0,22= 528 KG/m = 5,28 KG/cm .
f=.
- Khi đổ bê tông sàn, để tránh hiện tượng chảy bê tông ở mép ngoài của sàn thì ta phải sử dụng các tấm ván thành ở ngoài có chiều cao cao hơn mặt đổ bê tông của sàn khoảng 5cm , do đó ta đệm thêm dải gỗ vào những khe hở còn ván khuôn dầm biên như ta đã chọn cao hơn bê tông sàn 5cm .
4.2.2.4.2.Tính đà ngang cho dầm .
- Bố trí một hệ thống đà ngang đỡ ván khuôn đáy dầm , hệ thống đà ngang này
thường dùng gỗ , khoảng cách giữa các đà là ađ = 100 cm .
- Tải trọng tác dụng lên đà là toàn bộ tải trọng dầm trong diện truyền tải của nó
( diện truyền tải là một khoảng đà ađ )
+ Tải trọng bêtông cốt thép dầm .
q1 = n..h.a = 1,2 2500 0,71 = 2100 kG/m.
+ Tải trọng bản thân ván khuôn đáy dầm ( lấy = 20 kg/m) .
q2 = n.20.a = 1,120 1 = 22 kG/m.
+ Tải trọng do đổ bêtông bằng bơm : ptc=400 kg/m2 .
q3 = n. P.a = 1,3 400 1 = 520 kG/m
+ Tải trọng do thi công ( lấy hoạt tải P= 250 kg/m)
q4 = n. P.a = 1,3 250 1 = 325 kG/m
+ Tải trọng bản thân ván khuôn 2 thành dầm ( lấy = 20 kg/m)
q5 = 2 .n.20.a = 21,120 1 = 44 kG/m
+ Tải trọng bản thân đà ngang: Chọn đà có tiết diện (812) cm
q6= n.b.h. =1,10,080,12600 = 6,336 kG/m
Tổng tải trọng tác dụng lên đà ngang .
P = ( q1 + q2 + q3 + q4 + q5 + q6) b
= (2100 + 22 + 520 + 325 + 44 + 6,336) 0,22 = 663,81 kG .
- Tính đà ngang .
+ Khả năng chịu mômen uốn của tiết diện : M=[ ] W ; với W =
+ Giá trị mômen uốn do tải trọng gây ra : (chọn khoảng cách giữa 2 cây chống
đỡ đà ngang là : lcc = 60cm ) .
Mmax = kG.m
+ Kiểm tra đà ngang theo điều kiện biến dạng
- Để đà ngang ổn định thì Mmax M
h = 0,03 m = 3 cm .
Vậy tiết diện đà ngang đã chọn thoả mãn .
- Kiểm tra độ võng của đà ngang theo điều kiện : f
f = ; p kG ;
J = cm
f = cm < [ f ] = cm .
Thoả mãn điều kiện , chọn đà có tiết diện (8 12)cm .
4.2.2.4.3.Tính toán cây chống .
- Chọn 2 cây chống đơn cho 1 đà ngang ,cây chống thép đơn có độ ổn định rất cao và chịu được tải trọng lớn nên có thể không cần tính cây chống theo ổn định và độ bền . Ta chỉ cần xác định giá trị tải trọng dồn lên từng cây chống và thoả mãn điều kiện : Ptt
- Tải trọng dồn lên từng cây chống như sau :
Pcc == 331,905 kG < [ P ]thépđơn = 2200 kG
[ P ]thépđơn: Giá trị lớn nhất một cây chống thép đơn loại V1 có thể chịu được.
Cây chống đủ khả năng chịu lực .
4.2.2.4.4..Thiết kế ván khuôn, cây chống sàn:
- Ván khuôn sàn sử dụng ván khuôn định hình và cây chống đơn của LENEX kết hợp với giáo PAL.
- Kích thước các ô sàn không giống nhau nên trong quá trình lắp ghép ván khuôn sàn phải kết hợp nhiều loại ván khuôn định hình khác nhau.
- Tại các góc bị thiếu ván khuôn, dùng gỗ để ghép vào vị trí đó.
Tính toán ván khuôn cho ô sàn điển hình kích thước :3,64,05m.
L01=3,6 - 20,11 =3,38m
L02=4,05 - 20,11 =3,83m
Dùng 22 tấm 3001800 mm +2 tấm 2001200mm .
Tại những vị trí còn thiếu ta bù vào bằng các tấm ván khuôn gỗ.
Để thuận tiện cho thi công ta chọn xà gồ ,cây chống sàn như sau :
Sử dụng cây chống đơn loại V2 để chống ván sàn ở vị trí không bố trí được giáo PAL .Các vị trí ở giữa ta dùng cây chống tổ hợp (giáo PAL) để chống .
- Thứ tự cấu tạo các lớp gồm :
+các thanh đà gỗ tiết diện (812)cm, khoảng cách giữa các thanh đà ngang là 60cm.
+ các thanh đà dọc đặt bên dưới các thanh đà ngang,tiết diện các thanh (1012)cm . Khoảng cách lớn nhất giữa các thanh xà gồ :120cm
+Dưới cùng là hệ cây chống tổ hợp .
a.Kiểm tra độ võng và độ bền của cốp pha sàn.
- sơ đồ tính:
- Tải trọng tác dụng lên cốp pha sàn:
+ Trọng lượng của bê tông cốt thép sàn (sàn dày 8cm):
q1 = 1,2 2500 0,08 =240 (kG/m2)
+ Trọng lượng bản thân của ván khuôn sàn:
q2 = 20 ´ 1,1 = 22(kG/m2)
+ áp lực do đổ bê tông bằng máy:
q3 = 400 ´ 1,3 = 520(kG/m2)
+ Tải trọng do người và dụng cụ thi công = 250 kG/m2:
q4 = 250 ´ 1,3 = 325 (kG/m2)
Vậy lực phân bố tác dụng lên cốp pha là:
qtt = (q1 + q2 + q3 + q4 + q5)0,3
qtt =(240 +22+520 +325) 0,3 = 332,1(kG/m) = 3,32(kG/cm)
-Kiểm tra độ bền và độ võng của ván khuôn sàn :
+Theo điều kiện bền :
;với w =6,55cm3
Mmax =
= 2100 KG/cm2 .
Vậy điều kiện bền được thoã mãn.
+ Theo điều kiện võng.
Độ võng f được tính theo công thức : f =
Với thép ta có : E = 2,1. 106 KG/cm2 ; mô men quán tính của ván khuôn định hình J = 28,46cm4 ; qtc= KGcm.
f = = 0,005 (cm).
Độ võng cho phép : [f] = = 0,15 (cm)
Ta thấy : f thoả mãn điều kiện độ võng.
b.Kiểm tra tiết diện đà ngang đỡ ván khuôn sàn .
- Sơ đồ tính: Coi các thanh đà ngang như dầm liên tục gối lên các thanh xà gồ dọc chịu tác dụng của tải trọng phân bố đều bao gồm:
+ Trọng lượng sàn bê tông cốt thép ( dày 8cm) .
= 1,225000,60,08 = 144 kG/m.
(trong đó b = 0,6 khoảng cách giữa các xà gồ ).
+Trọng lượng ván sàn : q2= 200,61,1 =13,2 kG/m.
+Trọng lượng bản thân xà ngang: q3=0,10,08 6001,2 =5,76 kG/m.
+Hoạt tải do chấn động rung khi đổ bêtông: q4=1,30,6400 =312kG/m
+Hoạt tải do người và máy vận chuyển : q5 =1,30,6250 =195 kG/m
Tổng tải trọng phân bố đều trên xà gồ :
q = 144 +13,2+312+195+5,76 =669,96 kg/m .
- Kiểm tra bền và độ võng cho các thanh xà gồ ngang.
+ Mô men do tải trọng phân bố đều :
kG.cm
+ Mômen kháng uốn của tiết diện: w =
+ Kiểm tra độ bền của thanh đà : s < [s]
; Với [s] = 150 kG/cm2
s = 72,36 kG/cm2 < [s] = 150 kG/cm2
+ Kiểm tra độ võng của thanh đà : f Ê [f]
f = 0,12 cm < [f] = 0,15cm , thoả mãn điều kiện võng.
c.Kiểm tra tiết diện đà dọc đỡ ván khuôn sàn .
- Sơ đồ tính:
- Các thanh xà gồ dọc chịu tác dụng của tải trọng tập trung do đà ngang truyền xuống đặt tại giữa nhịp.
- Giá trị lực tập trung: P=669,96 1,2=803,95KG.
- Kiểm tra bền:
Mmax=24118 (KG.cm)
W==240(cm)
=100,5 KG/cm<=150 KG/cm.
Thoả mãn điều kiện về bền.
- Kiểm tra võng cho thanh xà gồ : f =
f==0,167 cm.
=0,3 cm
Vậy f=0,167cm<=0,3cm.Thoả mãn điều kiện độ võng.
d.Chọn và kiểm tra cây chống.
- Xác định tải trọng xuống cây chống :
Theo cách bố trí cây chống thì tải trọng lớn nhất tác dụng xuống cây chống là : N2=qtt ´ l
Trong đó: qtt = q + qbt
q=6,7 kG/cm.
qbt: trọng lượng bản thân xà gồ (1012)cm.
qbt = 0,12 ´ 0,1 ´ 600 ´ 1,1 = 7,92 kG/m = 0,079 kG/cm.
đ qtt = 6,7 + 0,079 = 6,779 kG/cm.
đ N2 = 6,779 ´ 120 = 813,5 kG.
Chiều dài cần thiết của cây chống:
3600 - 80 - 220 - 55 = 3245mm.
Trong đó: 80- chiều dày của sàn.
220- chiều cao của hai lớp xà gồ.
55 - chiều dày của ván khuôn.
Dựa vào lực tác dụng lên cột chống và chiều dài cần thiết của cột chống ta chọn cây chống V1có các thông số kỹ thuật:
- Chiều dài lớn nhất : 3300mm
- Chiều dài nhỏ nhất : 1800mm
- Chiều dài ống trên :1800mm
- Chiều dài đoạn điều chỉnh : 120mm
- Sức chịu tải lớn nhất khi lmin : 2000kG
- Sức chịu tải lớn nhất khi lmax : 1500kG
- Trọng lượng : 12,7kG
4.2.2.5 Lắp dựng:
* Lắp dựng ván khuôn dầm :
Việc lắp dựng ván khuôn dầm được tiến hành theo các bước:
+ Ghép ván khuôn dầm chính.
+ Ghép ván khuôn dầm phụ và dầm hành lang.
+ Ván khuôn dầm được đỡ bằng cây chống đơn.
+ Lắp xà gồ đỡ ván đáy vào vị trí, điều chỉnh đúng độ cao, tim cốt rồi lắp dựng ván thành.
+ Ván thành được cố định bằng 2 nẹp, dưới chân đóng ghim vào thanh ngang đầu cây chống. Tại mép trên ván thành được ghép vào ván khuôn sàn, khi không có sàn thì dùng thanh chéo chống xiên vào ván thành từ phía ngoài.
* Lắp dựng ván khuôn sàn :
- Sau khi lắp xong vá khuônn dầm mới lắp ván sàn.
- Lắp hệ Pal để dỡ sàn.
- Lắp xà gồ đỡ sàn.
- Ván khuôn sàn được lắp thành mảng.
- Kiểm tra độ cao bằng máy thuỷ bình hoặc ly vô.
* Kiểm tra và nghiệm thu (được tiến hành như phần cột):
4.2.2.6.Công tác cốt thép:
a. Gia công cốt thép (như phần cột).
b. Lắp dựng:
* Biện pháp lắp dựng cốt thép dầm:
Đặt dọc 2 bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang, đặt các thanh thép cấu tạo lên thanh đà ngang, luồn cốt đai san thành từng túm, luồn cốt chịu lực, sau khi buộc xong thì ra lồng thép xuống ván khuôn.
* Biện pháp lắp dựng cốt thép sàn:
Thép được gia công sẵn, trải đều theo 2 phương theo khoảng cách thiết kế, sau khi buộc xong cốt thép thì cho công nhân đặt con kê bê tông dưới các nút thép, tránh không được dẫm lên cốt thép.
c. Kiểm tra, nghiệm thu (như phần cột).
4.2.2.7.Công tác bê tông:
- Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
- Khi trộn bê tông vữa bê tông phải được trộn đều, trộn bê tông phảu đủ thành phần đúng tỉ lệ cấp phối. Thời gian trộn phải trong giới hạn cho phép.
- Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng.
+ Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn đổ và đầm bê tông.
+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng (nếu có). Nếu không có số liệu thí nghiệm thì có thể tham khảo các trị số ghi ở bảng sau:
Thời gian cho phép lưu chuyển hỗn hợp bê tông
Nhiệt độ (0C)
Thời gian vận chuyển cho phép (phút)
> 30
30 phút
20 - 30
45 phút
10 - 20
60 phút
5 - 10
90 phút
Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá 200m. Nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng thì cận trộn lại trước khi đổ.
* Đổ và đầm bê tông:
- Yêu cầu cần chú ý khi đổ và đầm bê tông.
+ Trước khi đổ cần kiểm tra nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ sàn công tác.
+ Phải làm sạch ván khuôn cốt thép, sửa các khuyết tật sai sót nếu có.
+ Tưới nước vào ván khuôn để tránh ván khuôn không hút nước xi măng.
+ Khi đổ bê tông không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
+ Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế.
* Đầm bê tông:
Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có thể dùng các loại đầm khác nhau nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.
+ Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
* Bảo dưỡng bê tông:
Quá trình đông cứng của vữa bê tông là quá trình xảy ra phản ứng thuỷ hoá giữa xi măng và nước trong bê tông. Bảo dưỡng bê tông mới đổ là tạo điều kiện thuận lợi cho sự đông kết của bê tông. Bảo dưỡng bê tông có mục đích không cho nước ngoài thâm nhập vào vữa bê tông mới đổ, không làm mất nước bề mặt, không cho lực tác động khi bê tông chưa chịu được.
Phải giữ ẩm ít nhất 7 ngày đêm, hai ngày đầu cứ sau 2 giờ tưới nước 1 lần, lần đầu sau khi đổ bê tông được 4 á 7 giờ. Những ngày sau khoảng 3 á 10 giờ tưới 1 lần tuỳ theo nhiệt độ không khí.
Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ 24 kg/cm (mùa hè từ 1 á 2 ngày, mùa đông 3 ngày).
Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên của bê tông được phân ra làm hai giai đoạn . Giai đoạn bảo dưỡng ẩm ban đầu và bảo dưỡng ẩm tiếp theo:
+ Bảo dưỡng ẩm ban đầu: phủ lên bề mặt bê tông các lớp vật liệu đã được làm ẩm 9 như bao tải, cót ẩm,..., để giảm cho bê tông không bị mất nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu như nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm,.... Việc phủ lên bề mặt được kéo dài cho tới khi bê tông đạt cường độ 5kG/cm2.
+ Bảo dưỡng ẩm tiếp theo: Tiến hành kế tiếp ngay sau khi giai đoạn bảo dưỡng ẩm ban đầu cho tới khi ngừng bảo dưỡng.
+ Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các tri số ghi trong bảng sau:
Thời gian bảo dưỡng ẩm (Theo TCVN 5529-91)
Vùng khí hậu bảo dưỡng B
Tên mùa
Tháng
Rthbt
%R28
T2 BD
(ngày đêm)
Vùng A
Hè
IV - IX
50 - 55
3
Đông
X - III
40 - 50
4
Khô
II - VII
55 - 60
4
Vùng B
Mưa
VIII - I
35 - 40
2
Khô
XII- IV
70
6
Vùng C
Mưa
V - XI
30
1
Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
* Mạch ngừng khi thi công bê tông toàn khối:
Khi vì lý do kỹ thuật, kết cấu không cho phép đổ liên tục hay vì lý do tổ chức không đủ điều kiện tổ chức đổ liên tục ta phải đổ bê tông có mạch ngừng. Thời gian ngừng tốt nhất khoảng từ 20 á 24 giờ. Vị trí của mạch ngừng để ở những nơi có lực cắt tương đối nhỏ, ở những nơi có tiết diện thay đổi, ranh giới giữa các kết cấu nằm ngang và thẳng đứng.
- Vị trí mạch ngừng dầm sàn:
+ Khi hướng đổ song song với dầm phụ thì vị trí để mạch ngừng ở đoạn 1/3 á 2/3 ldp.
+ Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.
+ Nếu hướng đổ bê tông song song với dầm chính tức là vuông góc với dầm phụ thì mạch ngừng đặt cách trục dầm phụ hoặc tường biên một khoảng bằng 1/4 nhịp của dầm chính.
- Chú ý khi để mạch ngừng:
+ Trước khi đổ bê tông mới bề mặt bê tông cũ cần được xử lý, làm nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải làm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào từng lớp bê tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
* Sửa chữa khuyết tật:
+ Ta thường gặp ba loại như sau:
- Rỗ tổ ong: mới chỉ thể hiện thành những lỗ nhỏ ở mặt ngoài chứ chưa vào tới cốt thép.
- Rỗ sâu: lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép.
- Rỗ thấu suốt: lỗ rỗ thông suốt từ mặt này sang mặt kia.
+ Nguyên nhân:
- Do độ rơi tự do của vữa bê tông quá lớn so với độ cao cho phép làm cho bê tông bị phân tầng.
- Do độ dày của lớp bê tông qúa lớn, vượt quá phạm vi ảnh hưởng tác dụng của đầm.
- Do đầm không kỹ, không đều hoặc do máy đầm có sức rung quá yếu.
- Do cốt liệu không đúng quy cách, bê tông trộn khô, trộn không đều, phương tiện vận chuyển không kín làm mất nước xi măng, do bê tông bị phân tầng.
- Do cốt thép bị ken quá dày làm cốt liệu lớn không lọt được xuống dưới. Do ghép ván khuôn không khít làm mất nước xi măng.
+ Cách sửa chữa:
- Nếu rỗ tổ ong (rỗ mặt) thì ta dùng bàn chải sắt đánh sờm lớp cũ, quét sạch bụi, rửa nước, đợi khô rồi dùng vữa xi măng mác cao hơn bê tông dể trát.
- Nếu rỗ sâu thì phải đục tẩy hết chỗ rỗ cho đến lớp bê tông tốt, đánh sớm bằng bàn chải sắt, rửa sạch bằng nước đợi khô và cạo rỉ thép rồi dùng bê tông sợi nhỏ để trát lại. Nếu dùng máy phun bê tông để lấp các vết rỗ này thì tốt hơn.
- Nếu rỗ thấu suốt thì sau khi tẩy chỗ rỗ cho đến tận lớp bê tông tốt, ta sẽ tiến hành ghép ván khuôn (bằng gỗ, thép hay bê tông cốt thép) bao quanh và dùng máy bơm bơm vữa xi măng vào trong kết cấu qua lỗ đục ở ván khuôn. Nếu lỗ rỗ là rỗng gây tổn thất trầm trọng cho kết cấu chịu lực thì ta dùng ván khuôn là bê tông cốt thép thành lớp vỏ bao quanh chỗ rỗng và được giữ lại mãi như một lớp gia cường.
4.2.3. công tác hoàn thiện
Công tác hoàn thiện gồm các công việc chủ yếu như: trát, lát, láng, ốp, sơn và quét vôi.
4.2.3.1. Công tác trát :
Lớp vữa trát nhằm tạo cho công trình có một vẻ đẹp cần thiết theo yêu cầu của cuộc sống, nó còn bảo vệ kết cấu chịu lực chống lại tác dụng của độ ẩm, hơi nước, các chất ăn mòn và những yếu tố khác đồng thời lớp vữa trát còn có tác dụng làm giảm bớt độ dẫn nhiệt và tiếng ồn.
a) Chuẩn bị mặt trát:
* Mặt trát là mặt tường gạch:
- Để tạo điều kiện cho lớp vữa trát bám chắc vào mặt tường thì khi xây phải để mạch lõm sau từ 1 á 1,5cm.
- Phải chờ cho tường thật khô mới được tiến hành chuẩn bị mặt trát.
- Phải lấp kín những lỗ rỗng và cạo sạch những vữa thừa trên mặt tường.
- Phải dùng chổi tre hoặc bàn chải cạo sạch hết bụi rồi dùng thùng tưới hoặc vòi phun xối nước để rửa sạch.
- Với tường quá khô (hoặc thi công trong mùa năng nóng) thì trước khi trát lớp nền ta phải tưới nước để đảm bảo lớp vữa không bê tông mất nước nhanh. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng cuả lớp trát. Chú ý là phải tưới nước từ một đến hai giờ để bề mặt hơi khô rồi mới tiến hành trát.
* Mặt trát là trần bê tông:
- Trần bê tông phải được dùng loại ván khuôn để thô (không bào nhẵn) để tạo thành mặt nhám cho vữa trát dễ bám.
- Trên mặt bê tông (hoặc trên một mặt nhẵn bóng nào khác) thì trước khi trát ta phải trát vữa xi măng lót mác cao có khía bay tạo độ bám dính cho lớp trát sau.
b) Phương pháp trát:
Lớp vữa trát có chiều dày thông thường từ 10 á 15mm.
Vữa trát một lớp có chiều dày từ 10 á 15mm, trên bề mặt nền được trátlên một lớp vữa rồi dùng thước tầm để san đều và dùng bàn xoa để xoa nhẵn.
Vữa trát dày hơn 15mm thì phải trát làm hai hoặc ba lớp: lớp thứ nhất là lớp đáy, lớp thứ hai là lớp mặt được xoa nhẵn.
Vữa trát hơn 30mm thì phải trát làm lớp : lớp thứ nhất là lớp đáy (lớp lót), lớp thứ hai là lớp giữa (còn gọi là lớp đệm) và lớp thứ ba là lớp mặt được xoa nhẵn.
Để đảm bảo chiều dày lớp vữa theo yêu cầu thiết kế thì trước khi trát ta phải đặt mốc bề mặt và đánh dấu chiều dày lớp trát.
Có nhiều cách đặt mốc: bằng những cọc thép (đinh), bằng những cột vữa, bằng những nẹp gỗ hay kim loại.
4.2.3.2. Công tác lát:
- Trước khi lát nền.
- Kiểm tra độ phẳng, độ cao của lớp lót nền.
- Trên lớp lót, ta rải một lớp vữa lát (vữa tam hợp mác 50 hoặc mác 75) dày 2cm rồi đặt gạch lên trên.
- Chiều rộng mạch vữa giữa các viên gạch thường được quy định như sau:
+ Với gạch lá nem: lớn nhất là 5mm.
+ Với gạch xi măng và granito : có mạch từ 1á2mm.
+ Với gạch men (gạch hoa) : không được > 1mm.
Sau khi đặt gạch xong ta rót nước xi măng vào các mạch cho đầy để đảm bảo tính liên kết. Chú ý làm đến đâu phải sạch đến đó, nếu để khô sẽ khó lau sạch mặt gạch.
4.2.3.3. Công tác láng:
Nền nhà thường được láng bằng vữa xi măng, có thể láng trên lớp bê tông đệm ngay sau khi đúc xong hoặc trên nền bê tông sau khi đã đông cứng.
Trước khi láng phải xác định cao độ của nền bằng cách đánh dấu lên tường hoặc chân cột và sau đó căng dây nối các dấu để làm mốc chuẩn.
4.2.3.4. Công tác ốp:
- Gạch ốp phải được lựa chọn cẩn thiện (không được sứt mẻ hoặc nứt nẻ công trình) và được ngâm nước ít nhất là một giờ trước khi ốp.
- Dùng vữa xi măng mác 100 để ốp, cần tăng độ dẻo của vữa thì pha thêm nhiều nhất là 5% hồ vôi so với thể tích xi măng.
- Trước khi ốp, phải gắn những viên gạch làm mốc. Từ những mặt gạch này ta thả dọi xuống để làm mốc thẳng đứng cho các viên gạch giữa hàng với các viên gạch làm mốc.
- Khi ốp ta trát một lớp vữa mỏng lên mặt tường làm chân lát và phết lên mặt sau của gạch một lớp vưã từ 2 á 3mm rồi ốp ngay lên tường theo độ phẳng của dây căng và mạch ngang theo ống thuỷ bình hoặc nivô.
- ốp xong ta dùng xi măng trắng hoặc trên lớp xi măng trắng và màu trộn với nước để lấp đầy các mạch. Miết bay cho xi măng chèn kín mạch và dùng giẻ lau sạch vữa trên mặt các tấm gạch men.
4.2.3.5. Công tác quét vôi:
- Khi đã thi công xong công tác hoàn thiện ta mới tiến hành quét vôi. Trước khi quét vôi phải làm sạch bề mặt không được quét vôi lên bề mặt trát còn ướt.
- Quét vôi bằng chổi đót (đã được bó tròn và chặt bằng đều).
- Quét vôi phải được tiến hành thành nhiều lớp.
+ Lớp lót bằng nước vôi pha loãng, có thể quét một hoặc hai lượt trước khi khô rồi mới tiến hành quét lượt sau. Phải quét liên tục thành lớp mỏng.
Chú ý: quét tường thì đưa chổi theo chiều ngang và quét từ trên xuống, còn quét trần thì theo hướng song song với cửa.
+ Lớp mặt: khi lớp lót đã khô thì quét lớp mặt. ở lớp mặt phải được quét làm hai ba lượt (lượt trước khô mới được quét lớp sau). Lớp mặt phải được quét vuông góc với lớp lót.
Nếu quét vôi màu thì lớp lót là quét bằng vôi trắng và lớp mặt quét bằng vôi màu.
4.3.Tổ chức thi công
4.3.1. Lập tiến độ thi công:
a . Mục đích:
-Lập tiến độ thi công nhằm chủ động có kế hoạch sử dụng vật tư , nhân lực , thời gian một cách hợp lý đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời gian quy định
b . Nội dung:
+ Xác định về nhu cầu sử dụng nhân lực cũng như máy móc hoạt động cho công trình .Công trình được chỉ ra từng đoạn đợt và xác định được quá trình thi công cần thiết thống kê được các công việc cần thiết phải thực hiện cho các giải pháp thi công hợp lý .Việc lập tiến độ chỉ ra thấy được việc sử dụng vật tư cần thiết để khéo dự trù .
+Làm cơ sở để tính toán diện tích theo bãi, lán trại ... để lập tổng mặt bằng thi công .
+ Việc lập tiến độ thi công phải tuân theo trình tự thi công .
+ Việc tập tiến độ thi công là việc kết hợp linh hoạt giữa công tác xây dựng và lắp đặt công tác hoàn thiện để sớm đưa công trình vào sử dụng .
+ Việc lập tiến độ thi công là biện pháp để tìm giải pháp giảm bớt thời gian .
+ Khối lượng thi công công trình được tính toán và lập theo bảng.
+ Định mức dự toán xây dựng cơ bản sử dụng là định mức số 1242 - 1998 /QĐ - BXD ban hành ngày 25 /11/1998 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/1999 .
+ ở đây ta tiến hành lập tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ ngang.
Đánh giá biểu đồ nhân lực:
Để đánh giá biểu đồ nhân lực ta dùng hai hệ số sau:
+ Hệ số không điều hoà k1: k1=
Trong đó : Amax là số công nhân cao nhất.
Atb: là số công nhân trung bình của biểu đồ nhân lực : Atb = .
+ Hệ số phân phối lao động K2 : K2= .
Trong đó : Sdư là số công dư
S: là tổng số công lao động
-Tính khối lượng công tác :
Khối lượng công tác được tính toán và thống kê trong phu lục :
4.3.2. Thiết kế-Tính toán lập tổng mặt bằng thi công .
4.3.2.1. Mặt bằng hiện trạng về khu đất xây dựng
Công trình được xây chen trong thành phố với một tổng mặt bằng tương đối hạn chế. Như đã giới thiệu ở phần đầu (phần kiến trúc), khu đất xây dựng có vị trí nằm gần mặt đường, rất thuận tiện cho việc di chuyển các loại xe cộ, máy móc thiết bị thi công vào công trình, và thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu đến công trường.
- Mạng lưới cấp điện và nước của thành phố đi ngang qua đằng sau công trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu về điện và nước cho sản xuất và sinh hoạt của công trường.
Khu đất xây dựng trên tạo ra từ khu đất trống tương đối bằng phẳng, mặt bằng đất khô, không bùn lầy, do đó các công trình tạm có thể đặt trực tiếp lên trên nền đất tự nhiên mà không phải dùng các biện pháp gia cố nền( ngoại trừ đường giao thông).
4.3.2.2. Cơ sở tính toán
- Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công, tiến độ thực hiện công trình xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, nhu cầu phục vụ.
- Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế .
- Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trình, bố trí các công trình phục vụ, kho bãi, trang thiết bị để phục vụ thi công .
4.3.2.3.Mục đích tính toán
- Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, hợp lý trong dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển .
- Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu .
- Để đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất.
- Để cự ly vận chuyển là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất .
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
4.3.2.4 Tính toán số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường.
* Số công nhân xây dựng cơ bản trực tiếp thi công :
Theo biểu đồ tiến độ thi công vào thời điểm cao nhất :
Amax = 120 (người)
* Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ :
B = m = 36 (người)
* Số cán bộ công, nhân viên kỹ thuật :
C = 6%(A+B) = 6%(121 + 36) = 10 (người)
* Số cán bộ nhân viên hành chính :
D = 5%(A+B+C) = 5%(121 + 36 + 10) = 8 (người)
* Số nhân viên phục vụ :
E= = =17 (người)
=> Tổng số cán bộ công nhân viên công trường :
G = 1,06 ´ (121 + 36 + 10 + 8 + 17) = 203 (người)
4.3.2.5.Tính diện tích lán trại tạm thời.
a. Nhà làm việc của cán bộ, nhân viên kỹ thuật
S = 4 m2/người ´ 10 = 40 (m2)
b. Nhà nghỉ giữa ca cho toàn bộ số công nhân khi lớn nhất.
S = 1 m2/người ´ 120 = 120 (m2)
c. Diện tích phòng y tế : tiêu chuẩn 0,04 m2/ người.
ị Diện tích sử dụng là: S = 0,04203= 8,12 m2 chọn là 16 (m2)
d. Diện tích khu vệ sinh: tiêu chuẩn 2,5 m2/25 người.
ị Diện tích sử dụng là:S = 0,1203= 20,3 m2
e. Diện tích nhà tắm: tiêu chuẩn 2,5 m2/25 người.
ị Diện tích sử dụng là: S = 0,1203 = 20,3 m2
f.Diện tích nhà bảo vệ:12 m2
g .Diện tích nhà để xe:21 m2
h.Diện tích kho dụng cụ phục vụ thi công:24m2
Diện tích các phòng ban chức năng cho trong bảng sau
Tên phòng ban
Diện tích (m2)
Nhà làm việc của cán bộ kỹ thuật
Nhà nghỉ ca
Nhà y tế
Nhà WC , nhà tắm
Nhà bảo vệ
Nhà để xe
Kho dụng cụ
40
120
16
38
12
21
24
4.3.2.6. Diện tích kho bãi
- Căn cứ vào bảng tiến độ thi công của công trình ta thấy khi thi công đến phần xây tường, trát và đổ bê tông nền là có nhu cầu về lượng vật liệu lớn nhất, do đó căn cứ vào khối lượng công tác hoàn thành trong một ngày để tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần thiết, từ đó tính toán được diện tích cần thiết của kho bãi.
- Khối lượng tường xây của một tầng : 128,34 m3.
- Khối lượng trát trong của một tầng: 22,73 m3.
- Khối lượng bê tông lót nền của một tầng : 16,07 m3.
- Theo định mức vật liệu có:
+ Định mức cho 1m3 tường xây: 0,181m3 vữa , 264 viên gạch
Trong 1m3 vữa có 385 KG xi măng ; 1,09 KG cát vàng
+ Định mức cho 1m3 trát trong:
Xi măng: 360 (Kg), Cát vàng: 1,05 (m3).
+ Định mức cho 1m3 bê tông nền mac 100:
Xi măng: 195 (Kg), Cát vàng: 0,516 (m3) ;
Căn cứ vào bảng tiến độ ta có khối lượng công tác trong một ngày:
+ Khối lượng xây trong một ngày: = 8,55 m3
+ Khối lượng trát trong trong một ngày: = 1,52 m3
+ Khối lượng đổ bê tông nền trong một ngày:
Vậy khối lượng vật liệu cần có trong một ngày và dữ trữ trong bốn ngày:
- Xi măng.
+ Công tác xây: 385 ´ 0,181´8,55 ´ 5 = 2979 (Kg)
+ Công tác trát: 360 ´ 1,52 ´ 5 = 2736 (Kg)
+ Công tác bê tông nền: 195 ´ 3,21 ´ 5 = 3129 (Kg)
Tổng cộng: 2979 +2736 +3129 =8854 (Kg)
- Khối lượng cát.
+ Công tác xây: 1,09´ 0,181 ´ 8,55 ´ 5 = 8,43 (m3)
+ Công tác trát: 1,05 ´ 1,52 ´ 5 = 7,98 (m3)
+ Công tác bê tông nền: 0,516 ´ 3,21 ´ 5 = 8,28 (m3)
Tổng cộng: 8,53 +7,98 +8,28 =24,79 (m3)
- Khối lượng gạch : 264 ´ 8,55 ´ 5 = 11286 (viên)
-Diện tích kho bãi dùng để chứa XM :
Trong đó: a - Hệ số sử dụng mặt bằng kho, lấy a = 1,5.
P1 - Lượng vật liệu chứa trong kho bãi.
P2 - Lượng vật liệu chứa trong 1m2 diện tích có ích của kho bãi.
- Diện tích kho bãi dùng để chứa cát.
Định mức: 1m3/ 0,6m2 ị
- Diện tích kho bãi dùng để chứa gạch.
Định mức: 750 viên/m2 ị
Vậy chọn diện tích các kho bãi như sau:
Tên kho bãi
Diện tích (m2)
Bãi cát
Bãi đá
Bãi gạch
Kho xi măng
Kho thép +xưởng gia công
Kho ván khuôn
50
30
19
68
60
32
4.4 .An toàn lao động:
- Khi thi công nhà cao tầng ,việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động.Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ số người ra vào công trường.Tất cả các công nhân đều phải được học nội quy.
4.4.1 An toàn lao động trong công tác bê tông:
*Lắp dựng ,tháo dỡ dàn giáo:
- Không sử dụng dàn giáo có biến dạng , rạn nứt , mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận neo giằng.
- Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 m khi xây và > 0.2 m khi trát.
- Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.
- Cấm xếp tải lên dàn giáo.
- Khi dàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác :sàn làm việc bên trên ,sàn bảo vệ dưới.
- Sàn công tác phải có lan can bảo vệ và lưới chắn.
- Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận kết cấu của dàn giáo.
- Không dựng lắp , tháo gỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa.
*.Công tác gia công lắp dựng cốt pha:
- Ván khuôn phải sạch ,có nội quy phòng chống cháy , bố trí mạng điện phải phù hợp với quy định của yêu cầu phòng cháy.
- Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc.
- Trước khi đổ bê tông các cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra cốp pha , hệ cây chống nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay.
*.Công tác gia công và lắp dựng cốp thép.
- Gia công cốt thép phải tiến hành ở khu vực riêng , xung quanh có rào chắn , biển báo.
- Cắt , uốn ,kéo ,nén cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng.
- Bản gia công cốt thép phải chắc chắn.
- Khi gia công cốt thép phải làm sạch gỉ, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẩu ngắn hơn 30cm.
Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối buộc , hàn .Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn.
- Khi lắp dựng cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện .Trường hợp không cắt điện được phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện
*. Đổ và đầm bê tông.
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại việc ổn định của cốt pha và cây chống , sàn công tác , đường vận chuyển.
- Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào chắn và biển báo . Trường hợp bắt buộc có người đi lại ở dưới thì phải có những tấm che chắn ở phía trên lối đi đó .Công nhân làm nhiệm vụ định hướng và bơm đổ bê tông cần phải có găng , ủng bảo hộ.
- Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần :
+ Nối đất với vỏ đầm rung.
+ Dùng dây dẫn cách điện.
+ Làm sạch đầm.
+ Ngưng đầm 5 -7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 - 35 phút.
*.Bảo dưỡng bê tông:
- Khi bảo dưỡng phải dùng dàn giáo ,không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu .
- Bảo dưỡng về ban đêm hoặc những bộ phận che khuất phải có đèn chiếu sáng .
*.Tháo dỡ cốt pha:
- Khi tháo dỡ cốt pha phải mặc đồ bảo hộ.
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cường độ ổn định.
- Khi tháo cốp pha phải tuân theo trình tự hợp lý.
- Khi tháo dỡ cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu .Nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.
- Sau khi tháo dỡ cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình , không để cốp pha trên sàn công tác rơi xuống hoặc ném xuống đất.
- Tháo dỡ cốp pha với công trình có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế và chống đỡ tạm.
*Công tác xây:
- Kiểm tra dàn giáo ,sắp xếp vật liệu đúng vị trí.
- Khi xây đến độ cao 1,5 m thì phải dùng dàn giáo.
- Không được phép :
+ Đứng ở bờ tường để xây.
+ Đi lại trên bờ tường.
+ Đứng trên mái hắt.
+ Tựa thang vào tường để lên xuống.
+ Để dụng cụ ,hoặc vật liệu trên bờ tường đang xây.
* Công tác hoàn thiện:
- Xung quanh công trình phải đặt lưới bảo vệ.
- Trát trong ,trát ngoài, quét vôi phải có dàn giáo.
- Không dùng chất độc hại để làm vữa.
- Đưa vữa lên sàn tầng cao hơn 5 m phải dùng thiết bị vận chuyển hợp lý.
- Thùng xô và các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn.